intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường trong chương Halogen và chương Oxi – Lưu huỳnh chương trình Hóa học lớp 10

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:37

7
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của sáng kiến "Tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường trong chương Halogen và chương Oxi – Lưu huỳnh chương trình Hóa học lớp 10" nhằm nghiên cứu tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường vào bài giảng Hóa học trong chương Halogen và chương Oxi – Lưu huỳnh để cung cấp thêm kiến thức về môi trường, ô nhiễm môi trường và giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh; tích hợp và lồng ghép nội dung giáo dục bảo vệ môi trường vào một số bài học nhằm hỗ trợ giảng dạy của cá nhân.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường trong chương Halogen và chương Oxi – Lưu huỳnh chương trình Hóa học lớp 10

  1. MỤC LỤC PHẦN I. MỞ ĐẦU ...........................................................................................- 1 - 1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................... - 1 - 2. Mục đích nghiên cứu ................................................................................ - 2 - 3. Nhiệm vụ của đề tài ................................................................................... - 2 - 4. Đối tượng nghiên cứu............................................................................... - 2 - 5. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................. - 2 - 6. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... - 2 - PHẦN II. NỘI DUNG.......................................................................................- 3 - 1. Cơ sở lí luận ............................................................................................. - 3 - 1.1. Khái niệm GDBVMT ........................................................................ - 3 - 1.2. Phương pháp tiếp cận nội dung GDBVMT ...................................... - 4 - 1.4. Nguyên tắc tích hợp và lồng ghép GDBVMT .................................. - 5 - 1.5. Mục tiêu chung của GDBVMT trong dạy học Hóa học ................... - 5 - 1.6. Phương thức tích hợp GDBVMT thông qua môn Hóa học .............. - 6 - 2. Cơ sở thực tiễn ......................................................................................... - 6 - 3. Giải pháp .................................................................................................. - 6 - 3.1. Tích hợp nội dung BVMT vào bài 22: CLO ..................................... - 7 - 3.2. Tích hợp nội dung BVMT vào bài 23: HIĐRO CLORUA – AXIT CLOHIĐRIC – MUỐI CLORUA ............................................................ - 12 - 3.3. Tích hợp nội dung BVMT vào bài 29: OXI - OZON ..................... - 15 - 3.4. Tích hợp nội dung BVMT vào bài 30: LƯU HUỲNH ................... - 22 - 3.5. Tích hợp nội dung BVMT vào bài 32: HIĐRO SUNFUA – LƯU HUỲNH ĐI OXIT – LƯU HUỲNH TRI OXIT ..................................... - 24 - 3.6. Xây dựng 10 câu hỏi về hóa học và MT trên phần mềm Quizizz .. - 28 - 4. Thực nghiệm sư phạm ............................................................................ - 31 - 4.1. Mục đích thực nghiệm sư phạm ...................................................... - 31 - 4.2. Nội dung thực nghiệm sư phạm ...................................................... - 31 - 4.2.1. Thăm dò ý kiến học sinh phổ thông về ........................................ - 31 - 4.3. Tiến hành thực nghiệm sư phạm ..................................................... - 32 - 4.4. Kết quả thực nghiệm sư phạm......................................................... - 32 - 4.5. Phân tích kết quả thực nghiệm ........................................................ - 34 - PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.......................................................- 35 -
  2. -1- PHẦN I. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Môi trường và bảo vệ môi trường đã và đang là vấn đề được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm, cụ thể Bộ Chính trị đã ban hành nghị quyết số 41/NQ – TW ngày 14 tháng 11 năm 2004 về “tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”. Để thực hiện quyết định trên Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành chỉ thị về việc tăng cường công tác giáo dục bảo vệ môi trường (GDBVMT), đồng thời xác định nhiệm vụ trọng tâm đối với giáo dục phổ thông là trang bị cho học sinh kiến thức, kĩ năng về bảo vệ môi trường bằng hình thức tích hợp và lồng ghép hợp lý các môn học thông qua hoạt động ngoại khóa và phong trào xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực. Xây dựng ý thức về bảo vệ môi trường cần được tập trung vào học sinh ở trường trung học phổ thông (THPT) vì điều này không chỉ mang lại những kết quả trước mắt mà còn đạt được những lợi ích lâu dài bởi vì các em học sinh phổ thông trung học vẫn đang trong quá trình phát triển các thái độ và hành vi. Hóa học là môn học có liên quan mật thiết với môi trường, nhất là trong các quá trình ô nhiễm do chất thải hóa học. Hiểu được những ảnh hưởng về mặt hoá học sẽ giúp việc bảo vệ môi trường trở nên tích cực và hiệu quả hơn. Hơn nữa, lớp 10 là lớp học đầu tiên của cấp học THPT chính vì vậy cần sớm tích hợp và lồng ghép nội dung GDBVMT vào trong môn Hóa học nhằm hình thành cho các em thói quen bảo vệ môi trường (BVMT), đồng thời cung cấp cho các em những kiến thức cơ bản về môi trường, sự ô nhiễm môi trường, qua đó tạo hứng thú học tập, khơi dậy niềm say mê môn hóa học cho học sinh… Do đó, GDBVMT là việc làm thiết thực của mỗi giáo viên hóa học vì sự phát triển bền vững của toàn cầu và mỗi quốc gia. Xuất phát từ những lí do trên, tôi đã chọn đề tài: “Tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường trong chương Halogen và chương Oxi –Lưu huỳnh chương trình Hóa học lớp 10”.
  3. -2- 2. Mục đích nghiên cứu - Nghiên cứu tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường vào bài giảng Hóa học trong chương Halogen và chương Oxi – Lưu huỳnh để cung cấp thêm kiến thức về môi trường, ô nhiễm môi trường và giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh. - Tích hợp và lồng ghép nội dung giáo dục bảo vệ môi trường vào một số bài học nhằm hỗ trợ giảng dạy của cá nhân. 3. Nhiệm vụ của đề tài - Nghiên cứu cơ sở lý luận về môi trường và giáo dục bảo vệ môi trường. - Nghiên cứu nội dung, phương pháp và cách thức tích hợp nội dung giáo dục môi trường vào bài giảng Hóa học ở chương chương Halogen và chương Oxi – Lưu huỳnh. - Tích hợp và lồng ghép nội dung giáo dục bảo vệ môi trường vào một số bài học. - Thực nghiệm để xác định hiệu quả, tính khả thi của những biện pháp và rút ra kinh nghiệm. 4. Đối tượng nghiên cứu Việc tích hợp và lồng ghép nội dung giáo dục bảo vệ môi trường vào nội dung một số bài học trong chương Halogen và chương Oxi – Lưu huỳnh. 5. Phạm vi nghiên cứu - Nội dung: chương Halogen và chương Oxi – Lưu huỳnh trong chương trình hóa học lớp 10 THPT. - Địa bàn nghiên cứu: Trường THPT Nguyễn Tất Thành – Huyện Đắk R’Lấp – Tỉnh Đắk Nông. 6. Phương pháp nghiên cứu - Các phương pháp nghiên cứu lý luận: Đọc và nghiên cứu tài liệu, phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp phân loại và hệ thống hóa. - Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Phương pháp điều tra thu thập thông tin; phương pháp thực nghiệm.
  4. -3- PHẦN II. NỘI DUNG 1. Cơ sở lí luận 1.1. Khái niệm GDBVMT 1.1.1. Môi trường Môi trường là tất cả những gì có xung quanh ta, cho ta cơ sở để sống và phát triển. Theo Điều 1, Luật Bảo vệ Môi Trường của Việt Nam: “Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên”. 1.1.2. Ô nhiễm môi trường Theo Luật Bảo vệ Môi trường của Việt Nam: "Ô nhiễm môi trường là sự làm thay đổi tính chất của môi trường, vi phạm tiêu chuẩn môi trường, làm thay đổi trực tiếp hoặc gián tiếp tới các đặc tính vật lý, hóa học, sinh học… của bất kì thành phần nào trong môi trường." Trên thế giới, ô nhiễm môi trường được hiểu là việc chuyển các chất thải hoặc năng lượng vào môi trường đến mức có khả năng gây hại đến sức khoẻ con người, đến sự phát triển sinh vật hoặc làm suy giảm chất lượng môi trường. Các tác nhân ô nhiễm bao gồm các chất thải ở dạng khí (khí thải), lỏng (nước thải), rắn (chất thải rắn) chứa hoá chất hoặc tác nhân vật lý, sinh học và các dạng năng lượng như nhiệt độ, bức xạ. 1.1.3. Bảo vệ môi trường Bảo vệ môi trường là những hoạt động giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp, cải thiện môi trường, đảm bảo cân bằng sinh thái, ngăn chặn, khắc phục các hậu quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra cho môi trường, khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên. 1.1.4. Giáo dục bảo vệ môi trường Giáo dục môi trường là một quá trình thông qua các hoạt động giáo dục chính quy và không chính quy nhằm giúp con người có được sự hiểu biết về BVMT qua đó tạo dựng cho con người những nhận thức về mối quan tâm đến
  5. -4- môi trường và các vấn đề môi trường. GDBVMT gắn liền với việc học kiến thức, rèn luyện kĩ năng, hình thành thái độ và lòng nhiệt tình để hoạt động một cách độc lập hoặc phối hợp nhằm tìm ra giải pháp cho những vấn đề hiện tại và ngăn chặn những vấn đề mới xảy ra trong tương lai. 1.2. Phương pháp tiếp cận nội dung GDBVMT Việc tiếp cận nội dung GDBVMT có thể thông qua nhiều hình thức khác nhau: - Tiếp cận thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng (phát thanh, truyền hình, báo chí, sách khoa học, sách phổ biến khoa học, phim ảnh…). - Tiếp cận với thực tế thông qua các hoạt động của các tổ chức quần chúng (như Hội bảo vệ môi trường, Hội môi trường và sinh thái…). - Tiếp cận thông qua việc giảng dạy ở các trường phổ thông, để tăng cường tri thức và hiểu biết. Vậy trong các phương pháp tiếp cận nói trên thì phương pháp tiếp cận thông qua việc GDBVMT ở trường phổ thông chiếm vị trí đặc biệt, bởi nhà trường phổ thông là nơi đào tạo thế hệ trẻ, những người chủ tương lai của đất nước thực hiện việc sử dụng các nguồn tài nguyên và bảo vệ môi trường. GDBVMT cho thế hệ trẻ là việc làm có tác dụng rộng lớn nhất, sâu sắc và lâu bền nhất. 1.3. Khái niệm tích hợp và lồng ghép Với đặc điểm của hệ thống kiến thức GDBVMT và chương trình tích hợp GDBVMT đã đưa ra ở trên, việc đưa kiến thức GDBVMT vào môn học thuận lợi nhất vẫn là phương pháp tích hợp và lồng ghép. Tích hợp: là kết hợp một cách có hệ thống các kiến thức hóa học với kiến thức GDBVMT, làm cho chúng nhào quyện vào nhau tạo thành một thể thống nhất. Lồng ghép: là thể hiện sự lắp ghép nội dung bài học về mặt cấu trúc để có thể đưa vào bài học một mục, một đoạn, một số câu có nội dung GDBVMT.
  6. -5- 1.4. Nguyên tắc tích hợp và lồng ghép GDBVMT - GDBVMT làm cho bài học sinh động, gắn liền với thực tế hơn trên cơ sở đảm bảo kiến thức cơ bản của môn học, tính logic của nội dung; không làm quá tải kiến thức và tăng thời gian thực hiện bài học. - GDBVMT phải trang bị cho học sinh một hệ thống kiến thức tương đối đầy đủ về môi trường và kĩ năng BVMT. - Kiểm tra, đánh giá nội dung GDBVMT được lồng ghép trong kiểm tra, đánh giá của môn học. 1.5. Mục tiêu chung của GDBVMT trong dạy học Hóa học ở trường phổ thông 1.5.1. Về kiến thức - Bước đầu hiểu biết về thành phần hóa học của môi trường sống xung quanh (đất, nước, không khí) trên cơ sở tìm hiểu tính chất của các chất hóa học. - Hiểu được nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường trong đó có vai trò của sản xuất hóa học, sử dụng hóa chất và chất thải trong sinh hoạt và sản xuất. - Biết được cơ sở hóa học của một số biện pháp bảo vệ môi trường sống. 1.5.2. Về kĩ năng - Biết một số dấu hiệu môi trường bị ô nhiễm. Nhận biết được một số chất hóa học gây ô nhiễm đất, nước, không khí. - Biết cách xử lí một vài chất thải đơn giản trong đời sống sản xuất và học tập hóa học. - Biết thực hiện một số biện pháp đơn giản để bảo vệ môi trường sống. - Biết sử dụng một số nhiên liệu, chất đốt, tài nguyên thiên nhiên hợp lí, góp phần bảo vệ môi trường. - Biết thực hiện một vài biện pháp cụ thể bảo vệ môi trường trong học tập hóa học ở trường trung học phổ thông. 1.5.3. Về thái độ - Có ý thức trách nhiệm bảo vệ môi trường thiên nhiên cho bản thân, gia đình, cộng đồng và xã hội. - Có ý thức nhắc nhở người khác bảo vệ môi trường.
  7. -6- 1.6. Phương thức tích hợp GDBVMT thông qua môn Hóa học ở trường phổ thông Có thể có nhiều phương thức khác nhau để truyền tải nội dung GDMT một cách hiệu quả đến học sinh tùy thuộc vào nội dung bài dạy, mục tiêu cần đạt đến, sau đây là một số phương thức chủ yếu: - Vận dụng kiến thức trong nội dung bài học để liên hệ thực tế có liên quan đến môi trường, đưa vào nội dung bài học những thông tin mang tính thời sự có liên quan đến môi trường. - Xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập liên quan đến GDMT. - Minh hoạ nội dung GDMT bằng những hình ảnh thực tế. - Xem các đoạn phim về hóa học và môi trường. 2. Cơ sở thực tiễn Hiểu biết của học sinh về nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường và bảo vệ môi trường dựa vào kiến thức hóa học còn mơ hồ. - HS biết được một số dấu hiệu môi trường bị ô nhiễm, nhưng chưa dự đoán được do chất hóa học nào gây ra. - Học sinh chưa vận dụng được tính chất và các phương trình phản ứng đã học để chủ động giải thích nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường cũng như xử lí một số rác thải đơn giản trong đời sống, sản xuất và học tập. - HS chưa biết cách sử dụng các chất hóa học có trong các sản phẩm phục vụ đời sống và sản xuất như thế nào để giảm tác động xấu đến môi trường. - HS đã từng nghe đến các khuyến cáo để bảo vệ môi trường, nhưng chưa biết đôi khi ẩn chứa trong các khuyến cáo đó có những kiến thức hóa học. 3. Giải pháp Trong đề tài này, tôi đã tích hợp và lồng ghép nội dung GDBVMT vào 5 bài học thuộc chương Halogen và chương Oxi – Lưu huỳnh trong chương trình Hóa học cơ bản lớp 10 với các nội dung cơ bản sau: - Nêu rõ phần nào của bài cần tích hợp nội dung GDBVMT. - Hệ thống các câu hỏi tích hợp GDBVMT dựa trên các nghiên cứu, bài báo uy tín.
  8. -7- - Chỉ rõ các nội dung cơ bản để giáo viên lấy làm cơ sở nhận xét câu trả lời của HS. - Cung cấp cho HS một số thông tin trong lịch sử và đời sống thực tiễn liên quan đến môi trường. - Đưa thêm một số địa chỉ web có liên quan đến câu hỏi để HS tham khảo. - Xây dựng 10 câu hỏi về hóa học và môi trường trên phần mềm Quizizz. 3.1. Tích hợp nội dung BVMT vào bài 22: CLO Nội dung bảo vệ môi trường Thái độ - Kĩ năng – Kiến thức Tình cảm Hành vi - Khí clo với con người, động vật, thực - Có ý thức - Nhận biết được vật. bảo vệ môi chất gây ô nhiễm. - HS phải hiểu được vai trò quan trọng trường trong - Khử chất thải độc của clo và hợp chất của clo trong cuộc cuộc sống và hại là khí clo bằng sống, công nghiệp, nông nghiệp, đồng trong học tập nước vôi. thời hiểu được sự độc hại của khí clo hóa học. Tích cực, chủ động, đối với môi trường sống - Vận động ý thức được sự độc - Sản xuất clo trong công nghiệp và vấn mọi người hại của clo qua đó đề ô nhiễm môi trường trong không khí. thực hiện. giáo dục HS có ý - Con người đã thải quá nhiều clo vào thức bảo vệ môi không khí. Vậy con người phải làm gì trường. để giảm sự ô nhiễm? Phần đưa vào nội dung tích Nội dung tích hợp hợp I. TÍNH CHẤT + Ở điều kiện thường, Clo là chất khí, màu vàng lục, mùi VẬT LÍ xốc.
  9. -8- M 71 + Tỉ khối d Cl    2,5  1 2 KK 29 29 → Nặng hơn không khí 2,5 lần. Nên khi thải khí clo ra ngoài không khí, clo nặng hơn từ từ lắng xuống gây độc hại cho môi trường sống + Một lượng nhỏ cũng gây kích thích mạnh đường hô hấp và viêm niêm mạc. Hít phải nhiều clo thì bị ngạt và có thể gây chết → Khí clo rất độc. GV đặt câu hỏi: Theo khuyến cáo của “Viện y học ứng dụng Việt Nam” về ngộ độc clo: “Nếu bạn hít phải khí clo, hãy tìm nơi có không khí trong lành càng sớm càng tốt. Tìm một địa điểm ở địa hình cao nhất có thể sẽ giúp ích cho bạn”. Em hãy dựa vào tính chất vật lí của clo để giải thích khuyến cáo này? - GV bổ sung: các em có thể tham khảo thêm về tính độc và cần làm gì khi nhiễm độc clo tại trang: http://vienyhocungdung.vn/ngo-doc-clo- 20160802100947093.htm IV. ỨNG GV đưa ra sự kiện: DỤNG Tựa đề một bài viết của Báo Thanh Niên online: “Nhân viên đổ quá nhiều clo vào hồ bơi, 30 người bị ngộ độc”. Vụ việc xảy ra vào ngày 7/12/2020 tại bể bơi công cộng Dynamo ở tỉnh Astrakhan thuộc miền nam của Nga có 30 người bị ngộ độc clo (trong đó có 21 người là học sinh học bơi) với các triệu chứng bị kích ứng, đau mắt, khó thở. GV đặt vấn đề? + Mục đích của nhân viên đổ clo vào hồ bơi là gì? + Vì sao lại xảy ra vụ ngộ độc trên? + Nếu em là một nhân viên hồ bơi. Để môi trường không bị
  10. -9- ô nhiễm và xảy ra ngộ độc clo em cần làm gì? - HS thảo luận nhóm và giải quyết vấn đề - GV cung cấp thêm: + Theo Ủy ban Điều tra của Nga (RIC) cho biết hàm lượng clo trong hồ bơi trên cao gấp 250 lần bình thường. + Các em có thể tham khảo cách làm giảm clo dư tại link: https://www.wikihow.vn GV đưa ra trích đoạn trong phim (1phút 40 giây): Vua ăn mày (Phim kiếm hiệp Trung Quốc - Diễn viên chính Châu Tinh Trì) GV đặt vấn đề trước khi theo dõi video - Chất độc nào được nhắc đến? - Cách để hạn chế độc? GV kết luận lại vấn đề - Chất độc là khí Clo. - Để hạn chế độc tính của khí clo có thể dùng dung dịch amoniac 5% (trong phim: Dùng khăn thấm đẫm nước tiểu) BÀI TẬP VỀ Câu 1: Những nhà máy sản xuất nào có xả thải khí clo ? NHÀ Câu 2: Em hãy đề xuất phương án để hạn chế khí clo ra ngoài không khí ?
  11. - 10 - - Đầu tiết học sau GV mời HS trả lời và GV kết luận vấn đề Câu 1: Các nhà máy, xí nghiệp, cơ sở sản xuất có khí thải chứa clo là: nhà máy sản xuất clo, hợp chất vô cơ và hữu cơ của clo, bột giặt, giấy, chất dẻo, ... Câu 2: Phương án để hạn chế khí clo ra ngoài không khí + Quy trình sản xuất hợp lý, an toàn. + Xử lí khí thải bằng vôi sữa trước khi xả thải ra môi trường. + Đưa các nhà máy ra ngoài khu vực dân cư (để hạn chế tác hại của khí thải và nước thải đến sức khỏe con người). - GV cung cấp cho HS link tham khảo: http://www.moitruongnhietdoi.com.vn/2018/11/he- thong-xu-ly-hoi-clo-pho-bien.html GV cung cấp thêm thông tin về Clo cho HS theo hình thức gửi ảnh và gửi video BẢN TIN 1:
  12. - 11 - BẢN TIN 2: BẢN TIN 3: VIDEO
  13. - 12 - BẢN TIN 4: MỘT SỐ VỤ NGỘ ĐỘC CLO - Đêm 26/7/2003 bốn cháu bé ở làng Quan Độ, xã Vân Môn, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh ngộ độc khí clo phế thải (Báo Vnexpress) - Đêm 29/3/2005. Tai nạn xe chở khoảng 30 tấn clo hóa lỏng trên đường cao tốc Bắc Kinh-Thượng Hải, Tỉnh Giang Tô (Trung Quốc) làm rò khí Clo trên diện rộng. Khí Clo đã làm 27 người chết, gần 300 người bị ngộ độc, khoảng 10 nghìn người đã phải sơ tán khỏi những ngôi làng nằm gần nơi xảy ra tai nạn. Đoạn đường cao tốc Bắc Kinh - Thượng đã bị phong tỏa, cấm lưu thông suốt gần 20 giờ. (Báo Nhân Dân) - Ngày 3/5/2012 bảy công nhân nhà máy nhiệt điện Cẩm Phả (Quảng Ninh) ngộ độc khí clo. (Báo Dân Trí) BẢN TIN 5: CUỘC SỐNG CỦA BẠN SẼ NHƯ THẾ NÀO NẾU KHÔNG CÓ NƯỚC SẠCH 3.2. Tích hợp nội dung BVMT vào bài 23: HIĐRO CLORUA – AXIT CLOHIĐRIC – MUỐI CLORUA Bài tập về nhà tiết trước (làm theo nhóm, mỗi nhóm sẽ có 1 phút báo cáo) Nhóm 1: Lí do nào “Cơ quan bảo vệ môi trường Mỹ” liệt kê khí HCl vào danh sách các chất gây ô nhiễm không khí nguy hiểm?
  14. - 13 - Nhóm 2: Em hãy liệt kê một số nhà máy có xả thải HCl? Nhóm 3: Em hãy đề xuất phương án để hạn chế xả thải HCl ra môi trường? (Gợi ý: Các nhóm khi trình bày nên có hình ảnh minh họa để sinh động hơn) Nội dung bảo vệ môi trường Kiến thức Thái độ – Tình Kĩ năng – Hành cảm vi - Biết được sản xuất hiđroclorua Vận dụng tính chất - Nhận biết nguồn và axit clohiđric sẽ có chất thải của HCl và muối và tác nhân gây ô gây ô nhiễm môi trường. clorua để xuất hiện nhiễm môi trường - Cách nhận biết được chất ô biện pháp bảo vệ của HCl. nhiễm môi trường (khí HCl và môi trường. - Đề xuất giải pháp dụng dịch axit HCl) bằng thuốc khử chất thải độc thử AgNO3. hại là HCl. Phần đưa vào nội Nội dung tích hợp dung tích hợp I. HIĐRO CLORUA - Nhóm 1 giải quyết vấn đề (báo cáo trước lớp): Lí 2. Tính chất do nào “Cơ quan bảo vệ môi trường Mỹ” liệt kê khí HCl vào danh sách các chất gây ô nhiễm không khí nguy hiểm? - GV kết luận vấn đề: Theo Tổ chức Y tế thế giới và Tổ chức Môi trường Liên Hợp Quốc (https://wedocs.unep.org/bitstream/handle/20.500. 11822/29307/EHC21ChlrneHC.pdf?sequence=1& isAllowed=y * HCl gây tổn thương mắt, da. + Nhiễm độc cấp tính: Người hít phải khí HCl qua đường hô hấp có thể gây ho, khàn giọng, viêm
  15. - 14 - và loét đường hô hấp, đau ngực và phù phổi. + Nhiễm độc cấp tính: Người nuốt phải axit HCl qua đường miệng có thể gây bỏng rát đau ở miệng, cổ họng, thực quản và dạ dày, khản giọng, tim đập yếu, buồn nôn, nôn và tiêu chảy. Uống phải 10 gam HCl có thể kết thúc bằng tử vong. * HCl làm cho cây cối chậm phát triển , giảm độ bóng mỡ của lá cây, với nồng độ cao thì cây chết. CUỐI BÀI - Nhóm 2 giải quyết vấn đề (báo cáo trước lớp): Em hãy liệt kê một số nhà máy có xả thải HCl? - GV kết luận vấn đề: TheoTổ chức Môi trường Liên Hợp Quốc: Các nhà máy có khí thải và nước thải chứa HCl là: Nhà máy sản xuất clo và hợp chất clo, gia công các bề mặt kim loại, phân bón, thuốc nhuộm, dệt may, cao su, tinh luyện quặng trong sản xuất thiếc, ... - Nhóm 3 giải quyết vấn đề (báo cáo trước lớp): Em hãy đề xuất phương án để hạn chế xả thải HCl ra môi trường? - GV kết luận vấn đề: + Quy trình sản xuất hợp lý, an toàn. + Xử lí khí thải, nước thải bằng vôi sữa trước khi xả thải ra môi trường. + Đưa các nhà máy ra ngoài khu vực dân cư (để hạn chế tác hại của khí thải và nước thải đến sức khỏe con người). - GV cung cấp cho HS link tham khảo các cách xử lí khí thải HCl:https://moitruonghopnhat.com/xu-ly- khi-thai-hcl-1837.html
  16. - 15 - 3.3. Tích hợp nội dung BVMT vào bài 29: OXI - OZON Nội dung bảo vệ môi trường Thái độ - Kĩ năng – Kiến thức Tình cảm Hành vi Hiểu được: Giữ gìn - Xác định tác - Vai trò của oxi, ozon với môi trường sống. môi trường nhân phá hủy - Vai trò của tầng ozon là ngăn không cho trong sạch. tầng ozon. tia cực tím chiếu xuống Trái Đất gây hại cho - Xác định giải người và động, thực vật. pháp giữ gìn - Sự phá vỡ tầng ozon và hậu quả đối với tầng ozon. môi trường. Phần đưa vào nội Nội dung tích hợp dung tích hợp A. OXI GV: Đối với con người, động vật, đời sống và sản IV. ỨNG DỤNG xuất oxi được dùng để làm gì? V. ĐIỀU CHẾ - GV: Em hãy giải thích vì sao lượng oxi trong không khí hầu như không đổi mặc dù hàng ngày con người dùng rất nhiều oxi cho nhu cầu hô hấp và sản xuất trong công nghiệp?
  17. - 16 - - GV: Các em cần làm gì để lượng oxi trong không khí không thay đổi?
  18. - 17 - B. OZON 2. OZON TRONG TỰ NHIÊN VIDEO
  19. - 18 - GV: Tia tử ngoại do mặt trời phát ra rất nguy hiểm, vậy tại sao trên trái đất vẫn tồn tại sự sống? Cái gì đã bảo vệ trái đất của chúng ta? Trái đất có áo chống đạn (tia tử ngoại) làm bằng ozon (O3) và oxi (O2).
  20. - 19 -
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0