intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thắng lợi chính trị và phong trào phá “Ấp chiến lược” trong Cuộc kháng chiến chống Mỹ (1954 1975)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

24
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trên cơ sở, yêu cầu của việc bồi dưỡng môn lịch sử cho các lớp chuyên sử trong trường THPT Chuyên và được sự phân công của tổ chuyên môn, tôi quyết định lựa chọn đề tài này, Trong phạm vi đề tài chủ yếu khai thác hai nội dung chủ yếu là: phong trào “phá Ấp chiến lược” và thắng lợi chính trị trong cuộc kháng chiến của Mĩ (1954-1975).

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thắng lợi chính trị và phong trào phá “Ấp chiến lược” trong Cuộc kháng chiến chống Mỹ (1954 1975)

  1. TRƯỜNG THPT CHUYÊN NGUYỄN BỈNH KHIÊM QUẢNG NAM TỔ: SỬ - ĐỊA - GIÁO DỤC CÔNG DÂN --------------------- TÊN ĐỀ TÀI: THẮNG LỢI CHÍNH TRỊ VÀ PHONG TRÀO PHÁ “ẤP CHIẾN LƯỢC” TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ (1954-1975) Người thực hiện : Trần Văn Mười Năm học 2012-2013 ********* 1
  2. A. ĐẶT VẤN ĐỀ: Cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của dân tộc Việt Nam (1954- 1975) đã chứng minh một chân lý của thời đại “ Không có gì quý hơn độc lập, tự do”. Xuyên suốt quá trình cuộc kháng chiến kéo dài trên 20 năm, dưới sự lãnh đạo của Đảng nhân dân ta đã sử dụng bạo lực cách mạng chống lại bạo lực phản cách mạng của kẻ thù. Bạo lực cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ (1954-1975) là lực lượng chính trị của quần chúng, lực lượng vũ trang được tổ chức thành 3 thứ quân: bộ đội chủ lực (chính quy), bộ đội địa phương và dân quân du kích. Cuộc đấu tranh của các lực lượng trên các mặt trận: chính trị, quân sự và ngoại giao đã hình thành thế trận chiến tranh nhân dân, chiến tranh giữ nước vĩ đại, oanh liệt trong lịch sử dân tộc. Thắng lợi chính trị và phong trào phá “Ấp chiến lược” đã góp phần quan trọng hòa vào chiến thắng chung, chiến thắng cuối cùng trong cuộc kháng chiến trên 20 năm của dân tộc. Ta đã thực hiện trọn vẹn mục tiêu: bảo vệ miền Bắc, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. Từ sự nhìn nhận đó và dựa trên cơ sở, yêu cầu của việc bồi dưỡng môn lịch sử cho các lớp chuyên sử trong trường THPT Chuyên và được sự phân công của tổ chuyên môn, tôi quyết định lựa chọn đề tài này, Trong phạm vi đề tài chủ yếu khai thác hai nội dung chủ yếu là: phong trào “ phá Ấp chiến lược” và thắng lợi chính trị trong cuộc kháng chiến của Mĩ (1954-1975). B. NỘI DUNG ĐỀ TÀI : I. Phong trào phá “Ấp chiến lược” trong kháng chiến chống Mĩ (1954-1975) “Ấp chiến lược” về sau đổi tên là “Ấp tân sinh” là một đơn vị hành chính dưới cấp cở sở của chính quyền Sài Gòn. Thực chất “Ấp chiến lược” là trại tập trung trá hình của Mĩ-Ngụy. Ấp chiến lược lâp đên đâu được chặng dây thép gai, thiết lập hàng rào, đồn bót để bảo vệ; mọi sự vào ra đều được kiểm soát gắt gao. Nhân dân miền nam, chủ yếu là nông dân bị dồn vào “Ấp chiến lược”. Ấp được lập ở vùng nông thôn ven các thị xã, thị trấn hay ở những địa bàn gần các đầu mối giao thông. Trong chiến lược “Chiến tranh đăc biệt” Mĩ-Ngụy đề ra kế hoạch dồn 10 triệu nông dân vào 16.000 ấp trong tổng số 17.000 ấp trên toàn miền Nam. Mĩ-Ngụy xem lập ấp chiến lược là “quốc sách” là “xương sống” của chiến lược “chiến tranh đặc biệt”. Để thực hiện kế hoạch, Mĩ-Ngụy đã mở các cuộc hành quân “bình định” nhằm mục tiêu dồn dân vào “Ấp chiến lược”, mưu đồ của chúng là kiểm soát, kiềm kẹp nhân dân, tách nhân dân ra khỏi cách mạng. 2
  3. “Ấp chiến lược” đã làm đảo lộn đời sống vật chất và tinh thần của người nông dân. Từ người nông dân cá thể, tự do có cuộc sống hòa nhập thiên nhiên, gắn bó với ruộng đồng, khi bị dồn vào ấp trong một không gian chật chội, việc ra vào ấp bị kiểm soát. Người nông dân cảm thấy tù túng, bị kiềm kẹp. Do đó, đã bùng nổ phong trào phá “Ấp chiến lược”. Phong trào phá “Ấp chiến lược” dưới sự lãnh đạo của Đảng đã diễn ra trên cả 2 mặt là phá “Ấp chiến lược” và chống lập “Ấp chiến lược”. Với sự hỗ trợ của lực lượng vũ trang, nhân dân đã nổi dậy phá “Ấp chiến lược”, tấn công vào bộ máy kiềm kẹp quay về làng cũ. Đồng thời, diễn ra cuộc đấu tranh chống lập “Ấp chiến lược” với khẩu hiệu “ một tấc không đi, một li không rời”. Phong trào phá và chống lập “Ấp chiến lược” cùng với cuộc đấu tranh của tăng ni, Phật tử và học sinh sinh viên cùng với những thắng lợi trên mặt trận quân sự của các lực lượng vũ trang đã làm thất bại chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ, buộc Mĩ phải điều chỉnh chiến lược chiến tranh xâm lược chuyển sang thực hiện chiến lược “Chiến tranh cục bộ” từ giữa năm 1965. * Bảng thống kê diễn biến kế hoạch lập “Ấp chiến lược” của Mĩ-Ngụy. THỜI GIAN SỐ LƯỢNG “ẤP CHIẾN LƯỢC” Kế hoạch 1961-1965 16.000 ấp Năm 1962 Dưới 8.000 ấp Năm 1964 3.300 ấp Năm 1965 Chỉ còn 2.200 ấp 2. Những thắng lợi chính trị (1954-1975). Hiệp định Giơ-ne-vơ (21/7/1954) đã tạm thời chia đất nước ta thành 2 miền. Miền Bắc được giải phóng, miền Nam nằm dưới sự kiểm soát của chính phủ Bảo Đại. Theo điều khoản của Hiệp định Giơ-ne-vơ, tháng 7/1956 Việt Nam sẽ tổng tuyển cử để thống nhất đất nước. Tuy nhiên, chính quyền Sài Gòn đã từ chối hiệp thương tổng tuyển cử và có âm mưu phá hoại hiệp định. Tháng 8/1954, ở Sài Gòn Chợ Lớn đã nổ ra phong trào Hòa Bình của trí thức và các tầng lớp nhân dân. Phong trào diễn ra dưới hình thức các cuộc mit tinh, biểu tình đưa yêu sách đòi chính quyền Sài Gòn thi hành hiệp định Giơ-ne- vơ, đòi hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất đất nước. Phong trào hòa bình nhanh chóng lan rộng đến các thành phố khác và ở các vùng nông thôn tiệm cận tiêu biểu là ở Huế và Đà Nẵng. Phong trào Hòa Bình đã hình thành mặt trận chính trị chống Mĩ-Diệm và trong khí thế của phong trào Đồng Khởi 1960 ở các vùng nông thôn. Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam được thành lập (20/12/1960). Dưới ngọn cờ của mặt trận đã tập hợp và đoàn kết các giai cấp và tầng lớp trong cuộc đấu tranh chống Mĩ và tay sai của nhân dân miền Nam. 3
  4. Mĩ-Diệm tăng cường đàn áp khủng bố nhưng không thể dập tắt được phong trào trái lại mục tiêu đấu tranh được mở rộng nhằm trực tiếp chống lại các chính sách của Mĩ-Diệm. Phong trào đấu tranh chính trị của các tầng lớp nhân dân phát triển mạnh mẽ, nổi bật là cuộc đấu tranh của tăng ni Phật tử và đội quân tóc dài chống lại sự đàn áp khủng bố của Mĩ-Diệm. Ngày 8/5/1963, 2 vạn Tăng ni phật tử ở Huế biểu tình phản đối chính quyền. Tháng5/1963, tại Sài Gòn Hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu để phản đối sự đàn áp phật giáo của chính quyền Diệm. Ngày 16/6/1963, 70 vạn tăng ni phật tử ở Sài Gòn đã biểu tình làm rung chuyển thành phố. Phong trào đấu tranh chính trị ở các đô thị, phong trào phá “Ấp chiến lược” ở nông thôn và những đòn tiến công của các lực lượng vũ trang cách mạng đã làm rung chuyển và đẩy nhanh sự sụp đổ của chính quyền Ngô Đình Diệm. Trước tình thế đó, Mĩ đã bật “đèn xanh” cho các tướng lĩnh trong quân đội Sài Gòn làm cuộc đảo chính (1/11/1963) lật đổ tổng thống Ngô Đình Diệm. Cuộc đảo chính đã làm cho chính quyền Sài Gòn lâm vào khủng hoảng triền miên. Những thắng lợi về chính trị cùng với thắng lợi quân sự đã làm thất bại hoàn toàn chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ (1961-1965). Giữa 1965, Mĩ chuyển sang thực hiện chiến lược “Chiến tranh cục bộ” ở miền Nam đồng thời dùng không quân và hải quân tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc. Kết hợp giữa các mặt trận quân sự, chính trị và ngoại giao. Ta tố cáo trước dư luận quốc tế về cuộc chiến tranh xâm lược phi nghĩa của Mĩ và nêu cao tính chất chính nghĩa trong cuộc kháng chiến của ta. Nhân dân thế giới và nhân dân Mĩ đã phản đối mạnh mẽ cuộc chiến tranh xâm lược của Mĩ, làn sóng đấu tranh chống chiến tranh xâm lược Việt Nam của nhân dân Mĩ lên cao. Sau cuộc tổng tiến công và nổi dậy têt Mậu Thân 1968 đã ra đời lực lượng dân chủ hòa bình trung lập tiếp tục thu hút một bộ phân trí thức và các tầng lớp nhân dân tham gia hình thành nên một lực lượng chính trị chống đối chính quyền Sài Gòn Từ năm 1969, Mĩ chuyển sang thực hiện chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” và “Đông dương hóa chiến tranh”, tiếp tục thực hiện âm mưu “dùng người Việt đánh người Việt” và “dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương”. Trong chiến đấu chống Việt Nam hóa chiến tranh, thắng lợi chính trị mở đầu là sự ra đời của chính phủ cách mạng lâm thời cộng hòa miền Nam Việt Nam (6/6/1969) vừa mới ra đời chính phủ cách mạng lâm thời đã được 23 nước công nhận và trong đó có 21 nước lập quan hệ ngoại giao. Từ ngày 24 đến ngày 25 tháng 4 1965 diễn ra hội nghị cấp cao 3 nước Đông Dương tại Hà Nội biểu thị quyết tâm đoàn kết chống cuộc chiến tranh xâm lược của Mĩ. 4
  5. Di chúc của chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định “cuộc kháng chiến chống Mĩ….nhất định thắng lợi hoàn toàn” đã tiếp thêm sức mạnh tinh thần cho cuộc đấu tranh của nhân dân ta. Hiệp định Pa-ra ngày 27/1/1973 là kết quả đấu tranh trên các mặt trận chính trị quân sự và ngoại giao của nhân dân ta. Việc ký kết hiệp định đã mở ra một bước ngoặt của cuộc kháng chiến. Trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975 ở một số địa phương đã có sự nổi dậy của quần chúng phổi hợp với cuộc tiến công của lực lượng vũ trang đã làm sụp đổ chính quyền Sài Gòn. Trong các chặng đường của cuộc kháng chiến chống Mĩ nắm vững quan điểm bạo lực cách mạng của chủ nghĩa Mác-Lê nin Đảng cộng sản Việt Nam đã không ngừng xây dựng và phát triển các lực lượng chính trị, vận động quần chúng đấu tranh tạo nên một thế trận chiến tranh nhân dân vững chắc làm thất bại mọi âm mưu thủ đoạn của kẻ thù. C. KẾT LUẬN: Phong trào phá “Ấp chiến lược” và những thắng lợi chính trị trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước 1954-1975 đã minh chứng sự đúng đắn của Đảng trong việc lãnh đạo chiến tranh cách mạng chiến tranh giữ nước. Từ các bước phát triển của cuộc đấu tranh đã để lại những bài học kinh nghiệm quý giá về công tác dân vận. Cần phải được tổng kết đánh giá đầy đủ và sâu sắc để mãi mãi là hành trang trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân. 5
  6. THƯ MỤC SÁCH THAM KHẢO - Lịch sử lớp 12 cơ bản NXB Giáo dục 2012 - Lịch sử lớp 12 nâng cao NXB Giáo dục 2012 - Tài liệu tập huấn phát triển chuyên môn giáo viên trường THPT Chuyên môn Lịch sử - Bộ GD & ĐT tháng 7/2011, tháng 7/2012. - Phong trào Phật giáo 1960-1970 - Nguyễn Cung , NXB Thuận Hóa 1998. - Thái Duy Tuyên - Phương pháp dạy học truyền thống và đổi mới, NXB Giáo dục 2007 6
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2