intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Ứng dụng chuyển đổi số nhằm nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phòng chống thuốc lá và thuốc lá điện tử cho học sinh tại trường THPT Nghi Lộc 5

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:94

3
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu sáng kiến "Ứng dụng chuyển đổi số nhằm nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phòng chống thuốc lá và thuốc lá điện tử cho học sinh tại trường THPT Nghi Lộc 5" nhằm đề xuất một số giải pháp pháp ứng dụng chuyển đổi số trong công tác truyền thông, góp phần giảm thiểu số lượng học sinh hút thuốc lá, nâng cao nhận thức cho học sinh về tác hại của thuốc lá và thuốc lá điện tử , nhằm hoàn thiện nhân cách HS THPT nói chung và HS trường THPT Nghi Lộc 5 nói riêng, tạo môi trường học tập văn minh, lành mạnh, đáp ứng yêu cầu theo chương trình GDPT mới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Ứng dụng chuyển đổi số nhằm nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phòng chống thuốc lá và thuốc lá điện tử cho học sinh tại trường THPT Nghi Lộc 5

  1. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: ỨNG DỤNG CHUYỂN ĐỔI SỐ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN, PHÒNG CHỐNG THUỐC LÁ VÀ THUỐC LÁ ĐIỆN TỬ CHO HỌC SINH TẠI TRƢỜNG THPT NGHI LỘC 5 LĨNH VỰC: GIÁO DỤC THƢỜNG XUYÊN
  2. SỞ GD VÀ ĐT NGHỆ AN TRƢỜNG THPT NGHI LỘC 5 ---------- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: ỨNG DỤNG CHUYỂN ĐỔI SỐ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN, PHÒNG CHỐNG THUỐC LÁ VÀ THUỐC LÁ ĐIỆN TỬ CHO HỌC SINH TẠI TRƢỜNG THPT NGHI LỘC 5 LĨNH VỰC: GIÁO DỤC THƢỜNG XUYÊN TÁC GIẢ: 1. Nguyễn Ánh Dƣơng 2. Trần Hữu Quỳnh 3. Nguyễn Thị Hồng Anh Số điện thoại: 0914908228 Tháng 5/ 2024
  3. MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT A. ĐẶT VẤN ĐỀ ..................................................................................................... 1 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ......................................................................................... 1 II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU ................................................................................ 1 III. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU .................................................... 2 IV. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................................... 2 V. TÍNH MỚI VÀ ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI ........................................................ 2 B. NỘI DUNG .......................................................................................................... 3 I. CỞ SỞ KHOA HỌC .............................................................................................. 3 1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN .............................................................................................. 3 1.1.1. Các khái niệm .................................................................................................. 3 1.1.2. Chuyển đổi số .................................................................................................. 6 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN ........................................................................................ 15 1.2.1. Thực trạng vấn đề sử dụng thuốc lá và thuốc lá điện tử ở lứa tuổi thanh thiếu niên ......................................................................................................15 1.2.2. Khảo sát thực trạng và các yếu tố tác động đến hành vi hút thuốc lá và thuốc lá điện tử ở học sinh THPT ..................................................................................... 16 II. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN, PHÒNG CHỐNG THUỐC LÁ VÀ THUỐC LÁ ĐIỆN TỬ CHO HỌC SINH TẠI TRƢỜNG THPT NGHI LỘC 5 THÔNG QUA ỨNG DỤNG CHUYỂN ĐỔI SỐ ................... 30 2. 1. CƠ SỞ ĐỂ THỰC HIỆN GIẢI PHÁP ........................................................... 30 2.1.1. Về phía nhà trƣờng ........................................................................................ 31 2.1.2. Về phía giáo viên chủ nhiệm......................................................................... 31 2.1.3. Về phía gia đình học sinh:............................................................................. 32 2.1.4. Về phía học sinh ............................................................................................ 32 2.2. THỰC HIỆN ỨNG DỤNG CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN, GIÁO DỤC THƢỜNG XUYÊN ........................................... 33 2.2.1. Lập kế hoạch tuyên truyền, phòng chống thuốc lá, thuốc lá điện tử trong năm học ........................................................................................................ 33 2.2.2. Ứng dụng Chuyển đổi số trong việc Khảo sát thông tin học sinh ................ 34 2.2.3. Ứng dụng Chuyển đổi số trong việc Xây dựng và tập huấn cho đội ngũ cán bộ lớp về tác hại và cách phòng tránh cũng nhƣ hỗ trợ các bạn khác phòng tránh hút thuốc .................................................................................................................. 36
  4. 2.2.4. Ứng dụng Chuyển đổi số trong việc Quản lý nề nếp, theo dõi sự tiến bộ của các học sinh hút thuốc ............................................................................................. 37 2.2.5. Ứng dụng Chuyển đổi số trong việc Hƣớng dẫn, tổ chức cho học sinh tham gia các cuộc thi trực truyến tìm hiểu về tác hại của các loại thuốc lá và Luật phòng chống thuốc lá ......................................................................................................... 39 2.2.6. Ứng dụng Chuyển đổi số trong việc Ký cam kết trực tuyến thanh niên Việt Nam nói không với thuốc lá và thuốc lá điện tử ..................................................... 41 2.2.7. Ứng dụng Chuyển đổi số trong việc Tổ chức các hoạt động ngoại khoá, tuyên truyền tác hại của thuốc lá ............................................................................. 44 2.2.8. Ứng dụng Chuyển đổi số trong việc Thiết kế các video, poster, slogan, tờ rơi nhằm tuyên truyền tác hại của thuốc lá và thuốc lá điện tử .................................... 47 2.2.9. Ứng dụng Chuyển đổi số trong việc Phối kết hợp với các tổ chức trong và ngoài Nhà trƣờng và Phụ huynh để nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền ...................... 54 2.2.10. Ứng dụng Chuyển đổi số trong việc Phát hiện khói thuốc và phòng chống cháy nổ .................................................................................................................... 58 2.2.11. Ứng dụng Chuyển đổi số trong việc Tuyên truyền, tƣ vấn và giúp đỡ học sinh cai nghiện thuốc ............................................................................................... 60 2.2.12. Ứng dụng chuyển đổi số để thiết kế tài liệu tuyên truyền về phòng, chống tác hại của thuốc lá và thuốc lá điện tử. .................................................................. 64 III. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM ............................................................................ 65 3.1. Tổ chức thực nghiệm: ...................................................................................... 65 3.2. Kết quả thực nghiệm: ....................................................................................... 66 3.2.1. Kết quả từ phiếu điều tra ............................................................................... 66 3.3. Kết quả khảo sát đầu ra việc thực hiện ứng dụng chuyển đổi số trong công tác tuyên truyền, phòng chống thuốc lá và thuốc lá điện tử cho học sinh tại Trƣờng THPT Nghi Lộc 5. ................................................................................................... 68 3.3.1. Sự cải thiện về các phẩm chất, năng lực của học sinh sau khi ứng dụng chuyển đổi số vào công tác tuyên truyền ................................................................ 68 3.3.2. Đánh giá tính hiệu quả của các biện pháp sau khi đã áp dụng. .................... 71 3.3.3. Đánh giá tính hiệu quả của các biện pháp sau khi đã áp dụng với những học sinh hút thuốc lá hoặc thuốc lá điện tử .................................................................... 72 IV. KHẢO SÁT TÍNH CẤP THIẾT VÀ TÍNH KHẢ THI CỦA CÁC GIẢI PHÁP ĐƢỢC ĐỀ XUẤT ................................................................................................... 73 4.1. Mục đích khảo sát ............................................................................................ 73 4.2. Nội dung và phƣơng pháp khảo sát .................................................................. 73
  5. 4.2.1. Nội dung khảo sát.......................................................................................... 73 4.2.2. Phƣơng pháp khảo sát và thang đánh giá. ..................................................... 73 4.3. Đối tƣợng khảo sát ........................................................................................... 74 4.3.1. Tính cấp thiết................................................................................................. 74 4.3.2. Tính khả thi ................................................................................................... 76 4.4. Kết quả khảo sát tính cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp đƣợc đề xuất. ........ 78 4.4.1.Tính cấp thiết của các giải pháp đã đề xuất ................................................... 78 4.4.2.Tính khả thi của các giải pháp đề xuất ........................................................... 79 C. KẾT LUẬN ....................................................................................................... 81 1. Tổng quát quá trình nghiên cứu .......................................................................... 81 2. Ý nghĩa của đề tài ................................................................................................ 81 3. Tính mới .............................................................................................................. 81 4. Tính khoa học ...................................................................................................... 82 5. Kiến nghị đề xuất ................................................................................................ 82 D. TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 84 PHỤ LỤC
  6. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Từ viết tắt Từ đầy đủ ATGT An toàn giao thông CBQL Cán bộ quản lý CNTT Công nghệ thông tin GDĐT Giáo dục đào tạo GVCN Giáo viên chủ nhiệm HS Học sinh PH Phụ huynh KN Kỹ năng THPT Trung học phổ thông
  7. A. ĐẶT VẤN ĐỀ I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Hiện nay, tình trạng học sinh hút thuốc lá và thuốc lá điện tử ở các trƣờng THPT nói chung và trƣờng THPT Nghi Lộc 5 nói riêng đang diễn ra khá phức tạp. Với lứa tuổi học sinh khi hút một trong các loại trên sẽ dễ gặp phải những căn bệnh nguy hiểm, ảnh hƣởng đến sức khỏe, học tập và tƣơng lai. Đặc biệt thời gian gần đây, liên tiếp các vụ ngộ độc sau khi hút thuốc lá điện tử ở mọi lứa tuổi đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về một loại thuốc lá mới gây hại cho sức khỏe ngƣời sử dụng thậm chí còn hơn thuốc lá truyền thống. Quỹ Phòng, chống tác hại thuốc lá (Bộ Y tế) thông tin: Việt Nam vẫn là một trong 15 nƣớc có số nam giới trƣởng thành hút thuốc lá nhiều nhất thế giới. Đáng lo ngại, tỷ lệ hút thuốc lá và thuốc lá điện tử ở ngƣời trƣởng thành tăng 18 lần (từ 0,2% năm 2015 lên 3,6% năm 2020). Theo điều tra, tình hình sử dụng thuốc lá truyền thống trong học sinh từ 13-15 tuổi tại Việt Nam đang gia tăng, tỷ lệ hút thuốc trong nhóm tuổi từ 13 đến 15 tuổi là 2,5% (năm 2014) lên 2,9% (năm 2022). Còn điều tra năm 2019 của Tổ chức Y tế thế giới, tỷ lệ sử dụng thuốc lá điện tử trong học sinh tại Việt Nam là 2,6%; năm 2022 tỷ lệ này là 3,5%. Vậy làm sao để nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phòng chống thuốc lá và thuốc lá điện tử cho học sinh trong các trƣờng phổ thông đang là một vấn đề nan giải hiện nay. Trong khi công nghệ đang phát triển mạnh mẽ, giới trẻ đều tiếp cận các ứng dụng chuyển đổi số khá thành thạo, vậy chúng ta nên vận dụng các công nghệ số để cải thiện và nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền trong giáo dục. Chuyển đổi số hỗ trợ rất lớn cho công tác giáo dục, công tác quản lý học sinh, trong đó phải kể đến vai trò của ứng dụng chuyển đổi số trong công tác tuyên truyền, phòng chống thuốc lá và thuốc lá điện tử trong học sinh. Chƣơng trình truyền thông "Phòng, chống tác hại của thuốc lá, thuốc lá điện tử và chất gây nghiện mới" là hoạt động thiết thực, góp phần tuyên truyền, nâng cao nhận thức của đoàn viên về nguy cơ, tác hại của thuốc lá, thuốc lá điện tử. Qua đó, xây dựng lối sống lành mạnh, môi trƣờng không khói thuốc lá trong thanh thiếu niên. Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn của xã hội cũng nhƣ nhận thức đƣợc tầm quan trọng của việc ứng dụng chuyển đổi số trong giáo dục trong giai đoạn hiện nay, chúng tôi lựa chọn đề tài “Ứng dụng chuyển đổi số nhằm nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phòng chống thuốc lá và thuốc lá điện tử cho học sinh tại trường THPT Nghi Lộc 5” để tiến hành nghiên cứu. II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU - Qua đề tài này, ngƣời viết muốn khảo sát thực tế để tìm hiểu, nắm bắt, đánh giá đƣợc thực trạng về vấn đề hút thuốc lá của học sinh, cũng nhƣ công tác tuyên 1
  8. truyền, phòng chống thuốc lá và thuốc lá điện tử cho học sinh tại trƣờng THPT Nghi Lộc 5; trên cơ sở đó, đề xuất một số giải pháp pháp ứng dụng chuyển đổi số trong công tác truyền thông, góp phần giảm thiểu số lƣợng học sinh hút thuốc lá, nâng cao nhận thức cho học sinh về tác hại của thuốc lá và thuốc lá điện tử , nhằm hoàn thiện nhân cách HS THPT nói chung và HS trƣờng THPT Nghi Lộc 5 nói riêng, tạo môi trƣờng học tập văn minh, lành mạnh, đáp ứng yêu cầu theo chƣơng trình GDPT mới. III. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU - Trƣờng THPT Nghi Lộc 5 IV. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Phƣơng pháp nghiên cứu, tổng hợp tài liệu 2. Phƣơng pháp điều tra 3. Phƣơng pháp phỏng vấn, khảo sát 4. Phƣơng pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động V. TÍNH MỚI VÀ ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI Đề tài đúc rút kinh nghiệm trong việc ứng dụng Chuyển đổi số vào việc phát hiện, tuyên truyền, phòng chống thuốc lá và thuốc lá điện tử trong học sinh (nắm bắt tình hình, số lƣợng học sinh hút thuốc trong từng lớp, tổ chức các tiết sinh hoạt lớp, các buổi sinh hoạt ngoại khóa, sinh hoạt chuyên đề, chủ đề ứng dụng công nghệ số để nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền,…) một cách nhanh chóng và hiệu quả. Trên thực tế, trong thời gian qua việc ứng dụng Chuyển đổi số vào công tác tuyên truyền đã đƣợc chú ý và vận dụng nhƣng còn rời rạc, thiếu tính hệ thống, thiếu đồng bộ và thiếu lộ trình cụ thể. BGH, BNN, GVCN chỉ quen với việc tuyên truyền theo truyền thống, nên hiệu quả chƣa cao, nhất là chƣa tạo nên sự chuyển biến thực sự. Đề tài đã khắc phục đƣợc điều này. Bởi thế, bên cạnh việc nâng cao ứng dụng công nghệ số từ phía BGH, BNN, GVCN, chúng tôi đã chú trọng năng cao khả năng ứng dụng chuyển đổi số cho đội ngũ cán bộ lớp và các HS trong lớp. Đây cũng là đề tài đầu tiên áp dụng tại trƣờng THPT Nghi Lộc 5 về việc tăng cƣờng ứng dụng này nhằm góp phần kiểm soát số lƣợng học sinh hút thuốc lá và thuốc lá điện tử. Đồng thời cũng tạo ra một kênh thông tin hữu ích cho các em hiểu rõ các tác hại của thuốc lá và thuốc lá điện tử đối với sức khoẻ và cuộc sống của mọi ngƣời. Từ đó các em quyết tâm nói không với thuốc lá, thuốc lá điện tử, sẵn sàng cam kết không hút thuốc, tình nguyện làm tuyên truyền viên hỗ trợ các bạn khác cai thuốc lá, sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội. Dựa vào kết quả tích cực nhận đƣợc sẽ giúp BGH, BNN, GVCN có những hoạch định tốt để xây dựng lớp học, trƣờng học sạch sẽ, văn minh, lành mạnh và hạnh phúc trong thời đại 4.0 hiện nay cũng nhƣ đáp ứng việc đổi mới toàn diện trong giáo dục. 2
  9. B. NỘI DUNG I. CỞ SỞ KHOA HỌC 1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1.1. Các khái niệm 1.1.1.1. Thuốc lá và thuốc lá điện tử Theo Tạp chí Giáo dục, Thuốc lá là một sản phẩm đƣợc làm chủ yếu từ nguyên liệu lá cây thuốc lá đã thái sợi, đƣợc cuốn hay nhồi định hình bằng giấy, có dạng hình trụ (thƣờng có độ dài dƣới 120 mm, đƣờng kính khoảng 10 mm). Thuốc lá điếu thƣờng đƣợc đốt cháy ở một đầu, để cháy âm ỉ nhằm mục đích tạo khói và khói này theo dòng khí vào miệng ngƣời hút từ đầu đối diện (thƣờng có gắn đầu lọc). Thuật ngữ thuốc lá thƣờng đƣợc dùng theo nghĩa chung liên quan đến thuốc lá trong khi thuốc lá điếu nhằm chỉ cụ thể loại sản phẩm thuốc lá sợi đã cuốn thành điếu. Tuy nhiên, đôi khi, thuật ngữ này cũng đƣợc sử dụng để chỉ loại thuốc hút khói nhƣng đƣợc làm từ một số loại thực vật khác Thuốc lá điện tử là loại mô phỏng hình dạng và chức năng của thuốc lá thông thƣờng, hoạt động bằng cách sử dụng thiết bị điện tử có hệ thống pin sạc làm nóng dung dịch lỏng hòa tan, tạo ra dạng khí dung cho ngƣời dùng hít vào luồng hơi có mùi vị và cảm giác giống thuốc lá thật. Hầu hết các mẫu thuốc lá điện tử hiện nay sử dụng ống chứa dung dịch - loại dùng một lần hoặc có thể bơm dịch vào để dùng tiếp. Dung dịch này thƣờng chứa nicotine, chất tạo hƣơng, propylene glycol và glycerin thực vật. Thuốc lá điện tử không chứa các nguyên liệu lá thuốc lá nhƣ bình thƣờng mà thực chất nó là một thiết bị mô phỏng có chứa tinh dầu bên trong. Nếu nhƣ điếu thuốc lá thông thƣờng sẽ sử dụng lửa để đốt cháy thì đối với thuốc lá điện tử sẽ sử dụng điện để đốt cháy chất lỏng bên trong nó. Chất lỏng sau khi đƣợc đốt cháy sẽ biến thành một luồng hơi có mùi vị và cảm giác giống nhƣ hút thuốc lá thật. Do tính chất không tạo ra khói khi hút cho nên các nhà sản xuất thuốc lá điện tử đã quảng cáo trên thị trƣờng với những khả năng nổi bật nhƣ loại bỏ các chất độc hại và mùi khó chịu chứa trong thuốc lá điếu. Tuy nhiên, trên thực tế dù là thuốc lá truyền thống hay thuốc lá điện tử cũng đều liên quan đến hoạt động hút thuốc lá thông thƣờng. Việc hút thƣờng xuyên bất kỳ loại thuốc lá nào cũng đều không tốt cho sức khỏe tổng thể của ngƣời dùng. Hút thuốc lá và thuốc lá điện tử là nguyên nhân gây bệnh và tử vong của rất nhiều bệnh. Tuổi thọ trung bình của ngƣời hút thuốc lá và hút thuốc lá điện tử ngắn hơn so với ngƣời không hút thuốc từ 5 – 8 năm. Hút thuốc lá điện tử sẽ gây nhiều bệnh và làm tăng tỷ lệ tử vong từ 30 – 80%. Qua phân tích cho thấy, khi làm nóng và bay hơi Formaldehyde, Acrolein, Acetaldehyde: trong quá trình làm nóng tinh dầu sẽ sản sinh ra một số hóa chất độc hại, chúng đƣợc chuyển thành dạng hơi và lẫn vào trong khói khi ngƣời dùng hít vào. Theo giáo sƣ Benowitz tại Đại học Dƣợc California cho biết, một trong số những loại hóa chất này có thể gây kích ứng và gây viêm mạch máu. 3
  10. Hầu hết thuốc lá và thuốc lá điện tử chứa thành phần nicotine và rất nhiều hóa chất độc hại đối với sức khỏe con ngƣời. Tác hại của nicotine đã đƣợc chứng minh rõ ràng. Nicotine là một hợp chất hóa học gây nghiện cao có tác dụng hƣng phấn thần kinh. Sử dụng bất kỳ sản phẩm nào có chứa nicotine đều có thể dẫn đến nghiện nicotine và các ảnh hƣởng xấu đến sức khỏe khác. 1.1.1.2. Tác hại của thuốc lá và thuốc lá điện tử đến sức khoẻ thể chất và tinh thần của học sinh Theo nghiên cứu của tổ chức y tế thế giới (dẫn theo tài liệu hướng dẫn truyền thông về phòng chống thuốc lá điện tử của Bộ Giáo dục & Đào tạo), thuốc lá và thuốc lá điện tử có những tác hại sau: * Gây nghiện và ảnh hưởng tới hệ thần kinh: Nicotine trong thuốc lá điện tử và thuốc lá là chất gây nghiện mạnh và rất độc hại, do đó gây hại nhƣ các sản phẩm thuốc lá điếu thông thƣờng. Nicotine làm cho ngƣời hút thuốc lá nhanh chóng bị nghiện thuốc lá (lệ thuộc vào nicotine) dù chỉ sau vài lần hút thuốc. Nicotine có thể vào não bộ từ 7 đến 10 giây sau khi hút thuốc lá điện tử, làm tăng lƣợng dopamine trong não và làm ngƣời hút thuốc cảm thấy sảng khoái. Khi đã bị nghiện thuốc lá, nếu thiếu thuốc lá hoặc dừng hút thuốc sẽ có biểu hiện thèm thuốc, cơ thể mệt mỏi, chán nản, hay cáu kỉnh. Để cai nghiện thuốc lá rất khó và mất nhiều thời gian và công sức. Sử dụng nitcotine liều cao có thể làm trầm trọng hơn các triệu chứng trầm cảm và lo âu. Sử dụng nicotine lâu dài làm kìm hãm sự phát triển của não bộ, ảnh hƣởng đến khả năng nhớ, tập trung chú ý và học tập, do vậy đặc biệt tác động đối với trẻ em. Do não bộ của con ngƣời phát triển từ khi sinh ra cho đến khi 25 tuổi, thanh thiếu niên sử dụng thuốc lá điện tử dễ dàng bị nghiện nicotine hơn, ảnh hƣởng tới sức khỏe cũng xảy ra sớm hơn và trầm trọng hơn. Sử dụng nicotine ở tuổi vị thành niên cũng có thể làm tăng nguy cơ nghiện các chất gây nghiện khác (nhƣ ma túy) ở nhóm tuổi này. Hơn nữa, sử dụng thuốc lá điện tử ở giới trẻ cũng làm tăng khả năng hút thuốc lá trong tƣơng lai. *Bệnh lý đường hô hấp Bệnh "phổi bỏng ngô" (popcorn lung) hay còn gọi là viêm tiểu phế quản tắc nghẽn. Một bệnh hiếm gặp đƣợc cho là do diacetyl, một trong các hóa chất tạo mùi hƣơng trong khói thuốc lá điện tử có khả năng đi sâu vào phổi gây ra. Các biểu hiện thƣờng gặp là ho, thở khò khè, đau ngực và thở nông. Hiện chƣa có thuốc điều trị khỏi hoàn toàn bệnh này - Bệnh viêm phổi lipoid Có liên quan đến hút thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng (vaping-related lipoid pneumonia) là hậu quả của việc hít các hợp chất dầu có trong dung dịch điện 4
  11. tử. Các axit béo bám dính vào phổi và gây ra phản ứng viêm tại phổi. Các triệu chứng thƣờng gặp là ho mạn tính, thở nông, ho ra máu hoặc đờm có máu. Hiện tại không có thuốc điều trị đặc hiệu cho bệnh này. - Hội chứng tổn thương phổi cấp do thuốc lá điện tử (E-cig-arette Acute Lung Injury Syndrome – EVALI) Vitamin E acetate có trong thuốc lá điện tử đƣợc cho là nguyên nhân gây hội chứng này. Các triệu chứng thƣờng gặp là khó thở, ho, đau ngực, sốt, ớn lạnh, tiêu chảy, buồn nôn . Hình ảnh tổn thương phổi, tim cấp tính liên quan đến thuốc lá (Nguồn tổ chức y tế thế giới) - Suy giảm chức năng phổi Kim loại đƣợc giải phóng từ khói thuốc lá điện tử, tùy mức độ tiếp xúc, có khả năng gây ra khó thở, kích ứng phế quản và phổi, kích ứng màng nhầy ở mắt và đƣờng hô hấp . * Bệnh lý tim mạch Nicotine làm tăng nguy cơ rối loạn tim mạch. Sử dụng nicotine lâu dài có thể gây suy tim hoặc tử vong. Một số hóa chất độc hại nhƣ carbon monoxide trong khói thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng làm tăng nguy cơ hình thành huyết khối và xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim, suy tim, đột quỵ. 5
  12. * Ung thư Một số hợp chất có trong khói thuốc nhƣ: formaldehyd, acrolein, toluene, chất đặc biệt gây ung thƣ nitrosamine và hy-drocarbon thơm đa vòng, các kim loại nặng (nhƣ niken và chì) có thể gây các thay đổi tế bào liên quan đến ung thƣ . Ngoài việc gây nghiện cao, nicotine làm tăng nguy cơ gây ung thƣ thông qua tăng sinh tế bào, mất cân bằng oxy hóa, gây chết tế bào và đột biến DNA, cũng nhƣ sự phát triển của khối u. * Chấn thương, hoả hoạn Các thiết bị trong thuốc lá điện tử có thể hỏng, lỗi và phát nổ gây ra các chấn thƣơng, bỏng nghiêm trọng (miệng, mặt, cổ, mắt mũi, xƣơng hàm, cổ). Chỉ riêng tại Hoa Kỳ từ năm 2015 đến 2017, ƣớc tính có khoảng 2.035 vụ nổ thuốc lá điện tử và các tổn thƣơng do bỏng tại các khoa cấp cứu của bệnh viện Hoa Kỳ. Nguồn: https://www.forbes.com/sites/brucelee/2019/06/21/a-vape-pen-explodes- here-is- what-happened-to-the-teen/#7f6cb20a5b58; https://www.nejm.org/doi/full/10.1056/NEJMicm1813769 1.1.2. Chuyển đổi số Theo Wikipedia, Chuyển đổi số (tiếng Anh: Digital transformation, viết tắt DT) là việc vận dụng tính luôn đổi mới, nhanh chóng của công nghệ kỹ thuật để giải quyết vấn đề. Theo FPT Digital, Chuyển đổi số là sự thay đổi mang tính căn bản về công nghệ và tâm lý, tạo ra sự đột phá và chuyển đổi quy trình cả bên trong và bên ngoài doanh nghiệp, xã hội. Chuyển đổi số đƣợc hiểu theo nghĩa rộng hơn, bao gồm cả các hoạt động chuyển đổi con ngƣời, nhận thức, và chuyển đổi doanh nghiệp. Trong đó, số hóa thông tin và số hóa quy trình sẽ là một phần để doanh nghiệp chuyển đổi số thành công. 6
  13. Theo Microsoft, Chuyển đổi số là một sự đổi mới kinh doanh đƣợc thúc đẩy bởi sự bùng nổ của đám mây, trí tuệ nhân tạo (AI) và Internet vạn vật (IoT), cung cấp những cách mới để hiểu, quản lý và chuyển đổi cho các hoạt động kinh doanh của họ. Có nhiều định nghĩa khác nhau về chuyển đổi số (Digital transformation) nhƣng có thể nói chung đó là chuyển các hoạt động của chúng ta từ thế giới thực sang thế giới ảo ở trên môi trƣờng mạng. Sự tham gia ngày càng sâu rộng của công nghệ (chủ yếu là CNTT ) vào mọi mặt đời sống, kinh tế, xã hội đang làm thay đổi căn bản và toàn diện cách chúng ta sống, làm việc, liên hệ với nhau. Nhƣ vậy, chuyển đổi số là: Quá trình thay đổi tổng thể và toàn diện của cá nhân, tổ chức về cách sống, cách làm việc và phƣơng thức sản xuất dựa trên các công nghệ số. Theo đó, mọi ngƣời tiếp cận thông tin nhiều hơn, rút ngắn về khoảng cách, thu hẹp về không gian, tiết kiệm về thời gian. Chuyển đổi số là xu thế tất yếu, diễn ra rất nhanh đặc biệt trong bối cảnh của cuộc cách mạng Công nghiệp 4.0 hiện nay. 1.1.2.1. Chuyển đổi số trong Giáo dục “Chƣơng trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hƣớng đến năm 2030” đƣợc phê duyệt tại Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 3.6.2020 của Thủ tƣớng Chính phủ nhƣ sau: “Phát triển nền tảng hỗ trợ dạy và học từ xa, ứng dụng triệt để công nghệ số trong công tác quản lý, giảng dạy và học tập; số hóa tài liệu, giáo trình; xây dựng nền tảng chia sẻ tài nguyên giảng dạy và học tập theo cả hình thức trực tiếp và trực tuyến. Phát triển công nghệ phục vụ giáo dục, hướng tới đào tạo cá thể hóa. 100% các cơ sở giáo dục triển khai công tác dạy và học từ xa, trong đó thử nghiệm chương trình đào tạo cho phép học sinh, sinh viên học trực tuyến tối thiểu 20% nội dung chương trình. Ứng dụng công nghệ số để giao bài tập về nhà và kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh trước khi đến lớp học”. Nhƣ vậy, việc chuyển đổi số trong Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) tập trung vào hai nội dung chính: Chuyển đổi số trong quản lý và chuyển đổi số trong dạy học, kiểm tra, đánh giá. Chuyển đổi số trong quản lý là số hóa thông tin quản lý, tạo ra những hệ thống cơ sở dữ liệu lớn liên thông, trực tuyến, ứng dụng các công nghệ 4.0 (AI, blockchain, phân tích dữ liệu, ..) để quản lý, điều hành, dự báo, hỗ trợ các cấp lãnh đạo, quản lý ra quyết định trong lãnh đạo, điều hành. Chuyển đổi số trong dạy, học và kiểm tra, đánh giá là số hóa học liệu (sách giáo khoa điện tử, bài giảng điện tử, kho bài giảng e-learning, ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm), thƣ viện số, phòng thí nghiệm ảo, triển khai hệ thống đào tạo trực tuyến…; chuyển đổi toàn bộ cách thức, phƣơng pháp giảng dạy, kỹ thuật quản lý lớp học, tƣơng tác với ngƣời học sang không gian số, khai thác công nghệ thông tin để tổ chức giảng dạy thành công. 7
  14. Có thể thấy, trong lĩnh vực GDĐT, chuyển đổi số sẽ hỗ trợ đổi mới GDĐT theo hƣớng giảm thuyết giảng, từ truyền thụ kiến thức sang phát triển năng lực ngƣời học, tăng khả năng tự học, tạo cơ hội học tập mọi lúc, mọi nơi, cá nhân hóa việc học, góp phần tạo ra xã hội học tập và học tập suốt đời. Sự bùng nổ của nền tảng công nghệ IoT, Big Data, AI, SMAC (mạng xã hội - di động - phân tích dữ liệu lớn - điện toán đám mây) đang hình thành nên hạ tầng giáo dục số. Theo đó, nhiều mô hình giáo dục thông minh đang đƣợc phát triển trên nền tảng ứng dụng CNTT; hỗ trợ đắc lực việc cá nhân hóa học tập (mỗi ngƣời học một giáo trình và một phƣơng pháp học tập riêng không giống với ngƣời khác, việc này do các hệ thống CNTT thực hiện tự động); làm cho việc truy cập kho kiến thức khổng lồ trên môi trƣờng mạng đƣợc nhanh chóng, dễ dàng; giúp việc tƣơng tác giữa gia đình, nhà trƣờng, giáo viên, học sinh gần nhƣ tức thời. 1.1.2.2. Vai trò của chuyển đổi số trong Công tác tuyên truyền, giáo dục Chuyển đổi số đã và đang tạo ra nhiều thay đổi tích cực với ngành giáo dục tại Việt Nam, nó tạo nên một hệ thống rất chặt chẽ tại các cơ sở từ quản lý đến giảng dạy và học tập. Chuyển đổi số trong giáo dục chính là việc ứng dụng những công nghệ tiên tiến giúp nâng cao trải nghiệm của ngƣời học; cải thiện những phƣơng pháp giảng dạy cũng nhƣ tạo môi trƣờng để học tập thuận tiện nhất.Trong đó có ba áp dụng cơ bản là: Ứng dụng công nghệ trong phƣơng thức giảng dạy, ứng dụng công nghệ trong quản lý và tuyên truyền giáo dục cho học sinh. Việc ứng dụng chuyển đổi số trong giáo dục đã mang lại nhiều hiệu quả thiết thực: - Thứ nhất, Chuyển đổi số trong công tác tuyên truyền, giáo dục cho phép theo dõi hiệu quả kết quả rèn luyện của học sinh. Với việc lƣu lại thông tin về kết quả làm việc của học sinh, công nghệ đóng vai trò quan trọng cho phép giáo viên và phụ huynh theo dõi sự tiến bộ của con em mình. Chẳng hạn, giáo viên và phụ huynh có thể so sánh sự khác biệt về kết quả rèn luyện thực tế của các học sinh qua từng thời điểm với những dữ liệu đƣợc hệ thống kỹ thuật số ghi chép đƣợc, từ đó có cái nhìn chi tiết hơn về những học sinh, nào đã gặt hái đƣợc thành công và những em nào cần sự quan tâm, chú ý hơn từ thầy cô, cha mẹ. - Thứ hai, Chuyển đổi số trong công tác tuyên truyền, giáo dục giúp cải thiện kết quả học tập, rèn luyện của học sinh, thông qua phân tích dữ liệu. Các giáo viên có thể sử dụng các công cụ thống kê để theo dõi và cải thiện kết quả học tập của học sinh. Thông qua các thông tin thu thập đƣợc nhờ sử dụng các công cụ công nghệ, các nhà trƣờng có thể hiểu rõ nhu cầu của từng học sinh là gì để đƣa ra các giải pháp phù hợp để hỗ trợ các em. - Thứ ba, Chuyển đổi số trong công tác tuyên truyền, giáo dục giúp hình thành Học tập “cộng tác” . Học tập trên các nền tảng kỹ thuật số buộc ngƣời dạy và ngƣời học phải có sự cộng tác. Các giáo viên có thể tạo và quản lý các nhóm học sinh, trên các nền tảng học tập trực tuyến. Việc cùng hợp tác thảo luận hay bài thuyết trình trở nên dễ dàng hơn với sự hỗ trợ của các nền tảng sáng tạo, cộng tác 8
  15. trực tuyến nhƣ Canvas,Google Docs, Class Dojo, Zoom, v.v… Những công cụ tƣơng tác này hiện đã đƣợc ứng dụng và sử dụng tại nhiều trƣờng học. - Ngoài ra, Chuyển đổi số trong công tác tuyên truyền, giáo dục giúp tăng cƣờng phối hợp giữa phụ huynh và giáo viên. Các nghiên cứu đã chỉ rằng học sinh thể hiện bản thân tốt hơn ở nhà trƣờng và có sức khỏe tổng thể tốt hơn khi bố mẹ các em trực tiếp tham gia và đóng góp vào sự thành công trong học tập của con. Các phần mềm tự động hóa cung cấp các thông tin về tiến độ học tập của học sinh và chuyển lại các thông tin này cho phụ huynh. Với sự tham gia của công nghệ, phụ huynh cũng có thể yên tâm hơn về sự an toàn của con em mình bởi phụ huynh có thể theo dõi đƣợc quá trình học tập rèn luyện của con em mình thông qua các ứng dụng hoặc phần mềm tƣơng tác nhƣ Zalo, Messenger, Facebook, Vn edu... - Hơn nữa, Chuyển đổi số trong công tác tuyên truyền, giáo dục giúp tiết kiệm thời gian, đồng thời cung cấp một lƣợng thông tin vô cùng lớn với hàm lƣợng hình ảnh và âm thanh cao. Từ đó, hiệu quả công tác tuyên truyền giáo dục đƣợc nâng cao rõ rệt. Hiện nay, đã có những nền tảng cho phép học sinh chỉ cần đăng nhập vào một trang web là đã có thể bắt đầu bài học của mình, mà không cần phải dành hàng giờ trên đƣờng để đến địa điểm học tập. Nhƣ vậy, Có thể nói chuyển đổi số là bƣớc đi then chốt trong việc nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền giáo dục cho học sinh trong giai đoạn hiện nay. 1.1.2.3. Các yếu tố đảm bảo việc thực hiện chuyển đổi số trong công tác tuyên truyền, giáo dục học sinh Trong thời đại công nghệ số ngày càng phát triển, chuyển đổi số đã trở thành một xu hƣớng không thể thiếu trong các lĩnh vực của xã hội, bao gồm cả công tác tuyên truyền và giáo dục học sinh. Việc áp dụng công nghệ thông tin và viễn thông vào các hoạt động này mang lại nhiều lợi ích và tiềm năng phát triển. Tuy nhiên, để đảm bảo sự hiệu quả và thành công của việc chuyển đổi số trong công tác tuyên truyền và giáo dục học sinh, có một số yếu tố quan trọng cần đƣợc xem xét. Đầu tiên là yếu tố cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin vững mạnh. Để có thể thực hiện chuyển đổi số, việc đầu tƣ vào cơ sở hạ tầng là rất quan trọng. Đây là điều kiện tiên quyết để mọi ngƣời có thể tiếp cận dịch vụ số một cách thuận lợi. Hơn nữa, viễn thông và internet phải đƣợc phủ sóng rộng rãi để những ngƣời ở xa hay những khu vực khó khăn có thể tiếp cận đƣợc công nghệ này. Thứ hai là yếu tố chính sách linh hoạt và tiến xa. Các chính sách về chuyển đổi số phải đƣợc thiết kế sao cho linh hoạt, mang tính chuẩn mực cao nhằm khơi dậy sự quan tâm và tham gia của mọi ngƣời. Chính sách này không chỉ giúp khai thác toàn diện các ƣu điểm của công nghệ mới trong cuộc sống hàng ngày, mà còn phải đi theo xu hƣớng mới nhất để không bị tụt lại so với sự phát triển mạnh mẽ của thời đại. 9
  16. Yếu tố tiếp theo là việc đào tạo cho giáo viên kỹ năng công nghệ thông tin và chuyển đổi số. Giáo viên luôn luôn chiếm vai trò then chốt trong quá trình giáo dục học sinh. Vì vậy, việc chuẩn bị cho giáo viên kiến thức liên quan đến kỹ thuật máy tính và ứng dụng thông tin (IT) là rất quan trọng để họ có thể áp dụng các thành thạo các công cụ, ứng dụng hữu ích trong việc lập kế hoạch, thiết kế hoạt động, tài liệu, giáo trình cho việc tuyên truyền giáo dục học sinh một cách hiệu quả. Tóm lại, việc thực hiện chuyển đổi số trong công tác tuyên truyền và giáo dục học sinh đòi hỏi sự đầu tƣ vào cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, chính sách linh hoạt và phù hợp, đào tạo cho giáo viên kỹ năng công nghệ thông tin và xây dựng nội dung số gần gũi với học sinh. Những yếu tố này có vai trò quan trọng trong việc khơi dậy sự quan tâm và tham gia của mọi ngƣời, từ đó thúc đẩy sự phát triển của chuyển đổi số trong lĩnh vực này. 1.1.2.4. Vai trò của Ban Giám hiệu, Ban Nề nếp, Giáo viên chủ nhiệm trong việc ứng dụng Chuyển đổi số để tuyên truyền, giáo dục học sinh về tác hại của thuốc lá và thuốc lá điện tử Nhƣ đã trình bày ở trên, chuyển đổi số đã trở thành một xu hƣớng tất yếu trong mọi lĩnh vực của xã hội, bao gồm cả giáo dục. Việc sử dụng công nghệ thông tin và các phƣơng tiện truyền thông để tuyên truyền và giáo dục về tác hại của thuốc lá và thuốc lá điện tử là rất cần thiết. Trong quá trình này, Ban Giám hiệu, Ban Nề nếp và Giáo viên chủ nhiệm có vai trò quan trọng để ứng dụng chuyển đổi số một cách hiệu quả và mang lại những kết quả tích cực trong việc tuyên truyền và giáo dục học sinh về tác hại của thuốc lá và thuốc lá điện tử. Ban Giám hiệu có vai trò lãnh đạo trong việc thúc đẩy chuyển đổi số trong trƣờng học. Họ nắm vững kiến thức về công nghệ thông tin, có cái nhìn tƣơng lai và khả năng phân tích môi trƣờng để áp dụng các giải pháp công nghệ vào hoạt động của nhà trƣờng. Ban Giám hiệu cần xác định mục tiêu rõ ràng cho việc ứng dụng chuyển đổi số, thiết lập chiến lƣợc phù hợp và xây dựng các chính sách để thúc đẩy sự tận dụng triệt để của công nghệ thông tin trong việc tuyên truyền và giáo dục về tác hại của thuốc lá và thuốc lá điện tử. Họ cũng có trách nhiệm kiểm tra, theo dõi để đánh giá quá trình ứng dụng chuyển đổi số trong việc tuyên truyền giáo dục học sinh, để từ đó đƣa ra những chiến lƣợc và giải pháp phù hợp cho các giai đoạn tiếp theo. Ban nề nếp là tổ chức quản lý và kiểm soát quy tắc trong trƣờng học. Họ có thể xây dựng các qui định liên quan đến việc sử dụng thuốc lá và thuốc lá điện tử trong khuôn viên trƣờng, áp dụng biện pháp kỷ luật khi vi phạm. Ban nề nếp cũng có thể làm việc với ban giám hiệu để thiết kế các chƣơng trình rèn luyện, thi đua khuyến khích để tăng cƣờng ý thức về nguy hại của hàng hóa này. Ban Nề nếp trong trƣờng học là nhân vật chính trong việc xây dựng các chƣơng trình, hoạt động tuyên truyền với mục tiêu loại bỏ hoàn toàn thuốc lá khỏi cộng đồng học sinh. Ban Nề nếp có thể tổ chức các buổi gặp gỡ, sự kiện hoặc liên kết với các tổ chức y tế để mang lại thông tin chi tiết và cập nhật về tác hại của thuốc lá và thuốc 10
  17. lá điện tử cho các học sinh. Họ cũng có thể tạo ra các chƣơng trình giáo dục, bài giảng hoặc video để truyền đạt thông tin một cách hiệu quả. Giáo viên chủ nhiệm là ngƣời có ảnh hƣởng lớn nhất đến sự phát triển và suy nghĩ của học sinh.Giáo viên chủ nhiệm đóng vai trò quan trọng trong việc ứng dụng chuyển đổi số để tuyên truyền và giáo dục học sinh về tác hại của thuốc lá và thuốc lá điện tử, là nhân tố xây dựng và triển khai các hoạt động giáo dục: Giáo viên chủ nhiệm có thể sử dụng các công nghệ thông tin nhƣ video, bài giảng điện tử, slide thuyết trình,... để tạo ra các hoạt động giáo dục hấp dẫn về tác hại của thuốc lá và thuốc lá điện tử. Họ có thể sử dụng các ứng dụng, diễn đàn online hoặc blog để cho phép học sinh thảo luận và gửi câu hỏi liên quan. 1.1.2.5. Các công cụ, phần mềm hữu ích phục vụ Chuyển đổi số trong công tác tuyên truyền, phòng chống thuốc lá và thuốc lá điện tử Trong kỷ nguyên số, để công tác giáo dục nói chung và công tác tuyên truyền giáo dục hiệu quả và phát huy đƣợc những phẩm chất, năng lực toàn diện cho học sinh theo chƣơng trình giáo dục phổ thông mới, yêu cầu ngƣời GVCN cần phải chủ động, sáng tạo và linh hoạt trong việc ứng dụng chuyển đổi số vào công tác chủ nhiệm. Hiện nay có nhiều công cụ, phần mềm, ứng dụng để hỗ trợ cho công tác quản lý, tuyên truyền giáo dục học sinh. Mỗi phần mềm có nhiều chức năng khác nhau, có những ƣu điểm và hạn chế khác nhau khi khai thác trong điều kiện dạy học cụ thể. Vì vậy, cần kết hợp xem xét tính năng, ƣu điểm và hạn chế của các phần mềm để lựa chọn đƣợc phần mềm hỗ trợ việc thiết kế, biên tập học liệu số phù hợp với bối cảnh của việc chuẩn bị, tổ chức hoạt động của GV và của HS trong công tác giáo dục tuyên truyền.Trong phạm vi đề tài này, chúng tôi xin giới thiệu và đề xuất các ứng dụng hữu ích cho công tác tuyên truyền, giáo dục phòng chống thuốc lá và thuốc lá điện tử dƣới đây: * Các trang web edutainment: Edutainment (kết hợp giữa education -giáo dục- và entertainment -giải trí-) là một xu thế mới trong lĩnh vực giáo dục, đƣợc áp dụng thông qua các trang web hoặc escape room hay game online interacive. Trang web edutainment không chỉ mang tính thông tin cao mà còn gây sự quan tâm của thanh thiếu niên qua việc sử dung game hay câu đối thoại. Dƣới đây là một số trang web edutainment liên quan đến tuyên truyền và phòng chống thuốc lá và thuốc lá điện tử: 1. Smokefree Teen: Trang web này cung cấp thông tin chi tiết về tác hại của thuốc lá và thuốc lá điện tử cho thanh thiếu niên. Ngoài ra, nó còn có những trò chơi interacive giúp học sinh hiểu rõ hơn về nguy hiểm của việc sử dụng các loại sản phẩm này. 2. Truth Initiative: Truth Initiative là một tổ chức phi lợi nhuận chuyên về phòng chống thuốc lá và thuốc lá điện tử. Trang web của họ cung cấp các video, bài viết, câu đối thoại và trò chơi giáo dục để tăng cƣờng nhận thức của thanh thiếu niên về nguy hiểm của việc sử dụng các sản phẩm này. 11
  18. 3. Tobacco Free Kids: Trang web này do Tổ chức Quốc gia không sử dụng Thuốc Lá (Tobacco Free Kids) duy trì và cung cấp thông tin chi tiết về ảnh hƣởng xã hội và y tế của việc sử dụng thuốc lá và thuốc lá điện tử. Ngoài ra, có các trò chơi interacive giúp thanh thiếu niên hiểu rõ hơn về nguy hiểm của việcvào 4.SmokeFree Vietnam: SmokeFree Vietnam là một trang web đƣợc thành lập nhằm tuyên truyền và phòng chống sử dụng thuốc lá tại Việt Nam. Trang web này cung cấp thông tin về ảnh hƣởng của thuốc lá đến sức khỏe và xã hội, các chƣơng trình giảm thiểu sử dụng thuốc lá, cách giúp ngƣời hút thuốc bỏ thuốc và nhiều thông tin liên quan khác. Ngoài ra, SmokeFree Vietnam còn có các video, bài viết và câu đối thoại giáo dục để nâng cao nhận thức về nguy hiểm của thuốc lá. Trang web này đƣợc duy trì bởi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Bộ Y tế Việt Nam trong việc thúc đẩy chính sách không hút thuốc lá trong cộng đồng. * Vnedu Mạng giáo dục Việt Nam – vnEdu là phần mềm quá quen thuộc với đội ngũ GVCN trên toàn quốc. Đó là một giải pháp xây dựng trên nền tảng công nghệ điện toán đám mây nhằm tin học hoá toàn diện công tác quản lý, điều hành trong giáo dục, kết nối gia đình, nhà trƣờng và xã hội, góp phần nâng cao chất lƣợng quản lý, chất lƣợng dạy và học. - Kênh liên lạc kịp thời giữa phụ huynh và nhà trƣờng - Sử dụng trên đa phƣơng tiện: Điện thoại, MyTV, Máy tính kết nối Internet hỗ trợ truy cập mọi lúc mọi nơi. - Lƣu trữ đầy đủ, tăng tốc độ chia sẻ dữ liệu và chuyên môn giữa giáo viên với nhau và giữa giáo viên với học sinh - Tự động tổng hợp số học lực, hạnh kiểm,... tuân theo các quy định của bộ giáo dục ban hành - VnEdu tích hợp chức năng thông báo kết quả học tập rèn luyện của học sinh trên website, thông qua hệ thống tin nhắn giúp phụ huynh dễ dàng nắm bắt tình hình học tập, rèn luyện của con em mình Biết tận dụng triệt để các tính năng của Vnedu sẽ là lợi thế rất lớn để GVCN thực hiện tốt công tác chủ nhiệm của mình. * Zoom Là ứng dụng dạy học trực tuyến phổ biến, dễ cài đặt, dễ thao tác, dễ sử dụng và có thể truy cập từ tất cả các thiết bị, giúp dễ dàng tổ chức một lớp học, một buổi tập huấn hay một cuộc họp trực tuyến. Có thể trình chiếu, truyền tải mọi dạng văn bản , âm thanh , hình ảnh. Ngoài ra, có thể lƣu trữ nội dung cuộc họp, buổi học để xem lại sau. Đợt dịch Covid 19 vừa qua đã cho thấy tính hữu dụng của phần mềm này, giúp công tác giảng dạy, giáo dục không bị gián đoạn bởi các yếu tố khách quan. 12
  19. Hình 2: Ứng dụng Zoom Trong công tác chủ nhiệm , Zoom có thể hỗ trợ GVCN trong việc tổ chức các buổi tập huấn, các cuộc họp triển khai kế hoạch của lớp, các cuộc họp phu huynh từ xa mà không cần phải trực tiếp đến lớp và có thể linh động về mặt thời gian * Infographic Infographic là viết tắt của cụm từ Information Graphic, là hình thức thể hiện các thông tin bằng định dạng thiết kế đồ họa, với mục đích giúp cho truyền tải ý khi triển khai các chủ đề thay bằng việc học sinh phải đƣa ra một lƣợng kiến thức bằng kênh chữ khá lớn thì thông qua infographic, kiến thức đƣợc hệ thống hóa dƣới dạng sơ đồ, các đƣờng nối, cộng thêm màu sắc của các đƣờng nối, màu sắc của các đơn vị kiến thức. Điều này làm thông tin trở nên hấp dẫn hơn, gây sự chú ý của học sinh hơn. Việc thông tin đƣợc đơn giản hóa, trình bày logic không chỉ giúp học sinh dễ ghi nhớ hơn mà còn giúp học sinh hiểu đƣợc thông tin, điều mà kênh chữ rất khó làm đƣợc. Hình 3: Đồ họa Inforgraphics về Phòng chống thuốc lá 13
  20. * Google Drive / Google Docs/ Google Forms/Google Sheets Là những ứng dụng hữu ích cho việc thu thập, tổng hợp thông tin, khảo sát ý kiến của học sinh trong lớp chủ nhiệm hoặc là nơi lƣu giữ các tài liệu dành cho khóa học, rất dễ dàng để truy cập mọi lúc, mọi nơi.. Từ các dữ liệu thu thập đƣợc, GVCN có thể dễ dàng nắm bắt tổng hợp, phân tích thông tin của học sinh để có kế hoạch giáo dục phù hợp. * Canva Đƣợc sử dụng rộng rãi trong các tầng lớp học sinh, là công cụ thiết kế đồ họa trực tuyến miễn phí dễ sử dụng trên điện thoại và máy tính, với nguồn tài nguyên phong phú dành cho cả dân chuyên nghiệp lẫn những ngƣời mới bắt đầu, phù hợp cho các em HS dùng để họp nhóm, lên ý tƣởng sáng tạo làm logo, ap phích cho các sự kiện hoặc làm thiệp chúc mừng các ngày lễ, góp phần tạo nên đời sống học đƣờng phong phú, tình cảm, đoàn kết. * Capcut Là ứng dụng chỉnh sửa cắt ghép video, chèn nhạc hiện đang phổ biến trong giới trẻ học đƣờng. Sử dụng thành thạo ứng dụng này sẽ giúp giáo viên và học sinh tạo đƣợc những thƣớc phim hay và truyền tải đƣợc nhiều thông điệp. Đặc biệt các em học sinh có thể tự làm phóng sự nhỏ về trƣờng lớp, hay giới thiệu một sự kiện nào đó đang diễn ra xung quanh. * Phần mềm PowerPoint Một phần mềm đƣợc sử dụng rộng rãi trong công tác giảng dạy, giáo dục với nhiều ƣu thế trong việc thiết kế bài trình chiếu với nhiều tính năng nổi bật nhƣ: màu sắc, kiểu chữ, định dạng,… chèn/tạo hiệu ứng các tệp/file hình ảnh, âm thanh, video,… rất phù hợp cho hoạt động thuyết trình, minh họa . Sử dụng phần mềm này cũng giúp học sinh nâng cao kỹ năng tin học, khả năng thiết kế, trình bày ý tƣởng và giúp cho các buổi sinh hoạt lớp theo chuyên đề hoặc các buổi thuyết trình thêm phần sinh động, phong phú. * Các trang mạng xã hội: Zalo, Facebook, Youtube, Mesenger…… Hiện tại các trang mạng xã hội này không còn xa lạ với các em học sinh cũng nhƣ các bậc phụ huynh. Gần nhƣ ai cũng tham gia vào các ứng dụng này. Thế mạnh về tính tƣơng tác, chia sẻ trao đổi thông tin khiến cho chúng trở thành công cụ hữu hiệu trong việc tập hợp đông đảo ngƣời dùng khắp nơi trên thế giới. Tận dụng ƣu thê đó cho trong việc kết nối, nắm bắt thông tin về đời sống cũng nhƣ học tập của học sinh sẽ giúp cho công tác chủ nhiệm trở nên dễ dàng hơn. Ngoài ra, còn có rất nhiều phần mềm, ứng dụng hữu ích khác có tác dụng hỗ trợ rất lớn cho công tác tuyên truyền giáo dục phòng chống thuốc lá và thuốc lá điện tử. Tuỳ theo bối cảnh thực tiễn, yêu cầu trong từng giai đoạn của công tác giáo dục mà giáo viên có thể vận dụng để nâng cao hiệu quả công tác giáo dục học sinh, giúp các em hiểu biết và tránh xa thuốc lá và thuốc lá điện tử 14
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2