intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thiết kế, triển khai dạy bài phòng chống vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông theo hướng phát triển năng lực, phẩm chất học sinh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:52

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến "Thiết kế, triển khai dạy bài phòng chống vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông theo hướng phát triển năng lực, phẩm chất học sinh" được hoàn thành với mục tiêu nhằm nắm được các nguyên nhân gây tai nạn giao thông đường bộ, nhận diện và thực hiện được các hành vi nghiêm cấm về trật tự an toàn giao thông đường bộ; Hiểu rõ các quy tắc khi tham gia giao thông đường bộ, nhận thức được hậu quả của tai nạn giao thông và từ đó có trách nhiệm trong việc chấp hành pháp luật trật tự an toàn giao thông.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thiết kế, triển khai dạy bài phòng chống vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông theo hướng phát triển năng lực, phẩm chất học sinh

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN _________________________________________________ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Tên đề tài: THIẾT KẾ, TRIỂN KHAI DẠY BÀI PHÒNG, CHỐNG VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ TRẬT TỰ, AN TOÀN GIAO THỐNG THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC, PHẨM CHẤT HỌC SINH LĨNH VỰC: GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG
  2. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT NGHI LỘC 5 _________________________________________________ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Tên đề tài: THIẾT KẾ, TRIỂN KHAI DẠY BÀI PHÒNG, CHỐNG VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ TRẬT TỰ, AN TOÀN GIAO THỐNG THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC, PHẨM CHẤT HỌC SINH LĨNH VỰC: GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG Tên tác giả: Lê Thị Nga - 0389320199 Lưu Ngọc Anh - 0925948999 Nguyễn Thị Ngọc Duyên - 0987733707 Tổ: Khoa học xã hội Năm học: 2023 - 2024 Nghi Lộc, tháng 4 năm 2024
  3. MỤC LỤC PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ ....................................................................................... 1 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ................................................................................ 1 II. MỤC TIÊU .................................................................................................. 1 III. ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM ................................................... 2 1. Đối tượng: Học sinh khối 10 .................................................................. 2 2. Thời gian nghiên cứu: năm học 2023-2024. ........................................... 2 3. Địa điểm: Trường THPT Nghi Lộc 5. .................................................... 2 4. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................ 2 PHẦN II. NỘI DUNG .......................................................................................... 3 I. CƠ SỞ KHOA HỌC ..................................................................................... 3 1. Cơ sở lý luận ........................................................................................... 3 1.1. Kiến thức cơ bản về vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông .............................................................................................. 3 1.2. Căn cứ để xây dựng kế hoạch dạy học........................................... 5 1.3. Các năng lực, phẩm chất học sinh hình thành trong quá trình dạy học................................................................................................... 6 2. Cơ sở thực tiễn ........................................................................................ 7 II. NỘI DUNG THỰC HIỆN ........................................................................... 9 1. Thiết kế kế hoạch dạy học theo định hướng năng lực học sinh ............. 9 1.1. Kế hoạch dạy học là gì? ................................................................. 9 1.2. Các bước xây dựng kế hoạch dạy học bài "Phòng, chống vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông" ..................................... 9 2. Tổ chức hoạt động dạy và học trên lớp .................................................. 10 2.1. Chuẩn bị trước tiết học ................................................................... 10 2.2. Các hoạt động học tập trên lớp ...................................................... 12 2.2.1. Hoạt động mở đầu (phần khởi động) sáng tạo ..................... 13 2.2.2. Tiến hành hoạt động hình thành kiến thức mới theo định hướng phát triển năng lực học sinh .......................................... 14 2.2.3. Hoạt động củng cố và luyện tập ............................................. 26 2.2.4. Hoạt động luyện tập, tìm tòi và mở rộng ............................... 30 2.2.5. Hoạt động hướng dẫn học tập sau bài học ............................. 33 3. Tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp ...................................................... 36 3.1. Mục đích......................................................................................... 36 3.2. Nội dung ......................................................................................... 36
  4. 3.3. Sản phẩm ........................................................................................ 36 3.4. Tổ chức hoạt động .......................................................................... 36 3.5. Hình ảnh hoạt động ........................................................................ 38 4. Đổi mới cách đánh giá học sinh.............................................................. 39 5. Hiệu quả của ứng dụng đề tài ................................................................. 40 5.1. Sau khi học xong chủ đề học sinh đã hình thành cơ bản những phẩm chất kỹ năng phù hợp ....................................................... 40 5.2. Mức độ hứng thú, khả thi của nội dung thiết kế và triển khai của bài học (Dành cho lớp thực nghiệm) .............................................. 41 5.3. Đánh giá năng lực học của học sinh sau thực nghiệm ................... 43 PHẦN III. KẾT LUẬN ........................................................................................ 45 I. ĐÓNG GÓP CỦA GIẢI PHÁP .................................................................... 45 1. Tính mới .................................................................................................. 45 2. Tính khoa học ......................................................................................... 45 3. Tính khả thi ............................................................................................. 45 II. KIẾN NGHỊ ................................................................................................. 46 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 47
  5. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TT Từ đầy đủ Từ viết tắt 1 ATGT An toàn giao thông 2 GV Giáo viên 3 GDQP&AN Giáo dục quốc phòng và an ninh 4 HS Học sinh 5 THPT Trung học phổ thông 6 TNGT Tai nạn giao thông 7 ATGT An toàn giao thông 8 TTATGT Trật tự an toàn giao thông 9 NXB Nhà xuất bản
  6. PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI An toàn giao thông (ATGT) hiện nay là một trong những vấn đề được toàn xã hội quan tâm sâu sắc. Đó là vì tình hình tai nạn giao thông (TNGT) đã và đang ngày càng trở nên nghiêm trọng với việc gia tăng các ca tử vong và thương tích do mất an toàn giao thông, trung bình hàng ngày ước tính có từ 30 đến 35 người chết do tai nạn giao thông chủ yếu là tai nạn giao thông đường bộ. Tuyến đường N5 nối từ xã Hòa Sơn, huyện Đô Lương về Cụm cảng Cửa Lò - Nghi Lộc (đi qua trường THPT Nghi Lộc 5) có tổng chiều dài khoảng 30 km. Đây là tuyến giao thông quan trọng phục vụ vận chuyển nguyên liệu nói riêng và mục tiêu kết nối vùng kinh tế phía Tây Nghệ An nói chung. Sau một thời gian ngắn thông xe, đưa vào sử dụng, tuyến đường đã tạo diện mạo mới cho địa phương trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn xảy ra tình trạng vi phạm hành lang ATGT, lấn chiếm lòng, lề đường của một số hộ dân, lạng lách, dàn hàng ngang, không đội mụ bảo hiểm, xe chở 2, 3… của học sinh khi tham gia trên đoạn đường N5. Từ rất nhiều nguyên nhân mà các vụ tai nạn giao thông trên đoạn đường N5 diễn ra ngày càng gia tăng, trong đó có học sinh trường THPT Nghi Lộc 5. Là điều mà gia đình, giáo viên và tập thể nhà trường hiện nay rất quan tâm và đã có nhiều biện pháp tích cực trong việc nâng cao ý thức trách nhiệm cảu học sinh khi tham gia giao thông, đồng thời xử lý nghiêm những học sinh vi phạm giao thông. Là bài học quan trọng trong nội dung chương trình lớp 10 môn Giáo dục quốc phòng và an ninh và nội dung ATGT luôn được toàn xã hội quan tâm. Với mong muốn thực hiện tốt nhiệm vụ chuyên môn, nâng cao chất lượng dạy học, nâng cao ý thức tham gia giao thông, giảm thiểu tai nạn khi tham gia giao thông… nên chúng tôi lựa chọn và ứng dụng đề tài "Thiết kế, triển khai dạy bài phòng chống vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông theo hướng phát triển năng lực, phẩm chất học sinh”. II. MỤC TIÊU - Nêu được tình hình tai nạn giao thông hiện nay ở Việt Nam, các yếu tố ảnh hưởng đến trật tự an toàn giao thông. - Học sinh nắm được các nguyên nhân gây tai nạn giao thông đường bộ, nhận diện và thực hiện được các hành vi nghiêm cấm về trật tự an toàn giao thông đường bộ. - Hiểu rõ các quy tắc khi tham gia giao thông đường bộ, nhận thức được hậu quả của tai nạn giao thông và từ đó có trách nhiệm trong việc chấp hành pháp luật trật tự an toàn giao thông. - Hình thành và phát triển năng lực học sinh một cách tích cực. 1
  7. III. ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM 1. Đối tượng: Học sinh khối 10 - Lớp thực nghiệm 10A1 và 10A2 (83 học sinh) - Lớp đối chứng 10A3 và 10A4 (83 học sinh) năm học 2023-2024. 2. Thời gian nghiên cứu: năm học 2023-2024. 3. Địa điểm: Trường THPT Nghi Lộc 5. 4. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu lý luận, phương pháp điều tra, phương pháp phân tích số liệu, phương pháp tổng kết kinh nghiệm, phương pháp thử nghiệm… 2
  8. PHẦN II. NỘI DUNG I. CƠ SỞ KHOA HỌC 1. Cơ sở lý luận 1.1. Kiến thức cơ bản về vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông a. Một số khái niệm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông - Pháp luật về trật tự, an toàn giao thông là những quy phạm hành vi do Nhà nước ban hành mà mọi người dân buộc phải tuân theo, nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội và bảo vệ trật tự xã hội trong lĩnh vực trật tự, an toàn giao thông. - Vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông là hành vi trái pháp luật, chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện, xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật về trật tự, an toàn giao thông bảo vệ. - Phòng, chống vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông là quá trình các lực lượng, các cấp, các ngành tổ chức, phối hợp bằng nhiều hình thức, biện pháp để phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, điều tra… b. Nguyên nhân gây tai nạn giao thông - Sử dụng rượu bia, ma túy: việc sử dụng rượu bia trong quá trình lái xe là một trong những nguyên nhân gây tai nạn giao thông. Khi tài xế sử dụng rượu bia hoặc bất kỳ chất kích thích nào khác, khả năng lái xe an toàn của họ sẽ bị ảnh hưởng đáng kể và hậu quả của tài xế khi sử dụng rượu bia, chất ma túy khi lái xe như mất kiểm soát, giảm khả năng tập trung, mất phản xạ, tăng nguy cơ va chạm… sẽ gây hại cho bản thân và người khác: - Vi phạm tốc độ, luật giao thông: Một trong những nguyên nhân gây tai nạn giao thông là do vi phạm luật giao thông, đặc biệt là vi phạm tốc độ.. Các hành vi vi phạm này thường xảy ra ở các đô thị lớn, trung tâm thành phố hoặc trên các tuyến đường cao tốc. Vi phạm tốc độ, luật giao thông là: đi vượt quá tốc độ, vượt đèn đỏ, đi ngược chiều, quay đầu xe không đúng quy định, không giữ khoảng cách an toàn… - Đi không đúng làn đường, phần đường: đi không đúng phần đường quy định là hành vi khi người điều khiển xe cơ giới vào phần đường dành cho xe thô sơ hoặc ngược lại. Nghĩa là lái xe không theo đúng phần đường được quy định cho loại xe mà họ đang điều khiển. Điều này có thể gây ra nguy cơ xảy ra tai nạn và là một hành vi vi phạm luật giao thông. - Thiếu tập trung, quan sát gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng: nhiều người điều khiển phương tiện giao thông, thường thiếu sự tập trung và chú ý quan sát khi lái xe. Họ ít quan tâm đến tình trạng mặt đường, biển báo, cọc tiêu, tường hộ lan, vạch kẻ đường và xe đi ngược chiều, điều này làm giảm khả năng ứng phó chính xác với các tình huống đột ngột và bất ngờ trên đường, góp phần tạo ra nguy cơ xảy ra tai nạn. 3
  9. - Không tuân thủ quy tắc ưu tiên khi lưu thông: nguyên nhân gây tai nạn giao thông thường xuất phát từ việc tài xế không tuân thủ quy tắc ưu tiên khi tham gia giao thông, đặc biệt là khi di chuyển trong các khu vực đông dân cư như trung tâm thành phố. Một số hành vi thiếu trách nhiệm cụ thể bao gồm: không nhường đường cho phương tiện ưu tiên, di chuyển vào ngã tư không nhường đường, lái xe đến ngã ba/ngã tư mà không chú ý quan sát, không giữ khoảng cách an toàn với phương tiện ưu tiên, vượt xe ưu tiên đang đi trên đường… - Phương tiện không đảm bảo an toàn kỹ thuật: Ngoài các hành vi của tài xế, việc không thực hiện kiểm tra và bảo trì định kỳ trên xe cũng là một nguyên nhân gây tai nạn giao thông. Các vấn đề kỹ thuật trên xe như hệ thống phanh, hệ thống treo, và lốp xe, nếu không được kiểm tra và bảo trì đúng cách, là nguy cơ nguy hiểm dẫn đến tai nạn. Đặc biệt là trong điều kiện thời tiết khó khăn như mưa, tuyết, hoặc đường trơn trượt… c. Một số quy tắc tham gia giao thông an toàn - Quy tắc chung (theo Điều 9): Người tham gia giao thông phải đi về pháp luật phải theo chiều đi của mình, làn đường, phần đường quy định và phải chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ. - Quy tắc chấp hành bảo hiệu đường bộ (theo Điều 11: Khi đồng thời bố trí các hình thức báo hiệu có ý nghĩa khác nhau cùng ở một khu vực, người tham gia giao thông phải chấp hành theo thứ tự như sau: Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông, hiệu lệnh của đèn tín hiệu, hiệu lệnh của biển báo hiệu, hiệu lệnh của vạch kẻ đường và các dấu hiệu khác trên mặt đường… - Quy tắc vượt xe và rẽ phải, rẽ trái (theo Điều 14 và Điều 15): Khi vượt xe, xe xin vượt phải có tín hiệu xin vượt và bảo đảm các điều kiện an toàn. Xe bị vượt phải giảm tốc độ và nhường đường. Khi vượt, các xe phải vượt về bên trái xe bị vượt, trừ trường hợp được phép vượt phải theo quy định. Khi rẽ phải, rẽ trái, người điều khiển phương tiện phải giảm tốc độ và có tín báo hướng rẽ, nhường quyền đi trước cho người đi bộ, người đi xe đạp đang đi trên phần đường dành riêng cho họ, cho các xe đi ngược chiều. Chỉ cho xe rẽ khi quan sát thấy không gây trở ngại hoặc nguy hiểm cho người và phương tiện khác. - Quy tắc người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp (theo Điều 30 và Điều 31): Người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe gắn máy chỉ được chở một người, trừ những trường hợp sau thì được chở tối đa hai người: chở người bệnh đi cấp cứu, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật, trẻ em dưới 14 tuổi. Người điều khiển xe đạp chỉ được chở một người, trừ trường hợp chở thêm một trẻ em dưới 7 tuổi thì được chở tối đa hai người. Người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy, xe đạp máy phải đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách. Người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy, xe đạp không được thực hiện các hành vi sau đây: đi xe dàn hàng ngang, đi xe vào phần đường dành cho người đi bộ và phương tiện khác. 4
  10. Người ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy, xe đạp khi tham gia giao thông không được thực hiện các hành vi sau đây: mang, vác vật cồng kềnh, sử dụng ô, bám, kéo hoặc đẩy các phương tiện khác… - Quy tắc người đi bộ (theo Điều 32: Người đi bộ phải đi trên hè phố, lề đường, trường hợp đường không có hè phố, lề đường thì người đi bộ phải đi sát mép đường. Người đi bộ chỉ được qua đường ở những nơi có đèn tín hiệu, có vạch kẻ đường hoặc có cầu vượt, hầm dành cho người đi bộ và phải tuân thủ tín hiệu chỉ dẫn. Trường hợp không có đường dành riêng cho người đi bộ qua đường thì người đi bộ phải quan sát các xe đang đi tới, chỉ qua đường khi bảo đảm an toàn. Người đi bộ không được vượt qua dải phân cách, không đu bám vào phương tiện giao thông đang chạy, khi mang vác vật cồng kềnh phải bảo đảm an toàn và 1 trở ngại cho người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ. Trẻ em khi đi qua đường đô thị, đường thường xuyên có xe cơ giới qua lại phải có người lớn dắt… d. Các yếu tố ảnh hưởng đến an toàn giao thông - Yếu tố con người: Có trình độ tay nghề, kỹ năng lái xe; Có sức khỏe tốt; ổn định về tâm lý khi lái xe; Phải có đạo đức và kỷ luật nghề nghiệp cao; Tâm lý lái xe là một trong những nội dung quan trọng, quyết định đến độ tin cậy của lái xe. - Yếu tố phương tiện: Kết cấu và độ tin cậy của phương tiện; Nếu xảy ra tai nạn giao thông thì hậu quả thấp nhất; Trong quá trình hoạt động của phương tiện được phân chia thành các loại: An toàn chủ động, an toàn thụ động, an toàn sau tai nạn, an toàn sinh thái. - Yếu tố cơ sở hạ tầng: Đoạn đường bị xấu đi bất ngờ, bề rộng và độ bằng phẳng của mặt đường kém; Nơi mà điều kiện đường có độ an toàn thấp như các đoạn đường quanh co, gấp khúc, khuất tầm nhìn; Nơi mà các xe có công suất nhỏ không bứt phá được lực cản trên đường; Tại chỗ đường giao nhau, chỗ vượt, làn đường chuyển tốc độ; Tại những chỗ người đi bộ, xe đạp, xe súc vật kéo,… (Ảnh hưởng của lưu lượng và kết cấu dòng xe, Ảnh hưởng của số làn xe chạy, việc tách dòng xe ngược chiều và bề rộng phần đường xe chạy. Ảnh hưởng của tầm nhìn. Ảnh hưởng của đường cong trên bình đồ, Ảnh hưởng của giao nhau đường cùng mức. - Yếu tố môi trường: Môi trường xã hội là hệ thống các quy định của pháp luật về giao thông, việc phổ biến, tuyên truyền pháp luật đến người dân; ý thức chấp hành pháp luật về trật tự an toàn giao thông của người tham gia giao thông; - Môi trường tự nhiên là điều kiện về thời tiết, khí hậu (nhiệt độ, mưa bão, sương mù,…) điều kiện địa hình,… 1.2. Căn cứ để xây dựng kế hoạch dạy học - Cứ vào kế hoạch giáo dục của nhà trường - Căn cứ vào nội dung môn học: Chủ đề, số tiết, thời điểm, thiết bị, địa điểm dạy học. - Căn cứ vào tình hình đội ngũ giáo viên, học sinh, điều kiện trang thiết bị của nhà trường. 5
  11. 1.3. Các năng lực, phẩm chất học sinh hình thành trong quá trình dạy học * Phẩm chất: - Phẩm chất là tính chất bên trong của con người, tính chất bên trong có thể xấu hoặc tốt, tuỳ theo sự rèn luyện, định hướng của mỗi người. - Phẩm chất là thước đo giá trị của con người, không phải ai sinh ra cũng có phẩm chất như nhau. Những phẩm chất này được xây dựng, rèn luyện và phát triển theo thời gian. - Trước khi tìm hiểu về 5 phẩm chất: + Yêu nước: Đây là truyền thống ngàn đời của dân tộc Việt Nam được xây dựng và bồi đắp qua các thời kỳ từ khi ông cha ta dựng nước và giữ nước. Tình yêu đất nước được thể hiện qua tình yêu thiên nhiên, di sản, yêu người dân đất nước mình; tự hào và bảo vệ những điều thiêng liêng đó. + Nhân ái: Là biết yêu thương, đùm bọc mọi người; yêu cái đẹp, yêu cái thiện; tôn trọng sự khác biệt; cảm thông, độ lượng và sẵn lòng giúp đỡ người khác. + Chăm chỉ: Đức tính chăm học, chăm làm, hăng say học hỏi và nhiệt tình tham gia công việc chung sẽ giúp các em rèn luyện, phát triển bản thân để đạt được những thành công lớn lao trong tương lai. + Trung thực: Dù một người có giỏi đến đâu mà thiếu đi đức tính này thì vẫn là kẻ vô dụng. Bởi vì vậy nên ngay từ nhỏ các bạn học sinh cần được rèn luyện tính thật thà, ngay thẳng và biết đứng ra bảo vệ lẽ phải. + Trách nhiệm: Chỉ khi một người có trách nhiệm với những gì mình làm thì đó mới là khi họ trưởng thành và biết cống hiến sức mình cho một xã hội tốt đẹp hơn. * Năng lực: Năng lực là khả năng, điều kiện chủ quan hoặc tự nhiên sẵn có để thực hiện một hành động nào đó, là phẩm chất tâm lý và sinh lý tạo cho con người khả năng hoàn thành một loại hoạt động nào đó với chất lượng cao. - Như vậy có thể hiểu năng lực là một đặc tính có thể đo lường được của một người về kiến thức, kỹ năng, thái độ… cũng như các phẩm chất cần thiết để hoàn thành được nhiệm vụ. Là yếu tố giúp một cá nhân làm việc hiệu quả hơn so với những người khác, cũng là một trong những thước đo để đánh giá các cá nhân với nhau. - Năng lực bao gồm: Các hành vi phù hợp với việc làm, động cơ, kiến thức/kỹ năng và được xác định thông qua kết quả về việc làm và vai trò công việc. Năng lực có thể được hình thành do tư chất tự nhiên của cá nhân. 6
  12. - Tuy nhiên, năng lực phần lớn được hình thành‚ bồi đắp và có được qua quá trình học tập‚ rèn luyện tại cơ sở giáo dục, công sở; qua những trải nghiệm thực tế, nỗ lực học hỏi, luyện tập, trau dồi kiến thức trong cuộc sống thường ngày. - Và 10 năng lực cốt lõi của học sinh trong chương trình giáo dục tổng thể cần phát triển được chia ra thành 2 nhóm đó là năng lực chung và năng lực chuyên môn. - Năng lực chung là những năng lực cơ bản, thiết yếu hoặc cốt lõi, làm nền tảng cho mọi hoạt động của con người trong cuộc sống và lao động nghề nghiệp. Năng lực chung sẽ được nhà trường và giáo viên giúp các em học sinh phát triển trong chương trình giáo dục phổ thông là: tự chủ và tự học; Kỹ năng giao tiếp và hợp tác nhóm với các thành viên khác; Giải quyết vấn đề theo nhiều cách khác nhau một cách sáng tạo và triệt để. - Năng lực chuyên môn là những năng lực được hình thành và phát triển trên cơ sở các năng lực chung theo định hướng chuyên sâu, riêng biệt trong các loại hình hoạt động, công việc hoặc tình huống, môi trường đặc thù, cần thiết cho những hoạt động chuyên biệt, đáp ứng yêu cầu hạn hẹp hơn của một hoạt động. Các năng lực chuyên môn được rèn luyện và phát triển trong chương trình giáo dục phổ thông mới là: năng lực ngôn ngữ, năng lực tính toán, năng lực tin học, năng lực thể chất, năng lực thẩm mỹ, năng lực công nghệ, năng lực tìm hiểu tự nhiên và xã hội. 2. Cơ sở thực tiễn - Thực trạng tham gia giao thông của học sinh trường THPT Nghi Lộc 5. * Thống kê phương tiện tham gia giao thông để đến trường Tổng số học sinh Xe đạp Xe máy Đi bộ Xe đạp Xe bút Xe máy toàn trường điện điện 1092 26 0 232 820 11 0 (Số liệu thống kê từ Phòng Kế toán) Qua số liệu thống kê cho thấy hầu đa học sinh đi học tới trường bằng xe đạp điện và xe máy điện. Không có học sinh đi học bằng xe đạp và xe máy tốc độ cao. * Thực trạng chấp hành giao thông Khảo sát 165 học sinh ở lớp thực nghiệm và đối chứng đánh giá tình hình tham gia giao thông học sinh của trường THPT Nghi Lộc 5. 7
  13. Link khảo sát: https://docs.google.com/forms/u/0/d/e/1FAIpQLSfDNaQdfaCPOCr _M1y3VOTukcCHck-rievoKnSgZZfELzAAtQ/formResponse Mã QR: Qua bảng khảo sát cho thấy khi tới trường rất nhiều học sinh còn không đội mũ bảo hiểm chiếm phần lớn và còn có học sinh chở 3 người và đặc biệt là tình trạng dàn hàng 3, 4 đi trên đường và giờ tan trường. Thực trạng vi phạm các vấn đề khi tham gia giao thông đang diễn ra rất nhiều ở học sinh. * Nhận thức kiến thức cơ bản của học sinh khi tham gia giao thông trên đường bộ Tỷ Tỷ Tỷ Chưa Tỷ Lớp Sĩ số Tốt Khá Đạt lệ % lệ % lệ % đạt lệ % 10 A1 42 8 9.8 30 36.6 3 3.7 1 1.2 10A2 40 6 7.3 28 34.1 4 4.8 2 2.4 Lớp thực nghiệm 82 14 17.1 58 70.7 7 8.5 3 3.6 10A3 38 7 8.4 28 33.7 2 2.4 1 1.2 10A4 45 9 10.8 31 37.3 3 3.6 2 2.4 Lớp đối chứng 83 16 19.2 59 71 5 6 3 3.6 Qua khảo sát kiến thức hiểu biết cơ bản của hai nhóm học sinh thực nghiệm và đối chứng cho thấy các em chưa thật sự hiểu về vấn đề phòng, chống vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông. Hầu đa các em đang ở mức khá và đạt, cũng là một trong những thực trạng và nguyên nhân dẫn đến gây tai nạn giao thông. 8
  14. * Mức độ hứng thú của học sinh trước khi học bài phòng, chống vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông. Rất hứng thú Hứng thú Bình thường Không hứng thú 8 (4,85%) 15 (9,1%) 130 (78,78%) 12 (7,27%) Khảo sát 165 HS của hai nhóm đối chứng và thực nghiệm cho thấy mức độ rất hứng thú và hứng thú học còn rất thấp, hầu đa các em cảm thấy bình thường, thậm chí còn có học sinh không hứng thú trong việc học và ghi nhớ bài. II. NỘI DUNG THỰC HIỆN 1. Thiết kế kế hoạch dạy học theo định hướng năng lực học sinh 1.1. Kế hoạch dạy học là gì? Việc soạn kế hoạch dạy học là bước đầu tiên xây dựng nền tảng để tạo lên thành công trong thực hiện nhiệm vụ giảng dạy một môn học hay một bài học của một giáo viên. Kế hoạch bài dạy do giáo viên thiết kế bao gồm các hoạt động của học sinh và giáo viên trong quá trình dạy học một bài học/chủ đề nhằm giúp học sinh đạt được yêu cầu cần đạt đề ra. Kế hoạch bài dạy được giáo viên thực hiện chủ động, linh hoạt phù hợp với đối tượng học sinh, điều kiện tổ chức dạy học, bảo đảm các yêu cầu cần đạt của chương trình đối với môn học để đạt hiệu quả cao nhất; được điều chỉnh, bổ sung thường xuyên cho phù hợp với đối tượng học sinh và điều kiện tổ chức dạy học. Lập kế hoạch dạy học có một vai trò đặc biệt quan trọng, bởi nó giúp giáo viên quản lý thời gian dành cho mỗi đơn vị bài học được tốt hơn. Trong việc đổi mới giáo dục hiện nay, kế hoạch bài học theo hướng dạy học tích cực giúp cho giờ học phát huy được tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của cá nhân giáo viên và học sinh. 1.2. Các bước xây dựng kế hoạch dạy học bài "Phòng, chống vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông" a. Nghiên cứu tài liệu chương trình, giáo dục quốc phòng an ninh lớp 10 hiện hành sách giáo khoa, tài liệu tham khảo và các điều kiện để xây dựng kế hoạch: - Xác định yêu cầu cần đạt của bài theo Thông tư số 32/BGD&ĐT, xác định những phẩm chất, năng lực chung, năng lực đặc thù cần hình thành và phát triển qua từng nội dung bài học. - Xác định mạch kiến thức nội môn và liên môn với bài dạy. - Xây dựng kế hoạch dạy học, kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục. b. Soạn kế hoạch dạy học chi tiết Căn cứ vào nội dung kiến thức, yêu cầu cần đạt, đối tượng học sinh và điều kiện thực tế của nhà trường và địa phương giáo viên soạn kế hoạch dạy học chi tiết. 9
  15. Khi soạn kế hoạch dạy học chúng tôi soạn kế hoạch dạng word trước, sau đó ứng dụng phần mềm powerpoin để xây dựng giáo án điện tử trình chiếu khi dạy học. * Soạn thảo kế hoạch dạy học bản word Khung kế hoạch bài dạy mới nhất hiện nay được thực hiện theo Công văn số 5512/BGDĐT-GDTrH do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. - Bước 1: Xác định mục tiêu học tập - Bước 2: Xây dựng nội dung phần khởi động - Bước 3: Xây dựng nội dung chính của buổi học, các hoạt động dạy học Tiếp theo là phần nội dung chính trong buổi học. Chuẩn bị nhiều các kiến thức để giải thích tài liệu nhằm thu hút sự chú ý của học sinh tốt hơn. Đồng thời, khi lập kế hoạch, cũng phải ước tính thời gian cụ thể cho từng hoạt động. Để đảm bảo truyền đạt đầy đủ nội dung cần học đến các em. - Bước 4: Lên kế hoạch kiểm tra, đánh giá sự hiểu biết của học sinh - Bước 5: Xây dựng kết luận - Kết nối bài tiếp theo. * Soạn thảo kế hoạch dạy học bản powerpoint, canva Sau soạn kế hoạch dạy học tôi soạn kế hoạch dạng word trước, sau đó ứng dụng phần mềm powerpoint để xây dựng giáo án điện tử trình chiếu khi dạy học. 2. Tổ chức hoạt động dạy và học trên lớp 2.1. Chuẩn bị trước tiết học I. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức - Trình bày được một số nội dung cơ bản của pháp luật về trật tự an toàn giao thông, nhận biết được tình hình giao thông đang diễn ra phức tạp tại Việt Nam hiện nay. - Tự giác tuân thủ quy định của pháp luật về trật tự an toàn giao thông và tham gia giao thông an toàn, biết tuyên truyền, vận động mọi người chấp hành pháp luật về trật tự, an toàn giao thông, hiểu được các nhân tố chính dẫn đến tai nạn giao thông ở nước ta hiện nay. - Phân tích được các yếu tố ảnh hưởng đến người điều khiển xe khi tham gia giao thông. 2. Kĩ năng - Phân tích số liệu thống kê để thấy được tai nạn giao thông là nguyên nhân dẫn đến tử vong cao nhất ở lứa tuổi học sinh. - Vận dụng kiến thức đã học để xử lý các tình huống giao thông để từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân khi tham gia giao thông. - Biết cách tự đánh giá kiến thức và kỹ năng lái xe an toàn của bản thân. 10
  16. 3. Thái độ - Thấy được tầm quan trọng của việc phải tuân thủ các quy tắc giao thông đường bộ. - Tích cực tuyên truyền với bạn bè, cộng đồng để cùng thực hiện tốt các quy tắc giao thông đường bộ. 4. Năng lực 4.1. Năng lực chung - Năng lực tự chủ tự học: HS nghiêm túc thực hiện nhiệm vụ, trả lời câu hỏi tìm hiểu về các quy tắc an toàn giao thông. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: từ kiến thức đã học HS vận dụng giải quyết các câu hỏi bài tập. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: biết chủ động giao tiếp khi có vấn đề thắc mắc. Thông qua làm việc nhóm nâng cao khả năng trình bày ý kiến của bản thân, tự tin thuyết trình trước đám đông. 4.2. Năng lực đặc thù - Thực hiện được pháp luật về trật tự, an toàn giao thông, năng lực nhận thức kiến thức về các quy tắc ATGT: HS trình bày được các quy tắc ATGT, HS trình bày được những hành vi không thực hiện quy tắc ATGT. - Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học: Phân tích được tình huống trong học tập, trong cuộc sống; phát hiện và nêu được tình huống có vấn đề trong học tập, trong cuộc sống.Vận dụng để phân tích số liệu, biểu đồ, vận dụng để tuyên truyền về ATGT. 5. Phẩm chất - Trung thực: Thật thà, ngay thẳng trong kết quả làm việc nhóm, hành động theo lẽ phải, đúng chuẩn mực đạo đức. - Trách nhiệm: Có tinh thần trách nhiệm cao để hoàn thành tốt nhiệm vụ được phân công. - Chăm chỉ: chăm chỉ hoàn thành những nội giao viên đưa ra. II. Thiết bị dạy học và học liệu 1. Giáo viên - Kế hoạch dạy học, bài giảng powerpoint, canva - A4, bút lông, các mảnh ghép sơ đồ tư duy về quy tắc AGTG. - Các phiếu bài tập tương tác, Link khảo sát sau thực nghiệm… - Các video về: thực trạng ATGT, tuyên truyền ATGT - Nhiệm vụ phân công cho các nhóm. 2. Học sinh - Sách giáo khoa điện tử. Đọc trước bài và chuẩn bị bài ở nhà. 11
  17. - Trang phục đảm bảo đúng quy định môn học - Chuẩn bị các nhiệm vụ theo yêu cầu của GV được giao nhiệm vụ cụ thể trong nhóm lớp (có sản phẩm) - Điện thoại thông minh để quét mã QR, chơi game bài tập củng cố, điền khảo sát sau thực nghiệm. 2.2. Các hoạt động học tập trên lớp Triển khai thực hiện kế hoạch dạy học, kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục đã được xây dựng theo đúng định hướng đã hình thành, phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh. Bảng 1. Tóm tắt mục tiêu từng tiết dạy của chủ đề Tiết Mục đích yêu cầu Người thực hiện 1 - Khởi động đặt vấn để gây hứng thú để giải - Cả lớp cùng khởi động, quyết vấn đề. chọn hai bạn khởi động - Tìm hiểu một số khái niệm (pháp luật về chính trước lớp. trật tự an toàn xã hội, vi phạm pháp luật về - Nhóm 1 báo cáo trật tự an toàn giao thông, phòng chống vi phạm pháp luật về trật tự ATGT, phòng chống vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông). - Quan sát ảnh, quay video về vấn đề giao - Cả lớp chia làm 2 nhóm thông cổng trường THPT Nghi Lộc 5 để trình bày nguyên nhân gây tai nạn giao thông hình ảnh GV đưa - Trò chơi tiếp sức tìm nguyên nhân gây tai - Nhóm 2 báo cáo nạn giao thông - Một số hành vi nghiêm cấm về trật tự, an toàn giao thông (đường bộ, đường sắt, đường nội thủy - Báo cáo kết quả khảo sát các hành vi tham gia giao thông của học sinh lớp mình. 2 - Quy tắc tham gia giao thông đường bộ vẽ - Nhóm 3 báo cáo sơ đồ tư duy hoặc tạo video hình ảnh - HS Tập làm phóng viên VOV giao thông, phỏng vấn học sinh lớp và trường tình hình - Nhóm 4 báo cáo tham gia giao thông của học sinh trường - Hậu quả tai nạn giao thông khi tham giao 12
  18. Tiết Mục đích yêu cầu Người thực hiện thông đường bộ - Tìm hiểu các vụ tai nạn giao thông trên đoạn đường N5 - Trách nhiệm của học sinh trong việc chấp hành pháp luật về trật tự an toàn giao thông. 3 - Tổng kết nội dung chủ đề bằng video - GV tổng kết và tổ chức tương tác. - HS cả lớp tham gia và - Chơi game để củng cố kiến thức về quy tắc thực hiện ATGT. - Luyện tập, tìm tòi và mở rộng xử lý các tình huống giao thông. Về - Kiểm tra đánh giá kết quả học tập. HS cả lớp nhà - Khảo sát sau thực nghiệm. 2.2.1. Hoạt động mở đầu (phần khởi động) sáng tạo Thực tế, trong dạy học hoạt động khởi động giáo viên thường kiểm tra bài cũ thông qua các hình thức gọi học sinh lên bảng trả lời miệng hoặc chữa bài tập. Tích cực hơn giáo viên chuẩn bị phiếu cá nhân yêu cầu học sinh thực hiện trên phiếu nhóm trong thời gian quy định, hết giờ cho học sinh chấm chéo và giáo viên thu lại về kiểm tra báo điểm vào tiết sau khiến việc kiểm tra tốn nhiều thời gian và gây áp lực, căng thẳng cho học sinh. Do vậy thay vì thực hiện theo cách thức đó chúng tôi đã thay đổi hình thức khởi động một cách tích cực, nâng cao hứng thú học tập cho học sinh với các biện pháp cụ thể sau: Hoạt động 1: Khởi động a. Mục tiêu Tạo hứng khởi cho bài học, phát triển năng lực tư duy, giao tiếp, liên hệ thực tế của học sinh. b. Nội dung Học sinh tham gia trò chơi nhập vai với bài hát (bài hát: Stem Ngã tư đường phố). c. Sản phẩm: Link video bài hát khởi động: https://youtu.be/z60dFr3x- 8g?si=paQqP6RUi705vuvP (Trích nguồn youtube.com) Mã QR: Học sinh vui nhộn hát nhảy theo bài hát 13
  19. Học sinh lớp 10 A1 khởi động Học sinh lớp 10 A2 khởi động d. Tổ chức thực hiện Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - Nhiệm vụ 1: GV yêu cầu học sinh nhập vai cùng bài hát. - Nhiệm vụ 2: GV tổ chức cho cả lớp nhập vai. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: Thực hiện nhiệm vụ được chuyển giao ở nhiệm vụ 1 với hoạt động nhóm cả lớp - GV chọn hai bạn lên nhập vai cùng bài hát. - HS nhập vai thể hiện nội dung của bài hát. Bước 3: Báo cáo thảo luận: cả lớp lắng nghe bài hát và theo hướng dẫn của hai bạn chính và dưới sự điều hành của GV các em tích cực tham gia. Bước 4: Nhận xét, đánh giá: mức độ tham gia của HS. GV đặt vấn đề: chúng ta vừa hoà nhịp cùng bài hát về chủ đề giao thông, vậy các em đã biết và thực hiện được các vấn đề ATGT như thế nào ? lứa tuổi học sinh chúng ta, cũng như mọi người dân có thực hiện đúng các quy tắc ATGT chưa ? Để giải quyết những vấn đề liên quan đến vấn đề an toàn giao thông, hôm nay chúng ta cùng nghiên cứu chủ đề: “phòng, chống vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông”. - GV: Ghi bảng tên chủ đề học. 2.2.2. Tiến hành hoạt động hình thành kiến thức mới theo định hướng phát triển năng lực học sinh Giáo viên tổ chức, hướng dẫn, hỗ trợ hoạt động học cho học sinh, tạo môi trường học tập thân thiện và những tình huống có vấn đề để khuyến khích học sinh 14
  20. tích cực tham gia vào các hoạt động học tập, từ đó hình thành và phát triển các năng lực của học sinh. * Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên: Chia lớp thành 4 nhóm như đã phân công Giáo viên nhắc lại nhiệm vụ phân công của các nhóm: Nhóm 1: NV 1: Tìm hiểu một số khái niệm (pháp luật về trật tự an toàn xã hội, vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông, phòng chống vi phạm pháp luật về trật tự ATGT, phòng chống vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông). NV 2: Chụp ảnh, quay video về vấn đề giao thông cổng trường THPT Nghi Lộc 5 NV 3: Nguyên nhân gây tai nạn giao thông Nhóm 2: NV1: Một số hành vi nghiêm cấm về trật tự, an toàn giao thông NV2: Khảo sát các hành vi tham gia giao thông của học sinh lớp mình. Nhóm 3: NV1: Quy tắc tham gia giao thông đường bộ vẽ sơ đồ tư duy hoặc tạo video hình ảnh NV2: HS tập làm phóng viên VOV giao thông, Phỏng vấn học sinh trong lớp, trong trường về tình hình giao thông của học sinh trường. Nhóm 4: NV1: Hậu quả tai nạn giao thông khi tham giao thông đường bộ NV2: Tìm hiểu các vụ tai nạn giao thông trên đoạn đường N5 qua trường THPT Nghi Lộc 5 NV 3: Trách nhiệm của học sinh trong việc chấp hành pháp luật về trật tự an toàn giao thông. * Triển khai lần lượt các hoạt động theo hướng phát triển năng lực, phẩm chất theo yêu cầu cần đạt các hoạt động Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới Hoạt động 2.1. Khái niệm pháp luật về trật tự an toàn giao thông a. Mục tiêu: - HS nêu được khái niệm về trật tự, an toàn giao thông. - HS biết được tình hình ATGT nước ta hiện nay - HS biết được nguyên nhân gây tai nạn giao thông b. Nội dung: - Trình bày các khái niệm liên quan đến vấn đề vi phạm trật tự an toàn giao thông - Thực trạng ATGT theo số liệu thống kê (nguồn internet) - Trò chơi truy tìm nguyên nhân. c. Sản phẩm học tập - Nhóm 1 cử đại diện trình bày nội dung (bài làm trên canva) 15
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
16=>1