intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Ứng dụng công nghệ số trong dạy học môn sinh học 10 nhằm phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh THPT Tương Dương 1

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:55

3
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến "Ứng dụng công nghệ số trong dạy học môn sinh học 10 nhằm phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh THPT Tương Dương 1" được hoàn thành với mục tiêu nhằm đề ra một số giải pháp ứng dụng công nghệ số trong tổ chức hoạt động dạy học giúp tạo hứng thú học tập cho học sinh, đồng thời phát triển một số kĩ năng, năng lực CNTT cho học sinh và giáo viên; đảm bảo hoàn thành mục tiêu chương trình giáo dục phổ thông 2018 và kế hoạch chuyển đổi số trong giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo giai đoạn 2022- 2025.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Ứng dụng công nghệ số trong dạy học môn sinh học 10 nhằm phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh THPT Tương Dương 1

  1. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SỐ TRONG DẠY HỌC MÔN SINH HỌC 10 NHẰM PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT VÀ NĂNG LỰC CHO HỌC SINH THPT TƢƠNG DƢƠNG 1 (CHƢƠNG TRÌNH GDPT 2018) LĨNH VỰC: SINH HỌC Năm học 2023- 2024
  2. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƢỜNG THPT TƢƠNG DƢƠNG 1 _________________________________________ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SỐ TRONG DẠY HỌC MÔN SINH HỌC 10 NHẰM PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT VÀ NĂNG LỰC CHO HỌC SINH THPT TƢƠNG DƢƠNG 1 (CHƢƠNG TRÌNH GDPT 2018) LĨNH VỰC: SINH HỌC Nhóm tác giả: 1. PHẠM THỊ MINH THÚY 2. NGUYỄN HỒNG TUẤN Tổ bộ môn: TỰ NHIÊN Số điện thoại: 0946078781, 0919894678 Năm học 2023- 2024
  3. MỤC LỤC Mục Nội dung Trang PHẦN A. MỞ ĐẦU 3 I Lý do chọn đề tài 3 II Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 4 III Tính mới của đề tài 4 IV Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 4 V Phương pháp nghiên cứu 5 PHẦN B. NỘI DUNG 5 I Cơ sở lý luận 5 1 Chuyển đổi số trong giáo dục 5 2 Dạy học phát triển phẩm chất năng lực 9 3 Hoạt động khởi động và luyện tập. 9 II Cơ sở thực tiễn 11 1 Thực trạng sử dụng công nghệ số của học sinh THPT Tương 11 Dương 1 2 Thực trạng ứng dụng CNTT trong tổ chức dạy học tại trường 12 THPT Tương Dương 1 III Ứng dụng công nghệ số dạy học phát triển phẩm chất và năng 13 lực cho học sinh trường THPT Tương Dương 1 trong chương trình sinh học 10. 1 Ứng dụng công nghệ số tổ chức trò chơi trong hoạt động khởi 13 động và hoạt động luyện tập 1.1 Khái quát sử dụng trò chơi trong dạy học 13 1.2 Một số phần mềm hỗ trợ tổ chức hoạt động dạy học 15 2 Ứng dụng công nghệ số thiết kế và trả lời phiếu học tập trong 29 tổ chức dạy học 2.1 Khái quát phiếu học tập 29 2.2 Một số ứng dụng công nghệ thiết kế, trả lời phiếu học tập 30 3 Thiết kế infographic trong hoạt động luyện tập củng cố bài học 34 3.1 Khái quát infographic 34 3.2 Thiết kế infographic trong tổ chức hoạt động luyện tập 34 IV Kết quả đạt được 38 1 Khảo sát tính cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp đề xuất. 38 2 Thực nghiệm sư phạm 40 PHẦN C. KẾT LUẬN 42 I Kết luận 42 II Một số kiến nghị, đề xuất 42
  4. DANH MỤC VIẾT TẮT STT Viết đầy đủ Viết tắt 1 Công nghệ thông tin CNTT 2 Học sinh HS 3 Giáo viên GV 4 Trung học phổ thông THPT 5 Giáo dục phổ thông GDPT 6 Giáo dục và đào tạo GD & ĐT
  5. PHẦN A. MỞ ĐẦU I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Bước vào thời đại 4.0, mọi ngành nghề đều bị tác động mạnh mẽ bởi công nghệ thông tin. Có thể nói, cốt lõi của Cách mạng công nghiệp 4.0 là công nghệ thông tin. Công nghệ thông tin xuất hiện trong hầu khắp các lĩnh vực như: kinh tế, dịch vu, y tế, giáo dục,… Theo Tiến sĩ Beyza Himmettoglu thuộc Đại học Anadolu (Thổ Nhĩ Kỳ), giáo dục là lĩnh vực chịu nhiều sự tác động từ cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 cùng với những thành tựu nổi bật liên quan tới internet, điện thoại thông minh, trí tuệ nhân tạo, mạng xã hội, kỹ thuật công nghệ cao, ứng dụng phần mềm... Chính vì vậy, mô hình giáo dục 4.0 là chủ đề được quan tâm của đại đa số các quốc gia. Nói một cách khác, giáo dục trong thời đại công nghiệp 4.0 là nền giáo dục tạo ra sự đổi mới, mang tới cho học sinh cơ hội phát triển năng lực theo hướng tự do, đồng thời gắn kết, vận dụng công nghệ vào sự phát triển kinh tế - xã hội. Ứng dụng công nghệ trong dạy học tạo ra nhiều công cụ hỗ trợ học tập nhằm giúp học sinh tiếp cận với nền giáo dục hiện đại. Với mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông 2018 và quyết định số 1282/QĐ- BGDĐT về kế hoạch tăng cường áp dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo giai đoạn 2022-2025 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Mỗi thầy cô giáo phải bám sát những thay đổi, nắm rõ các yếu tố đang tác động đến cấu trúc lớp học để chuyển mình cùng sự nghiệp giáo dục từ đó tạo dựng môi trường học tập hiện đại và hiệu quả hơn. Và công nghệ số là công cụ hữu ích giúp giáo viên đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng kích thích sự hứng thú, phát huy tính tích cực, năng động, sáng tạo của học sinh thông qua bài học thú vị, sinh động, hấp dẫn và đa dạng hóa các hình thức học tập để tăng khả năng tương tác, kết nối giữa học sinh với học sinh, học sinh với giáo viên. Giáo viên không chỉ biết cách sử dụng mà còn sử dụng một cách hiệu quả các ứng dụng công nghệ để tạo nên sự chuyển đổi trong phương pháp giáo dục của mình. Trường THPT Tương Dương 1 với hệ thống cơ sở vật chất hiện đại và đầy đủ gồm bảng thông minh, màn hình tương tác có kết nối internet, thư viện có ipad hỗ trợ học tập. Bên cạnh đó, giáo dục trong bối cảnh toàn dân ứng phó với dịch covid- 19 thì đa số các em học sinh đã được gia đình và nhà nước trang bị cho điện thoại thông minh…. Tuy nhiên, đa số học sinh là dân tộc thiểu số chưa biết cách sử dụng và tiếp cận CNTT(công nghệ thông tin) còn rất thụ động. Nên trong học tập vấn đề khai thác các thiết bị công nghệ hỗ trợ học tập thường xuyên sẽ góp phần giúp học sinh phát triển các kĩ năng CNTT có thể theo kịp xu thế chuyển đổi số trong thời đại hiện nay. Đặc biệt xu hướng dạy học hiện nay, học sinh phải đảm bảo các nhóm kỹ năng của thế kỷ 21 trong đó có nhóm kỹ năng công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) như năng lực giải quyết vấn đề dựa trên máy tính và các công cụ công nghệ. 1
  6. Chủ động tìm hiểu, nghiên cứu bài học trước khi lên lớp từ đó góp phần giúp học sinh hiểu và vận dụng được kiến thức, kĩ năng mới hình thành để giải quyết vấn đề một cách hiệu quả và chủ động nhất. Vì vậy chúng tôi đã lựa chọn đề tài “Ứng dụng công nghệ số trong dạy học môn sinh học 10 nhằm phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh THPT Tương Dương 1” với mong muốn tăng cường khả năng áp dụng CNTT tạo hứng thú học tập, nâng cao chất lượng giảng dạy không chỉ với môn sinh học mà còn có thể áp dụng cho nhiều môn học khác như toán, vật lí, hóa học, địa lí,….ở trường phổ thông. II. MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 1. Mục đích nghiên cứu Đề ra một số giải pháp ứng dụng công nghệ số trong tổ chức hoạt động dạy học giúp tạo hứng thú học tập cho học sinh, đồng thời phát triển một số kĩ năng, năng lực CNTT cho học sinh và giáo viên; đảm bảo hoàn thành mục tiêu chương trình giáo dục phổ thông 2018 và kế hoạch chuyển đổi số trong giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo giai đoạn 2022- 2025. 2. Nhiệm vụ nghiên cứu Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn đề tài. Đưa ra một số giải pháp ứng dụng công nghệ số phát triển phẩm chất năng lực học sinh khi tổ chức hoạt động dạy học trong chương trình sinh học 10(chương trình GDPT 2018). Tiến hành thực nghiệm đề tài nghiên cứu. Tổng kết kết quả thực nghiệm, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm III. TÍNH MỚI CỦA ĐỀ TÀI Do đặc điểm học sinh các trường miền núi Tương Dương nơi có điều kiện kinh tế - xã hội còn gặp rất nhiều khó khăn, cơ sở vật chất của các trường cấp 1, cấp 2 trên địa bàn còn thiếu thốn. Đặc biệt tiếp cận CNTT còn rất hạn chế vì vậy khai thác công nghệ số trong dạy học còn chưa phổ biến. Nên bước vào trường THPT Tương Dương 1 có đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại thì học sinh còn rất thụ động và chưa biết cách khai thác ứng dụng của thiết bị, phần mềm công nghệ. Đề tài đưa ra một số giải pháp tổ chức dạy học có áp dụng các phần mềm, công nghệ số nhằm tăng hiệu quả dạy học và nâng cao năng lực ứng dụng CNTT của học sinh và giáo viên trường THPT Tương Dương 1. IV. ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1. Đối tƣợng nghiên cứu Học sinh trường THPT Tương Dương 1 khi áp dụng công nghệ số tổ chức hoạt động dạy học trong chương trình sinh học lớp 10 (chương trình GDPT 2018). 2. Phạm vi nghiên cứu 2
  7. Nghiên cứu cơ sở lí luận chuyển đổi số trong giáo dục, dạy học phát triển phẩm chất, năng lực. Nghiên cứu cơ sở thực tiễn về ứng dụng công nghệ số trong dạy học ở trường THPT Tương Dương 1. Ứng dụng công nghệ số tổ chức hoạt động dạy học chương trình sinh học 10 của học sinh trường THPT Tương Dương 1- ( Chương trình GDPT 2018) Thời gian nghiên cứu: từ cuối năm 2022 đến nay. V. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Phương pháp quan sát, điều tra, khảo sát thực tiễn. - Phương pháp phân tích tổng hợp. - Phương pháp thực nghiệm sư phạm. PHẦN B. NỘI DUNG I. CƠ SỞ LÍ LUẬN 1. Chuyển đổi số trong giáo dục 1.1. Khái niệm “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” được phê duyệt tại Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 3.6/2020 của Thủ tướng Chính phủ như sau: “Phát triển nền tảng hỗ trợ dạy và học từ xa, ứng dụng triệt để công nghệ số trong công tác quản lý, giảng dạy và học tập; số hóa tài liệu, giáo trình; xây dựng nền tảng chia sẻ tài nguyên giảng dạy và học tập theo cả hình thức trực tiếp và trực tuyến. Phát triển công nghệ phục vụ giáo dục, hướng tới đào tạo cá thể hóa. 100% các cơ sở giáo dục triển khai công tác dạy và học từ xa, trong đó thử nghiệm chương trình đào tạo cho phép học sinh, sinh viên học trực tuyến tối thiểu 20% nội dung chương trình. Ứng dụng công nghệ số để giao bài tập về nhà và kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh trước khi đến lớp học”. Chuyển đổi số trong dạy, học và kiểm tra, đánh giá là số hóa học liệu (sách giáo khoa điện tử, bài giảng điện tử, kho bài giảng e-learning, ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm), thư viện số, phòng thí nghiệm ảo, triển khai hệ thống đào tạo trực tuyến…; chuyển đổi toàn bộ cách thức, phương pháp giảng dạy, kỹ thuật quản lý lớp học, tương tác với người học sang không gian số, khai thác công nghệ thông tin để tổ chức giảng dạy thành công. Chuyển đổi số trong ngành giáo dục, nghĩa là việc áp dụng công nghệ, cũng dựa vào mục đích, cơ cấu tổ chức của cơ sở giáo dục và được ứng dụng dưới 3 hình thức chính: Ứng dụng công nghệ trong lớp học, cơ sở vật chất lớp học, công cụ giảng dạy. 3
  8. Ứng dụng công nghệ trong dạy học là việc sử dụng các thành tựu của khoa học, công nghệ vào giáo dục, giúp người học giữ vai trò chủ động hơn. Điều này đã làm thay đổi cách giáo dục một chiều truyền thống, không còn tình trạng giáo viên luôn là người giảng và đặt câu hỏi, còn trò chỉ trả lời và ghi chép một cách máy móc. 1.2. Một số ứng dụng công nghệ số trong dạy học hiện nay: Hiện nay có rất nhiều hình thức ứng dụng công nghệ vào giáo dục và phổ biến nhất là một số hình thức sau: - Xây dựng bài giảng: Ứng dụng công nghệ trong dạy học này giúp người dạy có thể chuẩn bị bài giảng nhanh chóng qua các mẫu bài giảng có sẵn, đồng thời tận dụng được nhiều nguồn tài nguyên như video, hình ảnh, tài liệu điện tử,… Nhờ đó giúp thu hút người học và nâng cao hiệu quả giảng dạy. Một số ứng dụng giúp xây dựng bài giảng: powerpoint, cannva, myViewBoard,… - Quản lý lớp học: Ứng dụng quản lý lớp học giúp thống kê điểm số, đánh giá sự tiến bộ của từng học viên và phân chia nhóm, quản lý mức độ tham gia của người học. Các ứng dụng quản lý lớp học nổi bật hiện nay là: Schoology, Moodle, myViewBoard,… - Kiểm tra đánh giá: Hiện nay công nghệ được áp dụng rộng rãi và phổ biến trong kiểm tra đánh giá: từ khâu xây dựng hệ thống câu hỏi, thi trực tuyến, chấm bài, thống kê, khảo sát khả năng làm bài của học sinh,…bằng các phần mềm hỗ trợ như EduNow, Azota, lms, Google Classroom, Quizzi.. - Tổ chức hoạt động học tập: Các thiết bị thông minh đang dần được sử dụng nhiều trong lớp, giúp tăng độ tương tác với người học và tính trực quan của bài giảng, các công cụ thường gặp là: điện thoại cảm ứng, ipad,màn hình tương tác thông minh, máy chiếu tương tác,… - Lưu trữ dữ liệu, chia sẻ thông tin: Ứng dụng công nghệ trong dạy học như lưu trữ dữ liệu và chia sẻ thông tin giúp tạo một kho tài liệu chung cho cả lớp. Ở đây, người dạy có thể tải lên tài liệu, bài giảng, ghi hình bài giảng,… Các nền tảng thường dùng là:Google Drive, OneDrive, … Công nghệ luôn phát triển không ngừng, ngày càng tạo ra nhiều công cụ hỗ trợ hiện đại đòi hỏi người GV phải thường xuyên cập nhật, trau dồi kiến thức mới để điều chỉnh pp giảng dạy đáp ứng nhu cầu học tập của HS, phù hợp với xu thế phát triển của thời đại. Trong các ứng dụng trên tôi tập trung vào các phần mềm ứng dụng xây dựng bài giảng để đa dạng các hoạt động, hình thức học tập của học sinh nhằm tăng hứng thú, hiệu quả dạy học. 1.3. Tác động của công nghệ số đến dạy học hiện nay. 1.3.1. Tác động của công nghệ số đến ngƣời dạy và ngƣời học. * Người dạy: - Sự phát triển của công nghệ số đòi hỏi người dạy phải không ngừng nghiên 4
  9. cứu, cập nhật công nghệ số và ứng dụng nó phù hợp với phương pháp giảng dạy. - Xây dựng kế hoạch và phương pháp giảng dạy cho lớp học số. - Quyết định các công cụ số tương ứng với chuẩn đầu ra của buổi học. - Linh hoạt trong lựa chọn phương pháp tương tác giữa người dạy và người học. - Người dạy phải chuyển từ mô hình giảng dạy người dạy là trung tâm (truyền thống) sang mô hình lấy người học làm trung tâm (phương pháp giảng dạy tích cực), lúc này vai trò của người dạy trở thành người định hướng và hỗ trợ học tập. Từ những yêu cầu trên, người dạy khi triển khai lớp học số sẽ tự phát triển kĩ năng tự học, tự nâng cao kĩ năng công nghệ thông tin, thích ứng với sự thay đổi cách học của người học, thay đổi mô hình giảng dạy một cách linh hoạt từ truyền thống sang giảng dạy tích cực tăng tính tương tác. Bên cạnh đó,tầm nhìn về giáo dục cũng như khả năng tự lập kế hoạch, lãnh đạo trong việc định hình lớp học được hình thành. Vì thế, vai trò của người giáo viên thời 4.0 không đơn giản là truyền đạt kiến thức, mà còn giúp học trò trang bị các kỹ năng để hội nhập toàn cầu. Người học cần có năng lực học tập suốt đời, không ngừng cập nhật kiến thức và tri thức để theo kịp sự đòi hỏi công việc vốn liên tục thay đổi trong xã hội 4.0. * Người học: Học sinh thời đại cách mạng công nghiệp 4.0 thuộc các thế hệ Z và Alpha. Các em được sinh ra và nuôi dưỡng trong thời kỳ bùng nổ của công nghệ và trí tuệ nhân tạo giúp các em có cơ hội khám phá và phát triển năng lực bản thân ngay từ khi còn nhỏ. Với đặc điểm chung của người học ở hai thế hệ này thích công nghệ cao, tiếp thu nhanh, phản hồi nhanh, thời gian tập trung ngắn, sử dụng các phương tiện truyền thông và học tập cộng đồng, hình ảnh trực quan, có sự kết nối trực tuyến,…Điều đó đặt ra nhiệm vụ của giáo dục đó là những thay đổi trong nội dung, phương pháp, đa dạng hóa các hình thức dạy học nhằm phù hợp đặc điểm, nhu cầu học tập của học sinh để có thể nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục. Người học tham gia vào lớp học số sẽ có những tác động tích cực như phân tích sau: - Việc người dạy thay đổi mô hình từ truyền thống sang mô hình giảng dạy tích cực đòi hỏi người học phải tích cực tham gia thảo luận, nỗ lực tương tác để cùng giải quyết vấn đề với các bạn cùng lớp. Người học dần hình thành khả năng tự học và tự nghiên cứu. - Thường xuyên tham gia thảo luận, đưa ra ý kiến, tổng hợp kiến thức sẽ hình thành kĩ năng truyền đạt ý tưởng hiệu quả và tư duy phản biện. - Thông qua công nghệ, người học tự tiếp cận kiến thức nền lên lớp tham gia thảo luận phân tích đánh giá tương tác với người dạy để tự tạo ra kiến thức mới. Từ những thay đổi như đã nêu ở trên, việc tổ chức các lớp học số sẽ tăng kĩ năng tự học và giải quyết vấn đề cho người học. 5
  10. 1.3.2. Tạo ra nhiều xu thế dạy học mới Trước xu thế phát triển của thời đại 4.0 với những ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ, lấy công nghệ làm chủ đạo thì với giáo dục việc đổi mới các phương pháp, hình thức giáo dục có ứng dụng công nghệ là xu thế tất yếu. - Nhiều phương pháp dạy học mới ra đời: + Phương pháp giảng dạy thông qua hình thức thực tế ảo (VR) + Phương pháp giảng dạy ứng dụng đa phương tiện - Thúc đẩy giáo dục tích cực: + Phương pháp giảng dạy thông qua bảng tương tác + Tạo điều kiện học tập không giới hạn kiến thức, không gian và thời gian - Có thêm hình thức tổ chức lớp học: + Lớp học ảo + Có thể tích hợp hình thức học tập trực tiếp với trực tuyến + Người học được chủ động xem lại toàn bộ buổi học và bài giảng 1.3.3. Lợi ích và thách thức ứng dụng công nghệ số trong dạy học Cùng với xu thế phát triển thời đại 4.0 thì đưa công nghệ vào lớp học là một vấn đề tất yếu, ngày càng phát triển và lan rộng trên toàn thế giới. Và đã đem lại một số tác động không nhỏ đến dạy học và giáo dục: - Lợi ích: + Tạo ra nhiều công cụ hỗ trợ dạy học giúp GV tiết kiệm được thời gian, công sức nhưng lại xây dựng được những bài giảng thú vị, hấp dẫn và sinh động. + Nhiều phương pháp giảng dạy và giáo dục với ra đời nâng cao chất lượng, hiệu quả giảng dạy. + Thu hút sự chú ý của người học. + Tăng sự tương tác giữa người dạy và người học. + Phù hợp với nhiều phong cách học tập, mở rộng ranh giới lớp học. + Khuyến khích khả năng hợp tác trao đổi, chia sẻ kiến thức/kinh nghiệm. + Giúp việc dạy và học không bị gián đoạn, ngắt quãng do các yếu tố như dịch bệnh, thời tiết. + Công nghệ hỗ trợ người học, người dạy tiếp cận nhanh hơn với các nguồn học liệu. - Những thách thức: + Học sinh dễ sao nhãng, mất tập trung. + Gian lận trong kiểm tra, thi cử. 6
  11. + Tốn kém chi phí mua các phần mềm, thiết bị công nghệ. + Hạn chế khả năng giao tiếp, tương tác xã hội. Vì vậy tùy vào đặc điểm HS, điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị của nhà trường để từ đó GV kết hợp giữa các phương pháp giảng dạy truyền thống và sử dụng công nghệ vào lớp học một cách hợp lí mới có thể nâng cao chất lượng giảng dạy. 2. Dạy học phát triển phẩm chất năng lực Dạy học theo hướng phát triển năng lực là mô hình dạy học hướng tới mục tiêu phát triển tối đa phẩm chất và năng lực của người học thông qua cách thức tổ chức các hoạt động học tập độc lập, tích cực, sáng tạo của học sinh dưới sự tổ chức, hướng dẫn và hỗ trợ hợp lý của giáo viên. - Dạy học phát triển năng lực có 04 đặc điểm chính: + Dạy học theo định hướng phát triển năng lực được thiết kế theo hướng phân hóa dựa trên hứng thú, nhu cầu và nền tảng kiến thức, sở thích cũng như thế mạnh của học sinh. Học sinh được coi là trung tâm của quá trình học và luôn cảm thấy thoải mái, dễ chịu. + Dạy học định hướng để học sinh có thể tiếp thu kiến thức cần thiết và nâng cao khả năng thực hành, vận dụng kiến thức đã học được để các em thực hiện nhiệm vụ cụ thể để hình thành và phát triển năng lực. + Học sinh thể hiện sự tiến bộ của mình thông qua việc chứng minh năng lực mà không dựa trên khoảng thời gian cố định như học kỳ hay cấp học. + Khuyến khích khả năng làm việc độc lập và tự chủ của học sinh, phát triển tối đa các kỹ năng để đạt được mục tiêu học tập. - Các phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực + Dạy học thông qua tổ chức các hoạt động + Dạy học thông qua tương tác và hợp tác + Dạy học phân hóa + Dạy học gắn với hướng dẫn tự học + Dạy học gắn với thực tiễn 3. Hoạt động khởi động và hoạt động luyện tập 3.1. Vai trò hoạt động khởi động và hoạt động luyện tập Với đặc điểm của chương trình GDPT 2018, chú trọng phương pháp dạy học tích cực. HS chủ động trong vấn đề tiếp nhận kiến thức thông qua các hoạt động, các nhiệm vụ học tập từ đó hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực. Nếu như hoạt động khởi động dùng để tạo hứng thú khi vào bài học thì hoạt động luyện tập có vai trò giúp học sinh củng cố, hệ thống hóa kiến thức, vận dụng kiến thức, kĩ năng vừa lĩnh hội được để giải quyết các vấn đề cụ thể. Giúp học sinh 7
  12. giải quyết các tình huống đặt ra, khám phá ra chân lí bài học, từ đó tự đánh giá được bản thân, đem lai cảm giác thích thú, say mê, háo hức cho người học. Để chuẩn bị tốt cho hoạt động khởi động và luyện tập giáo viên cần xác định rõ các vấn đề: + Mục tiêu của hoạt động + Phương pháp/ kĩ thuật dạy học + Phương tiện + Thời gian/ tiến trình thực hiện + Cụ thể hóa nội dung thông qua hệ thống câu hỏi, phiếu học tập Qua đó có thể đánh giá được kiến thức, kĩ năng học sinh xác định chủ đề/ bài học và tiếp nhận được sau bài học. 3.2. Hình thức tổ chức hoạt động khởi động và hoạt động luyện tập Một thực tế là hoạt động khởi động vào đầu tiết, học sinh còn lộn xộn chưa tập trung; còn hoạt động luyện tập, củng cố thường vào cuối giờ, học sinh thường lơ là không chú ý đến học tập. Vì vậy việc tổ chức hoạt động khởi động và luyện tập làm sao kích thích hứng thú, say mê, tích cực của học sinh là một bài toán khó, yêu cầu giáo viên phải thường xuyên cập nhập, áp dụng các phương thức tổ chức linh hoạt, sinh động để đa dạng hóa các hình thức khởi động và luyện tập, kích thích hứng thú cho học sinh. Một số cách thức tổ chức hoạt động khởi động và hoạt động luyện tập: + Thông qua hệ thống câu hỏi bài tập củng cố bài học. + Thông qua tổ chức trò chơi khởi động + Thông qua xây dựng sơ đồ tư duy củng cố nội dung bài học. + Thông qua xây dựng các infographic củng cố bài học + Thông qua việc thiết kế phiếu học tập giúp học sinh củng cố bài học + Tổ chức một số hoạt động: Học sinh tự đặt câu hỏi, học sinh làm giáo viên,… 3.3. Ứng dụng công nghệ số trong tổ chức hoạt động dạy học. Ứng dụng công nghệ số trong tổ chức hoạt động dạy học là sử dụng các phần mềm, thiết bị công nghệ tổ chức hoạt động dạy học: + Tổ chức các trò chơi củng cố bài học bằng MS powerpoint, quizizz, blooket, gimkit, wordwall, …. + Giao nhiệm vụ cho học sinh thiết kế và trả lời các phiếu học tập tương tác bằng canva, padlet, livewordsheet,… + Thiết kế sơ đồ tư duy bằng các phần mềm Edraw Mind Map, PowerPoint, 8
  13. Canva, Mindmeister,… + Thiết kế infographic củng cố nội dung bài học sử dụng phần mềm canva, Venngage, Easel.ly, Visme, Google Developers,... II. CƠ SỞ THỰC TIỄN 1. Thực trạng sử dụng công nghệ số của học sinh THPT Tƣơng Dƣơng 1 Mặc dù điều kiện kinh tế xã hội đang còn nhiều khó khăn nhưng học sinh THPT Tương Dương 1 cũng đã có nhiều cơ hội, được tạo điều kiện để tiếp cận với nền công nghệ số, tiếp cận gần hơn với các ứng dụng, công nghệ hiện đại ngay cả trong trường THPT Tương Dương 1. Khảo sát thực trạng sử dụng công nghệ số của học sinh cho kết quả. Hình 2.1. Biểu đồ thực trạng sử dụng công nghệ số của HS Qua số liệu khảo sát 225 HS trường THPT Tương Dương 1 về mục đích, tình trạng sử dụng công nghệ số cho thấy hơn 90% học sinh sở hữu điện thoại thông minh, Ipad nhưng thực tế cho thấy học sinh chưa biết cách khai thác hết các ứng dụng mà chúng mang lại. Đa số học sinh thường sử dụng để tham gia trang mạng xã hội facebook, Zalo, Youtube, Tiktok, Twitter, Instagram, …tải các phần mềm chơi game để giải trí. Vì vậy vấn đề ứng dụng phần mềm, công nghệ số hỗ trợ học tập chưa được khai thác và sử dụng đúng cách. Đa số thầy cô có sử dụng công nghệ nhưng chỉ xây dựng bài giảng, trình chiếu, soạn giáo án mà chưa thường xuyên tạo điều kiện, hướng dẫn các em sử dụng, tương tác, khai thác các nền tảng công nghệ vào vào học tập. 1.1.Thuận lợi + Trong chương trình “Sóng và máy tính cho em”, Mặt trận tổ quốc Việt Nam tỉnh Nghệ An hỗ trợ 15 điện thoại thông minh, 80 Ipad cho các em học sinh nghèo để hỗ trợ học tập. + Gói thầu 195.535.000 đồng, Sở GD & ĐT Nghệ An đã trang bị cho trường 1 phòng học thông minh. + Từ nguồn xã hội hóa nhà trường đã trang bị hệ thống màn hình tương tác ở tất cả các lớp học, có hệ thống mạng và wifi đầy đủ tạo điều kiện cho học sinh kết nối 9
  14. internet dễ dàng; 2 phòng tin học lắp đặt hệ thống máy tính đầy đủ. + Các phong trào, cuộc thi trực tuyến do đoàn thanh niên và nhà trường tổ chức tạo điều kiện các em trải nghiệm, sử dụng các phần mềm, công nghệ số từ đó từng bước nâng cao năng lực, kĩ năng sử dụng công nghệ thông tin. + Hầu hết HS ở lứa tuổi nhạy bén với công nghệ, nếu được hướng dẫn đúng cách các em nhanh bắt nhịp được các xu hướng công nghệ mới. 1.2. Khó khăn + Do đa số học sinh ở trọ, xa gia đình nên không có người quản lí nên HS chưa biết cách phân phối thời gian học tập và vui chơi hợp lí, thường sử dụng điện thoại để giải trí trở thành thói quen. + Hiểu biết về khai thác tài nguyên số, công nghệ số còn rất sơ sài nên học sinh chưa biết cách sử dụng và khai thác đúng cách để hỗ trợ học tập. + Đa số học sinh là người dân tộc thiểu số, điều kiện kinh tế còn rất nhiều khó khăn, trình độ dân trí thấp nên các em chưa được tiếp cận nhiều với các công nghệ, phần mềm hỗ trợ học tập, phụ huynh chưa biết cách hướng dẫn cho con sử dụng. + Thầy cô chưa thường xuyên tạo điều kiện cho HS hoạt động nhiều trên các nền tảng công nghệ trong quá trình học tập. Vấn đề trước mắt là cần tạo điều kiện hơn nữa để học sinh từng bước tiếp cận và làm quen với các phần mềm, công nghệ hỗ trợ học tập để hình thành thói quen, nâng cao trình độ ứng dụng công nghệ số của học sinh bằng cách ứng dụng công nghệ số trực tiếp để tổ chức các hoạt động học trên lớp. Đặc biệt với bộ môn sinh học gắn liền với thực tiễn, thì việc ứng dụng công nghệ sẽ giúp vấn đề học tập trở nên trực quan, sinh động, hấp dẫn, thu hút sự chú ý của học sinh và rất phù hợp khi hỗ trợ tổ chức hoạt động khởi động đầu giờ và luyện tập cuối giờ. Đồng thời việc các em sử dụng công nghệ thường xuyên sẽ giúp các em hình thành và phát triển nhiều kĩ năng: kĩ năng sử dụng CNTT, kĩ năng khai thác tài liệu, hợp tác, thuyết trình,…. 2.Thực trạng ứng dụng CNTT trong tổ chức dạy học tại trƣờng THPT Tƣơng Dƣơng 1 Trong những năm gần đây, nhà trường tạo điều kiện cho giáo viên tham gia các cuộc hội thảo, tập huấn nâng cao năng lực sử dụng công nghệ số, hướng dẫn sử dụng các thiết bị màn hình tương tác, các phần mềm hỗ trợ dạy học lms, azota, Vnedu, Ispring sute, Whiteboard, blooket,... Nhà trường khuyến khích tạo điều kiện cho GV tham gia các cuộc thi thiết kế bài giảng e-learning,…. Trong các cuộc thi giáo viên giỏi trường, giáo viên chủ nhiệm giỏi có khuyến khích, tuyên dương giáo viên sử dụng công nghệ trình bày các giải pháp, có chia sẻ để các giáo viên khác cùng sử dụng. Tuy nhiên hầu hết giáo viên là những người còn rất trẻ chưa có nhiều kinh 10
  15. nghiệm; nhiều giáo viên giỏi, có nhiều kinh nghiệm chuyển về xuôi theo gia đình nên ít nhiều ảnh hưởng đến công tác giảng dạy và giáo dục học sinh. Một bộ phận giáo viên nhiều tuổi thì ngại tiếp cận, tìm hiểu công nghệ nên việc áp dụng vào giảng dạy còn ít. Qua khảo sát GV cho kết quả như sau: Hình 2.2. Biểu đồ thực trạng sử dụng công nghệ số trong giảng dạy của GV. Thực tế qua khảo sát cho thấy hầu hết giáo viên có sử dụng các phần mềm, công nghệ nhưng chỉ sử dụng ở mức độ cơ bản như tạo slide bài giảng, kết nối mạng để chiếu các video, azota, google form để kiểm tra,… và thỉnh thoảng sử dụng trò chơi đơn giản trên powerpoint nhưng chưa thường xuyên. Vì vậy đội ngũ giáo viên cần tích cực học hỏi, tìm hiểu thêm về các phần mềm, công nghệ số để nâng cao chất lượng giảng dạy. Thường xuyên giao nhiệm vụ, hướng dẫn cho học sinh sử dụng, khai thác các phần mềm, công nghệ số để tạo cho các em thói quen sử dụng công nghệ trong học tập từ đó hình thành và phát triển cho các em năng lực CNTT, tư duy, sáng tạo, vận dụng kiến thức đã hỏi để giải quyết vấn đề trong thực tiễn,…theo kịp xu thế của thời đại công nghệ 4.0. Do đó chúng tôi đã nghiên cứu giải pháp sử dụng công nghệ số tổ chức hoạt động dạy học không chỉ với môn sinh học mà còn có thể áp dụng cho nhiều môn học khác như toán, vật lí, hóa học, địa lí,…cũng là một tài liệu cho các đồng nghiệp khác tham khảo, đồng thời tạo điều kiện cho HS được trải nghiệm nhiều hơn với các phần mềm, ứng dụng học tập. III. ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SỐ DẠY HỌC PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT NĂNG LỰC CHO HỌC SINH TRƢỜNG THPT TƢƠNG DƢƠNG 1 TRONG CHƢƠNG TRÌNH SINH HỌC 10 1. Ứng dụng công nghệ số tổ chức trò chơi trong dạy học 1.1. Khái quát sử dụng trò chơi trong dạy học Để nâng cao chất lượng giảng dạy, hướng tới phát triển phẩm chất, năng lực đáp ứng mục tiêu chương trình giáo dục phổ thông 2018 thì người giáo viên phải biết vận dụng và phối hợp các phương pháp dạy học tích cực. Trong quá trình giảng dạy biết áp dụng linh hoạt các biện pháp và kĩ thuật dạy học như làm việc nhóm, dạy học theo dự án, sơ đồ tư duy, kĩ thuật KWL, khăn trải bàn, tia chớp, 11
  16. động não, trò chơi…nhằm tạo hứng thú, phát huy tính tích cực, chủ động, tự tin... của học sinh. Bằng thực tế giảng dạy và qua cuộc khảo sát về hình thức học tập mà học sinh hứng thú nhất cho thấy, rất nhiều học sinh thích thú với phương pháp dạy học thông qua hình thức trò chơi. Phương pháp dạy học tích cực trò chơi là phương pháp giáo viên thông qua việc tổ chức các trò chơi liên quan đến nội dung bài học, có tác dụng phát huy tính tích cực nhận thức, gây hứng thú học tập cho học sinh. Qua trò chơi, học sinh tiếp thu kiến thức một cách nhẹ nhàng, tự nhiên, đồng thời qua trò chơi phát triển sự tự giác, tự chủ của học sinh. Sử dụng trò chơi trong dạy học góp phần đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh, tăng cường hoạt động cá nhân phối hợp giao lưu, hình thành và rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Học trong quá trình vui chơi là quá trình lĩnh hội tri thức vốn sống một cách nhẹ nhàng, tự nhiên không gò bó phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí của học sinh. Học tập bằng trò chơi sẽ khơi dậy hứng thú tự nguyện, làm giảm thiểu sự căng thẳng thần kinh ở các em. Trong lúc chơi tinh thần của học sinh thường rất thỏa mái nên khả năng tiếp thu kiến thức trong lúc chơi sẽ tốt hơn, hoặc sau khi chơi cũng sã tốt hơn. Trò chơi dạy học giúp xua đi lỗi lo âu nặng nề của việc học cho học sinh, giúp gắn kết tình cảm giữa HS với HS, giữa HS với GV. - Các bước tổ chức dạy học thông qua trò chơi: Bƣớc 1: Chuẩn bị. + Xác định mục đích của trò chơi. + Lựa chọn đơn vị nội dung kiến thức phù hợp khi tổ chức trò chơi: Nội dung kiến thức cần vừa sức với học sinh. Không nên lựa chọn nội dung quá dễ như vậy sẽ không kích thích được trí tò mò, khát khao khám phá của học trò. Nhưng cũng không nên chọn vấn đề quá khó của bài học, sẽ gây ra sự chán nản cho các em. + Lựa chọn trò chơi: Giáo viên có thể sưu tầm trên internet hoặc sáng tạo một số trò chơi sử dụng trong quá trình dạy học. Đối với môn Hóa học, có thể áp dụng một số hình thức trò chơi như: vòng quay may mắn, xếp hình con thú, đấu trường 36, ai là triệu phú, rung chuông vàng, ô cửa bí mật, giải ô chữ, ong tìm mật,… Bƣớc 2: Tổ chức trò chơi + Giới thiệu về trò chơi: tên, luật chơi, cách phân thắng bại, thưởng cho đội thắng, phạt với đội thua…Hình thức thưởng – phạt có lẽ là yếu tố có vai trò khá quan trọng, tạo nên sức “nóng” cũng như sự hấp dẫn của trò chơi. Do đó, giáo viên cần công khai ngay từ đầu để học sinh nắm được và tích cực khi tham gia trò chơi. + Tiến hành mẫu: Với những trò chơi mới, giáo viên cần cho học sinh tham gia thử để các em không bỡ ngỡ. 12
  17. + HS tham gia trò chơi + GV sẽ là người quan sát, nhắc nhở, giúp đỡ HS nếu học sinh còn lúng túng. Bƣớc 3: Tổng kết: Đánh giá, nhận xét, chốt kiến thức qua trò chơi, thưởng cho đội giành chiến thắng, phạt với đội thua. - Ưu điểm: + Tính tương tác cao + Tăng tính cạnh tranh + Tăng khả năng ghi nhớ + Phát triển các kĩ năng, giác quan + Tạo điều kiện để phát triển kiến thức mới + Tạo tâm thế chủ động cho học sinh - Hạn chế: + Học sinh có thể dễ bị sa đà vào trò chơi, ít tập trung vào mục đích học tập. + Giáo viên có thể gặp khó khăn trong việc kiểm soát thời gian và nội dung kiến thức cần được truyền tải. + Nhanh nhàm chán cho HS nếu GV không linh động biến đổi các loại trò chơi với các hình thức khác nhau và sử dụng quá thường xuyên. 1.2. Một số phần mềm hỗ trợ trong tổ chức hoạt động dạy học. 1.2.1. MS powerpoint Trong giáo dục, Microsoft(MS) PowerPoint giúp người giảng dạy trình bày bài giảng sinh động, thu hút hơn. Và thiết kế các trò chơi trực tiếp bằng MS powerpoint là một cách giúp giáo viên tổ chức hoạt động dạy học một cách thú vị, hấp dẫn và không mất quá nhiều thời gian. Trò chơi học tập bằng MS powerpoint được nhiều trang thiết kế sẵn và chia sẻ cho mọi người. Nên giáo viên chỉ cần download và chỉnh sửa nội dung phù hợp với bài học. Link chia sẻ trò chơi PowerPoint đã thiết kế sẵn: https://drive.google.com/file/d/18ThrK6OuhGLiqxxlpK_9yOALSRLXCViF/view ?usp=sharing: bộ 70 trò chơi powerpoint dạy học. 13
  18. *Trò chơi vòng quay may mắn: Luật chơi: Một bạn sẽ chọn một số bất kì tương ứng với một câu hỏi. Nếu người chơi trả lời đúng câu hỏi thì sẽ được quay vòng quay may mắn để chọn phần thưởng. Nếu trả lời sai thì giành quyền trả lời cho bạn khác. Mỗi câu hỏi chỉ được trả lời 1 lần duy nhất. Trò chơi này sẽ giúp thống hóa các kiến thức đã học. Học sinh được quay vòng quay với nhiều mức khác nhau đem lại cảm giác hồi hộp, hứng thú làm cho không khí cuối tiết học đỡ căng thẳng và mệt mỏi. Đồng thời học sinh cũng phát triển một số năng lực tự học, tư duy nhanh nhạy, giải quyết vấn đề thông qua môn sinh học và áp dụng vào thực tiễn. *Trò chơi “Nhanh nhƣ chớp" Đây là một trong những chương trình truyền hình nổi tiếng được rất nhiều khán giả nhỏ tuổi yêu thích. Mỗi đội chơi sẽ trả lời một bộ 10 câu hỏi. Mỗi câu hỏi sẽ giới hạn thời gian trả lời tùy vào giáo viên đặt ra. Cột tính điểm sẽ nhảy lên một bậc cho mỗi câu trả lời đúng. Nếu học sinh trả lời sai hoặc không kịp trả lời khi hết thời gian sẽ phải quay lại từ đầu. Trò chơi này sẽ giúp các em tổng hợp kiến thức đã học, sự suy nghĩ, trả lời nhanh mang đến giờ học thêm hấp dẫn và lý thú. *Trò chơi “Lật mảnh ghép” Luật chơi: HS sẽ tham gia trả lời câu hỏi, mỗi câu trả lời đúng sẽ lật ra một mảnh ghép cho đến khi bức tranh hoàn chỉnh. Học sinh dựa trên các câu hỏi gợi ý có thể suy luận dự đoán ra bức tranh trước sẽ được nhận một phần quà kích thích sự tò mò, khám phá của HS. Từ đó phát triển năng lực tư duy, sáng tạo, giải quyết vấn đề thông qua sinh học. 14
  19. Các trò chơi trong Powerpoint giúp cho bài giảng của giáo viên thêm phần thú vị và hấp dẫn. Việc học sinh có thể vừa học, vừa chơi cũng giúp sẽ các em học sinh giảm bớt áp lực. Rèn luyện HS khả năng tư duy linh hoạt, nhanh nhạy, phát triển trí tưởng tượng và óc sáng tạo, sự tự tin, năng lực đặc thù của sinh học khi trả lời các câu hỏi. * Ví dụ. Hoạt động khởi động trong bài 8 “Tế bào nhân thực” (Sinh học 10 ), bộ sách “kết nối tri thức với cuộc sống” - trò chơi lật mảnh ghép (7 phút). a. Mục tiêu - Tạo hứng thú cho HS, khơi dậy mong muốn tìm hiểu kiến thức: Thế giới sống gồm các giới sinh vật gì? Cấu tạo loại tế bào nào? - HS xác định được nội dung bài học là tìm hiểu về cấu tạo tế bào nhân thực. b. Nội dung - Câu hỏi khởi động kiến thức cơ bản của bài thông qua trò chơi lật mảnh ghép. Bộ câu hỏi ở phần phụ lục phía sau. c. Sản phẩm. - Trả lời được các câu trong trò chơi. d. Tổ chức thực hiện Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập: - GV nêu tên trò chơi, phổ biến luật chơi: Bước 2. Triển khai nhiệm vụ - HS xung phong tham gia trò chơi: chọn số bất kì tương ứng với 1 câu hỏi và chọn đáp án cho câu hỏi đó. 15
  20. Bước 3. Tổ chức, điều hành - HS trả lời đúng một mảnh ghép được lật và hình ảnh lộ ra. - Nếu HS trả lời sai bạn khác có thể xung phong chọn đáp án khác. - GV chiếu đáp án câu hỏi. Bước 4. Kết luận và nhận định - Sau mỗi câu hỏi, GV hướng dẫn HS chốt kiến thức liên quan đến bài học. - Trò chơi làm cho không khí lớp học trở nên hào hứng và bớt nhàm chán, qua hệ thống câu hỏi các mảnh ghép được lật ra giúp học sinh xác định được chủ đề của tiết học. Đồng thời giúp HS phát triển năng lực tư duy, giải quyết vấn đề. 1.2.2. Tổ chức trò chơi tƣơng tác trực tuyến bằng blooket Blooket là web tạo trò chơi giải đố vui nhộn và dễ thương dành cho học sinh. Giống như các công cụ tạo trò chơi khác như Kahoot, giáo viên sẽ tạo các bộ câu hỏi, sau đó khởi chạy trò chơi trên Blooket. Học sinh tham gia bằng cách nhập mã trên web, sau đó trả lời các câu hỏi trong thời gian thực bằng thiết bị di động.Học sinh có thể tham gia theo đội hoặc cá nhân, ai có câu trả lời đúng nhanh nhất sẽ thắng. Điểm độc đáo của Blooket là các câu đố được lồng vào bối cảnh của các trò chơi khác nhau - mỗi trò chơi có chủ đề và quy tắc riêng. Ví dụ, trong chế độ Đua xe, học sinh có thể trả lời năm câu hỏi, sau đó xem các hình đại diện của mình đối đầu trong một cuộc đua được xác định bởi số câu đã làm. Cách thức hoạt động là giáo viên/host sẽ tạo bộ câu hỏi của riêng mình, nhập bộ câu hỏi bằng công cụ chuyển đổi của Booklet hay chọn bộ câu hỏi trong cơ sở 16
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2