intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thiết kế Rubric để đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh theo thông tư 22/2021/TT-BGDĐT nhằm đáp ứng mục tiêu của CTGDPT 2018

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:54

2
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài "Thiết kế Rubric để đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh theo thông tư 22/2021/TT-BGDĐT nhằm đáp ứng mục tiêu của CTGDPT 2018" tập trung tìm hiểu, đánh giá thực trạng việc đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh sau khi Thông tư 22 được ban hành trong thời gian qua. Từ đó thiết kế rubric để đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh ở trường THPT.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thiết kế Rubric để đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh theo thông tư 22/2021/TT-BGDĐT nhằm đáp ứng mục tiêu của CTGDPT 2018

  1. ĐỀ TÀI THIẾT KẾ RUBRIC ĐỂ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ RÈN LUYỆN CỦA HỌC SINH THEO THÔNG TƯ 22/2021/TT-BGDĐT NHẰM ĐÁP ỨNG MỤC TIÊU CỦA CTGDPT 2018 Lĩnh vực: Chủ nhiệm Nghệ An, tháng 4 năm 2024 1
  2. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT QUỲNH LƯU 4 ĐỀ TÀI THIẾT KẾ RUBRIC ĐỂ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ RÈN LUYỆN CỦA HỌC SINH THEO THÔNG TƯ 22/2021/TT-BGDĐT NHẰM ĐÁP ỨNG MỤC TIÊU CỦA CTGDPT 2018 Lĩnh vực: Chủ nhiệm Nhóm tác giả: Nguyễn Thị Hiền, Điện thoại: 0985437399 Đường Thị Hoài Lê, Điện thoại: 0985545553 Hồ Thị Xinh, Điện thoại: 0364934555 Nghệ An, tháng 4 năm 2024 2
  3. MỤC LỤC  NỘI DUNG Trang PHẦN ĐẶT VẤN ĐỀ 1 I 1.1 Lý do chọn đề tài 1 1.2 Mục đích nghiên cứu 2 1.3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 2 1.4 Nhiệm vụ nghiên cứu 2 1.5 Phương pháp nghiên cứu 2 PHẦN NỘI DUNG 2 II Chương 1: Cơ sở lí luận 2 1.1 Cơ sở lí luận 2 Nội dung về đánh giá kết quả rèn luyện học sinh được qui định 1.1.1 8 trong Thông tư 22 1.1.2 Tổng quan về rubric 8 Vai trò của rubric trong giảng dạy và trong đánh giá, 1.1.3 xếp lọai rèn luyện học sinh theo Thông tư 22 10 1.2 Cơ sở thực tiễn 13 Thực trạng việc đánh giá kết quả rèn luyện học sinh ở các nhà 1.2.1 trường hiện nay 13 Thực trạng mức độ hài lòng của học sinh về kết quả đánh giá 1.2.2 xếp loại rèn luyện học sinh của giáo viên chủ nhiệm 14 1.2.3 Những thuận lợi và khó khăn khi đánh giá, xếp loại học sinh 15 theo Thông tư 22 Chương 2: Thiết kế Rubric và vận dụng Rubric vào quá 15 trình đánh giá xếp loại kết quả rèn luyện học sinh 2.1 Nguyên tắc thiết kế rubric 16 2.2 Quy trình thiết kế 17 2.3 Tập huấn cho ban cán sự, học sinh, phụ huynh về các tiêu chí 30 được qui định trong rubric 3
  4. 2.4 Thực hành đánh giá theo từng tuần, tháng, điều chỉnh và 31 hoàn thiện gán điểm các tiêu chí trong rubric 2.5 Bổ sung tiêu chí và hoàn thiện rubric qua từng học kì 33 Chương 3: Khảo sát tính cấp thiết, tính khả thi của và kết 33 quả của đề tài 3.1 Mục đích khảo sát 33 3.2 Đối tượng khảo sát và phương pháp khảo sát 32 3.3 Kết quả khảo sát về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện 34 pháp đã đề xuất 3.4 Kết quả đạt được 39 PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 46 III 1 Kết luận 45 2 Đóng góp của đề tài 45 3 Ý nghĩa của đề tài 46 4 Kiến nghị 47 PHỤ LỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 4
  5. BẢNG QUY ƯỚC VIẾT TẮT Giáo viên chủ nhiệm GVCN Học sinh HS Trung học phổ thông THPT Chương trình giáo dục phổ thông 2018 GDPT 2018 Thông tư 22 TT22 Đối chứng ĐC 5
  6. PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Năm học 2022-2023 là năm học thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018 ở cả 3 cấp học. Cùng với sự thay đổi về chương trình sách giáo khoa, Bộ giáo dục cũng đã ban hành Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT qui định về đánh giá, xếp loại học sinh để đáp ứng mục tiêu giáo dục của chương trình phổ thông 2018. Thông tư 22 ra đời sẽ thay thế cho hai Thông tư 58 và 26 quy định về đánh giá, xếp loại học sinh THCS và THPT được ban hành trước đó. Điều đặc biệt là Thông tư 22 có nhiều điểm mới tiến bộ, phù hợp với việc nhận xét, đánh giá học sinh hiện nay theo xu hướng tiến bộ của thế giới trong đó có đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh thay cho tên gọi trước đây là xếp loại hạnh kiểm. 1.2. Kế thừa Thông tư 26/2020/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh THCS và THPT, Thông tư 22 yêu cầu việc đánh giá phải vì sự tiến bộ của người học. Theo đó, việc đánh giá căn cứ vào yêu cầu cần đạt được quy định trong CT GDPT; bảo đảm tính chính xác, toàn diện, công bằng, trung thực, khách quan. Việc đánh giá thực hiện bằng nhiều phương pháp, hình thức, kĩ thuật và công cụ khác nhau. Đặc biệt, theo Thông tư, hoạt động đánh giá phải coi trọng việc động viên, khuyến khích sự cố gắng trong rèn luyện và học tập của học sinh; không so sánh học sinh này với học sinh khác. Mục đích của việc đánh giá là xác định mức độ hoàn thành nhiệm vụ rèn luyện và học tập của học sinh theo yêu cầu cần đạt được quy định trong CT GDPT, từ đó cung cấp những thông tin chính xác và kịp thời để học sinh điều chỉnh họat động học và rèn luyện, giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục điều chỉnh hoạt động dạy và học phù hợp. 1.3. Điều đặc biệt Thông tư 22 đã bỏ quy định đánh giá hạnh kiểm học sinh, thay vào đó là đánh giá kết quả rèn luyện. Cụ thể, giáo viên sẽ căn cứ vào yêu cầu cần đạt về phẩm chất chủ yếu và năng lực chung theo các mức độ phù hợp với quy định trong Chương trình tổng thể và yêu cầu cần đạt về năng lực đặc thù quy định ở Chương trình môn học trong Chương trình giáo dục phổ thông. Để đánh giá kết quả rèn luyện dựa vào giáo viên tự nhận xét, đánh giá kết quả rèn luyện, sự tiến bộ, ưu điểm nổi bật, hạn chế chủ yếu của học sinh trong quá trình rèn luyện và học tập môn học; giáo viên tham khảo nhận xét, đánh giá của giáo viên môn học, thông tin phản hồi của cha mẹ học sinh, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan, hướng dẫn học sinh tự nhận xét. Từ các căn cứ trên, có thể đánh giá kết quả rèn luyện là Tốt, Khá, Đạt và Chưa Đạt. 1.4. Tuy nhiên, một thực tế cho thấy đánh giá phẩm chất học sinh là đánh giá định tính chứ không đánh giá định lượng. Đây là một thánh thức lớn đối với giáo viên vì nếu không có tiêu chí rõ ràng sẽ khó phân loại được học sinh dẫn đến việc đánh đồng, thiếu công bằng, đánh giá cảm tính trong kết quả rèn luyện của học 6
  7. sinh. Từ đó, đặt ra yêu cầu giáo viên chủ nhiệm cần phải xây dựng bảng tiêu chí đo lường để đánh giá một cách đầy đủ và khách quan nhất các phẩm chất đạt được của học sinh trong quá trình học tập. 1.5. Rubric đang ngày càng được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực giáo dục với vai trò chính như một công cụ nhằm giúp cho hoạt động đánh giá trở nên minh bạch, cụ thể và hướng đến các mục tiêu, tiêu chí mong muốn. Đây là công cụ phù hợp để đo lường đánh giá định tính các phẩm chất của học sinh mà chúng tôi đã sử dụng trong năm học qua. Từ thực tế vận dụng vào quá trình làm công tác chủ nhiệm, với những kết quả đạt được, chúng tôi xin được chia sẻ đề tài sáng kiến kinh nghiệm: Thiết kế Rubric để đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh theo thông tư 22/2021/TT-BGDĐT nhằm đáp ứng mục tiêu của CTGDPT 2018. Đây là đề tài có tính thời sự, cấp thiết cho nhiều GVCN thực hiện chương trình 2018. 2. Mục tiêu, ý nghĩa, tính mới của đề tài 2.1. Mục tiêu Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh và thiết kế rubic đánh giá xếp loại kết quả rèn luyện của học sinh theo Thông tư 22 ở trường THPT. 2.2. Ý nghĩa Đề tài tập trung tìm hiểu, đánh giá thực trạng việc đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh sau khi Thông tư 22 được ban hành trong thời gian qua. Từ đó thiết kế rubric để đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh ở trường THPT. 2.3.Tính mới Đề tài Thiết kế Rubric để đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh theo thông tư 22/2021/TT-BGDĐT nhằm đáp ứng mục tiêu của CTGDPT 2018 là nội dung được nghiên cứu lần đầu tiên tại đơn vị công tác. Những biện pháp do tác giả đề xuất có giá trị thực tiễn, góp phần giúp giáo viên đánh giá một cách khách quan, chính xác kết quả rèn luyện của học sinh; giúp học sinh có ý thức tự giác và phát triển theo hướng tích cực hơn để đáp ứng tốt hơn những yêu cầu về phẩm chất và năng lực theo yêu cầu của chương trình GDPT 2018. 3. Phương pháp nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lý luận - Khảo sát thực trạng ở các trường phổ thông, các phương pháp hỗ trợ, thăm dò ý kiến giáo viên... - Thực nghiệm Sư phạm để kiểm nghiệm tính thực tiễn và hiệu quả của phương pháp đã đề xuất, tổng kết kinh nghiệm. 4. Phạm vi nghiên cứu Đề tài được áp dụng tại các lớp chủ nhiệm 10B1 và 11B1 thuộc đơn vị công tác 7
  8. trong 2 năm học 2022-2023 và 2023-2024. PHẦN II. NỘI DUNG Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn 1.1. Cơ sở lí luận 1.1.1. Nội dung về đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh được qui định trong thông tư 22 Nếu như Thông tư 58, học sinh THCS và THPT được đánh giá, xếp loại hạnh kiểm dựa vào thái độ, hành vi đạo đức, ứng xử với mọi người, kết quả tham gia lao động, hoạt động tập thể…theo bốn loại: Tốt, Khá, Trung bình và Yếu thì Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT việc đánh giá xếp loại hạnh kiểm được thay thế bằng đánh giá kết quả rèn luyện phẩm chất. Theo đó, giáo viên sẽ đánh giá kết quả rèn luyện căn cứ vào phẩm chất, năng lực chung, sự tiến bộ, ưu điểm, hạn chế trong quá trình rèn luyện và học tập môn học của học sinh. Kết quả rèn luyện của học sinh trong từng kỳ học và cả năm được đánh giá theo 01 trong 04 mức: Tốt, Khá, Đạt và Chưa Đạt. Thông tư 22 bên cạnh hướng dẫn đánh giá xếp loại học tập của học sinh còn hướng dẫn giáo viên chủ nhiệm đánh giá xếp loại kết quả rèn luyện của học sinh, cụ thể tại Điều 8. Đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh được hướng dẫn như sau: - Đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh căn cứ vào yêu cầu cần đạt về phẩm chất chủ yếu và năng lực chung theo các mức độ phù hợp với môn học, cấp học quy định trong Chương trình tổng thể và yêu cầu cần đạt về năng lực đặc thù qui định trong Chương trình môn học trong Chương trình giáo dục phổ thông. Cụ thể: 5 phẩm chất của học sinh trong chương trình giáo dục tổng thể gồm: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm. - Kết quả rèn luyện của học sinh trong từng học kì và cả năm học - Kết quả rèn luyện của học sinh trong từng học kì và cả năm học được đánh giá theo 01 (một) trong 04 (bốn) mức: Tốt, Khá, Đạt, Chưa đạt. - Mức Tốt: đáp ứng tốt yêu cầu cần đạt về phẩm chất được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông và có nhiều biểu hiện nổi bật. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 05/9/2021 và thay thế Thông tư 58/2011/TT-BGDDT với lộ trình áp dụng cho năm học 2021-2022 đối với lớp 6. Từ năm 2022-2023 đối với lớp 7 và 10. Từ năm 2023-2024 đối với lớp 8 và lớp 10,11,12. Nhìn chung, Thông tư 22 mang lại một cách tiếp cận mới trong việc đánh giá học sinh, nhấn mạnh vào việc đánh giá sự phát triển toàn diện của học sinh thay vì chỉ tập trung vào kết quả học tập. Điều này giúp nâng cao chất lượng giáo dục và tạo điều kiện cho học sinh phát triển toàn diện. Tuy nhiên, về đánh giá xếp loại 8
  9. phẩm chất học sinh nếu dựa vào hướng dẫn của Thông tư thì nhiều GVCN sẽ rất lúng túng khi đánh giá, xếp loại. Thậm chí, nếu không có tiêu chí đánh giá rõ ràng dẫn đến việc đánh giá của giáo viên sẽ cảm tính, thiếu sự công bằng và mất đi động lực rèn luyện phẩm chất ở học sinh. 1.1.2. Tổng quan về rubric 1.1.2.1. Khái niệm về rubric Thuật ngữ “Rubric” đã được sử dụng rộng rãi trong giáo dục từ thế kỉ XX. Các nhà giáo dục học đã đưa ra nhiều định nghĩa về Rubric. Một số định nghĩa tập trung nhấn mạnh công dụng hoặc đặc điểm hình thức của nó. Theo Heidi Godrich: Rubric là một công cụ dùng để cho điểm bằng cách liệt kê tất cả các tiêu chí đánh giá bài học, bài tập, bài làm hay công việc mà người học thực hiện bằng cách xếp loại theo thứ bậc. Theo Natalie Pham: Rubric là một hệ thống cho điểm theo các tiêu chí đánh giá cho trước, nêu rõ người chấm đánh giá bài theo những kỳ vọng nào và mô tả các cấp độ tiêu chí dùng để đánh giá. Theo Trần Kiều và Nguyễn Thị Lan Phương, Rubric là bản mô tả đầy đủ những gì người học cần chứng tỏ để được xếp hạng năng lực giỏi, khá, trung bình, yếu, kém đối với yêu cầu môn học. Rubric là một công cụ đánh giá/chấm điểm, được xây dựng bởi giáo viên (có thể có sự tham gia của sinh viên) để hỗ trợ việc đánh giá chi tiết một sản phẩm hoặc một hoạt động học tập. Như vậy, có thể hiểu Rubric là một trong những công cụ hữu ích giúp cho việc đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của học sinh trở nên khách quan, công bằng và toàn diện, đặc biệt là đối với mục tiêu phát triển các năng lực hành động, các phẩm chất (thể hiện qua thái độ và hành vi). Đặc biệt, Rubric khác với các công cụ kiểm tra đánh giá khác ở chỗ, nó không chỉ đơn thuần là một công cụ đánh giá kết quả cũng như quá trình học tập rèn luyện của học sinh, mà còn là phương tiện giúp giáo viên và học sinh chủ động theo dõi và thường xuyên điều chỉnh hiệu quả các hoạt động của mình qua các giai đoạn khác nhau. Rubric cung cấp một hệ thống đo lường chuẩn, giúp việc đánh giá được minh bạch và khách quan từ đó đưa ra được những nhận xét chính xác và công bằng. 1.1.2.2. Phân loại rubric Có rất nhiều loại rubric khác nhau, với mỗi rubric sẽ bao gồm 1 tập hợp những tiêu chí được sắp xếp phù hợp thường sẽ được đánh số và gán tên cụ thể. Rubric được sử dụng rộng rãi hiện nay ở trong nhiều lĩnh vực khác nhau như giáo dục (đánh giá bài kiểm tra, dự án học sinh), môi trường làm việc (rubric đánh giá làm việc nhóm, đánh giá hiệu suất), ... và nhiều ngữ cảnh khác nhau. Thông thường có 2 loại rubic được sử dụng trong hoạt động giáo dục là rubric định lượng (Analytical rubric) và rubric định tính (Holistic rubric) * Rubric định lượng/phân tích (Analytical rubric): Được sử dụng để đánh 9
  10. giá cho điểm từng công đoạn hoặc kết quả trung gian trong quá trình người học thực hiện nhiệm vụ. Các điểm đánh giá thành phần sẽ được cộng lại thành điểm tổng kết cuối cùng. Ưu điểm: Cung cấp thông tin phản hồi chi tiết ứng với mỗi tiêu chí và mức đánh giá, giúp học sinh tự hoàn thiện tốt hơn vì nó cung cấp cho giáo viên và học sinh một cách chi tiết hơn về điểm mạnh và điểm yếu của học sinh, bởi nó đánh giá riêng biệt từng thành phần nhỏ của năng lực. Đảm bảo độ tin cậy tốt khi đánh giá bởi nhiều giáo viên. Tuy nhiên, hạn chế của rubric định lượng là mất nhiều thời gian để xây dựng hệ thống tiêu chí khi đánh giá. * Rubric định tính/tổng hợp (Holistic rubric): Thường được sử dụng để đánh giá một cách tổng thể toàn bộ quá trình thực hiện nhiệm vụ hoặc sản phẩm cụ thể. Rubric định tính không đòi hỏi sự mô tả chi tiết về các tiêu chí (chỉ số) thực hiện của từng công đoạn hay kết quả trung gian. Rubric này có các ưu điểm đó là cung cấp thông tin phản hồi tổng hợp ở mỗi mức đánh giá, dễ xây dựng hơn, đánh giá nhanh hơn. 1.1.3. Vai trò của rubric trong giảng dạy và trong đánh giá, xếp lọai rèn luyện của học sinh theo Thông tư 22 Ở Việt Nam, các nghiên cứu về Rubric xuất hiện chủ yếu trong giai đoạn từ năm 2010 đến nay, chủ yếu đề cập về việc thiết kế và sử dụng dạng công cụ này trong đánh giá kết quả học tập của học sinh trong dạy học một số bộ môn ...Tuy nhiên, chưa có nhiều nghiên cứu đề cập đến việc thiết kế Rubric đánh giá kết quả rèn luyện phẩm chất của học sinh. Trong quá trình tìm hiểu và vận dụng vào thực tế của đơn vị, chúng tôi thấy vận dụng rubric không chỉ mang lại hiệu quả trong kiểm tra đánh giá môn học mà còn mang lại kết quả cao trong việc đánh giá, xếp loại rèn luyện phẩm chất của học sinh trong công tác chủ nhiệm. * Đối với giảng dạy Đối với người dạy, rubric là sự liên kết quan trọng giữa đánh giá và giảng dạy. Rubric giúp người dạy có thể hình dung được các yêu cầu về chất lượng cụ thể ở từng bài học, từng môn học, từng chuyên đề để từ đó người dạy có thể thiết kế bài giảng, tổ chức giảng dạy và hướng dẫn người học một cách hiệu quả. Ngoài ra, Rubric còn làm cho việc đánh giá trở nên khoa học, minh bạch và thuyết phục hơn. Việc chấm bài trở nên nhất quán hơn, tạo sự công bằng cho người học, tiết kiệm thời gian giải thích lí do tại sao cho điểm như vậy đối với các thắc mắc từ nhiều phía và có thể dành nhiều thời gian hơn cho việc giúp người học cải tiến việc học. Rubric giúp tăng cường sự hiểu biết và tin tưởng lẫn nhau giữa giáo viên và học sinh. Thông qua rubric, đánh giá không còn là một hoạt động mang tính bí mật. Đối với người học, rubric được thiết kế để giúp cho người học hiểu rõ hơn các mong đợi của người dạy, của nhà trường, của yêu cầu môn học đối với bản thân. Từ đó, người học có động cơ học tập tốt hơn, chủ động hơn, tích cực hơn, có 10
