Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thiết kế hoạt động khởi động trong một số bài dạy học Lịch sử 12 Ban cơ bản tại Trường trung học phổ thông Nghi Lộc 5
lượt xem 32
download
Mục đích nghiên cứu của sáng kiến nhằm cung cấp một số cơ sở lí luận về đổi mới phương pháp dạy học, kĩ thuật dạy học cho việc tổ chức hoạt động khởi động trong các bài dạy. Đồng thời cung cấp một số kinh nghiệm của bản thân tôi trong việcthiết kế hoạt động khởi động cho các bài dạy môn Lịch sử nhằm phát huy năng lực của học sinh.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thiết kế hoạt động khởi động trong một số bài dạy học Lịch sử 12 Ban cơ bản tại Trường trung học phổ thông Nghi Lộc 5
- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài: THIẾT KẾ HOẠTĐỘNGKHỞI ĐỘNG TRONG MỘT SỐ BÀI DẠY HỌC LỊCH SỬ 12 BAN CƠ BẢNTẠI TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔTHÔNG NGHI LỘC 5 MÔN: LỊCH SỬ
- SỞ GD&ĐT NGHỆ AN TRƯỜNG THPT NGHI LỘC 5 _________________________________________________ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài: THIẾT KẾ HOẠTĐỘNG KHỞI ĐỘNG TRONG MỘT SỐ BÀI DẠY HỌC LỊCH SỬ 12 BAN CƠ BẢN TẠI TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NGHI LỘC 5 MÔN: LỊCH SỬ Họ và tên: Trần Thị Hồng Tổ: Khoa học xã hội Năm thực hiện: 2020 - 2021 Số điện thoại: 0981673313 Nghi Lộc, tháng 3 năm 2021
- MỤC LỤC Trang I. ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................ 1 2. Mục đích nghiên cứu ...................................................................................... 1 3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu ................................................................ 2 4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 2 5. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................ 2 II. NỘI DUNG .............................................................................................. 2 1. Cơ sở lí luận ................................................................................................... 3 1.1. Một số vấn đề về đổi mới phương pháp dạy học ...................................... 3 1.2. Vai trò của hoạt động khởi động trong trong tiến trình dạy học ............... 3 1.3. Vai trò của hoạt động khởi động trong dạy học lịch sử ............................ 5 1.4. Những yêu cầu của hoạt động khởi động ................................................. 6 1.5. Một số hình thức và phương pháp sử dụng cho hoạt động khởi động....... 7 1.6. Một số lưu ý khi thực hiện hoạt động khởi động ...................................... 8 2. Cơ sở thực tiễn ............................................................................................... 9 2.1.Thực trạng của việc tổ chức hoạt động khởi động trong dạy học nói chung hiện nay ............................................................................................... 9 2.2. Thực trạng của việc tổ chức hoạt động khởi động trong việc dạy học Lịch sử tại các trường trung học phổ thông trên địa bàn huyện Nghi Lộc ..... 11 3. Kinh nghiệm thiết kế hoạt động khởi động trong một số bài dạy Lịch sử lớp 12 Ban cơ bản tại Trường trung học phổ thông Nghi Lộc 5 ........................ 12 3.1. Sử dụng phương pháp trò chơi khi thiết kế hoạt động khởi động ........... 13 3.2.Sử dụng tình huống có vấn đề khi thiết kế hoạt động khởi động ............. 17 3.3. Sử dụng phương pháp đóng vai khi thiết kế hoạt động khởi động .......... 20 3.4. Vận dụng kiến thức liên môn với Âm nhạc, Văn học khi thiết kế hoạt động khởi động............................................................................................. 23 3.5. Khai thác khai thác kênh hình, xem phim tư liệu… trong việc thiết kế hoạt động khởi động ..................................................................................... 28 4. Hoạt động thực nghiệm ................................................................................ 33 4.1. Các hoạt động khởi động đối với một số bài học lịch sử cụ thể .............. 33 4.2. Giáo án thực nghiệm thiết kế và tổ chức hoạt động khởi động bài học nhằm phát triển năng lực học sinh ................................................................ 35 4.3. Về khả năng áp dụng của sáng kiến ....................................................... 44 4.4. Thời gian, địa điểm, đối tượng thực nghiệm sư phạm ............................ 44 4.5. Nội dung và phương pháp thực nghiệm ................................................. 44
- 4.6. Tiến trình thực nghiệm .......................................................................... 45 4.7. Kết quả thực nghiệm .............................................................................. 45 III. PHẦN KẾT LUẬN .............................................................................. 47 1. Đóng góp của đề tài ...................................................................................... 47 1.1. Tính mới ................................................................................................ 48 1.2. Tính khoa học ........................................................................................ 48 2. Phạm vi ứng dụng của đề tài ......................................................................... 48 3. Mức độ vận dụng .......................................................................................... 48 4. Kết luận ........................................................................................................ 48 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 50 PHỤ LỤC 1. PHIẾU KHẢO SÁT DÀNH CHO GIÁO VIÊN PHỤ LỤC 2. MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG TRONG MỘT SỐ BÀI DẠY LỊCH SỬ 12 TẠI TRƯỜNG THPT NGHI LỘC 5
- DANH MỤC BẢNG, BIỂU Trang Bảng Bảng 1. Tổng kết về mức độ hứng thú của học sinh đối với giờ học thực nghiệm và đối chứng ................................................................................................ 46 Bảng 2. Thống kê kết quả kiểm tra của hai lớp 12A3 VÀ 12A5 ....................... 46 Bảng 3. Thống kê kết quả kiểm tra lớp 12A3 và 12A5 (theo nhóm điểm và tỷ lệ %) ....................................................................................................................... 46 Biểu Biểu đồ 1. Thể hiện mức độ hứng thú với giờ học ở lớp thực nghiệm và đối chứng .............................................................................................................................. 46
- DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT STT VIẾT TẮT GIẢI NGHĨA 1. DH Dạy học 2. GV Giáo viên 3. HĐKĐ Hoạt động khởi động 4. HS Học sinh 5. PP Phương pháp 6. PPDH Phương pháp dạy học 7. THPT Trung học phổ thông
- I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Hiện nay chương trình giáo dục định hướng phát triển năng lực đã trở thành xu hướng giáo dục quốc tế. Nhiều nước trên thế giới đã có sự thay đổi mạnh mẽ theo hướng chuyển từ dạy học truyền thụ kiến thức sang dạy học phát triển năng lực người học.Giáo dục phổ thông nước ta đang thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học, nghĩa là từ chỗ quan tâm đến việc học sinh học cái gì đến chỗ quan tâm học sinhlàm được cái gì qua việc học. Theo tinh thần của Nghị quyết số 29-NQ/TW, hiện nay, dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh (HS) được đặt ra như một yêu cầu bức thiết. Nghị quyết khẳng định: Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kĩ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc (Ban Chấp hành Trung ương, 2013).Vì vậy, trong dạy học, giáo viên (GV) cần quan tâm đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) để người học có cơ hội tự cập nhật tri thức và phát triển năng lực bản thân. Trong đó, việc tổ chức một cách hiệu quả các hoạt động học tập để “kích hoạt” tinh thần học tập của HS là rất quan trọng (Trương Thanh Tòng, 2019). Thông thường, mỗi bài học lịch sử được thiết kế thành các hoạt động nối tiếp nhau, đó là: Hoạt động khởi động (HĐKĐ); Hoạt động hình thành kiến thức; Hoạt động luyện tập; Hoạt động vận dụng/tìm tòi, mở rộng. Như vậy, HĐKĐ là hoạt động đầu tiên của một bài học, có thể coi là bước “trải đệm” để dẫn dắt HS vào bài mới tốt hơn. Trước yêu cầu đổi mới PPDH lịch sử hiện nay, tất yếu GV cần coi trọng HĐKĐ sao cho tạo được ấn tượng đầu tiên tốt đẹp nhất giúp HS chủ động, tự tin khám phá kiến thức. Khởi động là hoạt động đầu tiêntrong tiến trình dạy học của một bài nên có có vai trò, ý nghĩa quan trọng với thành công của tiết học. HĐKĐ giúp học sinh ôn tập củng cố lại nội dung của bài cũ đồng thời là sự chuẩn bị cho bài học mới. HĐKĐ nhằm tạo ra không khí vui vẻtrong lớp và tình huống có vấn đề giúp học sinh tiếp cận được với nội dung bài học. HĐKĐ sẽ tạo nên sự hấp dẫn, hứng thú với học sinh ngay từ giây phút đầu tiên.Chính vì vậy, việc tìm kiếm các ý tưởng sáng tạo để tổ chức các hoạt động khởi động là điều rất cần thiết trong mỗi tiết học. Với ý nghĩa đó, trong những năm qua bản thân tôi luôn quan tâm, tìm tòi đổi mới để tìm ra cách khởi động bài học hấp dẫn, đúng yêu cầu và đem lại hiệu quả cho từng tiết dạy. Chính vì vậy, tôi viết đề tài “Thiết kế hoạt động khởi động trong một số bàidạy học Lịch sử 12 Ban cơ bản tại Trường trung học phổ thông Nghi Lộc 5” với mong muốn chia sẻ những kinh nghiệm hiểu biết của mình tới đồng nghiệp, áp dụng vào thực tiễn dạy học để nâng cao chất lượng bộ môn. 2. Mục đích nghiên cứu Đề tài nhằm mục đích cung cấp một số cơ sở lí luận về đổi mới phương pháp dạy học, kĩ thuật dạy học cho việc tổ chức hoạt động khởi động trong các bài dạy. 1
- Đồng thời cung cấp một số kinh nghiệm của bản thân tôi trong việcthiết kế hoạt động khởi động cho các bài dạy môn Lịch sử nhằm phát huy năng lực của học sinh. 3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là một số biện pháp thiết kế hoạt động trong một số bài dạy học Lịch sử 12 Ban cơ bản ở Trường THPT nhằm phát triển năng lực sáng tạo, tự học của học sinh. Khách thể nghiên cứu là học sinh lớp 12 ở trường THPT Nghi Lộc 5. 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí thuyết Tiến hành thu thập tài liệu qua sách, báo, các văn bản liên quan đến đề tài.Trên cơ sở đó phân tích, tổng hợp và rút ra những vấn đề cần thiết của đề tài. 4.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn Trong đề tài này, tôi đã sử dụng các phương pháp lịch sử, logic, phương pháp liên ngành… Bên cạnh đó, tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu đặc thù như: - Phương pháp thu thập, xử lý tài liệu, thông tin - Phương pháp thống kê, xử lý số liệu, tranh ảnh… 5. Phạm vi nghiên cứu Đề tài nghiên cứu được thực hiện tại trường THPT Nghi Lộc 5. II.NỘI DUNG 2
- 1. Cơ sở lí luận 1.1. Một số vấn đề về đổi mới phương pháp dạy học Đổi mới chương trình giáo dục và cùng với nó là đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) và đổi mới đánh giá là những phương diện thể hiện sự quyết tâm cách tân, đem lại những thay đổi về chất lượng và hiệu quả giáo dục. Và ở khía cạnh hoạt động, tất cả những đổi mới này đều được biểu hiện sinh động trong mỗi giờ học qua hoạt động của người dạy và người học. Chính vì thế những câu hỏi như: Làm thế nào để có một giờ học tốt? Đánh giá một giờ học tốt như thế nào cho chính xác, khách quan, công bằng? Luôn có tính chất thời sự và thu hút sự quan tâm của tất cả các giáo viên và cán bộ quản lí giáo dục. Về phương pháp dạy học, tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Bởi vậy một giờ học tốt là một giờ học phát huy được tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của cả người dạy và người học nhằm nâng cao tri thức, bồi dưỡng năng lực hợp tác,năng lực vận dụng tri thức vào thực tiễn, bồi dưỡng phương pháp tự học,tác động tích cực đến tư tưởng, tình cảm, đem lại hứng thú học tập cho người học.Về bản chất, đó là giờ học có sự kết hợp giữa học tập cá thể (hình thức học cá nhân) với học tập hợp tác (hình thức học theo nhóm, theo lớp); Chú trọng kết hợp học với hành, nâng cao tri thức với rèn luyện các kỹ năng, gắn với