Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thông qua hoạt động trải nghiệm để rèn luyện kỹ năng hợp tác cho học sinh trong dạy học phần vi sinh vật - Sinh học 10 THPT
lượt xem 4
download
Mục đích nghiên cứu sáng kiến "Thông qua hoạt động trải nghiệm để rèn luyện kỹ năng hợp tác cho học sinh trong dạy học phần vi sinh vật - Sinh học 10 THPT" nhằm nghiên cứu thiết kế và tổ chức các hoạt động trải nghiệm để rèn luyện kỹ năng hợp tác cho học sinh trong dạy học phần vi sinh vật - Sinh học 10 THPT nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn Sinh học góp phần đổi mới sự nghiệp giáo dục của Việt Nam.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thông qua hoạt động trải nghiệm để rèn luyện kỹ năng hợp tác cho học sinh trong dạy học phần vi sinh vật - Sinh học 10 THPT
- A SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ĐÔ LƯƠNG 3 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM ĐỂ RÈN LUYỆN CHO HỌC SINH KỸ NĂNG HỢP TÁC TRONG DẠY HỌC PHẦN VI SINH VẬT –SINH HỌC 10 THPT Người thực hiện :Phạm Thị Dung Tổ : KHTN SĐT: 0979216500 Năm học 20212022 1
- MỤC LỤC 2. Mục đích nghiên cứu .............................................................................................................. 2 3. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................................................. 2 4. Giả thuyết khoa học ............................................................................................................... 3 TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………………...24 2
- DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Nội dung viết đầy đủ DH Dạy học GD Giáo dục GV Giáo viên HS Học sinh THPT Trung học phổ thông VSV Vi sinh vật 1
- I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Định hướng chung của việc đổi mới phương pháp dạy học là: “Đổi mới phương pháp dạy học ở tất cả các cấp và bậc học, kết hợp tốt học với hành, gắn nhà trường với xã hội. Áp dụng những phương pháp dạy học hiện đại để bồi dưỡng cho HS những kĩ năng, tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề”. Hiện nay, xu thế chung của việc đổi mới phương pháp dạy học có nhiều tiềm năng phát huy cao độ tính tích cực, chủ động và sáng tạo của HS chuyển từ hình thức giáo viên chỉ giới hạn vào việc truyền đạt thông tin cho HS sang hình thức giáo viên tổ chức hoạt động độc lập nhận thức của HS qua đó phát huy tính tích cực, độc lập và sáng tạo của HS.Việc chuyển hoá những thành tựu của rất nhiều ngành khoa học kỹ thuật,nhiều phương pháp khác nhau vào dạy học là một tiềm năng vô tận tạo nên sức mạnh cho công nghệ dạy học hiện đại. Trong đó đáng chú ý là tổ chức hoạt động trải nghiệm. Như chúng ta đã biết, Sinh học là môn khoa học thực nghiệm có ứng dụng rộng rãi ở hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội cũng như trong sản xuất. Quá trình dạy học bộ môn Sinh học không chỉ đơn thuần là trang bị cho HS kiến thức mà phải thông qua kiến thức để hình thành và bồi dưỡng cho HS kĩ năng tư duy, năng lực nhận thức để các em có khả năng tự học và vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. Một trong những biện pháp hữu hiệu để hình thành và phát triển kĩ năng tư duy cho HS là sử dụng tổ chức hoạt động trải nghiệm. Thông qua hoạt động trải nghiệm HS vừa lĩnh hội được sâu sắc kiến thức vừa rèn luyện được các kĩ năng tư duy, tạo cho các em hứng thú, niềm tin trong quá trình học tập. Trên cơ sở đó, các em biết vận dụng các kiến thức Sinh học vào đời sống đáp ứng yêu cầu giáo dục tổng hợp, hướng nghiệp cho HS khi ra trường và tiếp tục theo học ở các bậc cao hơn. Trong thực tế giảng dạy các môn khoa học thực nghiệm nói chung và môn Sinh học nói riêng ở nhà trường phổ thông hiện nay, phần lớn giáo viên vẫn còn áp dụng phương pháp dạy học truyền thống : thông báo,nhồi nhét kiến thức, lí thuyết chưa gắn với thực hành. HS không được tạo điều kiện để bồi dưỡng phương pháp nhận thức, rèn luyện tư duy khoa học,phát triển năng lực tự giải quyết vấn đề chỉ chú ý giảng dạy kiến thức mà chưa chú ý đến giảng dạy gắn với thực hành. Hầu hết, Giáo viên có tâm lí ngại sử dụng hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm, tổ chức hoạt động trải nghiệm trong các giờ dạy để giảng dạy không đúng quy trình dẫn đến HS không được tạo điều kiện để rèn luyện kĩ năng,tư duy khoa học, không phát triển năng lực của bản thân. Hậu quả học sinh chỉ nắm được các kiến thức lí thuyết hàn lâm mà không rèn được các kĩ năng, hạn chế sự phát triển tư duy của HS, dần dần mất đi những hiểu biết sáng tạo vô cùng lí thú của bộ môn khoa học thực nghiệm này và gây mất hứng thú về sự yêu thích bộ môn Sinh Học. 1
- Nhiệm vụ giáo dục hiện nay không chỉ cung cấp cho học sinh kiến thức mà phải rèn luyện cho học sinh kỹ năng sống, kỹ năng học tập. Hoạt động trải nghiệm là hình thức học tập gắn học tập với thực tiễn, gắn giáo dục trong nhà trường với giáo dục ngoài xã hội, “phá vỡ” không gian lớp học, đồng thời có sự tham gia của nhiều nguồn lực xã hội vào quá trình giáo dục. Đây là một hình thức tổ chức dạy học tạo điều kiện cho HS có những trải nghiệm khám phá mới mẻ, qua đó góp phần hình thành kiến thức và phát triển các k ỹ n ă n g cần thiết cho người người học. Mà bộ môn Sinh hoc ḷ ại có rất nhiều kiến thức gắn liền với thực tiễn đời sống. Cho nên rất thuận lợi cho việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm. Hiện nay các đề tài nghiên cứu về hoạt động trải nghiệm đa số nhằm rèn luyện kỹ năng tự học cho học sinh hoặc nâng cao hoạt động dạy học. Để hoạt động trải nghiệm có hiệu quả mỗi học sinh phải biết rèn luỵên cho mình kỹ năng hợp tác, kỹ năng giao tiếp... Mỗi loại kỹ năng có vai trò khác nhau nhưng HĐTN thành công thì kỹ năng hợp tác nhóm đóng vai trò cực kì quan trọng. Mặt khác, trong chương trình giáo dục phổ thông sắp tới mà Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa mới ban hành thì hoạt động trải nghiệm được đưa vào giảng dạy từ lớp 1 đến lớp 12 với số tiết là 105 tiết / năm và được xem là hoạt động giáo dục bắt buộc, trong đó HS dựa trên sự huy động tổng hợp kiến thức và kỹ năng từ nhiều lĩnh vực khác nhau để trải nghiệm thực tiễn đời sống nhà trường, gia đình, xã hội dưới sự hướng dẫn và tổ chức của nhà giáo dục, qua đó hình thành kiến thức và phát triển các kỹ năng và năng lực cần thiết cho người học. Từ những lý do trên, tôi chọn đề tài “Thông qua hoạt động trải nghiệm để rèn luyện kỹ năng hợp tác cho học sinh trong dạy học phần vi sinh vật Sinh học 10 THPT” để nghiên cứu. 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu thiết kế và tổ chức các hoạt động trải nghiệm để rèn luyện kỹ năng hợp tác cho học sinh trong dạy học phần vi sinh vật Sinh học 10 THPT nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn Sinh học góp phần đổi mới sự nghiệp giáo dục của Việt Nam. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích nghiên cứu, đề tài phải thực hiện được các nhiệm vụ nghiên cứu sau: Nghiên cứu lí luận và thực tiễn về hoạt động trải nghiệm, vai trò của hoạt động trải nghiệm, hệ thống các nhóm kĩ năng, kĩ năng nhận thức của học sinh. Nghiên cứu quy trình tổ chức các hoạt động trải nghiệm. Tổ chức một số HĐTN nhằm rèn luyện kĩ năng hợp tác cho học sinh trong dạy học phần vi sinh vật Sinh học 10 ở trường trung học phổ thông. 2
- Thực nghiệm sư phạm để khảo sát để có sự so sánh về mức độ thu nhận kiến thức của HS giữa các lớp thực nghiệm và đối chứng xác định hiệu quả rèn luyện kĩ năng hợp tác cho học sinh. 4. Giả thuyết khoa học Nếu Tổ chức HĐTN dạng tham quan, thực hành để dạy vi sinh vật Sinh học 10 THPT thì nâng cao được hiệu quả việc rèn luyện kỹ năng hợp tác cho học sinh. 5. Điểm mới của đề tài Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh, tạo hứng thú học tập cho học sinh nhằm nâng cao hiệu quả dạy học. Đề xuất quy trình tổ chức các HĐTN trong dạy học môn Sinh Học Thiết kế các HĐTN trong phần Sinh học vi sinh vật Sinh học 10 THPT và tổ chức các hoạt động đó một cách hợp lí thì sẽ rèn luyện được kỹ năng hợp tác cho học sinh và góp phần nâng cao chất lượng dạy học. Phạm vi nội dung: Tổ chức được một số hoạt động trải nghiệm trong dạy học phần vi sinh vật, Sinh học 10 THPT để rèn luyện kỹ năng hợp tác cho học sinh . Phạm vi thực nghiệm: Tiến hành thực nghiệm tại các lớp 10 trong trường THPT . II. NỘI DUNG 1. Thực trạng về việc rèn luyện kỹ năng hợp tác trong dạy học bộ môn sinh ở trường THPT. Trong quá trình điều tra thực trạng dạy và học môn Sinh học, thực trạng rèn luyện một số kỹ năng cho học sinh ở một số trường , tôi thấy thực trạng của việc dạy học môn Sinh học ở trường như sau: 1.1.Ưu điểm Học sinh năng động, sáng tạo, thích khám phá, trải nghiệm các hoạt động ngoài trời. Thích vừa học vừa thực hành, học lí thuyết đi đôi với thực hành. Cơ sở vật chất không ngừng được tăng cường như phòng học bộ môn, tranh ảnh, thiết bị dạy học đáp ứng cho yêu cầu đổi mới. Giáo viên luôn đổi mới dạy học theo xu hướng lấy học sinh làm trung tâm. Đặc biệt môn Sinh học là môn khoa học thực nghiệm, phản ánh những khái niệm, hiện tượng,cơ chế qui luật trong tự nhiên và chính bản thân của mỗi con người và điều này giúp cho giáo viên có thể đổi mới dạy học theo hướng khám phá 3
- 1.2. Tồn tại Đối với giáo viên đã có nhiều sự thay đổi đáng kể trong việc áp dụng các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học tích cực trong giảng dạy. Nhưng để rèn luyện cho học sinh kỹ năng hợp tác thông qua tổ chức các hoạt động trải nghiệm, cho HS có điều kiện được thực tế trải nghiệm với cuộc sống thì chủ yếu đang còn lồng ghép, chưa tổ chức một cách bài bản do nhiều nguyên nhân như: + Điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường chưa đáp ứng được. + Do chưa có tài liệu chính thống cho từng bộ môn. + Do tâm lí của GV còn lo sợ khi đưa HS đi thực tế như việc quản lí, an toàn lao động… + Do phải xây dựng kế hoạch phức tạp, rườm rà… + Mất nhiều thời gian, công sức… Còn đối với HS thì theo như tìm hiểu của chúng tôi, HS bây giờ rất thích được trải nghiệm, thích tự khám phá, tự học, tự nghiên cứu nhưng kỹ năng hợp tác nhóm chưa cao còn mang tính cá nhân. 1.3. Một số giải pháp đổi mới phương pháp dạy học ở trường THPT Tự chủ xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục Lựa chọn hoạt động trải nghiệm Đổi mới phương pháp dạy học * Các phương pháp tổ chức HĐTN. Phương pháp làm việc nhóm. Phương pháp giải quyết vấn đề. Phương pháp dạy học dự án. 2. Nội dung 2.1. Cơ sở lí luận của đề tài. 2.1.1. Kỹ năng hợp tác * Kỹ năng hợp tác là sự kết nối giữa các cá nhân. Đó là khi mọi người cùng đóng góp công sức vào một công việc chung, hướng đến mục tiêu chung. Trong quá trình đó, mỗi cá nhân đều tham gia vào công việc. Hợp tác là sự tương tác dựa trên việc hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau. * Phương pháp rèn luyện kỹ năng hợp tác Đặt mục tiêu chung: Vì mục đich công việc chung, các thành viên trong nhóm hợp tác và đặt mục tiêu của nhóm lên hàng đầu. 4
- Lắng nghe: Mỗi nhóm phải có một trưởng các nhóm sẽ là người phân công và theo dõi hoạt dộng của các cá thể trong nhóm. Để có kết quả chung các thành viên nêu ý kiến, biết lắng nghe và tiếp thu ý kiến của các thành vien khác. Giúp đỡ lẫn nhau: Để hoàn thành nhiệm vụ của nhóm thì các cá nhân trong nhóm luôn giúp đỡ nhau trong mọi công việc. Nâng cao trách nhiệm trong công việc: Mỗi các nhân phải hoàn thành tốt nhiệm vụ của nhóm. Muốn hoàn thành tốt thì các cá nhân nâng cao trách nhiệm trong tất cả các khâu từ khâu phân chia nhóm, giao nhiệm vụ, tiến hành và tổng hợ kết quả. Đặc biệt là luôn hợp tác cùng nhau trong khi tham gia các hoạt động trải nhiệm mới mở. 2.1.2. Hoạt động trải nghiệm Mô hình HĐTN theo Divid A Kolb (1984), chu kì học tập qua trải nghiệm bao gồm 4 giai đoạn như sau: Trải nghiệm cụ thể (1) Thực hành Phản ánh qua chủ động quan sát (4) (2) Khái quát hóa trừu tượng (3) 2.1.3. Một số dạng HĐTN trong dạy học Sinh học. Tham quan, dã ngoại. Thực hành thí nghiệm. Dự án học tập. Ngoại khóa. 5
- 2.1.4.Vai trò của hoạt động trải nghiệm trong việc rèn luyện kỹ năng hợp tác HĐTN làm tăng tính hấp dẫn trong học tập. Phát huy được tính tích cực, tư duy độc lập sáng tạo cho học sinh. HĐTN tạo điều kiện kết nối các kiến thức khoa học liên ngành. Dạy học trải nghiệm giúp gắn kết giữa các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường. HĐTN gắn kết giữa người dạy và người học.HĐTN là mô hình học tập tiên tiến nhằm giúp học sinh hoàn thiện bản thân mình. 2.2.Tổ chức một số HĐTN trong dạy học phần vi sinh vật, Sinh học 10 THPT. Trong phạm vi nghiên cứu chúng tôi đưa ra quy trình tổ chức các HĐTN nhằm rèn luyện kỹ năng hợp tác gồm các bước: Bước 1 GV nêu vấn đề. Bước 2 Chia nhóm và giao nhiệm vụ. Bước 3 Tiến trình HĐTN gồm các hoạt động: Chuẩn bị; Trải nghiệm cụ thể; Xây dựng báo cáo nhóm Bước 4 Thảo luận và chia sẻ. Bước 5 Đánh giá kết quả hoạt động. Quá trình dạy học phần vi sinh vật, giáo viên đưa ra hai chuyên đề thử nghiệm như sau: 2.2.1.Tổ chức HĐTN dạng tham quan, thực hành để dạy bài "Sinh trưởng và sinh sản của Vi sinh vật" Sinh học 10 THPT. * Mục tiêu của bài học: Kiến thức: + Nêu được khái niệm sinh trưởng của quần thể VSV, khái niệm thời gian thế hệ. + Phân biệt được sự sinh trưởng của vi khuẩn trong môi trường nuôi cấy liên tục và nuôi cấy không liên tục. + Nghiên cứu và tìm hiểu được các kiến thức lí thuyết về trồng nấm sò trên địa bàn sinh sống. + Biết cách trồng nấm sò để phục vụ gia đình. Thái độ: + Yêu thích khoa học, say mê học bộ môn Sinh học. 6
- + Tích cực, chủ động tham gia các hoạt động học tập. + Có ý thức vận dụng các tri thức, kĩ năng học được vào cuộc sống, lao động, học tập. Kỹ năng hướng tới: + Kỹ năng tự chủ và tự học. + Kỹ năng giải quyết vấn đề sáng tạo. + Kỹ năng giao tiếp và hợp tác. * Phương pháp: + Phương pháp hợp tác nhóm. + Phương pháp học dự án. + Phương pháp giải quyết vấn đề về trồng nấm sò trên địa bàn sinh sống. * Thời lượng: + Cuối tiết liền trước: GV chia nhóm, giao nhiệm vụ và HS nghiên cứu lí thuyết. + 01 buổi tham quan học tập tại cơ sở trồng Nấm ( Xã Thái Sơn ). + 02 tuần làm việc tại gia đình. + 01 tiết báo cáo sản phẩm. * Tiến trình tổ chức: Bước Hoạt động của GV và HS GV dẫn dắt vấn đề: VSV có kích thước hiển vi, vậy thì sự sinh trưởng và sinh sản của chúng có giống với các nhóm sinh GV đặt vấn vật khác hay không? đề => Để tìm hiểu vấn đề này, hôm nay chúng ta cùng nghiên cứu chủ đề: "Sinh trưởng và sinh sản của VSV". Chia nhóm: Chia theo tổ, tổ trưởng là nhóm trưởng và cho nhóm cử thư kí để ghi chép ý kiến khi thảo luận. Chia nhóm Giao nhiệm vụ: và giao Bài tập 1: Nghiên cứu về sự sinh trưởng của quần thể vi nhiệm vụ. khuẩn trong môi trường nuôi cấy không liên tục, rồi hoàn thành bảng sau: Các pha sinh trưởng Đặc điểm 7
- Pha tiềm phát Pha lũy thừa Pha cân bằng Pha suy vong Bài tập 2: Phân biệt giữa hình thức nuôi cấy không liên tục và nuôi cấy liên tục? Bài tập 3: Phân biệt các hình thức sinh sản ở VSV? Bài tập 4: Nghiên cứu mục II – bài 27 SGK để hoàn thành phiếu học tập sau: Ảnh hưởng Ứng dụng Nhiệt độ Độ ẩm Độ Ph Ánh sáng Áp suất thẩm thấu Bài tập 5: Tham quan cơ sở trồng Nấm trên địa bàn để nghiên cứu, tìm hiểu và thực hành trồng Nấm sò để phục vụ gia đình? HS tiến hành phân công nhiệm vụ trong nhóm và chuẩn bị địa điểm để tiến hành thực hiện. GV yêu cầu sản phẩm của các nhóm gồm có: 1 bài báo cáo bằng Powerpoint về kết quả thực hiện dự án và sản phẩm nấm sò mà nhóm đã trồng được. Trải nghiệm Hoạt động 1: Tìm kiếm và xử lí thông tin. cụ thể Tìm kiếm thông tin: Các nhóm HS có thể nghiên cứu SGK, tra cứu trên mạng internet và các tài liệu khác để thu thập tìm kiếm thông tin các kiến thức về sinh trưởng và sinh sản của VSV; Về các kiến thức liên quan đến việc trồng Nấm sò. Xử lí thông tin: Các thành viên của nhóm ghi các thông tin tìm kiếm mà đã được nhóm trưởng phân công vào giấy A 4 → Thảo luận nhóm đi đến thống nhất ý kiến của cả tổ về các nhiệm vụ đã được giáo viên giao → Thư ký tổng hợp ý kiến thống nhất của tổ. 8
- Hoạt động 2: Tham quan trải nghiệm tại cơ sở trồng Nấm trên địa bàn và thực hành trồng Nấm. Chuẩn bị: Bút, vở, máy chụp ảnh; mua nguyên liệu Tiến hành: + B1: Tập trung nghe hướng dẫn chủ cơ sở giới thiệu kĩ thuật trồng Nấm sò. + B2: Học sinh nghe, ghi chép vào vở. + B3: Tham quan các khu trồng Nấm thành phẩm của cơ sở. + B4: Các nhóm thực hành trải nghiệm trồng Nấm với sự hướng dẫn của các kĩ thuật viên. Hoạt động 3: Xây dựng báo cáo của nhóm. Nội dung của bào báo cáo mỗi nhóm gồm: + Báo cáo về sản phẩm nghiên cứu lí thuyết của nhóm. + Sản phẩm Nấm sò mà nhóm làm được. Tổ trưởng phân công người đại diện tổ để trình bày trước lớp. Đầu tiết học thì GV điều hành cho các nhóm tiến hành báo Thảo luận, cáo sản phẩm của nhóm mình và cho các nhóm góp ý cho nhau. chia sẻ Cuối cùng thì GV góp ý cho sản phẩm của từng nhóm. Các nhóm tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau bằng cách ghi Đánh giá kết thông tin đánh giá vào phiếu đánh giá. quả hoạt GV nhận xét và đánh giá HS thông qua kết quả quan sát. động. HS tự rút kinh nghiệm cho bản thân. * Sản phẩm hoạt động của HS nhóm 1 – lớp 10T4. Bài tập 1: Đặc điểm của các pha sinh trưởng của quần thể vi khuẩn trong nuôi cấy không liên tục: Các pha sinh trưởng Đặc điểm Vi khuẩn thích nghi với môi trường, không có sự gia tăng số lượng tế bào, enzim cảm ứng hình thành Pha tiềm phát để phân giải các chất. Trao đổi chất diễn ra mạnh mẽ, số lượng tế bào Pha lũy thừa tăng theo cấp số nhân, tốc độ sinh trưởng cực đại. Có thể thu hoach sinh khối cuối pha lũy thừa 9
- Số lượng tế bào đạt cực đại và không đổi theo thời Pha cân bằng gian (số lượng tế bào sinh ra tương đương với số tế bào chết đi). Số lượng tế bào trong quần thể giảm dần (do chất Pha suy vong dinh dưỡng ngày càng cạn kiệt, chất độc hại tích lũy ngày càng nhiều). Bài tập 2: Phân biệt giữa hình thức nuôi cấy không liên tục và nuôi cấy liên tục? Nuôi cấy không liên tục Nuôi cấy liên tục Không được bổ sung chất dinh Bổ sung thường xuyên chất dinh dưỡng và không được lấy đi các sản dưỡng và loại bỏ không ngừng các phẩm chuyển hóa. chất thải trong quá trình nuôi cấy. Có pha suy vong. Không có pha suy vong, dừng lại ở Pha lũy thừa rất ngắn. pha cân bằng động. Pha cân bằng ngắn hơn. Pha lũy thừa kéo dài hơn. Đến 1 giới hạn nào đó sự sinh Pha cần bằng duy trì liên tục. trưởng ngừng hẳn, sinh khối giảm. Sự sinh trưởng duy trì liên tục. Thường xảy Trong tự nhiên Ứng dụng trong sản xuất Bài tập 3: Phân biệt các hình thức sinh sản ở VSV? Sinh sản ở VSV nhân sơ: + Phân đôi: Là hình thức sinh sản chủ yếu của vi khuẩn.Vi khuẩn gấp nếp màng sinh chất hình thành mêzôxôm làm điểm tựa dính vào để nhân đôi ADN, đồng thời thành tế bào hình thành vách ngăn để tạo 2 tế bào vi khuẩn. + Nảy chồi: Là hình thức sinh sản của một số vi khuẩn sống trong nước. Tế bào mẹ tạo thành một chồi ở cực, chồi lớn dần rồi tách ra tạo thành một vi khuẩn mới. + Bào tử: là hình thức sinh sản của một số vi khuẩn (vi khuẩn sinh mêtan). Bào tử được hình thành bên ngoài tế bào sinh dưỡng. Sinh sản ở VSV nhân thực: + Phân đôi: Gặp ở Nấm men rượu rum. + Nảy chồi: Gặp ở Nấm men rượu. + Bào tử: Bằng bào tử vô tính (bào tử kín hoặc bào tử trần) và bào tử hữu tính (tiếp hợp). Bài tập 4: 10
- Yếu tố Ảnh hưởng Ứng dụng Ảnh hưởng lớn đến tốc độ của các phản ứng sinh hóa trong tế bào. Căn Sử dụng nhiệt độ cao để cứ vào khả năng chịu nhiệt, người ta thanh trùng, nhiệt độ thấp Nhiệt độ chia VSV làm 4 nhóm: VSV ưa lạnh, để kìm hàm sự sinh trưởng VSV ưa ấm, VSV ưa nhiệt và VSV của VSV. ưa siêu nhiệt. Hàm lượng nước quyết định độ ẩm mà nước là dung môi của các chất Dùng nước để khống chế Độ ẩm khoáng, là yếu tố hóa học tham gia sự sinh trưởng của VSV. vào các quá trình thủy phân các chất. Ảnh hưởng đến tính thấm của màng, hoạt động chuyển hóa vật chất trong tế bào, hoạt tính enzim, sự hình thành Độ pH ATP. Dựa vào độ pH của môi trường, người ta có thể chia VSV Thay đổi độ pH để ức chế thành 3 nhóm chính: VSV ưa axit; sự sinh trưởng của VSV. VSV ưa kiềm, VSV ưa pH trung tính. Vi khuẩn quang hợp cần năng lượng ánh sáng để quang hợp. Ánh sáng Ánh sáng thường có tác động đến sự hình thành bào tử sinh sản, tổng hợp sắc Dùng bức xạ để tiêu diệt tố, chuyển động ánh sáng... hoặc ức chế VSV Ảnh hưởng đến sự phân chia của vi Thay đổi áp suất thẩm thấu Áp suất khuẩn. để tiêu diệt hoặc ức chế sự thẩm thấu sinh trưởng của VSV. Bài tập 5: Tham quan cơ sở trồng Nấm trên địa bàn để nghiên cứu, tìm hiểu và thực hành trồng Nấm sò để phục vụ gia đình? HS tiến hành phân công nhiệm vụ trong nhóm và chuẩn bị địa điểm để tiến hành thực hiện. GV yêu cầu sản phẩm của các nhóm gồm có: 1 bài báo cáo bằng Powerpoint về kết quả thực hiện dự án và sản phẩm nấm sò mà nhóm đã trồng được. Một số hình ảnh về hoạt động tải nghiệm 11
- Sản phầm sau 14 ngày hoạt động của nhóm – lớp 10T4. 2.2.2. Tổ chức HĐTN dạng thực hành thí nghiệm để dạy bài "Thực hành lên men êtilic và lactic" Sinh học 10 THPT. *Mục tiêu của bài học: Kiến thức: + Giải thích được cơ sở khoa học của việc lên men êtilic và lên men lactic. + Biết làm thí nghiệm và quan sát được hiện tượng lên men êtilic. + Biết làm sữa chua và muối chua rau quả. Thái độ: + Yêu thích khoa học, say mê học bộ môn Sinh học. + Tích cực, chủ động tham gia các hoạt động học tập. + Có ý thức vận dụng các tri thức, kĩ năng học được vào cuộc sống, lao động, học tập. Kỹ năng hướng tới: + Kỹ năng giao tiếp và hợp tác. + Kỹ năng tự chủ và tự học. + Kỹ năng giải quyết vấn đề sáng tạo. * Phương pháp: + Phương pháp hợp tác nhóm. + Phương pháp học dự án. 12
- + Phương pháp giải quyết vấn đề. * Thời lượng: * 1 Tuần làm ở nhà: Cuối tiết trước bài này – GV chia nhóm, giao nhiệm vụ và HS nghiên cứu lí thuyết và chuẩn bị ở nhà trước 1 tuần; Tiết 1 trên lớp – Báo cáo sản phẩm. * Tiến trình tổ chức: Bước1 : Giải quyết vấn đề Bước 2: Chia nhóm và giao nhiệm vụ Bước 3: Tiến trình hoạt động trải nghiệm Bước 4: Thảo luận chia sẻ Bước 5: Đánh giá kết quả hoạt động Bước Hoạt động của GV và HS GV chiếu một số hình ảnh về một số sản phẩm như sau: GV đặt vấn đề. 13
- => GV dẫn dắt: Các sản phẩm mà chúng ta sử dụng hàng ngày như nước mắm, nước tương, sữa chua, dưa, cà...đều là những sản phẩm hoạt động của VSV tạo ra. Vậy thì chúng được tạo ra như thế nào? Chia nhóm hợp tác: Phân chia nhóm theo tổ, mỗi tổ là một nhóm hợp tác. Đồng thời phân công nhóm trưởng, thư kí. Giao nhiệm vụ cho các nhóm thực hiện ở nhà trong thời gian 1 tuần: 1.Trình nội dung và cách tiến hành thí nghiệm lên men Êtilic? Chia nhóm và giao 2.Thực hành làm sữa chua hoặc muối chua rau quả để phục nhiệm vụ. vụ gia đình. HS tiến hành phân công nhiệm vụ trong nhóm và chuẩn bị địa điểm để tiến hành thực hiện. GV yêu cầu sản phẩm của các nhóm gồm có: 1 bài báo cáo bằng Powerpoint và sản phẩm sữa chua hoặc dưa, cà muối. *Hoạt động 1: Tìm kiếm và xử lí thông tin. Tìm kiếm thông tin: Các nhóm HS có thể nghiên cứu SGK, tra cứu trên mạng internet và các tài liệu khác để thu thập tìm kiếm thông tin các kiến thức về lên men êtilic và lên men lactic, cách làm sữa chua và muối chua rau quả. Xử lí thông tin: Các thành viên của nhóm ghi các thông tin tìm kiếm mà đã được nhóm trưởng phân công vào giấy A4 → Thảo luận nhóm đi đến thống nhất ý kiến của cả tổ về các nhiệm vụ đã được giáo viên giao → Thư ký tổng hợp ý kiến thống nhất của tổ. * Hoạt động 2: Trải nghiệm làm sữa chua và muối chua rau 14
- quả. * Thực hành làm sữa chua: Chuẩn bị: Cốc đong, cốc đựng và ấm đun nước, thìa, 01 hộp sữa đặc có đường; 01 hộp sữa chua Vinamilk, máy ủ lên men ( hoặc thùng xốp )… Tiến hành: Đun nước sôi, pha sữa ngọt vừa uống, để nguội 400C (áp tay còn nóng ấm), cho một thìa sữa chua Vinamilk vào, rồi trộn đều, đổ ra cốc, để vào máy ủ lên men hoặc có Trải nghiệm thể ủ trong hộp xốp, sau 35 giờ sẽ thành sữa chua → cho vào tủ lạnh để bảo quản. cụ thể * Thực hành muối chua rau quả: Chuẩn bị: Cà pháo hoặc rau cải, bắp cải – 1kg; dao; dung dịch NaCl, bình hoặc vại để muối dưa. Tiến hành: Rửa sạch cà pháo hoặc rau cải → Cắt thành các đoạn ngắn khoảng 3cm. Cà pháo thì để cả quả hoặc cắt dọc ( có thể phơi ở chỗ râm mát) → Cho rau quả vào vại, đổ ngạp nước muối NaCl (56%), nén chặt, đậy kín, rồi để nơi ấm 28 300C. * Hoạt động 3: Xây dựng báo cáo của nhóm. Nội dung của bào báo cáo mỗi nhóm gồm: + Báo cáo về sản phẩm nghiên cứu lí thuyết của nhóm về nội dung và cách tiến hành thí nghiệm lên men êtilic và lactic. + Báo cáo kết quả làm sữa chua và muối chua rau quả. Tổ trưởng phân công người đại diện tổ để trình bày trước lớp. Đến tiết học thì GV điều hành cho các nhóm tiến hành báo cáo sản phẩm của nhóm mình và cho các nhóm góp ý cho Thảo luận, nhau. chia sẻ Cuối cùng thì GV góp ý cho sản phẩm của từng nhóm. Các nhóm tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau bằng cách ghi Đánh giá kết thông tin đánh giá vào phiếu đánh giá. quả hoạt GV nhận xét và đánh giá HS thông qua kết quả quan sát. động. HS tự rút kinh nghiệm cho bản thân. Sản phẩm hoạt động của HS nhóm 2 – lớp 10T4. 1.Trình bày nội dung và cách tiến hành thí nghiệm lên men Êtilic. 15
- *Chuẩn bị: a. Dụng cụ, hóa chất: Bình nón (bình tam giác) 250ml (1 chiếc) Bình thủy tinh hình trụ 2000ml (3 chiếc) đánh số 1, 2, 3. Bình thủy tinh hình trụ 500ml (mỗi nhóm 1 chiếc) b. Nguyên vật liệu: Dung dịch đường (Saccarôzơ) 810% nếu bổ sung thêm dịch nước một loại quả ngọt tươi, ép (nho , cam, quýt …) thì càng tốt. Chuẩn bị khoảng 6000ml. Bột bánh men tán nhỏ đã được làm nhuyễn trong bình nón để trong tủ ấm 2830oC được làm trước đó 24h. Chuẩn bị khoảng 6000ml. Nội dung và cách tiến hành : Các bước tiến Nội dung hành a. Chuẩn bị dịch Dịch nhân giống: Dùng 0,51g bánh men rượu (bánh men thuốc bắc) tán nhỏ cho vào trong bình nón 250ml có chứa 2000ml dịch đường 810% đã thanh trùng. Đậy nút bông, lắc thật kĩ, cho vào tủ ấm 3032oC b. Dịch lên men trong 24h. Đổ 1500ml dịch đường 810% vào bình thủy tinh 200ml. Tốt nhất cho thêm dịch quả tươi ép vào (nho, vải, nhãn, chôm chôm …) Đổ dịch nấm men đã nhân giống ở bình hình nón vào. Quan sát hiện tượng xảy ra trong bình. Nên bổ sung nước giá đổ hoặc dịch quả ép pha loãng thì dung dịch đường 56% là tốt nhất. Thanh bình cẩn thận trước khi dùng. Quan sát hiện Dung dịch trong bình xáo trộn như bị khuấy liên tục. tượng xảy ra ở 3 Bọt khí sủi lên liên tục mở nắp bình như bị đẩy lên. bình: Dung dịch đục nhất ở bình 3, rồi đến bình 1. Hiện tượng chuyển động của Trên mặt dung dịch có 1 lớp váng. Nếu lên men từ dịch lên men quả thì lớp váng dày. Nếu lên men từ đường kính thì lớp vàng mỏng hơn. Đáy có 1 lớp cặn mỏng. Mở hé bình thấy có mùi rược tỏa ra. Vị ngọt của dịch lên men giảm dần có vị của rượu và chua của dấm ngày 1 tăng. 16
- Ở bình 2l. Sớ tay vào thành bình thấy ấm, nếu đo nhiệt kế thì nhiệt độ trong bình này (bình 3) tăng hơn khoảng 23oC so với môi trường. Hiện tượng này rõ nhất ở bình 3,bình 1. Sự chuyển động của dịch lên men là do nấm men phân giải đường thành rượu giải phóng ra CO2. CO2 thoát ra làm xáo trộn dd trong bình. Giải thích hiện Chứng tỏ phản ứng lên men rược đã xảy ra, rượu và tượng CO2 đã được hình thành trong qúa trình lên men êttlic làm giảm hàm lượng đường, tăng hàm lượng rượu. Lớp váng trên mặt dung dịch là xác nấm men và các chất xơ quả lớp cặn đáy bình là xác nấm men Phản ứng đã biến đường Saccarôzơ thành rượu êtylic và CO2 Kết luận (C6H10O5)n C6H12O6 C6H12O6 2C2H5OH + 2CO2 + Q. 2.Thực hành làm sữa chua hoặc muối chua rau quả để phục vụ gia đình. Các bước tiến hành làm sữa chua: Các bước Nội dung Lấy 100ml sữa đặc vào cốc đong. Rót tiếp 350ml nước sôi khuấy đều. Để nguội đến 40oC (dùng nhiệt kế hoặc áp tay vào cốc đong còn ấm là được). Cho 1 thìa sữa chua Cách tiến hành vinamilk khuấy đều đổ ra cốc nhựa. Đưa vào tủ ấm 40oC (có thể đưa vào các hộp xóp, đậy kín) Sau 68 giờ, sữa sẽ đông tụ lại là sữa chua đã được hình thành. Muốn bảo quản phải để vào tủ lạnh. Màu sắc của sữa từ trắng sang trắng ngà. Quan sát hiện Trạng thái từ lỏng sang đông tụ (đặc sệt lại) tượng Hương thơm nhẹ. Vị ngọt giảm, vị chua tăng. VK lacitc đã biến đường trong sữa thành a.lactic, đồng thời trong quá trình lên men đã có sự tỏa nhiệt và biến đổi Giải thích hiện của P làm sữa đông tụ lại và vị ngọt của sữa giảm, vị tượng chua tăng lên, đồng thời lên men phụ tạo ra điaxêtyl; các este và các a.hữu cơ làm cho sữa có vị chua thơm ngon. 17
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phân loại các dạng bài tập trong chương 2 Hóa 10 - Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học và định luật tuần hoàn
32 p | 22 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng hệ thống câu hỏi bài tập chương Liên kết hóa học - Hóa học 10 - Nâng cao nhằm phát triển năng lực học sinh
24 p | 70 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm, nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh trong dạy học môn Công nghệ trồng trọt 10
12 p | 32 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kĩ năng giải bài toán trắc nghiệm về hình nón, khối nón
44 p | 24 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Rèn kỹ năng cảm thụ văn xuôi Việt Nam hiện đại trong chương trình Ngữ văn 12
27 p | 43 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng sơ đồ tư duy hệ thống, khắc sâu kiến thức Hoá học hữu cơ lớp 12 cơ bản
30 p | 43 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phát triển tư duy lập trình và khắc phục sai lầm cho học sinh lớp 11 thông qua sử dụng cấu trúc rẽ nhánh
24 p | 32 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số hình thức tổ chức rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức phần Sinh học tế bào – Sinh học 10, chương trình Giáo dục Phổ thông 2018 vào thực tiễn cho học sinh lớp 10 trường THPT Vĩnh Linh
23 p | 19 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hệ thống bài tập Hóa học rèn kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn trong chương trình Hóa học THPT
47 p | 18 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phân loại và phương pháp giải bài tập chương andehit-xeton-axit cacboxylic lớp 11 THPT
53 p | 29 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Lựa chọn một số bài tập nhằm khắc phục những sai lầm thường mắc trong kĩ thuật chuyền bóng cho học sinh lớp 11 trường trung học phổ thông Thuận Thành số 1, Bắc Ninh
25 p | 22 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn học sinh lớp 12 một số kĩ năng học và làm bài thi trắc nghiệm khách quan môn Vật lí trong kì thi Trung học phổ thông quốc gia
14 p | 30 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giải pháp thực hiện một số công cụ đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh trong dạy học môn Địa lí ở trườngTHPT Lạng Giang số 2
57 p | 20 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giáo dục ý thức phòng cháy chữa cháy cho học sinh trung học phổ thông trong các giờ dạy môn Hóa học
21 p | 41 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Rèn luyện kỹ năng giải toán bằng phương pháp lượng giác hóa
39 p | 19 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Ôn thi tốt nghiệp trung học phổ thông Quốc gia chuyên đề Sinh thái học
39 p | 15 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Ứng dụng công nghệ thông tin xây dựng hệ thống trực tuyến quản lý và giải quyết nghỉ phép cho học sinh trường PT DTNT THPT tỉnh Hòa Bình
35 p | 14 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Ứng dụng công nghệ thông tin và học liệu số trong dạy học chủ đề Điện trở - Tụ Điện- Cuộn cảm môn Công nghệ 12
38 p | 14 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn