Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Ứng dụng các công cụ công nghệ thông tin trong dạy học trực tuyến góp phần nâng cao hiệu quả bài học lịch sử ở trường Trung học phổ thông
lượt xem 4
download
Mục đích nghiên cứu sáng kiến "Ứng dụng các công cụ công nghệ thông tin trong dạy học trực tuyến góp phần nâng cao hiệu quả bài học lịch sử ở trường Trung học phổ thông" nhằm rút ra kết luận khoa học về việc ứng dụng các công cụ công nghệ thông tin trong dạy học trực tuyến góp phần nâng cao hiệu quả bài học lịch sử ở trường Trung học phổ thông (THPT).
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Ứng dụng các công cụ công nghệ thông tin trong dạy học trực tuyến góp phần nâng cao hiệu quả bài học lịch sử ở trường Trung học phổ thông
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT NGUYỄN XUÂN ÔN ----------------- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: “ỨNG DỤNG CÁC CÔNG CỤ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG DẠY HỌC TRỰC TUYẾN GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ BÀI HỌC LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG” Môn: lịch sử Giáo viên: Hoàng Thị Hiệp Tổ: Xã Hội Năm học: 2021 - 2022 Số điện thoại: 0916826525 Nghệ An - 2022 1
- PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Thế giới hôm nay đang chứng kiến biết bao điều kì diệu do con người tạo ra. Một trong những điều kì diệu ấy là sự góp mặt của công nghệ thông tin (CNTT). Có thể nói công nghệ thông tin là một lĩnh vực đột phá có vai trò to lớn trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế và xã hội, thúc đẩy mạnh mẽ quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Đối với lĩnh vực giáo dục, sự phát triển của công nghệ thông tin đã tác động mạnh mẽ đến việc đổi mới nội dung, phương pháp, phương thức dạy học. Nhận thức được tầm quan trọng và tác dụng to lớn của CNTT trong dạy học, ngày 25/01/2017 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định số 117/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và hỗ trợ các hoạt động dạy - học, nghiên cứu khoa học góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến 2025”, trong đề án nêu rõ đến năm 2025: “Mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong trong quản lý và hỗ trợ các hoạt động dạy - học, nghiên cứu khoa học đạt trình độ tiên tiến trong khu vực ASEAN, đáp ứng mục tiêu, yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Công nghệ thông tin trở thành động lực đổi mới quản lý, nội dung, phương pháp dạy - học, kiểm tra đánh giá trong giáo dục và đào tạo”. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII đã nêu rõ định hướng phát triển Giáo dục - Đào tạo 2020 – 2025: “Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực gắn với đẩy mạnh đổi mới sáng tạo ứng dụng và phát triển mạnh mẽ khoa học, công nghệ” Thực hiện chủ trương trên, thời gian qua ngành giáo dục đã quyết liệt tổ chức thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, ban hành nhiều cơ chế, chính sách, đổi mới chương trình, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học và đã đạt nhiều kết quả tích cực. Trong bối cảnh dịch bệnh Covid 19 diễn biến phức tạp, toàn ngành đã nỗ lực, cố gắng khắc phục mọi khó khăn, chủ động , kịp thời tổ chức thực hiện đồng bộ công tác phòng chống dịch và thực hiện có hiệu quả phương châm “tạm dừng đến trường nhưng không dừng học”. Nhằm thực hiện mục tiêu kép vừa đảm bảo công tác phòng chống dịch bệnh vừa thực hiện nhiệm vụ năm học, ngành giáo dục đào tạo đã chỉ đạo các cơ sở giáo dục căn cứ vào cấp độ dịch bệnh theo từng địa bàn để có hình thức dạy học sao cho phù hợp. Trong thời gian qua, đội ngũ giáo viên đã rất nỗ lực, cố gắng để triển khai dạy học trực tuyến tuy nhiên hiệu quả chưa cao. Kiến thức, kĩ năng sử dụng công nghệ thông tin ở một số giáo viên vẫn còn hạn chế, đa phần giáo viên tự mày mò hoặc học theo kiểu "truyền tay" dẫn đến quản lý lớp học còn lúng túng, phần lớn giáo viên cho rằng dạy học trực tuyến chỉ là giải pháp tạm thời trong giai đoạn phòng chống dịch nên không chịu học hỏi nâng cao trình độ tin học, một số giáo viên còn chưa tự thiết kế và sử dụng bài giảng điện tử của mình mà copy của người khác. Khi thiết kế bài giảng trực tuyến đa số giáo viên còn lúng túng trong việc tổ chức các hoạt động, sắp xếp các nội dung trình chiếu, phông chữ, màu, cỡ chữ, hiệu ứng; chưa biết cách sử dụng đa dạng các phần mềm soạn giảng, chủ yếu truyền thụ kiến thức một chiều, 2
- sự tương tác giữa giáo viên và học sinh rất ít hoặc quá lạm dụng vào công nghệ thông tin gây mất tập trung cho học sinh do đó hiệu quả bài học chưa cao, học sinh không hứng thú học tập. Để khắc phục tình trạng trên, yêu cầu đặt ra đối với mỗi giáo viên Lịch sử là phải không ngừng học tập; nắm vững quy trình, cách thức tổ chức các hoạt động và ứng dụng các công cụ CNTT vào bài dạy trực tuyến góp phần nâng cao hiệu quả bài học lịch sử. Xuất phát từ lý do trên, tôi chọn đề tài “Ứng dụng các công cụ công nghệ thông tin trong dạy học trực tuyến góp phần nâng cao hiệu quả bài học lịch sử ở trường Trung học phổ thông”. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu. - Mục đích: mong muốn đóng góp một vài kinh nghiệm của mình cùng với các đồng nghiệp, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn Lịch sử ở trường trung học phổ thông. - Nhiệm vụ nghiên cứu: + Nghiên cứu lý luận về ứng dụng các công cụ công nghệ thông tin trong dạy học trực tuyến môn Lịch sử. + Đưa ra giải pháp hiệu quả việc ứng dụng các công cụ công nghệ thông tin trong dạy học trực tuyến môn Lịch sử. + Từ đó, rút ra những bài học kinh nghiệm qua việc trải nghiệm thực tế giảng dạy của bản thân nhằm nâng cao chất lượng bộ môn. + Thực nghiệm sư phạm để kiểm chứng các giải pháp từ đó rút ra kết luận khoa học về việc ứng dụng các công cụ công nghệ thông tin trong dạy học trực tuyến góp phần nâng cao hiệu quả bài học lịch sử ở trường Trung học phổ thông (THPT). 3. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Đề tài được thực nghiệm đối với học sinh lớp 10, 11 ở một số trường trên địa bàn Huyện nơi tôi công tác. - Phạm vi nghiên cứu: Ứng dụng các công cụ công nghệ thông tin trong dạy học trực tuyến góp phần nâng cao hiệu quả bài học lịch sử ở trường THPT. 4. Đóng góp của đề tài. - Khẳng định được vai trò, ý nghĩa của việc ứng dụng các công cụ công nghệ thông tin trong dạy học trực tuyến góp phần nâng cao hiệu quả bài học lịch sử ở trường THPT. - Phản ánh được thực trạng đổi mới phương pháp dạy học trong trường phổ thông. - Đề xuất một số giải pháp ứng dụng các công cụ công nghệ thông tin trong dạy học trực tuyến góp phần nâng cao hiệu quả bài học lịch sử ở trường THPT. 3
- PHẦN II: NỘI DUNG I. Cơ sở lý luận và thực tiễn 1. Cơ sở lý luận 1.1. Khái niệm * Công nghệ thông tin Ở Việt Nam, khái niệm Công nghệ Thông tin (CNTT) được giải thích là “tập hợp các phương pháp khoa học, công nghệ và công cụ kĩ thuật hiện đại để sản xuất, truyền đưa, thu thập, xử lí, lưu trữ và trao đổi thông tin số”, thông qua các tín hiệu số. Các công cụ kĩ thuật hiện đại chủ yếu là máy tính và viễn thông nên ngày nay, nhiều người thường sử dụng thuật ngữ “CNTT và truyền thông” (ICT) như một từ đồng nghĩa rộng hơn cho CNTT. Nhìn chung, khi nói đến CNTT trong dạy học, giáo dục, chúng ta cần nói đến ba phương diện: Kho dữ liệu, học liệu số, phục vụ cho dạy học, giáo dục; Các phương tiện, công cụ kĩ thuật hiện đại như máy tính, mạng truyền thông, thiết bị công nghệ với đặc điểm chung là cần nguồn điện năng để vận hành và có thể sử dụng trong dạy học, giáo dục; Phương pháp khoa học, công nghệ, cách thức tổ chức, khai thác, sử dụng, ứng dụng nguồn học liệu số, thiết bị công nghệ trong dạy học, giáo dục. Trong phạm vi của đề tài này, chúng tôi quan tâm đến phương diện ứng dụng CNTT nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả của các hoạt động dạy học, giáo dục. * Dạy học trực tuyến Dạy học trực tuyến là hình thức giảng dạy và học tập ở các lớp học trên Internet. Người dạy và người học sẽ sử dụng phần mềm nền tảng học trực tuyến, ứng dụng truyền âm thanh, hình ảnh và các thiết bị thông minh (laptop, smartphone, máy tính bảng,...). Các bài giảng, tài liệu (dưới dạng văn bản, hình ảnh, video…) được đưa lên các nền tảng và người dùng có thể dễ dàng truy cập và học mọi lúc mọi nơi. 1.2. Vai trò của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học trực tuyến môn Lịch sử ở trường THPT. Những năm gần đây, ngành giáo dục rất quan tâm đến việc ứng dụng CNTT vào hoạt động giảng dạy. Việc ứng dụng CNTT vào hoạt động dạy học đã dần thay đổi phương pháp giảng dạy học tập từ truyền thống sang phương pháp giảng dạy tích cực, giúp người dạy và người học phát huy được khả năng tư duy, sáng tạo, sự chủ động và đạt hiệu quả. Từ mô hình lớp học tập trung đã dần chuyển sang các mô hình dạy học trực tuyến, sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông để hỗ trợ các hoạt động giảng dạy, học tập. Qua đó, người học có thể tiếp cận tri thức mọi nơi, mọi lúc, có thể chủ động trong việc học tập và ứng dụng kiến thực vào thực tiễn. Sự bùng nổ về công nghệ giáo dục đã, đang và sẽ tạo ra những phương thức giáo dục phi truyền thống, thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của nền giáo dục mang tính chuyển đổi sâu sắc vì con người. 4
- Ngày 03/6/2020, Thủ tướng Chính phủ ký quyết định số 749/QĐ-TTg về việc phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”. Theo đó, Giáo dục là lĩnh vực được ưu tiên chuyển đổi số thứ 2 sau lĩnh vực Y tế. Điều đó cho thấy tầm quan trọng của giáo dục và CNTT trong lĩnh vực giáo dục đóng vai trò hết sức quan trọng, không chỉ đối với ngành mà còn tác động rất lớn đối với đất nước. CNTT có vai trò rất quan trọng trong dạy học như: - Đa dạng hóa hình thức dạy học CNTT tạo điều kiện để đa dạng hóa hình thức dạy học, đáp ứng mục tiêu học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập dựa trên sự kích hoạt mối tương tác xã hội. CNTT hỗ trợ giáo viên chuẩn bị cho việc dạy học, giáo dục, xây dựng kế hoạch dạy học, giáo dục cụ thể là kế hoạch bài dạy, làm cơ sở quan trọng cho việc tổ chức quá trình dạy học một cách tích cực, hiệu quả. Thông qua việc sử dụng các phần mềm, khai thác các phần mềm của CNTT giúp giáo viên tổ chức giờ học một cách thân thiện, vui vẻ và hiệu quả. - Tạo điều kiện học tập đa dạng cho học sinh, giúp người học linh hoạt và thích ứng nhanh trong công việc tương lai. CNTT tạo điều kiện để người học khám phá tích cực và chủ động nguồn tri thức tương tác với người dạy qua các thao tác để phát triển năng lực của bản thân một cách hiệu quả, không chỉ là năng lực nhận thức, năng lực thực hành có liên quan đến tri thức kĩ năng mà còn là năng lực CNTT và các phẩm chất liên quan. Nhờ CNTT với các tính năng của nó người học sẽ có thể tự học và chọn lựa thông tin phù hợp để phát triển bản thân. CNTT kích thích hứng thú học tập của học sinh, khuyến khích học sinh tư duy dựa trên nền tảng khám phá, thử nghiệm. CNTT hỗ trợ học sinh phát triển, nâng cao năng lực thích ứng, nhất là với các điều kiện đặc biệt về thời gian, hoàn cảnh, để góp phần phát triển nhân cách của học sinh. CNTT hỗ trợ người học có thể học mọi lúc mọi nơi. - Hỗ trợ giáo viên thực hiện dạy học phát triển phẩm chất năng lực học sinh một cách thuận lợi và hiệu quả. + CNTT hỗ trợ giáo viên chuẩn bị cho việc dạy học, xây dựng kế hoạch dạy học. + CNTT giúp điều chỉnh vai trò của người dạy và người học nhằm hỗ trợ giáo viên thực hiện hiệu quả dạy học, giáo dục phát triển phẩm chất, năng lực học sinh bằng việc thực thi tổ chức hoạt động dạy học một cách tích cực, chủ động. Người dạy có thể là một người điều hành, người tổ chức; người học là chủ thể có thể khai thác, sử dụng các nguồn học liệu, thiết bị công nghệ, phần mềm trong học tập nhằm phát triển hiệu quả năng lực và phẩm chất của mình hướng đến sự thành công trong nghề nghiệp và cuộc sống ở thời đại số. Sự tương tác này vừa tạo những điều kiện 5
- thuận lợi để hoạt động dạy học, giáo dục diễn ra trong thực tiễn, vừa đảm bảo các yêu cầu về hiệu quả mong đợi. + CNTT còn tạo điều kiện để giáo viên kiểm tra và đánh giá kết quả học tập của học sinh. + CNTT còn theo dõi sự tiến bộ, phát triển người học một cách hiệu quả thông qua các dữ liệu, các minh chứng và cơ sở đề xuất tác động dạy học, giáo dục ph hợp. Các phần mềm có thể hỗ trợ việc xây dựng các bài tập kiểm tra, lưu trữ kết quả học tập và r n luyện của người học; ghi nhận và so sánh các diễn tiến học tập, sự tiến bộ của người học. - Tạo điều kiện tự học, tự bồi dưỡng của giáo viên + CNTT hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, phát triển nghề nghiệp; giúp giáo viên r n luyện, cập nhật và hoàn thiện bản thân. + CNTT hỗ trợ và góp phần cải thiện kĩ năng dạy học, quản lý lớp học, cải tiến và đổi mới việc dạy học đối với giáo viên bằng sự hỗ trợ thường xuyên và liên tục với những hình thức khác nhau. Chẳng hạn với phần mềm hỗ trợ điểm danh, quản lý và tương tác ngẫu nhiên với người học, việc phối hợp giữa giáo viên và học sinh thuận lợi hơn nhiều. + Giúp giáo viên sử dụng hiệu quả nguồn học liệu, thiết bị công nghệ, công cụ phần mềm một cách hiệu quả trong hoạt động dạy học, giáo dục theo định hướng mới, kĩ năng mới từ đó phát triển năng lực nghề nghiệp thông qua việc tự bồi dưỡng và tự giáo dục và hoàn thiện nhân cách nghề nghiệp. Tóm lại, có thể thấy việc ứng dụng công nghệ vào giảng dạy là một xu thế tất yếu, có vai trò quan trọng và góp phần nâng cao hiệu quả bài học. 1.3. Một số yêu cầu đặt ra trong việc ứng dụng các công cụ công nghệ thông tin vào dạy học trực tuyến môn Lịch sử. Khi ứng dụng các công cụ CNTT trong dạy học trực tuyến môn ịch sử cần phải đảm bảo các yêu cầu sau: - Đảm bảo tính khoa học Trong dạy học nói chung và đặc biệt là dạy học ịch sử nói riêng giáo viên phải luôn đảm bảo mọi kiến thức cung cấp cho học sinh là chính xác mang tính khoa học cao về tài liệu, quan điểm và phương pháp luận. + Ứng dụng CNTT trong dạy học phải đảm bảo các định hướng ứng dụng theo yêu cầu ph hợp giữa mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức dạy học, kiểm tra, đánh giá với đặc trưng về CNTT + Ứng dụng CNTT phải tuân thủ bản chất, các nguyên tắc dạy học nhất là kĩ thuật tổ chức hoạt động mà người học là trung tâm. Do đó, ứng dụng các CNTT phải tuân thủ các yêu cầu tối thiểu và cơ bản mang tính khoa học của việc tổ chức hoạt động dạy học 6
- Khi sử dụng các phần mềm để thiết kế các hoạt động học tập thì giáo viên phải căn cứ vào mục tiêu, cấu trúc nội dung của từng bài học cụ thể trong sách giáo khoa để lựa chọn các hình ảnh, sự kiện phù hợp với các phần mềm và những kiểu thiết kế khác nhau. Trong thực tế rất nhiều hoạt động học tập khi thiết kế vẫn giữ nguyên những nội dung dàn trải trong sách giáo khoa, thiếu trọng tâm và làm cho bài học trở nên nặng nề, rời rạc, thiếu logic. Hoặc một số giáo viên khác có lược bỏ nội dung trong sách giáo khoa nhưng không xác định trọng tâm của bài học nên đã bỏ qua các sự kiện quan trọng, không hệ thống hóa được kiến thức. Để khắc phục tình trạng trên, trước khi thiết kế các hoạt động dạy học, giáo viên cần định hướng những nội dung kiến thức quan trọng cần thể hiện để đảm bảo tính khoa học, chính xác, hệ thống của kiến thức và đảm bảo tính vừa sức, ngắn gọn súc tích, cụ thể hóa được những kiến thức cơ bản cho học sinh dễ nhớ, dễ hiểu. Tóm lại, việc đảm bảo tính khoa học, chính xác hệ thống khi lựa chọn nội dung bài học không chỉ là nguyên tắc giáo dục mà còn là biện pháp quan trọng để nâng cao hiệu quả bài học nhất là đối với môn Lịch sử. Nó đảm bảo cho học sinh được đáp ứng đầy đủ về nội dung kiến thức cũng như về kỹ năng, tư tưởng tình cảm. - Đảm bảo tính sư phạm + Ứng dụng CNTT trong dạy học phải đáp ứng được mục tiêu, nội dung của hoạt động dạy học, giáo dục; ph hợp với hình thức, phương pháp tổ chức hoạt động dạy học, giáo dục. Tuân thủ yêu cầu học sinh là trung tâm, không học sinh nào bị bỏ lại phía sau, đánh giá người học, đánh giá chú trọng sự tiến bộ của người học, tôn trọng năng lực, phẩm chất hiện có của người học và phát triển một cách tích cực và hiệu quả. Một trong những yêu cầu tất yếu của tất cả các phương pháp dạy học đó là phải phát huy tính tích cực, độc lập và sáng tạo của học sinh. ởi vậy, giáo viên khi tổ chức các hoạt động học tập với sự hỗ trợ của phần mềm cần phải thiết kế: “một tập hợp các hoạt động nhằm làm chuyển biến vị trí của người học từ thụ động sang chủ động, từ đối tượng tiếp nhận tri thức sang chủ động tìm kiếm tri thức để nâng cao hiệu quả học tập”. Do vậy, khi tổ chức các hoạt động học tập giáo viên cần vận dụng linh hoạt, mềm dẻo các phương pháp cho phù hợp với nội dung của bài học và hình thức tổ chức giờ học để đạt hiệu quả cao. Khi hướng dẫn học sinh sử dụng phần mềm thiết kế sản phẩm học tập giáo viên cần: phải giúp học sinh nắm vững kiến thức của bài học; phải thể hiện tính vừa sức với học sinh t y thuộc vào điều kiện và trình độ của mỗi đối tượng học sinh học sinh mà giáo viên sử dụng phương pháp khác nhau và đưa ra những yêu cầu phù hợp; đặc biệt phải góp phần phát triển tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Muốn làm được những điều đó giáo viên cần biết tổ chức các hoạt động, kết hợp sử dụng nhiều phương pháp khác nhau để đạt hiệu quả trong giờ học, phát huy được tính chủ động, tích cực của học sinh. + Tuân thủ tính logic của hoạt động tổ chức dạy học đặc biệt việc ứng dụng CNTT không làm mất đi, giảm đi các yêu cầu về sư phạm trong nhân cách và năng lực nghề nghiệp của giáo viên. 7
- + Việc ứng dụng CNTT trong dạy học phải đảm bảo hiệu quả sư phạm nhất là hiệu quả đạt được mục tiêu, yêu cầu cần đạt. Phương tiện kĩ thuật dạy học dù hiện đại đến đâu, nhưng suy cho c ng vẫn chỉ là sản phẩm trí tuệ của con người và do đó, nó luôn đóng vai trò là phương tiện hỗ trợ, giúp các hoạt động của con người được thuận lợi và hiệu quả hơn. Do đó phải biết lựa chọn thích hợp và sử dụng linh hoạt các phương pháp nhằm đảm bảo tốt mục tiêu giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh. - Đảm bảo tính pháp lý Việc ứng dụng CNTT phải đảm bảo tuân thủ các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hướng dẫn của Nhà nước, cụ thể: + Đảm bảo các hướng dẫn cơ bản quy định về ứng dụng CNTT trong dạy học, giáo dục của ộ giáo dục và Đào tạo ban hành. + Đảm bảo các quy định về quản lý và tổ chức dạy học. + Tuân thủ luật an ninh mạng. Trong dạy học lịch sử, giáo viên cần biết hướng dẫn, tổ chức học sinh chủ động, sử dụng sáng tạo kiến thức về CNTT để vận dụng trong các hình thức dạy học lịch sử. Từng bước giáo dục ý thức tôn trọng về bản quyền trí tuệ và không sử dụng CNTT vào mục đích gấy rối, phá hoại hay xâm phạm các quyền và lợi ích của người khác. - Đảm bảo tính thực tiễn: Việc ứng dụng CNTT trong dạy học cần ph hợp với điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị, hạ tầng cũng như năng lực học sinh và bối cảnh địa phương. 2. Cơ sở thực tiễn Trong quá trình dạy học ở trường THPT, tôi đã tiến hành điều tra thực trạng của việc ứng dụng CNTT trong dạy học trực tuyến môn ịch sử tại các trường THPT trên địa bàn. 2.1. Đối với giáo viên Thông qua phiếu điều tra, chúng tôi đã điều tra 7 giáo viên môn Lịch sử ở một số trường THPT và thu được kết quả như sau: Tiêu chí Mức độ % Rất quan trọng 28,6 Vai trò của Công nghệ thông Quan trọng 71,4 tin trong dạy học Không quan trọng 0 Rất thường xuyên 28,6 Thầy cô ứng dụng CNTT vào Thường xuyên 71,4 dạy học bộ môn như thế nào Thỉnh thoảng 0 8
- Không bao giờ 0 Rất hứng thú 57,1 Tiết học có sự hỗ trợ của Hứng thú 42,9 CNTT Không hứng thú 0 Thường xuyên 85,7 Phần mềm Microsoft Thỉnh thoảng 14,3 Office Powerpoint Không bao giờ 0 Thường xuyên 0 Phần mềm Canva Thỉnh thoảng 28,6 Không bao giờ 71,4 Thường xuyên 0 Trong dạy học trực tuyến môn Phần mềm Prezi Thỉnh thoảng 28,6 ịch sử, Thầy cô thường sử Không bao giờ 71,4 dụng phần mềm nào để thiết kế các hoạt động học tập cho Thường xuyên 0 HS Phần mềm Kahoot Thỉnh thoảng 42,9 Không bao giờ 57,1 Thường xuyên 0 Phần mềm Quizizz Thỉnh thoảng 42,9 Không bao giờ 57,1 Thường xuyên 0 Phần mềm Coggle Thỉnh thoảng 14,3 Không bao giờ 85,7 Thông qua việc khảo sát giáo viên và học sinh về mức độ sử dụng các phương tiện/công cụ công nghệ của giáo viên trong dạy học trực tuyến Lịch sử ta thấy rằng: đối với các phương tiện/công cụ công nghệ quen thuộc như Microsoft Office Powerpoint, tìm kiếm thông tin trên Internet được giáo viên đưa vào sử dụng thường xuyên trong quá trình dạy học. Tuy nhiên đối với các phương tiện/công cụ công nghệ khác mới mẻ hơn như Prezi, Coggle, Kahoot, Padlet, Canva giáo viên thỉnh thoảng hoặc không bao giờ sử dụng trong quá trình dạy học Lịch sử. Đây là một thực trạng vẫn đang tồn tại trong quá trình dạy học nói chung và dạy học Lịch sử nói 9
- riêng. Giáo viên quen với cái cũ, cái đã có và đã thành thạo trong khi đó rất ít giáo viên tìm kiếm và sử dụng các công cụ mới trong quá trình dạy học. Kết quả khảo sát cho thấy giáo viên nhận thức được vai trò của CNTT cũng như tầm quan trọng của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học lịch sử góp phần phát triển phẩm chất, năng lực học sinh, song giáo viên lại chưa hiểu đúng được bản chất của nó. Do đó trong quá trình dạy học, giáo viên chưa thực sự chú trọng đến việc tổ chức các hoạt động học tập đa dạng có sử dụng CNTT để phát triển năng lực này cho học sinh. Hầu hết giáo viên mới chỉ dừng ở lại việc sử dụng Powerpoint trong dạy học mà chưa chú trọng khai thác các phần mềm/công cụ công nghệ khác. Những khó khăn giáo viên gặp phải trong quá trình dạy học nói chung và dạy học Lịch sử nói riêng đó là khả năng sử dụng các phần mềm/công cụ công nghệ hạn chế, điều kiện cơ sở vật chất còn thiếu thốn và học sinh chưa sử dụng thành thạo phần mềm/công cụ công nghệ thông tin. Qua đây ta có thể thấy rằng, việc giáo viên còn hạn chế trong việc tiếp cận các phương tiện/công cụ công nghệ chính là một trong những khó khăn, những rào cản trong quá trình phát triển năng lực công nghệ cho học sinh. Khi giáo viên chưa được tiếp cận, chưa sử dụng thành thạo những phương tiện/công cụ công nghệ mới thì trong quá trình dạy học, giáo viên thỉnh thoảng hoặc không bao giờ thiết kế các hoạt động học tập đa dạng yêu cầu học sinh sử dụng các phần mềm/công cụ công nghệ để hoàn thành nhiệm vụ học tập do đó học sinh không có cơ hội để rèn luyện và phát triển năng lực công cụ này. Vì vậy, không phát huy được tính tích cực học tập, không tạo điều kiện cho người học có cơ hội vận dụng và thực hành những kĩ năng mới, tạo nên sự nhàm chán và hiệu quả bài học không cao. 2.2. Đối với học sinh Tôi đã điều tra 69 học sinh về thực trạng sử dụng CNTT trong dạy học trực tuyến và thu được kết quả như sau: Tiêu chí Mức độ % Rất thích 9,1 Em có thích học trực tuyến môn Thích 47,0 ịch sử không ình thường 43,9 Không thích 0 Trong dạy học ịch sử giáo viên Hoàn toàn đồng ý 31,8 sử dụng linh hoạt nhiều phương Đồng ý 68,2 pháp Không đồng ý 0 Em cảm thấy như thế nào nếu Rất hứng thú 34,8 giờ học trực tuyến giáo viên sử Hứng thú 53,0 dụng linh hoạt các hoạt động dạy ình thường 12,1 học Không quan tâm 0 Trong dạy học giáo viên phát Rất đồng ý 22,7 10
- huy được tính tích cực và tạo Đồng ý 77,3 điều kiện cho người học có cơ hội vận dụng và thực hành Không đồng ý 0 những kĩ năng mới Rất đồng ý 30,3 Đồng ý 50,0 Giao diện bài giảng rất thân ình thường 19,7 thiện với học sinh Không quan tâm 0 Rất tốt 12,1 Khả năng sử dụng Công nghệ Tốt 33,3 thông tin ình thường 50,0 Không thành thạo 4,6 Thường xuyên 87,0 Phần mềm Microsoft Thỉnh thoảng 11,6 Office Powerpoint Không bao giờ 1,4 Thường xuyên 2,9 Phần mềm Canva Thỉnh thoảng 23,2 Không bao giờ 73,9 Thường xuyên 1,4 Trong dạy học Thầy/cô thường Phần mềm Prezi Thỉnh thoảng 14,5 sử dụng những phần mềm nào Không bao giờ 84,1 để thiết kế các hoạt động dạy Thường xuyên 1,5 học. Phần mềm Kahoot Thỉnh thoảng 15,9 Không bao giờ 82,6 Thường xuyên 9,1 Phần mềm Quizizz Thỉnh thoảng 62,1 Không bao giờ 28,8 Thường xuyên 17,4 Phần mềm Padlet Thỉnh thoảng 59,4 Không bao giờ 23,2 Thông qua phiếu khảo sát điều tra cho thấy, mức độ yêu thích học trực tuyến môn ịch sử có tới 43,9 là bình thường, chứng tỏ giao diện bài giảng trực tuyến cũng như các hoạt động học tập của GV chưa gây được hứng thú người học. Kết quả khảo sát cũng cho thấy rằng, có tới 87,8% học sinh rất hứng thú và hứng thú học tập nếu trong dạy học trực tuyến GV sử dụng linh hoạt các hoạt động học tập, tạo điều kiện cho người học có cơ hội vận dụng và thực hành những kĩ năng mới. Điều này chứng tỏ rằng không phải học sinh không thích học môn ịch sử mà do bài giảng của GV còn đơn điệu chưa lối cuốn được học sinh, chưa tạo điều kiện để người học khám phá và tìm hiểu tri thức mà chủ yếu là sự truyền thụ một chiều từ giáo viên, do đó tạo nên sự nhàm chán, học sinh không yêu thích môn học. Khó khăn của học sinh trong dạy học trực tuyến là năng lực sử dụng CNTT còn hạn chế, do đó nhiệm vụ đặt ra đối với GV trong dạy học trực tuyến là phải chú 11
- ý r n luyện và phát triển các kĩ năng sử dung CNTT cho HS để HS có thể tự tin trên con đường tiến tới xã hội toàn cầu, trở thành công dân toàn cầu. Như vậy, việc sử dụng các công cụ công nghệ thông tin nhằm thiết kế các hoạt động dạy học lịch sử là vô cùng cần thiết. Việc tổ chức các hoạt động này không chỉ giúp học sinh thu nhận kiến thức mà còn rèn luyện các kĩ năng, kĩ xảo, phát triển năng lực cho học sinh. Việc tiến hành điều tra, khảo sát ý kiến GV và HS không chỉ giúp cho việc đưa ra những nhận xét, đánh giá về thực trạng dạy học trực tuyến nói chung, mà còn là cơ sở xác đáng để đưa ra những vấn đề cần giải quyết và có những biện pháp tích cực nhằm nâng cao hiệu quả chất lượng dạy học bộ môn đặc biệt chú trọng r n luyện kĩ năng vận dụng và thực hành bộ môn cho người học, góp phần hình thành, phát triển những phẩm chất của công dân Việt Nam, công dân toàn cầu trong xu thế phát triển của thời đại. II. Một số giải pháp ứng dụng các công cụ công nghệ thông tin trong dạy học trực tuyến góp phần nâng cao hiệu quả bài học lịch sử ở trường THPT. 1. Đặc điểm của bộ môn Lịch sử cấp THPT. Môn Lịch sử là một môn học mang tính đặc thù. Khác với các bộ môn khác, tri thức lịch sử mang tính đặc trưng: tính quá khứ, tính không lặp lại… Học sinh không thể trực tiếp quan sát được lịch sử mà có thể nhận thức một cách gián tiếp thông qua các nguồn sử liệu, hình ảnh, video… với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin. Giáo viên khai thác, sử dụng các công cụ công nghệ thông tin để đưa vào bài giảng các hình ảnh, âm thanh, tư liệu lịch sử…góp phần nâng cao hiệu quả dạy học, truyền cảm hứng để học sinh yêu thích môn Lịch sử. Môn ịch sử có sứ mệnh giúp học sinh hình thành và phát triển năng lực lịch sử, thành phần của năng lực khoa học đồng thời góp phần hình thành, phát triển những phẩm chất chủ yếu và năng lực chung như năng lực tự chủ và tự học; năng lực giao tiếp và hợp tác; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. Môn ịch sử giữ vai trò chủ đạo trong việc giáo dục lòng yêu nước, tinh thần tự tôn dân tộc, truyền thống lịch sử và văn hoá dân tộc, giúp học sinh nhận thức và vận dụng được các bài học lịch sử giải quyết những vấn đề của thực tế cuộc sống, phát triển tầm nhìn, củng cố các giá trị nhân văn, tinh thần cộng đồng, lòng khoan dung, nhân ái; góp phần hình thành, phát triển những phẩm chất của công dân Việt Nam, công dân toàn cầu trong xu thế phát triển của thời đại. Môn ịch sử hình thành, phát triển cho học sinh tư duy lịch sử, tư duy hệ thống, tư duy phản biện, kĩ năng khai thác và sử dụng các nguồn sử liệu, nhận thức và trình bày lịch sử trong logic lịch đại và đồng đại, kết nối quá khứ với hiện tại. Môn ịch sử giúp học sinh nhận thức được giá trị khoa học và giá trị thực tiễn của sử học trong đời sống xã hội hiện đại, hiểu biết và có tình yêu đối với lịch sử, văn hoá dân tộc và nhân loại; góp phần định hướng cho học sinh lựa chọn những 12
- nghề nghiệp như: nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn, ngoại giao, quản lí, hoạt động du lịch, công nghiệp văn hoá, thông tin truyền thông,... 2. Mục tiêu, yêu cần cần đạt của bộ môn Lịch sử cấp THPT 2.1. Mục tiêu của môn Lịch sử cấp THPT Bộ môn Lịch sử giúp học sinh phát triển năng lực lịch sử, góp phần giáo dục tinh thần dân tộc, lòng yêu nước, các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc và tinh hoa văn hoá nhân loại, các phẩm chất, năng lực của người công dân Việt Nam, công dân toàn cầu phù hợp với xu thế phát triển của thời đại. Giúp học sinh tiếp cận và nhận thức rõ vai trò, đặc điểm của khoa học lịch sử cũng như sự kết nối giữa sử học với các lĩnh vực khoa học và ngành nghề khác, tạo cơ sở để học sinh định hướng nghề nghiệp trong tương lai. 2.2. Yêu cầu cần đạt của môn Lịch sử cấp THPT Bộ môn Lịch sử cấp THPT góp phần hình thành những phẩm chất chủ yếu như yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm. Thông qua nội dung giáo dục lịch sử góp phần giáo dục lòng yêu nước, tinh thần dân tộc, niềm tự hào về truyền thống lịch sử quê hương, đất nước; phát triển các giá trị nhân văn, nhân ái, trung thực; tinh thần trách nhiệm với cộng đồng và xã hội, sẵn sàng tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc… Thông qua các bài học lịch sử góp phần hình thành và phát triển các năng lực chung ( năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo) và năng lực đặc th (năng lực tìm hiểu lịch sử; nhận thức và tư duy lịch sử; vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học) 3. Một số giải pháp ứng dụng các công cụ công nghệ thông tin trong dạy học trực tuyến góp phần nâng cao hiệu quả bài học lịch sử ở trường THPT. 3.1. Ứng dụng công cụ công nghệ thông tin hỗ trợ hoạt động kết nối. Công cụ CNTT hỗ trợ hoạt động kết nối trong dạy học là các sản phẩm công nghệ được tạo ra bởi các phần mềm lập trình và phần mềm ứng dụng nhằm ra lệnh cho máy tính thực hiện các yêu cầu về nội dung, phương pháp dạy học, giáo dục và các yêu cầu khác có liên quan đến hoạt động dạy học và giáo dục; hỗ trợ hoạt động dạy học, giáo dục được diễn ra một cách thuận lợi và đạt hiệu quả cao hơn. Hiện nay có không ít phần mềm, nền tảng hỗ trợ dạy học trực tuyến. Thế nhưng, điều quan trọng là thầy cô cần lựa chọn được phần mềm ph hợp để việc dạy học trực tuyến đạt hiệu quả tốt. Khi lựa chọn phần mềm hỗ trợ dạy học trực tuyến, giáo viên cần xem xét, đánh giá dựa trên các yếu tố như: miễn phí, thông dụng, đơn giản, dễ sử dụng, tích hợp nhiều tính năng, khả năng tương thích với nhiều thiết bị...Có thể sử dụng một trong số các phần mềm sau để hỗ trợ cho hoạt động kết nối như: Zoom, Google Meet, Microsoft Teams. 13
- 3 Phần m m oom Phần mềm Zoom meeting là giải pháp cung cấp dịch vụ hội nghị truyền hình dựa trên đám mây giúp giáo viên và học sinh dễ dàng tổ chức và triển khai các lớp học trực tuyến từ bất cứ đâu, thậm chí ngay từ các thiết bị di động như smartphone, tablet. Với chất lượng truyền tải âm thanh và hình ảnh cực tốt cùng những tiện ích và sự miễn phí mà Zoom mang lại thì đây thực sự là một ứng dụng hỗ trợ việc giảng dạy trực tuyến hữu ích. Chức năng - Chất lượng cuộc hội thoại tốt, ổn định. - Hỗ trợ các lớp học video trực tuyến, tin nhắn nhanh hoặc chia sẻ màn hình. - Phần mềm họp trực tuyến Zoom Cloud Meetings có thể kết nối giáo viên với học sinh. Giao diện đơn giản, dễ sử dụng, phù hợp với giảng dạy trực tuyến. Quy trình s dụng phần m m oom ước 1: Cài đặt và đăng nhập Zoom trên máy tính. - Giáo viên truy cập https://zoom.us/download và chọn phiên bản phù hợp với thiết bị. Tiếp theo, tiến hành cài đặt và đăng kí tài khoản Zoom. ( ưu ý: giáo viên sử dụng địa chỉ email có tên miền edu (giáo dục) có thể được Zoom ưu tiên loại bỏ giới hạn 40 phút với tài khoản miễn phí mà không phải chịu thêm chi phí. Tuy nhiên, sau khi đăng ký, giáo viên sẽ phải chờ 72 tiếng (3 ngày) hoặc lâu hơn để được loại bỏ giới hạn 40 phút nếu Zoom xác minh trường học của bạn đủ điều kiện là trường học chính thức của hệ thống giáo dục). - Đăng ký ứng dụng Zoom Giáo viên mở ứng dụng Zoom và chọn Sign In. Tiếp theo, giáo viên chọn Sign Up tại góc dưới bên phải của ứng dụng. Tại đây, ứng dụng sẽ tự động mở trình duyệt mặc định đến đường dẫn https://zoom.us/signup. Chọn Đăng ký, miễn phí tại góc trên bên phải trang Web. Tiếp theo, nhập Ngày - tháng - năm sinh và bấm Tiếp tục; sau đó nhập địa chỉ Email, địa chỉ Email này sẽ là tài khoản đăng nhập của giáo viên khi quá trình đăng ký hoàn tất. Sau khi nhập địa chỉ email hợp lệ, giáo viên sẽ nhận một Email xác nhận tài khoản mới. - Đăng nhập + Sau khi đã cài đặt và đăng kí thành công tài khoản Zoom, GV mở phần mềm Zoom Cloud Meetings lên. Cửa sổ Zoom hiện ra, ta nhấn chọn nút Sign In. + Tiếp theo, GV điền đầy đủ Email cũng như mật khẩu đã đăng ký vào ô trống, sau đó nhấn nút Sign In để đăng nhập. Nếu muốn lưu lại đăng nhập cho những lần tiếp theo, tích vào dòng Keep me signed in. + Sau khi đăng nhập thành công, GV có thể bắt đầu sử dụng Zoom để dạy học trực tuyến. ước 2: Tạo phòng học trực tuyến 14
- Nhấn chọn hình mũi tên nhỏ ở bên cạnh nút New Meeting để thiết lập cho phòng học. Tích vào dòng Start with video để mở chức năng video cho buổi học. Tiếp theo, GV copy số phòng bằng cách chọn nút Copy ID để gửi cho những học sinh tham gia. Hoặc GV cũng có thể lấy liên kết để mời trực tiếp bằng nút Copy Invitation (G i link mời tham gia phòng, học sinh chỉ cần nhấn vào link để vào phòng học, không cần nhập mã phòng) Sau khi đã thiết lập xong, GV nhấn vào nút New Meeting để tiến hành mở phòng học. Những học sinh có mã phòng sẽ có thể tham gia phòng học. Nếu phòng học có mật khẩu (Password) thì nhớ là phải gửi kèm thông tin mật khẩu cho HS. Ví dụ, để học sinh tham gia lớp học trực tuyến môn ịch sử 10 bài 30 “Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở ắc M ”, GV gửi I và Pass phòng học hoặc gửi link lên hệ thống quản lý học tập để HS vào phòng học. https://zoom.us/j/94512009471?pwd=djJRVEFKaEhhVXpoTUpyQ2NTV3ordz09 Hình : HS tham gia lớp học trực tuyến bằng phần m m oom 3 2 Phần m m Google Meet Google Meet là một ứng dụng hữu ích cho hoạt động dạy học, người d ng chỉ cần có tài khoản trên Google thì có thể sử dụng Google Meet. Google Meet cho phép tối đa 100 người tham gia với tài khoản miễn phí. Khác với Zoom, Google Meet chỉ có ứng dụng cho Smartphone, không có ứng dụng cho Desktop. Vì vậy giáo viên và học sinh sử dụng máy tính bàn hoặc Laptop sẽ sử dụng Google Meet trực tiếp trên trình duyệt. Giáo viên/học sinh có thể truy cập Google meet thông qua trình duyệt với đường dẫn: https://meet.google.com Chức năng - Tổ chức dạy học/giáo dục trực tuyến đồng bộ theo thời gian thực. - Cho phép tham gia và sử dụng trên nền tảng website hoặc ứng dụng điện thoại, máy tính bảng. - Chia sẻ màn hình, tài liệu, thuyết trình, giao nhiệm vụ học tập và bài tập. 15
- - Google Meet có tích hợp chức năng Calendar để lên lịch trực tuyến cho cuộc họp/học. Quy trình s dụng ước 1: Tạo lớp học trực tuyến - Giáo viên vào trang web: https://meet.google.com hoặc đăng nhập vào Gmail thông thường, bấm vào biểu tượng các dấu chấm sau đó chọn Meet - Để bắt đầu thiết lập lớp học bấm chọn Cuộc họp m i tại mục họp, sau đó nhấn chọn ắt đầu một cuộc họp tức th ước 2: Mời học sinh tham gia lớp học trực tuyến. Cách 1: Copy toàn bộ liên kết trong khung để gửi đến người tham gia đang sử dụng máy tính. Nếu người tham dự sử dụng điện thoại bạn hãy copy các kí tự sau tên miền: meet.google.com/ để người dùng nhập vào thiết bị của mình. Cách 2: Bạn nhấn vào ô Add others/Thêm người khác ở góc bên trái. ước 3: Tham gia lớp học trực tuyến Học sinh đăng nhập tài khoản Google Meet trên máy tính hoặc điện thoại. Copy đường link và dán vào khung cuộc họp mới để tham gia vào phòng họp/ học. 16
- ước 4: Trình bày trong lớp học. Giáo viên bấm vào biểu tượng mũi tên (trình bày ngay) phía dưới màn hình, chọn kiểu chia sẻ màn hình và mở file để trình chiếu. Với lựa chọn Toàn bộ màn h nh thì học sinh có thể quan sát được tất cả những gì đang diễn ra trên màn hình của thầy cô. Nếu lựa chọn Một cửa sổ thì học sinh chỉ có thể quan sát được những gì đang diễn ra trên cửa sổ mà thầy cô lựa chọn. Chẳng hạn, khi dạy ài 11 “Tây u hậu kì trung đại”, GV sử dụng Google Meet để thực hiện nội dung hoạt động hình thành kiến thức cho bài học, GV giao nhiệm vụ cho HS chuẩn bị trước các yêu cầu ở nhà, GV gửi link buổi học cho học sinh thông qua hệ thống quản lý học tập đã tạo trên Padlet. Học sinh chuẩn bị điện thoại thông minh hoặc máy tính để tham gia lớp học bằng link GV cung cấp, thực hiện các nhiệm vụ học tập (cá nhân/nhóm) theo yêu cầu của GV và gửi kết quả hoạt động cá nhân/nhóm trên hệ thống quản lý học tập Padlet. . : Hình 2: Hình ảnh lưu tr sản phẩm của HS Hình 3: Hình ảnh bài giảng trực tuyến tr n tr n phần m m Padlet Google Meet 3 3 Phần m m Microsoft Teams Microsoft Team là ứng dụng thuộc hệ sinh thái Microft 365 giành cho làm việc nhóm và dạy học trực tuyến, với nhiều tính năng như chat, video call, họp trực tuyến, chia sẻ tài nguyên,…giúp mọi người trong nhóm cộng tác với nhau dễ dàng hơn trên c ng một nền tảng. Chức năng - Tổ chức các nhóm, hội thoại để dạy học và giáo dục trực tuyến đồng bộ theo thời gian thực. 17
- - Tích hợp các phần mềm của Microsoft như Word, PowerPoint, Excel, Calendar và nhiều phần mềm khác vào một ứng dụng, cho phép xây dựng kế hoạch bài dạy; hỗ trợ thiết kế và trình diễn tài liệu, bài giảng. - Tổ chức và quản lý lớp học trực tuyến. - Hỗ trợ người d ng dễ dàng nắm bắt thông tin cuộc họp. Người d ng có thể ghi âm, quay video và ghi lại hoạt động của cuộc họp bằng chia sẻ màn hình hoặc tạo ghi chú cuộc họp ngay trên Teams. Ngoài ra, có thể ghi âm cuộc họp với tính năng được hỗ trợ trên nền tảng Teams. - Chia sẻ nội dung và cộng tác một cách dễ dàng. - Tổ chức hoạt động học tập trực tuyến cho học sinh. Quy trình s dụng Microsoft Team ước 1: Đăng kí Microsoft Teams trên máy tính Giáo viên truy cập vào trang Microsoft Teams, chọn Đăng nhập, sau đó chọn Hãy tạo tài khoản rồi bấm vào Nhận địa chỉ email m i ước 2: Tạo phòng học trực tuyến trên Microsoft Teams - Tại giao diện của Microsoft Teams, chọn mục Nhóm - Chọn Tham gia hoặc tạo nhóm để tiến hành tạo nhóm của bạn - Để tạo nhóm mới cho mình, bạn nhấn vào Tạo nhóm. Sau khi nhấn tạo nhóm, hệ thống sẽ hiển thị hộp thoại yêu cầu thông tin nhóm của bạn. ạn có thể nhập Tên nhóm, Mô tả và thiết lập Quyền riêng tư của nhóm bằng cách chọn mũi tên bên phải để hiển thị 2 lựa chọn quyền riêng tư Công khai hoặc Riêng tư ước 3: Chia sẻ phòng học trực tuyến trên Microsoft Teams Để chia sẻ phòng họp trực tuyến trên Microsoft Teams, Giáo viên nhấn vào biểu tượng ... ở phía bên phải tên phòng học, chọn Nhận liên kết đến nhóm. Sau đó Sao ch p và gửi đường link đến học sinh. ước 4: Chia sẻ màn hình trên Microsoft Teams Giáo viên nhấn vào biểu tượng Share để lựa chọn chia sẻ màn hình. úc này hiển thị rất nhiều màn hình khác nhau và được Microsoft Teams chia thành từng nhóm cụ thể. Giáo viên chọn một màn hình để chia sẻ tới các học sinh. Màn hình mà giáo viên chọn chia sẻ đã được chuyển sang thiết bị của học sinh, màn hình gọi video được chuyển xuống phía dưới để chúng ta vẫn có thể nhìn thấy được học sinh của mình. Nếu giáo viên muốn mở trực tiếp PowerPoint trên Microsoft Teams để chia sẻ thì nhấn Browse rồi chọn Upload from my computer Chẳng hạn, khi dạy bài 11 “Tây Âu hậu kì trung đại”, Lịch s lớp 0, an cơ bản. GV sử dụng Microsoft Teams để thực hiện nội dung hoạt động hình thành kiến thức cho bài học. 18
- Hình ảnh 4: Hình ảnh bài giảng trực tuyến trên phần m m Microsoft Teams 3.2. Ứng dụng các công cụ công nghệ thông tin hỗ trợ làm việc nhóm Phương pháp thảo luận nhóm được sử dụng nhằm giúp cho mọi học sinh tham gia một cách chủ động vào quá trình học tập, tạo cơ hội cho các em có thể chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm, ý kiến để giải quyết các vấn đề có liên quan đến nội dung bài học; tạo cơ hội cho các em được giao lưu, học hỏi lẫn nhau; c ng nhau hợp tác giải quyết những nhiệm vụ chung. Kết quả làm việc của nhóm sẽ được trình bày và đánh giá trước toàn lớp. Dạy học nhóm nếu được tổ chức tốt sẽ phát huy được tính tích cực, tính trách nhiệm; phát triển năng lực cộng tác làm việc và năng lực giao tiếp của học sinh. Trong quá trình dạy học, tuỳ theo số lượng học sinh trong lớp, nội dung học tập mà giáo viên chia thành bao nhiêu nhóm, số lượng thành viên trong nhóm. Giáo viên không nên chia nhóm có số lượng nhiều vì như vậy các thành viên không có cơ hội để thể hiện ý kiến của mình và giáo viên khó quản lý. Có thể tiến hành hoạt động nhóm bằng nhiều cách như: sử dụng công cụ Padlet, Microsoft Team, Zoom… 32 Phần m m thảo luận Padlet Padlet là một bức tường ảo cho phép nhấp chuột bày tỏ suy nghĩ về một chủ đề nào đó một cách dễ dàng. Padlet có giao diện “đẹp mắt”, dễ sử dụng phù hợp cho mọi độ tuổi. Padlet còn là một công cụ rất hữu ích trong giảng dạy, có chức năng chính là tạo một giao diện để HS và GV c ng tương tác trực tuyến; GV có thể chia sẻ nguồn học liệu, văn bản, video, hình ảnh, đường link trên trang web; GV có thể giao bài tập trên lớp và thu thập ý kiến hoặc nhận bài làm từ HS; HS có thể chia sẻ, cập nhật và lưu trữ các sản phẩm học tập, hình ảnh, phiếu học tập… Chức năng - Padlet cho phép người d ng chia sẻ các file văn bản, hình ảnh, âm thanh, video… - Sắp xếp các nội dung và phân chia theo hàng, cột, phục vụ cho hoạt động học theo nhóm. - Tạo bản tin, nhật kí theo thời gian, mô tả một quá trình. - ập các bản đồ tư duy, tạo các hệ thống sơ đồ. 19
- - Có thể chia sẻ đường liên kết đến nền tảng web khác. - Tạo/chỉnh sửa bài đăng, chia sẻ nội dung để mọi người có thể c ng trao đổi sản phẩm, thảo luận. - Có thể lưu, xuất ra dưới dạng file hình ảnh, pdf, Excel… Quy trình s dụng ước 1: Giáo viên truy cập link: https://padlet.com. Chọn đăng nhập bằng Google, sau đó chọn tài khoản Gmail đã nhập. ước 2: Đổi ngôn ngữ giao diện Ngôn ngữ giao diện mặc định của Padlet là tiếng Anh. Để đổi giao diện từ tiếng Anh sang tiếng Việt, tiến hành theo các bước sau: - Tại góc phải màn hình, nhấp chuột vào ảnh đại diện của tài khoản. Trong menu, chọn Settings. - Trong mục Language chọn Tiếng Việt. sau đó chọn Update. ước 3: Tạo trang Padlet mới - Trên giao diện của Padlet, click chọn Tạo một Padlet để bắt đầu tạo trang Padlet mới. - Chọn kiểu bố cục hiển thị các bài đăng trên trang Padlet bằng cách click Chọn ở dưới bố cục tương ứng. Để hỗ trợ cho hoạt động nhóm, GV chọn Giá. Sau khi chọn Giá, giao diện hiển thị như sau: 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thiết kế và ứng dụng học liệu số trong nâng cao hứng thú và hiệu quả dạy học Lịch sử lớp 10 Bộ Cánh diều
49 p | 64 | 29
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số ứng dụng của số phức trong giải toán Đại số và Hình học chương trình THPT
22 p | 179 | 25
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giải pháp rèn luyện kĩ năng điều chỉnh và quản lí cảm xúc nhằm hình thành khả năng ứng phó với căng thẳng của học sinh trường THPT Kim Sơn C
50 p | 18 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Ứng dụng classdojo – quản lý lớp, tạo tiết học hiệu quả, hỗ trợ kiểm tra đánh giá học sinh theo giáo dục STEM
43 p | 57 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy và học Tiếng Anh
36 p | 28 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số phương pháp giáo dục kỹ năng sống hiệu quả khi dạy phần đạo đức môn Giáo dục công dân lớp 10
11 p | 121 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Ứng dụng phương pháp học thông qua thực hành dạy (learning by teaching) trong việc giảng dạy tiếng Anh cho học sinh THPT
38 p | 13 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Ứng dụng phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực theo định hướng phát triển năng lực học sinh vào dạy học truyện ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân
33 p | 73 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Ứng dụng công nghệ số trong công tác thư viện ở trường THPT
36 p | 52 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Ứng dụng Công nghệ số vào công tác quản lý và dạy học tại trường THPT Quỳnh Lưu 3 trong tình hình dịch bệnh hiện nay
37 p | 48 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn học sinh lớp 12 ôn tập môn Lịch Sử theo định hướng 5 bước 1 vấn đề, đáp ứng yêu cầu mới của kỳ thi THPT Quốc gia
29 p | 35 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hiệu quả dạy - học qua việc tích hợp nội dung ứng phó với biến đổi khí hậu trong bài 14 và 15 Địa lí 12
32 p | 32 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Ứng dụng ICT trong dạy học địa lí tại trường THPT
45 p | 59 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Ứng dụng công nghệ thông tin xây dựng hệ thống trực tuyến quản lý và giải quyết nghỉ phép cho học sinh trường PT DTNT THPT tỉnh Hòa Bình
35 p | 14 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Ứng dụng công nghệ thông tin và học liệu số trong dạy học chủ đề Điện trở - Tụ Điện- Cuộn cảm môn Công nghệ 12
38 p | 13 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Ứng dụng của tỉ số thể tích
15 p | 27 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Ứng dụng tích phân để giải các bài toán tổ hợp
21 p | 110 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sáng kiến kinh nghiệm thí điểm ứng dụng phần mềm Moodle để xây dựng E-learning tại trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh
12 p | 73 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn