Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thiết kế và tổ chức dạy học dự án cho bài dạy Giao tiếp an toàn trên Internet (Tin học 11) phát triển năng lực ứng xử phù hợp trong môi trường số cho học sinh
lượt xem 0
download
Sáng kiến "Thiết kế và tổ chức dạy học dự án cho bài dạy Giao tiếp an toàn trên Internet (Tin học 11) phát triển năng lực ứng xử phù hợp trong môi trường số cho học sinh" được hoàn thành với mục tiêu nhằm giúp học sinh có khả năng hoà nhập và thích ứng được với sự phát triển của xã hội số, ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong học và tự học, tìm kiếm và trao đổi thông tin theo cách phù hợp; Giúp học sinh thấy được ý nghĩa của việc học, yêu thích môn học, say mê, hứng thú học tập và làm việc.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thiết kế và tổ chức dạy học dự án cho bài dạy Giao tiếp an toàn trên Internet (Tin học 11) phát triển năng lực ứng xử phù hợp trong môi trường số cho học sinh
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN ===== ===== SÁNG KIẾN ĐỀ TÀI: THIẾT KẾ VÀ TỔ CHỨC DẠY HỌC DỰ ÁN CHO BÀI DẠY “GIAO TIẾP AN TOÀN TRÊN INTERNET” (TIN HỌC 11 - KNTT) PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC ỨNG XỬ PHÙ HỢP TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ CHO HỌC SINH LĨNH VỰC: TIN HỌC NĂM HỌC: 2023 – 2024
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT NAM ĐÀN 2 ===== ===== SÁNG KIẾN ĐỀ TÀI: THIẾT KẾ VÀ TỔ CHỨC DẠY HỌC DỰ ÁN CHO BÀI DẠY “GIAO TIẾP AN TOÀN TRÊN INTERNET” (TIN HỌC 11 - KNTT) PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC ỨNG XỬ PHÙ HỢP TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ CHO HỌC SINH LĨNH VỰC: TIN HỌC Nhóm tác giả: 1. Hoàng Thị Tuyết Email: httuyetnd2@gmail.com Số điện thoại: 0987751697 2. Hồ Đức Nam Email: honam12b@gmail.com 3. Hoàng Thị Minh Email: minhhiepnd2@gmail.com NĂM HỌC: 2023 – 2024
- MỤC LỤC PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ .......................................................................................... 1 1. Lí do chọn đề tài .................................................................................................... 1 2. Mục đích và phạm vi nghiên cứu .......................................................................... 2 3. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................................ 2 4. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................... 3 5. Những đóng góp mới của đề tài ............................................................................ 3 6. Thời gian nghiên cứu ............................................................................................ 3 PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .................................................................. 4 A. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ............................................. 4 1. Tổng quan những vấn đề nghiên cứu .................................................................... 4 2. Cơ sở lý luận của đề tài ......................................................................................... 5 2.1. Lí thuyết về năng lực ứng xử phù hợp trong môi trường số ........................... 5 2.1.1. Khái niệm năng lực ứng xử phù hợp trong môi trường số ..................... 5 2.1.2. Cấu trúc năng lực ứng xử phù hợp trong môi trường số ........................ 5 2.1.3. Vai trò của việc rèn luyện năng lực ứng xử phù hợp trong môi trường số cho học sinh....................................................................................................... 6 2.2. Lí thuyết về dạy học dự án .............................................................................. 6 2.2.1. Khái niệm về dạy học dự án.................................................................... 6 2.2.2. Phân loại dạy học dự án .......................................................................... 6 2.2.3. Đặc điểm của dạy học dự án ................................................................... 7 2.2.4. Tiến trình tổ chức dạy học dự án ............................................................ 8 2.3. Mối quan hệ giữa dạy học dự án và việc phát triển năng lực ứng xử phù hợp trong môi trường số cho học sinh .............................................................. 8 3. Cơ sở thực tiễn của đề tài ...................................................................................... 8 3.1. Thực trạng học sinh học tập môn Tin học ở trường THPT ............................ 8 3.2. Thực trạng sử dụng phương pháp dạy học dự án phát triển năng lực ứng xử phù hợp trong môi trường số của GV ở trường THPT ........................................ 10 B. THIẾT KẾ VÀ TỔ CHỨC DẠY HỌC DỰ ÁN CHO BÀI DẠY “GIAO TIẾP AN TOÀN TRÊN INTERNET” (TIN HỌC 11) PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC ỨNG XỬ PHÙ HỢP TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ CHO HỌC SINH ..................................... 12
- 1. Phân tích nội dung và cấu trúc của bài dạy “Giao tiếp an toàn trên Internet” (Tin học 11 - KNTT) ....................................................................................................... 12 2. Thiết kế kế hoạch dạy học dự án cho bài dạy “Giao tiếp an toàn trên Internet” (Tin học 11) phát triển năng lực ứng xử phù hợp trong môi trường số cho học sinh ................ 12 2.1. Đề xuất quy trình thiết kế kế hoạch bài dạy theo dạy học dự án .................. 13 2.2. Vận dụng quy trình thiết kế kế hoạch dạy học dự án cho bài dạy “Giao tiếp an toàn trên Internet” (Tin học 11) phát triển năng lực ứng xử phù hợp trong môi trường số cho học sinh ......................................................................................... 14 3. Tổ chức dạy học dự án cho bài dạy “Giao tiếp an toàn trên Internet” (Tin học 11) phát triển năng lực ứng xử phù hợp trong môi trường số cho học sinh ............................... 20 3.1. Xây dựng quy trình tổ chức dạy học dự án ................................................... 20 3.2. Vận dụng quy trình tổ chức dạy học dự án trong dạy học cho bài dạy “Giao tiếp an toàn trên Internet” (Tin học 11) phát triển năng lực ứng xử phù hợp trong môi trường số cho học sinh .................................................................................. 21 4. Thiết kế tiêu chí và bộ công cụ đánh giá năng lực ứng xử phù hợp trong môi trường số .................................................................................................................. 41 C. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ............................................................................. 43 1. Mục đích thực nghiệm......................................................................................... 43 2. Nội dung thực nghiệm ......................................................................................... 43 3. Phương pháp thực nghiệm .................................................................................. 43 4. Kết quả và xử lí kết quả thực nghiệm ................................................................. 43 4.1. Phân tích định lượng ..................................................................................... 43 4.2. Phân tích định tính ........................................................................................ 47 D. TỔ CHỨC TUYÊN TRUYỀN NÂNG CAO NHẬN THỨC VỀ HÀNH VI ỨNG XỬ VĂN HOÁ VÀ AN TOÀN TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ CHO HỌC SINH THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG SINH HOẠT DƯỚI CỜ VÀ CÁC TIẾT SINH HOẠT 10 PHÚT ĐẦU GIỜ ................................................................................... 48 1. Tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức về hành vi ứng xử văn hoá và an toàn trong môi trường số cho học sinh trường THPT Nam Đàn 2 thông qua hoạt động sinh hoạt dưới cờ ..................................................................................................... 48 2. Tổ chức giáo dục hành vi ứng xử văn hoá và an toàn cho học sinh trường THPT Nam Đàn 2 thông qua các tiết sinh hoạt 10 phút đầu giờ ....................................... 49 E. KHẢO SÁT SỰ CẤP THIẾT VÀ TÍNH KHẢ THI CỦA ĐỀ TÀI .................. 50 1. Mục đích của khảo sát ......................................................................................... 50 2. Nội dung và phương pháp khảo sát ..................................................................... 50
- 3. Đối tượng khảo sát .............................................................................................. 50 4. Kết quả khảo sát về sự cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp ..................... 50 PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................... 53 1. Kết luận ............................................................................................................... 53 2. Kiến nghị ............................................................................................................. 53 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ 1 ĐC Đối chứng 2 TN Thực nghiệm 3 ĐG Đánh giá 4 GV Giáo viên 5 HS Học sinh 6 GVCN Giáo viên chủ nhiệm 7 KN Kĩ năng 8 KTDH Kĩ thuật dạy học 9 KTĐG Kiểm tra đánh giá 10 NL Năng lực 11 THPT Trung học phổ thông 12 DHDA Dạy học dự án 13 KNTT Kết nối tri thức với cuộc sống 14 HĐ Hoạt động 15 PPDH Phương pháp dạy học
- DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Nội dung dạy học của bài dạy “Giao tiếp an toàn trên Internet”............ 12 Bảng 2.2. Tiến trình dạy học cho bài dạy “Giao tiếp an toàn trên Internet” .......... 17 Bảng 2.3. Phiếu số 1: Đánh giá giữa các nhóm (I) ................................................. 18 Bảng 2.4. Phiếu số 2: Đánh giá kĩ năng làm việc nhóm của HS (II) ...................... 19 Bảng 2.5. Phiếu số 3: Tự đánh giá cá nhân sau khi thực hiện dự án (III)............... 19 Bảng 2.6. Rubric đánh giá KN ứng xử phù hợp trong môi trường số cho HS ở nội dung Tin học 11....................................................................................................... 41 Bảng 2.7. Bảng kiểm tự đánh giá KN ứng xử phù hợp trong môi trường số của HS ở nội dung Tin học 11 ............................................................................................. 42 Bảng 2.8. Bảng hỏi kiểm tra các KN ứng xử phù hợp trong môi trường số của HS ở nội dung Tin học 11 ................................................................................................ 42 Bảng 3.1. Kết quả đánh giá định lượng các tiêu chí NL ứng xử phù hợp trong môi trường số của HS ..................................................................................................... 44 Bảng 3.2. Kết quả thống kê điểm số của 2 bài kiểm tra trong quá trình TN .......... 46 Bảng 5.1. Đối tượng khảo sát tính cấp thiết và tính khả thi của đề tài ................... 50 Bảng 5.2. Kết quả khảo sát về sự cấp thiết của các giải pháp đã đề xuất ............... 50 Bảng 5.3. Kết quả đánh giá về sự khả thi của các giải pháp đã đề xuất ................. 51
- DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 1.1 Thực trạng lừa đảo trên không gian số hiện nay ................................... 9 Biểu đồ 1.2 Thực trạng về sự hiểu biết và xử lí tình huống khi gặp tin nhắn vay tiền, mời làm cộng tác viên kinh doanh, trúng thưởng,… ................................................ 9 Biểu đồ 1.3 Thực trạng về sự hiểu biết và xử lí tình huống khi thấy những bài viết kêu gọi đầu tư tiền để sinh lời cao trên face book .................................................... 9 Biểu đồ 1.4 Thực trạng đọc các quy tắc ứng xử trước khi tham gia mạng xã hội .. 10 Biểu đồ 1.5 Thực trạng yêu thích môn Tin học của HS.......................................... 10 Biểu đồ 1.6 Mức độ hứng thú của HS tham gia học tập dự án ............................... 10 Biểu đồ 1.7 Thực trạng GV dạy học phát triển NL ứng xử phù hợp trong môi trường số cho HS................................................................................................................. 11 Biểu đồ 1.8 Thực trạng GV sử dụng DHDA phát triển NL ứng xử phù hợp trong môi trường số cho HS ..................................................................................................... 11
- DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 1.1. Quy trình dạy học dự án ............................................................................ 8 Hình 2.1. Quy trình thiết kế dạy học dự án ............................................................. 13 Hình 2.2. Quy trình tổ chức dạy học dự án phát triển NL ứng xử phù hợp trong môi trường số cho HS ..................................................................................................... 20 Hình 2.3. Sơ đồ tư duy tổng hợp kiến thức "Giao tiếp an toàn trên Internet" ........ 25 Hình 3.1. Biểu đồ đường tích lũy lớp TN và lớp ĐC ở lần kiểm tra đầu TN ......... 46 Hình 3.2. Biểu đồ đường tích lũy lớp TN và lớp ĐC ở lần kiểm tra sau TN ......... 46
- PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lí do chọn đề tài Nghị quyết số 29/NQ-TW Hội nghị Trung ương 8 khóa XI của Đảng ta về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo đã xác định “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục, đào tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, NL của người học”. Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể chính thức ban hành kèm theo thông tư số 32/2018/TT-Bộ GD&ĐT ngày 26/12/2018 của Bộ trưởng bộ GD&ĐT đã xác định môn Tin học góp phần hình thành và phát triển NL tin học với năm thành phần NL. Trong đó việc phát triển NL ứng xử phù hợp trong môi trường số cho HS có vai trò rất quan trọng, giúp HS biết cách bảo vệ thông tin, dữ liệu và tài khoản cá nhân, hiểu được những mặt trái của Internet, nhận diện được những hành vi lừa đảo, thông tin mang nội dung xấu và biết cách xử lí phù hợp. Điều này cũng là vấn đề mới đối với giáo dục phổ thông của nước ta và là vấn đề hết sức cấp thiết. Xã hội hiện đại ngày nay, việc trang bị cho HS một số kỹ năng cơ bản khi tham gia trên không gian số như: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng nhận biết và phòng tránh lừa đảo,… là một việc làm rất cần thiết. Trong chương trình THPT, bài dạy “Giao tiếp an toàn trên Internet” thuộc chủ đề 3 Đạo đức, pháp luật và văn hóa trong môi trường số – Tin học 11 (sách KNTT) gồm các nội dung: nhận biết và phòng tránh một số dạng lừa đảo trên không gian số, giao tiếp và ứng xử trong môi trường số. Sau bài học này các em sẽ nêu được một số dạng lừa đảo phổ biến trên không gian số và những biện pháp phòng tránh, biết giao tiếp một cách văn minh, phù hợp với các quy tắc và văn hoá ứng xử trong môi trường số, từ đó góp phần phát triển NL ứng xử phù hợp trong môi trường số cho HS. DHDA là một mô hình dạy học lấy HS làm trung tâm. Nó giúp phát triển kiến thức và các kỹ năng liên quan thông qua những nhiệm vụ mang tính mở, khuyến khích HS tìm tòi, hiện thực hoá những kiến thức đã học và tạo ra những sản phẩm của chính mình. Trong quá trình thực hiện dự án có thể vận dụng nhiều cách đánh giá khác nhau để giúp HS tạo ra những sản phẩm có chất lượng. Áp dụng phương pháp DHDA cho bài dạy “Giao tiếp an toàn trên Internet” (Tin học 11) với nhiều kỹ thuật dạy học khác nhau, có thể lôi cuốn được mọi đối tượng HS, giúp các em tự lực giải quyết nhiệm vụ học tập mang tính phức hợp, có sự kết hợp giữa lý thuyết và thực hành, tạo ra các sản phẩm có thể giới thiệu, trình bày. Thông qua các sản phẩm của bài học “Giao tiếp an toàn trên Internet” (Tin học 11) có thể tổ chức tuyên truyền “Nâng cao nhận thức về hành vi ứng xử văn hoá và an toàn trong môi trường số” cho HS trường THPT thông qua bài dạy, qua hoạt động sinh hoạt dưới cờ và các tiết sinh hoạt 10 phút đầu giờ. Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi quyết định lựa chọn và nghiên cứu đề tài: Thiết kế và tổ chức dạy học dự án cho bài dạy "Giao tiếp an toàn trên Internet" (Tin học 11) phát triển năng lực ứng xử phù hợp trong môi trường số cho học sinh. 1
- 2. Mục đích và phạm vi nghiên cứu - Mục đích nghiên cứu: + Thiết kế và tổ chức DHDA phù hợp với bài dạy “Giao tiếp an toàn trên Internet” (Tin học 11) để phát triển NL ứng xử phù hợp trong môi trường số cho HS, nâng cao chất lượng dạy học môn Tin học chương trình GDPT 2018. + Thông qua bài dạy và các sản phẩm của HS có thể tổ chức tuyên truyền giáo dục hành vi ứng xử văn hoá và an toàn trong môi trường số. Giúp HS nhận biết, phòng tránh một số dạng lừa đảo, biết cách giao tiếp và ứng xử trong môi trường số một cách văn minh, phù hợp với các quy tắc và văn hoá ứng xử. + Giúp HS có khả năng hoà nhập và thích ứng được với sự phát triển của xã hội số, ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong học và tự học, tìm kiếm và trao đổi thông tin theo cách phù hợp. + Giúp HS thấy được ý nghĩa của việc học, yêu thích môn học, say mê, hứng thú học tập và làm việc. - Phạm vi nội dung: Thiết kế kế hoạch dạy học cho bài “Giao tiếp an toàn trên Internet” (Tin học 11) theo phương pháp DHDA. - Phạm vi thực nghiệm: HS lớp 11 trường THPT Nam Đàn 2, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An và một số trường THPT trong địa bàn tỉnh Nghệ An. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hóa cơ sở lí luận về DHDA, NL ứng xử phù hợp trong môi trường số. - Khảo sát thực trạng HS học tập môn Tin học ở trường THPT và thực trạng sử dụng phương pháp DHDA phát triển NL ứng xử phù hợp trong môi trường số của giáo viên ở trường THPT. - Phân tích nội dung kiến thức của bài dạy “Giao tiếp an toàn trên Internet” (Tin học 11) để làm cơ sở xác định nội dung xây dựng dự án học tập phù hợp. - Nghiên cứu quy trình thiết kế và tổ chức DHDA nhằm phát triển NL ứng xử phù hợp trong môi trường số cho HS trong dạy học bài “Giao tiếp an toàn trên Internet”, Tin học 11. - Xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập, phiếu học tập để phát triển NL ứng xử phù hợp trong môi trường số cho HS trong dạy học bài “Giao tiếp an toàn trên Internet”, Tin học 11. - Đề xuất bộ tiêu chí đánh giá NL ứng xử phù hợp trong môi trường số. - Thực nghiệm sư phạm để kiểm chứng giả thuyết khoa học đề tài đặt ra. - Tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức về hành vi ứng xử văn hoá và an toàn trong môi trường số cho HS trường THPT thông qua hoạt động sinh hoạt dưới cờ và các tiết sinh hoạt 10 phút đầu giờ. - Khảo sát sự cấp thiết và tính khả thi của đề tài. 2
- 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết Nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến nội dung bài dạy; lý thuyết DHDA; NL ứng xử phù hợp trong môi trường số; các giáo trình, tạp chí, bài viết và các website làm cơ sở khoa học cho đề tài nghiên cứu. 4.2. Phương pháp điều tra cơ bản Điều tra về thực trạng HS học tập môn Tin học ở trường THPT; thực trạng sử dụng phương pháp DHDA phát triển NL ứng xử phù hợp trong môi trường số của GV ở trường THPT và điều tra về sự cấp thiết và tính khả thi của đề tài. 4.3. Phương pháp chuyên gia Gặp gỡ trao đổi xin ý kiến của các giáo viên có kinh nghiệm về lĩnh vực mình đang nghiên cứu để định hướng cho việc triển khai nghiên cứu đề tài. 4.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm Sau khi thiết kế và xây dựng được quy trình tổ chức dạy học, chúng tôi thực nghiệm ở trường THPT để kiểm tra tính đúng đắn, tính thực tiễn của đề tài. 4.5. Phương pháp thống kê toán học Thu thập và thống kê số liệu từ kết quả của tất cả các lần tiến hành thực nghiệm sau đó xử lý số liệu. 5. Những đóng góp mới của đề tài - Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của việc tổ chức các hoạt động DHDA phát triển NL ứng xử phù hợp trong môi trường số cho HS trong dạy học Tin học 11 THPT. - Đề xuất được quy trình thiết kế kế hoạch DHDA gắn với các tình huống thực tiễn nhằm phát triển NL ứng xử phù hợp trong môi trường số cho HS trong dạy học bài “Giao tiếp an toàn trên Internet”, Tin học 11. - Xây dựng hệ thống phiếu học tập, phiếu đánh giá dự án, câu hỏi, bài tập trong dạy học bài “Giao tiếp an toàn trên Internet”, Tin học 11. - Xây dựng và tổ chức dạy học bài “Giao tiếp an toàn trên Internet” gắn với tình huống thực tiễn nhằm giáo dục hành vi ứng xử văn hoá và an toàn trong môi trường số cho HS, từ đó gây hứng thú học tập bộ môn, HS học tập một cách chủ động, sáng tạo, phát triển NL ứng xử phù hợp trong môi trường số. - Đề xuất bộ tiêu chí đánh giá NL ứng xử phù hợp trong môi trường số cho HS cấp THPT. - Tổ chức tuyên truyền giáo dục hành vi ứng xử văn hoá và an toàn trong môi trường số cho HS trường THPT Nam Đàn 2 thông qua hoạt động sinh hoạt dưới cờ và các tiết sinh hoạt 10 phút đầu giờ. 6. Thời gian nghiên cứu Đề tài được nghiên cứu từ năm học 2023-2024 qua giảng dạy chương trình sách giáo khoa Tin học lớp 11, bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống. 3
- PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU A. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1. Tổng quan những vấn đề nghiên cứu Thuật ngữ “project” (là một dự án, đề án hay một kế hoạch) từ lâu đã được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau trong đó có giáo dục và đào tạo. Quan điểm dự án học tập được sử dụng đầu tiên trong các trường đào tạo nghề kiến trúc sư ở Ý cuối thế kỉ XVI, yêu cầu HS phải thiết kế nhà thờ, tượng đài, cung điện sau đó HS phải phản biện được kết quả bài làm của mình. Sau đó, do nhu cầu đào tạo con người có kĩ năng nghề nghiệp mà ý tưởng DHDA ra đời. Ở Việt Nam, phương pháp DHDA bắt đầu được nghiên cứu những năm cuối của thế kỉ XX. Nghiên cứu tác giả Bernhard Muszynski và Nguyễn Thị Phương Hoa (2010) đã xác định được ưu thế của DHDA: “kiến thức mà không thường xuyên liên hệ với hành động trong thực tế thì sẽ bị quên rất nhanh, trái lại kiến thức rút ra từ hoạt động tích cực tạo sản phẩm thì có tính bền vững cao”. Tác giả Nguyễn Văn Cường (1997) trong bài viết “Dạy học project” hay DHDA trình bày lược sử hình thành và phát triển của DHDA. Nguyễn Văn Cường - Nguyễn Thị Diệu Thảo (2006) khẳng định: “DHDA là một PPDH, trong đó người học thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp, có sự kết hợp giữa lý thuyết và thực tiễn. Kết quả dự án là những sản phẩm có thể trình bày, giới thiệu”. Từ phân tích ở trên cho thấy, mặc dù có những cách hiểu khác nhau về DHDA, nhưng các tác giả đều thống nhất về một số điểm sau: DHDA là một quá trình dạy học mà người dạy và người học cần thực hiện các hoạt động dạy- học theo một chủ đề cụ thể. Khi đó người học phải chủ động lập kế hoạch, giải quyết vấn đề, quyết định các hoạt động học tập để chiếm lĩnh nội dung tri thức. DHDA cũng mang lại cho người học cơ hội học tập mọi lúc, mọi nơi và tạo ra được các sản phẩm học tập mang tính thực tiễn. Giáo dục tin học đóng vai trò chủ đạo trong việc chuẩn bị cho học sinh khả năng tìm kiếm, tiếp nhận, mở rộng tri thức và sáng tạo trong thời đại cách mạng công nghiệp lần thứ tư và toàn cầu hoá. Môn Tin học giúp học sinh thích ứng và hoà nhập được với xã hội hiện đại, hình thành và phát triển cho học sinh năng lực tin học để học tập, làm việc và nâng cao chất lượng cuộc sống, đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể 2018, môn Tin học có ưu thế trong việc hình thành, phát triển NL tin học với các thành phần sau: sử dụng và quản lí các phương tiện công nghệ thông tin và truyền thông; ứng xử phù hợp trong môi trường số; giải quyết vấn đề với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin và truyền thông; ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong học và tự học; hợp tác trong môi trường số. Trong đó NL ứng xử phù hợp trong môi trường số là NL rất cần thiết cho mỗi cá nhân trong thời đại công nghệ số ngày nay. 4
- Tuy nhiên hiện nay, các nghiên cứu về NL ứng xử phù hợp trong môi trường số còn rất ít, chưa có nhiều tài liệu, tác giả nghiên cứu về NL này. Vì vậy, việc nghiên cứu về tổ chức dạy học hình thành và phát triển NL ứng xử phù hợp trong môi trường số cho HS cấp THPT nói chung và phát triển NL ứng xử phù hợp trong môi trường số cho HS trong Chủ đề “Đạo đức, pháp luật và văn hoá trong môi trường số” (Tin học 11) nói riêng là yêu cầu cấp thiết. 2. Cơ sở lý luận của đề tài 2.1. Lí thuyết về năng lực ứng xử phù hợp trong môi trường số 2.1.1. Khái niệm năng lực ứng xử phù hợp trong môi trường số NL là thuộc tính tâm lí phức hợp, là điểm hội tụ của tri thức, kĩ năng, kĩ xảo, kinh nghiệm và sự sẵn sàng hành động với trách nhiệm đạo đức. NL được hình thành dựa vào tổ chức sẵn có của cá nhân. Thông qua quá trình rèn luyện, học tập và thực hành. NL ngày càng phát triển, hoàn thiện đảm bảo cho cá nhân đạt được hiệu quả cao trong một lĩnh vực cụ thể tương ứng với NL mà mình có. Ứng xử phù hợp trong môi trường số bao gồm các nguyên tắc và quy tắc tương tự như ứng xử trong môi trường truyền thống, giúp tạo ra một môi trường số an toàn, lành mạnh và văn minh cho tất cả mọi người tham gia. Từ đó có thể hiểu: NL ứng xử phù hợp trong môi trường số là khả năng của mỗi cá nhân tương tác và hoạt động hiệu quả trong môi trường số. Điều này bao gồm không chỉ việc sử dụng môi trường số một cách an toàn, lành mạnh, văn minh mà còn khả năng ứng xử phù hợp với sự thay đổi nhanh chóng và liên tục trong môi trường số. 2.1.2. Cấu trúc năng lực ứng xử phù hợp trong môi trường số Theo chương trình môn Tin học (2018), biểu hiện của NL ứng xử phù hợp trong môi trường số cấp THPT: - HS trình bày và nêu được ví dụ minh hoạ một số quy định về quyền thông tin và bản quyền, tránh được những vi phạm khi sử dụng thông tin, tài nguyên số. - Hiểu khái niệm, cơ chế phá hoại, lây lan của phần mềm độc hại và cách phòng chống. - Biết cách tự bảo vệ thông tin, dữ liệu và tài khoản cá nhân. - Hiểu được rõ ràng hơn những mặt trái của Internet, nhận diện được những hành vi lừa đảo, thông tin mang nội dung xấu và biết cách xử lí phù hợp. - Thể hiện tính nhân văn khi tham gia thế giới ảo. - Có hiểu biết tổng quan về nhu cầu nhân lực, tính chất công việc của các ngành nghề trong lĩnh vực tin học cũng như các ngành nghề khác có sử dụng ICT. - Sẵn sàng, tự tin có tinh thần trách nhiệm và sáng tạo khi tham gia các hoạt động Tin học. 5
- 2.1.3. Vai trò của việc rèn luyện năng lực ứng xử phù hợp trong môi trường số cho học sinh Việc phát triển NL ứng xử phù hợp trong môi trường số có ý nghĩa quan trọng và cần thiết trong việc giải quyết các vấn đề đặt ra của HS, từ đó giúp HS: - Bảo vệ cá nhân: Giúp HS hiểu biết và áp dụng các biện pháp bảo vệ bản thân trên mạng, tránh xa các nguy cơ trên mạng như lừa đảo, quấy rối và vi phạm quyền riêng tư. - Tạo môi trường mạng tích cực: Đóng góp vào việc xây dựng môi trường mạng lành mạnh, văn minh và an toàn cho tất cả mọi người tham gia. - Phát triển kỹ năng giao tiếp và hợp tác: Rèn luyện NL này giúp HS phát triển kỹ năng giao tiếp trên mạng, tương tác xã hội tích cực và hợp tác với người khác qua các nền tảng mạng. - Tạo ra người sử dụng mạng xã hội văn minh: Giúp HS trở nên tự tin và độc lập trong việc sử dụng internet, đồng thời giảm thiểu nguy cơ lạc hậu và rủi ro trên mạng. - Tăng cường sự hiểu biết và nhận thức: Rèn luyện NL ứng xử phù hợp trong môi trường số giúp HS hiểu rõ hơn về các nguy cơ và thách thức trên mạng, từ đó có thể đối phó và ứng biến một cách hiệu quả. - Phát triển kỹ năng quản lý thông tin: Giúp HS tự tin trong việc đánh giá và xử lý thông tin trên mạng một cách có trách nhiệm. Việc rèn luyện NL ứng xử phù hợp trong môi trường số cho HS sẽ góp phần quan trọng trong xây dựng môi trường học tập tiến bộ, văn minh. Giúp cho HS sống có trách nhiệm hơn với bản thân và với mọi người xung quanh. Điều này cũng đóng góp vào sự phát triển chung của xã hội giúp tạo ra một môi trường số an toàn, văn minh. 2.2. Lí thuyết về dạy học dự án 2.2.1. Khái niệm về dạy học dự án “DHDA là một PPDH, trong đó người học thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp, có sự kết hợp giữa lý thuyết và thực tiễn. Nhiệm vụ này được thực hiện với tính tự lực cao trong toàn bộ quá trình học tập, từ việc xác định mục đích, lập kế hoạch, đến việc thực hiện dự án, kiểm tra, điều khiển, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện. Kết quả dự án là những sản phẩm có thể trình bày, giới thiệu”. 2.2.2. Phân loại dạy học dự án DHDA có thể được phân loại dựa theo nhiều cơ sở khác nhau. a) Phân loại theo thời gian thực hiện dự án - Dự án nhỏ: Với dự án nhỏ này sẽ được thực hiện trong 2 đến 6 giờ và lồng ghép trong một sống giờ học. - Dự án trung bình: Nó còn được gọi là ngày dự án khi được thực hiện vài ngày. Với giới hạn thời lượng trong 40 giờ học hoặc 1 tuần. - Dự án lớn: có lượng thời gian nhiều, kéo dài trong nhiều tuần. 6
- b) Phân loại dự án theo nhiệm vụ - Dự án nghiên cứu: Các dự án nghiên cứu sẽ nhằm giải thích các hiện tượng trong cuộc sống, các quá trình diễn ra sự việc. - Dự án tìm hiểu: Nhằm khảo sát các đối tượng cụ thể. - Dự án kiến tạo: là dự án thực hiện các hành động thực tiễn hoặc tập trung vào tạo ra các sản phẩm vật chất như trang trí, sáng tác, biểu diễn, trưng bày … c) Phân loại theo mức độ của nội dung học - Dự án mang tính tích hợp: Nó là các dự án nghiên cứu lý thuyết, thực hiện các hoạt động thực hành, thực tiễn, giải quyết vấn đề mang nội dung tích hợp của nhiều nội dung hoạt động. - Dự án mang tính thực hành: Đó là các dự án tập trung vào việc thực hành các nhiệm vụ trên cơ sở vận dụng kiến thức đã học, kiến thức thực tế, và các kỹ năng cơ bản để tạo ra sản phẩm. 2.2.3. Đặc điểm của dạy học dự án - Định hướng thực tiễn: Chủ đề của dự án xuất phát từ những tình huống của thực tiễn xã hội, thực tiễn nghề nghiệp cũng như thực tiễn đời sống. Nhiệm vụ của dự án cần chứa đựng những vấn đề phù hợp với trình độ và khả năng nhận thức của người học. Các dự án học tập có ý nghĩa thực tiễn xã hội, góp phần gắn việc học tập trong nhà trường với thực tiễn đời sống, xã hội. Trong những trường hợp lí tưởng, việc thực hiện các dự án có thể mang lại những tác động xã hội tích cực. - Định hướng hứng thú người học: HS được tham gia chọn đề tài, nội dung học tập phù hợp với khả năng và hứng thú cá nhân. Ngoài ra, hứng thú của người học cần được tiếp tục phát triển trong quá trình thực hiện dự án. - Mang tính phức hợp, liên môn: Nội dung dự án có sự kết hợp tri thức của nhiều lĩnh vực hoặc nhiều môn học khác nhau nhằm giải quyết một nhiệm vụ, vấn đề mang tính phức hợp. - Định hướng hành động: Trong quá trình thực hiện dự án có sự kết hợp giữa nghiên cứu lý thuyết và vận dụng lý thuyết vào trong hoạt động thực tiễn, thực hành. Thông qua đó, kiểm tra, củng cố, mở rộng hiểu biết lý thuyết cũng như rèn luyện kỹ năng hành động, kinh nghiệm thực tiễn của người học. - Tính tự lực của người học: Trong DHDA, người học cần tham gia tích cực, tự lực vào các giai đoạn của quá trình dạy học. Điều đó cũng đòi hỏi và khuyến khích tính trách nhiệm, sự sáng tạo của người học. Giáo viên chủ yếu đóng vai trò tư vấn, hướng dẫn, giúp đỡ. Tuy nhiên, mức độ tự lực cần phù hợp với kinh nghiệm, khả năng của học sinh và mức độ khó khăn của nhiệm vụ. - Cộng tác làm việc: Các dự án học tập thường được thực hiện theo nhóm, trong đó có sự cộng tác làm việc và sự phân công công việc giữa các thành viên trong nhóm. DHDA đòi hỏi và rèn luyện tính sẵn sàng và kỹ năng công tác làm việc giữa các thành viên tham gia, giữa HS và giáo viên cũng như với các lực lượng xã hội khác tham gia trong dự án. Đặc điểm này còn được gọi là học tập mang tính xã hội. 7
- - Định hướng sản phẩm: Trong quá trình thực hiện dự án, các sản phẩm được tạo ra không chỉ giới hạn trong những thu hoạch lí thuyết, mà trong đa số trường hợp các dự án học tập tạo ra những sản phẩm vật chất của hoạt động thực tiễn, thực hành. Những sản phẩm này có thể sử dụng, công bố, giới thiệu. 2.2.4. Tiến trình tổ chức dạy học dự án DHDA được tổ chức thành 3 giai đoạn với các hoạt động sau: Hình 1.1. Quy trình dạy học dự án 2.3. Mối quan hệ giữa dạy học dự án và việc phát triển năng lực ứng xử phù hợp trong môi trường số cho học sinh DHDA là một phương pháp giảng dạy giúp HS phát triển NL ứng xử phù hợp trong môi trường số. Khi tham gia vào một dự án, HS sẽ tự tìm hiểu những kiến thức về giao tiếp an toàn và ứng xử văn hoá trong môi trường số, HS thực hiện với tính tự lực cao từ việc xác định mục đích, lập kế hoạch, đến việc thực hiện dự án, kiểm tra, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện. Kết quả dự án là sản phẩm có thể tạo ra tập san, bài viết, video, áp phích để tuyên truyền giáo dục về ứng xử văn hoá và an toàn trong môi trường số thông qua bài dạy “Giao tiếp an toàn trên Internet”(Tin học 11); qua hoạt động sinh hoạt dưới cờ và các tiết sinh hoạt 10 phút đầu giờ hay tuyên truyền rộng hơn. 3. Cơ sở thực tiễn của đề tài 3.1. Thực trạng học sinh học tập môn Tin học ở trường THPT Để đánh giá thực trạng HS học tập môn Tin học ở trường THPT, chúng tôi tiến hành lấy ý kiến của 124 HS trường THPT Nam Đàn 2 khảo sát bằng phiếu hỏi với 6 nội dung (Phụ lục 2) tạo trên Google form, gửi đường link khảo sát cho HS. Link khảo sát HS: https://forms.gle/6eF8pWJxJgpbn3GJ7 Kết quả khảo sát được thể hiện trong các biểu đồ 1.1, biểu đồ 1.2, biểu đồ 1.3, biểu đồ 1.4, biểu đồ 1.5, biểu đồ 1.6 dưới đây: 8
- Biểu đồ 1.1 Thực trạng lừa đảo trên không gian số hiện nay Từ số liệu biểu đồ 1.1 cho thấy hiện nay tình trạng lừa đảo trên không gian số diễn ra phổ biến (80,6%) và có xu hướng gia tăng, với các phương thức, thủ đoạn mới, tinh vi, khó lường và có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Biểu đồ 1.2 Thực trạng về sự hiểu biết và xử lí tình huống khi gặp tin nhắn vay tiền, mời làm cộng tác viên kinh doanh, trúng thưởng,… Biểu đồ 1.3 Thực trạng về sự hiểu biết và xử lí tình huống khi thấy những bài viết kêu gọi đầu tư tiền để sinh lời cao trên face book Từ số liệu biểu đồ 1.2 và biểu đồ 1.3 cho thấy tỷ lệ các em tự trang bị cho mình những kiến thức, những hiểu biết về kĩ năng nhận biết, phòng tránhh lừa đảo trên không gian số còn hạn chế. Đa số các em chưa quan tâm nhiều đến những rủi ro mà các em có thể bắt gặp khi tham gia mạng xã hội. Hầu hết các em chưa hiểu biết đầy đủ về các hình thức lừa đảo trên mạng xã hội. 9
- Biểu đồ 1.4 Thực trạng đọc các quy tắc ứng xử trước khi tham gia mạng xã hội Từ số liệu biểu đồ 1.4 cho thấy tỷ lệ các em tìm hiểu kiến thức về các quy tắc ứng xử trong môi trường số còn ít, chưa quan tâm, coi trọng về vấn đề ứng xử văn hóa trong môi trường số. Sự hiểu biết của HS trường THPT Nam Đàn 2 về các quy định pháp luật của hành vi “văn hóa ứng xử” trên mạng xã hội chưa được xem trọng. Biểu đồ 1.5 Thực trạng yêu thích môn Tin học của HS Từ số liệu biểu đồ 1.5 cho thấy tỉ lệ HS rất yêu thích và yêu thích môn Tin học chiếm tỉ lệ thấp, chỉ chiếm 6,3% và 16,4%. Các em chủ yếu học theo lối truyền thống nặng về thi cử đối phó, HS chưa thấy được vai trò và tầm quan trọng của môn Tin học trong cuộc sống. Biểu đồ 1.6 Mức độ hứng thú của HS tham gia học tập dự án Từ số liệu biểu đồ 1.6 cho thấy đa số (55,6%) các em thấy rất hứng thú và hứng thú (38,9%) khi được tham gia học tập theo hình thức DHDA 3.2. Thực trạng sử dụng phương pháp dạy học dự án phát triển năng lực ứng xử phù hợp trong môi trường số của GV ở trường THPT Để tìm hiểu thực trạng sự quan tâm của GV về dạy học phát triển NL ứng xử phù hợp trong môi trường số và vận dụng phương pháp DHDA để phát triển NL ứng xử phù hợp trong môi trường số cho HS ở trường THPT, chúng tôi tiến hành lấy ý kiến khảo sát bằng phiếu hỏi (Phụ lục 2) tạo trên Google form, gửi đường link khảo sát cho các GV. 10
- Link khảo sát GV: https://forms.gle/V7v27JcphgUVkVuH8 Kết quả khảo sát được thể hiện trong các biểu đồ 1.7; biểu đồ 1.8 dưới đây: Biểu đồ 1.7 Thực trạng GV dạy học phát triển NL ứng xử phù hợp trong môi trường số cho HS Biểu đồ 1.8 Thực trạng GV sử dụng DHDA phát triển NL ứng xử phù hợp trong môi trường số cho HS Qua biểu đồ 1.7 và biểu đồ 1.8 cho thấy GV thường xuyên hướng dẫn HS vận dụng kiến thức đã được học để giải quyết những vấn đề thực tiễn (68,8%). Tỉ lệ GV sử dụng phương pháp DHDA phát triển NL ứng xử phù hợp trong môi trường số cho HS: 12,5% thường xuyên; 25,0% thỉnh thoảng; 43,8% hiếm khi và có 18,8% GV chưa bao giờ sử dụng. Như vậy, tỉ lệ GV tổ chức DHDA phát triển NL ứng xử phù hợp trong môi trường số cho HS còn rất hạn chế. Như vậy, qua điều tra thực tiễn chúng tôi nhận thấy GV chưa thường xuyên hướng dẫn HS hình thành và phát triển NL ứng xử phù hợp trong môi trường số, việc sử dụng các PPDH tích cực trong dạy học môn Tin học nói chung và phương pháp DHDA nói riêng còn rất hạn chế. Cùng với đó, môn Tin học chưa được sự quan tâm, yêu thích của HS, các em chưa thấy được vai trò và tầm quan trọng của việc ứng dụng Tin học vào thực tiễn. Vì vậy, để nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học môn Tin học thì cần có các nghiên cứu về sử dụng phương pháp DHDA để phát triển NL ứng xử phù hợp trong môi trường số cho HS. Xuất phát từ những vấn đề nêu trên là cơ sở khoa học vững chắc cho chúng tôi thiết kế quy trình và sử dụng phương pháp DHDA để phát triển NL ứng xử phù hợp trong môi trường số cho HS trong dạy học bài “Giao tiếp an toàn trên Internet” (Tin học 11). 11
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thiết kế và ứng dụng học liệu số trong nâng cao hứng thú và hiệu quả dạy học Lịch sử lớp 10 Bộ Cánh diều
49 p | 64 | 29
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp phòng, chống vi phạm pháp luật và bạo lực học đường trong đoàn viên, thanh niên trường THPT Lê lợi
19 p | 36 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thiết kế bản đồ tư duy bằng phần mềm Edraw MindMaster trong dạy học một số bài lý thuyết môn Giáo dục quốc phòng, an ninh bậc THPT
23 p | 12 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hiệu quả giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên và kỹ năng sống cần thiết cho học sinh lớp 12 thông qua Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu
29 p | 26 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thiết kế và sử dụng trò chơi trong dạy học chương Halogen, chương Oxi – Lưu huỳnh Hóa học lớp 10 THPT nhằm nâng cao hứng thú cho người học và chất lượng dạy học Hóa học
59 p | 11 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thiết kế và sử dụng các bài tập thí nghiệm nhằm rèn luyện kỹ năng, nâng cao năng lực tư duy cho học sinh trong chương trình Sinh học 10
58 p | 17 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hệ thống bài tập Hóa học rèn kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn trong chương trình Hóa học THPT
47 p | 15 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phân loại và phương pháp giải bài tập chương andehit-xeton-axit cacboxylic lớp 11 THPT
53 p | 28 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thiết lập công thức tính nhanh biên độ dao động của con lắc lò xo khi thay đổi khối lượng vật nặng
31 p | 50 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thiết kế một số thí nghiệm nhằm tạo hứng thú và nâng cao kết quả học tập bài Axit sunfuric - Muối sunfat môn Hóa học 10
29 p | 31 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thiết kế xà treo nghiêng trong tiết dạy kỹ thuật xuất phát, chạy lao sau xuất phát môn chạy cự ly ngắn
8 p | 49 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Cải tiến cách xây dựng tài liệu dạy học về dãy số và cấp số trong chương trình Đại số và Giải tích 11
52 p | 26 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thiết kế một số thí nghiệm tạo học liệu trực quan sinh động nhằm nâng cao chất lượng dạy và học chủ đề trao đổi nước và chủ đề trao đổi khoáng ở thực vật, môn Sinh học lớp 11
43 p | 44 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thiết kế hoạt động trãi nghiệm-sáng tạo chủ đề pH cho học sinh lớp 11
18 p | 32 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thiết kế bài giảng hoá học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh (phần phi kim - hoá học 10 nâng cao)
35 p | 38 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thiết kế và sử dụng Bảng Luyện Từ trong dạy học từ vựng tiếng Anh nhằm củng cố vốn từ cho học sinh yếu kém lớp 12 trường THPT Kim Sơn A
12 p | 8 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thiết kế đề kiểm tra tự luận môn sinh học lớp 12 theo khung ma trận
52 p | 28 | 2
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thiết kế tiến trình dạy học chủ đề “vấn đề dân số - lao động – việc làm ở Việt Nam” (dành cho học sinh lớp 11)
18 p | 26 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn