intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thiết kế và sử dụng phiếu học tập trong giảng dạy môn Địa lí lớp 12 – Ban cơ bản

Chia sẻ: Caphesua | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:92

32
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của đề tài nhằm nâng cao khả năng sử dụng các thiết bị dạy học phục vụ cho các tiết học có hiệu quả của giáo viên Địa lí. Giúp học sinh có khả năng tìm hiểu kiến thức và tự hoàn thiện kiến thức trên cơ sở những tri thức giáo viên đã nghiên cứu, truyền tải thông qua phiếu học tập trong một tiết học.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thiết kế và sử dụng phiếu học tập trong giảng dạy môn Địa lí lớp 12 – Ban cơ bản

  1.  
  2. MUC LUC ̣ ̣                                           Trang 1. Lời giới  1 thiệu…………………………………………………... 2. Tên sáng kiến………………………………………………….. 2 3. Tác giả sáng  2 kiến………………………………………………. 4. Chủ đầu tư tạo ra sáng  2 kiến……………………………………. 5. Lĩnh vực áp dụng sáng  2 kiến……………………………………. 6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng  3 thử……… 7. Mô tả bản chất của sáng  3 kiến…………………………………... 8. Những thông tin cần được bảo  74 mật…………………………….. 9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng  74 kiến………………….. 10. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do  áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả và theo ý kiến của  tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể  cả áp dụng thử (nếu có) 75 ………………………………………………. 11. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử  hoặc áp dụng sáng kiến lần  76 đầu………………………………...
  3. DANH MUC CAC T ̣ ́ Ư VIÊT TĂT ̀ ́ ́ STT NGHIA CAC T ̃ ́ Ư VIÊT TĂT ̀ ́ ́ 1 GV Giáo viên 2 HS Học sinh 3 NXB ̀ ́ ̉ Nha xuât ban 4 SGK Sach giao khoa ́ ́ 5 SKKN ̣ Sang kiên kinh nghiêm ́ ́ 6 THPT ̣ ̉ Trung hoc phô thông
  4. BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN 1. LỜI GIỚI THIỆU  Hiện nay nước ta đang đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa  và mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, để  tiến tới hội nhập với nền kinh tế ­   xã hội thế giới, nhằm tạo ra một sự phát triển vượt bậc vì mục tiêu nâng cao   toàn diện đời sống nhân dân và nâng cao vị  thế  của đất nước trên trường   quốc tế. Để đạt được điều đó nhất thiết phải nâng cao năng lực về mọi mặt  nguồn lực con người. Vì thế, nhiệm vụ đặt ra cho ngành Giáo dục là phải đào  tạo ra những con người lao động mới, có thể đáp ứng nhu cầu ngày càng cao  của thời kì đổi mới.  Tại Nghị quyết trung ương 2 khoá VIII của Đảng cộng sản Việt Nam đã  ghi: “Đổi mới mạnh mẽ  phương pháp giáo dục, khắc phục lối truyền thụ  một chiều, rèn luyện thành nếp tư  duy sáng tạo của người học”. Nghị quyết  đại hội Đảng cũng đã đề  ra “Phải xác định rõ mục tiêu, nội dung đổi mới  phương pháp giáo dục đào tạo... Từng bước áp dụng các phương pháp tiên  tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học” để “đào tạo được những  con người lao động tự chủ, năng động và sáng tạo, có năng lực giải quyết các  vấn đề  do thực tiễn đặt ra, tự  lo được việc làm, lập nghiệp, và thăng tiến  trong cuộc sống, qua đó góp phần xây dựng đất nước giàu mạnh, xã hội công  bằng, dân chủ, văn minh”. Xu hướng mới hiện nay trong quá trình dạy học là “Lấy học sinh làm   trung tâm”, tức là người dạy học phải phát huy tối đa tính tích cực chủ động  của người học trong quá trình dạy học, phải đề cao vai trò chủ thể của người  học trong quá trình nhận thức. Yêu cầu học sinh phải làm việc nhiều hơn để  tự  nắm kiến thức, tự  tìm ra chân lí, thông qua nhiều biện pháp đổi mới về  phương pháp cũng như vận dụng các phương tiện thiết bị dạy học hiện đại. Để  phù hợp với xu thế  ngày nay, việc dạy và học phải được thay đổi   theo hướng phát huy tính tích cực chủ  động của người học thông qua nhiều   con đường như: Đổi mới về phương pháp, phương tiện dạy học... Một trong   những hướng đó là thiết kế  và sử  dụng phiếu học tập, để  phát huy tính tích  cực chủ động của học sinh trong quá trình học tập. Phiếu học tập là công cụ  hỗ  trợ  hiệu quả  trong dạy học Địa lí, phiếu   học tập không chỉ  là phương tiện truyền tải kiến thức mà còn hướng dẫn  cách tự học cho học sinh, đồng thời thông qua đó rèn luyện năng lực tư  duy,  6
  5. sáng tạo, sử dụng bản đồ, Atlat, phân tích sơ đồ, biểu đồ, bảng số liệu thống  kê cho học sinh… Mặt khác kết quả của phiếu học tập thu được từ học sinh  không những nhanh chóng kịp thời mà còn thể  hiện được trình độ, khả  năng  của từng học sinh, từ  đó giúp giáo viên có được đánh giá chính xác, khách  quan về năng lực của học sinh. Tuy nhiên trong nhà trường phổ thông hiện nay việc sử dụng phiếu học  tập vào giảng dạy chưa nhiều, và mang tính hình thức. Giáo viên rất ngại khi   thiết kế  và sử  dụng phiếu học tập vì mất nhiều thời gian để  suy nghĩ, thiết   kế và sử dụng. Giáo viên chỉ sử dụng phiếu học tập trong các giờ thao giảng,  kiểm tra của Ban giám hiệu theo kế hoạch từ đầu năm học.  Với mong muốn góp tiếng nói chung vào công cuộc đổi mới phương  pháp dạy học và nâng cao chất lượng giảng dạy môn Địa ở trường phổ thông,  tôi lựa chọn đề  tài: “Thiết kế  và sử  dụng phiếu học tập trong giảng dạy   môn Địa lí lớp 12 – Ban cơ bản”. 2. TÊN SÁNG KIẾN Thiết kế và sử dụng phiếu học tập trong giảng dạy môn Địa lí lớp 12 – Ban  cơ bản. 3. TÁC GIẢ SÁNG KIẾN ­ Họ và tên: Tạ Thị Thanh Hà ­ Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường THPT Hai Bà Trưng ­ Hùng Vương  ­ Phúc Yên ­ Vĩnh Phúc.  ­ Số điện thoại: 0399284996   E ­ mail: tathithanhha.gvhaibatrung@vinhphuc.edu.vn 4. CHỦ ĐẦU TƯ TẠO RA SÁNG KIẾN Tạ Thị Thanh Hà 5. LĨNH VỰC ÁP DỤNG SÁNG KIẾN ­ Giảng dạy môn Địa lí lớp 12 (Ban cơ bản). ­ Vấn đề mà sáng kiến giải quyết: Nâng cao hiệu quả dạy và học môn Địa lí  12­ THPT thông qua các bài học sử dụng phiếu học tập, cụ thể: + Phát triển năng lực tự học, sáng tạo, hợp tác cho HS .  + Giúp HS định hướng giải quyết vấn đề, ghi nhớ  và ôn tập kiến thức  một  cách   tích  cực,  chủ   động,  sáng  tạo  hơn  so  với  phương  pháp  học  tập   truyền thống. 7
  6. + Giúp GV nâng cao trình độ  chuyên môn, áp dụng vào công tác giảng   dạy bộ môn Địa lí nhằm phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của  HS trong các tiết học. 6. NGÀY SÁNG KIẾN ĐƯỢC ÁP DỤNG LẦN ĐẦU HOẶC ÁP DỤNG  THỬ: Tháng 11 năm 2018. 7. MÔ TẢ BẢN CHẤT SÁNG KIẾN 8
  7. PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Xuất phát từ thực tiễn của việc đổi mới chương trình SGK Địa lí 12 và  thực tiễn của việc giảng dạy môn Địa lí 12  ở  trường THPT Hai Bà Trưng   trong 10 năm qua. 1.2. Tình hình nghiên cứu ­ Có nhiều tác giả đã nghiên cứu về vấn đề thiết kế và sử dụng phiếu  học tập trong dạy học nói chung và dạy học Địa lí nói riêng. Qua các đề  tài   nghiên cứu của các tác giả  cho thấy việc thiết kế và sử  dụng phiếu học tập   trong dạy học đã đem lại kết quả khả quan, phát huy được vai trò chủ  động   của học sinh trong học tập, học sinh đã say mê và hứng thú hơn với việc học  tập môn Địa lí. ­ Tuy nhiên việc nghiên cứu của các tác giả chủ yếu về mặt lí luận, chỉ  thiết kế  một số  ít bài minh họa. Trong quá trình giảng dạy, việc sử  dụng  phiếu học tập của giáo viên còn ít làm cho học sinh tiếp thu bài một cách thụ  động, nhàm chán. ­ Việc nghiên cứu và thử  nghiệm để  đi đến  ứng dụng cho tất cả  giáo   viên Địa lí có ý nghĩa lí luận và thực tiễn rất lớn. 1.3. Mục đích, đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu, phạm vi và giá trị sử  dụng của đề tài  * Mục đích  ­  Nhằm nâng cao khả năng sử  dụng các thiết bị dạy học phục vụ cho   các tiết học có hiệu quả của giáo viên Địa lí. ­ Giúp học sinh có khả  năng tìm hiểu kiến thức và tự  hoàn thiện kiến  thức trên cơ  sở  những tri thức giáo viên đã nghiên cứu, truyền tải thông qua  phiếu học tập trong một tiết học. *  Đối tượng ­ Đề  tài này được thực hiện trong soạn bài và giảng dạy các bài trong  chương trình Địa lí lớp 12 ­ Ban cơ bản. ­ Giới hạn trong việc nghiên cứu sử  dụng có hiệu quả   phiếu học tập  Địa lí. ­ Giáo viên và học sinh trong giảng dạy và học tập môn Địa lí nói chung  và môn Địa lí 12 nói riêng. * Nhiệm vụ  9
  8. Nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh thông qua các bài học trực  quan. Giúp học sinh đạt kết quả học tập cao. 10
  9. *  Phạm vi  Áp dụng cho nhiều bài học Địa lí lớp 12. *  Giá trị sử dụng ­ Đề tài có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho giáo viên dạy Địa lí lớp 12. ­ Dùng cho học sinh tự nghiên cứu, học tập môn Địa lí 12 có hiệu quả hơn. 1.4. Phương pháp nghiên cứu ̉     ­ Tông kêt kinh nghi ́ ệm giảng dạy môn Địa lí cấp THPT trong 10 năm va ̀ ̣ ̉ ̣ ̉ kinh nghiêm giang day cua cac thây cô giao khac. ́ ̀ ́ ́      ­  Phương pháp thử nghiệm.      ­  Phương phap phong vân. ́ ̉ ́      ­ Phương phap thông kê toan hoc – x ́ ́ ́ ̣ ử li sô liêu. ́ ́ ̣      ­ Phương phap điêu tra th ́ ̀ ực tiên s ̃ ư pham. ̣      ­ Các phương pháp khác: phân tich – tông h ́ ̉ ợp, so sanh… ́ 1.5. Cơ  sở  lí luận và thực tiễn của thiết kế  và sử  dụng phiếu học tập  trong giảng dạy môn Địa lí 12 (Ban cơ bản). 1.5.1. Khái niệm về phiếu học tập Trong tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên THPT chu kì III,  nhà xuất bản Đại học sư  phạm, tác giả  PGS.TS Nguyễn Đức Thành đã xây  dựng khái niệm như sau: “Để  tổ  chức các hoạt  động của học sinh, người ta phải dựng các   phiếu hoạt động học tập gọi tắt là phiếu học tập. Còn gọi cách khác là phiếu   hoạt động hay phiếu làm việc. Phiếu học tập là những tờ  giấy rời, in sẵn   những công tác độc lập hay làm theo nhóm nhỏ, được phát cho học sinh để   học sinh hoàn thành trng một thời gian ngắn của tiết học (từ  5­10 phút).   Trong mỗi phiếu học tập có ghi rõ một vài nhiệm vụ nhận thức nhằm hướng   tới hình thành kiến thức, kĩ năng hay rèn luyện thao tác tư  duy để  giao cho   học sinh”. Theo PGS.TS. Trịnh Văn Biều “Phiếu học tập là bản ghi các yêu cầu   hay các câu hỏi của giáo viên mà học sinh phải thực hiện trong giờ học trên   lớp”. Như  vậy, phiếu học tập là tờ  giấy rời, trên đó ghi các câu hỏi, bài   tập, nhiệm vụ học tập…kèm theo các gợi ý, hướng dẫn của giáo viên, dựa   11
  10. vào nhiệm vụ  đó học sinh thực hiện, hoặc ghi các thông tin cần thiết để   mở rộng kiến thức, bổ sung kiến thức, tìm hiểu nội dung hoặc củng cố   bài học.   12
  11. 1.5.2. Phân loại phiếu học tập ­ Dựa vào mục đích:   + Phiếu học tập dùng trong quá trình hình thành kiến thức mới: Sử  dụng phiếu học tập để hướng dẫn học sinh tìm hiểu kiến thức mới thông qua  việc dẫn dắt học sinh hoàn thành các yêu cầu trong phiếu học tập, học sinh   sẽ  tìm hiểu được những kiến thức nhất định. Dạng này cần có sự  hợp tác  chặt chẽ giữa giáo viên và học sinh. + Phiếu học tập dùng để ôn tập củng cố kiến thức: Phiếu này được sử  dụng sau khi học xong từng phần, từng bài, từng chương để  giúp học sinh  nắm vững kiến thức đã học, đảm bảo tính hệ  thống, liên tục và logic của  kiến thức trong chương trình. + Phiếu học tập dùng để  kiểm tra, đánh giá kết quả  học tập của học   sinh. ­ Dựa vào nội dung: + Phiếu thông tin: Nội dung gồm các thông tin bổ sung, mở rộng, minh   họa cho các kiến thức cơ bản của bài. + Phiếu bài tập: Nội dung là các bài tập nhận thức hoặc bài tập củng  cố. + Phiếu yêu cầu: Nội dung là các vấn đề và tình huống cần giải quyết. + Phiếu thực hành: Nội dung liên quan đến những nhiệm vụ thực hành,  rèn luyện kĩ năng. ­ Dựa vào hình thức thể hiện + Phiếu học tập in trên giấy phát cho học sinh. Giáo viên viết hoặc  đánh máy cho học sinh. + Phiếu học tập viết trên bảng phụ: bảng phụ  có thể  là một tờ  giấy   khổ A0,A1, hay một bảng meka nhỏ. + Phiếu học tập trình chiếu trên Poiwepoint ­ Dựa vào cách thức tổ  chức:  trò chơi, hành trình khám phá kiến thức Địa  lí… ­ Ngoài ra có thể chia thành phiếu ghi, phiếu trắc nghiệm, phiếu hướng dẫn. 1.5.3. Vai trò của phiếu học tập ­ Cung cấp thông tin và sự kiện: Phiếu học tập chứa đựng thông tin, dữ  liệu, sự kiện hoặc dùng làm cơ sở cho một hoạt động nhận thức nào đó.  13
  12. ­ Phiếu học tập còn là công cụ  hoạt động và giao tiếp: Phiếu học tập  chứa đựng các câu hỏi và bài tập, yêu cầu hoạt động, những vấn đề  để  yêu  cầu học sinh giải quyết, hoặc thực hiện kèm theo những hướng dẫn cách  làm… ­ Việc sử  dụng phiếu học tập đã giúp đổi mới phương pháp dạy học,   lấy học sinh làm trung tâm. Giáo viên từ trình bày, giảng giải sang hoạt động  hướng dẫn, chỉ đạo học sinh. Mọi học sinh được tham gia hoạt động tích cực,   không còn hiện tượng thụ động nghe giảng nữa.Việc sử dụng phiếu học tập   sẽ giúp cho việc tổ chức hoạt động nhóm dễ dàng và hiệu quả hơn. ­ Phiếu học tập là một biện pháp hữu hiệu để  hỗ  trợ  học sinh trong   việc tự chiếm lĩnh tri thức. Nó có tác dụng định hướng cho học sinh nắm bắt   nội dung kiến thức, nội dung nào là trọng tâm? Học sinh sẽ  biết mình phải  học những nội dung nào trước, nội dung nào sau. ­ Thông qua việc hoàn thiện phiếu học tập, học sinh có thể tự đánh giá  mình, tạo được hứng thú trong giờ  học. Qua đó giáo viên có thể  nắm bắt  nhanh chóng trình độ, khả  năng của học sinh để  kịp thời điều chỉnh phương   pháp giúp tăng hiệu quả dạy học. ­ Việc sử  dụng phiếu học tập trong giờ học còn giúp giáo viên nghiên  cứu bài học kĩ hơn, tự tin vào bài giảng của mình. 1.5.4. Thực trạng thiết kế  và sử  dụng phiếu học tập trong giảng dạy   môn Địa lí. Phiếu học tập là một phương tiện dạy học rất hữu ích trong quá trình  học tập của học sinh. Trong quá trình giảng dạy các môn học nói chung và   môn Địa lí nói riêng, đa số các giáo viên đã thiết kế và sử dụng phiếu học tập   để giúp học sinh tìm hiểu kiến thức đồng thời củng cố, đánh giá kết quả học  tập của học sinh.  Tuy nhiên tần suất sử  dụng phiếu học tập trong giảng dạy còn rất ít.   Giáo viên thiết kế  và sử  dụng phiếu học tập chủ  yếu để  cho HS tìm hiểu  kiến thức mới. Thậm chí giáo viên chỉ  sử  dụng phiếu học tập khi đó là các   tiết dự  giờ  thao giảng, kiểm tra, đánh giá đã có kế  hoạch trước. Việc xây  dựng và sử  dụng phiếu học tập chưa phù hợp, chưa phát huy hết tác dụng   của phiếu học tập.  Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do nhiều giáo viên chưa nhận  thức được đầy đủ vai trò của phiếu học tập trong giảng dạy môn Địa lí. Bên   cạnh đó thì nguyên nhân cơ bản nhất là việc thiết kế phiếu học tập mất khá  nhiều thời gian và kèm theo cả chi phí in ấn. Việc tổ chức các hoạt động học   14
  13. tập khi sử dụng phiếu học tập cũng đòi hỏi giáo viên phải có sự  chuẩn bị  kĩ   lưỡng hơn để có thể hỗ trợ học sinh.    PHẦN 2: THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG PHIẾU HỌC TẬP TRONG GIẢNG  DẠY MÔN ĐỊA LÍ 12 (BAN CƠ BẢN). 2.1. Cấu trúc, nội dung chương trình môn Địa lí 12 (Ban cơ bản) 2.1.1. Cấu trúc chương trình Địa lí 12 ­ Chủ đề 1: Việt Nam trên đường Đổi mới và hội nhập ­ Chủ đề 2: Địa lí tự nhiên Việt Nam. ­ Chủ đề 3: Địa lí dân cư. ­ Chủ đề 4: Địa lí các ngành kinh tế. ­ Chủ đề 5: Địa lí các vùng kinh tế. ­ Chủ đề 6: Địa lí địa phương. 2.1.2. Nội dung chương trình cụ thể STT Bài Tên bài 1 1 Việt Nam trên đường Đổi mới và hội nhập 2 2 Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ 3 3 Thực hành: Vẽ lược đồ Việt Nam 4 6­7 Đất nước nhiều đồi núi 5 8 Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển 6 9­10 Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa 7 11­12 Thiên nhiên phân hóa đa dạng 8 13 Thực hành: Đọc bản đồ địa hình, điền vào lược đồ trống   một số dãy núi và đỉnh núi. 9 14 Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên 10 15 Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai 11 16 Đặc điểm dân số và sự phân bố dân cư 12 17 Lao động và việc làm 13 18 Đô thị hóa 15
  14. 14 19 Thực hành: Vẽ  biểu đồ  và phân tích sự  phân hóa về  thu  nhập bình quân theo đầu người giữa các vùng. 15 20 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế 16 21 Đặc điểm nền nông nghiệp nước ta 17 22 Vấn đề phát triển nông nghiệp 18 23 Thực hành: Phân tích sự chuyển dịch cơ cấu ngành trồng  trọt. 19 24 Vấn đề phát triển ngành thủy sản và lâm nghiệp 20 25 Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp 21 26 Cơ cấu ngành công nghiệp 22 27 Vấn đề phát triển một số ngành công nghiệp trọng điểm 23 28 Vấn đề tổ chức lãnh thổ công nghiệp 24 29 Thực hành: Vẽ biểu đồ, nhận xét và giải thích sự chuyển  dịch cơ cấu công nghiệp 25 30 Vấn đề phát triển ngành giao thông vận tải và thông tin  liên lạc 26 31 Vấn đề phát triển thương mại, du lịch. 27 32 Vấn đề khai thác thế mạnh ở Trung du và miền núi Bắc  Bộ 28 33 Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng  bằng sông Hồng. 29 35 Vấn đề phát triển kinh tế ­ xã hội ở Bắc Trung Bộ 30 36 Vấn đề phát triển kinh tế­ xã hội ở Duyên hải Nam  Trung Bộ 31 37 Vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên 32 38 Thực hành: So sánh về cây công nghiệp lâu năm và chăn  nuôi gia súc lớn giữa vùng Tây Nguyên với Trung du và  miền núi Bắc Bộ 33 39 Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ 34 40 Thực hành: Phân tích tình hình phát triển công nghiệp ở  Đông Nam Bộ 35 41 Vấn đề sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng  16
  15. sông Cửu Long 36 42 Vấn đề phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng ở Biển  Đông và các đảo, quần đảo. 37 43 Các vùng kinh tế trọng điểm 38 44­45 Tìm hiểu địa lí tỉnh, thành phố 17
  16. 2.2. Thiết kế phiếu học tập trong dạy học  2.2.1. Định hướng thiết kế phiếu học tập Xuất phát từ vai trò của phiếu học tập, các dạng phiếu học tập và cấu  trúc, yêu cầu, hình thức thể hiện của phiếu học tập, định hướng thiết kế và  sử dụng phiếu học tập cần lưu ý những điểm sau: ­ Phiếu học tập phải phù hợp với mục tiêu bài học, phù hợp với đối  tượng học sinh, phù hợp với điều kiện cơ  sở  vật chất hiện có và thời gian  của môn học, sao cho đa số học sinh có thể hoàn thành được phiếu học tập. ­ Nội dung của phiếu học tập phải được diễn đạt chính xác, rõ ràng. ­ Phiếu học tập có thể truyền tải nội dung của một phần bài học hoặc  nội dung toàn bài. ­ Phiếu học tập có khả  năng tạo cơ  hội cho HS phát huy các năng lực   của mình. ­ Việc đánh giá phiếu học tập cần kèm theo nhận xét và chủ yếu mang  tính động viên, khuyến khích tinh thần học tập của học sinh. 2.2.2. Cấu trúc phiếu học tập ­ Phần dẫn: là các chỉ dẫn của giáo viên quy định kiểu hoạt động, nội dung  hoạt động hay nguồn thông tin.  Ví dụ: Dựa vào thông tin mục… SGK…trang… hoàn thành bảng thông tin sau. ­ Phần hoạt động:  là phần chỉ  những công việc, thao tác mà học sinh cần  thực hiện, có thể một hoặc nhiều hoạt động. ­ Phần quy định thời gian: Tùy khối lượng công việc mà giáo viên quy định  thời gian cho học sinh hoàn thành. 2.2.3. Quy trình thiết kế phiếu học tập trong dạy học Địa lí ­ Bước 1: Nghiên cứu kĩ nội dung bài học. ­ Bước 2: Xác định mục tiêu bài học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng. ­ Bước 3: Xây dựng ý tưởng tổ chức các hoạt động dạy học, xác định những   hoạt động nào nên sử  dụng phiếu học tập, xác định nội dung của phiếu học  tập. ­ Bước 4: Xác định thời gian, phương tiện, thiết bị  dạy học hỗ  trợ  để  học  sinh hoàn thành phiếu học tập. 18
  17. ­ Bước 5: Xác định cách thức trình bày và phương pháp thực hiện phiếu học   tập cho học sinh. ­ Bước 6: Xây dựng, kiểm tra phiếu học tập (thông tin phản hồi) ­ Bước 7: Xây dựng đáp án cho phiếu học tập 2.2.4. Kinh nghiệm khi thiết kế một phiếu học tập ­ Sử dụng câu dẫn ngắn gọn, dễ hiểu, cụ thể. ­ Nội dung phù hợp, đúng trọng tâm. ­ Nên thiết kế  phiếu học tập kết hợp kênh chữ  và kênh hình để  tăng  hứng thú học tập cho học sinh. ­ Tùy từng bài học để  xây dựng phiếu học tập theo các hình thức khác  nhau. ­ Mỗi bài học chỉ nên thiết kế tối đa 3 phiếu học tập để tránh tình trạng   học sinh bị  quá tải với khối lượng công việc dẫn đến nhàm chán trong học  tập. ­ Hình thức trình bày đẹp, khoa học. 2.3. Sử dụng phiếu học tập trong dạy học môn Địa lí 2.3.1. Quy trình sử dụng phiếu học tập ­ Bước 1: GV phát phiếu học tập cho từng học sinh (nhóm học sinh). ­ Bước 2: GV nêu yêu cầu, nội dung, các hoạt động học sinh cần thực hiện   trên phiếu học tập. ­ Bước 3: GV hỗ trợ, hướng dẫn HS hoàn thiện phiếu học tập khi cần thiết. ­ Bước 4: GV tổ chức cho HS trình bày kết quả làm việc với phiếu học tập  đã giao. ­ Bước 5: GV và HS cùng đánh giá, nhận xét kết quả làm việc của học sinh. 2.3.2. Một số  thuận lợi và khó khăn khi sử  dụng phiếu học tập trong   dạy học Địa lí * Thuận lợi ­ Sự  phát triển của công nghệ  thông tin giúp cho việc thiết kế  phiếu   học tập nhanh và đẹp hơn. ­ Trong mỗi bài học đều có các câu hỏi, giáo viên có thể dựa vào đó để  thiết kế phiếu học tập. 19
  18. ­ Phương tiện, thiết bị dạy học của các nhà trường tương đối đầy đủ  như: bản đồ, Atlat Địa lí Việt Nam, tranh ảnh, máy chiếu. GV có thể đặt các  câu hỏi khai thác nội dung, rèn luyện kĩ năng thông qua các phương tiện giúp  bài học phong phú hơn. * Khó khăn ­ Khó khăn lớn nhất của giáo viên khi thiết kế  phiếu học tập là thời   gian và tài chính. Để  chuẩn bị  tốt các phiếu học tập giáo viên phải tốn khá   nhiều thời gian để nghiên cứu, thiết kế, biên soạn phiếu học tập cho phù  hợp  với đối tượng học sinh và đạt được hiệu quả  cao nhất. Đồng thời giáo viên   phải tự chi trả tiền in ấn, photo) ­ Việc sử dụng phiếu học tập đòi hỏi giáo viên phải linh hoạt, biết cách  tổ chức và kết hợp tốt các phương pháp và phương tiện dạy học. Việc sử dụng  phiếu học tập vào các hoạt động trong giờ  học có thể  bị  rời rạc khi giáo viên  chưa có kinh nghiệm, hoặc học sinh chưa nắm rõ cách làm việc với phiếu học   tập. 2.3.3. Kinh nghiệm sử  dụng phiếu học tập trong quá trình giảng dạy  môn Địa lí ­ Giáo viên cần giao nhiệm vụ hoàn thành phiếu học tập rõ ràng. ­ Trong trường hợp phiếu học tập có nội dung kẻ bảng so sánh thì giáo   viên nên chuẩn bị sẵn bảng phụ để học sinh lên bảng điền vào bảng phụ. ­ GV cần bao quát lớp học, luôn sẵn sàng hỗ  trợ  hướng dẫn học sinh  hoàn thành phiếu học tập. ­ Sử dụng phiếu học tập kết hợp với các phương pháp dạy học Để  tăng thêm hiệu quả  của việc sử  dụng phiếu học tập và tạo không  khí sôi nổi trong một tiết học, đồng thời giúp phát huy tối đa các năng lực của   học sinh thì bên cạnh hình thức làm việc với phiếu học tập theo hình thức cá   nhân, giáo viên có thể sử dụng kết hợp với các phương pháp dạy học tích sau: + Phương pháp thảo luận nhóm. + Phương pháp dạy học theo dự án. + Phương pháp giải quyết vấn đề. + Kĩ thuật khăn trải bàn. + Kĩ thuật tia chớp. + Kĩ thuật mảnh ghép… 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2