intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thiết kế các hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp cho học sinh lớp 10 chủ đề định hướng nghề nghiệp trong thời đại 4.0

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:42

2
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến "Thiết kế các hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp cho học sinh lớp 10 chủ đề định hướng nghề nghiệp trong thời đại 4.0" được hoàn thành với mục tiêu nhằm tìm hiểu cơ sở lí luận về các hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp; Nghiên cứu chương trình và sách giáo khoa hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp lớp 10 theo định hướng phát triển năng lực GDPT 2018; Nghiên cứu các phương pháp và cách thức để thiết kế các hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp cho học sinh lớp chủ nhiệm.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thiết kế các hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp cho học sinh lớp 10 chủ đề định hướng nghề nghiệp trong thời đại 4.0

  1. SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO NGHỆ AN ===    === ĐỀ TÀI: THIẾT KẾ CÁC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH LỚP 10 CHỦ ĐỀ ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP TRONG THỜI ĐẠI 4.0 LĨNH VỰC: TRẢI NGHIỆM – HƯỚNG NGHIỆP NĂM HỌC: 2023 – 2024
  2. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT QUỲNH LƯU 3 ------ ĐỀ TÀI: THIẾT KẾ CÁC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH LỚP 10 CHỦ ĐỀ ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP TRONG THỜI ĐẠI 4.0 Lĩnh vực: Trải nghiệm – Hướng nghiệp Họ và tên: Quách Hữu Khương Tổ: Tự nhiên Năm thực hiện: 2023 - 2024 Điện thoại: 0988190016
  3. MỤC LỤC NỘI DUNG TRANG PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1.1. Lí do chọn đề tài 1 1.2. Nhiệm vụ nghiên cứu 2 1.3. Phương pháp nghiên cứu 2 1.4. Những đóng góp mới của đề tài 2 1.5. Phạm vi áp dụng của đề tài 3 PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 4 2.1. Cơ sở khoa học của đề tài 4 2.1.1. Cơ sở lí luận 4 2.1.1.1. Quan niệm về giáo dục hướng nghiệp cho học sinh THPT 4 2.1.1.2. Cách định hướng giáo dục hướng nghiệp cho học sinh THPT 4 2.1.1.3. Ý nghĩa của định hướng nghề nghiệp 6 2.1.2. Cơ sở thực tiễn 6 2.1.2.1. Đối với học sinh 6 2.1.2.2. Đối với giáo viên 8 2.2. Một số biện pháp định hướng nghề nghiệp và trải nghiệm cho 8 học sinh trong thời đại 4.0 tại trường THPT 2.2.1. Nguyên tắc định hướng nghề nghiệp cho học sinh 8 2.2.2. Quy trình định hướng nghề nghiệp cho học sinh 9 2.3. Thiết kế các hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp cho học sinh 9 trong thời đại công nghệ 4.0 2.3.1. Chủ đề 1: Thông tin nghề nghiệp và một số hoạt động gắn với 9 sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tại địa phương 2.3.2. Chủ đề 2: Chọn nghề, chọn trường và tìm hiểu thị trường lao 15 động trong thời đại 4.0
  4. 2.3.3. Chủ đề 3: Rèn luyện bản thân theo định hướng nghề nghiệp và 22 kĩ năng học tập trong thời đại 4.0 2.4. Khảo sát sự cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp đề xuất 27 2.4.1. Mục đích khảo sát 27 2.4.2. Nội dung và phương pháp khảo sát 27 2.4.3. Đối tượng khảo sát 27 2.4.4. Kết quả khảo sát về sự cấp thiết và tính khả thi và hiệu quả 28 của các giải pháp đã đề xuất 2.4.5. Kết luận về tính cấp thiết, khả thi của các biện pháp 30 2.5. Hiệu quả và khả năng ứng dụng triển khai 30 PHẦN III. KẾT LUẬN 32 3.1. Kết luận 32 32 3.2. Những kiến nghị, đề xuất TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  5. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT GV: Giáo viên HS: Học sinh TLH: Tâm lí học GDH: Giáo dục học GVCN: Giáo viên chủ nhiệm GDHN: Giáo dục hướng nghiệp TNHN: Trải nghiệm hướng nghiệp NL: Năng lực PPCT: Phân phối chương trình SGK: Sách giáo khoa THPT: Trung học phổ thông GDPT: Giáo dục phổ thông PHHS: Phụ huynh học sinh SKKN: Sáng kiến kinh nghiệm
  6. PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1. Lí do chọn đề tài Trong bối cảnh toàn cầu hóa và sự bùng nổ công nghệ của thế kỉ 21, rất nhiều ngành nghề bị đào thải và nhiều ngành nghề mới sẽ xuất hiện. Theo dự đoán của diễn đàn kinh tế thế giới, đến năm 2025 con người chỉ chiếm khoảng 48% lực lượng lao động, còn máy móc và thuật toán chiếm đến 52%. Cho nên việc giáo dục đơn thuần chỉ tập trung vào truyền đạt kiến thức không còn phù hợp. Để đào tạo ra nguồn nhân lực phù hợp và chủ động thích nghi với những biến đổi của thế giới tương lai, giáo dục cần có những thay đổi rõ rệt và hiệu quả hơn để tạo ra nguồn nhân lực sẵn sàng thích nghi trước mọi sự thay đổi. Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 khẳng định “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”. Mục tiêu đối với giáo dục phổ thông, tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Theo đánh giá của Tổng cục Thống kê, dù đã có những dấu hiệu phục hồi nhưng thị trường lao động nước ta vẫn chịu ảnh hưởng nặng nề từ dịch Covid-19. Các con số cụ thể như 31,8 triệu người từ 15 tuổi trở lên bị ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch bệnh bao gồm người mất việc, nghỉ giãn việc, giảm giờ làm,… Tỷ lệ thất nghiệp của giai đoạn này cũng được xem là cao nhất trong khoảng 10 năm trở lại đây. Chính vì những lí do trên mà các bậc phụ huynh và các em học sinh cần phải lựa chọn đúng nghề nghiệp trong tương lại để có cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp mà vẫn dự phòng trường hợp dịch bệnh có những chuyển biến xấu. Việc nắm bắt được xu hướng nghề nghiệp tại Việt Nam và thế giới về nguồn nhân lực trong thời gian tới giúp người trẻ xác định đúng mục tiêu nghề nghiệp của mình góp phần tăng tỷ lệ có việc làm của giới trẻ hiện nay. Mặc dù định hướng nghề nghiệp cho học sinh THPT vô cùng quan trọng, nhưng thực tế các tiết trải nghiệm, hướng nghiệp không được tổ chức giảng dạy bài bản như các môn học mà chỉ được GV giảng dạy hướng dẫn sơ lược, GVCN lồng ghép vào các tiết sinh hoạt lớp, sinh hoạt tập thể. Các em chủ yếu được tiếp cận một số văn bản mang tính chất giới thiệu nghề nghiệp mà chưa chuyên sâu về hướng nghiệp. Cách thức tổ chức cũng như sự truyền đạt thông tin trong nhà trường hiện nay vẫn còn mang tính truyền thống là chủ yếu. Do vậy các em mất đi cơ hội giao lưu, phát huy tính tích cực sáng tạo. Mặt khác, vấn đề về điều kiện cơ sở vật chất cũng như thực tiễn của nhà trường, địa phương khác nhau cũng là yếu tố gây cản trở trong thiết kế và tổ chức hoạt động này. Nhiều phụ huynh không định hướng nghề nghiệp cho con hoặc không dựa vào năng lực, sở trường mà dựa vào “sở thích” gia đình. Nhiều học sinh lựa chọn nghành nghề theo số đông, theo bạn bè. Hệ lụy có nhiều 1
  7. nghành thừa nhân lực nhưng lại có rất nhiều ngành nghề không xin được việc làm sau khi tốt nghiệp. Chương trình hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp là hoạt động giáo dục bắt buộc thực hiện trong chương trình GDPT 2018. Tuy nhiên nhiều giáo viên còn lúng túng, tài liệu hướng dẫn còn chung chung, mơ hồ, nhiều trường không có giáo viên được đào tạo bài bản mà bố trí giáo viên nhiều môn khác nhau để đủ mặt bằng tiết. Bản thân là giáo viên giảng dạy và chủ nhiệm nhiều năm, tôi nhận thấy nhiều bất cập trong quá trình định hướng nghề nghiệp cho học sinh THPT hiện nay. Với mong muốn góp thêm một số ý tưởng và biện pháp mới trong việc định hướng nghề nghiệp cho học sinh THPT, tôi chọn đề tài: “Thiết kế các hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp cho học sinh lớp 10 chủ đề định hướng nghề nghiệp trong thời đại 4.0” 1.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tìm hiểu cơ sở lí luận về các hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp. - Nghiên cứu chương trình và sách giáo khoa hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp lớp 10 theo định hướng phát triển năng lực GDPT 2018. - Nghiên cứu các phương pháp và cách thức để thiết kế các hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp cho học sinh lớp chủ nhiệm. - Kết luận và đề xuất. 1.3. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu lí luận - Phương pháp điều tra - Phương pháp thực nghiệm sư phạm - Phương pháp thống kê toán học. 1.4. Những đóng góp mới của đề tài - Thiết kế 3 chủ đề trải nghiệm hướng nghiệp theo chương trình giáo dục phổ thông 2018. - Cung cấp các thông tin về thị trường lao động, kĩ năng học tập trong thời đại 4.0 qua các tiết sinh hoạt lớp. - Lồng ghép các tiết trải nghiệm hướng nghiệp trong các giờ sinh hoạt dưới dạng trò chơi, hoạt động tập thể. - Tổ chức các hoạt động trải nghiệm, STEM, liên hệ thực tiễn trong các tiết học thuộc lĩnh vực chuyên môn. - Tôi chọn 4 lớp có mặt bằng chênh nhau về năng lực, vùng địa bàn kinh tế để mở rộng phạm vi áp dụng, khẳng định hướng đi đúng đắn và cần thiết của đề tài trên cơ sở lí luận và thực tiễn. 2
  8. - Cung cấp thêm nguồn tư liệu giúp giáo viên chủ nhiệm định hướng nghề nghiệp cho học sinh, góp phần nâng cao hiệu quả quá trình chủ nhiệm. 1.5. Phạm vi áp dụng của đề tài - Đề tài không chỉ áp dụng cho học sinh lớp 10 mà có thể áp dụng cho nhiều đối tượng học sinh THPT nói chung nhưng khi áp dụng đại trà, giáo viên cần căn cứ vào tình hình cụ thể từng đối tượng để có sự linh hoạt, nhằm làm tăng hiệu quả giáo dục. - Đề tài phù hợp với xu thế định hướng, phân luồng nghề nghiệp cho học sinh THPT trong thời đại công nghệ 4.0. 3
  9. PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở khoa học của đề tài 2.1.1. Cơ sở lí luận 2.1.1.1. Quan niệm về giáo dục hướng nghiệp cho học sinh THPT GDHN là quá trình tác động của gia đình, nhà trường và xã hội, trong đó nhà trường đóng vai trò chủ đạo nhằm hướng dẫn và chuẩn bị cho thế hệ trẻ sẵn sàng đi vào lao động ở các ngành nghề tại những nơi xã hội đang cần, đồng thời giúp HS chọn nghề phù hợp với năng lực, hứng thú, sở trường của bản thân và nhu cầu của xã hội. GDHN là một hệ thống các biện pháp tác động: Các biện pháp TLH, sinh lí học, GDH, xã hội học và nhiều khoa học khác để GDHN cho HS. Trong nhà trường phổ thông, GDHN vừa là hoạt động dạy của GV, là công việc của tập thể sư phạm vừa là hoạt động học của HS, HS lĩnh hội được những thông tin về nghề trong xã hội, đặc điểm yêu cầu của từng nghề … và kết quả cuối cùng của GDHN là HS chọn được nghề phù hợp. GDHN là một tổ hợp các hoạt động của nhà trường, gia đình và xã hội trong đó nhà trường đóng vai trò chủ đạo trong việc cung cấp tri thức, hình thành kĩ năng chọn nghề cho HS trên cơ sở đó HS lựa chọn nghề phù hợp với năng lực, tính cách, sở thích, giá trị của bản thân, phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của gia đình và phù hợp với nhu cầu của xã hội. Như vậy, các quan niệm trên cho thấy GDHN được thực hiện thông qua rất nhiều hoạt động, nhiều con đường khác nhau, với các mục tiêu và nội dung khác nhau nhưng đều hướng đến mục tiêu chung là giúp HS chọn được nghề phù hợp. Định hướng nghề nghiệp cho học sinh THPT hiện nay được các trường thường xuyên tổ chức nhằm giúp các em có lộ trình học tập đúng đắn và tự tin vào lựa chọn của mình. Điều này giúp các em sẽ hạn chế được rủi ro làm việc trái ngành, thất nghiệp khi theo đuổi những ngành không phù hợp. Khi được theo đuổi ngành nghề mà mình yêu thích, các bạn sẽ có xu hướng chủ động nghiên cứu, thái độ tích cực tìm hiểu về lĩnh vực mình quan tâm, hơn là chỉ tập trung học lấy tấm bằng. 2.1.1.2. Cách định hướng GDHN cho học sinh THPT Việc định hướng nghề nghiệp cho học sinh trung học phổ thông giúp học sinh có lộ trình học tập đúng cũng như có lợi thế cạnh tranh hơn trên thị trường. Không chỉ vậy, việc lựa chọn theo đuổi ngành nghề yêu thích sẽ giúp học sinh chủ động nghiên cứu, tìm hiểu lĩnh vực của mình và đạt được nhiều thành quả hơn. Do đó cách hướng nghiệp cho học sinh trung học phổ thông cần phải chi tiết và chuẩn xác. Khi giáo dục hướng nghiệp cho học sinh THPT, học sinh cần xác định các yếu tố sau: - Sở thích, đam mê 4
  10. - Tính cách - Năng lực - Nhu cầu thị trường lao động trong tương lai Từ những yếu tố trên, học sinh thực hiện tiếp các bước chọn ngành nghề sau: * Định hướng từ thầy cô, gia đình để học sinh hiểu rõ bản thân: Việc định hướng nghề nghiệp cho học sinh THPT rất quan trọng do đó gia đình và nhà trường cần giúp học sinh hiểu rõ bản thân mình, rõ sở thích, đam mê, có năng lực ở công việc nào, muốn làm việc gì và trở thành kiểu người như thế nào trong tương lai. Hơn nữa, việc hiểu rõ bản thân giúp học sinh có động lực vượt qua các áp lực xã hội, có cơ sở để không theo số đông, theo ý muốn người khác trong việc lựa chọn nghề. Thêm nữa, việc hiểu rõ bản thân giúp các em có niềm tin vào chính mình, xác định mục tiêu và có lộ trình học tập cụ thể. Trong kế hoạch hướng nghiệp cho học sinh trung học phổ thông, gia đình và nhà trường không ép buộc, gây áp lực mà cần đồng hành, khuyên nhủ, động viên, chia sẻ giúp các em hiểu rõ bản thân. * Xác định thế mạnh và sở thích bản thân: Đây là bước quan trọng trong hướng nghiệp cho học sinh trung học phổ thông bởi thế mạnh và sở thích là hai yếu tố song hành cùng nhau khi chọn ngành nghề. Xác định đúng thế mạnh và sở thích giúp học sinh chọn đúng nghề giúp mang lại hứng thú, đam mê khi học, từ đó phát huy được thế mạnh của mình. Để có thể xác định được hai yếu tố thế mạnh và sở thích học sinh có thể thực hiện các bài trắc nghiệm tính cách như: MBTI, Big Five, Enneagram,.. Để đánh giá tổng thể nhất, mỗi học sinh nên làm vài bài trắc nghiệm khác nhau và không nên phụ thuộc tuyệt đối vào kết quả vì các bài trắc nghiệm cũng có những sai sót nhất định. * Xác định điều kiện bản thân có phù hợp ngành nghề: Trong hướng nghiệp cho học sinh trung học phổ thông, các em cần xác định các yếu tố liên quan đến nghề mình lựa chọn: điều kiện kinh tế của gia đình có phù hợp, ngoại hình có phù hợp với đặc thù của ngành. Đây là bước vô cùng quan trọng vì khi có đủ tài năng, đam mê nhưng lại không đáp ứng được các yếu tố khác, học sinh sẽ phải đối diện với áp lực rất lớn để theo ngành nghề đó. * Hướng nghiệp cho học sinh THPT Tìm hiểu về ngành nghề: Bước tiếp theo trong kế hoạch hướng cho học sinh thpt là học sinh tìm hiểu, nghiên cứu về ngành nghề mình dự định chọn. Với sự phát triển xã hội như ngày nay, có rất nhiều ngành nghề có khả năng bị loại bỏ. Do đó, học sinh cần tìm hiểu trong những năm tới, ngành nghề mình theo đuổi có nguy cơ bị bão hòa không, thị trường lao động và xu hướng việc làm như thế nào. * Xây dựng hồ sơ học tập: 5
  11. Sau khi đã định hướng được ngành nghề phù hợp với bản thân, học sinh cần lên kế hoạch học tập cẩn thận để đạt được kết quả tốt nhất đáp ứng yêu cầu đầu vào của ngành. Ngoài ra, các em cũng cần có kế hoạch tham gia cuộc thi về học tập, các hoạt động ngoại khóa,… Những việc này góp phần xây dựng hồ sơ học tập trở nên nổi bật, đáp ứng yêu cầu đầu vào của các trường. * Trải nghiệm việc trước ngành nghề mình chọn: Việc tự trải nghiệm, tham gia các hoạt động liên quan đến ngành nghề của mình giúp học sinh làm quen và có cái nhìn thực tiễn về công việc tương lai. Từ đó, các em sẽ hình dung chính xác hơn về công việc, môi trường nghề mình chọn. Ngoài ra, học sinh cũng sẽ rút ra được các kinh nghiệm, đánh giá bản thân có phù hợp với nghề. Học sinh có thể tham gia trải nghiệm tại Ngày hội tư vấn tuyển sinh-hướng nghiệp được tổ chức thường niên. 2.1.1.3.Ý nghĩa của định hướng nghề nghiệp - Xác định công việc phù hợp với năng lực và sở thích, tạo chất lượng cuộc sống về khía cạnh vật chất và tinh thần. - Tiếp cận thành công nhanh hơn với công việc đúng sở trường và đam mê. - Giảm thiểu nguy cơ bỏ nghề, làm trái nghề, hoặc thất nghiệp. - Lên kế hoạch học tập hiệu quả hơn, tiết kiệm thời gian và tiền bạc. 2.1.2. Cơ sở thực tiễn 2.1.2.1. Đối với học sinh Để tìm hiểu thực trạng về hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp của HS ở trường THPT, tôi tiến hành khảo sát 150 HS khối 10 thuộc trường THPT Quỳnh Lưu 3, trên Google Form. Nội dung khảo sát ở phần PHỤ LỤC 3 6
  12. Qua phân tích kết quả khảo sát tôi nhận thấy có ba vấn đề chính trong định hướng nghề nghiệp cho học sinh THPT hiện nay như sau: * Học sinh lúng túng, khó khăn và chưa hiểu rõ về nghề nghiệp Hầu hết HS quan tâm đến nhiều vấn đề về chọn nghề nhưng thật sự chưa hiểu biết nhiều về nghề mà mình lựa chọn. Nhiều em vẫn xem đại học là con đường duy nhất và cho rằng một nghề là phải gắn bó với nghề đó suốt đời. Đa số HS chọn nghề, chọn trường theo cảm tính, sở thích, theo bạn bè,... là chủ yếu mà không căn cứ vào khả năng của bản thân. * Xu hướng lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai - Nhiều HS lựa chọn học đại học sau tốt nghiệp và làm những công việc không liên quan đến chân tay (làm “thầy” chứ không muốn làm “thợ”). Một số HS xác định sẽ đi du học nếu không đậu vào ngành, nghề, trường mà mình lựa chọn - Trong bối cảnh Cách mạng Công nghiệp 4.0, một số nghề mới đã bắt đầu xuất hiện, HS cũng nhanh chóng nắm bắt và có sự lựa chọn. Đây là một xu hướng đáng quan tâm, nhất là đối với công tác định hướng nghề nghiệp Bộ Giáo dục và Đào tạo và các trường học. * Các yếu tố được quan tâm trong định hướng nghề nghiệp của HS Trong quá trình định hướng lựa chọn nghề nghiệp, HS đã bước đầu quan tâm đến các yếu tố như sự ổn định của nghề, nghề có vị thế tốt. Bên cạnh đó, HS cũng đặt ra các tiêu chí như nghề có cơ hội thể hiện bản thân, dễ kiếm việc làm và mang lại thu nhập cao. Kết quả khảo sát cho thấy nhiều HS mong muốn được định hướng nghề nghiệp trong thời gian sớm từ lớp 10,11. Hầu hết các em lựa chọn ngành học do đam mê, sở thích, điểm chuẩn phù hợp với năng lực và điều kiện gia đình. Tuy nhiên mức độ hiểu biết về nghành mà HS lựa chọn còn chung chung, chưa định hình cụ thể. Điều đó cho thấy thực trạng của dạy nghề và định hướng nghề nghiệp ở trường THPT còn chưa được chú trọng đúng mức. Xu hướng HS lựa chọn học cao đẳng, đại học chiếm tỉ lệ cao, số ít lựa chọn học nghề, du học, xuất khẩu lao động hoặc đi làm. Tuy nhiên thực tế cho thấy tỉ lệ thất nghiệp hàng năm của sinh viên sau khi tốt nghiệp đang gia 7
  13. tăng và báo động. Hầu hết HS đều muốn được hộ trợ, định hướng nghề nghiệp từ giáo viên chủ nhiệm, các anh chị thành công khóa trước, tư vấn trực tiếp các chuyên gia, một phần nhỏ theo định hướng của gia đình. Qua đó thấy được vai trò của GV tư vấn, định hướng để HS hiểu rằng dù quyết định như thế nào thì phải phù hợp với năng lực, sở thích bản thân, khả năng tài chính của gia đình và nhu cầu xã hội khi chọn cho mình một hướng đi trong tương lai, dù đó là con đường đại học hay học nghề. 2.1.2.2. Đối với giáo viên Tôi tiến hành khảo sát thực trạng định hướng nghề nghiệp cho học sinh THPT của giáo viên trường THPT Quỳnh Lưu 3. Nội dung khảo sát trình bày phần PHỤ LỤC 2 Từ kết quả khảo sát tôi nhận thấy: Tỉ lệ GV chủ nhiệm thường xuyên tư vấn, định hướng nghề nghiệp cho HS và có trách nhiệm trong việc phối hợp với gia đình, nhà trường, địa phương để tìm hiểu nguồn nhân lực giúp HS định hướng nghề ghiệp trong tương lai chiếm tỉ lệ cao. Tuy nhiên, các hình thức định hướng nghề như: Lồng ghép bài dạy hướng nghiệp trong tiết sinh hoạt lớp, tổ chức cho HS tìm hiểu nghành nghề tại địa phương hay lập kế hoạch học tập của HS phù hợp với định hướng nghề nghiệp chưa bao giờ hoặc đôi khi mới thực hiện. Điều đó cho thấy cần phải xây dựng kế hoạch đồng bộ giữa địa phương, nhà trường, GV chủ nhiệm để việc định hướng nghề nghiệp cho HS đạt hiệu quả cao. 2.2. Một số biện pháp định hướng nghề nghiệp và trải nghiệm cho học sinh trong thời đại công nghệ 4.0 tại trường THPT 2.2.1. Nguyên tắc định hướng trải nghiệm hướng nghiệp cho học sinh 8
  14. Trong quá trình giảng dạy, tôi dựa vào mối quan hệ sở thích và năng lực theo nguyên tắc được trình bày ở bảng sau: Sở thích Không thích Thích vừa Rất thích Năng lực Không phù hợp Đừng chọn Đừng chọn Đừng chọn Tương đối phù hợp Đừng chọn Có thể chọn Chọn được Rất phù hợp Đừng chọn Chọn được Chọn tốt HS có thể dựa vào mối quan hệ giữa năng lực và sở thích để lựa chọn ngành nghề phù hợp. Còn nhiều yếu tố tác động nhưng đây là hai yếu tố quyết định hàng đầu trong quá trình lựa chọn nghề nghiệp của HS. 2.2.2. Quy trình định hướng trải nghiệm hướng nghiệp cho học sinh 2.3. Thiết kế các hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp cho học sinh trong thời đại công nghệ 4.0 2.3.1. Chủ đề 1: Thông tin nghề nghiệp và một số hoạt động gắn với sản xuất kinh doanh, dịch vụ tại địa phương 2.3.1.1. Thông tin nghề nghiệp và một số hoạt động gắn với sản xuất kinh doanh, dịch vụ tại địa phương a. Mục đích 9
  15. HS tiếp cận các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tại địa phương. Tìm hiểu thông tin, yêu cầu năng lực phẩm chất và điều kiện đảm bảo an toàn theo từng nhóm nghề. b. Cách thực hiện * Thiết kế giáo án để tổ chức hoạt động dạy học trên lớp. c. Sản phẩm của học sinh * Sản phẩm nhóm 1: HS làm video tìm hiểu các ngành nghề tại địa phương. 10
  16. * Sản phẩm nhóm 2,3: HS làm video tìm hiểu về hoạt động kinh doanh dịch vụ tại địa phương. 11
  17. * Sản phẩm nhóm 4: Tìm hiểu thông tin, yêu cầu năng lực phẩm chất và điều kiện đảm bảo an toàn theo từng nhóm nghề. 12
  18. d. Một số hình ảnh thực nghiệm trên lớp * Tại trường THPT Quỳnh Lưu 3 13
  19. * Tại trường THPT Quỳnh Lưu 2 14
  20. e. Kết quả đạt được chủ đề 1 - HS sôi nổi, hoạt động tích cực, kĩ năng CNTT, kĩ năng hợp tác làm việc nhóm phát huy tối đa. - HS biết thêm nhiều mô hình hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tại địa phương từ đó có cách nhìn nhận về nghề nghiệp tương lai mà các em lựa chọn. - Đặc biệt, nhiều HS hứng thú tìm hiểu về nghành, nghề, thông tin nghề nghiệp. Điều đó giúp các em định hướng sớm, lựa chọn đúng đắn nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp THPT. 2.3.1.2. Thăm quan, trải nghiệm thực trạng sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật tại địa phương và mô hình sản xuất bằng công nghệ hiện đại a. Mục đích Quỳnh Văn và Quỳnh Bảng là hai vùng trọng điểm trồng rau cung cấp cho nhiều nơi khác nhau, tuy nhiên vấn đề sử dụng phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật còn tự phát, chưa quan tâm đến vấn đề an toàn cho môi trường và người sử dụng. Trường THPT Quỳnh Lưu 2 có học sinh ở hai vùng này chiếm đa số. Thông qua chủ đề này, giáo viên mong muốn học sinh được trải nghiệm về thực trạng sử dụng phân bón hóa học tại địa phương, đặc biệt ở hai vùng Quỳnh Văn và Quỳnh Bảng từ đó có ý thức hơn trong việc bảo vệ môi trường. Đặc biệt học sinh tìm hiểu một số cơ sở sản xuất rau củ theo công nghệ hiện đại tại 1 số vùng trọng điểm trên địa bàn. b. Cách thực hiện Giáo viên chia học sinh thành 4 nhóm khảo sát thực trạng sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu và thuộc bảo vệ thực vật tại địa phương. Thăm quan mô hình sản xuất rau quả theo công nghệ hiện đại ở địa phương em, so sánh với mô hình trồng cây theo phương pháp truyền thống? c. Minh chứng: HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM * Thăm quanThăm quanxuất rau truyền thống rau 1. mô hình sản mô hình sản xuất quả theo công nghệ hiện đại, so sánh mô hình trồng rau theo phương pháp truyền thống tại địa phương? 2. Tìm hiểu về thực trạng sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật tại địa phương em? 15
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2