Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng mô hình 5E và ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học chủ đề Cấu trúc của Trái Đất. Thạch Quyển Địa 10 -THPT
lượt xem 6
download
Mục đích nghiên cứu sáng kiến "Vận dụng mô hình 5E và ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học chủ đề Cấu trúc của Trái Đất. Thạch Quyển Địa 10 -THPT" nhằm nghiên cứu vận dụng mô hình 5E và ứng dụng CNTT vào dạy học chủ đề “Cấu trúc của Trái Đất. Thạch Quyển” Địa lí 10 nhằm phát huy năng lực HS, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học môn Địa lí ở trường THPT. Ngoài ra thông qua đề tài giúp bản thân và các đồng nghiệp bồi dưỡng thêm kiến thức để đổi mới PPDH theo công nghệ giáo dục hiện đại.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng mô hình 5E và ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học chủ đề Cấu trúc của Trái Đất. Thạch Quyển Địa 10 -THPT
- PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Ngày nay sự bùng nổ của công nghệ thông tin (CNTT) nói riêng và khoa học công nghệ (KHCN) nói chung đã và đang tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của tất cả các ngành, các lĩnh vực của đời sống xã hội. Việc sử dụng có tính sư phạm những thành quả khoa học công nghệ sẽ làm thay đổi lớn đến hiệu quả của quá trình dạy học, hiệu quả của việc sử dụng các phương tiện dạy học cũng như góp phần tích cực vào việc đổi mới phương pháp dạy học. Không những thế, nhờ có cuộc cách mạng này mà giáo dục đào tạo đã có thể thực hiện được các tiêu chí mới: Học mọi nơi, học mọi lúc và học suốt đời. Để đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp phát triển đất nước và bắt kịp những thay đổi lớn của thời đại, đòi hỏi phải có nguồn nhân lực phát triển cao, phải có những con người năng động, sáng tạo, tự lực, tự cường… điều đó cho thấy giáo dục và đào tạo đóng vai trò hết sức quan trọng, là nền tảng cho việc hoàn thiện con người và là tiền đề cơ bản để phát triển đất nước. Vì vậy giáo dục và đào tạo được xem là quốc sách hàng đầu trong chủ trương, đường lối của Đảng. Trong công cuộc đổi mới toàn diện ngành giáo dục, đổi mới phương pháp dạy học có ý nghĩa quyết định và được triển khai sớm ở các môn học và cấp học. Nghị quyết số 29NQ/TW; Hội nghị Trung ương 8 khoá XI về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT cũng đã nêu rõ:“Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhập và đổi mới tri thức, kĩ năng, phát triển năng lực”. Định hướng cơ bản của việc đổi mới giáo dục là chuyển từ nền giáo dục hàn lâm, xa rời thực tiễn sang một nền giáo dục chú trọng hình thành năng lực hành động, phát huy tính chủ động sáng tạo của học sinh. Để thực hiện tốt định hướng trên giáo viên (GV) cần thay đổi phương pháp dạy học để HS có thể tự học, tự nghiên cứu tri thức và phát triển năng lực của từng cá nhân. Đó cũng là xu hướng thế giới trong cải cách phương pháp giáo dục và phù hợp với mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông mới năm 2018 theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh. Môn Địa lí THPT xác định thực hành, luyện tập, vận dụng là nội dung quan trọng, đồng thời là công cụ thiết thực, hiệu quả để phát triển năng lực của học sinh; chú trọng việc vận dụng kiến thức địa lí vào thực tiễn nhằm góp phần phát triển các năng lực đặc thù của môn học. Chính vì vậy, GV cần phải tạo điều kiện để HS được trực tiếp sử dụng các thiết bị học tập, đặc biệt là các thiết bị công nghệ nhằm đáp ứng hiệu quả ngày càng cao hơn của quá trình dạy học. Hơn nữa, môn Địa lí đòi hỏi HS cần có sự chủ động trong học tập nhất là khối lượng tri thức 2
- khá lớn, thời lượng rèn kĩ năng khá nhiều, tính mới và cập nhật có thể diễn ra liên tục do những thành tựu của khoa học kĩ thuật không ngừng phát triển, vì vậy người học cần có kĩ năng học tập và khi đó, các thiết bị công nghệ, phần mềm, học liệu số sẽ là những trợ thủ đắc lực cho các em. Mô hình 5E là một trong những mô hình dạy học hiện đại đã đáp ứng được những yêu cầu nêu trên. 5E viết tắt của 5 từ bắt đầu bằng chữ E trong tiếng Anh: Engage (Gắn kết), Explore (Khám phá), Explain (Giải thích), Elaborate (Áp dụng) và Evaluate (Đánh giá). Mô hình dạy học 5E có tính hệ thống, gồm một chuỗi hoạt động tổ chức theo logic chặt chẽ, từ việc khám phá tri thức khoa học cơ bản đến áp dụng tri thức đó vào thực tiễn. Vận dụng mô hình 5E và ứng dụng CNTT trong dạy đã tạo điều kiện cho HS tham gia khám phá tìm hiểu kiến thức, tự do tư duy sáng tạo và phát biểu ý kiến, HS được tiếp thu kiến thức dưới hình thức trải nghiệm và vận dụng vào đời sống thực tiễn. Từ đó học sinh có cơ hội phát triển năng lực một cách khoa học và bền vững. Qua nghiên cứu chương trình và thực tiễn dạy học cho thấy, môn Địa lí lớp 10 có khối lượng kiến thức lớn, có nhiều kiến thức gần gũi, thiết thực, dễ áp dụng vào thực tiễn nên khá phù hợp để tổ chức dạy học theo mô hình 5E. Vì vậy, việc áp dụng mô hình 5E và ứng dụng CNTT trong bộ môn Địa lí ở trường phổ thông là có tính khả thi và hiệu quả, không chỉ tạo môi trường học tập tiên tiến mà còn dựa trên sự tương tác hiệu quả của CNTT đã góp phần phát triển năng lực cho HS, đáp ứng yêu cầu của Chương trình giáo dục phổ thông mới. Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Vận dụng mô hình 5E và ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học chủ đề “Cấu trúc của Trái Đất. Thạch Quyển” Địa Lí 10 – THPT” . 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu vận dụng mô hình 5E và ứng dụng CNTT vào dạy học chủ đề “Cấu trúc của Trái Đất. Thạch Quyển” Địa lí 10 nhằm phát huy năng lực HS, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học môn Địa lí ở trường THPT. Ngoài ra thông qua đề tài giúp bản thân và các đồng nghiệp bồi dưỡng thêm kiến thức để đổi mới PPDH theo công nghệ giáo dục hiện đại. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu Sáng kiến này nghiên cứu các nội dung sau đây: Nghiên cứu cơ sở lý luận về mô hình 5E và ứng dụng CNTT trong dạy học. Khảo sát, đánh giá về thực trạng sử dụng mô hình 5E và ứng dụng CNTT trong dạy học Địa lí trên địa bàn huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An. 3
- Đề xuất quy trình dạy học theo mô hình 5E và các phần mềm, thiết bị công nghệ sử dụng trong dạy học chủ đề “Cấu trúc của Trái đất. Thạch Quyển” Địa lí 10. Xây dựng các kế hoạch bài dạy trong chủ đề “Cấu trúc của Trái Đất. Thạch Quyển” Địa lí 10 theo hướng vận dụng mô hình 5E và sử dụng CNTT. Tiến hành thực nghiệm sư phạm để xem xét khả năng ứng dụng của đề tài trong việc nâng cao hiệu quả dạy học chủ đề “Cấu trúc của Trái Đất. Thạch Quyển” Địa lí 10. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Mô hình 5E và CNTT vào dạy học chủ đề “Cấu trúc của Trái Đất. Thạch Quyển” Địa lí 10. 4.2. Phạm vi nghiêm cứu Nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu cơ sở lí luận, cơ sở thực tiễn dạy học về mô hình 5E và ứng dụng CNTT. Đề xuất quy trình dạy học theo mô hình 5E, các thiết bị, phần mềm… Xây dựng được các kế hoạch bài dạy trong chủ đề “Cấu trúc của Trái Đất. Thạch Quyển” Địa lí 10 theo mô hình 5E. Không gian nghiên cứu: Đề tài được triển khai nghiên cứu cho HS khối 10 tại trường THPT Đô Lương 2, Đô Lương 3, tỉnh Nghệ An. Thời gian nghiên cứu: Đề tài thực hiện trong 2 năm, năm học 2020 2021 và 20212022. 5. Phương pháp nghiên cứu Để nghiên cứu đề tài chúng tôi sử dụng các phương pháp sau: Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận: + Sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống, khái quát hóa,...các thông tin, các văn kiện, tài liệu, Nghị quyết của Đảng, Nhà nước và các tài liệu có liên quan đến đề tài nhằm thiết lập cơ sở lý luận cho vấn đề nghiên cứu. + Nghiên cứu lý luận về mô hình dạy học 5E và ứng dụng CNTT trong dạy học Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: + Phương pháp điều tra theo bảng hỏi nhằm tìm hiểu thực trạng vận dụng mô hình 5E và ứng dụng CNTT trong dạy học môn Địa lí ở các trường THPT trên địa bàn. 4
- + Phương pháp quan sát các hoạt động của giáo viên, học sinh trong các giờ học, điều kiện dạy và học của giáo viên và học sinh. + Phương pháp phỏng vấn giáo viên và học sinh, các nhà quản lý giáo dục nhằm có được những thông tin về dạy học theo mô hình 5E, làm sáng tỏ những nhận định khách quan của kết quả nghiên cứu. + Nghiên cứu các sản phẩm của giáo viên và học sinh (giáo án, phiếu học tập,...). + Phương pháp thống kê toán học sử dụng để tính toán các tham số đặc trưng, so sánh kết quả thực nghiệm. 6. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu đề tài Về lý luận: Phân tích làm sáng tỏ cơ sở lý luận về dạy học theo mô hình 5E và ứng dụng CNTT trong dạy học. Trong đó bao gồm hệ thống các khái niệm liên quan đến dạy học theo mô hình 5E, bản chất, quy trình dạy học và lý thuyết về ứng dụng các phần mềm trong dạy học. Về thực tiễn: + Đề tài góp phần đánh giá được thực trạng vận dụng mô hình 5E và ứng dụng CNTT trong dạy học môn Địa lí ở các trường THPT. + Đề xuất được quy trình dạy học theo mô hình 5E trong dạy học Địa lí THPT + Thiết kế môt sô bài h ̣ ́ ọc theo mô hình 5E có ứng dụng CNTT + Ứng dụng một số phần mềm và thiết bị vào dạy học Địa lí + Thông qua sáng kiến này chúng tôi đóng góp thêm với các bạn đồng nghiệp về đổi mới PPDH phát triển phẩm chất, năng lực học sinh. 5
- PHẦN II NỘI DUNG Chương 1 – Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của đề tài 1.1.Tổng quan về vấn đề nghiên cứu Trên thế giới đã có không ít những công trình nghiên cứu về 5E, dưới nhiều tên gọi khác nhau. Change hạn: 5E instructional model (Bybee R. W. , 2014); 5E learning cycle model (Campbell M. A., 2000), Ceylan E. & Geban O., 2009); 5E mobile inquiry learning approach (Cheng P., Yang Y. C., Chang S. H. & Kuo F. R., 2016); 5E learning cycle instruction (Kaynar D., Tekkaya C. & Çakıroğlu J., 2009),… Trong SK này chúng tôi sử dụng thuật ngữ “Mô hình 5E” để nhấn mạnh hoạt động kiến tạo tri thức của học sinh trong quá trình vận dụng chu trình dạy học 5E. Quá trình học tập là một quá trình liên tục, kết thúc quy trình với một nội dung học tập này sẽ là khởi đầu của một quy trình mới, với một nội dung học tập mới. Việc sử dụng thuật ngữ 5E thay cho thuật ngữ CTDH 5E nhằm làm rõ cơ sở nền tảng của chu trình 5E (dựa trên lý thuyết kiến tạo) và cũng để thể hiện rõ sự phát triển khi đề tài SK vận dụng các kết quả nghiên cứu đã có vào dạy học chủ đề “Cấu trúc của Trái Đất. Thạch Quyển” Địa lí 10 THPT. Ở Việt Nam đã có một số tác giả trong nước nghiên cứu, tìm hiểu về CTDH 5E như: Phan Thị Bích Đào và Vũ Thị Minh Nguyệt (2016), Dương 4 Giáng Thiên Hương (2017), Ngô Thị Phương (2019), Trần Bá Hoành (2002),... Có thể thấy các nghiên cứu trong nước và ở nước ngoài đều tập trung vào đối tượng SV phổ thông, ít có kết quả công bố về việc nghiên cứu vận dụng mô hình 5E vào đối tượng là HS, đặc biệt là trong dạy học môn Địa lí ở các trường THPT. 1.2. Cơ sở lí luận 1.2.1. Mô hình dạy học 5E 1.2.1.1. Khái niệm Theo David Kolb “học tập là quá trình trong đó tri thức được kiến tạo thông qua sự chuyển hoá của kinh nghiệm”. Kết quả của kiến thức là sự kết hợp giữa nắm bắt kinh nghiệm và chuyển đổi nó. Chu trình học tập 5E là chu trình xác định quá trình học tập dựa trên triết lý học tập trải nghiệm của John Dewey và chu trình học tập trải nghiệm của David Kolb đề xuất. Bởi vậy có thể nói: CTDH 5E đã dựa trên nền tảng là lý thuyết kiến tạo nhận thức. Quá trình học tập là một quá trình liên tục, kết thúc quy trình này sẽ là khởi đầu của một quy trình mới, với một nội dung học tập mới. Năm bước của CTDH 5E là cụ thể hoá con đường hình thành 6
- kiến thức mới của người học theo lý thuyết kiến tạo, bởi vì chu trình bắt đầu từ kiến thức đã có, liên kết với những ý tưởng mới dần dần hình thành nên những kiến thức mới. Như vậy, kiến thức đến với người học không phải “trên trời rơi xuống” mà đến một cách “tự nhiên”; người học hiểu được kiến thức này xuất phát từ đâu, do đâu mà có và kiến thức này liên quan gì, có thể vận dụng được gì đến thực tiễn nghề nghiệp của mình 1.2.1.2. Đặc điểm của mô hình dạy học 5E + Mô hình dạy học 5E có tính hệ thống, gồm một chuỗi hoạt động tổ chức theo logic chặt chẽ, từ việc khám phá tri thức khoa học cơ bản đến áp dụng tri thức đó vào thực tiễn. Chuỗi hoạt động này còn thể hiện sự gắn kết qua các chủ đề dạy học khác nhau, tạo ra sự kế thừa, phát triển các mạch nội dung tri thức khoa học. + Học sinh được đặt ở vị trí trung tâm, tích cực, chủ động tham gia các hoạt động học tập. Học qua trải nghiệm được coi là hoạt động trọng tâm trong quá trình khám phá tìm tòi tri thức mới, hình thành phương pháp nghiên cứu, tìm hiểu cũng như áp dụng tri thức vào thực tiễn. + Mô hình 5E thích hợp để tổ chức dạy học theo chủ đề, quá trình dạy học được diễn ra trong một đơn vị thời gian lớn hơn 1 tiết học. Kết hợp giữa dạy h ọc trên lớp và tự học, tự chuẩn bị ở nhà, cũng như học tập ở vườn trường hay ngoài môi trường tự nhiên, cơ sở sản xuất,... Qua việc giải quyết một chủ đề trọn vẹn, học sinh có cơ hội hình thành và phát triển năng lực một cách khoa học và bền vững. + Dạy học theo mô hình 5E, giáo viên có điều kiện để tổ chức dạy học tích hợp, dạy học theo dự án và dạy học theo định hướng giáo dục STEM + Mô hình 5E còn nhấn mạnh việc đánh giá trong suốt quá trình dạy học, kết hợp giữa đánh giá chẩn đoán đầu vào, đánh giá quá trình và đánh giá tổng kết đầu ra, kết hợp giữa tự đánh giá của học sinh, nhóm và đánh giá của giáo viên. 1.2.1.3. Các giai đoạn và cách tiến hành các bước dạy học theo mô hình 5E Mô hình 5E gồm có 5 giai đoạn trong một chuỗi quá trình dạy học là: Engagement, Exploration, Explanation, Elaboration và Evaluation Engagement (Gắn kết): Đây là giai đoạn đầu của chu kì học tập. Mục tiêu của giai đoạn này là thiết lập động cơ và tạo hứng thú học tập cho HS, làm rõ những phát hiện mà HS đã biết hoặc suy nghĩ về chủ đề bài học. Thông qua các hoạt động đa dạng, GV thu hút sự quan tâm, kích thích sự tò mò của HS tìm hiểu các khái niệm sắp tới. GV nên đặt câu hỏi mở, làm bộc lộ ý tưởng về nội dung bài học, sau đó đặt việc học trong bối cảnh có ý nghĩa để HS cảm thấy có sự liên hệ 7
- và kết nối với những kiến thức hoặc trải nghiệm trước đó, tạo tâm thế sẵn sàng tìm hiểu kiến thức mới. Exploration (Khám phá): Trong giai đoạn này, HS được chủ động khám phá các khái niệm mới thông qua các trải nghiệm học tập cụ thể. GV cung cấp kiến thức hoặc những trải nghiệm mang tính cơ bản, nền tảng, dựa vào đó các kiến thức mới có thể được bắt đầu. Cụ thể, giai đoạn này, HS sẽ trực tiếp khám phá và thao tác trên các vật liệu hoặc học cụ đã được chuẩn bị sẵn. GV có thể yêu cầu HS làm việc cá nhân, thảo luận nhóm thực hiện các hoạt động như: quan sát, mô tả, ghi chép, làm thí nghiệm, thiết kế, thu thập số liệu…để dự đoán và hình thành giả thuyết mới, khám phá nội dung của chủ đề học tập. Trong giai đoạn này, GV đóng vai trò là nhà tư vấn cho HS. Explanation (Giải thích): Ở giai đoạn này, GV giới thiệu các thuật ngữ mới, khái niệm mới, công thức mới, giúp HS kết nối và thấy được sự liên hệ với trải nghiệm trước đó. Thông qua việc GV hướng dẫn HS tổng hợp kiến thức mới và khuyến khích HS giải thích các khái niệm, các định nghĩa và các nội dung vừa tìm hiểu được. Đặc biệt, GV tạo điều kiện cho HS được giải thích cách làm của mình, trình bày các minh chứng, lập luận của cá nhân, so sánh với cách giải thích của các bạn trong nhóm hoặc nhóm khác, miêu tả, phân tích các trải nghiệm hoặc quan sát thu nhận được ở bước Khám phá. Elaborate (Củng cố): Giai đoạn này tập trung vào việc tạo cho HS có được không gian áp dụng khái niệm và kĩ năng được học ở bước trên vào giải quyết những tình huống mới (yêu cầu HS giải thích cách làm của mình). Evaluation (Đánh giá): Mô hình 5E tạo cơ hội cho HS xem xét, suy nghĩ về việc học của mình, tạo cơ hội cho HS thay đổi kiến thức, kĩ năng, thái độ. GV có thể đánh giá HS chính thức (dưới dạng các bài kiểm tra, bài tập viết, bài trắc nghiệm) và phi chính thức (dưới dạng những câu hỏi nhanh), hoặc có thể quan sát HS thông qua các hoạt động nhóm nhỏ, nhóm lớn để xem xét sự tương tác trong quá trình học. GV thu thập minh chứng học tập của HS để thấy được HS có thay đổi về suy nghĩ hoặc hành vi trong quá trình học. Mô hình dạy học 5E được tiến hành qua các bước được tóm tắt ở bảng sau: 8
- 1.2.1.4. Vai trò của mô hình dạy học 5E trong dạy học phát triển phẩm chất năng lực học sinh. Mô hình dạy học 5E là một trong những mô hình dạy học theo tiếp cận phát triển năng lực học sinh. Mô hình 5E vừa tạo cơ hội cho học sinh hình thành kiến thức bằng cách khám phá, trải nghiệm vừa khuyến khích các em vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học bằng cách tình huống gắn liền với thực tiễn. Trong mô hình 5E, HS được đặt ở vị trí trung tâm của quá trình dạy học, chủ động, tích cực, tự lực tham gia các hoạt động học tập. Giáo viên đóng vai trò là người hướng dẫn, gợi mở và tạo các cơ hội cho học sinh khám phá, trải nghiệm, tìm tòi, giải quyết vấn đề. Mô hình 5E dựa trên tiếp cận dạy học khám phá, trải nghiệm để HS tìm ra tri thức khoa học, từ đó vận dụng để giải quyết các vấn đề thực tiễn. Do đó, học tập bằng mô hình này, HS sẽ có nhiều cơ hội để hình thành, phát triển các phẩm chất, năng lực chung cũng như các năng lực đặc thù trong các môn học. Địa lí là môn học vừa thuộc nhóm khoa học xã hội, vừa thuộc nhóm khoa học tự nhiên. Nội dung môn Địa lí gắn liền với đời sống, mang tính thực tiễn cao. Do đó, khá phù hợp với mô hình dạy học 5E. Vận dụng mô hình 5E trong dạy học môn Địa lí HS sẽ có nhiều lợi thế để phát triển các năng lực đặc thù. Ở bước “Khám phá”, “Giải thích”, HS được học qua trải nghiệm bằng các hoạt động thực hành (quan sát, trải nghiệm) để tìm tòi, khám phá tri thức khoa học. Nhờ vậy mà HS hình thành được năng lực tìm hiểu thế giới sống, năng lực nhận thức Địa lí. Bước “Áp dụng”, học sinh được tạo cơ hội phát triển năng lực vận dụng kiến thức đã học 9
- vào thực tiễn qua việc giải quyết tình huống gắn liền với thực tiễn đời sống hàng ngày. Qua quá trình tổ chức dạy học theo 5 bước của mô hình 5E, học sinh còn được hình thành và phát triển các năng lực chung, như năng lực tự học qua các hoạt động tự lực tìm kiếm thông tin, thực hiện các quan sát… năng lực giải quyết vấn đề qua các hoạt động ở bước “Gắn kết” và “Áp dụng”; năng lực hợp tác sẽ được hình thành xuyên suốt cả 5 bước, bởi trong mô hình 5E hình thức thảo luận nhóm sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn, học sinh tích cực, chủ động hơn. Qua các hoạt động làm việc nhóm, học sinh sẽ hình thành các năng lực như phân công nhiệm vụ, phối hợp để hoàn thành nhiệm vụ chung; năng lực sử dụng ngôn ngữ để thuyết trình, lập luận, chứng minh, giải thích. 1.2.1.5. Nguyên tắc tổ chức hoạt động học tập theo mô hình 5E Các nguyên tắc khi thiết kế các hoạt động dạy học gồm: Đảm bảo tính hệ thống; Đảm bảo đạt chuẩn yêu cầu về KT, KN, NL theo quy định của Bộ GD ĐT; Đảm bảo sự hứng thú, tích cực, chủ động tìm tòi, khám phá; Đảm bảo tính chính xác khoa học, có tính liên hệ thực tiễn; Đảm bảo sự kết hợp hài hòa giữa các giai đoạn tổ chức dạy học các pha của mô hình 5E; Đảm bảo phát triển NL tìm tòi, khám phá , tự học cho HS trong quá trình tổ chức hoạt động dạy học. Như vậy, khi thiết kế các hoạt động dạy học, ngoài việc giúp HS lĩnh hội tri thức GV cần hướng dẫn, định hướng cho HS phát triển được những NL cần thiết để giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình học tập cũng như vận dụng kiến thức vào thực tế. 1.2.2. Sơ lược dạy học ứng dụng CNTT (IT) 1.2.2.1. Khái niệm Thuật ngữ “công nghệ thông tin” (CNTT) được giải thích là “tập hợp các phương pháp khoa học, công nghệ và công cụ kĩ thuật hiện đại để sản xuất, truyền đưa, thu thập, xử lí, lưu trữ và trao đổi thông tin số”, thông qua các tín hiệu số. Các công cụ kĩ thuật hiện đại chủ yếu là máy tính và viễn thông nên ngày nay, nhiều người thường sử dụng thuật ngữ “CNTT và truyền thông” (ICT) như một từ đồng nghĩa rộng hơn cho CNTT (IT). 10
- Nhìn chung, khi nói đến CNTT trong dạy học, giáo dục, chúng ta cần nói đến ba phương diện: (1) Kho dữ liệu, học liệu số, phục vụ cho d ạy h ọc, giáo dục; (2) Các phương tiện, công cụ kĩ thuật hiện đại như máy tính, mạng truyền thông, thiết bị công nghệ với đặc điểm chung là cần nguồn điện năng để vận hành và có thể sử dụng trong dạy học, giáo dục; (3) Phương pháp khoa học, công nghệ, cách thức tổ chức, khai thác, sử dụng, ứng dụng nguồn học liệu số, thiết bị công nghệ trong dạy học, giáo dục. 1.2.2.2. Vai trò của công nghệ thông tin trong dạy học CNTT có vai trò rất quan trọng trong dạy học, giáo dục, có thể phân tích một số vai trò cơ bản như sau: Đa dạng hóa hình thức dạy học, giáo dục CNTT tạo điều kiện để đa dạng hóa hình thức dạy học, giáo dục, đáp ứng mục tiêu học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập dựa trên sự kích hoạt môí tương tác xã hội, khuyến khich s ́ ự tham gia của các nhà giáo dục và chuyên gia, tạo dựng một cộng đồng chia sẻ thông tin và nguồn tài nguyên học tập trong dạy học, giáo dục có trách nhiệm. CNTT còn hỗ trợ GV chuẩn bị cho việc dạy học, giáo dục, xây dựng kế hoạch dạy học, giáo dục cụ thể là kế hoạch bài dạy, làm cơ sở quan trọng cho việc tổ chức quá trình dạy học trong/ngoài lớp học một cách tích cực, hiệu quả. Cụ thể như, CNTT hỗ trợ người học thiết kế kế hoạch bài dạy triển khai bằng các phần mềm, khai thác các phần mềm để tổ chức dạy học bằng trò chơi, thực hành mô phỏng, thực hành thi đua nâng cao hứng thú HS cũng như rèn luyện kĩ năng người học một cách chủ động thông qua các cải tiến về hình thức dạy học. Như vậy, CNTT góp phần tạo ra môi trường giáo dục đa dạng để người học phát triển và hoàn thiện bản thân thông qua sự đa dạng hóa hình thức dạy học. Tạo điều kiện học tập đa dạng cho HS CNTT tạo điều kiện để người học khám phá tích cực và chủ động nguồn tri thức, tương tác với người dạy qua các thao tác để phát triển năng lực của bản thân một cách hiệu quả, không chỉ là năng lực nhận thức, năng lực thực hành có liên quan đến tri thức, kĩ năng mà còn năng lực CNTT và các phẩm chất có liên quan. Nhờ CNTT với các tính năng của nó, người học sẽ có thể tự học và chọn lựa thông tin phù hợp để phát triển bản thân. Thông qua đó, người học cũng có điều kiện để khám phá chính mình, hoàn thiện bản thân với những tri thức, kĩ năng còn hạn chế bằng cách thay đổi chính mình. CNTT cũng hỗ trợ HS phát triển, nâng cao năng lực thích ứng, nhất là với các điều kiện đặc biệt về thời gian, hoàn cảnh, để góp phần phát triển nhân cách của 11
- HS. Cụ thể, thúc đẩy năng lực ứng dụng của người học, nhất là năng lực ứng dụng và thực hành trong bối cảnh xã hội phát triển với các yêu cầu của cuộc cách mạng công nghệ 4.0 với sự đổi thay của công nghệ, máy móc và tự động hóa. CNTT đã hỗ trợ người học có thể học mọi lúc, mọi nơi, cụ thể như học qua e Learning hay học theo phương thức lớp học đảo ngược. Ngoài ra, CNTT giúp người học có thể chủ động về thời gian nhất là đảm bảo việc học tập liên tục ngay cả những điều kiện khó khăn, bất thường. Hỗ trợ GV thực hiện dạy học, giáo dục phát triển PC, NL, HS một cách thuận lợi và hiệu quả Có thể tóm tắt về vai trò hỗ trợ GV thực hiện dạy học, giáo dục phát triển PC, NL HS qua hình dưới đây. Hình 1.1. Vai trò của CNTT đối với hoạt động dạy học, giáo dục của GV Cụ thể, CNTT hỗ trợ GV chuẩn bị cho việc dạy học, giáo dục, xây dựng kế hoạch dạy học, giáo dục cụ thể là kế hoạch bài dạy, làm cơ sở quan trọng cho việc tổ chức quá trình dạy học trong/ngoài lớp học một cách tích cực, hiệu quả. Cụ thể như, CNTT hỗ trợ người học thiết kế kế hoạch bài dạy triển khai bằng các phần mềm, khai thác các phần mềm để tổ chức dạy học bằng trò chơi, thực hành mô phỏng, thực hành thi đua nâng cao hứng thú HS cũng như rèn luyện kĩ năng người học một cách chủ động dựa trên các học liệu tìm kiếm được. CNTT còn tạo điều kiện để GV đánh giá kết quả học tập và giáo dục; nhất là tổ chức kiểm tra đánh giá bằng cách ứng dụng CNTT từ khâu chuẩn bị, thực hiện, giám sát, kiểm tra và đánh giá. CNTT còn có thể chủ động tổ chức kiểm tra đánh giá dựa trên các dữ liệu nội dung kiểm tra đánh giá đã được xây dựng, tiến hành tổ chức kiểm tra đánh giá trên nền tảng CNTT với các tính năng vượt trội để đảm bảo các yêu cầu về tính khách quan, công bằng… của kì đánh giá. CNTT còn theo dõi sự tiến bộ, phát triển người học một cách hiệu quả thông qua các dữ liệu, các minh chứng và cơ sở đề xuất tác động dạy học, giáo dục phù hợp. Đơn cử như các phần mềm có thể hỗ trợ việc xây dựng các bài kiểm tra, lưu trữ kết quả học tập và rèn luyện của người học; ghi nhận và so sánh về các diễn tiến học tập, sự tiến bộ của người học. Tạo điều kiện tự học, tự bồi dưỡng của GV Hỗ trợ việc đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, phát triển nghề nghiệp trước và sau khi trở thành người GV chính thức; kết nối với cơ sở đào tạo, trường đại học sư phạm và cộng đồng GV dài lâu và hiệu quả. 12
- Hỗ trợ và góp phần cải thiện kĩ năng dạy học, quản lí lớp học, cải tiến và đổi mới việc dạy học, giáo dục đối với GV bằng sự hỗ trợ thường xuyên và liên tục với những hình thức khác nhau Giúp GV sử dụng hiệu quả nguồn học liệu, thiết bị công nghệ, công cụ phần mềm một cách hiệu quả trong hoạt động dạy học, giáo dục theo định hướng mới, kĩ năng mới từ đó phát triển năng lực nghề nghiệp thông qua việc tự bồi dưỡng và tự giáo dục và hoàn thiện nhân cách nghề nghiệp. Giáo dục và dạy học không ngừng phát triển và đồng hành với sự phát triển của khoa học; vì thế, CNTT với khả năng của mình sẽ cung cấp nguồn học liệu, các tri thức hiện đại về phương pháp, kĩ thuật dạy học, cập nhật các hướng dẫn mới có liên quan đến hoạt động dạy học, giáo dục của ngành để thực hiện các nhiệm vụ nghề nghiệp một cách hiệu quả. 1.2.2.3. Một số yêu cầu đặt ra trong việc ứng dụng công nghệ thông tin Việc ứng dụng CNTT trong dạy học, giáo dục tuân thủ các yêu cầu sau: Đảm bảo tính khoa học Để có thể ứng dụng CNTT, học liệu số và thiết bị công nghệ trong dạy học, giáo dục điều thiết yếu là đảm bảo các định hướng ứng dụng theo yêu cầu phù hợp giữa mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức dạy học, giáo dục, kiểm tra, đánh giá với đặc trưng về CNTT, học liệu số và thiết bị công nghệ định hướng ứng dụng trong dạy học, giáo dục. Ứng dụng CNTT, học liệu số và thiết bị công nghệ phải được nghiên cứu, dựa trên quan điểm, lí thuyết khoa học, phù hợp với các mô hình cụ thể. Việc ứng dụng này phải từng bước đảm bảo tính đồng bộ, nâng cao hiệu quả sử dụng CNTT, học liệu số và thiết bị công nghệ trong dạy học, giáo dục của nhà trường nói riêng, hướng đến hiệu quả của dạy học, giáo dục nói chung. Đảm bảo tính sư phạm Đảm bảo phù hợp với quan điểm sư phạm, quan điểm về tổ chức hoạt động dạy học, giáo dục. Trong đó, cần đảm bảo việc ứng dụng CNTT đáp ứng được mục tiêu, nội dung của hoạt động dạy học, giáo dục; phù hợp với hình thức, phương pháp tổ chức hoạt động dạy học, giáo dục. Bên cạnh đó, cần tính đến việc phù hợp với điều kiện, môi trường tổ chức dạy học, giáo dục sao cho kết quả cuối cùng là đạt được mục tiêu của chương trình giáo dục, xa hơn là mục tiêu giáo dục theo quy định. Đảm bảo tương thích với các đặc điểm của quá trình dạy học, giáo dục nhất là yêu cầu của dạy học phát triển phẩm chất, năng lực. 13
- Đảm bảo tuân thủ tính logic của hoạt động tổ chức dạy học, giáo dục nhất là các pha của hoạt động dạy học, các bước và yêu cầu khi xây dựng và triển khai kế hoạch bài dạy, kế hoạch giáo dục... Bên cạnh đó, việc ứng dụng CNTT, học liệu số và thiết bị công nghệ không làm mất đi, giảm đi các yêu cầu về sư phạm trong nhân cách và nhất là năng lực nghề nghiệp của người GV dù có triển khai hình thức dạy học, giáo dục nào. Những yêu cầu sư phạm về đạo đức nghề nghiệp, kĩ năng dạy học, kĩ năng giáo dục và các yêu cầu khác có liên quan đến nhiệm vụ phát triển năng lực và phẩm chất HS của người GV cần đảm bảo thực thi một cách trọn vẹn. Đảm bảo tính pháp lí Đảm bảo các hướng dẫn cơ bản, quy định về ứng dụng CNTT trong dạy học, giáo dục của Bộ GDĐT đã ban hành: Quy định mô hình ứng dụng CNTT trong trường phổ thông; Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ CNTT hàng năm; Quy định về quản lí, vận hành và sử dụng hệ thống cơ sở dữ liệu ngành về giáo dục mầm non, GDPT và giáo dục thường xuyên... Đảm bảo các quy định về quản lí và tổ chức dạy học trực tuyến, cụ thể là hoạt động dạy học, kiểm tra, đánh giá, học liệu và quản lí, lưu trữ hồ sơ dạy học trực tuyến. Tuân thủ Luật An ninh mạng, Bộ quy tắc ứng xử trên mạng xã hội. Cụ thể: Đảm bảo an toàn an ninh thông tin, nhân lực sử dụng CNTT, quản lí và chỉ đạo điều hành; an toàn thong ̂ tin vơí cać hệ thông ̀ cứng, phân ́ CNTT (phân ̀ mêm, ̀ website...). 1.2.2.4. Một số thiết bị và phần mềm hỗ trợ hoạt động dạy học môn Địa lí Một số thiết bị công nghệ cơ bản Thiết bị công nghệ hỗ trợ hoạt động dạy học, giáo dục hiện nay khá đa dạng và phong phú. Theo các Thông tư số 16/2019/TTBGDĐT ngày 04/9/2019 và Thông tư số 44/2020/TTBGDĐT ngày 03/11/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu, thiết bị CNTT dùng chung cho trường phổ thông có thể kể đến như: máy chiếu đa năng và màn chiếu; máy chiếu vật thể; tivi; máy vi tính (để bàn hoặc xách tay); thiết bị âm thanh; radiocassette; máy in laser; máy ảnh kĩ thuật số. Ngoài ra một loại thiết bị quan trọng hiện nay mà rất nhiều môn học cần dùng đến là thiết bị kết nối mạng và đường truyền Internet. Tài liệu đọc này sẽ tập trung giới thiệu một số thiết bị công nghệ cơ bản ở các trường phổ thông và thường được GV sử dụng. 14
- Hình 1.2. Một số loại thiết bị công nghệ cơ bản hỗ trợ hoạt động dạy học, giáo dục Các phần mềm hỗ trợ dạy học môn Địa lí ở cấp THPT Máy tính cá nhân là một trong các thiết bị công nghệ hỗ trợ hoạt động dạy học và giáo dục quen thuộc, phổ biến với hầu hết mọi GV, HS của các cấp học phổ thông. Để thiết bị máy tính (nói chung, và còn được gọi là phần cứng máy tính) có thể vận hành và phục vụ các yêu cầu của người dùng thì cần phải có các phần mềm với nhiều chức năng và đặc điểm khác nhau được cài đặt sẵn trên máy. Do vậy, GV, HS dùng thiết bị máy tính cá nhân để hỗ trợ cho hoạt động dạy học và giáo dục cũng đồng nghĩa với việc khai thác, sử dụng các phần mềm máy tính trong hoạt động dạy và học. Các phần mềm trên máy tính vừa có thể hỗ trợ các hoạt động giảng dạy của GV, hoạt động học tập của HS (phần mềm MS PowerPoint được sử dụng để thiết kế và trình chiếu bài giảng đa phương tiện trên lớp học đối với GV ), vừa có thể sử dụng để tạo ra các nguồn học liệu số, sản phẩm học tập để phục vụ cho việc dạy học và giáo dục (phần mềm MS Word được GV dùng để soạn thảo kế hoạch bài dạy, phiếu học tập, và HS thực hiện bài báo cáo thuyết trình nhóm/cá nhân). Phần mềm máy tính (computer software) còn được biết đến với các tên gọi khác: công cụ (tool), ứng dụng (application), nền tảng/hệ thống (platform/system) tùy thuộc vào đặc điểm, chức năng, mục đích sử dụng. Sản phẩm của phần mềm có thể là các nguồn tài nguyên, học liệu số phục vụ cho dạy học, giáo dục, bên cạnh chức năng hỗ trợ cho các hoạt động dạy và học trong/ngoài lớp học. Phần mềm hỗ trợ hoạt động dạy học, giáo dục được hiểu là các sản phẩm công nghệ được tạo ra bởi các phần mềm lập trình và phần mềm ứng dụng nhằm ra lệnh cho máy tính thực hiện các yêu cầu về nội dung và phương pháp dạy học, 15
- giáo dục và các yêu cầu khác có liên quan đến hoạt động dạy học và giáo dục. Đó còn là công cụ để ứng dụng nhằm hỗ trợ cho hoạt động dạy học, giáo dục được diễn ra một cách thuận lợi hơn, đạt được hiệu quả cao hơn. Bảng 1.1: Một số phần mềm hỗ trợ hoạt động dạy học, giáo dục 1.3. Cơ sở thực tiễn 1.3.1. Thực trạng sử dụng mô hình dạy học 5E kết hợp với ứng dụng CNTT trong dạy học Địa lí ở các trường THPT trên địa bàn huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An. Để nắm được thực trạng chúng tôi đã tiến hành khảo sát thăm dò ý kiến các giáo viên Địa lí về sử dụng mô hình 5E và ứng dụng CNTT trong dạy học của 16 GV tại 05 trường THPT (Đô Lương 1, Đô Lương 2, Đô Lương 3, Đô Lương 4 và trường dân lập Duy Tân) từ tháng 9/2021. Hình thức khảo sát là sử dụng bảng tính trên Google Forms (ứng dụng nền web được sử dụng để tạo biểu mẫu thu thập số liệu) kết hợp với điều tra trực tiếp. Link khảo sát: https://forms.gle/aw5dCcHcGYGASAyj7 Kết quả khảo sát như sau: 1.3.1.1. Kết quả sát thực trạng vận dụng mô hình 5E Qua kết quả điều tra kết hợp trao đổi với một số giáo viên, chúng tôi thấy phương pháp dạy học của GV đã có những bước đổi mới theo hướng tích cực hóa 16
- hoạt động học tập của học sinh. Tuy nhiên, số lượng GV áp dụng những phương pháp này còn ít chưa thường xuyên, đặc biệt là dạy học theo mô hình 5E. Chỉ có 6,2% GV sử dụng thường xuyên, 56,3% không thường xuyên sử dụng, 37,5% GV chưa tiếp cận với mô hình này. Biểu đồ 1.1: Tỉ lệ ý kiến của giáo viên về sử dụng mô hình 5E Kết quả thăm dò đã cho thấy đa số các GV đã có ý thức đổi mới phương pháp dạy học nhưng việc vận dụng mô hình 5E chưa được GV quan tâm nhiều, việc vận dụng phương pháp này vào dạy học chưa phổ biến. Qua phỏng vấn trực tiếp thầy giáo Trần Duy Vĩnh – GV trường Đô Lương 1, chúng tôi tìm được câu trả lời “vì đây là phương pháp dạy học còn mới mẻ nên rất nhiều giáo viên chưa sử dụng thường xuyên”. Tuy nhiên qua kết quả điều tra bảng 1.2 cũng cho thấy 100% GV cho rằng việc sử dụng mô hình 5E là rất cần thiết và cần thiết. Điều đó đã khẳng định được vai trò của mô hình 5E trong dạy học Địa lí. Bảng 1.2. Kết quả điều tra ý kiến của GV về sự cần thiết của vận dụng mô hình 5E trong dạy học Địa lí. Rất cần Cần thiết Không cần thiết thiết Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) 12 75 4 25 0 0 1.3.1.2. Kết quả khảo sát mức độ sử dụng thiết bị và phần mềm hỗ trợ hoạt động dạy học của GV Về mức độ sử dụng thiết bị công nghệ của thầy cô giáo Qua biểu đồ 1.2 cho thấy kết quả khảo sát về kỹ năng sử dụng các thiết bị công nghệ hỗ trợ hoạt động dạy học của thầy (cô) đạt mức độ như sau: Đối với sử dụng thiết bị máy tính đa phần GV sử dụng thành thạo, không có GV nào sử 17
- dụng không thành thạo. Trong sử dụng máy chiếu và các phương tiện nghe nhìn cũng đa số GV sử dụng thành thạo, chỉ 1 số GV sử dụng không thành thạo. Đối với thiết bị điện tử như camera, ghi âm, tablet ebook, phòng học đa phương tiện… số lượng GV sử dụng thành thạo ít, số GV ít thành thạo và không thành thạo nhiều hơn. Khi được hỏi lí do sử dụng không thành thạo các thiết bị âm thanh đa năng, máy tính bảng, bảng tương tác, thiết bị định vị GPS… thì cô giáo Nguyễn Thị Phúc – trường Đô Lương 4 cho biết: “Đây là những thiết bị hiện đại, những thiết bị này chưa có trong danh mục thiết bị của nhà trường, bản thân GV thì không có điều kiện mua để sử dụng”. Biểu đồ 1.2: Mức độ kỹ năng sử dụng các thiết bị công nghệ hỗ trợ hoạt động dạy học và giáo dục của giáo viên Về mức độ sử dụng phần mềm của thầy cô giáo trong dạy học, giáo dục Đánh giá về mức độ kĩ năng sử dụng phần mềm trong dạy học và giáo dục của GV ở bảng 1.3 cho thấy: Đối với các phần mềm thiết kế, biên tập học liệu số và trình diễn có đến 56,25% GV có kỹ năng sử dụng rất thành thạo và thành thạo, 37,5% GV ít thành thạo, 6,25% GV không thành thạo. Nhìn chung toàn bộ GV đều có thể sử dụng các phần mềm soạn giảng đơn giản như word, powerpoint cho thấy tính khả thi khi triển khai sử dụng mô hình 5e. Với phần mềm hỗ trợ kiểm tra đánh giá thì có 43,75% GV có kĩ năng sử dụng rất thành thạo và thành thạo, 43,75% GV ít thành thạo khi sử dụng và có đến 12,5% GV không thành thạo khi sử dụng. Trong cllllll. . .ác phần mềm hỗ trợ kiểm tra đánh giá thì Google Forms được GV sử dụng nhiều và thành thạo nhất, còn các phần mềm khác như: Kahoot, Shub classroom, Padlet, Microsoft Teams, OneNote... mức độ sử dụng ít hơn và kĩ năng sử dụng rơi 18
- vào mức độ thành thạo và ít thành thạo. Riêng đối với phần mềm hỗ trợ kiểm tra đánh giá Activlnspire thì đa số GV chưa sử dụng và không thành thạo. Phần mềm hỗ trợ quản lí lớp học và hỗ trợ HS có đến 50% GV có kĩ năng ít thành thạo. 18,75% GV không thành thạo, chỉ có 31,25% GV có kĩ năng sử dụng thành thạo. Trong đó phần mềm zalo là được GV sử dụng nhiều nhất, tiếp đến là Padlet, còn các phần mềm khác như Shub classroom, OneNote, Microsoft Teams... đa số mới chỉ biết đến và ít sử dụng. Khi được hỏi về trở ngại trong việc chuẩn bị một bài giảng có sử dụng các phần mềm công nghệ vào dạy học thì nhiều giáo viên cho biết: “do chưa nắm được các chức năng của các phần mềm nên việc ứng dụng trong bài giảng còn lúng túng”, một số GV khác thì cho rằng “do điều kiện cơ sở vật chất như: đường truyền mạng, thiết bị tivi, máy chiếu, còn thiếu và một số HS chưa có smart phone kết nối mạng” nên GV ngại đầu tư vào bài giảng ứng dụng CNTT. Bảng 1.3: Mức độ kĩ năng sử dụng các phần mềm hỗ trợ hoạt động dạy học và giáo dục của giáo viên Mức độ (%) Các phần TT mềm hỗ Rất ít Không Thành trợ hoạt thành thành thành thạo động dạy thạo thạo thạo Thiết kế, biên tập học liệu số và trình diễn 1 12,5 43,75 37,5 6,25 (PowerPoint, Paint, Video Edditor, Activlnspire...) Hỗ trợ kiểm tra đánh giá (Activlnspire, 2 Google Forms, Kahoot, Shub classroom, 6,25 37,5 43,75 12,5 Padlet, Microsoft Teams, OneNote...) Hỗ trợ quản lí lớp học và hỗ trợ HS (Google 3 Forms, Shub classroom, Padlet, OneNote, 6,25 25,0 50,0 18,75 Microsoft Teams, zalo...) Hỗ trợ dạy học trực tuyến ( Google 4 Classroom, Padlet, Microsoft Teams, 6,25 37,5 43,75 12,5 Google Meets...) 1.3.2. Thực trạng học tập và ứng dụng CNTT của học sinh trong môn Địa Lí THPT trên địa bàn huyện Đô lương, tỉnh Nghệ An. Để có sự đánh giá khách quan, chúng tôi đã khảo sát 281 học sinh khối 10 thuộc 5 trường THPT (Đô lương 1, Đô lương 2, Đô lương 3, Đô lương 4 và dân lập Duy Tân) bằng hình thức khảo sát trực tuyến kết hợp với phỏng vấn trực tiếp. 19
- Link khảo sát HS: https://forms.gle/GGMFPHz2aPsqme1X7 1.3.2.1. Kết quả khảo sát ý kiến của học sinh về sử dụng PPDH của giáo viên trong dạy học Địa lí Biểu đồ 1.3. Kết quả điều tra ý kiến của học sinh về sử dụng PPDH của giáo viên trong dạy học Địa lí. Qua kết quả khảo sát HS về sử dụng PPDH của GV lần lượt như sau: Diễn giảng và thuyết trình khi đứng lớp 78,3%, Giảng giải, có sử dụng tranh ảnh và hình vẻ minh hoạ 71,5%, dạy học có sử dụng sơ đồ, bảng biểu 64,8%, dạy học theo nhóm 61,2%, Sử dụng bài giảng điện tử 56,2%, dạy học nêu vấn đề 54,8%, dạy học có sử dụng phiếu học tập chiếm 51,2%, phương pháp khác 39,1%. Từ kết quả trên cho thấy, GV đã đổi mới trong dạy học, đã áp dụng các phương pháp tích cực hóa hoạt động của HS, trong đó GV đóng vai trò tổ chức, hướng dẫn hoạt động cho HS. Tuy nhiên ở một số trường GV còn ngại đổi mới, vẫn sử dụng nhiều phương pháp diễn giảng và thuyết trình. Qua kết quả điều tra, chúng tôi nhận thấy đa số GV nhận thức được sự cần thiết của việc thiết kế bài học vận dụng các PPDH hiện đại để tổ chức các hoạt động học tập của HS. Tuy nhiên, thực tế việc thiết kế và sử dụng bài học vận dụng các phương pháp đó trong dạy học Địa lí chưa được GV chú ý, quan tâm đúng mức. Nguyên nhân của thực trạng này là do cơ sở vật chất phục vụ cho dạy học còn thiếu, năng lực học tập của HS không đồng đều, kĩ năng thiết kế bài học vận dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học tiên tiến của GV còn bị hạn chế. 1.3.2.2. Kết quả khảo sát ý kiến của học sinh về kĩ năng học tập Từ ý kiến khảo sát được ở bảng 1.4, có thể thấy rằng hoạt động học tập của HS rất thụ động, nhiều HS chưa có hoặc yếu kĩ năng học tập, đặc biệt đa số HS chưa có kĩ năng khai thác tài liệu học tập bằng phương tiện CNTT; 71% HS cho rằng mình chưa có kĩ năng tự kiểm tra đánh giá kết quả học tập; 70% HS chưa có kĩ năng lập kế hoạch học tập. Chỉ có 47% HS nắm được kĩ năng nghe giảng, ghi 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong đọc hiểu văn bản Chí Phèo (Nam Cao)
24 p | 139 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng dạy học STEM trong bài Cacbon của chương trình Hóa học lớp 11 THPT
19 p | 138 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Rèn kỹ năng cảm thụ văn xuôi Việt Nam hiện đại trong chương trình Ngữ văn 12
27 p | 38 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng kiến thức văn học trong dạy học một số nội dung phần Công dân với đạo đức môn GDCD lớp 10 nhằm tạo hứng thú trong học tập cho học sinh tại trường THPT Thái Lão
43 p | 34 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng cơ chế giảm phân để giải nhanh và chính xác bài tập đột biến nhiễm sắc thể
28 p | 37 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo môn Ngữ văn trong nhà trường THPT
100 p | 28 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng mô hình học tập Blended Learning trong dạy học chủ đề 9 Tin học 11 tại Trường THPT Lê Lợi nhằm nâng cao hiệu quả học tập
16 p | 22 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng toán tổ hợp xác suất trong việc giúp học sinh giải nhanh các bài tập di truyền phần sinh học phân tử và biến dị đột biến
17 p | 39 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng dạy học STEM trong chương trình Hóa học hữu cơ 11
74 p | 40 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng quan điểm tích hợp thông qua phương pháp dự án để dạy chủ đề Liên Bang Nga
77 p | 74 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng lí thuyết chuẩn độ axit – bazơ trong giảng dạy Hóa học ở trường chuyên và phục vụ bồi dưỡng học sinh giỏi quốc gia, Quốc tế
143 p | 36 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Các biện pháp nâng cao hiệu quả làm bài phần Đọc - hiểu trong đề thi tốt nghiệp môn Ngữ văn THPT
36 p | 24 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hệ thống bài tập Hóa học rèn kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn trong chương trình Hóa học THPT
47 p | 15 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội cho học sinh lớp 12 ở trường THPT Vĩnh Linh
20 p | 15 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng dạy học STEM phần hóa học phi kim lớp 11 nhằm phát triển năng lực và phẩm chất cho học sinh
71 p | 15 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn học sinh lớp 12 ôn tập môn Lịch Sử theo định hướng 5 bước 1 vấn đề, đáp ứng yêu cầu mới của kỳ thi THPT Quốc gia
29 p | 34 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng nguyên tắc tích hợp trong dạy làm văn dạng bài Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ; Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học
29 p | 44 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng định lý Thales để tìm lời giải cho các bài toán hình học tọa độ trong mặt phẳng
35 p | 28 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn