Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Ứng dụng công nghệ số trong dạy học môn Ngữ Văn tại Trường THPT Nguyễn Xuân Ôn
lượt xem 7
download
Mục đích nghiên cứu sáng kiến "Ứng dụng công nghệ số trong dạy học môn Ngữ Văn tại Trường THPT Nguyễn Xuân Ôn" nhằm khắc phục được một số tồn tại trong thực tiễn dạy học, phù hợp xu thế thời đại; Đề xuất một số giải pháp có sử dụng sản phẩm công nghệ số để nâng cao hiệu quả dạy học môn Ngữ Văn.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Ứng dụng công nghệ số trong dạy học môn Ngữ Văn tại Trường THPT Nguyễn Xuân Ôn
- PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI. Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành trung ƣơng Đảng cộng sản Việt Nam (khóa XI) đã thông qua Nghị quyết số 29/NQ-TW ngày 4/11/2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế; Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28/11/2014 về đổi mới chƣơng trình sách giáo khoa giáo dục phổ thông, góp phần đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Ngày 27/3/2015, Thủ tƣớng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 404/QĐ-TTg phê duyệt Đề án đổi mới chƣơng trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông. Năm 2018, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Chƣơng trình giáo dục phổ thông mới với mục tiêu giúp học sinh tiếp tục phát triển những phẩm chất, năng lực cần thiết đối với ngƣời lao động, ý thức và nhân cách công dân, khả năng tự học và ý thức học tập suốt đời, khả năng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với năng lực và sở thích, điều kiện và hoàn cảnh của bản thân để tiếp tục học lên, học nghề hoặc tham gia vào đời sống lao động, khả năng thích ứng với những thay đổi trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp mới. Để đạt đƣợc mục tiêu đề ra, chƣơng trình cũng đặt ra những yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực. Bên cạnh những năng lực chung cần đạt, năng lực chuyên môn cũng đƣợc chú trọng hình thành và phát triển qua một số môn học và hoạt động giáo dục nhất định. Trong đó, đặt ra yêu cầu về năng lực công nghệ (nhận thức công nghệ, giao tiếp công nghệ, sử dụng công nghệ, đánh giá công nghệ, thiết kế kĩ thuật), năng lực tin hoc (sử dụng và quản lí các phương tiện công nghệ thông tin và truyền thông, ứng xử phù hợp trong môi trường số, giải quyết vấn đề với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin và truyền thông, ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong học và tự học; hợp tác trong môi trường số) đối với học sinh mỗi lớp học, cấp học. Do vậy, việc ứng dụng công nghệ số trong dạy học là yêu cầu cấp thiết trong đổi mới giáo dục và đào tạo trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghệ 4.0 hiện nay. Thực hiện công văn số 3589/BGDĐT-GDTX ngày 15/9/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc tổ chức Tuần lễ hƣởng ứng học tập suốt đời năm 2020, thực hiện kế hoạch số 2114/KH-SGDĐT của Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An với chủ đề Tập huấn Ứng dụng công nghệ số trong hoạt động giảng dạy và học tập suốt đời. Mục đích của buổi tập huấn là ứng dụng công nghệ trong giảng dạy của giáo viên có hiệu quả, tăng cƣờng khả năng chủ động của học sinh trong học tập, giáo viên và học sinh kết nối với nhau để tăng cƣờng chất lƣợng dạy học. Xuất phát từ yêu cầu đổi mới giáo dục nhằm đào tạo những con ngƣời năng động, sáng tạo, có khả năng thích ứng với xã hội, hòa nhập và phát triển cộng đồng đòi hỏi ngƣời 1
- giáo viên phải không ngừng tìm tòi, đổi mới, ứng dụng công nghệ số thúc đẩy quá trình tự học, góp phần tạo ra xã hội học tập. Trong những năm gần đây ngành Giáo dục đã tích cực áp dụng công nghệ thông tin vào trong hoạt động giảng dạy. Khi đại dịch Covid-19 xảy ra và kéo dài, để đảm bảo an toàn cho học sinh cũng nhƣ thực hiện yêu cầu phòng chống dịch đã áp dụng hình thức học trực tuyến kết hợp với học trực tiếp. Nhƣng việc học online cũng gặp nhiều khó khăn về công nghệ, kiểm soát, đánh giá năng lực ngƣời học... Việc ứng dụng công nghệ số sẽ khắc phục đƣợc những khó khăn trong giáo dục nói chung và dạy học môn Ngữ văn nói riêng. Vì những lí do trên tôi quyết định chọn đề tài “Ứng dụng công nghệ số trong dạy học môn Ngữ Văn tại Trƣờng THPT Nguyễn Xuân Ôn” nhƣ một đóng góp nhỏ vào công cuộc đổi mới và nâng cao chất lƣợng chuyên môn ở đơn vị công tác. II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU: - Khắc phục đƣợc một số tồn tại trong thực tiễn dạy học, phù hợp xu thế thời đại. - Đề xuất một số giải pháp có sử dụng sản phẩm công nghệ số để nâng cao hiệu quả dạy học môn Ngữ Văn. III. PHẠM VI NGHIÊN CỨU: - Phạm vi nghiên cứu: Ứng dụng công nghệ số trong dạy – học môn Ngữ văn. - Đối tƣợng: Học sinh THPT. - Thời gian: Năm học 2019- 2020; 2020-2021; 2021- 2022. - Địa điểm: Tại trƣờng THPT Nguyễn Xuân Ôn. IV. PHƢƠNG PHÁP TIẾN HÀNH Chúng tôi sử dụng phối hợp nhiều phƣơng pháp: - Phƣơng pháp phân tích và tổng hợp - Phƣơng pháp điều tra khảo sát - Phƣơng pháp thực nghiệm V. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI - Tiếp cận với mục tiêu và yêu cầu cần đạt của môn Ngữ văn thuộc Chƣơng trình giáo dục phổ thông 2018. - Nâng cao năng lực, phát triển chuyên môn nghiệp vụ theo các tiêu chí của chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông. - Cá nhân hóa trong việc thực hiện nhiệm vụ, tạo ra sản phẩm số đáp ứng yêu cầu đổi mới; góp phần cải thiện một khía cạnh của việc dạy và học, nâng cao chất lƣợng dạy học môn Ngữ văn tại Trƣờng THPT Nguyễn Xuân Ôn. 2
- PHẦN II: NỘI DUNG I. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1. Cơ sở lý luận. 1.1 Tầm quan trọng của công nghệ số trong giáo dục và đào tạo. Đầu thế kỷ XXI, trên thế giới xuất hiện cuộc cách mạng mới với tên gọi Cách mạng Công nghiệp 4.0. Đặc trƣng lớn nhất của cuộc cách mạng này chính là sự kết hợp giữa thực tế và hệ thống ảo nhằm tạo ra máy móc tự động hoá cùng nhiều mô hình trí thông minh nhân tạo. Cách mạng Công nghiệp 4.0 ra đời tác động mạnh mẽ đến nhiều lĩnh vực, nhiều khía cạnh trong đời sống xã hội, trong đó đặc biệt không thể thiếu một nguồn nhân lực chất lƣợng cao; mà nguồn nhân lực lại là đối tƣợng trực tiếp của giáo dục và đào tạo. Hệ thống giáo dục hiện đại áp dụng những thành tựu khoa học công nghệ vƣợt trội của thời đại công nghiệp 4.0, trong đó ngƣời học đƣợc giáo dục kiến thức và kỹ năng liên ngành nhất là các kỹ năng quản trị và kỹ năng điều khiển máy móc. Giáo dục đƣợc phát triển nhƣ một hệ sinh thái, nơi mà mọi yếu tố đƣợc liên kết với nhau thông qua không gian mạng và điện toán đám mây. Quan hệ dạy và học đƣợc mở rộng không chỉ giữa giáo viên với học sinh mà còn là học sinh với học sinh, học sinh với mọi ngƣời xung quanh, học sinh với nguồn kiến thức mở… Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, giáo dục và đào tạo vừa là quyền cơ bản của con ngƣời, vừa là chìa khóa của sự phát triển bền vững, hòa bình, ổn định, tăng trƣởng kinh tế - xã hội. Ứng dụng công nghệ số sẽ giúp nâng cao chất lƣợng đào tạo, thúc đẩy xã hội học tập và học tập suốt đời. Công nghệ số sẽ hỗ trợ đổi mới giáo dục đào tạo theo hƣớng giảm thuyết giảng, truyền thụ kiến thức sang phát triển năng lực ngƣời học, tăng khả năng tự học, tạo cơ hội học tập mọi lúc, mọi nơi, cá nhân hóa việc học, góp phần tạo ra xã hội học tập và học tập suốt đời. Điều này cũng phù hợp với xu thế của giáo dục thế giới: xây dựng xã hội học tập, tạo cơ hội học tập suốt đời cho mọi ngƣời dân. Theo ông Peter Van Gils, chuyên gia dự án Công nghệ thông tin trong giáo dục và quản lý nhà trƣờng (ICTEM) khẳng định: “Chúng ta đang sống trong một xã hội mà người ta gọi là một xã hội tri thức hay một xã hội thông tin. Điều này có nghĩa rằng những sản phẩm đầu ra mang tính công nghiệp trong xã hội của chúng ta đã mất đi cái tầm quan trọng của nó. Thay vào đó là những “dịch vụ” và “những sản phẩm tri thức”. Trong một xã hội như vậy, thông tin đã trở thành một loại hàng hoá cực kì quan trọng. Máy vi tính và những kĩ thuật liên quan đã đóng một vai trò chủ yếu trong việc lưu trữ và truyền tải thông tin và tri thức. Thực tế này yêu cầu các nhà trường phải đưa các kĩ năng công nghệ vào trong chương trình giảng dạy của mình. Một trường học mà không có công nghệ thông tin là một nhà trường không quan tâm gì tới các sự kiện đang xảy ra trong xã hội”. Ý kiến này khẳng định rất rõ tầm quan trọng của việc ứng dụng công nghệ số trong giáo dục và đào tạo hiện nay. 3
- Ứng dụng công nghệ số trong giáo dục – đào tạo sẽ dẫn tới một số thay đổi có tính chất bƣớc ngoặt: - Thứ nhất, những lớp học thông minh gắn liền với công nghệ 4.0 là một xu thế tất yếu, ở đó có sự liên kết giữa nhà trƣờng, quản lý giáo dục và doanh nghiệp để tạo dựng nên những ứng dụng trong giảng dạy có hiệu quả. - Thứ hai, công nghệ cũng thay đổi hình thức dạy học, trƣớc nay với hình thức dạy học cũ là truyền thụ kiến thức theo một chiều, học sinh thụ động thì ngày nay học sinh hoàn toàn có thể chủ động trong việc tìm kiếm cũng nhƣ học tập kiến thức. - Thứ ba, công nghệ cũng làm thay đổi chất lƣợng dạy học, với công nghệ nhƣ hiện nay, dù bất kỳ ở đâu thì học sinh, giáo viên cũng có thể kết nối với nhau để tăng cƣờng chất lƣợng dạy học. - Thứ tư, công nghệ cũng giúp thay đổi mô hình quản lý giáo dục, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý giáo dục nhà trƣờng hiện nay đã đƣợc ứng dụng và phổ biến rộng rãi. 1.2 Một số khái niệm 1.2.1 Công nghệ số và ứng dụng công nghệ số trong giáo dục. Công nghệ số là các công cụ, các hệ thống thiết bị và tài nguyên điện tử tạo ra, lƣu trữ hoặc xử lí dữ liệu. Công nghệ số là sự phát triển tiếp theo của công nghệ thông tin với sự xuất hiện một số công nghệ mang tính đột phá của cách mạng công nhệ 4.0. Công nghệ thông tin là nói đến phần mềm, máy tính, thƣờng là riêng lẻ, tự động hoá những việc mà chúng ta đang làm một cách thủ công, thí dụ nhƣ phần mềm xử lý văn bản, quản lý cán bộ, kế toán. Công nghệ số là nói đến các công nghệ mới của Cách mạng công nghiệp 4.0 nhƣ: trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, điện toán đám mây, chuỗi khối, Internet vạn vật. Các công nghệ này có tính cách mạng ở chỗ, nó thay trí tuệ con ngƣời, tạo ra một nguồn tài nguyên mới là dữ liệu, đƣa vạn vật vào không gian mạng, và khi vào không gian mạng thì vạn vật trở lên sống động nhƣ là con ngƣời. Ứng dụng công nghệ số trong giáo dục là sử dụng công nghệ vào hoạt động giáo dục nhằm nâng cao chất lƣợng, hiệu quả một cách tốt nhất, bền vững nhất. 1.2.2. Năng lực số, khung năng lực số, chuyển đổi số trong giáo dục. Theo Unicef – 2019: Năng lực số (Digital Literacy) đề cập đến kiến thức, kỹ năng và thái độ cho phép trẻ phát triển và phát huy tối đa khả năng trong thế giới công nghệ số ngày càng lớn mạnh trên phạm vi toàn cầu, một thế giới mà trẻ vừa đƣợc an toàn, vừa đƣợc trao quyền theo cách phù hợp với lứa tuổi cũng nhƣ phù hợp với văn hóa và bối cảnh địa phƣơng. Chuyển đổi số trong giáo dục là quá trình chuyển đổi hoạt động giáo dục từ không gian truyền thống sang không gian số thông qua công nghệ mới, thay đổi 4
- phƣơng thức dạy học, kiểm tra đánh giá và quản lí quá trình dạy học nhằm đáp ứng nhu cầu học tập, giảng dạy, nhằm nâng cao chất lƣợng và hiệu quả giáo dục. Kĩ năng chuyển đổi (Transferable Skills) bao gồm các kỹ năng tƣ duy bậc cao và kĩ năng sống nhƣ: giải quyết vấn đề, hợp tác, sáng tạo, quản lý cảm xúc, thấu hiểu và giao tiếp tạo điều kiện cho trẻ em và thanh thiếu niên trở thành những ngƣời học nhanh nhẹn, dễ thích nghi và là những công dân đƣợc trang bị để tự điều chỉnh, định hƣớng khi phải đối mặt với các thách thức cá nhân, học tập, sống và làm việc. Khung năng lực số là một tập hợp các năng lực thành phần để nâng cao năng lực của một nhóm đối tƣợng cụ thể. Khung năng lực số dành cho học sinh THPT (dựa trên Khung năng lực của Uesco – 2019) gồm: + 7 miền năng lực: Sử dụng các thiết bị kĩ thuật số, Kĩ năng về thông tin và dữ liệu, Giao tiếp và hợp tác, Sáng tạo sản phẩm số, An toàn kĩ thuật số, Giải quyết vấn đề, Định hƣớng nghề nghiệp liên quan. + 3 mức độ: mức độ phức tạp của công việc, mức độ tự chủ hành động và mức độ nhận thức. Khung năng lực số dành cho giáo viên, bao gồm: - 6 miền năng lực: Ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục; Chƣơng trình, kiểm tra đánh giá; Phƣơng pháp sƣ phạm; Ứng dụng kĩ năng số; Tổ chức và quản lí; Phát triển chuyên môn. - 3 mức độ: Chiếm lĩnh Tri thức; Đào sâu Tri thức; Sáng tạo tri thức. 2. Cơ sở thực tiễn 2.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc ứng dụng công nghệ số trong giảng dạy của giáo viên môn Ngữ văn. Đặc trưng của môn Ngữ văn cấp trung học phổ thông: Đây là môn học bắt buộc trong Chƣơng trình giáo dục phổ thông 2018 với thời lƣợng 105 tiết/ năm. Là môn học công cụ, mang tính nhân văn, thông qua việc trang bị các tri thức về tiếng Việt, văn học để học sinh phát triển các năng lực chung (năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo) và năng lực đặc thù (năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mỹ), giáo dục tình cảm và nhân cách cho ngƣời học. Ngoài những nội dung chung, bắt buộc cho tất cả học sinh, chƣơng trình còn có một số chuyên đề tự chọn dành cho đối tƣợng học sinh có năng lực, sở thích hoặc định hƣớng phát triển nghề nghiệp. Với đặc trƣng riêng, môn Ngữ văn có nhiều lợi thế để ứng dụng công nghệ số, mở rộng không gian dạy học; giúp học sinh phát huy năng lực giao tiếp, khám phá bản thân và thế giới xung quanh; phát triển kĩ năng tìm kiếm, xử lí thông tin, nâng cao chất lƣợng dạy học. 5
- Khả năng ứng dụng công nghệ số vào thực tiễn dạy học của giáo viên: Mặc dù ứng dụng công nghệ mang nhiều lợi ích, nhƣng triển khai trên thực tế với ngành giáo dục còn không ít rào cản. Có thể đề cập đến 3 rào cản đang ảnh hƣởng tới việc ứng dụng công nghệ số trong giảng dạy của giáo viên, đó là: thiếu sự hỗ trợ chuyên nghiệp, không tiếp cận hiệu quả với các công cụ và kháng cự lại sự thay đổi. Xuất phát từ đặc trƣng môn Ngữ Văn, giáo viên cần ƣu tiên những thiết bị, phần mềm, học liệu số dễ sử dụng để giúp học sinh có cái nhìn cụ thể hóa đối với các tri thức ngôn ngữ, văn học có tính trừu tƣợng, hình tƣợng cao...; giúp học sinh có nhiều cơ hội trải nghiệm trong môn học...; giúp học sinh tự đánh giá năng lực của bản thân. Ngƣời dạy cần đƣợc tiếp cận với kiến thức về môi trƣờng giáo dục số và ngƣời học số trong thế kỷ 21 và các xu hƣớng công nghệ trong giáo dục. Họ cũng cần đƣợc hƣớng dẫn lập kế hoạch ứng dụng công nghệ giáo dục, công nghệ dạy học theo mục tiêu giáo dục. Điều kiện thực tiễn ở nhà trường: Nhà trƣờng cần trang bị thêm về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học đáp ứng nhu cầu ứng dụng công nghệ trong hoạt động day học nhƣ mạng internet, máy tính, màn hình, đầu chiếu; đầu tƣ thêm một số phần mềm dạy học; tài liệu giáo dục văn học dạng điện tử; các video clip; một số bộ phim đƣợc chuyển thể từ các tác phẩm văn học... 2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc ứng dụng công nghệ số trong học tập của học sinh Trường THPT Nguyễn Xuân Ôn. Môi trường xã hội của học sinh: thuộc địa bàn nông thôn cơ sở hạ tầng có hiều hạn chế, chi phí cao cho việc sử dụng hạ tầng CNTT-TT, chất lƣợng công nghệ thấp. Trong bối cảnh dịch bệnh covid hành hoành, tất cả mọi lĩnh vực đều hoạt động trên cơ sở chuyển đổi số nên hệ thống đƣờng truyền Internet nhiều khi không đảm bảo. Hoàn cảnh gia đình: là nhân tố quan trọng ảnh hƣởng đến việc ứng dụng công nghệ số của học sinh. Có nhiều HS Trƣờng THPT Nguyễn Xuân Ôn nhà ở xa địa bàn trƣờng đóng hơn 10km; đời sống gia đình có nhiều khó khăn: làm nông nghiệp hoặc khai thác thủy hải sản không đáp ứng yêu cầu tối thiểu về phƣơng tiện, thiết bị công nghệ và phần mềm. Số ít HS có hộ khẩu thị trấn thuận lợi hơn, có nhiều điều kiện tiếp xúc và phát triển kĩ năng CNTT. Nhà trường: đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển các năng lực số bao gồm khả năng sáng tạo khi tích hợp công nghệ kỹ thuật số nhƣ một công cụ học tập tích cực. Tuy nhiên, cơ sở vật chất của nhà trƣờng hiện nay chƣa đồng bộ, nhiều hạng mục đã xuống cấp theo thời gian. Mặc dầu BGH trƣờng THPT Nguyễn Xuân Ôn đã rất quan tâm, cố gắng bổ sung hệ thống thiết bị, nâng cấp đƣờng truyền nhƣng vẫn chƣa thể đáp ứng việc ứng dụng công nghệ số đồng loạt ở cả 38 lớp học. Môn Tin học trong nhà trường đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành năng lực số cho học sinh. 6
- Các tổ chức trong nhà trường, cá nhân đã hỗ trợ phát triển năng lực số cho HS, quan tâm đến các HS có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, tặng thiết bị phục vụ cho việc học trực tuyến và khai thác, ứng dụng học liệu số. Tóm lại, muốn ứng dụng công nghệ số có hiệu quả tại trƣờng phổ thông, trong đó có môn Ngữ văn, cần có sự đồng bộ và kết nối các lực lƣợng chủ yếu trong nhà trƣờng nhƣ HS, GV và cấp quản lí. Để tăng cƣờng hiệu quả của việc ứng dụng phần mềm, thiết bị công nghệ, học liệu số trong hoạt động dạy học, giáo dục, cần quan tâm đến việc bồi dưỡng nhận thức về việc ứng dụng công nghệ trong dạy học, phƣơng pháp sử dụng hiệu quả các nguồn học liệu số, thiết bị, phần mềm bên cạnh sự đầu tư hợp lí các điều kiện về cơ sở vật chất và nền tảng công nghệ. II. ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SỐ TRONG DẠY HỌC NGỮ VĂN TẠI TRƢỜNG THPT NGUYỄN XUÂN ÔN 1. Lựa chọn và sử dụng phần mềm để chuẩn bị dữ liệu dạy học Trong quá trình chuẩn bị dữ liệu dạy học, chúng tôi lựa chọn phần mềm phù hợp dựa trên các yếu tố sau đây: - Xác định nội dung dạy học cần hoặc phải sử dụng học liệu số. - Tính năng, ƣu điểm, hạn chế của các phần mềm. - Điều kiện triển khai. Từ thực tiễn dạy, chúng tôi nhận thấy một số phần mềm phổ biến đƣợc sử dụng để hỗ trợ thiết kế, biên tập nội dung dạy học trong môn Ngữ Văn. Mỗi phần mềm có nhiều chức năng khác nhau, có những ƣu điểm và hạn chế khác nhau khi khai thác trong điều kiện dạy học cụ thể. - Ứng dụng Prezi cho phép GV tạo các bài thuyết trình. Prezi có thể đƣợc sử dụng trực tiếp từ trình duyệt Internet mà không cần phải cài đặt thêm ứng dụng khác. Khi sử dụng bài trình chiếu, GV có thể lựa chọn linh hoạt những phần muốn nhấn mạnh mà không cần chạy theo mạch tuyến tính. GV cũng có thể lựa chọn phóng to để tập trung vào từng chi tiết hay thu nhỏ lại để nhìn bố cục toàn cảnh của bài trình bày, từ đó giúp HS có thể nắm bắt ý tƣởng, thông điệp đƣợc trình bày. Prezi còn giúp GV chia sẻ tập tin trình chiếu Prezi thuận tiện và đơn giản với HS và đồng nghiệp nếu cần. Tuy nhiên hạn chế của ứng dụng này khi trình chiếu là khả năng tùy biến không cao và phụ thuộc nhiều vào kết nối mạng khi thiết kế, biên tập bài trình chiếu. - Phần Canva chứa những mẫu đồ họa có sẵn thuộc nhiều chủ đề khác nhau, đồng thời cũng có video, hình ảnh, GIF…để minh họa cho bài giảng. Ngƣời dùng có thể lƣu trữ bài giảng ngay trên Canva hoặc tải về máy dƣới dạng Powerpoint. + Cách tạo tài khoản canva giáo dục: https://youtu.be/m31Y6LmdoZk + Hƣớng dẫn sử dụng Canva: https://youtu.be/m31Y6LmdoZk + Sử dụng Canva trong thiết kể Elearning: https://youtu.be/5_5RYT2Y3oU 7
- - Phần mềm MS-PowerPoint đã quen thuộc và có ƣu thế trong việc thiết kế bài trình chiếu với nhiều tính năng nổi bật nhƣ: cho phép ngƣời dùng soạn thảo trên những mẫu đồ họa có sẵn hoặc tự sáng tạo. Bài giảng sẽ dễ dàng tích hợp các video, hình ảnh…giúp minh họa trực quan hơn và thu hút ngƣời học. Tuy nhiên, phần mềm này hạn chế trong việc thiết kế các bài tập hoặc trò chơi cần có sự tƣơng tác trực tiếp của HS vào bài trình chiếu. Bài trình chiếu này có thể đƣợc triển khai trong dạy học dƣới các hình thức tổ chức khác nhau: dạy học trực tiếp, dạy học trực tuyến thay thế dạy học trực tiếp; dạy học trực tuyến hỗ trợ dạy học trực tiếp. Nhận thấy phần mềm PowerPoint thuận lợi hơn cả, chúng tôi đã sử dụng để xây dựng bài giảng điện tử bằng PowerPoint. Trình tự thực hiện gồm các thao tác: + Bƣớc 1: Xác định mục tiêu của bài giảng. + Bƣớc 2: Xác định kiến thức nào là cơ bản, kiến thức nào là trọng tâm. + Bƣớc 3: Lựa chọn tƣ liệu bổ sung (tranh ảnh, video) từ internet. + Bƣớc 4: Thiết kế kịch bản bài giảng. + Bƣớc 5: Soạn slide bài giảng: nhập nội dung, đƣa tƣ liệu, định dạng văn bản, tạo hiệu ứng. + Bƣớc 6: Chạy thử, chỉnh sửa thông tin và hiệu ứng (nếu cần) và hoàn thiện bài giảng. + Bƣớc 7: Đóng gói bài giảng. + Bƣớc 8: Viết lời giải thích, cách điều khiển, trình tự điều khiển của slide bài giảng. Giáo viên và học sinh cần chuẩn bị gì trƣớc tiết học. + Bƣớc 9: Rút kinh nghiệm sau buổi học. Dạng học liệu số Các phần mềm hỗ trợ Bài giảng điện tử MS-PowerPoint, Google Slide, Prezi Sơ đồ tƣ duy Canva, iMindMap Video Youtube, Video Editor Tệp/file hình ảnh Paint, PowerPoint, Photoshop Bảng dữ liệu MS-Excel, Google Sheet Bài tập, câu hỏi kiểm tra đánh giá Google Forms, Mentimeter Một số phần mềm hỗ trợ để chuẩn bị dữ liệu dạy học. 2. Lựa chọn và sử dụng nền tảng tƣơng tác và lƣu trữ nội dung dạy học. Sau khi chuẩn bị dữ liệu dạy học, GV phải sử dụng học liệu số vào quá trình tổ chức hoạt động học nhờ sự hỗ trợ của thiết bị công nghệ và phần mềm phù hợp. 8
- - Với hình thức dạy học trực tiếp: việc tổ chức và quản lí lớp học đƣợc GV thực hiện ngay tại lớp học, trong giờ học. Vì vậy, chúng tôi sử dụng CNTT để triển khai nội dung dạy học và nội dung kiểm tra đánh giá dạng học liệu số, lƣu trữ sản phẩm học tập và kết quả học tập. Sử dụng MS-PowerPoint để triển khai học liệu số; dùng các phần mềm nhƣ Quizizz, Kahoot, Azota… để kiểm tra đánh giá; dùng các phần mềm nhƣ Google Drive, Padlet…để lƣu trữ sản phẩm và kết quả học tập. - Hình thức dạy học trực tuyến đòi hỏi ngƣời giáo viên phải tổ chức, quản lí và triển khai hoạt động dạy học trên Internet. Tức là có những đòi hỏi cao hơn về tổ chức, quản lí việc dạy học tự động và từ xa. Hình thức dạy học trực tuyến có thể đƣợc triển khai hiệu quả thông qua hệ thống LMS - Hệ thống quản lí học tập trực tuyến (Learing Management System). Đây là hệ thống phần mềm cùng hạ tầng CNTT cho phép tổ chức, triển khai và quản lí các hoạt động dạy học, nội dung học tập trực tuyến; giúp GV có thể triển khai các hoạt động học nhƣ: giao bài tập, đánh giá, trợ giúp, giải đáp; giúp HS có thể theo dõi đƣợc tiến trình học tập, tham gia vào các nội dung học tập , kết nối GV và HS khác để trao đổi bài... Hình thức dạy học trực tuyến hỗ Hình thức dạy học trực tiếp trợ dạy học trực tiếp Hình thức dạy học trực tuyến 9
- Hình thức dạy học có ứng Phần mềm hỗ trợ để triển khai học liệu số dụng CNTT Dạy học trực tiếp MS-PowerPoint Dạy học trực tuyến hỗ trợ dạy Youtube, Google classroom, MS-Team, học trực tiếp Zoom... Kết hợp mạng xã hội Facebook, zalo... phần mềm hỗ trợ cá nhân: gmail... Dạy học trực tuyến thay thế dạy LMS, Google classroom, Googlev Meet, học trực tiếp. MS-Team, Zoom, Youtube... Kết hợp mạng xã hội Facebook, zalo... phần mềm hỗ trợ cá nhân: gmail... Một số phần mềm hỗ trợ và triển khai hoạt động học Do nhiều yếu tố tác động trong bối cảnh dịch bệnh, có những lúc gặp sự cố đƣờng truyền khi tiến hành tổ chức hoạt động dạy học, chúng tôi đã sử dụng các phần mềm hỗ trợ dạy học: Google Classroom, Zoom… hoặc kết hợp sử dụng các phần mềm mạng xã hội (Youtube, Facebook, Zalo…) với phần mềm hỗ trợ cá nhân dễ tƣơng tác (Gmail) trên cơ sở phối hợp khai thác một số tính năng, các ƣu điểm nhất định giữa chúng. https://padlet.com/chudiepnhan/9wy6celt2sc4vc1h Trong quá trình dạy học chúng tôi lƣu trữ các hồ sơ học tập của HS, phản hồi thường xuyên và kịp thời kết quả học tập của học sinh qua các phần mềm hỗ trợ mạng xã hội nhƣ Facebook, Zalo… trên cơ sở chú ý đến tính chính xác, bảo 10
- mật về thông tin khi khai thác, sử dụng. Chúng tôi đã và đang thực hiện phản hồi có tính định kì theo tuần, tháng, học kì. Theo đó, giáo viên sử dụng dữ liệu trên hệ thống https://csdl.moet.gov.vn để phản hồi tự động kết quả học tập của HS đến phụ huynh/ngƣời giám hộ thông qua các phần mềm có ứng dụng kết nối thông tin trực tuyến giữa gia đình và nhà trƣờng. Để quản lí, lƣu trữ sản phẩm học tập của học sinh, ngƣời dạy có thể sử dụng phần mềm Padlet, Google Drive... Từ thực tiễn dạy học chúng tôi phân loại nhóm công cụ hỗ trợ nhƣ sau: a. Nhóm công cụ hỗ trợ thảo luận online: - https://framapad.org (làm việc hợp tác dạng gõ văn bản, ý kiến của mỗi ngƣời sẽ hiển thị màu khác nhau) - https://jamboard.google.com/ (tƣơng tự nhƣ frampad) - https://padlet.com/dashboard - https://docs.google.com/document/u/0/ b. Nhóm công cụ hỗ trợ thực hiện hoạt động tạo sản phẩm - https://bubbl.us/ https://coggle.it/ - https://cmap.ihmc.us/ (vẽ sơ đồ tƣ duy) - https://piktochart.com/ (vẽ poster) - www.edrawsoft.com/mindmaster/ - https://framapad.org (làm việc hợp tác dạng gõ văn bản, ý kiến của mỗi ngƣời sẽ hiển thị màu khác nhau) c. Nhóm công cụ hỗ trợ nộp bài: - https://padlet.com/dashboard (đăng tải các bài nộp dạng tệp tin) - Google drive; Dropbox… - Google classroom…. - Zalo - Facebook d. Nhóm công cụ hỗ trợ tạo hoạt động khởi động - https://kahoot.it/ - https://quizizz.com/ (tạo các bài test dạng trò chơi) - https://answergarden.ch/(khảo sát lấy ý kiến nhanh thông qua từ khoá) - https://www.mentimeter.com/ (khảo sát lấy ý kiến nhanh - của ngƣời học) - https://forms.google.com 3. Lựa chọn và sử dụng công cụ hỗ trợ kiểm tra, đánh giá chất lƣợng dạy học Các công cụ kiểm tra đánh giá trong môn Ngữ văn thƣờng dùng là câu hỏi tự luận, bài kiểm tra tự luận, câu hỏi trắc nghiệm, bài kiểm tra trắc nghiệm, bài tập, thang đo, bảng kiểm và rubric. 11
- Với hình thức dạy học trực tiếp có ứng dụng CNTT, phần mềm dùng để thiết kế các công cụ kiểm tra, đánh giá khá đơn giản, chủ yếu là dùng MS-Word. Với hình thức dạy học trực tuyến (hỗ trợ hoặc thay thế dạy học trực tiếp), việc thiết kế và triển khai các công cụ kiểm tra, đánh giá đƣợc sự hỗ trợ bởi nhiều phần mềm hơn và thƣờng có chức năng phản hồi kết quả học tập từ xa. - Ở hoạt động xác định vấn đề/nhiệm vụ, GV có thể sử dụng một số phần mềm nhƣ: MS-PowerPoint, Kahoot… để thiết kế các trò chơi có câu hỏi nhằm gắn kết HS vào nội dung bài học mới, xác định nhiệm vụ học tập mới, tạo sự hứng thú. - Ở hoạt động tìm hiểu/khám phá, luyện tập, GV có thể sử dụng các phần mềm nhƣ Google Forms, Quizizz... để thiết kế, triển khai câu hỏi cũng nhƣ thống kê, phân tích, đánh giá về kết quả trả lời/khảo sát của HS từ các phần mềm ấy. Sử dụng phần mềm Azota tạo lập bài thi năng lực cho HS lớp 12. Thực hiện Luật Giáo dục đại học (Luật số 34) và lộ trình đổi mới tuyển sinh của Bộ GD-ĐT từ nay đến năm 2025, các trƣờng đƣợc tự chủ cao trong tuyển sinh gồm thi tuyển, xét tuyển và kết hợp vừa thi tuyển và xét tuyển. Hƣớng tới giảm dần chỉ tiêu xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông, năm 2022, nhiều trƣờng đại học tốp đầu đã tăng chỉ tiêu xét tuyển bằng điểm kỳ thi đánh giá năng lực. Đây là bài kiểm tra tập trung đánh giá năng lực cơ bản của thí sinh chuẩn bị bƣớc vào đại học, thông qua bài thi tổ hợp gồm 120 đến 150 câu hỏi với thời gian làm bài là 150 phút. Cấu trúc bài thi dành một phần lớn kiểm tra tƣ duy định tính Ngữ văn (ĐHQGHN), tƣ duy ngôn ngữ (ĐHQGTPHCM)... Vì vậy, trong quá trình dạy học, chúng tôi sử dụng các phần mềm hỗ trợ để củng cố và kiểm tra kiến thức liên quan đến bộ môn ở học sinh theo hình thức trắc nghiệm, sử dụng phần mềm Quizizz, Azota tạo đề kiểm tra và tiến hành tổ chức thi trực tuyến. HS sẽ biết đƣợc kết quả sau khi hoàn thành bài thi, biết đƣợc tốc độ làm bài, vị thứ của mình 12
- trong tổng sô các HS tham gia. Mặc dầu còn nhiều bỡ ngỡ nhƣng chúng tôi cố gắng học hỏi từ đồng nghiệp, tham gia các khóa học trên mạng Internet nhƣ GoEdu để ứng dụng có hiệu quả các phần mềm hỗ trợ trong dạy học, kiểm tra đánh giá học sinh. Sử dụng phần mềm Quizizz trong nhiều hoạt động: Kích hoạt kiến thức nền, luyện tập, kiểm tra trực tiếp Chúng tôi nhận thấy việc sử dụng Quizizz trong kiểm tra, đánh giá có rất nhiều tiện ích: linh hoạt về thời gian, địa điểm; nhiều dạng câu hỏi; học sinh phản hồi ngay; học sinh hứng thú; kết quả nhanh, chính xác, chi tiết. Dạy học trực tiếp Loại công cụ Dạy học trực tuyến kiểm tra, đánh giá Hỗ trợ H ỗ trợ Thiết bị Triển khai thiết kế thiết kế Thang đo, Google Google Classroom, Máy in MS- Word bảng Forms MS-Teams, Máy tính kiểm, rubric ĐT thông minh Google Docs, Google Classroom, Câu hỏi, đề Google MS-Teams Máy in MS- Word kiểm tra trắc Forms Máy tính nghiệm Quizizz ĐT thông minh Azota Câu hỏi tự Google Docs Google Classroom, Máy in MS- Word luận, bài kiểm Google MS-Teams, Máy tra tự luận Forms tính, ĐT thông minh Một số thiết bị, phần mềm hỗ trợ kiểm tra, đánh giá trong dạy học Ngữ Văn. 13
- 4. Lựa chọn và sử dụng phần mềm đa phƣơng tiện Sử dụng phần mềm đa phƣơng tiện là xu hƣớng tất yếu của dạy học hiện đại. Thực tế đã chứng minh không thể phụ nhận sự tác động tích cực của nó trong việc dạy học môn Ngữ văn trong nhà trƣờng THPT. Đặc biệt, thực hiện chƣơng trình SGK mới 2018 có nhiều nội dung đòi hỏi giáo viên phải sử dụng đa dạng các phƣơng tiện dạy học. Bởi một văn bản có nhiều loại hình tồn tại, nhiều hình thức giao tiếp: kết hợp kênh chữ, kênh hình, truyện tranh.... Học sinh phải có năng lực đọc hiểu các dạng văn bản này: hiểu đƣợc vai trò của các phƣơng thức biểu đạt. (chữ/lời nói, hình ảnh động và tĩnh, màu sắc, âm thanh...); biết diễn giải, suy luận và phân tích mối liên hệ giữa các kí hiệu, âm thanh, hình ảnh, chữ viết...trong các chủ đề. Giáo viên – học sinh có thể chụp ảnh bằng điện thoại, bằng máy chụp hình, bằng màn hình máy tính; thiết kế hình ảnh bằng công cụ PowerPoint; Ghi âm bằng điện thoại, bằng máy tính, bằng Audacity; Quay video bằng điện thoại di động, bằng máy tính, bằng bandicam... Có thể biên tập video bằng phần mềm Viva video hoặc sử dụng VSDC Video editor, lƣu trữ và chia sẻ video trên Youtobe... Ví dụ 1: Học sinh lớp 10A11 (Năm học 2019- 2020) sử dụng PowerPoit để hoàn thành video giới thiệu về Tác giả Nguyễn Trãi https://www.facebook.com/100007099906546/posts/3126041687642464/?d=n Ví dụ 2: Giáo viên sử dụng Pait chỉnh sửa ảnh, sử dụng PowerPoint để tổ chức các hoạt động dạy học ở chủ đề Phong cách ngôn ngữ báo chí (Ngữ Văn 11). 14
- Ví dụ 3: Học sinh lớp 11A1 (Năm học 2020- 2021) sử dụng Movie maker, Canva, Piscart hoặc Proshow Producer để hoàn thành sản phẩm Luyện tập phỏng vấn và trả lời phỏng vấn về chủ đề: Môi trƣờng biển. https://www.facebook.com/100004402956407/posts/2192864717536939/?d=n 15
- 5. Tìm kiếm và khai thác thông tin phục vụ cho dạy học Để khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên có sẵn từ Internet, chúng tôi trang bị cho mình các kĩ năng tìm kiếm và chọn lọc dữ liệu nhất định. - Tìm kiếm hình ảnh với công cụ Google tại địa chỉ: https://pinterest.com/ http://images.google.com/: - Tìm kiếm tƣ liệu âm thanh tại: http://youtube.rtGtpVXr6wg; các chƣơng trình truyền hình; phim về các chủ đề dạy học... - Sử dụng các mẫu thiết kế tại: Thƣ viện của PowerPoint; Thƣ viện của Google Slides; http://slidesgo.com - Kho bài giảng E-learning của Bộ Giáo dục và đào tạo: https://elearning.moet.edu.vn/. - Nền tảng sách điện tử của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam: https:// hanhtrangso.nxbgd.vn/. - Dự án hỗ trợ đổi mới GDPT: http://rgep.moet.gov.vn/. Ví dụ 1: Khai thác chƣơng trình truyền hình phục vụ cho bài dạy thuộc chủ đề Phong cách ngôn ngữ báo chí. (https://vtv.vn/video/phim-tai-lieu-lan-theo-dau-vet-tap-16-345541.htm) 16
- Ví dụ 2: Khai thác chƣơng trình truyền hình phục vụ cho bài dạy Vợ nhặt Dấu ấn phong cách nghệ thuật của Kim Lân trong làng văn Việt Nam: (https://vtv.vn/viet-nam-va-the-gioi/dau-an-phong-cach-nghe-thuat-cua-kim-lan- trong-lang-van-viet-nam-20171113104758013.htm) Ví dụ 3: Khai thác hình ảnh phục vụ cho bài học Tuyên ngôn độc lập 17
- Ví dụ 4: Khai thác hình ảnh phục vụ cho bài dạy Vợ Chồng A Phủ Khám phá nét đẹp những phiên chợ tình độc đáo Tây Bắc https://vnairlines.net/kham-pha-net-dep-nhung-phien-cho-tinh-doc-dao-tay-bac/ III. XÂY DỰNG KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÓ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SỐ. Trong qua trình nghiên cứu đề tài, chúng tôi đã tiến hành thực nghiệm sƣ phạm. Cụ thể chúng tôi đã ứng dụng công nghệ số trong quá trình xây dựng kế hoạch bài dạy, tiến hành thực nghiệm và đối chứng để rút ra những kết luận. 1. Thời gian, đơn vị thực nghiệm: - Thời gian thực nghiệm: năm học 2021- 2022 - Lớp dạy thực nghiệm: 12A1, 12a5, 12a6, 12a11 2. Kế hoạch bài dạy thực nghiệm Giáo án 1: KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÓ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SỐ BÀI HỌC: VỢ NHẶT (KIM LÂN) - Thời lƣợng: 3 tiết A. Mục tiêu bài học 1. Bồi dƣỡng phẩm chất: Lòng nhân ái, niềm tin tƣởng, lạc quan vào sức sống mãnh liệt của con ngƣời, trân trọng khát vọng đổi đời, khát vọng hạnh phúc của con ngƣời. 2. Phát triển năng lực: 18
- a. Kỹ năng đọc, hiểu: Biết đọc, hiểu một truyện ngắn hiện đại: - Nhận biết đƣợc các thông tin chính, nổi bật về tác giả, tác phẩm và cách thức trình bày các thông tin đó trong phần Tiểu dẫn. - Nhận biết đƣợc đặc điểm của nhân vật, phân tích và đánh giá đƣợc nhân vật (Nhân vật Tràng, bà cụ Tứ, chị “vợ nhặt”). - Nhận biết và phân tích đƣợc giá trị các yếu tố: ngƣời kể chuyện, điểm nhìn trần thuật, không gian, thời gian, tình huống truyện, các chi tiết nghệ thuật đặc sắc. - Nhận biết và phân tích đƣợc chủ đề, tƣ tƣởng, thông điệp mà nhà văn muốn gửi tới ngƣời đọc. - Biết liên hệ, so sánh với các truyện ngắn viết về ngƣời nông dân trƣớc cách mạng tháng 8 năm 1945. - Phân tích và đánh giá đƣợc chủ đề của truyện, nêu đƣợc thông điệp của văn bản với bản thân (Sống yêu thƣơng nhân ái, lá lành đùm lá rách; Tin tƣởng, trân trọng khát vọng sống, khát vọng đổi đời và khát vọng hạnh phúc của con ngƣời; Nhìn nhận, phát hiện những khía cạnh tích cực, nhân văn của cuộc sống...) b. Kỹ năng viết - Biết sử dụng ngôn ngữ một cách chính xác, gợi cảm khi viết đoạn văn. - Biết tạo lập văn bản theo đúng yêu cầu. c. Kỹ năng nói và nghe - Biết trình bày một vấn đề trƣớc tập thể. - Biết cách kể đƣợc một câu chuyện sinh động, hấp dẫn. - Nghe và nhận biết đƣợc tính hấp dẫn và ý nghĩa của một truyện ngắn hiện đại. - Kĩ năng thực hiện một cuộc phỏng vấn d. Kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông - Biết sử dụng, khai thác công nghệ thông tin để giải quyết các nhiệm vụ học tập. B. Thiết bị dạy học và học liệu - GV: SGK, SGV, Tƣ liệu Ngữ Văn 12, thiết kế bài học có sử dụng các phần mềm đa phƣơng tiện; Máy tính, máy chiếu, loa... - HS Tìm kiếm và khai thác thông tin trên Internet về tác giả Kim Lân, nạn đói năm 1945. + https://vtv.vn/viet-nam-va-the-gioi/dau-an-phong-cach-nghe-thuat-cua-kim-lan- trong-lang-van-viet-nam-20171113104758013 + https://www.youtube.com/watch?v=DpE0zAVRhkc + https://www.youtube.com/watch?v=RV0gK8Myv_I 19
- C. Tiến trình dạy học: Tiết 1 Hoạt động 1: Mở đầu * Mục tiêu Phƣơng pháp K thuật dạy học - Mục tiêu: Đặt vấn đề vào bài mới, giúp HS có tâm thế thoải mái, chủ động khi tiếp cận kiến thức mới. - Phƣơng pháp/kĩ thuật: động não, trực quan, phân tích phim video * Hình thức tổ chức hoạt động: Gv chiếu 3 video ngắn và dừng lại ở 3 hình ảnh, sau đó đặt câu hỏi https://www.youtube.com/watch?v=M7H3NSoKHBA https://www.youtube.com/watch?v=thUwQqRg1kY https://www.youtube.com/watch?v=15zdbv099gU Những hình ảnh này gợi cho em nhớ đến nhân vật trong tác phẩm văn học nào? Hãy chia sẻ với cô giáo và các bạn những ấn tƣợng sâu sắc của mình về một trong ba nhân vật trên. GV cho HS trả lời câu hỏi từ đó chuyển vào bài mới Hoạt động 2: Đọc hiểu văn bản * Mục tiêu Phƣơng pháp K thuật dạy học - Mục tiêu: Nắm kiến thức cơ bản về tác giả, tác phẩm; Hiểu đƣợc tình cảm thê thảm của ngƣời nông dân nƣớc ta trong nạn đói khủng khiếp năm 1945 do thực dân Pháp và phát xít Nhật gây ra. - Phƣơng pháp/kĩ thuật: Tổ chức trò chơi, kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận nhóm, trình bày một phút, động não, thông tin - phản hồi, mảnh ghép. * Hình thức tổ chức hoạt động: Hoạt động của GV và HS Nội dung chính GV chuyển giao nhiệm vụ: I. Tìm hiểu chung Gv tổ chức trò chơi đi tìm mật mã ẩn 1. Tác giả: dấu trong ma trận 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thiết kế và ứng dụng học liệu số trong nâng cao hứng thú và hiệu quả dạy học Lịch sử lớp 10 Bộ Cánh diều
49 p | 64 | 29
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số ứng dụng của số phức trong giải toán Đại số và Hình học chương trình THPT
22 p | 179 | 25
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giải pháp rèn luyện kĩ năng điều chỉnh và quản lí cảm xúc nhằm hình thành khả năng ứng phó với căng thẳng của học sinh trường THPT Kim Sơn C
50 p | 18 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy và học Tiếng Anh
36 p | 28 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Ứng dụng phương pháp học thông qua thực hành dạy (learning by teaching) trong việc giảng dạy tiếng Anh cho học sinh THPT
38 p | 13 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng mô hình học tập Blended Learning trong dạy học chủ đề 9 Tin học 11 tại Trường THPT Lê Lợi nhằm nâng cao hiệu quả học tập
16 p | 22 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giáo dục kỹ năng sống và sử dụng ngôn ngữ cho học sinh THPT qua tác phẩm Chí Phèo
19 p | 29 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số phương pháp giáo dục kỹ năng sống hiệu quả khi dạy phần đạo đức môn Giáo dục công dân lớp 10
11 p | 121 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng kho tư liệu video hỗ trợ dạy học chương trình Tin học 10
11 p | 27 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phân loại và phương pháp giải bài tập chương andehit-xeton-axit cacboxylic lớp 11 THPT
53 p | 29 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội cho học sinh lớp 12 ở trường THPT Vĩnh Linh
20 p | 16 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng dạy học STEM phần hóa học phi kim lớp 11 nhằm phát triển năng lực và phẩm chất cho học sinh
71 p | 16 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hiệu quả dạy - học qua việc tích hợp nội dung ứng phó với biến đổi khí hậu trong bài 14 và 15 Địa lí 12
32 p | 32 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn học sinh lớp 12 ôn tập môn Lịch Sử theo định hướng 5 bước 1 vấn đề, đáp ứng yêu cầu mới của kỳ thi THPT Quốc gia
29 p | 35 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Ứng dụng tích phân để giải các bài toán tổ hợp
21 p | 110 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Ứng dụng công nghệ thông tin xây dựng hệ thống trực tuyến quản lý và giải quyết nghỉ phép cho học sinh trường PT DTNT THPT tỉnh Hòa Bình
35 p | 14 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Ứng dụng công nghệ thông tin và học liệu số trong dạy học chủ đề Điện trở - Tụ Điện- Cuộn cảm môn Công nghệ 12
38 p | 13 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Ứng dụng của tỉ số thể tích
15 p | 27 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn