Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thiết kế một số chủ đề hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp bằng phương pháp trò chơi nhằm rèn luyện phẩm chất năng lực cho học sinh lớp 8
lượt xem 0
download
Sáng kiến "Thiết kế một số chủ đề hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp bằng phương pháp trò chơi nhằm rèn luyện phẩm chất năng lực cho học sinh lớp 8" được hoàn thành với mục tiêu nhằm giúp giáo viên dạy Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp theo hướng mới bằng cách tổ chức các hoạt động cho HS tham gia trong đó có phương pháp trò chơi; Học sinh sử sử dụng kinh nghiệm đã có của bản thân, thông qua việc tham gia các hoạt động do giáo viên hoặc chính học sinh thiết kế, tổ chức để hình thành kiến thức mới.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thiết kế một số chủ đề hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp bằng phương pháp trò chơi nhằm rèn luyện phẩm chất năng lực cho học sinh lớp 8
- UBND HUYỆN HOÀI ĐỨC TRƯỜNG THCS DI TRẠCH ===***=== HỒ SƠ ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN PHẠM VI ẢNH HƯỞNG VÀ HIỆU QUẢ ÁP DỤNG CẤP HUYỆN TÊN SÁNG KIẾN: THIẾT KẾ MỘT SỐ CHỦ ĐỀ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM, HƯỚNG NGHIỆP BẰNG PHƯƠNG PHÁP TRÒ CHƠI NHẰM RÈN LUYỆN PHẨM CHẤT VÀ NĂNG LỰC CHO HỌC SINH LỚP 8 Người thực hiện : CHU THỊ OANH Đơn vị công tác: Trường THCS Di Trạch. Chức vụ: Giáo viên Năm học 2023- 2024
- UBND HUYỆN HOÀI ĐỨC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG THCS DI TRẠCH Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hoài Đức, ngày 28 tháng 04 năm 2024 BẢN MÔ TẢ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA SÁNG KIẾN Tên Sáng kiến: “Thiết kế một số chủ đề hoạt động trải nghiệm, hướng nghiêp bằng phương pháp trò chơi nhằm rèn luyện phẩm chất năng lực cho học sinh lớp 8” Tác giả: Chu Thị Oanh 1. Thực trạng: 1.1. Các vấn đề tồn tại và khó khăn trước khi thực hiện sáng kiến: Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp lần đầu được đưa vào Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 với tư cách không phải môn học mà là một hoạt động giáo dục đặc thù, bắt buộc. Tuy nhiên, nhiều trường học lại gặp một số khó khăn khi triển khai thực hiện. Thứ nhất, giáo viên dạy Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp chưa được đào tạo chính quy, bài bản; việc tổ chức tập huấn, bồi dưỡng còn ngắn, kinh nghiệm giảng dạy chưa có nhiều. Thứ hai, cơ sở vật chất phục vụ hoạt động này chưa đáp ứng được mục tiêu của các chủ đề. Thứ ba, kinh phí tổ chức các hoạt động giáo dục trải nghiệm của các nhà trường không có hoặc có nhưng khá eo hẹp, trong khi nhiều phụ huynh, học sinh chưa chú trọng đúng mức hoạt động này nên huy động nguồn xã hội hóa còn khó khăn. 1.2. Lý do thực hiện sáng kiến: Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp, cùng với các môn học đều có mục tiêu là phát triển phẩm chất, năng lực kĩ năng cho học sinh. Hiện nay chương trình GDPT 2018 đã tiến hành được 03 năm, nhưng thực tế giáo viên vẫn dạy hoạt động TN – HN giống như các môn văn hóa nên chưa thu hút được học sinh và chưa đúng với đặc trưng của hoạt động. Nhận thức được điều này, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: “Thiết kế một số chủ đề hoạt động trải nghiệm bằng phương pháp trò chơi nhằm rèn luyện phẩm chất năng lực cho học sinh lớp 8” để viết SKKN cho năm học 2023 – 2024. 2. Nội dung sáng kiến: 2.1. Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp cụ thể để giải quyết thực trạng nêu trên. Nội dung của sáng kiến: * Tính mới, tính tiên tiến: - Giúp giáo viên dạy Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp theo hướng mới bằng cách tổ chức các hoạt động cho HS tham gia trong đó có phương pháp trò chơi. - Học sinh sử sử dụng kinh nghiệm đã có của bản thân, thông qua việc tham gia các hoạt động do giáo viên hoặc chính học sinh thiết kế, tổ chức để hình thành kiến thức mới.
- 2 - Giáo viên tổ chức trò chơi một cách đa dạng, linh hoạt tạo sự mới mẻ để học sinh tham gia một cách tích cực từ đó hình thành phẩm chất, năng lực, kĩ năng một cách tự nhiên thông qua việc tham gia các hoạt động. Các chủ đề hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp và trò chơi được áp dụng STT Chủ đề được thiết kế (theo chương Trò chơi được áp dụng trình HĐTN-HN 8) 1 Chủ đề 1: Em với nhà trường Trò chơi: “Như thế nào và ở đâu?” 2 Chủ đề 2: Khám phá bản thân Trò chơi: “Vòng tròn khen nhau”. 3 Chủ đề 3: Trách nhiệm với bản thân Trò chơi: “Tiếp sức”. 4 Chủ đề 4: Rèn luyện bản thân Trò chơi: “Đuổi hình, bắt quảng cáo” 5 Chủ đề 5: Em với gia đình Trò chơi: “Nghe nhạc đoán bài hát” và “Trò chơi ô chữ”. 6 Chủ đề 6: Em với cộng đồng Trò chơi: “Đuổi hình bắt chữ”. 7 Chủ đề 7: Em với thiên nhiên và môi Trò chơi: “Rung chuông vàng”. trường 8 Chủ đề 8: Khám phá thế giới nghề Trò chơi: “Ai nhanh – Ai đúng” nghiệp 9 Chủ đề 9: Hiểu bản thân - chọn đúng Trò chơi: “Nhìn hành động, đoán công nghề việc/hoạt động bạn hứng thú” * Tính khả thi (khả năng áp dụng vào thực tiễn công tác của đơn vị, địa phương…): Việc thiết kế các trò chơi cho từng chủ đề giúp giáo viên dễ dạy và học sinh hứng thú khi tham gia các hoạt động. Điều đó cho ta thấy việc áp dụng các phương pháp dạy học tích cực vào thiết kế, tổ chức các tiết Hoạt động TN-HN là rất cần thiết và rất khả thi. Bản thân tôi qua các tiết dạy Hoạt động TN-HN có sử dụng các phương pháp tích cực với các chủ đề TN-HN khác nhau, tôi nhận thấy học sinh hào hứng hơn, sôi nổi hơn rất nhiều. Các tiết Hoạt động TN-HN trở nên lôi cuốn và đáng mong chờ của các em. b. Kết quả của sáng kiến (Có đối chứng, so sánh kết quả trước và sau khi thực hiện các giải pháp). - Giáo viên cảm thấy dạy Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp dễ dàng hơn, mang tính đặc thù không giống bất kì một môn học nào. Học sinh thích thú khi được tham gia Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp vì không phải suy nghĩ nhiều, được vận động, giải tỏa căng thẳng, áp lực sau các tiết học khác. Mối quan hệ giữa các em cũng gắn kết hơn khi tham gia các trò chơi. Học sinh tự tin, thích thể hiện khả năng của bản thân. Các phẩm chất năng lực bước đầu được hình thành qua các trò chơi. - Kết quả đạt được có so sánh, đối chứng:
- 3 Trước khi thực hiện đề tài. Lớp Sĩ số HS yêu thích HS không yêu thích Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ 8A 43 17 39,5 26 60,5 8B 38 13 34,2 25 65,8 8C 38 10 26,3 18 73,7 8D 38 11 29,7 16 70,3 Bảng 1: Thống kê HS yêu thích Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp (khi chưa thực hiện đề tài) Sau khi thực hiện đề tài. Lớp Sĩ số HS yêu thích HS không yêu thích Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ 8A 43 43 100 0 0,0 8B 38 35 92,1 3 7,9 8C 38 34 89,5 4 10,5 8D 38 35 94,6 2 5,4 Bảng 1: Thống kê HS yêu thích Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp (sau khi thực hiện đề tài) Bảng so sánh, đối chứng cho ta thấy rõ hơn sự hấp dẫn của phương pháp trò chơi trong dạy học nói chung và trong tổ chức Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp nói riêng. Với tâm lý lứa tuổi HS THCS thì được chơi là điều làm các em thích thú, được chơi trong giờ học dưới sự dẫn dắt, tổ chức của các thầy cô hoặc của chính các em lại làm cho các em thích thú hơn rất nhiều. Mặt khác phương pháp trò chơi không xuất hiện duy nhất và đơn điệu mà xuất hiện cùng nhiều hoạt động dạy học khác khiến cho hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệm dù diễn ra trong lớp học vẫn rất hấp dẫn với HS. 3. Đánh giá phạm vi ảnh hưởng của Sáng kiến: □ Chỉ có hiệu quả trong phạm vi Đơn vị áp dụng Đã được chuyển giao, nhân rộng việc áp dụng ra phạm vi quận/huyện/sở/ ngành/tập đoàn/tông công ty... (theo chứng cứ đính kèm) □ Đã phục vụ rộng rãi người dân hoặc người tiêu dùng trên địa bàn Thành phô, hoặc đã được chuyên giao, nhân rộng việc áp dụng trên địa bàn Thành phố (theo chứng cứ đính kèm) XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN Người viết sáng kiến: (ký tên, đóng dấu) Chu Thị Oanh
- UBND HUYỆN HOÀI ĐỨC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG THCS DI TRẠCH Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hoài Đức, ngày 28 tháng 04 năm 2024 BÁO CÁO TÓM TẮT Sáng kiến kinh nghiệm: “Thiết kế một số chủ đề hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp bằng phương pháp trò chơi nhằm rèn luyện phẩm chất và năng lực cho học sinh lớp 8” I. Sơ yếu lí lịch Họ và tên: Chu Thị Oanh. Giới tính: Nữ Ngày, tháng, năm sinh: 15/5/1976 Đơn vị công tác: Trường THCS Di Trạch Chức vụ hiện nay: Giáo viên Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ: Đại học sư phạm Ngữ văn. Số điện thoại liên hệ: 0370906994 II. Sáng kiến kinh nghiệp, cải tiến kỹ thuật, giải pháp công tác, đề tài nghiên cứu khoa học hoặc áp dụng công nghệ mới. 1. Tên, lĩnh vực thực hiện sáng kiến kinh nghiệm đề nghị xem xét: “Thiết kế một số chủ đề hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp bằng phương pháp trò chơi nhằm rèn luyện phẩm chất và năng lực cho học sinh lớp 8” 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp. 3. Các thành viên tham gia nghiên cứu sáng kiến kinh nghiệm (hoặc cải tiến kỹ thuật; giải pháp công tác; đề tài nghiên cứu khoa học; công nghệ áp dụng vào thực tiễn): Giáo viên dạy hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp, giáo viên chủ nhiệm và học sinh khối 8 trường THCS Di trạch 4. Thời gian thực hiện: Năm học 2023- 2024. 5. Mô tả sáng kiến cải tiến kỹ thuật; giải pháp công tác; đề tài nghiên cứu khoa học; công nghệ áp dụng vào thực tiễn: - Giáo viên cần nghiên cứu các chủ đề trong chương trình và xác định sử dụng phương pháp trò chơi vào một nội dung cụ thể của chủ đề. Các chủ đề hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp và trò chơi được áp dụng STT Chủ đề được thiết kế (theo chương Trò chơi được áp dụng trình HĐTN-HN 8, Bộ sách kết nối tri thức với cuộc sống)
- 2 1 Chủ đề 1: Em với nhà trường Trò chơi: “Như thế nào và ở đâu?” 2 Chủ đề 2: Khám phá bản thân Trò chơi: “Vòng tròn khen nhau”. 3 Chủ đề 3: Trách nhiệm với bản thân Trò chơi: “Tiếp sức”. 4 Chủ đề 4: Rèn luyện bản thân Trò chơi: “Đuổi hình, bắt quảng cáo” 5 Chủ đề 5: Em với gia đình Trò chơi: “Nghe nhạc đoán bài hát” và “Trò chơi ô chữ”. 6 Chủ đề 6: Em với cộng đồng Trò chơi: “Đuổi hình bắt chữ”. 7 Chủ đề 7: Em với thiên nhiên và Trò chơi: “Rung chuông vàng”. môi trường 8 Chủ đề 8: Khám phá thế giới nghề Trò chơi: “Ai nhanh – Ai đúng” nghiệp 9 Chủ đề 9: Hiểu bản thân - chọn Trò chơi: “Nhìn hành động, đoán đúng nghề công việc/hoạt động bạn hứng thú” - Cách thức tổ chức trò chơi: + Bước 1: Giáo viên nêu luật chơi. + Bước 2: Giáo viên hướng dẫn cách chơi và cho HS chơi trò chơi. + Bước 3: Học sinh thảo luận. + Bước 4: Giáo viên tổng hợp các ý kiến và kết luận. - GV có thể sử dụng phương pháp trò chơi ở bất kì nội dung nào của bài học và ở tất cả các tiết Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp trong bất kì không gian nào. 6. Địa chỉ áp dụng: Khối 8 trường THCS Di Trạch - Hoài Đức – Hà Nội. 7. Thời gian bắt đầu áp dụng: Từ ngày 05 tháng 09 năm 2023 đến 30 tháng 4 năm 2024. 8. Những hiệu quả nổi bật đã đạt được: Chất lượng học tập bộ môn được cải thiện rõ rệt: hơn 90% học sinh yêu thích nội dung Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp. Thủ trưởng đơn vị xác nhận. Người báo cáo (Ký, đóng dấu) (Ký, ghi rõ họ tên) Chu Thị Oanh
- UBND HUYỆN HOÀI ĐỨC TRƯỜNG THCS DI TRẠCH ===***=== SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI THIẾT KẾ MỘT SỐ CHỦ ĐỀ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM, HƯỚNG NGHIỆP BẰNG PHƯƠNG PHÁP TRÒ CHƠI NHẰM RÈN LUYỆN PHẨM CHẤT VÀ NĂNG LỰC CHO HỌC SINH LỚP 8 LĨNH VỰC: HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM, HƯỚNG NGHIỆP Người thực hiện : CHU THỊ OANH Đơn vị công tác: Trường THCS Di Trạch Chức vụ: Giáo viên Năm học 2023- 2024
- MỤC LỤC PHẦN I – ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................. 1 1. Tính cấp thiết phải viết sáng kiến. .............................................................. 1 2. Mục tiêu của đề tài, sáng kiến: ................................................................... 1 3. Thời gian, đối tượng, phạm vi nghiên cứu: ............................................... 1 3.1. Thời gian .................................................................................................. 1 3.2. Đối tượng ................................................................................................. 1 3.3. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................. 1 PHẦN II. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN. .................................................... 2 1. Hiện trạng vấn đề. ........................................................................................ 2 2. Giải pháp thực hiện sáng kiến để giải quyết vấn đề. ................................ 2 2.1. Chủ đề 1: Em với nhà trường. .................................................................. 3 2.2. Chủ đề 2: khám phá bản thân ................................................................... 4 2.3. Chủ đề 3: Trách nhiệm với bản thân. ....................................................... 5 2.4. Chủ đề 4: Rèn luyện bản thân. ................................................................ 5 2.5. Chủ đề 5: Em với gia đình. ...................................................................... 6 2.6. Chủ đề 6: Em với cộng đồng. ................................................................. 7 2.7. Chủ đề 7: Em với thiên nhiên và môi trường. ........................................ 9 2.8. Chủ đề 8: Khám phá thế giới nghề nghiệp. .......................................... 12 2.9. Chủ đề 9: Hiểu bản thân – chọn đúng nghề. .......................................... 13 3. Kết quả sau khi áp dụng giải pháp, sáng kiến tại đơn vị. ...................... 13 4. Hiệu quả của sáng kiến. ............................................................................. 14 4.1. Hiệu quả về khoa học:............................................................................ 14 4.2. Hiệu quả về kinh tế ................................................................................ 15 4.3. Hiệu quả về xã hội ................................................................................. 15 5. Tính khả thi ................................................................................................ 15 6. Thời gian thực hiện đề tài, sáng kiến ..................................................... 188 7. Kinh phí thực hiện đề tài, sáng kiến ....................................................... 188 PHẦN III. KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT ........................................................... 188 1. Kết luận ..................................................................................................... 188 2. Kiến nghị ................................................................................................... 188
- 1 PHẦN I – ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Tính cấp thiết phải viết sáng kiến. Trong luật giáo dục nêu rõ: “Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện có đạo đức, có tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp; trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Để thực hiện mục tiêu này, người giáo viên hiện nay không chỉ là người truyền thụ tri thức mà còn phải là người bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất, rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh. Ngoài việc lồng ghép vào các tiết dạy văn hóa thì các tiết học hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp là một hoạt động có ý nghĩa quan trọng trong việc giáo dục đạo đức và rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh. Dù chương trình giáo dục phổ thông 2018 đã tiến hành được 3 năm nhưng thực tế hầu như các tiết học hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp giáo viên vẫn dạy giống như các môn văn hóa nên chưa thu hút được học sinh tham gia và cũng chưa đúng với đặc thù nội dung của hoạt động giáo dục này. Mặt khác, hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp là một nội dung mới nên có rất ít tài liệu chuyên sâu đưa ra cách giải quyết cho những khó khăn của giáo viên. Các đồng nghiệp cũng chưa có nhiều kinh nghiệm để khắc phục và có các giải pháp tích cực, hiệu quả. Từ những thực trạng và mong muốn trên, tôi nhận thấy việc đưa ra một giải pháp giúp giáo viên phần nào hiểu hơn về bản chất của việc tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh là một điều rất cần thiết. Vì thế tôi đã chọn đề tài: “Thiết kế một số chủ đề hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp bằng phương pháp trò chơi nhằm rèn luyện phẩm chất, năng lực cho học sinh lớp 8” để viết sáng kiến kinh nghiệm cho năm học 2023 – 2024. 2. Mục tiêu của đề tài, sáng kiến: - Giúp bản thân có nhận thức đầy đủ, đúng đắn và sâu sắc hơn về các kĩ thuật dạy học và phương pháp tổ chức các hoạt động trong tiết hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp. - Cùng với đồng nghiệp tổ chức hiệu quả các hoạt động của nội dung Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp trong chương trình trung học cơ sở. - Giúp học sinh hứng thú, tự tin và có nhiều sáng tạo khi tham gia các hoạt động trong và ngoài nhà trường từ đó hình thành phẩm chất, năng lực và kĩ năng một cách tự nhiên. 3. Thời gian, đối tượng, phạm vi nghiên cứu: 3.1. Thời gian: Thời gian: Từ tháng 8 năm 2023 đến tháng 4 năm 2024. 3.2. Đối tượng: Học sinh lớp 8 trường Trung học cơ sở Di Trạch. 3.3. Phạm vi nghiên cứu. - Phương pháp trò chơi. - Nội dung: Thiết kế một số chủ đề hoạt động trải nghiệm bằng phương pháp trò chơi nhằm rèn luyện phẩm chất, năng lực cho học sinh lớp 8. + Một số chủ đề hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp. + Một số hình thức, phương pháp tích cực được áp dụng. + Các tài liệu về hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp.
- 2 PHẦN II. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN. 1. Hiện trạng vấn đề. Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp lần đầu được đưa vào Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 với tư cách không phải môn học mà là một hoạt động giáo dục đặc thù, bắt buộc. Tuy nhiên, nhiều trường học lại gặp một số khó khăn khi triển khai thực hiện. Thứ nhất, giáo viên dạy Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp chưa được đào tạo chính quy, bài bản; việc tổ chức tập huấn, bồi dưỡng còn ngắn, kinh nghiệm giảng dạy chưa có nhiều. Khó khăn lớn nhất của giáo viên là phải nghiên cứu, lựa chọn các hoạt động giáo dục phù hợp. Sau đó tổ chức các hoạt động cho học sinh tham gia để thông qua các hoạt động đó học sinh hình thành phẩm chất, năng lực để giải quyết những vấn đề cuộc sống. Thứ hai, cơ sở vật chất phục vụ hoạt động này chưa đáp ứng được mục tiêu của các chủ đề. Việc tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh chỉ mới được thực hiện chủ yếu trong nhà trường với quy mô nhóm, lớp và toàn trường chưa mạnh dạn tổ chức ở địa phương hoặc ngoài xã, ngoài huyện... Thứ ba, kinh phí tổ chức các hoạt động giáo dục trải nghiệm của các nhà trường không có hoặc có nhưng khá eo hẹp, trong khi nhiều phụ huynh, học sinh chưa chú trọng đúng mức hoạt động này nên huy động nguồn xã hội hóa còn khó khăn. 2. Giải pháp thực hiện sáng kiến để giải quyết vấn đề. Phương pháp trò chơi là hình thức phổ biến trong giờ học phù hợp với nhiều loại hình dạy học và rèn luyện kĩ năng cho học sinh trong trường học. Đặc biệt, trò chơi kích thích và phát huy tính sáng tạo, hấp dẫn và gây hứng thú cho học sinh; giúp học sinh dễ dàng tiếp thu kiến thức mới, tạo được bầu không kí thân thiện; tạo cho các em tác phong nhanh nhẹn, hoạt bát. Dạy học thông qua trò chơi là hình thức dạy học sáng tạo được sử dụng phổ biến hiện nay. Trong phạm vi đề tài này, tôi xin đề xuất 9 trò chơi tương ứng với 9 chủ đề Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp trong bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống. STT Chủ đề được thiết kế Trò chơi được áp dụng 1 Chủ đề 1: Em với nhà trường Trò chơi: “Như thế nào và ở đâu?” 2 Chủ đề 2: Khám phá bản thân Trò chơi: “Vòng tròn khen nhau”. 3 Chủ đề 3: Trách nhiệm với bản thân Trò chơi: “Tiếp sức”. 4 Chủ đề 4: Rèn luyện bản thân Trò chơi: “Đuổi hình, bắt quảng cáo” 5 Chủ đề 5: Em với gia đình Trò chơi: “Nghe nhạc đoán bài hát” và “Trò chơi ô chữ”. 6 Chủ đề 6: Em với cộng đồng Trò chơi: “Đuổi hình bắt chữ”. 7 Chủ đề 7: Em với thiên nhiên và Trò chơi: “Rung chuông vàng”. môi trường 8 Chủ đề 8: Khám phá thế giới nghề Trò chơi: “Ai nhanh – Ai đúng” nghiệp 9 Chủ đề 9: Hiểu bản thân - chọn Trò chơi: “Nhìn hành động, đoán đúng nghề công việc/hoạt động bạn hứng thú”
- 3 2.1. Chủ đề 1: Em với nhà trường. a. Trò chơi được thiết kế: “Như thế nào và ở đâu?” b. Nội dung được thiết kế: Xây dựng truyền thống nhà trường. - Mục tiêu: + Giúp học sinh biết được lịch sử của ngôi trường mà các em đang theo học từ đó thêm yêu ngôi trường mình. + Nắm vững được nội quy, quy định của trường, lớp để đảm bảo cho việc rèn luyện đạo đức đạt kết quả tốt nhất. + Rèn luyện kĩ năng năng lực hợp tác, giao tiếp, phản ứng nhanh... - Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: + Giáo viên chuẩn bị các gói câu hỏi đưa lên máy chiếu hoặc ti vi, thiết kế trên Powerpoint. + HS các đội được phát gói câu hỏi để tìm hiểu trước và giấy A0 để trả lời các câu hỏi.. c. Cách thức tiến hành: - Bước 1: Giáo viên phổ biến luật chơi: GV chia lớp thành 4 đội chơi. Sẽ có 4 gói câu hỏi dành cho 4 đội chơi. Mỗi đội sẽ trả lời gói câu hỏi trong vòng 5 phút. Sau đó treo câu trả lời lên bảng và cử HS trình bày. Mỗi câu trả lời đúng được 1.0 điểm; trả lời sai không được điểm. Sau thời gian 5 phút đội nào trả lời được nhiều hơn đội đó sẽ chiến thắng. Nếu số câu hỏi trả lời đúng bằng nhau thì căn cứ vào phần trình bày của các đội, đội nào trình bày hấp dẫn hơn (được tập thể cho nhiều bình chọn hơn) đội đó sẽ chiến thắng. - Bước 2: Học sinh tiến hành chơi. Gói câu hỏi số 1 Câu 1: Trường ta được thành lập khi nào? Đáp án: 1964. Câu 2: Hiện nay ai là Tổng phụ trách Đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh? Đáp án: Cô Nguyễn Thị Huệ. Câu 3: Năm 2023 – 2024 trường ta có bao nhiêu lớp? Đáp án: 17 lớp. Câu 4: Ban giám hiệu Nhà trường gồm những ai? Đáp án: Cô Lê Thị Loan (Hiệu trưởng); Cô Phạm Thanh Thủy (Phó Hiệu trưởng). Câu 5: Kể một trong những việc học sinh cần làm khi đến trường? Đáp án: Học bài. Câu 6: Kể 3 danh mục trừ điểm trong nội quy của Đội thiếu niên Tiền phòng Hồ Chí Minh? Đáp án: Không quàng khăn đỏ, đi dép lê, nhuộm tóc….. Câu 7: Nếu xúc phạm cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường, lớp sẽ bị trừ bao nhiêu điểm tổng? Đáp án: 5.0 điểm. Câu 8: Vào mùa hè, từ thứ 2 đến thứ 6 học sinh mặc áo đồng phục gì? Đáp án: Áo trắng.
- 4 Câu 9: Nội dung truy bài vào thứ 3, thứ 5, thứ 7 hàng tuần là gì? Đáp án: Hát tập thể hoặc cá nhân trước lớp. Câu 10: Theo quy định của lớp khi nghỉ học cần phải làm gì? Đáp án: Có giấy phép và phụ huynh gọi điện cho giáo viên chủ nhiệm. (Gói câu hỏi số 2,3,4 giáo viên xây dựng tương tự gói câu hỏi số 1) - Bước 3: Học sinh các đội nhận xét, cho ý kiến về nội dung trò chơi, cảm xúc sau khi chơi, những việc được làm và không được làm để xây dựng truyền thống nhà trường. - Bước 4: Giáo viên chốt: Trường của chúng ta có rất nhiều truyền thống tốt đẹp. Hiểu về trường cũng như những truyền thống tốt đẹp mỗi chúng ta thêm yêu và tự hào về mái trường thân yêu này hơn. Các em hãy tự giác thể hiện trách nhiệm giữ gìn, phát huy truyền thống nhà trường bằng những việc làm cụ thể phù hợp với khả năng của mình. Theo năm tháng, cảnh quan nhà trường có thể đổi thay nhưng giá trị tinh thần và truyền thống tốt đẹp của trường mình sẽ luôn tồn tại và được bảo tồn, phát huy qua mỗi thế hệ học sinh. 2.2. Chủ đề 2: khám phá bản thân a. Trò chơi được thiết kế: “Vòng tròn khen nhau”. b. Nội dung được thiết kế: Tính cách và cảm xúc của tôi. - Mục tiêu: Sau khi tham gia hoạt động này, học sinh: + Nhận diện được những nét đặc trưng trong tính cách của bản thân. + Nhận diện được những tính cách tích cực và tiêu cực của bản thân và của bạn để điều chỉnh phù hợp. - Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: + Đối với giáo viên: Ví dụ minh họa về một số nét đặc trưng theo tính cách của bản thân. + Đối với học sinh: Giấy trắng khổ A4, bút viết; c. Cách thức tiến hành: trò chơi “Vòng tròn khen nhau” - Bước 1 và 2: Giáo viên phổ biến luật chơi và cách chơi: + HS đứng quay mặt vào nhau theo cặp, có thể thành vòng tròn (một nửa ở vòng trong, nửa còn lại ở vòng ngoài) hoặc hàng dọc, hàng ngang phù hợp với không gian lớp học. + Yêu cầu từng cặp học sinh quan sát người cùng cặp với mình, tìm ra hai điểm mạnh của người đó và chia sẻ cảm nhận của mình/ đưa ra lời khen cho người đối diện. + Thời gian cho mỗi cặp khen nhau là 1 phút; sau mỗi phút như vậy giáo viên đề nghị học sinh vòng ngoài đứng yên, học sinh vòng trong di chuyển sang trái để gặp đối tác mới và lại tiếp tục khen nhau. - Bước 3: Thảo luận về cách xác định nét đặc trưng trong tính cách của bản thân (Hoạt động này được tiến hành sau khi học sinh thực hiện hoạt động 1: Chia sẻ một nét đặc trưng trong tính cách của bản thân với các bạn trong nhóm và hoạt động 2: Trò chơi “Vòng tròn khen nhau” được thực hiện với cả lớp) Câu hỏi thảo luận nhóm: Làm thế nào để xác định được nét đặc trưng trong tính cách của bản thân?
- 5 - Bước 4: Giáo viên tổng hợp các ý kiến và kết luận: Để xác định những nét đặc trưng trong tính cách của bản thân, chúng ta cần căn cứ vào: - Những sở thích, hành vi, thói quen trong học tập, giao tiếp, ứng xử, lao động và sinh hoạt hằng ngày của bản thân. - Kết quả các hoạt động học tập, giao tiếp, ứng xử, lao động… của bản thân. - Nhận xét của những người thân thiết, gần gũi và hiểu về mình. 2.3. Chủ đề 3: Trách nhiệm với bản thân. a. Trò chơi được thiết kế: Trò chơi “Tiếp sức”. b. Nội dung được thiết kế: Sống có trách nhiệm. - Mục tiêu: Sau khi tham gia hoạt động này, học sinh: + Xác định được biểu hiện của người sống có trách nhiệm. + Xác định được trách nhiệm với bản thân và với mọi người xung quanh - Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: + Đối với giáo viên: Đáp án một số hành động sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình và những người xung quanh. + Đối với học sinh: Tìm hiểu biểu hiện của những người sống có trách nhiệm. c. Cách thức tiến hành trò chơi: “Tiếp sức” - Bước 1 và 2: Giáo viên phổ biến luật chơi và cách chơi: + Giaó viên chia lớp thành 03 đội chơi: mỗi đội thực hiện một nội dung. Đội 1: Những hành động giúp đỡ bố mẹ. Đội 1: Những hành động giúp đỡ bạn bè, thầy cô. Đội 1: Những hành động tự chăm sóc bản thân. + Cách chơi: Học sinh mỗi đội xếp thành một hàng dọc. Lần lượt từng bạn lên viết các từ liên quan đến chủ đề được giao, bạn nào viết xong sẽ chạy về hàng, đập tay vào bạn tiếp theo và chạy xuống cuối hàng. Trong thời gian 2 phút đội nào viết được nhiều từ hơn sẽ chiến thắng. - Bước 3: Thảo luận. + HS nêu cảm nhận về trò chơi. + Thảo luận: Nêu những biểu hiện của người sống có trách nhiệm? - Bước 4: Giáo viên tổng hợp các ý kiến và kết luận: Người sống có trách nhiệm phải có trách nhiệm với bản thân, gia đình và những người xung quanh. 2.4. Chủ đề 4: Rèn luyện bản thân. a. Trò chơi được thiết lập: “Đuổi hình, bắt quảng cáo” b. Nội dung được thiết kế: Người tiêu dùng thông thái. - Mục tiêu: Sau khi tham gia hoạt động này, học sinh: + Nhận ra được một số hình thức tiếp thị, quảng cáo trong đời sống. + Nhận ra ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài như tiếp thị, quảng cáo đến quyết định mua sắm của cá nhân và thể hiện được kĩ năng ra quyết định chi tiêu phù hợp trước những ảnh hưởng của chúng. - Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: + Đối với giáo viên: Một số video clip hoặc hình ảnh về tiếp thị, quảng cáo. Máy tính, máy chiếu, loa. + Đối với học sinh: Kinh nghiệm mua sắm của cá nhân.
- 6 c. Cách thức tiến hành trò chơi: “Đuổi hình bắt quảng cáo” - Bước 1 và 2: Giáo viên phổ biến luật chơi và cách chơi: Trên màn hình các quảng cáo sẽ chạy liên tục. Ở dưới các em vừa xem vừa truyền bóng cho nhau. Khi nhạc tắt, bóng ở trong tay bạn nào thì bạn đó sẽ được trả lời. Trả lời đúng sẽ nhận được một phần quà/ trả lời sai thì các bạn khác sẽ được quyền trả lời và bóng bắt đầu lăn từ tay người trả lời đúng. - Bước 2: Cách chơi (khoảng 3 phút) Giáo viên bật quảng cáo thứ nhất và học sinh bắt đầu chơi cho đến khi hết các quảng cáo thì thôi. - Bước 3: Thảo luận Câu hỏi: Em thấy trò chơi này có vui không? Em thích nhất quảng cáo nào? Vì sao? - Bước 4: Giáo viên tổng hợp các ý kiến và kết luận. 2.5. Chủ đề 5: Em với gia đình. a. Trò chơi được thiết lập: “Nghe nhạc đoán bài hát” và “Trò chơi ô chữ” b. Nội dung được thiết kế: Tôn trọng, thuyết phục và ứng xử để người thân hài lòng. - Mục tiêu: Sau khi tham gia hoạt động này, học sinh: + Thực hiện được những việc làm và lời nói để người thân hài lòng. + Biết tôn trọng ý kiến khác nhau của các thành viên trong gia đình và thể hiện được khả năng thuyết phục. - Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: + Đối với giáo viên: Máy tính, ti vi, một số bài hát về gia đình, xắc xô. Giáo viên thiết kế trò chơi ô chữ trên PowerPoint. + Đối với học sinh: Ôn một số bài hát về gia đình; nhớ lại những hành vi, lời nói của bản thân khiến các thành viên trong gia đình hài lòng, thể hiện sự tôn trong nhau. c. Cách thức tiến hành trò chơi: “Nghe nhạc đoán bài hát” - Bước 1: Giáo viên phổ biến luật chơi: Giáo viên chia lớp thành 2 đội. Khi nhạc bật lên, đội nào có đáp án sẽ dùng xắc xô lắc trước để giành quyền trả lời. Trả lời đúng ô chữ hàng ngang của bài hát đó sẽ được 10 điểm; trả lời chưa đúng sẽ nhường câu trả lời cho đội khác. Đội nào trả lời được cụm từ chìa khóa sẽ được 20 điểm. Kết thúc trò chơi, đội nào nhiều điểm hơn đội đó sẽ chiến thắng. Lớp cử 4 học sinh làm giám khảo, ghi điểm cho các đội chơi. - Bước 2: Cách chơi: Giáo viên bật nhạc có các bài hát; học sinh các đội nghe và đoán tên bài hát.
- 7 Hình 1: Trò chơi ô chữ - Bước 3: Thảo luận. + Học sinh nêu cảm nhận về trò chơi. + Thảo luận: Trao đổi về những lời nói, việc làm để người thân hài lòng. - Bước 4: Giáo viên tổng hợp các ý kiến và kết luận: Hình 2: Một số lời nói, việc làm để người thân hài lòng. 2.6. Chủ đề 6: Em với cộng đồng. a. Trò chơi được thiết lập: “Đuổi hình bắt chữ” b. Nội dung được thiết kế: Tham gia các hoạt động giáo dục truyền thống và phát triển cộng đồng ở địa phương. - Mục tiêu: Sau khi tham gia hoạt động này, học sinh: + Nêu được các truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. + Nêu được các hoạt động giáo dục truyền thống và phát triển cộng đồng ở địa phương. - Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: + Đối với giáo viên: Một số video clip hoặc hình ảnh tham gia các hoạt động giáo dục và phát triển cộng đồng ở địa phương, thiết kế trò chơi “Đuổi hình bắt chữ”. + Đối với học sinh: Tìm hiểu, thu thập thông tin về các hoạt động giáo dục truyền thống và phát triển cộng đồng ở địa phương. c. Cách thức tiến hành trò chơi: “Đuổi hình bắt chữ”. - Bước 1: Luật chơi. Giáo viên sẽ chiếu hình ảnh tương ứng với một truyền thống của dân tộc. Các em giơ tay đoán tên truyền thống. Đoán đúng được thưởng một phần quà, đoàn sai thì quyền trả lời thuộc về bạn khác. Thời gian cho mỗi hình ảnh là 15 giây.
- 8 - Bước 2: Cách chơi . Học sinh nhìn hình ảnh đoán truyền thống. Hình 1: Hình 2: ĐÁP ÁN: LÁ LÀNH ĐÙM LÁ RÁCH. ĐÁP ÁN: ĂN QUẢ NHỚ KẺ TRỒNG CÂY Hình 3: Hình 4: ĐÁP ÁN: TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO ĐÁP ÁN: CHỊ NGÃ EM NÂNG Hình 5 Hình 6 ĐÁP ÁN: HIẾN MÁU TÌNH NGUYỆN ĐÁP ÁN: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
- 9 Hình 7: ĐÁP ÁN: CÓ CÔNG MÀI SẮT, CÓ NGÀY NÊN KIM - Bước 3: Thảo luận. + HS nêu cảm nhận về trò chơi. + Thảo luận: Em hãy chia sẻ hiểu biết của bản thân về các hoạt động giáo dục truyền thống, phát triển cộng đồng ở địa phương? - Bước 4: Giáo viên tổng hợp các ý kiến và kết luận: Địa phương mình có nhiều hoạt động giáo dục truyền thống và phát triển cộng đồng. Các hoạt động này đều có ý nghĩa hướng tới sự phát huy các truyền thống tốt đẹp của quê hương. Vì vậy mỗi người cần tham gia vào các hoạt động giáo dục truyền thống và phát triển cộng đồng để giữ gìn và phát huy những truyền thống tốt đẹp của quê hương. 2.7. Chủ đề 7: Em với thiên nhiên và môi trường. a. Trò chơi được thiết lập: “Rung chuông vàng” về chủ đề thiên tai. b. Nội dung được thiết kế: Tham gia các hoạt động giáo dục truyền thống và phát triển cộng đồng ở địa phương. - Mục tiêu: Sau khi tham gia hoạt động này, học sinh: + Được củng cố thêm các kiến thức về thiên tai và kĩ năng, cách phòng chống thiên tai. + Rèn luyện được phẩm chất tự tin, trách nhiệm với cộng đồng. - Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: + Đối với giáo viên: cây dựng các câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn về thiên tai và cách phòng, chống thiên tai. Quả chuông lớn bọc giấy màu vàng. Phần thưởng cho HS thắng cuộc. BGK cuộc thi, người dẫn chương trình. Địa điểm chơi. + Đối với học sinh: Luyện tập, chuẩn bị kiến thức về thiên tai và kĩ năng phòng, chống thiên tai để tham gia trò chơi. Bảng con, phấn/bút viết bảng (mỗi người một bộ) c. Cách thức tiến hành trò chơi: “Rung chuông vàng”. - Bước 1: Luật chơi. Sau khi nghe câu hỏi mỗi thí sinh dự thi có 10 giây suy nghĩ và đưa ra đáp án. Hết 10 giây các thí sinh đồng loạt nâng đáp án cho Ban giám khảo kiểm tra, nếu sai thì nhanh chóng tự giác rời khỏi sàn thi đấu. Nếu bị Ban giám khảo phát hiện gian lận trong khi làm bài thì thí sinh đó bị hủy bỏ đáp án và rời khỏi sàn đấu vĩnh viễn. Người thắng cuộc là người cuối cùng còn lại trên sàn thi đấu. Đối với
- 10 khán giả thì phải tuyệt đối giữ trật tự trong thời gian 20 giây suy nghĩ và không được nhắc câu trả lời (Nếu bị phát hiện thì Ban tổ chức sẽ không cho tham dự phần thi dành cho khán giả và hủy kết quả thi đấu của tập thể lớp có học sinh đó) - Bước 2: Cách chơi. Câu 1: Sức gió mạnh nhất đạt từ cấp mấy trở lên thì gọi là bão? A. 6. B. 7. C. 8. D. 9. Đáp án: C Câu 2: Lũ ở Việt Nam có thể hình thành do các điều kiện nào dưới đây? A. Mưa lớn trên đầu nguồn B. Vỡ hồ, vỡ đập nước. C. Nước biển dâng. D. Tất cả các phương án trên. Đáp án: D Câu 3: Sự chuyển động của vỏ Trái Đất thường liên quan đến loại thiên tai nào? A. Động đất. B. Bão. C. Lũ lụt. D. Lốc xoáy. Đáp án: A Câu 4: Chặt phá cây rừng có thể dẫn đến những hiện tượng thiên tai nào? A. Sạt lở đất. B. Hạn hán C. Lũ lụt. D. Tất cả các phương án trên Đáp án : D Câu 5: Khi có hỏa hoạn xảy ra, em nên làm gì? A. Sử dụng thang máy để nhanh chóng thoát khỏi đám cháy. B. Cố gắng cứu lấy tài sản để khỏi hư hại. C. Chạy khỏi đám cháy càng nhanh càng tốt và hô hoán để mọi người đến giúp. D. Đến gần đám cháy để xem và chụp hình đăng facebook. Đáp án: C Câu 6: Loại hình thiên tai nào thường xuyên xảy ra ở Việt Nam? A. Bão tuyết B. Áp thấp nhiệt đới. C. Sóng thần. D. Núi lửa phun trào Đáp án: B Câu 7: Tìm hiểu về các loại hình thiên tai sẽ giúp tăng cường điều gì? A. Tình trạng dễ bị B. Khả năng ứng C. Rủi ro thiên D. Thiệt hại. tổn thương. phó. tai. Đáp án: B Câu 8: Trong những hiện tượng thiên tai sau, hiện tượng nào xảy ra bất ngờ, rất nhanh và ít có khả năng dự đoán trước được? A. Bão B. Lũ quét, lốc. C. Hạn hán. D. Lũ sông. Đáp án: B Câu 9: Những thay đổi của khí hậu vượt ra khỏi trạng thái trung bình đã được duy trì trong nhiều năm được gọi là gì? A. Nóng lên toàn B. Hiệu ứng nhà C. Biến đổi khí D. Thiên tai. cầu. kính. hậu Đáp án: C Câu 10: Hiểm họa tự nhiên là gì? A. Là những nguy cơ, rủi ro do con người tạo ra có khả năng gây ra những
- 11 thiệt hại về người và tài sản. B. Là những nguy cơ, rủi ro do tự nhiên tạo ra có khả năng gây ra những thiệt hại về người và tài sản. C. Là những nguy cơ, rủi ro do con người và tự nhiên tạo ra không gây ra thiệt hại gì. D. Là những hiện tượng tự nhiên có thể gây tổn thất về người, tài sản, môi trường, điều kiện sống và gián đoạn các hoạt động kinh tế, xã hội. Đáp án: D Câu 11: Điền vào chỗ trống trong câu sau: “Tháng bảy heo may, chuồn chuồn bay thì…” A. Mưa B. Bão. C. Giông D. Gió Đáp án: B Câu 12: Thích ứng với biến đổi khí hậu là: A. Các hoạt động của con người nhằm ngăn cản biến đổi khí hậu xảy ra. B. Các hoạt động của con người nhằm giảm sự gia tăng nhiệt độ trên Trái Đất. C. Các hoạt động của con người nhằm giảm mức độ và cường độ phát thải các khí nhà kính. D. Các hoạt động của con người nhằm giảm khả năng dễ bị tổn thương và tận dụng những cơ hội do biến đổi khí hậu mang lại Đáp án: D. Câu 13: Trong các loại bóng đèn sau, bóng đèn nào tiêu thụ năng lượng hiệu quả nhất? A. Bóng đèn sợi đốt B. Bóng đèn huỳnh quang (đèn compact). C. Bóng đèn bán dẫn (đèn Led). D. Bóng đèn cao áp Đáp án: C Câu 14: Trong số những hoạt động sau, hoạt động nào không giúp giảm nhẹ BĐKH? A. Giảm ùn tắt B. Tiết kiệm điện. C. Sử dụng điều D. Đi xe đạp thay giao thông hòa nhiệt độ để vì đi xe máy. làm mát. Đáp án: C. Câu 15: Giảm nhẹ biến đổi khí hậu là: A. Sự điều chỉnh của tự nhiên và con người nhằm giảm khả năng dễ bị tổn thương và tận dụng những cơ hội do biến đổi khí hậu mang lại. B. Các hoạt động làm giảm mức độ và cường độ phát thải các khí nhà kính. C. Các hoạt động của con người nhằm ngăn cản biến đổi khí hậu xảy ra. D. Các hoạt động của con người nhằm giảm khả năng dễ bị tổn thương. Đáp án: B (Những câu hỏi ở đây chỉ mang tính minh họa cho chủ đề. GV có thể xây dựng nhiều câu hỏi hơn tùy thuộc vào không gian, đối tượng chơi) - Bước 3: Một số học sinh chia sẻ bài học và cảm xúc của bản thân sau khi tham gia trò chơi. - Bước 4: Giáo viên kết luận.
- 12 Thiên tai có rất nhiều dạng và thường gây ra những hậu quả nặng nề về kinh tế và đời sống của người dân trên cả nước nói chung, địa phương ta nói riêng. Do điều kiện địa hình, khí hậu ở các địa phương khác nhau nên các loại thiên tai và mức độ thiệt hại do thiên tai gây ra ở các địa phương cũng khác nhau. Việc tìm hiểu các biện pháp đề phòng thiên tai, giảm nhẹ rủi ro do thiên tai gây ra và tham gia tích cực vào việc truyền thông cho người dân địa phương về những vấn đề này vừa là trách nhiệm, vừa là hành động thiết thực mà mỗi chúng ta có thể thực hiện được nhằm góp phần giảm nhẹ những rủi ro khi gặp thiên tai ở địa phương. 2.8. Chủ đề 8: Khám phá thế giới nghề nghiệp. a. Trò chơi được thiết lập: “Ai nhanh – Ai đúng” b. Nội dung được thiết kế: Nghề phổ biến trong xã hội hiện đại. - Mục tiêu: Sau khi tham gia hoạt động này, học sinh: Lập được danh mục những nghề phổ biến trong xã hội hiện đại - Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: + Đối với giáo viên: Tìm hiểu danh mục các nghề phổ biến trong xã hội hiện đại. Số liệu, hình ảnh hoặc video clip về các nghề phổ biến trong xã hội hiện đại ở địa phương, đất nước. + Đối với học sinh: Tìm hiểu danh mục các nghề phổ biến trong xã hội hiện đại ở địa phương, đất nước. Sưu tầm tư liệu, tranh ảnh về hoạt động nghề nghiệp trong xã hội hiện đại. c. Cách thức tiến hành trò chơi: “Rung chuông vàng”. - Bước 1 và 2: Cách chơi và luật chơi. + Cách chơi: Lớp cử một bạn làm quản trò, một bạn làm trọng tài và thành lập 02 đội chơi, mỗi đội khoảng 15 bạn. Trên bảng chia thành hai cột, ghi tên 02 đội chơi. Mỗi đội xếp thành một hàng sau vạch xuất phát. Khi quản trò hô “bắt đầu”, hai bạn đứng ở đầu hàng của hai đội nhanh chóng chạy đến vị trí bảng của đội mình ghi tên nghề mà em biết, sau đó chạy về, đưa phấn cho bạn tiếp theo lên bảng ghi tên nghề khác vào đó. Cứ như vậy, trong thời gian 4 phút, đội nào ghi được nhiều tên nghề hơn sẽ thắng cuộc. + Luật chơi: Khi có hiệu lệnh “bắt đầu” mới được chạy lên bảng ghi tên nghề. Bạn tiếp theo phải chờ bạn chạy trước về vị trí đội của mình, đưa phấn cho mới được chạy lên bảng. Mỗi nghề chỉ được ghi một lần, nếu trùng lặp thì đội ghi sau sẽ không được tính. - Bước 3: HS nêu cảm nhận sau khi chơi trò chơi. + Nêu cảm nhận của em về trò chơi? + Nếu được chơi lại, em nghĩ mình có chơi nhanh hơn, tốt hơn không? Vì sao? - Bước 4: Giáo viên tiếp nhận câu trả lời, dẫn dắt học sinh vào nội dung bài học của hoạt động 1 chủ đề 8: Nghề phổ biến trong xã hội hiện đại. Tất cả những thứ có ở xung quanh chúng ta như quần áo, giày dép, mũ nón, bàn ghế, sách vở, đồ dùng học tập, lương thực thực phẩm chúng ta ăn uống hàng ngày, đồ dùng sinh hoạt, trang thiết bị trong nhà.. đều là sản phẩm của các nghề trong xã hội…. Để hiểu kĩ hơn về các nghề, chúng ta cùng tham gia hoạt động ngày hôm nay.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thiết kế và ứng dụng học liệu số trong nâng cao hứng thú và hiệu quả dạy học Lịch sử lớp 10 Bộ Cánh diều
49 p | 64 | 29
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp phòng, chống vi phạm pháp luật và bạo lực học đường trong đoàn viên, thanh niên trường THPT Lê lợi
19 p | 39 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thiết kế bản đồ tư duy bằng phần mềm Edraw MindMaster trong dạy học một số bài lý thuyết môn Giáo dục quốc phòng, an ninh bậc THPT
23 p | 14 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thiết kế giáo án vận dụng phương pháp lớp học đảo ngược trong tiết nói và nghe: Thảo luận về một vấn đề văn học có ý kiến khác nhau Ngữ văn 10 (KNTT) nhằm phát triển năng lực tự học cho học sinh
50 p | 16 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hiệu quả giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên và kỹ năng sống cần thiết cho học sinh lớp 12 thông qua Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu
29 p | 28 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giáo dục STEM thông qua chủ đề Lắp mạch điện đèn trang trí - Vật lí 11
40 p | 15 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kỹ năng cần thiết của giáo viên làm công tác chủ nhiệm ở trường THPT Vĩnh Linh
17 p | 17 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thiết kế và sử dụng các bài tập thí nghiệm nhằm rèn luyện kỹ năng, nâng cao năng lực tư duy cho học sinh trong chương trình Sinh học 10
58 p | 18 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hệ thống bài tập Hóa học rèn kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn trong chương trình Hóa học THPT
47 p | 18 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi phần Lịch sử thế giới hiện đại (1945 - 2000)
24 p | 119 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phân loại và phương pháp giải bài tập chương andehit-xeton-axit cacboxylic lớp 11 THPT
53 p | 29 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thiết kế và sử dụng trò chơi trong dạy học chương Halogen, chương Oxi – Lưu huỳnh Hóa học lớp 10 THPT nhằm nâng cao hứng thú cho người học và chất lượng dạy học Hóa học
59 p | 13 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp phát huy tính tự chủ của học sinh lớp chủ nhiệm trường THPT Vĩnh Linh
12 p | 17 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giải pháp nâng cao năng lực tự học, năng lực hợp tác và hứng thú học tập phần Sinh học tế bào - Sinh học 10 bằng phương pháp thiết kế trò chơi trong hoạt động khởi động
36 p | 15 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tổ chức dạy học STEM chủ đề Cacbohidrat
35 p | 6 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thiết kế và sử dụng Bảng Luyện Từ trong dạy học từ vựng tiếng Anh nhằm củng cố vốn từ cho học sinh yếu kém lớp 12 trường THPT Kim Sơn A
12 p | 8 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Kỹ năng tổ chức các hoạt động trải nghiệm theo định hướng giáo dục STEM thông qua một số chủ đề trong chương trình môn Toán học lớp 10 ở Trường THPT Đông Hiếu
61 p | 43 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thiết kế dự án dạy học chủ đề tích trò sân khấu dân gian Ngữ văn 10 nhằm phát huy phẩm chất năng lực học sinh đáp ứng chương trình GDPT 2018
63 p | 0 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn