Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thiết kế và sử dụng bài tập thực tiễn nhằm phát triển năng lực vận dụng kiến thức cho học sinh miền núi trong dạy học - Sinh học tế bào - Sinh 10 Chương trình GDPT 2018
lượt xem 6
download
Mục đích nghiên cứu sáng kiến nhằm xây dựng và đề xuất được quy trình tổ chức sử dụng BTTT trong dạy học phần Sinh học tế bào - Sinh học 10. Thông qua các BTTT phát triển được năng lực vận dụng kiến thức cho học sinh, từ đó sẽ tạo được sự hứng thú học tập và nâng cao hiệu quả dạy và học Sinh học ở trường THPT.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thiết kế và sử dụng bài tập thực tiễn nhằm phát triển năng lực vận dụng kiến thức cho học sinh miền núi trong dạy học - Sinh học tế bào - Sinh 10 Chương trình GDPT 2018
- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP THỰC TIỄN NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC VẬN DỤNG KIẾN THỨC CHO HỌC SINH MIỀN NÚI TRONG DẠY HỌC - SINH HỌC TẾ BÀO - SINH 10 CHƯƠNG TRÌNH GDPT 2018” (Lĩnh vực: Sinh học) 1
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT TƯƠNG DƯƠNG I -------------- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP THỰC TIỄN NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC VẬN DỤNG KIẾN THỨC CHO HỌC SINH MIỀN NÚI TRONG DẠY HỌC - SINH HỌC TẾ BÀO - SINH 10 CHƯƠNG TRÌNH GDPT 2018” Tác giả: Lê Thị Phương Tổ chuyên môn: Tự nhiên Điện thoại: 0974249850 Nghệ An, tháng 03 năm 2023 2
- MỤC LỤC Nội dung Trang PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Mục đích nghiên cứu 2 3. Khách thể nghiên cứu 2 4. Phương pháp nghiên cứu 2 5. Đóng góp của đề tài 3 PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 1. Cơ sở lý luận 3 2. Cơ sở thực tiễn 3 3. Thiết kế và sử dụng BTTT theo hướng phát triển NL VDKT cho học sinh trong dạy học phần sinh học tế bào – Sinh 10 Chương trình giáo 10 dục phổ thông 2018 3.1 Cấu trúc chương trình phần sinh học tế bào - Sinh 10 Chương trình 10 GDPT 2018 3.2. Thiết kế BTTT trong dạy học phần sinh học tế bào – Sinh 10 11 3.3. Định hướng sử dụng các bài tập thực tiễn để tổ chức dạy học 33 phát triển NL VDKT cho học sinh 3.3. Tổ chức các hoạt động dạy học theo định hướng phát triển NL 34 VDKT trong dạy học phần Sinh học tế bào - Sinh học 10 4. Thực nghiệm sư phạm 35 5. Khảo sát sự cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp … 35 PHẦN III. KẾT LUẬN 44 1. Ý nghĩa của đề tài 44 2. Đánh giá hiệu quả đề tài 44 3. Kiến nghị và đề xuất 45 - Tài liệu tham khảo 3
- QUY ƯỚC VỀ CÁC CHỮ VIẾT TẮT SỬ DỤNG TRONG ĐỀ TÀI Viết tắt Viết đầy đủ THPT : Trung học phổ thông GDPT : Giáo dục phổ thông NL VDKT : Năng lực vận dụng kiến thức SKKN : Sáng kiến kinh nghiệm GV : Giáo viên HS : Học sinh KTĐG : Kiểm tra đánh giá KHTN : Khoa học tự nhiên SGK : Sách giáo khoa TNSP : Thực nghiệm sư phạm ĐC : Đối chứng TN : Thí nghiệm CBQL : Cán bộ quản lý GQVĐ : Giải quyết vấn đề 4
- PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lí do chọn đề tài: Sự bùng nổ Công nghệ thông tin và sự phát triển trí tuệ của con người như hiện nay đòi hỏi giáo dục phải hình thành và phát triển năng lực (NL) cho người học để thích ứng tốt nhất trước những biến động không ngừng của xã hội. Giáo dục phát triển NL giải quyết vấn đề (GQVĐ) nhằm đảm bảo chất lượng đầu ra của việc dạy học, thực hiện mục tiêu phát triển toàn diện các phẩm chất nhân cách, chú trọng NL vận dụng tri thức trong những tình huống thực tiễn nhằm chuẩn bị cho con người NL giải quyết các tình huống trong cuộc sống và nghề nghiệp. Vì vậy việc đổi mới phương pháp dạy học ở trường phổ thông là cần thiết. Mặt khác, theo luật giáo dục 2005 - điều 28 mục 2 có nêu “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh” thì việc thiết kế và sử dụng các bài tập thực tiễn (BTTT) vào dạy học đối với bộ môn Sinh học là một giải pháp phát huy NL tự học, hợp tác, sáng tạo của người học để quá trình học tập đạt hiệu quả nhất đồng thời rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Trong chương trình GDPT tổng thể của Bộ GD&ĐT các nhà nghiên cứu đã xác định 3 nhóm NL đặc thù cho bộ môn Sinh học là nhận thức sinh học, tìm hiểu thế giới sống, vận dụng kiến thức kỹ năng đã học và 3 nhóm NL chung cơ bản cần hình thành và phát triển cho học sinh bao gồm: NL Tự học - Tự chủ; NL Giao tiếp - hợp tác; NL GQVĐ và sáng tạo. Trong đó NL GQVĐ và sáng tạo được chú trọng hơn cả. Thông qua giải quyết các BTTT người học vừa nắm vững kiến thức, vừa vận dụng thành thạo chiếm lĩnh các kiến thức đó. Mặt khác, thông qua giải quyết vấn đề trong học tập giúp cho học sinh hình thành kỹ năng phát hiện vấn đề và kỹ năng tiến hành giải quyết các vấn đề gặp phải trong thực tiễn. Là giáo viên dạy bộ môn Sinh học, tôi nhận thấy mỗi bài học Sinh học cũng như nhiều môn học khác đều có giá trị và ý nghĩa thực tiễn rất cao. Nếu biết vận dụng linh hoạt giữ lý luận với thực tiễn thì chúng ta sẽ thấy môn học thật thú vị và bổ ích. Đặc biệt với học sinh miền núi chất lượng đầu vào thấp, nếu trong quá trình dạy học GV thiết kế những bài tập thực tiễn, liên hệ những tình huống thực tế gần gũi với các em thì các em sẽ dễ hiểu hơn, sẽ hứng thú với môn học hơn. Trên cơ sở đó các em biết vận dụng các kiến thức sinh học vào đời sống sản xuất, đáp ứng yêu cầu tổng hợp, hướng nghiệp cho HS khi ra trường và tiếp tục theo học ở các bậc học cao hơn. Hiện nay, ở các trường phổ thông, đặc biệt là các trường THPT miền núi nơi có chất lượng đầu vào của HS thấp, hầu hết giáo viên vẫn còn nặng về dạy học theo 5
- phương pháp truyền thụ kiến thức có tính giáo điều, rập khuôn sách giáo khoa chủ yếu nhằm đáp ứng thi cử yêu cầu kiến thức lí thuyết mà chưa chú trọng phát triển năng lực vận dụng kiến thức cho học sinh. Vì vậy, đổi mới phương pháp dạy học theo hướng hình thành và phát triển cho học sinh những năng lực cốt lõi, trong đó có năng lực vận dụng kiến thức để giải quyết những vấn đề nảy sinh trong đời sống cá nhân và xã hội là một vấn đề nghiên cứu cấp thiết trong lí luận dạy học các môn học ở phổ thông, trong đó có Sinh học Qua phân tích Chương trình GDPT 2018 tôi thấy phần - Sinh học tế bào - Sinh học 10 có thể thiết kế và sử dụng các bài tập thực tiễn để dạy học phát triển năng lực vận dụng kiến thức cho học sinh nhằm nâng cao chất lượng dạy và học ở bậc THPT. Xuất phát từ những lí do trên tôi chọn đề tài “Thiết kế và sử dụng bài tập thực tiễn nhằm phát triển năng lực vận dụng kiến thức cho học sinh miền núi trong dạy học - Sinh học tế bào - Sinh 10 Chương trình GDPT 2018” 2. Mục đích nghiên cứu: Xây dựng và đề xuất được quy trình tổ chức sử dụng BTTT trong dạy học phần Sinh học tế bào - Sinh học 10. Thông qua các BTTT phát triển được năng lực vận dụng kiến thức cho học sinh, từ đó sẽ tạo được sự hứng thú học tập và nâng cao hiệu quả dạy và học Sinh học ở trường THPT Các nhiệm vụ cần thực hiện: - Nghiên cứu các nội dung liên quan đề tài như các hoạt động dạy học, phương pháp dạy học tích cực, tổ chức hoạt động dạy học. - Nghiên cứu quy trình thiết kế và sử dụng BTTT trong quá trinh dạy học môn Sinh học 10 phần sinh học tế bào . - Thực nghiệm sư phạm và đánh giá tính phù hợp, hiệu quả và đề xuất 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3. 1. Khách thể nghiên cứu Quá trình dạy học Sinh học lớp 10 ở trường THPT và khả năng phát triển năng lực của học sinh. 3. 2. Đối tượng nghiên cứu Hệ thống lý thuyết và BTTT để phát triển năng lực vận dụng kiến thức trong dạy học Sinh học lớp 10 ở trường THPT 3. 3. Giả thuyết khoa học Sử dụng BTTT sẽ tăng cường phát triển các năng lực vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học trong dạy học môn Sinh học lớp 10, góp phần nâng cao hiệu quả bài dạy 4. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: 6
- Nghiên cứu các tài liệu về lý luận dạy học, tâm lý học, phương pháp dạy học môn Sinh học, nghiên cứu bộ SGK Kết nối tri thức lớp 10 mà nhà trường đang sử dụng để dạy học và các bộ sách của các nhà xuất bản khác. Phối hợp các phương pháp phân tích, đánh giá, tổng hợp…đối với các tài liệu, nghiên cứu thu thập được. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: - Tiến hành điều tra sư phạm thông qua các hình thức như dự giờ, thăm lớp, quan sát, phỏng vấn giáo viên và học sinh, dùng phiếu điều tra thăm dò. - Trên cơ sở đó tiến hành thu thập tài liệu, thống kê, xử lý số liệu rút ra nhận xét, kết luận chính xác về thực trạng dạy học môn Sinh học, về sử dụng bài tập Sinh học trong dạy học để phát triển năng lực vận dụng kiến thức cho HS bậc THPT. Phương pháp thực nghiệm: - Tiến hành thực nghiệm tại khối 10 trường THPT Tương Dương 1, huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ an. - Đối chiếu lý luận để rút ra những kết luận khoa học và xác định tính khả thi của đề tài. 5. Đóng góp của đề tài - Khẳng định vai trò của việc sử dụng BTTT trong phát triển năng lực vận dụng kiến thức khi dạy học môn Sinh học nói chung và phần Sinh học tế bào Sinh học lớp 10 nói riêng. - Đánh giá đúng thực trạng dạy học Sinh học ở trường THPT đặc biệt là vấn đề sử dụng BTTT để phát triển năng lực học sinh - Đề xuất được quy trình thiết kế và sử dụng BTTT trong dạy học nhằm phát triển năng lực vận dụng kiến thức khi dạy học môn Sinh học lớp 10. PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 1. Cơ sở lý luận 1.1. Các nguyên tắc dạy học và giáo dục phát triển phẩm chất, năng lực a. Nội dung dạy học, giáo dục phải đảm bảo tính cơ bản, thiết thực, hiện đại Các nguyên tắc dạy học phát triển phẩm chất, năng lực. Nội dung dạy học, giáo dục phải đảm bảo tính cơ bản, thiết thực, hiện đại. Nội dung dạy học, giáo dục đảm bảo tính cơ bản có nghĩa là nội dung dạy học, giáo dục cần bao gồm các nội dung chính, cốt yếu, chủ yếu, tập trung vào các nội dung mang tính bản chất mà không tập trung vào các nội dung không chính yếu, không phải là bản chất của sự vật, hiện tượng trong từng môn học, HĐGD. Nội dung dạy học, giáo dục đảm bảo tính thiết thực có nghĩa là nội dung dạy học, giáo dục trong từng môn học, HĐGD cần sát thực, phù hợp với những yêu cầu, đòi hỏi của thực tế. Nội dung dạy học, giáo 7
- dục đảm bảo tính hiện đại đòi hỏi nội dung dạy học, giáo dục phải mới, tiên tiến, áp dụng được những thành tựu của khoa học, kĩ thuật trong các lĩnh vực trong thời gian gần đây, nhất là việc vận dụng chúng trong thực tiễn. Cùng với đó, việc giúp HS tiếp cận các nội dung kiến thức thiết thực, hiện đại cùng với phương pháp tư duy và học tập tích cực chính là nhằm tạo cơ hội giúp họ rèn luyện kĩ năng, từng bước hình thành, phát triển năng lực giải quyết các tình huống và vấn đề thực tiễn; có cơ hội hoà nhập, hội nhập quốc tế để cùng tồn tại, phát triển ... Đây cũng chính là ý nghĩa quan trọng bởi nội dung dạy học mà HS sở hữu sẽ được vận dụng thích ứng với bối cảnh hiện đại và không ngừng đổi mới b. Đảm bảo tính tích cực của người học khi tham gia vào hoạt động học tập. Tính tích cực của người học được biểu hiện thông qua hứng thú, sự tự giác học tập, khát vọng thông hiểu, sự nỗ lực chiếm lĩnh nội dung học tập. Đảm bảo tính tích cực của người học khi tham gia vào hoạt động học tập là việc đảm bảo việc tạo ra hứng thú, sự tự giác học tập, khát khao và sự nỗ lực chiếm lĩnh nội dung học tập của người học. Đây là một nguyên tắc quan trọng trong dạy học phát triển PC, NL c. Tăng cường những hoạt động thực hành, trải nghiệm cho HS Tăng cường những hoạt động thực hành, trải nghiệm cho HS chính là việc tổ chức thường xuyên hơn, đồng thời cũng đầu tư hơn về chất lượng những hoạt động thực hành, trải nghiệm cho HS. Thực hành là hoạt động áp dụng lí thuyết vào thực tế để hình thành kĩ năng ở người học thành phần quan trọng của năng lực. Thực hành là cơ sở để hình thành năng lực. Trải nghiệm là hoạt động tổ chức cho người học được quan sát, làm thử, làm thử giả định trong tư duy (dựa trên đặc trưng của thực nghiệm), sau đó, người học phân tích, suy ngẫm, chiêm nghiệm về việc quan sát, làm qua và kết quả của nó. Quy trình chung của trải nghiệm tập trung giúp người học hình thành và phát triển các năng lực chung và các năng lực đặc thù ứng với từng nội dung trải nghiệm cụ thể. Thông qua các hoạt động thực hành, trải nghiệm, HS có cơ hội để huy động và vận dụng kiến thức, kĩ năng trong môn học và hoạt động giáo dục để giải quyết các tình huống có thực trong học tập và cuộc sống, từ đó người học hình thành, phát triển các phẩm chất và năng lực. Tăng cường hoạt động thực hành, trải nghiệm cho HS là một nguyên tắc không thể thiếu của dạy học, giáo dục phát triển PC, NL đòi hỏi từng môn học, HĐGD phải khai thác, thực hiện một cách cụ thể, có đầu tư. d. Tăng cường dạy học, giáo dục tích hợp Tăng cường dạy học, giáo dục tích hợp chính là việc tổ chức nhiều hơn về số lượng, đầu tư hơn về chất lượng những nhiệm vụ học tập đòi hỏi HS phải huy động, tổng hợp kiến thức, kĩ năng…thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau để giải quyết. Tăng cường dạy học, giáo dục tích hợp giúp người học phát triển được những năng lực cần thiết, nhất là năng lực giải quyết vấn đề dựa trên hiểu biết, kinh nghiệm và khả năng, kĩ năng ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Bên cạnh đó, dạy học, giáo dục tích hợp 8
- còn kết nối, tạo ra mối quan hệ giữa các môn học với nhau và với thực tiễn, tránh trùng lặp về nội dung thuộc các môn học, HĐGD khác nhau để góp phần tác động tổng hợp, hình thành PC, NL của người học đáp ứng yêu cầu thực tiễn e. Tăng cường dạy học, giáo dục phân hóa Tăng cường dạy học, giáo dục phân hóa chính là việc tổ chức thường xuyên và đầu tư hơn việc phân loại và chia tách các đối tượng người học, từ đó, vận dụng nội dung, phương pháp và hình thức sao cho phù hợp với đối tượng ấy nhằm đạt hiệu quả cao. Dạy học, giáo dục phân hóa đòi hỏi chương trình dạy học phải xây dựng được các môn học, chủ đề khác nhau để HS tự chọn phù hợp với nguyện vọng của bản thân và khả năng tổ chức của nhà trường. f. Kiểm tra, đánh giá theo năng lực là điều kiện tiên quyết trong dạy học phát triển phẩm chất, năng lực Kiểm tra, đánh giá theo năng lực là không lấy việc kiểm tra, đánh giá khả năng tái hiện kiến thức đã học làm trung tâm của việc đánh giá. Kiểm tra, đánh giá theo năng lực chú trọng khả năng vận dụng tri thức trong những tình huống cụ thể. Điều kiện tiên quyết là điều kiện cần phải có, phải được giải quyết trước nhất. Đánh giá kết quả học tập đối với các môn học và hoạt động giáo dục ở mỗi lớp và sau cấp học là biện pháp chủ yếu nhằm xác định mức độ thực hiện mục tiêu dạy học, có vai trò quan trọng trong việc cải thiện kết quả học tập của HS. Với sự thay đổi về mục tiêu của CT GDPT 2018, rõ ràng kiểm tra, đánh giá theo năng lực là điều kiện tiên quyết trong dạy học phát triển PC, NL. 1.2. Yêu cầu cần đạt của môn Sinh học trong dạy học phát triển phẩm chất năng lực. Môn Sinh học góp phần hình thành và phát triển phẩm chất chủ yếu và năng lực chung theo các mức độ phù hợp với môn học, cấp học đã được quy định trong Chương trình tổng thể. Môn Sinh học hình thành và phát triển ở HS năng lực sinh học, biểu hiện của năng lực khoa học tự nhiên, bao gồm các thành phần năng lực: nhận thức sinh học, tìm hiểu thế giới sống, vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học. 1.3. Tại sao phải phát triển năng lực Một là: Học sinh khi bước vào cấp THPT còn rất nhiều bỡ ngỡ mặt khác chất lượng học sinh đầu vào không đồng đều, khả năng tư duy và tự học còn nhiều hạn chế, cảm giác hay e ngại chưa thực sự hòa nhập. Vì vây để hòa nhâp với môi trường mới thì việc giáo dục các kĩ năng là thực sự rất cần thiết. Hai là: Tiến hành kiểm tra thực tế về khả năng tự học của học sinh và ứng dụng các kiến thức đã học vào cuộc sống. Kết quả thu được: Phần lớn học sinh đều rất yếu trong kĩ năng tự học, chưa chủ động chiếm lĩnh kiến thức; hầu hết học sinh 9
- đều không biết cách áp dụng các kiến thức được học để giải quyết các tình huống có vấn đề. Chủ yếu học sinh làm theo thói quen, theo kinh nghiệm được truyền lại. Ba là: Trong xu hướng hiện nay khi công việc có hạn mà nhân lực thì có thừa. Người học có bằng cấp nhưng không có tay nghề, không có kĩ năng thực nghiệm đáp ứng yêu cầu của công việc dân đến hiện tượng: Thừa thầy, thiếu thợ hay không xin được việc … Điều đó dẫn đến những hệ quả xấu cho giáo dục nói riêng như: học sinh không mặn mà với việc đến lớp, không thích đi học… và những tác động tiêu cực cho xã hội nói chung như: Trộm cắp, cờ bạc, nghiện ngập…Vì vậy vấn đề đặt ra là cần đào tạo ra những con người không chỉ giỏi lí thuyết mà còn phải giỏi thực hành; tạo ra những con người có thể giải quyết được các vấn đề nan giải hiện nay. Từ những vấn đề trên cho thấy vấn đề phát triển năng lực cho học sinh là vấn đề cấp thiết cần phải đặt ra. Dạy học theo hướng phát triển năng lực cho học sinh kết hợp với dạy học theo chuyên đề, dạy học tích hợp sẽ tạo ra những con người mới đáp ứng nhu cầu của xã hội và có thể theo kịp được sự phát triển của khoa học kĩ thuật và công nghệ. 1.4. BTTT và vai trò của BTTT trong việc phát triển năng lực vận dụng kiến thức. 1.4.1. Khái niệm về BTTT Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang (1986): Bài tâp là bài ra cho HS là để vận dụng những điều đã học nhằm hình thành kiến thức mới, củng cố, hoàn thiện, nâng cao kiến thức đã học. Theo tác giả Lê Thanh Oai “BTTT là dạng bài tập xuất phát từ thực tiễn, được giao cho HS thực hiện để vận dụng những điều đã học nhằm hình thành kiến thức mới hoặc củng cố, hoàn thiện, nâng cao kiến thức đã học đồng thời phát triển năng lực người học” (Tạp chí giáo dục số 396). Như vậy, BTTT là dạng bài tập bắt nguồn từ thực tiễn, được giao cho HS thực hiện để ứng dụng những kiến thức đã học vào đời sống nhằm củng cố, hoàn thiện, nâng cao kiến thức đã học đồng thời phát triển các năng lực, đặc biệt là năng lực GQVĐ cho người học. 1.4.2. Năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Chương trình giáo dục phổ thông môn Sinh học (2018) xác định: Năng lực vận dụng được kiến thức, kĩ năng đã học nghĩa là HS có khả năng giải thích, đánh giá sự vật, hiện tượng thường gặp trong tự nhiên và trong đời sống; có thái độ và hành vi ứng xử thích hợp. Cụ thể như sau: + Giải thích, đánh giá được những hiện tượng thường gặp trong tự nhiên và đời sống, tác động của chúng đến phát triển tự nhiên, đời sống con người; giải thích, đánh giá, phản biện, vận dụng được một số mô hình công nghệ ở mức độ phù hợp. 10
- + Đề xuất, thực hiện được một số giải pháp để bảo vệ sức khoẻ bản thân, gia đình và cộng đồng; bảo vệ thiên nhiên, môi trường, thích ứng với biến đổi khí hâu, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững. + Có hành vi, thái độ tích cực trước những vấn đề như: an taàn thực phẩm, ô nhiễm môi trường; phòng, chống dịch bệnh; biến đổi khí hậu, giải thích được sinh học gắn liền với các hiện tượng tự nhiên…. Theo Nguyễn Công Khanh: NLVDKT là khả năng của bản thân người học tự giải quyết những vấn đề đặt ra một cách nhanh chóng và hiệu quả bằng cách áp dụng kiến thức đã lĩnh hội vào những tình huống, những hoạt động thực tiễn để tìm hiểu thế giới xung quanh và có khả năng biến đổi nó. NLVDKT thể hiện phẩm chất, nhân cách của con người trong quá trình hoạt động để thỏa mãn nhu cầu chiếm lĩnh tri thức. Như vây, dấu hiệu cơ bản của NLVDKT vào thực tiễn là khả năng người học huy động tổng hợp kiến thức đã học với thái độ tích cực để giải quyết có hiệu quả các vấn đề thực tiễn liên quan đến tự nhiên và đời sống cá nhân, cộng đồng. 1.4.3 Vai trò của bài tập thực tiễn trong việc phát triển NL VDKT - Khi giải BTTT, HS phải nhân biết được vấn đề, huy động kiến thức liên quan để giải quyết vấn đề thực tiễn đặt ra. Qua đó, HS sẽ khắc sâu được kiến thức, mở rộng vốn hiểu biết của mình về thiên nhiên và con người, thực tiễn hoạt động sản xuất, xã hội… - Trong quá trình thực hiện BTTT, HS sẽ phát triển được các kĩ năng thu thâp và xử lí thông tin để giải thích, đánh giá hoặc giải quyết vấn đề nảy sinh trong những tình huống thực tiễn. Khi đó, HS sẽ tạo được thói quen luôn tự đặt ra câu hỏi về các vấn đề xung quanh và tìm câu trả lời hợp lí nhất, điều đó góp phần giúp HS linh hoạt, nhạy bén và thích ứng nhanh với xã hội năng động trong cuộc sống sau này. - BTTT kích thích HS hứng thú, yêu thích môn học hơn, đồng thời hình thành và phát triển lòng say mê nghiên cứu khoa học, công nghệ, đặc biệt là công nghệ sinh học - một lĩnh vực mũi nhọn của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0. - BTTT được sử dụng ứng với các phương pháp dạy học đa dạng, vì vây trở thành công cụ tổ chức các loại bài học khác nhau nhằm phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong quá trình học tập của HS. 1.5. Quy trình thiết kế BTTT Trên cơ sở tham khảo quy trình của Lê Thanh Oai (9), tôi đề xuất quy trình thiết kế BTTT gồm bước như sau: - Bước 1: Xác định tên và mạch kiến thức chủ đề Trong bước này, GV cần sắp xếp các đơn vị nội dung của các chương, bài trong sách giáo khoa tạo thành các chủ đề theo mạch logic thuận lợi cho việc thiết 11
- kế BTTT, đòi hỏi huy động tổng hợp, kết nối kiến thức nội môn, liên môn để giải quyết vấn đề đặt ra trong BTT. - Bước 2: Thiết kế bảng ma trận quan hệ giữa các chủ đề nội dung và các cơ hội có thể xây dựng được các BTTT - GV cần lựa chọn các đơn vị kiến thức có thể xây dựng BTTT và hiện thực hóa cơ hội đã dự kiến trong bảng ma trận. Để việc lựa chọn này hiệu quả, GV nên chọn những đơn vị kiến thức mà ở đó có thể tạo được mâu thuẫn trong nhận thức HS. Mâu thuẫn này chính là hạt nhân kích thích tính tích cực, hứng thú ở HS. - Bước 3: Thu thập dữ liệu, thiết kế BTTT - GV cần xác định kiến thức nền đã có của HS để thu thâp và chọn lọc, gia công sư phạm dữ liệu làm xuất hiện tình huống nhận thức thực tiễn. Mô hình hóa tình huống nhận thức đó bằng BTTT dưới dạng câu hỏi, dự án, đề tài.…Có thể tìm kiếm dữ liệu là các sự vật, hiện tượng tồn tại, nảy sinh trong môi trường tự nhiên, xã hội mà HS trực tiếp bắt gặp hoặc thông qua các nguồn thông tin đa dạng (các hình ảnh, các đoạn video, các thí nghiệm, các bài báo, đoạn văn… trên các trang web các sách, báo, tạp chí…). Sau khi thu thập được nguồn dữ liệu, GV cần dựa vào ma trận đã sắp xếp các dữ liệu đó theo chủ đề và sẽ tạo thành ngân hàng dữ liệu phục vụ cho các mục đích sư phạm khác nhau. - Bước 4: Chỉnh sửa, hoàn thiện các BTTT Các BTTT đó đang ở dạng công cụ nên khi sử dụng để tổ chức dạy học còn bị chi phối bởi nhiều yếu tố khác nhau (đặc điểm HS, điều kiện cơ sở vât chất…). Vì vậy, GV có thể phải chỉnh sửa hình thức diễn đạt, gia giảm thông tin, yêu cầu cần đạt sản phẩm HS hoàn thành… 2. Cơ sở thực tiễn 2.1.Một số thuận lợi và khó khăn của trường THPT Tương Dương I nơi tôi đang công tác. 2.1.1. Thuận lợi. Trường THPT Tương Dương 1 được thành lập từ năm 1965 gần 70 năm xây dựng và trưởng thành trường đã đạt được nhiều thành tích xuất sắc. Nhiều thế hệ học sinh đã trưởng thành trở về phục vụ xây dựng quê hương, nhiêu em đã trưởng thành và trở thành cán bộ cốt cán có năng lực của địa phương. Là ngôi trường miền núi nên được đảng và nhà nước hỗ trợ nhiều kinh phí xây dựng cơ sở vật chất đáp ứng tốt cho việc dạy và học. Học sinh có chế độ tiền trợ cấp hàng tháng giúp giảm được chi phí học tập. Đội ngũ giáo viên trẻ, khỏe nhiệt tình trong công tác. Đáng chú ý trong quá trình giáo dục, đào tạo nhà trường đã xây dựng được môi trường có văn hóa, văn minh, không có tệ nạn xã hội, các em học sinh chăm ngoan, có ý thức tổ chức kỷ luật cao, chất lượng ngày càng tăng, số học sinh giỏi tỉnh, thi đỗ đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp ngày càng nhiều. 12
- 2.1.2. Khó khăn Học sinh có tới 80% là con em dân tộc thiểu số gồm Thái, H’mông, Tày, Ơđu, nhà đều cách xa trường và đều phải ở trọ. Tỷ lệ học sinh thuộc diện hộ nghèo và cận nghèo cao, chất lượng đầu vào rất thấp nhiều năm không tổ chức thi tuyển vì số học sinh đăng ký vào thấp hơn chỉ tiêu, năm học 2022-2023 tổ chức thi tuyển vào lớp 10 điểm bình quân là 10,2. Học sinh người dân tộc thiểu số đa số chăm chỉ, chịu khó song phương pháp học tập nói chung chưa khoa học, thường tiếp thu tri thức một cách thụ động bằng cách ghi nhớ, tái hiện. Cố gắng ghi nhớ toàn bộ lời giảng của giáo viên rồi cố gắng lặp lại y nguyên, ngại đào sâu, suy nghĩ, tìm dấu hiệu bản chất của nội dung vấn đề nghiên cứu (học vẹt). Tư duy của học sinh còn kém nhanh nhạy và linh hoạt, khả năng thay đổi giải pháp chậm, nhiều khi máy móc, rập khuôn. Học sinh thường thỏa mãn với cái có sẵn, ít động não đổi mới, khả năng độc lập tư duy và óc phê phán còn hạn chế. Thao tác tư duy thể hiện ở khả năng phân tích, tổng hợp, khái quát của học sinh còn phát triển chậm, thiếu toàn diện. Chính vì lẽ đó mà việc bồi dưỡng phương pháp học tập, khả năng vận dụng kiến thức để giải quyết theo tình huống thực tiễn cho các em học sinh gặp rất nhiều khó khăn và thử thách. Về phía giáo viên do môi trường xa trung tâm, điều kiện đi lại khó khăn nên đa số có tâm lý thuyên chuyển không có hướng bám trường lâu dài, nên hàng năm có nhiều thay đổi về số lượng giáo viên chuyển đến và chuyển đi cụ thể năm học 2022-2023 đã có 12 giáo viên chuyển đi và hiện nhà trường đang thiếu 12 biên chế, nên việc bố trí sắp xếp công việc gặp nhiều khó khăn. 2.2. Thực trạng của việc thiết kế và sử dụng BTTT theo hướng phát triển NL VDKT cho HS trong dạy học môn Sinh học ở một số trường THPT tôi đã khảo sát. 2.2.1. Mục đích điều tra - Tìm hiểu thực trạng vận dụng kiến thức sinh học liên quan đến thực tiễn trong dạy và học sinh học ở trường trung học phổ thông. - Đánh giá mức độ, khả năng sử dụng BTTT của giáo viên trong quá trình dạy học Sinh học ở trường phổ thông. - Tìm hiểu những tác dụng, các hình thức sử dụng và khó khăn gặp phải của giáo viên khi sử dụng các tình huống gắn với thực tiễn. - Đánh giá hứng thú tìm hiểu kiến thức thực tiễn của học sinh hiện nay. 2.2.2. Đối tượng điều tra Tiến hành thăm dò ý kiến của 17 GV môn Sinh học tại các trường THPT miền núi Con Cuông, Tương Dương và Kỳ Sơn năm học 2021-2022. 13
- Học sinh trường THPT Tương dương 1 thuộc khối lớp 10,11,12 (100 em). 2.2.3. Phương pháp điều tra - Sử dụng phiếu điều tra (Phụ lục 1.1; 1.2) để khảo sát ý kiến của giáo viên, HS. - Trao đổi, thu thập thông tin, ý kiến của các giáo viên môn Sinh học ở một số trường trung học phổ thông. - Trao đổi, tiếp xúc với học sinh các khối lớp 10,11,12 đồng thời nghiên cứu vở ghi chép và bài làm của học sinh để nắm được điều kiện, tâm tư, tình cảm, nhu cầu, khả năng và phương pháp học tập môn Sinh học của học sinh. - Thống kê, xử lí số liệu và phân tích, tổng hợp ý kiến. 2.2.4. Kết quả điều tra (Số liệu cụ thể ở phụ lục 1.3) Qua khảo sát thực tiễn với các phương pháp nêu trên có thể nhận định tóm tắt về thực trạng thiết kế và sử dụng BTTT nhằm phát triển NL VDKT cho HS THPT trong dạy học Sinh học hiện nay như sau: Đa số các GV đã nhận thức được việc phải đổi mới phương pháp và đang có những chuyển biến mới trong cách dạy, hướng tới việc rèn luyện và phát triển NL cho HS, tuy nhiên việc thiết kế và sử dụng BTTT để phát triển năng lực VDKT cho HS còn chưa được chú trọng. Khi thiết kế và sử dụng BTTT trong DH thì các GV ít sử dụng hoặc sử dụng chỉ như một lời giới thiệu vào bài, chưa thiết kế và sử dụng để giải quyết. - Nội dung kiến thức mới một cách bài bản hoặc chỉ để sử dụng để củng cố cho một nội dung DH, vì vậy BTTT được sử dụng chưa phát triển được NL VDKT cho HS. Trong hoạt động DH Sinh học, GV thiếu sự quan tâm đến NL của HS, chưa thực hiện đánh giá NL VDKT của HS, chỉ dừng lại ở mức độ là giúp HS nắm bắt được kiến thức, chưa rèn luyện được kĩ năng tự tìm giải pháp giải quyết vấn đề, tự đánh giá NL VDKT. Về phía HS các em còn thiếu rất nhiều kĩ năng, phương pháp học tâp, tính tích cực học tập còn nhiều hạn chế, nhiều em còn thụ động trong việc tìm hiểu, tiếp thu kiến thức, kĩ năng học tập bộ môn, khả năng vận dụng kiến thức để giải quyết các tình huống thực tế chưa có. Có những tình huống học sinh chưa đề xuất được các cách giải quyết. 3. Thiết kế và sử dụng BTTT theo hướng phát triển NL VDKT cho HS trong dạy học phần - Sinh học tế bào - Sinh học 10 Chương trình GDPT 2018. 3.1. Cấu trúc nội dung chương trình phần - Sinh học tế bào - Sinh 10 Chương trình GDPT 2018, bộ sách Kết nối tri thức. Phần Sinh học tế bào (Sinh học 10) gồm có 16 bài. Nội dung chương này có nhiều kiến thức gần gũi với thực tiễn đời sống tạo cho HS hứng thú trong tìm hiểu 14
- kiến thức và áp dụng vào cuộc sống hàng ngày. Dựa và đó, tôi xây dựng hệ thống BTTT kết hợp với các phương pháp dạy học tích cực phù hợp với nội dung để tổ chức bài học như sau: Bảng 1: Bảng cấu trúc chương trình phần sinh học tế bào Sinh học 10 Số tiết Chương Bài Tên bài PPCT Thành Bài 4 Các nguyên tố hóa học và nước 1 phần hóa Bài 5 Các phân tử sinh học 4 học của tế bào Bài 6 Thực hành: Nhận biết một số phân tử sinh học 2 Bài 7 Tế bào nhân sơ 2 Cấu trúc Bài 8 Tế bào nhân thực 5 tế bào Bài 9 Thực hành: Quan sát tế bào 2 Bài 10 Trao đổi chất qua màng tế bào 2 Trao đổi Thực hành: Thí nghiệm co và phản co nguyên chất qua Bài 11 1 sinh màng Bài 12 Truyền tin tế bào 2 Khái quát về chuyển hóa vật chất và năng Bài 13 2 Chuyển lượng hóa năng Bài 14 Phân giải và tổng hợp các chất trong tế bào 3 lượng trong tế Thực hành: Thí nghiệm Phân tích ảnh hưởng bào Bài 15 của một số yếu tố đến hoạt tính enzyme và 1 kiểm tra hoạt tính enzyme amylazase Bài 16 Chu kỳ tế bào và quá trình nguyên phân 3 Chu kỳ Bài 17 Giảm phân 3 tế bào và Thực hành: Làm và quan sát quá trình tiêu bản phân bào Bài 18 2 nguyên phân giảm phân Bài 19 Công nghệ tế bào 2 Mỗi chủ đề tôi xác định mạch kiến thức và tìm cơ hội có thể xây dựng được các BTTT. 3.2. Thiết kế BTTT trong DH Sinh học tế bào (Sinh học 10) 3.2.1. Nguyên tắc thiết kế BTTT 15
- - Bám sát mục tiêu bài học theo chuẩn kiến thức kĩ năng của Bộ GD&ĐT Mục tiêu dạy học là mục tiêu cụ thể đến từng bài học, từng chủ đề tương ứng với các nội dung kiến thức, kĩ năng, thái độ và năng lực nhất định. Việc xây dựng mục tiêu bài học phải căn cứ vào chuẩn kiến thức kĩ năng của Bộ GD&ĐT. - Đảm bảo tính chính xác, khoa học của nội dung dạy học BTTT dùng để mã hóa nội dung dạy học cho nên khi thiết kế BTTT cần đảm bảo nội dung khoa học, chính xác hóa nội dung. Vì vậy, khi thiết kế các BTTT người GV cần nắm vững nội dung kiến thức và căn cứ vào năng lực của HS để từ đó thiết kế các BTTT phù hợp với trình độ, năng lực nhận thức của HS để HS giải quyết được các vấn đề đặt ra. - Gắn với thực tiễn gần gũi với HS THPT Các BTTT phải gắn vấn đề với bối cảnh và tình huống thực tiễn. Việc thiết kế các BTTT cần phải gắn liền với thực tiễn bản thân HS cấp THPT, để thông qua mỗi bài học, HS biết cách bảo vệ sức khỏe cho mình và những người xung quanh. Điều này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, vừa tạo hứng thú, động lực tham gia học vừa rèn luyện được các KN thuộc năng lực vận dụng kiến thức thực tiễn của HS. 3.2.2. Quy trình thiết kế BTTT trong dạy học Sinh học tế bào (SH10) Dựa vào quy trình xây dựng BTTT của tác giả Lê Thanh Oai (9) tôi xác định quy trình thiết kế BTTT bao gồm 5 bước, được thể hiện như sau. Ví dụ thiết kế BTTT sử dụng trong dạy học bài : Các phân tử sinh học - phần Sinh học tế bào – Sinh học 10. Bước 1: Xác định tên và mạch kiến thức chủ đề + Tên chủ đề : Các phân tử sinh học + Mạch kiến thức chủ đề: Nêu được khái niệm phân tử sinh học, Trình bày được thành phần cấu tạo và vai trò của các phân tử sinh học. Phân tích được mối quan hệ giữa cấu tạo và chức năng của các phân tử sinh học. Nêu được một số nguồn thực phẩm cung cấp các phân tử sinh học cho cơ thể. Vận dụng được kiến thức về thành phẩn hoá học của tế bào vào giải thích các hiện tượng và ứng dụng trong thực tiễn (ví dụ: ăn uống hợp lí; giải thích vì sao thịt lợn, thịt bò cùng là protein nhưng có nhiều đặc điểm khác nhau; giải thích vai trò của DNA trong xác định huyết thống, truy tìm tội phạm. Bước 2: Thiết kế bảng ma trân quan hệ giữa các chủ đề nội dung và các cơ hội có thể xây dựng được các BTTT Tìm hiểu kiến thức chủ đề này là cơ sở khoa học cho việc học sinh hiểu được tế bào được cấu tạo từ những thành phần nào, vai trò của các đại phân tử trong tế bào. Đây cũng là cơ hội thiết kế các BTTT về chất dinh dưỡng có trong thức ăn ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe con người. Tại sao người già lại không nên ăn nhiều 16
- mỡ? Tại sao trẻ em ăn bánh kẹo vặt sẽ dẫn đến suy dinh dưỡng? Nếu ăn quá nhiều đường thì có thể dẫn đến bị bệnh gì? Tại sao chúng ta cần ăn prôtêin từ các nguồn thực phẩm khác nhau? Bước 3: Thu thập dữ liệu, thiết kế BTTT Các vấn đề thực tiễn liên quan đến chủ đề như: vấn đề thực phẩm với sức khỏe con người, bảo vệ tài nguyên nước, bảo vệ tài nguyên rừng, bảo vệ môi trường sống xung quanh chúng ta, giải thích các hiện tượng tự nhiên. Bước 4: Chỉnh sửa, hoàn thiện các BTTT Rà soát hệ thống BTTT đã xây dựng xem có phù hợp với mục tiêu, nội dung dạy học và đặc biệt là có phù hợp với trình độ của HS hay không. Sau đây minh họa một BTTT được thiết kế. Trong giờ thể dục, cả lớp vừa học xong khởi động thì bỗng nhiên Y Dở cảm thấy đói cồn cào, xót ruột, đau bụng, xuất hiện cảm giác mệt mỏi, tim nhịp nhanh, run tay đánh trống ngực và vã mồ hôi. Khi Bình cõng Y Dở xuống phòng y tế, cậu để ý thấy cô y tá cho Y Dở uống một cốc nước đường, một lúc sau Y Dở có vẻ khá hơn. Được biết Y Dở đã không ăn sáng khi tới trường, cô y tá khuyên Y Dở “Em không nên nhịn ăn vào buổi sáng như vậy sẽ không tốt cho sức khỏe và rất dễ ngất xỉu, ảnh hưởng tới việc học”. Bình thắc mắc tại sao nước đường lại có tác dụng kì diệu đến vậy, nếu là em thì em sẽ giải đáp cho cách làm trên của cô y tá trên như thế nào ? Hướng dẫn trả lời: Khi cơ thể không được cung cấp đầy đủ năng lượng và dinh dưỡng cần thiết thì dẫn tới lượng đường huyết trong cơ thể sẽ bị hạ xuống ở mức thấp gọi là hạ đường huyết. Nhưng khi cho uống nước đường, ăn bánh kẹo, nước hoa quả thì giúp hàm lượng đường trong máu cân bằng lại nhanh chóng, điều này chứng minh cho vai trò dự trữ năng lượng của cacbohiđrat. Áp dụng: Câu hỏi này có thể đưa ra khi dạy học bài “Các phân tử sinh học” - Sinh học 10. 3.2.3. Vận dụng quy trình để thiết kế BTTT trong dạy học Sinh học tế bào (Sinh học 10). Căn cứ vào nội dung chương trình phần Sinh học tế bào tôi đã xây dựng được một số BTTT sau: Câu 1. Khi muốn có 1 chai nước đông đá để dùng ta thường bỏ chai vào ngăn đông tủ lạnh. Mẹ dặn phải dùng chai nhựa để đựng nước và không đổ nước đầy chai khi bỏ vào ngăn đông, cũng như không được bỏ các lon nước có ga như coca…. Bằng kiến thức đã học về đặc tính lý hóa của nước, em hãy giải thích tại sao mẹ lại 17
- nói như vậy? Hướng dẫn: Do ở trạng thái rắn mật độ các phân tử nước thấp hơn mật độ của các phân tử nước ở trạng thái lỏng và khi nước đóng đá, khoảng cách giữa các phân tử nước dãn rộng. Vì vậy nếu dùng chai thủy tinh làm nước đá cũng như việc đổ đầy nước thì khi đông đá sẽ tăng thể tích và làm vỡ chai. Câu 2: Mới ra ở trọ bạn Xồng được mẹ sắm cho cái Tủ lạnh để bảo quản thức ăn. Mỗi lần gủi đồ ăn cho Xồng mẹ luôn dặn những thứ rau, củ, quả tươi chỉ để ở ngăn mát mà không cho vào ngăn đá. Theo em mẹ bạn Xồng chỉ như vậy có đúng không? Em hãy giải thích tại sao? Hình ảnh rau xanh và hoa quả sau khi bỏ ngăn đá Hướng dẫn: Bởi vì như bạn biết rằng nước là chất rất đặc biệt, ở thể rắn nước có thể tích lớn hơn ở thể lỏng. Mà trong rau quả, nước chiếm phần lớn, do đó khi để rau quả trong ngăn đá, nước trong rau quả trở thành dạng rắn --> tăng thể tích --> phá vỡ các cấu trúc của tế bào (dẫn đến phá vỡ tế bào). --> sau khi lấy ra khỏi ngăn đá, rau quả trở nên giập nát. Câu 3. Tại sao hàng ngày chúng ta cần phải uống đủ nước? Để đảm bảo đủ nước cho cơ thể chúng ta có thể làm gì? Hãy khoanh tròn đáp án cần chọn. Nhận định Đúng hoặc sai 1. Uống từ 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày. Đúng/ sai 2. Hạn chế ăn hoa quả mọng nước. Đúng/ sai 3. Truyền nước khi cơ thể bị tiêu chảy. Đúng/ sai Hướng dẫn: - Nước có vai trò quan trọng đối với cấu tạo và sự hoạt động chức năng của cơ thể. Cơ thể luôn phải duy trì một mức cân bằng nước ổn định, nếu thiếu nước cơ thể không thể hoạt động sống bình thường. - Trong khi đó, lượng nước khi lấy vào cơ thể sẽ được tế bào sử dụng hoặc đào thải ra ngoài bởi các hoạt động bài tiết qua nước tiểu, phân, mồ hôi… dẫn đến 18
- tình trạng thiếu hụt nước trong cơ thể. Bởi vậy, để đảm bảo cân bằng nước ổn định, chúng ta cần uống đủ nước mỗi ngày. Trả lời: 1 - đúng; 2 - sai; 3 – đúng Câu 4. Một bạn quan sát thấy một số hiện tượng sau nhưng còn lúng túng chưa giải thích được nguyên nhân. Em hãy giúp bạn làm sáng tỏ cơ sở khoa học của những hiện tượng ấy. - Con gọng vó di chuyển trên mặt nước dễ dàng. - Một số sinh vật ở vùng bắc cực vẫn sống được trong nước dưới lớp băng dày. Hướng dẫn: Do tính phân cực các phân tử nước có sự hấp dẫn tĩnh điện với nhau tạo nên các liên kết hidro - tạo ra mạng lưới nước. Trên bề mặt nước các phân tử nước liên kết hidro tạo sức căng bề mặt. Khi nhện đứng trên mặt nước, chân của chúng tạo thành chỗ trũng và sức căng mặt nước giữ cho chúng nổi lên. Nước luôn tìm cách thu hẹp nhỏ nhất bề mặt tiếp xúc với không khí. Sức căng bề mặt nước không những giữ cho nhện nổi lên mà còn giúp chúng có thể đứng và chạy được trên mặt nước. - Một số sinh vật ở vùng bắc cực vẫn sống được trong nước dưới lớp băng dày la do sự cách nhiệt khối nước do lớp băng nổi Câu 5. Tại sao mùa đông ở vùng biển thường ấm hơn so với ở vùng xa biển? Tại sao mùa đông để giữ ấm cho cây mạ bà con nông dân lại tát nước vào ruộng mạ? Hướng dẫn: Cả 2 câu trên đều liên quan đến đặc tính vật lý của nước, ban ngày nước hấp thụ nhiệt từ ánh sáng mặt trời làm nước ấm lên, khi đêm xuống, nhiệt độ không khí giảm, nhiệt từ nước lại tỏa vào không khí làm cho không khí ấm hơn. Câu 6. Tại sao một số vùng trồng táo ở châu Âu, người ta lại đóng đinh kẽm vào thân cây táo mà không dùng phân bón có bổ sung thêm kẽm bón cho cây? Hướng dẫn: Kẽm là nguyên tố vi lượng, vì đất trồng táo thiếu kẽm nên nông dân cần bổ sung kẽm cho cây. Việc đóng đinh kẽm vào cây sẽ làm cho các nguyên tử kẽm khuếch tán từ từ một lượng nhỏ đủ cần cho cây trong thời gian dài và liên tục. Khi bón phân có chứa kẽm vào đất, lượng kẽm có thể bị rủa trôi, không duy trì lâu dài trong đất. 19
- . (Sử dụng câu 1 đến câu 6 để luyện tập vận dụng khi dạy bài 4- Các nguyên tố hóa học và nước). Câu 7. Mẹ Bá Tủa đưa em gái đi khám thì được bác sĩ chẩn đoán: bé bị suy dinh dưỡng, cần phải phối hợp các chất dinh dưỡng với nhau trong khẩu phần ăn hợp lí giúp bé có hệ tiêu hóa tốt. Mẹ Bá Tủa không biết các chất dinh dưỡng có ở thực phẩm nào? Và không hiểu tại sao phải phối hợp các loại thức ăn với nhau? Là một chuyên gia, em hãy tư vấn và giải thích cho mẹ Bá Tủa hiểu nhé. Hướng dẫn: Thông qua hình ảnh chỉ ra các nhóm thức ăn giàu protein, lipit, cácbohydrates, muối khoáng, vitamin……và khuyên mẹ Bá Tủa phải phối hợp đầy đử các loại thức ăn một cách hợp lý. + Vì không có một thức ăn nào có thể cung cấp đầy đủ các chất cần thiết cho hoạt động sống của cơ thể. Thay đổi món ăn để tạo cảm giác ngon miệng và cung cấp đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. + Không đảm bảo đủ chất cơ thể sẽ cảm thấy mệt mỏi, chán ăn dẫn đến suy dinh dưỡng. Câu 8: Anh Và Bá Sánh, 35 tuổi, ỏ Nga My Tương Dương, dân tộc H’Mông, kết hôn với chị Xồng Y Hiền 30 tuổi, cách đây chục năm. Anh chị hiện có một cậu con trai 5 tuổi. Cậu bé là kết quả sau 5 năm chữa bệnh hiếm muộn của hai người. Dù rất vui mừng vì có quý tử sau thời gian dài mong ngóng, anh Sánh vẫn hoài nghi 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thiết kế và ứng dụng học liệu số trong nâng cao hứng thú và hiệu quả dạy học Lịch sử lớp 10 Bộ Cánh diều
49 p | 64 | 29
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp phòng, chống vi phạm pháp luật và bạo lực học đường trong đoàn viên, thanh niên trường THPT Lê lợi
19 p | 39 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thiết kế bản đồ tư duy bằng phần mềm Edraw MindMaster trong dạy học một số bài lý thuyết môn Giáo dục quốc phòng, an ninh bậc THPT
23 p | 14 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thiết kế giáo án vận dụng phương pháp lớp học đảo ngược trong tiết nói và nghe: Thảo luận về một vấn đề văn học có ý kiến khác nhau Ngữ văn 10 (KNTT) nhằm phát triển năng lực tự học cho học sinh
50 p | 17 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hiệu quả giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên và kỹ năng sống cần thiết cho học sinh lớp 12 thông qua Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu
29 p | 28 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giáo dục STEM thông qua chủ đề Lắp mạch điện đèn trang trí - Vật lí 11
40 p | 16 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kỹ năng cần thiết của giáo viên làm công tác chủ nhiệm ở trường THPT Vĩnh Linh
17 p | 17 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thiết kế và sử dụng các bài tập thí nghiệm nhằm rèn luyện kỹ năng, nâng cao năng lực tư duy cho học sinh trong chương trình Sinh học 10
58 p | 18 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hệ thống bài tập Hóa học rèn kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn trong chương trình Hóa học THPT
47 p | 18 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi phần Lịch sử thế giới hiện đại (1945 - 2000)
24 p | 119 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thiết kế và sử dụng trò chơi trong dạy học chương Halogen, chương Oxi – Lưu huỳnh Hóa học lớp 10 THPT nhằm nâng cao hứng thú cho người học và chất lượng dạy học Hóa học
59 p | 14 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp phát huy tính tự chủ của học sinh lớp chủ nhiệm trường THPT Vĩnh Linh
12 p | 17 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp dạy học chủ đề môn Toán lớp 10 theo định hướng giáo dục STEM tại trường THPT Nguyễn Duy Trinh
63 p | 41 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giải pháp nâng cao năng lực tự học, năng lực hợp tác và hứng thú học tập phần Sinh học tế bào - Sinh học 10 bằng phương pháp thiết kế trò chơi trong hoạt động khởi động
36 p | 15 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tổ chức dạy học STEM chủ đề Cacbohidrat
35 p | 6 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thiết kế và sử dụng Bảng Luyện Từ trong dạy học từ vựng tiếng Anh nhằm củng cố vốn từ cho học sinh yếu kém lớp 12 trường THPT Kim Sơn A
12 p | 8 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Kỹ năng tổ chức các hoạt động trải nghiệm theo định hướng giáo dục STEM thông qua một số chủ đề trong chương trình môn Toán học lớp 10 ở Trường THPT Đông Hiếu
61 p | 43 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thiết kế dự án dạy học chủ đề tích trò sân khấu dân gian Ngữ văn 10 nhằm phát huy phẩm chất năng lực học sinh đáp ứng chương trình GDPT 2018
63 p | 0 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn