
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng phương pháp nêu gương nhằm nâng cao chất lượng giáo dục học sinh của giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường THPT Ba Đình
lượt xem 1
download

Mục đích nghiên cứu sáng kiến nhằm làm rõ cơ sở lí luận, cơ sở pháp lý củaviệcvận dụng phương pháp nêu gương nhằm nâng cao chất lượng giáo dục học sinh của giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường THPT Ba Đình; Nêu lên thực trạng của việc vận dụng phương pháp nêu gương của giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường THPT Ba Đình; Đề xuất giải pháp nêu gương nhằm nâng cao chất lượng giáo dục học sinh của giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường THPT Ba Đình.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng phương pháp nêu gương nhằm nâng cao chất lượng giáo dục học sinh của giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường THPT Ba Đình
- MỤC LỤC Tên mục Trang 1. Mở đầu 1 1.1. Lí do chọn đề tài 1 1.2. Mục đích nghiên cứu 2 1.3. Đối tượng nghiên cứu 2 1.4. Phương pháp nghiên cứu 2 2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm 3 2.1. Cơ sở lý luận 3 2.1.1. Một số khái niệm cơ bản 3 2.1.2.Nội dung của “nêu gương” theo quan điểm của Hồ Chí Minh 4 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm. 6 2.3. Một số giải pháp cụ thể đã sử dụng để giải quyết vấn đề 9 2.3.1. Tạo môi trường thuận lợi để “nêu gương” 9 2.3.2. Hình thức tổ chức “nêu gương” 11 2.3.3. Cách thức tiến hành “nêu gương” 14 2.3.4. Biện pháp đảm bảo “nêu gương” 16 2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản 18 thân, đồng nghiệp và nhà trường 3. Kết luận và kiến nghị 20 3.1. Kết luận 20 3.2. Kiến nghị 20 TÀI LIỆU THAM KHẢO DANH MỤC SÁNG KIẾN ĐÃ ĐƯỢC XẾP LOẠI PHỤ LỤC
- 1. MỞ ĐẦU 1.1. Lí do chọn đề tài "Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người" (Hồ Chí Minh). Lúc sinh thời, Bác Hồ đặc biệt quan tâm đến sự nghiệp “trồng người”– đào tạo thế hệ cách mạng cho đời sau. Trong công tác giáo dục, Người rất coi trọng đến “nêu gương”. Bác đã vận dụng phương thức giáo dục của người xưa “dĩ nhân nhi giáo, dĩ ngôn thi giáo” tức là trước hết phải giáo dục bằng tấm gương sống của mình, sau đó mới giáo dục bằng lời nói. Và Bác Hồ chính là tấm gương sống, mẫu mực về thực hành nêu gương. Nhiều lần Người căn dặn giáo dục đạo đức cho học sinh, sinh viên là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân, toàn xã hội. “Nêu gương” là một nội dung cốt yếu trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Học tập và làm theo phong cách nêu gương, nói đi đôi với làm của Người là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân ta, nhất là khi cả nước đang triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Trung ương 4, khóa XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng.Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII khẳng định: “Mỗi cán bộ đảng viên phải tự nêu cao vai trò nêu gương đối với mình, đối với người và đối với việc; phải luôn “nói đi đôi với làm” và phải biết lấy người tốt, việc tốt để tuyên truyền cho sự nêu gương”[9]. Trong nhà trường phổ thông, việc giáo dục tư tưởng, đạo đức cho học sinh được thực hiện dưới nhiều hình thức: giáo dục thông qua các môn học, các hoạt động xã hội, giáo dục truyền thống, hoạt động đoàn thể, giáo dục ngoại khóa, giáo dục cá biệt… Song giáo dục nêu gương là một trong những phương pháp hiệu quả nhất. Bác Hồ đã chỉ rõ: “Người Việt Nam vốn giàu tình cảm và đối với họ một tấm gương sống còn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền”[7]. Tuy vậy, thực tế trong các nhà trường, không phải giáo viên nào cũng coi trọng phương pháp nêu gương, không phải ai cũng vận dụng và vận dụng một cách có hiệu quả. Có giáo viên chỉ “nêu gương” qua loa, đại khái, không có tác dụng kịp thời động viên, khuyến khích các em cố gắng, tiến bộ. Mặt khác, điều đáng lo ngại hiện nay là đạo đức học đường của một bộ phận học sinh đang xuống cấp, biểu hiện ở sự lệch chuẩn trong hành vi, nhân cách đạo đức như: thiếu lễ độ với người lớn, tụ tập gây gổ đánh nhau, thói lười học, ham chơi, sống đua đòi và vi phạm pháp
- luật... Điều này không những gây hoang mang cho dư luận xã hội mà còn dóng lên hồi chuông cảnh báo về công tác giáo dục đạo đức học sinh trong các trường học. Một trong những giải pháp quan trọng nâng cao giáo dục đạo đức học sinh chính là vận dụng phương pháp nêu gương trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh một cách cụ thể, thiết thực, hiệu quả trong trường học. Bởi giáo dục bằng phương pháp nêu gương không những góp phần chấn chỉnh đạo đức, hạn chế những hành vi tiêu cực ở học sinh mà còn hướng học sinh có nếp sống giản dị, trong sáng, cao đẹp. Từ đó, các em có suy nghĩ hành động đúng đắn, có quan niệm sống nhân văn. Qua nghiên cứu, bản thân tôi nhận thấy hiện tại chưa có tài liệu nghiên cứu nào bàn sâu về vấn đề này, đồng nghiệp, nhà trường chưa có kinh nghiệm nào để giải quyết, khắc phục. Xuất phát từ những lí do trên, tôi mạnh dạn chọn đề tài “Vận dụng phương pháp nêu gương nhằm nâng cao chất lượng giáo dục học sinh của giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường THPT Ba Đình”.Thiết nghĩ, bằng những kinh nghiệm của bản thân đã, đang, sẽ làm và đã có hiệu quả thì sáng kiến kinh nghiệm của bản thân sẽ là tài liệu quý cho các nhà trường, cẩm nang cho giáo viên chủ nhiệm trong công tác giáo dục học sinh. 1.2.Mục đích nghiên cứu - Làm rõcơ sở lí luận, cơ sở pháp lý củaviệcvận dụng phương pháp nêu gương nhằm nâng cao chất lượng giáo dục học sinh của giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường THPT Ba Đình. - Nêu lên thực trạng của việc vận dụng phương pháp nêu gương của giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường THPT Ba Đình. - Đề xuất giải pháp nêu gương nhằm nâng cao chất lượng giáo dục học sinh của giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường THPT Ba Đình 1.3. Đối tượng nghiên cứu Vận dụng phương pháp nêu gương nhằm nâng cao chất lượng giáo dục học sinh của giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường THPT Ba Đình 1.4.Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài, tác giả sử dụng hệ thống các phương pháp: quan sát, điều tra, trò chuyện, thống kê, phân tích, tổng hợp, so sánh, lịch sử và logic.
- 2. NỘI DUNG 2.1. Cơ sở lí luận 2.2.1. Một số khái niệm cơ bản - Vận dụng: Theo Từ điển Tiếng Việt , vận dụng là “đem tri thức lí luận dùng vào thực tiễn. Vận dụng lí luận. Vận dụng kiến thức khoa học vào sản xuất”. Vận dụng đồng nghĩa với áp dụng, ứng dụng, là áp dụng tri thức đã học vào thực tế đời sống. Vận dụng luôn gắn liền với thực hành. - Phương pháp:Thuật ngữ “phương pháp” bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp “methodos” có nghĩa là con đường, công cụ nhận thức. Theo Từ điển Tiếng Việt, phương pháp có nghĩa là “cách thức nhận thức, nghiên cứu hiện tượng của tự nhiên và đời sống xã hội. Phương pháp biện chứng. Phương pháp thực nghiệm; hệ thống các cách sử dụng để tiến hành một hoạt động nào đó. Phương pháp học tập. Làm việc có phương pháp”. Như vậy, phương pháp là cách thức, đường lối có tính hệ thống được đưa ra nhằm giải quyết một vấn đề nào đó.Phương pháp có vai trò rất quan trọng trong hoạt động của con người. Nó như như ngọn đuốc soi đường cho người đi trong đêm tối. Khi đã xác định được mục tiêu thì phương pháp trở thành nhân tố góp phần quyết định thành công hay thất bại trong việc thực hiện mục tiêu. - Nêu gương: “Nêu gương là nêu, đưa ra, làm nổi bật lên cho mọi người chú ý”. Ví dụ như: “Nêu một tấm gương”(Từ điển Tiếng Việt). Nói đến gương là nói đến tấm gương tinh thần, tấm gương đạo đức; còn nêu gương hay làm gương là làm mẫu, tạo ra một mẫu mực cho người khác học và làm theo. Nêu gương và noi gương chính là thực hành đạo đức. Chủ tịch Hồ Chí Minh bàn về nêu gương rất mộc mạc, dễ thấm, dễ hiểu, đó là sự tiên phong thực hành trước, là sự mực thước, là cái chuẩn cho người khác noi theo. Như vậy, nêu gương là làm mẫu, làm trước để người khác làm theo. Nói đến nêu gương là nói đến nghĩa tốt (“gần đèn thì sáng”). Đạo lý dân tộc ta, trong mỗi gia đình Việt có được tôn ti trật tự, trên dưới một lòng, gắn bó bền chặt, bắt đầu từ người đi trước nêu gương để con cháu, các thế hệ sau học theo, làm theo.Nêu gương là phương pháp giáo dục đạo đức hiệu quả, là cách mà con người xã hội hóa nhân cách cá nhân, làm “mô hình” để người khác lấy đó làm mẫu. Nêu gương - làm gương - noi gương cùng có chung “bản chất” ý nghĩa như vậy.
- Vậy, nêu gương có vai trò như thế nào? Người từng khẳng định: “Một tấm gương sống còn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền”. Nêu gương có sức mạnh không lời. Nó đóng vai trò quan trọng trong giáo dục, vận động, thuyết phục, nhất là ở nước ta vốn có truyền thống noi gương và nêu gương. Nêu gương có vai trò dẫn dắt mọi người làm theo.“Một tấm gương sống” có sức thuyết phục, định hướng, dẫn dắt và có sức mạnh lan tỏa rất lớn trong cộng đồng. Nêu gương là truyền thống đạo lý của dân tộc, là giá trị đạo đức nhân văn sâu sắc, văn minh của nhân loại. 2.1.2. Nội dung của “nêu gương” theo quan điểm của Hồ Chí Minh “Nêu gương”, “nói đi đôi với làm” là phong cách của Hồ Chí Minh. Đó là sự gắn kết giữa tư tưởng và hành động với sự thực hành mẫu mực, là sự kết hợp giữa tư tưởng và hành vi, nói và làm, cuộc sống và nhiệm vụ được phân công, giữa thái độ và trách nhiệm. Phong cách nêu gương được thể hiện xuyên suốt mọi suy nghĩ, hành động và minh chứng bằng cả cuộc đời của Người. * Nêu gương trước hết đòi người cán bộ, đảng viên cần phải tiên phong làm trước, thực hành trước, đặc biệt là những cái mới, cái khó. Người thường xuyên nhắc nhở, dặn dò cán bộ, đảng viên: “Tự mình phải chính trước, mới giúp được người khác chính”; “Đảng viên đi trước, làng nước theo sau”[7]. Người cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu trong các cơ quan, các tổ chức, đoàn thể phải thực sự nêu gương trong công việc, trong đạo đức lối sống, trong tác phong hàng ngày, tiên phong trong suy nghĩ và hành động, dù ở hoàn cảnh thuận lợi hay khó khăn. Chỉ có như vậy thì “làng nước” (cán bộ, đảng viên thuộc quyền và quần chúng nhân dân) mới tin theo và noi theo. * Nêu gương, theo Chủ tịch Hồ Chí Minh là phải làm “mực thước” - làm mẫu để cán bộ, đảng viên và quần chúng noi theo. Người khẳng định: “Muốn hướng dẫn nhân dân, mình phải làm mực thước cho người ta bắt chước”. Theo đó, người cán bộ, đảng viên cần phải “làm mẫu” trong ba mối quan hệ: Đối với mình, đối với người và đối với việc và nội dung “làm mẫu”là “nói đi đôi với làm”. Đối với mình là không được tự cao tự đại, tự mãn. Người nhấn mạnh: “Tự mãn, tự túc là co mình lại, không cho mình tiến bộ thêm”. Nêu gương là làm theo cái
- đúng, cái tốt và cái đẹp trong tự tu dưỡng, tự trau dồi cho bản thân để nên người, thành người như một nhu cầu tự thân, không phải vì danh vì lợi. Nêu gương phải được coi là bổn phận, nghĩa vụ và trách nhiệm, đồng thời phải có tính tự giác, tự nguyện, trở thành một nhu cầu văn hoá trong lẽ sống, lối sống và nếp sống hàng ngày của mỗi người. Tự mình nêu gương để tự mình làm gương cho người khác noi theo, làm theo. Do đó, nêu gương có sự thống nhất giữa lý trí và tình cảm. “Người biết nêu gương là người đạt đến những phẩm chất của nhân cách văn hoá, luôn có mong muốn trở nên tốt đẹp để tự hoàn thiện bản thân mình theo hệ giá trị chuẩn mực chân - thiện - mỹ” [1]. Đối với người phải yêu thương, khoan dung, độ lượng; luôn có thái độ chân thành, khiêm tốn, đoàn kết đối với mọi người, phải thực hiện tốt điều “Nhân”: “Thật thà yêu thương, hết lòng giúp đỡ đồng chí, đồng bào”. Đối với Bác, “nêu gương đạo đức đòi hỏi người nêu gương phải công tâm, phải “chí công vô tư”, mọi việc lớn nhỏ đều chỉ hướng tới lợi ích của dân chúng, của cộng đồng với tinh thần toàn tâm toàn ý phục vụ nhân dân”[1]. Đối với việc phải tận tâm, tận lực, có trách nhiệm, gương mẫu phấn đấu hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. Đặc biệt phải luôn giữ vững nguyên tắc “dĩ công vi thượng”, nghĩa là đặt việc công lên trên, lên trước việc tư. Theo Hồ Chí Minh, muốn nêu gương thì cán bộ, đảng viên phải luôn thực hiện “nói đi đôi với làm”, phải nêu gương nói và nêu gương làm và phải biết lấy người tốt, việc tốt để tuyên truyền cho sự nêu gương. Nếu nói nhiều làm ít, nói mà không làm, hoặc “nói một đằng làm một nẻo”, thì nhất định sẽ mất uy tín trước đơn vị, trước cộng đồng, và vai trò của sự nêu gương sẽ không thể phát huy được. * Nêu gương là để mọi người “bắt chước” noi theo. Để “mọi người bắt chước noi theo” thì tấm gương phải thật sáng, thật trong và có sức lan tỏa, ảnh hưởng đến người khác. Bản chất của sự nêu gương xuất phát từ vai trò, trách nhiệm, là công việc tự giác, thường xuyên, cũng là niềm vinh dự và lòng tự trọng của người cán bộ cách mạng, chứ không phải là sự “thể hiện” để bắt mọi người noi gương. Bác dạy: “Lấy gương người tốt, việc tốt để hằng ngày giáo dục lẫn nhau là một trong những cách tốt nhất để xây dựng Đảng, xây dựng các tổ chức cách mạng, xây dựng con người mới, cuộc sống mới” [7]. Bác đã nêu lên một triết lý sâu xa về sự nêu gương đó là mối quan hệ chặt chẽ giữa nêu gương và noi gương. Noi
- gương chỉ được thực hiện khi có sự nêu gương, có sự “làm mẫu”, làm “mực thước” và nêu gương chỉ có giá trị đích thực khi có sự noi gương. Trong gia đình, cha mẹ có thể là tấm gương cho các con, anh chị là tấm gương đối với các em. Trong nhà trường, thầy giáo, cô giáo là tấm gương cho học trò. Trong cơ quan, tổ chức thì cán bộ lãnh đạo là tấm gương cho cấp dưới, người này có thể nêu gương cho người khác. 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm Qua nghiên cứu thực tế ở trường THPT Ba Đình và các lớp tôi dạy trong những năm gần đây, bản thân tôi thấy có mấy thực trạng sau: Một là, giáo viên chủ nhiệm lớp chưa tạo môi trường thuận lợi để học sinh thực hành việc “nêu gương”. Qua điều tra học sinh và tổng kết lớp 10D năm học 2014-2015 (sĩ số lớp: 42, trong đó nữ: 37, nam: 5) thu được kết quả cụ thể như sau: STT Nội dung Số lượng 3 HS chăm chỉ, nỗ lực cố gắng vươn trong học tập. 10 HS 4 HS có ý thức rèn luyện, tu dưỡng đạo đức 15 HS 5 HS đi muộn 104 lượt 6 HS nghỉ học 61 lượt 7 HS chưa làm bài tập trước khi đến lớp 74 lượt 8 HS vô lễ với thầy cô giáo 5 lượt 9 HS nói chuyện riêng trong giờ học 203 lượt 10 HS sử dụng điện thoại tự do trong giờ học 22 lượt 11 HS gây gổ đánh nhau 2 lượt 12 HS sai trang phục 20 lượt Nhìn vào bảng số liệu trên, ta thấy việc học sinh nhận thức và thực hành việc nêu gương quá ít ỏi, chỉ chiếm một số lượng nhỏ trong lớp học gồm 42 em; học sinh vi phạm và thường xuyên vi phạm nội quy trường học chiếm số lượng khá lớn, càng về cuối năm học càng tăng. Là một lớp theo học khối D, phần đa là nữ nhưng vẫn có hiện tượng vô lễ với thầy cô, gây gổ đánh nhau. Có lẽ, một phần giáo viên chủ nhiệm chưa có những biện pháp giáo dục hiệu quả. Các em chưa hiểu hết được những sai lầm, hậu quả từ việc mắc lỗi. Năm học 2019-2020, trường THPT Ba Đình có 40 lớp tương ứng với 40 giáo viên chủ nhiệm, qua điều tra có đượcsố liệu như sau:
- STT Nội dung Số lượng Tỉ lệ (%) 1 GVCN tạo môi trường lớp học gần gũi, thân thiện, ấm áp, năng động, cởi 12 30 mở 2 GVCN xây dựng được tập thể lớp đoàn kết, thống nhất 14 35 3 GVCN xây dựng được nội quy lớp học cụ thể, rõ ràng, nghiêm minh, nhất 5 12,5 quán Như vậy, con số GVCN tạo môi trường giáo dục lành mạnh, thân thiện cũng như xây dựng được tập thể lớp đoàn kết, thống nhất chỉ chiếm một phần. Đặc biệt, các thầy cô chưa chú ý xây dựng một nội quy lớp học rõ ràng, đồng bộ, nhất quán, chưa thể hiện bằng văn bản. Hoặc nếu có thì nội quy qua loa, sơ sài, không nhất quán. Việc xử lí học sinh vi phạm mang tính tình thế, nhất thời. Ở một số lớp, học sinh vi phạm lỗi nào thì giáo viên chủ nhiệm xử lí lỗi đó, các em học sinh giỏi, nghèo vượt khó, học sinh tiến bộ chưa được khen thưởng hoặc khen thưởng chưa kịp thời. Vì thế chưa thực sự tạo động lực để các em cố gắng, phấn đấu trong học tập và rèn luyện, tu dưỡng đạo đức. Hai là, các em học sinh chưa hiểu đúng bản chất nêu gương, chưa muốn nêu gương,và các thầy cô chưa chú ý đến hình thức tổ chức“nêu gương” thực sự hiệu quả. Theo thống kê ở 12 lớp khối 11 năm học 2018 - 2019 tại trường THPT Ba Đình, kết quả thu nhận được như sau: STT Việc làm, hình thức Số lớp thực hiện 1 Cho HS đăng kí việc “nêu gương” 4/12 2 Tổ chức thi kể chuyện tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh 2/12 3 Cho nghe chuyện, xem vi deo về những tấm gương trong cuộc sống 3/12 4 Mời tấm gương các anh chị học giỏi, đỗ đạt khóa trước về giao lưu, nói 2/12 chuyện 5 Lồng ghép “nêu gương” trong các tiết học 5/12 Như vậy, có rất ít các giáo viên chủ nhiệm chú ý đến việc tổ chức thực hiện việc “nêu gương”, hoặc có tổ chức nhưng còn qua loa, sơ sài, hiệu quả chưa cao, hoặc chưa có hiệu quả. Điều đó có nghĩa, phần đâ học sinh chưa được tham gia vào một số việc làm, hình thức “nêu gương” thực sự. Lớp 11D năm học 2018 – 2019 do tôi làm chủ nhiệm có tổ chức cho các em đăng kí việc nêu gương nhưng các em đăng kí có phần hình thức; tổ chức thi kể chuyện tấm gương nhưng cuộc thi chưa thu hút được nhiều em, chưa thực sự ấn tượng, hiệu quả.
- Đây là một thực tế đáng buồn, qua điều tra lớp 10Dsĩ số 42 HS) năm học 2014 – 2015, thu được kết quả: STT Nội dung Số lượng HS Tỉ lệ(%) 1 HS hiểu được nêu gương và tầm quan trọng của nêu gương 5 12 2 HS mong muốn nêu gương 6 14.2 3 HS thực hành việc nêu gương từ cử chỉ, lời nói, cách ứng xử đến hành 6 14.2 động Hình thức nêu gương ở các lớp còn đơn điệu, phần đa các thầy cô chưa chú trọng phương pháp nêu gương, nếu có thì cũng qua loa, sơ sài, chưa có tính tổ chức và đạt hiệu quả. Ba là, học sinh chưa nhận thức được tấm gương nào tốt, tấm gương nào xấu, thầy cô chủ nhiệm chưa cócách thức tiến hành “nêu gương” phù hợp và chưa đủ là tấm gương sáng để các em noi theo. Khi được hỏi các em “Em đã và đang noi gương ai? ” thì có câu trả lời như sau: STT Đối tượng “nêu gương” Số lượng HS Tỉ lệ (%) 1 Bác Hồ 2 4.9 2 Một số anh/chị đạt điểm cao, đỗ thủ khoa, 27 điểm trở lên trong kì thi 5 12.2 đại học, nghèo vượt khó vươn lên trong học tập 3 Nhà khoa học, bác sĩ, giáo viên, luật sư 5 12.2 4 Một số doanh nhân giàu có 8 19.5 5 Một số ca sĩ, nhóm nhạc đang “hot” trong giới trẻ như: Sơn Tùng 10 24.4 MTP, BTS, BlackPink… 6 Một số nhân vật giỏi kiếm tiền trên youtube 11 26.8 Bảng số liệu trên đã chỉ ra một thực tế: các tấm gương “truyền thống” là Bác Hồ, học giỏi, vượt khó vươn lên trong học tập… có xu hướng giảm dần. Ngược lại, các em có xu hướng nêu tấm gương những người giàu có, làm ra nhiều tiền cho thấy xu hướng về lối sống thực dụng đang ngày càng phát triển. Tấm gương về ca sĩ, nhóm nhạc, nhân vật giỏi kiếm tiền trên youtube chưa phải là những tấm gương tốt. Vậy các em thậm chí chưa hiểu hết “cái tốt”, “cái chưa tốt” để nêu gương. Một số em lâm vào trạng thái thần tượng một cách thái quá, đến mức cái xấu cũng được học tập, noi theo. Bản thân một số thầy cô chưa thực sự là tấm gương tốt để các em “nêu gương”. Thực tế, còn có các thầy cô bỏ quên giờ dạy, vào muộn giờ, đi họp muộn, hút thuốc lá, thậm chí trong giao tiếp, ứng xử, lời nói, trang phục… chưa được xem là “chuẩn mực” , “tấm gương sáng” để học sinh noi theo.
- Bốn là, nhiều giáo viên chủ nhiệm chưa có biện pháp đảm bảo cho việc “nêu gương” hay những biện pháp “nêu gương” chưa thực sự đạt hiệu quả. Một biện pháp đảm bảo nêu gương hiệu quả nhất đó là cần có quy chế thưởng – phạt cụ thể. Tuy nhiên, nhiều lớp chưa có quy chế thưởng phạt rõ ràng, nhất quán. Thầy cô chủ nhiệm ít quan tâm đến hình thức thưởng cho học sinh. Một số thầy cô có “nêu gương” nhưng chưa có hình thức thưởng hoặc thưởng chưa xứng đáng cho những em “nêu gương” tốt, học tập tốt, lao động tốt, đạo đức tốt… Hoặc đôi khi thầy cô chủ nhiệm chỉ quan tâm đến việc thưởng cho những học sinh toàn diện, xuất sắc, đứng nhất nhì lớp mà không chú ý thưởng cho những em tiến bộ, làm việc tốt, học tốt ở một vài môn nào đó, học sinh nghèo vượt khó… Chính vì thế, chưa kịp thời động viên các em cố gắng vươn lên trong học tập, rèn luyện đạo đức, nhân cách. Điều đó được thể hiện cụ thể qua “BẢNG THỐNG KÊ NĂM HỌC 2018-2019” sau: STT Chỉ tiêu thưởng Số lớp thực hiện 1 Học sinh xuất sắc nhất lớp 37/40 2 Học sinh giỏi 35/40 4 Học sinh tiên tiến 35/40 5 Học sinh nghèo vượt khó vươn lên trong học tập 3/40 6 Học sinh tiến bộ vượt bậc 2/40 7 Học sinh làm nhiều việc tốt (nhặt được của rơi trả người đánh mất, giúp đỡ bạn…) 2/40 được tập thể lớp công nhận 8 HS đạt điểm 9,10 7/40 9 HS học xuất sắc 3 môn thi Đại học 3/40 10 HS thi thử Đại học cao nhất lớp theo khối thi 10/40 11 HS đạt 20 điểm trở lên trong kì thi thử Đại học 5/40 12 HS đạt điểm 10 các môn thi Trắc nghiệm, điểm 9 môn Tự luận 4/40 2.3. Một số các giải pháp cụ thể đã sử dụng để giải quyết vấn đề Trước thực trạng trên, bản thân tôi đã đề ra những giaỉ pháp cụ thể, thiết thực giúp phương pháp “nêu gương” được vận dụng có hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng giáo dục học sinh như sau: 2.3.1. Tạo môi trường thuận lợi để “nêu gương” Để “nêu gương” tốt, cần có một môi trường trong sáng, lành mạnh thuận lợi cho việc thực hành nêu gương, noi gương. Môi trường đó là sự tổng hòa giữa gia đình, nhà trường, xã hội. Ở đây, với vai trò là giáo viên chủ nhiệm của một lớp, bản thân tôi chỉ đề cập đến môi trường lớp học - phạm vi nhỏ hơn của nhà trường.
- Một là, giáo viên chủ nhiệm phải tạo môi trường lớp học lành mạnh, thân thiện, ấm áp, năng động, cởi mở. Muốn vậy, người giáo viên phải “phá bỏ khoảng cách” với học sinh, gần gũi để tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng, hoàn cảnh gia đình, tâm lí các em. Giáo viên không chỉ là người thầy mà như một chuyên gia tâm lí, một người bạn gần gũi, chia sẻ, động viên, giúp đỡ các em vượt qua những khó khăn, đặc biệt biệt những vẩn vơ, khó hiểu, ương dở vừa người lớn vừa trẻ con ở lứa tuổi các em. Như thế, các em mới “phá bỏ khoảng cách” dễ tỏ bày những khúc mắc, và giáo viên cũng mới có thể giải quyết được. Hãy để các em nói lên tiếng nói, suy nghĩ của bản thân. Hãy để các em làm điều chúng thích nếu có thể, nếu nó không vi phạm nội quy nhà trường, lớp học, không vi phạm pháp luật. Hãy để chúng được học hành, vui chơi, ca hát, nhảy nhót… nếu có thể vì chúng sinh ra phải được như vậy. Đành rằng giữa giáo viên và học sinh có một khoảng cách nhất định của lứa tuổi, của vị trí nhưng không có nghĩa giáo viên ra lệnh, học sinh thi hành. Người giáo viên chủ nhiệm cần biết lắng nghe, trân trọng suy nghĩ, lời nói, hành động của học sinh. Nếu chúng sai chỗ nào, hãy nhẹ nhàng chỉ bảo, phân tích cho chúng biết. Hai là, giáo viên chủ nhiệm phải xây dựng tập thể lớp đoàn kết, thống nhất. Mỗi giáo viên chủ nhiệm đóng vai trò như một người thuyền trưởng chèo lái con thuyền tập thể lớp vượt qua sóng gió. Để làm được điều đó, trước hết, ta phải lựa chọn, xây dựng, rèn luyện một đội ngũ cán bộ lớp có phẩm chất, năng lực lãnh đạo tốt, có tinh thần trách nhiệm cao, tâm huyết, say mê, nghiêm túc, gương mẫu, công bằng. Đồng thời, bản thân giáo viên phải thực sự phải công bằng, khách quan, công tư phân minh; học sinh nào xứng đáng được khen thưởng thì cần khen thưởng cho xứng đáng, học sinh nào cần nhắc nhở, phê bình, cần “phạt” thì cũng phải làm đến nơi đến chốn. Ba là, xây dựng nội quy lớp học nghiêm minh, cụ thể, nhất quán. Ngay từ đầu năm học, khi mới nhận lớp, giáo viên chủ nhiệm phải tìm hiểu, nghiên cứu, điều tra nắm bắt đặc điểm tình hình học sinh của lớp, đồng thời căn cứ vào nội quy nhà trường để xây dựng một nội quy lớp học. Trong đó, các điều, khoản thưởng - phạt phải rõ ràng, nghiêm minh, những em nào mắc lỗi sẽ chịu hình phạt nào, tùy từng lỗi mà có những hình phạt khác nhau, những em nào làm việc tốt, chăm học, đạt kết quả cao sẽ được thưởng gì. Mục đích của “thưởng”, “phạt” là nhằm răn đe, ngăn chặn hiện tượng học sinh vô kỉ luật, cố tình mắc lỗi, động viên, khuyến khích các em
- chăm ngoan, phấn đấu vươn lên trong học tập. Khi xây dựng một quy chế rõ ràng và thực thi công bằng khách quan, các em sẽ có ý thức kỉ luật tốt, yên tâm cố gắng, phấn đấu vươn lên trong học tập, lao động, rèn luyện đạo đức, nhân cách, xây dựng tập thể lớp đoàn kết, vững mạnh. Đây chính là điều kiện thuận lợi để xuất hiện “tấm gương” và vận dụng phương pháp “nêu gương”. Bốn là, giáo dục cho học sinh nhận thức rõ nêu gương là gì, tầm quan trọng của nêu gương, làm cho việc nêu gương trở thành điều thôi thúc, mong muốn trong lòng chúng. Để làm được điều này, giáo viên cần soạn thành bài dạy trong các tiết sinh hoạt 15’ hoặc lồng vào trong các tiết học; tổ chức thành các phong trào thi đua; khích lệ, động viên các em tiến bộ trong học tập, lao động; khen thưởng những em có thành tích tốt…Từ đó, tự bản thân các em ý thức được việc nêu gương từ cử chỉ, cách đi đứng, lời ăn tiếng nói đến việc làm, từ ý thức đến hành động. Từ đó, các em không ngừng cố gắng học tập, rèn luyện, tu dưỡng đạo đức. Việc tạo môi trường thuận lợi chính là tiền đề, là điều kiện nền tảng để tiến hành các bước tiếp theo của “nêu gương”. 2.3.2. Hình thức tổ chức “nêu gương” Khi tạo môi trường thuận lợi thì việc tiến hành “nêu gương” cũng dễ dàng hơn. Tất nhiên việc nêu gương không thể tuyên truyền, hô hào một cách cứng nhắc, cũng không thể bắt ép các em làm. Vấn đề là người thầy cần có hình thức tổ chức tác động vào tư tưởng các em để việc nêu gương đến một cách tự nhiên, bình thường nhất. Các thể linh hoạt lựa chọn, phối hợp các hình thức mà bản thân đã làm sau: - Tổ chức cuộc thi kể chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Có thể tổ chức vào các tiết sinh hoạt cuối tuần hoặc tiết ngoại khóa, cho các em đăng kí tự do, hoặc đại diện tổ nhóm tham gia. Giáo viên định hướng cho các em kể những câu chuyện phù hợp với lứa tuổi học sinh. Tùy từng khối lớp, các em có thể lựa chọn câu chuyện trong cuốn Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống dành cho học sinh (Lớp 10, 11, 12) – NXB Giáo dục Việt Nam. Khi kể chuyện, HS có thể dùng vi deo, tranh, ảnh, đạo cụ, hoạt cảnh làm cho câu chuyện trở nên sinh động, cuốn hút. Giáo viên lập một Ban giám khảo gồm 3 – 5 học sinh, chấm điểm dựa vào các tiêu chí: giọng kể (độ rõ ràng, truyền cảm); ngữ điệu (ánh mắt, cử chỉ, hành động phù hợp); phong thái, hoạt cảnh… Cuối cuộc thi, giáo viên tổng kết, trao giải. Hàng năm, tôi vẫn thường tổ chức cuộc thi này, các em rất hào hứng, phấn khởi tham gia. Qua cuộc
- thi, các em không những rút ra bài học cho bản thân, nêu gương Bác Hồ mà còn rèn luyện bản lĩnh, có thêm kinh nghiệm, kĩ năng trình bày đứng trước đám đông… - Tổ chức cho học sinh đi tham quan, thực tế các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh của đất nước. Ở ngay tại địa phương Nga Sơn, tôi cho các em tham quan động Từ Thức, núi Mai An Tiêm, đền thờ Mai Anh Tuấn, Lê Thị Hoa, Trần Quốc Tuấn để các em nêu gương Từ Thức nhân hậu, vị tha, Mai An Tiêm cần cù chịu khó, Mai Anh Tuấn thông minh, hiếu học, Lê Thị Hoa kiên cường, dũng cảm, Trần Quốc Tuấn yêu nước thiết tha… Ở Thanh Hóa, các em đến đền Bà Triệu, khu di tích lịch sử Hàm Rồng, xa hơn cho các em tham quan quê Bác, lăng Bác, K9… để các em tiếp bước truyền thống cha anh, tự soi mình và học tập tấm gương đạo đức Bác Hồ. - Cho học sinh nghe chuyện, xem video về các tấm gương sáng, như tấm gươngsay mê học hỏi, tấm gương tự học, tấm gương vượt khó vươn lên trong học tập;tấm gương những người thành đạtnhờ ý chí nghị lực kiên cường; tấm gươngcác nhà khoa họcnổi tiếng nhờ niềm say mê, lòng kiên trì, tấm gương những người bình thường vượt khó vươn lên trong cuộc sống; những người thầm lặng cống hiến cho quê hương, đất nước…trong các tiết sinh hoạt 15 phút hoặc tiết sinh hoạt cuối tuần. Ví dụ: câu chuyện, vi deo về anh Đỗ Nhật Nam, tỉ phú Bill Gates, nhà khoa học Marie Curie, Newton, Edison… - Mời tấm gương các anh chị học giỏi, đạt giải cao trong kì thi học sinh giỏi tỉnh, đạt điểm cao trong kì thi Tốt nghiệp THPT khóa trước về gặp gỡ, giao lưu, nói chuyện với các em. Lứa tuổi các em thường mơ mộng trở thành sinh viên của một trường đại đại học, việc mời các anh chị đạt kết quả cao trong các kì thi đã trở thành sinh viên là một điều các em vô cùng hào hứng vì gặp được “thần tượng”. Các em sẽ được học hỏi phương pháp học tốt, cách ôn thi để đạt kết quả cao nhất. Đặc biệt, gặp “tấm gương sống” sẽ khơi dậy, nuôi dưỡng lí tưởng, ước mơ và ý chí quyết tâm thực hiện ước mơ, lí tưởng ở các em. Nếu đó là những tấm gương tự học, vượt khó vươn lên, đam mê, sáng tạo… thì sẽ lan tỏa chính điều đó tới các em. Hàng năm, các khóa học sinh, tôi đều mời các anh/chị khóa trước về giao lưu, nói chuyện và sau buổi giáo lưu, nói chuyện đó các em chăm ngoan hơn, có ý thức học tập tốt hơn, tập thể lớp đoàn kết hơn.Lớp 10D năm học 2020-2021, tôi đã mời em Nguyễn Ánh Linh (học lớp 12D, năm học 2019-2020) đạt 9 điểm môn Văn, đậu khoa Sư phạm Tiếng Anh, ĐHSP Hà Nội với 26,5 điểm) và em Hoàng Hà My (học lớp 12A, năm học
- 2019 – 2020, đậu khoa Toán CLC, ĐHSP Hà nội với 27,8 điểm) về giao lưu với các em ngay trong ngày khai giảng. Các em vô cùng hào hứng, phấn khởi và hiện tại rất chăm ngoan trong học tập, lao động, rèn luyện. - Cho học sinh thảo luận về các tấm gương.Trong thực tế xã hội có những tấm gương tốt và cả những tấm gương xấu.Người thầy phải đóng vai trò định hướng, trỏ đường dẫn lối giúp các em hiểủ và nhận ra cái tốt, cái xấu. Đối với những nhân vật đang trở thành “hiện tượng” của mạng xã hội tác động không nhỏ tới suy nghĩ, lối sống của giới trẻ, giáo viên nêu vấn đề thật khéo léocho học sinh, dẫn dắt sao cho các em thảo luận thật sôi nổi. Từ đó với vai trò là người đứng giữa, giáo viên bổ sung, phân tích, lí giải nhẹ nhàng, thấu đáo về nhân vật đó để học sinh nhận ra điều tốt để học tập, điểm xấu để tránh xa, làm bài học kinh nghiệm cho bản thân. - Cho học sinh tự nêu gương và nêu gương nhau. Trước lớp, tôi thường khen ngợi em học giỏi toàn diện, xuất sắc, tiêu biểu ở một mặt nào đó, vừa động viên, khích lệ bản thân em đó vừa khích lệ những em khác cố gắng, phấn đấu vươn lên. Đây là hình thức nêu gương hữu hiệu, vì không gì bằng tấm gương “người thật, việc thật” ngay bên cạnh, gần gũi với các em nhất. Ngoài ra, trong trường, có những học sinh xuất sắc, tiêu biểu, tôi kể chuyện về học sinh đó cho các em nghe để các em lấy làm tấm gương cho mình. Tôi thường lấy tấm gương ý chí nghị lực của em Phạm Thị Nguyệt (lớp A, khóa học 2015-2018) kể cho các em nghe, mặc dù bị liệt nửa người nhưng em đã đạt thành tích xuất sắc – 3 năm liền là học sinh giỏi toàn diện và đỗ vào trường ĐH Bách khoa Hà Nội. Tấm gương đó giúp em hiểu rằng: người khiếm khuyết về cơ thể còn có thể thực hiện được ước mơ, đạt đến thành công huống chi bản thân mình sinh ra với cơ thể đầy đủ, hoàn thiện. Thành công, hạnh phúc chỉ đến với với những người có ý chí nghị lực, lòng quyết tâm cao mà thôi. - Cho học sinh đăng kí việc nêu gương Bác Hồ cụ thể trong từng tháng, từng đợt thi đua, từng học kì, năm học. Cuối mỗi đợt cần tổng kết, rút kinh nghiệm và khen thưởng cho các em đạt kết quả tốt. Trong mỗi buổi tổng kết, cho các e tự kiểm điểm, các bạn khác nhận xét xem bản thân đã làm, chưa làm được gì, phương hướng khắc phục trong thời gian tới. - Lồng ghép việc nêu gương trong một số tiết dạy học. Tùy từng chuyên môn mà giáo viên chủ nhiệm có hình thức lồng ghép sao cho phù hợp. Bản thân tôi dạy môn Ngữ văn, tôi đã lồng ghép trong một số tiết dạy, như dạy bài Tuyên ngôn độc
- lập, Chiều tối (Hồ Chí Minh)…, tôi cho các em hiểu về tấm gương hi sinh bản thân vì dân tộc, tấm gương giàu ý chí nghị lực của Bác; trong tiết văn nghị luận xã hội, tôi nêu những tấm gương về sự cống hiến thầm lặng, tấm gương tự học, tấm gương giàu ý chí nghị lực, tấm gương ham học hỏi, say mê, sáng tạo… Văn nghị luận xã hội với sự phong phú, đa dạng về chủ đề, đề bài mà bất cứ giáo viên dạy Văn nào cũng có thể lồng ghép giáo dục bằng nêu gương cho học sinh. 2.3.3. Cách thức tiến hành “nêu gương” Nhận thức được vai trò của phương pháp nêu gương trong giáo dục học sinh, giáo viên chủ nhiệm chú ý vận dụng phương pháp này thường xuyên, liên tục. Tùy từng tấm gương tốt hay tấm gương xấu mà có cách tiến hành “nêu gương” phù hợp. * Đối với tấm gương tốt Là giáo viên chủ nhiệm, bản thân tôiđịnh hướng cho các em nêu gương tốt như: nêu gương Bác Hồ; tấm gương nổi tiếng trong thực tế xã hội, trên đài, báo, mạng; nêu gương giữa các học sinh trong lớp với nhau, giữa các em với các bạn cùng khóa, các anh chị khóa trên, các em khóa dưới trong trường… Đồng thời, có kế hoạch cụ thể để các em có thể nêu gương ở nhiều lính vực như: tấm gương trong học tập; tấm gương trong lao động; tấm gương trong rèn luyện đạo đức, nhân cách (tấm gương nghèo vượt khó; tấm gương về ý chí nghị lực; tấm gương chăm chỉ, chịu khó; tấm gương về tình yêu thương; tấm gương về tinh thần trách nhiệm…); tấm gương về thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật, nội quy nhà trường… Bác Hồlà tấm gươngsáng nhất, quen thuộc nhất đối với các em. Tâm lí các em thường thích cái mới, lạ, vậy làm sao để “làm mới”, “làm hấp dẫn” tấm gương quen thuộc? Bản thân tôi vẫn tiếp tục cho các em lắng nghe những bài hát, câu chuyện về Người vào một dịp nhất định, trong các tiết sinh hoạt 15’, 45’, lồng vào trong các bài dạy; tổ chức cuộc thi kể chuyện về Bác Hồ có trao thưởng. Mặt khác, cho các em đi thực tế về quê Bác, đi thăm lăng Bác, K9… vào mỗi dịp sinh nhật Bác 19/5, vào dịp hè. Mỗi lần nghe người hướng dẫn viên thuyết trình về cuộc đời, con người Bác, hầu như em nào cũng rưng rưng cảm động. Các em không chỉ hiểu mà còn cảm nhận thực thụ về tấm gương Bác Hồ kính yêu. Hình ảnh con người khiêm tốn, giản dị, giàu ý chí nghị lực, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, hết lòng vì nước vì dân… như một dòng suối mát tắm đẫm tâm hồn chúng. Vấn đề là làm thế nào để từ lòng yêu mến, kính trọng, từ ý thức chuyển thành hành động, việc làm cụ thể của chúng.
- Cứ mỗi học kì, tôi cho các em đăng kí việc làm cụ thể nêu gương Bác, cuối mỗi kì các em sẽ xem xét mình đã làm, chưa làm được việc gì. Từ đó rút kinh nghiệm phấn đấu và đăng kí việc làm nêu gương Bác trong học kì tiếp theo. * Đối với tấm gương xấu Nêu gương không có nghĩa là bắt chước, tuân thủ, tuân theo tấm gương một cách thụ động, rợp khuôn, cứng nhắc. Nêu gương cũng cần chủ động, có chắt lọc. Con người sinh ra không ai là người đã hoàn thiện, ngay cả người tốt cũng có mặt chưa hoàn thiện. Tấm gương cũng có gương sáng và có gương mờ đục. Vì vậy, giáo viên chủ nhiệm cần giúp học sinh hiểu được mặt tốt, mặt chưa tốt của tấm gương. Nếu là tấm gương sáng, thầy cô cho học sinh học tập, noi theo, còn những tấm gương mờ đục, thầy cô giúp học sinh nhận ra, rút kinh nghiệm và tránh xa nó. Xã hội hiện đại thật phức tạp với vô vàn điều thật, giả, tốt, xấu lẫn lộn. Ở lứa tuổi các em, khi nhận thức và kinh nghiệm sống còn non nớt dẫn tới việc chưa nhận thức điều tốt, xấu, thật giả… Vì thế, một thời gian có một bộ phận không nhỏ học sinh phát cuồng những Khá Bảnh, Huấn Hoa Hồng, Phúc XO… – những nhân vật giàu có, kiếm tiền trăm triệu dễ dàng trên mạng xã hội cũng là một điều không dễ hiểu. Các em bị hấp dẫn bởi những thứ triết lí hiện đại, cách kiếm tiền “đáng nể phục”, những hành động nổi loạn điên rồ, những lời lẽ chửi tục… Xu hướng hiện nay các các em “thần tượng” nhiều ca sĩ, nhóm nhạc hót như: Sơn Tùng MTV, BTS, BlackPink… là một điều bình thường. Nhưng phát cuồng đến mức có em làm theo thần tượng đó một cách rợp khuôn như cắt tóc, ăn mặc, nói năng, hành động… giống hệt thần tượng, xem đó là một tấm gương để noi theo là điều không nên. Trước những hiện tượng trên, bản thân tôi đã dành một số tiết sinh hoạt để cho các em thảo luận. Trước tiên, tôi nêu vấn đề, rồi cho các em thảo luận với tinh thần cởi mở, bình đẳng, dân chủ: nhân vật đó em yêu thích hay không, yêu thích ở điểm nào, không yêu thích ở điểm nào; tại sao lại “hot” trên mạng xã hội? Các em có ý kiến tranh luận rất sôi nổi. Cuối cùng, tôi nhẹ nhàng giảng giải, phân tích, chỉ rõ để các em hiểu được mặt phải, mặt trái. Sau những buổi thảo luận đó, các em nhận thức được điểm tốt, điểm xấu và rút ra bài học bổ ích cho bản thân.Như vậy, các em tự khám phá, nhận biết “cái xấu” bằng con đường tranh luận. Đây là cách thấm thía hơn trăm bài thuyết giảng của chính thầy cô.
- Bên cạnh đó, thỉnh thoảng trong các tiết học, tôi nêu tấm gương xấuvà hậu quả thực tế để các em lấy đó làm bài học kinh nghiệm, tránh xa những hành động, việc làm xấu, cố gắng rèn luyện, tu dưỡng bản thân. * Nêu gương nhà giáo Nhận thức được rằng người thầy phải là tấm gương sống cho học sinh noi theobởi "Sự gương mẫu của người thầy giáo là tia sáng mặt trời thuận lợi nhất đối với sự phát triển tâm hồn non trẻ mà không có gì thay thế được" (Usinxki). Ngành giáo dục cũng phát động “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương tự học và sáng tạo”. Người giáo viên, nhất là giáo viên chủ nhiệm cần noi gương mọi lúc, mọi nơi, lúc lên lớp, khi ở nhà, “nói đi đôi với làm”.Bởi lẽ thầy, cô giáo “nhất cử nhất động” từ lời ăn tiếng nói, tác phong, thái độ cư xử cho đến lối sống hằng ngày đều tác động trực tiếp đến học sinh. Vậy, người giáo viên cần phải làm gì? Đối với bản thân, từng cử chỉ, lời nói, hành động phải chuẩn mực, chuẩn mực chứ không cứng nhắc, khi nghiêm khắc, lúc thủ thỉ, nhẹ nhàng, khi hài hước dí dỏm. Đối với học sinh, giáo viên chủ nhiệm như người cha, người mẹ thứ hai:luôn yêu thương, khoan dung, độ lượng, công bằng, khách quan với chúng và có lúc như người bạn gần gũi, sẻ chia tâm sự với chúng.Đối với công việc, cần khoa học, nghiêm túc, tận tâm, tận tụy, say mê, nhiệt huyết, trách nhiệm. Người giáo viên phải không ngừng tự trao dồi năng lực, phẩm chất, đạo đức để mỗi người thầy chẳng những là tấm gương sáng về đạo đức mà còn là tấm gương tự học, sáng tạo, trình độ năng lực chuyên môn giỏi.“Một tấm gương sống hơn trăm bài diễn văn tuyên truyền”. “Tấm gương sống” của người giáo viên chủ nhiệm tự khắc sẽ lan tỏa tới học sinh. 2.3.4. Biện pháp đảm bảo “nêu gương” Để việc nêu gương có hiệu quả, hiệu lực, kịp thời động viên, khuyến khích các em liên tục nêu gương,xem việc “nêu gương” là việc làm hàng ngày, là lẽ sống, hàng năm tôi đều xây dựng một nội quy thưởng phạt riêng cho lớp. Nội quy sẽ được bổ sung khi cần thiết. Năm học 2020 – 2021, tôi đã xây dựng nội quy thưởng – phạt cho lớp 10D như sau: Trường THPT Ba Đình NỘI QUY THƯỞNG - PHẠT LỚP 10D Năm học 2020-2021
- Căn cứ vào quyền và nghĩa vụ của người học sinh, nội quy của nhà trường, tình hình đặc điểm của học sinh lớp 10D, GVCN đề ra nội quy thưởng phạt như sau:GVCN tặng 10 điểm/HS/tuần. Nếu làm các việc tốt sẽ được thưởng điểm, ngược lại vi phạm lỗi bị trừ điểm, kèm theo hình thức kỷ luật khác. Cụ thể: I. PHẠT-TRỪ ĐIỂM STT Lỗi Điểm trừ Phạt Ghi chú 1 Đi muộn 5đ /lần 2 Vắng có phép 2đ /lần không 10đ /lần Trực nhật 1 phép tuần 3 Bỏ tiết 10đ/lần 4 Điểm
- giờ TB 19 Làm lớp bị 10đ /lần + HK yếu giờ yêú 20 VP quy chế 10đ /lần + HK yếu thi (quay cóp...) 21 Đánh nhau 10đ /lần + HK yếu 22 Vô lễ với 10đ /lần + HK yếu giáo viên, nhân viên 23 Đổi chỗ 3đ / lần chưa được GV cho phép 24 Chạy lộn 3đ / lần xộn trong giờ học 25 Chơi điện tử 10đ /lần + HK TB -Yếu 26 Làm hư Đền mới hỏng bàn ghế, trang thiết bị của lớp 27 Viết, vẽ lên 10đ /lần bàn ghế, tường... 28 Không tham 5đ / lần gia các phong trào do nhà trường, Đoàn trường phát động 29 Lớp trưởng, 3đ/tuần bí thư, lớp phó không làm tròn trách nhiệm 30 Tổ trưởng 3đ/tuần không làm tròn trách nhiệm 31 Lỗi khác GVCN quyết định II. THƯỞNG -CỘNG ĐIỂM. 1. Thưởng. 1- Cá nhân có điểm 9, 10 sẽ thưởng như sau: 3 con điểm/tháng: 10 000đ, 6: 20 000, 9: 30 000, 12: 40 000, 15 : 50 000, 18: 60 000, 21: 70 000, 24: 80 000… 2- Cá nhân xuất sắc, toàn diện nhất tháng: quà/tiền trị giá: 30 000đ 3- Cá nhân xuất sắc nhất học kỳ: 50 000đ, nhất năm: 100.000đ. 4- Học sinh giỏi toàn diện học kì, cả năm: 50.000đ/em
- 5- Cán bộ lớp, tổ, cán sự bộ môn hoạt động xuất sắc: 30 000đ/ tháng 6- Nghèo vượt khó cả học kỳ: 50 000đ, cả năm: 100 000đ 7- Tiến bộ vượt bậc trong cả học kỳ/cả năm về mọi mặt: 50 000đ/em 8- Điểm thi thử 3 môn thi Đại học khối D cao nhất lớp: 50 000đ/em, nhất trường: 200 000đ/em, >= 24đ: 100 000đ/em, tốp 5: 30 000đ/em, tiến bộ vượt bậc giữa các lần, thưởng điểm 8,9,10 tùy từng bộ môn. 9- Tổ nhất tháng 30 000đ, nhất học kỳ: 50 000đ, cả năm: 100 000đ 10- Các thưởng phát sinh khác (nhưcác cuộc thi, đợt phát động...): GVCN quyết định. Lưu ý: Số tiền thưởng được trích từ Quỹ Hội khuyến học của lớp. Trong trường hợp đặc biệt, GVCN sẽ có điều chỉnh linh hoạt tùy vào quỹ hay số lượng học sinh STT Việc tốt Điểm cộng Ghi chú 1 Đạt điểm 9-10 5đ /lần 2 Điểm 7-8 3đ /lần 3 Nhặt được của rơi trả người đánh mất 5-10đ/lần 4 Giúp đỡ bạn, ai đó được tập thể lớp công nhận. 5đ/lần 5 Tham gia đủ phong trào do Nhà trường, Đoàn trường 2đ/lần phát động 6 Lớp trưởng, Bí thư, lớp phó làm tốt công việc 2đ/tuần 7 Tổ trưởng làm tốt công việc 2đ/tuần 8 Phát hiện lỗi và báo cáo với GVCN. 2đ/lần 9 Phát hiện ra bạn trong lớp chơi điện tử 10đ/lần 10 Việc tốt khác 2-10đ/lần 2. Cộng điểm. *Lưu ý: - Nếu phạm lỗi nhiều lần GVCN sẽ có thêm các hình thức kỷ luật khác như: Dọn nhà VS, làm lao động, quét trực nhật, gặp phụ huynh, đình chỉ học, xem xét xếp loại hạnh kiểm ... - Nếu có các lỗi phát sinh khác , GVCN sẽ quyết định. - Nội quy này áp dụng đối với học sinh lớp 10D và có hiệu lực kể từ ngày: 7/9/2020. Nga Sơn, ngày 31 tháng 8 năm 2020. GVCN Mai Thị Thêu Sau khi xây dựng Nội quy thưởng - phạt trên, tôi cho các em thảo luận có ý kiếnbổ sung, điều chỉnh cho phù hợp tình hình lớp học.Căn cứ vào các điều khoản trong nội quy trên, vào số điểm đạt được của cá nhân,hàng tuần, hàng tháng, học kì, năm học các tổ trưởng xếp loại hạnh kiểm các thành viên trong tổ. Lớp trưởng, lớp phó tổng hợp số điểm của các bạn trong lớp, người đạt số điểm cao nhất là người chăm chỉ, kỉ luật, có ý thức phấn đấu tốt nhất. Căn cứ vào số điểm trên sẽ tìm ra được danh hiệu cá nhân toàn diện, xuất sắc, tiến bộ… nhất. Các em không chỉ là những người “nêu gương” tốt mà còn là tấm gương sáng, tấm gương sống để các bạn noi theo. 2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong đọc hiểu văn bản Chí Phèo (Nam Cao)
24 p |
165 |
11
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng dạy học STEM trong bài Cacbon của chương trình Hóa học lớp 11 THPT
19 p |
156 |
11
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Rèn kỹ năng cảm thụ văn xuôi Việt Nam hiện đại trong chương trình Ngữ văn 12
27 p |
80 |
9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo môn Ngữ văn trong nhà trường THPT
100 p |
57 |
8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng cơ chế giảm phân để giải nhanh và chính xác bài tập đột biến nhiễm sắc thể
28 p |
50 |
8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng kiến thức văn học trong dạy học một số nội dung phần Công dân với đạo đức môn GDCD lớp 10 nhằm tạo hứng thú trong học tập cho học sinh tại trường THPT Thái Lão
43 p |
47 |
8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng dạy học STEM trong chương trình Hóa học hữu cơ 11
74 p |
75 |
7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng toán tổ hợp xác suất trong việc giúp học sinh giải nhanh các bài tập di truyền phần sinh học phân tử và biến dị đột biến
17 p |
72 |
7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng mô hình học tập Blended Learning trong dạy học chủ đề 9 Tin học 11 tại Trường THPT Lê Lợi nhằm nâng cao hiệu quả học tập
16 p |
38 |
7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng kiến thức tích hợp để dạy kỹ năng đọc hiểu - Unit 9 - Preserving The Environment - Tiếng Anh 10 thí điểm
71 p |
71 |
6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Các biện pháp nâng cao hiệu quả làm bài phần Đọc - hiểu trong đề thi tốt nghiệp môn Ngữ văn THPT
36 p |
53 |
6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng quan điểm tích hợp thông qua phương pháp dự án để dạy chủ đề Liên Bang Nga
77 p |
91 |
6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng lí thuyết chuẩn độ axit – bazơ trong giảng dạy Hóa học ở trường chuyên và phục vụ bồi dưỡng học sinh giỏi quốc gia, Quốc tế
143 p |
45 |
6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn học sinh lớp 12 ôn tập môn Lịch Sử theo định hướng 5 bước 1 vấn đề, đáp ứng yêu cầu mới của kỳ thi THPT Quốc gia
29 p |
61 |
5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng dạy học STEM phần hóa học phi kim lớp 11 nhằm phát triển năng lực và phẩm chất cho học sinh
71 p |
30 |
5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội cho học sinh lớp 12 ở trường THPT Vĩnh Linh
20 p |
47 |
5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng nguyên tắc tích hợp trong dạy làm văn dạng bài Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ; Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học
29 p |
59 |
3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng định lý Thales để tìm lời giải cho các bài toán hình học tọa độ trong mặt phẳng
35 p |
40 |
3


Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