thực tiễncuộc sống; Phát huy thế mạnh của các phương pháp dạy học tiên tiến, hiện đại; Các phương tiện, thiết bị dạy học và những ứng dụng của công nghệ thông tin…; Chú trọng cả hoạt động đánh giá của giáo viên và tự đánh giá của học sinh. Mặt khác đổi mới phương pháp dạy học còn được cụ thể hóa trong các văn bản chỉ đạo về việc thực hiện nhiệm vụ năm học hàng năm của Bộ Giáo dục và Đào tạo; Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học của Sở Giáo dục và Đào tạo; Kế hoạch năm học của nhà trường và kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học của mỗi giáo viên. Chính vì lẽ đó trong những năm gần đây, nhiều giáo viên đã có sáng kiến trong việc áp dụng kỹ thuật dạy học,đổi mới phương pháp dạy học đã góp phần tăng hiệu quả giờ dạy. Tuy nhiên, trên thực tế đa số giáo viên mới chỉ tập trung đổi mới hoạt động hình thành kiến thức là chủ yếu, chưa quan tâm đúng mức tới hoạt động khởi động cũng như vai trò của khởi động trong việc định hướng giờ dạy học. 1.2. Vai trò của hoạt động khởi động trong trong tiến trình dạy học Trong tiến trình dạy học bao gồm các chuỗi hoạt động sau: Hoạt động khởi động; Hoạt động hình thành kiến thức; Hoạt động luyện tập; Hoạt động vận dụng; Hoạt động mở rộng. Theo tiến sỹ Đặng Thị Thu Hương, Học viện quản lý giáo dục, một trong những nội dungcủa phương pháp giảng dạy mà giáo viên cần chú trọng 3
- tới đó là tổ chức các hoạtđộng khởi động trong giờ học. Hoạt động này có vai trò làm “tan băng” (ice-breaking), xóa đi sự ngại ngùng, e dè của người học và thu hẹp khoảng cách giữa người dạy -người học, người học - người học. Thay vào đó, nó giúp làm “ấm lên”bầukhông khí trong lớp học.Hoạt động này thường được sử dụng trước khi bắt đầu buổi học, trước một nội dunghọc nhưng cũng có lúc được dùng đan xen trong giờ nếu giáo viên nhận thấy người học đang chán nản hoặc mệt mỏi. Có rất nhiều hoạt động khởi động được tổ chức trong giờ học. Chẳng hạn, hoạt động“Giới thiệu bản thân” của giáo viên, giáo viên ghi lên bảng một số từ khóa về bản thân. Giáo viên cho học sinh làm việc theo cặp để đoán thông tin trên bảng, sau đó mời một số học sinh đặt câu. Hoạt động khởi động rất cần thiết trong dạy học nhằm phát triển năng lực cho học sinh, phát triển năng lực tư duy nêu để giải quyết vấn đề. Hoạt động này cần tạo ra những tình huống, những vấn đề ở đó người học cần được huy động tất cả các kiến thức hiện có, những kinh nghiệm, vốn sống của mình để cố gắng nhìn nhận và giải quyết theo cách riêng của mình và cảm thấy thiếu hụt kiến thức, thông tin để giải quyết. Như vậy, hoạt động “khởi động” nêu vấn đề là một hoạt động học tập, nhiệm vụ chuyển giao của giáo viên phải rõ ràng, học sinh phải được bày tỏ ý kiến riêng của mình cũng như ý kiến của nhóm về vấn đề đó cũng như việc trình bày báo cáo kết quả. Hoạt động khởi động bài học thường chỉ chiếm một vài phút đầu giờ nhưng có ý nghĩa rất quan trọng trong việc kích hoạt sự tích cực của người học. Trước hết, hoạt động khởi động có vai trò tạo hứngthú học tập cho học sinh. Một khởi động bài học hiệu quả trước hết phải tạo được hứng thú cho học sinh. “Hứng thú là một thái độ đặc biệt của cá nhân đối với một hiện tượng nào đó vừa có ý nghĩa đối với cuộc sống, vừa mang lại cảm xúc cho cá nhân trong quá trình học tập”. Hứng thú có một vai trò quan trọng trong quá trình hoạt động của con người. Nó là động cơ thúc đẩy con người tham gia tích cực vào hoạt động, là động lực thúc đẩy chủ thể tạo ra những sản phẩm góp phần vào sự phát triển của xã hội. Trong hoạt động học tập, hứng thú có vai trò hết sức quan trọng, thực tế cho thấy hứng thú đối với các bộ môn của học sinh tỉ lệ thuận với kết quả học tập của các em. Không phải bất cứ học sinh nào đều có sẵn niềm say mê, yêu thích đối với môn học. Vì vậy, nhiệm vụ của hoạt động khởi động là khơi gợi hứng thú đối với bài học và hơn thế nữa còn khơi dậy niềm đam mê, gây dựng, bồi đắp tình yêu lâu bền đối với môn học. Dạy học trò không có hứngthú cũng chỉ như “đập búa trên sắt nguội” mà thôi. Bởi vậy, người thầy trước hết phải là người “thắp lửa đam mê”.Bên cạnh đó, hoạt động khởi động còn huy động vốn tri thức, kĩ năng nền tảng của học sinh. Bởi dạy học là một quá trình kiến tạo. Nếu ví tri thức, kĩ năng học sinh tiếp nhận được ví như ngôi nhà, thì nền móng sẽ xuất phát từ những tri thức, kĩ năng vốn có, nền tảng của người học. Quan điểm dạy học kiến tạo đặc biệt chú ý đến việc huy động kiến thức, kĩ năng, hệ giá trị nền tảng của cá nhân người học tạo tiền đề cho việc tiếp nhận kiến thức mới. Vì vậy, một khởi động bài học hiệu quả nên tạo ra cơ 4
- hội cho các em tự làm sống lại những kiến thức nền đã có, cần thiết cho việc học bài mới. Đó là một tiền đề để thầy cô thiết kế hoạt động khởi động. Có thể nói rằng học tập là một quá trình khám phá,quá trình ấy bắt đầu bằng sự tò mò, nhu cầu cần được hiểu biết và giải quyết mâu thuẫn giữa điều đã biết và điều muốn biết. Một khởi động bài học thành công cần khơi gợi trong học trò mong muốn được tìm hiểu, khám phá bằng những hoạt động tiếp theo trong giờ học, thậm chí là sau giờ học. Muốn như vậy, hoạt động khởi động cần tạo ra mâu thuẫn trong nhận thức cho học trò. Đây là tiền đề để thực hiện một loạt các hoạt động tìm tòi, giải quyết vấn đề. Muốn như vậy, giáo viên phải là người có ý tưởng, biết gieo vấn đề để kích thích trí tò mò của người học. 1.3. Vai trò của hoạt động khởi động trong dạy học lịch sử Ở mỗi bài học, HĐKĐ chỉ chiếm khoảng vài phút đầu giờ, nhưng lại đóng vai trò rất quan trọng đối với việc phát triển tính tích cực học tập của HS. Thứ nhất, một bài học với cách khởi động thú vị, hấp dẫn sẽ có tác dụng kích thích hứng thú học tập. Bởi sự say mê, yêu thích đối với mỗi môn học không phải em nào cũng sẵn có. Phần nhiều nhờ sự sáng tạo của GV biết cách dẫn dắt HS vào từng hoạt động học tập - trước tiên là HĐKĐ mà các em có được sự thích thú. Theo kết quả nghiên cứu của Xlôvaytrich (1975), có việc gì người ta không làm được dưới ảnh hưởng của hứng thú. Điều đó cho thấy, khi đã có hứng thú, HS sẽ tự nguyện tham gia vào các hoạt động học tập một cách tự nhiên, sáng tạo. Thứ hai, HĐKĐ có tác dụng nối liền kiến thức cũ với kiến thức mới, tạo nền tảng cho việc thực hiện các nhiệm vụ học tập của bài học. Bởi, lịch sử là tất cả những gì đã xảy ra trong quá khứ và không lặp lại dưới bất cứ hình thức nào. Nhưng các sự kiện, hiện tượng lịch sử bao giờ cũng có mối quan hệ qua lại, tác động lẫn nhau, cái này là hệ quả tất yếu của cái kia. Vì vậy, khi thiết kế HĐKĐ, GV cần tạo cơ hội cho HS tự làm sống lại các kiến thức nền đã học, cần thiết cho việc lĩnh hội nhiệm vụ mới. Như vậy, vừa giúp các em ghi nhớ chắc chắn hơn kiến thức cũ, vừa giúp hình thành các kĩ năng, kĩ xảo cần thiết trong học tập và trong cuộc sống Thứ ba, HĐKĐ giúp tạo ra mâu thuẫn nhận thức cho người học. Bởi học tập lịch sử là một quá trình khám phá. Quá trình ấy phát huy được nội lực của HS, tư duy tích cực - độc lập - sáng tạo với mong muốn được hiểu biết và giải quyết mâu thuẫn giữa những điều đã biết và chưa biết. Có thể thấy, HĐKĐ chứa đựng mâu thuẫn về mặt nhận thức sẽ kích thích sự tò mò của HS, khiến các em có mong muốn tìm được câu trả lời thỏa đáng cho các vấn đề còn thắc mắc, thậm chí còn biết tự đặt ra những vấn đề nghiên cứu tiếp theo. Thứ tư, HĐKĐ giúp khái quát nội dung cơ bản của bài học, hướng sự suy nghĩ, tư duy của HS vào nội dung chính ngay từ đầu, bởi có một thực tế là khi bắt đầu bài học, nếu GV không có sự định hướng, HS sẽ loay hoay với rất nhiều câu hỏi như: “Hôm nay không biết học bài gì? Nội dung có khó (hoặc hấp dẫn) hay không? Chúng ta sẽ phải thực hiện những nhiệm vụ nào?” Như vậy, tư duy HS bị phân tán 5
- sẽ ảnh hưởng đến việc lĩnh hội kiến thức của bài. Do đó, trong HĐKĐ cần thiết GV phải có những cách thức chuyển giao nhiệm vụ linh hoạt để khái quát nội dung cơ bản của bài. Thứ năm, HĐKĐ giúp GV và HS có cơ hội hiểu nhau hơn; thậm chí, theo Nguyễn Thị Minh Phượng và cộng sự (2016), HĐKĐ giúp phá tan sự lo lắng, e ngại ban đầu của người học đối với GV, thu hút HS vào việc học chủ động, tích cực, tạo tâm thế và kiến thức cần thiết cho bài mới. Như vậy, khởi động tốt của mỗi tiết học giúp HS hứng thú, hăng hái trong học tập, thuận lợi cho hoạt động hình thành kiến thức ở phần sau. Nhưng GV cần lưu ý, kết thúc hoạt động này, GV không “chốt” về nội dung kiến thức của bài mà chỉ giúp HS phát biểu được vấn đề học tập để chuyển sang các hoạt động tiếp theo. Qua đó tiếp tục hoàn thiện câu trả lời hoặc giải quyết được vấn đề trong suốt quá trình dạy học. 1.4. Những yêu cầu của hoạt động khởi động Để HĐKĐ góp phần vào hiệu quả của bài học lịch sử, khi thực hiện, GV cần đảm bảo những yêu cầu sau: Thứ nhất, HĐKĐ phải gắn chặt với nội dung cơ bản của bài học để giúp định hướng tư duy HS vào nội dung chính ngay từ đầu, tránh bị phân tán vào các vấn đề lan man, không cần thiết, làm giảm hiệu quả bài học. Thứ hai, HĐKĐ phải phù hợp với trình độ HS và điều kiện dạy học của nhà trường. Đảm bảo tính vừa sức HS trong HĐKĐ cũng nhằm mục đích giúp HS dễ dàng tham gia vào hoạt động học tập, đạt được mục tiêu dạy học đề ra. Ngoài ra, HĐKĐ cũng cần phải phù hợp với điều kiện dạy học của nhà trường. Chẳng hạn, GV không thể thực hiện được HĐKĐ có sự hỗ trợ của công nghệ thông tin nếu GV không có máy tính hoặc nhà trường không được trang bị máy chiếu... Do vậy, ngay từ khi xây dựng kế hoạch dạy học, GV đã phải xem xét điều kiện dạy học cần thiết để thiết kế HĐKĐ cho phù hợp. Thứ ba, theo Công văn số 5555/BGDĐT-GDTrH ngày 8/10/2014 về việc hướng dẫn sinh hoạt chuyên môn về đổi mới PPDH và kiểm tra đánh giá; tổ chức và quản lí các hoạt động chuyên môn của trường trung học/trung tâm GDTX qua mạng, khi tổ chức HĐKĐ, GV phải chuyển giao nhiệm vụ rõ ràng thể hiện ở yêu cầu về sản phẩm mà HS phải hoàn thành khi thực hiện nhiệm vụ; hình thức giao nhiệm vụ sinh động, hấp dẫn, kích thích được hứng thú nhận thức của HS; đảm bảo cho tất cả HS tiếp nhận và sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ. Trên cơ sở đó, đối chiếu mục tiêu với sản phẩm thì GV sẽ đánh giá được khả năng của HS và bổ sung để hoàn thiện nếu cần thiết. Thứ tư, GV cần lựa chọn các tình huống, những câu hỏi đắt giá để giúp HS động não chứ không nên đưa những câu hỏi mờ nhạt, đưa ra rồi không giải quyết. Làm như vậy sẽ không phát huy được tính tích cực học tập của HS. Thứ năm, kết thúc HĐKĐ, GV cần bố trí thời gian thích hợp để HS bày tỏ quan điểm cũng như sản phẩm hoạt động của mình. Đây cũng là dịp để GV đánh giá 6
- sự nỗ lực của các thành viên trong lớp. Qua đây, các em có hứng thú học tập, có động lực để thực hiện các nhiệm vụ tiếp theo, có sự tự tin trước tập thể, phát triển các năng lực của bản thân. 1.5. Một số hình thức và phương pháp sử dụng cho hoạt động khởi động Việc vận dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực, thiết kế tiến trình dạy học các bài học hoặc chủ đề dạy học đảm bảo các yêu cầu về phương pháp dạy học, cách xây dựng, tổ chức thực hiện, kiểm tra đánh giá chuỗi các hoạt động học theo sự định hướng phát triển năng lực người học là rất cần thiết đối với giáo viên trong giai đoạn hiện nay. Khởi động là hoạt động đầu tiên, hoạt động này nhằm giúp học sinh huy động những kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm của bản thân về các vấn đề có nội dung liên quan đến bài học mới. Mặt khác hoạt động khởi động sẽ kích thích tính tò mò, sự hứng thú, tâm thế của học sinh ngay từ đầu tiết học. Chính vì vậy trong quá trình thiết kế giáo viên phải tìm tòi các hình thức và phương pháp phù hợp, phải linh hoạt, sáng tạo, trong việc tổ chức hoạt động khởi động bài học. Tránh tình trạng hoạt động đơn điệu, nhàm chán, hoặc không tổ chức hoạt động khởi động mà để nó diễn ra một cách tuần tự, cứng nhắc. Sau đây là một sốhình thức và phương pháp mà bản thân tôi đã sử dụng khi thiết kế hoạt động khởi động trong các tiết dạy: - Thứ nhất là khởi động tiết học dưới dạng trò chơi. Hiện nay hầu hết các tiết dạy tại trường tôi thường chọn cho mình hình thức khởi động bằng cách tổ chức các trò chơi nhanh như: Đuổi hình bắt chữ, Hỏi nhanh đáp gọn, Giải ô chữ, Trò chơi nhanh như chớp, Trò chơi phá băng, trò chơi mảnh ghép… Với việc sử dụng trò chơi giúp cho hoạt động dạy học trở nên sôi nổi, cuốn hút, giúp học sinh rèn luyện sự mạnh dạn, tự tin, khả năng phản xạ nhanh, sự sáng tạo, nâng cao tinh thần đoàn kết và sự tương tác giữa học sinh với học sinh, học sinh với giáo viên…Trong tiết học môn Lịch sử các trò chơi thườngđược giáo viên tổ chức liên quan đến kiến thức của các tiết học trước như học sinh sẽ được tái hiện kiến thức hay kiểm tra nhận thức của học sinh về những vấn đề liên quan đến bài học mới, làm tiền đề để giáo viên dẫn vào bài một cách hấp dẫn. - Thứ hai là khởi động bằng các bài tập hay câu hỏi tình huống có vấn đề Các câu hỏi trong phần khởi động có thể chỉ là một tình huống để cho học sinh phát hiện hay huy động vốn hiểu biết của mình để giải quyết tình huống ấy. Các vấn đề hay câu hỏi được đưa ra sẽ giúp học sinh phát triển tư duy, xâu chuỗi vấn đề một cách mạch lạc đồng thời tạo hứng thú cho học sinh vào tiết học mới để khám phá vấn đề còn đang bỏ ngỏ. - Thứ ba là khởi động bằng phương pháp đóng vai Đóng vai là một trong những cách thức đem lại hiệu quả cao trong phần khởi động bài học, là phương pháp giáo dục giúp học sinh thực hành cách ứng xử, bày tỏ thái độ trong những tình huống giả định hoặc trên cơ sở óc tưởng tượng và ý nghĩ sáng tạo của các em. Với việc sử dụng phương pháp đóng vai trong thiết kế hoạt động khởi động sẽ đem lại hiệu quả trong quá trình dạy học, nhất là khi dạy về các nhân vật, sự kiện lịch sử… 7
- - Thứ tư là khởi động bằng vận dụng kiến thức liên môn với Âm nhạc, Văn học Âm nhạc là một bộ môn nghệ thuật dùng âm thanh (chất giọng) để diễn đạt tình cảm, xúc cảm của con người. Âm nhạc gồm thanh nhạc và khí nhạc. Cuộc sống của chúng ta với bao khoảnh khắc vui buồn, âm nhạc đã thể hiện rõ điều đó cho hoạt động khởi động sẽ phát huy hiệu quả rất cao. Nói đến lịch sử là nói đến sự kiện, không gian, thời gian. Vì vậy, trong quá trình giảng dạy lịch sử, nhiệm vụ cơ bản của giáo viên là cung cấp cho học sinh kiến thức cơ bản đủ để khôi phục lại quá khứ và hiểu biết quá khứ. Các tác phẩm văn học góp phần quan trọng làm cho bài giảng sinh động, hấp dẫn, nâng cao hứng thú học tập cho học sinh. Bởi vì, các tác phẩm thực sự có giá trị đều phản ánh cuộc sống một cách chân thực. - Thứ năm là khởi động bằng khai thác kênh hình, xem phim tư liệu… Mục đích của việc sử dụng tranh ảnh, video- clip để học sinh được trải nghiệm, được phát huy những tri thức vốn có của mình về vấn đề của tiết học tạo thêm hứng thú cho giờ học. Kênh hình góp phần quan trọng tạo biểu tượng cho học sinh, cụ thể hoá các sự kiện, là phương tiện rấtcó hiệu lực để hìnhthànhcác khái niệm lịch sử quan trọng nhất, giúp cho học sinh nắm vững các quy luật của sự phát triển xã hội. Sử dụng phim tài liệu trong dạy học lịch có ý nghĩa rất sâu sắc trong việc kích thích hứng thú học tập, thu hút được sự quan sát tập trung ở học sinh. 1.6. Một số lưu ý khi thực hiện hoạt động khởi động Chúng ta biết rằng việc tạo hứng thú cho học sinh với bài học ngay từ những phút đầu tiên là điều rất quan trọng.Bởi thông qua hoạt động khởi độnggiáo viên sẽkiểm tra quá trình học sinh nắm bài cũ cũng như thiết lập mối quan hệ thân thiện giữa giáo viên và học sinh. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện cần lưu ý những vấn đề sau: - Vấn đề định lượng thời gian: đây là khâu quan trọng để đảm bảo tiến trình giờ học. Tùy vào nội dung bài học Lịch sử để giáo viên định lượng thời gian. Đối với các bài dạy học theo chủ đề từ 2 tiết trở lên, giáo viên có thểtổ chức hoạt động khởi động trong vòng 10-15 phút. Đối với bài học theo từng tiết, giáo viên nên tổ chức hoạt động khởi động 5-7 phút. Tránh tình trạng khởi động quá nhiều thời gian, làm ảnh hưởng đến quá trình chiếm lĩnh tri thức, kĩ năng. Hoặc khởi động rất công phu, bài bản nhưng lại không ăn nhập gì với bài học. Mặt khác khởi động quá phấn kích cũng làm cho học sinh khó tập trung trở lại bài học. -Vấn đề kỹ thuật thiết kế hoạt động khởi động: Khi xây dựng kịch bản cho hoạt động khởi động giáo viên cần đảm bảo trong khởi động bao quát được nội dung bài học. Giáo viên có thể lựa chọn một số kịch bản phù hợp như kịch bản dựa trên vấn đề: Loại kịch bản này là lý tưởng cho các tình huống mà người học phải tích hợp kiến thức lý thuyết và thực hành của họ để giải quyết một vấn đề. Là loại kịch bản giúp người học phân tích vấn đề, tìm kiếm dữ liệu, thông tin, lập luận logic và ra quyết định giải quyết vấn đề; Kịch bản dựa trên tình huống: Trong loại kịch bản này, người học được học cách khám phá các vấn đề để hiểu cách thức chúng ảnh hưởng đến việc ra quyết định; Kịch bản suy đoán: Trong kịch bản này, người học phải dự đoán kết quả của một sự kiện trong tương lai dựa trên kiến thức và các suy luận của họ; Kịch bản dựa trên các trò chơi: Như được hiển nhiên từ tên gọi của kịch 8
- bản này, các kịch bản này liên quan đến việc sử dụng các trò chơi như các công cụ học tập. Từ đó giáo viên sẽ khai thác sâu vào những nội dung học sinh chưa biết một cách nhẹnhàng, sinh động. - Vấn đề về cách tiến hành hoạt động: Để tổ chức hoạt động khởi động đạt mục đích trên, người dạy có thể thực hiện bằng nhiều cách khác nhau. Lựa chọn cách thức như thế nào phụ thuộc vào từng bài học, đối tượng học sinh và phụ thuộc vào sở trường và sự linh hoạt của mỗi giáo viên, một nội dung có thể triển khai các cách thức khác nhau miễn làm sao phù hợp và hiệu quả, nên tránh sự trùng lặp một kiểu vào bài gây sự nhàm chán. Tuy nhiên lưu ý trong quá trình thực hiện hoạt động giáo viên phải luôn giữ tâm thái vui vẻ, thoải mái, gần gũi thân thiện với học sinh để tạo giờ dạy hấp dẫn và cuốn hút người học. - Vấn đề về cách đặt và sử dụng câu hỏi hay tình huống khởi động. Mục đích của việc đặt câu hỏi và tình huống là thách thức các ý tưởng hiện tại, thăm dò kiến thức người học, khẳng định vấn đề đã được người học hiểu rõ và thu hút người học tạo ra không khí học tập sống động. Câu hỏi phải liên quan bài học, những dự kiến vềkế hoạch học tập tiếp theo hoặc những dự đoán về kết quả của việc họ. Muốn vậy thì câu hỏi cần có nhiều mức độ như nhận biết, thông hiểu, vận dụng.Các câu hỏi phải có câu dễ, câu hỏi khó liên quan đến nội dung bài học, đòi hỏi học sinh phải tư duy, phải chủ động khai thác kiến thức mới.Giáo viên phải biết cách sử dụng câu hỏi đóng, câu hỏi mở.Dù có bất kỳ hình thức nào thì giáo viên phải dùng câu hỏi kết nối học sinh tham gia vào hoạt động học.Giáo viên có thể dự kiến hoạt động của học sinh, tức là học sinh làm gì?Trả lời câu hỏi như thế nào?Sẽ có những thắc mắc gì?Đồng thời giáo viên phải biết cách xử lý các câu trả lời của học sinh như biết khen ngợi, ghi nhận đóng góp tránh phê bình thẳng thắn, phải luôn luôn khích lệ học sinh tham gia xây dựng. Do đó, nếu tronghoạt động khởi động, nếu giáo viên đưara được tình huống khó thì vẫn có thểhấp dẫn, kích thích trí tò mò của học sinhđể các em có nhu cầu tìm hiểu để tự giác, tích cực giải quyết điều khúc mắc đã được đưa ra trước đó. 2. Cơ sở thực tiễn 2.1.Thực trạng của việc tổ chức hoạt động khởi động trong dạy học nói chung hiện nay Quá trình dạy - học là một hoạt động phức tạp có sự tác động đa chiều, trong đó chất lượng và hiệu quả của hoạt động dạy - học cơ bản phụ thuộc vào chủ thể nhận thức - người học.Tuy nhiên các yếu tố khách quan cũng đóng vai trò rất quan trọng trong việc tác động để tạo tâm lý sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ và hứng thú học tập của học sinh. Hiện nay, đa số giáo viên đều có tinh thần tự đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh; tuy nhiên phần lớn các thầy cô giáo đều hướng đến việc đổi mới trong hoạt động hình thành kiến thức là chủ yếu, chưa quan tâm đúng mức tới hoạt động khởi động cũng như vai trò của khởi động trong việc định hướng tiết dạy, tạo tâm lý tích cực cho học sinh để các em chủ động và tích cực khai thác, khám phá kiến thức mới nhằm đạt được mục tiêu giáo dục đề ra về kiến thức, kỹ năng và những năng lực cần hình thành cho học sinh sau mỗi tiết học. Thực tế cho thấy hầu hết giáo viên khi thiết kế hoạt động khởi động thường chỉ làm theo hình thức giới thiệu qua một chút để vào bài, như vậy sẽ tiết kiệm được 9
- nhiều thời gian dành cho hoạt động khai thác kiến thức mới, không lo lắng nhiều về vấn đề thiếu thời gian, cháy giáo án… do đó tiết học tương đối khô khan, thiên về lý thuyết và giảng mà thiếu đi sự hợp tác tích cực của học sinh; ngay từ bước vào bài học sinh đã có tâm lý thụ động chờ giáo viên dẫn dắt nội dung và truyền thụ một chiều, từ đó sẽ khó tạo tâm lý để các em sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ một cách tích cực ở các hoạt động tiếp theo của bài học. Để khách quan tôi đã tiến hành khảo sát việc tiến hành thực hiện hoạt động khởi động của giáo viên ở tại trường THPTNghi Lộc 5 - Huyện Nghi Lộc nơi tôi đang công tác(bao gồm 57giáo viên giảng dạy các môn) và đem lại kết quả như sau: *Kết quả khảo sát: Nội dung Số lượng Tỷ lệ % 1. Thực hiện hoạt động khởi động - Có 50 88 - Không 7 12 2. Cơ sở tiến hành khởi động - Xuất phát từ nội dung 19 33 - Từ các nội dung liên quan đến bài học 15 26 - Từ nội dung liên quan đến tên bài học 17 30 - Từ nguồn khác 6 11 3. Mục đích khởi động - Kiểm tra và thống kê kiến thức của học sinh 24 42 - Tạo hứng thú cho học sinh 22 39 - Tạo tình huống có vấn đề để vào bài 11 19 4. Cách thức tiến hành hoạt động khởi động thường dùng - Tổ chức thành hoạt động 24 42 - Dẫn dắt 33 58 - Khác 0 0 5. Người thực hiện hoạt động khởi động - Giáo viên 29 51 - Học sinh 5 9 - Giáo viên và học sinh 23 40 6. Mức độ thu hút và hiệu quả - Cao 27 48 - TB 20 35 - Thấp 10 17 * Nhận xét: Đa số giáo viên có thực hiện khởi động nhưng chỉ được tiến hành trong giờ thao giảng, dạy học chủ đề, dạy học minh họa, nghiên cứu bài học. Họ dành thời gian và tập trung cho hoạt động khai thác kiến thức mới được nhiều hơn còn việc định hướng vào bài học chỉ sơ qua bằng một vài câu dẫn dắt có liên quan, mang tính chất giới thiệu bài học. Không ít giáo viên gặp lúng túng khi tổ chức do chưa nắm được các yêu cầu, mục tiêu cơ bản của hoạt động khởi động, làm cho giờ học còn nặng nề, nhàm chán. Một số ít giáo viên có nêu tình huống khởi động nhưng còn mang tính hình 10
- thức, chưa xuất phát và tạo được liên kết thực sự với bài học để tạo hứng thú, kích thích sự sáng tạo, chủ động học tập của học sinh. Giáo viên bộmôn Lịch sử đã đều taytriển khai trong giờ dạy song có một số có khi có lúc còn lúng túng, làm cho xong chuyện. 2.2. Thực trạng của việc tổ chức hoạt động khởi động trong việc dạy học Lịch sử tại các trường trung học phổ thông trên địa bàn huyện Nghi Lộc Trong quá trình thực hiện đề tài bản thân tôi cũng đã tiến hành khảo sát việc tổ chức hoạt động khởi động trong việc dạy học môn Lịch sử ở các trường THPT trên địa bàn Huyện Nghi Lộc (bao gồm: Trường THPT Nguyễn Duy Trinh, Trường THPT Nghi Lộc 2, Trường THPT Nghi Lộc 3, Trường THPT Nghi Lộc 4, Trường THPT Nghi Lộc 5. Tổng 5 trường gồm 17 giáo viên) kết quả như sau: * Kết quả khảo sát: Nội dung Số lượng Tỷ lệ % 1. Thực hiện hoạt động khởi động - Có 14 82 - Không 3 18 2. Cơ sở tiến hành khởi động - Xuất phát từ nội dung 7 41 - Từ các nội dung liên quan đến bài học 6 35 - Từ nội dung liên quan đến tên bài học 4 24 - Từ nguồn khác 0 0 3. Mục đích khởi động - Kiểm tra và thống kê kiến thức của học sinh 7 41 - Tạo hứng thú cho học sinh 6 35 - Tạo tình huống có vấn đề để vào bài 4 24 4. Cách thức tiến hành hoạt động khởi động thường dùng - Tổ chức thành hoạt động 7 41 - Dẫn dắt 10 59 - Khác 0 0 5. Người thực hiện hoạt động khởi động - Giáo viên 7 41 - Học sinh 4 35 - Giáo viên và học sinh 6 24 6. Mức độ thu hút và hiệu quả - Cao 8 47 - TB 7 41 - Thấp 2 11 * Nhận xét: Đa số các giáo viên Lịch sử trên địa bàn Huyện Nghi Lộc đều đã có sự đổi mới đầu tư cải tiến phương pháp giảng.Tuy nhiên vẫn còn một số ít giáo viên có những hạn chế nhất định như:giáo viên vẫn chưa mạnh dạn vận dụng phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực vào việc thiết kế các hoạt động dạy học trong đó có hoạt động khởi động. Do đó đang tạo cảm giác mệt mỏi, thụ động đối với học sinh trong 11
- việc tiếp nhận kiến thức. Bên cạnh đó, việc thiếu những dẫn chứng sinh động trong thực tế cũng như thiếu những dụng cụ trực quan làm cho hoạt động khởi động trở nên khô khan, nhàm chán, không gây được sự hứng thú đối với học sinh. Hệ quả tất yếu là chất lượng tiết học có nhiều hạn chế. Một số giáo viên tâm lí môn mình là môn phụ nên chưa chịu đầu tư trong việc soạn giáo án, tìm hiểu những nội dung kiến thức mới thành ra bài dạy gây nhàm chán, không tạo được sự hứng thú cho người học.Thực tế trong quá trình giảng dạy bộ môn này đối với hoạt động khởi động thì chủ yếu giáo viên đang sử dụng phương pháp dạy học truyền thống. Do đó chưa kích thích được học sinh chưa chủ động, tích cực trong việc học, không chủ động tìm hiểu kiến thức, vào lớp không chú ý nghe giảng, về nhà không xem bài, không học bài. Chính vì lẽ đó bản thân tôi nghĩ người giáo viên dạy môn Lịch sử luôn phải tìm tòi, đổi mới để tìm ra phương pháp phù hợp cho từng bài, đặc biệt phải biết cách thiết kế hoạt động khởi động để đem lại hiệu quả khi giảng dạy. Chúng ta thường thấy những lời vào bài mượt mà, trơn tru với câu từ bay bổng, trau chuốt của giáo viên. Tất nhiên để có được lời vào bài đầy tính nghệ thuật như vậy đòi hỏi giáo viên phải có sự am hiểu sâu sắc về nội dung kiến thức bài học cùng những vấn đề có liên quan rồi chuyển hóa thành câu từ kết hợp với giọng đọc hay nói diễn cảm, thuyết phục. Tuy nhiên, lời vào bài có hay đến đâu cũng chỉ là hoạt động khởi động cho giáo viên là chủ yếu. Bởi học sinh vẫn đóng vai trò thụ động lắng nghe, được “ru vỗ” bằng những lời có cánh. Còn cảm xúc, hứng thú chỉ là sự “lây lan” từ giáo viên sang học sinh chứ không phải được khơi dậy, hình thành từ sự hoạt động của học sinh. Mặt khác do việc ứng dụng công nghệ thông tin chưa tốt nên một số giáo viên còn ngại và rơi vào tình trạng lúng túng trong việc đổi mới phương pháp dạy học, thiết kế hoạt động khởi động có khi có lúc còn máy móc, rập khuôn, thiếu tính sáng tạo. Cá biệt có giáo viên năng lực chuyên môn chưa đáp ứng được với nhu cầu của người học hiện nay nên tình trạng tổ chức hoạt động khởi động nhưng còn lạm dụng như tổ chức trò chơi, hát múa mà không phù hợp với bài học hoặc chỉ là để “vào bài” với cái tên bài học vẫn xảy ra. Bên cạnh đó, nhiều bài học trong sách giáo khoa môn Lịch sử còn khô khan đối với học sinh phổ thông nên việc lựa chọn hình thức hoạt động như thế nào để dẫn dắt học sinh vào bài quả là vấn đề không mấy dễ dàng đối với mỗi giáo viên. Rất nhiều giáo viên trong quá trình dạy học thường không tổ chức hoạt động khởi động vì nhiều lí do: lo lắng vì thời gian không đủ cho kiến thức bài dạy; không biết tổ chức như thế nào; sợ hoạt động gây ồn ảnh hưởng lớp học khác.Vì vậy, trong quá trình dạy, dù rất cố gắng, nhiều giáo viêncũng không thể lôi kéo sự tập trung của học sinh, hiệu quả giờ học bị giảm sút. Chính vì lẽ đó bản thân tôi trong quá trình giảng dạy bộ môn Lịch sử bậc THPT tôi luôn luôn trăn trở để tìm ra giải pháp dạy hoạt động khởi động một cách hiệu quả nhằm tạo hứng thú cho các em khi học bộ môn này. 3. Kinh nghiệm thiết kế hoạt động khởi động trong một số bài dạy Lịch sử lớp 12Ban cơ bản tại trường trung học phổ thông Nghi Lộc 5 12
- 3.1. Sử dụng phương pháp trò chơi khi thiết kế hoạt động khởi động * Mục đích: Trò chơi học tập đem lại hiệu quả cao trong dạy học, gây sự hứng thú trong giờ học. Thông qua trò chơi lịch sử, nội dung của bài học được truyền tải đến học sinh một cách tự nhiên, nhẹ nhàng, sâu sắc và dễ hiểu. Mặt khác, còn có ý nghĩa làm thay đổi hình thức học tập, làm cho hình thức học tập trở nên đa dạng, phong phú hơn vàbiến quá trình học tập của học sinh trở thành hình thức học tập vui chơi hấp dẫn. Ngoài tác dụng truyền thụ kiến thức cho học sinh nó còn giúp các em hình thành nhân cách khiến cho các em vui vẻ, nhanh nhẹn, cởi mở hơn, tiếp thu bài học một cách tự nhiên, tự giác, tích cực. Trò chơi học tập là một hoạt động của con người nhằm mục đích chủ yếu là tiếp thu kiến thức một cách có hiệu quả nhất, ngoài ra còn giúp các em vui chơi, giải trí và thư giãn. Giúp các em yêu thích môn học hơn.Thông qua trò chơi học tập, giúp học sinh có thể rèn luyện được thể lực, rèn luyện về giác quan, tạo cơ hội giao lưu với mọi người, cùng hợp tác với bạn bè, đồng đội trong nhóm tổ… đây là một hoạt động được tổ chức có tính chất vui chơi, giải trí, thư giãn. Nhưng thông qua hoạt động nàyhọc sinh có điều kiện học mà chơi, chơi mà học. Khi tham gia các trò chơi học tập học sinh sẽ có điều kiện thể hiện khả năng của mình, giúp các em mạnh dạn hơn, tự tin hơn, giao tiếp cũng tốt hơn, sống hòa nhã với bạn bè hơn, được suy ngẫm, thử nghiệm các tình huống, các lập luận để đạt kết quả cao. Trò chơi học tập còn tạo không khí vui tươi, hồn nhiên, nhẹ nhàng, sinh động trong giờ học. Giúp cho đặc thù bộ môn Lịch sử bớt đi sự khô khan, giúp các em ghi nhớ sự kiện, nhân vật lịch sử, thấu hiểu bài học một cách nhanh nhất, giúp các em tiếp thu tri thức một cách tích cực và tự giác.Từ đó bồi dưỡng cho các em lòng say mê, yêu thích môn Lịch sử. Sử dụng trò chơi học tập ở các môn học nói chung, trong môn Lịch sử nói riêng là một trong những phương pháp mới nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Việc sử dụng trò chơi học tập mang lại hiệu quả to lớn trong giáo dục. - Trò chơi là hoạt động được các học sinh thích thú tham gia. Vì vậy nó có khả năng lôi kéo sự chú ý và khơi dậy được hứng thú học tập. Rất nhiều trò chơi ngoài mục đích đó còn có thể ôn tập kiến thức cũ hoặc dẫn dắt các em vào hoạt động tìm kiếm tri thức mới một cách tự nhiên, nhẹ nhàng. Hoặc có những trò chơi giúp các em vận động tay chân khiến cho cơ thể tỉnh táo, giảm bớt những áp lực tâm lý do tiết học trước gây ra. - Sử dụng phương pháp trò chơi là phương pháp giáo viên thông qua việc tổ chức các trò chơi có liên đến nội dung bài học, có tác dụng tạo hứng thú học tập cho học sinh ngay từ khi bắt đầu bài học mới. - Qua trò chơi học sinh tiếp thu kiến thức một cách nhẹ nhàng, tự nhiên, đồng thời cũng phát triển tính tự giác ở học sinh.Bản chất của phương pháp sử dụng trò chơi học tập là dạy học thông qua việc tổ chức hoạt động cho học sinh. Dưới sự 13
- hướng dẫn của GV, HS được hoạt động bằng cách tự chơi trò chơi trong đó mục đích của trò chơi chuyển tải mục tiêu của bài... * Phương pháp trò chơi có một số ưu điểm và nhược điểm sau: - Ưu điểm: + Trò chơi học tập là một hình thức học tập bằng hoạt động, hấp dẫn HS do đó duy trì tốt hơn sự chú ý của các em với bài học. + Trò chơi làm thay đổi hình thức học tập chỉ bằng hoạt động trí tuệ, đo đó giảm tính chất căng thẳng của giờ học, nhất là các giờ học kiến thức lý thuyết mới. + Trò chơi có nhiều học sinh tham gia sẽ tạo cơ hội rèn luyện kỹ năng học tập hợp tác cho HS. -Nhược điểm: + Khó củng cố kiến thức, kỹ năng một cách có hệ thống. + Học sinh dễ sa đà vào việc chơi mà ít chú ý đến tính chất học tập của các trò chơi. * Khi sử dụng phương pháp trò chơi, GVcần lưu ý một số điều sau: - Mục đích của trò chơi phải thể hiện mục tiêu của bài học hoặc một phần của chương trình. - Hình thức chơi đa dạng giúp HS được thay đổi các hoạt động học tập trên lớp, giúp HS phối hợp các hoạt động trí tuệ với các hoạt động vận động. - Luật chơi đơn giản để HS dễ nhớ, dễ thực hiện. Cần đưa ra các cách chơi có nhiều HS tham gia để tăng cường kỹ năng học tập hợp tác. - Các dụng cụ chơi cần đơn giản, dễ làm hoặc dễ tìm kiếm tại chỗ. Chọn quản trò chơi có năng lực phù hợp với yêu cầu của trò chơi. - Tổ chức chơi vào thời gian thích hợp của bài học để vừa làm cho học sinh hứng thú học tập vừa hướng cho học sinh tiếp tục tập trung các nội dung khác của bài học một cách có hiệu quả. - Trong quá trình tổ chức hoạt động khởi động bản thân tôi thường sử dụng một số trò chơi sau: Trò chơi “Hỏi nhanh, đáp gọn”, trò chơi “làm theo lời tôi hát”, trò chơi ô chữ, trò chơi “Gió thổi”, Trò chơi mảnh ghép, trò chơi đoán ý đồng đội, trò chơi “nhanh như chớp”… Sau đây tôi xin trình bày một số ví dụ cụ thể trong các tiết dạy của tôi khi vận dụng phương pháp trò chơi để thiết kế hoạt động khởi động trong bài dạy môn Lịch sử 12. * Cách thức tiến hành - Bước 1. Giáo viên đặt tên trò chơi cho phù hợp, liên quan đến bài học. - Bước 2. Giáo viên thông qua luật chơi. - Bước 3.Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi 14
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thiết kế và ứng dụng học liệu số trong nâng cao hứng thú và hiệu quả dạy học Lịch sử lớp 10 Bộ Cánh diều
49 p | 64 | 29
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp phòng, chống vi phạm pháp luật và bạo lực học đường trong đoàn viên, thanh niên trường THPT Lê lợi
19 p | 36 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thiết kế bản đồ tư duy bằng phần mềm Edraw MindMaster trong dạy học một số bài lý thuyết môn Giáo dục quốc phòng, an ninh bậc THPT
23 p | 12 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hiệu quả giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên và kỹ năng sống cần thiết cho học sinh lớp 12 thông qua Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu
29 p | 26 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thiết kế và sử dụng trò chơi trong dạy học chương Halogen, chương Oxi – Lưu huỳnh Hóa học lớp 10 THPT nhằm nâng cao hứng thú cho người học và chất lượng dạy học Hóa học
59 p | 11 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thiết kế và sử dụng các bài tập thí nghiệm nhằm rèn luyện kỹ năng, nâng cao năng lực tư duy cho học sinh trong chương trình Sinh học 10
58 p | 17 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hệ thống bài tập Hóa học rèn kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn trong chương trình Hóa học THPT
47 p | 15 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phân loại và phương pháp giải bài tập chương andehit-xeton-axit cacboxylic lớp 11 THPT
53 p | 28 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thiết lập công thức tính nhanh biên độ dao động của con lắc lò xo khi thay đổi khối lượng vật nặng
31 p | 50 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thiết kế một số thí nghiệm nhằm tạo hứng thú và nâng cao kết quả học tập bài Axit sunfuric - Muối sunfat môn Hóa học 10
29 p | 31 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thiết kế xà treo nghiêng trong tiết dạy kỹ thuật xuất phát, chạy lao sau xuất phát môn chạy cự ly ngắn
8 p | 49 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Cải tiến cách xây dựng tài liệu dạy học về dãy số và cấp số trong chương trình Đại số và Giải tích 11
52 p | 26 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thiết kế một số thí nghiệm tạo học liệu trực quan sinh động nhằm nâng cao chất lượng dạy và học chủ đề trao đổi nước và chủ đề trao đổi khoáng ở thực vật, môn Sinh học lớp 11
43 p | 44 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thiết kế hoạt động trãi nghiệm-sáng tạo chủ đề pH cho học sinh lớp 11
18 p | 31 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thiết kế bài giảng hoá học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh (phần phi kim - hoá học 10 nâng cao)
35 p | 38 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thiết kế và sử dụng Bảng Luyện Từ trong dạy học từ vựng tiếng Anh nhằm củng cố vốn từ cho học sinh yếu kém lớp 12 trường THPT Kim Sơn A
12 p | 8 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thiết kế đề kiểm tra tự luận môn sinh học lớp 12 theo khung ma trận
52 p | 28 | 2
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thiết kế tiến trình dạy học chủ đề “vấn đề dân số - lao động – việc làm ở Việt Nam” (dành cho học sinh lớp 11)
18 p | 26 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn