Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thiết kế các hoạt động đóng vai nhằm bồi dưỡng phát triển năng lực giao tiếp cho học sinh THPT thông qua dạy học môn Địa lí 12 phần tự nhiên
lượt xem 4
download
Mục đích nghiên cứu của đề tài là thiết kế các nội dung vận dụng kỹ thuật đóng vai nhằm bồi dưỡng và phát triển năng lực giao tiếp cho học sinh THPT. Vận dụng một cách phù hợp, linh hoạt phương pháp đóng vai nhằm phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, tạo niềm vui và sự hứng thú trong học tập, góp phần nâng cao chất lượng dạy học.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thiết kế các hoạt động đóng vai nhằm bồi dưỡng phát triển năng lực giao tiếp cho học sinh THPT thông qua dạy học môn Địa lí 12 phần tự nhiên
- PHẦN I. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Chương trình giáo dục phổ thông mới - mà trước hết là chương trình tổng thể được xây dựng theo định hướng tiếp cận năng lực, phù hợp với xu thế phát triển chương trình của các nước tiên tiến, nhằm thực hiện yêu cầu của Nghị quyết số 88/2014/QH13 của Quốc hội: “Tạo chuyển biến căn bản, toàn diện về chất lượng và hiệu quả giáo dục phổ thông; kết hợp dạy chữ, dạy người và định hướng nghề nghiệp; góp phần chuyển nền giáo dục nặng về truyền thụ kiến thức sang nền giáo dục phát triển toàn diện cả về phẩm chất và năng lực, hài hoà trí, đức, thể, mỹ và phát huy tốt nhất tiềm năng của mỗi học sinh”. Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011- 2020 ban hành kèm theo quyết định 711/QĐ- TTg ngày 13/6/2012 của thủ tướng chính phủ: “Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá kết quả học tập, rèn luyện theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo và năng lực tự học của người học”. Đổi mới phương pháp dạy học là một giải pháp được xem là then chốt, có tính đột phá cho việc thực hiện chương trình này. Quá trình đổi mới đó một trong những yêu cầu đặt ra là giáo viên - người tổ chức và hướng dẫn học sinh tiến hành các hoạt động học tập như: nhớ lại kiến thức cũ, phát hiện kiến thức mới, vận dụng sáng tạo kiến thức đã biết vào các tình huống học tập hoặc thực tiễn…Ngoài ra, còn phải chú trọng việc rèn luyện cho học sinh những tri thức, phương pháp để các em biết cách đọc hiểu sách giáo khoa, tài liệu học tập, biết cách tự tìm lại những kiến thức đã có, biết cách suy luận để tìm tòi và phát hiện kiến thức mới... Đồng thời, rèn luyện cho học sinh các thao tác tư duy như: phân tích, tổng hợp, khái quát hoá… Từng bước phát triển năng lực vận dụng sáng tạo của học sinh. Tăng cường phối hợp học cá thể với học hợp tác theo phương châm “Tạo điều kiện cho học sinh nghĩ nhiều hơn, làm nhiều hơn và thảo luận nhiều hơn”. Như thế, học sinh sẽ vừa cố gắng tự lực học một cách độc lập, vừa hợp tác chặt chẽ với nhau trong quá trình tiếp cận, phát hiện và tìm tòi kiến thức mới. Làm được như vậy lớp học sẽ trở thành môi trường giao tiếp thầy - trò và trò - trò nhằm vận dụng sự hiểu biết và kinh nghiệm của từng cá nhân, của tập thể trong giải quyết các nhiệm vụ học tập chung. Cũng như các môn học khác, Địa lí có vai trò trang bị các kiến thức Địa lí phổ thông, phát triển năng lực nhận thức, năng lực giao tiếp cho học sinh và hình thành nhân cách người học. Kiến thức địa lí gần gũi, thiết thực bởi bất kì ở lĩnh vực nào cũng không thể thiếu những hiểu biết cơ bản kiến thức về tự nhiên, kinh tế xã hội. Vì rằng từ việc hiểu biết quy luật tự nhiên, kiến thức xã hội, đến việc ứng dụng các quy luật đó để phục vụ cuộc sống đều cần có sự hiểu biết về địa lí tự nhiên và xã hội. Dạy học bằng phương pháp đóng vai là phương pháp dạy học chủ động ngày càng được ứng dụng rộng rãi, là phương pháp dạy học cơ bản và tốt nhất để dạy về kĩ năng giao tiếp - một kĩ năng cần thiết và quan trọng để người học hoạt động được một trong tập thể, cộng đồng. 3
- Từ lâu, khi đi dự giờ các môn xã hội, tôi nhận thấy học sinh rất hứng thú với phương pháp đóng vai. Tôi cũng đã đọc một số sáng kiến kinh nghiệm của một số môn xã hội, các đồng nghiệp đều kết luận rằng phương pháp đóng vai áp dụng tốt cho những môn học này. Để giúp học sinh trở thành chủ thể tích cực, sáng tạo, chiếm lĩnh tri thức tôi lựa chọn đề tài “Thiết kế các hoạt động đóng vai nhằm bồi dưỡng phát triển năng lực giao tiếp cho học sinh THPT thông qua dạy học môn Địa lí 12 phần tự nhiên” với mục đích áp dụng thêm một phương pháp dạy học tích cực, tạo ra sự lôi cuốn và phát huy năng lực người học. 2. Mục đích nghiên cứu. Thiết kế các nội dung vận dụng kỹ thuật đóng vai nhằm bồi dưỡng và phát triển năng lực giao tiếp cho học sinh THPT. Vận dụng một cách phù hợp, linh hoạt phương pháp đóng vai nhằm phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, tạo niềm vui và sự hứng thú trong học tập, góp phần nâng cao chất lượng dạy học. 3. Đối tượng nghiên cứu và thực nghiệm. Nghiên cứu những cơ sở lí luận và thực tiễn của việc dạy học địa lí 12 phần tự nhiên. Nghiên cứu cơ sở lí luận và các nội dung liên quan về PPĐV. Vận dụng đối với học sinh THPT nơi tôi công tác. 4. Phương pháp nghiên cứu. 4.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí thuyết. Tiến hành thu thập tài liệu qua sách, báo, các văn bản liên quan đến đề tài. Trên cơ sở đó để phân tích, tổng hợp và rút ra những vấn đề cần thiết của đề tài. 4.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn. Trong quá trình nghiên cứu, bản thân sử dụng các phương pháp như: Thực nghiệm sư phạm, điều tra, khảo sát, quan sát sản phẩm, tổng kết kinh nghiệm, trao đổi, lấy ý kiến góp ý của giáo viên, lấy ý kiến điều tra học sinh… là những cơ sở cho việc triển khai cũng như khả năng ứng dụng của đề tài. 5. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu. Đề tài nghiên cứu được thực hiện tại Trường THPT nơi tôi công tác. Thời gian thực nghiệm: Phương pháp đóng vai được thực nghiệm dạy trong các năm học, 2018-2019, 2019-2020. Lấy kết quả khảo sát ở năm học 2020-2021. Trong suốt ba năm sử dụng phương pháp đóng vai trong dạy học Địa lí lớp 12 phần tự nhiên tôi đã tích lũy được một số kinh nghiệm và tiến hành một số việc như: Viết bản thảo ý tưởng, tổ chức lựa chọn các mục, bài học áp dụng, đến nay tôi phát triển thành sáng kiến kinh nghiệm. 4
- 6. Tính mới và đóng góp của đề tài. Đề tài xây dựng được các nội dung và kĩ thuật đóng vai phù hợp với quy trình rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho học sinh trong dạy học Địa lí THPT, qua đó bồi dưỡng và phát triển năng lực giao tiếp cho học sinh THPT theo hướng tiếp cận chương trình giáo dục phổ thông mới. PHẦN II. NỘI DUNG 1. Cơ sở lý luận của việc sử dụng phương pháp đóng vai nhằm bồi dưỡng năng lực giao tiếp cho học sinh THPT trong dạy học địa lí lớp 12 phần tự nhiên. 1.1 Các phương pháp và kĩ thuật dạy học với phát triển năng lực giao tiếp. 1.1.1. Phương pháp dạy học tích cực trong phát triển năng lực. - Dạy học tích cực trong phát triển năng lực. Phương pháp dạy học tích cực là một thuật ngữ rút gọn, được dùng ở nhiều nước để chỉ những phương pháp giáo dục, dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học. Tuy nhiên, để dạy học theo phương pháp tích cực thì giáo viên phải nổ lực nhiều so với dạy theo phương pháp thụ động. Muốn đổi mới cách học phải đổi mới cách dạy. Trong đổi mới PPDH phải có sự hợp tác của cả thầy và trò, sự phối hợp nhịp nhàng hoạt động dạy với hoạt động học thì mới thành công. Đặc điểm quan trọng nhất của dạy học tích cực là phát triển năng lực cho học sinh, là đo được “năng lực” của học sinh hơn là thời gian học tập và cấp lớp. Theo từ điển giáo dục học: Năng lực là khả năng được hình thành hoặc phát triển cho phép một con người đạt thành công trong một hoạt động thể lực, trí lực hoặc nghề nghiệp. Năng lực được thể hiện vào khả năng thi hành một hoạt động, thực hiện một nhiệm vụ. Theo tâm lí học: Năng lực là một thuộc tính tâm lí phức tạp, là điểm hội tụ của nhiều yếu tố như tri thức, kĩ năng, kĩ xảo, kinh nghiệm, sự sẵn sàng hành động và trách nhiệm. Như vậy,“Năng lực là khả năng kết hợp nhuần nhuyễn kiến thức, kĩ năng, thái độ để thực hiện hiệu quả một hoạt động nào đó trong những bối cảnh nhất định”. - Một số phương pháp dạy hoc, kĩ thuật dạy học phát triển năng lực giao tiếp: Phương pháp dạy học phát triển năng lực giao tiếp. + Phương pháp dạy học nhóm. + Phương pháp dạy học giải quyết vấn đề. + Phương pháp dạy học đóng vai. + Phương pháp dạy học dự án. + Phương pháp dạy học trò chơi. Kĩ thuật dạy học phát triển năng lực. 5
- + Kĩ thuật chia nhóm. + Kĩ thuật giao nhiệm vụ. +Kĩ thuật đặt câu hỏi. + Kĩ thuật trình bày có giới hạn thời gian. + Kĩ thuật phân tích video. 1.1.2. Phương pháp đóng vai. 1.1.2.1. Khái niệm. Đóng vai là phương pháp tổ chức cho học sinh thực hành (làm thử) một số cách ứng xử nào đó trong một tình huống giả định. Là phương pháp giảng dạy nhằm giúp học sinh suy nghĩ sâu sắc về một vấn đề bằng cách tập trung vào một sự kiện cụ thể mà các em quan sát được. Việc “diễn” không phải là phần chính của phương pháp mà điều quan trọng nhất là sự thảo luận sau phần diễn đó. 1.1.2.2. Quy trình vận dụng phương pháp đóng vai. Bước 1: Xác định chủ đề (đây là bước rất quan trọng). + Chủ đề phải nằm trong chương trình học, nếu nội dung chưa được học thì giáo viên phải hướng dẫn học sinh tự học qua tài liệu có sẵn, hướng dẫn cách khai thác kiến thức bằng cách học xác định mục tiêu bài học và các câu hỏi trong sách giáo khoa, sách bài tập. Với nội dung chưa được học phải có thời gian nghiên cứu cụ thể. + Chủ đề phải có thể thực hiện được bằng phương pháp đóng vai. + Chủ đề phát huy được ưu thế của phương pháp đóng vai là những chủ đề thể hiện được kĩ năng giao tiếp, thái độ, cách ứng xử giải quyết vấn đề. Bước 2: Thực hiện đóng vai. Trước khi thực hiện đóng vai, giáo viên quy định rõ ràng thời gian chuẩn bị và thời gian đóng vai cho các nhóm. Tùy vào đặc điểm bài học, học sinh có thể xây dựng kịch bản ngay tại lớp hoặc chuẩn bị kịch bản ở nhà. + Giáo viên có thể chia nhóm dựa trên năng lực của học sinh, đảm bảo các nhóm phải đồng đều năng lực. + Các nhóm thảo luận, giao nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm: cử một bạn làm nhóm trưởng, một bạn làm thư kí, giao nhiệm vụ phân vai, dàn cảnh, lời thoại… + Xây dựng tình huống và vai đóng: tình huống phải rất cụ thể; vai đóng càng cụ thể bao nhiêu càng tốt. các dữ liệu không phải tùy tiện đặt ra mà cần suy nghĩ, cân nhắc để thể hiện tốt mục tiêu học tập; nêu lên được nhiều vấn đề, khía cạnh để học tập. Bước 3: Học sinh trình bày sản phẩm. 6
- + Các nhóm trình bày sản phẩm. + Đảm bảo về nội dung kịch bản. + Đảm bảo về thời gian. Bước 4: Thảo luận, chốt kiến thức (đây là bước quan trọng nhất) + Giáo viên định hướng cho học sinh thảo luận về những nội dung trọng tâm của bài học bám tài liệu là sách giáo khoa. + Học sinh thảo luận, nhận xét, đánh giá. Giáo viên khuyến khích học sinh đặt câu hỏi và trả lời cho mỗi nội dung. + Thực hiện thảo luận ngay khi đóng vai để người học còn lưu giữ được các nhận xét, quan sát qua thực tế buổi đóng vai. + Chốt kiến thức là rất quan trọng, đó là nội dung cơ bản. khi chốt kiến thức: Ngoài việc chốt kiến thức trọng tâm của bài học giáo viên cần nhận xét thêm về: * Về kĩ năng giao tiếp của học sinh: Có trình bày, giải thích rõ ràng, dễ hiểu không? Các ngôn từ sử dụng có phù hợp cho vai “chính”, “phụ”…không? Trong sử dụng ngôn từ cần lứu ý tránh viêc trình bày như sách vở; dùng các ngôn từ khoa học khó hiểu, khó tiếp thu… * Về thái độ, phong cách: Việc chào hỏi, cách xưng hô trong giao tiếp…? Có thực sự tôn trọng, chú ý lắng nghe, giải đáp đúng yêu cầu của các vai đóng? * Những điều có thể học tâp qua phương pháp đóng vai: Cần bố trí, động viên để mọi người đều có thể phát biểu thoải mái. Khi có những nhận xét chưa đúng, chưa rõ, nên tiến hành trao đổi để có thể đi đến kết luận. Nếu nảy sinh những vấn đề cơ bản chưa thống nhất có thể để lại, tổ chức một buổi thảo luận nhóm riêng. 1.1.2.3. Ưu điểm của phương pháp đóng vai. - Học sinh được rèn luyện thực hành những kỹ năng ứng xử và bày tỏ thái độ trong môi trường an toàn trước khi thực hành trong thực tiễn. - Gây hứng thú và chú ý cho học sinh. - Tạo điều kiện làm nảy sinh óc sáng tạo của học sinh. - Khích lệ sự thay đổi thái độ, hành vi của học sinh theo chuẩn mực hành vi đạo đức và chính trị - xã hội. - Có thể thấy ngay tác động và hiệu quả của lời nói hoặc việc làm của các vai diễn. 7
- - Phát huy được những kinh nghiệm thực tế và tư duy sáng tạo của từng cá nhân cũng như sự phối hợp chặt chẽ của cá nhân với tập thể nhóm. - Rèn luyện cho người học ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường đã được làm quen với vai của người cán bộ sẽ đảm nhiệm sau khi tốt nghiệp. Luyện tập năng lực giả quyết vấn đề theo cương vị mà người học sẽ đảm nhiệm sau này. - Giúp cho giờ giảng của giáo viên trở nên sinh động, hấp dẫn và có ý nghĩa. Bên cạnh đó, khả năng chuyên môn của giáo viên sẽ tăng lên nhờ áp lực của phương pháp, mối quan hệ giữa thầy – trò sẽ trở nên gần gũi tốt đẹp hơn. 1.1.2.4. Hạn chế của phương pháp đóng vai. - Nếu giáo viên không tổ chức và kiểm soát tốt, học sinh dễ xem phương pháp này như một trò chơi. - Việc sử dụng phương pháp này đòi hỏi giáo viên phải có sự chuẩn bị chu đáo, tốn thời gian và công sức của giáo viên hơn việc sử dụng các phương pháp khác. - Việc sử dụng phương pháp này học sinh cần nhiều thời gian và đầu tư hơn để có thể cho ra những sản phẩm chất lượng. - Một số học sinh còn hạn chế về năng khiếu diễn xuất, chưa thực sự tự tin khi đứng trước đám đông. 1.1.2.5. Những lưu ý khi sử dụng phương pháp đóng vai. - Tình huống đóng vai phải phù hợp với chủ đề bài học, phù hợp với lứa tuổi, trình độ học sinh và điều kiện, hoàn cảnh của lớp học. - Tình huống không nên quá dài và phức tạp, vượt quá thời gian cho phép. - Tình huống cần để mở để học sinh tự tìm cách giải quyết, cách ứng xử phù hợp; không cho trước “kịch bản”, lời thoại. - Phải dành thời gian phù hợp cho học sinh thảo luận xây dựng kịch bản và chuẩn bị đóng vai. - Cần quy định rõ thời gian thảo luận và đóng vai của các nhóm. - Các vai diễn nên để học sinh xung phong hoặc tự phân công nhau đảm nhận. - Nên khích lệ cả những học sinh nhút nhát cùng tham gia. 1.1.3. Năng lực giao tiếp. 1.1.3.1. Khái niệm: Năng lực giao tiếp là hoạt động trao đổi thông tin giữa người nói và người nghe, nhằm đạt được mục đích nào đó. Việc trao đổi thông tin được thực hiện bằng nhiều phương tiện, tuy nhiên phương tiện giao tiếp quan trọng nhất là ngôn ngữ. Năng lực giao tiếp do đó thể hiện ở khả năng sử dụng các quy tắc của hệ thống ngôn ngữ để chuyển tải trao đổi thông tin về các phương diện của đời sống xã hội, trong 8
- từng bối cảnh cụ thể, nhằm đạt đến một mục đích nhất định trong việc thiết lập mối quan hệ giữa những con người với nhau trong xã hội. 1.1.3.2. Vai trò của năng lực giao tiếp. Kĩ năng giao tiếp là một trong những kĩ năng mềm cực kì quan trọng trong thế kỉ XXI. Đó là một tập hợp những quy tắc, nghệ thuật, cách ứng xử, đối đáp được rút qua kinh nghiệm thực tế hàng ngày giúp mọi người giao tiếp hiệu quả thuyết phục. Như vậy giao tiếp là điều kiện đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của xã hội. Nhờ có giao tiếp mà mỗi con người có thể tham gia vào các mối quan hệ xã hội, gia nhập vào cộng đồng, phản ánh các quan hệ xã hội, kinh nghiệm xã hội và chuyển chúng thành tài sản của riêng mình. Trong quá trình tiếp xúc với những người xung quanh, chúng ta nhận thức được các chuẩn mực đạo đức, thẩm mỹ, pháp luật, tồn tại trong xã hội, tức là những nguyên tắc ứng xử: chúng ta biết được cái gì tốt, cái gì xấu, cái gì đẹp, cái gì không đẹp; cái gì cần làm, cái gì không nên làm mà từ đó thể hiện thái độ và hành động cho phù hợp. Những phẩm chất như khiêm tốn hay tự phụ, lễ phép hay hỗn láo, ý thức nghĩa vụ, tôn trọng hay không tôn trọng người khác…chủ yếu được hình thành và phát triển trong giao tiếp. Do đó thông qua giao tiếp con người hình thành năng lực tự ý thức. Giao tiếp đóng vai trò quan trọng sự hình thành và phát triển tâm lý, nhân cách cá nhân. 1.1.3.3. Cấu trúc năng lực giao tiếp: bao gồm bốn thành phần. - Thành phần làm chủ ngôn ngữ gồm các kiến thức ngôn ngữ, các kĩ năng liên quan đến sự vận hành của ngôn ngữ với tư cách là một hệ thống cho phép thực hiện các phát ngôn. - Thành phần làm chủ văn bản gồm các kiến thức ngôn ngữ, kĩ năng liên quan đến diễn ngôn, các thông điệp với tư cách là một chuỗi tổ chức phát ngôn. - Thành phần làm chủ các yếu tố về phong tục gồm các kiến thức, kĩ năng liên quan đến tập quán, chiến lược, cách điều chỉnh trong trao đổi liên nhân theo đúng địa vị, vai vế và ý định của những người tham gia giao tiếp. - Thành phần làm chủ tình huống bao gồm các kiến thức và kĩ năng liên quan đến các yếu tố khác nhau có thể ảnh hưởng đến cộng đồng và sự lựa chọn của người sử dụng ngôn ngữ trong một hoàn cảnh cụ thể. 1.1.3.4. Các biểu hiện của năng lực giao tiếp. - Kĩ năng hòa nhập với mọi người. - Kĩ năng quản lí nhận thức của bản thân. - Kĩ năng lựa chọn ngôn từ và điều chỉnh giọng nói. - Kĩ năng tận dụng hiệu quả của giao tiếp phi ngôn ngữ. 9
- - Kĩ năng lắng nghe. - Kĩ năng thấu hiểu sự khác biệt và giải quyết những xung đột. - Kĩ năng trình bày. 2. Cơ sở thực tiễn của việc sử dụng phương pháp đóng vai nhằm bồi dưỡng năng lực giao tiếp cho học sinh THPT trong dạy học địa lí lớp 12 phần tự nhiên. 2.1. Thực trạng của việc sử dụng phương pháp đóng vai trong dạy học Địa lí lớp 12 phần tự nhiên. Chương trình Địa lí 12 bao gồm 3 phần: Địa lí tự nhiên Việt Nam, Địa lí dân cư Việt Nam và Địa lí kinh tế Việt Nam. Riêng phần Địa lí tự nhiên Việt Nam kiến thức khá trừu tượng vì các thành phần tự nhiên có mối quan hệ biện chứng với nhau, một đặc điểm của thành phần này sẽ dẫn tới những đặc điểm của các thành phần khác; để ghi nhớ và giải thích các hiện tượng cũng như các quy luật tự nhiên đó là một điều hết sức khó khăn nếu các em không có sự đam mê và yêu thích. Trong một tiết học, giáo viên phải tiến hành nhiều khâu, nhiều công đoạn như ổn định lớp, kiểm tra bài cũ, mở bài - giới thiệu bài học, kiểm tra, đánh giá…với nhiều phương tiện như tranh ảnh, bản đồ... Đặc biệt, trong quá trình giảng dạy, tôi đã hết sức cố gắng bằng nhiều cách khác nhau để làm sinh động nội dung giảng dạy như xem tranh ảnh, thuyết trình, trò chơi, lập sơ đồ tư duy... nhằm giúp học sinh cảm thấy nhẹ nhàng hơn với lượng kiến thức và giúp các em yêu thích bộ môn Địa lí. Có những em hào hứng thấy rõ nhưng cũng có những em thờ ơ với bộ môn. Trong suốt quá trình giảng dạy cũng có nhiều lần tôi cho học sinh đóng kịch, phân chia nhiệm vụ cho học sinh, học sinh tỏ vẻ thích thú với hoạt động mới, các em xung phong nhận vai và nhập vai rất tốt. Cũng có nhiều lần, tôi cho học sinh tự lên kịch bản, có khi các em thành công có khi không. Lí do những lần thất bại đó theo tôi tập trung chủ yếu vào một số nguyên nhân: Nguyên nhân chủ quan. Bản thân tôi chưa đầu tư nhiều vào bài giảng nên các tiết học đôi khi còn nặng nề về mặt kiến thức. Việc lựa chọn diễn viên chưa chủ động, quá trình xây dựng kịch bản còn gấp gáp nên chưa chuyển tải hết nội dung và yêu cầu. Việc khai thác kiến thức từ vở kịch còn hời hợt, các vở kịch mới chỉ thiên về có mặt để thay đổi không khí nên kiến thức đọng lại chưa nhiều. Học sinh tham gia còn chưa thật sinh động, đôi khi các em tham gia vì cưỡng ép, diễn xuất thiếu tự tin. Nguyên nhân khách quan. Không gian lớp học hẹp, bàn ghế dài, đóng chắc chắn nên khó dịch chuyển. 10
- Nhiều phụ huynh chưa coi trọng bộ môn địa lí bởi đây là môn không thi đại học, do đó cũng áp đặt tư tưởng coi thường bộ môn lên học sinh. Điều này khiến học sinh không có thiện cảm với bộ môn nên việc tham gia các hoạt động và tiếp thu kiến thức rất thụ động. Sách giáo khoa còn cứng nhắc về mặt kiến thức, nội dung thì quá dài nên nếu giáo viên mất thời gian cho vở kịch thì sẽ khó truyền tải hết nội dung theo yêu cầu. Giúp học sinh hiểu và yêu thích môn địa lí là điều mong mỏi của tất cả những giáo viên khi đứng lớp. Trong giảng dạy, bản thân tôi cũng đã cố gắng thay đổi nhiều cách lên lớp khác nhau, từ trực quan đến tư duy, từ đơn giản đến phức tạp, từ cá nhân đến nhóm... trong nhiều phương pháp giảng dạy như vấn đáp, nêu vấn đề, trực quan, thảo luận... bản thân tôi rất tâm đắc với phương pháp dạy học bằng hình thức đóng vai. Dạy học bằng phương pháp đóng vai dù ít thực hiện bằng các phương pháp khác nhưng sẽ góp phần quan trọng trong việc xây dựng tập thể lớp, phát triển năng lực giao tiếp và kĩ năng làm việc nhóm đồng thời chuyển tải nhiều thông điệp của các hiện tượng tự nhiên mà khi sử dụng các phương pháp khác khó có hiệu quả. Trên đây là thực trạng của việc sử dụng phương pháp đóng vai trong dạy học địa lí lớp 12 phần tự nhiên gắn với yêu cầu nội dung chương trình cần chuyển tải và đặc điểm tâm, sinh lí của học sinh cần chú ý khi thực hiện đề tài nghiên cứu. Với những vấn đề đó trong quá trình nghiên cứu đề tài tôi có thuận lợi và gặp phải một số khó khăn như sau: * Thuận lợi: Trong quá trình dạy học địa lí tự nhiên lớp 12 với phương pháp đóng vai tại trường THPT nơi tôi công tác đa số học sinh đã hưởng ứng rất nhiệt tình và học tập một cách tích cực. Các giáo viên trong tổ nhóm chuyên môn và các đồng nghiệp khác cũng luôn quan tâm giúp đỡ về mọi mặt, đặc biệt trong công việc giảng dạy. Lãnh đạo trường ủng hộ, giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất, tạo ra môi trường học tập tốt để tôi xây dựng và thực hiện đề tài. Mà môi trường học tập tốt là điều kiện tất yếu để người dạy và người học phát huy được phẩm chất, năng lực học tập, sáng tạo. * Khó khăn Địa lí là một môn xã hội có nhiều kiến thức có ích cho thực tiễn. Kiến thức môn địa gắn với bài thi ban xã hội để xét tốt nghiệp và điểm thi đại học. Song do đặc trưng của ngành nghề gắn với khối C có hạn chế. Các ngành như sư phạm, văn hóa du lịch, báo chí… không còn tạo hứng thú cho HS. Trong khi đó các trường quân đội như trường sĩ quan chính trị, học viện biên phòng thì cần điểm cao mới có thể đậu. Chính vì vậy, số học sinh tìm đến và gắn bó với môn Địa lí không cao. Một bộ phận không nhỏ học sinh có thái độ xem nhẹ môn học này, điều đó gây không ít 11
- khó khăn trong quá trình học tập lĩnh hội tri thức. Mặt khác trình độ nhận thức của các em không đồng đều cũng ảnh hưởng rất nhiều cho quá trình thực hiện đề tài. Với giáo viên dạy môn Địa lí ở trường có 5 người, có tới 3 GV nữ, 2 GV là cán bộ quản lí nên bị chi phối nhiều bởi việc nhà trường, gia đình, con nhỏ. Vì vậy thời gian trao đổi kinh nghiệm, giải quyết những khúc mắc trong việc dạy học không được nhiều. Trong trường học việc sử dụng phương pháp đóng vai để dạy các môn xã hội là một vấn đề thực sự mới. Ban đầu khi tiếp cận một cái mới để thay đổi những thói quen cũ quả là không đơn giản như: Giáo viên ngại tìm tòi nghiên cứu, HS ngại thể hiện trước đông người…Đó là một thách thức lớn của đề tài. 2.2. Một số kinh nghiệm sử dụng phương pháp đóng vai trong bộ môn Địa lí. 2.2.1. Về kịch bản. Để có buổi biểu diễn thành công, theo đúng như yêu cầu của giáo viên thì khâu kịch bản có vai trò quan trọng hàng đầu. Một kịch bản phải đáp ứng được các yêu cầu sau: Phải đảm bảo về mặt nội dung: nội dung kịch bản phải bám sát vào những tiêu chí mà giáo viên đặt ra phù hợp với yêu cầu của bài họ. Phải hài hước: muốn thu hút học sinh tham gia và theo dõi thì kịch bản không thể nhàm nhàm chán. Hài hước nhưng phải mang tính giáo dục. Phải phù hợp về mặt thời gian: Thông thường, tiết mục kịch trong tiết học thường không quá dài. Tùy theo chủ định của giáo viên mà kịch bản thường diễn trong khoảng 10 - 15 phút. Nếu kịch bản dài quá mà nội dung không hấp dẫn thì sẽ khiến học sinh mệt mỏi, thiếu tập trung. Kịch bản có thể ngắn nhưng phải đắt giá và có tác động mạnh đến các giác quan và cảm xúc của người xem. 2.2.2. Về diễn viên. Học sinh tham gia vai diễn có thể rất ít hoặc cũng có thể có sự huy động của nhiều thành viên trong lớp nhưng cần đảm bảo các yếu tố chính. - Có cả nam và nữ: việc huy động diễn viên nam và nữ trong lớp sẽ khiến các thành viên đoàn kết hơn và làm cho vở diễn trở nên sinh động. - Số lượng thành viên: ít nhất là hai thành viên để có sự trao đổi, đối thoại. Ngoài ra, tùy theo yêu cầu của vở diễn mà có thể gia tăng số lượng thành viên nhằm đảm bảo chất lượng. Trong tiểu phẩm cũng có thể bao gồm người dẫn chuyện … - Sự phù hợp của vai diễn: Tùy theo đặc điểm của nhân vật mà giáo viên lựa chọn học sinh đóng vai cho phù hợp. Những yêu cầu cần phải tương đối đảm bảo như vóc giáng, thần thái, giọng điệu…là hết sức quan trọng. Tuy nhiên, đôi khi 12
- những tiểu phẩm cũng cần phải phá cách để tạo nên sự hài hước như nam đóng giả nữ và ngược lại. 2.2.3. Về không gian biểu diễn. Không gian biểu diễn tác phẩm là yếu tố không phải quan trọng nhất nhưng góp phần làm tăng hiệu quả của tiết mục kịch. Tùy theo yêu cầu của vở diễn, số lượng học sinh tham gia mà giáo viên có thể cho các em thể hiện tiết mục ngay trên bục giảng, trước lớp, giữa lớp, thậm chí ở ngoài trời. Để tăng thêm tinh thần của vở diễn, giáo viên có thể cho học sinh trang trí trên bảng của lớp về bối cảnh của vở diễn hoặc có thể thể hiện hình ảnh trên máy chiếu. 2.2.4. Về câu hỏi thảo luận. Sau khi tiểu phẩm hoàn tất, giáo viên sẽ sử dụng nội dung, diễn biến của tiểu phẩm để khai thác các kiến thức có liên quan đến nội dung bài học. Giáo viên có thể đặt câu hỏi trước khi vở diễn bắt đầu hoặc lồng các câu hỏi liên quan đến tiểu phẩm và nội dung bài học vào các phần của bài mới. Ví dụ: - Chủ đề của tiểu phẩm là gì? - Những vấn đề nào được đề cập đến trong tiểu phẩm? - Cách giải quyết của nhân vật đúng hay sai? - Cách giải quyết của em là gì? - Những nguyên nhân nào? Bổ sung… Như thế, học sinh sẽ phải theo dõi, tái hiện lại tiểu phẩm trong đầu và liên hệ với đời sống để hoàn thành các yêu cầu của giáo viên và bài học. 2.3. Xây dựng một số tiểu phẩm đóng vai vào dạy học Địa lí theo hướng bồi dưỡng và phát triển năng lực giao tiếp cho học sinh. 2.3.1. Kinh nghiệm lựa chọn bài, mục áp dụng phương pháp đóng vai trong dạy học địa lớp 12 phần tự nhiên. Việc lựa chọn phương pháp, phương tiện dạy học và vận dụng nó để mang lại hiệu quả cho từng môn học, bài học, tiết học là việc không dễ. Mỗi một phương pháp đều có những ưu điểm và nhược điểm của nó. Giáo viên lựa chọn được phương pháp, phương tiện dạy học phù hợp cho nội dung bài giảng của mình, đối tượng và môn học mà mình đảm nhận sẽ đem lại hiệu quả cao và ngược lại. Một phương pháp hay không có nghĩa là đem nó vào trong tiết dạy là đạt hiệu quả như mong muốn. Hoặc một tiết dạy không đơn thuần là tập hợp hết các phương pháp tiên tiến là một tiết dạy thành công. Bởi không có phương pháp nào dù hay đến bao nhiêu, cũng không trở thành chìa khoá vạn năng mà vấn đề là vận dụng nó cho đúng lúc, đúng cách như thế nào để có hiệu quả mà thôi. Trong SGK Địa lí phổ thông trung học có rất nhiều bài học, nhiều nội dung có thể vận dụng được phương pháp đóng vai. 13
- Tuy nhiên trong phần Địa lí tự nhiên, các thành phần tự nhiên có mối quan hệ biện chứng với nhau, một đặc điểm của thành phần này sẽ dẫn tới những đặc điểm của các thành phần khác nên rất trừu tượng. Sử dụng phương pháp đóng vai sẽ giúp học sinh lĩnh hội và và hệ thống hóa kiến thức được tốt hơn. Sau đây là một số bài trong chương trình Địa lí 12 phần tự nhiên có nội dung có thể sử dụng phương pháp đóng vai. Bảng 1: Một số bài học có thể áp dụng phương pháp đóng vai trong chương trình Địa lí 12 phần tự nhiên. TT Tên bài Địa chỉ vận dụng phương pháp đóng vai 1 Bài 2: Vị trí địa lí và phạm - Mục 2: Phạm vi lãnh thổ. vi lãnh thổ. - Mục 3: Ý nghĩa của vị trí Địa lí. 2 Bài 6,7: Đất nước nhiều đồi - Mục 2: Các khu vực địa hình. núi. a. Khu vực đồng bằng. b. Khu vực đồi núi. 3 Bài 8: Thiên nhiên chịu ảnh - Mục 2: Ảnh hưởng của Biển Đông đến thiên hưởng sâu sắc của biển. nhiên Việt Nam. 4 Bài 9,10: Thiên nhiên nhiệt - Mục 1: Khí hậu nhiệt đưới ẩm gió mùa. đới ẩm gió mùa. c. Gió mùa. - Mục 2: Các thành phần tự nhiên khác. 5 Bài 11: Thiên nhiên phân - Mục 1: Thiên nhiên phân hóa theo chiều hóa đa dạng. Bắc - Nam. - Mục 2: Thiên nhiên phân hóa theo chiều Đông – Tây. - Mục 3: Thiên nhiên phân hóa theo độ cao - Mục 4: Các miền địa lí tự nhiên. 6 Bài 14: Sử dụng và bảo vệ - Mục 1: Sử dụng và bảo vệ tài nguyên sinh tài nguyên thiên nhiên. vật. 7 Bài 15: Bảo vệ môi trường - Mục 1: Bảo vệ môi trường. và phòng chống thiên tai. - Mục 2: Một số thiên tai chủ yếu và biện pháp phòng chống. 2.3.2. Một số ứng dụng cụ thể khi thiết kế phương pháp đóng vai trong dạy học địa lí 12 phần tự nhiên. 14
- Bài 6: “Đất nước nhiều đồi núi” Địa lí 12 - Mục 2. Các khu vực địa hình – Mục a. Khu vực đồi núi - Thời điểm khai thác: sử dụng trong khi khai thác bài học. - Mục đích của kịch bản: + Hiểu được sự phân hóa địa hình đồi núi ở Việt Nam. + Phân tích được đặc điểm địa hình của mỗi vùng và sự khác nhau về địa hình giữa các vùng. - Thời gian của kịch bản: 10 phút - Cách tiến hành: Giáo viên: Giao nhiệm vụ xây dựng kịch bản (kịch bản được xây dựng trước khi vào bài học khoảng 1 tuần). Yêu cầu: Lớp chia thành 4 nhóm. Nhóm 1: Đóng vai vùng núi Đông Bắc. Nhóm 2: Đóng vai vùng núi Tây Bắc. Nhóm 1: Đóng vai vùng núi Trường Sơn Bắc. Nhóm 1: Đóng vai vùng núi Trường Sơn Nam. - Nội dung kịch bản. Sau cuộc họp hội ngộ các vùng miền, giờ giải lao đến, 4 miền ngồi trò chuyện với nhau. - Đông Bắc: Sắp vào đông rồi mà ở đây vẫn nóng hầy. Ở chỗ mình mùa đông lạnh lắm. Lạnh nhất cả nước luôn. - Trường Sơn Bắc: Răng lạ rứa? - Đông Bắc: Vì vùng mình địa hình mang hình cánh cung, với 4 cánh cung lớn: Bắc Sơn, Ngân Sơn, Sông Gâm, Đông Triều; mở rộng ở phía Bắc, phía Đông chụm lại ở Tam Đảo. Theo hướng cánh cung còn là những thung lung của sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam rất thuận lợi cho việc hút gió, đặc biệt là gió mùa Đông Bắc. - Tây Bắc: Bạn nói chỗ bạn lạnh nhất. Nhưng đã bao giờ có tuyết chưa? - Đông Bắc: Rồi đấy! - Tây Bắc: Thế a! chỗ mình cũng có tuyết rơi. Quê mình nằm giữa sông Hồng và sông cả, nơi mà địa hình cao nhất nước ta, có dãy Hoàng Liên Sơn cao nhất cả nước. - Trường Sơn Bắc: À bữa qua mình cũng mới đi trực thăng riêng đến Sapa đó. Có phải là nhà bạn có đỉnh Fanxipang cao 3143m – nóc nhà Đông Dương chi, rồi còn có các cao nguyên đá vôi Sơn La, Mộc Châu? - Tây Bắc: Đúng rồi đó. 15
- - Trường Sơn Bắc: Nhà mình tháng cứ đi lần, lạ chi nữa! - Trường Sơn Nam: Cà phê đến đây. Lại la, lại la! Mời mọi người thưởng thức cà phê đặc sản quê mình. Loại cà phê hảo hạng được trồng trên các cao nguyên bazan: Pleiku, Đăk Lăk, Mơ Nông, Di Linh,… - Đông Bắc: Thơm quá! Nghe nói chỗ bạn còn có mấy đỉnh núi nổi tiếng lắm mà? - Trường Sơn Nam: Chỗ mình có độ cao không đều, nhô lên ở 2 đầu mà thấp ở giữa. Phía nam có các núi cao hơn 2000m nổi tiếng như: Lang Biang, Vọng Phu, Chư Yang Sin, Bi Đúp,… Tiếng chuông điện thoại, TSB: Alo, anh biết rồi. Tí bố trí cho a con Lexus để về cho nhanh nhá. - Tây Bắc: Có chuyện chi rứa? - Trường Sơn Bắc: Quản lí gọi về chuẩn bị mừng 17 năm Phong Nha Kẻ Bàng được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới. - Trường Sơn Nam: Ơ ông ở vùng mô mà có Phong Nha Kẻ Bàng? - Trường Sơn Bắc: Để bất mí 1 tí nha. Chỗ mình bắt đầu từ Nam sông Cả đến dãy Bạch Mã. Phía Bắc là thượng du núi Nghệ, giữa là đá vôi Quảng Bình, nam là vùng núi tây Thừa thiên Huế. Và mạch núi cuối cùng là dãy Bạch Mã đâm ngang ra biển ở vĩ tuyến 16. Đặc biệt có cả các đèo thấp như: Keo Nưa, Mụ Giạ. Đố các bạn biết mình ở mô? - Tây Bắc: Qua cuộc hội thoại của bọn mình, có ai biết mỗi người là đại diện cho vùng đồi núi nào không? Mời các bạn giơ tay giành quyền trả lời. Hình ảnh minh họa: Hoạt động đóng vai các khu vực đồi núi (Địa chỉ trang Wed đoạn kịch của học sinh đóng: https://youtu.be/Na3Ql4VllTs) 16
- - Thảo luận, đặt câu hỏi: Câu 1. (nhận biết). Các cao nguyên badan ở nước ta phân bố chủ yếu ở vùng A. Đông Nam Bộ. B. Bắc Trung Bộ. C. Tây Nguyên. D. Tây Bắc. Câu 2. (Thông hiểu). Nêu đặc điểm cơ bản về địa hình của vùng núi Tây Bắc. Câu 3. (Vận dụng). Nhận xét về độ cao và hướng các dãy núi của Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam. Câu 4. (Vận dụng). So sánh điểm khác nhau về địa hình của vùng núi Đông Bắc và vùng núi Tây Bắc. Vùng núi Trường Sơn Bắc và vùng núi Trường Sơn Nam. Câu 5. (Vận dụng cao). Hướng địa hình của khu vực đồi núi Đông Bắc có ảnh hưởng như thế nào đến khí hậu? Bài 7: “Đất nước nhiều đồi núi” Địa lí 12. - Mục 2. Các khu vực địa hình – Mục b . Khu vực đồng bằng. - Thời điểm khai thác: sử dụng trong khi bắt đầu vào bài học. - Mục đích của kịch bản: * Biết được đặc điểm của địa hình đồng bằng. * So sánh sự khác nhau giữa các vùng đồng bằng ở nước ta. * Đánh giá được thuận lợi và khó khăn trong việc sử dụng đất ở mỗi vùng đồng bằng. - Thời gian của kịch bản: 8 phút. - Cách tiến hành: Giáo viên: Giao nhiệm vụ xây dựng kịch bản (kịch bản được xây dựng trước khi vào bài học khoảng 1 tuần). Tổ chức hội thi cho 3 đội, mỗi đội có ít nhất ba thành viên trong đó có một người là nhóm trưởng. Yêu cầu: Lớp chia thành 3 nhóm. Nhóm 1: Đóng vai đồng bằng sông Hồng. Trưởng nhóm chỉ huy hoạt động của cả nhóm, mô tả về đặc điểm của đồng bằng sông Hồng sau đó xây dựng kịch bản và chọn người đóng vai. Nhóm 2: Đóng vai đồng bằng sông Cửu Long. Trưởng nhóm chỉ huy hoạt động của cả nhóm, mô tả về đặc điểm của đồng bằng sông Cửu Long sau đó xây dựng kịch bản và chọn người đóng vai. Nhóm 3: Đóng vai đồng bằng ven biển. Trưởng nhóm chỉ huy hoạt động của cả nhóm, mô tả về đặc điểm của đồng bằng ven biển sau đó xây dựng kịch bản và chọn người đóng vai. 17
- - Kết quả kịch bản được xây dựng: Nhóm 1: ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG. Xin chào các bạn, tớ xin tự giới thiệu tớ là ĐBSH. Mọi người thường gọi tớ là cái nôi của nền văn minh lúa nước. Tớ được sinh ra và lớn lên bởi kết quả bồi tụ phù sa của hai hệ thống sông Hồng và hệ thống sông Thái Bình; chắc các cậu đang nghĩ tớ rộng lắm đúng không? Vì được tạo nên bởi hai hệ thống sông lớn. Nói thật tớ chỉ rộng khoảng 15 nghìn km2 thôi, bằng sải cánh cò bay chứ mấy. Thân hình của tớ được cấu tạo khá phức tạp, cao ở rìa phía tây và tây bắc, thấp dần ra biển và bị chia cắt thành nhiều ô. Đặc biệt nhất về tớ, để hạn chế nàng lũ đỏng đảnh ức hiếp tớ, người dân nơi đây đã xây dựng hệ thống đê ven sông (tớ bật mí nhé nơi đây thường thu hút giới trẻ hà thành tìm đến để du ngoạn và chụp ảnh bên những vườn hoa đủ màu sắc). Từ khi có đê tớ cảm thấy mình được bảo vệ rất an toàn nhưng khổ nỗi thân thể tớ lại bị chia làm hai; phía trong đê tớ như bị thiếu hụt dưỡng khí vì không được bồi tụ phù sa kết hợp với sự khai thác của con người tớ bị thoái hóa, bạc màu. Còn vùng ngoài đê cơ thể tớ lại phì nhiêu trông thấy do được bồi tụ phù sa hàng năm. Tớ có vai trò rất quan trọng trong việc cung cấp lương thực...Chắc chắn các bạn sẽ gặp lại tớ trong phần điạ lí các vùng kinh tế. Nhóm 2: ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG. Xin chào các bạn, tớ đến từ miền đất xa xôi. Tớ cũng giống như người anh em đồng bằng sông Hồng; tớ cũng được sinh ra và lớn lên bởi kết quả bồi tụ phù sa của hệ thống sông Mê Công. Vì được sinh ra và lớn lên trên một vùng châu thổ rộng lớn nên cơ thể của tớ khá là đồ sộ hơn so với anh bạn cùng mẹ khác cha (ĐBSH), tớ rộng khoảng 40 nghìn km2. Khi sinh ra xung quanh tớ là mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt. Vì vậy về mùa lũ tớ thường bị chị lũ đỏng đảnh nhấn chìm trên diện rộng; còn về mùa cạn tớ lại bị anh thủy triều đẹp trai tấn công. Vì vậy cơ thể tớ rất phức tạp, rộng 40 nghìn km2 nhưng tớ chỉ có 1,2 triệu ha đất phù sa ngọt trong khi đó lại có tới 1,6 triệu ha đất phèn và 75 vạn ha đất mặn. Nhưng với sự quan tâm chăm sóc và cải tạo của người dân nơi đây dành cho tớ - tớ được mệnh danh là vùng trọng điểm sản xuất lương thực lớn nhất cả nước đấy các bạn ạ. Nhóm 3: ĐỒNG BẰNG VEN BIỂN. Xin chào các bạn, đố các bạn biết tớ là ai? Tớ đến từ mảnh đất đầy nắng và gió. Khác với hai anh bạn kia, tớ sinh ra và lớn lên bởi sự bồi đắp phù sa của người mẹ biển cả; nên cơ thể tớ có phần thiếu dinh dưỡng, nhiều cát, ít phù sa sông (Trừ đồng bằng Thanh Hóa, Nghệ an, Quảng Nam). Vì vậy tớ chỉ thích hợp cho việc trồng cây công nghiệp ngắn ngày. Độ lớn của tớ cũng sánh được với anh bạn đồng bằng sông Hồng 15 nghìn km2. Cơ thể của tớ như một giải lụa dài chạy dọc ven biển, đẹp là thế nhưng lại bị anh bạn Hoành Sơn, Bạch Mã…cắt ngang chia cắt tớ thành nhiều đồng bằng nhỏ, hẹp khiến tớ buồn bã không còn sức sống. Các bạn đã đoán ra tớ là ai chưa? Tớ chính là đồng bằng ven biển. Xin chào và hẹn gặp lại các bạn nhé. 18
- Mặc dù chúng tớ có nguồn gốc xuất thân khác nhau nhưng cùng đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển nông nghiệp. Vì vậy hãy luôn cải tạo, chăm sóc và bảo vệ chúng tớ nhé. Hình ảnh minh họa: Hoạt động đóng vai các khu vực đồng bằng (Địa chỉ trang Wed đoạn kịch của học sinh đóng: https://youtu.be/tbsm4ptjSy0) - Thảo luận, đặt câu hỏi: Giáo viên gợi ý học sinh đặt câu hỏi. Câu 1. (Nhận biết): Nêu đặc điểm cơ bản của đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long? Câu 2. (Nhận biết): Nêu đặc điểm cơ bản của dải đồng bằng ven biển miền trung? Câu 3. (Thông hiểu): Đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long có những điểm gì giống và khác nhau về điều kiện hình thành, đặc điểm địa hình và đất? Câu 4. (Vận dụng): Vì sao đồng bằng ven biển miền trung đất thường nghèo dinh dưỡng? Giữa đồng bằng ven biển và đồng bằng châu thổ khác nhau đặc điểm gì? Bài 9: “Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa” Địa lí 12. - Mục 1. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa – Mục c. Gió mùa. 19
- - Thời điểm khai thác: sử dụng trong khi khai thác bài học. - Mục đích của kịch bản: * Biết được hoạt động của gió tín phong, gió mùa mùa đông, gió mùa mùa hạ. * Biết được hệ quả của hai loại gió đối với sự phân chia mùa khác nhau giữa các khu vực. - Thời gian của kịch bản: 10 phút. - Cách tiến hành: Giáo viên: Giao nhiệm vụ xây dựng kịch bản (kịch bản được xây dựng trước khi vào bài học khoảng 1 tuần). - Tình huống của các nhóm: Gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ có mâu thuẫn nhỏ nên hai bạn ấy thường xuyên cãi vã, gây gổ với nhau. Một ngày đẹp trời hai bạn ấy gặp nhau. Gió mùa mùa hạ: Hế lô!!! bạn mùa đông lạnh lẽo, lâu nay bạn vẫn hoạt động bình thường và đem lại cho miền Bắc một kiểu thời tiết lạnh khô đầu mùa chứ? Đúng là một kiểu thời tiết thật khó chịu mà. Gió mùa mùa đông: Bạn có ý gì vậy hả? Khó chịu thì sao chứ? Tôi vẫn hoạt động đều đặn từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau mang lại cho miền Bắc một kiểu thời tiết se lạnh thật thú vị. Gió mùa mùa hạ: Vậy hả? Bạn cho rằng thời tiết mà bạn mang lại cho miền Bắc thực sự thú vị sao? Ồ, nhưng mà với bạn có lẽ chưa bao giờ được cảm nhận một không khí mát mẻ có mưa lớn thực sự rất dễ chịu do tôi mang lại cho cả hai miền Nam, Bắc…hừm…tội nghiệp bạn quá. Gió mùa mùa đông *rất bực*: hứ tuy là như vậy nhưng tôi đã góp phần làm cho mùa khô ở miền Bắc không sâu sắc như ở miền Nam. Gió mùa mùa hạ (cười lớn): hahaha như thế mà bạn cũng khoe được. Bạn có biết bạn đã mang lại cho miền Bắc những đợt rét đậm, rét hại ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của người dân hay không? Chịu thua đi! Gió mùa mùa đông: *chống chế*: Thế bạn có gì mà hơn tôi nào? Gió mùa mùa hạ: Tôi á! Tôi có rất nhiều lợi ích !!! Này nhé đầu mùa hạ từ áp cao Ấn Độ Dương tôi di chuyển theo hướng tây nam xâm nhập trực tiếp vào đất liền gây mưa lớn cho đồng bằng Nam Bộ và Tây nguyên, giữa và cuối mùa hạ tôi lại di chuyển từ áp cao cận chí tuyến bán cầu Nam vượt qua vùng biển xích đạo tiếp tục gây mưa cho vùng đón gió Nam Bộ và Tây Nguyên. Do sự quyến rũ của nàng áp thấp Bắc Bộ đỏng đảnh thay vì tiếp tục di chuyển theo hướng Tây Nam tôi lại di chuyển theo hướng Đông Nam vào gây mưa cho đồng bằng Bắc Bộ và đồng bằng ven biển. 20
- Gió mùa mùa đông *không phục*: Chẳng phải đầu mùa hạ khi vượt dãy Trường Sơn và các dãy núi chạy dọc biên giới Việt - Lào bạn cũng gây ra bạn cũng gây ra một kiểu thời tiết khô nóng cho Bắc Trung Bộ và phần nam của khu vực Tây Bắc sao? Gió mùa mùa hạ: hahaha…chỉ có một khu vực thì ảnh hưởng gì nhiều lắm đâu. Quan trọng là sự kết hợp của tôi cùng với giải hội tụ nhiệt đới đã mang lại lượng mưa rất lớn cho cả hai miền Nam - Bắc tạo thuận lợi cho sản xuất và sinh hoạt của con người. Gió mùa mùa đông (buồn bã): Tôi không mang đến một lượng mưa như bạn, nhưng mà!!! Nhưng mà…cuối mùa đông tôi cũng di chuyển ra biển do nàng áp thấp Alêút rủ rê nên phần nào tôi cũng đã làm cho lượng nước vào mùa khô ở miền Bắc không thiếu hụt nhiều như ở miền Nam. Cứ như thế hai bạn ấy cứ tranh cãi với nhau về vai trò của mình cho đến khi anh bạn Tín phong xuất hiện. Tín phong (Mậu dịch): Hai bạn thôi tranh cãi với nhau có được không? Nhìn tớ đây này, mang tiếng là hoạt động quanh năm nhưng hai bạn thấy tôi có thường xuyên xuất hiện không? Cũng tại hai bạn hùng dũng quá nên tôi cảm thấy thật nhỏ bé khi đứng trước hai bạn. Vì vậy tôi chỉ hoạt động xen kẽ và thực sự mạnh mẽ vào thời kì chuyển tiếp giữa hai bạn. Gió mùa mùa hạ: Cảm ơn bạn đã nói chuyện với chúng tôi, cho chúng tôi biết rằng ai trong số chúng tôi cũng có vai trò quan trọng. Cảm ơn anh bạn Tín Phong rất nhiều. Hình ảnh minh họa: Hoạt động đóng vai hoạt động của gió mùa (Địa chỉ trang Wed đoạn kịch của học sinh đóng: https://youtu.be/QFZWSkPBYOw) 21
- - Thảo luận, đặt câu hỏi: Gợi ý câu hỏi Câu 1. (Nhận biết): Kiểu thời tiết lạnh, khô xuất hiện ở miền Bắc nước ta vào A. nửa đầu mùa đông. B. giữa mùa đông. C. nửa cuối mùa đông. D. giữa mùa xuân. Câu 2. (Nhận biết): Gió Tây khô nóng (gió Lào) là hiện tượng thời tiết đặc biệt của khu vực A. Đông Bắc. B. Tây Bắc. C. Bắc Trung Bộ. D. Nam Trung Bộ. Câu 3. (Thông hiểu): Gió mùa mùa đông ở miền Bắc nước ta có đặc điểm là A. kéo dài liên tục trong 3 tháng. B. kéo dài liên tục trong 2 tháng C. mạnh vào nửa đầu mùa đông, bị suy yếu vào nửa cuối mùa đông. D. không kéo dài liên tục mà chỉ xuất hiện từng đợt. Câu 4. (Thông hiểu): Mùa mưa của Nam Bộ bà Tây Nguyên diễn ra A. từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. B. quanh năm. C. từ tháng 5 đến tháng 10. D. từ tháng 01 đến tháng 6. Câu 5. (Vận dụng): Kiểu thời tiết lạnh, ẩm xuất hiện vào nửa cuối mùa đông ở miền Bắc nước ta là do A. gió mùa mùa đông bị suy yếu nên tăng độ ẩm. B. gió mùa mùa đông di chuyển trên quãng đường xa trước khi ảnh hưởng đến nước ta. C. ảnh hưởng của gió mùa mùa hạ. D. khối khí lạnh di chuyển qua biển trước khi ảnh hưởng đến nước ta. Câu 6. (Vận dụng): Hướng gió chính gây mưa cho đồng bằng Bắc Bộ vào mùa hạ là A. tây nam. B. đông nam. C. đông bắc. D. tây bắc. Câu 7. (Vận dụng): Hoạt động của gió mùa đã dẫn tới sự phân chia mùa khí hậu khác nhau giữa các khu vực như thế nào? Bài 11: “Thiên nhiên phân hóa đa dạng T1” Địa lí 12. - Mục 1. Thiên nhiên phân hóa theo chiều Bắc – Nam. - Thời điểm khai thác: sử dụng trong khi bắt đầu vào bài học 22
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thiết kế và ứng dụng học liệu số trong nâng cao hứng thú và hiệu quả dạy học Lịch sử lớp 10 Bộ Cánh diều
49 p | 64 | 29
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thiết kế giáo án vận dụng phương pháp lớp học đảo ngược trong tiết nói và nghe: Thảo luận về một vấn đề văn học có ý kiến khác nhau Ngữ văn 10 (KNTT) nhằm phát triển năng lực tự học cho học sinh
50 p | 17 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thiết kế bản đồ tư duy bằng phần mềm Edraw MindMaster trong dạy học một số bài lý thuyết môn Giáo dục quốc phòng, an ninh bậc THPT
23 p | 14 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hiệu quả giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên và kỹ năng sống cần thiết cho học sinh lớp 12 thông qua Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu
29 p | 28 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thiết kế và sử dụng trò chơi trong dạy học chương Halogen, chương Oxi – Lưu huỳnh Hóa học lớp 10 THPT nhằm nâng cao hứng thú cho người học và chất lượng dạy học Hóa học
59 p | 17 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thiết kế và sử dụng các bài tập thí nghiệm nhằm rèn luyện kỹ năng, nâng cao năng lực tư duy cho học sinh trong chương trình Sinh học 10
58 p | 18 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hệ thống bài tập Hóa học rèn kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn trong chương trình Hóa học THPT
47 p | 18 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phân loại và phương pháp giải bài tập chương andehit-xeton-axit cacboxylic lớp 11 THPT
53 p | 29 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thiết lập công thức tính nhanh biên độ dao động của con lắc lò xo khi thay đổi khối lượng vật nặng
31 p | 50 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thiết kế một số thí nghiệm nhằm tạo hứng thú và nâng cao kết quả học tập bài Axit sunfuric - Muối sunfat môn Hóa học 10
29 p | 31 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thiết kế xà treo nghiêng trong tiết dạy kỹ thuật xuất phát, chạy lao sau xuất phát môn chạy cự ly ngắn
8 p | 49 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Cải tiến cách xây dựng tài liệu dạy học về dãy số và cấp số trong chương trình Đại số và Giải tích 11
52 p | 26 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thiết kế một số thí nghiệm tạo học liệu trực quan sinh động nhằm nâng cao chất lượng dạy và học chủ đề trao đổi nước và chủ đề trao đổi khoáng ở thực vật, môn Sinh học lớp 11
43 p | 45 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thiết kế hoạt động trãi nghiệm-sáng tạo chủ đề pH cho học sinh lớp 11
18 p | 34 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thiết kế bài giảng hoá học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh (phần phi kim - hoá học 10 nâng cao)
35 p | 39 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thiết kế và sử dụng Bảng Luyện Từ trong dạy học từ vựng tiếng Anh nhằm củng cố vốn từ cho học sinh yếu kém lớp 12 trường THPT Kim Sơn A
12 p | 8 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thiết kế đề kiểm tra tự luận môn sinh học lớp 12 theo khung ma trận
52 p | 28 | 2
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thiết kế tiến trình dạy học chủ đề “vấn đề dân số - lao động – việc làm ở Việt Nam” (dành cho học sinh lớp 11)
18 p | 26 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn