intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thiết kế chủ đề dạy học năng lượng hoá học trong chương trình Hoá học lớp 10

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:70

16
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu sáng kiến nhằm rèn luyện khả năng làm việc nhóm, nâng cao năng lực nhận thức và tư duy, giúp học sinh biết nắm bắt các kiến thức cốt lõi, bản chất, tìm ra mối liên hệ giữa các kiến thức và vận dụng sáng tạo trong việc giải quyết các vấn đề học tập và thực tiễn, chúng tôi đã nghiên cứu sử dụng các phương pháp dạy học tích cực và hệ thống câu hỏi, bài tập đánh giá năng lực trong chủ đề Năng lượng hoá học của chương trình Hóa học 10.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thiết kế chủ đề dạy học năng lượng hoá học trong chương trình Hoá học lớp 10

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT NAM ĐÀN 1 ------o0o------ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM THIẾT KẾ CHỦ ĐỀ DẠY HỌC NĂNG LƯỢNG HOÁ HỌC TRONG CHƯƠNG TRÌNH HOÁ HỌC LỚP 10 MÔN : HÓA HỌC GIÁO VIÊN THỰC HIỆN : 1. TRỊNH THỊ DIỆU THÚY 2. TRẦN THỊ LAN PHƯƠNG 3. TRẦN VĂN ÂN ĐIỆN THOẠI: 0948 374 418 - 0918 013 090 - 0976344244 NĂM HỌC 2022 - 2023 0
  2. PHẦN 1: MỞ ĐẦU I. Lý do chọn đề tài: Năm học 2022-2023, chương trình giáo dục phổ thông mới được triển khai ở cấp THPT, đây là một chương trình giáo dục được xây dựng theo hướng mở, lấy người học làm trung tâm. Chương trình giáo dục phổ thông mới cho phép địa phương chủ động trong việc triển khai kế hoạch giáo dục theo định hướng giáo dục trên địa bàn mình, cũng như tạo điều kiện những nhà biên soạn sách và người dạy phát huy được tính chủ động của họ. Ngoài nguyên lý giáo dục nền tảng bao gồm "học đi đôi với hành", "lý luận gắn liền với thực tiễn", "giáo dục ở nhà trường kết hợp với giáo dục ở gia đình và xã hội", chương trình còn chịu ảnh hưởng từ triết lý giáo dục "học để biết - học để làm - học để chung sống - học để tự khẳng định mình". Trong chương trình giáo dục phổ thông mới, ở cấp trung học phổ thông môn Hóa học là môn học thuộc giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp, được học sinh lựa chọn theo định hướng nghề nghiệp, sở thích và năng lực của bản thân. Hoá học 10 giúp học sinh hình thành và phát triển cả ba thành phần của năng lực hoá học, bao gồm nhận thức, tìm hiểu và vận dụng. Chương trình Hoá học 10 tập trung vào kiến thức cơ sở hoá học chung. Các nội dung này giúp HS nhận định tính hệ thống, quy luật của chất và quá trình biến đổi chất qua các chủ đề: Cấu tạo nguyên tử; Bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học; Liên kết hoá học; Phản ứng oxi hoá - khử; Năng lượng hoá học; Tốc độ phản ứng hoá học và sau phần cơ sở hoá học chung là chủ đề hoá học vô cơ Nguyên tố nhóm VIIA. Trong các chủ đề đó thì Năng lượng hoá học là một nội dung rất mới, lần đầu được đưa vào giảng dạy trong chương trình Hoá học đại trà, do đó chúng tôi đã chọn đề tài “THIẾT KẾ CHỦ ĐỀ DẠY HỌC NĂNG LƯỢNG HOÁ HỌC TRONG CHƯƠNG TRÌNH HOÁ HỌC LỚP 10” nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn Hoá học trong giai đoạn mới. II. Mục đích, nhiệm vụ của đề tài 1. Mục đích Để rèn luyện khả năng làm việc nhóm, nâng cao năng lực nhận thức và tư duy, giúp học sinh biết nắm bắt các kiến thức cốt lõi, bản chất, tìm ra mối liên hệ giữa các kiến thức và vận dụng sáng tạo trong việc giải quyết các vấn đề học tập và thực tiễn, chúng tôi đã nghiên cứu sử dụng các phương pháp dạy học tích cực và hệ thống câu hỏi, bài tập đánh giá năng lực trong chủ đề Năng lượng hoá học của chương trình Hóa học 10. 2. Nhiệm vụ - Nghiên cứu các nội dung lí luận liên quan đến đề tài như: dạy học chủ đề, các mô hình, phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực: STEM, dự án, lược đồ tư duy, lớp học đảo ngược, theo góc, mảnh ghép, khăn trải bàn… 1
  3. - Xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập đánh giá năng lực chủ đề Năng lượng hoá học. - Nghiên cứu vận dụng các hình thức và phương pháp dạy học để thiết kế hoạt động học tập chủ đề Năng lượng hoá học. - Thực nghiệm sư phạm đánh giá tính phù hợp và hiệu quả các đề xuất. III. Đối tượng nghiên cứu 1. Đối tượng nghiên cứu Quá trình dạy hoc chủ đề Năng lượng hoá học trong chương trình Hóa học lớp 10. 2. Giả thuyết khoa học Khả năng làm việc nhóm, năng lực nhận thức và tư duy, khả năng vận dụng kiến thức các môn học vào thực tiễn của HS cũng như chất lượng các bài học về Năng lượng hoá học sẽ được nâng cao khi giáo viên sử dụng dạy học chủ đề có sử dụng hệ thống câu hỏi, bài tập đánh giá năng lực phối hợp các phương pháp dạy học tích cực khác. IV. Phương pháp nghiên cứu 1. Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý thuyết Nghiên cứu các tài liệu về lý luận dạy học có liên quan đến đề tài. Sử dụng phối hợp các phương pháp phân tích, đánh giá, tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa… các tài liệu đã thu thập được từ các nguồn khác nhau. 2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn Điều tra, phỏng vấn giáo viên và học sinh về thực trạng việc sử dụng câu hỏi, bài tập đánh giá năng lực trong dạy học hóa học. Quan sát quá trình học tập của học sinh qua các giờ học, phỏng vấn học sinh. Thực nghiệm sư phạm đánh giá hiệu quả và tính khả thi của các phương pháp đề xuất trong đề tài. V. Những đóng góp của đề tài Thiết kế chủ đề dạy học Năng lượng hoá học trong chương trình Hóa học lớp 10 theo hướng phát triển năng lực. 2
  4. PHẦN II : NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Xây dựng chủ đề dạy học 1.1.1. Vai trò của DH theo chủ đề trong tiến trình đổi mới giáo dục hiện nay. DH theo chủ đề là một mô hình mới cho hoạt động lớp học thay thế cho lớp học truyền thống bằng việc chú trọng những nội dung học tập có tính tổng quát, liên quan đến nhiều lĩnh vực, với trung tâm tập trung vào học sinh và nội dung tích hợp với những vấn đề, những thực hành gắn liền với thực tiễn. Với phương pháp học theo chủ đề, học sinh được học tập theo từng chủ đề và nghiên cứu sâu các chủ đề dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Các em được giao bài tập hoặc bài thực nghiệm làm việc theo từng nhóm với từng đề án riêng của môn học. Với phương pháp học này, việc thảo luận và hợp tác tìm ra giải pháp cho vấn đề giúp các em phát triển khả năng học độc lập rất nhiều. Chính quá trình tự khám phá và thực hành, các em hiểu biết vấn đề sâu hơn là chỉ nghe giảng và chép bài. Với cách tiếp cận DH theo chủ đề, học sinh không những được tăng cường tích hợp các vấn đề cuộc sống, thời sự vào bài giảng mà còn tăng cường sự vận dụng kiến thức của học sinh sau quá trình học vào giải quyết các vấn đề thực tiễn, rèn luyện các kỹ năng sống vốn rất cần cho trẻ hiện nay. DH theo chủ đề ở bậc THPT là sự cố gắng tăng cường tích hợp kiến thức, làm cho kiến thức có mối liên hệ mạng lưới nhiều chiều; là sự tích hợp vào nội dung những ứng dụng kĩ thuật và đời sống thông dụng làm cho nội dung học có ý nghĩa hơn, hấp dẫn hơn. Nói một cách hoa mỹ, thì đó là việc “thổi hơi thở” của cuộc sống vào những kiến thức cổ điển, nâng cao chất lượng “cuộc sống thật” trong các bài học. 1.1.2. Các bước để xây dựng một chủ đề DH Bước 1. Xác định chủ đề. Bước 2. Xác định mục tiêu cần đạt của chủ đề. Bước 3. Xây dựng bảng mô tả. Bước 4. Biên soạn câu hỏi/bài tập. Bước 5. Xây dựng kế hoạch thực hiện chủ đề. Bước 6. Tổ chức thực hiện chủ đề. 1.2. Một số mô hình, phương pháp và kỹ thuật DH tích cực 1.2.1. Mô hình giáo dục STEM Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 khẳng định: Giáo dục STEM là mô hình giáo dục dựa trên cách tiếp cận liên môn, giúp học sinh áp dụng các kiến thức khoa học, công nghệ, kĩ thuật và toán học vào giải quyết một số vấn đề thực tiễn trong bối cảnh cụ thể. 3
  5. Thông qua thực hành và ứng dụng liên môn, các đơn vị giáo dục thay vì dạy các môn rời rạc lại kết hợp chúng lại thành một mô hình học gắn kết với các ứng dụng thực tiễn. Nhờ đó học sinh vừa có kiến thức chuyên sâu vừa vận dụng chúng vào thực tiễn. Các em học sinh không chỉ biết tới lý thuyết mà còn có thể thực hành một cách chính xác, thuần thục. Giáo dục theo phương thức Stem có thể phá bỏ khoảng cách giữa hàn lâm và thực tiễn để giúp con người có năng lực đủ để làm việc trong các môi trường có tính sáng tạo cũng như đòi hỏi cao trong trí óc con người ở thế kỷ 21. 1.2.2. Mô hình lớp học đảo ngược Lớp học đảo ngược (Flipped classroom) là một phương pháp đào tạo mới trong đó cung cấp nội dung học tập cho người học học tập trước khi vào lớp. Với hình thực dạy học này, tài liệu học tập được giáo viên cung cấp trên hệ thống eLearning, học sinh sẽ học tập ở hai không gian trong và ngoài phạm vi lớp học, làm tăng thời lượng và hiểu quả học tập. Lớp học đảo ngược chuyển sự hướng dẫn học tập sang mô hình lấy người học làm trung tâm. Với 6 cấp độ học tập trong thang Bloom, trong lớp học đảo ngược, học sinh sẽ chú trọng nhớ và hiểu ngoài lớp học qua các bài giảng trực tuyến, sau đó, khi đến lớp, học sinh dùng thời gian lên lớp để khám phá sâu hơn các chủ đề dưới sự giúp đỡ của giáo viên. Tại lớp học, giáo viên sẽ chú trọng giúp học sinh ứng dụng, phân tích, đánh giá và sáng tạo. Điều này ngược lại với lớp học truyền thống rất chú trọng giúp người học hiểu và nhớ lý thuyết tại lớp. 1.2.3. DH giải quyết vấn đề Trong môn Hoá học, có thể vận dụng DH giải quyết vấn đề trong hoạt động khám phá kiến thức mới, hoạt động ôn tập, luyện tập, vận dụng mở rộng. Đồng thời cũng có thể được sử dụng như là một tư tưởng xuyên suốt của cả bài học, khi vấn đề được đặt ra trong hoạt động khởi động nhằm tạo hứng thú và gắn kết HS vào bài học, thông qua các hoạt động khám phá kiến thức mới theo dẫn dắt của GV, HS giải quyết được vấn đề được đặt ra ban đầu, từ đó HS vận dụng để giải quyết những vấn đề tương tự trong tình huống mới. 1.2.4. DH dự án. DH dự án là phương pháp DH tích cực rất phù hợp để tổ chức DH các chủ đề/ bài học STEM đòi hỏi chế tạo sản phẩm. Không gian thực hiện các nhiệm vụ dự án thường mở và kéo dài vượt thời gian trong khuôn khổ tiết học. Để thực hiện dược cần có sự bố trí hợp lí thời gian trên lớp và thời gian ở nhà. Trong phương pháp học tập theo dự án, học sinh giải quyết một vấn đề, nhưng trọng tâm là sản phẩm mà học sinh cần phải tạo ra. Phương pháp DH theo dự án là một hình thức DH mà học sinh được học dưới sự điều khiển và giúp đỡ của các giáo viên, nhưng phải tự giải quyết nhiệm vụ học của mình, nó đòi hỏi sự kết hợp cả về mặt lý thuyết và thực hành. Thông qua quá trình nó sẽ tạo ra những sản phẩm học tập. Có thể nói, DH theo dự án là một mô hình học tập hiện đại mà học sinh được làm trung tâm của buổi học. Các giáo viên sẽ hướng dẫn thực hiện nhằm giúp phát triển kiến thức cùng các kỹ năng của các em thông qua các nhiệm vụ học tập. Các học sinh được khuyến khích tìm tòi và thực hành kiến thức được học để tạo ra các sản phẩm của chính mình. Đây là một chương trình học xây dựng dựa trên những câu hỏi 4
  6. quan trọng và được lồng ghép các nội dung chuẩn. 1.2.5. DH thực hành trong hóa học. Trong giờ thực hành hoá học của chương trình hiện hành, GV thường tổ chức cho HS thực hành thí nghiệm theo hướng dẫn. Tuy nhiên, để phát triển NL cho HS, nên xây dựng bài thực hành dưới dạng bài tập thực nghiệm, các tình huống có vấn đề,.., trong đó HS không chỉ rèn luyện các kĩ năng thực hành mà còn có nhiều cơ hội để phát triển kĩ năng tư duy bậc cao như đặt câu hỏi, nêu giả thuyết, kĩ năng siêu nhận thức. Đồng thời, GV có thể xây dựng và sử dụng các bài tập thực nghiệm để HS vận dụng kiến thức kĩ năng đã học để giải quyết các vấn đề cụ thể về mặt thực nghiệm trong môn Hoá học. 1.2.6. DH khám phá. Bản chất của dạy khám phá là thông qua các hoạt động học, HS tự tìm tòi, khám phá phát hiện ra tri thức mới dưới sự định hướng của GV. Việc sử dụng thí nghiệm trong quá trình khám phá kiến thức mới là một trong những đặc trưng của môn Hoá học. Trong đó đó, thí nghiệm có thể được sử dụng để kiểm chứng các phán đoán, nghiên cứu và tìm hiểu các kiến thức mới hoặc giải quyết vấn đề được đặt ra ban đầu (sử dụng thí nghiệm theo PP kiểm chứng, nghiên cứu hoặc giải quyết vấn đề). DH khám phá qua sử dụng thí nghiệm có thể được tổ chức dưới dạng nhiệm vụ trong DH hợp tác, trong góc trải nghiệm khi tổ chức DH học theo góc,… 1.2.7. Kĩ thuật khăn trải bàn. Kĩ thuật khăn trải bàn là cách thức tổ chức hoạt động học tập mang tính hợp tác, kết hợp giữa hoạt động cá nhân và nhóm. HS sử dụng giấy khổ lớn để ghi nhận ý kiến cá nhân, ý kiến thống nhất chung của nhóm vào các phần được bố trí như khăn trải bàn. 1.2.8. Kĩ thuật mảnh ghép. Kĩ thuật mảnh ghép là cách thức tổ chức hoạt động học tập hợp tác trong đó HS sẽ hoàn thành một nhiệm vụ phức hợp qua hai vòng. Đầu tiên, HS hoạt động theo nhóm để giải quyết các nhiệm vụ thành phần sao cho mỗi cá nhân trở thành chuyên gia của vấn đề được giao. Sau đó, chuyên gia thuộc các vấn đề khác nhau sẽ kết hợp trong nhóm mới, chia sẻ lại vấn đề đã tìm hiểu để cùng giải quyết nhiệm vụ phức hợp ban đầu. 1.2.9. Sơ đồ tư duy. Sơ đồ tư duy là một hình thức trình bày thông tin trực quan. Thông tin được sắp theo thứ tự ưu tiên và biểu diễn bằng các từ khoá, hình ảnh… Thông thường, chủ đề hoặc ý tưởng chính được đặt ở giữa, các nội dung hoặc ý triển khai được sắp xếp vào các nhánh chính và nhánh phụ xung quanh. Có thể vẽ sơ đồ tư duy trên giấy, bảng hoặc thực hiện trên máy tính. 1.3. Các năng lực được đánh giá của học sinh thông qua hình thức đánh giá theo định hướng năng lực Năng lực của học sinh phổ thông chính là khả năng vận dụng kết hợp kiến thức, kĩ năng và thái độ để thực hiện tốt các nhiệm vụ học tập, giải quyết có hiệu quả những vấn đề có thực trong cuộc sống của các em. 5
  7. 1.3.1. Đánh giá theo năng lực Đánh giá kết quả học tập theo năng lực cần chú trọng khả năng vận dụng sáng tạo tri thức trong những tình huống ứng dụng khác nhau. Hay nói cách khác, đánh giá theo năng lực là đánh giá kiến thức, kỹ năng và thái độ trong bối cảnh có ý nghĩa. Đánh giá năng lực được coi là bước phát triển cao hơn so với đánh giá kiến thức, kỹ năng. Để chứng minh HS có năng lực ở một mức độ nào đó, phải tạo cơ hội cho HS được giải quyết vấn đề trong tình huống mang tính thực tiễn. Khi đó HS vừa phải vận dụng những kiến thức, kỹ năng đã được học ở nhà trường, vừa phải dùng những kinh nghiệm của bản thân thu được từ những trải nghiệm bên ngoài nhà trường (gia đình, cộng đồng và xã hội). Như vậy, thông qua việc hoàn thành một nhiệm vụ trong bối cảnh thực, người ta có thể đồng thời đánh giá được cả kỹ năng nhận thức, kỹ năng thực hiện và những giá trị, tình cảm của người học. Mặt khác, đánh giá năng lực không hoàn toàn phải dựa vào chương trình giáo dục môn học như đánh giá kiến thức, kỹ năng, bởi năng lực là tổng hòa, kết tinh kiến thức, kỹ năng, thái độ, tình cảm, giá trị, chuẩn mực đạo đức,… được hình thành từ nhiều lĩnh vực học tập và từ sự phát triển tự nhiên về mặt xã hội của một con người. 1.3.2. Các năng lực được đánh giá của học sinh thông qua hình thức đánh giá theo định hướng năng lực 1.3.2.1. Năng lực chung cốt lõi Năng lực chung là những năng lực cơ bản, thiết yếu hoặc cốt lõi, làm nền tảng cho mọi hoạt động của con người trong cuộc sống và lao động nghề nghiệp. Qua nghiên cứu, tham khảo kinh nghiệm các nước phát triển. đối chiếu với yêu cầu và điều kiện giáo dục trong nước những năm sắp tới, các nhà khoa học giáo dục Việt Nam đã đề xuất định hướng chuẩn đầu ra về phẩm chất và năng lực của chương trình giáo dục trung học phổ thông những năm sắp tới như sau: - Năng lực tự học - Năng lực giải quyết vấn đề - Năng lực tư duy, sáng tạo - Năng lực tự quản lý - Năng lực giao tiếp - Năng lực hợp tác - Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông - Năng lực sử dụng ngôn ngữ - Năng lực tính toán 1.3.2.2. Năng lực chuyên biệt của môn Hoá học - Tri thức về Hoá học - Năng lực nghiên cứu Hoá học - Năng lực thực hiện trong phòng thí nghiệm 6
  8. CHƯƠNG 2: THIẾT KẾ CHỦ ĐỀ DẠY HỌC NĂNG LƯỢNG HOÁ HỌC TRONG CHƯƠNG TRÌNH HOÁ HỌC LỚP 10 2.1. Kế hoạch dạy học “Chủ đề: Năng lượng hoá học”- Hóa học 10 - năm học 2022-2023 2.1.1. Kế hoạch dạy học “Chủ đề 5: Năng lượng hoá học” tại trường THPT Nam Đàn 1 (Sách Cánh Diều) CHỦ ĐỀ 5: NĂNG LƯỢNG HÓA HỌC (8 tiết) Nội Lớp Lớp dung Số tiết cơ chuyên Tên bài học chính bản đề Bài 14: 4 42 69 Phản ứng hóa học và enthalpy-T1 Phản ứng hoá 43 70 Phản ứng hóa học và enthalpy-T2 học và enthalpy 44 71 Phản ứng hóa học và enthalpy-T3 45 72 Phản ứng hóa học và enthalpy-T4 Bài 15: 4 46 73 Ý nghĩa và cách tính biến thiên enthalpy Ý nghĩa của phản ứng hoá học-T1 và cách tính 47 74 Ý nghĩa và cách tính biến thiên enthalpy biên của phản ứng hoá học-T2 thiên 48 75 Ý nghĩa và cách tính biến thiên enthalpy enthalpy của phản ứng hoá học-T3 phản ứng hoá 49 76 Ý nghĩa và cách tính biến thiên enthalpy học của phản ứng hoá học-T4 2.1.2. Kế hoạch dạy học “Chương 5: Năng lượng hoá học” tại trường THPT Huỳnh Thúc Kháng (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống) CHƯƠNG 5: NĂNG LƯỢNG HÓA HỌC (8 tiết) Nội dung Số Lớp Lớp cơ bản Tên bài học chính tiết chuyên đề Bài 17: 42 64 Biến thiên enthalpy trong các phản ứng hóa Biến thiên học -T1 enthalpy 43 65 Biến thiên enthalpy trong các phản ứng hóa trong các 7
  9. phản ứng học -T2 hóa học 6 44 66 Biến thiên enthalpy trong các phản ứng hóa học -T3 45 67 Biến thiên enthalpy trong các phản ứng hóa học -T4 46 68 Biến thiên enthalpy trong các phản ứng hóa học -T5 47 69` Biến thiên enthalpy trong các phản ứng hóa học -T6 Bài 18: Ôn 48 70 Ôn tập chương 5 -T1 tập 2 chương 5 49 71 Ôn tập chương 5 -T2 2.1.3. Kế hoạch dạy học “Chương 5: Năng lượng hoá học” tại trường THPT Thanh Chương 1 (Sách Chân trời sáng tạo) CHƯƠNG 5: NĂNG LƯỢNG HÓA HỌC (10 tiết) Số Tiết Nội dung chính Tên bài học tiết PPCT Bài 13: Enthalpy 61 Enthalpy tạo thành và biến thiên enthalpy tạo thành và biến của phản ứng hóa học -T1 thiên enthalpy 62 Enthalpy tạo thành và biến thiên enthalpy của phản ứng hóa của phản ứng hóa học -T2 học 4 63 Enthalpy tạo thành và biến thiên enthalpy của phản ứng hóa học -T3 64 Enthalpy tạo thành và biến thiên enthalpy của phản ứng hóa học -T4 Bài 14: Tính biến 2 65 Tính biến thiên enthalpy của phản ứng thiên enthalpy hóa học-T1 của phản ứng hóa 66 Tính biến thiên enthalpy của phản ứng học hóa học-T2 8
  10. Ôn tập chương 5 67 Ôn tập chương 5-T1 4 68 Ôn tập chương 5-T2 69 Ôn tập chương 5-T3 70 Ôn tập chương 5-T4 2.2. Thiết kế chủ đề dạy học Năng lượng hoá học CHỦ ĐỀ 5: NĂNG LƯỢNG HOÁ HỌC Thời lượng dạy học: 8 tiết I. MỤC TIÊU DẠY HỌC 1. Năng lực 1.1. Năng lực chung - Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực tìm hiểu về sự đa dạng của năng lượng hoá học của hầu hết các phản ứng hoá học cũng như quá trình chuyển thể của chất. - Giao tiếp, hợp tác: Hoạt động nhóm và cặp đôi một cách hiệu quả theo đúng yêu cầu của GV, đảm bảo các thành viên trong nhóm đều được tham gia và trình bày báo cáo. - Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thảo luận với các thành viên trong nhóm, liên hệ thực tiễn nhằm giải quyết các vấn đề trong bài học và cuộc sống. 1.2. Năng lực hóa học 1.2.1. Nhận thức hóa học - Trình bày được: Khái niệm phản ứng tỏa nhiệt, thu nhiệt, điều kiện chuẩn, khái kiệm enthalpy tạo thành và biến thiên enthalpy của phản ứng hóa học, ý nghĩa của các kí hiệu trong các biểu thức về nhiệt như:  f H 298 , r H 298 . 0 0 - Kể được một số phản ứng trong đời sống là phản ứng thu nhiệt và toả nhiệt, ứng dụng của mỗi phản ứng - Trình bày ý nghĩa về dấu và giá trị của biến thiên enthalpy trong phản ứng thu nhiệt và toả nhiệt - So sánh được hai loại phản ứng thu nhiệt và toả nhiệt, ý nghĩa thực tế trong đời sống. - Viết được các biểu thức tính biến thiên enthalpy phản ứng theo enthalpy tạo thành và theo năng lượng liên kết, tính giá trị ∆rH0298 phản ứng thành thạo theo enthalpy tạo thành và theo năng lượng liên kết. - Xác định được số liên kết và loại liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử. 9
  11. - Tra cứu được năng lượng liên kết của một số liên kết cộng hóa trị. - Liên hệ được cách tính lượng nhiệt tỏa ra hay thu vào trong phản ứng hoá học có ý nghĩa quan trọng trong việc học và ứng dụng môn hoá học trong thực tế. - Giải thích được một số hiện tượng hóa học và thực tiễn liên quan đến enthalpy của phản ứng. - So sánh giá trị biến thiên enthalpy của các phản ứng khác nhau từ đó giải thích được mức độ thuận lợi của các phản ứng hoá học khác nhau trong thực tiễn. - Dự đoán được độ bền phân tử. 1.2.2. Tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hoá học Các hoạt động học tập được thiết kế tạo điều kiện để học sinh tìm tòi thông tin, khám phá kiến thức, quan sát thực tiễn, xử lí số liệu, tìm hiểu việc sử dụng các nguồn năng lượng khác nhau, biết được nguồn năng lượng được sinh ra từ các phản ứng hoá học nào, từ đó biết được nhiệt có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong thực tế. 1.2.3. Vận dụng kiến thức kĩ năng đã học Thông qua các kiến thức, kỹ năng đã học tính toán biến thiên enthalpy của phản ứng hóa học, dự đoán được một số hiện tượng hóa học và thực tiễn liên quan đến enthalpy của phản ứng, giải thích được mức độ thuận lợi của các phản ứng hoá học khác nhau xảy ra trong thực tế. 2. Phẩm chất - Trung thực, cẩn thận trong tính toán. - Chăm chỉ tìm kiếm các tư liệu để mở rộng các hiểu biết về các phản ứng thu và toả nhiệt, cách tính và ý nghĩa của các giá trị biến thiên enthalpy của phản ứng. - Có trách nhiệm tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân để cùng hoàn thành nhiệm vụ cá nhân và của nhóm. - Có niềm say mê, hứng thú với việc học tập. II. MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ NHÂN THỨC VÀ NĂNG LỰC ĐƯỢC HÌNH THÀNH Nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao Phản ứng thu Khái niệm Kể được một So sánh được Nêu được ứng nhiệt, phản phản ứng tỏa số phản ứng hai loại phản dụng của mỗi ứng toả nhiệt nhiệt, thu trong đời sống ứng thu nhiệt phản ứng thu nhiệt, điều là phản ứng thu và toả nhiệt, ý nhiệt và toả kiện chuẩn, nhiệt và toả nghĩa thực tế nhiệt trong đời nhiệt trong đời sống sống và sản xuất 10
  12. Enthalpy tạo Khái kiệm Trình bày ý So sánh giá trị thành và biến enthalpy tạo nghĩa về dấu biến thiên thiên thành và biến và giá trị của enthalpy của enthalpy của thiên biến thiên các phản ứng phản ứng enthalpy của enthalpy trong khác nhau từ phản ứng , ý phản ứng thu đó giải thích nghĩa của các nhiệt và toả được mức độ kí hiệu như: nhiệt thuận lợi của  f H 298 ,  r H 298 0 0 các phản ứng hoá học khác nhau trong thực tiễn. Cách tính Tra cứu được Viết được các tính giá trị Liên hệ được biến thiên giá trị biểu thức tính ∆rH0298 phản cách tính lượng enthalpy của enthalpy tạo biến thiên ứng thành thạo nhiệt tỏa ra hay phản ứng thành và enthalpy phản theo enthalpy thu vào trong năng lượng ứng theo tạo thành và phản ứng hoá liên kết của enthalpy tạo theo năng học có ý nghĩa một số liên thành và theo lượng liên kết. quan trọng kết cộng hóa năng lượng Xác định được trong việc học trị. liên kết, số liên kết và và ứng dụng loại liên kết môn hoá học giữa các trong thực tế. nguyên tử Dự đoán được trong phân tử. độ bền phân tử. Giải thích được một số hiện tượng hóa học và thực tiễn liên quan đến enthalpy của phản ứng. III. CÂU HỎI/BÀI TẬP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ CHỦ ĐỀ THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC. CÂU HỎI/ BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM Mức độ nhận biết: Câu 1:  f H 298 là kí hiệu của 0 A. nhiệt tạo thành chuẩn. B. nhiệt phá vỡ chuẩn. C. nhiệt tạo thành. D. biến thiên enthalpy chuẩn. 11
  13. Câu 2: Điều kiện nào sau đây không phải là điều kiện chuẩn? A. Áp suất 1 bar và nhiệt độ 25°C hay 298K. B. Áp suất 1 bar và nhiệt độ 298K. C. Áp suất 1 bar và nhiệt độ 25°C. D. Áp suất 1 bar và nhiệt độ 25K. Câu 3. Phát biểu nào sau đây đúng? A. Phản ứng thu vào càng nhiều nhiệt, biến thiên enthalpy càng âm. B. Phản ứng tỏa ra càng nhiều nhiệt, biến thiên enthalpy càng dương. C. Với phản ứng tỏa nhiệt năng lượng của hệ chất tham gia trong phản ứng thấp hơn năng lượng của hệ sản phẩm. D. Với phản ứng thu nhiệt năng lượng của hệ chất tham gia trong phản ứng thu nhiệt thấp hơn năng lượng của hệ sản phẩm. 0 Câu 4. Cho phản ứng sau: H2(g) + Cl2(g) → 2HCl(g) ∆r H298 = -184,6 kJ. Phản ứng trên là A. phản ứng tỏa nhiệt. B. phản ứng thu nhiệt. C. phản ứng thế D. phản ứng phân hủy. Câu 5. Dựa vào đâu để kết luận một phản ứng là tỏa nhiệt hay thu nhiệt? 0 0 A. Tỏa nhiệt khi ∆r H298 < 0 và thu nhiệt khi ∆r H298 > 0. 0 0 B. Tỏa nhiệt khi ∆r H298 > 0 và thu nhiệt khi ∆r H298 < 0. 0 0 C. Tỏa nhiệt khi ∆r H298 > 0 và thu nhiệt khi ∆r H298 > 0. 0 0 D. Tỏa nhiệt khi ∆r H298 < 0 và thu nhiệt khi ∆r H298 < 0. Câu 6. Phản ứng nào dưới đây là phản ứng thu nhiệt? A. Cho vôi sống (CaO )vào nước. B. Khí methane (CH4) cháy trong không khí. C. Quang hợp. D. Hòa tan H2SO4 đặc trong nước Mức độ thông hiểu: Câu 7: Cho  f H 298 CaCl2 (s)=-795,0kJ/mol. Phản ứng nào sau đây là viết đúng? 0 A. Ca(s)+ Cl2(s) → CaCl2 (s) Δ r Ho =-795,0kJ. 298 B. Ca(s)+ Cl2(g) → CaCl2 (s) Δ r Ho =-795,0kJ. 298 C. Ca(g)+ Cl2(s) → CaCl2 (s) Δ r Ho =-795,0kJ. 298 D. Ca(l)+ Cl2(g) → CaCl2 (s) Δ r Ho =-795,0kJ. 298 0 Câu 8: Cho phản ứng H2(g) + Cl2(g) → 2HCl(g) ∆r H298 = -184,6 kJ. Phát biểu sau dưới đây là đúng? A. Enthalpy tạo thành chuẩn của HCl là -184,6 kJ.mol-1. B. Biến thiên enthalpy phản ứng là +184,6 kJ. 12
  14. C. Enthalpy tạo thành chuẩn của HCl là -92,3 kJ.mol-1. D. Biến thiên enthalpy phản ứng là -92,3 kJ. Câu 9: Cho các phương trình nhiệt hóa học của các phản ứng sau: (a) 3Fe(s) + 4H2O(l) → Fe3O4(s) + 4H2(g) Δ r Ho = 298 +26,32 kJ (b) N2(g) + O2(g) → 2NO(g) Δ r Ho = 298 +179,20 kJ (c) 2Na(s) + 2H2O(l) → 2NaOH(aq) + H2(g) Δ r Ho = 298 ‒ 367,50 kJ (d) 2ZnS(s) + 3O2(g) → 2ZnO(s) + 2SO2(g) Δ r Ho = 298 ‒285,66 kJ Các phản ứng thu nhiệt là A. (a) và (b). B. (c) và (d). C. (b) và (c). D. (a) và (c). Câu 10: Cho các quá trình sau: (1) Quá trình hô hấp của thực vật. (2) Cồn cháy trong không khí. (3) Quá trình quang hợp của thực vật. (4) Hấp chín bánh bao. Quá trình nào là quá trình tỏa nhiệt? A. (1) và (3). B. (2) và (3). C. (1) và (2). D. (3) và (4). Câu 11: Cho các phản ứng sau: (1) N2 + 3H2 → 2NH3 Δ r Ho =–92,22 298 kJ (2) 4Na (s) + O2 (g) → 2Na2O (s) Δ r Ho = 298 –835,96 kJ (3) H2 (g) + I2 (s) → 2HI (g) Δ r Ho = 298 52,96 kJ (4) CaCO3 → CaO (s) + CO2 (g) Δ r Ho = 298 178,29 kJ Phản ứng nào là phản ứng thu nhiệt? A. (1) và (2). B. (1) và (4). C. (2) và (3). D. (3) và (4). Câu 12: Phát biểu nào sau đây sai? A. Hầu hết các phản ứng thu nhiệt cần giai đoạn khơi mào (đun, đốt nóng,…). B. Hầu hết các phản ứng tỏa nhiệt cần phải tiếp tục đun hoặc đốt nóng ở giai đoạn tiếp diễn. C. Hầu hết các phản ứng tỏa nhiệt không cần phải tiếp tục đun hoặc đốt nóng ở giai đoạn tiếp diễn. D. Tùy phản ứng cụ thể mà các phản ứng tỏa nhiệt có thể cần hoặc không cần giai đoạn khơi mào. o Câu 13: Khi biết các giá trị ∆f H298 của tất cả các chất đầu và sản phẩm thì có thể o tính được biến thiên enthalpy của một phản ứng hóa học ∆r H298 theo công thức tổng quát là: o o o A. ∆r H298 = ∑ ∆f H298 (cđ) − ∑ ∆f H298 (sp) 13
  15. o o o B. ∆r H298 = ∑ ∆f H298 (sp) − ∑ ∆f H298 (cđ) o C. ∆r H298 = ∑ Eb (cđ − ∑ Eb (sp) o D. ∆r H298 = ∑ Eb (sp) − ∑ Eb (cđ) Mức độ vận dụng: Câu 14: Cho phương trình nhiệt hóa học của phản ứng: CO2(g) → CO(g) + 1 O2(g) Δ r Ho = + 280 kJ 2 298 Lượng nhiệt cần cung cấp để tạo thành 56 g CO(g) là A. + 140 kJ. B. + 560 kJ. C. –140 kJ. D. –560 kJ. Câu 15:  f H o của MgO là –602 kJ/mol. Khi 20 g MgO bị phân hủy ở áp suất 298 không đổi theo phương trình dưới đây, nhiệt lượng tỏa ra hay hấp thụ là bao nhiêu? 2MgO(s) → 2Mg(s) + O2(g) A. 1204 kJ nhiệt được tỏa ra. B. 602 kJ nhiệt bị hấp thụ. C. 602 kJ nhiệt được tỏa ra. D. 301 kJ nhiệt bị hấp thụ. Câu 16: Đốt cháy hoàn toàn 1 gam C2H2 ở điều kiện chuẩn, thu được CO2 và H2O, giải phóng 50,01 kJ. Biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng đốt cháy 1 mol C2H2 là A. -1300,26 kJ. B. -130,26 kJ. C. -1310,26 kJ. D. -1309,26 kJ. 0 Câu 17: Giá trị ∆r H298 của phản ứng sau là bao nhiêu? CH4 (g) + 2O2 (g) → CO2 (g) + 2H2O (g). A. - 445,18 kJ . B. – 441,58 kJ. C. - 454,18 kJ. D. - 445,08 kJ. Câu 18: Cho phản ứng sau: 2SO2 (g) + O2 (g) → 2SO3 (g) Δf Ho (kJ 298 mol-1) –296,83 0 –395,72 Biến thiên enthalpy của phản ứng sau ở điều kiện chuẩn có giá trị là A. –98,89 kJ. B. –197,78 kJ. C. 98,89 kJ. D. 197,78 kJ. Câu 19: Cho  f H 298 C2H2 (g) =+227,0 kJ/mol,  f H 298 CO2(g) = -393,5 kJ/mol, 0 0  f H 298 H2O(l) =-285,8 kJ/mol. Phản ứng nào sau đây viết đúng? 0 A. C2H2(g) +2,5 O2(g) → 2CO2 (g)+ H2O (l)  r H 298 = -1299,8 kJ 0 B. C2H2(g) +2,5 O2(g) → 2CO2 (g)+ H2O (l)  r H 298 = -728,2 kJ 0 C. C2H2(g) +2,5 O2(g) → 2CO2 (g)+ H2O (l)  r H 298 = +1299,8 kJ 0 D. C2H2(g) +2,5 O2(g) → 2CO2 (g)+ H2O (l)  r H 298 = -906,3 Kj 0 CÂU HỎI / BÀI TẬP TỰ LUẬN Câu 1: Cho hai phương trình nhiệt hóa học sau: CO(g)+ 1/2O2(g) ⎯⎯ CO2(g) → rH0298 = – 283,00 kJ 14
  16. H2(g)+ F2(g) ⎯⎯ 2HF (g) → rH0298 = – 546,00 kJ So sánh nhiệt giữa 2 phản ứng. Phản ứng nào xảy ra thuận lợi hơn? Câu 2: Vẽ sơ đồ biểu diễn biến thiên enthalpy của phản ứng nhiệt phân CaCO3. o 900 - 1000 C CaCO3(s) ⎯⎯⎯⎯⎯ CaO(s) + CO2(g)  r H o = +178,49 kJ → 298 Tại sao khi nung vôi cần cung cấp nhiệt liên tục, nếu dừng cung cấp nhiệt phản ứng sẽ không tiếp diễn? Câu 3: Phản ứng thế của methane với bromine để thu được methyl bromide: CH4(g) + Br2 (g) → CH3Br (g) + HBr (g)  r H 298 = -33kJ. 0 Biết năng lượng liên kết (kJ/mol) của C–H, Br–Br, H–Br lần lượt là 414, 193 và 364. Năng lượng liên kết của C–Br trong methyl bromide là bao nhiêu? Câu 4: Khi cho sodium hydrogen carbonate (NaHCO3(s)) tác dụng với acetic acid (CH3COOH(aq)), phản ứng này tạo ra một lượng lớn bọt theo phương trình sau: NaHCO3(s) + CH3COOH(aq) → CH3COONa(aq) + CO2(g) + H2O(l).  r H o = 298 94,30 kJ. Phản ứng trên là tỏa nhiệt hay thu nhiệt? Vì sao? Nêu một số ứng dụng sodium hydrogen carbonate mà em biết? Câu 5: Tại sao trong thực tế, người ta sử dụng C2H2 trong đèn xì hàn cắt kim loại mà không dùng CH4. Cho biết phản ứng đốt cháy methane và acetylene: CH4(g) + 2O2(g) → CO2(g) + 2H2O(l) ∆rHo298 = –890,36 kJ C2H2(g) + 5/2O2(g) → 2CO2(g) + H2O(l) ∆rHo298 = –1299,58 kJ Câu 6: Phản ứng nhiệt nhôm là phản ứng dùng nhôm để khử các oxide kim loại ở nhiệt độ cao: 2Al (s) + Fe2O3 (s) → Al2O3 (s) + 2Fe (s) Biết Δ H của Fe2O3 (s) là –824,2 kJ mol-1, của Al2O3 (s) là –1675,7 kJ mol-1. Giải f o 298 thích vì sao phản ứng nhiệt nhôm có ứng dụng phổ biến là hàn đường ray xe lửa? Câu 7: Cho các phản ứng sau: (1) C (than chì) + 1 O2 (g) → CO (g) Δ r Ho = 298 –110,53 kJ 2 (2) CO (g) + 1 O2 (g) → CO2 (g) Δ r Ho = 298 –282,98 kJ 2 Câu 8: Cho các dữ kiện sau: (1) 2Fe (s) + O2 (g) → 2FeO (s) Δ r Ho = 298 – 544 kJ (2) 4Fe (s) + 3O2 (g) → 2Fe2O3 (s) Δ r Ho = 298 – 1648,4 kJ (3) Fe3O4 (s) → 3Fe (s) + 2O2 (g) Δ r Ho = 298 1118,4 kJ Tính Δ r H o của 298 phản ứng: FeO (s) + Fe2O3 (s) → Fe3O4 (s) (4) Câu 9: Rượu vang là loại thức uống có cồn lên men từ nho với lịch sử phong phú 15
  17. hàng ngàn năm. Men tiêu thụ đường glucose trong nho, chuyển hóa thành rượu ethanol và giải phóng khí carbon dioxide theo PTHH: C6H12O6 (s) → 2C2H5OH (l) + 2CO2 (g). Biết Δ H (kJ mol-1) tương ứng với C6H12O6 (s), C2H5OH (l), CO2 (g) f o 298 là -1274; -277,69; -393,51. a). Quá trình lên men rượu vang cần cung cấp nhiệt hay không? Giải thích? b). Tính lượng nhiệt tỏa ra (hay thu vào) khi lên men 1 kg nho (chứa khoảng 9% đường glucose) ở điều kiện chuẩn. Câu 10: Muối ammonium chloride rắn khi hòa vào nước cất sẽ xảy ra phản ứng: NH4Cl (s) → NH4Cl (aq) a). Nhiệt phản ứng được ứng dụng rộng rãi trong việc sản xuất các túi chườm, giúp giảm đau, giảm viêm do các chấn thương. Theo em, phản ứng hòa tan trên được ứng dụng làm túi chườm nóng hay túi chườm lạnh? Biết Δ f H o NH4Cl (s) và 298 NH4Cl (aq) lần lượt là –314,43 kJ mol-1 và –299,67 kJ mol-1. b). Túi chườm sẽ hoạt động khi phá vỡ lớp ngăn cách giữa muối ammonium chloride và nước cất. Tính nhiệt độ của túi chườm khi hoạt động ở điều kiện chuẩn. Biết túi chứa 20 gam muối NH4Cl (s) và 100 mL nước cất. Biết để nâng 1 kg nước cất tăng lên 1 độ (K) thì cần cung cấp năng lượng là 4184 J; khối lượng riêng của nước cất là 1 g/mL. Câu 11: Muối ammonium bicarbonate (NH4HCO3) được sử dụng làm bột nở, giúp cho bánh nở to, xốp và mềm. Dựa vào phản ứng sau và giá trị nhiệt tạo thành chuẩn, hãy giải thích vì sao cần bảo quản bột nở ở nơi thoáng mát, tránh ánh sáng mặt trời và nhiệt độ cao: NH4HCO3 (s) → NH3 (g) + CO2 (g) + H2O (g). Biết Δ H (kJ mol-1) của NH4HCO3 (s), NH3 (g); CO2 (g) và H2O (g) tương ứng là f o 298 -849,40; -46,11; -393,51 và -241,82. Câu 12: Hydrazine lỏng (N2H4) được sử dụng làm nhiên liệu lỏng cho các tàu vũ trụ. Phản ứng đốt cháy nhiên liệu với tác nhân oxi hóa thường dùng là N2O4, diễn ra theo phương trình sau: 2N2H4 (l) + N2O4 (g) → 3N2 (g) + 4H2O (g). Biết Δ H f o 298 (kJ mol-1) của N2H4 (l); N2O4 (g); N2 (g); H2O (g) tương ứng là 50,63; 9,16; 0; – 241,82. Tàu vũ trụ Apollo 11 của Mỹ khi lên Mặt Trăng đã sử dụng 4,5 tấn hydrazine. Tính nhiệt lượng tỏa ra khi đốt cháy lượng nhiên liệu trên ở điều kiện chuẩn. Câu 13: Trên 1 ha cây trồng, trung bình 1 giờ tổng hợp được 10 kg đường glucose (C6H12O6). Quá trình quang hợp xảy ra theo phản ứng hóa học sau: 6CO2 (g) + 6H2O (l) ⎯⎯⎯ asmt → C6H12O6 (s) + 6O2 (g). Biết Δ H (kJ mol-1) của CO2 (g); 6H2O (l); C6H12O6 (s); O2 lần lượt là –393,51; – f o 298 285,83; –1274; 0. Biết rằng trung bình 1 m2 mặt đất nhận 1kW năng lượng từ Mặt Trời. Tính hiệu 16
  18. suất sử dụng năng lượng Mặt Trời cho quá trình quang hợp của cây. Biết 1 kW = 1 kJ/s Câu 14: Lẩu tự sôi là trào lưu gây sốt với giới trẻ Việt trong vài năm trở lại đây. Chức năng làm nóng, chín thực phẩm bên trong mà không cần sử dụng nguồn nhiệt như bếp gas hay bếp điện là nhờ gói tạo nhiệt trong hộp thực phẩm. Các gói thường có thành phần là vôi sống (CaO), được FDA công nhận là an toàn. a). Giải thích khả năng làm nóng của gói tạo nhiệt. Biết rằng gói hoạt động khi cho thêm nước. Cho Δ H của CaO (s), H2O (l) và Ca(OH)2 (aq) lần lượt là –635,09 kJ f o 298 mol-1, –85,83 kJ mol-1 và –1002,82 kJ mol-1. b). Sử dụng gói tạo nhiệt chứa 112 gam vôi sống với lượng nước vừa đủ, có thể đun sôi 500 mL nước để nấu lẩu ở 25°C không? Giải thích? IV. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHỦ ĐỀ Hình thức tổ Thời Thời Thiết bị DH, Ghi Nội dung chức lượng điểm Học liệu chú DH Phản ứng toả nhiệt, Tại lớp 1 tiết Tại lớp Máy tính, máy phản ứng thu nhiệt Tiết 1/8 chiếu,các PHT Tìm hiểu về phản Tài nhà 1-7 ngày Tại lớp Máy tính, máy ứng toả nhiệt, phản Tại lớp 1 tiết Tiết 2/8 chiếu, các ứng thu nhiệt và các PHT, bảng ứng dụng thực tiễn biểu Enthalpy thạo thành Tại lớp 1 tiết Tại lớp Máy tính, máy và biến thiên Tiết 3/8 chiếu, các enthalpy tạo thành PHT. của phản ứng Ý nghĩa về dấu và Tại lớp 1 tiết Tại lớp Máy tính, máy giá trị của biến thiên Tiết 4/8 chiếu, bảng enthalpy biểu Tính biến thiên Tại lớp 1 tiết Tại lớp Máy tính, máy enthalpy của phản Tiết 5/8 chiếu, các ứng dựa vào PHT, bảng enthalpy chuẩn biểu Tính biến thiên Tại lớp 1 tiết Tại lớp Máy tính, máy enthalpy của phản Tiết 6/8 chiếu, các ứng dựa vào năng PHT, bảng lượng liên kết biểu Luyện tập Tại lớp 2 tiết Tại lớp Máy tính, máy Ở nhà … Tiết 7/8 chiếu, các Tiết 8/8 PHT, bảng …. biểu V. THIẾT KẾ TIẾN TRÌNH HỌC TẬP 17
  19. 1. Phương pháp và kỹ thuật dạy học - Dạy học hợp tác. - Dạy học theo nhóm. - Dạy học nêu và giải quyết vấn đề. - Dạy học trực quan. 2. Thiết bị dạy học và học liệu - Giáo án, máy tính, máy chiếu, bài giảng PowerPoint, hình ảnh liên quan. - Phiếu học tập phát cho học sinh, bảng phụ nhóm, bảng đánh giá, bảng kiểm. - Dụng cụ và hóa chất: (4 bộ/lớp): Dụng cụ và thiết bị: Cốc chịu nhiệt 50 mL, cân, nhiệt kế, đũa thuỷ tinh, giá đỡ nhiệt kế, đồng hồ bấm giờ. Hoá chất: CaO khan, MgO, NaHCO3, dung dịch HCl 1M, dung dịch CH3COOH 5%, viên vitamin C sủi, Bảng đánh giá, bảng kiểm (xem phụ lục.. TIẾT 1/8 Nội dung bài học: Phản ứng thu nhiệt, phản ứng toả nhiệt. Hoạt động 1: Khởi động (10 phút) a. Mục tiêu Giới thiệu về phản ứng hoá học xảy ra kèm theo sự thay đổi năng lượng và tạo tình huống có vấn đề tạo hứng thú HS tìm hiểu về phản ứng toả nhiệt, thu nhiệt. b. Nội dung CÂU HỎI KHỞI ĐỘNG Câu 1: HS quan sát HS quan sát hình ảnh về phóng tên lửa và ruộng muối, cho biết phản ứng/quá trình nào sinh nhiệt, phản ứng/quá trình nào cần cung cấp nhiệt? Câu 2: Cho ví dụ phản ứng có kèm theo sự thay đổi năng lượng dưới dạng nhiệt năng trong cuộc sống. c. Sản phẩm 18
  20. TRẢ LỜI CÂU HỎI KHỞI ĐỘNG Câu 1: Quá trình đốt cháy của nhiên liệu tên lửa sinh nhiệt quá trình kết tinh muối ăn NaCl từ nước biển cần cung cấp nhiệt. Câu 2: Ví dụ: các loại nhiên liệu cháy cung cấp năng lượng cho cuộc sống con người: than, củi, gas, xăng, dầu,... Các quá trình oxi hoá – khử xảy ra dẫn đến sự giải phóng ánh sáng và năng lượng nhiệt. d. Tổ chức thực hiện HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Chuyển giao nhiệm vụ học tập Yêu cầu học sinh hoạt động cá nhân trả lời câu Nhận nhiệm vụ hỏi. Thực hiện nhiệm vụ Suy nghĩ và trả lời câu hỏi Theo dõi và hỗ trợ cho HS. Báo cáo kết quả và thảo luận Báo cáo sản phẩm Yêu cầu đại diện một học sinh báo cáo kết quả Kết luận và nhận định Nhận xét và dẫn dắt vào bài: Phản ứng có kèm theo sự thay đổi năng lượng dưới dạng nhiệt năng đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống. 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới 2.1 Hoạt động tìm hiểu về phản ứng toả nhiệt (15 phút) a. Mục tiêu - Tiến hành được thí nghiệm về phản ứng toả nhiệt - Trình bày được khái niệm phản ứng toả nhiệt. b. Nội dung PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 Câu 1. Thực hiện thí nghiệm 1: Cho CaO vào H2O, dựa trên kết quả thí nghiệm: a. Nêu hiện tượng xảy ra, viết phương trình phản ứng Nhiệt độ (°C. Cốc nước trước khi thêm CaO Ngay sau khi cho CaO vào Sau 2 phút 19
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2