  11. trách nhiệm hơn, có thể tự giám sát, tự đánh giá việc học tập của mình và có biện pháp tự cải tiến để đạt được kết quả học như mong muốn. Sử dụng rubric là một biểu hiện của việc dạy học và giáo dục lấy học sinh làm trung tâm. * Đối với đánh giá, xếp loại kết quả rèn luyện của học sinh theo Thông tư 22 Rubric là một công cụ đánh giá rất hiệu quả, giúp việc đánh giá phẩm chất học sinh trở nên minh bạch, cụ thể và hướng đến các mục tiêu, tiêu chí mong muốn. Đối với việc đánh giá kết quả rèn luyện phẩm chất của học sinh, Rubric sẽ là cơ sở để giáo viên chủ nhiệm nắm được những thông tin cơ bản về thực trạng rèn luyện từng tuần, từng tháng từ đó kịp thời, uốn nắn những lệch lạc, khuyết điểm của học sinh đồng thời khuyến khích những hoạt động tích cực để lan tỏa cho học sinh. Khi vận dụng Rubric vào thiết kế đánh giá phẩm chất học sinh, chúng tôi nhận thấy được những điểm ưu việt như sau: Thứ nhất, Rubric có tính rõ ràng và minh bạch: Rubric cung cấp một tiêu chuẩn đánh giá rõ ràng và minh bạch, giúp học sinh hiểu rõ mục tiêu học tập và yêu cầu đánh giá. Thứ hai, tính khách quan và công bằng: Rubric giúp giáo viên đánh giá học sinh một cách khách quan và công bằng, giảm thiểu sự chủ quan trong quá trình đánh giá. Thứ ba, giúp phản hồi kịp thời: Rubric cho phép giáo viên cung cấp phản hồi kịp thời và hữu ích cho học sinh, giúp họ nắm bắt được sự tiến bộ và những điểm cần cải thiện. Thứ tư, có tính nhất quán: Khi nhiều giáo viên sử dụng cùng một Rubric, đánh giá sẽ có tính nhất quán, giúp so sánh kết quả học tập giữa các lớp học và các trường học. Thứ năm: Tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng; Rubric cũng có thể được sử dụng để hỗ trợ việc tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng, giúp học sinh phát triển kỹ năng phản hồi và tự đánh giá. Nhìn chung, Rubric là một công cụ đánh giá hiệu quả, giúp nâng cao chất lượng giáo dục và tạo điều kiện cho học sinh phát triển toàn diện. Trong bối cảnh Thông tư 22, Rubric đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá sự phát triển năng lực của học sinh. 1.2. Cơ sở thực tiễn 1.2.1. Thực trạng việc đánh giá kết quả rèn luyện phẩm chất của học sinh ở các nhà trường hiện nay Để đánh giá đúng thực trạng, trước hết chúng tôi khảo sát một số vấn đề liên quan đến thực trạng đánh giá xếp loại kết quả rèn luyện phẩm chất học sinh theo 11
  12. Thông tư 22 trong công tác chủ nhiệm lớp ở trường THPT. Chúng tôi đã sử dụng đường link https://forms.gle/jXBGfQHFdW3naFXm6 để thăm dò ý kiến của một số giáo viên đang làm công tác chủ nhiệm ở các trường THPT thuộc huyện Quỳnh Lưu - Hoàng Mai theo chương trình GDPT 2018. Cụ thể như sau: Bảng 1: khảo sát giáo viên về thực trạng đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh theo TT22 TT Đơn vị Số lượng 1 Trường THPT Quỳnh Lưu 4 24 2 Trường THPT Quỳnh Lưu 3 20 3 Trường THPT Quỳnh Lưu 2 11 4 Trường THPT Hoàng Mai 2 10 5 Trường THPT Hoàng Mai 12 Tổng 77 Nội dung khảo sát chúng tôi đưa được thể hiện ở Phụ lục. Kết quả chúng tôi thu được như sau: 12
  13. Hình ảnh: Kết quả khảo sát giáo viên chủ nhiệm Như vậy, nhìn vào kết quả khảo sát, chúng tôi thấy hầu hết giáo viên chủ nhiệm đều thấy khó khăn trong việc đánh giá, xếp loại kết quả rèn luyện phẩm chất của học sinh theo Thông tư 22. Điều đặc biệt là đa số giáo viên chưa sử dụng Rubrics để thiết kế các tiêu chí đánh giá, xếp loại. Rubrics vẫn là một phương pháp mới chưa được giáo viên biết đến nhiều trong quá trình giảng dạy cũng như công tác chủ nhiệm. 1.2.2. Thực trạng mức độ hài lòng của học sinh về kết quả đánh giá xếp loại rèn luyện học sinh của giáo viên chủ nhiệm Chúng tôi khảo sát một số học sinh ở 7 lớp gồm 5 lớp 11 và 2 lớp 10 trường THPT Quỳnh Lưu 4 về kết quả đánh giá, xếp loại rèn luyện phẩm chất của học sinh theo Thông tư 22 của giáo viên chủ nhiệm và thu được kết quả như sau: Bảng 2: mức độ hài lòng của học sinh về kết quả đánh giá, xếp loại hạnh kiểm của GVCN Số học sinh Mức độ tham gia khảo Không hài lòng Hài lòng Rất hài lòng sát Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ 322 168 52,2% 117 36,3% 37 11,5% 13
  14. Mức độ hài lòng của học sinh về kết quả đánh giá, xếp loại của học sinh 350 300 250 200 150 100 50 0 Không hài lòng Hài lòng Rất hài lòng Hình ảnh: Biểu đồ khảo sát mức độ hài lòng của học sinh Bảng 3: mức độ phản ánh về ưu điểm và hạn chế của học sinh qua kết quả đánh giá của GVCN Số học sinh Mức độ tham gia khảo Chưa phản ánh đúng ưu Có phản ánh đúng ưu hạn chế sát hạn chế Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ 322 218 67,7% 104 32,3% Hình ảnh: Biểu đồ thể hiện đánh giá của học sinh 14
  15. Như vậy, mức độ hài lòng của học sinh chưa cao. Qua trao đổi với học sinh, chúng tôi được biết nguyên nhân không hài lòng là do kết quả đánh giá của giáo viên chưa cho thấy sự khác nhau giữa các học sinh, chưa phản ánh được đầy đủ quá trình rèn luyện của các em. Đặc biệt, chưa phân biệt được những em có nhiều đóng góp nổi bật với những em ở mức hoàn thành tốt. Đây là một thực trạng chung khi giáo viên chủ nhiệm chưa có một tiêu chí đánh giá cụ thể, rõ ràng để học sinh cảm thấy khách quan và thuyết phục. 1.2.3. Những thuận lợi và khó khăn khi đánh giá, xếp loại học sinh theo Thông tư 22 Thông tư 22 được đưa vào thực hiện ở THPT bắt đầu từ năm học 2022-2023 thay cho Thông tư 58 đối với khối 10. Việc thay đổi này đã mang đến những khó khăn và thuận lợi như sau: * Thuận lợi Thông tư 22 về đánh giá và xếp loại học sinh THPT đã mang lại nhiều thay đổi và tiến bộ trong quá trình giáo dục. Đánh giá học sinh là đánh giá cả quá trình trong sự đối sánh của chính học sinh và giữa học sinh này với học sinh kia. Ngoài ra, đánh giá, xếp loại rèn luyện của học sinh có sự kết hợp giữa điểm số và lời nhận xét, đánh giá với 5 phẩm chất và 10 năng lực cốt lõi. Điều này đảm bảo đúng mục tiêu giáo dục hướng đến phát triển con người toàn diện, đáp ứng yêu cầu của xã hội. Thông tư 22 giúp tăng tính khách quan trong việc đánh giá học sinh. So với việc đánh giá học sinh thông qua những nhận xét thông thường như trước đây. Thông tư mới này đã khắc phục được nhược điểm thiếu công tâm. Đồng thời tạo điều kiện để đánh giá một cách chính xác và toàn diện nhất. Theo thông tư, để có thể đánh giá, giáo viên phải thông qua quá trình học tập lâu dài, đánh giá cả quá trình và kết hợp nhiều hình thức đánh giá học sinh. Đặc biệt là về đánh giá, xếp loại rèn luyện phẩm chất học sinh, Thông tư đã đặt ra 5 phẩm chất cần thiết của con người Việt Nam cũng như trong bối cảnh hướng đến công dân toàn cầu. Các phẩm chất được qui định ở 4 mức Tốt, Khá, Đạt, Chưa đạt thay cho 4 mức trước đây là Tốt, Khá, Trung bình, Yếu. Việc thay đổi tên gọi này nó hướng đến giáo dục tích cực, nhân văn, góp phần phát triển con người toàn diện cả về trí, đức, thể, mĩ. * Khó khăn Bên cạnh những thuận lợi, việc đánh giá, xếp loại học sinh theo Thông tư 22 cũng còn gặp nhiều khó khăn. Cụ thể, trong Thông tư chưa qui định rõ các tiêu chí cần đạt của 5 phẩm chất, nếu như chỉ dựa vào những nội dung chung chung của CTGDPT 2018 thì giáo viên rất khó để đánh giá một cách chi tiết cụ thể, khó xếp loại học sinh vì vậy không thể tránh khỏi tình trạng đánh giá chủ quan, cảm tính từ phía giáo viên. Thậm chí sẽ theo mặc định trước đây: kết quả học tập tốt thì rèn luyện cũng tốt. Điều này dẫn đến việc thiếu khách quan trong đánh giá, dẫn đến 15
  16. nhiều học sinh bị đánh giá sai, chưa đúng với quá trình phấn đấu, rèn luyện của các em. Xuất phát từ thực tế trên, chúng tôi đã nghiên cứu, xây dựng và vận dụng Rubric vào đánh giá xếp loại học sinh theo Thông tư 22 và thu được những kết quả cũng như phản hồi tốt từ phía học sinh và đồng nghiệp. Chương 2. Thiết kế Rubric và vận dụng Rubric vào quá trình đánh giá xếp loại kết quả rèn luyện của học sinh Thiết kế Rubric bao gồm hai yếu tố cơ bản: các tiêu chí đánh giá và các mức độ đạt được của từng tiêu chí. Các tiêu chí đánh giá cần đảm bảo những yêu cầu sau: thể hiện đúng trọng tâm những khía cạnh quan trọng của hoạt động/sản phẩm cần đánh giá, mỗi tiêu chí phải đảm bảo tính riêng biệt, đặc trưng cho một dấu hiệu nào đó của hoạt động/sản phẩm cần đánh giá. Đối với việc vận dụng Rubric vào đánh giá kết quả rèn luyện phẩm chất học sinh, chúng tôi sử dụng Rubrics định tính. 2.1. Nguyên tắc thiết kế rubric Một Rubric được thiết kế tốt cần phải đáp ứng được những nguyên tắc cơ bản, đó là: các mô tả tiêu chí phải được sắp xếp theo thứ tự cao đến thấp hoặc ngược lại; phải phân hóa rõ ràng; các tiêu chí phải được khách quan hóa qua các đặc tính hay kết quả sản phẩm thực hiện theo mục tiêu một cách cụ thể; các tiêu chí phải chỉ ra được những định hướng mà người học/người dạy cần hướng tới để thực hiện mục tiêu tự đánh giá, đánh giá và cùng đánh giá. Để thiết kế được một Rubric hiệu quả thì người dạy trước hết cần xác định rõ chuẩn mực, mục tiêu, nhiệm vụ, đối tượng, các tiêu chí đánh giá và các mức xếp hạng của các tiêu chí. Muốn Rubrics thực sự phát huy hết hiệu quả, giáo viên cần quan tâm đến việc thiết kế Rubric sao cho các tiêu chí có thông tin mô tả rõ ràng, phản ánh đầy đủ các nội dung, mục tiêu trong giáo dục. Bên cạnh đó, ngôn ngữ sử dụng trong Rubric cũng phải rõ ràng, dễ hiểu, dễ sử dụng…. Điều đặc biệt giáo viên phải tuân thủ các nguyên tắc sau: - Nguyên tắc “hiện thực hóa”: các tiêu chí và mô tả các tiêu chí thể hiện các khía cạnh công việc của thực tiễn. - Nguyên tắc “lí tưởng hóa”: các tiêu chí được diễn đạt theo “phổ dải” đi từ mức thấp nhất đến mức cao nhất. - Nguyên tắc phân hóa: mô tả tiêu chí có sự khác biệt giữa các mức độ hoàn thành đối với từng người học và giữa những người học với nhau. - Nguyên tắc khách quan hóa: mô tả tiêu chí thể hiện các đặc tính, khía cạnh hoạt động. - Nguyên tắc tạo động lực: các chỉ báo chỉ ra những định hướng mà học sinh cần hướng tới, giúp học sinh tự đánh giá và cùng đánh giá. 16
  17. 2.2. Quy trình thiết kế * Bước 1. Xác định mục tiêu và nhiệm vụ đánh giá Mục tiêu và nhiệm vụ đánh giá kết quả, xếp loại rèn luyện của học sinh được qui định trong Thông tư 22 như sau: Đánh giá kết quả rèn luyện phẩm chất của học sinh là hoạt động thu thập, phân tích, xử lí thông tin thông qua quan sát, Theo dõi, trao đổi, kiểm tra, nhận xét quá trình rèn luyện của học sinh thông qua các môn học bắt buộc, môn học tự chọn, hoạt động giáo dục bắt buộc, nội dung giáo dục của địa phương trong Chương trình giáo dục phổ thông; tư vấn, hướng dẫn, động viên học sinh; xác nhận kết quả đạt được của học sinh; cung cấp thông tin phản hồi cho giáo viên và học sinh để điều chỉnh quá trình dạy học và giáo dục. Đánh giá nhằm xác định mức độ hoàn thành nhiệm vụ rèn luyện và học tập của học sinh theo yêu cầu cần đạt được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông; cung cấp thông tin chính xác, kịp thời để học sinh điều chỉnh hoạt động rèn luyện và học tập, cán bộ quản lí giáo dục và giáo viên điều chỉnh hoạt động dạy học. Để đánh giá và xếp loại được chính xác thì giáo viên chủ nhiệm căn cứ qui định, theo dõi quá trình rèn luyện và học tập của học sinh; tham khảo nhận xét, đánh giá của giáo viên môn học, thông tin phản hồi của cha mẹ học sinh, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong quá trình giáo dục học sinh; hướng dẫn học sinh tự nhận xét; trên cơ sở đó nhận xét, đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh. * Bước 2: Xác định các tiêu chí đánh giá cho các phẩm chất Theo chương trình của GDPT 2018 và Thông tư 22, nội dung đánh giá là 5 phẩm chất cần đạt của học. Từ 5 phẩm chất chung này giáo viên cần xác định được những yêu cầu cần đạt cho học sinh các cấp. Cụ thể, với học sinh THPT, chúng tôi 17
  18. xác định như sau: * Về phẩm chất yêu nước Phẩm chất yêu nước là một trong những phẩm chất cốt lõi mà chương trình giáo dục phổ thông mới muốn hình thành và phát triển cho học sinh. Dưới đây là một số yêu cầu cụ thể mà học sinh cần đạt được trong chương trình GDPT 2018: - Hiểu biết: học sinh cần có kiến thức về lịch sử, văn hóa, và truyền thống của đất nước. Họ cần hiểu về những đóng góp quan trọng của các thế hệ tiền nhân và những giá trị cốt lõi của đất nước. - Tự hào: học sinh cần tự hào về quốc gia của mình, về những thành tựu mà đất nước đã đạt được, và về những giá trị mà đất nước đại diện. - Trách nhiệm: học sinh cần nhận thức được trách nhiệm của mình đối với quốc gia. Điều này bao gồm việc tuân thủ luật pháp, tham gia vào các hoạt động xã hội, và đóng góp vào sự phát triển của đất nước. - Hành động: học sinh cần thể hiện tình yêu quê hương thông qua hành động cụ thể. Điều này có thể bao gồm việc tham gia vào các dự án cộng đồng, bảo vệ môi trường, hoặc hỗ trợ những người cần giúp đỡ trong cộng đồng. Từ các nội dung trên, chúng tôi xác định phẩm chất yêu nước gồm có các tiêu chí sau cần đánh giá Phẩm Tiêu chí chất Yêu 1 2 3 4 nước Hiểu biết và học Yêu cảnh quan Học tập và phát Tham gia tập về lịch sử, trường học huy truyền vào các dự văn hóa của nhà trường, địa thống nhà án cộng trường, địa phương. trường. đồng. phương. * Phẩm chất nhân ái Trong chương trình GDPT 2018 được hiểu là biết yêu thương, đùm bọc mọi người; yêu cái đẹp, yêu cái thiện; tôn trọng sự khác biệt; cảm thông, độ lượng và sẵn lòng giúp đỡ người khác. Nhân ái là tôn trọng sự khác biệt của những người xung quanh, không phân biệt đối xử, sẵn sàng tha thứ, tôn trong về văn hóa, tôn 18
  19. trọng cộng đồng. Với những nội dung trên, khi áp dụng vào giáo dục phẩm chất học sinh ở cấp THPT, chúng tôi xây dựng các tiêu chí sau: Phẩm Tiêu chí chất Nhân ái 1 2 3 4 Quan tâm đến Biết chia sẻ, giúp Chia sẻ giúp Tham gia vào thầy cô, bạn đỡ người thân đỡ bạn bè các hoạt động bè thiện nguyện * Phẩm chất chăm chỉ Chăm chỉ được hiểu là đức tính chăm học, chăm làm, hăng say học hỏi và nhiệt tình tham gia công việc chung sẽ giúp các em rèn luyện, phát triển bản thân để đạt được những thành công lớn lao trong tương lai. Chăm chỉ thể hiện ở những hoạt động học tập hàng ngày, học mọi lúc mọi nơi, luôn dám nghĩ dám làm, dám đặt câu hỏi, vệc rèn nề nếp, chủ động trong các công việc chung của lớp. Phẩm Tiêu chí chất Chăm 1 2 3 4 chỉ Chăm chỉ trong Chăm chỉ Chăm chỉ trong Chăm chỉ trong học tập. trong lao các hoạt động các hoạt động động. ngoại khóa. phong trào. * Phẩm chất trung thực Trung thực là thật thà ngay thẳng, mạnh dạn nói lên ý kiến của mình, biết nhận lỗi, sửa lỗi, bảo vệ cái đúng cái tốt, mạnh dạn nói lên chính kiến của mình thông qua các dạng học tập nhóm, hội thảo, tranh biện, trung thực trong thực hiện nội qui, nề nếp. Cụ thể, phẩm chất này được đánh giá trên các tiêu chí sau Phẩm chất Tiêu chí Trung 1 2 3 4 thực Trong học tập Trong thực Nhận lỗi, sửa Phát hiện và hiện nội qui lỗi góp ý, phê bình 19
  20. * Phẩm chất trách nhiệm Phẩm chất trách nhiệm là một trong những nội dung quan trọng để phát triển cá nhân và xã hội. Khi học sinh có trách nhiệm, học sinh mới ý thức được về vai trò, giá trị của bản thân, tạo dựng được lòng tin đối với thầy cô và bạn bè. Và khi mọi học sinh đều có trách nhiệm thì mới xây dựng được một môi trường học tập tiến bộ và thân thiện. Những tiêu chí trên đều quan trọng để đánh giá phẩm chất trách nhiệm của học sinh. Dựa vào nội dung, yêu cầu của phẩm chất trách nhiệm, mỗi trường học hoặc giáo viên có thể có những tiêu chí riêng tùy thuộc vào môi trường và yêu cầu cụ thể. Với thực tế giáo dục ở đơn vị tôi, tôi xây dựng như sau Phẩm chất Tiêu chí Trách 1 2 3 4 nhiệm Xây dựng lớp Trong học tập Trong hoạt Trong hoạt học động nhóm động phong trào Để tạo được tính dân chủ cũng như giúp các em nhận thức được những nội dung của các tiêu chí của từng phẩm chất, ngay từ đầu năm, chúng tôi cho học sinh tham gia vào xây dựng các tiêu chí đánh giá. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2