intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thiết kế các hoạt động trải nghiệm vào dạy học phần Tuần hoàn máu (Tuần hoàn ở động vật) – Sinh học 11 nhằm phát triển năng lực vận dụng kiến thức để ứng phó, sơ cứu các tai nạn thường gặp

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:54

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài "Thiết kế các hoạt động trải nghiệm vào dạy học phần Tuần hoàn máu (Tuần hoàn ở động vật) – Sinh học 11 nhằm phát triển năng lực vận dụng kiến thức để ứng phó, sơ cứu các tai nạn thường gặp" tập trung nghiên cứu, thiết kế các hoạt động trải nghiệm vào dạy phần “Tuần hoàn máu (Tuần hoàn ở ĐV)” - Sinh học 11 nhằm phát triển năng lực vận dụng kiến thức để ứng phó, sơ cứu các tai nạn thường gặp; Ngoài ra thông qua đề tài giúp bản thân và các đồng nghiệp đổi mới PPDH, năng cao năng lực dạy học đáp ứng được yêu cầu của chương trình GDPT mới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thiết kế các hoạt động trải nghiệm vào dạy học phần Tuần hoàn máu (Tuần hoàn ở động vật) – Sinh học 11 nhằm phát triển năng lực vận dụng kiến thức để ứng phó, sơ cứu các tai nạn thường gặp

  1. MỤC LỤC Nội dung Trang PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Mục đích nghiên cứu 2 3. Nhiệm vụ nghiên cứu 2 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2 4.1. Đối tượng nghiên cứu 2 4.2. Phạm vi nghiên cứu 2 5. Phương pháp nghiên cứu 3 6. Điểm mới của đề tài 3 PHẦN II: NỘI DUNG 4 Chương 1 : Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài 4 1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu. 4 1.1.1.Trên thế giới. 4 1.1.2. Ở Việt Nam. 4 1.2. Cơ sở lí luận. 5 1.2.1. Phương pháp giáo dục trải nghiệm 5 1.2.1.1. Khái niệm hoạt động trải nghiệm 5 1.2.1.2.Bản chất và vai trò của HĐTN 5 1.2.1.3. Mô hình học tập trải nghiệm 6 1.2.1.4.Các dạng hoạt động trải nghiệm trong học tập môn Sinh học ở 6 trường phổ thông 1.2.2. Lý thuyết năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn. 7 1.2.2.1. Khái niệm năng lực và năng lực vận dụng kiến thức vào thực 7 tiễn 1.2.2.2. Vai trò của việc vận dụng kiến thức học tập vào thực tiễn 7
  2. 1.2.2.3.Cấu trúc và biểu hiện của năng lực vận dụng kiến thức vào thực 8 tiễn 1.2.2.4. Một số phương pháp dạy học tích cực phát triển năng lực vận 8 dụng kiến thức trong dạy học môn Sinh học 1.2.3. Các biện pháp sơ cấp cứu cơ bản 9 1.2.3.1. Khái niệm sơ cấp cứu 9 1.2.3.2. Các bước sơ cấp cứu 9 1.2.3.3. Kỹ thuật và cách tiến hành một số biện pháp sơ cấp cứu cơ 9 bản. 1.3. Cơ sở thực tiễn 12 1.3.1. Hiểu biết lí thuyết về phương pháp giáo dục trải nghiệm 12 1.3.2.Thực trạng việc thiết kế và sử dụng các hoạt động trải nghiệm 13 trong dạy học môn sinh học trong các trường THPT trên địa bàn công tác 1.3.3. Thực trạng việc sử dụng các biện pháp sơ cấp cứu của các em 14 học sinh THPT. Chương 2: Vận dụng các hoạt động trải nghiệm vào dạy phần “ 15 Tuần hoàn máu ( Tuần hoàn ở ĐV)”- Sinh học 11 2.1. Khái quát nội dụng phần “Tuần hoàn ở ĐV”- Sinh học 11. 15 2.1.1. Các năng lực được hình thành trong phần “ Tuần hoàn ở ĐV” 15 2.1.1.1.Năng lực đặc thù 15 2.1.1.2. Năng lực chung 16 2.1.2. Căn cứ để sử dụng các hoạt động trải nghiệm trong phần “ 17 Tuần hoàn ở ĐV” 2.2. Chu trình học tập và thiết kế, sử dụng các hoạt động trải 17 nghiệm trong phần“Tuần hoàn ở ĐV”- Sinh học 11 2.2.1. Chu trình học tập khi sử dụng các hoạt động trải nghiệm trong 17 dạy học sinh học 11 2.2.2 Quy trình thiết kế hoạt động trải nghiệm trong dạy học Sinh 18 học. 2.2.3. Thiết kế các hoạt động trải nghiệm trong phần “ Tuần hoàn ở 18 ĐV”- Sinh học 11 2.2.3.1. Thiết kế các hoạt động ở giai đoạn trải nghiệm cụ thể. 18
  3. 2.2.3.2. Thiết kế các hoạt động ở giai đoạn quan sát phản ánh. 19 2.2.3.3. Thiết kế các hoạt động ở giai đoạn trừu tượng hóa khái niệm. 22 2.2.3.4. Thiết kế các hoạt động ở giai đoạn thử nghiệm tích cực. 26 2.3. Tổ chức dạy học phần “Tuần hoàn ở ĐV” theo phương pháp 26 giáo dục trải nghiệm( bằng các hoạt động trải nghiệm). 2.4. Thiết kế bộ công cụ đánh giá sự phát triển năng lực vận dụng 33 kiến thức để ứng phó, sơ cứu các tại nạn thường gặp của học sinh 2.5. Khảo sát tính cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp đề 35 xuất. 2.5.1. Mục đích khảo sát 35 2.5.2. Nội dung và phương pháp khảo sát 35 2.5.2.1. Nội dung 36 2.5.2.2. Phương pháp khảo sát và thang đánh giá 36 2.5.3. Đối tượng khảo sát 37 2.5.4. Kết quả khảo sát 37 2.5.4.1. Kết quả khảo sát sự cấp thiết của các giải pháp 37 2.5.4.2. Kết quả khảo sát tính khả thi của các giải pháp 37 Chương 3- Thực tập sư phạm 38 3.1. Thực nghiệm sư phạm 38 3.1.1. Mục đích thực nghiệm 38 3.1.2. Nội dung thực nghiệm 38 3.1.3. Kết quả thực nghiệm 39 3.1.3.1. Kết quả thực nghiệm 39 3.1.3.2. Phân tích kết quả thực nghiệm 39 3.3. Kết luận thực nghiệm 39 PHẦN III - KẾT LUẬN 41 1. Kết luận 41 2. Một số ý kiến đề xuất 41 TÀI LIỆU THAM KHẢO 43
  4. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG SÁNG KIẾN Nội dung Viết tắt Trung Học Phổ Thông THPT Hoạt động trải nghiệm HĐTN Hệ tuần hoàn HTH Học Sinh HS Giáo viên GV Thực nghiệm TN Đối chứng ĐC Hoạt động HĐ Phương pháp dạy học PPDH Giáo dục phổ thông GDPT Sách giáo khoa SGK Năng lực NL Phiếu học tập PHT Phương pháp giáo dục trải nghiệm PP GDTN Năng lực vận dụng kiến thức NL VDKT Động vật ĐV Lao động thương binh và xã hội LĐTB-XH Cở sở vật chất CSVC Huyết áp HA Thể dục thể thao TDTT
  5. PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Giáo dục hiện đại chuyển từ dạy học tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực là một xu hướng đem lại hiệu quả cao trong giáo dục như Nghị quyết số 29NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện ngành giáo dục đã nêu rõ:“Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học”. Mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 là giúp học sinh làm chủ kiến thức phổ thông, biết vận dụng hiệu quả kiến thức, kĩ năng đã học vào đời sống thực tiễn. Một trong những phương pháp dạy học tích cực, hiện đại đáp ứng được mục tiêu nói trên là phương pháp giáo dục trải nghiệm. Giáo dục trải nghiệm là một triết lí giáo dục mô tả các quá trình xảy ra giữa giáo viên và học sinh để truyền kinh nghiệm trực tiếp trong môi trường và nội dung học tập. Người học tham gia với kinh nghiệm trực tiếp và tập trung phản ánh để nâng cao kiến thức, phát triển kĩ năng, làm rõ giá trị và phát triển năng lực. Hoạt động trải nghiệm là một tiểu phần và hoạt động theo phương pháp của giáo dục trải nghiệm. Các hoạt động trải nghiệm đòi hỏi học sinh chủ động chiếm lĩnh kiến thức, phát triển các năng lực và phẩm chất, còn giáo viên đóng vai trò là người điều khiển, hướng dẫn, quản lí, tổ chức, tạo môi trường cho học sinh hoạt động. Sinh học là môn khoa học thực nghiệm, kiến thức Sinh học gắn liền với thực tiễn học tập và lao động sản xuất. Nội dung phần Sinh học cơ thể trong Sinh học 11 nghiên cứu về các đặc trưng của sinh vật như: Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng, cảm ứng, sinh trưởng và phát triển, sinh sản; mối quan hệ giữ các quá trình sinh lý trong cơ thể và một số ngành nghề liên quan, các nguyên tắc, kỹ thuật vận dụng kiến thức vào thực tiễn sản xuất và cuộc sống. Các tình huống thực tiễn như: Ứng dụng trong chăn nuôi, trồng trọt; bảo vệ sức khỏe, sinh sản; giáo dục dân số kế hoạch hóa gia đình… là nguồn tư liệu phong phú để xây dựng và tổ chức các hoạt động trải nghiệm phát huy tính sáng tạo, khả năng giải quyết vấn đề của học sinh. Thực tế đáng báo động các vụ tại nạn như đuối nước, điện giật xảy ra phổ biến và thường gặp vào dịp nghỉ hè đối với các em học sinh. Tại Việt Nam, tai nạn đuối nước cướp đi mạng sống của gần 2000 trẻ em mỗi năm và là một trong 10 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu cho trẻ em. Giám đốc Sở LĐTB-XH Nghệ An- ông Đoàn Hồng Vũ cho biết từ năm 2021 đến tháng 6/2023, tỉnh Nghệ An có 131 trẻ em tử vong do đuối nước, bình quân mỗi năm trung bình xảy ra 35 vụ đuối nước trẻ em với trên 50 trẻ em bị tử vong. Theo thống kê, các vụ đuối nước, tỷ lệ đuối nước tại ao nhà, hồ nước cạnh nhà khá cao. Vì vậy việc giáo dục kỹ năng sống, kỹ năng sơ cứu khi gặp nạn như ép tim, hà hơi thổi ngạt, hô hấp nhân tạo,…. cho các em là hết sức cần thiết. Vì vậy việc dạy học vận dụng kiến thức để ứng phó, sơ cứu với các tai nạn thường gặp rất cần thiết và cấp bách. Từ những lý do trên, tôi đã thực hiện đề tài: “Thiết kế các hoạt động trải nghiệm vào dạy học phần “Tuần hoàn máu (Tuần 1
  6. hoàn ở ĐV)” – Sinh học 11 nhằm phát triển năng lực vận dụng kiến thức để ứng phó, sơ cứu các tai nạn thường gặp”. 2. Mục đích nghiên cứu - Đề tài tập trung nghiên cứu, thiết kế các hoạt động trải nghiệm vào dạy phần “Tuần hoàn máu (Tuần hoàn ở ĐV)” - Sinh học 11 nhằm phát triển năng lực vận dụng kiến thức để ứng phó, sơ cứu các tai nạn thường gặp. - Ngoài ra thông qua đề tài giúp bản thân và các đồng nghiệp đổi mới PPDH, năng cao năng lực dạy học đáp ứng được yêu cầu của chương trình GDPT mới. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu, làm rõ cơ cở lý luận và thực tiễn của đề tài - Tiến hành khảo sát, điều tra thực trạng việc thiết kế và sử dụng các hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn sinh học trong các trường THPT trên địa bàn công tác - Tiến hành điều tra thực trạng việc sử dụng các biện pháp sơ cấp cứu của các em học sinh THPT. - Xây dựng chu trình học tập và quy trình thiết kế, vận dụng các hoạt động trải nghiệm vào dạy học sinh học. - Thiết kế và vận dụng các hoạt động trải nghiệm vào dạy học phần “Tuần hoàn máu (Tuần hoàn ở ĐV)” – Sinh học 11 nhằm phát triển năng lực vận dụng kiến thức để ứng phó, sơ cứu các tai nạn thường gặp. - Thiết kế bộ công cụ đánh giá kết quả học tập của học sinh theo hướng phát triển năng lực vận dụng kiến thức để ứng phó, sơ cứu các tai nạn thường gặp. - Thực nghiệm sư phạm để kiểm tra, đánh giá hiệu quả của việc sử dụng các hoạt động trải nghiệm trong dạy học phần“Tuần hoàn máu (Tuần hoàn ở ĐV)”- Sinh học 11. Từ đó đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả dạy học khi sử dụng phương pháp giáo dục trải nghiệm. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Thiết kế các hoạt động trải nghiệm vào dạy học phần “ Tuần hoàn máu (Tuần hoàn ở ĐV)” – Sinh học 11 nhằm phát triển năng lực vận dụng kiến thức để ứng phó, sơ cứu các tai nạn thường gặp”. 4.2. Phạm vi nghiêm cứu - Đề tài nghiên cứu, khảo sát việc thiết kế và sử dụng hoạt động trải nghiệm vào dạy học phần “ Tuần hoàn máu (Tuần hoàn ở ĐV)” của các giáo viên Sinh học và học sinh khối 11 trong các trường THPT trên địa bàn công tác. 2
  7. - Thời gian nghiên cứu: Áp dụng cho học sinh khối 11 tại các trường THPT trên địa bàn công tác trong năm học 2023-2024. 5. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài tôi đã sử dụng các phương pháp sau: - Phương pháp nghiên cứu tài liệu - Phương pháp điều tra - Phương pháp quan sát - Phương pháp giáo dục trải nghiệm - Phương pháp nghiên cứu quan sát các sản phẩm hoạt động của học sinh - Phương pháp thực hành, thí nghiệm - Phương pháp thông kê toán học 6. Điểm mới của đề tài - Bổ sung và làm sáng tỏ thêm cơ sở lí luận và thực tiễn của việc thiết kế, sử dụng các hoạt động trải nhiệm vào dạy học và các hoạt động học tập phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn. - Đề tài góp phần đánh giá được thực trạng của việc sử dụng các hoạt động trải nghiệm trong dạy học Sinh học ở trường THPT. - Xây dựng được chu trình học tập, thiết kế các hoạt động trải nghiệm trong phần“Tuần hoàn máu (Tuần hoàn ở ĐV)”- Sinh học 11 nhằm phát huy năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn của học sinh. - Xây dựng được bộ công cụ đánh giá năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn, đề ra được một số phương pháp sơ cấp cứu khi gặp nạn như ép tim, hà hơi thổi ngạt, hô hấp nhân tạo,....thông qua dạy học trải nghiệm phần“Tuần hoàn máu (Tuần hoàn ở ĐV)”. - Thông qua nội dung đề tài đóng góp thêm tài liệu tham khảo cho giáo viên giảng dạy bộ môn Sinh học về đổi mới PPDH để đáp ứng với yêu cầu của chương trình GDPT mới và nâng cao chất lượng giáo dục. 3
  8. PHẦN II: NỘI DUNG Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài 1.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu 1.1.1. Trên thế giới Trên thế giới, học tập qua trải nghiệm (experiential learning) có lịch sử nghiên cứu tương đối lâu dài, tư tưởng giáo dục học qua trải nhiệm đã xuất hiện từ thời cổ đại qua những quan điểm về giáo dục của các nhà triết học phương Đông và phương Tây. Đến cuối thế kỷ XIX, tư tưởng này dần phát triển thành học thuyết với những công trình nghiên cứu của các nhà tâm lý học, giáo dục học như John Dewey (1938), Piaget (1950), Kurt Hahn (1957), Kolb (1984), Javis (1987) và nhiều nghiên cứu khác. Hoạt động trải nghiệm được hầu hết các nước phát triển quan tâm, nhất là các nước tiếp cận chương trình giáo dục phổ thông theo hướng phát triển năng lực, chú ý giáo dục nhân văn, giáo dục sáng tạo, giáo dục phẩm chất và kĩ năng sống…. Ở Singapore: Hội đồng nghệ thuật quốc gia có chương trình giáo dục nghệ thuật, cung cấp, tài trợ cho nhà trường phổ thông toàn bộ chương trình của các nhóm nghệ thuật, những kinh nghiệm sáng tạo nghệ thuật…Ở Anh: Cung cấp hàng loạt tình huống, bối cảnh đa dạng, phong phú cho học sinh và đòi hỏi phát triển, ứng dụng nhiều tri thức, kĩ năng trong chương trình, cho phép học sinh sáng tạo và tư duy; giải quyết vấn đề làm theo nhiều cách thức khác nhau nhằm đạt kết quả tốt hơn; cung cấp cho học sinh các cơ hội sáng tạo, đổi mới, dám nghĩ, dám làm… Ở Đức: Từ cấp Tiểu học đã nhấn mạnh đến vị trí của các kĩ năng cá biệt, trong đó có phát triển kĩ năng sáng tạo cho trẻ; phát triển khả năng học độc lập; tư duy phê phán và học từ kinh nghiệm của chính mình. Hàn Quốc: Mục tiêu hoạt động trải nghiệm hướng đến con người được giáo dục, có sức khỏe, độc lập và sáng tạo. Vì vậy hiện nay nhiều quốc gia có nền giáo dục tiên tiến trên thế giới đã áp dụng lý thuyết học tập trải nghiệm và coi như triết lý giáo dục của quốc gia. 1.1.2. Ở Việt Nam Ở Việt Nam, từ năm 2015 đến nay, HĐTN đã được nghiên cứu về mặt lý luận và nghiên cứu thực tế, cụ thể về cách thức tổ chức trong một số lĩnh vực như Toán học, Vật lý, Sinh học, Văn học, Kỹ thuật, Hóa học,…..Có rất nhiều tác giả đã nghiên cứu phương pháp này và áp dụng vào thực tiễn dạy học như: Tác giả Nguyễn Thị Diệu Phương và Đặng Thị Dạ Thủy, Đại học Sư phạm Huế có đề tài:“Thiết kế hoạt động trải nghiệm theo định hướng phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh trong dạy học phần sinh học cơ thể- Sinh học 11”; Tác giả Trần Thị Thanh Thảo và Phan Đức Duy, Đại học Tây Nguyên có bài:“ Thiết kế các hoạt động trải nghiệm trong dạy học phần sinh học tế bào – Sinh học 10 theo định hướng phát triển năng lực”; Năm 2017, tác giả Nguyễn Lệ Chi, Đại học Sư phạm Hà Nội 2, với đề tài:“Thiết kế hoạt số hoạt động trải nghiệm trong dạy học sinh học 11- THPT”. Trong số các bài viết đó nổi bật có bài viết của hai tác giả Trần Thị Gái (Đại học Vinh) và Phan Thị Thanh Hội (Đại học Sư phạm Hà Nội) đăng trên Tạp chí Giáo dục ngày 25/09/2017:“Thiết kế hoạt động trải nghiệm trong dạy học Sinh học ở trường phổ thông”. Trong bài 4
  9. viết này các tác giả đã nêu rõ bản chất và vai trò của HĐTN, mô hình học tập trải nghiệm, đưa ra được dạng trải nghiệm và quy trình, cách thức tổ chức dạy học theo dạy học trải nghiệm. Năm 2019, ba tác giả Phạm Thị Hồng Tú, Đặng Thị Hằng (Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên), Lương Thị Kim Mùi ( Trường THPT chuyên Bắc Kạn) có đề tài:“Tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học phần trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở Thực vật – Sinh học 11 nhằm phát triển năng lực vận dụng kiến thức cho học sinh”. Tại TP Hồ Chí Minh, dự án "Chuyến xe trải nghiệm" được khu Sinh thái giáo dục Về Quê phối hợp cùng nhóm tác giả TS Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu và ThS Lê Thị Hồng Anh (Sở Giáo dục và Đào tạo TP Hồ Chí Minh) biên soạn đã hoạt động từ năm 2020. Đây là một dự án với các tour trải nghiệm gồm nhiều hoạt động giáo dục thực tế dành cho các học sinh ở các cấp học. Trên thực tế, hoạt động trải nghiệm trong chương trình giáo dục phổ thông mới như môn học độc lập bắt buộc với học sinh từ lớp 1 đến lớp 12 nhằm góp phần bồi dưỡng phẩm chất, phát triển năng lực học sinh theo tinh thần của Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Tuy nhiên việc dạy học bằng các hoạt động trải nghiệm đang gặp rất nhiều khó khăn. Vì vậy việc thiết kế các hoạt động trải nghiệm để dạy học là rất cần thiế. 1.2. Cơ sở lý luận 1.2.1. Phương pháp giáo dục trải nghiệm 1.2.1.1. Khái niệm hoạt động trải nghiệm Học trải nghiệm (experiential learning) hay còn gọi là “Giáo dục trải nghiệm” là một cách học thông qua làm, với quan niệm việc học là quá trình tạo ra tri thức mới trên cơ sở trải nghiệm thực tế, dựa trên những đánh giá, phân tích trên những kinh nghiệm, kiến thức sẵn có. Theo Tiến sĩ Trần Thị Gái và Tiến sĩ Phan Thị Thanh Hội: “Hoạt động trải nghiệm có thể định nghĩa là hành động trong đó chủ thể được tham gia trực tiếp một sự kiện hoặc tương tác trực tiếp với các đối tượng nào đó, qua đó hình thành được kiến thức, kỹ năng, xúc cảm về sự kiện, đối tượng đó. HĐTN trong dạy học là HS thực hiện các nhiệm vụ học tập với sự tham gia trực tiếp, tích cực hoặc tương tác trực tiếp với đối tượng học tập nhằm hình thành kiến thức, kỹ năng, năng lực và xúc cảm với đối tượng học tập”. 1.2.1.2. Bản chất và vai trò của HĐTN Bản chất của HĐTN: Là tổ chức cho HS tiến hành các hành động (cá nhân hoặc nhóm), HS được tương tác thực với đối tượng trong các hoàn cảnh nhất định và suy ngẫm về những điều đã làm. Trong quá trình HĐ, có sự tương tác giữa kinh nghiệm đã có với kinh nghiệm tiếp thu được hiện tại, từ đó hình thành kinh nghiệm mới và sử dụng kinh nghiệm này để giải quyết một tình huống mới, một nhiệm vụ mới. Theo cách hiểu này, HĐTN chính là cách dạy, cách học bằng trải nghiệm. 5
  10. Vai trò của HĐTN: HĐTN trong dạy học là nhiệm vụ học tập trong đó HS được độc lập thực hiện hoặc tham gia tích cực vào tất các khâu từ đề xuất ý tưởng, thiết kế kế hoạch, tổ chức và đánh giá kết quả thực hiện. Qua đó, HS vừa chiếm lĩnh kiến thức, vừa phát triển kỹ năng, năng lực và hình thành các phẩm chất. Trong quá trình HS trải nghiệm, GV đóng vai trò như người tạo động lực cho người học. Các HĐTN thường được tổ chức theo một chu trình. Ở giai đoạn bắt đầu, HS vận dụng kinh nghiệm vốn có của bản thân để giải quyết vấn đề học tập và ở giai đoạn kết thúc, HS có thể vận dụng kiến thức, kinh nghiệm đã học để giải quyết một cách linh hoạt, chủ động, sáng tạo những vấn đề thực tiễn đời sống và xã hội. 1.2.1.3. Mô hình học tập trải nghiệm Mô hình GDTN của David Kolb (1984) gồm 4 giai đoạn, trong đó người học thử nghiệm và điều chỉnh các khái niệm mới như là kết quả của các hoạt động phản hồi và hình thành khái niệm. Bốn giai đoạn đó là: Giai đoạn thứ 1: Trải nghiệm cụ thể Giai đoạn thứ 2: Quan sát phản ánh Giai đoạn thứ 3: Trừu tượng hóa khái niệm Giai đoạn thứ 4: Thử nghiệm tích cực Trong mô hình này thường bắt đầu với sự tham gia của cá nhân người học trong giai đoạn trải nghiệm cụ thể, xuất phát từ kinh nghiệm của bản thân, thông qua trải nghiệm, HS sẽ bổ sung kinh nghiệm đã có hoặc tạo ra kinh nghiệm mới. Người học sẽ phản ánh kinh nghiệm này từ nhiều quan điểm khác nhau và tìm hiểu ý nghĩa của nó. Sau phản ánh này, người học rút ra các kết luận hợp lí (khái niệm trừu tượng) và có thể thêm lí thuyết của người khác vào cấu trúc lí thuyết của mình. Những kết luận này sẽ tiếp tục được thử nghiệm để hình thành các kinh nghiệm mới. Các giai đoạn này cứ lặp đi lặp lại cho đến khi đạt được mục tiêu học tập. Vì vậy, học tập trải nghiệm sẽ định hướng cho người học khả năng tự học và phát triển NL tự học suốt đời. 1.2.1.4.Các dạng hoạt động trải nghiệm trong học tập môn Sinh học ở trường phổ thông Để xác định dạng HĐTN, có thể căn cứ mục tiêu và mức độ trải nghiệm của HS trong quá trình HĐ. Tương ứng với các giai đoạn trong chu trình trải nghiệm là các dạng hoạt động đặc trưng. Cụ thể: Các HĐ với các mức độ trải nghiệm Các giai đoạn Mục tiêu tăng dần Quan sát → Đóng vai/trò chơi → Mô Trải nghiệm Trải nghiệm để rút ra phỏng →Thực hành: Thí nghiệm/ đo cụ thể kinh nghiệm đạc/đo lường/ giải phẫu/ làm tiêu bản/ → Tham quan /Thực địa 6
  11. Hỏi đáp →Thảo luận → Tranh luận Quan sát phản Suy ngẫm và chia sẻ → Seminar khoa học →Viết biên bản/ ánh kinh nghiệm Viết nhật kí học tập Nghe giảng →Bài tập lí thuyết → Đề Trừu tượng hóa Tạo ra hoặc sửa đổi xuất dự án → Xây dựng mô hình lí khái niệm khái niệm trong tư duy thuyết Thử nghiệm khái niệm Thiết kế mô phỏng →Nghiên cứu Thử nghiệm trong tình huống thực trường hợp →Bài tập thực tiễn tích cực tiễn hoặc lập kế hoạch →Tham quan/ Thực địa → Dự án cho trải nghiệm mới 1.2.2. Lý thuyết năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn. 1.2.2.1. Khái niệm năng lực và năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn * Khái niệm năng lực (NL) Theo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể 2018 của Bộ GD&ĐT đã đưa ra khái niệm năng lực như sau:“Năng lực là thuộc tính cá nhân được hình thành, phát triển nhờ tố chất sẵn có và quá trình học tập, rèn luyện, cho phép con người huy động tổng hợp các kiến thức, kĩ năng và các thuộc tính cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí,...” * Khái niệm năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn (NLVDKT) Theo tác giả Phan Thị Thanh Hội và Nguyễn Thị Tuyết Mai:“Vận dụng kiến thức vào thực tiễn là quá trình đem tri thức áp dụng vào những hoạt động của con người nhằm tạo ra những điều kiện cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của xã hội”. Theo tác giả Nguyễn Công Khanh, Đào Thị Oanh: “ NLVDKT là khả năng của bản thân người học tự giải quyết những vấn đề đặt ra một cách nhanh chóng và hiệu quả bằng cách áp dụng kiến thức lĩnh hội vào những tình huống, những hoạt động thực tiễn để tìm hiểu thế giới xung quanh và khả năng biến đổi nó”. NLVDKT thể hiện phẩm chất, nhân cách của con người trong quá trình hoạt động để thỏa mãn nhu cầu chiếm lĩnh tri thức. Tóm lại: NLVDKT vào thực tiễn là khả năng vận dụng tổng hợp kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo và sự hiểu biết của mình vào để giải quyết các vấn đề, sự việc có liên quan đến thực tiễn xã hội một cách có hiệu quả. 1.2.2.2. Vai trò của việc vận dụng kiến thức học tập vào thực tiễn - Nắm vững kiến thức lí thuyết được học để vận dụng những kiến thức đó vào giải quyết các bài tập, để xây dựng kiến thức cho bài học mới, liên hệ kiến thức được học để vận dụng vào việc giải quyết vấn đề thực tiễn. Có các kiến thức thực tiễn sẽ thúc đẩy việc gắn kết các kiến thức lý thuyết và thực hành trong nhà trường với cuộc sống thực tiễn giúp các em “học đi đôi với hành”. - Có kĩ năng quan sát, thu thập, phân tích và xử lý thông tin, phát triển kĩ năng nghiên cứu thực tiễn, luôn tích cực, chủ động trong việc giải quyết những vấn đề đặt ra trong cuộc sống. 7
  12. - HS tự tìm hiểu, giải thích các hiện tượng đời sống thực tiễn, đặt các giả thuyết và nghiên cứu để giải quyết vấn đề. - HS tiếp nhận kiến thức đó một cách tự nhiên, không bị ràng buộc làm nhớ kiến thức lâu hơn, hiểu được tầm quan trọng của kiến thức trong thực tiễn để tạo hứng thú, tích cực chủ động trong việc học tập và tìm hiểu kiến thức mới. - HS hiểu biết về thế giới tự nhiên và giải quyết các tình huống hoặc vấn đề, bài tập hóa học gắn với cuộc sống chúng ta bằng việc VDKT đã được học ở trường lớp hoặc môn học để giáo dục học sinh có ý thức được hành động của bản thân, có trách nhiệm với chính mình, với gia đình, nhà trường và xã hội trong cuộc sống hiện tại cũng như tương lai sau này của HS. 1.2.2.3.Cấu trúc và biểu hiện của năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn Theo tác giả Phan Thị Thanh Hội, NL VDKT vào thực tiễn có cấu trúc và các mức độ biểu hiện như sau: Các năng lực thành Các biểu hiện của năng lực VDKT vào thực tiễn phần Phát hiện được vấn đề - HS phát hiện được vấn đề có liên quan đến thực tiễn, trong thực tiễn phân tích và làm rõ nội dung của vấn đề - HS thiết lập được mối quan hệ giữa kiến thức đã học Xác định các vấn đề liên hoặc kiến thức cần tìm hiểu với vấn đề thực tiễn, quan đến thực tiễn - HS sắp xếp những nội dung kiến thức liên quan một cách logic, khoa học. Đề xuất biện pháp giải - HS đề xuất các giải pháp giải quyết vấn đề: quyết vấn đề thực tiễn và + Nêu các căn cứ để đưa ra biện pháp giải quyết đó. báo cáo giải trình biện + Lập luận logic, chặt chẽ để trình bày giải pháp giải pháp đề xuất quyết vấn đề thực tiễn. Thực hiện giải quyết - HS có thể điều tra, khảo sát thực địa làm thí nghiệm, vấn đề và thảo luận, báo quan sát để nghiên cứu sâu vấn đề. cáo kết quả giải quyết - Báo cáo, thảo luận kết quả giải quyết, rút kinh nghiệm. 1.2.2.4. Một số phương pháp dạy học tích cực phát triển năng lực vận dụng kiến thức trong dạy học môn Sinh học - Sử dụng câu hỏi- bài tập. - Sử dụng bài tập tình huống. - Dạy học giải quyết vấn đề - Dạy học thông qua thực hành thí nghiệm - Dạy học dự án - Dạy học bằng các hoạt động trải nghiệm,…. 8
  13. 1.2.3. Các biện pháp sơ cấp cứu cơ bản 1.2.3.1. Khái niệm sơ cấp cứu Sơ cấp cứu ban đầu là sự trợ giúp ban đầu, ngay lập tức cho người bệnh hoặc nạn nhân cho đến khi họ được chăm sóc bởi nhân viên y tế chuyên nghiệp. Đó không chỉ là những xử trí ban đầu đối với chấn thương của nạn nhân mà còn là sự chăm sóc ban đầu khác như trấn an tâm lý đối với nạn nhân và những người chứng kiến sự kiện tại nạn, người thân của nạn nhân. Sơ cứu thường bao gồm các thủ thuật đơn giản, thông thường dễ thực hiện. Sơ cứu nhằm giữ cho tình trạng sức khỏe của nạn nhân không trở nên nguy kịch hơn và nó không thay thế cho việc điều trị y tế. Sơ cứu được xem như là một phần trong chăm sóc cấp cứu nhằm mục đích: Làm tăng khả năng sống sót; Ngăn ngừa khả năng nặng lên của thương tật; Góp phần ổn định sức khỏe cho nạn nhân. 1.2.3.2.. Các bước sơ cấp cứu - Nhận định tình huống: Quan sát hiện trường xem có vấn đề nguy hiểm hay không, có một người bị nạn hay nhiều người bị nạn, tình huống xảy ra có xa hay gần trung tâm y tế, mức độ đã được trợ giúp ra sao. - Lập kế hoạch chuẩn bị sơ cấp cứu nạn nhân. - Thực hiện theo kế hoạch sơ cấp cứu và hỗ trợ nạn nhân như: hà hơi thổi ngạt, ép tim ngoài lồng ngực. - Đánh giá lại kết quả vừa cấp cứu xem tình trạng sức khoẻ của nạn nhân có được cải thiện không. Thông báo cho gia đình hoặc người thân, người giám hộ hợp pháp của nạn nhân càng sớm càng tốt. Trấn an và giải thích cho nạn nhân được sơ cứu. Hoàn tất thủ tục báo cáo sự việc xảy ra. 1.2.3.3. Kỹ thuật và cách tiến hành một số biện pháp sơ cấp cứu cơ bản. * Cầm máu bằng garo Garo là phương pháp cầm máu tạm thời bằng dây cao su hoặc dây vải xoắn chặt vào đoạn chi, để làm ngừng sự lưu thông máu từ phía trên xuống phía dưới của chi. Nếu thực hiện garo không đúng cách có thể làm cả đoạn chi bị hoại tử, phải cắt bỏ. - Cách đặt garo: +Ấn động mạch ở phía trên vết thương để tạm thời cầm máu. + Lót vải hoặc gạc ở chỗ định đặt garo hoặc dùng ngay ống quần, ống tay áo để lót. + Đặt garô và xoắn dần (nếu là dây vải), bỏ tay ấn động mạch rồi vừa xoắn vừa theo dõi mạch ở dưới hoặc theo dõi máu chảy ở vết thương. Nếu mạch ngừng đập hoặc máu ngừng chảy là được. Khi đã xoắn vừa đủ chặt thì cố định que xoắn. Nếu là dây cao su thì chỉ cần cuốn nhiều vòng tương đối chặt rồi buộc cố định. +Băng ép vết thương và làm các thủ tục hành chính cần thiết. 9
  14. *Hóc dị vật đường hô hấp - Ngạt thở do hóc dị vật có thể là một trường hợp khẩn cấp đi dọa tính mạng trẻ em cũng như người lớn. Một vật thể rắn hoặc bán rắn rơi vào đường thở, nằm trong thanh quan hoặc khí quản khiến cho bệnh nhân bị ngạt thở. - Nếu trẻ bị hóc dị vật nhưng vẫn thở, bạn hãy để trẻ ho ra dị vật nếu có thể. Nếu trẻ không tự ho ra được, bạn hãy gọi điện thoại cấp cứu và cố gắng đánh bật dị vật ra ngoài bằng động tác vỗ lưng và ấn ngực. - Phương pháp vỗ lưng: + Đặt bé trên đùi hoặc cánh tay của bạn, đầu chúc xuống thấp hơn ngực + Dùng gốc bàn tay vỗ mạnh 5 cái vào vùng lưng giữa 2 xương bả vai + Kiểm tra miệng và lấy bất cứ thứ gù vừa xuất hiện + Nếu biện pháp vỗ lưng không hiệu quả chuyển sang động tác ấn ngực. - Phương pháp đẩy ngực: +Đặt bé nằm ngửa trên đùi hoặc cánh tay của bạn, đầu chúc xuống thấp hơn ngực. +Dùng 2 ngón tay ấn 5 lần vào nữa dưới xương ức. +Nếu đường thở vẫn tắc thì làm luân phiên 5 lần vỗ lưng, 5 lần ấn ngực đến khi dị vật được đẩy ra 10
  15. *Ép tim ngoài lồng ngực - Ngừng tuần hoàn hô hấp có thể xảy ra ở những người không mắc bệnh tim mạch và ở mọi lứa tuổi. Khi rơi vào trạng thái ngừng tuần hoàn, nạn nhân sẽ đối diện với nguy cơ thiếu máu mang oxy tới cơ quan. Đây cũng là nguyên nhân gây tử vong hoặc biến chứng tổn thương não vĩnh viễn trong thời gian ngắn, chỉ vài phút. Tuy nhiên, nếu phát hiện sớm và cấp cứu nhanh chóng, đúng cách thì nạn nhân vẫn có thể thoát được những mối nguy này. Ép tim là một biện pháp cấp cứu cấp bách và hữu hiệu. - Cách tiền hành: + Người thực hiện đặt hai tay lên nhau, gốc bàn tay dưới tại vị trí ép tim, khuỷu tay để thẳng, ấn vuông góc sao cho lồng ngực nạn nhân lún xuống khoảng 5-6 cm ở người lớn. Sau mỗi nhịp ép, cần nhấc tay lên để cho ngực nạn nhân trở lại vị trí ban đầu rồi mới thực hiện lần ép tim tiếp theo. +Tần số: 30 lần ép tim/2 lần thổi ngạt; tần số ép tim 100-120 lần/phút đối với người lớn; trẻ em tùy theo tuổi, tần số tăng dần. 11
  16. *Hà hơi thổi ngạt - Phương pháp thổi ngạt tuy đơn giản, nhưng có thể cứu người bị ngưng thở hoặc suy hô hấp đột ngột khi không có phương tiện cấp cứu hỗ trợ. Mục đích của phương pháp thổi ngạt là thổi một lượng khí thở ra của người cấp cứu vào phổi người bệnh bằng cách áp miệng vào mũi hoặc miệng người bệnh. - Cách tiến hành: +Một tay bịt mũi, một tay kéo hàm xuống dưới để mở miệng nạn nhân. + Sau đó hít hơi thật sâu rồi ngậm chặt miệng nạn nhân và thổi hết hơi + Quan sát lồng ngực bệnh nhân có di chuyển lên xuống trong lúc thổi ngạt hay không và tiến hành lặp lại liên tục. 1.3. Cơ sở thực tiễn 1.3.1. Hiểu biết lí thuyết về phương pháp giáo dục trải nghiệm Để biết được thực trạng của các GV về hiểu biết lý thuyết về phương pháp GDTN trong dạy học tôi đã khảo sát ý kiến của 39 giáo viên của các trường THPT trên địa bàn công tác bằng hệ thống câu hỏi thông qua phiếu khảo sát ( theo đường link: https://forms.gle/p6eSfakEd74a9NsF9, kết hợp với phỏng vấn thu được kết quả như: 12
  17. Qua phân tích kết quả trên cho thấy cho thấy: + Đã có 41% GV nắm rõ về lý thuyết phương pháp GDTN, đa số là đã được tập huấn lý thuyết nhưng không nhớ nhiều (46,2%), vẫn còn 12,8% không nắm rõ. Điều này cho thấy đã có nhiều GV áp dụng PPDH mới này vào thực tiễn dạy học. Bên cạnh đó vẫn còn số lượng GV vẫn chưa sử dụng phương pháp GDTN vào dạy học mặc dù PP này đáp ứng rất tốt mục tiêu GDPT 2018. 1.3.2.Thực trạng việc thiết kế và sử dụng các hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn sinh học trong các trường THPT trên địa bàn công tác Để biết được thực trạng của việc thiết kế và sử dụng các HĐTN trong dạy học tôi cũng đã khảo sát ý kiến của 39 giáo viên của các trường THPT trên địa bàn công tác bằng hệ thống câu hỏi thông qua phiếu khảo sát ( theo đường link: https://forms.gle/p6eSfakEd74a9NsF9, kết hợp với phỏng vấn thu được kết quả như Qua kết quả khảo sát trên cho thấy: - 100% GV đều thấy mức độ cần thiết khi vận dụng các HĐTN vào dạy học trong trường THPT, tuy nhiêm mức độ sử dụng nó trong thực tiễn dạy học lại còn rất ít: Chỉ có 33,3% GV thường xuyên áp dụng, vẫn có 2,6% GV ít khi sử dụng, đa phần GV (chiếm 64,1%) mới thỉnh thoảng áp dụng PP này vào dạy học. Qua trao đổi với GV kết hợp với kết quả khảo sát chúng tôi thấy rằng, nguyên nhân của thực trạng trên là do: GV gặp nhiều khó khăn khi thiết kế và vận dụng các HDTN vào dạy học: Có đến 51,3% cho rằng việc thiết kế và vận dụng các HĐTN vào dạy học tốn quá nhiều thời gian, một số GV khác(chiếm 17,9%) phản ánh chương trình SGK còn nặng nên khó thiết kế các hoạt động phù hợp, bên cạnh đó CSVC thiết bị dạy 13
  18. học còn thiếu, chưa đáp ứng nhu cầu học tập, GV chưa có nhiều kinh nghiệm trong thiết kế và vận dụng các HĐTN,… - Khi dạy học phát triển năng lực VDKT đa phần GV lựa chọn các PPDH phù hợp như: Dùng câu hỏi có vấn đề, bài tập tình huống, bài tập dự án, thực hành- thí nghiệm, dạy học trải nghiệm. Tuy nhiên mức độ sử dụng các phương pháp này lại rất khác nhau: Chỉ vài PPDH GV dùng thường xuyên như: dùng câu hỏi có vấn đề ( chiếm 76,9%), bài tập tình huống( chiếm 59%), còn các PP khác như: Dạy học trải nghiệm, thực hành thí nghiệm,… thì chỉ thỉnh thoảng mới áp dụng, thậm chí còn có GV chưa bao giờ sử dụng PP thực hành thí nghiệm( chiếm 15,3%), bài tập dự án( chiếm 7,6%). Tóm lại việc vận dụng các HĐTN để dạy học nhằm phát huy năng lực VDKT để giáo dục kỹ năng sống cho HS là rất cần thiết, rất phù hợp với xu thế giáo dục hiện đại. Vì vậy việc thiết kế và sử dụng các HDTN vào dạy học là rất cần thiết. Khi áp dụng GV linh hoạt sử dụng kết hợp các PPDH phù hợp để cho kết quả cao trong học tập nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. 1.3.3. Thực trạng việc sử dụng các biện pháp sơ cấp cứu của các em học sinh THPT. Để nắm được thực trạng sử dụng các biện pháp sơ cấp cứu của các em HS khi gặp các tai nạn thương tích, tôi đã tiến hành điều tra bằng phiếu khảo sát đối với 189 em HS tại đơn vị công tác( link khảo sát: https://forms.gle/pUK8oBE2xYkq42M87), kết hợp với phỏng vấn trực tiếp, đã thu được kết quả như sau: Qua điều tra cho thấy gần như 100% thấy được mực độ cần thiết khi sử dụng các biện pháp sơ cấp cứu khi gặp các tai nạn thường gặp. Và trong thực thực tế đời sống các em(có 28 HS) đã chứng kiến rất nhiều và có 77 HS đã từng gặp trường hợp ngừng thở đột ngột và được hô hấp nhân tạo. Khi đã gặp thì em sẽ quan sát và học hỏi được một số kĩ năng cơ bản trong sơ cấp cứu các trường hợp đó. Tuy nhiên vẫn có rất nhiều em (84 học sinh) chưa từng gặp trường hợp này bao giờ, vậy khi gặp chắc hẳn sẽ không biết xử lý thế nào. Vì vậy dạy học phát triển kỹ năng sống là rất cần thiết đối với các em nhằm bảo vệ bản thân và bảo vệ những người xung quanh. 14
  19. Đã có 29 em học sinh (chiếm 15,3%) đã làm rất nhiều một trong số các biện pháp sơ cứu, và có 85 học sinh (chiếm 45%) đã từng áp dụng trong khi đó chỉ một số ít học sinh có kỹ năng tốt trong các biện pháp sơ cứu như : Cầm máu, hóc vị vật đường hô hấp,.... Đa phần học sinh biết làm nhưng kỹ năng chưa được tốt hoặc không có kỹ năng. Bên cạnh đó vẫn còn nhiều học sinh không biết làm kể cả biện pháp sơ cứu đơn giản như: Cầm máu (chiếm 8.5%) và có đến 79 em (chiếm 39,7%) chưa từng làm bao giờ. Vì vậy cung cấp kỹ thuật, các bước thực hiện và cho các em thực hành các biện pháp sơ cứu để biết làm và rèn luyện thêm kỹ năng để xừ lý các trường hợp gặp tai nạn thương tích ngoài thực tế là hết sức cần thiết và cấp bách. Qua kết quả trên, cho thấy vẫn còn giáo viên chưa nẵm rõ phương pháp GDTN và phương pháp này chưa được sử dụng thường xuyên. Vì vậy, việc tập trung nghiên cứu, thiết kế các HDTN để dạy học theo chương trình GDPT 2018 là rất cần thiết. Qua kết quả điều tra, tôi nhận thấy đa số GV thấy được sự cần thiết của việc vận dụng các HĐTN để tổ chức các hoạt động học tập của HS. Khi được trải nghiệm để tìm ra kiến thức sẽ kích thích tính sáng tạo, khả năng tự học, tự khám phá của HS. Tuy nhiên, thực tế việc thiết kế và sử dụng các HĐTN vào dạy học chưa được GV quan tâm đúng mức. Nguyên nhân của thực trạng này là do cơ sở vật chất phục vụ cho dạy học còn thiếu, năng lực học tập của HS không đồng đều, GV còn có tâm lý sợ khó, sợ mất thời gian và chưa có kỹ năng tốt để thiết kế các HĐTN trong dạy học. Thực tiễn nêu trên đã khẳng định việc thiết kế, vận dụng các HĐTN để dạy học Sinh học ở trường THPT là điều rất cần thiết. Chương 2: Vận dụng các hoạt động trải nghiệm vào dạy phần “ Tuần hoàn máu( Tuần hoàn ở ĐV)”- Sinh học 11 2.1. Khái quát nội dụng phần “Tuần hoàn ở ĐV”. 2.1.1. Các năng lực được hình thành trong phần “Tuần hoàn ở ĐV”. 2.1.1.1.Năng lực đặc thù * Nhận thức sinh học - Trình bày được khái quát hệ vận chuyển trong cơ thể động vật và nêu được một số dạng hệ vận chuyển ở các nhóm ĐV khác nhau. - Dựa vào hình ảnh, sơ đồ phân biệt các dạng tuần hoàn ở ĐV. 15
  20. - Mô tả được cấu tạo và hoạt động của hệ mạch, quá trình vận chuyển máu trong hệ mạch. - Trình bày được cấu tạo, hoạt động của tim và sự phù hợp giữ cấu tạo và chức năng của tim. Giải thích được khả năng tự phát nhịp gây nên tính tự động của tim - Nêu được hoạt động tim mạch được điều hòa bằng cơ chế thần kinh và thể dịch - Trình bày được vai trò của thể dục, thể thao đối với hệ tuần hoàn, kể tên một số bệnh thường gặp ở hệ tuần hoàn - Biết cách đếm nhịp tim, đo thân nhiệt và đo huyết áp. * Tìm hiểu thế giới sống: Tìm hiểu hệ tuần hoàn của các nhóm động vật, từ đó rút ra được chiều hướng tiến hóa của hệ tuần hoàn ở các nhóm ĐV. * Vận dụng kiến thức, kĩ năng: - Nhận thức rõ vai trò quan trọng của hệ tuần hoàn từ đó biết cách bảo vệ sức khỏe, đề xuất một số biện pháp bảo vệ sức khỏe tim mạch: như không lạm dụng rượu bia, tập thể dục thể thao,…. - Vận dụng kiến thức lý thuyết về hoạt động tim, mạch vào thực tiễn cuộc sống từ đó có ý thức tìm hiểu, tuyên truyền và phòng các bệnh về tim mạch, huyết áp. - Vận dụng đo một số chỉ tiêu sinh lí ở người từ đó chủ động chăm sóc sức khỏe cho mình và người thân. - Thông qua bài học rèn luyện được kĩ năng sơ cứu ban đầu như: cầm máu, hô hấp nhân tạo, ép tim, lấy dị vật ra khỏi đường hô hấp,….. 2.1.1.2. Năng lực chung: - Giao tiếp và hợp tác: Phân công và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân, nhóm. - Tự chủ và tự học: Tích cực chủ động tìm kiếm, đọc tài liệu về tuần hoàn máu ở động vật và tuần hoàn máu ở người. - Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thấy được mối quan hệ giữa chế độ dinh dưỡng, chế độ làm việc, nghỉ ngơi liên quan đến các bệnh về tim mạch, HA 2.1.2. Căn cứ để thiết kế và sử dụng các hoạt động trải nghiệm trong phần “Tuần hoàn ở ĐV”. Phần tuần hoàn máu ở động vật trong SGK Sinh học 11 bộ sách kết nối tri thức với cuộc sống gồm 2 bài: bài 10 và bài 11 giới thiệu lý thuyết về khái quát HTH; Các dạng HTH của động vật; Cấu tạo, hoạt động của tim và của hệ mạch; Điều hòa hoạt động tim mạch; Ứng dụng. Về phần thực hành: Giúp HS đo được một số chỉ tiêu sinh lý cơ bản như đếm nhịp tim, đo huyết áp; Mổ và quan sát được tính tự động của tim ở Ếch. Những phần kiến thức này liên quan trực tiếp đến cơ thể bản thân và rất dễ để học sinh vận dụng vào đời sống thực tiễn: Có ý thức tìm hiểu, tuyên truyền và phòng chống các bệnh về tim mạch, huyết áp; Vận dụng đo một số chỉ tiêu sinh lí ở người từ đó chủ động chăm sóc sức khỏe cho mình và người thân; Thông qua bài học rèn luyện được kĩ năng sơ cứu ban đầu như: cầm máu, hô hấp nhân tạo, ép tim, lấy dị vật ra khỏi đường hô hấp,….. Đây cũng chính là các cơ sở 16
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2