Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thiết kế và sử dụng hệ thống bài tập theo định hướng tiếp cận PISA trong dạy học sinh học 10 nhằm phát triển năng lực học sinh
lượt xem 6
download
Đề tài nghiên cứu việc xây dựng hệ thống BTSH theo hướng tiếp cận PISA nhằm hình thành và phát triển một số năng lực, phẩm chất của học sinh góp phần nâng cao hiệu quả dạy học, đáp ứng nhiệm vụ chương trình giáo dục phổ thông mới.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thiết kế và sử dụng hệ thống bài tập theo định hướng tiếp cận PISA trong dạy học sinh học 10 nhằm phát triển năng lực học sinh
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT DIỄN CHÂU 2 -------------------- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài : THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG HỆ THỐNG BÀI TẬP THEO ĐỊNH HƯỚNG TIẾP CẬN PISA TRONG DẠY HỌC SINH HỌC 10 NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH LĨNH VỰC: SINH HỌC Người thực hiện : NGUYỄN THỊ THU HƯƠNG : NGUYỄN THỊ TÂM : NGUYỄN HỒNG LĨNH Năm học: 2022-2023 1
- PHỤ LỤC PHẦN I. PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................. 4 1. Lí do chọn đề tài..................................................................................................... 4 2. Mục đích nghiên cứu.............................................................................................. 4 3. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................................. 5 4. Tổng quan .............................................................................................................. 5 4.1. Phạm vi nghiên cứu của đề tài ............................................................................ 5 4.2. Kế hoạch nghiên cứu........................................................................................... 5 5. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................... 6 6. Tính mới của đề tài ................................................................................................ 6 PHẦN II. NỘI DUNG ................................................................................................... 7 CHƯƠNG 1 ................................................................................................................. 7 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VIỆC THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG HỆ THỐNG BÀI TẬP THEO ĐỊNH HƯỚNG TIẾP CẬN PISA TRONG DẠY HỌC SINH HỌC 10 NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH ................................................................................... 7 1.1. Cơ sở lý luận ....................................................................................................... 7 1.1.1. Về đổi mới phương pháp dạy học .................................................................... 7 1.1.2. Về Việc sử dụng bài tập sinh học trong dạy học sinh học ở trường THPT ..... 8 1.1.3. Về việc xây dựng bài tập sinh học mới trong dạy học sinh học ở trường THPT. .................................................................................................................................. 10 1.1.4. Tìm hiểu về chương trình đánh giá học sinh Quốc tế PISA .......................... 10 1.2. Cơ sở thực tiễn .................................................................................................. 12 1.2.1. Thực trạng nghiên cứu ................................................................................... 12 1.2.2. Yêu cầu của việc thiết kế và sử dụng hệ thống bài tập theo định hướng tiếp cận PISA trong dạy học sinh học 10 nhằm phát triển năng lực học sinh ...................... 12 CHƯƠNG 2 ............................................................................................................... 13 THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG HỆ THỐNG BÀI TẬP THEO ĐỊNH HƯỚNG TIẾP CẬN PISA TRONG DẠY HỌC SINH HỌC 10 NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH ...... 13 2.1. Thiết kế hệ thống bài tập theo định hướng tiếp cận PISA trong dạy học sinh học 10 .................................................................................................................................. 13 2.1.1. Cơ sở và nguyên tắc ...................................................................................... 13 2.1.2. Quy trình thiết kế hệ thống bài tập theo hướng tiếp cận PISA ...................... 14 2
- 2.2. Hệ thống bài tập sinh học 10 theo hướng tiếp cận PISA .................................. 15 2.3. Sử dụng hệ thống bài tập theo hướng tiếp cận PISA trong dạy học sinh học 10 nhằm phát triển năng lực HS. ................................................................................. 36 2.3.1. Sử dụng khi dạy bài mới (phụ lục 2). ............................................................ 36 2.3.2. Sử dụng khi luyện tập, ôn tập. ...................................................................... 36 2.3.3. Sử dụng khi tự học ở nhà. ............................................................................. 36 2.3.4. Sử dụng khi kiểm tra, đánh giá (phụ lục 3). ................................................ 37 2.4. Khảo sát tính cấp thiết và khả thi của đề tài: ..................................................... 37 CHƯƠNG 3. ............................................................................................................. 41 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ...................................................................................... 41 3.1. Mục đích thực nghiệm. .................................................................................... 41 3.2. Đối tượng và địa bàn thực nghiệm. ................................................................. 41 3.3. Nội dung thực nghiệm. .................................................................................... 41 3.4. Phương pháp. ................................................................................................... 42 3.5. Kết quả thực nghiệm và xử lí kết quả thực nghiệm. ........................................ 42 3.5.1. Kết quả kiểm tra trước thực nghiệm. ............................................................ 42 3.5.2. Kết quả kiểm tra sau thực nghiệm. ............................................................... 42 PHẦN III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ .......................................................................... 44 3.1. Kết luận. ........................................................................................................... 44 3.2. Kiến nghị. ........................................................................................................ 44 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... 15 3
- PHẦN I. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài. Đổi mới để phát triển – Một trong những định hướng lớn hiện nay của giáo dục nước ta trong vấn đề đổi mới là chuyển từ truyền thụ kiến thức sang phát triển năng lực người học. Muốn vậy, ngoài đổi mới về phương pháp dạy học thì đổi mới về nội dung kiến thức cũng là vấn đề quan trọng của chương trình giáo dục Làm thế nào để phát triển năng lực người học? Làm thế nào để nội dung kiến thức chuyển thành những kĩ năng hành động, tạo nên giá trị cuộc sống? Đây là vấn đề thực sự cấp thiết đang đặt ra cho nền giáo dục hiện nay. Sinh học là bộ môn khoa học mang tính thực nghiệm cao. Chính vì vậy, dạy học nói chung và dạy học bộ môn sinh học nói riêng, vai trò của việc vận dụng kiến thức vào thực tế rất cấp thiết và mang tính thời sự. Các kiến thức sinh học không chỉ cung cấp những tri thức sinh học phổ thông cơ bản mà còn cho người học thấy được mối liên hệ qua lại giữa công nghệ sinh học, môi trường và con người ... Trong dạy học sinh học, ngoài dạy kiến thức lý thuyết thì việc rèn luyện các kỹ năng quá trình sinh học ( gồm phương pháp khoa học, tư duy khoa học,...) và việc vận dụng kến thức vào giải quyết vấn đề thực tiễn là rất quan trọng. Nếu như các em chưa biết vận dụng kiến thức vào thực tiễn, chưa thấy được vai trò của sinh học trong đời sống thì các em chưa có hứng thú, chưa có nhiều niềm đam mê trong học tập sinh học. Vì vậy để tạo dựng niềm đam mê, giúp sinh học gần hơn với thực tiễn thì việc thiết kế và sử dụng bài tập không nặng kiến thức hàn lâm, không nặng về tính toán mà cần phải chú trọng đến việc học sinh ứng dụng các kiến thức để hình thành và phát triển các kỹ năng để giải quyết các vấn đề trong học tập, trong cuộc sống cá nhân và xã hội... là hết sức cần thiết. Qua quá trình tìm hiểu, nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy, bài tập theo định hướng tiếp cận PISA có những ưu điểm hoàn toàn đáp ứng được yêu cầu đó. Nó đặc biệt hữu ích trong bối cảnh giáo dục Việt Nam đang chuyển từ dạy học theo hướng tiếp cận nội dung sang dạy học tiếp cận năng lực. Vì vậy, với mong muốn hướng tới phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh, giúp đỡ học sinh về phương pháp học tập; tạo hứng thú để các em say mê, sáng tạo, động viên các em cố gắng nổ lực vươn lên trong cuộc sống... mà đích cuối cùng là đạt đến hạnh phúc. Vì vậy, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Thiết kế và sử dụng hệ thống bài tập theo định hướng tiếp cận PISA trong dạy học sinh học 10 nhằm phát triển năng lực học sinh ”. 2. Mục đích nghiên cứu. Đề tài nghiên cứu việc xây dựng hệ thống BTSH theo hướng tiếp cận PISA nhằm hình thành và phát triển một số năng lực, phẩm chất của học sinh góp phần 4
- nâng cao hiệu quả dạy học, đáp ứng nhiệm vụ chương trình giáo dục phổ thông mới 3. Nhiệm vụ nghiên cứu. - Xây dựng cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài - Nghiên cứu về nội dung kiến thức, đối tượng HS và điều kiện dạy học - Nghiên cứu cách thiết kế và sử dụng hệ thống bài tập theo định hướng tiếp cận PISA trong dạy học sinh học 10 nhằm phát triển năng lực học sinh - Tiến hành thực nghiệm, đánh giá kết quả 4. Tổng quan. 4.1. Phạm vi nghiên cứu của đề tài. Thiết kế và sử dụng hệ thống bài tập sinh học 10 theo hướng tiếp cận PISA nhằm phát triển năng lực học sinh 4.2. Kế hoạch nghiên cứu. STT Thời gian Nội dung công việc Sản phẩm 1 Từ 15/04 - Đọc tài liệu về đổi mới - Tuyển tập các đến phương pháp dạy học sinh học dạng tài liệu. 15/7/2022 trong những năm gần đây. - Tìm hiểu về chương trình - Các số liệu đã đánh giá học sinh Quốc tế PISA được xử lý. - Khảo sát tình hình thực tiễn tại các trường THPT 2 Từ - Trao đổi với đồng nghiệp - Nắm được ý kiến 20/07/2022 về đề tài của mình. của đồng nghiệp đến - Nắm chắc kết cấu 10/09/2022 chung của sáng kiến kinh - Đọc tài liệu tham khảo nghiệm. - Viết phần mở đầu - Viết cơ sở lý luận 5
- 3 Từ - Thực nghiệm tại 1 số lớp và ở - Hoạt động cụ thể 10/09/2022 một số trường bạn ở Diễn Châu - Viết phần trọng đến tâm của đề tài: Giải pháp 25/2/2023 và hiệu quả đề tài 4 Từ - Khảo sát thực tiễn và kết quả - Viết phần kết luận 25/02/2023 thực nghiệm - Hoàn thiện đề tài đến 25/03/2023 5. Phương pháp nghiên cứu. - Nghiên cứu lý thuyết: Tài liệu về lý luận như phương pháp dạy học sinh học, những vấn đề chung về đổi mới giáo dục trung học phổ thông, lý luận về việc xây dựng BTSH, chương trình đánh giá học sinh quốc tế PISA, chương trình sách giáo khoa sinh học 10 , sách giáo viên, tài liệu chuẩn kiến thức kỹ năng và các tài liệu có liên quan. - Nghiên cứu thực tiễn: + Phương pháp điều tra sư phạm: Tiến hành thực nghiệm kiểm chứng, so sánh kết quả đánh giá học sinh qua từng thời điểm, từng lớp để kiểm tra việc thiết kế và sử dụng hệ thống bài tập theo hướng tiếp cận PISA trong dạy học sinh học 10 có phù hợp với nội dung, phương pháp, đối tượng học sinh hay không. + Phương pháp đàm thoại. Trao đổi với thầy cô giáo, đồng nghiệp, thăm dò ý kiến học sinh về việc sử dụng hệ thống bài tập theo định hướng tiếp cận PISA trong dạy học sinh học lớp 10, qua đó rút kinh nghiệm, điều chỉnh nội dung câu hỏi, bài tập cho phù hợp. + Phương pháp thực nghiệm sư phạm Trải nghiệm việc thiết kế và sử dụng hệ thống bài tập theo định hướng tiếp cận PISA trong dạy học sinh học lớp 10 để kiểm chứng, đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá năng lực học sinh qua một số câu hỏi, bài tập mới. 6. Tính mới của đề tài. Xây dựng hệ thống bài tập có tính mới: Tiếp cận PISA; tiếp cận chương trình GDPT 2018 môn sinh học, đột phá trong khâu thiết kế bài tập và phương pháp sử dụng bài tập. 6
- Khai thác nội lực tích cực nhiều mặt của HS nhằm đạt đến cảm xúc hạnh phúc của người học PHẦN II. NỘI DUNG CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VIỆC THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG HỆ THỐNG BÀI TẬP THEO ĐỊNH HƯỚNG TIẾP CẬN PISA TRONG DẠY HỌC SINH HỌC 10 NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH 1.1. Cơ sở lý luận. 1.1.1. Về đổi mới phương pháp dạy học. Để đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hôi, ngành giáo dục cần phải đổi mới cả về nội dung và phương pháp giảng dạy Nhiệm vụ trọng tâm của đổi mới PPDH là tích cực sinh hoạt động học tập ở HS, là phát huy ở HS tính tích cực, tự lực và sáng tạo. Môn sinh học cung cấp cho học sinh một hệ thống kiến thức phổ thông, cơ bản,vì vậy giáo viên sinh học cần hình thành cho các em một kỹ năng cơ bản, thói quen học tập và làm việc khoa học. Cốt lõi của đổi mới PPDH đó là: - Đổi mới mục tiêu giáo dục. - Đổi mới hoạt động dạy của GV. - Đổi mới hoạt động học tập của HS. - Đổi mới các hình thức tổ chức dạy học. - Đổi mới hình thức sử dụng phương tiện dạy học. - Đổi mới việc kiểm tra, đánh giá. 7
- 1.1.2. Về Việc sử dụng bài tập sinh học trong dạy học sinh học ở trường THPT. 1.1.2.1. Ý nghĩa của việc sử dụng BTSH trong dạy học sinh học ở trường THPT Hệ thống bài tập định hướng năng lực chính là công cụ để học sinh luyện tập nhằm hình thành năng lực và là công cụ để giáo viên và các cán bộ quản lý giáo dục KTĐG năng lực của HS và biết được mức độ đạt chuẩn của quá trình dạy học. BTSH vừa là mục đích, vừa là nội dung lại vừa là PPDH hiệu quả, nó không chỉ cung cấp cho HS kiến thức, con đường giành lấy kiến thức mà còn mang lại niềm vui, niềm hứng thú của quá trình khám phá, tìm tòi, phát hiện cách giải quyết vấn đề. BTSH có ý nghĩa to lớn về nhiều mặt, đó là: + Làm chính xác hoá những khái niệm sinh học; củng cố, đào sâu và mở rộng kiến thức một cách sinh động, phong phú, hấp dẫn; khi vận dụng kiến thức vào giải bài tập, HS mới nắm được kiến thức một cách sâu sắc. + Rèn luyện các kĩ năng sinh học cho HS + Rèn luyện khả năng vận dụng kiến thức vào quá trình học tập và thực tiễn + Rèn kĩ năng sử dụng ngôn ngữ sinh học và các thao tác tư duy. + Là phương tiện để kiểm tra đánh giá kiến thức và kĩ năng của HS. + Giáo dục đạo đức; tính chính xác, kiên nhẫn, trung thực và lòng say mê khoa học. BTSH có vai trò quan trọng trong dạy học sinh học tích cực: - BTSH như là nguồn kiến thức để HS tìm tòi phát hiện kiến thức, kĩ năng. - BTSH mô tả một số tình huống thực của đời sống thực tế. - BTSH được nêu lên như là tình huống có vấn đề. - BTSH là một nhiệm vụ cần giải quyết. 1.1.2.2. Phân loại các dạng bài tập dùng trong dạy học môn sinh học ở trường THPT BTSH là phương tiện để tích cực hoá hoạt động của HS. Có nhiều cách để phân loại BTSH, trong phạm vi đề tài này, chúng tôi phân theo 2 loại như sau: * Bài tập tự luận Bài tập tự luận là phương pháp đánh giá kết quả học tập bằng việc sử dụng công cụ đo lường là các câu hỏi, HS trả lời dưới dạng bài viết bằng ngôn ngữ của mình trong một khoảng thời gian đã định trước. Ưu điểm 8
- + Cho phép kiểm tra được nhiều người trong một thời gian ngắn, tốn ít thời gian và công sức cho việc chuẩn bị của giáo viên. + Rèn cho HS khả năng trình bày, diễn tả câu trả lời bằng chính ngôn ngữ của họ, đo được mức độ tư duy (khả năng phân tích, tổng hợp, so sánh); + Có thể KTĐG các mục tiêu liên quan đến thái độ, sự hiểu biết những ý niệm, sở thích và khả năng diễn đạt tư tưởng của HS. + Hình thành cho học sinh kỹ năng sắp đặt ý tưởng, suy diễn, phân tích, tổng hợp khái quát hoá…; phát huy tính độc lập, tư duy sáng tạo của HS. Nhược điểm + Bài kiểm tra theo kiểu tự luận khó đại diện đầy đủ cho nội dung môn học do số lượng nội dung ít. + Việc chấm điểm phụ thuộc vào người đặt thang điểm và chủ quan của người chấm. * Bài tập trắc nghiệm khách quan Bài tập TNKQ là phương pháp KTĐG kết quả học tập của HS bằng hệ thống bài tập TNKQ, gọi là "khách quan" vì cách cho điểm hoàn toàn khách quan không phụ thuộc vào người chấm. Ưu điểm + Trong một thời gian ngắn có thể kiểm tra được nhiều kiến thức đối với nhiều HS. + Tiết kiệm được thời gian và công sức chấm bài của GV. + Việc tính điểm rõ ràng, cụ thể nên thể hiện tính khách quan, minh bạch. + Giúp HS phát triển kỹ năng nhận biết, hiểu, ứng dụng và phân tích. + Với phạm vi nội dung kiểm tra rộng, HS không thể chuẩn bị tài liệu để quay cóp. Nhược điểm + Bài tập TNKQ không kiểm tra được khả năng sáng tạo chủ động, trình độ tổng hợp kiến thức, của HS. + Bài tập TNKQ chỉ cho biết kết quả suy nghĩ của học sinh mà không cho biết quá trình suy nghĩ, nhiệt tình, hứng thú của HS. + HS có thể chọn đúng ngẫu nhiên. + Việc soạn thảo các bài tập TNKQ đòi hỏi nhiều thời gian, công sức. + Không thể kiểm tra được kỹ năng thực hành thí nghiệm của HS. 9
- 1.1.3. Về việc xây dựng bài tập sinh học mới trong dạy học sinh học ở trường THPT. 1.1.3.1.Ý nghĩa của việc xây dựng bài tập sinh học mới Nhằm giảm thiểu kiến thức hàn lâm, nặng về tính toán, khai thác mạnh hơn về kiến thức sinh học thực tiễn xảy ra trong cuộc sống như BTSH trước đây (hướng tới xu hướng HS đi thi bộ môn sinh học có thể không phải mang máy tính bỏ túi); tăng cường khâu rèn luyện kĩ năng bộ môn, phát huy sáng tạo trong cách giải quyết vấn đề ở người học sinh học đáp ứng yêu cầu và phù hợp với định hướng đổi mới của bộ môn. Việc xây dựng BTSH mới phù hợp với định hướng đổi mới của bộ môn sinh học nói riêng và định hướng đổi mới giáo dục nói chung. 1.1.3.2. Một số định hướng trong việc xây dựng bài tập sinh học mới - Nội dung bài tập phải ngắn gọn, súc tích, chú ý tập trung vào rèn luyện và phát triển các phẩm chất, năng lực nhận thức, tư duy sinh học và hành động của HS. - BTSH cần chú ý đến việc vận dụng tích hợp liên môn và mang tính ứng dụng sinh học vào thực tiễn, kích thích trí tò mò, đam mê, hứng thú học tập, nghiên cứu khoa học ở các em. - BTSH phải đa dạng về nội dung lẫn hình thức, phải có nội dung thiết thực ; câu hỏi, bài tập có thể sử dụng hình ảnh, thí nghiệm, có thể câu hỏi TNKQ hoặc câu hỏi tự luận.... 1.1.4. Tìm hiểu về chương trình đánh giá học sinh Quốc tế PISA. PISA là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh "Programme for International Student Assessment - Chương trình đánh giá học sinh quốc tế" do Hiệp hội các nước phát triển (OECD) khởi xướng và chỉ đạo Mục tiêu tổng quát của chương trình PISA nhằm kiểm tra xem khi đến độ tuổi kết thúc giai đoạn giáo dục bắt buộc, HS đã được chuẩn bị để đáp ứng các thách thức của cuộc sống sau này ở mức độ nào. Chương trình đánh giá PISA còn hướng vào các mục đích cụ thể : - Xem xét đánh giá các mức độ năng lực đạt được ở các lĩnh vực: Đọc hiểu, Toán học và Khoa học của HS. - Nghiên cứu ảnh hưởng của các chính sách đến kết quả học tập của HS. - Nghiên cứu hệ thống các điều kiện giảng dạy - học tập có ảnh hưởng đến kết quả học tập của HS. 1.1.4.1. Năng lực Khoa học của PISA 10
- - Có kiến thức khoa học và sử dụng kiến thức để xác định các câu hỏi, chiếm lĩnh kiến thức mới, giải thích hiện tượng khoa học và rút ra kết luận trên cơ sở chứng cứ về các vấn đề liên quan đến khoa học. - Hiểu những đặc tính của khoa học như một dạng tri thức của loài người và một hoạt động tìm tòi khám phá của con người. - Nhận thức được vai trò của khoa học và công nghệ đối với việc hình thành môi trường văn sinh, tinh thần, vật chất. - Sẵn sàng tham gia như một công dân tích cực, vận dụng hiểu biết khoa học vào giải quyết các vấn đề liên quan tới khoa học. * Các câu hỏi ở 3 cấp độ/nhóm như sau: + Xác định các câu hỏi khoa học + Giải thích hiện tượng một cách khoa học + Sử dụng các căn cứ khoa học, lí giải các căn cứ để rút ra kết luận. 1.1.4.2. Bài tập của PISA Các bài tập của PISA đều là các câu hỏi dựa trên các tình huống thực tiễn trong đời sống và không chỉ giới hạn bởi cuộc sống thường ngày của các em trong nhà trường, nhiều tình huống được lựa chọn không phải chỉ để HS thực hiện các thao tác về tư duy, mà còn để các em ý thức về các vấn đề xã hội (như là sự nóng lên của Trái đất, …). Dạng thức của câu hỏi phong phú, không chỉ bao gồm các câu hỏi lựa chọn đáp án mà còn yêu cầu HS tự xây dựng nên đáp án của mình. Chất liệu được sử dụng để xây dựng các câu hỏi này cũng đa dạng (ví dụ như: bài tập Đọc hiểu của PISA có thể xây dựng trên bảng biểu, đồ thị, tranh, ảnh quảng cáo, văn bản, bài báo....). Các kiểu câu hỏi được sử dụng: - Câu hỏi mở đòi hỏi trả lời ngắn. - Câu hỏi mở đòi hỏi trả lời dài (khi chấm sẽ phải tách ra từng phần để cho điểm). - Câu hỏi đóng đòi hỏi trả lời (dựa trên những trả lời có sẵn). - Câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn. - Câu hỏi Có - Không, Đúng - Sai phức hợp. Các mức trả lời: Mức đầy đủ; Mức chưa đầy đủ ; Mức không đạt - Sử dụng các mức này thay cho khái niệm “Đúng” hay “không đúng”. 11
- - Một số câu hỏi không có câu trả lời “đúng”. Hay nói đúng hơn, các câu trả lời được đánh giá dựa vào mức độ HS hiểu văn bản hoặc chủ đề trong câu hỏi. - “Mức đầy đủ” không nhất thiết chỉ là những câu trả lời hoàn hảo hoặc đúng hoàn toàn. - “Mức không đạt” không có nghĩa là hoàn toàn không đúng. 1.2. Cơ sở thực tiễn. 1.2.1. Thực trạng nghiên cứu. 1.2.1.1. Về giáo viên Từ quan tâm việc HS học được cái gì đến quan tâm HS vận dụng được cái gì qua việc học. Qua việc tiến hành khảo sát tình hình thực tế một số trường THPT ở huyện Diễn Châu chúng tôi thấy rõ thực trạng: - Nhiều GV không biết về PISA và các vấn đề về lĩnh vực khoa học trong kỳ thi PISA. - GV sử dụng bài tập PISA ở mức độ còn ít, chưa đa dạng và hiệu quả sử dụng chưa cao, phổ biến nhất vẫn là những câu hỏi giải thích các hiện tượng thực tiễn. - Chưa khai thác triệt để các ứng dụng của sinh học trong thực tế và các vấn đề thực tiễn có liên quan đến kiến thức sinh học vào nội dung bài tập trong KTĐG nên tính thực tiễn của môn học chưa cao. 1.2.1.2. Về học sinh Năng lực của mỗi HS là khác nhau. Một số HS khá, giỏi rất năng động, sáng tạo, tích cực học tập, tiếp thu bài tốt, tham gia nhiệt tình vào các hoạt động học tập. Ngược lại HS yếu, kém lại rất lười học, tiếp thu bài học một cách thụ động. Có những BTSH tạo được nhiều hứng thú cho HS khá, giỏi, nhưng số HS yếu, kém lại không đủ khả năng tham gia tích cực, ngược lại có nhiều BTSH được sự hưởng ứng nhiệt tình của những HS yếu, kém, nhưng lại gây nhàm chán cho số HS khá, giỏi. 1.2.2. Yêu cầu của việc thiết kế và sử dụng hệ thống bài tập theo định hướng tiếp cận PISA trong dạy học sinh học 10 nhằm phát triển năng lực học sinh. 1.2.2.1. Đối với giáo viên Phân tích nội dung chương trình môn sinh học lớp 11 và tìm ra những mối quan hệ giữa kiến thức sinh học 10 với những vấn đề thực tiễn, xảy ra trong cuộc sống cá nhân và cộng đồng. Chuẩn bị cho mình vốn kiến thức rộng trên các lĩnh vực khác nhau, thực hiện học tập suốt đời. 12
- Lựa chọn phương pháp, phương tiện phù hợp để phối hợp trong quá trình tổ chức các hoạt động học tập cũng như trong KT ĐG học sinh. Hướng dẫn HS biết cách vận dụng những kiến thức đã học để tiếp thu kiến thức mới. 1.2.2.2. Đối với học sinh BTSH là phương tiện hữu hiệu để rèn luyện và phát triển tư duy của HS, giúp HS tái tạo kiến thức cũ, tìm ra mối liên hệ bản chất giữa các sự vật và hiện tượng, HS phải phân tích, phán đoán, suy luận để tìm ra lời giải. HS tích cực tham gia các hoạt động trong quá trình học tập trên lớp theo yêu cầu của GV, từ đó các em sẽ lĩnh hội được kiến thức một cách chủ động đồng thời sẽ hình thành và phát triển các phẩm chất, năng lực cần thiết cho các em. HS phải thường xuyên ôn tập, bổ sung kiến thức cho bản thân thông qua sách báo, tài liệu, internet, kiến thức thực tiễn…. CHƯƠNG 2 THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG HỆ THỐNG BÀI TẬP THEO ĐỊNH HƯỚNG TIẾP CẬN PISA TRONG DẠY HỌC SINH HỌC 10 NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH 2.1. Thiết kế hệ thống bài tập theo định hướng tiếp cận PISA trong dạy học sinh học 10. 2.1.1. Cơ sở và nguyên tắc. 2.2.1.1. Cơ sở Có 2 cơ sở quan trọng để thiết kế bài tập sinh học 10 theo hướng tiếp cận PISA: * Cơ sở lý thuyết - Các nội dung khái quát sinh học 10 , bao gồm: Mạch nội dung kiến thức cốt lõi : Kiến thức cơ sở sinh học chung: Giới thiệu khái quát chương trình sinh học. Sinh học và sự phát triển bền vững Những các phương pháp nghiên cứu và học tập môn Sinh học. Giới thiệu chung về các cấp tổ chức của thế giới sống. Sinh học tế bào. 13
- Sinh học vi sinh vật và virus Nội dung các chuyên đề học tập Chuyên đề 1: Công nghệ tế bào và một số thành tựu. Chuyên đề 2: Công nghệ enzym và ứng dụng. Chuyên đề 3: Công nghệ vi sinh vật trong xử lý ô nhiễm môi trường - Mục tiêu đánh giá của PISA * Cơ sở thực tiễn Sinh học lớp 10 là năm học đầu tiên của chương trình GDPT đối với HS cấp THPT. Bởi thực trạng sinh học cấp THCS là: Lớp 6 bắt đầu tiếp cận chương trình, lớp 9 HS có tư tưởng chung đầu tư cho các môn Toán, Văn, Ngoại Ngữ thi tuyển sinh vào lớp 10 (ở nghệ An). Vì vậy các em chưa tiếp cận bài tập PISA ở lớp 10 một cách hiệu quả. Các vấn đề xảy ra trong thực tiễn đời sống cá nhân, của cộng đồng, của xã hội… liên quan đến kiến thức sinh học lớp 10. 2.1.1.2. Nguyên tắc thiết kế bài tập sinh học theo hướng tiếp cận PISA Bài tập sinh học tiếp cận PISA cần đáp ứng các nguyên tắc sau: - Nội dung bài tập phải bám sát mục tiêu môn học. - Nội dung bài tập phải đảm bảo tính chính xác, tính khoa học và hiện đại. - Nội dung bài tập phải đảm bảo tính logic và hệ thống. - Nội dung bài tập phải đảm bảo tính thực tiễn. - Các loại hình câu hỏi cần được đa dạng sinh động - Các năng lực biểu đạt bao gồm xác định các câu hỏi khoa học, giải thích hiện tượng một cách khoa học và đưa ra các kết luận dựa trên những căn cứ và lí lẽ mang tính thuyết phục. Những năng lực các BT tiếp cận PISA hướng đến bao gồm các năng lực chung và năng lực chuyên biệt của sinh học. - Đáp án câu trả lời theo các mức đầy đủ, chưa đầy đủ và mức không đạt. 2.1.2. Quy trình thiết kế hệ thống bài tập theo hướng tiếp cận PISA. 2.1.2.1. Lựa chọn đơn vị kiến thức Dựa trên những định hướng đổi mới trong KTĐG môn sinh học trường THPT và phát huy điểm tích cực của PISA, khi xây dựng hệ thống BT lớp 10 định hướng tiếp cận PISA nhằm phát triển năng lực HS , cần lựa chọn những đơn vị kiến thức 14
- không chỉ có ý nghĩa về mặt sinh học mà còn gắn liền với các kiến thức thực tiễn, những hiện tượng xảy ra trong tự nhiên, trong đời sống cá nhân và cộng đồng, phát huy được những phẩm chất và năng lực của HS. 2.1.2.2. Xác định mục tiêu giáo dục của đơn vị kiến thức Đơn vị kiến thức lựa chọn khi thiết kế bài tập theo hướng tiếp cận PISA nhằm phát triển năng lực học sinh trong cần thực hiện được mục tiêu giáo dục (về kến thức, kĩ năng, phẩm chất và năng lực) của môn sinh học nói riêng và mục tiêu giáo dục ở trường THPT nói chung. 2.1.2.3. Thiết kế hệ thống bài tập theo mục tiêu. Dựa trên cơ sở các BT và các bài tập PISA đã có và mục tiêu nội dung kiến thức sinh học, thiết kế hệ thống bài tập sinh học theo các hướng như: * Xây dựng bài tập hoàn toàn mới Thông thường, có hai cách xây dựng bài tập mới là: - Dựa vào tính chất sinh học và các quy luật tương tác giữa các chất để đặt ra bài tập mới. - Lấy những ý tưởng, nội dung, những tình huống thực tiễn hay và quan trọng ở nhiều bài, thay đổi nội dung, cách hỏi, số liệu... để phối hợp lại thành bài mới. 2.1.2.4. Kiểm tra thử Thử nghiệm áp dụng BT đã thiết kế trên đối tượng HS thực nghiệm để kiểm tra hệ thống bài tập đã thiết kế về tính chính xác, khoa học, thực tế của kiến thức sinh học, Toán học cũng như độ khó, độ phân biệt, có phù hợp đối tượng HS... cũng như tính khả thi, khả năng áp dụng của bài tập. 2.1.2.5. Chỉnh sửa Thay đổi, chỉnh sửa nội dung, số liệu, tình huống... trong bài tập sau khi đã cho kiểm tra thử sao cho hệ thống bài tập có tính chính xác, khoa học về mặt kiến thức, kĩ năng, có giá trị về mặt thực tế và phù hợp với đối tượng HS 2.1.2.6. Hoàn thiện hệ thống bài tập Sắp xếp, hoàn thiện hệ thống bài tập một cách khoa học. 2.2. Hệ thống bài tập sinh học 10 theo hướng tiếp cận PISA. NỘI DUNG CỐT LÕI: SINH HỌC TẾ BÀO BÀI 1: KHÍ OXI Ôxi là 1 nguyên tố phổ biến trong tự nhiên và là một chất quan trọng trong cuộc sống của chúng ta, nó có vai trò quyết định đối với sự sống của con người và động vật. 15
- Câu 1: Nhu cầu oxy trong đời sống và sản xuất là rất lớn, vậy lượng khí Oxi trong không khí có bị thay đổi không? Vì sao? Câu 2: Biện pháp nào duy trì nguồn cung cấp oxy trong không khí? A. Trồng cây gây rừng, chăm sóc cây xanh. B. Thải các khí thải ra môi trường không qua xử lý. C. Đốt rừng làm rẫy. D. Phá rừng để làm đồn điền trang trại. Câu 3: Những ứng dụng nào không phải của oxi. A. Hô hấp, trao đổi chất. B. Chất đốt, chất duy trì sự cháy. C. Ứng dụng trong y học, chất oxi hóa trong nhiên liệu tên lửa. D. Chất khí trong khinh khí cầu. Câu 4: Trong các bệnh viện bác sĩ thường cho những bệnh nhân bị hôn mê hay có vấn đề về đường hô hấp thở bằng bình oxy. Ứng dụng đó dựa vào tính chất nào sau đây của Oxi? A. Ôxi duy trì sự cháy. B. Ôxi duy trì sự sống. C. Ôxi ít tan trong nước C. Ôxy không phân cực. Câu 5: Trong 1 giờ ngoại khóa, thầy giáo đưa ra một vấn đề như sau: Hãy cho biết những yếu tố nào cần thiết cho sự sống của con người? Hà đưa ra ý kiến là: con người muốn sống thì phải có đủ thức ăn, nước uống phục vụ hàng ngày. Thanh thì lại nghĩ rằng để sống được thì con người cần có nhiều và thật nhiều tiền, còn Mạnh thì cho rằng để có thể tồn tại yếu tố quan trọng nhất đó là phải có ôxi. Em hãy nêu ra ý kiến của mình và giải thích. Hướng dẫn đánh giá bài 1 Câu 1: * Mức đầy đủ: lượng khí ôxi trong không khí hầu như không thay đổi, vì oxi trong không khí là sản phẩm của quá trình quang hợp. Cây xanh như là nhà máy sản xuất oxy mỗi ngày từ khí cacbon và nước dưới tác dụng của ánh sáng mặt trời và chất diệp lục trong lá cây. AS 6 CO2 + 6 H2O ----- 6O2 + C6H12O6 16
- Nhờ sự quang hợp của cây xanh mà lượng khí Oxi trong không khí hầu như không thay đổi. *Mức chưa đầy đủ: Biết được lượng khí Oxi trong không khí hầu như không thay đổi nhưng không giải thích được lý do. * Không đạt: Trả lời sai hoặc không làm bài. Câu 2: * Mức đầy đủ: Đáp án A. * Không đạt: Đáp án khác hoặc không làm bài. Câu 3: * Mức đầy đủ: đáp án D. * Không đạt: đáp án khác hoặc không làm bài. Câu 4: * Mức đầy đủ: đáp án A. * Không đạt: đáp án khác hoặc không làm bài. Câu 5: * Mức đầy đủ: Oxy thường được gọi là dưỡng khí, là một trong những chất cơ bản tạo ra và duy trì sự sống. Chúng ta đều biết ăn uống là rất quan trọng tới sức khỏe với sự sống, nhưng còn ít thấy vai trò của thở. Thực ra oxi rất quan trọng, người ta có thể nhịn ăn, nhịn uống nhiều ngày nhưng nhịn thở (ngừng cung cấp oxy) cho cơ thể chỉ có thể tính bằng phút. Nếu não không được cung cấp oxy thì sau 4 đến 5 phút đã bắt đầu bị tổn thương, sau 9-10 phút đã bị tổn thương không phục hồi. Oxy rất cần thiết nhưng vì có sẵn trong tự nhiên nên thường ta ít nhận thấy nó quan trọng. Giả sử như oxy phải do con người tạo ra như các hàng hóa khác thì có lẽ không có gì cần dự trữ trong nhà bằng oxy. * Mức chưa đầy đủ: trả lời đúng một trong các ý trên. * Không đạt: đáp án khác hoặc không làm bài. Bài 2: Khí cacbonic Khí cacbonic thu được từ nhiều nguồn khác nhau, bao gồm cả khí thoát ra từ các núi lửa, sản phẩm cháy của các hợp chất hữu cơ và hoạt động hô hấp của các sinh vật sống hiếu khí. Nó cũng được một số vi sinh vật sản xuất từ sự lên men và sự hô hấp của tế bào. Các loài thực vật hấp thụ khí cacbonic trong quá trình quang hợp và sử dụng cả các bon và ôxi để tạo ra ra cacbohidrat. Câu 1: Tại sao CO2 được dùng để dập tắt đám cháy? Có phải đám cháy nào cũng dùng CO2 để dập tắt không? Vì sao? Câu 2: Vì sao ban đêm không nên để cây xanh trong nhà? 17
- Câu 3: Hiện nay lượng khí CO2 trong không khí đang tăng lên từng ngày. biện pháp nào để giảm thiểu nó, bảo vệ môi trường? A. Chuyển dần sang đi bộ, đi xe đạp, sử dụng xe buýt, xe công cộng nhằm làm giảm lượng khí CO2 từ khói xe. B. Hạn chế sử dụng nguồn năng lượng từ củi, than, khí đốt hay gas. thay vào đó chúng ta có thể sử dụng năng lượng mặt trời. C. Tích cực trồng cây, gây rừng, trồng nhiều cây xanh xung quanh nơi mình sinh sống. D. cả a, b, c. Câu 4: Trước đây, thủ đô Hà Nội nổi tiếng là một trong những thành phố nhiều cây xanh. Tuy nhiên, hiện nay, thủ đô Hà Nội đang có nhiều thay đổi về cảnh quan môi trường. để xây dựng các công trình hiện đại, mở rộng mạng lưới giao thông Thủ đô, nhiều cây xanh cổ thụ đã bị đốn hạ. Bạn Hoài đã đưa ra nhận định rằng: việc chặt bỏ cây cổ thụ sẽ làm tăng đáng kể hàm lượng khí CO2 trong không khí ở Hà Nội làm nhiệt độ ở Hà Nội có thể tăng cao. Em có đồng ý với nhận định của bạn Hoài không? Vì sao? Hướng dẫn đánh giá bài 2 Câu 1: * Mức đầy đủ: Do CO2 là khí không cháy, không duy trì sự cháy và nặng hơn không khí nên sẽ làm tắt lửa. Nhưng không phải đám cháy nào cũng dùng CO2 để dập được. Ví dụ các vụ cháy kim loại có ái lực mạnh với oxi như Magie, nhôm, Kali vì các kim loại đó sẽ kết hợp với oxi trong CO2 và cháy rất mạnh trong CO2. * Mức chưa đầy đủ: chỉ giải thích được ý đầu mà chưa giải thích được ý sau. * Không đạt: trả lời sai hoặc không làm bài. Câu 2:* Mức đầy đủ: Do ban đêm không có ánh sáng nên cây không quang hợp, chỉ hô hấp nên cây hấp thụ hết khí Oxi và thải ra khí cacbonic làm trong phòng thiếu Oxy và quá nhiều khí cacbonic sẽ ảnh hưởng đến quá trình hô hấp của con người, gây ngạt thở hoặc khó thở vì không có oxy để thở. * Mức chưa đầy đủ: chưa giải thích được đầy đủ lý do. * Không đạt: trả lời sai hoặc không làm bài Câu 3: * Mức đầy đủ:đáp án D. 18
- * Không đạt: Không đạt: đáp án khác hoặc không làm bài. Câu 4: * Mức đầy đủ: - Đồng ý với ý kiến bạn Hoài. - Cây xanh khi quang hợp tiêu thụ khí Cacbônic, sinh ra khí oxy, giúp cân bằng hàm lượng khí khí Oxi và cacbonic trong khí quyển. Cây xanh bị chặt phá sẽ dẫn đến hệ bị là làm hàm lượng khí Cacbônic tăng gây hiệu ứng nhà kính, làm tăng nhiệt độ trái đất, đặc biệt là bầu không khí trong vùng có cây xanh bị chặt nhiều, * Mức chưa đầy đủ: Đồng ý với ý kiến bạn Hoài nhưng chưa giải thích được vì sao. * Không đạt: Không đồng ý với ý kiến bạn Hoài và đưa ra nhận định việc chặt bỏ cây xanh không ảnh hưởng đến nhiệt độ của Hà Nội Bài 3: Iôt- nguyên tố cần thiết cho cuộc sống Iot là một trong các nguyên tố vi lượng cần thiết cho sự sống của nhiều sinh vật, được dùng nhiều trong y khoa, nhiếp ảnh, thuốc nhuộm. Iốt thường tồn tại dưới dạng hợp chất trong tự nhiên. Câu 1: Iốt là nguyên tố vi lượng cần thiết cho con người. Tại những vùng đất xa biển hoặc thiếu thức ăn có nguồn gốc từ đại dương, tình trạng thiếu iốt có thể xảy ra và gây nên những tác hại cho sức khỏe. Hãy kể hai loại bệnh do thiếu iốt gây ra cho con người. Câu 2: Để khắc phục sự thiếu hụt iốt người ta phải thêm hợp chất của iốt vào thực phẩm dưới dạng muối ăn, sữa, kẹo. Nhận định nào đúng, Nhận định nào sai trong các nhận định sau? 1. Muối iốt là muối ăn có trộn thêm một lượng nhỏ hợp chất của iốt thường là KI hoặc KIO3 2. Người già không nên dùng muối iốt vì không tốt cho sức khỏe. 3. Nên thêm muối iốt sau khi thực phẩm đã được nấu chín. 4. Về mùi vị, màu sắc muối iốt không khác gì muối ăn thường. Câu 3: Muối iốt có thể dùng để ướp thịt cá, muối dưa cà, nêm thức ăn như muối thường. Khi để ở không khí ẩm muối iốt dễ bị hút ẩm, chảy rữa và mất hàm lượng iốt. vậy thì, nên bảo quản muối iốt như thế nào là tốt nhất? Hướng dẫn đánh giá bài 3 Câu 1: 19
- * Mức đầy đủ: nêu được hai loại bệnh do thiếu iốt: - Bệnh bướu cổ - Thiểu năng trí tuệ. *Mức chưa đầy đủ: nêu được một loại bệnh gây ra do thiếu iốt. * Không đạt: không nêu được đúng loại bệnh nào hoặc không làm bài. Câu 2: * Mức đầy đủ: 1- đúng, 2- sai, 3- đúng, 4- đúng. * Không đạt: đáp án khác hoặc không làm bài. Câu 3: * Mức đầy đủ:- Nên bỏ muối vào trong lọ có nắp đậy (hoặc túi ni lông bọc kín) - Không để muối iôt gần bếp lửa nóng hay nơi có ánh sáng chiếu vào vì hợp chất của iốt kém bền ở nhiệt độ cao, phân hủy làm mất iôt. *Mức chưa đầy đủ: nêu được một trong hai ý trên. * Không đạt: không nêu được ý nào hoặc không làm bài. Bài 4: Nguyên tố hóa học trong cơ thể sinh vật. Khoảng 25 trong số 92 nguyên tố được biết là quan trọng đối với sự sống. Chỉ 4 số đó- các bon, oxi, Hidro và Nitơ cấu tạo nên 96% vật chất sống. Photpho, lưu huỳnh, canxi, kali và vài nguyên tố khác tạo nên 4% còn lại của trọng lượng cơ thể, bảng sau đây liệt kê các tỷ lệ phần trăm các nguyên tố cấu tạo nên cơ thể người, tỉ lệ đó cũng tương tự đối với các sinh vật khác Câu 1: Dựa theo tiêu chí nào sau đây để phân biệt nguyên tố đa lượng và vi lượng? A. Tỉ lệ các nguyên tố có trong cơ thể sống. 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thiết kế và ứng dụng học liệu số trong nâng cao hứng thú và hiệu quả dạy học Lịch sử lớp 10 Bộ Cánh diều
49 p | 64 | 29
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp phòng, chống vi phạm pháp luật và bạo lực học đường trong đoàn viên, thanh niên trường THPT Lê lợi
19 p | 39 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thiết kế bản đồ tư duy bằng phần mềm Edraw MindMaster trong dạy học một số bài lý thuyết môn Giáo dục quốc phòng, an ninh bậc THPT
23 p | 14 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thiết kế giáo án vận dụng phương pháp lớp học đảo ngược trong tiết nói và nghe: Thảo luận về một vấn đề văn học có ý kiến khác nhau Ngữ văn 10 (KNTT) nhằm phát triển năng lực tự học cho học sinh
50 p | 16 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hiệu quả giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên và kỹ năng sống cần thiết cho học sinh lớp 12 thông qua Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu
29 p | 27 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giáo dục STEM thông qua chủ đề Lắp mạch điện đèn trang trí - Vật lí 11
40 p | 15 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kỹ năng cần thiết của giáo viên làm công tác chủ nhiệm ở trường THPT Vĩnh Linh
17 p | 17 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thiết kế và sử dụng các bài tập thí nghiệm nhằm rèn luyện kỹ năng, nâng cao năng lực tư duy cho học sinh trong chương trình Sinh học 10
58 p | 18 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hệ thống bài tập Hóa học rèn kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn trong chương trình Hóa học THPT
47 p | 18 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi phần Lịch sử thế giới hiện đại (1945 - 2000)
24 p | 119 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thiết kế và sử dụng trò chơi trong dạy học chương Halogen, chương Oxi – Lưu huỳnh Hóa học lớp 10 THPT nhằm nâng cao hứng thú cho người học và chất lượng dạy học Hóa học
59 p | 12 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp phát huy tính tự chủ của học sinh lớp chủ nhiệm trường THPT Vĩnh Linh
12 p | 17 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp dạy học chủ đề môn Toán lớp 10 theo định hướng giáo dục STEM tại trường THPT Nguyễn Duy Trinh
63 p | 40 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giải pháp nâng cao năng lực tự học, năng lực hợp tác và hứng thú học tập phần Sinh học tế bào - Sinh học 10 bằng phương pháp thiết kế trò chơi trong hoạt động khởi động
36 p | 15 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tổ chức dạy học STEM chủ đề Cacbohidrat
35 p | 6 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thiết kế và sử dụng Bảng Luyện Từ trong dạy học từ vựng tiếng Anh nhằm củng cố vốn từ cho học sinh yếu kém lớp 12 trường THPT Kim Sơn A
12 p | 8 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Kỹ năng tổ chức các hoạt động trải nghiệm theo định hướng giáo dục STEM thông qua một số chủ đề trong chương trình môn Toán học lớp 10 ở Trường THPT Đông Hiếu
61 p | 42 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thiết kế dự án dạy học chủ đề tích trò sân khấu dân gian Ngữ văn 10 nhằm phát huy phẩm chất năng lực học sinh đáp ứng chương trình GDPT 2018
63 p | 0 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn