intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Ứng dụng mạng xã hội trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi Ngữ Văn cấp tỉnh đạt hiệu quả tại trường THPT Nguyễn Quang Diêu

Chia sẻ: Caphesua | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:36

42
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của đề tài nhằm nâng cao chất lượng mũi nhọn của nhà trường trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi. Tạo uy tín của Tổ bộ môn, thúc đẩy sự nghiên cứu chuyên sâu của giáo viên bộ môn Ngữ Văn. Tăng cường ứng dụng hiệu quả công nghệ thông tin trong giảng dạy, kết nối với người học dù ở bất cứ không gian, thời gian nào. Tăng cường phát huy ý thức tự học, tự nghiên cứu của học sinh giỏi bộ môn. Giúp học sinh hứng thú với bộ môn và tự chủ trong việc sắp xếp lịch học tập.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Ứng dụng mạng xã hội trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi Ngữ Văn cấp tỉnh đạt hiệu quả tại trường THPT Nguyễn Quang Diêu

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO AN GIANG TRƯỜNG THPT NGUYỄN QUANG DIÊU BÁO CÁO SÁNG KIẾN TÊN ĐỀ TÀI Ứng dụng mạng xã hội trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi Ngữ Văn cấp tỉnh đạt hiệu quả tại trường THPT Nguyễn Quang Diêu Lĩnh vực: chuyên môn Họ và tên người thực hiện: Phạm Thị Kim Dung Chức vụ: Giáo viên Tên đơn vị: Trường THPT Nguyễn Quang Diêu Số điện thoại: 0853773277 Email: phamdungnqd1984@gmail.com NĂM HỌC 2019 - 2020
  2. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO AN GIANG TRƯỜNG THPT NGUYỄN QUANG DIÊU BÁO CÁO SÁNG KIẾN TÊN ĐỀ TÀI Ứng dụng mạng xã hội trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi Ngữ Văn cấp tỉnh đạt hiệu quả tại trường THPT Nguyễn Quang Diêu Lĩnh vực: chuyên môn Họ và tên người thực hiện: Phạm Thị Kim Dung Chức vụ: Giáo viên Tên đơn vị: Trường THPT Nguyễn Quang Diêu Số điện thoại: 0853773277 Email: phamdungnqd1984@gmail.com NĂM HỌC 2019 - 2020
  3. CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc PHIẾU ĐĂNG KÝ SÁNG KIẾN 1. Họ và tên người đăng ký: Phạm Thị Kim Dung 2. Chức vụ hiện nay: Giáo viên 3. Đơn vị công tác: THPT Nguyễn Quang Diêu 4. Nhiệm vụ được giao trong đơn vị: Giảng dạy lớp 11A1,11A2,11A8, 12A1; chủ nhiệm 12A1 5. Tên đề tài sáng kiến: Ứng dụng mạng xã hội trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi Ngữ Văn cấp tỉnh đạt hiệu quả tại trường THPT Nguyễn Quang Diêu 6. Lĩnh vực đề tài sáng kiến: Chuyên môn Ngữ Văn 7. Tóm tắt nội dung sáng kiến Thời công nghệ thông tin ngày càng phát triển bên cạnh những mặt tiêu cực thì có rất nhiều mặt tích cực, trên mạng internet lượng kiến thức khá nhiều, có thể giúp ích cho học sinh giỏi trong việc tìm tòi kiến thức; điều kiện thư viện nhà trường có rất nhiều sách nhưng học sinh ít quan tâm đọc và mượn. Để công tác bồi dưỡng HSG đạt hiệu quả, cần phải xây dựng ý thức tự học trong học sinh, nên bản thân đã xây dựng kế hoạch tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi cấp tỉnh qua mạng xã hội. Đồng thời kết hợp định hướng cho học sinh tự học vào các giờ tiết trống; khuyến khích học sinh đọc sách, nghiên cứu tại thư viện nhà trường; song song đó thực hiện hướng dẫn học sinh phương pháp sử dụng mạng xã hội vận dụng vào việc tự học, tự bồi dưỡng bộ môn ở trường cũng như ở nhà, góp phần nâng cao kiến thức; giúp các em có điều kiện sưu tầm kiến thức từ nguồn phong phú trên mạng xã hội. Như vậy có thể sẽ góp phần trước mắt giúp cho học sinh có điều kiện bồi dưỡng, môi trường tự học lành mạnh trong nhà trường, cũng như ở nhà; giúp học sinh sử dụng mạng xã hội đúng cách, theo hướng tích cực, cập nhật thường xuyên kiến thức mới và những hiểu biết kịp thời về xã hội, vận dụng tốt vào bài làm Văn. Từ đó, giúp học sinh tránh những thời gian nhàn rỗi, lướt facebook, nghiện game, sống ảo, gây ra những mối kết giao không lành mạnh,...có thể sẽ góp phần không nhỏ vào việc nâng cao được chất lượng giáo dục cho nhà trường nói chung, chất lượng công tác bồi dưỡng học sinh giỏi nói riêng. Nhận thấy đây có thể là giải pháp căn bản, thiết thực cần áp dụng trong giáo dục thời kì mới, nếu không thì người dạy và người học đều bị tụt hậu. Qua đó, giúp nâng cao chất lượng bộ môn, tạo uy tín cho nhà trường, tạo niềm tin ở học sinh và phụ huynh, đặc biệt tạo hứng thú và sự yêu thích bộ môn ở học sinh. Như vậy, qua giải pháp mà bản thân tôi đã làm những năm qua tại trường THPT Nguyễn Quang Diêu, tôi kiểm nghiệm, phân tích lại những giải pháp đã làm để tiếp tục vận dụng vào công tác giảng dạy và bồi dưỡng học sinh học tập bộ môn trong những năm tiếp theo, góp phần nâng cao chất lượng mũi nhọn của nhà trường. * Các bước thực hiện áp dụng bồi dưỡng qua mạng xã hội: - Tạo nhóm - Sinh hoạt ý nghĩa học tập qua nhóm cho học sinh - Giáo viên và học sinh thống nhất lịch học. - Giáo viên gửi đề bài hoặc nội dung yêu cầu học sinh học tập. - Học sinh tương tác, nhận đề và làm theo yêu cầu. Học sinh có thể lập dàn đề bài,
  4. đọc mở rộng và ghi chép nhật kí học tập. Sau đó chụp ảnh và gửi lên nhóm nộp bài. - Học sinh nhận xét chéo góp ý bài bạn. - Giáo viên gửi gợi ý đáp án, bổ sung hướng dẫn học sinh. - Học sinh viết bài làm hoàn chỉnh và gửi nộp, giáo viên chấm thống kê điểm và so sánh * Một số biện pháp phát huy mặt tích cực của mạng xã hội trong việc bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi - Định hướng phát triển năng lực học sinh: năng lực tự nghiên cứu, năng lực tự học, năng lực cảm thụ, năng lực diễn đạt. - Việc ứng dụng chat qua mạng Zalo, Facebook giúp thầy và trò linh hoạt thời gian dạy và học tập - Việc ứng dụng chat qua mạng Zalo, Facebook giúp giáo viên nắm bắt kịp thời tâm tư và suy nghĩ của học sinh bồi dưỡng. 8. Thời gian, địa điểm, công việc áp dụng sáng kiến Qua thực tế áp dụng sáng kiến từ năm học 2014 – 2015 đến nay, tôi đã gặt hái những thành công, đã tạo rất nhiều động lực cho bản thân tôi trong công tác. 9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến Để sáng kiến thực hiện mang lại tính khả thi cao, đòi hỏi phải đáp ứng các điều kiện cần thiết ở bất kỳ đơn vị nào, cụ thể: - Sự quan tâm sâu sát của lãnh đạo nhà trường; - Sự tận tâm, nhiệt huyết của các tổ chuyên môn, giáo viên bộ môn tham gia bồi dưỡng, đặc biệt có lòng tự trọng cao. - Sự phối kết hợp tốt của các trường THCS trên địa bàn giới thiệu nguồn học sinh giỏi từ THCS vào đội tuyển - Có nguồn xã hội hóa tốt; phụ huynh quan tâm đầu tư điều kiện học tập tốt nhất cho học sinh. Hiểu và ủng hộ giáo viên bộ môn. - Có học sinh ngoan hiền, có ý chí phấn đấu. Phát huy tốt các năng lực tự học và ý thức trách nhiệm trong việc bồi dưỡng. - Thời gian sắp xếp phù hợp, khoa học cần tuân thủ kế hoạch trong tuần, vì vậy khi có vấn đề phát sinh không thực hiện được đúng lịch học thì giữa thầy và trò cần linh hoạt, cho học sinh tự sắp xếp, không gò bó học sinh, nhưng phải bảo đảm ưu tiên cho thời gian bồi dưỡng học sinh giỏi. Chiếc điện thoại thông minh hay laptop là dụng cụ học tập thiết yếu mỗi ngày giúp thầy trò linh hoạt lịch học, mở rông lịch học và dường như là nhu cầu học tập, giao tiếp mỗi ngày trên nhóm. - Tùy theo giai đoạn để có nội dung bồi dưỡng thích hợp. Chú ý đến việc rèn luyện các thao tác trọng tâm. Khi đã trang bị đầy đủ các kiến thức và kỹ năng cho các em thì cần tăng cường việc học nhóm, tự học tập để phát huy khả năng chủ động, sáng tạo ở học sinh. Những lúc như thế, học sinh cũng cảm nhận được sự tin tưởng mà giáo viên gởi gắm cho mình, từ đó phát huy tốt hơn khả năng học tập, rèn luyện các kỹ năng của mình. 10. Đơn vị áp dụng sáng kiến Trường THPT Nguyễn Quang Diêu – Tân An – Tân Châu - An Giang. 11. Kết quả đạt được: Lợi ích kinh tế, xã hội thu được
  5. Việc bồi dưỡng học sinh giỏi qua mạng xã hội bước đầu giáo dục học sinh nhận thức việc vận dụng mạng xã hội một cách tích cực, hình thành ý tứ tự giác tự chủ học tập, nghiên cứu. Học sinh và giáo viên đem về giải thưởng hàng năm cho tổ bộ môn, góp phần nâng cao chất lượng mũi nhọn của nhà trường. Giúp phụ huynh hiểu và đầu tư đúng mức cho giáo dục, thúc đẩy nguồn nhân lực của địa phương phát triển. Học sinh tự tin khẳng định bản thân trong thời đại đòi hỏi mỗi người ra sức phần đấu là công dân toàn cầu, người học còn được rèn các năng lực như: ý thức về bản thân, thông cảm với người khác, suy nghĩ sáng tạo và có phán đoán, giải quyết vấn đề và giao tiếp có hiệu quả hơn, thành công hơn trong cuộc sống./. Tân Châu, ngày 10 tháng 11 năm 2019 Tác giả Phạm Thị Kim Dung
  6. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT VIẾT TẮT NỘI DUNG CNTT Công nghệ thông tin GV Giáo viên HS Học sinh THPT Trung học phổ thông HSG Học sinh giỏi BGH Ban giám hiệu Sở GD-ĐT Sở giáo dục và đào tạo NCKH Nghiên cứu khoa học THCS Trung học cơ sở
  7. TÀI LIỆU THAM KHẢO STT TÊN TÀI LIỆU 1 Các kế hoạch năm học của trường THPT Nguyễn Quang Diêu qua các năm học. 2 Các báo cáo sơ, tổng kết của trường THPT Nguyễn Quang Diêu qua các năm học. 3 Các quyết định khen thưởng của Bộ Giáo dục; của UBND tỉnh An Giang; của Sở Giáo dục và Đào tạo An Giang qua các năm học.
  8. MỤC LỤC SÁNG KIẾN A-PHẦN SÁNG KIẾN I. Sơ lược lý lịch tác giả ..................................................................................................... 1 II. Sơ lược đặc điểm tình hình đơn vị .............................................................................. 1 1. Thuận lợi ......................................................................................................................... 1 2. Khó khăn......................................................................................................................... 2 III. Mục đích yêu cầu của sáng kiến................................................................................. 2 1. Thực trạng ban đầu trước khi áp dụng sáng kiến ...................................................... 2 2. Sự cần thiết phải áp dụng sáng kiến ............................................................................ 3 3. Nội dung sáng kiến (thời gian thực hiện năm học 2014 – 2015 đến nay...................4 3.1. Tăng cường nhận thức của gia đình học sinh và học sinh về công tác bồi dưỡng học sinh giỏi qua mạng xã hội ........................................................................................... 4 3.2. Biện pháp tổ chức........................................................................................................ 4 3.2.1. Cách tạo nhóm trao đổi thông tin trong nhóm và tạo diễn đàn để hướng dẫn và quản lí học sinh bồi dưỡng ........................................................................................... 4 3.2.2. Biện pháp hướng dẫn sử dụng các ứng dụng ........................................................ 7 3.3. Biện pháp phát huy mặt tích cực của mạng xã hội trong việc bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi theo định hướng phát triển năng lực............................................. 15 3.3.1. Định hướng phát triển năng lực học sinh ............................................................ 15 3.3.2. Việc ứng dụng chat qua mạng Zalo, Facebook giúp tiết kiệm thời gian và tiện lợi ....................................................................................................................................... 20 3.3.3. Việc ứng dụng chat qua mạng Zalo, Facebook giúp tôi nắm bắt kịp thời tâm tư và suy nghĩ của học sinh bồi dưỡng ........................................................................... 20 IV. Hiệu quả của đề tài .................................................................................................... 20 V. Mức độ ảnh hưởng ...................................................................................................... 22 VI- Kết luận ...................................................................................................................... 22 B-PHẦN PHỤ LỤC
  9. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG THPT Độc lập - Tự do - Hạnh phúc NGUYỄN QUANG DIÊU Tân Châu, ngày 10 tháng 11 năm 2019 BÁO CÁO Sáng kiến về ứng dụng mạng xã hội trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi Ngữ Văn cấp tỉnh đạt hiệu quả tại trường THPT Nguyễn Quang Diêu I. Sơ lược lý lịch tác giả - Họ và tên: Phạm Thị Kim Dung Nam, nữ: Nữ - Ngày tháng năm sinh: 19/10/1983 - Nơi thường trú: Ấp Tân Hậu A1, xã Tân An, TX Tân Châu, tỉnh An Giang - Đơn vị công tác: Trường THPT Nguyễn Quang Diêu - Chức vụ hiện nay: Giáo viên - Trình độ chuyên môn: Cử nhân Ngữ Văn - Lĩnh vực công tác: Giảng dạy II. Sơ lược đặc điểm tình hình đơn vị Trường THPT Nguyễn Quang Diêu được thành lập năm 2006. Sau hơn 10 năm phấn đấu không ngừng, trường đã trở thành một trong những trường có chất lượng khá cao so với mặt bằng chung của Thị xã Tân Châu, cũng như của tỉnh. Nhà trường đang từng bước phát triển ổn định và ngày càng trưởng thành, đã và đang trở thành một ngôi trường có chất lượng giáo dục tương đối tốt, một địa chỉ tin cậy của phụ huynh học sinh và học sinh các xã lân cận trên địa bàn trường đóng. Trong những năm qua, nhà trường liên tục đạt danh hiệu Tập thể Lao động xuất sắc, được UBND tỉnh và Bộ Giáo dục và Đào tạo tặng Bằng khen cho đơn vị hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Trường được Sở GD – ĐT công nhận “Trường đạt chuẩn quốc gia” lần thứ nhất, được Sở GD & ĐT An Giang công nhận đạt chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục mức độ I. 1. Thuận lợi - Ban Giám hiệu, lãnh đạo nhà trường có sự quan tâm, động viên đúng mức đến công tác giảng dạy và nâng cao chất lượng chuyên môn, công tác đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực; đồng nghiệp nhiệt tình, hỗ trợ đắc lực trong giảng dạy, đặc biệt đề ra nhiều giải thưởng nhằm khuyến khích thầy cô giáo. - Cơ sở vật chất, các trang thiết bị hiện đại như CNTT luôn được BGH nhà trường không ngừng đầu tư phục vụ tốt cho hoạt động giảng dạy và học tập, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của đơn vị. - Đội ngũ giáo viên trẻ, nhiệt tình, trách nhiệm, cống hiến trong hoạt động dạy và học, thuận lợi trong việc tiếp cận công nghệ mới ứng dụng vào trong hoạt động dạy và học, đặc biệt rất nhiệt tình trong công tác giáo dục mũi nhọn, trong đó chủ yếu là công tác bồi dưỡng học sinh giỏi. -1-
  10. - Học sinh đa số đều ngoan hiền, đạo đức tốt biết vâng lời thầy cô, có ý thức tự học cao, biết chịu khó tìm tòi, nghiên cứu khi giáo viên giao nhiệm vụ. - Phụ huynh ngày càng nhận thức đúng đắn hợn trong công tác phối hợp với nhà trường trong việc giáo dục học sinh ở trường cũng như ở nhà. 2. Khó khăn - Thời gian BGH bố trí trên thời khóa biểu cho hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi rất hạn chế. - Thư viện nhà trường có rất nhiều sách tham khảo phục vụ hoạt động nghiên cứu của giáo viên và học sinh, tuy nhiên sách cập nhật kiến thức mới, chuyên sâu dành cho các bộ môn chưa nhiều, chưa phong phú để đáp ứng nhu cầu cho công tác bồi dưỡng. - Công tác tuyển chọn học sinh vào đội tuyển gặp rất nhiều khó khăn, do đa số HS có xu hướng lựa chọn các môn khoa học tự nhiên. * Tên sáng kiến: Sáng kiến về ứng dụng mạng xã hội trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi Ngữ Văn cấp tỉnh đạt hiệu quả tại trường THPT Nguyễn Quang Diêu * Lĩnh vực: Chuyên môn Ngữ Văn III. Mục đích yêu cầu của đề tài sáng kiến - Nâng cao chất lượng mũi nhọn của nhà trường trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi. Tạo uy tín của Tổ bộ môn, thúc đẩy sự nghiên cứu chuyên sâu của giáo viên bộ môn Ngữ Văn. - Tăng cường ứng dụng hiệu quả công nghệ thông tin trong giảng dạy, kết nối với người học dù ở bất cứ không gian, thời gian nào. - Tăng cường phát huy ý thức tự học, tự nghiên cứu của học sinh giỏi bộ môn. Giúp học sinh hứng thú với bộ môn và tự chủ trong việc sắp xếp lịch học tập. 1. Thực trạng ban đầu trước khi áp dụng sáng kiến - Trong những năm qua, nhà trường chủ trương tổ chức học tập 02 buổi trong ngày (học sinh phải học sáng chiều), mặc dù BGH có bố trí thời khóa biểu riêng cho các lớp bồi dưỡng học sinh giỏi, mỗi môn như thế chỉ khoảng 02 tiết/tuần. Trước thời lượng như thế, hầu như bộ môn nào cũng rất băn khoăn, trăn trở. Bởi lẽ chương trình bồi dưỡng môn nào cũng vậy, đều có dung lượng kiến thức nhiều, chuyên sâu và mở rộng. Với trách nhiệm và nỗi lo lắng thì giáo viên bồi dưỡng phải chủ động tổ chức dạy tăng tiết thêm vào ban đêm, thậm chí dạy vào chủ nhật để tăng cường ôn tập, rèn thêm kỹ năng cho học sinh bồi dưỡng để thi đạt hiệu quả. Do đó, giáo viên bồi dưỡng thường chịu rất nhiều áp lực về thời gian, về dung lượng kiến thức cho học sinh và thậm chí về chất lượng, thành tích và uy tín. - Về phía học sinh, mặc dù rất ngoan và chịu học nhưng khi tham gia bồi dưỡng thì các em học rất cực, đi học về rất trễ, thậm chí không có thời gian nghỉ ngày chủ nhật và đôi khi ảnh hưởng đến kết quả học tập trên lớp và sức khỏe. Dẫn đến tâm lí học sinh ngán ngại, chán nản và bỏ cuộc. Đối với Phụ huynh cũng thường xuyên phàn nàn với giáo viên bồi dưỡng về thời gian. - Về phía đề thi, mỗi năm đều theo hướng mới. Đặc biệt dạng đề nghị luận xã hội thường theo hướng mở, cập nhật kiến thức xã hội trong tình hình mới, nhằm phát huy tính sáng tạo ở học sinh. Mà trước đây, thường là giáo viên bồi dưỡng gói gọn trong chương trình bồi dưỡng nên học sinh không có điều kiện tiếp cận với công nghệ thông tin trên mạng -2-
  11. internet về những vấn đề mới. Do đó học sinh càng không thể giải quyết đề thi theo hướng sâu sắc nhất, do thiếu kiến thức mở rộng. Đó cũng là lí do vì sao học sinh đi thi điểm thấp, nếu có giải thì không đạt giải cao. Kết quả minh chứng cụ thể như sau: STT Họ và tên học sinh Năm học Điểm Giải 1 Lê Thị Bích Tuyền 10,5 giải ba 2 Nguyễn Thị Cẩm Tiên 9,5 giải kk 2010-2011 3 Lê Thị Mỷ 9,5 giải kk 4 Trần Thị Thúy Cầm 10 giải ba 2. Sự cần thiết phải áp dụng sáng kiến Thực trạng chất lượng giáo dục của nhà trường, năm sau cao hơn năm trước, từ một ngôi trường trẻ mới thành lập chưa được bao lâu, nhưng ngày càng có bề dày thành tích và dần trở thành địa chỉ đỏ trong nền giáo dục của tỉnh nhà. Bản thân cảm thấy tự hào khi công tác ngay từ những ngày đầu thành lập trường. Vì vậy luôn thôi thúc bản thân ý thức xây dựng một tập thể đoàn kết, chất lượng và có thương hiệu, đặc biệt bộ môn Ngữ Văn. Trong quá trình công tác luôn cùng với tổ chuyên môn, BGH tìm giải pháp để nâng cao chất lượng giáo dục nói chung, chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi của nhà trường nói riêng, nhằm góp phần nâng cao chất lượng mũi nhọn để HS đỗ vào các trường Đại học trọng điểm; đồng thời góp phần giữ vững là ngôi trường đạt chuẩn quốc gia, đạt chuẩn về kiểm định chất lượng giáo dục. Tuy nhiên, xét hiện tại có rất nhiều khó khăn trong thời kì mới. Những thách thức đặt ra cho thầy cô giáo trong thời đại bùng nổ cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, nên mỗi giáo viên cần phải tìm ra giải pháp để thúc đẩy HS không ngừng học tập ở trường, ở nhà và trên mạng internet nhằm đạt mục tiêu đề ra. Thời công nghệ thông tin ngày càng phát triển bên cạnh những mặt tiêu cực thì có rất nhiều mặt tích cực, trên mạng internet lượng kiến thức khá nhiều, có thể giúp ích cho học sinh giỏi trong việc tìm tòi kiến thức, tự học, tự nghiên cứu; điều kiện thư viện nhà trường có rất nhiều sách nhưng học sinh ít quan tâm đọc và mượn. Để công tác bồi dưỡng HSG đạt hiệu quả, cần phải xây dựng ý thức tự học trong học sinh, nên bản thân đã xây dựng kế hoạch tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi cấp tỉnh qua mạng xã hội (facebook, Zalo,...). Đồng thời kết hợp định hướng cho học sinh tự học vào các giờ tiết trống; khuyến khích học sinh đọc sách, nghiên cứu tại thư viện nhà trường; song song đó thực hiện hướng dẫn học sinh phương pháp sử dụng mạng xã hội vận dụng vào việc tự học, tự bồi dưỡng bộ môn ở trường cũng như ở nhà, góp phần nâng cao kiến thức; giúp các em có điều kiện sưu tầm kiến thức từ nguồn phong phú trên mạng xã hội. Như vậy có thể sẽ góp phần trước mắt giúp cho học sinh có điều kiện bồi dưỡng, môi trường tự học lành mạnh trong nhà trường, cũng như ở nhà; giúp học sinh sử dụng mạng xã hội đúng cách, theo hướng tích cực, cập nhật thường xuyên kiến thức mới và những hiểu biết kịp thời về xã hội, vận dụng tốt vào bài làm Văn. Từ đó, giúp học sinh tránh những thời gian nhàn rỗi, lướt facebook, nghiện game, sống ảo, gây ra những mối kết giao không lành mạnh,...có thể sẽ góp phần không nhỏ vào việc nâng cao được chất lượng giáo dục cho nhà trường nói chung, chất lượng công tác bồi dưỡng học sinh giỏi nói riêng. Đối chiếu với thực trạng nhà trường về công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, bản thân nhận thấy việc hướng dẫn học sinh bồi dưỡng qua mạng xã hội là giải pháp bản lề, thiết thực cần áp dụng trong giáo dục thời kì mới, nếu không thì người dạy và người học đều bị tụt hậu. Qua đó, giúp nâng cao -3-
  12. chất lượng bộ môn, tạo uy tín cho nhà trường, tạo niềm tin ở học sinh và phụ huynh, đặc biệt tạo hứng thú và sự yêu thích bộ môn ở học sinh. Như vậy, qua giải pháp mà bản thân tôi đã làm những năm qua tại trường THPT Nguyễn Quang Diêu, tôi kiểm nghiệm, phân tích lại những giải pháp đã làm để tiếp tục vận dụng vào công tác giảng dạy và bồi dưỡng học sinh học tập bộ môn trong những năm tiếp theo, góp phần nâng cao chất lượng mũi nhọn của nhà trường. Vì thế, tôi tập trung vào vấn đề Ứng dụng mạng xã hội trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi Ngữ Văn cấp tỉnh đạt hiệu quả tại trường THPT Nguyễn Quang Diêu. 3. Nội dung sáng kiến (thời gian thực hiện từ năm học 2014-2015 đến năm học nay) 3.1.Tăng cường nhận thức cho phụ huynh và học sinh về công tác bồi dưỡng học sinh giỏi thông qua mạng xã hội 3.1.1. Tăng cường nhận thức cho gia đình học sinh Gia đình học sinh phải hiểu được đầy đủ vai trò trách nhiệm trong việc giáo dục học sinh ở trường cũng như ở nhà. Tuy nhiên theo thực tế của nhà trường, gia đình học sinh đã được thông tin, được tư vấn, hiểu đầy đủ vai trò, ý nghĩa của hoạt động bồi dưỡng HSG. Từ đó có sự phối hợp tốt với nhà trường thực hiện đầy đủ vai trò, trách nhiệm trong tổ chức các điều kiện học tập, tự học và bồi dưỡng cho học sinh. Cũng như phụ huynh hiểu và cho phép học sinh sử dụng điện thoại thông minh hoặc Laptop trong quá trình tự học. 3.1.2. Tăng cường nhận thức cho học sinh Học sinh là đối tượng thực hiện, các em cần phải được tuyên truyền và hiểu biết đầy đủ về vai trò, ý nghĩa của hoạt động bồi dưỡng HSG trong nhà trường. Thông qua các giờ học bồi dưỡng giúp các em có được nhận thức đầy đủ và thay đổi tác phong học tập; đồng thời hình thành thói quen sử dụng mạng xã hội vận dụng tích cực vào học tập đạt hiệu quả, đặc biệt tích cực trong phát huy tính tự học. Tham gia bồi dưỡng HSG giúp các em có điều kiện nghiên cứu sâu thêm kiến thức chuyên môn, góp phần định hướng thi vào các trường Đại học trọng điểm. 3.1.3. Cách thức thực hiện - Ngay từ đầu năm học, lãnh đạo nhà trường tổ chức quán triệt chủ trương này đến toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên của trường và toàn thể phụ huynh học sinh thông qua phiên hợp đầu năm. Qua đó tác động đến toàn thể cán bộ, phụ huynh ý nghĩa của việc tổ chức phong trào bồi dưỡng học sinh giỏi, phong trào tự học cho học sinh. - Tuy nhiên, giáo viên bồi dưỡng nên mời trực tiếp gia đình học sinh vào để trao đổi cho phụ huynh hiểu nhằm đáp ứng tốt điều kiện nghiên cứu, tìm tòi kiến thức cho học sinh tích cực học tập trong suốt quá trình bồi dưỡng. - Thứ hai, Giáo viên sinh hoạt kĩ với học sinh về ý nghĩa việc vận dụng mạng xã hội vào công tác bồi dưỡng, những quy định của Nhóm chat, ý thức kỷ luật và ý thức tự học ở học sinh. 3.2. Biện pháp tổ chức 3.2.1. Cách tạo nhóm trao đổi thông tin trong nhóm và tạo diễn đàn để hướng dẫn và quản lí học sinh bồi dưỡng a) Cách tạo nhóm trong Facebook -4-
  13. Bước 1: Đăng nhập tài khoản Facebook cá nhân. Bước 2: Tới giao diện chính của tài khoản và chọn mục "Tạo nhóm". Bước 3: Lúc này sẽ có một hộp thoại xuất hiện, để tạo nhóm trên Facebook thì bạn cần nhập các thông tin cần thiết như: tên nhóm, thêm các thành viên trong mục "Thành viên" và lựa chọn 1 trong 3 chế độ riêng tư: - Công khai (Public): ai cũng có thể tìm thấy nhóm và xem được các danh sách bài đăng. - Nội bộ (Closed): ai cũng có thể tìm ra nhóm nhưng chỉ xem được danh sách thành viên mà không xem được các bài đăng. - Nhóm kín (Secret): là chế độ mà chỉ có thành viên trong nhóm mới tìm được ra nhóm. Bước 4: Sau khi nhập tên nhóm và các thành viên bạn chỉ cần lựa chọn các quyền riêng tư ở đây và bắt đầu tạo mới bằng cách click Tạo mới (Create). Bước 5: Khi tạo mới nhóm Facebook thì một hộp thoại xuất hiện, bạn sẽ lựa chọn biểu tượng cho nhóm vừa tạo và chọn "OK". b) Cách tạo nhóm Chat Zalo trên điện thoại thông minh Bước 1: Để sử dụng tính năng tạo nhóm chat Zalo trên điện thoại thông minh thì trước tiên học sinh cần đảm bảo đã cài đặt hoặc cập nhật phiên bản ứng dụng Zalo mới nhất tương ứng với thiết bị. Tải về và cập nhật ứng dụng Zalo theo đường dẫn trực tiếp dưới đây. Sau khi hoàn thiện quá trình tạo nhóm trên Facebook bạn sẽ thấy giao diện của nhóm bạn vừa tạo. -5-
  14. Bước 2: Khởi động và đăng nhập Zalo, tại giao diện sử dụng các bạn nhấn vào biểu tượng dấu + góc trên bên phải ứng dụng và chọn Tạo nhóm. Bước 3: Giao diện tạo nhóm Chat hiện ra, các bạn lựa chọn những người bạn mà bạn muốn tham gia vào nhóm chat Zalo trên điện thoại bằng việc tích dấu kiểm tương ứng với tên người dùng đó và nhấn Tiếp sau khi đã chọn đủ số lượng thành viên cho Nhóm chat. Chú ý: Số lượng thành viên trong Nhóm chat trên Zalo lên tới 100 người bao gồm cả chính bạn. Bước 4: Giao diện tiếp theo, các bạn nhập tên cho Nhóm chat Zalo đồng thời có thể chọn ảnh đại diện cho nhóm khi nhấn vào biểu tượng Camera. Cuối cùng nhấn vào biểu tượng Lưu ở góc trên bên phải ứng dụng. Và bây giờ bạn đã có thể bắt đầu các cuộc trò chuyện trong Nhóm chat Zalo của mình. Bạn cũng có thể dễ dàng quản lý các nhóm mình tạo và tham gia khi nhấn vào biểu tượng hình người. Bước 5: Khi đã tạo xong nhóm chat và truy cập vào nhóm, các bạn có thể tùy chỉnh thông tin nhóm khi nhấn vào biểu tượng dấu 3 chấm góc trên bên phải ứng dụng Tại đây bạn có thể thoải mái đổi hình nền Nhóm chát, xem lại các bức ảnh đã chia sẻ, bật/tắt tính năng thả Emoji, thêm thành viên... -6-
  15. Như vậy chỉ với vài bước đơn giản trên đây, chúng ta đã có thể tạo Nhóm chat Zalo trên điện thoại thông minh một cách dễ dàng để thuận tiện hơn trong việc trò chuyện với người thân và bạn bè trên Zalo khi trao đổi với nhiều người. Ngoài ra, với phiên bản cập nhật mới, cho dù bạn tạo Nhóm chat trên máy tính hay điện thoại thì các thông tin Nhóm chat cũng đều được đồng bộ tài khoản trên các thiết bị này. 3.2.2. Biện pháp hướng dẫn sử dụng các ứng dụng - Ứng dụng thứ nhất: Trao đổi thông tin về lịch học và các hoạt động khác: Ví dụ, sau khi vào nhóm đã tạo, tại ô “Hãy viết gì đó”, giáo viên có thể thông báo “cả nhóm lập dàn ý bộ đề 1” và nhấn enter, chỉ một thao tác nhanh gọn và không mất tiền. Giải pháp này có hiệu quả hơn việc dùng điện thoại gọi điện hoặc nhắn tin. Ngoài ra, việc thông báo thời khóa biểu (file định dạng Pdf, Word, excel hoặc hình ảnh) qua Facebook rất dễ dàng, trong khi thông báo bằng cách gọi điện, nhắn tin thông thường là không thể. Ngoài ra, chiếc điện thoại đối với mỗi người có thể nói là “vật bất ly thân”, luôn mang bên mình nên học sinh lưu trữ thời khóa biểu trong điện thoại giúp học sinh có thể xem bất cứ lúc nào, thuận tiện hơn nhiều khi mang theo tờ giấy ghi thời khóa biểu. -7-
  16. Ảnh chụp màn hình : Giáo viên gửi đề, yêu cầu học sinh lập dàn ý Ảnh chụp màn hình điện thoại: giáo viên và học sinh hẹn lịch học -8-
  17. - Ứng dụng thứ hai: Tạo môi trường để học sinh trong nhóm trao đổi các vấn đề về học tập, rèn luyện, tạo hứng thú cho học sinh quan tâm về các vấn đề xã hội, thời sự. Ví dụ: Nhằm giúp học sinh quan tâm đến các vấn đề thời sự (cũng có thể là thông tin cho học sinh về vấn đề này), tại mục “hãy viết gì đó” như đã trình bày ở trên, giáo viên có thể đăng dòng trạng thái “em nghĩ gì về vấn đề cá chết ở Miền trung” để lắng nghe sự chia sẻ của học sinh trong nhóm bồi dưỡng. + Bước 1: giáo viên đưa đề tài lên nhóm. + Bước 2: các em sẽ lần lượt trình bày ý kiến của bản thân vào tập ghi chép và chụp ảnh gửi lên nhóm. + Bước 3: giáo viên yêu cầu học sinh quan sát nội dung của các bạn trong nhóm và ghi chép bằng viết đỏ những gì các em học tập từ bạn ở những ý mình tâm đắc. + Bước 4: giáo viên gửi đáp án cho HS tham khảo. + Bước 5: Hẹn giờ học để trực tiếp giải đáp những vướng mắc về một kiến thức nào đó mà HS chưa thông thạo trong đề bài. Ảnh chụp màn hình điện thoại: Học sinh thắc mắc đề bài - Ứng dụng thứ ba: giáo viên có thể giám sát được quá trình tự học của HS thông qua ghi chép Nhật kí học tập. -9-
  18. Ví dụ khi học đến tác phẩm Hai Đứa trẻ của Thạch Lam, giáo viên giao tài liệu học tập và yêu cầu HS đọc và ghi chép lại một số vấn đề trong tâm như: + Những ý kiến của các nhà văn bàn về Thạch Lam. + Những ý kiến, lời bình sâu sắc của các nhà phê bình văn học về tác phẩm Hai đứa trẻ. + Những hiểu biết về các tác phẩm khác của Thạch Lam. + Những kiến thức về Lí luận Phê bình văn học. Sau khi HS học tập chuẩn bị cho buổi học hôm sau, HS sẽ dành thêm khoảng thời gian tự học bồi dưỡng và ghi chép nhật kì học tập. Giáo viên hẹn giờ để HS gửi hình ảnh nhật kí ghi chép học tập sau khi học sinh giải đề, chụp lại dàn ý gửi lên cho các bạn trong nhóm tham khảo, trao đổi kinh nghiệm, tài liệu học tập lẫn nhau, …khi đến lịch học gặp nhau trực tiếp trong tuần, giáo viên có thể truy bài những gì HS ghi chép hoặc các em truy bài chéo nhau. Ảnh chụp màn hình điện thoại: ghi chép nhật kí học tập của em Thu Ngân - 10 -
  19. Như vậy, khi ứng dụng mạng xã hội ở Nhóm chat, tôi thực sự cảm thấy công việc bồi dưỡng được sát tay hơn, thực hiện đều đặn hơn. Cứ mỗi giây khắc nào HS gặp khó khăn về kiến thức thì các em lên nhóm “Cô ơi!Cho em hỏi cái này” hoặc “Cả nhà ơi! Cứu với, giúp mình với”,... dần dần, nhóm ngày càng thân thiết như gia đình, các em thân thiện nhau, cần học hỏi nhau và nể nang nhau khi các bạn có kiến thức bổ trợ nhau. Ảnh chụp màn hình điện thoại: nhóm trưởng gửi bài và động viên các bạn Ảnh chụp màn hình điện thoại: Sự chủ động học tập và ý thức trách nhiệm của từng thành viên - 11 -
  20. - Ứng dụng thứ tư: kích thích năng lực học tập còn tiềm ẩn của HS Mỗi HS đều có lòng tự trọng và năng lực phát huy bản thân. Mỗi buổi tối, khi một em chụp hình gửi bài lên thì các em khác cũng theo đó thực hiện. Việc học, được các em tự chủ hơn. Giáo viên bồi dưỡng cổ vũ HS bằng các thao tác ứng dụng như: gửi hình ngợi khen, thả tim,.. và quan tâm đến chất lượng giải đề của các em bằng cách nhận xét, định hướng kịp thời khi học sinh gửi hình dàn ý. Cứ hai tuần, GV cho HS viết bài một lần, mỗi lần có thể là Nghị luận xã hội (8đ) hoặc Nghị luận Văn học (12đ). Mỗi tháng sẽ kiểm tra được trình độ và kỹ năng của học sinh, quan sát được sự tiến bộ của các em. GV sẽ ghi chép điểm và tổng hợp điểm của hai câu thành một bài thi, xem các em đạt bao nhiêu điểm. Các em sẽ có sự so - 12 -
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2