intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Ứng dụng thuyết đa trí tuệ vào dạy học chủ đề 3 Lịch sử địa phương: Nghệ An trong kháng chiến chống ngoại xâm của dân tộc -Lịch Sử 10-THPT

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:63

16
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu sáng kiến "Ứng dụng thuyết đa trí tuệ vào dạy học chủ đề 3 Lịch sử địa phương: Nghệ An trong kháng chiến chống ngoại xâm của dân tộc -Lịch Sử 10-THPT" nhằm giúp hiểu rõ thuyết đa trí tuệ và áp dụng nó vào các hoạt động, bài học nhằm để phát huy “năng lực chung” cho học sinh, là mục tiêu mới trong chương trình phổ thông sắp được áp dụng cho THPT.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Ứng dụng thuyết đa trí tuệ vào dạy học chủ đề 3 Lịch sử địa phương: Nghệ An trong kháng chiến chống ngoại xâm của dân tộc -Lịch Sử 10-THPT

  1. SỞ GD&ĐT NGHỆ AN TRƯỜNG THPT TÂN KỲ SÁNG KIẾN Đề tài: ỨNG DỤNG THUYẾT ĐA TRÍ TUỆ VÀO DẠY HỌC CHỦ ĐỀ 3 LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG: NGHỆ AN TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG NGOẠI XÂM CỦA DÂN TỘC LỊCH SỬ 10-THPT. (Lĩnh vực: Phương pháp dạy học môn Lịch Sử) NHÓM TÁC GIẢ: Nguyễn Thị Kim Dung Nguyễn Trọng Hòa Vương Thị Hậu Đơn vị: Trưởng THPT Tân Kỳ Năm thực hiện: 2023 1
  2. DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT PPDH Phương pháp dạy học THPT Trung học phổ thông KTDH Kĩ thuật dạy học GV Giáo viên HS Học sinh QĐDH Quan điểm dạy học LLDH Lí luận dạy học PT Phát triển SGK Sách giáo khoa CTTHPT 2018 Chương trình trung học phổ thông 2018 TĐTT Thuyết đa trí tuệ LS Lịch sử TN Thực nghiệm ĐC Đối chứng HV Học viện. 2
  3. MỤC LỤC Trang PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1. Lí do chọn đề tài 1 2. Tính cấp thiết của đề tài. 2 3. Đóng góp mới của đề tài 2 PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 3 I. Cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu 3 1. Cơ sở lý luận 3 2.Cơ sở thực tiễn . 4 4. Một số yêu cầu đặt ra ………………………………………. 9 5.Những lợi ích và hạn chế khi ứng dụng thuyết đa trí tuê……. 9 II. Một số giải pháp ứng dụng thuyết đa trí tuệ …………………… 9 3. Ứng dụng thuyết đa trí tuệ vào phần khởi động…………… 9 4. Ứng dụng thuyết đa trí tuệ vào hình thành kiến thức mới…… 12 5. Ứng dụng thuyết đa trí tuệ vào phần luyện tập …………….. 23 6. Ứng dụng thuyết đa trí tuệ vào phần kiểm tra đánh giá …….. 24 7. Thiết kế giáo án ứng dụng thuyết đa trí tuệ vào chủ đề 3………….. 28 8. Kết quả khảo sát ………………………………………………… 41 III.Thực nghiệm sư phạm ……………………………………………. 43 1. Mục đích thực nghiệm sư phạm 43 2. Phương pháp thực nghiệm 44 3. Tổ chức thực nghiệm 44 PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 48 1. Kết luận 48 2 .Kiến nghị 50 PHỤ LUC. 3
  4. PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Thực hiện Nghị quyết 29/NQ-TW ngày 4/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng tại Hội nghị Trung ương khóa 8 (Khóa XI) về Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hội nhập quốc tế, trong đó nhấn mạnh chuyển từ giáo dục trang bị chủ yếu kiến thức, kĩ năng sang phát triền năng lực người học, nên giáo dục nước nhà đã có những chuyển biến mạnh mẽ và sâu sắc. Trải qua nhiều lần chỉnh sửa bổ sung, ngày 25-26/12/2018, Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể và Chương trình phổ thông môn Lịch sử đã chính thức được ban hành xác nhận mục tiêu, yêu cầu cốt lõi là phát triển năng lực. Là giáo viên dạy trực tiếp đứng lớp thực hiện chương trình phổ thông 2018, nhóm tác giả chúng tôi luôn mong mỏi làm thế nào để là người góp phần hình thành phẩm chất và năng lực cho học sinh theo yêu cầu mới đó. Chúng tôi luôn có những trăn trở, băn khoăn, tìm tòi và sáng tạo trong quá trình dạy học của mình, chúng tôi muốn giúp học trò tự tin và phát triển năng lực của chúng. Tân Kỳ là một huyện miền núi nghèo, các em đa số xuất phát từ các gia đình có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, ít được trải nghiêm như học sinh thành phố. Chúng tôi thực sự quan tâm đến thuyết đa trí tuệ, học thuyết đã mang lại một cái nhìn nhân bản và cần thiết nhằm kêu gọi nhà trường và giáo viên coi trọng sự đa dạng về trí tuệ ở mỗi học sinh, mỗi loại trí tuệ đều quan trọng và mỗi học sinh đều có ít nhiều khả năng theo nhiều khuynh hướng, chúng tôi ứng dụng thuyết đa trí tuệ vào dạy học lịch sử có tích hợp liên môn Văn học để ứng dụng trí tuệ Ngôn ngữ, Toán học để ứng dụng trí tuệ toán học vào học Lịch sử. Chúng tôi nghiên cứu vận dụng thuyết này vào giảng dạy, giáo dục học trò với niềm tin rằng mọi đứa trẻ đều có những tiềm năng mà nếu được nuôi dưỡng thích hợp chúng có thể góp phần làm cho thế giới tốt hơn, đồng thời thuyết đa trí tuệ cho phép giáo viên sử dụng những hiểu biết sâu sắc về các loại trí thông minh khác nhau để hướng dẫn, để thiết lập mục tiêu, đưa ra nội dung và phương pháp giáo dục nhằm phát triển thế mạnh sẵn có của học sinh, đồng thời giúp các em khám phá kiến thức và kỹ năng mới để dần hình thành năng lực. Thông qua đó chúng tôi mong muốn đưa chất lượng bộ môn Lịch sử nâng lên. Trong thời gian qua, đội ngũ giáo viên đã rất nỗ lực, cố gắng để triển khai và thực hiện dạy học chường trình phổ thông 2018, giáo viên còn gặp khó khăn và có sự lung túng trong việc tổ chức các hoạt động dạy học làm sao cho có hiệu quả đồng thời phát huy được phẩm chất và năng lực của học sinh ,nhất là ở nội dung Lịch Sử địa phương. Để khắc phục tình trạng trên chúng tôi mạnh dạn đề xuất ứng dụng thuyết đa trí tuệ vào dạy học Lịch sử, sử dụng kiến thức liên môn để phát huy trí tuệ Toán học, Trí tuệ ngôn ngữ…, cách thức tổ chức các hoạt động và ứng dụng các công cụ CNTT vào bài dạy góp phần nâng cao hiệu quả bài học lịch sử. Xuất phát từ lý do trên, chúng tôi chọn đề tài : Ứng dụng thuyết đa trí tuệ vào dạy học chủ đề 3 Lịch sử địa phương: Nghệ An trong kháng chiến chống ngoại xâm của dân tộc -Lịch Sử 10-THPT. 4
  5. 2.Tính cấp thiết của đề tài Đề tài đề cập tới phương pháp dạy học hiện đại nhằm phát huy nặng lực cho học sinh trong chương trình THPT mới 2018 3. Đóng góp mới của đề tài Đề tài giúp hiểu rõ thuyết đa trí tuệ và áp dụng nó vào các hoạt động, bài học nhằm để phát huy “năng lực chung” cho học sinh, là mục tiêu mới trong chương trình phổ thông sắp được áp dụng cho THPT. Đề xuất một số giải pháp ứng dụng thuyết đa trí tuệ trong dạy học góp phần nâng cao hiệu quả bài học lịch sử ở trường THPT. Đặc biệt đề tài giúp Học sinh sẽ vận dụng kiến thức liên môn Văn, Sử, Toán để đóng vai làm hướng dẫn viên du lịch thuyết minh di sản, dùng tư duy toán học để vẽ lược đồ, tạo các mô hình về trận đánh và mô hình về đền thờ vua Quang Trung… Đề tài đã tiến hành khảo sát, đánh giá thực trạng việc dạy học theo định hướng hình thành và phát triển năng lực trong bộ môn Lịch sử hiện nay ở địa bàn huyện Tân Kỳ, từ đó đưa ra kinh nghiệm, định hướng cho GV dạy học tiếp cần chương trình GDPT năm 2018 thông qua các chủ đề dạy học cụ thể. Thông qua đề tài cũng làm rõ những thuận lợi và khó khăn việc tổ chức dạy học vận dung thuyết đa trí tuệ trong môn Lịch sử, trên cơ sở đó thiết kế kế hoạch dạy học phù hợp, điều chỉnh dạy học đúng tinh thần đổi mới của Bộ Giáo dục và đào tạo yêu cầu. Đề tài đưa ra một số kinh nghiệm và định hướng cho GV khi xây dựng và tổ chức dạy học vận dụng các phương pháp hiện đại tiếp cận chương trình mới. Mặt khác, đề tài đã đưa ra định hướng cụ thể về phương pháp, kỉ thuật dạy học tích cực phù hợp với phương pháp vận dụng thuyết đa trí tuệ vào dạy học Lịch sử như: tính định hướng thực tiễn, tính định hướng hành động, định hướng hứng thú, tính tự lực cao của người học, tính cộng tác trong làm việc và định hướng sản phẩm. Giúp học sinh (HS) phát triển rất nhiều năng lực chuyên biệt của môn Lịch sử. Đưa ra cho giáo viên một cái nhìn mới mẻ về việc đổi mới phương phương pháp dạy học và tạo điều kiện cho học sinh có môi trường học tập thú vị hơn. Góp phần thúc đẩy quá trình học tậ bộ môn Lịch Sử, trau dồi kiến thức Lịch Sử cho mỗi cá nhân nói chung và những học sinh là những chủ nhân tương lai của đất nước nói riêng. Đề tài nghiên cứu, phân tích một cách cụ thể, rõ ràng và đầy đủ nội dung của thuyết đa trí tuệ cũng như các khả năng vận dụng thuyết đa trí tuệ cũng như khả năng vận dụng thuyết đa trí tuệ vào dạy học nói chung và dạy học bộ môn Lịch Sử r ói riêng. Đưa ra một số gợi ý lớn về các mô hình, phương pháp phù hợp với thuyết n đa trí tuệ trong dạy học Lịch sử nhằm phục vụ cho quá trình dạy học Lịch sử của giáo viên, góp phần tạo hứng thú cho học sinh trong quá trình tự học môn Lịch sử trong trường THPT. Đây là mục tiêu mà Bộ giáo dục đang hướng tới trong sự nghiệp đào tạo con người; các nhà trường và giáo viên đang cần. 5
  6. PHẦN II: NỘI DUNG I. Cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu 1. Cơ sở lý luận Thuyết đa trí tuệ hay còn có thể được dịch là thuyết đa trí thông minh là học thuyết về trí thông minh của con người được nhìn nhận trên nhiều phương diện, đa dạng, được nghiên cứu và công bố bởi Tiến sĩ Howard Gardner. Năm 1983, sau một thời gian nghiên cứu trên nhiều mặt về trí tuệ Howard Gadner (Giáo sư Tâm lý học, Đại học Harvard) đã đưa ra một lý thuyết tâm lý học mới, đó là lý thuyết về nhiều dạng trí tuệ mà ông gọi tắt là MI “Theory of Multipe intelligences”. Theo Gardner, trí thông minh là “khả năng giải quyết các vấn đề hoặc tạo ra các sản phẩm mới có giá trị trong một hoặc nhiều môi trường văn hóa khác nhau”. Ông đưa ra 8 dạng thông minh và chúng tôi sơ đồ hóa bằng sơ đồ sau đây:  Trí thông minh logic - toán học (Logical - Mathematical): Đó là những năng lực làm việc với các con số, trí thông minh này được thể hiện ở các khả năng tính toán phân tích, tổng hợp và nhận định… Những người có trí tuệ logic - toán học thường có trí nhớ rất tốt, thích lí luận, giỏi làm việc với những con số, nhìn nhận vấn đề logic, khoa học…  Trí thông minh về ngôn ngữ (verbal/ linguistic): Đó là năng lực làm việc với các con chữ, có khả năng lĩnh hội tinh tế về ngôn ngữ, nhạy cảm và thông minh trong sử dụng từ ngữ, ưa thích sáng tạo các tầng ý nghĩa của câu chữ. Người vượt trội về trí thông minh ngôn ngữ này thường dùng sức mạnh của ngôn từ để tranh luận, diễn thuyết và hùng biện.  Trí thông minh về không gian (visual/spatial): Đó là năng lực làm việc với các vật thể, không gian, có khả năng cảm giác tốt, chuẩn xác về không gian, giỏi vẽ, thích tô màu,… Những người này thường có thiên hướng học tập qua hình ảnh, đồ vật, sử dụng tốt bản đồ và định hướng tốt trong không gian,…  Trí thông minh âm nhạc (musical/rhythmic): Đó là năng lực cảm nhận và thưởng thức âm nhạc. Những người có trí thông minh này có thiên hướng học tập thông qua các giai điệu, âm nhạc, thích bắt chước hoặc sáng tạo các tổ hợp âm thanh, thích chơi nhạc cụ, hát, đọc truyền cảm các tác phẩm…  Trí thông minh về vận động cơ thể (bodily/ kinesthetic): Đó là năng lực làm việc với các bộ phận cơ thể. Những người có trí thông minh này có thiên hướng học tập thông qua cách vận động và sử dụng các động tác, cảm thấy thích thú khi vận động cơ thể, chơi thể thao…  Trí thông minh giao tiếp (interpersonal): Đó là năng lực làm việc với người khác, tinh tế và nhạy cảm trong nhìn nhận, đánh giá con người và sự việc, nắm bắt đúng những xúc cảm của người khác. Những người sở hữu trí thông minh giao tiếp có thiên hướng học tập thông qua sử dụng các kĩ năng xã hội, giao tiếp, hợp tác làm việc với người khác, thích gặp gỡ và trò chuyện,…  Trí thông minh nội tâm (intrapersonal): Đó là năng lực làm việc với chính mình, rất am hiểu bản thân, đánh giá chính xác cảm xúc và hành vi của mình. Những người này thường thích suy tư, có khả năng tập trung cao độ, làm việc độc lập một cách hiệu quả và thường nhìn nhận sự việc sâu sắc… 6
  7.  Trí thông minh về tự nhiên (naturalist): Đó là khả năng nắm bắt, nhận dạng và phân loại đông đảo (thực vật và động vật) có mặt trong môi trường sống của chúng ta. Trí thông minh này cũng bao gồm sự nhảy cảm đối với các hiện tượng tự nhiên. Tuy nhiên, ứng với mỗi cá nhân sẽ có những loại trí thông minh vượt trội, phát triển hơn những trí thông minh còn lại. Việc tồn tại cả tám trí thông minh với mức độ cao thấp khác nhau sẽ ảnh hưởng đến thiên hướng tiếp thu năng lực trí tuệ nào hiệu quả hoặc kém hiệu quả. 2. Cơ sở thực tiễn 2.1. Cơ sở thực tiễn vận dụng thuyết đa trí tuệ vào dạy học bộ môn Lịch sử ở trường THPT Qua những nghiên cứu cụ thể về TĐTT, các loại hình thông minh, các dạng hoạt động có thể vận dụng trong quá trình giảng dạy đã phần nào cho thấy được vai trò, ý nghĩa và tính cấp thiết của đề tài. Hiện nay, việc vận dụng TĐTT vào dạy học bộ môn Lịch sử ở trường THPT còn chưa thực sự phổ biến. Trong khi đó, các hoạt động giảng dạy trên cơ sở vận dụng TĐTT lại đem đến nhiều lợi ích và hiệu quả, đặc biệt là việc giúp học sinh dễ dàng tiếp thu kiến thức, chủ động tìm hiểu nội dung và phát triển trí thông minh cho học sinh. Để làm rõ những vấn đề nêu trên, việc tiến hành điều tra, khảo sát thực trạng dạy học Lịch sử cho HS THPT được tiến hành dựa trên cơ sở vận dụng TĐTT là vô cùng cần thiết. Kết quả điều tra, khảo sát là cơ sở đưa ra những kết luận chung cũng như yêu cầu đặt ra cần giải quyết để nâng cao chất lượng giáo dục môn Lịch sử nói chung mà dạy học môn Lịch sử ở trường THPT nói riêng. Việc tiến hành điều tra, khảo sát được tiến hành ở trường THPT Tân Kỳ Phương pháp tiến hành: Điều tra khảo sát được tiến hành thông qua phỏng vấn một số giáo viên, học sinh trong trường, thực hiện khảo sát bằng phiếu thăm dò ý kiến và google form của 40 giáo viên (các bộ môn ) và 100 học sinh lớp 10 trường THPT Tân Kỳ Nghệ An. Nội dung điều tra khảo sát tập trung vào các vấn đề sau: -Tìm hiểu quan niệm của giáo viên về các vấn đề trong dạy học vận dụng TĐTT: 7
  8. + Mức độ cần thiết hiểu biết của việc vận dụng thuyết đa trí tuệ vào dạy học. + Mức độ thường xuyên của việc thiết kết hoạt động giáo dục trên cơ sở vận dụng TĐTT cho học sinh THPT + Các hình thức giảng dạy được áp dụng trên cơ sở vận dụng TĐTT + Mức độ cần thiết và hiệu quả của việc vận dụng TĐTT vào dạy học bộ môn nói chung và dạy học bộ môn Lịch sử THPT nói riêng. + Những thuận và khó khăn trong việc thiết kế hoạt động giáo dục trên cơ sở ứng dụng TĐTT. + Những ý kiến đề xuất để việc vận dụng TĐTT vào dạy học bộ môn lịch sử đạt hiệu quả. -Tìm hiểu quan niệm của học sinh về dạy học vận dụng TĐTT thông qua tìm hiểu về trí thông minh của học sinh - Tìm hiểu mong muốn, nguyện vọng của học sinh trong việc cải thiện môi trường học tập đối với giờ học Lịch sử. 2.2. Kết quả khảo sát a. Quan điểm của giáo viên về mức độ cần thiết của việc thiết kế hoạt động giảng dạy lịch sử cho học sinh trên cơ sở vận dụng thuyết đa trí tuệ vào dạy học lịch sử địa phương Tìm hiểu quan điểm của giáo viên về mức độ cần thiết của việc vận dụng TĐTT vào dạy học bộ môn Lịch sử nói chung và và chủ đề Lịch sử địa phương nói riêng nói riêng cho kết quả: Mức độ cần thiết của việc thiết kế hoạt động dạy học Lịch sử địa phương trên cơ sở vận dụng TĐTT cho HS THPT 5% 5% Rất cần thiết 30% 60% Cần thiết Bình Thường Không có ý kiến Qua biểu đồ ta thấy, 60% giáo viên cho rằng việc vận dụng TĐTT vào dạy học rất cần thiết. Chỉ có 30% giáo viên cho rằng cần thiết phải vận dụng TĐTT vào dạy học Lịch sử địa phương, 5% giáo viên cho cho rằng việc vận dụng thuyết đa trí tuệ vào dạy học lịch sử địa phương là bình thường và 5% giáo viên được khảo sát không có ý kiến về vấn đề này. Điều này cho thấy, hầu hết hết giáo viên đều có nhận thức đúng đắn về nhu cầu đổi mới phương pháp dạy học. Với nhận thức đúng đắn, GV sẽ là người chủ động trong việc tìm hiểu, thiết kế hoạt động 8
  9. dạy học cho học sinh định hướng cho giáo viên quá trình thực hiện các bài dạy sao cho hiệu quả trên cơ sở vận dụng TĐTT vào dạy học Lịch sử địa phương, góp phần nâng cao hứng thú cho học sinh trong quá trình tìm hiểu nội dung đồng thời phát huy trí tuệ của HS, đặc biệt là đối với phần kiến thức Lịch sử địa phương Nghệ An. b.Mức độ thường xuyên của việc thiết kế hoạt động giáo dục trên cơ sở vận dụng TĐTT cho học sinh THPT. Mức độ thường xuyên của việc thiết kế hoạt động giáo dục trên cơ sở vận dụng TĐTT cho học sinh THPT 15% 20% 15% Chưa bao giờ 50% Hiếm khi Thỉnh thoảng Thường xuyên Dựa trên cơ sở về vài trò quan trọng của việc vận dụng TĐTT vào dạy học Lịch sử THPT, tiến hành khảo sát, tìm hiểu về mức độ thường xuyên của việc thiết kế hoạt động giáo dục trên cơ sở vận dụng TĐTT cho học sinh THPT. Qua khảo sát cho kết quả 15% giáo viên chưa bao giờ vận dụng TĐTT vào dạy học cho HS THPT, 15% giáo viên hiếm khi thực hiện, 50% giáo viên thỉnh thoảng thực hiện và 20% giáo viên thường xuyên thiết kế các hoạt đọng trong tiết dạy của mình trên cơ sở vận dụng TĐTT. c. Khảo sát về mức độ hiệu quả vận dụng thuyết đa trí tuệ vào dạy học. Biểu đồ 2: Đánh giá mực độ hiểu quả của vận dụng thuyết đa trí tuệ cho học sinh tại trường THPT Tân Kỳ ( Tỷ lệ %) Rất hiệu quả Hiệu quả Thiếu hiệu quả Không hiệu quả 3% 10% 36% 51% Qua khảo sát đánh giá về tính hiệu quả của một số hoạt động nhằm vận dụng thuyết đa trí tuệ thông minh tại trường THPT Tân Kỳ, chỉ có 2.83% HS được khảo sát cho rằng việc áp dụng thuyết đa trí tuệ vào dạy học môn Lịch sử tại Trường THPT Tân Kỳ được tổ chức rất hiệu quả; 10.01% cho rằng hiệu quả; 36.31% cho rằng không hiệu quả. Trong khi đó có tới 50.85% HS đánh giá thiếu hiệu quả. 9
  10. Qua tìm hiểu thực trạng, khảo sát, chúng tôi nhận thấy được những thuận lợi và khó khăn trong việc thiết kế hoạt động giáo dục trên cơ sở ứng dụng TĐTT -Những thuận lợi: + Được sự hỗ trợ, động viên của nhà trường và bộ giáo dục đào tạo trong việc đổi mới phương pháp dạy học. + Trường có đầy đủ điều kiện khoa học kĩ thuật trong từng lớp học. -Những khó khăn: + Diện tích lớp học chưa đảm bảo việc thực hiện nhiều loại hình hoạt động + Thời gian mỗi tiết học không đảm bảo đủ cho việc thực hiện hoạt động dạy học dự án cùng một số hoạt động khác. Mặt khác, chúng tôi nhận thấy, sở dĩ một số HS tại trường THPT Tân Kỳ đạt kết quả chưa cao là do những nguyên nhân chủ yếu sau: Thứ nhất: Một số GV chưa nhận thức được vai trò của vận dụng thuyết đa trí tuệ vào dạy học . Thứ hai: Các tiết học Lịch sử , chưa sinh động, nội dung chưa phù hợp nên gây nhàm chán cho các em HS. Thứ ba: HS chưa hứng thú với môn học lịch sử Thứ tư: Nguồn kinh phí cho hoạt động TVTL còn eo hẹp, chủ yếu là trích từ ngân sách chi thường xuyên của nhà trường. cho nên gây khó khăn không nhỏ cho cho việc nâng cao chất lượng các hoạt động ngoại hoá ,trải nghiệm cho HS. c. Mức độ hứng thú của học sinh với việc vận dụng TĐTT trong dạy học Lịch Sử Mức độ hứng thú của học sinh trong việc vận dụng TĐTT trong dạy học Lịch sử 0% 0% 17% Thích Bình thường 83% Không thích Không có ý kiến c. Sự mong muốn của HS vận dụng thuyết đa trí tuệ vào dạy học môn Lịch Sử . Để góp phần nâng cao hiệu quả và sự tin tưởng của các em HS, chúng tôi đã nghiên cứu, đã thiết kế các câu hỏi thăm dò và thu được một số ý kiến đề xuất. Có 75 % các em học sinh cho rằng “ Việc vận dụng thuyết đa trí tuệ vào học môn Lịch sử ” là rất quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả ,chất lượng bộ môn Lịch sử. Bên cạnh đó, 21% HS “ vận dụng thuyết đa trí tuệ vào học môn Lịch sử ” là góp phần quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả ,chất lượng bộ môn Lịch sử , 1% HS cho rằng“ vận dụng thuyết đa trí tuệ vào học môn Lịch sử” ít quan trọng trong việc hình thành năng lực và phẩm chất cho học sinh. Tuy nhiên, cũng có 3% HS không có ý kiến gì. 10
  11. Vai trò của việc vận dụng TĐTT trong dạy học Lịch sử địa phương Rất quan trọng, nâng cao hiệu 1% 3% quả, chất lượng bộ môn Lịch sử 21% Góp phần quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả, chất 75% lượng bộ môn Lịch Sử Ít quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả, chất lượng bộ môn Lịch sử Ngoài ra, qua việc tiến hành khảo các khảo sát như trên, chúng tôi cũng nhận được những ý kiến đề xuất để việc vận dụng TĐTT vào dạy học bộ môn Lịch Sử đạt hiệu quả: -Tổ chức nhiều hơn các giờ học sân trường hoặc tham quan, dã ngoại, -Xây dựng phòng học chuyên biệt dành cho các tiết học yêu cầu diện tích lớn. -Tích hợp các tiết học trong bộ môn để đảm bảo yêu cầu về mặt thời gian. Kết luận: Với kinh nghiệm 22 năm là GV giảng dạy bộ môn Lịch sử tại trường THPT Tân Kỳ, xác định rõ thực trạng trên, bản thân tôi nỗ lực học hỏi và tìm kiếm nhiều cách để giúp đỡ các học trò nhằm nâng cao hiệu quả của việc dạy và học môn lịch sử, đồng thời truyền đồng lực để các em thêm yêu đất nước yêu tổ quốc, sống có trách nhiệm với bản thân với xã hội, góp phần hình thành nhân cách và phẩm chất cho các thế hệ học trò. 3. Một số yêu cầu đặt ra trong việc ứng dụng thuyết đa trí tuệ vào dạy học môn Lịch sử Việc thiết kế hoạt động giáo dục là việc làm thường xuyên của giáo viên trong quá trình chuẩn bị bài giảng và quá trình lên lớp cũng như giao nhiệm vụ cho học sinh. Trong đó, người giáo viên có vai trò là người thiết kế, sáng tạo và hướng dẫn học sinh trong quá trình thực hiện và cùng học sinh đánh giá quá trình và sản phẩm để đạt được mục tiêu mong muốn. Trong quá trình thiết kế hoạt động giáo dục, đặc biệt là các hoạt động giáo dục vận dụng thuyết đa trí tuệ cho HS THPT, GV cần chú ý đến một số yêu cầu như sau: - Hoạt động giáo dục được GV thiết kế phải phù hợp với mục tiêu bài học về kiến thức, kĩ năng, thái độ. Đặc biệt, hoạt động giáo dục phù hợp với hướng phát triển trí tuệ nổi trội ở phong cách cụ thể của HS. - Hoạt động giáo dục được thiết kế phải có hệ thống, được sử dụng thường xuyên trong quá trình dạy học. Tính hệ thống và tính thường xuyên này thể hiện qua thời gian, không gian, tiến trình giảng dạy,...Điều này thể hiện qua các đề mục, bài học và chương học. . - Khi thiết kế hoạt động giáo dục, GV cần xác định rõ nội dung kiến thức với hoạt động dạy học sao cho phù hợp với nội dung bài học Thông qua hoạt động giáo dục phải phát huy được tính tích cực, kích thích sự sáng tạo và tìm tòi kiến thức LS của học sinh GV cần vận dụng linh hoạt, đa dạng các hoạt động dạy học và nhiệm vụ học tập. 11
  12. 4.Những lợi ích và hạn chế khi ứng dụng thuyết đa trí tuệ II. Một số giải pháp ứng dụng thuyết đa trí tuệ trong dạy học dạy học lịch sử địa phương chủ đề 3: Nghệ An trong kháng chiến chống ngoại xâm của dân tộc, góp phần nâng cao hiệu quả bài học lịch sử ở trường THPT 1. Ứng dụng thuyết đa trí tuệ vào phần khởi động của bài học Khởi động, thực chất không phải là hoạt động mới. Trong dạy học truyền thống, hoạt động này thường được thể hiện trong giáo án của giáo viên (GV) dưới dạng: Lời vào bài, lời dẫn dắt vào bài mới với dung lượng khoảng 5-10 dòng dẫn nhập. GV không mất nhiều thời gian chuẩn bị và hầu như chỉ làm việc “một chiều”. Chủ động viết, chủ động dẫn dắt khi bắt đầu giờ học. Vậy nên, sự tương tác giữa thầy và trò ở hoạt động này thường không có hoặc rất ít. Dạy học phát huy tính tích cực chủ động của học sinh (HS) hiện nay đòi hỏi HS cũng phải được tham gia khám phá bài học ngay từ những giây phút đầu tiên. Do đó, GV cần xây dựng giáo án kĩ càng để thu hút, tạo hấp lực cho người học ngay từ hoạt động khởi động. Thông tin cơ bản cho hoạt động khởi động Khởi động là “thực hiện những động tác nhẹ trước khi bắt đầu”. Hoạt động khởi động hấp dẫn sẽ đem đến cho lớp học một bầu sinh khí mới. Ở đó, khoảng cách thầy - trò dường như được rút ngắn, bởi hoạt động này thường được tổ chức linh hoạt dưới các hình thức game show (phỏng theo các trò chơi trên truyền hình) như Đuổi hình bắt chữ, Chiếc nón kì diệu, Ai là triệu phú, Trò chơi âm nhạc,… GV có thể là người “dẫn chương trình”, chủ trì tổ chức trò chơi hoặc chuyển giao nhiệm vụ này cho một HS có khả năng, GV vào vai “người cố vấn”. Ngoài ra, GV cũng có thể chủ động chuẩn bị các phương tiện dạy học khác như tranh, ảnh, video phỏng vấn, các đoạn phim ngắn, hệ thống câu hỏi, phiếu học tập, nghe một ca khúc…nhằm tạo sự kết nối giữa vấn đề đặt ra trong bài học với trải nghiệm đời sống ở HS. Với chủ đề 3: Nghệ An trong kháng chiến chống ngoại xâm của dân tộc, chúng tôi vận dụng thuyết đa trí tuệ thông qua các dạng tư duy nhất là tư duy ngôn ngữ để tạo nên sự hứng thú của các em. Một số ví dụ minh họa dưới đây, chúng tôi giới thiệu về hoạt động khởi động bài học trong dạy học chủ đề 3 Lịch sử địa phương: Nghệ An trong kháng chiến chống ngoại xâm của dân tộc -Lịch Sử 10-THPT, để tham khảo. 12
  13. Ví dụ 1: GV mời 1 em học sinh lên hát bài : Về xứ Nghệ cùng anh của nhạc sĩ Xuân Hoà. 1) Mục tiêu của hoạt động: Tạo hứng thú, dẫn dắt HS có tâm thế tốt nhất để khám phá bài học. 2) Phương pháp: Thảo luận nhóm và báo cáo kết quả. 3) Phương tiện: Máy chiếu, máy chiếu vật thể (nếu có), laptop, các slides, USB, phiếu học tập khổ giấy A3 hoặc A4, bút dạ, nam châm dạng nhỏ 4) Tiến trình hoạt động: * Bước 1. Chia lớp làm 4 nhóm và giao nhiệm vụ: Hãy nghe Về xứ Nghệ cùng anh của nhạc sĩ Xuân Hoà và sau đó hoàn thành trong phiếu học tập dưới đây. Thời gian trình bày cho mỗi nhóm sau khi bài hát kết thúc tối đa là 1 phút. Nhóm nào làm tốt nhất và đảm bảo thời gian, sẽ thắng cuộc và nhận “mặt cười” khen ngợi. GV cho 1 em HS lên thể hiện bài bát và kết hợp phát phiếu học tập (Vận dụng kĩ thuật dạy học KWLH ). Học sinh trao đổi thảo luận với bạn và hoàn thiện vào phiếu học tập. BẢNG HỎI THEO KĨ THUẬT DẠY HỌC “KWLH” Họ và tên học sinh:…………………………………………Lớp:………. Câu hỏi: 1. Bài hát đó gợi cho em liên tưởng đến nội dung gì của bài học ngày hôm nay ? Em biết gì về nội dung đó? (Học sinh điền vào cột K) 2. Em mong muốn tìm hiểu những nội dung gì liên quan đến chủ đề này? (Học sinh điền vào cột W) 3. Em hi vọng học thêm được những gì sau khi học xong chủ đề/ bài học này? (Học sinh điền vào cột L) 4. Em có thể vận dụng vào thực tiễn những kiến thức nào và vận dụng như thế nào? (Học sinh điền vào cột H) K W L H GV thu thập thông tin phản hồi trên cột K và cột W, vận dụng PPDH giải quyết, giải mã tư liệu để hưỡng dẫn học sinh nghien cứu, tìm hiểu nội dung của chủ đề. * Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ: HS xem các slides và clip, trao đổi nhanh với bạn trong nhóm để trả lời câu hỏi dưới sự quan sát, định hướng của GV. * Bước 3. Báo cáo kết quả: GV chia bảng làm 4 phần, mời đại diện của các nhóm lên bảng, trình bày sản phẩm theo thời gian quy định. Các nhóm khác nhận xét và phản biện. GV khích lệ khi HS làm tốt, tạo không khí vui vẻ, phấn khởi. HS làm chưa tốt, GV động viên kịp thời, tuyệt đối tránh tâm lí “xấu hổ”, “mất hứng” ở HS. * Bước 4. Đánh giá, chốt kiến thức: GV đánh giá hoạt động của HS; từ kết quả làm việc của các nhóm, GV dẫn dắt tạo nên tình huống có vấn đề để định hướng vào bài mới. 13
  14. Mỗi HS có thể trình bày sản phẩm với các mức độ khác nhau. GV dẫn dắt gợi mở nêu những nhiệm vụ của bài học mà các em phải tìm hiểu và dẫn dắt HS vào bài mới. Sản phẩm của HS có thể được gợi ý như sau. BẢNG HỎI THEO KĨ THUẬT DẠY HỌC “KWLH” Họ và tên học sinh:……………………………………Lớp:………. K W L H - Bài hát nói về quê Từng học sinh …………….. …………….. hương Nghệ an ,1 vùng sẽ có ……………... ……………... qua được mệnh danh là mong muốn khác vùng đất địa linh sinh nhau với câu hỏi nhân kiệt. 2,GV dự vào phần -Bài hát nói lên tình cảm momg muốn này của con người xứ Nghệ dẫn dắt giành cho quê hương sang bài mới với các ………. mục tiêu tìm hiểu Ý nghĩa: Trong quá trình dạy học ở trường phổ thông, vận dụng trí thông minh là một phương pháp dạy học nhất là trong hoạt động khởi động ,tạo tình huống dẫn dắt học sinh vào bài mới tạo hứng thú học tập giúp hình thành và phát triễn kĩ năng cho học sinh có vị trí quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu bộ môn và góp phần đào tạo thế hệ trẻ có tri thức sâu, rộng, có năng lực tự chủ, sáng tạo. Chúng tôi dã rất nỗ lực thiết kế bài học áp dụng thuyết đa trí tuệ thông qua đó làm mới cách tiếp cận và điểm của giáo viên và học sinh về cách học vàv dạy môn Lịch sử. Những hình ảnh mà chúng tôi chia sẻ ở sáng kiến này một phần nào đó đã phản ánh sự hứng thú và sinh động của HS khi học tiết Lịch sử tại Trường THPT Tân Kỳ. Khởi động trước hết có thể được “nảy sinh từ sự khám phá sâu sắc, có dấu ấn riêng của người dạy về nội dung học tập”. Tiếp đến, là sự gặp gỡ, giao thoa giữa nội dung bài học và trải nghiệm đời sống của HS. Bên cạnh đó, tình yêu nghề, lòng đam mê, khát vọng thay đổi thực tại và mơ ước chiếm lĩnh cái độc đáo; những liên tưởng về các trò chơi, các chương trình giải trí trên truyền hình, các hoạt động ngoại khóa; cách tổ chức dẫn dắt chương trình; những câu chuyện thú vị, khôi hài; tốc độ phát triển của cuộc Cách mạng khoa học 4.0… đều có thể là những gợi ý hấp dẫn để GV Lịch sử nảy sinh ý tưởng, thiết kế hoạt động khởi động phong phú, mới mẻ. 14
  15. 2. Ứng dụng vào thiết kế hoạt động hình thành kiến thức mới Xuất phát từ cách nhìn nhận mỗi người đều sở hữu tất cả những trí thông minh kể trên, chỉ là mỗi người sẽ có những phương thức vận dụng các trí thông minh này không giống nhau. Thuyết đa trí tuệ đã phá vỡ những lý thuyết trí tuệ truyền thống, các khái niệm về thông minh sẽ không còn phụ thuộc vào chỉ số thông minh được đánh giá thông qua những bài trắc nghiệm IQ nữa. Thuyết đa trí tuệ sẽ cung cấp cho mỗi người không gian trí tuệ rộng lớn hơn, mỗi học sinh đều có điểm mạnh, các phương thức học tập không giống nhau, kể cả tiềm năng học tập cũng có sự khác biệt. Việc ứng dụng thuyết đa trí tuệ vào giảng dạy LS sẽ giúp học sinh của chúng ta trở nên thông minh hơn, thậm chí sự thông minh của họ còn vượt quá những gì chúng ta có thể tưởng tượng. Từ thực tế đó chúng tôi đã liên môn cùng nhau để phát huy tối đa thuyết đa trí tuệ vận dụng nhiều trí tuệ mà tiêu biểu là trí tuệ ngôn ngữ, trí tuệ logic, trí tuệ toán học, trí tuệ không gian để thực hiện giải quyết một vấn đề Lịch Sử chủ đề 3: Nghệ An trong kháng chiến chống ngoại xâm của dân tộc, khi tiến hành thực hiện tại trường THPT Tân Kỳ chúng tôi đã có sự liên môn giữa môn Lịch sử, môn Ngữ Văn và đặc biệt là môn Toán học để cùng nhau phát huy tối đa khả năng tư duy trí tuệ ở HS và trong quá trình hình thành kiến thức mới dưới sự hướng dẫn liên môn của giáo viên Ngữ văn thì tư duy ngôn ngữ đặc biệt là ngôn ngữ Lịch sử và thâm chí là ngôn ngữ tiếng Anh của các em đã được phát huy năng động và sáng tạo. Trong chủ đề 3, giáo viên môn Toán cũng đã giúp các em phát huy cao độ tư duy toán học để giải quyết vấn đề Lịch sử, các em đã hoàn thành các sản phẩm học tập như : Làm mô hình bằng chất bìa cáttông về đền Thờ Vua Quang Trung ở trên đỉnh núi Dũng Quyết, mô hình bằng đất sét về vai trò của các dân tộc Kinh, Thanh, Thái, Thổ…trong sự nghiệp bảo vệ tổ quốc, các em đã phát huy 1 cách ấn tượng và sâu sắc nhân văn khi vận dụng các trí tuệ thông minh của mình để học và tiếp cận môn Lịch Sử. Bằng tư duy logic toán học các em đã dùng các con số 1 cách chính xác, phân tích lập luận để tạo nên các sản phẩm mang tính tư duy toán học và lịch sử cao. Chính vì vậy mà chúng tôi đã mạnh dạn chia sẻ những kinh nghiệm trong quá trình dạy học tới các đồng nghiệp và các em học sinh như sau: a.Ứng dụng tư duy ngôn ngữ vào hình thành kiến thức mới Howard Gardner đưa ra 7 trí thông minh, 2 trí thông minh đầu tiên có giá trị điển hình trong trường học, 3 trí thông minh tiếp theo thường được gắn với nghệ thuật và 2 trí thông minh cuối được ông xếp vào “trí thông minh cá nhân”, đó là: thông minh về ngôn ngữ, thông minh toán học, thông minh âm nhạc, thông minh thể chất, thông minh hội họa không gian, thông minh nội tâm, thông minh về giao tiếp xã hội. Trí thông minh về ngôn ngữ/lời nói (verbal/linguistic): những người có trí thông minh này có thiên hướng học tập thông qua việc nói và viết, thích đọc, chơi 15
  16. ô chữ, đóng vai, hướng dẫn viên du lịch …..Vì vậy chúng tôi ứng dụng tư duy ngôn ngữ vào hình thành kiến thức mới của chủ đề 3 qua các ví dụ sau: Ví dụ 1 . MỞ ĐẦU “ … Nơi hiểm yếu như thành đồng ao nóng của nước, và là then chốt của các triều đại...”1. Phan Huy Chú đã từng viết như vậy về địa thế và vai trò của vùng đất Nghệ An. Quả đúng như vậy, Nghệ An vừa có địa lợi hiểm trở, lại vừa có yếu tố nhân hòa, nhân kiệt. Trong tiến trình lịch sử dân tộc, Nghệ An luôn chứng tỏ vị thế địa - chiến lược, địa - quân sự quan trọng của nhiều cuộc kháng chiến, khởi nghĩa chống ngoại Sông Lam Núi Ngự xâm,… Vậy, những đóng góp cụ thể của Nghệ An trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc như thế nào? Để dạy học phần mở đầu của chủ đề, GV sẽ thức hiện các bước sau: *Bước 1. GV chia lớp thành 2 nhóm: Nhóm 1: Làm bản video giới thiệu về vị trí địa lí ,vai trò của Nghệ An trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc Nhóm 2: Nhóm đóng vai hưỡng dẫn viên du lịch với các em HS. Bản video và lời thuyết minh của nhóm hưỡng dẫn viên du lịch sẽ hỗ trợ cho nhau thống nhất về nội dung và hình thức . * Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ: HS chuẩn bị sản phẩm học tập ở nhà hai nhóm có sự thống nhất về nội dung và hình ảnh. Nhóm 1 : Em Hiệp và Hào phụ trách chính . Yêu cầu : -Sản phẩm là bản video 2 phút giới thiệu về vị trí địa chiến lược -địa quân sự của Nghệ An. -Sản phẩm sau khi hoàn thành và báo cáo trước lớp sẽ đăng lên Youtobe để quảng bá thêm về Vùng đất Nghệ An giàu truyền thống cách mạng . Nhóm 2 : em Yến Nhi phụ trách chính . Yêu cầu : -Nhóm sẽ lên kịch bản dưới hình thức đóng vai hướng dẫn viên du lịch dẫn các em học sinh của lớp 10B1 tham quan qua màn ảnh nhỏ vùng đất xứ Nghệ( Hưỡng dẫn viên du lịch sẽ giới thiệu về vùng đất Nghệ an thông qua bản video sản phẩm của nhóm 1 ) - Bản thuyết minh được tiến hành bằng bản thuyết minh tiếng Việt đậm chất giọng Nghệ an ngọt ngào và tình cảm và thông qua bản tiếng Anh để giới thiệu về Nghệ An tới bạn bè quốc tế. 16
  17. * Bước 3. Báo cáo kết quả Sản phẩm của nhóm 1 được các em lớp 10B1 đăng lên youtube Sản phảm nhóm 2 : Kịch bản của nhóm 2: Do 1 em đóng vai hướng dẫn viên du lịch và 5 em đóng vai Hs và khách du lịch quốc tế. Quy trình báo cáo sản phẩm: - Các em chào cả lớp nhóm trưởng giới thiệu thành viên - Hướng dẫn viên du lịch vào vai của mình với trang phục áo dài thuyết minh qua Micrô kết hợp bản video được trình chiếu qua màn hình tivi sẽ đưa các bạn vào tiết học 1 cách lôi cuốn và rất thú vị.Bản thuyết trình có nội dung như sau: Bản tiếng việt “… Nơi hiểm yếu như thành đồng ao nóng của nước và là then chốt của các triều đại”. Phan Huy Chú đã từng viết như vậy về địa thế và vai trò của vùng đất Nghệ An. Quả đúng như vậy, Nghệ An vừa có địa lợi hiểm trở, lại vừa có yếu tố nhân hòa, nhân kiệt. Trong tiến trình lịch sử dân tộc, Nghệ An luôn chứng tỏ vị thế địa - chiến lược, địa - quân sự quan trọng của nhiều cuộc kháng chiến, khởi nghĩa chống ngoại xâm,… Thời Bắc thuộc, Nghệ An là địa bàn quan trọng ban đầu của cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan, Dương Thanh. Thời Lý - Trần, nhân dân Nghệ An cũng tích cực tham gia các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống, quân xâm lược Mông - Nguyên. Thế kỉ XV, Nghệ An trở thành địa bàn chiến lược trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Những thắng lợi trên đất Nghệ An như Bồ Đằng, Trà Lân, Khả Lưu, Bồ Ải,… đã góp phần mở rộng địa bàn của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, là bàn đạp quan trọng để nghĩa quân Lam Sơn tiến ra Bắc giành thắng lợi. Nghệ An cũng là địa bàn quan trọng của các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương, phong trào chống Pháp của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh. Nghệ An cũng nhiệt tình hưởng ứng cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ trong thế kỉ XX. Bản tiếng anh … The dangerous place is like a hot water citadel, and the key point of dynasties”. Phan Huy Chu once wrote about the terrain and role of Nghe An land. Indeed, Nghe An has both advantages and disadvantages, as well as elements of peace and genius. In the course of 17
  18. national history, Nghe An has always proved its important geo-strategic, geo-military position in many resistance wars, uprisings against foreign invaders, etc. During the Northern domination, Nghe An was the initial important area of the Mai Thuc Loan and Duong Thanh uprisings. During the Ly - Tran dynasties, Nghe An people also actively participated in the resistance wars against the Song invaders and the Mong - Nguyen invaders. In the 15th century, Nghe An became a strategic area during the Lam Son uprising. The victories in Nghe An such as Bo Dang, Tra Lan, Kha Luu, Bo Ai, etc. contributed to expanding the area of Lam Son uprising, and was an important stepping stone for Lam Son insurgents to move to the North to win. Nghe An is also an important area of uprisings in the Can Vuong movement, the anti-French movement of Phan Boi Chau and Phan Chau Trinh. Nghe An also enthusiastically responded to the resistance wars against the French and the Americans in the twentieth century. (Hình ảnh nhóm 2 báo cáo sản phẩm của mình tại lớp học 10B1 Trường THPT Tân Kỳ ) - 1 em HS đại diện cho nhóm du lịch nói lời cảm ơn tới chị hướng dẫn viên du lịch và thể hiện ý chí quyết tâm của giới trẻ trong việc giữ gìn và phát huy truyền thống của quê hương đất nước * Bước 4. Đánh giá, chốt kiến thức: GV đánh giá, nhận xét, khích lệ, động viên sự nỗ lực của HS và chốt kiến thức, bắt nhịp vào bài học . * Bước 5. Đưa sản phẩm của cả 2 nhóm lên Youtube. Thông qua kịch bản này đã giúp các em phát triển được tư duy ngôn ngữ vận dung các dạng tư duy trí tuệ vào giải quyết 1 vấn đề sẽ đem đến tính hiệu quả cao của tiết học đồng thời định hướng được khả năng phát triển nghề nghiệp tương lai của các em như : Nhà văn/nhà báo, Luật sư, Giáo viên…Đồng thời thông qua thuyết đa trí tuệ có thể kiểm tra xem năng lực thật sự của bản thân, tìm ra phương pháp giảng dạy hiệu quả hơn cho giáo viên ; hai là thông qua việc hiểu biết về năng lực trí tuệ của học sinh để hiểu hơn về sức học của người học, ba là người dạy cần tự nghĩ ra cách thức, quá trình giảng dạy đặc biệt để dạy, cũng như để phù hợp yêu cầu cho những học sinh có trí tuệ đặc thù, bốn là có thể bồi dưỡng, hoặc tư vấn kế hoạch học tập cho học sinh, năm là có thể đánh giá trình độ của người học một cách hợp lý hơn. Ví dụ 2. Khi dạy mục I. Nghệ An với các cuộc khởi nghĩa, kháng chiến chống ngoại xâm từ thời Bắc thuộc đến đầu thế kỉ XV. Phần 2. Nghệ An trong các cuộc khởi nghĩa chống Minh thế kỉ XV. 18
  19. Giáo viên ứng dụng tư duy ngôn ngữ ,tư duy không gian lôgics,tư duy vận động, tư duy không gian ,toán học….để xây dựng nội dung hình thành kiến thức mới thông qua phương pháp và kĩ thuật đóng vai. Quy trình thực hiện: * Bước 1. Giao nhiệm vụ. - GV chuẩn bị kịch bản Nhân vật 1. Lê Lợi: do học sinh Đào Trọng Hậu đóng. 2. Nguyễn Trãi: do học sinh Phạm Hoàng Anh đóng. 3. Nguyễn Chích: do học sinh Phạm Huy Hoàng đóng. 4. Lo Khăm Hoa: do học sinh Nguyễn Đinh Phương Thảo đóng. 5. Các nhân vật quần chúng. Vật dụng: Bàn và lược đồ I. Nội dung Cảnh 1: - Lê Lợi: Tình hình của quân ta vô cùng khó khăn, các tướng sĩ và binh lính chiến đấu trong thời gian dài thiếu quân lương, ta e không trụ nổi. - Nguyễn Trãi: Bẩm chủ tướng: Theo tôi, nghĩa quân Lam Sơn ta nên chuyển địa bàn để mở rộng căn cứ và có hướng phát triển mới. - Nguyễn Chích: Theo tôi, nghĩa quân chuyển chuyển vào Nghệ An, biến Nghệ An thành địa bàn then chốt quan trọng. - Nguyễn Trãi: Ý của tướng Nguyễn Chích rất đúng vì: + Nghệ An có vị trí địa – quân sự hết sức quan trọng, lại có yếu tố nhân hoà, nhân kiệt. + Từ 1407 – 1414, Nghệ An trở thành địa bản doanh của cuộc khởi nghĩa Trần Ngỗi và Trần Quý Khoáng, tướng Nguyễn Cảnh Chân quê ở Thanh Chương trở thành tướng lĩnh chủ chốt dưới ngọn cờ của Trần Ngỗi chống lại quân Minh. Bẩm chủ tướng, mong chủ tướng quyết định. - Lê Lợi: (Trầm tư) sau đó khẳng định: Ta quyết định chuyển địa bàn về Nghệ An, Quân đâu? - Quần chúng: Dạ. - Lê Lợi: Chuẩn bị lên đường. (Đi ra cửa lớp). Cảnh 2: Đi vào, bàn trận đánh. - Nguyễn Trãi: Bẩm chủ tướng: Chúng ta sẽ đánh vào Bồ Đằng (Quỳ Châu), đánh vào Trà Lân, Thành Nghệ An bởi đây là vị trí trọng yếu của quân Minh, đánh thắng sẽ mở ra một giai đoạn mới cho nghĩa quân. - Quần chúng: Bẩm chủ tướng có Tạo mường Lo Khăm Hoa xin gặp. - Lê Lợi: Mời vào. 19
  20. - Lo Khăm Hoa: Tôi là Tạo mường Lo Khăm Hoa – lãnh đạo đội quân áo đỏ và đồng bào các dân tộc miền núi Nghệ An, xin được cùng chủ tướng đánh quân Minh và xin được cung cấp lương thực nuôi quân. - Lê Lợi: Xin đa tạ. Các tướng lĩnh - Quần chúng: (Đồng thanh): Dạ! - Lê Lợi: Chúng ta quyết định giành chiến thắng. - Quần chúng: (Đồng thanh): Rõ! Cảnh 3: - Nguyễn Trãi: Đọc đoạn trích trong Bình Ngô Đại Cáo: “Trọn hay: Đem đại nghĩa để thắng hung tàn, Lấy chí nhân để thay cường bạo. Trận Bồ Đằng sấm vang chớp giật, Miền Trà Lân trúc chẻ tro bay. Sĩ khí đã hăng, Quân Thanh càng mạnh. Trần Trí, Sươn Thọ nghe hơi mà mất vía, Lý An, Phương Chính nín thở cầu thoát thân. Thừa thắng ruổi dài, Tây Kinh quân ta chiếm lại; Tuyển binh tiến đánh, Đông Đô đất cũ thu về.” Kết thúc: chào lớp. - HS dựa vào kịch bản hoàn thành nhiệm vụ của mình - Thời gian : 3 phút * Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ: HS chuẩn bị sản phẩm học tập ở nhà. * Bước 3. Báo cáo kết quả Nhóm HS đóng vai báo cáo kết quả trước lớp, các em đã thực hiện sân khấu hoá lớp học phát huy hết khả năng đa trí tuệ của mình tạo nên 1 tiết học hết sức ý nghĩa hiệu quả và sống động . Sau đây là một vài hình ảnh của các em tại tiết học : ( Hình ảnh minh hoạ cho sự yêu thích của các em dành cho nhóm đóng vai về Khởi Nghĩa Lam Sơn ) * Bước 4. Đánh giá, chốt kiến thức: GV đánh giá, nhận xét, khích lệ, động viên sự nỗ lực của HS và chốt kiến thức. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2