Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Ứng dụng công nghệ thông tin vào mô hình lớp học đảo ngược trong dạy học chương Nitrogen – sulfur – Hoá học 11 nhằm phát triển phẩm chất, năng lực học sinh
lượt xem 2
download
Sáng kiến "Ứng dụng công nghệ thông tin vào mô hình lớp học đảo ngược trong dạy học chương Nitrogen – sulfur – Hoá học 11 nhằm phát triển phẩm chất, năng lực học sinh" được hoàn thành với mục tiêu nhằm nghiên cứu ứng dụng CNTT trong một số nội dung chương “Nitrogen- sulfur’’ Hóa học 11 phù hợp để dạy học theo mô hình lớp học đảo ngược nhằm phát triển các phẩm chất, năng lực cho học sinh đặc biệt như năng lực tự học, năng lực hợp tác; Góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Hoá học ở trường THPT.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Ứng dụng công nghệ thông tin vào mô hình lớp học đảo ngược trong dạy học chương Nitrogen – sulfur – Hoá học 11 nhằm phát triển phẩm chất, năng lực học sinh
- PHẦN I - ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lí do chọn đề tài Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đặt ra yêu cầu phát triển phẩm chất, năng lực cho HS. Để đạt được yêu cầu đó, cần thiết phải đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra - đánh giá người học. Trong đó, đổi mới hình thức, phương pháp đóng vai trò hết sức quan trọng trong quá trình dạy học. Bên cạnh đó, sự bùng nổ của công nghệ thông tin (CNTT) nói riêng và khoa học công nghệ (KHCN) nói chung đã và đang tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của tất cả các ngành, các lĩnh vực của đời sống xã hội. Việc sử dụng có tính sư phạm những thành quả khoa học công nghệ sẽ làm thay đổi lớn đến hiệu quả của quá trình dạy học, hiệu quả của việc sử dụng các phương tiện dạy học cũng như góp phần tích cực vào việc đổi mới phương pháp dạy học. Qua thực tế dạy học tại trường THPT Đô Lương 2, đa số GV đã biết đến những phương pháp dạy học mới nhưng chưa mạnh dạn đưa vào trong quá trình giảng dạy nên việc phát triển phẩm chất, năng lực HS còn nhiều hạn chế. Mặc dù trang thiết bị phục vụ cho dạy học cơ bản đầy đủ, HS đã biết sử dụng các thiết bị công nghệ khá phổ biến, các em đều có điện thoại hoặc máy tính có kết nối mạng nhưng mục đích cho việc học còn ít mà dùng cho giải trí thì nhiều dẫn đến hiệu quả học tập chưa cao. Dạy học theo mô hình lớp học đảo ngược - Flipped Classroom là một trong những phương pháp dạy học hiện đại và đáp ứng được những yêu cầu nêu trên. Qua phương pháp dạy học này, người học sẽ phải tự tiếp cận kiến thức ở nhà, tự mình trải nghiệm, khám phá, tìm tòi các thông tin liên quan về bài học thay vì tiếp thu kiến thức một cách thụ động từ giáo viên. Mô hình này giúp việc học tập hiệu quả cao, giúp người học tự tin hơn, làm chủ quá trình học tập của chính bản thân mà không còn bị động, phụ thuộc trong quá trình khám phá tri thức. Qua thực tiễn nghiên cứu về chương trình cùng với giảng dạy chương “Nitrogen – sulfur” – Hoá học 11 chúng tôi thấy khi vận dụng mô hình lớp học đảo ngược với việc ứng dụng CNTT như giao nhiệm vụ trước bài học ở công cụ Google Classroom, Padlet và luyện tập bằng trò chơi Kahoot, Quizizz, Azota... thấy rất hiệu quả. Xuất phát từ những lý do trên chúng tôi chọn đề tài: Ứng dụng CNTT vào mô hình lớp học đảo ngược trong dạy học chương ‘‘Nitrogen – sulfur’’ – Hoá học 11 nhằm phát triển phẩm chất, năng lực học sinh’’ với mong muốn góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn Hoá học, đáp ứng mục tiêu giáo dục của CTGDPT 2018. 2. Mục đích nghiên cứu - Nghiên cứu ứng dụng CNTT trong một số nội dung chương “Nitrogen- sulfur’’ – 1
- Hóa học 11 phù hợp để dạy học theo mô hình lớp học đảo ngược nhằm phát triển các phẩm chất, năng lực cho học sinh đặc biệt như năng lực tự học, năng lực hợp tác. - Góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Hoá học ở trường THPT. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu Nghiên cứu đề tài giải quyết các vấn đề sau: - Làm sáng tỏ cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài. - Thiết kế các hoạt động học tập trong một số tiết của chương “Nitrogen- sulfur’’ – Hóa học 11” có ứng dụng CNTT theo mô hình lớp học đảo ngược để phát triển phẩm chất, năng lực học sinh. - Tiến hành thực nghiệm sư phạm tại đơn vị công tác. - Khảo sát kết quả thử nghiệm đề tài thông qua lấy ý kiến của đồng nghiệp và học sinh. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Ứng dụng CNTT vào mô hình lớp học đảo ngược trong dạy học chương ‘‘Nitrogen – sulfur’’ – Hoá học 11 nhằm phát triển phẩm chất, năng lực học sinh. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu, thiết kế các hoạt động học tập qua chương “ Nitrogen- sulfur” khi ứng dụng CNTT vào mô hình lớp học đảo để phát triển phẩm chất, năng lực học sinh. - Không gian nghiên cứu: Đề tài được triển khai nghiên cứu cho HS khối 11 tại trường THPT Đô Lương 2, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An. - Thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu áp dụng cho học sinh khối 11 tại đơn vị công tác trong năm học 2023 -2024. 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Nghiên cứu lí thuyết Nghiên cứu những cơ sở lí luận về dạy học theo mô hình lớp học đảo ngược, các phẩm chất, năng lực học sinh, các phương pháp dạy học hóa học có ứng dụng CNTT để phát triển phẩm chất, năng lực học sinh THPT. Phân tích, hệ thống hóa các tài liệu liên quan đến đề tài trong các sách, tạp chí, internet và nhiều nguồn tài liệu khác. - Nghiên cứu cấu trúc chương trình, chuẩn kiến thức, kĩ năng, các tài liệu giáo khoa, giáo trình, các tài liệu về chương “Nitrogen – sulfur”. - Nghiên cứu các tài liệu liên quan đến phương pháp dạy học đặc biệt là mô 2
- hình “Lớp học đảo ngược”, các công cụ hỗ trợ để đề xuất các biện pháp tổ chức dạy học hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh. 5.2. Nghiên cứu thực tế Điều tra bằng phiếu hỏi để tìm hiểu thực trạng dạy và học Hóa học,thực trạng ứng dụng CNTT vào mô hình lớp học đảo ngược để phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh. 5.3. Thực nghiệm sư phạm Để kiểm tra giả thuyết đã đặt ra, chúng tôi đã tiến hành thực nghiệm tại đơn vị công tác và nhờ đồng nghiệp áp dụng thử tại các đơn vị khác. Trong quá trình thực nghiệm, học sinh được chia thành 2 nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng. Kết quả thực nghiệm được đánh giá dựa trên kết quả đầu ra của học sinh, thông qua đánh giá năng lực và được so sánh với kết quả đối chứng của mô hình dạy học bình thường. 6. Giả thuyết khoa học Nếu ứng dụng CNTT vào dạy học chương “Nitrogen- sulfur” - Hóa học 11 theo mô hình “Lớp học đảo ngược” có cơ sở khoa học, có tính khả thi mà chúng tôi đưa ra ở các lớp thì sẽ phát triển được các phẩm chất, năng lực cho học sinh, qua đó góp phần nâng cao chất lượng lĩnh hội kiến thức môn học. 7. Những luận điểm cần bảo vệ của đề tài Những ứng dụng CNTT vào mô hình lớp học đảo ngược trong chương “Nitrogen- sulfur” đưa ra áp dụng hiệu quả đối với việc phát triển phẩm chất, năng lực học sinh. 8. Đóng góp mới của đề tài - Về lý luận: Nghiên cứu và làm sáng tỏ thêm cơ sở lí luận và thực tiễn về mô hình lớp học đảo ngược có ứng dụng CNTT theo hướng phát huy phẩm chất, năng lực HS. - Về thực tiễn: + Tiến hành dạy thực nghiệm một số tiết trong chương “Nitrogen – sulfur” theo mô hình “Lớp học đảo ngược” với sự hỗ trợ của phần mềm dạy học Google Classroom, Padlet, Kahoot!, Quizizz, Azota... giúp nâng cao hiệu quả dạy học Hóa học ở trường THPT. + Thông qua nội dung bài viết này chúng tôi muốn đóng góp thêm với các bạn đồng nghiệp dạy bộ môn Hóa học nói chung về đổi mới PPDH nhằm phát huy phẩm chất, năng lực cho học sinh hiện nay. 3
- PHẦN II - NỘI DUNG Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài 1.1. Tổng quan nghiên cứu về mô hình “Lớp học đảo ngược” 1.1.1. Trên thế giới Cuối thế kỷ XX với sự ra đời và phát triển của máy tính và mạng internet, phương thức giáo dục trực tuyến được mở rộng. Tiếp theo đó, mô hình lớp học đảo ngược được trình bày trong nhiều hội thảo, hội nghị khoa học như hội thảo dạy và học Hiệp hội khoa học chính trị Mỹ (2007). Tháng 5 năm 2014 Sophia Learning và Flipped Learning Network tiến hành một cuộc khảo sát ở Mỹ nhận thấy số lượng GV áp dụng mô hình lớp học đảo ngược trong giảng dạy ở Mỹ tăng lên 78% trong khi năm 2012 chỉ 48%. Tại đó, các GV tham gia khảo sát đều cho rằng mô hình này giúp phương pháp, ý thức, thái độ học tập của học sinh trong lớp được cải thiện rất nhiều so với cách học truyền thống. Tháng 7 năm 2016, Lynne Drake và cộng sự đã nghiên cứu đề tài “Lớp học đảo ngược - Một cách tiếp cận cho việc dạy và học” nêu ra những ưu điểm, nhược điểm và những nét đổi mới của phương pháp này. Đồng thời chỉ ra sự phù hợp của phương pháp này với nhiều bậc học chứ không chỉ ở môi trường đại học. Như vậy việc áp dụng dạy học theo mô hình “Lớp học đảo ngược” đã được sự quan tâm và áp dụng trên thế giới trong thời gian gần đây. Qua các nghiên cứu đã đưa ra được sự phù hợp của phương pháp này trong xu hướng và bối cảnh phát triển giáo dục hiện đại của thế giới ngày nay. 1.1.2. Ở Việt Nam Cùng với xu hướng chung của thế giới trong sự bùng nổ về mạng thì việc giảng dạy cho học sinh qua video, bài giảng E- learning...ở Việt Nam phát triển mạnh mẽ. Năm 2016, tác giả Nguyễn Quốc Khánh nghiên cứu đề tài tổ chức lớp học đảo ngược dạy học phần kiến thức máy tính với sự hỗ trợ của hệ thống trực tuyến. Qua đề tài tác giả kết luận Sinh viên chủ động hơn trong học tập do thường xuyên bị kiểm tra đánh giá. Đây là một trong những đề tài đầu tiên nghiên cứu về vấn đề phối hợp các phương pháp giảng dạy trực tuyến và phương pháp dạy học đảo ngược ở Việt Nam. Tuy nhiên, đối tượng nghiên cứu là sinh viên và kết luận thu được chưa nêu ra kết quả thực tế về hiệu quả dạy học mà dừng lại ở mức sinh viên đã chủ động hơn trong học tập. Năm 2016, Trần Dương Quốc Hòa nghiên cứu về các yếu tố tác động đến việc sử dụng học liệu điện tử trong dạy học. Đề tài chỉ ra nhiều yếu tố giúp cải thiện việc học trực tuyến, học liệu điện tử và nhấn mạnh “yếu tố mong đợi” tức lợi ích khi sử dụng học liệu điện tử là yếu tố then chốt. Năm 2017, Nguyễn Hoài Nam, Vũ Thái Giang nghiên cứu “Mô hình lớp học đảo trình trong bồi dưỡng kĩ năng công nghệ thông tin cho sinh viên Sư phạm”. Các 4
- tác giả trên đã chỉ ra ưu nhược điểm của phương pháp dạy học theo mô hình lớp học đảo ngược, đồng thời xây dựng được quy trình dạy học theo phương pháp này. Tuy đã có rất nhiều đề tài nghiên cứu về mô hình này nhưng ở Nghệ An, chưa có đề tài nào trong lĩnh vực Sinh học THPT tổ chức dạy học theo mô hình “Lớp học đảo ngược” với sự hỗ trợ của các phần mềm dạy học trực tuyến. 1.2. Cơ sở lí luận về “Lớp học đảo ngược” 1.2.1. Mô hình “Lớp học đảo ngược” 1.2.1.1. Khái niệm mô hình “Lớp học đảo ngược” Dạy học theo mô hình “Lớp học đảo ngược” có thể được hiểu là các hoạt động dạy học được thực hiện đảo ngược so với thông thường, HS sẽ tự tìm hiểu các kiến thức mới ở mức độ tư duy thấp theo định hướng của GV và hoàn thành nhiệm vụ học tập đó ở nhà, khi đến lớp HS sẽ chia sẻ, thảo luận và thực hiện các nhiệm vụ học tập ở mức tư duy cao với các bạn dưới sự cố vấn, hỗ trợ của GV. 1.2.1.2. Cơ sở khoa học hình thành mô hình “Lớp học đảo ngược”. Cơ sở khoa học của phương pháp này là thang đo tư duy Bloom (2001). Theo thang đo này, “nhớ, hiểu” lí thuyết là những hoạt động đòi hỏi mức tư duy thấp, do đó học sinh tự học kiến thức mới ở mức thấp thông qua những video bài giảng trực tuyến theo phiếu hướng dẫn của giáo viên và làm bài tập mức thấp ở nhà, còn việc áp dụng, phân tích và sáng tạo dựa trên kiến thức đã có là hoạt động đòi hỏi mức tư duy cao hơn cần được thực hiện tại lớp, khi có thầy cô và bạn bè cùng chia sẻ, hỗ trợ. 5
- 1.2.1.3. Ưu điểm của mô hình lớp học đảo ngược Trong Lớp học đảo ngược, HS luôn nhận được sự trợ giúp về những chủ đề khó khi tham gia học tập. Trong một lớp học đảo ngược, công việc đơn giản được thực hiện tại nhà là xem một video bài giảng và khi gặp khó khăn HS sẽ đặt câu hỏi, lúc lên lớp với sự giúp đỡ của GV, HS được giải đáp thắc mắc. Tư duy bậc cao được phát huy trong lớp học. Tương tác giữa GV và HS được nâng lên: cụ thể ở lớp học truyền thống, GV thường giảng trực tiếp ở trên lớp nhưng ở lớp học đảo ngược, GV gửi bài giảng trước giờ lên lớp nên tiết kiệm được nhiều thời gian, GV có thể tương tác với từng HS hoặc trong nhóm nhỏ HS. Kết quả là GV và HS có thời gian trao đổi, thảo luận trong mỗi tiết học nên hiệu quả dạy – học được nâng lên rõ rệt. Lớp học đảo ngược phù hợp với sự khác biệt giữa mỗi HS: Những HS học non hơn được chú ý hơn và những HS xuất sắc được giao những nhiệm vụ thích hợp với khả năng để tiến bộ. Việc học qua video hoặc học liệu trước giờ lên lớp sẽ giúp HS có thể tự kiểm soát tốc độ bài giảng phù hợp với mức độ tiếp nhận của bản thân. Lớp học đảo ngược tạo ra bầu không khí học tập thực sự: Trung tâm của hoạt động học tập là hỏi đáp thắc mắc sau khi học sinh đã tìm hiểu ở nhà, từ đó giúp HS tìm hiểu sâu vào chủ đề học tập, HS chủ động trong việc khám phá tri thức và làm chủ việc học của bản thân nên hiệu quả học tập sẽ tốt hơn. Do có sự tương tác giữa các HS trong khi thực hiện nhiệm vụ học tập nên mối quan hệ giữa các HS sẽ tốt hơn, thông qua đó học sinh được rèn luyện các năng lực hợp tác và giao tiếp. Do sự tương tác chặt chẽ nên GV có thể biết được nguyện vọng của HS từ đó có định hướng giúp HS tiếp cận và giải quyết các vấn đề thắc mắc một cách phù hợp, kịp thời nhất. Như vậy, “Lớp học đảo ngược” là một mô hình học tập kết hợp, giúp tạo ra môi trường khuyến khích tính tự chủ, tự học trong học tập vì HS có cơ hội học tập theo nhịp độ phù hợp với khả năng của bản thân. Lớp học đảo ngược giúp nâng cao ý thức, thái độ và trách nhiệm học tập và đồng thời phát triển được các năng lực (NL) cốt lõi như NL tự học, NL giải quyết vấn đề, NL giao tiếp và hợp tác… Có thể tóm tắt sự khác biệt giữa lớp học truyền thống và “Lớp học đảo ngược” qua bảng sau: Lớp học truyền thống Lớp học đảo ngược GV chuẩn bị giáo án lên lớp GV thiết kế bài giảng, video, tài liệu ở nhà chia sẻ lên mạng. HS nghe giảng và ghi chép HS xem bài giảng, video, tài liệu trên mạng, bài, học kiến thức cơ bản trên học kiến thức cơ bản tại nhà, học kiến thức nâng cao ở lớp với sự hỗ trợ của GV và HS khác. 6
- lớp, làm bài tập vận dụng nâng cao ở nhà. GV là trung tâm, HS lĩnh hội HS là trung tâm, tự tìm hiểu, trải nghiệm, kiến thức một cách thụ động. khám phá kiến thức. GV là người tổ chức, định hướng, hỗ trợ HS. Có thể không cần ứng Bắt buộc phải ứng dụng công nghệ thông tin dụng công nghệ thông tin và và truyền thông vào dạy - học. truyền thông vào dạy – học. Thời gian học diễn ra cố định Có thể học mọi lúc mọi nơi với mọi thiết bị trên lớp. chỉ cần thiết bị đó có thể online. Hạn chế khả năng tương tác Tăng cường khả năng tương tác giữa HS- giữa HS- HS, giữa HS với GV. HS, giữa HS với GV. Tập trung vào trang bị kiến Tập trung vào phát triển NL tự học, NL giải thức cho HS, ngoài ra, phát triển quyết vấn đề, NL giao tiếp và hợp tác và NL các NL chung và NL sinh học. sinh học. GV đánh giá HS. Ngoài việc GV đánh giá, còn có HS tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng. 1.2.2. Nguyên tắc tổ chức hoạt động theo mô hình “Lớp học đảo ngược” 1.2.2.1. Đảm bảo mục tiêu của dạy học. Cần đảm bảo mục tiêu về kiến thức, năng lực và phẩm chất của chủ đề. Mục tiêu giúp cho cả học sinh và giáo viên định hướng được cách giải quyết vấn đề cụ thể. Từ mục tiêu dạy học là tiền đề cho giáo viên lựa chọn, thiết kế nội dung, phương tiện dạy học đồng thời thực hiện hoạt động dạy học còn học sinh thì điều chỉnh được hoạt động học tập. Dựa vào mục tiêu giáo viên đánh giá kết quả học tập và gây hứng thú học tập cho học sinh. Chính vì vậy nguyên tắc đầu tiên trong tổ chức dạy học là phải xác định được và luôn bám sát mục tiêu bài học, thông qua câu hỏi, phiếu học tập, bảng đánh giá... 1.2.2.2. Đảm bảo tích hợp đa phương tiện trong quá trình dạy và học. Mô hình “Lớp học đảo ngược ” có bước giáo viên giao nội dung học tập và học sinh phải tự học ở nhà thông qua bài giảng, video, tài liệu để lĩnh hội các kiến thức. Chính vì vậy để đảm bảo được quá trình tự học của học sinh, sự kiểm tra đánh giá của giáo viên cần phải có sự hỗ trợ của công nghệ thông tin. 1.2.2.3. Đảm bảo tính tự chủ, tích cực, sáng tạo trong chiếm lĩnh kiến thức của học sinh. Tổ chức hoạt động học tập cho học sinh trên quan điểm lấy học sinh làm trung tâm nhằm phát triển năng lực tự học. Do đó cần kích thích sự tìm tòi, khám phá sáng 7
- tạo phát huy tính tự chủ, chủ động trong việc lĩnh hội kiến thức thông qua việc hoạt động tự học ở nhà và sự trao đổi giữa học sinh với nhau, giữa học sinh với thầy trong giờ lên lớp. 1.2.2.4. Đảm bảo nâng cao dần năng lực tự học cho học sinh. Năng lực tự học được cấu thành bởi nhiều thành tố kĩ năng như đã nêu phần trên, tuy nhiên các kĩ năng được hình thành một cách từ từ qua các giai đoạn vì vậy tổ chức dạy học cần đảm bảo nâng cao dần và hình thành các kĩ năng cấu thành nên năng lực tự học như từ xác định mục tiêu học tập, tự lập kế hoạch, xác định thực hiện cách học rồi lựa chọn phương pháp học phù hợp, tự đánh giá, tổng hợp và điều chỉnh phương pháp học sao phù hợp. 1.2.3. Quy trình chung dạy học theo mô hình “Lớp học đảo ngược” Quy trình dạy học theo mô hình “Lớp học đảo ngược” gồm các bước như sau: Các bước Các hoạt động cụ thể Xác định mục tiêu chủ đề Bước 1: Thiết kế kế hoạch Xác định hình thức tổ chức dạy học dạy học chủ đề theo mô Thiết kế hoạt động học tập hình lớp học đảo ngược Thiết kế công cụ đánh giá Lựa chọn phần mềm và nội dung để thực hiện bài giảng Bước 2: Thiết kế bài giảng Tìm kiếm các tư liệu (video, hình ảnh, âm thanh...) đưa vào bài giảng Thiết kế bài giảng, chia sẻ bài giảng lên mạng. Bước 3: Tổ chức dạy học Hướng dẫn HS tự học ở nhà theo mô hình lớp học đảo Tổ chức HS học tập ở lớp ngược Kiểm tra đánh giá Phân tích quy trình Bước 1: Thiết kế kế hoạch dạy học chủ đề theo mô hình lớp học đảo ngược - Xác định mục tiêu chủ đề: GV cần xác định mục tiêu dạy học chủ đề, chú ý mục tiêu ở các mức độ nhận thức khác nhau cho việc học ở nhà và ở lớp. Ở nhà, mục tiêu học tập chủ yếu ở mức nhận biết và mức hiểu, ở lớp mục tiêu đặt ở mức cao hơn như vận dụng, vận dụng cao. - Xác định hình thức tổ chức dạy học: Trong nghiên cứu này, hình thức dạy học được lựa chọn là dạy học theo mô hình Lớp học đảo ngược, kết hợp giữa dạy học online, HS tự học ở nhà và dạy học trên lớp. 8
- - Thiết kế hoạt động học tập: Xác định các nội dung HS tự học ở nhà, các nội dung học ở lớp. Xác định các phương tiện dạy học như tranh hình, video,… cần thiết. GV thiết kế các hoạt động học tập ở nhà với các nhiệm vụ ở mức tư duy nhận biết và thông hiểu. Các hoạt động ở lớp được thiết kế với các mức độ tư duy bậc cao. - Thiết kế công cụ đánh giá: Các công cụ đánh giá được thiết kế để đánh giá cả kiến thức, NL và phẩm chất. Công cụ bao gồm các câu hỏi, bài tập ở các mức độ tư duy khác nhau và các bảng hỏi, bảng kiểm. Bước 2: Thiết kế bài giảng trực tuyến - Lựa chọn phần mềm và nội dung để thực hiện bài giảng: Để tổ chức được lớp học đảo ngược hiệu quả, GV cần sự trợ giúp của một số công cụ hỗ trợ. Có rất nhiều công cụ hỗ trợ với những tính năng ưu việt khác nhau như: + Các công cụ trình chiếu như PowerPoint ... + Công cụ học tập xã hội: Những công cụ này sử dụng sức mạnh của phương tiện truyền thông xã hội giúp cho việc học tập và kết nối được dễ dàng hơn: Classroom, Facebook, Zalo, Group Mail... để hỗ trợ mô hình “Lớp học đảo ngược”. - Tìm kiếm các tư liệu (video, hình ảnh, âm thanh...) đưa vào bài giảng: Nguồn tư liệu này thường được lấy SGK, từ nguồn thông tin của Bộ Giáo dục và Đào tạo hoặc từ internet, hoặc GV tự tạo mới bằng ảnh quét, chụp, quay video. Cần chọn lựa các tư liệu đảm bảo các yêu cầu về mặt nội dung, phương pháp, thẩm mỹ và ý đồ sư phạm. - Thiết kế bài giảng, chia sẻ bài giảng lên mạng: Chia nhỏ nội dung thành các module, mỗi module cần thể hiện trên một số slide. Sau đó kiểm tra, quay video, đóng gói và chia sẻ lên mạng. Bước 3: Tổ chức dạy học theo mô hình lớp học đảo ngược - Hướng dẫn HS tự học ở nhà: GV yêu cầu HS xác định mục tiêu học tập, lập kế hoạch và thực hiện việc học: HS xem các bài giảng, video, tài liệu mà GV yêu cầu, đọc và hoàn thành phiếu học tập và gửi lên trang web hoặc nộp cho GV vào đầu tiết học. Phân công nhiệm vụ báo cáo, thảo luận trong nhóm và chuẩn bị dụng cụ học tập. Tự kiểm tra đánh giá trên phần mềm theo yêu cầu của GV. Nếu HS gặp vấn đề khó khăn có thể trao đổi trực tuyến với GV, với HS khác. GV kiểm tra mức độ hoàn thành nhiệm vụ của HS qua trang web. - Tổ chức HS học tập ở lớp: GV tổ chức HS báo cáo kết quả tự học, HS tự đánh giá, đánh giá đồng đẳng, GV đánh giá. Nội dung này GV cũng có thể đánh giá qua phần mềm trước khi đến lớp học. Chia lớp thành các nhóm nhỏ, hướng dẫn HS thực hành, thảo luận nhóm về các nhiệm vụ có mức độ tư duy cao. Tổ chức HS báo cáo, thảo luận giữa các nhóm. 9
- - Kiểm tra đánh giá: Yêu cầu các nhóm đánh giá lẫn nhau và đánh giá cá nhân. GV nhận xét và đánh giá chung về học tập của HS. HS tìm kiếm sự góp ý giúp đỡ, thông tin phản hồi của người khác từ đó điều chỉnh phương pháp học cho phù hợp. 1.3. Phẩm chất, năng lực của HS THPT trong chương trình giáo dục phổ thông 2018 Môn Hoá học hình thành, phát triển ở học sinh năng lực hoá học; đồng thời góp phần cùng các môn học, hoạt động giáo dục khác hình thành, phát triển các phẩm chất, năng lực học sinh - Năm phẩm chất cần đạt của HS cấp THPT là: Yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm. - Mười năng lực được chia ra thành 2 nhóm năng lực chính là năng lực chung và năng lực chuyên môn Ba năng lực chung cần phát triển cho học sinh trong chương trình GDPT là: + Năng lực tự chủ và tự học. + Năng lực giao tiếp và hợp tác. + Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. Năng lực chuyên môn: Ngôn ngữ, tính toán, tin học, thể chất, thẩm mỹ, công nghệ, năng lực khoa học. Về năng lực đặc thù môn Hoá học có các thành phần: nhận thức hoá học; tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hoá học; vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học. 1.4. Một số công cụ hỗ trợ dạy học - Google Classroom: là một phần mềm giáo dục sử dụng cho các trường học nhằm hỗ trợ và đơn giản hóa công việc giảng dạy của giáo viên. Video hướng dẫn sử dụng google Classroom: https://www.youtube.com/watch?v=yI-gzlMxHzU hoặc https://www.youtube.com/watch?v=TpCMbX79wtw - Giáo viên vào địa chỉ gmail của cá nhân -> Tại Google Apps chọn Classroom -> Tạo lớp học (Hoặc có thể vào Google Classroom để tạo lớp học). - Giáo viên đưa tài liệu, vi deo bài giảng và các yêu cầu, nhiệm vụ giao cho học sinh tại địa chỉ lớp học vừa tạo. - Giáo viên hướng dẫn học sinh tải công cụ Google Classroom về máy tính hoặc điện thoại thông minh. - GV mời HS tham gia lớp học qua địa chỉ email hoặc cung cấp mã lớp để HS đăng nhập. HS tải lớp học Google Classroom về máy và thực hiện nhiệm vụ - Công cụ Kahoot: 10
- Video hướng dẫn sử dụng Kahoot: https://www.youtube.com/watch?v=7DuWYGVEOWY hoặc https://youtu.be/7DuWYGVEOWY + Đối với GV: Cần đăng ký tài khoản Kahoot! tại đại chỉ : https://create.kahoot.it/auth/register Sau đó chọn vai trò người cần đăng ký. Click vào ô “Teacher” và chọn “ SChool”. + Đối với HS: Truy cập vào website kahoot.it bằng thiết bị có kết nối Internet, và nhập vào số hiệu (game-pin) mà GV cung cấp và điền tên của mình mà không cần đăng ký tài khoản. - Quizizz là ứng dụng học tập hỗ trợ người dùng có thể tự học hoặc tham gia vào các câu đố nhóm, bài tập và bài thuyết trình trực tiếp từ xa. Ứng dụng được thiết kế để giúp bạn tham gia vào các hoạt động nhóm và tự học bằng cách tạo và tổ chức các câu đố cho người khác trả lời với đa dạng các chủ đề. - Azota là một nền tảng ứng dụng giao, chấm bài online. Ứng dụng này ra đời để hỗ trợ giáo viên trong công tác giảng dạy khi muốn kiểm tra chất lượng kiến thức của học sinh. Nhìn chung, giáo viên sẽ giao bài trực tiếp trên Azota. Học sinh sẽ nhận và thực hiện bài kiểm tra của mình. - Padlet là một trang web, app giúp bạn tạo trang blog cá nhân để tải lên các văn bản, file âm thanh, hình ảnh, video để chia sẻ dễ dàng cho thầy cô hoặc nhóm học tập. Đây là ứng dụng học tập cung cấp các trang blog có giao diện đẹp, dễ sử dụng để giáo viên và học sinh tương tác với nhau. - Facebook Messenger là một dịch vụ và ứng dụng phần mềm tin nhắn tức thời chia sẻ giao tiếp bằng ký tự và giọng nói 1.5. Thực trạng năng lực học sinh và dạy học theo mô hình “Lớp học đảo ngược” ở trường THPT Khảo sát thực trạng về ứng dụng CNTT vào mô hình lớp học đảo ngược thông qua phiếu khảo sát giáo viên và học sinh. 1.5.1. Khảo sát 1.5.1.1. Mục đích Khảo sát thực trạng là giai đoạn đầu tiên trong quá trình áp dụng biện pháp, cần tìm hiểu, thu thập thông tin cần thiết của học sinh để chuẩn bị cho việc vận dụng mô hình lớp học đảo ngược trong dạy học bài ‘‘Nitrogen’’ – Hoá học 11 nhằm phát triển phẩm chất, năng lực học sinh 1.5.1.2. Đối tượng, địa bàn - Về phía GV: Khảo sát thăm dò ý kiến của 21 GV trường THPT Đô Lương 2. - Về phía HS: Khảo sát 73 em HS khối 11 trường THPT Đô Lương 2 11
- 1.5.1.3. Phương pháp - Hình thức khảo sát là sử dụng bảng tính trên Google Forms (ứng dụng nền web được sử dụng để tạo biểu mẫu thu thập số liệu) kết hợp với điều tra trực tiếp. - Link khảo sát GV: https://docs.google.com/forms/d/1fyQt_cnJ- o2wxT4b_zxo2X2MBeWY0IAFZWG1mEDHHbo/edit - Linh khảo sát HS: https://docs.google.com/forms/d/1XP6Azkd2EoPkFfjfPnNj9gm3xS9pWTmhS3hin W1xzRY/edit 1.5.1.4. Kết quả khảo sát Về Phía GV: - Khảo sát về mức độ sử dụng mô hình lớp học đảo ngược và công nghệ thông tin Qua phát phiếu thăm dò đối với 21 giáo viên trên địa bàn công tác, tôi nhận được kết quả khảo sát sau: Nội dung Chưa biết Biết nhưng chưa Đang sử (%) dùng (%) dụng (%) Mô hình lớp học đảo ngược 4,7 81 14,3 Dùng công cụ Google Classroom, 9,5 76,2 14,3 Kahoot, Azota, Quizizz, Padlet Nội dung Không cần Cần thiết (%) Rất cần thiết (%) thiết (%) HS nghiên cứu trước nội dung ở 0 42,9 57,1 nhà Việc phát triển phẩm chất, năng 0 29,4 70,6 lực học sinh Nội dung Chưa biết Biết nhưng hiểu Đang sử (%) chưa sâu (%) dụng (%) Sử dụng CNTT trong dạy học 0 47,6 52,4 Đa số GV đều sử dụng CNTT trong dạy học nhưng chỉ có 14,3 % GV đang sử dụng công cụ Google Classroom hay trò chơi trên Kahoot, còn lại chưa biết hoặc biết nhưng hiểu chưa sâu. Khi hỏi về mô hình lớp học đảo ngược thì có đến 81% GV có biết nhưng chưa hiểu sâu về nó. Đa số GV đều đánh giá để học tốt các môn học thì việc HS nghiên cứu trước ở nhà là cần thiết, nhưng đánh giá năng lực tự học của HS thì chủ yếu mới ở mức khá và trung bình. GV cũng nhận thấy được việc phát triển phẩm chất, năng lực HS là rất cần thiết 12
- Về Phía HS: - Khảo sát về mức độ sử dụng internet cũng như các kỹ năng, năng lực HS Qua phát phiếu thăm dò đối với 73 học sinh trong trường, tôi nhận được kết quả khảo sát sau: Nội dung Không sử dụng Thỉnh Thường xuyên (%) thoảng (%) (%) Mức độ sử dụng internet 1,4 50,7 47,9 GV có tổ chức trò chơi 5,5 71,2 23,3 Trao đổi học tập ở nhà 4,2 75,3 20,5 Nội dung Trung bình (%) Khá (%) Tốt (%) Kỹ năng hoạt động 16,4 75,3 8,2 nhóm, thuyết trình Kỹ năng sử dụng CNTT 23,3 61,6 15,1 Đa số HS đều đủ kiện để tiếp cận với internet nhưng việc trao đổi học tập ở nhà thì chỉ thỉnh thoảng mới sử dụng. Kỹ năng hoạt động nhóm, sử dụng CNTT cũng như trình bày ý kiến trước lớp của bản thân chủ yếu mới ở mức chưa tốt và khá.Việc các em trao đổi học tập ở nhà cùng nhau còn rất ít, thỉnh thoảng mới trao đổi chiếm đến 75,3%. Khi hỏi về việc tổ chức trò chơi học tập ở lớp thì chỉ có 23,3% HS trả lời GV thường xuyên tổ chức, còn 71,2% HS trả lời thỉnh thoảng, thậm chí có GV chưa bao giờ tổ chức trò chơi trên lớp, nên không gây được sự hứng thú trong môn học. 1.5.2. Nguyên nhân thực trạng - Về phía Giáo viên: Việc chuyển từ chương trình GDPT 2006 nặng về truyền thụ kiến thức sang chương trình GDPT 2018 theo định hướng phát triển năng lực người học đòi hỏi GV phải có sự thay đổi linh hoạt trong việc sử dụng các phương pháp dạy học để đạt hiệu quả.Tuy nhiên, những năm đ ầu thực hiện chương trình GDPT mới nên đa số giáo viên THPT còn bỡ ngỡ và việc sử dụng các phương pháp dạy học tích cực trong những năm gần đây mặc dù đã có sự thay đổi nhưng chưa nhiều. Đa số GV đều nhận thức được tầm quan trọng của việc đổi mới phương pháp tích cực trong dạy học Hoá học để PTNL cho HS, tuy nhiên đang rất lúng túng trong việc đưa nội dung cụ thể và việc sử dụng các PPDH như thế nào, do hạn chế về CNTT... để tổ chức một cách hiệu quả nhất. Giáo viên chưa mạnh dạn trong việc đổi mới, sử dụng PPDH tích cực để khơi gợi niềm hứng thú, niềm đam mê phát huy tính tích 13
- cực để PTNL mọi mặt cho HS. Trong quá trình dạy học GV phần lớn lo không đủ thời gian, sợ hoạt động gây ồn ào nên cố gắng chú trọng dạy hết nội dung bài học chứ chưa chú trọng tổ chức các hoạt động nhằm phát triển các năng lực cho HS. - Về phía HS: HS chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc tự học, một bộ phận thì chưa được định hướng, chỉ dẫn phương pháp tự học phù hợp. Bên cạnh đó còn rất nhiều giáo viên đã quen với cách giảng dạy cũ, loay hoay không biết tìm phương pháp dạy học nào phù hợp để giúp học sinh phát triển phẩm chất, năng lực bản thân. Tiếp cận công nghệ thông tin của GV và HS còn chưa đi sát với mục tiêu dạy học. Xuất phát từ thực trạng trên cũng như nhu cầu của xã hội hiện đại đặt ra một vấn đề cấp thiết là cần tạo ra một môi trường để học sinh có thể tự học và bồi dưỡng các năng lực đặc biệt là năng lực tự học. Trước thực trạng đó, chúng tôi đã đưa ra ứng dụng CNTT vào mô hình “Lớp học đảo ngược” trong dạy học chương “Nitrogen – Sulfur” – Hoá học 11 với hi vọng góp phần mang lại hiệu quả cao trong công tác dạy học bộ môn Hoá học nói riêng cũng như công tác giảng dạy, giáo dục ở trường THPT nói chung. 1.6. Đề xuất giải pháp Đề xuất các giải pháp giúp nâng cao hiệu quả của việc ứng dụng CNTT vào mô hình hớp học đảo ngược ở trường THPT. Trong đó tập trung vào thiết kế kế hoạch bài dạy kết hợp dạy học trực tiếp và trực tuyến giúp phát triển phẩm chất, năng lực hoc sinh THPT. Chương 2: Ứng dụng CNTT vào mô hình “Lớp học đảo ngược” trong dạy học chương “Nitrogen – sulfur’’- Hóa học 11 nhằm phát triển phẩm chất, năng lực học sinh 2.1. Cấu trúc nội dung chương “Nitrogen – sulfur’’ 2.1.1. Yêu cầu cần đạt của chương Đơn chất nitơ (nitrogen) - Nêu được trạng thái tự nhiên của nguyên tố nitrogen. - Giải thích được tính trơ của đơn chất nitơ ở nhiệt độ thường do có liên kết ba bền vững. - Trình bày được phản ứng của đơn chất nitơ ở nhiệt độ cao với hydrogen, oxygen. Liên hệ được quá trình tạo và cung cấp nitrate (nitrat) cho đất từ nước mưa. - Trình bày được các ứng dụng của đơn chất nitơ khí và lỏng trong sản xuất, trong hoạt động nghiên cứu. Ammonia và một số hợp chất ammonium 14
- - Mô tả được công thức Lewis và hình học của phân tử ammonia. Viết được CTPT, CTCT của NH3 - Dựa vào đặc điểm cấu tạo của phân tử ammonia, giải thích được tính chất vật lí (tính tan), tính chất hoá học (tính base, tính khử). Viết được phương trình hoá học minh hoạ. - Viết được phương trình hoá học minh hoạ NH3 có tính base, tính khử. - Vận dụng được kiến thức về cân bằng hoá học, tốc độ phản ứng cho phản ứng tổng hợp ammonia từ nitơ và hydrogen. - Trình bày được tính chất cơ bản của muối ammonium (dễ tan và phân li, chuyển hoá thành ammonia trong kiềm, dễ bị nhiệt phân) và nhận biết được ion ammonium trong dung dịch. - Trình bày được ứng dụng của ammonia (chất làm lạnh; sản xuất phân bón như: đạm, ammophos; sản xuất nitric acid; làm dung môi...); của ammonium nitrate và một số muối ammonium tan như: phân đạm, phân ammophos... - Thực hiện được (hoặc quan sát video) thí nghiệm nhận biết được ion ammonium trong phân đạm chứa ion ammonium. Sulfur và sulfur dioxide - Nêu được các trạng thái tự nhiên của nguyên tố sulfur. - Trình bày được tính chất vật lí, hoá học cơ bản và ứng dụng của lưu huỳnh đơn chất. - Quan sát video thí nghiệm chứng minh lưu huỳnh đơn chất vừa có tính oxi hoá (tác dụng với kim loại), vừa có tính khử (tác dụng với oxygen). Viết được phương trình phản ứng xảy ra trong các thí nghiệm trên. - Trình bày được tính oxi hoá (tác dụng với hydrogen sulfide) và tính khử (tác dụng với oxygen) và ứng dụng của sulfur dioxide (khả năng tẩy màu, diệt nấm mốc,...). - Trình bày được sự hình thành sulfur dioxide do tác động của con người, tự nhiên, tác hại của sulfur dioxide và một số biện pháp làm giảm thiểu lượng sulfur dioxide thải vào không khí. Sulfuric acid và muối sulfate - Trình bày được tính chất vật lí, cách pha loãng và nguyên tắc xử lí sơ bộ khi bỏng acid H2SO4. - Trình bày được cấu tạo H2SO4; tính chất hoá học cơ bản, ứng dụng của sulfuric acid loãng, sulfuric acid đặc và những lưu ý khi sử dụng sulfuric acid. - Thực hiện/xem video được một số thí nghiệm chứng minh tính oxi hoá mạnh và tính háo nước của sulfuric acid đặc (với đồng, da, than, giấy, đường, gạo,...). 15
- - Nêu được điều kiện thực hiện, viết được các phản ứng xảy ra trong quá trình sản xuất acid H2SO4. - Nêu được ứng dụng của một số muối sulfate quan trọng: barium sulfate (bari sunfat), ammonium sulfate (amoni sunfat), calcium sulfate (canxi sunfat), magnesium sulfate (magie sunfat) và nhận biết được ion SO42- trong dung dịch bằng ion Ba2+. 2.1.2. Nội dung dạy học của chương: 10 tiết Tiết PPCT: 11. Bài 4: Nitrogen Tiết PPCT: 12,13. Bài 5: Ammonia và muối ammonium Tiết PPCT: 14,15. Bài 6: Một số hợp chất của nitrogen với oxygen Tiết PPCT: 16,17. Bài 7: Sulfur và sulfur dioxide Tiết PPCT: 18,19. Bài 8: Sulfuric acid và muối sulfate Tiết PPCT: 20. Bài 9: Ôn tập chương 2 - KTTX 2.2. Thiết kế kế hoạch bài dạy ứng dụng CNTT vào một số tiết trong chương “Nitrogen – sulfur’’- Hóa học 11 theo mô hình “Lớp học đảo ngược” 2.2.1. Thiết kế kế hoạch bài dạy có ứng dụng CNTT vào mô hình lớp học đảo ngược trong tổ chức dạy học bài “Nitrogen” 2.2.1.1.Kế hoạch dạy học bài “Nitrogen” Thời lượng: 1 tiết (Tiết PPCT: 11) Tiến PP và KT Thời Hoạt động của Hỗ trợ của Kết quả/ sản trình dạy học gian học sinh giáo viên phẩm dự kiến dạy học chủ yếu - Nhận nhiệm vụ - Hỗ trợ, - Học sinh hoàn Dạy học hoàn thành phiếu - Dạy học thành phiếu bài 1 tuần hướng dẫn trên địa bài tập cá nhân. hợp tác tập. trước học sinh học chỉ lớp theo nhóm học - Thảo luận, trao tập khi cần. - Rèn luyện học tại - Kĩ thuật năng lực tự bài Google đổi với các thành - Theo dõi, chia nhóm, học, năng lực “Nitro Classro viên trong nhóm nhận xét nội giao gen” hoàn thành phiếu dung học tập hợp tác. om nhiệm vụ bài tập nhóm của học sinh - Hình - Thảo luận nhóm - Chuẩn bị - Dạy học - Phiếu học tập thành, hoàn thành phiếu phiếu học hợp tác hoàn chỉnh về Trên hoàn học tập. tập. theo nhóm Nội dung lớp thiện . nitrogen kiến 16
- thức về - Đánh giá kết quả - Hoàn thiện - Kĩ thuật - Rèn luyện nitrogen hoạt động của các và chính xác động não năng lực hợp nhóm. hóa kiến thức tác, giải quyết - Luyện tập bằng vấn đề và sáng công cụ Kahoot tạo. 2.2.1.2.Thiết kế kế hoạch dạy học bài “Nitrogen” I. Mục tiêu bài học 1. Năng lực: 1.1. Năng lực hóa học: a) Nhận thức hóa học: - Trình bày được trạng thái tự nhiên của nguyên tố nitrogen - Viết được phương trình biểu diễn tính chất của nitrogen, so sánh và giải thích được tính trơ của đơn chất nitrogen ở nhiệt độ thường thông qua liên kết và giá trị năng lượng liên kết. b) Tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hóa học: - Thông qua hoạt động thảo luận nhóm về nội dung liên hệ quá trình tạo và cung cấp nitrate cho đất từ nước mưa. c) Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: - Vận dụng được kiến về nitrogen giải thích một số vấn đề trong cuộc sống và sản xuất (ứng dụng của nitrogen khí và lỏng) 1.2. Năng lực chung: a) Năng lực tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực tìm hiểu về nhiệt động học của phản ứng, ý nghĩa và tìm hiểu ứng dụng của nitrogen trong đời sống, sản xuất. b) Năng lực giao tiếp và hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ khoa học để diễn đạt nguyên tố nitrogen; Hoạt động nhóm và cặp đôi hiệu quả theo đúng yêu cầu của GV, đảm bảo các thành viên trong nhóm đều được tham gia và trình bày báo cáo; Tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân. c) Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thảo luận với các thành viên trong nhóm, liên hệ thực tiễn nhằm giải quyết các vấn đề bài học trong cuộc sống. 2. Phẩm chất: - Cẩn thận, trung thực, trách nhiệm trong quá trình tìm tòi thông tin SGK, các phương tiện thông tin (internet), trong quá trình thực hành và ghi chép bài học, hoạt động nhóm, hoàn thành các nội dung được giao. 17
- - Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập bộ môn hóa học. II. Chuẩn bị 1. Giáo viên - Video hướng dẫn sử dụng google Classroom: https://www.youtube.com/watch?v=yI-gzlMxHzU hoặc https://www.youtube.com/watch?v=TpCMbX79wtw - Video hướng dẫn sử dụng Kahoot: https://www.youtube.com/watch?v=7DuWYGVEOWY hoặc https://youtu.be/7DuWYGVEOWY - Phiếu tự học ở nhà cho học sinh - Tạo lớp học trên Google Classroom: Lớp 11A3 năm học 2023-2024. Mã lớp học: 5lpcjsu Link vào lớp: https://classroom.google.com/c/NTI5NzYzNjc5MDYw?cjc=5lpcjsu Trò chơi trên Kahoot: https://create.kahoot.it/details/dc2fd682-e4f6-466e-be32-2bf6c4fba879 - Chuẩn bị video bài giảng Nitrogen và tải lên hệ thống. Link bài giảng: https://www.youtube.com/watch?v=vsRD8DS1c-0 - Phiếu đánh giá sản phẩm nhóm học sinh. - Máy tính, máy chiếu, nam châm, kết quả phiếu học tập… 2. Học sinh - Máy tính hoặc điện thoại có kết nối internet. - Tải phần mềm Google Classroom. - Tham gia vào lớp học trên Google Classroom để tự học online về mô hình LHĐN, tải các tư liệu mà GV cung cấp.. - Xem các video bài giảng trước ở nhà và hoàn thành vào phiếu học tập mà GV cung cấp. - Sau khi xem video bài giảng học sinh ghi chú lại kiến thức chưa rõ. - Thảo luận trên Google Classroom những nội dung chưa hiểu. - Hoàn thành sản phẩm cá nhân, nhóm nộp trong GoogleClassroom để báo cáo trên lớp. III. Tiến trình dạy học: 18
- Giai đoạn 1: Trước giờ lên lớp * Mục tiêu: - Rèn luyện năng lực tự học: Học sinh xác định được nhiệm vụ và xây dựng được kế hoạch học tập cho bản thân. - Rèn luyện kĩ năng đọc tài liệu, xem video bài giảng, xử lí thông tin. - Năng lực giao tiếp thông qua các hoạt động trao đổi trong nhóm và trao đổi với giáo viên. * Nhiệm vụ học tập của học sinh: - Đăng nhập vào địa chỉ lớp học trên Google Classroom để nghiên cứu video, tài liệu kết hợp SGK để hoàn thành phiếu bài tập cá nhân. Trao đổi với các thành viên trong nhóm và giáo viên để hoàn thành phiếu bài tập nhóm. *Cách thức tiến hành hoạt động: Bước 1: Xác định nhiệm vụ học tập Thông qua phiếu nhiệm vụ học tập và yêu cầu của GV, HS xác định được nhiệm vụ học tập của mình. Việc xác định được nhiệm vụ học tập của mình có ý nghĩa quan trọng trong quá trình tự học tại nhà. Thông thường cần thực hiện các nhiệm vụ cơ bản sau: + Nghiên cứu bài trong sách giáo khoa, bài giảng, video, tài liệu GV định hướng. + Hoàn thành nhiệm vụ học tập + Đặt câu hỏi thắc mắc về phần kiến thức đang tìm hiểu. Bước 2: Tự học bài mới trên Google Classroom HS tải Google Classroom và vào lớp 11A3 năm học 2023 - 2024: 5lpcjsu https://classroom.google.com/c/NTI5NzYzNjc5MDYw?cjc=5lpcjsu Bài giảng gồm các phần theo logic sách giáo khoa, thông qua video bài giảng cũng như tài liệu trên internet, dựa vào các ý HS trả lời các câu hỏi tương tác trong bài để tìm ra kiến thức mới. Bước 3: Trao đổi trực tuyến và hoàn thành nhiệm vụ học tập. HS làm việc cá nhân và nhóm ở nhà. Trao đổi, tương tác giữa HS – HS, HS – GV để hoàn thành nhiệm vụ học tập Bước 4: Tự kiểm tra, đánh giá. - HS tự đánh giá qua phiếu tự đánh giá và hoàn thành phiếu bài tập về nhà. Bước 5: GV kiểm tra việc hoàn thành nhiệm vụ học tập HS qua Google Classroom GV kiểm tra việc hoàn thành nhiệm vụ học tập của HS bằng các hình thức sau: 19
- - Kiểm tra lượt truy cập của HS vào bài giảng video - Kiểm tra số lượng HS đã làm phiếu bài tập bắt buộc trước khi đến lớp và kết quả làm bài của các em. - Yêu cầu HS trao đổi những vấn đề mà các em thắc mắc lên trang lớp học. Phiếu nhiệm vụ học tập: Hoàn thiện các thông tin vào vở và tổng hợp lên phiếu học tập theo nhóm như cô đã chia, chuẩn bị các câu hỏi thắc mắc trên lớp Nhóm 1,2: 1. Tìm hiểu về trạng thái tự niên của Nitrogen Trong khí quyền, Nitrogen là nguyên tố …… (1) ………., chiếm % về khối lượng, chiếm …% về thể tích. Trong vỏ trái đất, Nitrogen tồn tại tập trung ở ………(2) …… dưới dạng sodium nitrat (thường gọi là …(3)……..) Nguyên tố nitrogen có trong tất cả cơ thể động vật và thực vật, là thành phần cấu tạo nên …(4) … trong cơ thể người thì Nitrogen chiếm…(5) ...về khối lượng. Nguyên tố nitrogen tồn tại trong tự nhiên với 2 đồng vị bền là ...(6).... 2. Làm video về diêm tiêu Chile trong vòng 2 phút mà các em biết. Nhóm 3,4: Tìm hiểu cấu tạo nguyên tử, phân tử của Nitrogen 1. Xác định vị trí của nguyên tố nitrogen trong bảng tuần hoàn. Viết cấu hình electron của nguyên tử? 2. Viết CTPT và công thức electron, công thức Lewis, CTCT của phân tử nitrogen? Nhận xét về liên kết trong phân tử N2? Dự đoán về khả năng hoạt động hoá học của nitrogen ở nhiệt độ thường. 3. Trình chiếu một số hình ảnh liên quan đến cấu tạo của Nitrogen. Nhóm 5,6: 1. Tìm hiểu tính chất vật lí, ứng dụng của Nitrogen Trạng thái :…..; Màu :……; Mùi, vị:…….; Độ tan:………; Khí nitrogen …….. duy trì sự cháy và sự sống; Hóa lỏng ở .......;Tỉ khối của N2/kk = ….. 2. Video thuyết trình trong 2 phút về ứng dụng của Nitrogen trong thực tiễn Nhóm 7,8: Tìm hiểu tính chất hoá học của Nitrogen 1. Xác định số oxi hóa của nguyên tố nitrogen trong các chất sau: NH3, N2, N2O, NO, N2O3, NO2, HNO3 2. Viết PTHH khi cho nitrogen tác dụng với H2, O2? Xác định sự thay đổi số oxi hóa của nguyên tố nitrogen và rút ra kết luận về tính chất hóa học của nó? 3. Video trong vòng 2 phút giải thích quá trình tạo và cung cấp ion nitrate cho đất từ nước mưa. 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số phương pháp nâng cao thành tích môn nhảy xa kiểu ưỡn thân
13 p | 320 | 48
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Ứng dụng thực tế của một số chất hóa học trong sách giáo khoa môn Hóa học ở trường phổ thông
20 p | 192 | 35
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số ứng dụng của máy tính Casio FX 570ES giải toán lớp 11
17 p | 227 | 31
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Phản ứng giữa CO2 với dung dịch kiềm
16 p | 130 | 12
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp phòng, chống vi phạm pháp luật và bạo lực học đường trong đoàn viên, thanh niên trường THPT Lê lợi
19 p | 39 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số phương pháp giáo dục kỹ năng sống hiệu quả khi dạy phần đạo đức môn Giáo dục công dân lớp 10
11 p | 121 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kỹ năng cần thiết của giáo viên làm công tác chủ nhiệm ở trường THPT Vĩnh Linh
17 p | 17 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng kho tư liệu video hỗ trợ dạy học chương trình Tin học 10
11 p | 29 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng Infographic nhằm nâng cao hiệu quả và tăng hứng thú học tập Ngữ văn của học sinh THPT
15 p | 20 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giáo dục kỹ năng sống và sử dụng ngôn ngữ cho học sinh THPT qua tác phẩm Chí Phèo
19 p | 29 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng mô hình học tập Blended Learning trong dạy học chủ đề 9 Tin học 11 tại Trường THPT Lê Lợi nhằm nâng cao hiệu quả học tập
16 p | 22 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng toán tổ hợp xác suất trong việc giúp học sinh giải nhanh các bài tập di truyền phần sinh học phân tử và biến dị đột biến
17 p | 47 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kĩ năng xử lí hình ảnh, phim trong dạy học môn Sinh học
14 p | 39 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp trong dạy học trực tuyến môn Tiếng Anh nhằm nâng cao chất lượng dạy học
19 p | 15 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội cho học sinh lớp 12 ở trường THPT Vĩnh Linh
20 p | 16 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp dạy học chủ đề môn Toán lớp 10 theo định hướng giáo dục STEM tại trường THPT Nguyễn Duy Trinh
63 p | 41 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Ứng dụng của tỉ số thể tích
15 p | 27 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Kinh nghiệm biên soạn thư mục và phát huy hiệu quả thư mục
30 p | 0 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn