Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng các hoạt động trong dạy học và bồi dưỡng học sinh giỏi chủ đề cấu trúc lặp Tin học 11 nhằm phát triển năng lực của học sinh
lượt xem 5
download
Mục đích nghiên cứu của đề tài nhằm giúp học sinh viết đúng câu lệnh, tránh được các sai sót mà HS thường mắc phải khi viết câu lệnh. Hoạt động thể hiện rèn luyện cho HS cách áp dụng trực tiếp câu lệnh để giải quyết một yêu cầu đơn giản; hoặc vận dụng câu lệnh để giải quyết các yêu cầu phức tạp hơn, đòi nhiều thao tác tư duy hơn.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng các hoạt động trong dạy học và bồi dưỡng học sinh giỏi chủ đề cấu trúc lặp Tin học 11 nhằm phát triển năng lực của học sinh
- BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN Tên sáng kiến: “Xây dựng các hoạt động trong dạy học và bồi dưỡng học sinh giỏi chủ đề cấu trúc lặp tin học 11 nhằm phát triển năng lực của học sinh”
- MỤC LỤC Nội dung Trang Nội dung Trang ............... 2 1. Lời giới thiệu .................................................................................................... 3 2. Tên sáng kiến ................................................................................................... 4 5. Mô tả bản chất của sáng kiến ......................................................................... 4 5.1. Lý thuyết về xây dựng các hoạt động trong dạy học định hướng phát triển năng lực của học sinh .............................................................................. 4 5.2. Bảng các năng lực cần hình thành cho học sinh ...................................... 5 5.3. Xây dựng các hoạt động trong dạy học câu lệnh fordo ......................... 8 5.4. Xây dựng các hoạt động trong dạy học câu lệnh whiledo ................... 23 5.5. Xây dựng các hoạt động kiểm tra đánh giá chủ đề cấu trúc lặp .......... 30 5.6. Kết quả khi ứng dụng các hoạt động trong dạy học chủ đề cấu trúc lặp 36 7. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến ............................................. 38 8. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả ............................................................................... 38 9. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân ............................................................... 38 2
- BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN 1. Lời giới thiệu Theo Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo xác định “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục, đào tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học”; “Tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời”. Trong thời đại công nghiệp 4.0 ngày nay, việc lập được các chương trình tự hoạt động cho máy tính, máy gia dụng là cần thiết. Và để làm được việc đó cần có một quá trình nghiên cứu, học tập về ngôn ngữ lập trình lâu dài, qua đó nhà lập trình có thể chọn một ngôn ngữ lập trình thích hợp. Tuy nhiên mọi thứ đều có điểm khởi đầu của nó, với học sinh việc học Pascal là khởi đầu cho việc tiếp cận ngôn ngữ lập trình bậc cao. Từ đó các em có thêm một định hướng, một niềm đam mê về tin học, về nghề nghiệp mà các em chọn sau này. Đồng thời Pascal là một “ngôn ngữ học đường”. Bản chất viết chương trình là một môn học khó, trừu tượng, học sinh khó nắm kiến thức. Học sinh muốn nắm được kiến thức phải nắm vững những kiến thức cơ bản của các câu lệnh, nhất là cấu trúc lặp là một cấu trúc khó đối nhiều học sinh. Từ thực tiễn giảng dạy và bồi dưỡng học sinh giỏi các năm tại trường THPT A tôi thấy rằng: Đại đa số học sinh coi môn Tin là môn học phụ nên các em chỉ học cho xong mà hầu như chưa phát huy được hết năng lực của mình. Do đó tôi băn khoăn và suy nghĩ vậy làm thế nào để qua mỗi hoạt động học của học sinh trong giờ học có thế phát huy được năng lực của các em? Bên cạnh đó đầu tháng 8 Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc có tập huấn cho giáo viên về phương pháp và kĩ thuật tổ chức các hoạt động học theo nhóm và hướng dẫn học sinh tự học và đổi mới sinh hoạt chuyên môn trong trường phổ thông. Mà năm học 2017 tôi đã đạt giải Nhì cấp Bộ trong cuộc thi dạy học tích hợp liên môn với chủ đề cấu trúc lặp. Nên ngay từ đầu năm học 2018 2019 tôi đã chọn và xây dựng đề tài “Xây dựng các hoạt động trong dạy học và bồi dưỡng học sinh 3
- giỏi chủ đề cấu trúc lặp tin học 11 nhằm phát triển năng lực của học sinh”. 2. Tên sáng kiến “Xây dựng các hoạt động trong dạy học và bồi dưỡng học sinh giỏi chủ đề cấu trúc lặp tin học 11 nhằm phát triển năng lực của học sinh”. 3. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Dạy học tin học 11 đại trà và bồi dưỡng học sinh giỏi Tin THPT. 4. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: tháng 9 năm 2018 5. Mô tả bản chất của sáng kiến 5.1. Lý thuyết về xây dựng các hoạt động trong dạy học định hướng phát triển năng lực của học sinh (Theo tài liệu bồi dưỡng “tập huấn phương pháp và kĩ thuật tổ chức hoạt động học theo nhóm và hướng dẫn học sinh tự học” môn Tin học của Bộ GD&ĐT do Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc tập huấn). Theo quan điểm dạy học định hướng phát triển năng lực học sinh, quá trình dạy học bao gồm một hệ thống các hành động có mục đích của giáo viên tổ chức hoạt động trí óc và tay chân của học sinh, đảm bảo cho học sinh chiếm lĩnh được nội dung dạy học, đạt được mục tiêu xác định. Trong quá trình dạy học, giáo viên tổ chức định hướng hành động chiếm lĩnh tri thức của học sinh phỏng theo tiến trình của chu trình sáng tạo khoa học. Như vậy, chúng ta có thể hình dung diễn biến của hoạt động dạy học như sau: Hoạt động khởi động: Hoạt động này được thực hiện khi tiến hành bước thứ nhất của quá trình dạy học. Tại bước này, GV đưa ra tình huống có vấn đề gợi cho HS nhu cầu muốn tìm hiểu cấu trúc câu lệnh và khám phá câu lệnh tương ứng để giải quyết tình huống đã nêu. Vấn đề được nêu ra nên gắn với thực tế gần gũi xung quanh HS hoặc thực tế đời sống xã hội. Vấn đề được nêu ra nếu thuận lợi sẽ được liên hệ với nội dung giáo dục để HS thấy được ý nghĩa, tác dụng của bài học và yêu thích môn học hơn. Hoạt động hình thành kiến thức và luyện tập: Hai hoạt động này được thực hiện khi tiến hành bước thứ hai và thứ ba của quá trình dạy học một câu lệnh, đó là Giới thiệu câu lệnh và Củng cố câu lệnh. Trong bước giới thiệu câu lệnh, GV dẫn dắt HS khám phá cú pháp và hoạt động của câu lệnh. Có hai cách để thực hiện điều này. Cách thứ nhất: GV giới thiệu cú pháp và hoạt động của câu lệnh, rồi lấy ví dụ minh họa. Tiếp theo, GV nêu ví dụ khác hoặc đề nghị HS nêu ví dụ khác và yêu cầu HS giải thích hoạt động của câu lệnh trong ví dụ đó. Cách thứ hai: GV lấy một số ví dụ hoặc tình huống cụ thể mà ở đó câu lệnh được sử dụng. Tiếp theo 4
- GV đề nghị HS khái quát thành cú pháp tổng quát và nêu hoạt động của câu lệnh. Cách thứ hai phát huy được tính tích cực học tập của HS. Trong bước củng cố câu lệnh, GV tổ chức cho HS hai hoạt động chủ đạo đó là nhận dạng và thể hiện câu lệnh. Hoạt động nhận dạng giúp HS viết đúng câu lệnh, tránh được các sai sót mà HS thường mắc phải khi viết câu lệnh. Hoạt động thể hiện rèn luyện cho HS cách áp dụng trực tiếp câu lệnh để giải quyết một yêu cầu đơn giản; hoặc vận dụng câu lệnh để giải quyết các yêu cầu phức tạp hơn, đòi nhiều thao tác tư duy hơn. Hoạt động vận dụng và tìm tòi, mở rộng: Hoạt động vận dụng được thực hiện khi tiến hành bước thứ tư của quá trình dạy học một câu lệnh, đó là Ứng dụng câu lệnh để giải quyết bài toán. Tại bước này, GV đưa ra một số bài toán đơn giản và gần gũi với HS, rồi hướng dẫn HS sử dụng kết hợp câu lệnh vừa học với những câu lệnh khác để cài đặt thuật toán giải quyết bài toán. Hoạt động tìm tòi, mở rộng dành cho đối tượng HS khá và có thể không thực hiện đối với lớp mà trình độ chung của HS là thấp. Có hai cách để tiến hành hoạt động này. Cách thứ nhất là tiến hành như một bước độc lập (bước thứ năm mở rộng, đào sâu của quá trình dạy học một câu lệnh); Cách thứ hai là thực hiện lồng ghép như một pha phía sau (phrase of deep learning) ngay trong hoạt động vận dụng. Nội dung của hoạt động tìm tòi, mở rộng là những bài toán được GV gợi ra nhằm hướng dẫn HS vận dụng kết hợp các câu lệnh với nhau để giải quyết các vấn đề phức tạp hoặc các vấn đề của liên môn. 5.2. Bảng các năng lực cần hình thành cho học sinh Các năng lực Biểu hiện chung 1. Năng lực a. Xác định được nhiệm vụ học tập một cách tự giác, chủ tự học động; tự đặt được mục tiêu học tập để đòi hỏi sự nỗ lực phấn đấu thực hiện. b. Lập và thực hiện kế hoạch học tập nghiêm túc, nền nếp; thực hiện các cách học: Hình thành cách ghi nhớ của bản thân; phân tích nhiệm vụ học tập để lựa chọn được các nguồn tài liệu phù hợp: các đề mục, các đoạn bài ở sách giáo khoa, sách tham khảo, Internet; lưu giữ thông tin có chọn lọc bằng ghi tóm tắt với đề cương chi tiết, bằng bản đồ khái niệm, bảng, các từ khóa; ghi chú bài giảng của giáo viên theo các ý chính; tra cứu tài liệu ở thư viện nhà trường theo yêu cầu của nhiệm vụ học tập. 5
- c. Nhận ra và điều chỉnh những sai sót, hạn chế của bản thân khi thực hiện các nhiệm vụ học tập thông qua lời góp ý của giáo viên, bạn bè; chủ động tìm kiếm sự hỗ trợ của người khác khi gặp khó khăn trong học tập. a. Phân tích được tình huống trong học tập; phát hiện và nêu được tình huống có vấn đề trong học tập. 2. Năng lực b. Xác định được và biết tìm hiểu các thông tin liên quan giải quyết vấn đến vấn đề; đề xuất được biện pháp giải quyết vấn đề. đề c. Thực hiện biện pháp giải quyết vấn đề và nhận ra sự phù hợp hay không phù hợp của giải pháp thực hiện. a. Đặt câu hỏi khác nhau về một sự vật, hiện tượng; xác định và làm rõ thông tin, ý tưởng mới; phân tích, tóm tắt những thông tin liên quan từ nhiều nguồn khác nhau. b. Hình thành ý tưởng dựa trên các nguồn thông tin đã cho; đề xuất giải pháp cải tiến hay thay thế các giải pháp không còn phù hợp; so sánh và bình luận được về các giải pháp 3. Năng lực đề xuất. sáng tạo c. Suy nghĩ và khái quát hóa tiến trình khi thực hiện một công việc nào đó; tôn trọng các quan điểm trái chiều; áp dụng điều đã biết vào tình huống tương tự với những điều chỉnh hợp lí. d. Hứng thú, tự do trong suy nghĩ; chủ động nêu ý kiến; không quá lo lắng về tính đúng/sai của ý kiến đề xuất; phát hiện yếu tố mới, tích cực trong những ý kiến khác. 4. Năng lực tự a. Nhận ra được các yếu tố tác động đến hành động của quản lí bản thân trong học tập và trong giao tiếp hàng ngày; kiềm chế được cảm xúc của bản thân trong các tình huống ngoài ý muốn. b. Ý thức được quyền lợi và nghĩa vụ của mình; xây dựng và thực hiện được kế hoạch nhằm đạt được mục đích; nhận ra và có ứng xử phù hợp với những tình huống không an toàn. c. Tự đánh giá, tự điều chỉnh những hành động chưa hợp lí của bản thân trong học tập và trong cuộc sống. d. Đánh giá được hình thể của bản thân so với chuẩn về chiều cao, cân nặng; nhận ra được những dấu hiệu thay đổi của bản thân trong giai đoạn dậy thì; có ý thức ăn uống rèn luyện và nghỉ ngơi phù hợp để nâng cao sức khỏe; 6
- nhận ra và kiểm soát được những yếu tố ảnh hưởng xấu tới sức khỏe và tinh thần trong môi trường sống và học tập. a. Bước đầu biết đặt ra mục đích giao tiếp và hiểu được vai trò quan trọng của việc đặt ra mục tiêu trước khi giao tiếp. 5. Năng lực b. Khiêm tốn, lắng nghe tích cực trong giao tiếp; nhận ra giao tiếp được bối cảnh giao tiếp, đặc điểm, thái độ của đối tượng giao tiếp. c. Diễn đạt ý tưởng một cách tự tin; thể hiện được biểu cảm phù hợp với đối tượng và bối cảnh giao tiếp. a. Chủ động đề xuất mục đích hợp tác khi được giao tiếp các nhiệm vụ; xác định được loại công việc nào có thể hoàn thành tốt nhất bằng hợp tác theo nhóm với quy mô phù hợp. b. Biết trách nhiệm, vai trò của mình trong nhóm ứng với công việc cụ thể; phân tích nhiệm vụ của cả nhóm để nêu được các hoạt động phải thực hiện, trong đó tự đánh giá được hoạt động mình có thể đảm nhiệm tốt nhất để tự đề 6. Năng lực xuất cho nhóm phân công. hợp tác c. Nhận biết được đặc điểm, khả năng của từng thành viên cũng như kết quả làm việc nhóm; dự kiến phân công từng thành viên trong nhóm các công việc phù hợp. d. Chủ động và gương mẫu hoàn thành phần việc được giao, góp ý điều chỉnh thúc đẩy hoạt động chung; chia sẻ, khiêm tốn học hỏi các thành viên trong nhóm. e. Biết dựa vào mục đích đặt ra để tổng kết hoạt động chung của nhóm; nêu mặt được, mặt thiếu sót của cá nhân và của cả nhóm. 7. Năng lực sử a. Sử dụng đúng cách các thiết bị ICT để thực hiện các dụng công nhiệm vụ cụ thể; nhận biết các thành phần của hệ thống nghệ thông tin ICT cơ bản; sử dụng được các phần mềm hỗ trợ học tập và truyền thuộc các lĩnh vực khác nhau; tổ chức và lưu trữ dữ liệu thông vào các bộ nhớ khác nhau, tại thiết bị và trên mạng. b. Xác định được thông tin cần thiết để thực hiện nhiệm vụ học tập; tìm kiếm được thông tin với các chức năng tìm kiếm đơn giản và tổ chức thông tin phù hợp; đánh giá sự phù hợp của thông tin, dữ liệu đã tìm thấy với nhiệm vụ 7
- đặt ra; xác lập mối liên hệ giữa kiến thức đã biết với thông tin mới thu thập được và dùng thông tin đó để giải quyết các nhiệm vụ học tập trong cuộc sống. a. Nghe hiểu nội dung chính hay nội dung chi tiết các bài đối thoại, truyện kể, lời giải thích, cuộc thảo luận; nói chính xác, đúng ngữ điệu và nhịp điệu, trình bày được nội dung chủ đề thuộc chương trình học tập; đọc hiểu nội dung chính hay nội dung chi tiết các văn bản, tài liệu ngắn; viết đúng các dạng văn bản về những chủ đề quen thuộc 8. Năng lực sử hoặc cá nhân ưa thích; viết tóm tắt nội dung chính của bài dụng ngôn văn, câu chuyện ngắn. ngữ b. Phát âm đúng nhịp điệu và ngữ điệu; hiểu từ vựng thông dụng được thể hiện trong hai lĩnh vực khẩu ngữ và bút ngữ, thông qua các ngữ cảnh có ý nghĩa; phân tích được cấu trúc và ý nghĩa giao tiếp của các loại câu trần thuật, câu hỏi, câu mệnh lệnh, câu cảm thán, câu khẳng định, câu phủ định, câu đơn, câu ghép, câu phức, câu điều kiện. e. Đạt năng lực bậc 2 về một ngoại ngữ. a. Rèn tư duy logic của người lập trình b. Diễn đạt được các thao tác của thuật toán đối với các 9. Năng lực bài toán trong học tập và trong cuộc sống. chuyên biệt khi học lập c. Sử dụng được các câu lệnh khi lập trình các bài toán trình trong học tập và trong cuộc sống; hiểu và có thể sử dụng các kiến thức, kỹ năng về lập trình trong các tình huống quen thuộc. 5.3. Xây dựng các hoạt động trong dạy học câu lệnh fordo Tôi xây dựng 4 hoạt động lớn là: hoạt động khởi động, hoạt động hình thành kiến thức, hoạt động luyện tập – vận dụng và hoạt động tìm tòi mở rộng. Mỗi hoạt động lớn có nhiều hoạt động nhỏ, tùy từng lớp, từng đối tượng học sinh mà GV có thể chọn hoạt động hoặc cách tổ chức hoạt động đó cho phù hợp với thực tế. Đặc biệt trong hoạt động luyện tâp – vận dụng và tìm tòi mở rộng các hoạt động được thiết kế từ dễ đến khó, học sinh có thể tự học ở nhà để phát triển năng lực của mình hoặc giáo viên có thể chọn trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi. Mỗi hoạt động tôi đều đưa ra mục tiêu, năng lực của học sinh được hình thành và phát triển, phương pháp/kĩ thuật dạy học, hình thức tổ chức 8
- hoạt động, phương tiện dạy học, sản phẩm học sinh thu được sau khi hoàn thành hoạt động, nội dung của hoạt động và tùy từng hoạt động tôi có giải thích lý do tại sao lại xây dựng nội dung hoạt động đó. 5.3.1. Hoạt động khởi động Hoạt động 1: Gợi động cơ học tập (1) Mục tiêu: Gợi động cơ học tập cho hs, hình thành và phát triển năng lực giải quyết vấn đề (2) Phương pháp/Kĩ thuật: Dạy học nêu vấn đề (3) Hình thức tổ chức hoạt động: Cá nhân và thảo luận nhóm. (4) Phương tiện dạy học: SGK, máy tính, máy chiếu. (5) Sản phẩm: HS giải quyết được tình huống nhưng chưa tối ưu từ đó hs sẽ tò mò, hứng thú muốn biết làm sao để giải quyết bài toán tối ưu nhất. Mô tả nội dung của hoạt động Em có thể dùng câu lệnh nào để chương trình in ra màn hình dãy số sau: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Sau đó trả lời các câu hỏi sau: (1) Nếu muốn in ra 100 hoặc 1000 số thì ta phải làm thế nào? (2) Em có nhận xét gì khi sử dụng 100 hoặc 1000 câu lệnh tương tự như vậy không,? GV tổng kết lại: Như vậy thì mất rất nhiều thời gian và dễ sai sót, mà các câu lệnh thực hiện tương tự nhau được viết lại rất nhiều lần. Vậy có cách nào khác để giải các bài toán có câu lệnh tương tự mà phải viết nhiều lần như vậy không? Chúng ta cùng tìm hiểu chủ đề “Cấu trúc lặp”. (6) Lý do xây dựng nội dung hoạt động này nhằm mục đích tạo sự tò mò cho học sinh vì với bài toán đó học sinh có thể giải quyết được nhưng khi phát triển bài toán lớn hơn thì cách mà học sinh biết lại chưa tối ưu, các em sẽ tò mò, hứng thú tìm hiểu bài để giải quyết bài toán tối ưu nhất. Hoạt động 2: Tìm hiểu cấu trúc lặp (1) Mục tiêu: HS hiểu được nhu cầu sử dụng và ý nghĩa của cấu trúc lặp. HS hiểu hai loại cấu trúc lặp: lặp với số lần biết trước và lặp với số lần không biết trước. Hình thành và phát triển năng lực giải quyết vấn đề. (2) Phương pháp/Kĩ thuật: Dạy học nêu vấn đề (3) Hình thức tổ chức hoạt động: Cá nhân và thảo luận nhóm. (4) Phương tiện dạy học: SGK, máy tính, máy chiếu. (5) Sản phẩm: HS được giao nhiệm vụ tìm hiểu tình huống phát sinh cấu trúc lặp thông qua bài toán cụ thể. 9
- Mô tả nội dung của hoạt động Cách 1(Dùng với đối tượng học sinh ban xã hội) Có 1 cái ca và 2 cái thùng cần đổ nước vào hai thùng Đổ 10 ca nước vào thùng thứ nhất. Đổ nước vào thùng thứ hai đến khi nào đầy thì thôi. Em cho biết việc dùng ca đổ nước vào thùng 1 là bao nhiều lần, vào thùng 2 là bao nhiêu lần? GV tổng kết lại: Việc đổ nước vào thùng 1 được lặp lại 10 lần gọi là lặp số lần biết trước. Việc đổ nước vào thùng 2 gọi là lặp với số lần chưa biết trước. Trong lập trình có những thao tác phải lặp lại nhiều lần, khi đó ta gọi là cấu trúc lặp. Cấu trúc lặp có 2 loại: Lặp với số lần biết trước. Lặp với số lần chưa biết trước. Các NNLT đều có các câu lệnh để mô tả cấu trúc lặp. Cách 2: (Dùng với đối tượng ban tự nhiên và bồi dưỡng HSG) Xét 2 bài toán sau và trả lời các câu hỏi trong phiếu học tập. 1 1 1 1 Bài toán 1: Tính tổng S với a là số nguyên và a >2 S ... a a 1 a 2 a 100 1 1 1 1 Bài toán 2: Tính tổng S với a là số nguyên và a >2 S ... a a 1 a 2 a N Cho đến khi 1/(a+N)
- Đối với bài toán 1, số lần lặp biết trước là 100 và việc cộng vào tổng S sẽ kết thúc sau khi thực hiện việc cộng 100 lần, tức là khi N = 100 Đối với bài toán 2, số lần lặp không biết trước, nhưng việc cộng vào tổng S sẽ kết thúc khi điều kiện 1/(a+N)
- phiếu lại và cuối tiết học các em thu nhận các thông tin và điền vào cột L như phiếu hình dưới PHIẾU HỌC TẬP THEO KĨ THUẬT “KWL” Tên bài học: …………………………………………. Tên học sinh:………………………………………… Trường:……………………………..Lớp:………….... L K W (Đã học được gì về Cấu (Đã biết gì về Cấu trúc (Muốn học gì về Cấu trúc trúc lặp) lặp) lặp) ……………… ……………… …………….. ……………… ……………… ……………. ……………… ……………… …………….. (6) Lý do xây dựng nội dung hoạt động: Giáo viên có thể biết được học sinh đã biết gì về kiến thức mới và mong muốn học gì để từ đó có sự điều chỉnh trong các buổi học sau. Học sinh có thể được thể hiện quan điểm mong muốn của bản thân mình. 5.3.2. Hoạt động hình thành kiến thức Hoạt động 1: Tìm hiểu thuật toán giải bài toán Bài toán 1: Tính tổng S với 1 1 1 1 a là số nguyên và a >2 S ... a a 1 a 2 a 100 (1) Mục tiêu: HS thực hiện được một phần thuật toán (hoặc cả thuật toán cụ thể đối với từng đối tượng hs) thể hiện cấu trúc lặp với số lần biết trước. Hình thành và phát triển năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác trong nhóm, năng lực chuyên biệt khi học lập trình. (2) Phương pháp/Kĩ thuật: Rèn tư duy phân tích và so sánh tương tự, kĩ thuật dạy học 3 lần 3 để các nhóm NX lẫn nhau. (3) Hình thức tổ chức hoạt động: Cá nhân và thảo luận nhóm. (4) Phương tiện dạy học: SGK, máy tính, máy chiếu. (5) Sản phẩm: Học sinh tìm hiểu thuật toán theo 2 gợi ý là: mỗi lần tăng lên 1 và mỗi lần giảm đi 1 để từ đó hoàn thành tiếp hoặc diễn đạt được thuật toán của bài toán tính tổng. (mức độ vận dụng thấp). Mô tả nội dung của hoạt động Chia lớp thành các nhóm và mỗi nhóm hoàn thành phiếu học tập như sau: Cách 1: PHIẾU HỌC TẬP 12
- Gọi thuật toán Tong_1a là thuật toán tính tổng S theo yêu cầu bài toán 1. Thuật toán Tong_1a là: Bước 1: S 1/a; N 0; Bước 2: N N + 1; Bước 3: Nếu N > 100 thì chuyển đến bước 5; Bước 4: S S + 1/(a+N); rồi quay lại bước 2; Bước 5: Đưa S ra màn hình, rồi kết thúc. Ta cũng có thể mô tả thuật toán tính tổng S theo yêu cầu bài toán 1 bằng cách thứ hai. Ta gọi thuật toán cách hai này là Tong_1b. Hãy hoàn thành thuật toán này. Thuật toán Tong_1b Bước 1: S …… ; N 101; Bước 2: N N 1; Bước 3: Nếu ….. thì chuyển đến bước 5; Bước 4: S S + …….; rồi quay lại bước ……; Bước 5: Đưa S ra màn hình, rồi kết thúc. Cách 2: PHIẾU HỌC TẬP Viết thuật toán tính tổng của bài toán: Tính tổng S với a là số nguyên và a >2 1 1 1 1 S ... a a 1 a 2 a 100 Tên nhóm:..................................Lớp:........................ Tong1a Tong1b S1= 1/a S1= 1/a S2=S1+1/(a+1) S2=S1+1/(a+100) S3= S2 +1/(a+2) S3= S2 +1/(a+99) Gợi ý ……… ………… S100=S99 +1/(a+99) S100= S99 +1/(a+2) S101= S100 +1/(a+100) S101= S100 +1/(a+1) Nhận Bắt đầu từ S2 việc tính S được Bắt đầu từ S2 việc tính S được xét lặp đi lặp lại theo quy luật lặp đi lặp lại theo quy luật …………………………………. ………………………………… 13
- …………………………………... ………………………………… .................................................. ………………………………… ………………………………… ………………………………… ………………………………… ………………………………… ………………………………… ………………………………… ………………………………… ………………………………… Thuậ ………………………………… ………………………………… t toán ………………………………… ………………………………… …………………………………. …………………………………. ………………………………… ………………………………… …………………………………. …………………………………. (6) Lý do xây dựng nội dung hoạt động theo cách 1: Từ việc giới thiệu thuật toán Tổng 1a thì học sinh có thể tương tự để hoàn thành thuật toán tổng 1b. Cách này có thể áp dụng cho việc dạy đại trà để phát huy năng lực giải quyết vấn đề của hs. Còn cách 2 phù hợp với đối tượng học sinh giỏi từ những hướng dẫn gợi ý, rút ra nhận xét, từ đó hs chủ động hoàn thành được thuật toán. Hoạt động 2: Sử dụng kỹ thuật “3 lần 1” yêu cầu các nhóm nhận xét lẫn nhau. (1) Mục tiêu: HS được hình thành và phát triển năng lực giao tiếp, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tự quản lý. (2) Phương pháp/Kĩ thuật: kĩ thuật “3 lần 1” (3) Hình thức tổ chức hoạt động: Cá nhân và thảo luận nhóm. (4) Phương tiện dạy học: SGK, máy tính, máy chiếu. (5) Sản phẩm: Học sinh nhận thấy và nêu hoặc viết ra được 1 điều tốt, 1 điều chưa tốt và đề ra giải pháp cho các nhóm. Các nhóm thấy được điều chưa được của nhóm mình để lần sau có thể điều chỉnh Mô tả nội dung của hoạt động 1 lời khen cho nhóm trình bày:…………………………………………… 1 điều chưa hài lòng về nhóm trình bày:…............................................... 1 đề nghị cải tiến:………………………................................................... Sau khi thu thập ý kiến GV xử lý và tổ chức thảo luận về các ý kiến phản hồi. 14
- GV chốt lại Thuật toán 1 mỗi lần N tăng lên 1 gọi là lặp tiến, thuật toán 2 mỗi lần N giảm đi 1 gọi là lặp lùi. Để diễn đạt 2 thuật toán trên Pascal sử dụng câu lệnh for...do. (6) Lý do xây dựng nội dung hoạt động này giúp các em hình thành năng lực tự quản lý bản thân để có thể thấy mình thiếu gì và có thể chỉnh sửa những thiếu sót đó. Qua hoạt động nhận xét lẫn nhau giúp các em cùng tiến bộ, phát triển được năng lực sử dụng ngôn ngữ. Hoạt động 3: Tìm hiểu câu lệnh lặp fordo (1) Mục tiêu: HS nắm được câu lệnh lặp fordo ở mức độ biết. Hình thành phát triển năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự học. (2) Phương pháp/Kĩ thuật: Thuyết trình. (3) Hình thức tổ chức hoạt động: Cả lớp. (4) Phương tiện dạy học: SGK, máy tính, máy chiếu. (5) Sản phẩm: Học sinh được giao nhiệm vụ tìm hiểu câu lệnh lặp fordo từ đó phát biểu được ý nghĩa, hoạt động của câu lệnh lặp này. (mức độ biết). Mô tả nội dung của hoạt động Cách 1: GV đưa cấu trúc 2 dạng Dạng lặp tiến: For := to do; Dạng lặp lùi: For := downto do; Trong đó: Biến đếm là biến kiểu số nguyên hoặc ký tự Giá trị đầu, giá trị cuối là các biểu thức cùng kiểu với biến đếm, giá trị đầu phải nhỏ hơn giá trị cuối. GV đưa ra mô phỏng flash cách thực hiện của câu lệnh lặp tiến với ví dụ ban đầu tạo động cơ For i:=1 to 10 do write (i,’ ‘); Sau đó hỏi học sinh vậy cách thực hiện của dạng lặp tiến là gì? Tương tự thì cách thực hiện của dạng lặp lùi là gì? Hoạt động của câu lệnh for…do: Ở dạng lặp tiến, câu lệnh viết sau từ khóa do được thực hiện tuần tự, với biến đếm lần lượt nhận các giá trị liên tiếp tăng từ giá trị đầu đến giá trị cuối. Ở dạng lặp lùi, câu lệnh viết sau từ khóa do được thực hiện tuần tự, với biến đếm lần lượt nhận các giá trị liên tiếp giảm từ giá trị cuối đến giá trị đầu. 15
- GV nhấn mạnh chú ý: Giá trị của biến đếm được điều chỉnh tự động, vì vậy câu lệnh viết sau do không được thay đổi giá trị của biến đếm. GV Chạy VD ban đầu cho hs quan sát For i:=1 to 10 do write(i,’ ‘); Cách 2: GV Chạy VD ban đầu cho hs quan sát For i:=1 to 10 do write(i,’ ‘); Sau đó cho học sinh phát biểu cấu trúc của câu lệnh GV đưa ra mô phỏng flash cách thực hiện của câu lệnh lặp tiến với ví dụ ban đầu tạo động cơ For i:=1 to 10 do write (i,’ ‘); Sau đó hỏi học sinh vậy cách thực hiện của dạng lặp tiến là gì? Tương tự thì cách thực hiện của dạng lặp lùi là gì? (6) Lý do xây dựng nội dung hoạt động theo cách 1 đối với lớp đại trà thì GV nên đưa ra cấu trúc lấy ví dụ sau đó các em tương tự nhưng đối với lớp khá, giỏi thì chọn cách 2 để phát triển được năng lực tự học và khả năng sáng tạo của các em hơn. 5.3.3. Hoạt động luyện tập – vận dụng Hoạt động 1: Trả lời câu hỏi về câu lệnh lặp fordo (1) Mục tiêu: HS nắm được câu lệnh lặp fordo ở mức độ hiểu. Hình thành và phát triển năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực chuyên biệt. (2) Phương pháp/Kĩ thuật: Rèn luyện tư duy phân tích, tổng hợp. (3) Hình thức tổ chức hoạt động: Cá nhân và thảo luận nhóm. (4) Phương tiện dạy học: SGK, máy tính, máy chiếu và chương trình minh họa (5) Sản phẩm: Học sinh trả lời được phiếu học tập số 2 về câu lệnh lặp for do từ đó hiểu rõ được ý nghĩa, hoạt động của câu lệnh lặp này. (mức độ hiểu). Mô tả nội dung của hoạt động Học sinh hoạt động theo cặp và trả lời các câu hỏi trong phiếu câu hỏi sau: PHIẾU CÂU HỎI 1) Hãy giải thích hoạt động của các câu lệnh sau đây với i là biến kiểu byte: a) For i:= 1 to 10 do ; b) for i:= 10 downto 1 do ; 16
- (2) Hãy so sánh hoạt động của hai câu lệnh sau đây với c là biến kiểu char a) for c := 'a' to 'j' do ; b) for c := 'j' downto 'a' do ; (3) Hãy chọn câu khẳng định đúng trong các câu sau: Trong câu lệnh lặp fordo tổng quát A. biến đếm là biến phải có giá trị kiểu số; B. giá trị của biến đếm có thể được sử dụng trong câu lệnh trong thân vòng lặp; C. nếu giá trị đầu bằng giá trị cuối thì câu lệnh thân vòng lặp không được thực hiện lần nào; D. giá trị đầu và giá trị cuối có thể khác kiểu dữ liệu với biến đếm. (4) Đoạn chương trình nào dưới đây tính S là tổng của N số tự nhiên đầu tiên: A. S:=0; for i=1 to N do S := S + i; B. S:=0; for i:=1 to N do S = S + i; C. S:=0; for i:=1 downto N do S := S + i; D. S:=0; for i:=1 to N do S := S + i; Hoạt động 2: Tìm hiểu chương trình bài toán Tính tổng S với a là số 1 1 1 1 nguyên và a >2 S ... a a 1 a 2 a 100 (1) Mục tiêu: HS nhận dạng được câu lặp fordo trong một chương trình cụ thể. Hơn nữa, HS hiểu được thuật toán được cài đặt như thế nào thông qua câu lệnh này (mức độ vận dụng thấp). Hình thành và phát triển năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực chuyên biệt. (2) Phương pháp/Kĩ thuật: Rèn luyện tư duy phân tích, tổng hợp. (3) Hình thức tổ chức hoạt động: Cá nhân và thảo luận nhóm. (4) Phương tiện dạy học: SGK, máy tính, máy chiếu và chương trình minh họa. (5)Sản phẩm: Học sinh trả lời được phiếu học tập về chương trình vận dụng câu lệnh lặp fordo để giải quyết bài toán (mức độ vận dụng thấp). Mô tả nội dung của hoạt động Cách 1: Cho thứ tự các lệnh sau của chương trình tổng 1a và trả lời các câu hỏi? 17
- Thứ tự lệnh Lệnh #1 program Tong_1a; #2 uses crt; #3 var S: real; a, N : integer; #4 begin #5 clrscr; #6 write('Nhap gia tri a: '); #7 readln(a); #8 S := 1.0/a; #9 for N := 1 to 100 do #10 S := S + 1.0/(a+N); #11 writeln('Tong S la: ', S:8:4); #12 readln; #13 end. PHIẾU CÂU HỎI (1) Chương trình Tong_1a có thể chia thành những phần nào (từ dòng lệnh nào đến dòng lệnh nào)? Nhiệm vụ/công việc của từng phần đó là gì? (2) Chương trình Tong_1a đã sử dụng câu lệnh fordo dạng lặp tiến hay lùi? (3) Để có chương trình thể hiện thuật toán Tong_1b ta sẽ sử dụng câu lệnh fordo dạng lùi. Khi đó, cần sửa lại các dòng lệnh nào? Hãy viết các dòng lệnh đó? Cách 2: PHIẾU HỌC TẬP Áp dụng cấu trúc for do để viết đoạn chương trình diễn đạt 2 thuật toán 1 1 1 1 của bài toán Tính tổng S với a là số nguyên và a >2 S ... a a 1 a 2 a 100 Tên nhóm:..................................Lớp:........................ S ban đầu gán bằng bao nhiêu? Hướng Công việc nào bị lặp lại? dẫn Biến đếm đi từ đâu đến đâu? Tong_1a Tong_1b Đoạn ………………………………… …………………………… chươn …………………….................. …………………………… g trình ………………………………… …………………………… Sau khi các nhóm hoàn thành phiếu học tập thì GV tổng kết, đưa và chạy thử chương trình Tong_1a, Tong_1b để học sinh quan sát. 18
- Đoạn chương trình Tong_1a; S:=1/a; For N:= 1 to 100 do S:= S+1/(a+N); Đoạn chương trình Tong_1b S:=1/a; For N:= 100 downto 1 do S:= S+1/(a+N); (6) Lý do xây dựng nội dung hoạt động theo 2 cách tương tự như những phần trên để có thể phù hợp với từng đối tượng học sinh Hoạt động 3: Lập trình giải 1 số bài toán thực tế Giáo viên cho các nhóm bốc thăm phiếu nhiệm vụ, trong phiếu đó giáo viên có thể hướng dẫn nhiệm vụ phải làm gì? Hoạt động này có thể giao cho các nhóm chuẩn bị làm bài thuyết trình ở nhà và hôm sau các nhóm cử đại diện báo cáo. Ví dụ một phiếu nhiệm vụ như sau: Nhóm “Thiên nhiên kỳ diệu” Sau khi đọc xong bài “Hoa, lá và dãy số Fibonaxi” trong sách giáo khoa Toán 11 An thấy dãy số Fibonaxi thật là kỳ diệu nên An đã nghĩ ra ý tưởng lập trình nhập một số k (k 2. Em hãy tìm hiểu dãy số Fibonaxi? Sự kỳ diệu của dãy số Fibonaxi trong cuộc sống thực tế bằng cách: Vận dụng kiến thức đã học trong môn Toán 11. Hướng dẫn nhiệm vụ Có thể tìm kiếm thông tin trên mạng hoặc truy cập vào địa chỉ sau: http://genk.vn/khampha/biandayso fibonaccivasutrunghopkinhngactrongtunhien 2013061223464471.chn đ ể tìm hiểu thông tin (1) Mục tiêu: HS vận dụng được câu lệnh lặp fordo trong một chương trình cụ thể gắn với bài toán thực tế. Phát triển năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực chuyên biệt khi học lập trình, năng lực hợp tác trong nhóm, năng lực giao tiếp, năng lực sử dụng công nghệ thông tin, năng lực 19
- sáng tạo. Qua hoạt động lập trình liên quan đến bài toán thực tế giáo dục học sinh một số kĩ năng. (2) Phương pháp/Kĩ thuật: Rèn luyện tư duy phân tích, tổng hợp, hoạt động nhóm (3) Hình thức tổ chức hoạt động: Cá nhân và thảo luận nhóm. (4) Phương tiện dạy học: SGK, máy tính, máy chiếu và chương trình minh họa. (5)Sản phẩm: Học sinh viết được chương trình của bài toán thực tế có vận dụng câu lệnh lặp fordo để giải quyết bài toán (mức độ vận dụng cao). Học sinh mở rộng hiểu biết khi tìm hiểu các vấn đề liên quan đến bài toán. Mô tả nội dung của hoạt động Mỗi nhóm cử đại diện lên thuyết trình về bài toán nhóm mình đã chuẩn bị sau đó giáo viên tổng kết lại các vấn đề: chương trình, thông qua các vấn đề liên quan đến bài toán giáo dục kĩ năng sống cho học sinh. Bài toán 1: Tục truyền rằng, bàn cờ vua có xuất xứ từ Ấn Độ và do một người nông dân phát minh ra. Nhà vua Ấn Độ cho phép người phát minh chọn cho mình một phần thưởng tuỳ theo ý thích. Người đó chỉ xin nhà vua thưởng cho số thóc bằng số thóc đặt lên 64 ô của bàn cờ như sau: Đặt lên ô thứ nhất của bàn cờ 1 hạt thóc, ô thứ hai 2 hạt,...cứ như vậy số thóc ở ô sau gấp đôi số hạt thóc ở ô trước nó cho đến ô cuối cùng. Lập trình tính số hạt thóc ở ô thứ n bất kỳ trong bàn cờ vua? Chương trình: program Ban_co; uses crt; var T,i,n:longint; BEGIn clrscr; write('Nhap so o:'); readln(n); T:=1; for i:=1 to n1 do T:=T*2; write('So hat thoc o o thu ',n,' la:',T); readln END. Bài toán 2: Trong buổi ngoại khóa “An toàn thực phẩm” của lớp Tèo thấy trùng biến hình Amip thật nguy hiểm là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh đại tràng và đường ruột. Một con Amip sau 1 giây nó tự phân chia thành 2 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng hệ thống câu hỏi bài tập chương Liên kết hóa học - Hóa học 10 - Nâng cao nhằm phát triển năng lực học sinh
24 p | 70 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng một số bài toán thực tế, liên môn tạo hứng thú học Toán cho học sinh lớp 10
60 p | 47 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng hệ thống câu hỏi trong ôn thi học sinh giỏi phần Vi sinh vật
41 p | 41 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng bộ sưu tập video, clip hỗ trợ dạy, học nguyên lí làm việc của động cơ đốt trong
13 p | 19 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng kho tư liệu video hỗ trợ dạy học chương trình Tin học 10
11 p | 33 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng bài tập về cân bằng Hóa Học nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh trung học phổ thông
46 p | 43 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm khách quan theo chuẩn định tính và định lượng các môn giáo dục nghề phổ thông sử dụng trong kiểm tra, đánh giá và thi nghề phổ thông
75 p | 36 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng một số giải pháp tích hợp kiến thức địa lý địa phương vào dạy học địa lý lớp 10 THPT - Ban cơ bản
32 p | 36 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thư viện online về kiến thức thực tế và gợi ý nhiệm vụ STEM môn Toán và Khoa học tự nhiên theo chương trình giáo dục 2018
26 p | 12 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng chuyên đề Phương pháp học tập để nâng cao kết quả học tập học sinh
35 p | 43 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng và sử dụng hệ thống câu hỏi, bài tập rèn luyện năng lực sáng tạo cho học sinh trong dạy học phần Sinh thái học - chương trình chuyên Trung học phổ thông
81 p | 40 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng và sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử lớp 10 ở trường trung học phổ thông chuyên Lê Quý Đôn
19 p | 38 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng trường học hạnh phúc qua công tác chủ nhiệm lớp tại trường THPT Con Cuông
53 p | 19 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng và sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan trong dạy học Ứng dụng của tích phân nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh
24 p | 52 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng hệ thống thi trực tuyến cấp chứng chỉ Công nghệ thông tin tại Trung tâm Tin học - Ngoại ngữ và Hướng nghiệp tỉnh Ninh Bình
8 p | 24 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Ứng dụng công nghệ thông tin xây dựng hệ thống trực tuyến quản lý và giải quyết nghỉ phép cho học sinh trường PT DTNT THPT tỉnh Hòa Bình
35 p | 14 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng câu hỏi trắc nghiệm cho nhiều đối tượng học sinh
14 p | 35 | 2
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập phần Định luật bảo toàn vật lí lớp 10 THPT nhằm giúp học sinh phát huy tính tích cực nhận thức, rèn luyện tư duy sáng tạo
63 p | 38 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn