Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thiết kế và sử dụng thiết bị dạy học số trong dạy học bài các phân tử sinh học - Sinh học 10 nhằm góp phần nâng cao năng lực tự học cho học sinh
lượt xem 0
download
Sáng kiến "Thiết kế và sử dụng thiết bị dạy học số trong dạy học bài các phân tử sinh học - Sinh học 10 nhằm góp phần nâng cao năng lực tự học cho học sinh" được hoàn thành với mục tiêu nhằm nghiên cứu về cơ sở lí luận và thực tiễn về dạy học sử dụng TBDHS, các năng lực trong dạy học theo định hướng phát triển phẩm chất năng lực nói chung và dạy học sinh học nói riêng để đề xuất quy trình vận dụng dạy học bài các phân tử sinh học - Sinh học 10.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thiết kế và sử dụng thiết bị dạy học số trong dạy học bài các phân tử sinh học - Sinh học 10 nhằm góp phần nâng cao năng lực tự học cho học sinh
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài: THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG THIẾT BỊ DẠY HỌC SỐ TRONG DẠY HỌC BÀI CÁC PHÂN TỬ SINH HỌC - SINH HỌC 10 NHẰM GÓP PHẦN NÂNG CAO NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH Lĩnh vực : Sinh học – THPT Nghệ An – 2024
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT THÁI HÒA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài: THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG THIẾT BỊ DẠY HỌC SỐ TRONG DẠY HỌC BÀI CÁC PHÂN TỬ SINH HỌC - SINH HỌC 10 NHẰM GÓP PHẦN NÂNG CAO NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH Lĩnh vực : Sinh học - THPT Tác giả: Nguyễn Thị Hà Tổ bộ môn: Khoa học tự nhiên ĐT: 0978056373 - 0838757668 Nghệ An - 2024
- MỤC LỤC NỘI DUNG Trang PHẦN I: MỞ ĐẦU 1 I. Lý do chọn đề tài 1 II. Mục đích nghiên cứu. 2 III. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu 2 IV. Phương pháp nghiên cứu 2 V. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu 3 PHẦN II: NỘI DUNG 4 I. Cơ sở lý luận 4 1.1. Tự học và năng lực tự học 4 1.2. Thiết bị dạy học số 5 1.3. Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học 5 II. Thực trạng của vấn đề 6 2.1. Mục đích 6 2.2. Đối tượng 6 2.3. Phương pháp 7 2.4. Nội dung điều tra 7 2.5. Kết quả điều tra 7 III. Biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề 9 3.1. Kế hoạch thực hiện bài học 9 3.2. Hoạt động học tập 10 IV. Thực nghiệm sư phạm 25 4.1. Nội dung và phương pháp thực nghiệm 26 4.2. Kết quả thực nghiệm 27 V. Khảo sát tính cấp thiết và tính khả thi của giải pháp 30 5.1. Mục đích khảo sát 30 5.2. Nội dung và phương pháp khảo sát 30 5.3. Đối tượng khảo sát 31 5.4. Kết quả khảo sát về sự cấp thiết và tính khả thi các giải pháp đã đề xuất 31 PHẦN III: KẾT LUẬN 34 I. Kết luận chung 34 II. Ý nghĩa của sáng kiến 34 III. Khả năng ứng dụng và triển khai của sáng kiến 34 IV.Những bài học kinh nghiệm từ quá trình áp dụng sáng kiến 35 V. Kiến nghị, đề xuất 35 TÀI LIỆU THAM KHẢO 36 PHỤ LỤC 37
- DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT Chữ cái viết tắt Chữ đầy đủ HS Học sinh NLTH Năng lực tự học PPDH Phương pháp dạy học GV Giáo viên GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo GDPT Giáo dục phổ thông CNTT Công nghệ thông tin SGK Sách giáo khoa HĐ Hoạt động KN Kỷ năng NL Năng lực TBDHS Thiết bị dạy học số TN Thực nghiệm ĐC Đối chứng THPT Trung học phổ thông
- PHẦN I: MỞ ĐẦU I. Lý do chọn đề tài Ngành Giáo dục và Đào tạo đang tích cực triển khai thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo “...Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục, đào tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học... tăng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn...”. Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã ban hành Công văn 4612/BGDĐT - GDTrH ngày 03/10/2017 về hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục phổ thông hiện hành theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh từ năm học 2017 - 2018 và hướng dẫn về vận dụng kiến thức giải quyết các tình huống thực tiễn, tăng cường các hoạt động trải nghiệm sáng tạo. Trong giai đoạn hiện nay, sự phát triển tri thức của nhân loại ngày càng tăng, con người dễ dàng tiếp nhận tri thức qua nhiều phương tiện. Vì vậy, xu hướng của dạy học thay đổi từ cách tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực cho người học, một trong những yếu tố quan trọng góp phần nâng cao chất lượng đào tạo một cách bền vững. Với xu hướng đó thời gian qua Sở GD&ĐT Nghệ An đã tổ chức nhiều đợt bồi dưỡng, tập huấn chuyên môn nghiệp vụ nhằm cụ thể hóa Nghị quyết số 29, nâng cao năng lực dạy học tiếp cận năng lực cho giáo viên toàn tỉnh. Tuy nhiên thực tế dạy học ở trường THPT hiện nay việc đổi mới PPDH đã được quan tâm nhưng việc rèn luyện các kĩ năng, năng lực, đặc biệt là năng lực tự học thì chưa được chú trọng. Một mặt do điều kiện cơ sở vật chất còn hạn chế ảnh hưởng đến phương pháp dạy học tích cực, mặt khác là đa số GV đang còn quen với phương pháp dạy học truyền thống, chậm cải tiến. Dẫn đến hiệu quả học tập và năng lực nhận thức chậm tiến bộ, nhiều HS không thấy hứng thú trong học tập. Do đó cần phải hướng tới việc tổ chức cho học HS chủ động đi tìm hiểu và vận dụng được kiến thức. Vì tự học không những phát huy tính tự giác, tích cực chiếm lĩnh tri thức mà còn là điều kiện cần để thực hiện nhiệm vụ giáo dục ở các trường THPT. Đặc biệt trong bối cảnh công nghệ thông tin và truyền thông trở thành phương tiện dạy học hiệu quả. Từ năm học 2022 - 2023 học sinh lớp 10 và năm học 2023 - 2024 học sinh lớp 11 đã học SGK mới theo chương trình GDPT 2018, do vậy mục tiêu chủ yếu của chương trình là phát triển các năng lực và phẩm chất cho HS trong đó có năng lực tự học. Việc thiết kế và TBDHS tạo môi trường học tập tích cực và chủ động, là sự lựa chọn tốt để phát triển các phẩm chất và năng lực của người học trong dạy học môn sinh học nói riêng và các môn học trong trường THPT nói chung. Qua nghiên cứu về chương trình cùng với thực tiễn dạy học tôi thấy việc thiết kế và sử dụng thiết bị dạy học số rất phù hợp dạy học đáp ứng chương trình GDPT 1
- 2018. Với mong muốn phát triển các phẩm chất năng lực của học sinh cũng như đào tạo ra các thế hệ học trò năng động, thích nghi trong mọi hoàn cảnh, giải quyết các vấn đề trong thực tiễn. Nghiên cứu nội dung bài các phân tử sinh học - Sinh học 10 tôi thấy kiến thức được xây dựng theo hướng tiếp cận cấu trúc - chức năng một cách logic chặt chẽ. Một số nội dung HS đã được học ở lớp dưới, còn một số nội dung HS được học sâu hơn ở lớp 10, điều này rất phù hợp cho việc hướng dẫn tự học cho các em. Từ những lí do trên tôi nghiên cứu đề tài: “Thiết kế và sử dụng thiết bị dạy học số trong dạy hoc bài các phân tử sinh học - Sinh học 10 nhằm góp phần nâng cao năng lực tự học cho học sinh”. II. Mục đích nghiên cứu Thông qua nghiên cứu về cơ sở lí luận và thực tiễn về dạy học sử dụng TBDHS, các năng lực trong dạy học theo định hướng phát triển phẩm chất năng lực nói chung và dạy học sinh học nói riêng để đề xuất quy trình vận dụng dạy học bài các phân tử sinh học - Sinh học 10. III. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu 3.1. Phạm vi nghiên cứu. Đề tài tập trung nghiên thiết kế và sử dụng TBDHS trong dạy học bài các phân tử sinh học - Sinh học 10 nhằm phát triển năng lực tự học cho HS. 3.2. Đối tượng nghiên cứu. - Nội dung bài các phân tử sinh học - Sinh học 10. - Quy trình thiết kế giáo án bài các phân tử sinh học - Sinh học 10 với sử dụng TBDHS nhằm phát triển năng lực tự học cho HS. - Dạy thực nghiệm trên lớp theo giáo án đã soạn để đánh giá hiệu quả của đề tài. - Giáo viên dạy bộ môn Sinh học và học sinh lớp 10. IV. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Nghiên cứu các văn bản: Các văn kiện của Đảng, pháp luật Nhà nước có liên quan đến công tác giáo dục đào tạo. Nghiên cứu tổng quan các tài liệu về tâm lí học, lí luận dạy học, phương pháp dạy học sinh học, chương trình nội dung sách giáo khoa, sách giáo viên, tài liệu giáo khoa có liên quan đến đề tài. Nghiên cứu, phân tích và tổng hợp tài liệu có liên quan để tổng quan tình hình nghiên cứu, từ đó xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài. 2
- 4.2. Phương pháp chuyên gia: Gặp gỡ, trao đổi với các chuyên gia trong lĩnh vực mà mình nghiên cứu, từ đó có những định hướng cho việc nghiên cứu đề tài. 4.3 Phương pháp điều tra: Thông qua hình thức dự giờ, quan sát, tiếp xúc, trao đổi với GV để tìm hiểu thực trạng đổi mới PPDH và ứng dụng công nghệ trong dạy học. 4.4. Phương pháp thực nghiệm: Tiến hành dạy thực nghiệm để kiểm tra tính khả thi của giải pháp. 4.5. Phương pháp thống kê: Thu thập số liệu và xử lý,thống kê để khái quát kết quả nghiên cứu. V. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu. - Góp phần hệ thống hóa và làm sáng tỏ cơ sở lí luận về dạy học sử dụng TBDHS và dạy học theo định hướng phát triển phẩm chất năng lực. - Xác định được quy trình thiết kế các chủ đề dạy học với sự trợ giúp của các thiết bị dạy học số. - Đề xuất được quy trình tổ chức dạy học bài các phân tử sinh học - Sinh học 10 với sự trợ giúp của các thiết bị dạy học số. 3
- PHẦN II: NỘI DUNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1. Tự học và năng lực tự học 1.1.1 Khái niệm tự học Khái niệm: Theo Cao Xuân Phan (2018) “Tự học là quá trình đòi hỏi người học phải nỗ lực tối đa, tích cực, chủ động, sáng tạo để chiếm lĩnh tri thức bằng hoạt động của chính mình nhằm đạt được mục đích đã đề ra từ trước” [9]. 1.1.2. Vai trò của tự học Tự học giúp HS tự hoàn thiện và làm phong phú vốn kiến thức bằng sự nỗ lực tự tìm tòi, nghiên cứu. Trong quá trình đó HS sẽ gặp nhiều vấn đề mới và việc đi tìm lời giải đáp cho những vấn đề ấy là cách tốt nhất kích thích hoạt động trí tuệ. Tự học còn có vai trò trong việc giáo dục, hình thành nhân cách cho HS. Việc tự học rèn luyện cho HS thói quen độc lập suy nghĩ, giải quyết vấn đề khó khăn trong học tập và cuộc sống giúp cho HS tự tin hơn. Hơn thế nữa, tự học thúc đẩy HS ham học, ham hiểu biết, khát khao vươn tới những đỉnh cao của khoa học, sống có hoài bão, ước mơ. 1.1.3. Các hình thức tự học - Tự học hoàn toàn (không có GV); Tự học qua tài liệu hướng dẫn; Tự học có GV ở xa hướng dẫn qua phương tiện truyền thông. - Tự học dưới sự hướng dẫn chặt chẽ của GV (hay còn gọi là tự học có hướng dẫn): + Tự học ở nhà: GV định hướng một cách gián tiếp về phương pháp tự học và nội dung nghiên cứu. HS chủ động sắp xếp kế hoạch, chủ động, tích cực để hoàn thành những yêu cầu mà GV đưa ra. + Tự học trên lớp: GV hỗ trợ, hướng dẫn và tạo điều kiện cho HS nghiên cứu tự chiếm lĩnh tri thức mới. HS là chủ thể của quá trình nhận thức, tự giác, tích cực sáng tạo tham gia vào quá trình học tập. 1.1.4. Năng lực tự học Theo Cao Xuân Phan (2018), NLTH là khả năng HS vận dụng một cách linh hoạt, chủ động những kiến thức, kỹ năng hiện có để thực hiện thành công nhiệm vụ học tập bằng cách tự lựa chọn và triển khai được các thao tác tác động vào nội dung bài học nhằm chiếm lĩnh tri thức, phát triển kỹ năng, kỹ xảo bản thân để đạt được mục tiêu học tập đã đề ra. - Năng lực tự học cấp THPT gồm có các biểu hiện sau: + Xác định được mục tiêu học tập: HS tự xác định mục tiêu học tập chi tiết, cụ thể. + Lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch: HS lập kế hoạch học tập; tìm kiếm, lựa chọn nguồn tài liệu phù hợp; ghi chép thông tin đọc được; tự đặt được vấn đề học tập. + Đánh giá và điều chỉnh: HS tự nhận ra và điều chỉnh được những sai sót của mình trong học tập; rút kinh nghiệm để có thể vận dụng vào các tình huống khác. 4
- 1.2. Thiết bị dạy học số (TBDHS) Thiết bị dạy học số là những phương tiện vật chất cần thiết áp dụng công nghệ kỹ thuật giúp cho giáo viên và học sinh tổ chức quá trình giáo dục, giáo dưỡng hợp lí, có hiệu quả các môn học ở nhà trường. Cụ thể, Thiết bị dạy học số gồm bộ tranh ảnh, video clip; phần mềm mô phỏng, thí nghiệm ảo; thiết bị thí nghiệm thực hành được kết nối và có thể tương tác được trên máy tính… - Một số phần mềm giúp GV có thể chuyển đổi thiết bị dạy học: + Làm hình ảnh, video clip: Canva, bộ công cụ của Adobe, iSpring Suite, Cap Cut,... + Mô phỏng thí nghiệm ảo: Crocodile Physics, PhET, 3D album, Virtual Lab,... + Trò chơi kiểu trắc nghiệm: Quizizz, Kahoot,... + Tạo trò chơi, câu hỏi tương tác, bài giảng tương tác: Ispring suit 10, liveworksheet… 1.3. Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học 1.3.1. Vai trò của ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học CNTT tạo điều kiện để đa dạng hóa hình thức dạy học, giáo dục, đáp ứng mục tiêu học tập suốt đời, xây dựng xã hội học tập. Cụ thể có nhiều hình thức học tập khác nhau như: dạy học trực tiếp hoàn toàn, dạy học trực tiếp có ứng dụng CNTT, dạy học trực tuyến hỗ trợ trực tiếp, dạy học trực tuyến hoàn toàn. CNTT còn hỗ trợ GV chuẩn bị việc dạy học, giáo dục, xây dựng kế hoạch dạy học, giáo dục thông qua sử dụng các phần mềm, học liệu số…tạo ra các bài giảng đa phương tiện kích thích hứng thú và hiệu quả học tập của học sinh. CNTT tạo điều kiện học tập đa dạng cho học sinh, tạo điều kiện để học sinh khám phá tích cực và chủ động nguồn tri thức, kích thích hứng thú học tập của học sinh, khuyến khích học sinh tư duy dựa trên nền tảng khám phá, thử nghiệm, có cơ hội phát triển năng lực thực tiễn, các kĩ năng phức tạp, năng lực tổng hợp thông qua các hình thức học tập khác nhau. CNTT hỗ trợ GV thực hiện dạy học, giáo dục phẩm chất, năng lực HS một cách thuận lợi và hiệu quả trong việc tìm kiếm, thiết kế, biên tập học liệu, tổ chức dạy học và kiểm tra đánh giá thông qua các thiết bị, phần mềm công nghệ. Tạo điều kiện tự học, tự bồi dưỡng của GV: hỗ trợ và góp phần cải thiện kĩ năng dạy học, quản lý lớp học, cải tiến và đổi mới việc dạy học và giáo dục; giúp GV sử dụng hiệu quả nguồn học liệu, thiết bị công nghệ, công cụ phần mềm một cách hiệu quả trong hoạt động dạy học và giáo dục. 1.3.2. Một số phần mềm công nghệ sử dụng trong dạy học Khi sử dụng các thiết bị công nghệ như máy tính, điện thoại thông minh phục vụ dạy học, GV và HS sẽ tiến hành khai thác, sử dụng các phần mềm máy tính. Các 5
- phần mềm này vừa có thể hỗ trợ hoạt động giảng dạy của GV, hoạt động học tập của HS (phần mềm Powerpoint) vừa có thể tạo ra nguồn học liệu số, sản phẩm học tập phục vụ hoạt động dạy học và giáo dục (như phần mềm MS Word). Cụ thể, có thể hệ thống một số phần mềm và mục đích sử dụng của chúng như sau: Thiết kế, biên Hỗ trợ dạy Hỗ trợ kiểm Hỗ trợ quản Phần mềm tập kế hoạch học trực tra đánh giá lý học sinh dạy học tuyến Microsoft x Powerpoint Video Editor x Yenka x Google x Form Kahoot x Google x x x Classroom Azota x x Padled x x x Onenote x x Zalo x Facebook x II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ Để tìm hiểu thực trạng thiết kế và sử dụng thiết bị dạy học số trong dạy học ở các trường THPT trên địa bàn thị xã Thái Hòa, tôi đã sử dụng phương pháp điều tra. 2.1. Mục đích Điều tra làm rõ thực trạng thiết kế và sử dụng thiết bị dạy học số trong day học và mong muốn về đổi mới phương pháp dạy và học của GV và HS. 2.2. Đối tượng - Nhận thức của HS và mức độ HS sử dụng thiết bị dạy học số trong quá trình học tập môn sinh học - Nhận thức và mức độ GV sử dụng thiết bị dạy học số trong quá trình dạy học. - Mong muốn của GV và HS về dạy và học tập môn sinh học. 6
- 2.3. Phương pháp - Tôi thiết kế phiếu điều tra với các nội dung dành cho GV và HS. Trong đó, điều tra 20 GV dạy học môn sinh học ở trường tôi và trường lân cận. Điều tra 200 HS lớp 10 của trường THPT nơi tôi đang giảng dạy. 2.4. Nội dung điều tra * Đối với giáo viên: - Tình hình sử dụng TBDHS trong dạy học sinh học. - Mong muốn của GV khi sử dụng TBDHS trong dạy học sinh học. * Đối với học sinh: - Mức độ sử dụng các TBDHS trong học tập môn sinh học của HS. - Mong muốn của HS trong việc sử dụng các TBDHS khi học tập môn sinh học. 2.5. Kết quả điều tra * Đối với giáo viên: Nhận thức của GV về TBDHS Qua khảo sát tôi thiết kế trên công cụ hỗ trợ google form theo link https://docs.google.com/forms/d/e/1FAIpQLSfMEqBdsHSwjwtoyT4- mEk78G6hcxwbE8I3I6jC_QBWbltnLg/viewform?usp=sf_link hệ thống câu hỏi được tôi xây dựng (phụ lục), kết quả thu được ở bảng 1, bảng 2 và bảng 3. Bảng 1. Kết quả điều tra về nhận thức của GV về TBDHS Mức độ sử dụng TBDHS Thường xuyên Thỉnh thoảng Chưa bao giờ 1. Tranh ảnh, 80% 20% video 2. Thí nghiệm ảo 20% 25% 55% 3. Trò chơi ảo 15% 28% 57% 4. Bài giảng E - 10% 25% 65% learning Bảng 2. Kết quả điều tra về nhận thức của GV về vai trò của TBDHS Lợi ích của TBDHS Ý kiến của thầy cô 1. Sinh động, đẹp, dễ dàng chia sẻ, tiết kiệm chi phí 100% 2. Tạo điều kiện và kích thích GV tổ chức hoạt động 96% DH, GD đa dạng, hiệu quả 3. Góp phần phát triển hứng thú học tập và kĩ năng, năng lực của người học 81% 4. Mở rộng, gắn kết mối quan hệ giữa HS với GV và 86% giữa HS với HS 5. Rèn luyện năng lực tự học cho Học sinh 95% 7
- Như vậy, phần lớn GV đã nhận thức được về vai trò của TBDHS và đã sử dụng TBDHS vào dạy học, tuy nhiên mới chỉ sử dụng các TBDHS đơn giản, có sẵn và chưa tự mình thiết kế được các TBDHS. Và chưa biết cách sử dụng các TBDHS phức tạp, nhiều GV vẫn còn xa lạ khi nhắc đến bài giảng E- learning, trò chơi ảo trên kahoot, Quizzi, tạo PHT trên liveworksheet,... Phần lớn GV đã quen với cách dạy truyền thống nên nhiều GV chưa tin vào việc TBDHS có thể góp phần phát triển hứng thú học tập và kĩ năng năng lực cho người học. Bảng 3. Mong muốn của GV khi sử dụng TBDHS trong dạy học sinh học TT Mong muốn Ý kiến của thầy (cô) 1 Được tập huấn về kĩ năng sử dụng CNTT 92% Được tập huấn về kĩ năng thiết kế và sử dụng 2 100% TBDHS BGH nhà trường chú trọng hơn đến việc thi đua 3 86% khuyến khích sử dụng TBDHS Trang bị cơ sở vật chất tốt hơn để phục vụ cho vận 4 100% dụng TBDHS Như vậy, phần lớn GV đều muốn được tập huấn cơ bản về kĩ năng CNTT, kĩ năng thiết kế, sử dụng TBDHS trong dạy hoc. Và mong muốn được nhà trường và cấp trên quan tâm đầu tư hệ thống cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy. Quan tâm hơn nữa đến công tác khuyến khích, khen thưởng để GV có động lực và hứng thú tham gia đổi mới phương pháp dạy học. * Đối với học sinh: Qua khảo sát tôi thiết kế trên công cụ hỗ trợ google form theo link https://docs.google.com/forms/d/e/1FAIpQLSfzgsubJPHmw5v2czgeiCWzrYfkj5S huu2qP_jQqL2W4Ke8qw/viewform?usp=sf_link hệ thống câu hỏi được tôi xây dựng (phụ lục), kết quả thu được ở bảng 4, bảng 5. Bảng 4. Tần suất HS học trực tuyến môn sinh học Tần suất Tỉ lệ Rất thường xuyên 14% Thường xuyên 46% Đôi khi 25% Hiếm khi 15% Chưa bao giờ 0.00% 8
- Như vậy, chúng ta nhận thấy rằng phần lớn HS đã tham gia học trực tuyến trên các nền tảng mạng xã hội như facebook, zalo, google meet, zoom,... tuy nhiên mức độ sử dụng không đồng đều, điều này cũng dễ hiểu vì các em tham gia học trực tuyến với các mục đích khác nhau. Bảng 5. Mong muốn của HS khi học tập môn sinh học Mong muốn Tỉ lệ Được học tập với phương pháp mới lạ, sinh động 96,81% Được hoạt động nhóm, trao đổi, tranh luận 88,76% Được học online trước rồi đến lớp trao đổi, tranh luận, 76,52% làm bài tập ngay tại lớp Được chủ động sáng tạo trong học tập 95% Qua bảng này chúng ta nhận thấy rằng phần lớn các em đều thích được chủ động trong học tập, thích được tự do sáng tạo và học tập theo phương pháp trao đổi, tranh luận. Các em phần lớn rất nhàm chán với việc đến lớp mở sách nghe giảng, ghi chép và thụ động tiếp thu kiến thức. Kết luận: Như vậy, qua nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài tôi nhận thấy rằng rất cần thiết để đổi mới phương pháp dạy học dạy học trực tuyến và sử dụng TBDHS trong dạy học sinh học. Đây là cơ sở để tôi tiến hành triển khai đề tài. III. BIỆN PHÁP ĐÃ TIẾN HÀNH ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ Thiết kế và sử dụng thiết bị dạy học số trong dạy học bài “Các phân tử sinh học - sinh học 10” góp phần phát triển năng lực tự học cho học sinh 3.1. Kế hoạch thực hiện bài học Tôi tổ chức dạy học phần lí thuyết bài “ Các phân tử sinh học” theo mô hình dạy học kết hợp – Blended learning. Quy trình dạy học được thực hiện theo quy trình như sau: 9
- Tôi số hóa tài liệu và cung cấp cho HS trước mỗi tiết học, HS sẽ vào nghiên cứu tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ học tập theo kế hoạch như sau: STT Tiết Nội dung - Khái quát về các phân tử sinh học trong tế bào. 1 Trước khi vào học tiết 1 - Nội dung cơ bản về Carbohydrate - Bài tập về carbohydrate. 2 Trước khi vào học tiết 2 - Thực hiện nhiệm vụ GV giao về Lipid (Lipid, chất béo và sức khỏe cộng đồng). - Bài tập về Lipid. 3 Trước khi vào học tiết 3 - Thực hiện nhiệm vụ GV giao về protein - Bài tập về Protrin 3 Trước khi vào học tiết 4 - Thực hiện nhiệm vụ GV giao về Nucleic acid 3.2. Hoạt động học tập Nhằm nâng cao hiệu quả công tác việc dạy và học, khuyến khích sự sáng tạo, bồi dưỡng NLTH cho HS. Tạo điều kiện cho GV và HS được quyền chủ động tiếp cận, đổi mới phương pháp dạy và học của mình, tác giả xin đề xuất các bước cơ bản trong dạy học bài “Các phân tử sinh học”. Do giới hạn của SKKN nên Tôi xin chỉ đề xuất những tiến trình lên lớp cơ bản trong 4 tiết lý thuyết của bài dạy. Trước khi học 1 tuần, tôi cung cấp học liệu số cho HS nghiên cứu trước về các phân tử sinh học. Hiện nay tài liệu trên không gian số rất nhiều, GV có thể lựa chọn để cung cấp và giới thiệu cho HS nghiên cứu hoặc cũng có thể hướng dẫn HS tự tìm tài liệu để bồi dưỡng năng lực tự chủ và tự học. Tiết 1 : Hoạt động Khởi động Giao nhiệm vụ học tập: HS hoạt động theo các nhóm đôi (Pairwork), GV sử dụng kĩ thuật “chia sẻ nhóm đôi” (THINK, PAIR, SHARE) để tổ chức thảo luận. Các nhóm cùng thực hiện nhiệm vụ học tập trong thời gian 5 phút. GV chiếu hình ảnh người bị béo phì và người khỏe mạnh. (1) (2) (3) (4) 10
- GV nêu vấn đề: 1. Em muốn trở thành người nào trong số những người nêu trên? 2. Người số 1 và người số 2 gặp vấn đề gì về sức khỏe? Tại sao? 3. Theo em, điều gì là quyết định để có được cơ thể khỏe mạnh như người số 3 và số 4? Thực hiện nhiệm vụ học tập: Các nhóm vận dụng kiến thức cá nhân, thảo luận nhóm để giải quyết vấn đề. Các nhóm trao đổi, nêu lên ý kiến của mình và nhóm đôi này lại tiếp tục chia sẻ với nhóm đôi khác hoặc với cả lớp. Báo cáo, thảo luận: HS hoàn thành nhiệm vụ, các nhóm báo cáo kết quả và tổ chức thảo luận cả lớp. Kết luận, nhận định: Thông qua báo cáo các nhóm và sự góp ý, bổ sung của các nhóm khác, GV chốt lại vấn đề. Trong nhiều yếu tố tác động thì chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng bậc nhất. Một chế độ dinh dưỡng đảm bảo cân bằng các thành phần tinh bột, chất béo, protein, rau xanh có thể đảm bảo sức khỏe con người. GV dẫn dắt HS đến với chủ đề bài học mới, bài Các phân tử sinh học gồm các nội dung: + Khái niệm phân tử sinh học. + Cấu tạo, chức năng của Cacborhydrate + Cấu tạo, chức năng của lipid + Cấu tạo, chức năng của protein + Cấu tạo, chức năng của Nucleic aicd + Mối quan hệ giữa cấu tạo và chức năng của các đại phân tử sinh học. +Vận dụng được kiến thức về các phân tử sinh học để giải thích các hiện tượng và ứng dụng trong thực tiễn. - Nội dung bài học được triển khai trong vòng 4 tiết Tiết 1 : Hoạt động hình thành kiến thức. Giao nhiệm vụ học tập I. Khái quát về phân tử sinh học Dựa vào kết quả hoạt động khởi động và tự nghiên cứu ở nhà HS hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi: Câu 1. Phân tử sinh học là gì? 11
- Câu 2. Nêu những đặc điểm chung của các phân tử sinh học. HS hoạt động theo các nhóm kim tự tháp (Pyramid), hoạt động kết thúc khi thống nhất được nội dung vấn đề là khái niệm và những đặc điểm chung của các phân tử sinh học. II. Carbohydrate GV tổ chức Group work - Trao đổi và kĩ thuật “ Các mảnh ghép” để tổ chức thảo luận. Vòng 1: Nhóm chuyên gia. GV chia lớp thành 4 nhóm, thảo luận trong 5 phút hoàn thành PHT của nhóm mình. Thay vì GV in phiếu Word ra hoặc HS sẽ trình bày kết quả lên bảng phụ để trình bày thì GV sẽ thiết kế phiếu học tập bằng phần mềm Canva để tăng tính sống động sau đó sẽ upload phiếu lên phần mềm Liveworksheet. PHT số 1 PHT số 2 PHT số 3 PHT số 4 GV gửi link hoặc mã QR, HS đăng nhập vào mã sẽ nhìn thấy nội dung phiếu và có thể điền trực tiếp đáp án vào phiếu rồi bấm Finish rồi điền tên HS, nhóm là phần mềm tự động gửi lại cho GV. Vòng 2: Nhóm mảnh ghép. GV hướng dẫn HS tạo các nhóm mới từ các “mảnh ghép” của các nhóm ban đầu. 12
- Đảm bảo nhóm mới có đầy đủ thành viên đến từ các nhóm ban đầu. Các chuyên gia chia sẻ kết quả tìm hiểu về Carbohydrate của nhóm mình cho các thành viên nhóm mới. Thay vì di chuyển các bảng phụ qua các nhóm, các chuyên gia có thể sử dụng Máy tính, Smarphone để truy cập phiếu học tập mà nhóm mình đã làm để chia sẻ kiến thức cho các thành viên nhóm mảnh ghép. Thực hiện nhiệm vụ học tập I. Khái quát về phân tử sinh học. - HS hoạt động nhóm kim tự tháp (Pyramid) trả lời câu hỏi. - Cuối hoạt động cả lớp sẽ có 1 bảng tổng kết ý kiến thống nhất về khái niệm và đặc điểm chung của các phân tử sinh học. II. Carbohydrate HS hoạt động Group work, các nhóm lập kế hoạch thực hiện, thỏa thuận nguyên tắc làm việc, giao nhiệm vụ cho từng cá nhân làm việc độc lập sau đó cùng thảo luận, chia sẻ kết quả. Cử thư ký ghi ý kiến thống nhất chung cả nhóm và tiến hành hoàn thành phiếu học tập trên Liveworksheet. Các chuyên gia nắm vững nhiệm vụ để chia sẻ cho các thành viên khác trong nhóm mảnh ghép. Báo cáo, thảo luận: Lần lượt các chuyên gia đến từ các nhóm ban đầu sử dụng máy tính hoặc smarphone truy cập phiếu học tập đã hoàn thiện của nhóm mình và chia sẻ kiến thức cho các thành viên khác trong nhóm mảnh ghép. Các thành viên còn lại lắng nghe, nhận xét, đánh giá và góp ý để hoàn thiện nội dung kiến thức. Mỗi chuyên gia có 5 phút để trình bày và thảo luận vấn đề của nhóm mình nghiên cứu. Kết luận, nhận định: Thông qua báo cáo của các chuyên gia và sự góp ý, bổ sung của các chuyên gia khác HS các nhóm thu nhận toàn bộ kiến thức phần Carbohydrate, GV nhận xét hoạt động của các nhóm, nhận xét quá trình thực hiện nhiệm vụ và kết quả tự học, tự đọc kiến thức của HS để có những định hướng cho tiết học sau. GV chốt nội dung kiến thức, chuyển phần PHT đã sửa (đáp án phiếu) đến từng HS trong nhóm Messenger. Tiết 1: Luyện tập Giao nhiệm vụ học tập: GV tổ chức luyện tập, củng cố kiến thức qua trò chơi trên Baamboozle, GV chuẩn bị 8 câu hỏi luyện tập và phần mềm sẽ tự động tạo gói với 12 ô số để lựa chọn. Khi GV bấm Play, bên cạnh các ô chứa câu hỏi sẽ tạo thêm các ô nhân đôi số điểm, trừ điểm, đổi điểm...tạo sự hứng thú cho các nhóm. HS sẽ thực hiện theo các “Nhóm mảnh ghép” và Web trò chơi này cũng sẽ tự động tổng hợp điểm cho các nhóm. 13
- Link: https://www.baamboozle.com/game/2287398 Câu 1: Thành phần chủ yếu của các phân tử sinh học là gì? Câu 2: Carbohydrate được cấu tạo từ những nguyên tố hóa học nào? Câu 3: Đơn phân của Carbohydrate là gì? Câu 4: Chức năng chính của các loại đường đơn là gì? Câu 5: Hai phân tử đường glucose liên kết với nhau tạo thành hợp chất nào? Câu 6: Loại đường nào có chức năng chính là dự trữ năng lượng và làm nguyên liệu cấu trúc thành phần tế bào? Câu 7: Loại đường nào tham gia cấu tạo nên bộ khung xương ngoài của nhiều loài như tôm, cua? Câu 8: Con người thường ăn những bộ phận nào của thực vật để lấy tinh bột? Thực hiện nhiệm vụ học tập: HS tái hiện kiến thức, thảo luận nhóm thi đua trả lời. Báo cáo, thảo luận: HS hoàn thành nhiệm vụ, GV công bố kết quả. Kết luận, nhận định: GV nhận xét kết quả và quá trình tham gia hoạt động của HS. Tiết 1: Vận dụng và hướng dẫn về nhà Giao nhiệm vụ học tập: GV tổ chức trò chơi, tạo điều kiện để HS vận dụng kiến thức đã học về carbohydrate để giải quyết tình huống thực tế. GV cung cấp bộ 5 câu hỏi Tại sao trên Liveworsheet, HS đăng nhập theo đường link, thảo luận theo “ Nhóm mảnh ghép” để trả lời câu hỏi. 1. Tại sao khi nhai kĩ cơm thì thấy có vị ngọt? 2. Tại sao các vận động viên thể thao thường ăn chuối chín vào giờ giải lao? 3. Tại sao chúng ta không nên ăn quá nhiều thức ăn có chứa Carbohydrate? 4. Tại sao nên ăn nhiều loại rau xanh khác nhau trong khi thành phần chính của các loại rau là celllulose chất mà con người không thể tiêu hóa được? 5. Tại sao cùng được cấu tạo từ các phân tử đường glucose nhưng tinh bột và cellulose lại có tính chất vật lí và chức năng sinh học khác nhau? 14
- HS có thể quét mã QR sau để nhận bài tập Thực hiện nhiệm vụ học tập: HS tái hiện kiến thức, thảo luận trả lời câu hỏi. Báo cáo, thảo luận: HS hoàn thành nhiệm vụ, GV tổ chức thảo luận chung cả lớp. GV sử dụng kĩ thuật tranh luận “ Ủng hộ - phản đối” để quá trình thảo luận thêm sôi nổi. Kết luận, nhận định: GV nhận xét kết quả và quá trình tham gia hoạt động của học sinh. GV giao nhiệm vụ về nhà. GV chia lớp thành 4 nhóm - Group work và giao nhiệm vụ cho các nhóm. Hoàn thành bộ 5 câu hỏi tại sao về Carbohydrate Các nhóm nghiên cứu trước nội dung về Lipid. Tìm hiểu một số vai trò, ứng dụng và tác hại của chất béo đối với cuộc sống con người. Trước khi vào học Tiết 2 GV kiểm tra kết quả thực hiện nhiệm vụ tại nhà của các nhóm (trả lời 5 câu hỏi tại sao - Carbohydrate). Hoạt động học tập tiết 1 của lớp 10A Tiết 2 : Hoạt động Khởi động Giao nhiệm vụ học tập GV chiếu hình ảnh và nêu vấn đề: Vì sao rửa chén bát có dính dầu mỡ lại phải dùng nước rửa bát? GV sử dụng kĩ thuật “Tia chớp” để tổ chức học sinh trao đổi, nêu lên ý kiến của mình. Thực hiện nhiệm vụ học tập HS suy nghĩ, trả lời câu hỏi. 15
- Báo cáo, thảo luận: Tổ chức thảo luận chung cả lớp, thống nhất câu trả lời. Kết luận, nhận định: Thông qua kết quả thảo luận chung, GV dẫn vào bài để tìm hiểu về cấu tạo và chức năng của lipid. Tiết 2 : Hoạt động hình thành kiến thức. Giao nhiệm vụ học tập: GV tổ chức dạy học theo “Trạm”, HS hợp tác cùng nhau giải quyết 4 nhiệm vụ ở 4 Trạm , qua đó hệ thống hóa kiến thức, nâng cao và vận dụng kiến thức để giải quyết vấn đề, đặc biệt giải quyết các vấn đề thực tiễn liên quan đến sức khỏe, đời sống con người. GV chia lớp thành 4 nhóm, đảm bảo năng lực của HS ở các nhóm khác nhau có sự tương đồng. GV hướng dẫn HS hình thức học tập, cách thức hoạt động. Tại mỗi Trạm tôi thiết kế một mã QR code, HS sẽ quét mã QR để nhận nhiệm vụ. TRẠM 1 TRẠM 2 TRẠM 3 TRẠM 4 HS dùng điện thoại quét mã QR để nhận phiếu học tập trên Liveworksheets và làm trực tiếp trên phiếu. Yêu cầu 4 nhóm phải hoàn thành nhiệm vụ ở cả 4 Trạm, các nhóm có thể lựa chọn bắt đầu ở một Trạm bất kỳ, và di chuyển tới Trạm khác theo ý muốn. - Thời gian dừng lại tại mỗi trạm là 5 phút, mỗi nhóm có 20 phút để hoàn thành di chuyển và thực hiện nhiệm vụ ở 4 Trạm. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ ở 4 Trạm, mỗi nhóm sẽ trình bày kết quả thực hiện nhiệm vụ ở Trạm cuối cùng. Thực hiện nhiệm vụ học tập: HS vận dụng kiến thức đã nghiên cứu trước đó từ hệ thống học liệu mà GV cung cấp để hoàn thành nhiệm vụ ở các Trạm. Các nhóm lựa chọn Trạm khởi đầu, sau khi hoàn thành Trạm khởi đầu thì di chuyển tới Trạm kế tiếp, đảm bảo di chuyển qua 4 Trạm để về đích. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ ở cả 4 Trạm, các nhóm sẽ có phần trình bày kết quả thực hiện nhiệm vụ ở Trạm cuối cùng mà nhóm di chuyển tới. Báo cáo, thảo luận: HS hoàn thành nhiệm vụ ở các Trạm. Các nhóm trình bày kết quả ở Trạm cuối. GV hướng dẫn HS các nhóm nhận xét theo kĩ thuật “3-2-1” và phản hồi nhận xét 16
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thiết kế và ứng dụng học liệu số trong nâng cao hứng thú và hiệu quả dạy học Lịch sử lớp 10 Bộ Cánh diều
49 p | 64 | 29
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp phòng, chống vi phạm pháp luật và bạo lực học đường trong đoàn viên, thanh niên trường THPT Lê lợi
19 p | 36 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thiết kế bản đồ tư duy bằng phần mềm Edraw MindMaster trong dạy học một số bài lý thuyết môn Giáo dục quốc phòng, an ninh bậc THPT
23 p | 12 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hiệu quả giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên và kỹ năng sống cần thiết cho học sinh lớp 12 thông qua Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu
29 p | 26 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thiết kế và sử dụng trò chơi trong dạy học chương Halogen, chương Oxi – Lưu huỳnh Hóa học lớp 10 THPT nhằm nâng cao hứng thú cho người học và chất lượng dạy học Hóa học
59 p | 11 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thiết kế và sử dụng các bài tập thí nghiệm nhằm rèn luyện kỹ năng, nâng cao năng lực tư duy cho học sinh trong chương trình Sinh học 10
58 p | 17 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hệ thống bài tập Hóa học rèn kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn trong chương trình Hóa học THPT
47 p | 15 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phân loại và phương pháp giải bài tập chương andehit-xeton-axit cacboxylic lớp 11 THPT
53 p | 28 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thiết lập công thức tính nhanh biên độ dao động của con lắc lò xo khi thay đổi khối lượng vật nặng
31 p | 50 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thiết kế một số thí nghiệm nhằm tạo hứng thú và nâng cao kết quả học tập bài Axit sunfuric - Muối sunfat môn Hóa học 10
29 p | 31 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thiết kế xà treo nghiêng trong tiết dạy kỹ thuật xuất phát, chạy lao sau xuất phát môn chạy cự ly ngắn
8 p | 49 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Cải tiến cách xây dựng tài liệu dạy học về dãy số và cấp số trong chương trình Đại số và Giải tích 11
52 p | 26 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thiết kế một số thí nghiệm tạo học liệu trực quan sinh động nhằm nâng cao chất lượng dạy và học chủ đề trao đổi nước và chủ đề trao đổi khoáng ở thực vật, môn Sinh học lớp 11
43 p | 45 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thiết kế hoạt động trãi nghiệm-sáng tạo chủ đề pH cho học sinh lớp 11
18 p | 32 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thiết kế bài giảng hoá học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh (phần phi kim - hoá học 10 nâng cao)
35 p | 39 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thiết kế và sử dụng Bảng Luyện Từ trong dạy học từ vựng tiếng Anh nhằm củng cố vốn từ cho học sinh yếu kém lớp 12 trường THPT Kim Sơn A
12 p | 8 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thiết kế đề kiểm tra tự luận môn sinh học lớp 12 theo khung ma trận
52 p | 28 | 2
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thiết kế tiến trình dạy học chủ đề “vấn đề dân số - lao động – việc làm ở Việt Nam” (dành cho học sinh lớp 11)
18 p | 26 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn