Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Ứng dụng một số chỉ số trong công tác tuyển chọn vận động viên nhằm nâng cao chất lượng và thành tích môn Bơi lội ở trường THPT Lê Lợi
lượt xem 4
download
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là trên cơ sở khoa học nghiện cứu ứng dụng một số chỉ số trong công tác tuyển chọn vận động viên có năng khiếu bơi của trường THPT Lê lợi. Tham gia các hội thi thể thao học đường và Hội khỏe Phù Đổng các cấp.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Ứng dụng một số chỉ số trong công tác tuyển chọn vận động viên nhằm nâng cao chất lượng và thành tích môn Bơi lội ở trường THPT Lê Lợi
- Sáng kiến kinh nghiệm Trường THPT Lê Lợi Quảng Trị Ứng dụng một số chỉ số trong công tác tuyển chọn vận động viên nhằm nâng cao chất lượng và thành tích môn Bơi lội ở trường THPT Lê Lợi. PHẦN MỞ ĐẦU I. Lý do chọn đề tài: Trong những năm gần đây công tác TDTT ở nước ta đã có những bước phát triển đáng kể: “Phong trào TDTT từng bước được mở rộng với nhiều hình thức, nhiều môn thể thao dân tộc được khôi phục và phát triển, một số môn thể thao đạt thành tích cao kết quả đáng khích lệ, cơ sở vật chất kỹ thuật TDTT ở một số địa phương và ngành được chú ý đầu tư nâng cấp, xây dựng mới. Đạt được những tiến bộ đó là do sự quan tâm của Đảng, nhà nước, của các đoàn thể, sự cố gắng của đội ngũ cán bộ, huấn luyện viên, vận động viên và sự tham gia của nhân dân trong quá trình thực hiện đường lối đổi mới của Đảng”. Trong thời gian qua ngành giáo dục đã triển khai nhiều chủ trương, biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác giáo dục thể chất, từng bước cải tiến chất lượng dạy học môn thể dục ở các cấp. Giáo dục thể chất cho học sinh là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhằm bồi dưỡng sức khoẻ, tinh thần, trí thông minh thành một con người mới hoàn thiện của nền giáo dục toàn diện, là tiền đề quan trọng trong hoạt động học tập, sinh hoạt của học sinh. Thông qua đó rèn luyện cho học sinh về đạo đức, ý thức tổ chức kỹ luật, tác phong và tinh thần tập thể nhằm đào tạo con người vững vàng bước vào cuộc sống. Hiện nay phong trào tập luyện thể dục thể thao nói chung và môn Bơi lội nói riêng được phat triển phổ cập ở các tỉnh thành trong cả nước. Bộ môn này nằm trong chương trình thi đấu Hội khỏe phù Đổng của các trường, thành phố, của Sở Giáo dục – Đào tạo các tỉnh thành phố trực thuộc trung ương và của Bộ Giáo dục – Đào tạo với nhiều nội dung và hình thức thi đấu: Thi đấu cá nhân, thi đấu đồng đội. Ở Quảng Trị, bắt đầu từ năm học 2013 – 2011, Sở Giáo dục và Đào tạo đã đưa môn Bơi lội vào trong kế hoạch công tác Văn – Thể - Mỹ và kỹ năng phòng chống tai nạn đuối nước cho học sinh, chương trình thi đấu Hội thi Thể thao học đường và Hội phỏe phù Đổng cấp tỉnh được tổ chức hằng năm thu hút tất cả các trường phổ thông trong ngoài thành phố tham gia. Trường trung học phổ thông Lê Lợi là một trong những trường đi tiên phong trong các hoạt động và các hội thi do Sở Giáo dục – Đào tạo tổ chức. Trong quá trình tham gia thi đấu các em học sinh cũng đạt được những kết quả nhất định. Ngoài ra trong 2 năm tham gia thi đấu giải Bơi lội, trường đều đạt giải cao cụ thể: năm học 2016 – 2017 đạt giải nhì toàn đoàn, năm học 2017 – 2018 đạt giải nhì bộ môn bơi lội và giải nhì toàn đoàn. Qua tìm hiểu, quan sát thực tế giảng dạy môn Bơi là môn tự chọn trong chương trình, thực tiễn việc học tập của học sinh và giảng dạy của giáo viên Nhìn vào chương trình giảng dạy thể dục cấp THPT môn Bơi lội là môn học tự chọn trong chương trình, tuy nhiên bộ môn này được đưa vào thi đấu giải thể thao học đường cũng như HKPĐ cấp tỉnh, HKPĐ toàn quốc, vì vậy việc đầu tư công sức, trí tuệ của giáo viên trong việc tìm tòi những biện pháp huấn luyện nhằm phát triển toàn diện cho học sinh về sức nhanh, sức mạnh, sức bền, sự khéo léo... Giáo viên: Nguyễn Cửu Hưng Trang 1
- Sáng kiến kinh nghiệm Trường THPT Lê Lợi Quảng Trị Đồng thời ứng dụng các kết quả khoa học công nghệ trong công tác tuyển chọn vận động viên nâng cao hiệu quả cho công tác đào tạo huấn luyện gặp nhiều khó khăn. Trước những thực tiễn, yêu cầu ngày càng cao của ngành và của cả nước, thể dục thể thao trường THPT Lê Lợi phải phát triển mạnh hơn nữa nhất là đối với môn Bơi lội. Để phát triển tiềm năng vốn có của trường, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Ứng dụng một số chỉ số trong công tác tuyển chọn vận động viên nhằm nâng cao chất lượng và thành tích môn Bơi lội ở trường THPT Lê Lợi”. Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần tuyển chọn được những học sinh có năng khiếu thể thao, đào tạo những vận động viên có thành tích cao cho sở GD-ĐT, giảm kinh phí cho quá trình đào tạo vận động viên, chọn ra được những vận động viên ưu tú. II. Mục đích, phạm vi, đối tượng và phương pháp nghiên cứu: II.1: Mục đích: Trên cơ sở khoa học nghiện cứu ứng dụng một số chỉ số trong công tác tuyển chọn vận động viên có năng khiếu bơi của trường THPT Lê lợi. Tham gia các hội thi thể thao học đường và Hội khỏe Phù Đổng các cấp. II.2: Đối tượng nghiên cứu: Các chỉ số và bài tập bổ trợ nâng cao thành tích môn bơi lội. II.3: Đối tượng khảo sát, thực nghiệm: 75 em học sinh khối 10, 11, 12 năm học 2017 – 2018 và 75 em học sinh khối 10,11,12 năm học 2018 – 2019. II.4: Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp đọc, phân tich và tổng hợp tài liệu. Phương pháp quan sát sư phạm Phương pháp phỏng vấn Phương pháp kiểm tra sư phạm Phương pháp toán học thống kê II.5: Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu: - Phạm vi: Môn Bơi lội. - Kế hoạch: Từ tháng 9 năm 2018 đến tháng 4 năm 2019. PHẦN NỘI DUNG I. Cơ sở lý luận và thực tiển: I.1. Cơ sở lý luận: Hoạt động thể lực là một trong những yếu tố quan trọng trong thể dục thể thao là nền tảng nâng cao khả năng thích ứng của cơ thể đối với lượng vận động, là cơ sở để người tập nắm bắt kỹ thuật, chiến thuật hiệu quả cao, tạo tâm lý ổn định hơn. Mỗi một môn thể thao muốn đạt thành tích cao bên cạnh rèn luyện kỹ thuật, chiến thuật, ý chí …người tập còn phải rèn luyện những tố chất thể lực cần thiết cho môn thể thao đó. I.2: Đặc điểm tâm sinh lý * Hệ thần kinh: Hệ thần kinh có vai trò quan trọng trong việc điều hòa và thống nhất mọi hoạt động của các cơ quan tổ chức trong cơ thể. Hệ thần kinh cao cấp hoạt động ổn định và đã được hoàn thiện, chức năng phân tích tổng hợp của hệ Giáo viên: Nguyễn Cửu Hưng Trang 2
- Sáng kiến kinh nghiệm Trường THPT Lê Lợi Quảng Trị thần kinh đạt tới mức phát triển hoàn chỉnh, tính linh hoạt của hệ thần kinh cao, hiểu biết được mở rộng, trí tuệ được nâng cao. Hoạt động của hệ thần kinh thể hiện rõ nét hơn, có khát vọng đạt được kết quả trong mọi lĩnh vực. Tập luyện Bơi lội kết hợp hài hòa giữa các nhân tố kích thích bên trong và bên ngoài đó tạo tiền đề cho việc tập luyện có hiệu quả tối đa đối với người tập. * Đối với hệ tim mạch: Máu chảy qua tim theo các động mạch, đi khắp cơ thể cung cấp oxy và các chất dinh dưỡng tới các tế bào của cơ thể, thải các chất độc hại cũng như vận chuyển các chất khác nhau từ cơ quan này đến cơ quan kia rồi lại trở về tim tạo thành một hệ thống nhất. Ở lứa tuổi này ảnh hưởng rõ rệt đến chức năng hô hấp, cơ quan hô hấp phát triển hoàn thiện, hô hấp sâu hơn, kích thước tim cũng tăng lên. Mạch chậm hơn, hệ tim mạch được điều hòa qua cơ chế thần kinh – thể dịch hoàn thiện hơn. Do vậy có thể đáp ứng những đòi hỏi thể lực trong tập luyện TDTT. * Hệ vận động: Chiều cao phát triển chậm hơn bề ngang, các xương chủ yếu đã được cốt hóa, bộ xương đã vững chắc ít bị cong vẹo hơn do đó có thể tập luyện các kỹ thuật khó, khả năng gắng sức cao. Hệ cơ phát triển mạnh mẽ đặc biệt là cơ vân, sức mạnh cơ tăng lên đáng kể, ở lứa tuổi này sức mạnh cơ của nam tăng gấp 2 lần nữ. Các chức năng của lứa tuổi này hoàn thiện rất tốt cho việc tập luyện TDTT. Các bài tập trong môn Bơi lội có khả năng làm trẻ hoá các khớp xương, các đĩa sụn, cột sống, cải thiện về chiều cao, đảm bảo cung cấp và nuôi dưỡng chúng tốt hơn, loại bỏ bớt lượng muối thừa trong chúng. Trong các giờ tập luyện, các bài tập thể lực làm tăng khả năng cung cấp máu cho các cơ, tăng số lượng sợi cơ bằng con đường tách dọc sợi cơ. Các sợi cơ riêng biệt sẽ trở nên to và chắc hơn, làm giảm lượng mỡ thừa giữa các bó cơ. * Hệ tiêu hoá: Tập luyện thường xuyên bằng các bài tập thể lực có cường độ và thời gian thực hiện tương đối lớn làm tăng nhanh quá trình trao đổi chất và tiêu hoá giúp cho đường ruột làm việc tốt hơn. Tốt nhất nên bắt đầu tập luyện sau khi ăn khoảng 1-2 giờ lúc đó thức ăn bắt đầu được tiêu hoá ngấm vào máu đưa đến các cơ quan của hệ tiêu hoá. Còn nếu tập luyện ngay sau khi ăn thì phần lớn máu sẽ đi vào các cơ bắp và lúc đó các cơ quan của hệ tiêu hoá sẽ ở trong trạng thái không đủ máu, thiếu chất dinh dưỡng. * Tâm lý: Tâm lý và vận động tích cực có mối liên hệ mật thiết với nhau, có liên quan tới các đặc điểm về tâm sinh lý của cơ thể. Có nhiều khảo sát khoa học chứng minh rằng hoạt động thể dục thể thao có tác động lớn đến tâm lý của con người thực tế đã cho thấy ở những đứa trẻ một tuổi có biểu hiện các hoạt động vận động ở mức độ thấp thì sẽ có các chỉ số bất lợi ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lý sau này của trẻ. Trong điều kiện không có sự vận động thì não dường như không nhận được những thông tin phản hồi do số lượng các tín hiệu thần kinh bị suy giảm. Còn nếu thiếu hụt những kích thích về những xúc cảm cũng như các mối tương quan xã hội thì nó trở thành nhân tố nguy hiểm sẽ gây rối loạn tâm lý như: Lo lắng ảo giác, hoang tưởng, ăn không ngon… Nếu được tập luyện lâu dài môn Bơi lội có thể ảnh hưởng lớn đến việc tạo dựng nhân cách, nâng cao sức khoẻ, nâng cao khả năng chống lại bệnh tật, cải thiện Giáo viên: Nguyễn Cửu Hưng Trang 3
- Sáng kiến kinh nghiệm Trường THPT Lê Lợi Quảng Trị về chiều cao và tạo dáng đẹp, khoẻ khoắn và tự tin. Dưới tác động của các bài tập nói chung, con người trở nên năng động không chỉ trong thể thao mà cả các lĩnh vực hoạt động khác. Con người trở nên năng động có ý chí hơn, duyên dáng, hấp dẫn và cứng rắn hơn trước những tai hoạ, vui vẻ và hoà nhã với những người, sinh vật, thiên nhiên xung quanh mình. I.3. Cơ sở thực tiễn: Giáo dục thể chất là một bộ phận của nền văn hóa xã hội, một di sản đáng giá của loài người là sự tổng hòa những thành tựu xã hội trong sự nghiệp sáng tạo và sử dụng những biện pháp chuyên môn để hoàn thiện thể chất con người, nâng cao sức khỏe Giáo dục thể chất là một bộ phận quan trọng trong hệ thống giáo dục con người mới phát triển toàn diện. Đối với lứa tuổi học sinh phổ thông, đây là giai đoạn chuẩn bị và cũng là giai đoạn thử thách về sức khoẻ, trí tuệ, tinh thần… nhằm làm cho cơ thể phát triển các chức năng, bộ phận và các tố chất thể lực như: Nhanh, Mạnh, Bền, Dẻo, Khéo léo. Chuẩn bị thể lực tốt giúp học sinh bước vào hoạt động học tập với tư thế “sẵn sàng”. Trong những năm vừa qua được sự quan tâm của Bộ Giáo Dục - Đào Tạo, đặc biệt là sự quan tâm sâu sát của Sở Giáo Dục - Đào Tạo đã có những chuyển biến đáng kể về vai trò ý nghĩa của môn thể dục trong công tác giáo dục thể chất ở nhà trường phổ thông. Như ở bậc tiểu học học sinh đã học môn thể dục nhưng với mức độ rèn luyện thể chất chưa cao. Lên đến bậc trung học cơ sở và trung học phổ thông, học sinh bắt đầu tập luyện làm quen với những yêu cầu cao hơn về kỹ thuật động tác cũng như đòi hỏi về thể lực. Hàng năm nhiều hoạt động thể dục thể thao dành cho học sinh được tổ chức, đặc biệt là Hội Khỏe Phù Đổng nhằm đánh gía công tác dạy - học trong nhà trường và công tác tổ chức quản lí các hoạt động ngoại khóa trong trường học. Qua nhiều năm tổ chức Hội Khỏe Phù Đổng cho thấy chất lượng chuyên môn và thành tích thi đấu các môn thể thao của học sinh đều tiến bộ rõ rệt thành tích năm sau cao hơn năm trước, điều đó chứng tỏ rằng công tác giáo dục thể chất học đường có ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển của học sinh, nhu cầu được tham gia luyện tập, được vui chơi, được thi đấu là một hoạt động không thể thiếu được trong nhà trường phổ thông hiện nay. II. Thực trạng môn Bơi lội của trường hiện nay. Trường trung học phổ thông Lê Lợi hiện tại có 35 lớp nên số lượng học sinh rất đông, cơ sở vật chất phục vụ cho môn bơi lội chưa có, nhu cầu học bơi lội của học sinh ngày càng phát triển vì vậy cá nhân mỗi Giáo viên có một kế hoạch giảng dạy riêng. Riêng môn Bơi lội chưa đưa vào học chính khóa mà chỉ đưa vào phần học tự chọn nên gặp rất nhiều khó khắn trong giảng dạy và tuyển chọn vận động viên để tham gia thi đấu. Khi tiến hành nghiên cứu ứng dụng một số chỉ số trong công tác tuyển chọn vận động viên nhằm nâng cao chất lượng và thành tích môn Bơi lội để tìm ra các bài tập nhằm nâng cao hiệu quả, chúng tôi đã đi sâu tìm hiểu các giờ học chính khóa về môn thể dục của các giáo viên khác và ngoại khóa của học sinh tại các bể Giáo viên: Nguyễn Cửu Hưng Trang 4
- Sáng kiến kinh nghiệm Trường THPT Lê Lợi Quảng Trị bơi có học sinh của trường tham gia, chúng tôi nhận thấy rằng: Học sinh nói chung và nhất là học sinh nữ ngại tập bộ môn này, vì điều kiện và hoàn cảnh, cơ sở vật chất thiếu, chưa chưa đáp ứng nhu cầu cho các trường . mức độ tiếp thu kỹ thuật động tác chậm, không thể vận dụng phát huy trong học tập, nó sẽ tạo tâm lý không tốt làm cho học sinh có thái độ, tinh thần tập luyện không cao, làm ảnh hưởng đến tinh thần và kết quả học tập của học sinh, ảnh hưởng đến việc không đạt được mục tiêu của người dạy lẫn người học. Đây là vấn đề cần thiết, có tính cấp bách cần phải được giải quyết. III. Phương pháp thực hiện. III.1. Huấn luyện thể lực Huấn luyện thể lực là một quá trình huấn luyện bằng các phương tiện thể dục thể thao (chủ yếu là các bài tập thể lực) để tác động có chủ đích đến sự phát triển và hoàn thiện về hình thái, chức năng, tố chất thể lực và sức khoẻ của vận động viên. Trong huấn luyện thể thao thường lấy việc phát triển các tố chất thể lực làm nội dung chủ yếu của huấn luyện thể lực cho các vận động viên. Do vậy, để rõ hơn khái niệm về thể lực, ta có thể khái quát mức độ phát triển các tố chất thể lực gồm: Sức nhanh, sức mạnh, sức bền, khéo léo và khả năng mềm dẻo … Các vận động viên dưới tác động của lượng vận động trong tập luyện và thi đấu. Trong bộ môn Bơi lội thường thì các sức nhanh, sức mạnh của chân và tay là ảnh hưởng lớn nhất đến thành tích bơi, bên cạnh đó sức bền cũng không thể thiếu trong việc luyện tập của vận động viên. Sức nhanh: Là năng lực phản ứng của cơ thể đối với loại kích thích nhằm hoàn thành một động tác hoặc di động một cự ly nào đó trong thời gian ngắn nhất. Sức nhanh có 3 hình thức biểu hiện chủ yếu: thời gian tiềm phục của phản ứng vận động, tốc độ từng cử động riêng lẻ, tần số động tác. Sự phát triển tố chất nhanh sớm hơn sự phát triển tố chất mạnh, khi đánh giá tố chất nhanh, người ta thường xác định tốc độ bơi ở cự li ngắn. Trong bộ môn Bơi lội sức nhanh ảnh hưởng rất lớn đến thành tích bơi của vận động viên. Sức mạnh: Là khả năng khắc phục lực cản bên ngoài hoặc bên trong bằng sự nỗ lực của cơ bắp trong quá trình vận động, tố chất này cũng không kém phần quan trọng như sức nhanh vì trong mọi hoạt động như đi, chạy, nhảy đều cần đến sức mạnh. Riêng đối với các em lứa tuổi 15,16 mặc dù giai đoạn này là thời điểm thuận lợi nhất nhưng do sự phát triển chưa hoàn chỉnh, cơ thể đang là thời kỳ phát triển mạnh đặc biệt là chiều cao nên phải sử dụng các bài tập như: khắc phục trọng lượng cơ thể, khắc phục lực cản của môi trường. Sức bền: Là khả năng của cơ thể khắc phục sự mệt mỏi trong hoạt động với thời gian dài, cường độ nhất định và hiệu quả, trong huấn luyện thể thao nếu không tạo ra mệt mỏi thì chức năng của cơ thể không thể nâng cao được. Do đó, trong huấn luyện sức bền phải dùng nhiều cách để khắc phục mệt mỏi, kể cả phải dùng ý chí để khắc phục mệt mỏi. Huấn luyện sức bền cho vận động viên nhằm khắc phục sự mệt mỏi trong thi đấu. Đây là tố chất thể lực rất quan trọng, nó tạo nền tảng để phát triển các tố chất thể lực khác. Giáo viên: Nguyễn Cửu Hưng Trang 5
- Sáng kiến kinh nghiệm Trường THPT Lê Lợi Quảng Trị III.2. Lựa chon một số chỉ số trong công tác tuyển chọn vận động viên nhằm nâng cao chất lượng và thành tích môn Bơi lội cho đội tuyển bơi lội trường: III.2.1.Cơ sở để lựa chọn các chỉ số bài tập. Để lựa chọn các bài tập trong huấn luyện, giảng dạy Bơi lội cho đội tuyển bơi lội trường. Chúng tôi dựa trên cơ sở nghiên cứu các tài liệu, sách giáo khoa, các tài liệu liên quan đến môn học, đồng thời thông qua quan sát thực tiễn giảng dạy tại trung tâm huấn luyện, các giáo viên đồng nghiệp trường bạn, các huấn luyện viên tại các câu lạc bộ thể Bơi lội trong tỉnh. Dựa vào các vấn đề đã được đánh giá qua thực tiễn, qua quan sát, qua quá trình giảng dạy, huấn luyện và thực tế giảng dạy, huấn luyện các năm trước đây. Kết hợp trao đổi với các giáo viên, huấn luyện viên có kinh nghiệm, từ đó làm cơ sở thực tiễn cho việc lựa chọn các bài tập. III.2.2.Lựa chọn các bài tập giảng dạy, huấn luyện bơi lội cho đội tuyển bơi lội của trường trung học phổ thông Lê Lợi. Sau khi dựa trên các cơ sở lý luận và thực tiễn đã trình bày ở trên, chúng tôi đã tiến hành lựa chọn các bài tập theo 2 bước: Bước 1: Ngoài quan sát các giờ giảng dạy, huấn luyện của các giáo viên khác, chúng tôi tiến hành tham khảo các tài liệu về chuyên ngành bơi lội, các tài liệu trong giảng dạy, huấn luyện để lựa chọn những bài tập trong giảng dạy, huấn luyện bơi lội. Bước đầu chúng tôi đưa ra các bài tập như sau: * Bài tập bổ trợ trên cạn: Bài tập 1: Quay tay sấp. Đứng 2 chân rộng bằng vai gập thân người về trước, 2 tay duổi thẳng về trước và thực hiện động tác tay phải hạ tay xuống dưới, ra sau, lên trên về trước, tay trai thực hiện như tay phải. Quay hai tay luân phiên từ chậm đến nhanh dần. Bài tập 2: Quay tay ngữa. Đứng chân trước sau ngữa thân người về về sau, 2 tay duổi thẳng trên đấu và thực hiện động tác tay phải đưa ra sau hạ tay xuống dưới, ra trước và lên trên, tay trai thực hiện như tay phải. Quay hai tay luân phiên từ chậm đến nhanh. Bài tập 3: Ngồi đập chân. Hai tay chống về sau, hai chân duỗi thẳng, gót chân không chạm đất, chủ yếu dùng cơ bụng và cơ đùi và thực hiện đông tác chân phải nâng lên cách chân trái 20-30cm sau đó hạ chân phải xuống nâng chân trai lên hai chân thực hiên luân phiên từ chậm đến nhanh dần. Bài tập 4: Quạt tay trườn sấp. Chân đứng rộng bằng vai, người cúi, hai tay duỗi thẳng về trước. Tay phải quạt theo hướng vào trong (khuỷu tay hơi công) xuống dưới – ra sau, lòng bàn tay gần như vuông góc với hướng tiên, ngón tay khép. Tay trái tập tương tự như tay phải. Tập quạt hai tay liên tục từ chậm đến nhanh dần. Bài tập 5: Quạt tay kết hợp với thở chân đứng rộng bằng vai, người cúi, hai tay duỗi thẳng về trước, mặt hướng xuống đất. Tay phải hoặc tay trái làm động tác quạt nước đến ngang hông (giai đoạn đẩy nước) thì nghiêng đầu, khi tay vung trên không, đưa về trước, vào nước, bắt đầu quạt nước thì úp mặt vào nước thở ra. Tập quạt hai tay luân phiên từ chậm đến nhanh dần, mặt nghiêng thở một bên cố định Giáo viên: Nguyễn Cửu Hưng Trang 6
- Sáng kiến kinh nghiệm Trường THPT Lê Lợi Quảng Trị theo chu kì quạt của một tay phải hoặc tay trái, tập thở theo chu kì 2hoawcj 3 quạt tay 1 lần thở. * Bài tập bổ trợ kĩ thuật dưới nước: Bài tập 6: Tại chổ đứng cúi người, hai tay cần phao duỗi thẳng trước đầu, hai tay làm động tác quạt nước luân phiên từ chậm đến nhanh dần không thở, có thở. Khối lượng tập thực hiện 2-3 lần Bài tập 7: Hai tay cầm phao duỗi thẳng trước đầu, tập động tác lướt nước đập chân không thở, nghiêng đầu có kết hợp thở. Bài tập 8: Kẹp phao ở chân tập động tác tay; quạt hai tay không thở, quạt hai tay có thơ. Bài tập 9: Cầm phao một tay duỗi thẳng trước đầu, đập chân quạt một tay có thơ. * Bài tập thể lực Bài tập 10: Bài tập biến tốc Bài tập 11: Bài tập tốc độ: 15m, 25m, 50m, 75m. Bài tập 12: Bài tập bậc thang: - Bài tập tăng dần: (15m, 25m, 50m, 75m); (100m, 200m, 300m, 400m). -Bài tập giảm dần: (75m, 50m, 25m, 15m); (400m, 300m, 200m, 100m). Bài tập 13: Bài tập xuất phát: - Bài tập xuất phát vào nước. Cách thực hiện: Hai tay khép duỗi thẳng phía trước đầu. Sau đó đổ người ra trước rồi dùng hai chân đạp vào máng nước, bật người thẳng ra để lao vào nước . Khối lượng: Mỗi buổi tập lặp lại 10-15 lần. - Bài tập đứng trên thành bể hoặc bục xuất phát bật nhảy lao vào nước. Cách thực hiện: Đứng chân trước chân sau, ngón chân cái mím chặt mép thành bể, thân người cúi gập ra trước, đầu cúi khi có tín hiệu dùng chân chống cùng đạp thành bể, bật người ra trước. Khối lượng: Mỗi buổi tập từ 10-15 lần. Bài tập ngồi trên thành bể (hoặc bục xuất phát) cúi người hai tay để trước đầu bật nhảy lao vào nước. Giáo viên: Nguyễn Cửu Hưng Trang 7
- Sáng kiến kinh nghiệm Trường THPT Lê Lợi Quảng Trị Cách thực hiện: Người tập đứng dạng hai chân song song, ngón chân cái mím chặt mép thành bể, hai tay duỗi thẳng về trước khi có tín hiệu xuất phát thì bật nhảy lao vào nước. Khối lượng: Mỗi buổi tập từ 10-15 lần. - Bài tập xuất phát hoàn chỉnh ở trên thành bể. Cách thực hiện: Tương tự như bài tập 3 nhưng tư thế chuẩn bị phải đúng yếu lĩnh như tư thế chuẩn bị xuất phát trên bục. Khối lượng: Mỗi tập tập nhảy 8-10 lần. Bài tập xuất phát hoàn chỉnh trên bục. Cách thực hiện: Giống bài tập 4, phải thực hiện động tác trên bục xuất phát. Động tác phối hợp vung tay và dậm nhảy phải nhịp nhàng, góc bật nhảy hợp lí, tư thế thân người bay trên không thẳng, đầu cúi. - Khối lượng: Mỗi lần tập nhảy 8-10 lần, các lần sau tăng dần độ xa xuất phát. Bài tập 14: Bài tập quay vòng. - Bài tập trên cạn: Bài tập bắt chước quay vòng trên cạn: Cách thực hiện: Sinh viên sau khi bắt chước động tác bơi, một tay chạm nhẹ vào tường rồi đứng một chân làm trụ, thân người quay 1800 từ trước ra sau, sau đó bắt chân kia lên tường, cuối cùng vung tay cúi người song song với mặt đất làm tư thế chuẩn bị đạp nước. Khối lượng: Mỗi buổi tập lặp lại 10-12 lần. Bài tập Di động bằng động tác vừa quạt tay vừa đi bộ đến trước tường, làm động tác quay vòng. Cách thực hiện: Đứng cách tường khoảng 2-3m vừa đi vừa làm động tác quạt tay trườn sấp, khi tay thuận chạm vào tường thì tiến hành quay người giống như bài tập 1. Khối lượng: Mỗi buổi tập lặp lại 8-10 lần. - Bài tập dưới nước Tập động tác quay vòng ở chỗ nước cạn: Cách thực hiện: Giống bài tập 1 và 2 ở trên cạn, chỉ khác là thực hiện động tác ở dưới nước có độ sâu ngang ngực hoặc ngang bụng. - Khối lượng: Mỗi buổi tập lặp lại 10-12 lần. Tập quay vòng vung tay chậm kết hợp các giai đoạn của động tác quay vòng. Giáo viên: Nguyễn Cửu Hưng Trang 8
- Sáng kiến kinh nghiệm Trường THPT Lê Lợi Quảng Trị Cách thực hiện: Học sinh bơi sát vào thành bể đặt một tay đứng vị trí ở thành bể bơi, sau đó xoay người, co đùi, gập gối đạp chân vào thành bể. Khối lượng: Mỗi học sinh thực hiện 3 –4 tổ, mỗi tổ 5-6 lần, nghỉ giữa 1-2 phút. Bài tập 15: Bài tập đích: Bài tập tại chổ: Đứng cách thành bể 2-3m chồm người làm động tác lướt nước một tay hoặc hai tay chạm thành bể. Khối lượng mỗi học sinh thực hiện 3-4 tổ, mỗi tổ 5-6 lần, nhgix giữa 1-2 phút. Bài tập di chuyển: Đứng cách thành bể 5m, 10m, 15m, 25m khi nghe hiệu lệnh chồm người bơi vào chậm tay thành bể. Khối lượng mỗi học sinh thực hiện 5-7 tổ, mỗi tổ 4-5 lần, nghĩ giữa 1-2 phút. Bước 2: Sau khi đưa ra các bài tập đã trình bày ở trên. Để đảm bảo tính khách quan và độ tin cậy trong việc lựa chọn các bài tập. Chúng tôi tiến hành phỏng vấn các giáo viên trực tiếp giảng dạy tại trường và các giáo viên đang công tác tại trường bạn, huấn luyện viên các câu lạc bộ (số phiếu phát ra 10, thu vào 10). Kết quả phỏng vấn được trình bày ở bảng 1. BẢNG 1: KẾT QUẢ PHỎNG VẤN LỰA CHỌN CÁC BÀI TẬP (n = 10) BÀI TẬP RẤT CẦN THIẾT CẦN THIẾT KHÔNG CẦN THIẾT n % n % n % Bài tâp 1 5 50 3 20 2 30 Bài tâp 2 5 50 4 40 1 10 Bài tâp 3 2 20 3 30 5 50 Bài tâp 4 1 30 4 40 5 50 Bài tâp 5 2 20 4 40 4 40 Bài tâp 6 3 30 3 30 4 40 Bài tâp 7 6 60 2 20 2 20 Bài tâp 8 4 40 3 30 3 30 Bài tâp 9 2 20 3 30 5 50 Bài tâp 10 6 60 2 20 2 20 Bài tâp 11 3 30 5 50 2 50 Bài tập 12 7 70 2 20 1 10 Bài tập 13 7 70 2 20 1 10 Bài tập 14 5 50 4 40 1 10 Bài tập 15 7 70 2 20 1 10 Từ kết quả trên chúng tôi lựa chọn 10 bài tập có số phiếu tán thành từ 70% trở lên. Đó là các tập sau: Bài tập 1: Quay tay sấp. Giáo viên: Nguyễn Cửu Hưng Trang 9
- Sáng kiến kinh nghiệm Trường THPT Lê Lợi Quảng Trị Bài tập 2: Quay tay ngữa. Bài tập 7: Hai tay cầm phao duỗi thẳng trước đầu, tập động tác lướt nước đập chân không thở, nghiêng đầu có kết hợp thở. Bài tập 8: Kẹp phao ở chân tập động tác tay; quạt hai tay không thở, quạt hai tay có thơ. Bài tập 10: Bài tập biến tốc Bài tập 11: Bài tập tốc độ: 15m, 25m, 50m, 75m. Bài tập 12: Bài tập bậc thang: Bài tập 13: Bài tập xuất phát: Bài tập 14: Bài tập quay vòng. Bài tập 15: Bài tập đích: Việc vận dụng các bài tập đã lựa chọn chỉ đạt kết quả khi có sự phân bổ hợp lý về lượng vận động theo mục đích tập luyện giảng dạy. Mục đích của việc nâng cao hứng thú khi tập bơi là để giúp học sinh đạt hiệu quả cao khi kiểm tra tuyển chọn những học sinh có thành tích tốt nhất vào đội tuyển của trường và từ đó giúp học sinh ứng dụng trong cuộc sống hằng ngày. III.2.3. Đánh giá hiệu quả các bài tập đã lựa chọn: Để có thể đánh giá hiệu quả của các bài tập đã chọn, chúng tôi tiến hành kiểm chứng như sau: Nhóm đối chứng chúng tôi lấy kết quả đã kiểm tra môn bơi đội tuyển trường của năm học 2017 – 2018, tập theo chương trình giáo án và bài tập vẫn sử dụng trước đây. Tổng số giờ cho cả 2 nhóm đối chứng và thực nghiệm là 24 tiết trong 5 tuần. Ba tuần đầu mỗi tuần 4 tiết, 2 tuần sau mỗi tuần 6 tiết. - Nhóm thực nghiệm trên cơ sở vẫn dựa vào chương trình giáo án học giống nhóm đối chứng. Riêng việc sử dụng các bài tập khác, thì chúng tôi đưa các bài tập đã lựa chọn vào giảng dạy và huấn luyện (được trình bày ở bảng 2). BẢNG 2: NỘI DUNG GIẢNG DẠY CHO NHÓM THỰC NGHIỆM Tiết Nội dung 1 Học - Các động tác khởi động. - Bài tập bổ trợ trên cạn. (bài tập 1,2 trang 6) - Bài tập bổ trợ dưới nước. (bài tập 7 trang 6; bài tập 8 trang 6) - Bài tập bậc thang (bài tập tăng dần) 2 Ôn - Các động tác khởi động. - Bài tập bổ trợ trên cạn. (bài tập 1,2 trang 6) - Bài tập bổ trợ dưới nước. (bài tập 7,8 trang 6) Học - Bài tập biến tốc 3 Ôn - Các động tác khởi động. - Bài tập bổ trợ trên cạn. (bài tâp 1,2 trang 6) - Bài tập bổ trợ dưới nước. ( Bài tập 7 trang 6; bài tập 8 trang 7) Học - Bài tập tốc độ: 15m, 25m, 50m, 75m. - Bài tập xuất phát (bài tập trên cạn) 4 Ôn - Bài tập bổ trợ trên cạn. (bài tâp 1,2 trang 6) - Bài tập bổ trợ dưới nước. ( Bài tập 7 trang 6; bài tập 8 trang 7) Giáo viên: Nguyễn Cửu Hưng Trang 10
- Sáng kiến kinh nghiệm Trường THPT Lê Lợi Quảng Trị - Bài tập bậc thang. (bài tập giảm dần) - Bài tập xuất phát. (bài tập trên cạn, dưới nước) 5 Ôn - Các động tác khởi động. - Bài tập bổ trợ trên cạn. (bài tâp 1,2 trang 6) - Bài tập bổ trợ dưới nước. ( Bài tập 7 trang 6; bài tập 8 trang 7) - Bài tập biến tốc Học - Bài tập quay vòng. (bài tập trên cạn) 6 Ôn - Bài tập bổ trợ trên cạn. (bài tâp 1,2 trang 6) - Bài tập bổ trợ dưới nước. ( Bài tập 7 trang 6; bài tập 8 trang 7) - Bài tập tốc độ 15m, 25m, 50m, 75m. Học - Bài tập đích. (bài tập trên cạn) 7 Luyện - Các động tác khởi động. tập - Bài tập bổ trợ trên cạn. (bài tâp 1,2 trang 6) - Bài tập bổ trợ dưới nước. ( Bài tập 7 trang 6; bài tập 8 trang 7) - Bài tập bậc thang. (bài tập tăng dần) - Bài tập xuất phát. (Bài tập dưới nước) 8 Luyện - Bài tập bổ trợ trên cạn. (bài tâp 1,2 trang 6) tập - Bài tập bổ trợ dưới nước. ( Bài tập 7 trang 6; bài tập 8 trang 7) - Bài tập biến tốc; Bài tập quay vòng. (bài tập dưới nước) 9 Luyện - Các động tác khởi động. tập - Bài tập bổ trợ trên cạn. (bài tâp 1,2 trang 6) - Bài tập bổ trợ dưới nước. ( Bài tập 7 trang 6; bài tập 8 trang 7) - Bài tập tốc độ 15m, 25m, 50m, 75m. - Bài tập đích. (Bài tập trên cạn, bài tập dưới nước) 10 Luyện - Bài tập bổ trợ dưới nước. ( Bài tập 7 trang 6; bài tập 8 trang 7) tập - Bài tập bậc thang. (bài tập tăng dần) - Bài tập xuất phát. (Bài tập dưới nước) 11 Luyện - Các động tác khởi động. tập - Bài tập bổ trợ trên cạn. (bài tâp 1,2 trang 6) - Bài tập bổ trợ dưới nước. ( Bài tập 7 trang 6; bài tập 8 trang 7) - Bài tập bậc thang. (Bài tập giảm dần) - Bài tập xuất phát. (Bài tập dưới nước) 12 Luyện - Bài tập bổ trợ trên cạn. (bài tâp 1,2 trang 6) tập - Bài tập bổ trợ dưới nước. ( Bài tập 7 trang 6; bài tập 8 trang 7) - Bài tập biến tốc; Bài tập quay vòng. (bài tập dưới nước) 13 Luyện - Các động tác khởi động. tập - Bài tập bổ trợ trên cạn. (bài tâp 1,2 trang 6) - Bài tập bổ trợ dưới nước. ( Bài tập 7 trang 6; bài tập 8 trang 7) - Bài tập tốc độ 15m, 25m, 50m, 100m. - Bài tập đích. (Bài tập dưới nước) 14 Luyện - Bài tập bổ trợ trên cạn. (bài tâp 1,2 trang 6) tập - Bài tập bổ trợ dưới nước. ( Bài tập 7 trang 6; bài tập 8 trang 7) - Bài tập bậc thang. (bài tập tăng dần) Giáo viên: Nguyễn Cửu Hưng Trang 11
- Sáng kiến kinh nghiệm Trường THPT Lê Lợi Quảng Trị - Bài tập xuất phát. (Bài tập dưới nước) 15 Luyện - Các động tác khởi động. tập - Bài tập bổ trợ trên cạn. (bài tâp 1,2 trang 6) - Bài tập bổ trợ dưới nước. ( Bài tập 7 trang 6; bài tập 8 trang 7) - Bài tập biến tốc; Bài tập xuất phát. (Bài tập dưới nước) 16 Luyện - Bài tập bổ trợ trên cạn. (bài tâp 1,2 trang 6) tập - Bài tập bổ trợ dưới nước. ( Bài tập 7 trang 6; bài tập 8 trang 7) - Bài tập quay vòng. (bài tập dưới nước); Trò chơi tiếp sức 17 Luyện - Các động tác khởi động. tập - Bài tập bổ trợ trên cạn. (bài tâp 1,2 trang 6) - Bài tập bổ trợ dưới nước. ( Bài tập 7 trang 6; bài tập 8 trang 7) - Bài tập bậc thang. (bài tập giảm dần) - Bài tập đích. (Bài tập dưới nước) 18 Luyện - Bài tập bổ trợ trên cạn. (bài tâp 1,2 trang 6) tập - Bài tập bổ trợ dưới nước. ( Bài tập 7 trang 6; bài tập 8 trang 7) - Bài tập tốc độ 15m, 25m, 50m, 100m. - Bài tập xuất phát. (Bài tập dưới nước) 19 Luyện - Các động tác khởi động. tập - Bài tập bổ trợ trên cạn. (bài tâp 1,2 trang 6) - Bài tập bổ trợ dưới nước. ( Bài tập 7 trang 6; bài tập 8 trang 7) - Bài tập biến tốc; Bài tập xuất phát. (Bài tập dưới nước) 20 Luyện - Bài tập bổ trợ dưới nước. ( Bài tập 7 trang 6; bài tập 8 trang 7) tập - Bài tập quay vòng. (Bài tập dưới nước) - Trò chơi tiếp sức 21 Luyện - Các động tác khởi động. tập - Bài tập bổ trợ trên cạn. (bài tâp 1,2 trang 6) - Bài tập bậc thang. (bài tập tăng dần) - Bài tập tốc độ 25m, 50m; Bài tập đích. (Bài tập dưới nước) 22 Luyện - Bài tập bổ trợ trên cạn. (bài tâp 1,2 trang 6) tập - Bài tập bổ trợ dưới nước. ( Bài tập 7 trang 6; bài tập 8 trang 7) - Bài tập bậc thang. (bài tập giảm dần); Bài tập tốc độ 25m, 50m - Bài tập xuất phát. (Bài tập dưới nước) 23 Luyện - Các động tác khởi động. tập - Bài tập bổ trợ trên cạn. (bài tâp 1,2 trang 6) - Bài tập bậc thang. (bài tập tăng dần) - Bài tập tốc độ 25m, 50m; Bài tập xuất phát. (dưới nước) 24 Kiểm - Kỹ thuất, thành tích bới 50m Ếch, trườn sấp, 100m Ếch, trườn sấp tra III. 2. 4. Đánh giá kết quả thực nghiệm: Sau khi đã lấy kết quả của nhóm đối chứng (được trình bày ở bảng 3), chúng tôi tiến hành cho nhóm thực nghiệm học tập với nội dung đã được trình bày ở trên. Qua 5 tuần với 24 tiết học, chúng tôi tiến hành kiểm tra nội dung bơi 50m tự do, 50m ếch, 100m tự do, 100m ếch, theo mức độ thực hiện kỹ thuật và thành tích của Giáo viên: Nguyễn Cửu Hưng Trang 12
- Sáng kiến kinh nghiệm Trường THPT Lê Lợi Quảng Trị mỗi học sinh dựa vào biểu điểm trong sách giáo viên lớp 10,11,12. Qua trao đổi ý kiến, thống nhất trong nhóm giáo viên trực tiếp giảng dạy để xây dựng các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả các bài tập như sau: Dựa vào biểu điểm ở trên, chúng tôi tiến hành kiểm tra nội dung mức độ thực hiện bơi của nhóm thực nghiệm. Sau đó các số liệu kiểm tra được xử lý toán thống kê. Kết quả được trình bày ở bảng 4. BẢNG 3: KẾT QUẢ NHÓM ĐỐI CHỨNG Tổng số Số học Số học Xếp loại nam Xếp loại nữ Khối học sinh sinh nam sinh nữ Chọn Loại Chọn Loại 10 25 15 10 6 9 4 6 11 25 10 15 4 6 6 9 12 25 13 12 6 7 4 8 Tổng 75 38 37 16 22 14 23 * Kết quả: - Học sinh nam: + Học sinh được chọn vào đội tuyển: 16 học sinh chiếm tỉ lệ 42,11% + Học sinh không được chọn vào đội tuyển: 22 học sinh chiếm tỉ lệ 57,89% - Học sinh nữ: + Học sinh nữ được chọn vào đổi tuyển: 14 học sinh chiếm tỉ lệ 37,84% + Học sinh nữ không được chọn vào đội tuyển: 23 học sinh chiếm tỉ lệ 62,16% BẢNG 4: KẾT QUẢ NHÓM THỰC NGHIỆM Tổng số Số học Số học Xếp loại nam Xếp loại nữ Khối học sinh sinh nam sinh nữ Chọn Loại Chọn Loại 10 25 13 12 8 5 7 5 11 25 14 11 7 7 6 5 12 25 15 10 8 7 6 4 Tổng 75 42 33 23 19 19 14 Kết quả: - Học sinh nam: + Học sinh được chọn vào đội tuyển: 23 học sinh chiếm tỉ lệ 54,76% + Học sinh không được chọn vào đội tuyển: 19 học sinh chiếm tỉ lệ 45,24% - Học sinh nữ: + Học sinh nữ được chọn vào đổi tuyển: 19 học sinh chiếm tỉ lệ 57,58% + Học sinh nữ không được chọn vào đội tuyển: 14 học sinh chiếm tỉ lệ 42,42% Qua kết quả bảng 3 và bảng 4 chúng ta nhận thấy rõ ràng rằng: - Tỉ lệ học sinh nam được chọn vào đội tuyển tăng lên một cách đáng kể từ 42,11% lên tới 54,76%. - Tỉ lệ học sinh nam không được chon vào đội tuyển giảm một cách đáng kể từ 57,89% xuống còn 45,23%. - Tỉ lệ học sinh nữ được chọ vào đội tuyển tăng lên một cách đáng kể từ 37,84% lên tới 57,58% - Tỉ lệ học sinh nữ không được chon vào đội tuyển giảm một cách đáng kể từ 62,16% xuống còn 42,42%. Giáo viên: Nguyễn Cửu Hưng Trang 13
- Sáng kiến kinh nghiệm Trường THPT Lê Lợi Quảng Trị Hay nói cách khác việc sử dụng các bài tập chúng tôi đã lựa chọn trong quá trình thực nghiệm đã cho kết quả cao hơn hẳn so với các bài tập vẫn dùng trước đây để giảng dạy. - Các bài tập đã chọn thể hiện tính ưu việt trong nâng cao thành tích Bơi qua kiểm tra có tác dụng tốt đến thành tích Bơi tự do và bơi Ếch. Các bài tập bổ trợ này tuỳ mức độ mà có thể áp dụng đội tuyển Bơi lội. - Khi áp dụng các bài tập này GV cần hướng dẫn cụ thể, bồi dưỡng cán sự để có lực lượng hỗ trợ cho mình trong huấn luyện. PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ I. Kết luận: Thông qua việc áp dụng những bài tập trên và với những kết quả đã đạt được, chúng tôi đi đến những kết luận sau: 1. Muốn giảng dạy đạt kết quả tốt ngoài những bài tập có sẵn giáo viên cần sáng tạo, tìm tòi, học hỏi, lựa chọn thêm những bài tập mới phù hợp với trình độ lứa tuổi của các em học sinh để làm tăng hứng thú học tập của các em, từ đó làm tăng hiệu quả giảng dạy của giáo viên và tăng kết quả học tập của học sinh. 2. Muốn giảng dạy đạt kết quả tốt và thu hút sự ham thích của học sinh đối với môn học người giáo viên đổi mới phương pháp và thiết bị dạy học trong mỗi tiết học . 3. Ngoài ra cần tổ chức trò chơi và lượng vận động hợp lý, bài tập phải vừa sức, phù hợp với sức khỏe, trình độ thể lực, tâm sinh lý, giới tính của học sinh, tránh cho các em sự lo ngại, nhàm chán, tạo được tâm lý tốt cho các em đối với môn học. 4. Trong quá trình trực tiếp giảng dạy và huấn luyện phải đảm bảo an toàn cho học sinh, giúp các em an tâm, tự tin hơn trong quá trình tập luyện. Có như thế học sinh sẽ dễ dàng tiếp thu tốt bài học, vận dụng tốt kỷ thuật nâng cao thành tích trong học tập và thi đấu. 5. Bằng các phương pháp nghiên cứu, bước đầu chúng tôi đã lựa chọn được các bài tập nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy và huấn luyện cho đối tượng học sinh khối lớp 10,11,12. Thông qua việc sử dụng các bài tập vào các lớp học cho thấy các bài tập do chúng tôi lựa chọn đã mang lại kết quả tốt. II. Kiến nghị và đề xuất: Qua thời gian nghiên cứu tôi có những kiến nghị sau: Đối với học sinh cần có sự quan tâm hơn nữa của các cấp lãnh đạo về mọi mặt như (Dụng cụ tập luyện, cơ sở vật chất, chế độ dinh dưỡng) Thầy cô phải tâm huyết với nghề mới thành công trong công tác giảng dạy củng như huấn luyện. Những nội dung huấn luyện này có thể tham khảo vận dụng huấn luyện cho vận động viên nam và nữ trong bộ môn Bơi lội. Do đề tài rộng, vì điều kiện và thời gian có hạn nên tiến hành nghiên cứu đôi khi còn thiếu sót. Vậy mong được sự giúp đỡ của các thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp đề xuất ý kiến đóng góp để đề tài này phong phú hơn Giáo viên: Nguyễn Cửu Hưng Trang 14
- Sáng kiến kinh nghiệm Trường THPT Lê Lợi Quảng Trị Chúng tôi xin chân thành cám ơn sự giúp đỡ của các thầy trong tổ và các thầy cô giáo trong nhà trường tạo điều kiện cho chúng tôi hoàn thành tốt qua trình nghiên cứu đúng thời gian quy định. Quảng Trị, ngày 15 tháng 5 năm2019 XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG Tôi xin cam đoan đây là SKKN của ĐƠN VỊ mình viết, không sao chép nội dung của người khác. Nguyễn Cửu Hưng TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Dương Nghiệp Chí (1991), Đo lường thể thao, Nhà xuất bản TDTT, Hà Nội. 2. Lưu Quang Hiệp (1995), Sinh lý học TDTT, Nhà xuất bản TDTT, Hà Nội. 3. Đỗ Ngọc Mạnh, Tiến Mạnh, Phạm Hà, Xuân Dũng (2008), Luật thể dục Giáo viên: Nguyễn Cửu Hưng Trang 15
- Sáng kiến kinh nghiệm Trường THPT Lê Lợi Quảng Trị Aerobic, Nhà xuất bản Thể dục thể thao; Hà Nội. 4. Vũ Đức Thu, Trần Dự, Vũ Bích Huệ, Trần Đồng Lâm, Nguyễn Kim Minh, Hồ Đắc Sơn (2006), Thể dục 10, Nhà xuất bản Giáo dục 5. Nguyễn Đức Văn (1987), Phương pháp thống kê trong TDTT Nhà xuất bản TDTT; Hà Nội. 6. Băng, đĩa hình các cuộc thi đấu trong nước và quốc tế . 7. Các băng đĩa hình giải Bơi lội hội khỏe phù đổng các cấp MỤC LỤC Trang TÊN ĐỀ TÀI 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1 I. Lý do chọn đề tài: 1 II. Mục đích, phạm vi, đối tượng và phương pháp nghiên cứu 1 II.1. Mục đích 1 II.2. Đối tượng nghiên cứu 2 II.3. Đối tượng khảo sát, thực nghiệm 2 Giáo viên: Nguyễn Cửu Hưng Trang 16
- Sáng kiến kinh nghiệm Trường THPT Lê Lợi Quảng Trị II.4. Phương pháp nghiên cứu 2 II.5. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu 2 PHẦN NỘI DUNG 2 I. Cơ sở lý luận và thực tiễn 2 I.1. Cơ sở lý luận 2 I.2. Đặc điểm tâm lý 2 I.3. Cơ sở thực tiển: 3 II. Thực trạng 4 III. Phương pháp thự hiện 4 III.1. Huấn luyện thể lực 4 III.2. Lựa chon một số chỉ số trong công tác tuyển chọn vận động viên nhằm 5 nâng cao chất lượng và thành tích môn Bơi lội cho đội tuyển bơi lội trường: III.2.1.Cơ sở để lựa chọn các chỉ số bài tập 5 III.2.2.Lựa chọn các bài tập giảng dạy, huấn luyện bơi lội cho đội 6 tuyển bơi lội của trường trung học phổ thông Lê Lợi. BẢNG 1: KẾT QUẢ PHỎNG VẤN LỰA CHỌN CÁC BÀI TẬP (n = 9 10) III.2.3. Đánh giá hiệu quả các bài tập đã lựa chọn: 10 BẢNG 2: NỘI DUNG GIẢNG DẠY CHO NHÓM THỰC NGHIỆM 10 III.2.4. Đánh giá kết quả thực nghiệm: 13 BẢNG 3: KẾT QUẢ NHÓM ĐỐI CHỨNG 13 BẢNG 4: KẾT QUẢ NHÓM THỰC NGHIỆM 13 PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 14 I. Kết luận: 14 II. Kiến nghị và đề xuất: 14 TÀI LIỆU THAM KHẢO 16 Giáo viên: Nguyễn Cửu Hưng Trang 17
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thiết kế và ứng dụng học liệu số trong nâng cao hứng thú và hiệu quả dạy học Lịch sử lớp 10 Bộ Cánh diều
49 p | 64 | 29
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số ứng dụng của số phức trong giải toán Đại số và Hình học chương trình THPT
22 p | 179 | 25
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giải pháp rèn luyện kĩ năng điều chỉnh và quản lí cảm xúc nhằm hình thành khả năng ứng phó với căng thẳng của học sinh trường THPT Kim Sơn C
50 p | 18 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Ứng dụng classdojo – quản lý lớp, tạo tiết học hiệu quả, hỗ trợ kiểm tra đánh giá học sinh theo giáo dục STEM
43 p | 57 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy và học Tiếng Anh
36 p | 28 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số phương pháp giáo dục kỹ năng sống hiệu quả khi dạy phần đạo đức môn Giáo dục công dân lớp 10
11 p | 121 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Ứng dụng phương pháp học thông qua thực hành dạy (learning by teaching) trong việc giảng dạy tiếng Anh cho học sinh THPT
38 p | 13 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Ứng dụng phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực theo định hướng phát triển năng lực học sinh vào dạy học truyện ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân
33 p | 73 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Ứng dụng công nghệ số trong công tác thư viện ở trường THPT
36 p | 52 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Ứng dụng Công nghệ số vào công tác quản lý và dạy học tại trường THPT Quỳnh Lưu 3 trong tình hình dịch bệnh hiện nay
37 p | 48 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn học sinh lớp 12 ôn tập môn Lịch Sử theo định hướng 5 bước 1 vấn đề, đáp ứng yêu cầu mới của kỳ thi THPT Quốc gia
29 p | 35 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hiệu quả dạy - học qua việc tích hợp nội dung ứng phó với biến đổi khí hậu trong bài 14 và 15 Địa lí 12
32 p | 32 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Ứng dụng ICT trong dạy học địa lí tại trường THPT
45 p | 59 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Ứng dụng công nghệ thông tin xây dựng hệ thống trực tuyến quản lý và giải quyết nghỉ phép cho học sinh trường PT DTNT THPT tỉnh Hòa Bình
35 p | 14 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Ứng dụng công nghệ thông tin và học liệu số trong dạy học chủ đề Điện trở - Tụ Điện- Cuộn cảm môn Công nghệ 12
38 p | 13 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Ứng dụng của tỉ số thể tích
15 p | 27 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Ứng dụng tích phân để giải các bài toán tổ hợp
21 p | 110 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sáng kiến kinh nghiệm thí điểm ứng dụng phần mềm Moodle để xây dựng E-learning tại trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh
12 p | 73 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn