intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Ứng dụng dạy học dự án vào dạy học môn hình học 6 - chương I

Chia sẻ: Caphesua | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:42

39
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Phương pháp dạy học dự án là một phương pháp tích cực để khắc phục những hạn chế của phƣơng pháp dạy học truyền thống. Phương pháp dạy học dự án lấy học sinh làm trung tâm, giáo viên đóng vai trò cố vấn, đồng hành. Học sinh thường sẽ làm việc theo nhóm trong khoảng thời gian, tìm kiếm nguồn thông tin đa dạng và tạo ra các sản phẩm xác thực. Mời các bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây để nắm nội dung của sáng kiến kinh nghiệm!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Ứng dụng dạy học dự án vào dạy học môn hình học 6 - chương I

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO AN GIANG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƢỜNG THCS VÀ THPT PHÚ TÂN Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ────────── ───────────────── Phú Tân, ngày 20 tháng 01 năm 2019. BÁO CÁO Kết quả thực hiện sáng kiến, cải tiến, giải pháp kỹ thuật, quản lý, tác nghiệp, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật hoặc nghiên cứu khoa học sƣ phạm ứng dụng ────────── I- Sơ lƣợc lý lịch tác giả: - Họ và tên: LÊ THỊ MỘNG LINH Nam, nữ: nữ - Ngày tháng năm sinh: 02.8.1980 - Nơi thƣờng trú: Ấp Cái Tắc, TT Phú Mỹ, Phú Tân, An Giang. - Đơn vị công tác: THCS- THPT PHÚ TÂN - Chức vụ hiện nay: TTCM tổ TOÁN - Lĩnh vực công tác: giảng dạy môn Toán II.- Sơ lƣợc đặc điểm tình hình đơn vị: Nêu tóm tắt tình hình đơn vị, những thuận lợi, khó khăn của đơn vị trong việc thực hiện nhiệm vụ: - Đến đầu tháng 9/2018: Số liệu CC, VC, ngƣời lao động: 73, trong đó BGH: 04; Giáo viên: 60; GV chuyên trách công tác Đoàn, Đội: 02; Nhân viên thiết bị: 01; Nhân viên: 04; Nhân viên NĐ68: 02. - Tổ chuyên môn, nghiệp vụ: 09 tổ (08 tổ chuyên môn, 01 tổ văn phòng). - Huy động đầu năm đến 05/09/2018: THCS 454/471, 96.39%; THPT 599/631, 94.93%; Cộng 2 cấp 1053/1102 đạt 95.55%. Trong đó K6 130/127, 102.36%; K10 236/251, 94.02%. Thuận lợi - Đƣợc sự quan tâm chỉ đạo sâu sắc của Sở GDĐT An Giang, của Huyện ủy, của UBND huyện; sự phối hợp tốt với ban, ngành, đoàn thể địa phƣơng; với sự quan tâm của Ban Đại diện CMHS, của PHHS, của tổ chức, cá nhân, của các mạnh thƣờng quân, của các nhà hảo tâm, của cựu học sinh của trƣờng; - Đội ngũ tập thể sƣ phạm tăng nhanh, đa số trẻ, nhiệt quyết, đoàn kết quyết tâm cao trong xây dựng nhà trƣờng ngày càng có uy tín, chất lƣợng giáo dục nâng dần. - Chất lƣợng ổn định và nâng dần, bƣớc đầu tạo uy tín đối với PHHS và địa phƣơng. Đội ngũ tập thể sƣ phạm tăng nhanh, đa số trẻ, nhiệt quyết, đoàn kết quyết tâm xây dựng nhà trƣờng ngày càng phát triển. - Đầu vào lớp 10 đƣợc cải thiện: NV1 với điểm chuẩn 17 điểm, NV2 điểm sàn 19.5đ. - Phòng bộ môn đƣợc trang bị khá đầy đủ cho khối THPT và đạt chuẩn 06/06P. - Phụ huynh học sinh, mạnh thƣờng quân, các nhà hảo tâm, các tổ chức, các cá nhân đã có quan tâm, hỗ trợ khá nhiều đến những khó khăn của trƣờng. Trang 1
  2. Khó khăn - Tỉ lệ huy động học sinh tƣơng đối ổn định, đƣợc nâng dần, nhƣng còn thấp. - Đầu vào của K6 vẫn tiếp tục có chất lƣợng thấp. - Học sinh có sổ hộ nghèo, cận nghèo chiếm tỉ lệ cao. Trong số học sinh trên, học sinh có hoàn cảnh, cha mẹ ly hôn, làm ăn xa gửi con cho ông, bà, ngƣời thân khá cao. Điều này ảnh hƣởng đến công tác phối hợp giáo dục giữa gia đình, nhà trƣờng và xã hội. - Tình hình về phòng học gặp khó khăn trong việc tổ chức dạy bồi dƣỡng HSG, phụ đạo học sinh yếu, do trƣờng chỉ có 18 phòng học, trong đó 6 phòng bàn ghế THCS, 12 phòng bàn ghế THPT. Trong nhiều năm học tới, có thể vẫn giữ ổn định 29 lớp hoặc tăng từ 1 đến 2 lớp, đề nghị Sở GDĐT xem xét phƣơng án xây dựng thêm phòng học mới. * Tên sáng kiến/đề tài giải pháp: “ Ứng dụng dạy học dự án vào dạy học môn hình học 6- chương I”. * Lĩnh vực: chuyên môn giảng dạy III- Mục đích yêu cầu của sáng kiến: 1. Thực trạng ban đầu trƣớc khi áp dụng sáng kiến: Chƣơng trình giáo dục truyền thống: với cách dạy học trực tiếp, giáo viên là nhân vật trung tâm, học sinh nghe, nhớ, lặp lại. Giáo viên là ngƣời định hƣớng, cũng là ngƣời quyết định, học sinh làm việc độc lập, đơn lẻ. Điều đó không tạo đƣợc nhiều hứng thú học tập cho học sinh, đặc biệt là môn toán Hình học. Và nhất là với các em học sinh lớp 6, với những kiến thức tẻ nhạt nhƣ: điểm, đƣờng thẳng,…nếu phƣơng pháp dạy không tốt, ngƣời giáo viên sẽ tạo cho học sinh một ấn tƣợng nặng nề về môn học trong suốt khối trung học. Do vậy mà chúng ta cần có những phƣơng pháp dạy học tích cực mới, giúp toán học gần gũi thực tế hơn. Trong chƣơng trình giáo dục phổ thông tổng thể vừa đƣợc bộ giáo dục ban hành tháng 12/2018, có một sự đổi mới mạnh mẽ, trong đó “ Phát triển năng lực ngƣời học”, đƣợc xem là định hƣớng trung tâm trong hoạt động giáo dục nói chung. Quan điểm đó chi phối toàn bộ hoạt động dạy học của ngƣời giáo viên nói chung và giáo viên dạy toán nói riêng từ việc xác định mục tiêu, xây dựng nội dung, định hƣớng phƣơng pháp dạy học cũng nhƣ đánh giá kết quả học toán của học sinh. Và các phƣơng pháp dạy học tích cực hơn đƣợc áp dụng, trong đó có phƣơng pháp dạy học dự án đang đƣợc quan tâm nhất hiện nay. Dạy học dự án là dạy học mà ở đó ngƣời học có cơ hội thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp có sự gắn kết giữa lý thuyết và thực hành, đòi hỏi sự kết hợp kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Ngƣời học phải lập kế hoạch, thực hiện, đánh giá kết quả, cuối cùng tạo ra sản phẩm phù hợp mụ đích, yêu cầu đề ra. Dạy học dự án mang lại cho ngƣời học cơ hội mở rộng kiến thức không chỉ trong toán mà còn trong các lĩnh vực khác đồng thời phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề, hợp tác, giao tiếp, nghiên cứu và tự học. Đây là những kiến thức và kỹ năng cần thiết để ngƣời học thích ứng với những thay đổi diễn ra hàng ngày trong thời buổi bùng nổ thông tin để đáp ứng nhiệm vụ học tập và lao động sau này. Trang 2
  3. 2. Sự cần thiết phải áp dụng sáng kiến: Băt nguồn từ một số hạn chế trong cách thức dạy học “truyền thống”: - Giáo viên là trung tâm trong quá trình dạy học không còn phù hợp với kỷ nguyên mới khi mà học sinh có thể tiếp cận tri thức từ nhiều nguồn khác nhau. - Học sinh có thể lĩnh hội tri thức trong sách giáo khoa, nhƣng những gì sách giáo khoa cung cấp cho học sinh không thể cập nhật kịp với tốc độ phát triển của khoa học và công nghệ. - Chƣa gắn kết đƣợc tri thức hàn lâm- sách giáo khoa và với các vấn đề thực tiễn đời sống. - Hạn chế trong việc hình thành các kỹ năng mềm cần thiết cho thế kỷ 21. Phƣơng pháp dạy học dự án là một phƣơng pháp tích cực để khắc phục những hạn chế của phƣơng pháp dạy học truyền thống. Phƣơng pháp dạy học dự án lấy học sinh làm trung tâm, giáo viên đóng vai trò cố vấn, đồng hành. Học sinh thƣờng sẽ làm việc theo nhóm trong khoảng thời gian, tìm kiếm nguồn thông tin đa dạng và tạo ra các sản phẩm xác thực. 3. Nội dung sáng kiến: (Tiến trình thực hiện, thời gian thực hiện, biện pháp tổ chức..) 3.1 Tiến trình thực hiện: Để áp dụng dạy học dự án trong chƣơng I, hình học lớp 6 hiệu quả, tôi nhận thấy có thể thực hiện nhƣ sau: Nội dung lý thuyết - hoạt động trên lớp học:giáo viên có thể dạy cho học sinh quan sát hình thực tế thay vì hình ảnh đơn điệu sách giáo khoa. Bản thân giáo viên tìm hiểu tổ chức các trò chơi khởi động, trong đó có hình ảnh đoạn thẳng, đƣờng thẳng để tiết học thêm thú vị, mà các em cũng tiếp cận kiến thức về điểm, đƣờng thẳng, đoạn thẳng thật vui vẻ mà nhớ hoài. Hoạt động ngoài lớp học – thực hiện dự án dạy học: qua các hoạt động cuộc sống thật giáo viên suy nghĩ các dự án dạy học phù hợp với thực tế trƣờng học và đặc biệt phù hợp với khả năng học sinh lớp 6. 3.2 Thời gian thực hiện: học kì I năm học 2018 – 2019 3.3 Biện pháp tổ chức thực hiện * “ý tƣởng về một dự án dạy học” Định nghĩa một cách ngắn gọn, phƣơng pháp dạy học theo dự án đặt ngƣời học vào các vai có thật trong xã hội để hoàn thành các nhiệm vụ có ý nghĩa trong cuộc sống. Điểm khó khăn nhất khi thực hiện phƣơng pháp dạy học theo dự án là việc ngƣời giáo viên phải nghĩ ra đƣợc một “ dự án” phù hợp môi trƣờng học đƣờng. Để hình thành đƣợc ý tƣởng ngƣời giáo viên phải xác định đƣợc đáp án cho ba câu hỏi sau đây: 1. Học sinh đóng vai gì? 2. Ứng với “vai “ đó, học sinh phải làm nhiệm vụ gì? 3. “ Vai” và nhiệm vụ đó phải đƣợc lồng ghép trong bối cảnh thực tế nào? Trang 3
  4. * Ưu điểm: - Phƣơng pháp khiến ngƣời học sử dụng tổng hợp các giác quan (nghe, nhìn, chạm), và việc trả lời 3 câu hỏi trên cần phải nối khớp nhau trong một chỉnh thể thống nhất. Dặc biệt, nhiệm vụ đặt ra trong dự án phải: - có thật trong đời sống - theo sát chương trình học - liên môn - xác định rõ sản phẩm (đầu ra) cụ thể mà học sinh phải hoàn thành. Nhƣ vậy, để phát triển ý tƣởng một dự án dạy học, giáo viên có thể thực hiện 3 bƣớc sau: 1. Tạo ra “ bối cảnh” bằng cách khai thác các sự kiện kinh tế, chính trị, xã hội đƣợc thông tin rộng rãi trên các báo đài. 2. Xác định “ nhiệm vụ” bằng cách xem xét học sinh có thể khả năng làm đƣợc gì trong tình huống thực tế đó. Các sản phẩm cuối cùng của dự án rất đa dạng: bài báo cáo, bài trình chiếu, tờ rơi, trang web, mô hình, bản thiết kế, phim, vở kịch… 3. Lựa chọn “vai” xã hội cần thực hiện hoặc có trách nhiệm với nhiệm vụ đó. Một “vai” mà giáo viên có thể xem xét là ngƣời giải quyết vấn đề, ngƣời đƣa ra quyết định, ngƣời điều tra, ngƣời thu thập số liệu. *“ Quy trình tổ chức ” a. Công đoạn chuẩn bị: Công việc của GV: - Xây dựng bộ câu hỏi định hƣớng: xuất phát từ nội dung học và mục tiêu cần đạt - đƣợc. - Thiết kế dự án: xác định lĩnh vực thực tiễn ứng dụng nội dung học, ai cần, ý tƣởng và tên dự án. - Thiết kế các nhiệm vụ cho học sinh: làm thế nào để học sinh thực hiện xong thì bộ câu hỏi đƣợc giải quyết và các mục tiêu đồng thời cũng đạt đƣợc. - Chuẩn bị các tài liệu hỗ trợ giáo viên và học sinh cũng nhƣ các điều kiện thực hiện dự án trong thực tế. Công việc của HS: - Cùng GV thống nhất các tiêu chí đánh giá. - Làm việc nhóm để xây dựng dự án. - Xây dựng kế hoạch dự án: xác định những công việc cần làm, thời gian dự kiến, vật liệu, kinh phí, phƣơng pháp tiến hành và phân công công việc trong nhóm. - Chuẩn bị các nguồn thông tin đáng tin cậy để chuẩn bị thực hiện dự án. b. Công đoạn thực hiện Công việc của GV: Trang 4
  5. · Theo dõi, hƣớng dẫn, đánh giá học sinh trong quá trình thực hiện dự án. · Liên hệ các cơ sở, khách mời cần thiết cho học sinh. · Chuẩn bị cơ sở vật chất, tạo điều kiện thuận lợi cho các em thực hiện dự án. Công việc của HS: · Phân công nhiệm vụ các thành viên trong nhóm thực hiện dự án theo đúng kế hoạch · Tiến hành thu thập, xử lý thông tin thu đƣợc. · Xây dựng sản phẩm hoặc bản báo cáo. · Liên hệ, tìm nguồn giúp đỡ khi cần. · Thƣờng xuyên phản hồi, thông báo thông tin cho giáo viên và các nhóm khác qua các buổi thảo luận hoặc qua trang wiki. c. Công đoạn tổng hợp Công việc của GV: · Theo dõi, hƣớng dẫn, đánh giá học sinh giai đoạn cuối dự án · Bƣớc đầu thông qua sản phẩm cuối của các nhóm HS. Công việc của HS: · Hoàn tất sản phẩm của nhóm. · Chuẩn bị tiến hành giới thiệu sản phẩm. d. Công đoạn đánh giá Công việc của GV: · Chuẩn bị cơ sở vật chất cho buổi báo cáo dự án. · Theo dõi, đánh giá sản phẩm dự án của các nhóm. Công việc của HS: · Tiến hành giới thiệu sản phẩm. · Tự đánh giá sản phẩm dự án của nhóm. · Đánh giá sản phẩm dự án của các nhóm khác theo tiêu chí đã đƣa ra. *“ Lợi ích của dạy học theo dự án đối với học sinh” a) Tăng cƣờng động cơ học tập: các dự án thu hút sự quan tâm và chú ý của học sinh. Học sinh sẵn sàng bỏ thời gian và công sức để hoàn thành các nhiệm vụ đặt ra trong dự án. b) Khả năng hoàn thành các mục tiêu học tập: học sinh có trách nhiệm hơn khi đƣợc đặt vào các vai trong dự án. c) Đẩy mạnh nhận thức cao: dự án đƣa ra cơ hội để học sinh phát triển những kỉ năng tƣ duy phức tạp, nhƣ đặt – giải quyết vấn đề và ra quyết định. d) Gia tăng các hoạt động cộng tác: do các yêu cầu thực hiện trong dự án thƣờng vƣợt quá sức một cá nhân đơn lẻ, làm việc nhóm gần nhƣ là một hoạt động thƣờng xuyên trong phƣơng pháp này. Theo thuyết nhận thức, việc học phải là một hoạt động xã hội và học sinh sẽ học được nhiều hơn trong một môi trường cộng tác. Trang 5
  6. e) Trƣởng thành hơn với khả năng tự định hƣớng: sự phức tạp của các nhiệm vụ đòi hỏi học sinh phải phát triển khả năng tổ chức công việc, quản lí thời gian và định hƣớng hoạt động. * “Nhƣợc điểm của dạy học dự án”- DHDA - DHDA không phù hợp trong việc truyền thụ tri thức lý thuyết mang tính trừu tƣợng, hệ thống cũng nhƣ rèn luyện hệ thống kỹ năng cơ bản; - DHDA đòi hỏi nhiều thời gian. Vì vậy DHDA không thay thế cho PP thuyết trình và luyện tập, mà là hình thức dạy học bổ sung cần thiết cho các PPDH truyền thống. - DHDA đòi hỏi phƣơng tiện vật chất và tài chính phù hợp. Trang 6
  7. * Một số bài được sử dụng phương pháp dạy học theo dự án: CHƢƠNG I: ĐOẠN THẲNG BÀI 1: ĐIỂM. ĐƢỜNG THẲNG 1.Điểm: - Một dấu chấm nhỏ trên bảng là một điểm. - Ngời ta dùng chữ cái in hoa để đặt tên điểm: A, B, C... * Hai điểm phân biệt: Ví dụ: A, B, C... ba điểm phân biệt. A B C * Hai điểm trùng nhau: AC Là hai điểm trùng nhau. *Bất cứ hình nào cũng là tập hợp các điểm. Một điểm cũng là một hình. 2. Đƣờng thẳng: - Đƣờng thẳng không bị giới hạn về hai phía. - Ngƣời ta dùng hcữ cái thƣờng a, b, c, để đặt tên cho các đƣờng thẳng. Ví dụ: đƣờng thẳng a và đƣờng thẳng p. p a 3. Điểm thuộc đƣờng thẳng. Điểm không thuộc đƣờng thẳng: B A d - Điểm A thuộc đƣờng thẳng d đƣợc kí hiệu là A  d ( điểm A nằm trên đƣờng thẳng d , hoặc đƣờng thẳng d đi qua A , hoặc đƣờng thẳng d chứa điểm A ). - Điểm B không thuộc đƣờng thẳng d và đƣợc kí hiệu là: B  d. Trang 7
  8. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: 1. Điểm: Giáo viên sử dụng bảng đồ Việt Nam làm đồ dùng dạy học, yêu cầu học sinh xác định vị trí TP: Đà Lạt, Cà Mau, Vũng Tàu… Giới thiệu chấm biểu diễn vị trí các tỉnh, thành trên bảng đồ, đó chính là hình ảnh của một điểm. Nhận xét: - Một dấu chấm nhỏ trên bảng là một điểm. Học sinh cho ví dụ: Nốt rồi trên gƣơng mặt cũng là hình ảnh của một điểm, ngôi sao tên bầu trời đêm… Trang 8
  9. 2. Đƣờng thẳng: Giáo viên chuẩn bị một chỉ, nhờ hai học sinh căng thẳng sợi chỉ, giới thiệu hình ảnh của một đƣờng thẳng. Giáo viên nhờ hai em di chuyển ra xa, để học sinh nhận thấy đƣờng thẳng kéo dài mãi về hai phía. Học sinh ví dụ: hình ảnh của đƣờng thẳng xung quanh em nhƣ đƣờng dây điện căng thẳng, gạch lót nền có đƣờng biên gạch nối liên tiếp thành đƣờng thẳng… Giáo viên giới thiệu cho học sinh hình ảnh đƣờng thẳng trong cuộc sống thật. Cầu Cần Thơ: Trang 9
  10. Cầu Mỹ Thuận: HOẠT ĐỘNG NGOÀI LỚP HỌC: Yêu cầu học sinh tìm và chụp hình ảnh điểm, đƣờng thẳng có thật trong cuộc sống , gởi qua zalo cho, mỗi hình đúng đƣợc điểm cộng và cột kiểm tra miệng. Sản phẩm của học sinh chụp được: ĐIỂM: Nốt rồi: hình ảnh của điểm Trang 10
  11. Chấm ánh sáng trên vách cũng là hình ảnh của điểm ĐƢỜNG THẲNG: Đƣờng biên các viên gạch nối tiếp trên vĩa hè tạo thành một đƣờng thẳng. Trang 11
  12. Đƣờng dây điện giống hình ảnh các đƣờng thẳng Hình ảnh cột cờ nhƣ một phần đƣờng thẳng Trang 12
  13. Hình ảnh đƣờng thẳng trên sân trƣờng Trang 13
  14. Trang 14
  15. BÀI 2: BA ĐIỂM THẲNG HÀNG 1.Thế nào là ba điểm thẳng hàng: -Ba điểm A, C, D thẳng hàng khi chúng cùng thuộc một đƣờng thẳng. A C D - Khi ba điểm A, C, D không cùng thuộc bất kì đƣờng thẳng nào, ta nói chúng không thẳng hàng. B A C 2.Quan hệ giữa ba điểm thẳng hàng: A C B -Hai điểm C và B nằm cùng phía đối với điểm A. -Hai điểm A và C nằm cùng phía đối với điểm B. -Hai điểm A và B nằm khác phía đối với điểm A. -Hai điểm C nằm giữa hai điểm A & B. * Nhận xét: Trong ba điểm thẳng hàng, có một và chỉ một điểm nằm giữa hai điểm còn lại. - Hai ñieåm C vaø B naèm cuøng phía ñoái vôùi ñieåm A. - Hai ñieåm A vaø C naèm cuøng phía ñoái vôùi ñieåm B. - Hai ñieåm A vaø B naèm khaùc phía ñoái vôùi ñieåm C. - Ñieåm C naèm giöõa hai ñieåm A vaø B. * Nhaän xeùt: Trong ba ñieåm thaúng haøng, coù moät ñieåm vaø chæ moät ñieåm naèm giöõa hai ñieåm coøm laïi. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: Khởi động: Cho hai tổ thi đấu cờ caro, mỗi tổ chỉ cử một bạn thi đấu, bạn nào thắng sẽ vào tiếp vòng sau. Khi kết thúc trân đấu, giáo viên dùng thƣớc thẳng nối năm con thẳng hàng thành một đƣờng thẳng; giới thiệu cho học sinh hình ảnh các điểm thẳng hàng. Trang 15
  16. HOẠT ĐỘNG NGOÀI LỚP HỌC: Yêu cầu học sinh tìm và chụp hình các điểm thẳng hàng có thật trong cuộc sống , gởi qua zalo cho, mỗi hình đúng đƣợc điểm cộng và cột kiểm tra miệng. Hàng nút áo: hình ảnh các điểm thẳng hàng Trang 16
  17. BÀI 4: THỰC HÀNH TRỒNG CÂY THẲNG HÀNG Một kế hoạch bài dạy theo hƣớng sử dụng phƣơng pháp dạy học dự án 1. Tổng quan về bài dạy Tiêu đề bài dạy: NGÔI TRƢỜNG XANH Tóm tắt bài dạy: Cạnh nhà vệ sinh cũ của trƣờng, mấy năm trƣớc là bãi rác, sau có xe thu gom , nơi đó cỏ mọc rất nhiều. Năm nay chuẩn bị khai giảng, đoàn trƣờng làm sạch cỏ, trở thành bãi đất trống, có nguy cơ cỏ sẽ mọc nhanh sau vài trận mƣa. Học sinh sẽ đóng vai nhóm môi trƣờng xanh của trƣờng khảo sát khu đất, lựa chọn giống và tiến hành trồng cây, chăm sóc. Sản phẩm của học sinh: + Một báo cáo tập thể lớp: lựa chọn giống cây để trồng và các bƣớc tiến hành: chuẩn bị đất, cách trồng, phân công chăm sóc… + Sản phẩm thật: những hàng cây thẳng lối, xanh, tốt, ra hoa kết trái. Nhiệm vụ của giáo viên: liên hệ giáo viên chủ nhiệm lớp, cũng là giáo viên dạy công nghệ nông nghiệp, trình bày về dự án của lớp, nhờ cô báo lịch lao động cho phụ huynh để các em làm đất. Nhiệm vụ của học sinh: - Nhờ giáo viên công nghệ nông nghiệp ( GVCN lớp), tƣ vấn giống cây, cách chuẩn bị giống, hƣớng dẫn cách làm đất, cách gieo hạt... - Làm đất. - Chuẩn bị giống, tuần … các em đã học môn sinh cách trồng cây đậu xanh. - Tiến hành gieo hạt. - Tƣới nƣớc, chăm sóc. - Thành phẩm cây mọc thẳng hàng. Môn học và hoạt động giáo dục có liên quan: Giáo dục ngôn ngữ và văn học, Toán học, Sinh học, công nghệ nông nghiệp. Đối tƣợng: trồng cây đậu xanh. Thời gian dự kiến: 8 tuần 2. Mục tiêu cơ bản của bài dạy Mục tiêu đối với học sinh: Qua việc thực hiện các nhiệm vụ của dự án, học sinh đƣợc có cơ hội hình thành và phát triển - Phẩm chất chăm chỉ và trách nhiệm: tích cực tham gia lao động và xây dƣng tình yêu thiên nhiên, tự nhận trách nhiệm và vai trò của mình trong hoạt động chung của nhóm, cố gắng hoàn thành đúng hạn các công việc đƣợc nhóm phân công trong quá trình thực hiện dự án. Trang 17
  18. - Năng lực tự chủ và tự học: tìm hiểu về cách chuẩn bị đất; tìm giống cây ngắn ngày, dễ sống, dề chăm sóc, ít cần nƣớc, vì có thể các em không tƣới nƣớc hàng ngày đƣơc; cách ngâm giống, cách gieo hạt… - Năng lực giao tiếp và hợp tác: đánh giá khả năng của mình có thể đóng góp thúc đẩy hoạt động của nhóm, nhận xét đƣợc khả năng của từng thành viên để phân công công việc. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: nghiên cứu cách gieo hạt cho thẳng hàng, . - Năng lực tính toán: áp dụng hiệu quả các kiến thức: đƣờng thẳng, các điểm thẳng hàng vào lao động thực tế; biết tận dụng hạt giống còn lại khi thực hành môn sinh còn thừa lại để trồng thật. Bộ câu hỏi định hƣớng Câu hỏi khái quát: Cần làm điều gì để trƣờng em xanh và đẹp hơn? Câu hỏi bài học: Chúng ta cần làm gì để khu đất trống trƣớc nhà vệ sinh cũ của trƣờng sạch, xanh? Câu hỏi nội dung: Loại cây nào thích hợp để trồng? Cần chuẩn bị đất nhƣ thế nào? Cách trồng nhƣ thế nào? Cách chăm sóc, thu hoạch? 3. Kế hoạch đánh giá Lịch trình đánh giá: Trƣớc khi tiến hành dự án Trong khi tiến hành dự án Sau khi tiến hành dự án Bảng câu hỏi thăm dò Thảo luận trực tiếp. Trình bày ý tƣởng. Nhật kí công tác Bảng tiêu chí đánh giá hoạt Bảng tiêu chí đánh giá hoạt sản phẩm cây lên thẳng động chuẩn bị, hoạt động làm hàng, cây phát triển tốt. đất, gieo hạt, chăm sóc cây. Bảng hƣớng dẫn cho điểm dự án Tóm tắt kế hoạch đánh giá: Công cụ Quy trình và mục đích đánh giá Bảng câu hỏi thăm dò Bảng câu hỏi thăm dò đƣợc phát cho học sinh trƣớc khi công bố dự án nhằm: - Đánh giá những kiến thức cần cho dự án: hình ảnh đƣờng thẳng trong cuộc sống, điểm thẳng hàng. - Khả năng giao tiếp, làm việc nhóm. - Sự hứng thú đối với một hoạt động trải nghiệm. Trang 18
  19. Bảng kiểm mục Danh sách các nhiệm vụ mà học sinh cần hoàn thành. Danh sách này sẽ do các nhóm tự xây dựng và sẽ đƣợc sử dụng trong suốt quá trình thực hiện dự án. Nó cho phép học sinh, giáo viên có thể theo dõi tiến độ công việc. Nhật kí công tác Lịch trình làm việc của nhóm đƣợc đính kèm bằng hình ảnh. Bảng tiêu chí đánh giá Đây là công cụ cho phép giáo viên đánh giá sản phẩm. Nó sản phẩm. đƣợc phát và công bố cho học sinh trƣớc khi tiến hành dự án để học sinh định hƣớng việc hoàn thành sản phẩm. Bảng hƣớng dẫn cho Ghi lại cách thức mà giáo viên sẽ tổng hợp các điểm số thành điểm dự án phần để có một điểm số tổng kết. Nó đƣợc phát ngay từ đầu dự án để học sinh xác định các mục tiêu học tập. 4. Chi tiết bài dạy Các điều kiện tiên quyết về học tập: - Có các kiến thức về đƣờng thẳng để thực hiện trồng cây thẳng hàng. - Biết chuẩn bị giống, cách gieo hạt. Các bƣớc tiến hành bài dạy: Giáo viên trang bị kiến thức về hình ảnh đƣờng thẳng trong cuộc sống. Giáo viên giới thiệu cho học sinh trên lớp học: Bối cảnh, vai, nhiệm vụ trong dự án và tiến hành phân nhóm. Giáo viên công bố trƣớc học sinh các công cụ đánh giá: Bảng tiêu chí đánh giá sản phẩm. - Tuần 1: + Học sinh tìm kiếm thông tin để trả lời 3 câu hỏi : Loại cây nào thích hợp để trồng? Trồng nhƣ thế nào? Cần chuẩn bị đất nhƣ thế nào? + Thực hiện làm đất: xới đất, nhặt bọc nilon có trong đất có sự hỗ trợ của giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, nhờ học sinh lớp 12 cuốc đất lên liếp. - Tuần 2: + Chuẩn bị hạt đậu xanh giống, dây giăng hàng, cọc buộc dây và đánh dấu vị trí gieo hạt, thùng tƣới. + Các nhóm thực hành trồng cây thẳng hàng. + Phân công nhiệm vụ tƣới nƣớc mỗi ngày cho hạt nẩy mầm. Sau khi kết thúc dự án, giáo viên sử dụng bảng cho điểm dự án để trao “gói điểm” cho các nhóm học sinh. Học sinh tự quyết định điểm cá nhân của mình sao cho tổng điểm của các cá nhân trong nhóm nhỏ hơn hoặc bằng “gói điểm”. Trang 19
  20. Phiếu điều tra: Nhóm Loại cây cần trồng Lí do chọn giống cây đó? Thời gian Ghi chú thu hoạch? BẢNG PHÂN CÔNG VÀ ĐÁNH GIÁ NHIỆM VỤ TRONG NHÓM NHÓM SỐ: Nhóm trƣởng: Học sinh: 1 2 3 4 5 STT Nhiệm vụ chuẩn bị Họ tên học sinh Điểm nhóm tự cho Thang điểm ở từng nhiệm vụ. 1 Hạt giống 5 2 Dây căng. 5 3 Thanh tre hoặc gỗ nhỏ 5 để căng dây và đánh dấu vị trí gieo hạt. 4 Thùng tƣới. 5 5 Căng dây 5 5 5 5 6 Xới đất gieo hạt, cắm 5 cây. 5 5 5 7 Tƣới nƣớc. 10 10 10 10 8 Điểm tổng của nhóm: 100 Trang 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0