intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Ứng dụng chuyển đổi số để đa dạng hóa hình thức dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển các phẩm chất, năng lực của học sinh. Vận dụng dạy học chương Phản ứng Oxi hoá – khử Hoá học 10

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:67

15
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu sáng kiến nhằm nghiên cứu một số vấn đề lý luận về đổi mới ứng dụng chuyển đổi số trong dạy học và KTĐG theo định hướng phát triển các năng lực số cho học sinh THPT; Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp đổi mới đa dạng hóa hình dạy học và KTĐG theo định hướng phát triển các năng lực số cho học sinh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Ứng dụng chuyển đổi số để đa dạng hóa hình thức dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển các phẩm chất, năng lực của học sinh. Vận dụng dạy học chương Phản ứng Oxi hoá – khử Hoá học 10

  1. SỞ GD & ĐT NGHỆ AN TRƯỜNG THPT …………..  SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI Ứng dụng chuyển đổi số để đa dạng hóa hình thức dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển các phẩm chất, năng lực của học sinh. Vận dụng dạy học chương “Phản ứng Oxi hoá – khử” Hoá học 10 Lĩnh vực: Hoá học Năm học 2022-2023
  2. SỞ GD & ĐT NGHỆ AN TRƯỜNG THPT TÂY HIẾU  SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI Ứng dụng chuyển đổi số để đa dạng hóa hình thức dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển các phẩm chất, năng lực của học sinh. Vận dụng dạy học chương “Phản ứng Oxi hoá – khử” Hoá học 10 Lĩnh vực: Hoá học Tác giả : Nguyễn Thị Hiếu Đơn vị : Trường THPT Tây Hiếu - TX Thái Hòa Điện thoại : 972465655 Năm học 2022-2023
  3. MỤC LỤC NỘI DUNG Trang PHẦN I – ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Tính mới và đóng góp của đề tài 2 3. Mục đích, nhiệm vụ của đề tài 2 4. Phạm vi nghiên cứu 2 5. Thời gian nghiên cứu 2 6. Phương pháp nghiên cứu PHẦN II – NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 3 CỦA ĐỀ 1.1. Cơ sở lí luận 3 1.1.1. Một số vấn đề về năng lực số 3 1.1.2. Học liệu số hỗ trợ hoạt động dạy học, giáo dục học sinh 4 1.1.3. Ứng dụng chuyển đổi số trong dạy học và kiểm tra đánh giá 5 theo định hướng phát triển các phẩm chất, năng lực số của học sinh. 1.1.4. Cơ sở lựa chọn, ứng dụng phần mềm, thiết bị công nghệ trong 8 tổ chức hoạt động dạy học. 8 1.1.5. Cơ sở lựa chọn, ứng dụng phần mềm, thiết bị công nghệ hỗ trợ dạy học và kiểm tra đánh giá 1.2. Thực trạng ứng dụng chuyển đổi số trong đa dạng hóa hình 10 thức dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển các phẩm chất năng lực của học sinh. 1.2.1. Khảo sát thực trạng. 10 1.2.2. Đánh giá thực trạng. 14 15 1.2.3. Vấn đề đặt ra và phương hướng giải quyết. CHƯƠNG 2: XÂY DỰNG CÁC GIẢI PHÁP ỨNG DỤNG CHUYỂN ĐỔI SỐ ĐỂ ĐA DẠNG HÓA HÌNH THỨC DẠY HỌC VÀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÁC PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC CHO HỌC SINH 2.1. Ứng dụng chuyển đổi số để đa dạng hóa hình thức dạy học 16 chương “Phản ứng oxi hoá – khử” Hoá học 10 2.1.1. Sử dụng nguồn học liệu số trong dạy học . 16
  4. 2.1.2. Sử dụng các phần mềm biên tập học liệu số 17 2.1.3. Sử dụng chuyển đổi số để đa dạng hóa hình thức dạy học 20 chương “Phản ứng oxi hoá khử” theo định hướng phát triển các năng lực số cho học sinh. 2.2. Ứng dụng chuyển đổi số để xây dựng bộ công cụ đánh giá 36 qua một số hình hình thức KTĐG thường xuyên chương “Phản ứng Oxi hoá – khử” Hoá học 10 . 36 2.2.1. Hình thức đánh giá trực tiếp. 43 2.2.2. Hình thức đánh giá trực tuyến. 45 2.3. Khảo sát tính cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp 49 CHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 3.1. Kết quả thực nghiệm . 49 3.2. Hiệu quả của đề tài. 52 54 PHẦN III: KẾT LUẬN 1. Kết luận khoa học. 54 2. Ý nghĩa của đề tài 54 3. Một số đề xuất. 54 PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG SÁNG KIẾN Nội dung Viết tắt Trung học phổ thông THPT Giáo viên, học sinh GV, HS Kiểm tra đánh giá KTĐG Công nghệ thông tin CNTT Truyền thông TT Giáo dục đào tạo GDĐT Sơ đồ tư duy SĐTD Thí nghiệm TN
  5. PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lí do chọn đề tài. Quá trình hội nhập quốc tế ở nước ta đã tạo ra những cơ hội đồng thời cũng đặt ra nhiều thách thức đối với tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội, trong đó có giáo dục. Khoa học công nghệ phát triển đòi hỏi ngày càng cao ở đội ngũ lao động về năng lực hành động, tư duy sáng tạo và có khả năng giải quyết các vấn đề trong thực tiễn….Để nguồn lao động hiện tại và tương lai đáp ứng được những yêu cầu mới thì ngành giáo dục cần được nâng cao hơn nữa chất lượng. Nghị quyết số 29 - NQ/TW đã nêu rõ quan điểm chỉ đạo “…Chuyển mạnh từ quá trình giáo dục chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Học đi đôi với hành, lí luận gắn với thực tiễn,…”, đặc biệt là vấn đề ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) và phát triển năng lực số cho học sinh (HS). Việc ứng dụng CNTT vào dạy học trong những năm gần đây đã dần thay đổi phương pháp dạy học từ truyền thống sang tích cực, giúp người dạy và người học phát huy được khả năng tư duy, sáng tạo, chủ động và đạt hiệu quả cao trong dạy học. Từ mô hình lớp học tập trung dần chuyển sang các mô hình dạy học trực tuyến, sử dụng công nghệ thông tin - truyền thông (CNTT-TT) để hỗ trợ các hoạt động giảng dạy, học tập. Qua đó, người học có thể tiếp cận tri thức mọi nơi, mọi lúc, có thể chủ động trong việc học tập và ứng dụng kiến thức vào thực tiễn. Sự bùng nổ về công nghệ giáo dục đã, đang và sẽ thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của nền giáo dục mang tính chuyển đổi sâu sắc vì con người. Ngày 03/6/2020, Thủ tướng Chính phủ ký quyết định số 749/QĐ-TTg về việc phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” trong đó giáo dục là lĩnh vực được ưu tiên chuyển đổi số thứ 2 sau lĩnh vực Y tế. Hiện nay, các trường phổ thông đã áp dụng công nghệ số vào giảng dạy và kiểm tra đánh giá từ nhiều năm trước đây, tuy nhiên vẫn còn khá nhiều lúng túng, hiệu quả chưa cao và chưa phát huy được năng lực của người học, nhất là việc ứng dụng số trong việc đa dạng hoá hình thức dạy học, kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh. Qua thực tiễn áp dụng đa dạng hoá hình thức dạy học và đổi mới kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực đã đạt kết quả nhất định, tôi xin mạnh dạn đề xuất sáng kiến “Ứng dụng chuyển đổi số để đa dạng hóa hình thức dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển các phẩm chất, năng lực của học sinh. Vận dụng dạy học chương “Phản ứng oxi hoá – khử” Hoá học 10. Trang 1
  6. 2. Tính mới và đóng góp của đề tài. - Đa dạng hóa hình thức dạy học và kiểm tra đánh giá học sinh qua xây dựng một số biện pháp ứng dụng chuyển đổi số phục vụ trong dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển các năng lực số cho học sinh. - Đa dạng hóa các hình thức dạy học và kiểm tra đánh giá nhằm phát triển các phẩm chất, năng lực của học sinh. 3. Mục đích, nhiệm vụ của đề tài. - Nhiên cứu một số vấn đề lý luận về đổi mới ứng dụng chuyển đổi số trong dạy học và KTĐG theo định hướng phát triển các năng lực số cho học sinh THPT. - Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp đổi mới đa dạng hóa hình dạy học và KTĐG theo định hướng phát triển các năng lực số cho học sinh. 4. Phạm vi nghiên cứu. - Đề tài thực hiện tại trường THPT Tây Hiếu. - Nội dung nghiên cứu chương “Phản ứng oxi hoá – khử” chương trình Hoá học 10. 5. Thời gian nghiên cứu và thực nghiệm. - Các giải pháp trong sáng kiến được đúc rút từ năm học 2021-2022 và thực nghiệm tính hiệu quả trong năm học 2022-2023. 6. Phương pháp nghiên cứu. - Phương pháp thu thập, nghiên cứu tài liệu. - Phương pháp điều tra, khảo sát. - Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh. - Phương pháp quan sát. - Phương pháp thực nghiệm sư phạm. Trang 2
  7. PHẦN 2: NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ ỨNG DỤNG CHUYỂN ĐỔI SỐ ĐỂ ĐA DẠNG HÓA HÌNH THỨC DẠY HỌC VÀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÁC NĂNG LỰC. 1.1. Cơ sở lí luận. 1.1.1. Một số vấn đề về năng lực số. 1.1.1.1. Năng lực số. Đã có nhiều khái niệm được sử dụng khi đề cập đến phát triển năng lực số ở các quốc gia và tổ chức quốc tế, phổ biến là các khái niệm sau: Digital Literacy, Digital Skills, Digital Competences ... Theo UNICEF – 2019 năng lực số (Digital Literacy) đề cập đến kiến thức, kỹ năng và thái độ cho phép trẻ em phát triển và phát huy tối đa khả năng trong thế giới công nghệ số ngày càng lớn mạnh trên phạm vi toàn cầu, một thế giới mà trẻ vừa được an toàn, vừa được trao quyền theo cách phù hợp với lứa tuổi cũng như phù hợp với văn hóa và bối cảnh địa phương. 1.1.1.2. Vai trò của công nghệ số, học liệu số và thiết bị công nghệ trong dạy học, giáo dục. - Vai trò của công nghệ số trong dạy học, giáo dục. Công nghệ số có vai trò rất quan trọng trong dạy học, giáo dục, có thể phân tích một số vai trò cơ bản như sau: + Đa dạng hóa hình thức dạy học, giáo dục. + Tạo điều kiện học tập đa dạng cho HS. + Hỗ trợ GV thực hiện dạy học, giáo dục phát triển phẩm chất năng lực của HS một cách thuận lợi và hiệu quả. Công nghệ thông tin Tìm kiếm, thiết kế, biên Tổ chức hoạt Tổ chức - Thu thập phản hồi. tập học liệu: động học. kiểm tra - Quản lí hồ sơ dạy - Xây dựng nội dung dạy đánh giá. học. học. - Xây dựng nội dung kiểm. Hình 1.1. Vai trò của CNTT đối với hoạt động dạy học, giáo dục của GV. Trang 3
  8. -Vai trò của công nghệ số trong kiểm tra đánh giá. + Công nghệ số còn tạo điều kiện để GV đánh giá kết quả học tập và giáo dục, nhất là tổ chức kiểm tra đánh giá bằng cách ứng dụng chuyển đổi số. + Công nghệ số từ khâu chuẩn bị, thực hiện, giám sát, kiểm tra và đánh giá, hậu kiểm. + Công nghệ số còn có thể chủ động tổ chức kiểm tra đánh giá dựa trên các dữ liệu nội dung kiểm tra đánh giá đã được xây dựng, tiến hành tổ chức kiểm tra đánh giá trên nền tảng công nghệ số với các tính năng vượt trội. 1.1.2. Học liệu số hỗ trợ hoạt động dạy học, giáo dục học sinh. 1.1.2.1. Nguồn học liệu số dùng trong dạy học, giáo dục môn Hoá học. - Trang web chứa nhiều video bài giảng https://www.youtube.com/: Giáo viên có thể tìm kiếm các bài giảng chất lượng trên kênh youtube.com để học sinh tự học. - Trang web có nhiều tài liệu ôn tập cũng cố kiến thức: https://thuvienhoclieu.com/; https://violet.vn/ - Trang web thực hiện các thí nghiệm ảo môn Hoá học: https://openclassroom.edu.vn/lab/; https://phet.colorado.edu/vi/; https://classin.com.vn/thi-nghiem-ao-nobook/ 1.1.2.2. Khung năng lực số dành cho học sinh - Năng lực sử dụng các thiết bị kỷ thuật số. Sử dụng thiết bị phần cứng; Sử dụng phần mềm trong thiết bị số. - Kĩ năng về thông tin và dữ liệu. Duyệt, tìm kiếm và lọc dữ liệu, thông tin và nội dung số; Đánh giá dữ liệu, thông tin và nội dung số; Quản lý dữ liệu, thông tin và nội dung số. - Giao tiếp và hợp tác. Tương tác thông qua thiết bị số; Chia sẻ thông qua công nghệ số; Tham gia với tư cách công dân thông qua công nghệ số; Hợp tác thông qua công nghệ số; Chuẩn mực giao tiếp; Quản lý định danh cá nhân. - Sáng tạo sản phẩm số. Trang 4
  9. Phát triển nội dung số; Tích hợp và tinh chỉnh nội dung số; Bản quyền; Lập trình. - An toàn kĩ thuật số. Bảo vệ thiết bị; Bảo vệ dữ liệu cá nhân và quyền riêng tư; Bảo vệ sức khỏe tinh thần và thể chất; Bảo vệ môi trường. - Giải quyết vấn đề. Giải quyết các vấn đề kĩ thuật; Xác định nhu cầu và phản hồi công nghệ; Sử dụng sáng tạo thiết bị số; Xác định thiếu hụt về năng lực số; Tư duy máy tính (Computational thinking). - Năng lực định hướng nghề nghiệp liên quan. Vận hành công nghệ số; Diễn giải, thao tác với dữ liệu và nội dung kĩ thuật số cho một lĩnh vực đặc thù. 1.1.3. Ứng dụng chuyển đổi số trong dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển các phẩm chất, năng lực số của học sinh. 1.1.3.1. Các phần mềm hỗ trợ dạy học môn Hoá học. * Microsoft PowerPoint/ MS-PowerPoint. Microsoft PowerPoint là một phần mềm thiết kế và trình chiếu (office tool/suite) Microsoft phát hành giúp người dùng tạo, thiết kế và trình bày một bài trình chiếu đa phương tiện từ cơ bản đến nâng cao sử dụng trong các lĩnh vực khác nhau đặc biệt là trong giáo dục. Chức năng: Biên tập, thiết kế và trình diễn các bài trình chiếu đa phương tiện, các mô phỏng thí nghiệm, các tài liệu, học liệu số ở nhiều định dạng khác nhau (pptx, pdf, jpg, mp4, rtf,…) để phục vụ dạy học, giáo dục trực tiếp và trực tuyến. Tổ chức kiểm tra, đánh giá quá trình và kết quả học tập cho học sinh thông qua trắc nghiệm, trò chơi giáo dục. Hỗ trợ hoạt động học tập cho học sinh nhất là trong các hoạt động liên quan đến trình bày, báo cáo kết quả thảo luận, thuyết trình... * Video Editor. Video Editor là một ứng dụng biên tập video 3D cùng với ứng dụng Microsoft Photos được tích hợp sẵn trong hệ điều hành Windows 10 khi được cài đặt trên máy tính, cũng được phát triển bởi công ty Microsoft. Video Editor giúp người dùng tạo, biên tập, chỉnh sửa và xuất bản các video với giao diện được thiết kế đơn giản cùng khả năng xử lí video cơ bản và xuất bản chất lượng Trang 5
  10. cao. Chức năng: Tạo, biên tập, chỉnh sửa, xuất bản và trình diễn các video, video clip phục vụ dạy học, giáo dục trực tiếp và trực tuyến. Hỗ trợ hoạt động học tập cho học sinh. * Nobook. Nobook là một phòng thí nghiệm ảo, nơi cho phép học sinh và giáo viên tiến hành các thí nghiệm như ngay trong phòng thí nghiệm thật. Với các hiệu ứng hình ảnh và chuyển động, Nobook mang đến các cơ hội trải nghiệm dễ dàng và hiệu quả để thực hiện đa dạng các thí nghiệm khoa học. Chức năng: Thí nghiệm Hóa học Nobook hỗ trợ hình ảnh trực quan về các phản ứng hóa học để học sinh có thể hiểu rõ hơn về các khái niệm và logic hoạt động. Tính năng cũng giúp giáo viên và học sinh tạo và thực hiện bất kỳ thí nghiệm hóa học nào mà không phải lo lắng về vấn đề an toàn. 1.1.3.2. Các phần mềm hỗ trợ kiểm tra, đánh giá * Google Forms: Google Forms là một ứng dụng nền web được sử dụng để tạo biểu mẫu cho mục đích thu thập dữ liệu. Có thể sử dụng Google Forms thực hiện khảo sát hay phiếu đăng kí sự kiện,… Biểu mẫu có thể được chia sẻ dễ dàng qua gửi liên kết, gửi email, nhúng vào trang web hoặc bài đăng trên blog. Chức năng: Google Forms có chức năng chính là tạo biểu mẫu. Ngoài ra, các chức năng thành phần bao gồm: Trang 6
  11. - Thiết kế các dạng câu hỏi khác nhau: Điền khuyết, ghép đôi, trắc nghiệm, tự luận. - Cho phép thêm hình ảnh, video kèm theo câu hỏi. - Có chức năng xác thực câu trả lời để kiểm soát việc nhập dữ liệu. - Chia sẻ biểu mẫu với các cộng tác viên để cùng thiết kế, chỉnh sửa, hoàn thiện biểu mẫu; có thể chia sẻ biểu mẫu qua email, mạng xã hội, nhúng vào web hay blog hay một số hình thức khác. -Thu thập và xử lí thông tin dễ dàng và xuất kết quả khảo sát dưới dạng file excel, biểu đồ. - Cho phép phản hồi kết quả với người được khảo sát. * Quiziz. Quizizz là một ứng dụng được dùng để kiểm tra kiến thức ở các môn học cũng như kiến thức xã hội thông qua hình thức trả lời trắc nghiệm. Các câu hỏi trắc nghiệm trong Quizizz thuộc nhiều danh mục với cấp độ khác nhau để học sinh thử sức, đánh giá trình độ của bản thân, Quizizz phù hợp với cả việc học tại nhà và trên lớp để đánh giá kết quả học tập của học sinh. Chức năng: Tạo ra các câu hỏi trắc nghiệm nhằm kiểm tra kiến thức ở các môn học cũng như kiến thức hiểu biết xã hội của học sinh. Quizizz cho phép giáo viên tiếp cận ngân hàng câu hỏi đa dạng hoặc tự tạo lập bộ câu hỏi phù hợp với mục tiêu kiểm tra đánh giá. Cho phép học sinh trong cùng một lớp có thể tham gia trả lời câu hỏi trên Quizizz vào cùng một thời điểm do thầy cô quy định. Hoặc hoàn tất bài kiểm tra vào một thời gian thuận lợi, trước thời hạn thầy cô quy định. Dễ dàng thông báo ngay kết quả và thứ hạng của những người tham gia trả lời câu hỏi nhằm gia tăng hứng thú học tập cho học sinh * Azota: Ứng dụng Azota là một phầm mềm cung cấp ứng dụng trong giáo dục. Với thời điểm hiện tại, hoạt động học tập trực tuyến được áp dụng. Các đòi hỏi trong giao bài tập, tiếp cận đơn giản với công cụ học tập hiệu quả được đặt ra. Theo đó, đây là ứng dụng của người Việt Nam với các chức năng, tiện ích và ý nghĩa cao. Cũng như với các thao tác cơ bản, học sinh và phụ huynh có thể tiếp cận với thông tin về bài thi. Trong khi giáo viên dễ dàng tiếp cận và đánh giá năng lực của học sinh qua các bài kiểm tra. Trang 7
  12. Chức năng: Hệ thống tự động nhận dạng câu hỏi và đáp án. Tạo nhanh đề thi, bài kiểm tra từ file Word có sẵn đơn giản. Dễ dàng chấm bài trực tuyến cho học sinh trên Azota. Học sinh không phải đăng nhập hay đăng kí bằng số điện thoại hay tài khoản. Tạo tâm lí thoải mái và tự tin cho học sinh khi làm bài thi nhất là các học sinh có học lực còn yếu. 1.1.4. Cơ sở lựa chọn, ứng dụng phần mềm, thiết bị công nghệ trong tổ chức hoạt động dạy học. Sau khi thiết kế, biên tập học liệu số phù hợp cho hoạt động học GV cần triển khai việc sử dụng học liệu số đó vào quá trình tổ chức hoạt động học nhờ sự hỗ trợ của thiết bị công nghệ và phần mềm phù hợp. Chẳng hạn, với loại học liệu số dạng video, GV có thể triển khai video này bằng MS-PowerPoint trong hình thức dạy học trực tiếp hoặc bằng Youtube, Google Classroom trong hình thức dạy học trực tuyến. Bảng 2.1: Các phần mềm tổ chức dạy học Hình thức dạy học Phần mềm hỗ trợ để triển khai học có ứng dụng CNTT. liệu số. Dạy học trực tiếp MS-PowerPoint, ActivInspire. có ứng dụng CNTT. Dạy học trực tuyến Youtube, Google Classroom, MS- hỗ trợ dạy học trực tiếp. Teams, Zoom, Edpuzzle. Kết hợp một số phần mềm mạng xã hội: Zalo,Facebook,… với phần mềm hỗ trợ cá nhân như Gmail Dạy học trực tuyến thay Google Classroom, Google Meet, MS thế dạy học trực tiếp. Teams, Zoom,Youtube, Edpuzzle. Kết hợp một số phần mềm mạng xã hội: Zalo,Facebook,… với phần mềm hỗ trợ cá nhân như Gmail,… 1.1.5. Cơ sở lựa chọn, ứng dụng phần mềm, thiết bị công nghệ hỗ trợ dạy học và kiểm tra đánh giá. Trang 8
  13. Các công cụ kiểm tra đánh giá trong môn Hoá học thường dùng là câu hỏi tự luận, bài kiểm tra tự luận, câu hỏi trắc nghiệm, bài kiểm tra trắc nghiệm, bài tập, thang đo, bảng kiểm và rubric. Bảng 2.2 : Một số thiết bị, phần mềm hỗ trợ kiểm tra, đánh giá. Loại công cụ kiểm tra, Dạy học trực tiếp. Dạy học trực tuyến. đánh giá. Triển khai Hỗ trợ thiết Hỗ trợ thiết Triển khai kế kế Máy in MS-Word Thang đo, Google Google, Google bảng kiểm, Forms. Classroom, Forms rubric MS Teams,… trên máy tính, điện thoại thông minh. Máy in MS-Word Câu hỏi và đề Google McMix kiểm tra trắc Google Classroom, (Trộn đề nghiệm. Forms MS TN) Assignments Teams,… (trên MS trên máy Teams) tính, điện Quizizz thoại thông MS-Word minh. Azota Máy in MS-Word Câu hỏi tự Google Google luận, bài kiểm Docs Classroom, tra tự luận. Google MS Teams,… Forms trên máy Assignments tính, điện (trên MS thoại thông Teams) minh. - Với hình thức dạy học trực tiếp thì phần mềm dùng để thiết kế các công cụ kiểm tra, đánh giá khá đơn giản, chủ yếu là dùng MS-Word, quizizz, Azota, … Trang 9
  14. Trong một số trường hợp thì có thể dùng McMix cho mục tiêu trộn đề. Các công cụ kiểm tra đánh giá này thường được xuất ra bởi thiết bị máy in để phát cho HS trong quá trình tham gia hoạt động học. - Với hình thức dạy học trực tuyến thì việc thiết kế và triển khai các công cụ kiểm tra, đánh giá được sự hỗ trợ bởi nhiều phần mềm hơn và thường có chức năng phản hồi kết quả học tập từ xa. Loại hoạt động học cụ thể cũng liên quan đến việc lựa chọn, sử dụng phần mềm phù hợp trong thiết kế và triển khai câu hỏi, bài tập dùng để kiểm tra, đánh giá. Ví dụ: + Ở hoạt động xác định vấn đề/ nhiệm vụ, GV có thể sử dụng một số phần mềm như: MS-PowerPoint, Kahoot,… để thiết kế các trò chơi có câu hỏi nhằm gắn kết HS vào nội dung bài học mới, xác định nhiệm vụ học tập mới, tạo sự hứng thú. + Ở hoạt động tìm hiểu/ khám phá, luyện tập, GV nên sử dụng các phần mềm như Google Forms, Quizizz,... để thiết kế, triển khai câu hỏi . 1.2. Thực trạng ứng dụng chuyển đổi số trong đa dạng hóa hình thức dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển các phẩm chất năng lực của học sinh. 1.2.1. Khảo sát thực trạng. 1.2.1.1. Kết quả điều tra từ giáo viên. Tôi đã tiến hành khảo sát các giáo viên dạy môn Hoá học ở các trường THPT trên địa bàn Thị xã Thái Hoà và Huyện Nghĩa Đàn trên ứng dụng google form theo đường link https://forms.gle/PyLJFi1ZdeuVLYb18. Kết quả thu được phản hồi trên 28 giáo viên như sau: Trang 10
  15. Trang 11
  16. Bảng 2.3: Kết quả điều tra thực trạng GV tại một số trường THPT trên địa bàn Thị xã Thái Hoà, Huyện Nghĩa Đàn và các trường lân cận . Số lượng Tỉ lệ TT Nội dung Mức độ (%) 1 Khả năng ứng dụng chuyển Rất thành thạo 0/28 0 đổi số trong dạy học và kiểm Thành thạo 1/28 3,6 tra đánh giá của GV. Ít thành thạo 10/28 35,7 Chưa thành thạo 17/28 60,7 2 Sự cần thiết của ứng dụng Rất cần thiết 22/28 78,6 công nghệ số để đa dạng hóa Cần thiết 6/28 21,4 hình thức dạy học và kiểm tra đánh giá HS. Ít cần thiết 0/28 0 Không cần thiết 0/28 0 3 Mục đích ứng dụng công Hình thành kiến thức. 5/28 17,9 nghệ số để đa dạng hóa hình Phát triển các phẩm chất 0/28 0 thức dạy học và kiểm tra đánh giá. Phát triển các năng lực. 1/28 3,6 Cả 3 ý kiến trên. 22/28 78,6 4 Những khó khăn khi ứngKỹ năng quản lí HS. 0/28 0 dụng công nghệ số để đa dạng Kỹ năng ứng dụng 4/28 14,8 hóa hình thức dạy học và kiểm CNTT. tra đánh giá của GV. Kỹ năng sử dụng tổ 1/28 3,7 chức. Cả 3 ý kiến trên. 23/28 81,5 1.2.2.2. Kết quả điều tra từ học sinh. Khi thực hiện khảo sát HS ở các trường THPT trên địa bàn Thị xã Thái Hoà và Huyện Nghĩa Đàn qua ứng dụng google form. Link khảo sát: https://forms.gle/f1cU6y7Uoh6yrxmKA Trang 12
  17. Tôi đã nhận được phản hồi 1200 học sinh , kết quả như sau: Trang 13
  18. (Bảng 2.4: Kết quả điều tra ý kiến từ 1200 học sinh) Số lượng TT Nội dung Mức độ Tỉ lệ (%) Ý kiến của HS khi được Không thích 25/1200 2.1 tiếp cận dạy học và KTĐG 1 học tập bằng công nghệ số. Thích 175/1200 14.5 Rất thích 1000 83.4 Mức độ quan trọng của các Rất quan trọng 1012/1200 84.3 hình thức dạy học và kiểm 2 tra đánh giá bằng công nghệ Quan trọng 188/1200 15.7 số đối với bản HS. Không quan trọng 0/1200 0 Mong muốn tham gia tự Rất mong muốn 1088/1200 90.7 đánh giá năng lực học của 3 bản thân hoặc của nhómMong muốn 112/1200 9.3 bạn bằng công nghệ số Không mong muốn 0/1200 0 Ý nghĩa đa dạng hóa các Cung cấp kiến thức 10/1200 0.8 hình thức dạy học và kiểm Luyện tập kĩ năng số 58/1200 4.8 4 tra đánh giá bằng công nghệ số đối với HS Phát triển năng lực số 64/1200 5.3 Cả ba ý nghĩa trên 1068/1200 89.1 ( Nguồn: Kết quả xử lí phiếu điều tra học sinh). 1.2.2. Đánh giá thực trạng. Qua bảng số liệu trên, tôi có một số đánh giá như sau: + Nhận thức của giáo viên: - Ứng dụng chuyển đổi số để đa dạng hình thức dạy học và kiểm tra đánh giá cho HS hiện nay rất cần thiết: Có 78,6% GV được khảo sát đều chọn phướng án “rất cần thiết” và 21,4% chọn phương án “cần thiết”. Các GV đều cho rằng ứng dụng chuyển đổi số để đa dạng hóa hình thức dạy học và kiểm tra đánh giá cho HS hiện nay là rất cần thiết. - Tuy vậy, về khả năng ứng dụng chuyển đổi số trong dạy học và kiểm tra đánh giá của GV thì đa số GV còn chưa thành thạo, có đến 60,7% GV chưa thành thạo Trang 14
  19. kĩ năng và 35,7% giáo viên ít thành thạo, chỉ có 3,6% giáo viên đã thành thạo khi ứng dụng công nghệ số để đa dạng hóa hình thức dạy học và KTĐG. - Về những khó khăn khi ứng dụng chuyển đổi số để đa dạng hóa hình thức dạy học và kiểm tra đánh giá HS của GV: Có 14,8 % GV được khảo sát cho là khó khăn về kĩ năng ứng dụng Công nghệ thông tin, có đến 3,7 % GV gặp khó khăn khi tổ chức dạy học và đánh giá bằng công nghệ số, có đến 81,5 % GV gặp khó khăn về các kỷ năng tổ chức, kỷ năng quản lý, kỷ năng về ứng dụng công nghệ thông tin. Như vậy, chứng tỏ các kỷ năng chuyển đổi số của đa số giáo viên còn rất lúng túng. + Nhận thức của học sinh. - Về thái độ của học sinh khi được hỏi về mong muốn được tham gia học tập và đánh giá năng lực học tập bằng công nghệ số: Có 90,7% hs rất hứng thú và rất mong muốn được tham gia, điều này cho thấy việc ứng dụng chuyển đổi số để đa dạng hóa các hình thức dạy học và kiểm tra đánh giá rất được học sinh ủng hộ. - Về mức độ quan trọng của các hình thức dạy học và kiểm tra đánh giá bằng công nghệ số đối với bản thân học sinh: Có tới 84,3 % học sinh khẳng định là rất quan trọng. - Về ý nghĩa ứng dụng công nghệ số để đa dạng hóa các hình thức dạy học và kiểm tra đánh giá đối với học sinh: Có đến 89,1 % học sinh khẳng định đa đạng hóa này giúp các em không chỉ nắm vững kiến thức mà còn rèn luyện kĩ năng và phát triển các năng lực số của bản thân. 1.2.3. Vấn đề đặt ra và phương hướng giải quyết. Từ thực trạng trên đặt ra 2 vấn đề sau: - Giáo viên cần phải nắm vững và thành thạo kĩ năng sử dụng các phần mềm ứng dụng trong dạy học và KTĐG. - Giáo viên cần ứng dụng chuyển đổi số để đa dạng hóa hình thức dạy học và kiểm tra đánh giá học sinh. Để giải quyết vấn đề trên, tôi đề xuất các giải pháp sau: - Xây dựng được các giải pháp ứng dụng chuyển đổi số trong dạy học chương “Phản ứng oxi hoá – khử” Hoá học 10. - Xây dựng được các giải pháp ứng dụng chuyển đổi số trong kiểm tra đánh giá trong chương “Phản ứng oxi hoá – khử” Hoá học 10. Trang 15
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2