intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thiết kế và sử dụng hệ thống bài tập theo hướng tiếp cận PISA đáp ứng thi đánh giá năng lực trong dạy học Sinh thái học – Sinh học 12

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:68

13
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu sáng kiến nhằm xây dựng quy trình thiết kế hệ thống bài tập theo hướng tiếp cận PISA đáp ứng nhu cầu dạy học và luyện thi ĐG NL trong dạy học môn Sinh học nói chung và phần Sinh thái học nói riêng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thiết kế và sử dụng hệ thống bài tập theo hướng tiếp cận PISA đáp ứng thi đánh giá năng lực trong dạy học Sinh thái học – Sinh học 12

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT QUỲNH LƯU 1 ~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~ SÁNG KIẾN KHOA HỌC GIÁO DỤC Đề tài “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG HỆ THỐNG BÀI TẬP THEO HƯỚNG TIẾP CẬN PISA ĐÁP ỨNG THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC TRONG DẠY HỌC SINH THÁI HỌC – SINH HỌC 12”. Lĩnh vực: Sinh Học Nhóm tác giả: 1. Nguyễn Thi Hồng Ý – 0359991662 2. Chu Thị Kim Dung – 0987836085 Tổ: Khoa học tự nhiên Năm thưc hiện: 2022 - 2023 1
  2. MỤC LỤC Nội dung Trang PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1 II. TÍNH MỚI VÀ NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI 3 PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 4 I. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI 4 1. Cơ sở lí luận 4 1.1 Khái niệm PISA 4 1.2. Đặc điểm câu hỏi PISA 4 1.3. Đánh giá năng lực khoa học theo quan điểm PISA 5 2. Cơ sở thực tiễn 5 2.1. Các kỳ thi sử dụng câu hỏi đánh giá năng lực 5 2.2. Nhu cầu thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy của HS ở một số 6 trường THPT trên địa bàn Quỳnh Lưu và Hoàng Mai 2.3. Thực trạng thiết kế và sử dụng bài tập tiếp cận PISA trong dạy học 7 Sinh học ở trường phổ thông. II. THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG HỆ THỐNG BÀI TẬP THEO ĐỊNH 8 HƯỚNG TIẾP CẬN PISA TRONG DẠY HỌC SINH THÁI HỌC 12 1. Phân tích nội dung phần Sinh thái học – Sinh học 12. 8 2. Nguyên tắc thiết kế bài tập sinh học theo hướng tiếp cận PISA 8 3. Quy trình thiết kế hệ thống bài tập theo hướng tiếp cận PISA 4. Thiết kế hệ thống bài tập định hướng tiếp cận PISA phần sinh thái học 10 12 5. Sử dụng hệ thống bài tập theo hướng tiếp cận PISA trong dạy học phần 35 Sinh thái học 12 5.1. Sử dụng trong hoạt động hình thành kiến thức mới, 35 5.2. Sử dụng trong hoạt động luyện tập – vận dụng 37 2
  3. 5.3. Sử dụng khi giao nhiệm vụ tự học tập cho HS 40 5.4. Sử dụng trong kiểm tra, đánh giá. 40 6. Xây dựng kế hoạch dạy học có sử dụng hệ thống bài tập tiếp cận PISA. 40 III. KHẢO SÁT SỰ CẤP THIẾT VÀ TÍNH KHẢ THI CỦA CÁC 41 GIẢI PHÁP ĐƯỢC ĐỀ XUẤT 1. Mục đích khảo sát 41 2. Nội dung và phương pháp khảo sát 41 2.1. Nội dung khảo sát 41 2.2. Phương pháp khảo sát và thang đánh giá 41 3. Đối tượng khảo sát 43 4. Kết quả khảo sát về sự cấp thiết của và tính khả thi của các giải pháp đã 43 đề xuất 4.1. Kết quả của sự cấp thiết của các giải pháp đã được đề xuất 43 4.2. Kết quả của tính khả thi của các giải pháp đã được đề xuất 46 PHẦN IV. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 48 I. KẾT LUẬN 48 II. KIẾN NGHỊ 48 TÀI LIỆU THAM KHẢO 49 PHỤ LỤC 50 3
  4. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Chữ viết thường ĐH – CĐ Đại học – Cao đẳng ĐHQGHCM Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh ĐHQGHN Đại học Quốc gia Hà Nội ĐGNL Đánh giá năng lực HS Học sinh GD Giáo dục GDPT Giáo dục phổ thông GV Giáo viên KTĐG Kiểm tra đánh giá NL Năng lực THPT Trung học phổ thông TN Tốt nghiệp 4
  5. PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ I. LÝ DO CHỌN ĐỂ TÀI Thực hiện các chủ trương của Đảng - Nhà nước về định hướng chiến lược phát triển giáo dục đào tạo, trong những năm gần đây, giáo dục nước ta đã đạt nhiều thành tựu quan trọng, chất lượng và hiệu quả giáo dục từng bước được nâng cao. Tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa – hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, chưa bắt kịp xu thế giáo dục quốc tế. Vì vậy, Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI đã thông qua Nghị quyết số 29-NQ/TW với nội dung “ Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo” đã xác định mục tiêu "đối với giáo dục phổ thông, tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời". Để thực hiện mục tiêu đó, cần thiết phải đổi mới đồng bộ nội dung, phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục theo định hướng phát triển năng lực người học. Chương trình giáo dục phổ thông 2018 được xây dựng trên cơ sở quan điểm đổi mới có kế thừa và phát triển những ưu điểm của chương trình giáo dục phổ thông đã có của Việt Nam. Đồng thời tiếp thu thành tựu về khoa học giáo dục và kinh nghiệm xây dựng chương trình theo mô hình phát triển phẩm chất và năng lực của những nền giáo dục tiên tiến trên thế giới; gắn với nhu cầu phát triển của đất nước, những tiến bộ của thời đại về khoa học - công nghệ và xã hội; phù hợp với đặc điểm con người, văn hoá Việt Nam. Đặc biệt, đổi mới kiểm tra, đánh giá được xác định là “khâu đột phá trong đổi mới giáo dục”, chuyển từ đánh giá kiến thức sang đánh giá năng lực người học. Chương trình đánh giá học sinh quốc tế (Programme for International Student Assessment - PISA) là một khảo sát quốc tế do tổ chức OECD (Organisation for Economic Co-operation and Development) đề xuất, để đánh giá khả năng của học sinh của các nước và vùng lãnh thổ trong và ngoài OECD, về toán, khoa học và đọc hiểu. Các câu hỏi của PISA đều dựa trên các tình huống của đời sống thực tiễn hướng đến phát triển năng lực vận dụng kiến thức, khả năng lập luận giải quyết vấn đề liên quan đến khoa học. Do đó để tìm phương án trả lời hoặc giải quyết nhiệm vụ đòi hỏi học sinh phải thực hiện các thao tác như: Phân tích, tổng hợp, so sánh, trừu tượng hóa, khái quát hóa, đánh giá, vận dụng kiến thức. Dạng câu hỏi PISA rất phong phú, các dữ kiện được sử dụng để xây dựng câu hỏi đa dạng như: Biểu đồ, tranh ảnh, văn bản, bài báo, các nghiên cứu chuyên sâu, các vấn đề có tính thời sự…Khi sử dụng các dạng bài tập này trong dạy học, HS vừa được phát triển năng lực vừa tăng hứng thú và đam mê trong học tập. Việt Nam đã tham gia 3 kỳ PISA với mục đích đưa giáo dục tích cực hội nhập quốc tế. Sử dụng kết quả phân tích và đánh giá chất lượng 5
  6. của PISA để xem xét lại cách dạy và học của Việt Nam đã thực sự đáp ứng được yêu cầu đổi mới và hội nhập quốc tế về giáo dục hay chưa. Từ đó, đề xuất những thay đổi về chính sách giáo dục quốc gia. Hiện nay, bài tập đánh giá tư duy, đánh giá năng lực ngày càng được sử dụng rộng rãi. Trường đại học quốc gia Hà Nội và trường đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức thi đánh giá năng lực, trường đại học Bách khoa Hà Nội đã tổ chức thi đánh giá tư duy làm căn cứ xét tuyển đầu vào. Theo đó ngày càng nhiều trường đại học thay đổi phương thức xét tuyển, từ hình thức dựa vào kết quả thi THPT là chủ yếu sang hình thức thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy. Có thể thấy, đổi mới trong dạy học và kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh là rất cần thiết. Qua quá trình tìm hiểu, nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy, bài tập theo định hướng tiếp cận PISA có những ưu điểm hoàn toàn đáp ứng được yêu cầu về đánh giá năng lực của HS. Nó đặc biệt phù hợp trong bối cảnh giáo dục Việt Nam đang chuyển từ dạy học theo hướng tiếp cận nội dung sang dạy học tiếp cận năng lực. Chương trình giáo dục phổ thông 2018, môn Sinh học thực hiện mục tiêu giúp học sinh tìm hiểu về thế giới sống, hình thành và phát triển tốt năng lực và phẩm chất, từ đó có thái độ đúng đắn với thiên nhiên và cộng đồng. Hệ thống bài tập định hướng PISA môn Sinh học là công cụ để HS luyện tập nhằm hình thành NL, công cụ để giáo viên (GV) và các cán bộ quản lí giáo dục (GD) kiểm tra, đánh giá hiệu quả, chất lượng của quá trình dạy học. Qua nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy, sử dụng bài tập PISA trong quá trình dạy học để hình thành, phát triển và đánh giá NL phẩm chất của HS là xu hướng phù hợp với sự thế phát triển GD Việt Nam và quốc tế hiện nay. Sinh học là bộ môn khoa học mang tính thực nghiệm cao. Trong đó Sinh thái học là một phân môn của Sinh học nghiên cứu về mối quan hệ giữa sinh vật với sinh vật, sinh vật với môi trường. Các nguyên lí sinh thái học là cơ sở khoa học giải thích vấn đề biến đổi môi trường và đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường. Những nghiên cứu trong Sinh thái học như: Các thí nghiệm thực địa, sử dụng các nguyên lí sinh thái học vào giải quyết những vấn đề môi trường là tư liệu thực tiễn bổ ích để thiết kế hệ thống bài tập theo hướng tiếp cận PISA đáp ứng thi đánh giá năng lực trong dạy học. Với mong muốn hướng tới phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh, giúp đỡ học sinh về phương pháp học tập; tạo hứng thú để các em say mê, sáng tạo, động viên các em cố gắng nỗ lực vươn lên trong cuộc sống... Đồng thời, đáp ứng kì thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy để chọn đầu vào của các trường đại học, chúng tôi đã lựa chọn đề tài: “Thiết kế và sử dụng hệ thống bài tập theo hướng tiếp cận PISA đáp ứng thi đánh giá năng lực trong dạy học Sinh thái học – Sinh học 12”. 6
  7. II. TÍNH MỚI VÀ NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI - Sử dụng phần mềm Google Form để tiến hành khảo sát, đánh giá mức độ cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp thực hiện trong đề tài. Kết quả khảo sát được xử lí bằng phần mềm R (đường link https://cran.rproject.org/bin/windows/base/). Từ đó thu thập được thông tin phản hồi khách quan và khoa học về vấn đề cần khảo sát. Đây là nguồn thông tin đáng tin cậy để chúng tôi thực hiện đề tài. - Xây dựng quy trình thiết kế hệ thống bài tập theo hướng tiếp cận PISA đáp ứng nhu cầu dạy học và luyện thi ĐG NL trong dạy học môn Sinh học nói chung và phần Sinh thái học nói riêng. - Thiết kế được hệ thống gồm 21 phần Sinh thái học bài tập theo hướng tiếp cận PISA từ các nguồn tư liệu tin cậy. Hệ thống bài tập này được sử dụng trong quá trình dạy học, ôn tập và kiểm tra đánh giá NL học sinh. - Xây dựng các ví dụ minh họa cho quá trình sử dụng hệ thống bài tập theo hướng tiếp cận PISA phần Sinh thái học trong các khâu dạy học và kiểm tra đánh giá. - Trong quá trình thiết kế bài tập theo hướng tiếp cận PISA phần Sinh thái học chúng tôi đã sử dụng các dữ kiện là kết quả của các công trình nghiên cứu, các tình huống thực tiễn về Sinh thái học có ý nghĩa với môi trường tự nhiên, đời sống sản xuất và bảo vệ sức khoẻ của con người. Khi nghiên cứu và giải quyết các vấn đề được nêu trong bài tập sẽ giúp học sinh phát triển toàn diện về phẩm chất và năng lực; phát triển khả năng tư duy môn Sinh học cho học sinh về các mặt: lí thuyết, thực hành và ứng dụng. - Các bài tập đánh giá năng lực tiếp cận PISA mà chúng tôi đã thiết kế trong đề tài sẽ là nguồn tư liệu để GV sử dụng trong các hoạt động dạy học như hình thành kiến thức mới, luyện tập – vận dụng, giao nhiệm vụ về nhà cho HS. Học sinh có thể sử dụng làm tài liệu ôn luyện trong kì thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy, TNTHPT. - Hệ thống bài tập trong đề tài có thể sử dụng để kiểm tra, đánh giá năng lực của HS đặc biệt nhấn mạnh về năng lực Sinh học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, rèn luyện các kỹ năng khai thác, phân tích, xử lý thông tin liên quan đến vấn đề học tập một cách có hiệu quả, năng lực tự nghiên cứu... 7
  8. PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU I. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI 1. Cơ sở lí luận 1.1 Khái niệm PISA Chương trình Đánh giá học sinh quốc tế (Programme for International Student Assessment - PISA) là một khảo sát quốc tế do tổ chức OECD (Organisation for Economic Co-operation and Development) đề xuất, để đánh giá khả năng của học sinh của các nước và vùng lãnh thổ trong và ngoài OECD, về toán, khoa học và đọc hiểu. Mục đích của chương trình là cung cấp các dữ liệu so sánh nhằm giúp các nước cải thiện các chính sách và kết quả giáo dục. Chương trình hướng vào việc đo lường sự hiểu biết và khả năng giải quyết vấn đề trong cuộc sống hàng ngày của học sinh. PISA kiểm tra mức hiểu biết và vận dụng trong ba lĩnh vực: đọc hiểu, toán và khoa học. PISA không kiểm tra kiến thức thu được tại trường học mà xem xét năng lực phổ thông thực tế của học sinh. Bài thi chú trọng đánh giá khả năng học sinh vận dụng kiến thức và kỹ năng của mình khi đối mặt với những tình huống và thử thách liên quan đến kiến thức và kỹ năng đó. Về khoa học, kiểm tra khả năng vận dụng những kiến thức khoa học để hiểu và giải thích các tình huống thực tiễn. Ngoài ra PISA cũng khảo sát các mối quan hệ giữa việc học của học sinh và các yếu tố khác để hiểu rõ sự khác biệt về kết quả trong mỗi nước và giữa các nước. 1.2. Đặc điểm câu hỏi PISA - Bài tập PISA đánh giá năng lực gồm phần dẫn có thể trình bày bằng chữ, biểu đồ, tranh ảnh, văn bản, bài báo nghiên cứu… và sau đó là một số câu hỏi được kết hợp cùng dựa trên một phần dẫn chung. - Bài tập của PISA chú trọng sự vận dụng các hiểu biết để giải quyết một vấn đề mới đối với người học, gắn với tình huống cuộc sống. PISA không kiểm tra kiến thức riêng lẻ của học sinh mà kiểm tra các năng lực vận dụng như năng lực đọc hiểu, năng lực toán học và khoa học tự nhiên. - Câu hỏi xây dựng dựa trên: + Năng lực thành phần: Giải thích hiện tượng khoa học; Đánh giá thiết kế các câu hỏi truy vấn khoa học; Phân tích, giải thích dữ liệu và các bằng chứng khoa học. + Tình huống thực tiễn: Sức khỏe con người, tài nguyên chất lượng môi trường, thiên tai, khoa học - công nghệ. - Các kiểu câu hỏi được sử dụng: + Câu hỏi mở đòi hỏi trả lời ngắn. 8
  9. + Câu hỏi mở đòi hỏi trả lời dài (khi chấm sẽ phải tách ra từng phần để cho điểm). + Câu hỏi đóng đòi hỏi trả lời (dựa trên những trả lời có sẵn). + Câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn. + Câu hỏi Có - Không, Đúng - Sai phức hợp. - Các mức trả lời: Mức đầy đủ; Mức chưa đầy đủ ; Mức không đạt + Sử dụng các mức này thay cho khái niệm “Đúng” hay “không đúng”. + Một số câu hỏi không có câu trả lời “đúng”. Hay nói đúng hơn, các câu trả lời được đánh giá dựa vào mức độ HS hiểu văn bản hoặc chủ đề trong câu hỏi. + “Mức đầy đủ” không nhất thiết chỉ là những câu trả lời hoàn hảo hoặc đúng hoàn toàn. + “Mức không đạt” không có nghĩa là hoàn toàn không đúng - Một bài tập là một chuỗi nhiều câu hỏi, mỗi câu hỏi là một nhiệm vụ, cần đảm bảo độc lập tối đa giữa các câu hỏi. Độ khó của các câu hỏi phù hợp với nhiều đối tượng HS từ HS giỏi, khá đến HS trung bình. 1.3. Đánh giá năng lực khoa học theo quan điểm PISA Mục đích đánh giá của PISA không phải là để điều tra khối lượng kiến thức học sinh học được trong nhà trường mà điều tra khả năng học sinh ứng dụng những kiến thức đã học từ nhà trường vào những tình huống ứng dụng hữu ích trong cuộc sống. Do đó, các câu hỏi PISA tập trung đánh giá các năng lực: - Năng lực đọc hiểu: là một tập hợp các năng lực nhận thức, từ việc giải mã căn bản đến các kiến thức về từ ngữ, ngữ pháp, cấu trúc văn bản, cách trình bày, và cả các kiến thức về thế giới. - Năng lực khoa học: Các kiến thức sử dụng trong câu hỏi PISA cần mang đặc trưng về Sinh thái học như: Môi trường và các nhân tố sinh thái, cá thể và quần thể sinh vật, mối quan hệ giữa các sinh vật với sinh vật, sinh vật với môi trường… - Năng lực tư duy logic: Các câu hỏi theo chuẩn PISA chú trọng đến việc phát triển các kĩ năng tư duy logic như: Kĩ năng tư duy và lập luận trong giải quyết vấn đề, kĩ năng sử dụng các kí hiệu, đồ thị, bảng biểu. Kĩ năng sử dụng các phương tiện và công cụ hỗ trợ: dụng cụ thí nghiệm, máy tính, mạng Internet, … 2. Cơ sở thực tiễn 2.1. Các kỳ thi sử dụng câu hỏi đánh giá năng lực 2.1.1. Kì thi đánh giá năng lực của ĐHQG HN và ĐHQG TPHCM -Thi đánh giá năng lực là phương thức thi sử dụng các câu hỏi trắc nghiệm, nội dung bài thi sẽ tích hợp đầy đủ cả về kiến thức và khả năng tư duy với hình thức 9
  10. cung cấp số liệu, dữ liệu với những công thức cơ bản, từ đó đánh giá khả năng suy luận và giải quyết vấn đề của mỗi thí sinh. Bài thi không (hoặc ít) đánh giá khả năng ghi nhớ. Dựa trên kết quả thi các trường Đại Học, Cao Đẳng sẽ lựa chọn được những thí sinh có năng lực thực sự với tiêu chuẩn đào tạo và nâng cao chất lượng đầu vào. a. Cấu trúc và nội dung đề thi đánh giá năng lực. - Bài thi đánh giá năng lực của đại học quốc gia Hà Nội có dạng trắc nghiệm với tổng 150 câu và thời gian làm bài cho các thí sinh là 195 phút với 3 phần thi: Định lượng (Toán học), định tính (Ngữ văn), khoa học (bao gồm tổ hợp các môn: Vật lí, Hóa học, Lịch sử, Địa lí, Sinh học). - Cấu trúc, bài thi ĐGNL của ĐHQG-HCM tích hợp được các kỹ năng về đọc hiểu, phân tích. Cụ thể, bài thi ĐGNL cơ bản để học đại học của thí sinh như: sử dụng ngôn ngữ, tư duy logic, xử lý số liệu, giải quyết vấn đề. Nội dung bài thi được tích hợp đầy đủ cả về kiến thức lẫn tư duy dưới hình thức cung cấp số liệu, dữ kiện và các công thức cơ bản. Trong đề thi ĐGNL của các trường, môn Sinh học có 10 câu chủ yếu khai thác kiến thức đặc trưng môn Sinh học và đánh giá khả năng tư duy logic, năng lực giải quyết các vấn đề mà thực tiễn đặt ra. 2.1.2. Kì thi TNTHPT Trong đề TNTHPT môn Sinh học, các câu hỏi ĐGNL được đưa vào để đánh giá khả năng ghi nhớ kiến thức, tư duy logic, năng lực vận dụng kiến thức thực tiễn và năng lực giải quyết vấn đề của HS. 2.2. Nhu cầu thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy của HS ở một số trường THPT trên địa bàn Quỳnh Lưu và Hoàng Mai. (Dựa vào nguồn thống kê của ban tuyển sinh ĐHCĐ các trường THPT Quỳnh Lưu 1 và Hoàng Mai 1). Năm học Trường THPT Trường THPT Quỳnh Lưu 1 Hoàng Mai 1 2020-2021 17 13 2021-2022 65 32 2022- 2023 152 101 Từ số liệu thống kê cho thấy, nhu cầu tham gia thi đánh giá năng lực và đánh giá tư duy của HS ngày càng tăng. Theo dự đoán, các trường Đại học và cao đẳng tuyển sinh dựa vào kết quả đánh giá năng lực và đánh giá tư duy là xu hướng phù hợp với sự phát triển của giáo dục. 10
  11. 2.3. Thực trạng thiết kế và sử dụng bài tập tiếp cận PISA trong dạy học Sinh học ở trường phổ thông. Để tìm hiểu thực trạng của việc xây dựng và sử dụng bài tập theo chuẩn PISA trong dạy học môn Sinh học, chúng tôi tiến hành khảo sát bằng phần mềm Google Form thăm dò ý kiến 28 giáo viên dạy môn Sinh học ở các trường trung học phổ thông trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu – Hoàng Mai. Nội dung các câu hỏi khảo sát Câu 1: Thầy (cô) đã từng được biết chương trình đánh giá chất lượng giáo dục quốc tế PISA chưa? Chưa biết  Có biết đến nhưng chưa hiểu rõ  Đã biết đến nhưng chưa vận dụng Đã biết vận trong quá trình dạy học  Câu 2. Thầy (cô) cho biết có thường xuyên thiết kế và sử dụng bài tập định hướng PISA trong dạy học không? Chưa bao giờ  Thỉnh thoảng  Thường xuyên  Câu 3. Thầy (cô) cho biết đã sử dụng bài tập định hướng PISA trong khâu nào của quá trình dạy học ? Hoạt động khởi động.  Hình thành kiến thức  Luyện tập, vận dụng.  Kiểm tra đánh giá  Câu 4: Theo thầy (cô) thiết kế và sử dụng hệ thống bài tập theo hướng tiếp cận PISA đáp ứng thi đánh giá năng lực có cần thiết không? Không cần thiết  Ít cần thiết  Cần thiết  Rất cần thiết  Câu 5: Theo thầy (cô) phần Sinh thái học 12 có phù hợp để thiết kế và xây dựng bài tập theo hướng tiếp cận PISA đáp ứng thi đánh giá năng lực không? Không phù hợp  Ít phù hợp  Rất phù hợp Từ kết quả khảo sát chúng tôi rút ra một số vấn đề như sau: - Trong dạy học môn Sinh học, tất cả các GV được khảo sát đều đã biết đến chương trình đánh giá chất lượng giáo dục quốc tế PISA. Bài tập định hướng PISA môn Sinh học được GV sử dụng trong các khâu của quá trình dạy học và kiểm tra đánh giá HS nhưng chưa thường xuyên. - Tất cả GV tham gia khảo sát đều khẳng định: + Việc thiết kế và sử dụng bài tập theo hướng tiếp cận PISA đáp ứng thi đánh giá năng lực là rất cần thiết. + Nội dung kiến thức phần Sinh thái học 12 rất phù hợp để thiết kế bài tập theo hướng tiếp cận PISA đáp ứng thi đánh giá năng lực. 11
  12. II. THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG HỆ THỐNG BÀI TẬP THEO ĐỊNH HƯỚNG TIẾP CẬN PISA TRONG DẠY HỌC SINH THÁI HỌC 12 1. Phân tích nội dung phần Sinh thái học – Sinh học 12. Trong chương trình GDPT 2018 môn Sinh học, phần Sinh thái học và môi trường gồm các nội dung kiến thức cốt lõi sau: Môi trường và các nhân tố sinh thái: Môi trường sống của sinh vật, các nhân tố sinh thái, nhịp sinh học. Sinh thái học quần thể: Khái niệm quần thể sinh vật, đặc trưng của quần thể, tăng trưởng quần thể sinh vật, quần thể người, ứng dụng. Sinh thái học quần xã: Khái niệm quần xã sinh vật, đặc trưng của quần xã, quan hệ giữa các loài trong quần xã sinh vật, ổ sinh thái, tác động của con người lên quần xã sinh vật. Hệ sinh thái: Khái quát về hệ sinh thái, dòng năng lượng và trao đổi vật chất trong hệ sinh thái, hiệu suất sinh thái, tháp sinh thái, chu trình sinh – địa – hoá các chất Sự biến động của hệ sinh thái, sinh quyển. Sinh thái học phục hồi, bảo tồn và phát triển bền vững: Các phương pháp phục hồi hệ sinh thái, phát triển bền vững ( sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên, hạn chế gây ô nhiễm môi trường) Trong phần nội dung này của chương trình có lượng lớn kiến thức về cấp tổ chức sống cơ bản như cá thể, quần thể, quần xã sinh vật, hện sinh thái và môi trường. Các kiến thức này gắn liền với thực tiễn cuộc sống, sản xuất, môi trường, phát triển bền vững…Do đó, việc lựa chọn kiến thức trong phần này để thiết kế các câu hỏi bài tập định hướng tiếp cận PISA là rất phù hợp. 2. Nguyên tắc thiết kế bài tập sinh học theo hướng tiếp cận PISA Quá trình xây dựng hệ thống bài tập đánh giá NL của HS, chúng tôi thực hiện theo 5 nguyên tắc sau: - Đảm bảo tính chính xác, tính khoa học và hiện đại. - Đảm bảo tính logic và hệ thống, hoàn thành mục tiêu môn học. - Đảm bảo tính thực tiễn. - Các loại hình câu hỏi cần được đa dạng hóa. - Đáp ứng yêu cầu phát triển NL chung và NL chuyên biệt môn Sinh học. 3. Quy trình thiết kế hệ thống bài tập theo hướng tiếp cận PISA Để hình thành, phát triển và đánh giá NL cho HS chúng tôi đề xuất quy trình xây dựng và sử dụng bài tập theo hướng tiếp cận PISA như sau: 12
  13. (Quy trình thiết kế bài tập đánh giá NL HS theo hướng tiếp cận PISA) Bước 1: Lựa chọn nội dung kiến thức Căn cứ vào mục tiêu và các yêu cầu cần đạt của CT, dựa trên định hướng đổi mới trong kiểm tra đánh giá và áp dụng những điểm tích cực của bài tập theo tiếp cận PISA, lựa chọn đơn vị kiến thức có ý nghĩa khoa học, gắn liền với thực tiễn, với đời sống cá nhân và cộng đồng, phát huy được NL của HS nhưng không quá khó, quá trừu tượng hoặc làm mất đi bản chất Sinh học. Bước 2: Xác định năng lực, tiêu chí và biểu hiện của năng lực. Dựa vào mục tiêu của bài học, nội dung học tập, các yêu cầu cần đạt sau khi học tập để xác định NL, tiêu chí và mức độ biểu hiện của NL phù hợp với nội dung kiến thức đã chọn ở bước 1. Bước 3: Thiết kế bài tập đánh giá NL theo hướng tiếp cận PISA. - Xây dựng nội dung phần dẫn thỏa mãn các yêu cầu sau: Bối cảnh/tình huống gắn với thực tiễn, phù hợp với chủ đề và nội dung học tập; Ngôn ngữ sử dụng dễ hiểu, thu hút được mối quan tâm của HS, đưa ra được gợi ý/kiến thức liên quan giúp HS tìm kiếm phương án trả lời. - Thiết kế câu hỏi/nhiệm vụ học tập theo các mức độ phát triển NL cần đánh giá: Câu hỏi/nhiệm vụ học tập phải gắn với nội dung phần dẫn, rõ ràng, tránh hiểu nhầm cho HS; Câu hỏi/nhiệm vụ phải có đáp án tương ứng. - Xây dựng các phương án giải quyết các câu hỏi/nhiệm vụ học tập: Các phương án trả lời cần phải phù hợp với câu hỏi, chi tiết, chính xác về mặt khoa học. - Xây dựng phương án đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của HS. Cần mô tả chính xác các phương án trả lời/ mức độ hoàn thành nhiệm vụ của HS. - Đề cập được đầy đủ các phương án trả lời/mức độ hoàn thành nhiệm vụ học tập có thể có của HS. Áp dụng cách đánh giá của PISA với các mức độ: không đạt, chưa đạt, đạt cho các phương án trả lời có thể có của HS. Bước 4: Đưa vào thực nghiệm - Thử nghiệm áp dụng bài tập đã thiết kế trên đối tượng HS thực nghiệm để kiểm tra về tính chính xác, khoa học, thực tế của kiến thức cũng như độ khó, tính ưu việt, tính khả thi và khả năng áp dụng của bài tập. 13
  14. - Áp dụng vào các giai đoạn của tiến trình dạy học như khởi động bài, hỏi bài cũ, hình thành kiến thức mới,luyện tập hay củng cố, vận dụng. Tùy thuộc vào điều kiện cụ thể, GV có thể linh động sử dụng. Bước 5: Chỉnh sửa, hoàn thiện bài tập - Thay đổi, chỉnh sửa nội dung, số liệu, tình huống...trong bài tập sau khi đã thực nghiệm để các bài tập có tính chính xác, khoa học về mặt kiến thức, kĩ năng, có giá trị về mặt thực tế và phù hợp với đối tượng HS và mục đích sử dụng. - Kiểm tra, đánh giá lại hiệu quả sử dụng bài tập vào trong quá trình dạy học, hoàn thiện bài tập cũng như phương án sử dụng cho đạt hiệu quả tối ưu. 4. Thiết kế hệ thống bài tập định hướng tiếp cận PISA phần Sinh thái học 12 Phần 1: CÁ THỂ VÀ QUẦN THỂ SINH VẬT. Bài tập 1: Hình dưới đây minh họa tốc độ sinh trưởng giả định của ba loài cây ngập mặn thân gỗ lâu năm kí hiệu là loài (I), (II) và (III) tương ứng với các điều kiện độ mặn khác nhau. Số liệu trong bảng dưới đây cho biết độ mặn cao nhất tại ba bãi lầy ven biển A, B và C của địa phương H. Giả sử các điều kiện sinh thái khác của ba bãi lầy này là tương đồng nhau, không ảnh hưởng đến sức sống của các loài cây này và sự sai khác về độ mặn giữa các vị trí trong mỗi bãi lầy là không đáng kể. Các cây con của ba loài này khi trồng không thể sống được ở các dải độ mặn có tốc độ sinh trưởng bằng 0. (Nguồn đề thi TN THPT năm 2022) Câu 1: Xét về ổ sinh thái độ mặn, giữa 2 loài nào có sự trùng lặp nhiều nhất? Giải thích? Câu 2: Địa phương H có kế hoạch trồng các loài cây (I), (II) và (III) để phục hồi rừng ngập mặn ở ba bãi lầy A, B và C. Dựa vào thông tin trong hình trên và bảng, 14
  15. có bao nhiêu nhận định sau đây đúng giúp địa phương H lựa chọn các loài cây này cho phù hợp? I. Loài (I) có khả năng chịu độ mặn cao nhất trong ba loài. II.Tốc độ sinh trưởng của loài (II) tỉ lệ nghịch với độ mặn của cả ba bãi lầy. III. Bãi lầy B và C trồng xen được hai loài (I) và (II), bãi lầy A trồng xen được cả ba loài. IV. Loài (III) có tốc độ sinh trưởng lớn hơn loài (I) và loài (II) ở độ mặn từ 22,5‰ đến 35‰. A. 1. B. 2. C. 4. D. 3. Hướng dẫn đánh giá: Câu 1: *Mức đầy đủ: Loài I và II. Vì Loài III sinh trưởng ở độ mặn: 0 - 25‰; Loài II sinh trưởng ở độ mặn: 0 - 35‰; Loài III sinh trưởng ở độ mặn: 0 đên cao hơn 35‰; * Mức chưa đầy đủ: Nêu được ý thứ nhất nhưng không giải thích hoặc giải thích sai. * Không đạt: Trả lời sai hoặc không làm bài Câu 2: *Mức đầy đủ: đáp án A I. Đúng vì ở độ mặn 35‰ loài I vẫn phát triển. II.Tốc độ sinh trưởng của loài (II) tỉ lệ nghịch với độ mặn của cả ba bãi lầy. Sai vì tăng 0-20‰;giảm 20-35‰ III. Sai vì ở độ mặn 25% loài III chết ở bãi lầy A IV. Sai vì Loài (III) ở độ mặn 25‰ đã bị chết. *Không đạt: Đáp án khác hoặc không làm bài. Bài tập 2: Hình dưới đây mô tả sự biến động các chỉ số trong một thuỷ vực. Câu 1: Môi trường sống của thực vật phù du và động vật phù du là: A. nước B. cạn C. đất D. không khí 15
  16. Câu 2: Nhân tố vô sinh trong thủy vực này là A. Nhiệt độ B. Thực vật phù du C. Động vật phù du D. Sinh vật kí sinh Câu 3: Trong các dự đoán sau đây, dự đoán nào đúng, dự đoán nào sai? Giải thích? 1. Nhiệt độ môi trường biến động tương ứng với sự biến động ánh sáng ở phần lớn thời gian. 2. Sản lượng thực vật phù du cao nhất vào khoảng tháng 4, sản lượng động vật phù du cao nhất vào khoảng tháng 6. 3. Ánh sáng và nhiệt độ càng cao thì sản lượng thực vật phù du càng lớn. 4. Chất dinh dưỡng và động vật phù du có thể là các nhân tố làm giảm sút thực vật phù du vào giai đoạn tháng 5-6. Hướng dẫn đánh giá: Câu 1: *Mức đầy đủ: đáp án A *Không đạt: Đáp án khác hoặc không làm bài. Câu 2: *Mức đầy đủ: đáp án A *Không đạt: Đáp án khác hoặc không làm bài. Câu 3:* Mức đầy đủ: 1. Nhiệt độ môi trường biến động tương ứng với sự biến động ánh sáng ở phần lớn thời gian. Đúng vì trên biểu đồ sự thay đổi về ánh sáng tương ứng nhiệt độ. 2. Sản lượng thực vật phù du cao nhất vào khoảng tháng 4, sản lượng động vật phù du cao nhất vào khoảng tháng 6. Đúng vì trên biểu đồ số lượng thực vật phù du vào tháng 4 ở mức 6 cao nhất và động vật phù du vào tháng 6 ở mức 2, 8 cao nhất và thực vật phù du là thức ăn cho động vật phù du. 3. Ánh sáng và nhiệt độ càng cao thì sản lượng thực vật phù du càng lớn. Sai vì thực vật cần ánh sáng và nhiệt độ để quang hợp nhưng trong giới hạn phù hợp. 4. Chất dinh dưỡng và động vật phù du có thể là các nhân tố làm giảm sút thực vật phù du vào giai đoạn tháng 5-6. Đúng vì động vật phù du sử dụng thực vật phù du làm thức ăn và thực vật phù du sử dụng chất dinh dưỡng để tổng hợp các chất. * Mức chưa đầy đủ: khẳng định sai/ đúng nhưng không giải thích được hoặc chỉ trả lời một số ý đúng trong tất cả các ý trên. *Không đạt: trả lời sai hoặc không làm bài. Bài tập 3: Trai vằn và nước dằn tàu Trai vằn (Dreissena polymorpha) là một loài trai sông nhỏ có nguồn gốc từ các hồ ở miền Nam nước Nga. Chúng thường có kích thước bằng một móng tay. Một con trai cái có thể đẻ từ 30.000 đến 40.000 trứng trong mỗi chu kì sinh sản và hơn 1 triệu trứng mỗi năm. Ấu trùng của nó cực nhỏ, trôi dạt trong nước trong vài 16
  17. tuần và sau đó bám trên bất kì bề mặt cứng nào mà nó gặp phải. Mỗi cá thể có khả năng sống tối đa khoảng trên 50 năm. Chúng ăn lọc, chủ yếu là các loại sinh vật phù du. Hiệu quả lọc nước tăng lên khi số lượng trai vằn càng đông. Chúng có khả năng bám chặt. Chỉ cần 1 vật cứng như chân vịt, vỏ tàu thậm chí cả sinh vật khác như tôm, rùa, trai bản địa... ở trong nước trong vòng 20 giây, chúng sẽ lập tức bám dính lấy, gây thiệt hại. Trai vằn đã vô tình được đưa đến Bắc Mĩ trong nước dằn tàu của các tàu chở hàng xuyên đại dương xuất phát từ Nga. Nước dằn tàu là nước biển được bơm vào hầm hàng giúp cho tàu có sự cân bằng ổn định khi hoạt động ở chế độ không có hàng hoặc ít hàng được lấy vào tàu tại cảng xuất phát và được xả ra ở cảng lấy hàng. Trai vằn đã được đưa vào Ngũ Hồ (Mĩ) vào năm 1986 nhưng chẳng bao lâu sau thì chúng đã có mặt khắp Ngũ Hồ, hồ Hudson, sông Mississippi và nhiều hồ ở Trung và Tây của nước Mĩ cũng như ở Canada . (Nguồn tạp chí KHGD) Câu 1. Nguyên nhân dẫn đến sự có mặt của loài trai vằn ở nước Mĩ và sự lây lan của loài trai này ở các bang của nước Mĩ từ 1986 đến 2013 là gì? Câu 2. Hiệu quả lọc nước tăng lên khi số lượng trai vằn càng đông thể hiện A. quan hệ hỗ trợ cùng loài B. quan hệ cạnh tranh C. nguồn sống khan hiếm D. nguồn sống dồi dào Câu 3. Nhận định nào sau đây đúng, sai? Giải thích 1. Trai vằn sinh trưởng theo tiềm năng sinh học 2. Giữa các cá thể trai vằn chỉ có quan hệ hỗ trợ nên số lượng nó nhanh chóng tăng nhanh và lan tràn khắp các hồ, sông nước Mĩ và Canada. 3. Người ta có thể loại trừ hoàn toàn trai vằn bằng cách bổ sung vào môi trường những loài ăn thịt trai vằn. Câu 4. Hiện tượng nào sau đây ở Việt Nam tương tự như sự xuất hiện trai vằn ở châu Mĩ? A. Sự bùng phát của châu chấu B. Sự xuất hiện của các cá thể sâu hại kháng thuốc C. Sự bùng phát của chuột D. Sự xuất hiện của ốc bươu vàng Hướng dẫn đánh giá: Câu 1: *Mức đầy đủ: đáp án B *Không đạt: Đáp án khác hoặc không làm bài. Câu 2: *Mức đầy đủ: Nguyên nhân sự có mặt của trai vằn ở các bang của nước Mĩ từ 1986 đến 2013 là do sự di cư từ Nga và nhập cư đến Mĩ theo nước dằn tàu của các con tàu xuất phát từ Nga đến Băc Mĩ. Sự lây lan của trai vằn là do trai vằn thích nghi, sinh sản nhanh và phát tán mạnh. * Mức chưa đầy đủ: Trả lời đúng 1 trong 2 ý 17
  18. *Không đạt: Trả lời sai hoặc không làm bài. Câu 3:* Mức đầy đủ: 1. Trai vằn sinh trưởng theo tiềm năng sinh học. Sai vì trai vằn có tuổi thọ trên 50 năm. 2. Giữa các cá thể trai vằn chỉ có quan hệ hỗ trợ nên số lượng nó nhanh chóng tăng nhanh và lan tràn khắp các hồ, sông nước Mĩ và Canada. Sai vì giữa các cá thể vẫn có thể cạnh tranh. 3. Người ta có thể loại trừ hoàn toàn trai vằn bằng cách bổ sung vào môi trường những loài ăn thịt trai vằn. Sai vì khi bổ sung vào môi trường chỉ khống chế được số lượng trai vằn phát triển quá quá mức chứ không loại bỏ hoàn toàn. * Mức chưa đầy đủ: khẳng định sai/ đúng nhưng không giải thích được hoặc chỉ trả lời một số ý đúng trong tất cả các ý trên. *Không đạt: trả lời sai hoặc không làm bài. Câu 4: *Mức đầy đủ: đáp án D *Không đạt: Đáp án khác hoặc không làm bài. Bài tập 4: Ổ sinh thái là không gian sinh thái, bao gồm tất cả các giới hạn về các nhân tố sinh thái mà ở đó, đảm bảo cho loài tồn tại và phát triển theo thời gian. Người ta phân biệt ổ sinh thái và nơi ở: Ổ sinh thái biểu hiện cách sinh sống của loài; còn nơi ở là nơi cư trú của loài. Trong một nơi ở có thể có nhiều ổ sinh thái khác nhau, do đó sẽ có nhiều loài khác nhau cùng chung sống. Các loài sống chung trong một môi trường thì thường có ổ sinh thái trùng nhau một phần. Ví dụ ổ sinh thái của 2 loài A và B được mô tả ở 2 thời điểm khác nhau Câu 1: Giữa 2 loài A và B có quan hệ gì? Giải thích? Câu 2: Khi nói về ổ sinh thái, phát biểu nào sau đây là sai? A. Hai loài có ổ sinh thái khác nhau thì không cạnh tranh với nhau. B. Cùng một nơi ở thường chỉ có một ổ sinh thái. 18
  19. C. Kích thước thức ăn, loại thức ăn của mỗi loài tạo nên ổ sinh thái về dinh dưỡng của loài đó. D. Cùng một nơi ở, hai loài có ổ sinh thái giao nhau càng lớn, sự cạnh tranh giữa chúng càng gay gắt. Câu 3: Nếu ổ sinh thái của 2 loài trùng nhau càng nhiều thì A. Ổ sinh thái của mỗi loài được mở rộng B. Hỗ trợ nhau tốt hơn chống lại điều kiện bất lợi của môi trường C. Mức độ cạnh tranh càng gay gắt D. Hai loài này sẽ tiến hóa thành 1 loài Câu 4: Con người đã ứng dụng những hiểu biết về ổ sinh thái vào bao nhiêu hoạt động sau đây? I.Trồng xen các loại cây ưa bóng và cây ưa sáng trong cùng một khu vườn. II. Khai thác vật nuôi ở độ tuổi càng cao để thu được năng suất càng cao. III. Trồng các loại cây đúng thời vụ. IV. Nuôi ghép các loài cá ở các tầng nước khác nhau trong một ao nuôi. A. 1. B. 3. C. 4. D. 2. Hướng dẫn đánh giá: Câu 1: *Mức đầy đủ: Mối quan hệ giữa 2 loài A và B là quan hệ cạnh tranh vì thời điểm 1 loài A và B có ổ sinh thái trùng nhau 1 phần nhưng ở thời điểm 2 ổ sinh thái 2 loài tách ra. *Mức chưa đầy đủ: Trả lời đúng ý thứ nhất nhưng không giải thích. *Không đạt: Trả lời sai hoặc không làm bài. Câu 2: *Mức đầy đủ: đáp án B *Không đạt: Đáp án khác hoặc không làm bài. Câu 3: *Mức đầy đủ: đáp án C *Không đạt: Đáp án khác hoặc không làm bài. Câu 4: *Mức đầy đủ: đáp án B I. Đúng vì khi trồng cây ưa sáng và ưa bóng trong 1 khu vườn thì chúng không cạnh tranh nhau do ổ sinh thái về ánh sáng khác nhau. II. Sai vì càng về sau tốc độ sinh trưởng càng giảm nên không có lợi về kinh tế. III. Đúng vì trồng cây đúng thời vụ sẽ phù hợp về thời tiết nên thuận lợi cho sinh trưởng dẫn đến năng suất cao. 19
  20. IV. Đúng vì nuôi ghép cá ở các tầng khác nhau sẽ tận dụng không gian sống đồng thời giảm cạnh tranh. *Không đạt: Đáp án khác hoặc không làm bài. Bài tập 5: Khi thống kê tỉ lệ cá đánh bắt trong các mẻ lưới ở 3 vùng khác nhau, người ta thu được kết quả sau: Vùng Trước sinh sản Đang sinh sản Sau sinh sản A 78% 20% 2% B 50% 40% 10% C 10% 20% 70% Câu 1 : Vùng nào nghề cá chưa khai thác hết tiềm năng? A. A B. B C. C D. Cả A và B Câu 2 : Vùng nào nghề cá khai thác quá mức? A. A B. B C. C D. Cả B và C Câu 3: Theo em, ban quản lí vùng A nên có quyết định như thế nào để phát triển bền vững nguồn lợi cá tại đây? A. Tăng cường đánh bắt vì quẩn thể đang ổn định. B. Tiếp tục đánh bắt vì quần thể ở trạng thái trẻ. C. Hạn chế đánh bắt vì quần thể sẽ suy thoái. D. Dừng đánh bắt nếu không sẽ bị cạn kiệt tài nguyên. Hướng dẫn đánh giá: Câu 1: *Mức đầy đủ: đáp án C *Không đạt: Đáp án khác hoặc không làm bài. Câu 2: *Mức đầy đủ: đáp án A *Không đạt: Đáp án khác hoặc không làm bài. Câu 3: *Mức đầy đủ: đáp án C *Không đạt: Đáp án khác hoặc không làm bài. Bài tập 6: Trong vòng đời của rầy nâu trải qua 3 giai đoạn: trứng, ấu trùng (rầy cám) và thành trùng (rầy trưởng thành). Thành trùng thường di trú từ nơi này đến nơi khác để tìm thức ăn. Thành trùng đẻ trứng sau khi xuất hiện từ 3-5 ngày. Ngoài việc gây hại trực tiếp, rầy nâu còn là véctơ truyền bệnh vàng lùn - lùn xoắn lá hại lúa. Giai đoạn lúa chịu ảnh hưởng nặng của rầy nâu là giai đoạn từ 18 - 28 ngày. Để xác định mật độ của rây nâu trưởng thành khi di trú, ta sử dụng bẫy đèn. Khi 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2