Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Ứng dụng thiết bị công nghệ, học liệu số và phần mềm trong dạy hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp khối 10, chủ đề: Hiểu bản thân để chọn nghề phù hợp
lượt xem 0
download
Sáng kiến "Ứng dụng thiết bị công nghệ, học liệu số và phần mềm trong dạy hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp khối 10, chủ đề: Hiểu bản thân để chọn nghề phù hợp" được hoàn thành với mục tiêu nhằm giúp học sinh đánh giá được sự phù hợp của bản thân với nhóm nghề định lựa chọn; định hướng được nghề nghiệp dựa trên hiểu biết về nghề, nhu cầu thị trường lao động, sự phù hợp của nghề được lựa chọn với năng lực và hứng thú của cá nhân; xây dựng được kế hoạch rèn luyện bản thân; có khả năng thích ứng với những đổi thay trong bối cảnh toàn cầu hoá và cách mạng công nghiệp mới.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Ứng dụng thiết bị công nghệ, học liệu số và phần mềm trong dạy hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp khối 10, chủ đề: Hiểu bản thân để chọn nghề phù hợp
- PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Hiện nay, giáo dục phổ thông nước ta đang thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học, nghĩa là từ chỗ quan tâm đến việc học sinh học được cái gì đến chỗ quan tâm học sinh vận dụng được cái gì qua việc học. Trong tiến trình đổi mới ấy, Bộ giáo dục và đào tạo đã đưa môn hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp vào chương trình dạy học. Đây là một môn học mới, thực hiện đánh giá kết quả của học sinh theo các mức độ Đạt, chưa Đạt chứ không thực hiện đánh giá kết quả theo điểm số như các môn học khác, dẫn đến đa số học sinh có tâm lí xem nhẹ môn học. Trong quá trình học, các em thường thiếu tập trung, thiếu sôi nổi, thiếu tương tác do thiếu động cơ học tập. Ít em biết rằng việc định hướng nghề nghiệp ngay từ đầu sẽ giúp các em có nhiều lựa chọn hơn trong việc xác định nghề nghiệp tương lai của mình từ đó thiết lập lộ trình học tập và phát triển đúng đắn. Xác định được phương hướng phát triển từ sớm, các em sẽ phát huy tối đa năng lực, sở trường của mình, từ đó có thêm nhiều lợi thế so với bạn bè đồng trang lứa khi tìm kiếm cơ hội việc làm trong tương lai. Đối với học sinh cấp bậc THPT, thời điểm hướng nghiệp tốt nhất cho các em là vào giai đoạn năm lớp 10. Ở giai đoạn này, học sinh đã bước đầu trưởng thành và phát triển đầy đủ về nhận thức lẫn tư duy. Các em đã biết cách nhìn nhận và khám phá được các thế mạnh, sở trường của bản thân. Nhờ đó, mọi định hướng, tư vấn về nghề nghiệp sẽ được các học sinh tiếp thu hiệu quả và giúp ích rất nhiều cho tương lai của các em. Quá trình định hướng nghề nghiệp tương lai cũng cần được diễn ra theo những trình tự nhất định. Theo thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo là: “Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp giúp học sinh phát triển các phẩm chất, năng lực đã được hình thành ở cấp tiểu học và cấp trung học cơ sở. Kết thúc giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp, học sinh có khả năng thích ứng với các điều kiện sống, học tập và làm việc khác nhau; thích ứng với những thay đổi của xã hội hiện đại; có khả năng tổ chức cuộc sống, công việc và quản lí bản thân; có khả năng phát triển hứng thú nghề nghiệp và ra quyết định lựa chọn được nghề nghiệp tương lai; xây dựng được kế hoạch rèn luyện đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp và trở thành người công dân có ích”. Vậy, vấn đề đặt ra là làm thế nào để giúp học sinh định hướng tốt nghề nghiệp của bản thân trong tương lai, đồng thời tạo hứng thú, phấn khởi trong học tập nhằm phát triển phẩm chất và năng lực, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học? Từ những lý do trên chúng tôi đã chọn đề tài “Ứng dụng thiết bị công nghệ, học liệu số và phần mềm trong dạy hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp khối 10, chủ đề: Hiểu bản thân để chọn nghề phù hợp”. 1
- 2. Mục đích nghiên cứu - Giúp học sinh đánh giá được sự phù hợp của bản thân với nhóm nghề định lựa chọn; định hướng được nghề nghiệp dựa trên hiểu biết về nghề, nhu cầu thị trường lao động, sự phù hợp của nghề được lựa chọn với năng lực và hứng thú của cá nhân; xây dựng được kế hoạch rèn luyện bản thân; có khả năng thích ứng với những đổi thay trong bối cảnh toàn cầu hoá và cách mạng công nghiệp mới. - Làm rõ cách sử dụng một số phần mềm hỗ trợ dạy học, thiết bị công nghệ giúp giáo viên có thể vận dụng trong quá trình dạy học. - Xây dựng được kho học liệu số với chủ đề “Hiểu bản thân để chọn nghề phù hợp” sách trải nghiệm, hướng nghiệp 10 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Sử dụng một phương thức dạy học mới với nhiều ứng dụng công nghệ, góp phần nâng cao hiệu quả dạy và học để phát triển năng lực toàn diện cho học sinh. - Định hướng cho học sinh kỹ năng sử dụng, ứng dụng công nghệ thông tin vào việc học để các em thích ứng với kỹ năng học tập thời đại 4.0. 3. Nhiệm vụ, phạm vi và đối tượng nghiên cứu 3.1. Nhiệm vụ nghiên cứu Trên cơ sở mục đích nghiên cứu ở trên, tôi đề ra các nhiệm vụ và kế hoạch nghiên cứu cụ thể như sau: - Nghiên cứu cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của đề tài. - Nghiên cứu sử dụng một số phần mềm ứng dụng; một số website để thiết kế các hoạt động dạy học - Phân tích mục tiêu, nội dung chủ đề “Hiểu bản thân để chọn nghề phù hợp” sách trải nghiệm, hướng nghiệp 10 - Kết nối tri thức với cuộc sống - Thực nghiệm sư phạm. - Kết luận và đề xuất. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Đề tài được nghiên cứu trong quá trình dạy học tại trường THPT nơi công tác. 3.3. Đối tượng nghiên cứu Học sinh khối 10 trường THPT nơi chúng tôi công tác. 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận - Nghiên cứu các Nghị quyết của Đảng, Nhà nước, Bộ giáo dục và đào tạo, Sở giáo dục và đào tạo của tỉnh liên quan đến đề tài nghiên cứu. - Các phương pháp, kỹ thuật dạy học nhằm phát triển năng lực toàn diện cho học sinh. 2
- - Tham khảo từ các tài liệu về dạy hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp. 4.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiến - Quan sát, thăm lớp, dự giờ, trao đổi với giáo viên và học sinh. - Khảo sát thực nghiệm. - Thực nghiệm sư phạm. - Phân tích tổng hợp và rút kinh nghiệm từ thực tiễn. 4.3. Phương pháp thực nghiệm - Dạy thực nghiệm tại một số lớp khối 10 trường THPT nơi chúng tôi công tác giảng dạy. 4.4. Nhóm phương pháp xử lý thông tin - Sử dụng toán học thống kê, phần mềm EXCEL, và một số phần mềm liên quan. 5. Tính mới và đóng góp của đề tài - Đề tài đã góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận về việc ứng dụng thiết bị số, học liệu số và phần mềm trong dạy học - Đề tài đã xây dựng được kho học liệu số cho chủ đề “Hiểu bản thân để chọn nghề phù hợp” trong sách trải nghiệm, hướng nghiệp 10 - Kết nối tri thức với cuộc sống; có thể sử dụng làm tài liệu dạy học cho giáo viên. - Góp phần đổi mới phương pháp dạy học bằng việc ứng dụng công nghệ thông tin trong thiết kế kế hoạch bài dạy cũng như tổ chức dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh; bồi dưỡng cho học sinh những kỹ năng cần thiết cho cuộc sống, đem lại niềm vui, hứng thú và trách nhiệm học tập cho học sinh. - Đề tài đã giới thiệu và ứng dụng được một số phần mềm vào dạy học - Đề tài chỉ rõ vai trò, tác dụng và đã vận dụng các thiết bị công nghệ vào dạy học một cách khoa học, hiệu quả giúp giáo viên có cái nhìn mới về các thiết bị công nghệ đang ngày càng phát triển hiện nay. - Giúp giáo viên có cách nhìn nhận mới, hướng tiếp cận mới trong quá trình thiết kế bài dạy, tạo cơ hội dạy học, học tập mọi lúc, mọi nơi, cá nhân hóa việc dạy và học. - Đề tài đã xây dựng được bản kế hoạch bài dạy với chủ đề “Hiểu bản thân để chọn nghề phù hợp”, sách trải nghiệm, hướng nghiệp 10 - Kết nối tri thức với cuộc sống một cách khoa học, phù hợp để dạy học cho toàn bộ học sinh khối 10. - Giáo viên tích lũy được kinh nghiệm tổ chức các hoạt động cho HS, có khả năng ứng xử các tình huống linh hoạt hơn trong quá trình dạy học. Sáng kiến có thể áp dụng dễ dàng với nhiều trường học trong Huyện, trong Tỉnh. 3
- PHẦN II. NỘI DUNG ĐỀ TÀI 1. Cơ sở lý luận 1.1. Thiết bị công nghệ trong dạy học, giáo dục a) Thuật ngữ thiết bị dạy học, giáo dục thường được dùng để chỉ những máy móc, dụng cụ, phụ tùng cần thiết cho hoạt động dạy học, giáo dục. Bên cạnh các thiết bị truyền thống, nhiều thiết bị công nghệ được khai thác trong dạy học, giáo dục. Chẳng hạn, máy ghi âm, quay phim, chụp hình kĩ thuật số, máy quét, máy vi tính, máy chiếu là các thiết bị công nghệ đang được nhiều GV sử dụng. Nhờ có các thiết bị này, chúng ta có thể tạo ra các tệp âm thanh, hình ảnh, video clip, bài giảng điện tử, chuyển các giáo trình, SGK, tài liệu tham khảo, bài kiểm tra từ dạng bản giấy sang giáo trình điện tử, SGK điện tử, tài liệu tham khảo điện tử, bài kiểm tra đánh giá điện tử. b) Trên bình diện chung, thiết bị công nghệ có thể được chia thành hai nhóm: - Nhóm cơ bản: gồm các thiết bị tối thiểu mà các cơ sở giáo dục cần có để tổ chức các hoạt động dạy học, giáo dục như máy tính, máy chiếu, hệ thống âm thanh,… - Nhóm nâng cao: gồm các thiết bị hiện chưa có trong danh mục bắt buộc đối với các cơ sở giáo dục như bảng tương tác, camera, máy tính bảng,… c) Thiết bị công nghệ có một số đặc điểm như sau: - Tính phụ thuộc nguồn điện năng: thiết bị công nghệ là các thiết bị kĩ thuật hiện đại, phụ thuộc vào nguồn điện năng. Chẳng hạn, máy ghi âm, máy quay phim, máy chụp hình micro ngừng hoạt động khi thiết bị hết pin. Chúng ta cũng không thể sử dụng máy quét, máy vi tính, máy chiếu khi cúp điện mà không có bộ sạc dự phòng. - Tính đa phương tiện: những thiết bị công nghệ khai thác các phần mềm để trình diễn các dữ liệu và thông tin, sử dụng đồng thời các hình thức chữ viết, âm thanh, hình ảnh qua hệ thống máy vi tính một cách tích hợp có thể tạo ra khả năng tương tác giữa người sử dụng và hệ thống điều hành thiết bị, kích thích và tạo hứng thú nhận thức của HS cũng như hỗ trợ HS tích cực khám phá và thực hành. Tính đa phương tiện còn thể hiện ở chỗ cho phép GV, HS thực hiện nhiều chức năng trên cùng một thiết bị trong hoạt động dạy học, giáo dục. Chẳng hạn, GV, HS có thể sử dụng máy tính để lưu trữ. - Tính trực quan: thiết bị công nghệ được sử dụng nhằm hỗ trợ thu, phát thông tin, tổ chức các hoạt động dạy học, giáo dục. Tiếp xúc một cách trực quan mô phỏng một phần hay toàn phần thực tiễn, HS có thể lĩnh hội được chân thật, sống động các biểu tượng, định hướng thực hành dựa trên khả năng làm chủ cấu trúc, thực hiện các thao tác, qui trình cơ bản. 4
- 1.2. Học liệu số trong dạy học, giáo dục a) Liên quan đến việc quản lí, tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn qua mạng Internet, thuật ngữ “học liệu số” hay “học liệu điện tử” được giải thích là tập hợp các phương tiện điện tử phục vụ dạy và học, gồm: giáo trình điện tử, sách giáo khoa (SGK) điện tử, tài liệu tham khảo điện tử, bài kiểm tra đánh giá điện tử, bản trình chiếu, bảng dữ liệu, âm thanh, hình ảnh, video, bài giảng điện tử, phần mềm dạy học, thí nghiệm mô phỏng và các học liệu được số hóa khác. Những học liệu này được số hóa theo kiến trúc định dạng và kịch bản nhất định, được lưu trữ trên các thiết bị công nghệ, điện tử như CD, USB, máy tính, mạng máy tính nhằm phục vụ cho việc dạy và học. b) Việc phân loại học liệu số có nhiều cách khác nhau, chẳng hạn: - Phân loại theo dạng thức kĩ thuật, học liệu số bao gồm các phần mềm máy tính (kể cả các phần mềm thí nghiệm mô phỏng), văn bản (text), bảng dữ liệu, âm thanh, hình ảnh, video và hỗn hợp các dạng thức nói trên. - Phân loại theo mục đích sử dụng học liệu số trong các bước của hoạt động học, học liệu số có thể được chia thành: học liệu số nội dung dạy học, giáo dục, gồm hình ảnh, video, bài trình chiếu, thí nghiệm ảo; học liệu số nội dung kiểm tra đánh giá, gồm bài tập, câu hỏi trắc nghiệm, câu hỏi tự luận, phiếu khảo sát… c) Học liệu số có một số lợi ích, đặc điểm nổi trội hơn học liệu truyền thống: - Tính đa dạng: học liệu số tồn tại dưới nhiều dạng thức khác nhau như phần mềm máy tính, văn bản, bảng dữ liệu, âm thanh, hình ảnh, video, bài trình chiếu.... - Tính động: nhờ khả năng phóng to, thu nhỏ, thay đổi màu sắc, thay đổi hướng, cách di chuyển hay xuất hiện, nhiều học liệu số tạo hứng thú trong dạy học, giáo dục, phù hợp với hoạt động nhận thức, khám phá và vận dụng trong quá trình tổ chức hoạt động học. Việc tìm kiếm thông tin trên các sách, tài liệu điện tử được thực hiện dễ dàng hơn, nhanh chóng với các siêu liên kết, các tính năng của phần mềm. Tính động của học liệu số còn thể hiện ở khả năng lưu trữ, chuyển đổi giữa các dạng thức khác nhau, các hình thức khác nhau tùy theo ý tưởng dạy học, giáo dục và những điều kiện vận dụng cụ thể. Ngoài ra, tính động còn cho phép sử dụng học liệu số một cách linh hoạt và hướng đến sự tương tác một cách chủ động giữa người học và học liệu số cũng như giữa người học và người dạy. - Tính cập nhật: Nhờ khai thác ưu điểm tức thời và tốc độ của CNTT, việc phát hành, cập nhật nguồn học liệu số thường thuận tiện hơn, nhanh chóng hơn, khó bị giới hạn bởi khoảng cách địa lí hay giãn cách xã hội. 1.3. Vai trò của học liệu số và thiết bị công nghệ trong dạy học, giáo dục Học liệu số và thiết bị công nghệ có vai trò rất quan trọng bởi đây là “nguồn tiềm lực” quan trọng để khai thác và sử dụng trong dạy học, giáo dục. Thực tế cho thấy, khó có thể tách rời khi nói về vai trò của thiết bị công nghệ và học liệu số 5
- trong dạy học, giáo dục. Bên cạnh đó, cần thấy rằng thiết bị công nghệ và học liệu số chính là thành phần của thành tố thiết bị dạy học và học liệu nói chung, vì thế có thể phân tích vai trò của chúng từ cách tiếp cận tổng thể sau: - Tác động đến các thành tố của quá trình dạy học, giáo dục. - Tác động đến mục tiêu dạy học Mục tiêu dạy học bậc phổ thông ở Việt Nam hiện nay là phát triển các PC và NL ở HS được quy định trong chương trình GDPT 2018. Việc sử dụng thiết bị công nghệ và học liệu số để triển khai hoạt động học không những giúp HS phát triển NL đặc thù của môn học, các NL chung mà còn góp phần phát triển NL tin học. Qua đó, HS có thêm cơ hội thích nghi và hội nhập với thời kì cách mạng công nghiệp 4.0 - Tác động đến nội dung dạy học Theo chương trình GDPT 2018, nội dung trong SGK chỉ đóng vai trò tham khảo. GV có thể chủ động xây dựng nội dung dạy học phù hợp từ nhiều nguồn học liệu khác nhau: học liệu truyền thống trên trong SGK, hay học liệu số được chia sẻ trên Internet hoặc từ đồng nghiệp nhất là các kho học liệu số hữu dụng, các học liệu số được kiểm duyệt và khuyến khích dùng chung. Từ các nguồn học liệu đó, GV sẽ chủ động thiết kế, biên tập thành các dạng học liệu số mới đa dạng hơn, sinh động hơn, phù hợp với nội dung dạy học và nội dung kiểm tra, đánh giá được xác lập. Trên cơ sở này, nội dung dạy học, giáo dục sẽ được HS chủ động tìm kiếm, sở hữu để khám phá, làm chủ và vận dụng một cách hiệu quả. - Tác động đến phương pháp và kĩ thuật dạy học Trong dạy học phát triển NL, HS là chủ thể của hoạt động chiếm lĩnh tri thức, kĩ năng và chuyển hóa kiến thức, kĩ năng thành NL. - Tác động đến phương tiện dạy học và học liệu dạy học, giáo dục 58 Về bản chất, thiết bị công nghệ và học liệu số cũng là phương tiện và học liệu dạy học, giáo dục. Như vậy, chính thiết bị công nghệ và học liệu số có vai trò làm đa dạng hoá, hiện đại hóa các phương tiện và học liệu dạy học, giáo dục, từ đó giúp cho việc dạy học, giáo dục trở nên “trực quan” hơn, hứng thú và hiệu quả hơn. - Tác động đến quá trình kiểm tra, đánh giá Việc tổ chức kiểm tra đánh giá trong dạy học phát triển phẩm chất, năng lực đòi hỏi đa dạng về hình thức, phương pháp, công cụ đánh giá. Các thiết bị công nghệ và học liệu số dạng câu hỏi, bài tập kiểm tra đánh giá góp phần giải quyết yêu cầu trên. Để có kết quả kiểm tra, khảo sát nhanh, đồng thời phân tích khách quan và lưu trữ dễ dàng thì GV có thể sử dụng máy vi tính hoặc thiết bị di động thông minh có phần mềm thân thiện như Google Forms, Quizziz... - Tạo điều kiện và kích thích GV tổ chức hoạt động dạy học, giáo dục đa dạng, hiệu quả 6
- - Thiết bị công nghệ và học liệu số tạo động lực, kích thích người dạy khai thác ý tưởng dạy học mới, thiết kế kế hoạch bài dạy hiện đại với sự kết hợp giữa CNTT, học liệu số và yêu cầu khác có liên quan đến thiết bị công nghệ. - Thiết bị công nghệ còn hỗ trợ người dạy triển khai các ý tưởng sư phạm để tổ chức dạy học. - Thiết bị công nghệ và học liệu số còn góp phần hỗ trợ, cải tiến các phương pháp dạy học, giáo dục truyền thống cũng như thay thế khi cần thiết, phù hợp nhất là trong điều kiện tự nhiên, các bối cảnh khó khăn của dịch bệnh, các tác động khó kiểm soát khác từ bối cảnh ảnh hưởng đến việc dạy học, giáo dục để triển khai dạy học, giáo dục một cách chủ động. - Góp phần phát triển hứng thú học tập và kĩ năng của người học - Thiết bị công nghệ và học liệu số góp phần “trực quan hoá” các dữ liệu học tập cùng với các tiện ích của chúng đã tạo thêm sự hứng thú học tập, kích thích ý tưởng và hoạt động khám phá, sáng tạo của người học. Ngoài ra, còn giúp người học có động lực và trách nhiệm hơn trong việc tự học để hoàn thiện chính mình, góp phần phát triển khả năng người học nói chung và khả năng công nghệ trong việc khai thác học liệu số và thiết bị công nghệ. 1.4. Phần mềm dạy học Phần mềm dạy học là phần mềm giáo dục với các ứng dụng được thiết kế để hỗ trợ quá trình giảng dạy và học tập, từ việc cung cấp tài liệu, bài giảng, đến các công cụ hỗ trợ kiểm tra và đánh giá. Nó cung cấp các công cụ và tài liệu tương tác, đa phương tiện, giúp giáo viên và học viên tạo ra môi trường học tập hiệu quả và thú vị. Lợi ích của việc sử dụng phần mềm giáo dục bao gồm: - Tăng cường hiệu quả giảng dạy và học tập - Cải thiện sự tương tác giữa giáo viên và học sinh - Tiết kiệm thời gian và công sức trong quản lý lớp học và đánh giá - Tăng cường khả năng học tập độc lập của học sinh - Cải thiện kết quả học tập của học sinh Tuy nhiên, việc sử dụng phần mềm giáo dục cũng có thể gặp phải một số thách thức như cần có sự đầu tư về kỹ thuật và tài chính, đồng thời cần được sử dụng một cách chính xác và hiệu quả. 1.5. Các yếu tố đảm bảo việc ứng dụng công nghệ thông tin, học liệu số và thiết bị công nghệ trong dạy học, giáo dục - Không làm thay đổi kế hoạch bài dạy so với hướng dẫn số 5512/BGDĐT- GDTrH ngày 18 tháng 12 năm 2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) và Công 7
- văn số 2613/BGDĐT-GDTrH, ngày 23 tháng 6 năm 2021 của Bộ GDĐT mà là cụ thể hóa hơn việc khai thác CNTT một cách hiệu quả, tránh lạm dụng CNTT - Nên thiết kế bài giảng điện tử phù hợp với mỗi bài khác nhau. Theo đó, một số bài giảng không thể học hoàn toàn toàn trên bài giảng điện tử mà có thể kết hợp linh hoạt với các bài thực hành thực tế để giúp học sinh dễ hiểu, dễ nắm bắt kiến thức. - Không lạm dụng video, hình ảnh quá mức vào bài giảng tránh làm mất sự tập trung. - Không sử dụng quá nhiều hiệu ứng trình chiếu trong cùng một bài giảng. Chọn hình nền, phông chữ đơn giản, dễ nhìn. - Kết hợp cả hai phương thức dạy học truyền thống bằng bảng đen vào những bài giảng có ứng dụng công nghệ. 2. Cơ sở thực tiễn 2.1. Tổ chức khảo sát thực trạng 2.1.1. Thực trạng về ứng dụng thiết bị công nghệ, học liệu số và phần mềm trong dạy học trải nghiệm, hướng nghiệp ở Trường THPT Môn hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 10 là một môn học quan trọng trong chương trình giáo dục phổ thông tại Việt Nam, nhằm giúp HS khám phá sở thích, năng lực và lựa chọn hướng đi nghề nghiệp phù hợp. Tuy nhiên hiện nay, tài liệu và tài liệu tham khảo về môn học này vẫn còn hạn chế, không đáp ứng được nhu cầu của GV và HS. Trong thực tế, việc ứng dụng công nghệ thông tin để tìm kiếm, thiết kế tài liệu cho việc dạy học của nhiều giáo viên đã quá lỗi thời và lạc hậu so với sự phát triển không ngừng của công nghệ số. Nhiều giáo viên chưa coi trọng công tác truyền thông trong dạy học, việc ứng dụng công nghệ thông tin chỉ quẩn quanh với hoạt động soạn giáo án điện tử hay trình chiếu Powerpoint. Thậm chí, nhiều giáo viên và phụ huynh còn có cái nhìn không mấy thiện cảm về mạng xã hội, cấm đoán hoặc quản chế quá chặt chẽ khiến nhiều học sinh hiểu sai về bản chất tốt đẹp của công nghệ thông tin và sức mạnh truyền thông trong thời đại 4.0. Nhiều giáo viên đã bắt đầu tìm hiểu và đổi mới phương pháp dạy học bộ môn, nhưng tận dụng khả năng tiếp cận CNTT nhanh của học sinh để có phương pháp dạy học hiệu quả gần như chưa áp dụng. Chúng ta không thể phủ nhận hiệu quả của những tiết học được minh họa bởi những hình ảnh trực quan, video sinh động được trình chiếu trên tivi hay máy chiếu. Bởi con người luôn có xúc cảm, ấn tượng ghi nhớ tốt hơn đối với hình ảnh thay vì các câu chữ liên tục dài dòng. Thực tế cho thấy nếu một tiết học được đầu tư chiếu cho học sinh xem những đoạn video tư liệu, trích dẫn…, học sinh cũng như giáo viên sẽ chăm chú theo dõi đoạn giới thiệu minh họa trực quan một phần 8
- bài học bằng hình ảnh, câu từ ngắn gọn hơn là việc một người diễn thuyết đơn điệu. Nhưng giáo viên chưa từng đặt ra vấn đề, cho học sinh của mình tự xây dựng nên các clip minh họa ấy để ứng dụng vào tiết dạy. Định hướng giáo dục của chương trình phổ thông mới chắc chắn đòi hỏi người giáo viên phải chủ động tiếp cận các hướng dạy học hiện đại. Trong hoàn cảnh đó yêu cầu phải tìm cách nâng cao kĩ năng công nghệ thông tin cho bản thân, cũng như suy nghĩ cách vận dụng hiệu quả CNTT phục vụ việc dạy học môn học của mình là rất cần thiết. Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi đã khảo sát việc ứng dụng một số phần mềm trong dạy học đối với giáo viên các nhóm môn tại trường nơi chúng tôi công tác. Kết quả quả như sau: Số lượng (%) giáo viên sử dụng ứng dụng Số Môn lượng Quizizz Padlet Azota Nearpod Google Zalo/ Canva Drive Facebook Toán 15 0(0%) 0(0%) 4(26,7%) 0(0%) 4(26,7%) 15(100%) 2(23,5%) Lý 12 1(8.3%) 0(0%) 0(0%) 0(0%) 1(8.3%) 12(100%) 2(16,6%) Hóa 8 0(0%) 0(0%) 2(25%) 0(0%) 2(25%) 8(100%) 1(12.5%) Sinh 8 0(0%) 0(0%) 0(0%) 0(0%) 0(0%) 8(100%) 0(0%) Tin 6 3(50%) 3(50%) 2(33,3%) 2(33,3%) 3(50%) 6(100%) 6(100%) T.Anh 10 0(0%) 0(0%) 4(40%) 0(0%) 4(40%) 10(100%) 2(20%) Văn 12 0(0%) 0(0%) 0(0%) 0(0%) 0(0%) 12(100%) 0(0%) Sử 4 0(0%) 0(0%) 0(0%) 0(0%) 0(0%) 4(100%) 0(0%) Địa 4 0(0%) 0(0%) 0(0%) 0(0%) 0(0%) 4(100%) 0(0%) HĐ TN, 13 0(0%) 0(0%) 0(0%) 0(0%) 0(0%) 13(100%) 0(0%) HN Từ kết quả khảo sát cho thấy Đối với GV, một số GV đã có kiến thức và kỹ năng về CNTT, đặc biệt là việc sử dụng các thiết bị và phần mềm hỗ trợ dạy học. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều GV chưa có đủ kiến thức và kỹ năng về CNTT để có thể áp dụng CĐS trong dạy học. Đối với môn hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp phần lớn giáo viên chưa sử dụng các phần mềm như Canva, quizizz, Padlet, azota... để phục vụ dạy và học. Do đó, cần có sự chuyển đổi tư duy và hành động của GV và HS để thích ứng với xu hướng CĐS trong dạy học. Các cơ quan quản lý giáo dục cần phải có 9
- chính sách hỗ trợ để GV và HS có thể trang bị kiến thức và kỹ năng về CNTT để áp dụng CĐS trong dạy học. Ngoài ra, cần có các khóa đào tạo, tài liệu hướng dẫn và chính sách khuyến khích để GV và HS có thể tiếp cận và áp dụng CĐS trong dạy học một cách hiệu quả. 2.1.2. Thực trạng chung về vấn đề lựa chọn nghề nghiệp của học sinh khối 10 tại một số trường THPT Con người sinh ra và lớn lên ai cũng mong muốn học tập và lựa chọn cho mình một nghề nghiệp lâu dài. Với một công việc thích hợp, con người có thể phát huy được tất cả những ưu điểm của mình. Hướng nghiệp là định hướng phát triển con người trong nghề nghiệp để con người đó có khả năng phát triển bản thân một cách tốt nhất. Chọn cho mình một nghề, nghĩa là chọn cho mình một tương lai. Việc chọn nghề thực sự quan trọng và vô cùng cần thiết. Chọn sai lầm một nghề nghĩa là đặt cho mình một tương lai không thực sự an toàn và vững chắc. Tuy vậy, nhận thức của học sinh về việc lựa chọn nghề nghiệp đâu đó còn nhiều chỗ phải suy nghĩ. Nhiều em chỉ nghĩ đến lựa chọn nghề khi học đến cuối cấp học THPT, nhiều bạn lại phó mặc cho định hướng của gia đình, cũng có em định hướng nghề nghiệp theo tư duy đám đông, thấy ngành nào “hot” nhiều người chọn thì chọn theo. Nhưng đám đông không phải lúc nào cũng đại diện cho cái đúng, sự phù hợp. Chưa kể đến, công việc đám đông đang hùa nhau theo đuổi đó có khi lại không phải là sở trường của bản thân mình. Thêm nữa, cần lưu ý tới quy luật cung cầu của xã hội bởi nó có thể sẽ khiến cho cái hôm nay là thời thượng song đến ngày mai đã trở thành lạc hậu, lỗi thời. Một số bạn trẻ hiện nay có xu hướng chọn nghề đem lại thu nhập cao để đảm bảo cho tương lai một cuộc sống ổn định và dư dật về mặt vật chất. Để thoả mãn nguyện vọng được sống sung sướng về tài chính, các bạn trẻ sẽ bỏ qua đam mê sở thích của bản thân trên hành trình lập nghiệp. Vấn đề là ở chỗ chính sức hấp dẫn của mức thu nhập mà những nghề này đem lại sẽ tạo ra một môi trường có tính cạnh tranh cao với những đòi hỏi khắt khe, nghiệt ngã. Nếu bản thân người lựa chọn không đủ nội lực để đáp ứng và bản lĩnh để trụ vững có thể sẽ vấp phải những khó khăn không lường trước được. Cũng có những học sinh chọn nghề phù hợp với năng lực thực tế của bản thân. Đây thường là lựa chọn của những cá nhân ưa cuộc sống bình thường, yên ổn. Khi yêu cầu của nghề nghiệp phù hợp với khả năng thực có, mỗi người sẽ làm được tốt nhất công việc của chính mình, hoàn thành được trách nhiệm, nghĩa vụ của bản thân. Trong trường hợp này, nếu có một năng lực tốt, con người hoàn toàn có thể khẳng định mạnh mẽ giá trị bản thân mình bằng những đóng góp nổi bật. Một vấn đề thực tế nữa là nhiều em dù đã học lớp 10 nhưng chưa hiểu gì về nghề nghiệp, chưa xác định được mục đích học tập của mình và cũng chưa xác định mục tiêu nghề nghiệp sau này của mình. 10
- Tóm lại, nhận thức về lựa chọn nghề nghiệp của học sinh hiện nay là không giống nhau và vẫn còn nhiều những học sinh sai lầm trên con đường này. Có những em sau khi theo học ở các trường đại học mới nhận ra ngành nghề mình lựa chọn hoàn toàn không phù hợp với bản thân. Vẫn còn những bạn trẻ lúng túng trên con đường lập nghiệp. Do vậy, đẩy mạnh công tác định hướng nghề nghiệp khi các em còn ngồi trên ghế nhà trường là một việc cần thiết phải triển khai. Một phần trong công tác hướng nghiệp đó chính là tạo ra môi trường trải nghiệm với các ý tưởng nghề nghiệp trong tương lai. Trong quá trình tìm hiểu thực trạng định hướng nghề nghiệp cho học sinh THPT trong giai đoạn hiện nay tôi đã khảo sát 100 học sinh lớp 10 về vấn đề nghề nghiệp và hiểu bản thân để chọn nghề nghiệp. Kết quả khảo sát như sau: Câu hỏi Câu trả lời Số lượng Tỉ lệ Câu 1: Em có thường xuyên tìm Chưa tìm hiểu 64/100 64% hiểu về các nghành nghề trong xã Thỉnh thoảng 34/100 34% hội ngày nay không? Thường xuyên 2/100 2% Câu 2: Em đã xác định được sau Chưa xác định 71/100 71% này mình muốn làm nghề gì chưa? Chưa xác định rõ 21/100 21% Đã xác định 8/100 8% Câu 3: Em có muốn được các thầy cô tổ chức hoạt động trải nghiệm về Không 0 0% nghề nghiệp để giúp các em hiểu về nghề nghiệp và giúp các em định hướng nghề nghiệp cho tương lai không? có 100/100 100% Từ kết quả khảo sát cho thấy phần lớn các em chưa tìm hiểu về nghề nghiệp và chưa hiểu rõ mong muốn về nghề nghiệp của mình trong tương lai, đồng thời các em cũng rất sẵn sàng tiếp nhận sự giáo dục từ phía thầy cô trong lĩnh vực này. 2.2. Thuận lợi và khó khăn trong việc áp dụng đề tài 2.2.1. Thuận lợi Điều kiện nhà trường hiện nay đã được trang bị cơ sở vật chất đảm bảo cho việc dạy và học như hệ thống tivi có kết nối internet, máy tính, máy chiếu, phòng học thông minh.... Giáo viên chịu khó học hỏi, chăm lo chuyên môn Học sinh đại đa số có thiết bị thông minh để học như điện thoại, máy tính, ipad có kết nối internet để học. 11
- Sử dụng video, hình ảnh, âm thanh giúp, các đường link, mã Qr Code... để phục vụ dạy và học được học sinh hào hứng tiếp nhận từ đó giúp tăng cường hiệu quả truyền tải kiến thức cho học sinh. Việc sử dụng các công cụ số hóa cũng giúp dễ dàng chia sẻ các nội dung Tăng cường tương tác và kết nối. 2.2.2. Khó khăn Khả năng tiếp cận: Mặc dù công nghệ số có thể tiếp cận với đông đảo giáo viên và học sinh tuy nhiên đối với những người chưa quen và thiếu kinh nghiệm có thể gặp khó khăn khi sử dụng Giáo viên còn mất nhiều thời gian cho việc chuẩn bị nội dung bài dạy. Một số phần mềm còn chưa miễn phí hoàn toàn. Một số còn cho rằng khi dùng máy nhiều sẽ có tình trạng đau mắt, mỏi cổ, thiếu tương tác giữa GV và HS. 3. Giải pháp thực hiện 3.1. Nghiêm cứu nội dung và cấu trúc chủ đề 10: “Hiểu bản thân để chọn nghề phù hợp”_Sách trải nghiệm hướng nghiệp 10 (Kết nối tri thức) KẾ HOẠCH DẠY HỌC MÔN TNHN 10 Từ kế hoạch dạy học cho thấy chủ đề: “Hiểu bản thân để chọn nghề phù hợp” có 2 tiết dạy học trên lớp là tiết 86 và 89. Tiết 1 với các hoạt động 1, 2, 3 và tiết 2 với 2 hoạt động 4, 5. Các tiết còn lại là hoạt động ngoại khóa hoặc hoạt động qua tiết sinh hoạt lớp. 12
- Để tiến hành dạy học hiệu quả trên lớp tôi đã sử dụng một số thiết bị dạy học như: Tivi, máy chiếu, máy tính, điện thoại, bảng tương tác và một số phần mềm hỗ trợ thiết kế kế hoạch bài dạy cũng như hỗ trợ tổ chức dạy học và kiểm tra đánh giá. 3.2. Sử dụng một số thiết bị công nghệ hỗ trợ dạy và học 3.2.1. Một số thiết bị công nghệ cơ bản Thiết bị công nghệ hỗ trợ hoạt động dạy học và giáo dục hiện nay khá đa dạng và phong phú. Theo các Thông tư số 16/2019/TT-BGDĐT ngày 04/10/2019 và Thông tư số 44/2020/TT-BGDĐT ngày 03/11/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về danh mục thiết bị dạy học tối thiểu, thiết bị CNTT dùng chung cho trường phổ thông có thể kể đến như: máy chiếu đa năng và màn chiếu; máy chiếu vật thể; tivi; máy vi tính (để bàn hoặc xách tay); thiết bị âm thanh; radio-cassette; máy in laser; máy ảnh kĩ thuật số. Ngoài ra một loại thiết bị quan trọng hiện nay mà rất nhiều môn học cần dùng đến là thiết bị kết nối mạng và đường truyền Internet. * Máy vi tính cá nhân (PC và Laptop) Máy tính cái nhân ứng dụng trong Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cấp trung học phổ thông nhằm mục đích: - Thiết kế các bài giảng với hình ảnh, video,… phục vụ Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp ở cấp THPT. - GV sử dụng máy tính có kết nối Internet để thu thập học liệu số có liên quan để thiết kế bài giảng với đầy đủ kênh chữ, kênh hình, video, âm thanh, … để giáo dục thông qua Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp ở cấp THPT. Hiện nay, máy tính gần như tham gia đầy đủ vào các công việc thường ngày của giáo viên từ thu thập dữ liệu, thiết kế bài giảng, tổ chức dạy học, kiểm tra đánh giá và quản lí học sinh. Do đó, ứng dụng của máy tính trong dạy học và giáo dục là rất đa dạng. * Máy chiếu (Projector) Máy chiếu đa năng được ứng dụng trong Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cấp trung học phổ thông với mục đích: - Trong Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp, khi sử dụng máy chiếu đa năng, giáo viên có thể khai thác được hầu hết các lợi ích của thiết bị này. Tất cả các chủ đề thuộc 4 mạch nội dung của Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp, GV có thể sử dụng máy chiếu để giúp học sinh tìm hiểu về bản thân (hoạt động khám phá và rèn luyện bản thân), tìm hiểu về xã hội (hoạt động chăm sóc gia đình, xây dựng nhà trường và xây dựng cộng đồng), tìm hiểu về tự nhiên (hoạt động tìm hiểu và bảo tồn cảnh quan thiên nhiên, tìm hiểu và bảo vệ môi trường) và tìm hiểu về hướng nghiệp (hoạt động tìm hiểu về nghề nghiệp) mà người học không thể trực 13
- tiếp quan sát. Cụ thể, giáo viên có thể chiếu các hình ảnh trực quan, các video khi tổ chức các hoạt động để học sinh có thể khai thác thông tin từ các hình ảnh, video đó và tạo được biểu tượng chân thực nhất về đối tượng học tập. Máy chiếu có thể được sử dụng trong bất kì thời điểm nào của tiết Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp ở cấp trung học phổ thông - Dùng máy chiếu để trình chiếu các bài giảng đã được thiết kế với hình ảnh, video,… về các tình huống giao tiếp thường gặp ở trường, ở nhà; các cảnh quan thiên nhiên; các hoạt động tình nguyện, nhân đạo hoặc bảo vệ môi trường,... 2.2.2. Một số thiết bị công nghệ nâng cao Đối với những cơ sở giáo dục có điều kiện thuận lợi hơn về cơ sở vật chất, hạ tầng kĩ thuật thì người dùng có thể trang bị và sử dụng các loại thiết bị như: bảng tương tác thông minh, máy tính bảng, điện thoại thông minh và một số thiết bị hiện đại đặc thù cho môn học, hoạt động giáo dục. Điều này nhằm đáp ứng được các xu hướng hiện đại trong việc ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác sử dụng học liệu số và thiết bị công nghệ trong dạy học, giáo dục HS. * Máy tính bảng Máy tính bảng ứng dụng trong Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cấp trung học phổ thông với mục đích: - Để trình chiếu bài giảng trên lớp học (dùng thay máy tính để bàn/ máy tính xách tay) - Sau khi thiết kế bài giảng, giáo viên lưu bài giảng trên máy tính bảng và tiến hành kết nối với máy chiếu đa năng. Nhờ đặc điểm nhỏ gọn của máy tính bảng, khi giáo viên kết nối với máy chiếu đa năng (không dùng dây), giáo viên có thể chủ động triển khai bài giảng từ bất cứ vị trí nào trong lớp học * Điện thoại thông minh Thời đại công nghệ 4.0, điện thoại đã trở thành thiết bị không thể thiếu trong cuộc sống vì giúp người dùng nghe gọi, lướt web, đọc tin tức, chụp hình. Điện 14
- thoại thông minh ứng dụng trong Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cấp trung học phổ thông với mục đích: - Giúp học sinh học tập và rèn luyện từ xa hiệu quả - Cập nhật thông tin kịp thời - Điện thoại hỗ trợ trong quá trình học tập. Nhờ có điện thoại mà học sinh có thể tìm kiếm thông tin, tài liệu nhanh chóng; làm bài tập, trao đổi bài tập với các bạn một cách dễ dàng và thuận tiện. Trong chủ đề 10: “Hiểu bản thân để chọn nghề phù hợp”_Sách trải nghiệm hướng nghiệp 10, học sinh dùng điện thoại để làm các bài trắc nghiệm trên Quizizz, trên Azota, gửi bài lên Padlet, cập nhật thông tin... 3.3. Nghiên cứu các phần mềm ứng dụng trong đề tài Với mục đích giúp tối ưu hóa quá trình giảng dạy và học tập bằng cách tạo ra môi trường tương tác, linh hoạt và phù hợp với nhu cầu của học sinh. Giúp tăng cường hiệu quả giảng dạy, tạo điều kiện cho học sinh tiếp cận kiến thức một cách sinh động và sáng tạo, và nâng cao trải nghiệm học tập chung. Tôi đã nghiên cứu và vận dụng các phần mềm sau: Thiết kế, Hỗ trợ quản lí biên tập học Hỗ trợ kiểm Hỗ trợ tổ Phần mềm lớp học và hỗ liệu số và tra đánh giá chức dạy học trợ HS trình diễn Canva; x PowerPoint Video Editor, x CapCut Quizizz x 15
- Nearpod x Padlet x Zalo; x Facebook YouTube x Google Drive x x Phần mềm tạo x mã Qr Code Azota x 3.4. Ứng dụng phần mềm để thiết kế bài giảng 3.4.1. Ứng dụng Canva/ PowerPoint để thiết kế giáo án điện tử Canva là website thiết kế đồ họa trực tuyến miễn phí được sử dụng rộng rãi hiện nay, có thể trực tiếp dùng công cụ này trên điện thoại hoặc máy tính. Với nguồn tài nguyên phong phú, Canva thỏa mãn sở thích thiết kế của những cá nhân nghiệp dư lẫn chuyên nghiệp. - Mục đích việc sử dụng Canva khi dạy chủ đề 10 “Hiểu bản thân để chọn nghề phù hợp”_Sách trải nghiệm hướng nghiệp 10 là để tạo ra bài giảng với nhiều hình ảnh có sẵn, sinh động và dễ sử dụng. Sau khi soạn trên Canva ta có thể tải về lưu lại dưới dạng file PowerPoint và chạy trên phần mềm Microsof PowerPoint một cách đơn giản. - Các bước thực hiện: Bước 1: truy cập trang wep: https://www.canva.com/ Bước 2: chọn đăng nhập tiếp tục với google Bước 3: chọn gmail Bước 4: vào mục tìm kiếm Chọn sơ đồ tư duy Bước 5: chọn mẫu sơ đồ tư duy Bước 6: vào tùy chỉnh mẫu này Chỉnh sửa nội dung ghép ảnh cần thiết Bước 7: bấm chia sẻ tải về lựa chọn dạng ảnh hoặc pdf hoặc dạn file PowerPoint. 16
- - Bài giảng chủ đề “Hiểu bản thân để chọn nghề phù hợp” được thiết kế bằng Canva như sau: 3.4.2. Ứng dụng Capcut để chỉnh sửa tạo ra các video từ video có sẵn hoặc từ các hình ảnh. Việc tạo ra các video phục vụ cho viêc học tập sẽ gây được hứng thú cho người học, giúp việc dạy và học đạt hiệu quả cao hơn Cách thực hiện: Bước 1: Mở ứng dụng https://www.capcut.com/ Bước 2: Chọn biểu tượng dấu "+" trong New Project Bước 3: Chọn video muốn chèn nhạc, chữ, sticker Chọn Add Chọn Audio tại thanh dưới cùng của ứng dụng Chọn Sounds Bước 4: Tìm kiếm nhạc bạn muốn chèn Chọn biểu tượng dấu "+" để thêm nhạc Chọn Text tại thanh dưới cùng của ứng dụng Chọn Add Text Nhập nội dung cần chèn Trong chủ đề “Hiểu bản thân để chọn nghề phù hợp”_sách trải nghiệm, hướng nghiệp 10 (Kết nối tri thức) tôi đã quay video và dùng Capcut để chỉnh sửa 6 video: 5 video tình huống và 1 video diễn tả các nghề 17
- 3.5. Ứng dụng phần mềm để xây dựng học liệu số cho các chủ đề: “Hiểu bản thân để chọn nghề phù hợp”, sách trải nghiệm, hướng nghiệp 10 (Kết nối tri thức) 3.5.1. Ứng dụng phần mềm tạo mã QR CODE - Mục đích là mã hóa các nội dung dưới dạng mã Qr Code để học sinh có thể học tập mọi lúc mọi nơi bằng cách sử dụng các thiết bị số có kết nối internet để quét mã. Mỗi mã Qr Code chính là một link trong học liệu điện tử. - Các bước tạo mã QR CODE trực tuyến: Bước 1: Vào https://get-qr.com mở trình tạo mã QR GET-QR Bước 2: chọn loại mã QR có thể là liên kết đến một trang web, trang mạng xã hội, video YouTube, tài liệu Google Docs, file Word, DBF... Bước 3: Thêm một liên kết đến file cần chuyển mã. Bước 4: Tùy chỉnh thiết kế của mã QR. Bước 5: nhấp vào nút "Tạo" và sau đó "Tải xuống" để lưu mã ở định dạng phù hợp (PNG hoặc SVG) và kích thước (1024, 2048, 4096 px). Ngoài ra, trong khi tùy chỉnh thiết kế mã của bạn, bạn có thể thấy các thay đổi trong cửa sổ "Xem trước". Bằng cách này, bạn có thể biết trước cách người dùng sẽ nhìn thấy mã QR của bạn trước khi quét. Ta có thể chuyển các nội dung cần mã hóa lên Google Drive sau đó copy đường link để mã hóa một cách đơn giản và thuận tiện . Trong chủ đề “Hiểu bản thân để chọn nghề phù hợp”_sách trải nghiệm, hướng nghiệp 10 (Kết nối tri thức) tôi đã mã QR CODE các nội dung sau + Bài giảng điện tử chủ đề 10: “Hiểu bản thân để chọn nghề phù hợp” 18
- + Các nhóm nghề nghiệp hiện nay và các nghề tương ứng của nhóm nghề đó. Mục đích là cho học sinh hoạt động ngoài giờ học trên lớp nắm bắt được sự đa dạng của nghề nghiệp hiện nay + Bảng nhu cầu nhân lực qua đào tạo theo 8 nhóm nghề đến năm 2025. (Mục đích giúp học sinh nắm rõ những nghề mà xã hội có nhu cầu) 3.5.2. Ứng dụng YouTube để chia sẻ video và tải các video * Tải video lên YouTube - Các bước thực hiện: Vào ứng dụng Youtube Chọn mục Thư viện Chọn Video của bạn Nhấn vào Tải video lên Chọn video có sẵn, ghi video mới Thêm tiêu đề và mô tả Chọn biểu tượng Upload. Trong chủ đề “Hiểu bản thân để chọn nghề phù hợp”_sách trải nghiệm, hướng nghiệp 10 (Kết nối tri thức) tôi đã tải các nội dung sau lên YOUTUBE 19
- + Một số video vui nhộn đưa ra các tình huống để học sinh thảo luận và video bài giảng. https://youtube.com/shorts/kLuV_8UXy7E https://youtu.be/-Mz3IWtPGGk *Sử dụng Youtube để tải một số video phục vụ dạy học + Video nói về sức khỏe nghề nghiệp: https://www.youtube.com/results?search_query=vua+%C4%91%E1%BA%A7u+b %E1%BA%BFp + Video cách chọn nghề phù hợp với bản thân mà bạn nên biết: https://www.youtube.com/watch?v=VDiNZ3IOnJ0 3.5.3. Ứng dụng Padlet.com để đưa một số nội dung học tập lên cho học sinh Padlet là một trang web, app giúp bạn tạo trang blog cá nhân để tải lên các văn bản, file âm thanh, hình ảnh, video để chia sẻ dễ dàng cho thầy cô hoặc nhóm học tập. Đây là ứng dụng học tập cung cấp các trang blog có giao diện đẹp, dễ sử dụng để giáo viên và học sinh tương tác với nhau. Cách thực hiện: Bước 1: Vào trang chủ http://Padlet.com Bước 2: Nhấn Đăng ký tài khoản. (Để đăng ký tài khoản Padlet thì ta có thể chọn 1 trong 3 tùy chọn sau: Google, Microsoft, Apple. Thông thường để phục vụ cho việc học thì nên chọn Google hoặc Microsoft). Sau khi đã đăng ký tài khoản thành công sẽ thấy giao diện xuất hiện của padlet. Để tạo một Padlet, bạn nhấn vào nút tạo một Pablet. Bước 3: Chọn bố cục có sẵn để tạo Padlet cho riêng mình bao gồm: Tường, Dòng ngang, Lưới, Giá, Dòng thời gian, Bản đồ, Khung nền Canvas. Bước 4: Chỉnh sửa lại tiêu đề, nội dung mô tả cũng như chèn thêm biểu tượng (nếu muốn) cho thu hút, bắt mắt. Bước 5: Nhấn vào next ở góc trên bên phải và bắt đầu tạo bài đăng. Bước 6: Để tạo nội dung, bạn nhấn vào biểu tượng dấu cộng (+) bên dưới màn hình. Bước 7: Sau khi đã soạn thảo xong nội dung có thể chia sẻ đến người khác bằng cách copy đường dẫn và gửi. Trong chủ đề “Hiểu bản thân để chọn nghề phù hợp”_sách trải nghiệm, hướng nghiệp 10 (Kết nối tri thức) tôi đã tải các nội dung sau lên Padlet + Phiếu học tập giúp học sinh hiểu sâu hơn về nghề và lựa chọn nghề. Học sinh vào link padlet để lấy đề và thực hiện nhiệm vụ. 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thiết kế và ứng dụng học liệu số trong nâng cao hứng thú và hiệu quả dạy học Lịch sử lớp 10 Bộ Cánh diều
49 p | 64 | 29
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số ứng dụng của số phức trong giải toán Đại số và Hình học chương trình THPT
22 p | 179 | 25
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giải pháp rèn luyện kĩ năng điều chỉnh và quản lí cảm xúc nhằm hình thành khả năng ứng phó với căng thẳng của học sinh trường THPT Kim Sơn C
50 p | 17 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy và học Tiếng Anh
36 p | 28 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Ứng dụng phương pháp học thông qua thực hành dạy (learning by teaching) trong việc giảng dạy tiếng Anh cho học sinh THPT
38 p | 13 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng mô hình học tập Blended Learning trong dạy học chủ đề 9 Tin học 11 tại Trường THPT Lê Lợi nhằm nâng cao hiệu quả học tập
16 p | 22 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giáo dục kỹ năng sống và sử dụng ngôn ngữ cho học sinh THPT qua tác phẩm Chí Phèo
19 p | 29 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số phương pháp giáo dục kỹ năng sống hiệu quả khi dạy phần đạo đức môn Giáo dục công dân lớp 10
11 p | 121 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng kho tư liệu video hỗ trợ dạy học chương trình Tin học 10
11 p | 27 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phân loại và phương pháp giải bài tập chương andehit-xeton-axit cacboxylic lớp 11 THPT
53 p | 29 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội cho học sinh lớp 12 ở trường THPT Vĩnh Linh
20 p | 16 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng dạy học STEM phần hóa học phi kim lớp 11 nhằm phát triển năng lực và phẩm chất cho học sinh
71 p | 16 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hiệu quả dạy - học qua việc tích hợp nội dung ứng phó với biến đổi khí hậu trong bài 14 và 15 Địa lí 12
32 p | 32 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn học sinh lớp 12 ôn tập môn Lịch Sử theo định hướng 5 bước 1 vấn đề, đáp ứng yêu cầu mới của kỳ thi THPT Quốc gia
29 p | 35 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Ứng dụng tích phân để giải các bài toán tổ hợp
21 p | 110 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Ứng dụng công nghệ thông tin xây dựng hệ thống trực tuyến quản lý và giải quyết nghỉ phép cho học sinh trường PT DTNT THPT tỉnh Hòa Bình
35 p | 14 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Ứng dụng công nghệ thông tin và học liệu số trong dạy học chủ đề Điện trở - Tụ Điện- Cuộn cảm môn Công nghệ 12
38 p | 12 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Ứng dụng của tỉ số thể tích
15 p | 27 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn