intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thiết kế một số chủ đề hoạt động trải nghiệm bằng phương pháp trò chơi nhằm rèn luyện phẩm chất năng lực cho học sinh THPT để thích ứng với nghề nghiệp tương lai

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:62

10
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu sáng kiến nhằm đánh giá thực trạng vấn đề nghiên cứu, đề xuất các chủ đề hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp theo dạng trò chơi nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục học sinh trong công tác chủ nhiệm ở trường THPT.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thiết kế một số chủ đề hoạt động trải nghiệm bằng phương pháp trò chơi nhằm rèn luyện phẩm chất năng lực cho học sinh THPT để thích ứng với nghề nghiệp tương lai

  1. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI THIẾT KẾ MỘT SỐ CHỦ ĐỀ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM HƯỚNG NGHIỆP BẰNG PHƯƠNG PHÁP TRÒ CHƠI NHẰM RÈN LUYỆN PHẨM CHẤT VÀ NĂNG LỰC CHO HỌC SINH THPT ĐỂ THÍCH ỨNG VỚI NGHỀ NGHIỆP TƯƠNG LAI LĨNH VỰC: TRẢI NGHIỆM HƯỚNG NGHIỆP
  2. SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT DIỄN CHÂU 2 ===***=== SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI THIẾT KẾ MỘT SỐ CHỦ ĐỀ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM HƯỚNG NGHIỆP BẰNG PHƯƠNG PHÁP TRÒ CHƠI NHẰM RÈN LUYỆN PHẨM CHẤT VÀ NĂNG LỰC CHO HỌC SINH THPT ĐỂ THÍCH ỨNG VỚI NGHỀ NGHIỆP TƯƠNG LAI LĨNH VỰC: TRẢI NGHIỆM HƯỚNG NGHIỆP Người thực hiện : LÊ THỊ TRÀ LÊ THỊ THUÝ HỒNG Tổ : Tự Nhiên – Ngữ văn Địa chỉ gmail : binhtradc2@gmail.com Số điện thoại : 0915653477 - 0984253500 NĂM HỌC: 2022 – 2023
  3. MỤC LỤC PHẦN I- ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................................... 1 1. Lí do chọn đề tài .................................................................................................... 1 2. Mục đích và nhiệm vụ ........................................................................................... 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................... 2 4. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................... 3 5. Tính mới của đề tài ................................................................................................ 3 6. Kế hoạch thực hiện đề tài ...................................................................................... 3 PHẦN II - NỘI DUNG ............................................................................................. 4 2.1. Cơ sở lí luận ....................................................................................................... 4 2.1.1. Đặc điểm hoạt động trải nghiệm và hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp ........... 4 2.1.2. Quan điểm xây dựng chương trình ................................................................. 4 2.1.3. Mục tiêu xây dựng chương trình ..................................................................... 4 2.1.4.Yêu cầu cần đạt được ....................................................................................... 4 2.2. Cơ sở thực tiễn ................................................................................................... 4 2.3. Những vấn đề chung về việc thiết kế một số chủ đề TN-HN bằng trò chơi ........... 4 2.3.1.Mục đích của việc thiết kế chủ đề hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp bằng trò chơi....................................................................................................................... 4 2.3.2. Thuận lợi và khó khăn khi thiết kế chủ đề hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp bằng trò chơi .................................................................................................. 4 2.3.3. Những chú ý khi thiết kế chủ đề hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp bằng trò chơi....................................................................................................................... 5 2.3.4. Các đối tượng lựa chọn làm lớp thực nghiệm và đối chứng ........................... 5 2.4. Các chủ đề hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp và trò chơi được áp dụng.............. 6 2.5. Thiết kế một số chủ đề hoạt động trải nghiệm bằng phương pháp trò chơi ................. 7 2.5.1. Chủ đề 1: Phát huy truyền thống của nhà trường............................................ 7 2.5.2. Chủ đề 2 khám phá bản thân ......................................................................... 12 2.5.3. Chủ đề 3: Rèn luyện bản thân ....................................................................... 18 2.5.4. Chủ đề 4: Chủ đồng, tự tin trong học tập và giao tiếp .................................. 19 2.2.5. Chủ đề 5: Trách nhiệm với gia đình.............................................................. 23 2.5.6. Chủ đề 6: Tham gia xây dựng cộng đồng ..................................................... 28 2.5.7. Chủ đề 7: Bảo tồn cảnh quan thiên nhiên ..................................................... 30 2.5.8. Chủ đề 8: Bảo vệ môi trường tự nhiên .......................................................... 35 2.5.9. Chủ đề 9 tìm hiểu nghề nghiệp ..................................................................... 37 2.5.10. Chủ đề 10: Hiểu bản thân để chọn nghề phù hợp ....................................... 38 2.6. KHẢO SÁT SỰ CẤP THIẾT VÀ TÍNH KHẢ THI CỦA CÁC GIẢI PHÁP
  4. ĐỀ XUẤT................................................................................................................ 42 2.6.1. Mục đích khảo sát ......................................................................................... 42 2.6.2. Nội dung và phương pháp khảo sát ............................................................... 42 CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ........................................................... 46 3.1. Mục tiêu, nhiệm vụ thực nghiệm ..................................................................... 46 3.2. Nội dung, đối tượng thực nghiệm ..................................................................... 46 3.3. Kết quả thực nghiệm ........................................................................................ 46 3.3.1. Kết quả định lượng ........................................................................................ 46 3.3.2. Kết quả định tính ........................................................................................... 47 PHẦN III- KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................. 49 3.1. Kết luận ............................................................................................................ 49 3.2. Kiến nghị .......................................................................................................... 49 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 51 PHỤ LỤC
  5. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG SÁNG KIẾN Nội dung Viết tắt Giáo viên GV Học sinh HS Phổ thông PT PP PP Sáng kiến kinh nghiệm SKKN Giáo viên chủ nghiệm GVCN Năng lực NL Trải nghiệm – Hướng nghiệp TN-HN Trung học phổ thông THPT Sách giáo khoa SGK Giáo dục GD Giáo dục GDMT Chương trình CT Thực nghiệm TN Đối chứng ĐC
  6. PHẦN I- ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lí do chọn đề tài Trong luật giáo dục nêu rõ “Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, có tri thức, sức khỏe, thẩm mĩ và nghề nghiệp, trung thành với lí tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Để thực hiện mục tiêu này người giáo viên hiện nay không chỉ là người truyền thụ tri thức mà còn phải là người bồi dưỡng nhân cách phẩm chất, rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh. Ngoài việc lồng ghép vào các tiết dạy văn hóa thì các tiết hoạt động trải nghiệm là một hoạt động có ý nghĩa quan trọng trong việc giáo dục đạo đức và rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh. Tuy nhiên hiện nay khi chương trình GDPT 2018 đã tiến hành những tuần học đầu tiên nhưng thực tế hầu như các tiết học này đều được giáo viên tiến hành một cách nhàm chán với nội dung chủ yếu theo các tài liệu cứng nhắc chưa thu hút được của học sinh và chưa đề ra biện pháp giải quyết. Nhận thức được điều này là một GVCN lớp 10 tôi đã không ngừng suy nghĩ tìm tòi các phương pháp hình thức để tiến hành nội dung hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp một cách tích cực. Một trong những phương pháp đó chính là tổ chức các trò chơi yêu thích. Quá trình thực hiện hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh không chỉ giúp các em giải quyết được những vấn đề đang gặp phải mà còn hỗ trợ cải thiện tốt các mối quan hệ giữa con cái với cha mẹ, học trò với thầy cô, giữa bạn bè với nhau, giúp cho các em tháo gỡ được những khó khăn, vướng mắc trong quá trình học tập cũng như cuộc sống để lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai. Các em sẽ cảm thấy thoải mái, dễ chịu, giảm bớt các căng thẳng, mệt mỏi, áp lực để giúp cho việc học tập hiệu quả hơn, cuộc sống cũng được cân bằng và vui vẻ. Do đó có thể khẳng định rằng công tác định hướng nghề nghiệp ở học đường đóng vai trò rất quan trọng đối với việc giáo dục HS THPT. Là một giáo viên đã nhiều năm làm công tác chủ nhiệm, bản thân tôi nghĩ rằng, trong nhà trường phổ thông, hơn ai hết người giáo GVCN cần phải phát huy vai trò của mình trong công tác chủ nhiệm. Qua nội dung hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp theo CTGDPT 2018 giáo viên chủ nhiệm sẽ nắm bắt được tâm tư tình cảm của các em, thấy được những khó khăn mà học sinh đang mắc phải, cùng sẻ chia, động viên và hướng dẫn các em vượt qua khó khăn trong học tập cũng như trong cuộc sống, giúp học sinh tự trải nghiệm để nhận ra giá trị thật của cuộc sống, tự trang bị cho mình những kỹ năng sống cần thiết. Đồng thời nội dung hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp còn là cơ hội để xây dựng quan hệ cô – trò gắn bó, bạn bè mến thương nhau, tạo cơ sở để xây dựng nên lớp học thân thiện, học sinh tích cực. Khi làm được điều đó là chúng ta đang góp phần nâng cao hiệu quả của công tác chủ nhiệm lớp. 1
  7. Hiện nay có rất ít tài liệu chuyên sâu và đưa ra các giải pháp cho vấn đề này, các đồng nghiệp cũng chưa có nhiều kinh nghiệm để khắc phục và có giải pháp tích cực hiệu quả vì đây là nội dung mới áp dụng. Từ những thực trạng và mong muốn trên, cùng với những trải nghiệm và kết quả đạt được trong công tác chủ nhiệm phụ trách nội dung trải nghiệm hướng nghiệp trong nhà trường, năm học 2022-2023 chúng tôi mạnh dạn thực hiện đề tài: “Thiết kế một số chủ đề hoạt động trải nghiệm bằng phương pháp trò chơi nhằm rèn luyện phẩm chất năng lực cho học sinh THPT để thích ứng với nghề nghiệp tương lai” để làm SKKN cho mình. 2. Mục đích và nhiệm vụ 2.1. Mục đích nghiên cứu Thông qua khảo sát, đánh giá thực trạng vấn đề nghiên cứu, đề xuất các chủ đề hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp theo dạng trò chơi nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục học sinh trong công tác chủ nhiệm ở trường THPT . 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Nghiên cứu cơ sở lý luận về: Khái niệm, vai trò, nhiệm vụ của hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp, vai trò của GVCN trong việc tư vấn hướng nghiệp cho HS ở truờng THPT định hướng lựa chọn nghề tương lai. Khảo sát, đánh giá thực trạng về hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp hiện nay và các điều kiện về CSVC, ý thức phụ huynh, học sinh, đội ngũ giáo viên hướng nghiệp. Đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục học sinh hướng nghiệp và trải nghiệm trong công tác chủ nhiệm ở trường THPT. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng Học sinh ở trường THPT: cụ thể là học sinh trường THPT Diễn Châu 2 3.2. Phạm vi Áp dụng tại trường THPT Diễn Châu 2 và các trường THPT tại tỉnh Nghệ An. Nội dung: Thiết kế một số chủ đề hoạt động trải nghiệm bằng phương pháp trò chơi nhằm rèn luyện phẩm chất năng lực cho học sinh THPT để thích ứng với nghề nghiệp tương lai + Một số chủ đề TN-HN . + Một số hình thức, phương pháp tích cực được áp dụng. + Các tài liệu về TN-HN . Thời gian: Từ tháng 9 năm 2022 đến nay Không gian: Tại đơn vị tôi công tác cũng như ở một số trường THPT ở Nghệ An. 2
  8. 4. Phương pháp nghiên cứu Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận: Phân tích, tổng hợp, phân loại tài liệu... nhằm xây dựng cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Điều tra, quan sát, tổng kết kinh nghiệm, phỏng vấn, trao đổi để khảo sát, đánh giá thực trạng hoạt động của tư vấn học đường trong trường THPT tỉnh Nghệ An và tại đơn vị trường Diễn Châu 2 Phương pháp thống kê toán học: Nhằm xử lý các kết quả nghiên cứu. 5. Tính mới của đề tài 5.1. Về mặt lí luận Đề tài đã đề xuất và tiếp cận một số giải pháp mới về nội dung hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp góp phần mang lại hiệu quả trong công tác chủ nhiệm lớp ở trường THPT 5.2. Về mặt thực tiễn Thực hiện được yêu cầu của đổi mới phương pháp giáo dục, đa dạng hóa các hình thức phương pháp TN-HN chủ nhiệm. Hình thành và phát triển cho học sinh phẩm chất và kĩ năng lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai mà chương trình giáo dục phổ thông 2018 hướng tới. Vận dụng và phát huy được những ưu điểm của phương pháp giáo dục mới, tổ chức các trò chơi vào một số chủ đề TN-HN cụ thể. 6. Kế hoạch thực hiện đề tài TT Thời gian Nội dung công việc Sản phẩm 05/ 2022 đến 1 Nghiên cứu cơ sở lí luận Cơ sở lý luận 8/2022 3.1.1. Khảo sát tính cấp thiết 08/2022 đến 3.1.2. Điều tra thực trạng việc dạy -Kết quả khảo sát 2 9/2022 học TN_HN ở trường trung học phổ - Cơ sở thực tiễn thông. 3.1.3. Khảo sát tính khả thi - Kết quả khảo sát 09/2022 đến 3 11/2022 3.1.4. Xây dựng các chủ đề và các trò -Hoàn thiện các chủ đề và chơi tương ứng các trò chơi tương ứng 11/2022 đến 4 Thực nghiệm sư phạm Kết quả thực nghiệm 012023 02/2023 đến Viết đề tài và tham vấn đồng nghiệp, Hoàn thiện đề tài sáng 5 4/2023 chuyên gia. kiến kinh nghiệm 3
  9. PHẦN II - NỘI DUNG 2.1. Cơ sở lí luận 2.1.1. Đặc điểm hoạt động trải nghiệm và hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp (cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông) là hoạt động giáo dục bắt buộc được thực hiện từ lớp 1 đến lớp 12. 2.1.2. Quan điểm xây dựng chương trình Chương trình Hoạt động trải nghiệm và Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp quán triệt quan điểm, mục tiêu, yêu cầu cần đạt, kế hoạch giáo dục, nội dung giáo dục, phương pháp giáo dục, đánh giá kết quả giáo dục, điều kiện thực hiện và phát triển chương trình giáo dục phổ thông nêu tại Chương trình tổng thể 2.1.3. Mục tiêu xây dựng chương trình Mục tiêu cấp trung học phổ thông 2.1.4.Yêu cầu cần đạt được Yêu cầu cần đạt về phẩm chất chủ yếu Yêu cầu cần đạt về năng lực 2.2. Cơ sở thực tiễn Thực tế hiện nay các tiết hoạt động TN_HN đang được thực hiện bằng các hình thức khá nhàm chán. Theo chương trình GDPT 2018, các tiết TN-HN được thay bằng tiết hoạt động TN-HN, do đó sau khi tiến hành ở 14 lớp khối 10 tại trường THPT Diễn Châu 2, tôi đã khảo sát học sinh ở 5 GVCN khối 10 và 217 học sinh của 5 lớp tương ứng cùng ban KHXH ở trường THPT Diễn Châu 2 thu được kết quả khả quan (có phụ lục 1 và phụ lục 2 kèm theo) Điều đó cho thấy đề tài được sẵn sáng tiếp nhận cho thấy bước đầu thành công 2.3. Những vấn đề chung về việc thiết kế một số chủ đề TN-HN bằng trò chơi 2.3.1.Mục đích của việc thiết kế chủ đề hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp bằng trò chơi Cần đảm bảo học sinh được thực hành, luyện tập với các vai trò khác nhau trong các tình huống dạy học, trong các hoàn cảnh khác nhau. Học sinh được thử nghiệm bản thân trong thực tế các hoạt động. 2.3.2. Thuận lợi và khó khăn khi thiết kế chủ đề hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp bằng trò chơi Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp tập trung nhiều hơn vào các hoạt động xã hội, hoạt động phục vụ cộng đồng và bắt đầu đẩy mạnh các hoạt động hướng nghiệp. Bên cạnh đó, hoạt động phát triển cá nhân, lao động vẫn được tiếp tục triển khai để phát triển các phẩm chất và năng lực của học sinh. 4
  10. * Thuận lợi: - Cơ sở vật chất nhà trường đã được trang bị tốt hơn: Có phòng máy chiếu, hầu hết các lớp đã có ti vi phục vụ cho giáo dục. - Phần lớn học sinh đã khá quen với những phương pháp học tập tích cực, có tư duy tốt, chủ động, tích cực trong những nhiệm vụ được giao. - Nhiều giáo viên chủ nhiệm luôn có suy nghĩ, tìm tòi đổi mới hình thức, phương pháp TN-HN , giáo dục kĩ năng sống cho học sinh hướng tới lớp học hạnh phúc. * Khó khăn: - Kĩ năng của một số học sinh còn hạn chế, nhiều em chưa thực sự hứng thú với việc tìm hiểu các chủ đề TN-HN . - Nhiều giáo viên còn chưa thành thạo khi thiết kế các chủ đề trên Powerpoint cũng như cách thức tổ chức các tiết TN-HN theo phương pháp mới. - Số lượng học sinh một lớp khá đông nên việc tổ chức các tiết TN-HN ngoài trường như hoạt động trải nghiệm, dã ngoại...còn gặp khó khăn. - Cơ sở vật chất nhà trường đã được cải thiện nhưng vẫn chưa thể đủ phục vụ cho tất cả các lớp. 2.3.3. Những chú ý khi thiết kế chủ đề hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp bằng trò chơi - Lựa chọn phương pháp phù hợp: Giáo viên cần căn cứ vào mục đích, yêu cầu của chủ đề cần thiết kế và kĩ năng cần rèn luyện cho học sinh, đối tượng học sinh và ưu nhược điểm của các phương pháp để lựa chọn phù hợp. - Các phương pháp phải đảm bảo phù hợp với đối tượng học sinh, hướng tới mọi đối tượng học sinh. - Đảm bảo hình thức dạy TN-HN đa dạng để tạo hứng thú cho học sinh. - Không gian tổ chức tiết TN-HN không nên cứng nhắc chỉ ở trong lớp mà có thể thay đổi cho hấp dẫn, mới lạ như sân trường, vườn rau, vườn hoa, các địa điểm ngoài trường... 2.3.4. Các đối tượng lựa chọn làm lớp thực nghiệm và đối chứng Với câu hỏi: Việc giáo viên tổ chức các tiết hoạt động trải nghiệm và hướng nghiệm ở lớp như hiện nay em có thích hay không? Qua thực tế khảo sát ở một số lớp trong trường cho kết quả như sau: 5
  11. Thích Không thích Lớp Sĩ số Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) 10C1 44 14 31,8 30 68,2 10C2 43 7 16,3 36 83,7 11C5 44 8 18,2 36 81,8 11C6 43 10 23,3 33 76,7 Bảng 1: Các lớp được lựa chọn để làm thực nghiệm và đối chứng Từ số liệu ở bảng trên nhận thấy thực trạng như vậy đòi hỏi các giáo viên chủ nhiệm cần phải làm sao thay đổi cách TN-HN , đó chính là thiết kế các chủ đề trải TN-HN cần giáo dục lồng ghép vào tiết sinh hoạt để vừa tạo hứng thú cho học sinh vừa rèn luyện được các kĩ năng sống cho các em, giúp các em có những kiến thức cần thiết, trong việc lựa chọn nghề tương lai. Để làm được điều này một số giáo viên chủ nhiệm cũng đã có sự đổi mới tuy nhiên chưa nhiều và chưa biết cách làm cho tiết sinh hoạt hấp dẫn và bổ ích. Vì vậy, việc đổi mới cách xây dựng tiết TN- HN và hiệu quả trong các tiết sinh hoạt là hết sức cần thiết đối với người giáo viên chủ nhiệm. 2.4. Các chủ đề hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp và trò chơi được áp dụng Chủ đề được thiết kế (theo TT Trò chơi được áp dụng chương trình HĐTN-HN) 1. Chủ đề 1: Phát huy truyền thống Nhanh như chớp “Thi biểu diễn văn của nhà trường nghệ ca ngợi mái trường thân yêu”. 2. Chủ đề 2: Khám phá bản thân Trò chơi viết “Tam sao thất bản” 3. Chủ đề 3: Rèn luyện bản thân Trò chơi “ SV 2000” 4. Chủ đề 4: Chủ động, tự tin trong Trò chơi “ Thi viết và thiết kế tạp chí” học tập và giao tiếp 5. Chủ đề 5: Trách nhiệm với gia Trò chơi “ Rung chuông vàng” đình 6. Chủ đề 6: Tham gia xây dựng Tròi chơi: “ Tiếp sức”, “ Chia sẽ”, “Ai cộng đồng nhanh hơn” 7. Chủ đề 7: Bảo tồn cảnh quan Tổ chức trò chơi “Chia sẻ về những thiên nhiên hành vi, việc làm của cá nhân, tổ chức trong việc bảo tồn cảnh quan thiên nhiên 6
  12. Chủ đề được thiết kế (theo TT Trò chơi được áp dụng chương trình HĐTN-HN) ở địa phương” có trao thưởng, “Ai nhanh hơn” và “Điều em muốn nói”. 8. Chủ đề 8: Bảo vệ môi trường tự Trò chơi dựng Kịch tương tác: "Táo môi nhiên trường chầu trời" 9. Chủ đề 9: Tìm hiểu nghề nghiệp Trò chơi Hùng biện về "thanh niên khởi nghiệp sáng tạo" 10. Chủ đề 10: Hiểu bản thân để Trò chơi “Khám phá bản thân”. chọn nghề phù hợp Bảng 2: Danh sách các trò chơi được thiết kế sử dụng TN-HN 2.5. Thiết kế một số chủ đề hoạt động trải nghiệm bằng phương pháp trò chơi 2.5.1. Chủ đề 1: Phát huy truyền thống của nhà trường Trò chơi được thiết kế: “Nhanh như chớp” Hình 1: Tiết dạy có sử dụng trò chơi Thí sinh sẽ ngồi lên ghế nóng của "cỗ máy tia chớp" với lượng thời gian nhất định để trả lời nhanh một bộ câu hỏi gồm nhiều câu hỏi. Cùng một gói câu hỏi các đội chơi sẽ bốc thăm chọn người trả lời trước, người trả lời sau sẽ đi ra ngoài để không nghe được câu hỏi. Thời gian chỉ tính từ khi người dẫn chương trình bắt đầu đọc câu hỏi đến lúc người chơi chốt đáp án trả lời và không tính khi các thí sinh và người dẫn chương trình trò chuyện, giải thích. Trả lời đúng một câu hỏi người chơi sẽ được “cỗ máy tia chớp” đẩy lên một bậc. Nếu trả lời sai sẽ bị tụt xuống mốc ban đầu. Cuối cùng nếu người chơi nào trả lời được nhiều câu hỏi liên tiếp hơn sẽ là người chiến thắng. 7
  13. Để áp dụng trò chơi này vào tiết sinh hoạt, với điều kiện lớp học thì giáo viên có thể linh động thay đổi cho phù hợp. Do không có cỗ máy tia chớp và không thể để học sinh ra ngoài nên có thể chia lớp thành các đội chơi. Mỗi đội chơi sẽ có gói câu hỏi riêng nhưng đảm bảo mức độ ngang nhau. Quy định thời gian cho mỗi gói câu hỏi từ 2 đến 3 phút. Trong khoảng thời gian đó nếu đội nào trả lời đúng nhiều câu hỏi hơn thì đội đó chiến thắng. *Chủ đề được thiết kế: Trường học tôi yêu - Mục tiêu: + Giúp học sinh biết được lịch sử của ngôi trường mà các em đang theo học từ đó thêm yêu ngôi trường mình. + Nắm vững được nội quy, quy định của trường, lớp để đảm bảo cho việc rèn luyện đạo đức đạt kết quả tốt nhất. + Rèn luyện kĩ năng năng lực hợp tác, giao tiếp, phản ứng nhanh... - Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: + Nếu có máy chiếu hoặc ti vi thì sẽ thiết kế trên Powerpoint 2016 hệ thống câu hỏi. Nếu lớp học không có thì có thể chuẩn bị câu hỏi trên giấy để đọc cho học sinh chơi. + Học sinh tìm hiểu trước nội dung chủ đề mà giáo viên giao. - Thời gian: 15 đến 20 phút. - Cách thức tiến hành: Bước 1: Giáo viên phổ biến luật chơi: Chia lớp thành 4 đội chơi. Sẽ có 4 gói câu hỏi dành cho 4 đội chơi. Mỗi đội sẽ trả lời gói câu hỏi trong vòng 2 phút. Trả lời được một câu hỏi sẽ được lên một bậc. Trả lời sai sẽ đứng yên tại chỗ. Sau thời gian 2 phút đội nào trả lời được nhiều hơn đội đó sẽ chiến thắng. Nếu số câu hỏi trả lời được bằng nhau thì căn cứ vào thời gian đội nào nhanh hơn đội đó sẽ chiến thắng. Thời gian chỉ tính khi đọc câu hỏi và người chơi suy nghĩ trả lời, không tính khi giáo viên đưa đáp án và diễn dải thêm cho học sinh hiểu. Bước 2: Học sinh tiến hành chơi. Gói câu hỏi số 1 Câu 1: Trường ta được thành lập khi nào? Đáp án: 1965. Câu 2: Hiện nay ai là trưởng ban của tổ tư vấn học đường? Đáp án: Cô Chu Thị Thuỳ Lam. Câu 3: Năm 2022 – 2023 trường ta có bao nhiêu lớp? Đáp án: 40 lớp. 8
  14. Câu 4: Ban giám hiệu Nhà trường gồm những ai? Đáp án: Gồm thầy Cao Thanh Tuấn, Cô Quý Hoà, Cô Phạm Hương, cô Hường. Câu 5: Kể một trong những việc học sinh cần làm khi đến trường? Đáp án: Học bài. Câu 6: Kể 3 danh mục trừ điểm trong nội quy của Đoàn trường? Đáp án: Vi phạm an toàn giao thông, đi dép lê, sử dụng điện thoại. Câu 7: Nếu xúc phạm cán bộ giáo viên trong trường, lớp sẽ bị trừ bao nhiêu điểm tổng? Đáp án: 2.0 điểm. Câu 8: Vào mùa hè, từ thứ 2 đến thứ 6 học sinh mặc áo đồng phục gì? Đáp án: Áo trắng. Câu 9: Nội dung TN-HN 10 phút đầu giờ vào thứ 3 và thứ 5 hàng tuần là gì? Đáp án: Chữa bài tập. Câu 10: Theo quy định của lớp khi nghỉ học cần phải làm gì? Đáp án: Có giấy phép và phụ huynh gọi điện cho giáo viên chủ nhiệm. Gói câu hỏi số 2 Câu 1: Tên đầu tiên khi mới thành lập của trường ta là gì? Đáp án: Trường Vừa học vừa làm Diễn Châu. Câu 2: Hiệu trưởng của trường hiện nay là ai? Đáp án: Thầy Cao Thanh Tuấn. Câu 3: Năm 2022 – 2023 trường ta có bao nhiêu học sinh? Đáp án: 1645 học sinh. Câu 4: Ban chấp hành Đoàn trường gồm những thầy cô nào? Đáp án: Cô Trần Thị Thu Hà, thầy Lê Văn Hoàng, Câu 5: Kể một trong những việc học sinh cần làm khi đến trường? (không lặp lại nhóm trước) Đáp án: Vệ sinh lớp học. Câu 6: Kể 3 danh mục trừ điểm trong nội quy của Đoàn trường? (không lặp lại nhóm trước) Đáp án: Hút thuốc lá, đánh nhau, phá hoại cơ sở vật chất nhà trường. Câu 7: Nếu chống người giám sát lớp sẽ bị trừ bao nhiêu điểm tổng? Đáp án: 2,0 điểm. 9
  15. Câu 8: Vào mùa hè, ngày thứ 7 học sinh mặc áo đồng phục gì? Đáp án: áo đồng phục. Câu 9: Nội dung TN-HN 10 phút đầu giờ vào thứ 6 là gì? Đáp án: Chữa bài tập. Câu 10: Theo nội quy của lớp sử dụng điện thoại khi giáo viên chưa cho phép sẽ ảnh hưởng như thế nào đến hạnh kiểm? Đáp án: Bị hạ một bậc hạnh kiểm cuối năm. Gói câu hỏi số 3 Câu 1: Khi mới thành lập trường ta có bao nhiêu lớp? Đáp án: 4 lớp 8 Câu 2: Trưởng ban câu lạc bộ tình nguyện của trường là ai? Đáp án: Thầy Nguyễn Văn Thanh Câu 3: Phòng để học sinh mượn sách phục vụ cho học tập là phòng gì? Đáp án: Thư viện. Câu 4: Tổ tư vấn tâm lí học đường gồm những giáo viên nào? Đáp án: Cô Chu Thị Thuỳ Lam, cô Lê Thị Thuý Hống, cô Trần Thị Thu Hoài, cô Lê Thị Trà, cô Phạm Thị Huế. Câu 5: Kể một trong những việc học sinh nên làm khi đến trường? (không lặp lại nhóm trước) Đáp án: Thực hiện nghiêm túc đồng phục. Câu 6: Kể 3 danh mục trừ điểm trong nội quy của Đoàn trường?(không lặp lại của nhóm trước) Đáp án: Đá bóng trong trường, đi học muộn, tô son đánh phấn. Câu 7: Vi phạm an toàn giao thông lớp sẽ bị trừ bao nhiêu điểm tổng? Đáp án: 0,5 điểm. Câu 8: Vào mùa đông, từ thứ 3 đến thứ 6 học sinh sẽ mang áo đồng phục gì? Đáp án: áo ấm bất kì. Câu 9: Nội dung TN-HN 10 phút đầu giờ ngày thứ 7 là gì? Đáp án: Tổng dọn vệ sinh, chăm sóc bồn hoa cây cảnh. Câu 10: Theo nội quy người có số điểm rèn luyện cao nhất cuối kì sẽ như thế nào? Đáp án: Được thưởng quà. Gói câu hỏi số 4 Câu 1: Hiệu trưởng đầu tiên của trường ta là ai? 10
  16. Đáp án: Thầy Hoàng Quát. Câu 2: Bí thư Đoàn trường hiện nay là ai? Đáp án: Cô Trần Thị Thu Hà. Câu 3: Trường ta hiện nay có bao nhiêu giáo viên? Đáp án: 96. Câu 4: Trường có bao nhiêu tổ bộ môn? Đáp án: 5 tổ. Câu 5: Kể một trong những việc học sinh nên làm khi đến trường? (không lặp lại nhóm trước) Đáp án: Tham gia các cuộc thi do Đoàn trường tổ chức. Câu 6: Kể 3 danh mục trừ điểm trong nội quy của Đoàn trường?(không lặp lại nhóm trước) Đáp án: Xếp xe không ngay ngắn, tô móng tay, móng chân, đổ rác không đúng nơi quy định. Câu 7: Không thực hiện đồng phục lớp sẽ bị trừ bao nhiêu điểm tổng? Đáp án: 0,25 điểm tổng. Câu 8: Mùa đông, vào thứ 2 và thứ 7 học sinh mang đồng phục áo gì? Đáp án: Áo ấm đồng phục của trường. Câu 9: Nội dung TN-HN 10 phút đầu giờ ngày thứ 4 là gì? Đáp án: Hát. Câu 10: Theo quy định của lớp những người tham gia hoạt động khác giúp lớp được cộng điểm tổng sẽ được gì? Đáp án: Nâng một bậc hạnh kiểm. Bước 3: Giáo viên tổng kết trò chơi, tuyên bố đội thắng cuộc và kết luận về chủ đề cần giáo dục. Hình 2: Thực hiện tiết TN-HN ở lớp 10C1 11
  17. Hình 3: Học sinh lớp 10C6 chơi trò chơi “Nhanh như chớp” Đánh giá cuối chủ đề 1: 1. Cá nhân tự đánh giá GV yêu cẩu HS căn cứ vào kết quả thực hiện các hoạt động trong chủ đề để tự đánh giá theo các tiêu chí sau: - Thực hiện được đầy đủ nội quy của trường, lớp. - Thực hiện được các quy định của cộng đồng. - Thực hiện được ít nhất hai biện pháp thu hút các bạn vào hoạt động chung. - Nêu được ít nhất ba truyền thống của trường. - Lập và thực hiện được ít nhất một kế hoạch giáo dục truyền thống nhà trường có thu hút các bạn cùng tham gia. - Nêu được ít nhất hai ý nghĩa của hoạt động giáo dục truyền thống nhà trường. - Tham gia các hoạt động theo chủ đề của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh do nhà trường và địa phương tổ chức. ● Đạt: Đạt ít nhất 4 trong 7 tiêu chí; ● Chưa đạt: Chỉ đạt được từ 3 tiêu chí trở xuống. 2. Đánh giá theo nhóm/ tổ 3. Đánh giá chung của GV 2.5.2. Chủ đề 2 khám phá bản thân Tuần 5 - Tiết 14 - HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ BẢN THÂN Với mong muốn rèn luyện cho HS kỹ năng kiềm chế cảm xúc, biết rằng Kỹ năng kiềm chế cảm xúc không phải là loại bỏ những cảm xúc của bản thân mà 12
  18. chính là học cách kiềm chế để làm chủ hành vi, thái độ của bản thân trong mọi tình huống dù rất tiêu cực. Hiểu một cách đơn giản, kiểm soát cảm xúc là đưa cảm xúc trở về trạng thái cân bằng thông qua nhiều phương diện như ngôn ngữ, hình thể… Trò chơi được thiết kế “ Tam sao thất bản” Hình 4: Trò chơi tam sao thất bản Đây là trò chơi truyền hình vui nhộn và rất hấp dẫn đối với người chơi. Sẽ có các cụm từ và nhiệm vụ các đội chơi phải diễn đạt cụm từ đó trong một khoảng thời gian nhất định sao cho đúng mà không nói cho nhau nghe. Có 2 cách có thể diễn đạt bằng hành động hoặc dùng tai nghe blutooth bật nhạc thật to để người đoán từ không thể nghe được người diễn đạt nói. *Chủ đề được thiết kế: Kĩ năng kiềm chế cảm xúc – Khám phá bản thân Hoạt động 1: Giáo viên cho học sinh xem video về một tình huống xô xát hoặc lấy một dẫn chứng về một vụ xích mích đánh nhau trong trường (nếu có) yêu cầu học sinh phân tích nguyên nhân, hậu quả của tình huống đó (khoảng 10 phút) Link về vụ va chạm giữa Lê Văn Hoài và Mai Xuân Lan ở thành phố Hồ Chí Minh khiến một người chết và một người đi tù. Link 1: https://drive.google.com/file/d/1vZ7NwSYrcQCWAB2LcdCV2_tpyNZwRisB/vie w?usp=sharing Link 2: https://drive.google.com/file/d/1_PaOw_lbWInPnKjM7VptMuagBupP96Ba/view? usp=sharing Hoạt động 2: Tổ chức trò chơi “Tam sao thất bản” - Mục tiêu: + Giúp học sinh nắm được các kĩ năng để kìm chế cảm xúc tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra. + Phát triển năng lực hợp tác, giải quyết vấn đề, trình bày... 13
  19. - Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: + Giáo viên: Các mảnh giấy ghi các cụm từ cần diễn đạt. + Học sinh: Chuẩn bị kiến thức về chủ đề kiềm chế cảm xúc, 2 hoặc 3 cái tai nghe bluetooth để học sinh chơi. - Thời gian: 15 - 20 phút - Cách thức tiến hành: Bước 1: Giáo viên phổ biến luật chơi. Giáo viên chia lớp thành 4 đội chơi. Mỗi đội sẽ cử 3 bạn lên chơi và 3 bạn đứng quay lưng lại với nhau. Có 1 thành viên không đeo tai nghe, 2 thành viên còn lại sẽ đeo tai nghe đã được bật nhạc thật to (đảm bảo nhạc không có khoảng lặng, tránh trường hợp người chơi nghe được quá rõ). Người dẫn chương trình sẽ cho người đầu tiên nhìn thấy một cụm từ. Nhiệm vụ tiếp theo là người nhìn thấy cụm từ sẽ quay lại vỗ vai người thứ hai quay lại và diễn tả cụm từ bằng lời nói hoặc hành động để người thứ 2 đọc được cụm từ đó, người thứ 2 tiếp tục vỗ vai người thứ 3 quay lại và diễn đạt cho người thứ 3, người thứ 3 sau khi nghe được sẽ quyết định ghi cụm từ nghe được lên bảng. Trong quá trình diễn đạt cụm từ không được phép tháo tai nghe ra. Mỗi đội sẽ diễn đạt 3 cụm từ trong thời gian 3 phút. Kết thúc trò chơi đội nào viết đúng được cụm từ nhiều hơn đội đó chiến thắng. Nếu các đội có kết quả bằng nhau thì sẽ căn cứ vào thời gian chơi của các đội để quyết định thắng thua. Bước 2: Học sinh chơi. Các cụm từ thể hiện cách kiềm chế cảm xúc của bản thân: - Luôn suy nghĩ tích cực. - Kiểm soát ham muốn. - Luôn luôn bình tĩnh. - Hãy sống lành mạnh. - Trách nhiệm với bản thân. - Không ác cảm và thù hận. - Giải tỏa cảm xúc. - Đối mặt với khó khăn. - Nhìn nhận lại vấn đề - Nghĩ tốt về người khác. - Làm bản thân bận rộn. - Tránh suy nghĩ tiêu cực Bước 3: Giáo viên tổng kết trò chơi, đánh giá nhận xét phần chơi của 4 đội và tuyên bố đội thắng cuộc. Kết luận vấn đề cần giáo dục. 14
  20. Hình 5: Ảnh học sinh chơi trò chơi “Tam sao thất bản” Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV cho HS nghe ca khúc: “Sức sống tuổi trẻ” để tạo tâm thế thoải mái. https://www.youtube.com/watch?v=1Gdrrji6DCA Bước 1: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS nhìn lại bản thân và ghi điểm yếu sắp tới khắc phục. - HS nghe và cảm nhận ca từ bài hát. Bước 2: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS xác định một số nét tính cách của bản thân trong học tập, cuộc sống (GV lấy ví dụ) *Gợi ý: Hình 6: Một số tính cách của bản thân trong học tập, cuộc sống 15
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2