Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Ứng dụng phần mềm trên điện thoại smartphone để thực hiện một số tiết dạy Vật lý có hiệu quả
lượt xem 2
download
Giải pháp này giúp tổ chức linh hoạt các hoạt động dạy và học của giáo viên và học sinh, góp phần tạo ra tiết học hiệu quả, tạo động lực cho giáo viên tăng cường đổi mới phương pháp giảng dạy, học sinh yêu thích môn học hơn từ đó góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập của thầy và trò. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Ứng dụng phần mềm trên điện thoại smartphone để thực hiện một số tiết dạy Vật lý có hiệu quả
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT TRƯỜNG THPT TÂN CHÂU NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc Tân Châu, ngày 12 tháng 02 năm 2020. BÁO CÁO Kết quả thực hiện sáng kiến, cải tiến, giải pháp kỹ thuật, tác nghiệp, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật. I. Sơ lược lý lịch tác giả: Họ và tên: VÕ THỊ DUNG Nam, nữ: Nữ. Ngày tháng năm sinh: 06/06/1983. Nơi thường trú: khóm Long Thạnh C, Long Hưng, Tx Tân Châu, An Giang. Đơn vị công tác: Trường THPT Tân Châu. Chức vụ hiện nay: giáo viên. Trình độ chuyên môn: Cử nhân. Lĩnh vực công tác: dạy lớp và chủ nhiệm. II. Sơ lược đặc điểm tình hình đơn vị: + Trường THPT Tân Châu là đơn vị trường lớn trong thị xã cũng như của tỉnh nên việc thực hiện đề tài này cũng gặp nhiều thuận lợi về cơ sở vật chất. + Là một trong các đơn vị đi đầu trong việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, giảng dạy và học tập. + Được trang bị nhiều thiết bị, nhiều phần mềm để giáo viên ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới phương pháp giảng dạy. + Đa số các em học sinh năng động trong học tập, có kiến thức về máy vi tính và internet. Tên sáng kiến/đề tài giải pháp: Ứng dụng phần mềm trên điện thoại 1
- smartphone để thực hiện một số tiết dạy Vật lý có hiệu quả. Lĩnh vực: Vật Lý III. Mục đích, yêu cầu của đề tài, sáng kiến 1. Thực trạng ban đầu trước khi áp dụng sáng kiến Trong thời đại công nghệ 4.0 các thiết bị điện tử ngày càng thông minh và có nhiều tính năng vượt trội trong đó phải kể đến đó là điện thoại smartphone và Smart tivi, với các tiện ích điện thoại thông minh và smart tivi đang trở thành dụng cụ không thể thiếu trong các lĩnh vực và trong ngành giáo dục cũng không ngoại lệ, đặc biệt là trong việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin để đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên. Riêng đối với môn Vật lý, ở mỗi tiết dạy để tăng tính hiệu quả, thường giáo viên phải sử dụng thêm dụng cụ thực hành, hình ảnh thực tế, các đoạn phim… Nhưng đôi khi dụng cụ bị hư, thí nghiệm khó xảy ra hiện tượng hoặc các hiện tượng xảy ra không rõ học sinh khó quan sát được lúc đó gây ra nhiều khó khăn cho giáo viên đồng thời cũng giảm tính hứng thú học của học sinh và trong các trường hợp đó giáo viên khắc phục bằng cách cho các em xem các flash vật lý hoặc các đoạn phim quay lại các thí nghiệm, để làm được như vậy giáo viên thường dùng máy tính hay điện thoại thông minh kết nối với tivi. Bên cạnh đó việc tổ chức các em thảo luận nhóm cũng gặp khó khăn khi sử dụng các bảng phụ để trình bày nội dung ở chổ phải tốn thời gian di chuyển lên xuống bảng và kết quả thảo luận của các nhóm cũng không lưu lại lâu được vì bảng phụ phải xóa đi để thực hiện nội dung thảo luận khác, còn khi dùng giấy khổ lớn A0 thì các em cũng xếp lại và bỏ đi cũng khá tốn kém. Đối với các tiết dạy có sử dụng thí nghiệm biểu diễn thường thì giáo viên sẽ tổ chức cho học sinh thực hiện đối với các thí nghiệm đơn giản, dễ thực hiện; còn các thí nghiệm phức tạp thì giáo viên sẽ thực hiện. Tuy nhiên nếu các thí nghiệm mà dụng cụ nhỏ, cần học sinh đọc kết quả của dụng cụ đo như: vạch chia của lực kế, số chỉ vôn kế, ampe kế … thì chỉ có vài em học sinh ngồi ở vị trí gần có thể thấy còn các em khác thì không quan sát được. 2. Sự cần thiết phải áp dụng sáng kiến 2
- Từ thực trạng nêu trên, tôi đã sử dụng máy tính xách tay hay điện thoại thông minh để kết nối với tivi để khắc phục vài khó khăn đã trình bày. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng máy tính laptop đối với tôi gặp phải một vài khó khăn như mang theo rất nặng vì vừa cặp đi dạy vừa máy tính còn nếu sử dụng các latop mỏng và nhẹ thì giá thành lại cao không phải giáo viên nào cũng có điều kiện kinh tế; Thứ hai dây kết nối giữa latop với tivi đôi khi gặp trục trặc do sử dụng lâu ngày hay do tháo lắp dây thường xuyên hoặc khi lên lớp dạy mà dây kết nối lại không có…Bên cạnh đó còn phải sử dụng thêm các phụ kiện như chuột không dây hay bút trình chiếu để phù hợp với việc tổ chức tiết dạy vì giáo viên phải thường xuyên di chuyển bao quát lớp, tiếp cận các em đang gặp khó khăn trong học tập … nếu không có thiết bị này giáo viên rất mất thời gian để di chuyển về bàn giáo viên điều khiến máy vi tính, điều này cũng gây rất nhiều khó khăn dẫn đến sự e ngại khi ứng dụng công nghệ thông tin của giáo viên cũng không giải quyết hết các khó khăn đã nêu trên. Từ những bất cập đó, đã đặt ra cho bản thân phải tìm hiểu thêm các giải pháp về công nghệ thông tin sao cho giải quyết được các vấn đề đã đề ra là: tính kinh tế phù hợp với điều kiện của giáo viên; khi dụng cụ thí nghiệm hư hay hình ảnh thí nghiệm không rõ có thể thay thế bằng các thí nghiệm ảo mà không cần dùng máy vi tính; đảm bảo tính linh hoạt cho giáo viên khi tổ chức tiết dạy và vẫn đảm bảo tổ chức được các nhóm thảo luận mà không cần dùng bảng phụ hay giấy khổ lớn mà chỉ dùng giấy A4 hay giấy tập bình thường nhưng cả lớp vẫn quan sát được nội dung , đặc biệt giáo viên chủ động trong việc tổ chức tiết dạy, các em học sinh tích cực trong học tập để tiết học mang hiệu quả thiết thực.Vì vậy, tôi đã thực hiện đề tài “Ứng dụng phần mềm trên điện thoại smartphone để thực hiện một số tiết dạy Vật lý có hiệu quả” . 3. Nội dung sáng kiến (Tiến trình thực hiện, thời gian thực hiện, biện pháp tổ chức..) 3.1. Tiến trình thực hiện, thời gian thực hiện: Sáng kiến được thực hiện và áp dụng cho các lớp dạy của cá nhân từ năm học 20182019 đến nay. 3.2. Biện pháp tổ chức thực hiện: 3
- Để giải quyết các khó khăn nêu trên bản thân đã thực hiện sử dụng điện thoại thông minh vào một số tiết dạy cụ thể như sau: 3.2.1 Sử dụng điện thoại kết nối với ti vi thông minh: Hiện nay, điện thoại rất phổ biến với giá thành không cao tầm khoảng 7 triệu đồng trở lại đã đảm bảo phục vụ tốt cho việc dạy ứng dụng công nghệ thông tin của người giáo viên. Điện thoại có thể thay thế máy tính xáy tay để kết nối với ti vi không cần dây cáp, cũng không cần sử dụng thêm các phụ kiện khác như chuột không dây hay bút trình chiều. Vậy làm cách nào để kết nối điện thoại với tivi mà không cần dây cáp. Việc kết nối điện thoại với ti vi mà không cần dây cấp có rất nhiều cách mà các bạn có thể tự tra cứu trên internet như: Miracast, Screen Mirroring, Wifi Display, HDMI không dây, Smart View, WiFi Direct …. Tuy nhiên, các kết nối bằng Miracast, Screen Mirroring, Wifi Display, HDMI không dây đều đòi hỏi trong lớp phải có sóng wifi, không phải trong lớp học nào cũng có sóng wifi và khi kết nối được thì thường hay bị chập chờn; còn kết nối bằng WiFi Direct không cần sóng wifi tuy nhiên khi kết nối thì điện thoại không thể truy cập mạng internet được. Vì vậy tôi chọn cách kết nối bằng Smart View, vừa kết nối ti vi không cần wifi, tín hiệu kết nối ổn định, điện thoại có thể truy cập internet bình thường. Các bước để kết nối điện thoại với tivi bằng Smart View (sử dụng cho điện thoại Samsung, tivi Asanzo, Tv Asano, Tv TCL, TV samsung) Sau đây là cách đăng nhập đối với tivi Asanzo và Asano: Bước 1: Mở Wireless Display trên tivi bằng cách: từ menu chính mở “Danh sách ứng dụng” click chọn “Wireless Display” như hình minh họa 4
- Màn hình tivi sẽ xuất hiện Bước 2: Bật chức năng “Smart view” trên điện thoại để kết nối với tivi. Mở chức năng cài đặt nhanh trên điện thoại bằng cách từ màn hình chính vuốt xuống sẽ xuất hiện như hình bên dưới, tiếp theo click chọn “Smart View” 5
- Màn hình điện thoại sẽ xuất hiện sau khi click chọn “Smart view” như sau: Tiếp theo click vào tivi để kết nối Trạng thái đang kết nối đến tivi 6
- Màn hình điện thoại thể hiện kết nối thành công Màn hình tivi thể hiện kết nối thành công 3.2.2. Ứng dụng trong các tiết thực hành thí nghiệm Trong các tiết dạy thực hành thí nghiệm nhóm, thông thường giáo viên sẽ chia lớp ra thành nhiều nhóm, cho các em nghiên cứu tài liệu, giới thiệu các dụng cụ thí nghiệm, tổ chức cho các nhóm tiến hành thực hành. Trong khi các nhóm tiến hành thí nghiệm giáo viên sẽ đi quan sát các em thực hiện, nếu phát hiện sai sẽ nhắc nhỡ từng nhóm một, sau buổi thí nghiệm giáo viên nhận xét và đánh giá chung. Với cách làm này thì giáo viên sẽ tốn nhiều thời gian, tốn công sức nhưng đôi khi hiệu quả mang lại không cao và không đủ thời gian để làm. Khi giáo viên rút kinh nghiệm cuối buổi đôi lúc các em cũng không tập trung nghe. Tuy nhiên, từ khi tôi áp dụng việc kết nối điện thoại với tivi, tôi linh hoạt hơn trong các tiết thực hành. Đó là, tôi có thể vừa đi quan sát các nhóm tiến hành thí nghiệm vừa chụp hình quá trình thực hành của các nhóm để cuối buổi nhận xét các ưu, khuyết điểm của tiết thực hành tôi chiếu lại trên tivi thì các nhóm tập trung quan sát từ đó rút được kinh nghiệm và học hỏi được các điều hay từ nhóm khác, hay khi có nhóm tiến hành thí nghiệm sai giáo viên sử dụng chức năng chụp 7
- hình của điện thoại để phản chiếu lên tivi và lưu ý đến các nhóm còn lại sẽ rất tiện lợi, tiết kiệm được thời gian, hiệu quả lại cao. Trong việc giới thiệu dụng cụ thí nghiệm cũng vậy, đối với các linh kiện nhỏ khi giới thiệu dụng cụ thì các em ở cuối lớp sẽ khó thấy. Trường hợp này giáo viên ứng dụng chức năng chụp hình của điện thoại thì hình ảnh của thiết bị sẽ hiện rõ lên tivi các em quan sát được dễ dàng hơn. Ví dụ: trong thí nghiệm mắc nguồn điện thành bộ (Học sinh quan sát tivi thấy rất rõ cách mắc nguồn mắc nối tiếp, các cực âm dương của từng pin) 8
- 9
- Hình ảnh TN trên bàn GV Hình ảnh TN được chiếu lên trên tivi Qua hình ảnh trên ta thấy giáo viên hướng dẫn các em thực hành dễ hơn, các em ở xa có thể thấy rõ được thí nghiệm. Tương tự như trên khi áp dụng vào các thí nghiệm mà hình ảnh kết quả của thí nghiệm khó quan sát được thì tôi áp dụng cách trên cũng rất hiệu quả. Như: Yêu cầu học sinh đọc số liệu các dụng cụ đo (vôn kế, ampe kế, lực kế…), thông thường chỉ những em bàn đầu có thể quan sát rõ nhưng các em bàn cuối thì khó thấy. Khi sử dụng phương án này thì có kết quả rất tốt cả lớp đều quan sát được. HS ở xa không thể thấy được số chỉ của lực kế. 10
- HS quan sát trên tivi thấy được rất rõ số chỉ của lực kế. Hình ảnh HS quan sát trực tiếp Hình ảnh HS quan sát trên tivi Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng cũng vậy, khi dạy trên lớp thì học sinh cả lớp không thể quan sát được hiện tượng, chỉ khi các em đi đến gần thí nghiệm thì mới thấy được cũng rất bất tiện trong tiết dạy của giáo viên. Áp dụng phương pháp này tôi đã giải quyết được vấn đề trên cụ thể bằng các hình ảnh minh họa dưới đây 11
- HS khó thấy rõ hiện tượng Hs thấy rõ hơn khi quan sát trên tivi 12
- Hình ảnh trên tivi TN thực tế rất khó thấy hiện tượng Giáo viên cũng dễ dàng hướng dẫn học sinh lắp ráp các thí nghiệm phức tạp, từng cụm chi tiếp các thiết bị một cách nhanh chóng, học sinh quan sát được rõ ràng, nắm bắt được kiến thức nhanh hơn. 13
- 3.2.3. Ứng dụng trong các tiết dạy thảo luận nhóm, bài tập, ôn tập Trong các tiết ôn tập chương tôi thường cho các em học sinh hệ thống hóa kiến thức chương bằng sơ đồ tư duy, khi vào tiết ôn tập các em có vài phút để sử dụng sơ đồ tư duy của mình để tự ôn lại kiến thức. Trong thời gian đó tôi thường đi quan sát từng sơ đồ của học sinh. Trước đây, khi phát hiện các em thực hiện chưa tốt tôi chỉ nhắc nhở từng em, nhưng do thời gian tiết học ít nên không thể góp ý hết các em học sinh và cũng không thể rút kinh nghiệm chung cho cả lớp được mà phải thu các sơ đồ tư duy của học sinh về nhà để góp ý tiếp; hay khi phát hiện các em chuẩn bị tốt, có ý tưởng soạn bài hay dễ hiểu thì muốn truyền tải cho các học sinh khác lúc này giáo viên cũng chỉ giơ cao sơ đồ tư duy nói chung với cả lớp mà các em không thể quan sát hết được. Từ khi áp dụng phương 14
- pháp này tôi có thể dễ dàng chiếu lên tivi các sơ đồ tư duy chuẩn bị chưa tốt hay sơ đồ chuẩn bị tốt để góp ý chung cho cả lớp, từ đó các em có thể học hỏi lẫn nhau trong việc thực hiện sơ đồ tư duy trong hệ thống kiến thức chương ngày có hiệu quả hơn, giúp tiết ôn tập có chất lượng hơn so với khi chưa áp dụng phương pháp này. Một số hình ảnh sơ đồ tư duy của học sinh được chiếu lên tivi bằng điện thoại 15
- Tương tự như trên, tôi áp dụng phương thức này cũng rất hiệu quả đối với việc tổ chức các hoạt động nhóm học tập. Trước đây khi giao phiếu học tập cho các nhóm thì các em sẽ trình bày vào giấy khổ lớp A0 hay các bảng phụ sau đó các nhóm sẽ lên bảng treo các bảng phụ trình bày, giáo viên nhận xét góp ý xong các em lại phải chép lại phiếu học tập A4 hay chép vào tập rất mất thời gian; nếu để các em viết giấy A4 thì quá nhỏ cần sử dụng máy chiếu vật thể, khi dạy ở lớp rất bất tiện cho giáo viên. Khi sử dụng điện thoại tôi có thể đến từng nhóm và chiếu kết quả các em thực hiện trực tiếp trên phiếu học tập lên tivi cho cả lớp cùng quan sát và nghe nhóm trình bày, học sinh các nhóm có thể góp ý, giáo viên nhận xét, rất đỡ mất thời gian cho tiết học, các em cũng thích thú hơn. Một số hình ảnh chụp từ tivi phiếu học tập của học sinh 16
- 3.2.4. Ứng dụng trong các tiết dạy ứng dụng công nghệ thông tin (trình chiếu Power point, video thí nghiệm...) Hiện nay, hầu hết các điện thoại smatphone đều có chức năng trình chiếu powerpoint và trình phát các video cũng như các hình ảnh minh họa cho các tiết dạy có ứng dụng công nghệ thông tin. Vì vậy khi nào dạy giáo viên chỉ cần chép các file vào điện thoại và kết nối với tivi để thực hiện. Với cách này giáo viên rất chủ động không còn lo lắng việc trục trặc kỹ thuật về dây cáp kết nối, không cần phải trang bị máy tính xách tay mang theo, không lo lắng khi lớp học không có wifi để kết nối với tivi, nếu giáo viên cần hướng dẫn học sinh tra cứu thêm tư liệu trên internet khi chỉ cần điện thoại bật 3G là xong. Giáo viên linh hoạt hơn trong tiết dạy có thể tự do di chuyển để bao quát lớp, thao tác với điện thoại dễ dàng do màn hình cảm ứng có thể click hoặc vuốt màn hình để điều khiển dẫn đến tiết dạy sẽ hiệu quả, ít mất thời gian, không khí lớp học cũng sinh động. 3.3. Mức độ khả thi: Những điều kiện cần thiết để áp dụng giải pháp như sau Tivi thông minh theo tiêu chuẩn thiết bị được Sở Giáo dục qui định. Điện thoại di động smartphone có chức năng Smart View. Sau khi vận dụng sáng kiến này từ năm 20182019 đến nay, bản thân nhận thấy điều kiện để áp dụng sáng kiến này rất khả thi vì theo qui định cấu hình 17
- tivi để trang bị cho các lớp học hiện nay đều thỏa mãn với đề tài, mặt khác về điện thoại thì không đòi hỏi các dòng cao cấp đắt tiền mà chỉ cần các dòng như Samsung J6, Samsung A7, Samsung A50 … là có thể dùng được rất phù hợp với giáo viên. IV. Hiệu quả đạt được: Qua thực hiện Ứng dụng phần mềm trên điện thoại smartphone để thực hiện một số tiết dạy Vật lý có hiệu quả tôi đã thu được một số kết quả sau: Tôi thấy hiệu quả rõ nhất của sự tiện ích khi sử dụng điện thoại thay thế cho máy tính là gọn và nhẹ. Chủ động không sợ ảnh hưởng bởi dây kết nối hay trong lớp học không có wifi, yên tâm trong quá trình dạy. Có thể quay phim các hoạt động trong quá trình dạy làm tăng hiệu quả của tiết dạy, tổ chức tốt các tiết thí nghiệm cũng như tiết ôn tập và hoạt động nhóm. Tiết kiệm chi phí trong việc trang bị máy tính, các phụ kiện như chuột không dây, hay bút trình chiếu để giảng dạy, tiết kiệm được thời gian của giáo viên và học sinh trong quá trình tổ chức các hoạt động học. Giúp giáo viên năng động và chủ động hơn trong việc giảng dạy ứng dụng công nghệ thông tin và đổi mới phương pháp dạy học. Đối với học sinh: tôi thấy qua các tiết dạy các em quan sát được hiện tượng vật lý, các thí nghiệm rõ ràng; thấy rõ được cách lắp ráp các thí nghiệm, hiểu rõ được các vấn đề từ đó các em khắc sâu được kiến thức và yêu thích các tiết học bộ môn hơn. Từ đó góp phần nâng cao chất lượng học tập của học sinh ở kết quả kiểm tra 1 tiết và thi học kì cũng như học lực bộ môn của học sinh cụ thể như sau: + Bảng 1: Thống kê học lực và điểm thi Học Học lực (TL %) Điểm thi (TL %) Năm học Lớp Ghi chú kì G K Tb Y Kém Dưới TB Trên TB 2017 12A1 I 62.2 35.10 2.70 13.51 86.49 Năm chưa 2018 0 áp dụng SK 18
- 70.3 CN 27.00 2.70 2.70 97.30 0 I 5.71 77.20 17.10 5.71 94.29 2018 12A5 23.6 2019 CN 76.40 0.00 100.00 Năm đã áp 0 dụng SK 2019 12A1 I 52.3 45.50 2.27 100.00 2020 19
- + Bảng 2: Thống kê điểm kiểm tra 1 tiết học kì 1 và học kì II các năm Tỉ lệ % Học kì Năm học Lớp Trên TB Dưới TB 5> 10 8>10 20172018 12A1 0.00 100.00 70.27 HK I 20182019 12A5 5.88 94.12 12.50 20192020 12A1 4.35 95.65 70.45 20172018 12A1 10.81 89.19 51.52 HK II 20182019 12A5 2.94 97.06 33.33 Qua bảng 1 ta thấy kết quả điểm thi và điểm trung bình môn của học sinh được cải thiện đáng kể qua từng học kì, đặc biệt là kết quả điểm thi đã không còn học sinh dưới điểm trung bình. Trong đó đáng chú ý là lớp 12A5, đây là lớp chọn khối A tuy nhiên qua thống kê đầu năm thì trong lớp chỉ có 01 học sinh học lực giỏi môn Lý còn lại là trung bình và khá; nhưng sau khi áp dụng các giải pháp trong đó có áp dụng giải pháp sáng kiến đã đưa ra thì học lực và điểm thi của lớp đã được cải thiện rất đáng kể, số lượng học sinh đạt học lực giỏi bộ môn tăng lên không còn học sinh loại trung bình vào cuối năm học. Đối với bảng 2 ta thấy điểm kiểm tra 1 tiết của từng học kì đã được cải thiện, đối với năm chưa áp dụng sáng kiến thì ở học kì II tỉ lệ trên trung bình có giảm; tuy nhiên đối với lớp áp dụng sáng kiến thì tỉ lệ trên trung bình tăng lên. V. Mức độ ảnh hưởng: Khả năng áp dụng giải pháp: các giải pháp trên áp dụng tốt cho tất cả các giáo viên biết sử dụng công nghệ thông tin, biết sử dụng điện thoại smart phone. Ngoài ra, các giải pháp này đều có thể mở rộng để giáo viên tổ chức linh hoạt các hoạt động giáo dục trải nghiệm, mang lại hiệu quả tiết dạy thiết thực đối với giáo viên và học sinh… VI. Kết luận: Như vậy các giải pháp của sáng kiến đã giải quyết được các vấn đề nêu trên đó là: tính kinh tế phù hợp với điều kiện của giáo viên; tính ổn định của kết nối, thực hiện các thao tác dễ dàng, khi dụng cụ thí nghiệm hư hay hình ảnh thí nghiệm không rõ có thể thay thế bằng các thí nghiệm ảo mà không cần dùng máy vi tính; đảm bảo tính linh hoạt cho giáo viên khi tổ chức tiết dạy và vẫn đảm bảo tổ chức được các nhóm thảo luận mà không cần dùng bảng phụ hay giấy khổ lớn 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thiết kế và ứng dụng học liệu số trong nâng cao hứng thú và hiệu quả dạy học Lịch sử lớp 10 Bộ Cánh diều
49 p | 64 | 29
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số ứng dụng của số phức trong giải toán Đại số và Hình học chương trình THPT
22 p | 177 | 25
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giải pháp rèn luyện kĩ năng điều chỉnh và quản lí cảm xúc nhằm hình thành khả năng ứng phó với căng thẳng của học sinh trường THPT Kim Sơn C
50 p | 16 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Ứng dụng classdojo – quản lý lớp, tạo tiết học hiệu quả, hỗ trợ kiểm tra đánh giá học sinh theo giáo dục STEM
43 p | 56 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy và học Tiếng Anh
36 p | 23 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Ứng dụng phương pháp học thông qua thực hành dạy (learning by teaching) trong việc giảng dạy tiếng Anh cho học sinh THPT
38 p | 12 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Ứng dụng phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực theo định hướng phát triển năng lực học sinh vào dạy học truyện ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân
33 p | 73 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Ứng dụng Công nghệ số vào công tác quản lý và dạy học tại trường THPT Quỳnh Lưu 3 trong tình hình dịch bệnh hiện nay
37 p | 48 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Ứng dụng công nghệ số trong công tác thư viện ở trường THPT
36 p | 50 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng dạy học STEM phần hóa học phi kim lớp 11 nhằm phát triển năng lực và phẩm chất cho học sinh
71 p | 16 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hiệu quả dạy - học qua việc tích hợp nội dung ứng phó với biến đổi khí hậu trong bài 14 và 15 Địa lí 12
32 p | 32 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn học sinh lớp 12 ôn tập môn Lịch Sử theo định hướng 5 bước 1 vấn đề, đáp ứng yêu cầu mới của kỳ thi THPT Quốc gia
29 p | 35 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sáng kiến kinh nghiệm thí điểm ứng dụng phần mềm Moodle để xây dựng E-learning tại trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh
12 p | 73 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Ứng dụng ICT trong dạy học địa lí tại trường THPT
45 p | 59 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Ứng dụng công nghệ thông tin xây dựng hệ thống trực tuyến quản lý và giải quyết nghỉ phép cho học sinh trường PT DTNT THPT tỉnh Hòa Bình
35 p | 12 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Ứng dụng công nghệ thông tin và học liệu số trong dạy học chủ đề Điện trở - Tụ Điện- Cuộn cảm môn Công nghệ 12
38 p | 10 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Ứng dụng của tỉ số thể tích
15 p | 26 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Ứng dụng tích phân để giải các bài toán tổ hợp
21 p | 110 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn