intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Ứng dụng công nghệ thông tin trong hướng dẫn học sinh tự học, định hướng học tập suốt đời

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:37

21
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu sáng kiến "Ứng dụng công nghệ thông tin trong hướng dẫn học sinh tự học, định hướng học tập suốt đời" nhằm hướng dẫn học sinh tự học bằng sử dụng email tự động và phần mềm Google Classroom; Định hướng học sinh tiếp cận tới các nguồn tài liệu có chất lượng trên internet.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Ứng dụng công nghệ thông tin trong hướng dẫn học sinh tự học, định hướng học tập suốt đời

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT LÊ VIẾT THUẬT ĐỀ TÀI: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀO VIỆC TỰ HỌC, ĐỊNH HƯỚNG HỌC TẬP SUỐT ĐỜI LĨNH VỰC: GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN TÁC GIẢ: LÊ THỊ VIỆT HÀ PHAN THỊ MAI
  2. MỤC LỤC A. PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 3 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ......................................................................................................... 3 II. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ ....................................................................................... 4 III. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU .............................................................................................. 5 IV. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ............................................................................................ 5 V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................................................... 5 B. PHẦN NỘI DUNG ......................................................................................................... 6 I. KHÁI QUÁT VỀ VIỆC ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG TỰ HỌC, ĐỊNH HƯỚNG HỌC TẬP SUỐT ĐỜI ......................................................................................... 6 II. THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG TỰ HỌC Ở HỌC SINH THPT TRONG BỐI CẢNH DỊCH BỆNH COVID 19 ................................................................... 7 III. ỨNG DỤNG EMAIL TỰ ĐỘNG TRONG THÚC ĐẨY TỰ HỌC, ĐỊNH HƯỚNG HỌC TẬP SUỐT ĐỜI .......................................................................................................................... 12 1. Khái niệm email tự động và vai trò của email tự động trong thúc đẩy tự học suốt đời, định hướng học tập suốt đời ............................................................................................................................................................... 12 2. Các bước để tạo email tự động .................................................................................................................. 13 3. Cách ứng dụng email tự động vào thúc đẩy tự học ở học sinh THPT ....................................................... 17 4. Ứng dụng email tự động vào định hướng học tập suốt đời ....................................................................... 17 IV. ỨNG DỤNG PHẦN MỀM GOOGLE CLASSROOM CHO QUẢN LÝ LỚP HỌC, QUẢN LÝ NỘI DUNG HƯỚNG DẪN TỰ HỌC, ĐỊNH HƯỚNG HỌC TẬP SUỐT ĐỜI.......... 18 1. Giới thiệu về phần mềm Google Classroom.............................................................................................. 18 2. Vai trò của Google Classroom .................................................................................................................. 18 3. Cách ứng dụng Google Classroom vào thúc đẩy tự học, định hướng học tập suốt đời ............................. 18 4. Ứng dụng Google Classroom trong thúc đẩy tự học, định hướng học tập suốt đời................................... 22 V. HƯỚNG DẪN LỰA CHỌN, SỬ DỤNG NỘI DUNG, TÀI LIỆU CHO HOẠT ĐỘNG TỰ HỌC Ở HỌC SINH THPT KHI ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ............................... 22 1. Tài liệu và vai trò của tài liệu .................................................................................................................... 22 2. Những tiêu chí cơ bản để lựa chọn tài liệu ................................................................................................ 23 3. Quy trình hướng dẫn học sinh chọn tài liệu............................................................................................... 23 C. KẾT QUẢ, KIẾN NGHỊ ................................................................................................. 24 1. Kết quả ...................................................................................................................................................... 24 2. Kiến nghị ................................................................................................................................................... 25 PHỤ LỤC 1 ......................................................................................................................... 26 PHỤ LỤC 2 ......................................................................................................................... 32 PHỤ LỤC 3 ......................................................................................................................... 35 D. TÀI LIỆU THAM KHẢO
  3. ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀO VIỆC TỰ HỌC, ĐỊNH HƯỚNG HỌC TẬP SUỐT ĐỜI A. PHẦN MỞ ĐẦU I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Công nghệ thông tin (CNTT) là một lĩnh vực trong cách mạng 4.0 – cuộc cách mạng công nghiệp đã và đang ảnh hưởng tới mọi lĩnh vực trên toàn thế giới. Nó đã tác động và thúc đẩy sự phát triển tất cả mọi mặt của đời sống xã hội, chính trị, kinh tế. Nhận thức được tầm quan trọng của CNTT, ngày 25/01/2017 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định số 117/QĐ-TTg phê duyệt đề án “Tăng cường ứng dụng CNTT trong quản lí và hỗ trợ các hoạt động day – học, nghiên cứu khoa học góp phần năng cao chất lượng giáo dục đào tạo giai đoạn 2016- 2025, định hướng đến 2025”. Trong thời gian vừa qua, đại dịch Covid – 19 đã hoành hành ở khắp mọi nơi trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Do các triệu chứng nguy hiểm và tốc độ lây lan nhanh của virus này nên Chính Phủ đã ban hành các chỉ thị nhằm giãn cách xã hội và trong nhiều thời điểm hầu như mọi người phải cách ly, chuyển sang làm việc tại nhà. Đây chính là những thời điểm cực kì khó khăn đối với đất nước chúng ta nói riêng và thế giới nói chung nhưng đó cũng là điều kiện thuận lợi để ứng dụng công nghệ số vào các lĩnh vực đời sống, khi tất cả phải “work from home” (làm việc tại nhà). Lĩnh vực giáo dục cũng không nằm ngoài guồng quay đó. Khi thực hiện chỉ thị giãn cách xã hội, các lớp học trực tuyến được triển khai thay cho lớp học trực tiếp bằng các phần mềm như Zoom, Google Meet, Microsoft Teams,... Các hoạt động giáo dục khác cũng được quản lý bằng các hệ thống phần mềm LMS. Đó là thành quả của ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực giáo dục. Tuy nhiên, trong quá trình giảng dạy online trong 2 năm dịch bệnh phức tạp vừa qua, chúng tôi nhận thấy có nhiều hạn chế trong việc học online so với học offline. Điển hình là việc tự học, tự học có hướng dẫn của học sinh trở nên rất khó khăn. Giãn cách xã hội, học tập trực tuyến suốt nhiều tháng trời gây ra những ảnh hưởng sa sút tinh thần đến các em, gây ra những rào cản tâm lý trong việc tự học. Việc giảng dạy trực tuyến cũng khiến giáo viên phải thích nghi với hình thức mới, phương pháp mới vì vậy việc truyền tải, hướng dẫn cho học sinh tự học cũng trở nên vất vả hơn rất nhiều. Học trực tuyến giáo viên khó kiểm soát, quản lý lớp học hơn và thực trạng cho thấy có rất nhiều em vẫn chưa có ý thức tự học, tự trang bị kiến thức, vậy nên giáo viên khó sát sao với việc hướng dẫn, kiểm tra và thúc đẩy các em trong tự học. Ngoài ra, cũng có nhiều học
  4. sinh có tinh thần tự học nhưng đang rất bối rối chưa biết cách tự học đúng, chưa được định hướng, chưa tiếp cận được các nguồn tài liệu, phương pháp đáng tin cậy. Trong quá trình giảng dạy và nghiên cứu, chúng tôi vẫn chưa tìm ra được một phần mềm nào đáp ứng hoàn chỉnh những kì vọng và mong muốn để hướng dẫn, quản lí và thúc đẩy việc tự học của học sinh hoặc nếu có thì các tính năng chưa phù hợp và khó sử dụng. Trong khi đó, ở một góc nhìn khác, việc hướng dẫn học sinh tự học trong nhà trường còn gắn liền với định hướng học tập suốt đời cho mỗi cá nhân, giúp mỗi người tự hoàn thiện bản thân, thích nghi với xã hội trong tương lai. Sau quá trình học ở trường, các em phải học được cách thức để tiếp tục học tập suốt đời. Đó chính là nội dung mà Bộ Giáo Dục và Đào Tạo đang thực hiện triển khai theo Đề án “Xây dựng xã hội học tập 2021 – 2030” mà Thủ Tướng Chính Phủ phê đã duyệt. Vì thế, trong quá trình đứng lớp, chúng tôi luôn cố gắng phấn đấu lấy học sinh làm trung tâm, cùng với đó luôn ý thức rõ về tầm quan trọng của việc hướng dẫn học sinh tự học định hướng cho học tập suốt đời. Việc hướng dẫn học sinh tự học và định hướng học tập suốt đời vẫn đang gặp nhiều khó khăn, đặc biệt trong thời điểm này. Vậy nên ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình này sẽ giúp các em tiếp cận vấn đề dưới góc nhìn mới mẻ hơn, thuận lợi hơn cho việc tự học mọi lúc, mọi nơi. Nhận thức rõ điều này, chúng tôi đề xuất đề tài: “Ứng dụng công nghệ thông tin trong hướng dẫn học sinh tự học, định hướng học tập suốt đời”. Đề tài của chúng tôi vận dụng những kinh nghiệm của bản thân, những trải nghiệm và góp ý của đồng nghiệp trong quá trình dạy học, được thể nghiệm tại trường Trung học phổ thông Lê Viết Thuật trong hai năm áp dụng và triển khai dạy học trực tuyến gần đây (2020-2021 & 2021-2022) và đã thu được những kết quả nhất định. Đề tài nhằm hướng dẫn cho học sinh tự học, hướng tới định hướng học tập suốt đời bằng cách ứng dụng công nghệ thông tin. II. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ Việc sử dụng công nghệ thông tin vào quá trình dạy học đã có nhiều ứng dụng từ rất lâu. Từ những cuối những năm 90, bộ ứng dụng của Microsoft đã được sử dụng trong dạy học như: soạn bài giảng trực tuyến trên Microsoft Powerpoint, lưu giữ và quản lý thông tin điểm số trên Excel,... Việc tự học trên các nền tảng số cũng không còn là mới khi rất nhiều trang web như Coursesa, Unica, Linkediln... trở thành một lựa chọn hàng đầu khi vừa học tại nhà vừa có thể nhận bằng chứng nhận khoá học…
  5. Các ông lớn của công nghệ như Google, Microsoft cũng đã và đang phát triển các ứng dụng cho môi trường giáo dục. Điển hình như các phần mềm Google Classroom, Microsoft Teams,... Trong thời điểm dịch bệnh bùng phát, các lớp học trên mọi nơi thế giới được triển khai rất hiệu quả bằng Zoom, Google Meet, Microsoft Teams Việc ứng dụng công nghệ thông tin không phải là vấn đề mới. Tuy nhiên, trong quá trình giảng dạy và nghiên cứu, chúng tôi nhận ra vẫn chưa có một phần mềm nào đáp ứng hiệu quả công việc thúc đẩy học sinh tự học, nhắc nhở việc học, tự học dưới sự hướng dẫn của giáo viên, từ đó định hướng cho các em học tập suốt đời. Vậy nên trong đề tài này, chúng tôi biên soạn và xây dựng code dựa trên Google App Script để có thể gửi email tự động dựa trên các ứng dụng của Google và giới thiệu cách sử dụng Google Classroom trong việc hướng dẫn học sinh tự học. Đề tài cũng sẽ cung cấp và hướng dẫn học sinh khai thác hiệu quả kho tàng tri thức rất lớn trên internet phục vụ cho mục đích học tập. III. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU - Hướng dẫn học sinh tự học bằng sử dụng email tự động và phần mềm Google Classroom - Định hướng học sinh tiếp cận tới các nguồn tài liệu có chất lượng trên internet. IV. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU - Học sinh lớp 11D, 11D2, 11A ,11D3, 11T, của Trường THPT Lê Viết Thuật - Vai trò, tính hiệu quả của công nghệ thông tin trong hướng dẫn tự học, định hướng học tập suốt đời V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Đọc, nghiên cứu chương trình Ngữ Văn 10 thông qua SGK, SGV và các tài liệu tham khảo khác: Việc nắm vững nội dung, mục đích trong SGK, SGV giúp giáo viên bám sát chương trình, hướng dẫn học sinh tự học một cách đúng đắn, hiệu quả. - Xây dựng code dựa trên Google App Script tạo email tự động: đây là đoạn mã tin học (code) giúp liên kết các ứng dụng của Google, gửi email tự động với các nội dung hướng dẫn tự học của học sinh. - Nghiên cứu cơ bản về cách hoạt động và sử dụng Google Classroom: đây là một ứng dụng có sẵn của Google, giúp giáo viên có thể quản lý lớp học, giao bài tập về nhà, thực hiện các bài kiểm tra.
  6. - Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế, thu thập số liệu: Chúng tôi đã trực tiếp giảng dạy, tìm hiểu, nghiên cứu những ưu điểm và hạn chế tại từng lớp, từ đó định hướng để hoàn thiện hơn đề tài. B. PHẦN NỘI DUNG I. KHÁI QUÁT VỀ VIỆC ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG TỰ HỌC, ĐỊNH HƯỚNG HỌC TẬP SUỐT ĐỜI Cuộc sống với bản chất là vận động và phát triển không ngừng, từ đó thúc đẩy con người luôn vận động và thích nghi để theo kịp sự phát triển xã hội. Tự học đến là phương pháp hiệu quả trong việc chiếm lĩnh kiến thức và tinh thần tự học chính là yếu tố cần thiết cho sự hoàn thiện của cá nhân song hành cùng sự phát triển của xã hội. GS – TSKH Thái Duy Tuyên từng định nghĩa về khái niệm tự học rằng: “Tự học là hoạt động độc lập chiếm lĩnh kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo, là tự mình động não, suy nghĩ, sử dụng các năng lực trí tuệ (quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp…) cùng các phẩm chất động cơ, tình cảm để chiếm lĩnh tri thức một lĩnh vực hiểu biết nào đó hay những kinh nghiệm lịch sử, xã hội của nhân loại, biến nó thành sở hữu của chính bản thân người học”. Thực tế đã chứng minh tri thức, kĩ năng của mỗi cá nhân chỉ được tích lũy bền vững và hiệu quả thông qua hoạt động tự thân ấy. Quá trình học tập luôn có mặt yếu tố tự học. Trong tự học tại bước đầu tiên, thường xuất hiện sự lúng túng; tuy nhiên chính nó lại thúc đẩy tư duy của người học, sự tìm tòi và hành động lặp lại để tự chiếm lĩnh kiến thức để từ đó tự mở rộng vấn đề, đặt câu hỏi để đi đến đề tài nghiên cứu. Bản chất tự học chính là tự làm việc với bản thân, từ đó phát triển năng lực làm việc nhóm, học hỏi từ người đi trước. Tự học ở đối tượng học sinh (HS) tại trường trung học phổ thông (THPT) có một số điểm khác so với tự học với đối tượng đã trưởng thành. Do các em vẫn đang trong quá trình trang bị vốn kiến thức, kĩ năng nên tự học ở đây gắn liền với hướng dẫn tỉ mỉ của giáo viên, được chỉ định bài học, được định hướng bằng hệ thống câu hỏi gợi mở, được đánh giá bằng việc kiểm tra của giáo viên qua việc cho điểm, kiểm tra sổ tích lũy, chấm bài viết... Hoạt động tự học xuất hiện với nhiều hình thức: học ở nhà, tự học qua trao đổi với giáo viên, trao đổi với bạn bè, đặc biệt là tự học, tự tìm tòi trên nguồn kiến thức khổng lồ trên Internet. Sự phát triển vượt bậc về khoa học – kĩ thuật, kinh tế, xã hội cung cấp sự tiếp cận giáo dục một cách thuận lợi hơn. Những nguồn tài liệu khổng lồ, các bài giảng, phương pháp mới được cập nhật hàng
  7. ngày mà người dùng có thể truy cập từ nơi rất xa chỉ bằng một thiết bị máy tính, điện thoại có Internet. Tự học trên mạng trở thành một khái niệm phổ biến, là phương pháp nhanh, hiệu quả, tiện lợi mà cách đây vài chục năm nó vẫn còn rất xa lạ. Hàng ngàn trang web giáo dục cung cấp tài liệu, phương pháp cho học sinh, hàng ngàn phần mềm giáo dục được xây dựng để việc học tập trở nên dễ dàng hơn, hàng ngàn lớp học được tổ chức trực tuyến kết nối người dạy – người học qua màn ảnh nhỏ. Tuy vậy, tự học bằng ứng dụng công nghệ thông tin cũng có những hạn chế nhất định như sự tràn lan tài liệu, khiến học sinh ở THPT rất hoang mang khi tiếp cận. Do tính “mở” của Internet, mọi người đều có thể upload và download tài liệu trên đó nên xuất hiện tình trạng cách tiếp cận sai với các tài liệu, phương pháp, tình trạng nguồn tài liệu, phần mềm mang mã độc, tình trạng tài liệu sai, không có giá trị, nguy hiểm hơn là định hướng sai tư duy, sai lệch về mặt văn hoá, đạo đức, lối sống, có yếu tố phản động. Vậy nên tự học bằng cách ứng dụng công nghệ thông tin với học sinh ở THPT cần phải gắn liền với sự hướng dẫn, đánh giá, kiểm tra của giáo viên. Khi làm tốt các việc trên, không những giúp các em trang bị một vốn kiến thức vững chắc mà còn định hướng cho các em cách học tập suốt đời. Việc học không chỉ kết thúc khi kết thúc chương trình học phổ thông, đại học mà gắn liền với mỗi cá nhân suốt cả cuộc đời. Trong quá trình làm việc, trưởng thành, giao tiếp và thích nghi với xã hội, con người luôn luôn phải học hỏi và tích luỹ kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm. Vậy nên định hướng cho các em học tập suốt đời trên ghế nhà trường là việc làm vô cùng cần thiết giúp các em có thể hoà nhập với xã hội dễ dàng hơn, giúp các em ứng dụng lí thuyết không xa rời với thực tế. Trong thời điểm cuộc cách mạng 4.0 đang phát triển vô cùng mạnh mẽ và tác động tới mọi mặt đời sống xã hội, các em được trang bị cách tự học qua Internet, ứng dụng các phần mềm để học giúp các em dễ dàng tiếp cận với các vấn đề mới, vấn đề đúng trên thế giới, từ đó trang bị cho mình những hành trang cơ bản nhất để học tập suốt đời sau này. II. THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG TỰ HỌC Ở HỌC SINH THPT TRONG BỐI CẢNH DỊCH BỆNH COVID 19 Thực trạng học sinh chưa có ý thức tự học nhiều môn là một thực tế. Tình trạng các em có thể áp dụng công nghệ thông tin vào trong việc tự học còn khá hạn chế (như tự tìm tài liệu Internet, sử dụng
  8. các phần mềm trong học tập,...). Bản biểu mẫu khảo sát xem tại phụ lục 2 Trên đây là khảo sát của chúng tôi về tình trạng tự học môn Ngữ Văn bằng cách ứng dụng công nghệ thông tin của học sinh THPT. Khảo sát được thực hiện tại đối tượng là học sinh của 05 lớp 11D, 11D2, 11A, 11D3, 11T. Kết quả cho ra là: - Câu hỏi 3: Dựa trên thống kê 96 câu trả lời, chúng tôi nhận thấy số lượng đầu sách các em đọc còn ít. Số lượng học sinh đọc ít hơn 2 cuốn sách là 61/96 chiếm tỉ lệ 63.5% là một con số đáng buồn. Vì học văn mà không đọc văn thì làm thế nào để học tốt được. Cụ thể hơn, hầu hết các em đọc các tác phẩm kinh điển của văn học thế giới và văn học Việt Nam còn rất ít, chủ yếu các em đọc truyện ngắn ngôn tình, sách Hạt giống tâm hồn, và một số tác phẩm có trong chương trình.
  9. - Câu hỏi 4: Hầu hết nguồn tài liệu các em tự học chưa phong phú, số lượng tài liệu để các em tham khảo là rất ít. Dựa trên biểu đồ cho thấy, về cơ bản, các em chỉ học trong sách giáo khoa (59.9%), không có tài liệu tham khảo. - Câu hỏi 5: Theo khảo sát, gần như tất cả các em HS đều có khả năng tiếp cận với Internet. Khi tham khảo tài liệu trên Internet, các em thường không biết lựa chọn tài liệu (39.1%), khó tiếp thu do hướng dẫn tài liệu quá sơ sài (31.2%), không biết lựa chọn nội dung để đọc (27.5%). Từ đây ta có thể thấy sự bất cập của tài liệu tham khảo trên Internet là quá nhiều, lan man làm cho học sinh hoang mang không biết lựa chọn nội dung, tài liệu thích hợp để đọc, mặt khác hướng dẫn ở nhiều tài liệu còn sơ sài HS rất khó tiếp thu.
  10. - Câu hỏi 6: Theo điều tra, nhìn sơ bộ, chúng ta thấy về cơ bản học sinh biết lựa chọn tài liệu khi lựa chọn theo các nguồn trang uy tín, tác giả uy tín. Điều này mâu thuẫn hoàn toàn với khảo sát ở câu hỏi 5. Ở đây là lỗi chúng tôi khi làm khảo sát không rõ ràng. Chúng tôi đã nhận ra và sửa lỗi bằng cách điều tra tiếp. Sau khi tìm hiểu thì chúng tôi nhận ra rằng học sinh vẫn chưa biết cách lựa chọn tài liệu phù hợp, do các nguồn trang “uy tín” mà các học sinh chọn còn kém chất lượng ví dụ: Vietjack, tailieu123, Wikipedia,... Đây là các mã nguồn mở nên rất nhiều tài liệu tràn lan và học sinh vốn tin rằng đây là nguồn tài liệu chất lượng. Điều này là hợp lí với câu hỏi số 5, có thể kết luận học sinh vẫn chưa biết cách chọn nội dung tài liệu. - Câu hỏi 7: Theo điều tra, các em đều đọc trước văn bản để soạn bài (57,9%), một số em trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa để soạn bài (29.7%), một số tham khảo trực tiếp tài liệu (11%). Về cơ bản, các em đều tham khảo tài liệu trực tuyến, vậy có thể nói tài liệu trực tuyến đóng vai trò khá quan trọng trong việc tự học và chuẩn bị bài của các em.
  11. - C â u h ỏ i Câu hỏi 8: Các em phần lớn đều tham gia học các bài giảng trực tuyến môn Ngữ Văn trên Internet (với 44,8% thỉnh thoảng, 17.9% thường xuyên, 2% luôn luôn). Đây là tín hiệu đáng mừng khi các em đã có tinh thần tự học khi tham khảo tài liệu trên Internet dưới nhiều dạng khác nhau - Câu hỏi 9: Theo khảo sát, phần lớn các em tự học Ngữ văn khi học tập trực tuyến cảm thấy không khác so với học trực tiếp (44.1%), một số lớn cảm thấy khá hiệu quả (37.2%) và hiệu quả (12.4%). Đây là dấu hiệu tốt khi chúng tôi áp dụng công nghệ thông tin hướng dẫn các em tự học
  12. - Câu hỏi 10: Theo điều tra, sau khi áp dụng quản lý lớp học bằng Google Classroom, dấu hiệu đáng mừng là các em đều khá hài lòng về việc quản lý lớp học trong tiết học Ngữ văn. III. ỨNG DỤNG EMAIL TỰ ĐỘNG TRONG THÚC ĐẨY TỰ HỌC, ĐỊNH HƯỚNG HỌC TẬP SUỐT ĐỜI 1. Khái niệm email tự động và vai trò của email tự động trong thúc đẩy tự học suốt đời, định hướng học tập suốt đời - Email tự động là một đoạn mã code (trình biên tập) được viết bằng ngôn ngữ Javascript, viết dựa trên trình biên tập Google App Script, đã xuất hiện từ lâu nhưng chưa bao giờ được ứng dụng cho việc thúc đẩy tự học. - Email tự động bao gồm thành phần: Google Sheet 1 chứa toàn bộ email của đối tượng gửi (học sinh), Google Sheet 2 tổng hợp lại các nội dung hướng dẫn tự học, các file Google Doc chứa nội dung tự học, đoạn mã code viết trên Google App Script và email tự động qua Gmail - Email tự động hoạt động bằng cách: Bước 1: Lấy nội dung hướng dẫn tự học (Google Doc) được tổng hợp lại trên tab Google Sheet 1 làm nội dung email được gửi Bước 2: Lấy email được tổng hợp trên tab Google Sheet 2 Bước 3: Dựa trên ngày thiết lập trên tab Google Sheet 1, nhờ mã code, email sẽ tự động được gửi tới các học sinh đúng ngày và nội dung chuẩn bị sẵn theo đúng chương trình đã xây dựng - Ở đây có thể hiểu đơn giản, bình thường, chúng ta sẽ soạn một file Word có nội dung hướng dẫn tự học và vào Gmail tải file đó lên và gửi cho từng học sinh. Ở đây, chúng ta đã soạn sẵn nội dung trên Google Doc (giống như Word, phần mềm của Google). Sau đó thiết lập thời gian gửi, các email cần để gửi và nhờ code, email sẽ gửi đúng nội dung, đúng thời gian, đúng người cần gửi.
  13. - Email tự động sẽ gửi nội dung hướng dẫn tự học cho học sinh hàng ngày. Bằng cách thiết lập, các nội dung khác nhau sẽ gửi vào mỗi ngày và kiểm soát được chương trình xây dựng để hướng dẫn học sinh tự học ở nhà. - Nội dung hướng dẫn tự học được giáo viên chuẩn bị kĩ lưỡng: cách đọc văn bản, hướng soạn bài, bài tập, hướng dẫn làm bài, các tài liệu tham khảo, đề thi tham khảo,... nên học sinh dễ dàng tiếp cận và tự học, giải quyết vấn đề các học sinh mông lung không lựa chọn được tài liệu, nội dung trên Internet - Email tự học sẽ được gửi cho học sinh hàng ngày, từ đó thúc đẩy tinh thần tự học của học sinh. Dần dần hình thành thói quen tự học sẽ tạo lập tinh thần học tập suốt đời cho các em. 2. Các bước để tạo email tự động • Bước 1: Tạo nội dung hướng dẫn tự học cho học sinh trên Google Docs - Đối với môn Ngữ Văn 11, có 3 nội dung chính để hướng dẫn học sinh tự học: phần đọc hiểu, phần nghị luận xã hội, phần nghị luận văn học - Trong mỗi phần nội dung sẽ hướng dẫn học sinh cách đọc văn bản, cách soạn bài (đối với văn bản), bài tập và cách làm bài tập, tài liệu tham khảo (dưới dạng ebook), đề thi tham khảo. Học sinh sẽ dễ dàng tiếp cận cách học văn bản, bám sát đề thi hơn. - Đây là ví dụ của chúng tôi làm đối với học sinh lớp 11D (xem tại phụ lục 3) • Bước 2: Tạo Google Sheet, Tab Sheet 1 (Trang tính 1) tổng hợp lại các
  14. nội dung thành chương trình hướng dẫn học sinh tự học - Trang tính 1 là chương trình hướng dẫn học sinh tự học được thiết kế sẵn. Trong thực tế, đối với các đối tượng học sinh khác nhau, chương trình được giáo viên thiết kế khác nhau phù hợp với học lực của học sinh. - Chương trình hướng dẫn học sinh tự học bao gồm 7 cột: o Cột A: Đánh số thứ tự ngày gửi nội dung o Cột B: Thời gian thực tế gửi nội dung hướng dẫn học sinh (ví dụ: 7/3/2022). B2 là ngày đầu tiên sẽ gửi. o Cột D,E,F: lần lượt là các cột tổng hợp lại nội dung của các phần hướng dẫn Ngữ văn 11: Đọc hiểu, Nghị luận xã hội, Nghị luận văn học. Chúng tôi thiết lập mỗi ngày hướng dẫn học sinh luyện tập 3 kĩ năng về Đọc hiểu, Nghị luận xã hội, Nghị luận văn học o Cột C: sử dụng hàm CONCATENATE để tổng hợp lại nội dung của các cột D,E,F vào cột 3 o Cột H: sử dụng hàm =VLOOKUP(today();$B:$F;2;false) để hiện nội dung hướng dẫn ngày hiện tại • Bước 3: Thiết lập tab Google Sheet chứa các email của học sinh (email đích) - Google Sheet này gồm 2 thành phần: cột A chứa tên học sinh, cột B chứa email học sinh - Dựa trên Sheet này, lần lượt tách tên và email của từng nhóm bạn ứng với mỗi chương trình tự học khác nhau vào mỗi tab Sheet riêng.
  15. • Bước 4: Tạo hàm (code) trên Google App Script - Ngay tại Google Sheet, chọn “Tiện ích mở rộng”, sau đó chọn “Google App Script” - Tạo các file mới, mỗi file tương ứng với một email - Code của các file đều giống nhau, chỉ thay đổi tên của học sinh và chương trình phù hợp với học sinh đó - Dưới đây là toàn bộ code để thiết lập email tự động: function D() { // Fetch thethe email address D var ss = SpreadsheetApp.getActiveSpreadsheet(); var emailRange = ss.getSheetByName("D").getRange("B1:B40"); var emailAddress = emailRange.getValue(); // Send Alert Email. var message = ss.getSheetByName("Giao An").getRange("H2").getValue(); //Second column var subject = 'Noi dung huong dan tu hoc ngay 1'; MailApp.sendEmail(emailAddress, subject, message) ; } Giải thích code: - function D tên của tệp chức năng (tệp này dùng để gửi cho lớp 11D)
  16. - getSheetByName(“D").getRange("B1:B40”); - “D” là tên của tab Emails để dùng lưu email cần gửi. Tính năng này sẽ lấy lần lượt email từ ô B1 tới B40 - getSheetByName("D").getRange("H2"); - “D” là tên tab của lớp cần gửi, H2 là ô chứa nội dung tự học trong email (có giải thích ở hình trên). - subject = ‘Noi dung huong dan tu hoc ngay 1’ là tiêu đề của email • Bước 5: Kích hoạt email tự động - Giờ ta vào menu chọn “Kích hoạt” để tự động hoá gửi email - Chọn vào “Thêm trình kích hoạt” sau đó lựa chọn hàm sẽ chạy (code đã viết ở trên), sau đó lựa chọn các chức năng khác ở dưới.
  17. - Sau khi thiết lập và chọn “Lưu”, email sẽ tự động được gửi theo đúng thời gian được thiết lập. 3. Cách ứng dụng email tự động vào thúc đẩy tự học ở học sinh THPT - Email tự động giúp giáo viên gửi email chứa các nội dung hướng dẫn tự học cho học sinh theo chương trình tự học đã được xây dựng - Chúng tôi xây dựng các chương trình khác nhau phù hợp với năng lực của các em, đồng thời bám sát chương trình học trên lớp, giúp các em dễ tiếp cận với tiết học trên lớp hơn - Email được gửi hàng ngày, hàng tuần cho học sinh, tạo động lực và thói quen tự học cho học sinh. Các bài giảng hướng dẫn thường nhẹ nhàng, giúp học sinh tiếp cận với bài học trên lớp dễ dàng hơn, không mang tính bắt ép. - Đối với bồi dưỡng học sinh giỏi, email tự động giúp thầy cô gửi đề bài, nội dung hướng dẫn ôn tập cho học sinh, từ đó giáo viên có thể theo dõi sát sao quá trình học và ôn tập của các em. 4. Ứng dụng email tự động vào định hướng học tập suốt đời - Như đã trình bày ở phần 3, nhờ email tự động chúng tôi định hướng cho các em thói quen, kĩ năng tự học. Đây là bước đầu tiên cho định hướng học tập suốt đời cho các em sau này. Bởi khi các em có thể tự học, tự tìm tòi thì các em sẽ dần dần tự hoàn thiện về kiến thức, kĩ năng, đạo đức, tinh thần. Điều này là nền tảng vững chắc cho học tập suốt đời - Trong các nội dung hướng dẫn, chúng tôi có lồng ghép các bài viết, nội dung định hướng hoàn thiện bản thân các em (đặc biệt là phần nghị luận xã hội). Ở phần cuối cùng của nội dung hướng dẫn, chúng tôi thường đề
  18. xuất các tài liệu tham khảo. Những tài liệu tham khảo ở đây không chỉ là sách nâng cao, sách tham khảo phục vụ cho việc học tập, thi cử mà còn là các cuốn sách mang giá trị nhân văn, các tác phẩm văn học kinh điển (có thể là những tác phẩm được đưa vào sách giáo khoa chỉ một đoạn trích). Từ đó, giúp các em hướng dẫn các em tự hoàn thiện bản thân bằng cách tự trau dồi kiến thức, kĩ năng, đạo đức, định hướng các em học tập suốt đời. IV. ỨNG DỤNG PHẦN MỀM GOOGLE CLASSROOM CHO QUẢN LÝ LỚP HỌC, QUẢN LÝ NỘI DUNG HƯỚNG DẪN TỰ HỌC, ĐỊNH HƯỚNG HỌC TẬP SUỐT ĐỜI 1. Giới thiệu về phần mềm Google Classroom - Google Classroom là một công cụ tích hợp Google Docs, Google Drive và Gmail như một lớp học trực tuyến giúp giảng viên đơn giản hóa công việc giảng dạy, và cực kì hữu ích trong tình hình học tập và giảng dạy trực tuyến do dịch COVID-19 như hiện nay. Để sử dụng công cụ này, nhà trường phải đăng ký Google Apps cho tài khoản Education để sử dụng Classroom. 2. Vai trò của Google Classroom Một số tính năng Google Classroom: - Giúp giảng viên tổ chức và quản lý lớp dễ dàng, thuận tiện; tất cả tài liệu, bài tập và điểm đều ở cùng một nơi (trong Google Drive). - Ngoài phiên bản web, phiên bản trên Android và iOS cho phép người học truy cập vào lớp học nhanh hơn, luôn cập nhật mọi thông tin về lớp học khi di chuyển. - Tài khoản của trường được cung cấp dung lượng không giới hạn, giảng viên có thể lưu trữ toàn bộ dữ liệu ngay trên Drive của lớp học và chia sẻ cho sinh viên mà không phải bận tâm về không gian lưu trữ. - Giảng viên và học sinh có thể theo dõi, cập nhật tình hình lớp học ở bất kỳ nơi đâu (chỉ cần có laptop, tablet hay điện thoại có kết nối internet). - Các thông báo tức thời và các trao đổi trên diễn đàn được thực hiện dễ dàng. - Ứng dụng này giúp giáo viên dễ dàng tạo bài kiểm tra, tạo bài tập trực tuyến cho học sinh, dễ dàng kiểm tra tiến độ và theo sát quá trình tự học của học sinh khi học tập trực tuyến ở nhà. 3. Cách ứng dụng Google Classroom vào thúc đẩy tự học, định hướng học tập suốt đời Cách sử dụng Google Classroom: - Tạo lớp học mới
  19. • Truy cập vào website https://classroom.google.com. • Nhấp vào dấu + ở góc phải trên cùng bên cạnh tài khoản Google của bạn, sau đó chọn Tạo lớp học. • Sau đó, bạn tiếp tục đặt tên cho lớp học và học phần, điền các mô tả ngắn khác và click Tạo. - Thêm học sinh cho Lớp học • Chọn vào lớp học mà muốn thêm học sinh • Nhìn vào mã lớp học bên trái màn hình và cung cấp mã này cho học sinh • Học sinh sau đó sẽ truy cập đến https://classroom.google.com, nhấp vào dấu + bên phải màn hình và chọn Tham gia lớp học.
  20. • Học sinh nhập mã lớp và ngay lập tức sẽ được tham gia vào lớp học. - Tạo bài đăng trong Google Classroom • Sau khi vào lớp học cần tạo bài đăng, tại mục Thông báo nội dung nào đó cho lớp học của bạn, giáo viên nhập những thông tin cần đăng vào ô trống • Tại nút Thêm, giáo viên có thể thêm file đính kèm. Google Classroom hỗ trợ các loại file trên Google Drive, Liên kết, Tệp từ máy của bạn và Youtube • Bạn chọn đối tượng muốn chia sẻ bài đăng. • Bạn chọn nút Đăng để hoàn tất.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2