intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thiết kế và triển khai hoạt động khởi động khơi nguồn hứng thú học tập nâng cao chất lượng dạy học hình học không gian lớp 11

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:61

35
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu sáng kiến nhằm giúp giáo viên có thêm những cách tổ chức hoạt động dạy học nhằm nâng cao sự hứng thú của học sinh; Cung cấp thêm các phương pháp tạo nên hoạt động khởi động tích cực, hiệu quả cho học sinh, kết nối tốt hơn giữa người dạy và người học.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thiết kế và triển khai hoạt động khởi động khơi nguồn hứng thú học tập nâng cao chất lượng dạy học hình học không gian lớp 11

  1. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài: THIẾT KẾ VÀ TRIỂN KHAI HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG KHƠI NGUỒN HỨNG THÚ HỌC TẬP, NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC HÌNH HỌC KHÔNG GIAN LỚP 11 Lĩnh vực: Toán học
  2. SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT QUỲNH LƯU 4 ----------  ---------- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài: THIẾT KẾ VÀ TRIỂN KHAI HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG KHƠI NGUỒN HỨNG THÚ HỌC TẬP, NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC HÌNH HỌC KHÔNG GIAN LỚP 11 Lĩnh vực: Toán học Nhóm tác giả: Lê Hoài Thu Phạm Thị Kiều Tổ: Toán – Tin Số điện thoại: 0975880805 NĂM HỌC 2022 – 2023
  3. MỤC LỤC PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................................................................... 1 1.1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................................................... 1 1.2. Tính mới của đề tài........................................................................................................................ 1 1.3. Mục đích nghiên cứu. .................................................................................................................... 2 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................................................ 2 1.5. Phương pháp nghiên cứu. ............................................................................................................. 2 PHẦN II: NỘI DUNG .............................................................................................................................. 2 2.1. Cơ sở lí luận ................................................................................................................................... 2 2.1.1. Khái niệm hứng thú học tập và vai trò của hứng thú học tập đối với hoạt động học tập của học sinh trung học phổ thông ................................................................................................... 2 2.1.2. Vai trò của hoạt động khởi động nhằm khơi nguồn hứng thú trong dạy học hình học không gian ......................................................................................................................................... 3 2.2. Cơ sở thực tiễn. .............................................................................................................................. 3 2.2.1. Thực trạng hứng thú học tập của học sinh và việc thực hiện hoạt động khởi động trong dạy học hình học không gian hiện nay ........................................................................................... 3 2.2.2. Kết quả phân tích số liệu khảo sát thực trạng trên ............................................................. 4 2.3. Thiết kế và triển khai hoạt động khởi động trong các bài dạy hình học không gian lớp 11. . 5 2.3.1. Khởi động bằng các tình huống có vấn đề, gây mâu thuẫn nhận thức tạo hứng thú cho học sinh. ............................................................................................................................................. 6 2.3.2. Khởi động bằng trò chơi trên ứng dụng của công nghệ thông tin. .................................. 20 2.3.3. Khởi động bằng trò chơi tương tác của học sinh ............................................................... 35 2.4. Khảo sát tính cấp thiết và khả thi của đề tài............................................................................. 43 2.4.1. Mục đích khảo sát ................................................................................................................ 43 2.4.2. Nội dung và phương pháp kháo sát. ................................................................................... 43 2.4.2.1. Nội dung khảo sát............................................................................................................... 43 2.4.2.2. Phương pháp khảo sát và thang đánh giá......................................................................... 43 2.4.3. Đối tượng khảo sát ............................................................................................................... 44 2.4.4. Kết quả khảo sát về sự cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp đã đề xuất. ............. 44 2.5. Thực nghiệm sư phạm ................................................................................................................ 46 2.5.1. Đối tượng thực nghiệm ......................................................................................................... 46 2.5.2. Kết quả thực nghiệm ............................................................................................................. 47
  4. PHẦN III. KẾT LUẬN .......................................................................................................................... 50 3.1. Kết luận ........................................................................................................................................ 50 3.2. Kiến nghị ...................................................................................................................................... 50
  5. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT Từ viết tắt/ kí hiệu Cụm từ đầy đủ 1 THPT Trung học phổ thông 2 GV Giáo viên 3 HS Học sinh 4 H1, H2... Câu hỏi 1, câu hỏi 2, ... 5 L1, L2... Câu trả lời 1, câu trả lời 2... 6 ĐC Đối chứng 7 TN Thực nghiệm
  6. PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1. Lý do chọn đề tài Hiện nay, cùng với sự phát triển của công nghệ số việc dạy và học theo hướng đổi mới căn bản, toàn diện của chương trình phổ thông 2018 đặt ra nhiều khó khăn, thách thức cho người dạy và người học. Giáo dục đang đổi mới từ “dạy học tiếp cận nội dung” chuyển sang “dạy học tiếp cận năng lực”, chuyển từ học sinh “học được gì?” sang học xong học sinh “làm được gì?”. Điều đó đã đặt ra những yêu cầu không hề dễ dàng với giáo viên bộ môn Toán. Mặc dù Toán học được mệnh danh là ngôn ngữ của vũ trụ nhưng với đặc thù là môn khoa học nghiên cứu về các số, cấu trúc, không gian và các phép biến đổi. Nên Toán học là môn học khô khan với một bộ phận không nhỏ các em học sinh. Đặc biệt là hình học không gian yêu cầu trí tưởng tượng phong phú, tư duy logic cao khiến học sinh khó tiếp thu dẫn đến không thích học hình, sợ học hình và chỉ muốn “Giảm tải’’. Làm thế nào để học mà vui, vui mà học? Trăn trở về việc tạo bầu không khí học tập nhằm lôi cuốn sự chú ý của học sinh vào bài học ngay từ những phút đầu tiên của tiết dạy đã thôi thúc chúng tôi chuyển mình trong phương pháp dạy học. Qua tìm tòi nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy: Trong chuỗi các hoạt động học tập, hoạt động khởi động dù chỉ chiếm ít phút đầu giờ nhưng có vai trò vô cùng quan trọng trong kích thích hứng thú, thu hút sự tập trung, tạo ra tâm thế nhập cuộc tốt nhất cho người học giúp quá trình khám phá, tiếp thu bài học một cách tự nhiên, đầy hứng khởi. Như nhà toán học nổi tiếng Georg Cantor đã từng nói: “Trong toán học, nghệ thuật nêu vấn đề có giá trị cao hơn việc giải quyết nó”. Xuất phát từ những lí do trên, nhận thấy tầm quan trọng của hoạt động khởi động có ảnh hưởng lớn đến toàn bộ tiến trình tiết dạy, chúng tôi đã lựa chọn, nghiên cứu và áp dụng đề tài “Thiết kế và triển khai hoạt động khởi động khơi nguồn hứng thú học tập nâng cao chất lượng dạy học hình học không gian lớp 11”. 1.2. Tính mới của đề tài. - Thực hiện được yêu cầu của đổi mới phương pháp dạy học, đa dạng hóa các hình thức dạy học môn Toán trong giai đoạn hiện nay: Tạo video tình huống có vấn đề. - Là lần đầu tiên đề tài “Thiết kế và triển khai hoạt động khởi động khơi nguồn hứng thú học tập nâng cao chất lượng dạy học hình học không gian lớp 11” được thực hiện tại trường THPT Quỳnh Lưu 4 cho học sinh lớp 11 các lớp chúng tôi đã và đang dạy mang lại hiệu quả đáng kể. - Làm rõ vai trò, vị trí quan trọng của hoạt động khởi động trong tiến trình dạy học đồng thời xâu chuỗi chặt chẽ các kiến thức giữa hoạt động khởi động với các hoạt động học tập tiếp theo trong bài học và cả những bài học trước đó một cách thoải mái, tự nhiên. 1
  7. - Thiết kế và triển khai các hoạt động khởi động đa dạng trong từng bài dạy cụ thể để tích cực hoá hoạt động học sinh theo định hướng phát triển phẩm chất năng lực. 1.3. Mục đích nghiên cứu. - Giúp giáo viên có thêm những cách tổ chức hoạt động dạy học nhằm nâng cao sự hứng thú của học sinh. - Cung cấp thêm các phương pháp tạo nên hoạt động khởi động tích cực, hiệu quả cho học sinh, kết nối tốt hơn giữa người dạy và người học. Mở đầu cho những ý tưởng có tính chất khả thi và mở rộng ứng dụng sáng kiến ở các phân môn khác, ở các khối lớp khác, đáp ứng nhu cầu đổi mới phương pháp dạy học. Từ đó tạo cho học sinh niềm tin, say mê với môn học, biết vận dụng toán học vào các hoạt động thực tiễn và nâng cao chất lượng công tác giảng dạy. 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Học sinh lớp 11 THPT - Phạm vi nghiên cứu: Nội dung nghiên cứu các biện pháp khởi động khi dạy hình học lớp 11 cơ bản. Các tài liệu về lí luận dạy học, đổi mới phương pháp dạy học phù hợp với tình hình thực tế hiện nay. 1.5. Phương pháp nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu lý luận, điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin; thống kê, xử lý số liệu, phân tích tổng hợp. PHẦN II: NỘI DUNG 2.1. Cơ sở lí luận 2.1.1. Khái niệm hứng thú học tập và vai trò của hứng thú học tập đối với hoạt động học tập của học sinh trung học phổ thông. * Khái niệm hứng thú và hứng thú học tập Hứng thú là thái độ đặc biệt của cá nhân đối với đối tượng nào đó, nó có ý nghĩa đối với cuộc sống và có khả năng mang lại khoái cảm trong quá trình hoạt động. Hứng thú biểu hiện ở sự tập trung cao độ, ở sự say mê, hấp dẫn bởi nội dung hoạt động, ở bề rộng và chiều sâu của hứng thú. Hứng thú làm nảy sinh khát vọng hành động, làm tăng hiệu quả của quá trình nhận thức, tăng sức làm việc. Thúc đẩy chủ thể tạo ra những sản phẩm góp phần vào sự phát triển của xã hội. Từ khái niệm về hứng thú, theo quan niệm của A.G. Kovaliov: Hứng thú học tập chính là thái độ lựa chọn đặc biệt của chủ thể đối với đối tượng của hoạt động học tập, vì sự thu hút về mặt tình cảm và ý nghĩa thực tiễn của nó trong đời sống cá nhân. * Vai trò của hứng thú học tập đối với hoạt động học tập 2
  8. Trong hoạt động học tập, hứng thú có vai trò hết sức quan trọng, thực tế cho thấy hứng thú đối với bộ môn tỉ lệ thuận với kết quả học tập của các em. Học sinh có thể tìm thấy sự hứng thú trong một giờ học với nhiều phương diện khác nhau: Hứng thú với nội dung bài học, hứng thú với phương pháp dạy học của giáo viên, hứng thú với những kỹ năng được hình thành, vận dụng trong giờ học,... Những hứng thú đó sẽ có tác dụng nâng cao tính tích cực, chủ động của học sinh trong quá trình chiếm lĩnh tri thức mới. Một khi học sinh có hứng thú được tìm hiểu, được nhận thức các em sẽ biểu lộ ra ngoài bằng thái độ thích thú, say sưa, chú ý theo sát tiến trình bài học, tích cực tham gia phát biểu xây dựng bài. Hứng thú học tập không những giúp kết quả học tập của học sinh tốt hơn mà nó còn là động cơ thúc đẩy việc hình thành, rèn luyện những kỹ năng, năng lực phẩm chất, nhân cách của các em. Từ đó lôi cuốn các em vào hành trình khám phá những chân trời tri thức mới mẻ, lý thú. 2.1.2. Vai trò của hoạt động khởi động nhằm khơi nguồn hứng thú trong dạy học hình học không gian Hoạt động khởi động được hiểu là “Thực hiện những động tác nhẹ nhàng trước khi bắt đầu”. Trong tiến trình bài học của một giờ dạy học môn Toán, hoạt động khởi động là khâu đầu tiên của quá trình chiếm lĩnh tri thức mới. Thông thường, hoạt động này có thể tiến hành trong khoảng từ 3- 5 phút nhưng ảnh hưởng không nhỏ đến tiến trình bài học sau đó và cả kết quả cuối cùng của giờ học. Cụ thể: Thứ nhất, hoạt động khởi động khơi gợi hứng thú học tập cho học sinh, tạo môi trường kích hoạt năng lượng học tập, khơi dậy niềm đam mê, gây dựng, bồi đắp tình yêu lâu bền đối với môn học Thứ hai, hoạt động khởi động là huy động vốn tri thức kỹ năng, nền tảng của học sinh. Một khởi động hiệu quả là tạo ra cơ hội cho các em tự làm sống lại những kiến thức nền đã có, cần thiết cho việc học bài mới. Thứ ba, hoạt động khởi động tạo ra mâu thuẫn nhận thức cho người học. Học tập là một quá trình khám phá. Quá trình ấy bắt đầu bằng sự tò mò, kích thích nhu cầu tìm tòi cần được hiểu biết và giải quyết mâu thuẫn giữa điều đã biết và điều muốn biết. 2.2. Cơ sở thực tiễn. 2.2.1. Thực trạng hứng thú học tập của học sinh và việc thực hiện hoạt động khởi động trong dạy học hình học không gian hiện nay Trước những định hướng đổi mới của Đảng, nhà nước và của ngành về dạy học thì sự phát triển của xã hội đã tác động không nhỏ đến sự lựa chọn môn học, khối thi ngay từ đầu cấp THPT. Xu hướng lựa chọn nghề nghiệp đã làm một bộ phận không nhỏ học sinh không hào hứng học bộ môn Toán . Bên cạnh đó, cũng còn do người dạy chưa thực sự tạo ra được sự lôi cuốn, hấp dẫn đối với các em trong môn học, trong mỗi giờ lên lớp. Qua quan sát, qua tìm hiểu trên các phương tiện truyền thông, qua thăm dò các đồng nghiệp ở nhiều trường khác nhau, chúng tôi nhận thấy 3
  9. một điều: học sinh ngày nay ít say mê đọc sách hơn trước, các em ngại đọc, ngại nhớ, ngại tìm hiểu, học vì thi cử là nhiều chứ ít khi vì đam mê. Thậm chí có em không thích học còn biểu hiện mệt mỏi, uể oải, học tập hời hợt. Thói quen lười vận động, lười tư duy, thiếu động cơ học tập… Thực tế cũng cho thấy trong giờ học Toán nói chung và dạy học hình không gian nói riêng, bên cạnh nhiều giáo viên tâm huyết, đầu tư cho tiết dạy rất công phu từ đầu đến cuối, đặc biệt làm sao cho sinh động, hấp dẫn nhất thì cũng còn không ít giáo viên đã xem nhẹ chưa thực sự đi vào chiều sâu; đôi khi còn qua loa, hình thức một số bước trong tiến trình dạy học trên lớp, nhất là ở khâu khởi động vì nhiều lí do: lo lắng cháy giáo án; lúng túng với việc tổ chức; sợ hoạt động gây ồn ảnh hưởng đến lớp học khác… Ngay cả bản thân chúng tôi, trong mấy năm trở về trước cũng chủ yếu tập trung đầu tư sâu vào nội dung bài học mà chưa thực sự chú ý, xem trọng bước khởi động trong các giờ dạy của mình. Nhiều khi sự đầu tư tỉ mỉ cho hoạt động này chỉ có ở các giờ thao giảng, hội thi… còn hằng ngày chưa được quan tâm đúng mức. Do đó tiết học tương đối khô khan, tẻ nhạt thiên về lý thuyết mà thiếu đi sự hợp tác tích cực của học sinh; dẫn đến tâm lý thụ động trong học tập của học sinh. 2.2.2. Kết quả phân tích số liệu khảo sát thực trạng trên Để giúp đề tài nghiên cứu đạt hiệu quả cao nhất, trước khi thực hiện sáng kiến kinh nghiệm chúng tôi đã khảo sát 733 học sinh trường THPT Quỳnh Lưu 4 và 40 giáo viên dạy toán tại các trường THPT trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu. Việc khảo sát được thực hiện thông qua ứng dụng tạo và phân tích biểu mẫu trên google là Google Form. Kết quả khảo sát đối với HS được thể hiện trong các số liệu sau: Địa chỉ link khảo sát: https://forms.gle/6FbLSSsVLbi9xAiQ7 4
  10. Kết quả khảo sát 40 giáo viên dạy toán các trường thu được Địa chỉ link khảo sát: https://forms.gle/svdTdQ5CCGJMQGjK9 Từ thực tế khảo sát cho thấy hoạt động khởi động khơi nguồn hứng thú học tập môn toán nói chung, học hình học không gian lớp 11 nói riêng còn rất nhiều hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học hiện nay. Do đó việc tìm hiểu và đưa ra các biện pháp đổi mới theo hướng tích cực hóa các hoạt động khởi động trong học tập của học sinh là hết sức cần thiết và có ý nghĩa to lớn đối với công tác dạy và học. 2.3. Thiết kế và triển khai hoạt động khởi động trong các bài dạy hình học không gian lớp 11. Thiết kế và triển khai hoạt động khởi động là một phần quan trọng trong quá trình giảng dạy và học tập. Hoạt động khởi động được hiểu là những hoạt động được thiết kế để thu hút sự chú ý của học sinh, kích thích trí tò mò, và khơi gợi sự quan tâm của học sinh đối với chủ đề của bài học. 5
  11. Việc thiết kế và triển khai hoạt động khởi động đòi hỏi giáo viên phải có sự tinh tế trong việc chọn lựa các hoạt động phù hợp với đối tượng học sinh, mục tiêu của bài học và nội dung bài học. Nên lựa chọn các hoạt động khởi động thú vị, gần gũi với đời sống hằng ngày, và phù hợp với trình độ và khả năng của học sinh. Để thiết kế hoạt động khởi động GV cần tạo các câu hỏi định hướng vì nó có vai trò rất quan trọng. Nó giúp định hướng cho hoạt động, đặt mục tiêu và xác định các bước cần thiết để đạt được mục tiêu đó. Câu hỏi định hướng của bài học giúp HS có một mục tiêu rõ ràng để đạt được sau khi hoàn thành bài học. Nó có thể giúp học sinh tập trung vào những kiến thức quan trọng và áp dụng chúng vào các hoạt động và bài tập. Câu hỏi định hướng thường được sử dụng để kích thích sự tò mò, khuyến khích học sinh tham gia tích cực trong quá trình học tập và giúp họ đạt được mục tiêu học tập của mình. Nhằm tăng tính thú vị và hiệu quả của hoạt động khởi động, ta có thể sử dụng các hình thức để gây hứng thú như trò chơi, game học tập, sử dụng các phương pháp trực quan hoá, ẩn dụ trong dạy học, nêu vấn đề, tình huống thực tiễn,… 2.3.1. Khởi động bằng các tình huống có vấn đề, gây mâu thuẫn nhận thức tạo hứng thú cho học sinh. Tình huống “có vấn đề” là một công cụ hữu hiệu tạo mâu thuẫn nhận thức cho học sinh gây ra hứng thú học tập. Một tình huống có vấn đề là một hệ thông tin xác định chứa đựng mâu thuẫn, bao gồm cái đã biết và cái chưa biết có mối quan hệ chưa tường minh với nhau, mà phải bằng những hoạt động tích cực, tìm tòi, nghiên cứu phép giải mới để giải quyết được mâu thuẫn nhận thức, khi đó HS không chỉ lĩnh hội được tri thức mới, mà cả sự tự tin, niềm vui sướng của sự nhận thức mới” Khi khởi động bằng tình huống có vấn đề, học sinh nhận ra với kiến thức và kỹ năng hiện có chưa đủ để giải quyết được tình huống này. Do đó thúc đẩy học sinh học tập, tích luỹ tri thức mới với mong muốn giải quyết được tình huống này. Đặc trưng của tình huống có vấn đề: Chứa đựng mâu thuẫn cơ bản của vấn đề cần nhận thức; Phép giải chưa có sẵn, tức là người học chưa biết cách thức giải; Khi giải quyết được tình huống có vấn đề học sinh không chỉ lĩnh hội được tri thức mới mà còn phát triển năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo cho mình. Quy trình xây dựng tình huống có vấn đề: + Bước 1. Xác định kiến thức học sinh đã biết và kiến thức cần hình thành. + Bước 2. Xây dựng mâu thuẫn nhận thức cơ bản, đảm bảo vừa sức giải quyết đối với học sinh. + Bước 3. Hình thành kiến thức mới (qua bài học) + Bước 4. Sử dụng kiến thức vừa lĩnh hội để giải quyết tình huống. Rút ra kết luận. 6
  12. Như vậy: Với cách vào bài này người giáo viên tạo ra hứng thú, động lực học tập tích cực cho học sinh, đồng thời với hoạt động tổ chức dạy học hợp lí sẽ phát triển năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, phát triển năng lực sáng tạo: HS đi từ những kiến thức đã có, tìm kiếm thu thập và xử lí thông tin, đưa ra giả thuyết mới khả dĩ, xây dựng lên các quy trình mới, tiến hành giải quyết thành công để có được những kiến thức mới – đây chính là thành công, mục đích hướng tới của quá trình dạy học. 2.3.1.1. Sử dụng hiện tượng thực tế tạo ra tình huống có vấn đề. * Mục tiêu của biện pháp: Giáo viên sử dụng các hiện tượng thực tế gần gũi với cuộc sống hàng ngày của học sinh nhưng với kiến thức hiện có học sinh chưa giải thích được hoặc giải thích chưa đầy đủ để tạo ra tình huống có vấn đề. Từ đó tạo cho học sinh thêm thế nhập cuộc vào bài nhẹ nhàng, tự nhiên và đầy háo hức mong muốn được biết câu trả lời cho kiến thức mới một cách chủ động tích cực. * Nội dung và cách thức thực hiện: Giáo viên tìm kiếm và trình chiếu các hình ảnh thực tế liên quan đến các nội dung bài học. Xây dựng câu hỏi kích thích được sự tò mò, khả năng tìm tòi, xem xét một vấn đề dưới nhiều góc độ khác nhau. Học sinh quan sát hình thành thế giới quan khoa học, dự đoán nhờ nhận xét trực quan, thực hành hoặc hoạt động thực tiễn để giải quyết tình huống. * Bài học được thiết kế: Ví dụ 1: Thiết kế hoạt động khởi động “Bài 3: ĐƯỜNG THẲNG VÀ MẶT PHẲNG SONG SONG” (Chương II - Hình học 11) a) Mục tiêu - Tạo ra mâu thuẫn nhận thức, bước đầu giúp HS hình thành và mong muốn chiếm lĩnh kiến thức mới “Đường thẳng và mặt phẳng song song” thông qua hình ảnh thực tiễn. - Tạo tâm thế hứng khởi, kích thích sự tò mò cho học sinh để bắt đầu bài học thuận lợi hơn. - Rèn luyện khả năng tư duy lôgic, năng lực giải quyết vấn đề, khả năng giao tiếp, thuyết trình, tinh thần hợp tác cao. b) Nội dung: - Giáo viên chiếu hình ảnh. - Học sinh quan sát các hình ảnh thực tế trong cuộc sống hàng ngày và suy nghĩ, trao đổi trả lời câu hỏi. 7
  13. H1: Khi xây tường, người thợ căng dây cước dọc theo cạnh các viên gạch để làm gì? H2: Vị trí của dây căng mép gạch với mặt đất như thế nào? H3: Nhận xét vị trí của xà ngang, cột dọc, thanh chống và thanh bên của khung thành với mặt đất? c) Sản phẩm: - Học sinh trả lời được câu hỏi mở đầu, bước đầu hình dung về nội dung bài học: Đường thẳng và mặt phẳng song song. L1: Làm thẳng hàng các viên gạch. L2: Vị trí của dây căng với mặt đất song song nhau. L3: Xà ngang song song mặt đất, cột dọc vuông góc mặt đất, thanh chống cắt mặt đất, thanh bên nằm trên mặt đất. (Học sinh xuất hiện mâu thuẫn sự đúng, sai) d) Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ : - GV tạo tình huống có vấn đề qua câu hỏi định hướng. - Học sinh hoạt động theo nhóm 3-4 em trong cùng một bàn. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - Các nhóm quan sát suy nghĩ, hội ý nhanh chóng trong thời gian 1phút 30 giây. - Thống nhất ý kiến và đưa ra câu trả lời. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - GV gọi HS bất kỳ trả lời từng câu; HS khác nhận xét, bổ sung hoàn thiện câu trả lời. Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới: Trong thực tế đời sống có rất nhiều hình ảnh về đường thẳng và mặt phẳng như hình ảnh khung thành bóng đá. Trường hợp đặc biệt xà ngang với mặt đất, hay dây căng với mặt đất cho ta liên tưởng đến đường thẳng và mặt phẳng song song với nhau mà chúng ta cùng khám phá qua bài học hôm nay. Hình ảnh HS đang tham gia khởi động bài “Đường thẳng và mặt phẳng song song”. 8
  14. Ví dụ 2: Thiết kế hoạt động khởi động “Bài 4: HAI MẶT PHẲNG SONG SONG” (Chương II - Hình học 11) a) Mục tiêu: - Giúp cho học sinh tiếp cận với các kiến thức về hai mặt phẳng song song. - Tạo hứng thú, kích thích học sinh tò mò muốn chiếm lĩnh kiến thức mới “Hai mặt phẳng song song” thông qua các hình ảnh thực tế. - Giúp học sinh có tâm lý thoải mái, phấn khởi khi bước vào bài học mới. - Chủ động phát hiện, chiếm lĩnh kiến thức mới, biết quy lạ về quen, có tinh thần trách nhiệm hợp tác xây dựng cao. - Hình thành tư duy logic, lập luận chặt chẽ, sự tự tin, phản xạ nhanh. b) Nội dung: - Giáo viên trình chiếu hình ảnh. - Học sinh quan sát các hình ảnh và suy nghĩ, trao đổi trả lời câu hỏi. Hình 1 Hình 2 Hình 3 H1: Quan sát và nhận xét mặt bàn với mặt nền lớp học? H2: Các mặt của từng thửa ruộng bậc thang như thế nào với nhau? c) Sản phẩm: - Học sinh trả lời được câu hỏi mở đầu, bước đầu hình dung về nội dung bài học: Hai mặt phẳng song song. L1: Mặt bàn song song với mặt nền lớp học. L2: Các mặt của từng thửa ruộng bậc thang song song với nhau. d) Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV tạo tình huống có vấn đề qua các câu hỏi định hướng. - HS độc lập suy nghĩ. 9
  15. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS quan sát, chú ý lắng nghe câu hỏi và hoàn thành yêu cầu trong thời gian 2 phút. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời; HS khác nhận xét, bổ sung hoàn thiện câu trả lời. Bước 4: Kết luận, nhận định: - GV đánh giá kết quả của HS. - GV trình chiếu hình 3 và đặt câu hỏi: Các nhát cắt đều nhau và đẹp mắt của đầu bếp tuân thủ theo nguyên tắc gì để đạt được điều đó? Để giải quyết câu hỏi này chúng ta đi vào bài học hôm nay: “ Hai mặt phẳng song song”. Hình ảnh HS đang tham gia khởi động bài “Hai mặt phẳng song song” Ví dụ 3: Thiết kế hoạt động khởi động “Bài 5: PHẾP CHIẾU SONG SONG. HÌNH BIỂU DIỄN CỦA MỘT HÌNH KHÔNG GIAN” (Chương II - Hình học 11) a) Mục tiêu: - Học sinh phát hiện được hình chiếu song song của một số hình trong thực tiễn cuộc sống như bóng ngôi nhà dưới mặt nước, bóng của viên bi trên tấm thảm, quả bóng đã vượt qua vạch vôi hay chưa,…. - Tạo ra nhu cầu được bày tỏ quan điểm của cá nhân học sinh, xuất hiện mâu thuẫn nhận thức mong muốn chiếm lĩnh kiến thức mới, từ đó có tâm thế hào hứng bắt đầu bài học. - Rèn luyện khả năng tư duy, suy luận lôgic. Rèn kỹ năng trình bày một vấn đề. - Phát triển phẩm chất: tôn trọng ý kiến của các thành viên trong nhóm khi hợp tác. b) Nội dung: - Giáo viên nêu tình huống giả định là các sự vật, hiện tượng trong thực tế dưới tác động ánh nắng, ánh đèn…và trình chiếu hình ảnh. 10
  16. - HS quan sát hình ảnh. Hình 1 Hình 2 Hình 3 PHIẾU HỌC TẬP Các em quan sát các hình ảnh và hoàn thành phiếu học tập sau: H1: Tại sao ngôi nhà đổ bóng lên mặt nước? ....................................................................... ....................................................................... ....................................................................... ....................................................................... ....................................................................... Hình 1 H2: Bóng của viên bi trên tấm thảm là hình gì? ....................................................................... ....................................................................... ....................................................................... ....................................................................... ....................................................................... Hình 2 c) Sản phẩm: Học sinh trả lời câu hỏi mở đầu, bước đầu hình dung về nội dung bài học “Phép chiếu song song. Hình biểu diễn của một hình không gian”. L1: Do có ánh nắng mặt trời chiếu vào ngôi nhà (Hiện tượng khúc xạ ánh sáng) tạo nên bóng ngôi của nhà trên mặt nước. L2: Bóng của viên bi trên tấm thảm có hình Elip. d) Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ : 11
  17. - GV chia lớp thành 6 nhóm, phát phiếu học tập và hoàn thành trong thời gian 2 phút. - Các nhóm nhận phiếu học tập và phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS thảo luận theo nhóm, hoàn thành yêu cầu, đánh giá kết quả làm việc của từng thành viên trong nhóm. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - GV kiểm tra ngẫu nhiên việc thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. - GV gọi 2 HS của 2 nhóm ngẫu nhiên trình bày kết quả và trình chiếu thêm sản phẩm của một nhóm bất kỳ còn lại, các nhóm khác đối chiếu kết quả và phản biện nội dung trong phiếu học tập. Bước 4: Kết luận, nhận định: - GV quan sát hoạt động của các nhóm và đánh giá sản phẩm của các nhóm. - GV trình chiếu hình 3 và đặt câu hỏi: Yếu tố hình học nào cho ta biết quả bóng đã vượt qua vạch vôi hay chưa? Bài học“Phép chiếu song song. Hình biểu diễn củacủa một hình không gian”sẽ giúp ta có câu trả lời trên. Hình ảnh HS đang tham gia khởi động bài “Phép chiếu song song. Hình biểu diễn của một hình không gian” 2.3.1.2. Ứng dụng công nghệ thông tin tạo video tình huống có vấn đề. * Mục tiêu của biện pháp: Ứng dụng phần mềm công nghệ tạo video tình huống gây sự mới lạ, sinh động trong tiết học. Hình ảnh kết hợp âm thanh giúp học sinh ghi nhớ lâu bền. Phát triển kỹ năng lắng nghe, quan sát, phát hiện vấn đề trong tâm trạng hào hứng. Từ đó, học sinh chủ động và cải thiện chất lượng học tập, giáo viên nâng cao chất lượng giảng dạy, sử dụng công nghệ thông tin. * Nội dung và cách thức thực hiện: Qua quá trình tự học chúng tôi đã tìm tòi các video tình huống có vấn đề áp dụng vào hoạt động khởi động gây hứng thú cho học sinh. Để xây dựng một video chúng tôi đã làm như sau: + Bước 1: Lên ý tưởng, viết kịch bản cho video, tìm kiếm video phù hợp. 12
  18. + Bước 2: Sử dụng phần mềm cắt, ghép video phù hợp với mục đích sử dụng hoặc phần mềm làm video phim hoạt hình. + Bước 3: Sử dụng video vào dạy học Qua quá trình tự học chúng tôi đã tự làm các video tình huống có vấn đề áp dụng vào hoạt động khởi động gây hứng thú cho học sinh. Có 02 cách tạo ra các video tình huống: + Lựa chọn các video có sẵn trên tài nguyên mạng, sử dụng công cụ cắt, ghép video để xây dựng tình huống theo ý muốn. Có thể cắt video trên máy tính hệ điều hành Windows hoặc sử dụng các phần mềm (trực tuyến hay cài đặt trên máy tính, điện thoại) * Bài học được thiết kế: Ví dụ 1: Thiết kế hoạt động khởi động “Bài 1: VECTƠ TRONG KHÔNG GIAN” (Chương III - Hình học 11) a) Mục tiêu: - Tạo hứng thú cũng như tạo nhu cầu mong muốn khám phá tìm hiểu về kiến thức “Vectơ trong không gian”. - Tạo không khí vui vẻ, nhẹ nhàng bước đầu tiếp cận bài mới một cách tự nhiên. - Rèn luyện kỹ năng lắng nghe, quan sát hình thành thế giới quan sinh động. b) Nội dung: - GV trình chiếu video1, đường link : https://youtu.be/vKsVAbDqYow. - HS theo dõi video1 rồi trả lời câu hỏi: H1: Làm như thế nào để bạn An bắt trúng được bạn Bình? H2: Đại lượng nào vừa có giá trị độ lớn, vừa có hướng? H3: Nhắc lại định nghĩa vectơ trong mặt phẳng? c) Sản phẩm: Học sinh trả lời câu hỏi, tái hiện lại kiến thức Véc tơ trong mặt phẳng. L1: Bạn An đã tập trung lắng nghe tiếng động và xác định vị trí bạn Bình cách mình bao xa và hướng nào. L2: Đại lượng nào vừa có giá trị độ lớn vừa có hướng là véctơ. L3: Vectơ là đoạn thẳng có hướng. d) Tổ chức thực hiện: Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập: - GV đặt câu hỏi tạo tình huống và yêu cầu HS trả lời trong thời gian 1phút 30 giây. - HS hoạt động cá nhân. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - Học sinh độc lập suy nghĩ. 13
  19. - Học sinh phân tích các thông tin trong video để tìm kiếm câu trả lời. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - Lấy tinh thần xung phong trả lời của học sinh. - Các học sinh khác nhận xét, bổ sung hoàn thiện câu trả lời. Bước 4: Kết luận, nhận định: GV tuyên dương, khích lệ học sinh có câu trả lời nhanh, chính xác và học sinh có ý kiến phản biện hay. - GV cho xem video 2, đường link: https://youtu.be/WcHi5cd_MS8 Từ đó dẫn dắt vào bài mới: Thông thường ta vẫn nghĩ rằng việc bạn An bắt được bạn Bình là may mắn. Nhưng trong thực tế ta biết được qua câu trả lời ở trên. Vậy “Vectơ trong không gian” có gì khác với vectơ trong mặt phẳng? Chúng ta sẽ tìm hiểu qua bài học hôm nay. Một số hình ảnh cắt từ video. Hình ảnh HS đang tham gia khởi động bài “Vectơ trong không gian”. Ví dụ 2: Thiết kế hoạt động khởi động “Bài 4: HAI MẶT PHẲNG VUÔNG GÓC” - Tiết 2 (Chương III - Hình học 11) a) Mục tiêu: - Thông qua video học sinh biết được các ứng dụng trong thực tế thông qua nền tảng hình học không gian của các hình lập phương, hình hộp chữ nhật, hình chóp…. - Kích thích được sự tò mò, gây mâu thuẫn nhận thức muốn khám phá các tính chất, đặc điểm của các hình: các hình lập phương, hình hộp chữ nhật, hình chóp….sau khi xem video. - Giúp học sinh thư giãn, giải trí trước khi vào bài mới. 14
  20. - Rèn luyện kỹ năng lắng nghe, khả năng quan sát ghi nhớ thông tin. b) Nội dung: - Giáo viên trình chiếu video, đường link: https://youtu.be/7DsoNYJ4RRM - HS theo dõi vi deo và trả lời câu hỏi định hướng: H1: Video trên đã nhắc đến các hình nào trong không gian? H2: Trong thực tế hình học không gian được ứng dụng ở những lĩnh vực nào? c) Sản phẩm : Học sinh vỡ oà về những hiểu biết và ứng dụng của hình không gian trong video và bước đầu hình dung các trường hợp đặc biệt của hình lăng trụ. L1: Các hình không gian được nhắc trong video: lăng trụ, lăng trụ đứng, hình lập phương, hình hộp chữ nhật, hình chóp đều…. L2: Trong thực tế hình học không gian được ứng dụng ở các lĩnh vực: kiến trúc, nội thất, giáo dục, kỹ thuật, y học,… d) Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ : - Gv chia lớp thành 6 nhóm và nêu câu hỏi tình huống cần thảo luận. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - Các nhóm nhận nhiệm vụ và phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm. - Học sinh thảo luận, bàn bạc theo nhóm tìm câu trả lời trong thời gian 1 phút 30 giây. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - GV gọi đại diện 2 nhóm có câu trả lời nhanh nhất trình bày. - Các nhóm khác đối chiếu kết quả và phản biện. Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới: Qua video các em thấy hình học không gian có rất nhiều ứng dụng trong thực tế. Vậy các hình đó có tính chất đặc điểm gì mà lại được ứng dụng nhiều đến thế? Cô trò chúng ta sẽ có câu trả lời trong bài học hôm nay. Một số hình ảnh cắt từ video 15
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2