intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thiết kế công cụ kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất năng lực học sinh trong môn Địa lí lớp 10

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

20
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu sáng kiến "Thiết kế công cụ kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất năng lực học sinh trong môn Địa lí lớp 10" nhằm nâng cao nhận thức về vai trò của phương pháp và kĩ thuật kiểm tra, đánh giá đối với giáo viên và học sinh; Giúp giáo viên nắm vững quy trình KTĐG và vận dụng linh hoạt, có hiệu quả các hình thức kiểm tra, đánh giá; Đa dạng hóa và có phương pháp kiểm tra, đánh giá định kì tạo ra hứng thú trong học tập môn Địa lí.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thiết kế công cụ kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất năng lực học sinh trong môn Địa lí lớp 10

  1. SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT PHAN ĐĂNG LƯU ĐỀ CƯƠNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: THIẾT KẾ CÔNG CỤ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT NĂNG LỰC HỌC SINH TRONG MÔN ĐỊA LÍ LỚP 10. Lĩnh vực: Đia lí Người thực hiện: Nguyễn Thị Anh Thơ Năm thực hiện: 2023 - 2024 Đơn vị: Trường THPT Phan Đăng Lưu Số điện thoại: 0383746355 Email: anhtho2510@gmail.com Năm học : 2023 -2024 0
  2. A. MỞ ĐẦU 1. Lí do lựa chọn đề tài. Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế xác định “Đổi mới hình thức, phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục theo hướng đánh giá năng lực của người học; kết hợp đánh giá cả quá trình với đánh giá cuối kỳ học, cuối năm học theo mô hình của các nước có nền giáo dục phát triển”...Những quan điểm, định hướng nêu trên tạo tiền đề, cơ sở và môi trường pháp lý thuận lợi cho việc đổi mới giáo dục phổ thông nói chung, đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá theo định hướng năng lực người học. Việc đánh giá kết quả môn Địa lí là đánh giá mức độ đạt được của học sinh về phẩm chất và năng lực so với các yêu cầu cần đạt của mỗi lớp học nhằm xác định vị trí và ghi nhận sự tiến bộ của mỗi học sinh tại thời điểm nhất định trong quá trình phát triển của bản thân. Hoạt động kiểm tra đánh giá chưa bảo đảm yêu cầu khách quan, chính xác, công bằng; việc kiểm tra chủ yếu chú ý đến yêu cầu tái hiện kiến thức và đánh giá qua điểm số đã dẫn đến tình trạng giáo viên và học sinh duy trì dạy học theo lối "đọc-chép" thuần túy, học sinh học tập thiên về ghi nhớ, ít quan tâm vận dụng kiến thức. Nhiều giáo viên chưa vận dụng đúng quy trình biên soạn đề kiểm tra nên các bài kiểm tra còn nặng tính chủ quan của người dạy. Hoạt động kiểm tra đánh giá ngay trong quá trình tổ chức hoạt động dạy học trên lớp chưa được quan tâm thực hiện một cách khoa học và hiệu quả. Thực tế cho thấy vẫn còn tình trạng ngại thiết kế và sử dụng các công cụ đánh giá thường xuyên do các tác động khách quan và chủ quan chi phối Các hoạt động đánh giá định kỳ, đánh giá diện rộng được tổ chức chưa thật sự đồng bộ hiệu quả. Thực trạng trên đây dẫn đến hệ quả là không rèn luyện được tính trung thực trong thi, kiểm tra; nhiều học sinh phổ thông còn thụ động trong việc học tập; khả năng sáng tạovà năng lực vận dụng tri thức đã học để giải quyết các tình huống thực tiễn cuộc sống còn hạn chế. Để đổi mới kiểm tra đánh giá theo phát triển năng lực học sinh, tôi tiến hành nghiên cứu thiết kế một số công cụ kiểm tra và sử dụng đánh giá một số biểu hiện năng lực thành phần của HS trong dạy và học Địa lí 10, qua đó phát huy tính tích cực, tự giác, khả năng liên hệ thực tiễn của học sinh, tạo không khí học tập hiệu quả, thoải mái và hứng thú cao đối với môn Địa lí. Đồng thời thực hiện được mục tiêu "đánh giá vì sự tiến bộ của người học" và các mức năng lực tương ứng mà HS đạt được đối với Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, tôi chọn đề tài: “Thiết kế công cụ kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất năng lực học sinh trong môn Địa lí lớp 10.” 1
  3. 2. Mục tiêu, nhiệm vụ giải pháp. 2.1. Mục tiêu. - Nâng cao nhận thức về vai trò của phương pháp và kĩ thuật kiểm tra, đánh giá đối với giáo viên và học sinh. - Giúp giáo viên nắm vững quy trình KTĐG và vận dụng linh hoạt, có hiệu quả các hình thức kiểm tra, đánh giá. - Đa dạng hóa và có phương pháp kiểm tra, đánh giá định kì tạo ra hứng thú trong học tập môn Địa lí. 2.2. Nhiệm vụ giải pháp. - Chỉ ra được vai trò, ý nghĩa của việc thiết kế công cụ kiểm tra, đánh giá phẩm chất, năng lực học sinh trong dạy và học môn địa lí 10. - Nêu được quy trình vận dụng phương pháp dạy học vào đánh giá phẩm chất, năng lực học sinh trong bài kiểm tra đánh giá. - Đưa ra được một số nguyên tắc và quy trình tổ chức kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực HS. - Đưa ra được các công cụ kiểm tra, đánh giá. 3. Đối tượng, thời gian và địa điểm áp dụng biện pháp. - Đối tượng áp dụng biện pháp: Học sinh khối 10. - Thời gian thực hiện: Từ ngày 23/9/2023 đến 17/4/2024. - Địa điểm áp dụng: Trường THPT Phan Đăng Lưu, Yên Thành, Nghệ An. 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu Nghiên cứu thực hiện phân tích và tổng hợp nguồn tài liệu lý thuyết trong và ngoài nước có liên quan đến thiết kế và sử dụng công cụ đánh giá thường xuyên trong giáo dục và trong dạy học địa lí. Đặc biệt, các văn bản có tính pháp lý như Thông tư 32, Thông tư 22 của Bộ Giáo dục và Đào tạo được sử dụng để chúng tôi tiến hành các công cụ đánh giá yêu cầu cần đạt một số chủ đề học tập. 4.2. Phương pháp thực nghiệm sư phạm Các công cụ kiểm tra, đánh giá được sử dụng thực nghiệm tại trường THPT Phan Đăng Lưu, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An. Phạm vi áp dụng trong dạy học môn Địa lý lớp 10 của 04 lớp với tổng số HS sử dụng 176, 02 GV được tham gia xây dựng và sử dụng công cụ đánh giá. Kết quả thực hiện được xử lý dựa trên phân tích biểu hiện hứng thú học tập, cho điểm theo các tiêu chí đánh giá và đối sánh với các lớp không sử dụng công cụ đánh giá tương ứng. 5. Tính mới của đề tài: Thông qua việc GV sử dụng công cụ đánh giá, HS được trang bị kĩ năng tự đánh giá và cùng đánh giá qua đó chủ động hơn trong chiếm lĩnh tri thức môn học. 2
  4. Điều này giúp các em hiểu sâu và nhớ lâu kiến thức, rèn luyện và phát triển nhiều năng lực đặc thù, bao gồm khả năng nhận thức thế giới theo quan điểm không gian; giải thích các hiện tượng và quá trình địa lí (tự nhiên, kinh tế - xã hội); Sử dụng các công cụ của địa lí học. Việc áp dụng các công cụ này đã có tác dụng lớn trong việc tạo hứng thú, sự chủ động, tích cực và trách nhiệm của HS trong hoạt động học tập. Việc sử dụng các công cụ kiểm tra, đánh giá trong dạy học đã kích thích sự ham mê và khám phá những vấn đề mới của HS. Từ đó, các em được rèn luyện phong cách học tập chủ động, nâng cao khả năng tự học và giải quyết các vấn đề. Điều này đã tạo điều kiện cho HS yêu thích môn Địa lí hơn và hiểu rõ rằng môn này là rất cần thiết trong chương trình giáo dục. 6. Cấu trúc của đề tài: Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, phần nội dung đề tài gồm 3 chương: Chương I. Cơ sở lí luận và thực tiễn việc thiết kế công cụ kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực HS. Chương II. Thiết kế công cụ kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực HS trong dạy học địa lí 10. Chương III: Thực nghiệm sư phạm. B. NỘI DUNG CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VIỆC THIẾT KẾ CÔNG CỤ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC HS. I. Cơ sở lí luận 1. Tổng quan về các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài Có sự đồng thuận chung giữa các nhà nghiên cứu rằng cả đánh giá quá trình và đánh giá tổng kết đều không thể thiếu để cải thiện giáo dục địa lý và mục đích chính của đánh giá là thúc đẩy sự cải thiện trong học tập của học sinh bằng cách cung cấp dữ liệu hợp lệ, đáng tin cậy và kịp thời để thông báo cho các bên liên quan chính bao gồm giáo viên và các nhà quản lý giáo dục. Thực tiễn về hướng dẫn kiểm tra, đánh giá đã được hướng dẫn có tính pháp lý bởi các văn bản quản lý nhà nước tuy nhiên nghiên cứu một cách có hệ thống các thực nghiệm về thiết kế và sử dụng công cụ đánh giá thường xuyên vẫn chưa được tiến hành để cung cấp cơ sở bằng chứng cho thực tiễn hiệu quả. Trong bài viết này, bước đầu cung cấp một số ví dụ minh hoạ cho việc thiết kế công cụ và sử dụng đánh giá một số biểu hiện năng lực thành phần của HS trong dạy và học Địa lý, cấp THPT. 3
  5. 2. Các khái niệm 2.1. Quan niệm về kiểm tra, đánh giá năng lực 2.2. Nguyên tắc kiểm tra, đánh giá năng lực 2.3. Các hình thức kiểm tra, đánh giá năng lực 2.4. Phương pháp công cụ kiểm tra, đánh giá năng lực II. Cơ sở thực tiễn 1.Thực trạng kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực HS ở trường phổ thông. 2. Khái quát về địa bàn và mẫu phiếu khảo sát 3. Kết quả khảo sát thực trạng kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực HS trong dạy học Địa lí 10 CHƯƠNG II. THIẾT KẾ CÔNG CỤ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC HS TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 10. I. Công cụ kiểm tra, đánh giá thường xuyên 1. Một số vấn đề từ thực tiễn về đánh giá thường xuyên Vấn đề thứ nhất, về mục tiêu đánh giá: Vấn đề thứ hai, thời điểm đánh giá thường xuyên: Vấn đề thứ ba, xử lý thông tin đánh giá năng lực HS: 2. Yêu cầu đánh giá năng lực học sinh - Đánh giá năng lực cần thiết kế cùng hệ thống nhiệm vụ học tập - Vận dụng kĩ năng thiết kế để xây dựng công cụ đánh giá. II. Một số ví dụ minh hoạ về công cụ đánh giá thường xuyên - Đánh giá Hồ sơ học tập - Đánh giá qua quan sát hoạt động học của HS - Đánh giá làm việc nhóm - Đánh giá viết báo cáo của HS CHƯƠNG III: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM. 1. Mục đích của thực nghiệm sư phạm 2. Nội dung của thực nghiệm sư phạm 3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm 4. Kết quả đánh giá thường xuyên trong dạy học Địa lí 4
  6. C. KẾT LUẬN 1. Kết luận. 1.1. Tính mới của đề tài. - Đề tài đã tiến hành thiết kế các công cụ kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực HS trong dạy học Địa lí 10 - Kết nối học sinh với thế giới bên ngoài lớp học và chuẩn bị cho các em sẵn sàng chấp nhận, đương đầu với những thách thức trong thế giới thực. - Giúp phát triển kiến thức và các kĩ năng, hiện thực hoá những kiến thức đã học trong quá trình thực hiện và tạo ra những sản phẩm của chính mình. - Đề xuất áp dụng phương pháp để kiểm tra, đánh giá trong các nhà trường, chia sẻ một số kinh nghiệm trong đổi mới kiểm tra, đánh giá thông qua các công cụ đánh giá nhằm phát triển phẩm chất, năng lực HS 1.2. Tính khoa học - Đề tài đã phân tích những cơ sở lý luận và thực tiễn cụ thể, xác thực, các giải pháp đề tài đưa ra có tính khoa học, khả thi cao. - Đề tài xây dựng khoa học, hệ thống, logic phù hợp với đặc thù bộ môn . - Đề tài tiến hành thực nghiệm sư phạm bằng các phương pháp khoa học, số liệu thống kê khách quan, chính xác, trung thực. - Nội dung đề tài được trình bày, lý giải theo từng phần, mục rõ ràng, mạch lạc. Các luận điểm, luận cứ nêu ra đều có cơ sở. 1.3. Tính khả thi khi ứng dụng thực tiễn - Đề tài có giá trị thực tiễn cao, dễ dàng áp dụng vào quá trình kiểm tra, đánh giá thường xuyên, định kì. - Đề tài có thể nhân rộng, dễ dàng sử dụng cho giáo viên và học sinh trong thực tiễn kiểm tra, đánh giá . - Đề tài có thể sử dụng trong các buổi trao đổi chuyên môn, các diễn đàn đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá. 2. Kiến nghị. 2.1. Đối với nhà trường. Để nâng cao được chất lượng kiểm tra, đánh giá thì cần được trang bị các phương tiện hỗ trợ học tập như: máy tính nối mạng internet, phòng học bộ môn. 2.2. Đối với giáo viên. Kiểm tra, đánh giá theo phát triển phẩm chất, năng lực HS cũng cần được giáo viên nghiên cứu và áp dụng góp phần tích cực vào việc đổi mới giáo dục, đào tạo con người phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. 5
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2