Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng kế hoạch và công cụ kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh trong dạy học Hóa học thông qua chủ đề sulfuric acid và muối sulfate, chương trình GDPT 2018
lượt xem 9
download
Mục đích nghiên cứu sáng kiến "Xây dựng kế hoạch và công cụ kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh trong dạy học Hóa học thông qua chủ đề sulfuric acid và muối sulfate, chương trình GDPT 2018" nhằm xây dựng được kế hoạch và công cụ kiểm tra đánh giá phù hợp trong dạy học hóa học thông qua chủ đề Sulfuric acid và muối sulfate từ đó giúp phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng kế hoạch và công cụ kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh trong dạy học Hóa học thông qua chủ đề sulfuric acid và muối sulfate, chương trình GDPT 2018
- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Tên đề tài: XÂY DỰNG KẾ HOẠCH VÀ CÔNG CỤ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC HỌC SINH TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC THÔNG QUA CHỦ ĐỀ SULFURIC ACID VÀ MUỐI SULFATE, CHƯƠNG TRÌNH GDPT 2018 LĨNH VỰC: PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC HÓA HỌC 0
- SỞ GD&ĐT NGHỆ AN TRƯỜNG THPT DIỄN CHÂU 4 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Tên đề tài: XÂY DỰNG KẾ HOẠCH VÀ CÔNG CỤ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC HỌC SINH TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC THÔNG QUA CHỦ ĐỀ SULFURIC ACID VÀ MUỐI SULFATE, CHƯƠNG TRÌNH GDPT 2018 LĨNH VỰC: PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC HÓA HỌC Tác giả: Phạm Hồng Thân Tổ KHTN – Trường THPT Diễn Châu 4 Điện thoại: 0986 880 852 Nghệ An, tháng 4 năm 2022 0
- MỤC LỤC PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1.Lý do chon đề tài 1 2. Mục đích nghiên cứu 1 3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu 1 3.1. Đối tượng nghiên cứu 1 3.2. Khách thể nghiên cứu 2 4. Phương pháp nghiên cứu 2 4.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận 2 4.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn 2 4.3. Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học 2 5. Thời gian nghiên cứu và thực nghiệm 2 6. Những đóng góp của đề tài 2 PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 3 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 3 1.1.Phẩm chất, năng lực của học sinh THPT 3 1.1.1.Khái niệm về phẩm chất, năng lực 3 1.1.2.Phẩm chất, năng lực cần phát triển cho học sinh trung học phổ thông 3 1.1.3.Các yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực trong dạy học môn Hóa học 4 1.2.Kiểm tra đánh giá học sinh THPT 4 1.2.1. Hình thức đánh giá học sinh THPT 4 1.2.2. Phương pháp đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh THPT 5 1.2.3. Lập kế hoạch kiểm tra, đánh giá trong dạy học chủ đề/bài học môn Hóa học theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh 6 1.3.Thực trạng việc dạy học và việc xây dựng kế hoạch, công cụ kiểm tra đánh giá môn Hóa học ở trường THPT 9 1.3.1. Mục đích điều tra 9 1.3.2. Phương pháp và đối tượng điều tra 9 1.3.3 Tiến trình điều tra 10 1.3.4 Kết quả điều tra 10 ii
- CHƯƠNG 2. XÂY DỰNG KẾ HOẠCH VÀ CÔNG CỤ KIỂM TRA,ĐÁNH GIÁTHEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC HỌC SINH TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC THÔNG QUA CHỦ DỀ SULFURIC ACID VÀ MUỐI SULFATE CHƯƠNG TRÌNH GDPT 2018 13 2.1.Xác định yêu cấu cần đạt 13 2.2.Phân tích yêu cầu cần đạt 13 2.3. Xác định mục tiêu dạy học về phẩm chất, năng lực chung và năng lực đặc thù 15 2.4. Lập bảng kế hoạch kiểm tra, đánh giá 17 2.5.Thiết kế và sử dụng công cụ đánh giá theo kế hoạch đã lập 18 CHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 37 3.1. Mục đích của thực nghiệm sư phạm 37 3.2.Nhiệm vụ của thực nghiệm sư phạm 37 3.3. Đối tượng và địa bàn thực nghiệm 37 3.4. Kết quả bài kiểm tra của HS 37 PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 42 1.Kết luận 42 2. Kiến nghị 42 TÀI LIỆU THAM KHẢO 44 PHỤ LỤC a iii
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT GDPT Giáo dục phổ thông THPT Trung học phổ thông HS Học sinh GV Giáo viên NL Năng lực KTĐG Kiểm tra đánh giá ĐG Đánh giá KHDH Kế hoạch dạy học SGK Sách giáo khoa YCCĐ Yêu cầu cần đạt PP Phương pháp PPĐG Phương pháp đánh giá HD Hướng dẫn HĐ Hoạt động SL Số lượng TL Tỷ lệ ĐC Đối chứng TN Thực nghiệm KG Khá giỏi TNSP Thực nghiệm sư phạm TB Trung bình YK Yếu kém iv
- PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1.Lý do chọn đề tài Giáo dục và đào tạo có sứ mệnh nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng trong việc xây dựng đất nước, xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam; phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, tập trung vào việc đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục quốc dân; gắn kết chặt chẽ phát triển nguồn nhân lực với phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI (Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã đưa ra quan điểm chỉ đạo: “Phát triển giáo dục và đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu là trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện NL và phẩm chất người học”.Phát triển phẩm chất và NL người học trong giáo dục phổ thông là định hướng nổi trội mà nhiều nước tiên tiến đã và đang thực hiện từ đầu thế kỉ XXI đến nay. Ở các nước đều chú ý hình thành, phát triển những NL cần thiết cho việc học suốt đời, gắn với cuộc sống hằng ngày; trong đó chú trọng các NL chung như: NL hợp tác, NL giao tiếp, NL giải quyết vấn đề, NL tự học. Trong chương trình giáo dục phổ thông 2018, Hoá học là môn học thuộc nhóm môn khoa học tự nhiên ở cấp trung học phổ thông, được học sinh lựa chọn theo định hướng nghề nghiệp, sở thích và năng lực của bản thân. Môn Hoá học giúp học sinh có được những tri thức cốt lõi về hoá học và ứng dụng những tri thức này vào cuộc sống, đồng thời có mối quan hệ với nhiều lĩnh vực giáo dục khác. Cùng với Toán học, Vật lí, Sinh học, Tin học và Công nghệ, môn Hoá học góp phần thúc đẩy giáo dục STEM, một trong những xu hướng giáo dục đang được coi trọng ở nhiều quốc gia trên thế giới. Các phương pháp giáo dục của môn Hoá học góp phần phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh, nhằm hình thành năng lực hoá học và góp phần hình thành, phát triển các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung được quy định trong Chương trình tổng thể. Nhằm đáp ứng mục tiêu và nội dung chương trình giáo dục bộ môn Hóa học cấp THPT mới trên cơ sở kế thừa những nội dung chương trình bộ môn Hóa học cấp THPT hiện hành, tôi đã chọn đề tài: “Xây dựng kế hoach và công cụ kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh trong dạy học hóa học thông qua chủ đề sulfuric acid và muối sulfate, chương trình GDPT 2018” làm đề tài nghiên cứu sáng kiến kinh nghiệm với hy vọng giúp cho HS có thể hoàn thiện bản thân mình hơn nữa và nâng cao chất lượng dạy học ở trường THPT. 2. Mục đích nghiên cứu Xây dựng được kế hoạch và công cụ kiểm tra đánh giá phù hợp trong dạy học hóa học thông qua chủ đề Sulfuric acid và muối sulfate từ đó giúp phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh 3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu 1
- - Phẩm chất, năng lực của học sinh THPT. - Quy trình xây dựng kế hoạch và công cụ kiểm tra đánh giá. - Quy trình kiểm tra đánh giá học sinh. 3.2. Khách thể nghiên cứu Quá trình dạy học Hóa học ở các trường THPT thuộc địa bàn nghiên cứu. 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận Nghiên cứu, phân tích, tổng hợp các tài liệu liên quan đến đề tài: cơ sở lý luận về phẩm chất, năng lực chung, năng lực đặc thù môn Hóa học, dạy học chủ đề, kiểm tra đánh giá của học sinh THPT. Nghiên cứu các tài liệu liên quan đến nội dung chương trình và kiến thức chủ đề Sulfuric acid và muối sulfate , môn Hóa học, chương trình GDPT 2018. 4.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn Sử dụng phương pháp điều tra, thu thập thông tin: Phát phiếu thăm dò cho HS và GV để điều tra thực trạng xây dựng, sử dụng công cụ kiểm tra, đánh giá trong dạy học ở trường THPT. Sử dụng phương pháp TNSP để đánh giá hiệu quả của việc sử dụng sử dụng công cụ kiểm tra, đánh giá trong dạy học Hóa học ở trường THPT thông qua chủ đề sulfuric acid và muối sulfate, chương trình GDPT 2018. Phương pháp hỏi ý kiến chuyên gia: Hỏi ý kiến các giảng viên khoa sư phạm và giáo viên hóa học ở trường THPT về các vấn đề liên quan đến đề tài. 4.3. Phương pháp xử lý thống kê toán học kết quả thực nghiệm Dùng phương pháp toán học thống kê để xử lí các số liệu điều tra và các kết quả thực nghiệm sư phạm để rút ra những kết luận cần thiết và khẳng định tính đúng đắn của giả thuyết đề tài. 5. Thời gian nghiên cứu và thực nghiệm Đề tài được nghiên cứu từ học kỳ 2, năm học 2020 - 2021 và tiến hành thực nghiệm sư phạm rộng rãi tại các trường THPT trên địa bàn từ năm học 2021 – 2022. Quá trình hoàn thiện xử lý số liệu và hoàn thành đề tài vào kỳ 2 năm học 2021 - 2022. 6. Những đóng góp của đề tài Góp phần hệ thống hóa cơ sở lí luận về kiểm tra đánh giá học sinh theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực người học. Đề xuất quy trình xây dựng kế hoạch và công cụ kiểm tra đánh giá phù hợp trong dạy học hóa học. 2
- PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Phẩm chất, năng lực của học sinh THPT Phẩm chất và năng lực là hai thành phần cơ bản trong cấu trúc nhân cách nói chung và là yếu tố nền tảng tạo nên nhân cách của con người. Dạy học phát triển phẩm chất, năng lực là sự “tích lũy” dần dần các yếu tố của phẩm chất, năng lực người học để chuyển hóa và góp phần hình thành, phát triển nhân cách. Giáo dục phổ thông nước ta đang thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận phẩm chất, năng lực người học, từ chỗ quan tâm tới việc HS học được gì đến chỗ quan tâm tới việc HS làm được gì qua việc học. Có thể thấy, dạy học phát triển phẩm chất, năng lực có vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đào tạo trong giáo dục phổ thông nói riêng và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho quốc gia nói chung. 1.1.1. Khái niệm về phẩm chất, năng lực Phẩm chất là những tính tốt thể hiện ở thái độ, hành vi ứng xử của con người; cùng với năng lực tạo nên nhân cách con người. Năng lực là thuộc tính cá nhân được hình thành, phát triển nhờ vào các tố chất và quá trình học tập, rèn luyện, cho phép con người huy động tổng hợp các kinh nghiệm, kĩ năng và các thuộc tính cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí, ... thực hiện đạt kết quả các hoạt động trong những điều kiện cụ thể. Chương trình GDPT 2018 đã xác định mục tiêu hình thành và phát triển cho HS các NL cốt lõi gồm các NL chung và các NL đặc thù. 1.1.2. Phẩm chất, năng lực cần phát triển cho học sinh trung học phổ thông Trong chương trình giáo dục phổ thông tổng thể 2018 đã đề ra đối với HS phổ thông cần phát triển một số phẩm chất, năng lực chung, năng lực đặc thù: Phẩm chất chủ yếu của học sinh: +Yêu nước +Nhân ái +Chăm chỉ +Trung thực +Trách nhiệm Năng lực chung là những NL cơ bản, thiết yếu hoặc cốt lõi, làm nền tảng cho mọi hoạt động của con người trong cuộc sống và lao động nghề nghiệp. như: Năng lực nhận thức, năng lực trí tuệ, năng lực về ngôn ngữ và tính toán; năng lực giao tiếp,… Các năng lực này được hình thành và phát triển dựa trên bản năng di truyền của con người, quá trình giáo dục và trải nghiệm trong cuộc sống; đáp ứng yêu cầu của nhiều loại hình hoạt động khác nhau. Theo chương trình GDPT 2018 các năng lực chung của HS THPT đó là: Năng lực 3
- tự học; năng lực giao tiếp và hợp tác; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.. Năng lực đặc thù môn học là những năng lực được hình thành và phát triển trên cơ sở các năng lực chung theo hướng chuyên sâu, riêng biệt trong các loại hình hoạt động, công việc hoặc tình huống, môi trường đặc thù, cần thiết cho những hoạt động chuyên biệt, đáp ứng yêu cầu hạn hẹp hơn của các lĩnh vực học tập như ngôn ngữ, toán học, khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn, công nghệ, nghệ thuật, đạo đức- giáo dục công dân, giáo dục thể chất. Do đặc thù môn học “Hóa học là một môn khoa học vừa lý thuyết vừa thực nghiệm” nên có những năng lực đặc thù sau: Năng lực nhận thức hóa học; năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hóa học; năng lực vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học. 1.1.3. Các yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực trong dạy học môn Hóa học 1.2. Kiểm tra, đánh giá học sinh THPT 1.2.1. Hình thức đánh giá học sinh THPT Theo từ điển Giáo dục, Kiểm tra là một bộ phân của quá trình họat động dạy - học nhằm nắm được thông tin về trạng thái và kết qủa học tập của học sinh, về những nguyên nhân cơ bản của thực trạng đó để tìm ra các bịên pháp khắc phục những lỗ hổng, đồng thời để củng cố và tiếp tục nâng cao hiệu quả của họat động dạy – học. 4
- Theo thông tư 26/2020/TT-BGDĐT có hai hình thức là đánh giá thường xuyên (đánh giá quá trình) và đánh giá định kì (đánh giá tổng kết) là hai hình thức cơ bản được vận dụng trong các nhà trường phổ thông ở Việt Nam hiện nay. 1.2.1.1. Kiểm tra, đánh giá thường xuyên Kiểm tra, đánh giá thường xuyên được thực hiện trong quá trình dạy học và giáo dục, nhằm kiểm tra, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện các nhiệm vụ học tập, rèn luyện của học sinh theo chương trình môn học, hoạt động giáo dục trong Chương trình giáo dục phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành; Kiểm tra, đánh giá thường xuyên được thực hiện theo hình thức trực tiếp hoặc trực tuyến thông qua: hỏi - đáp, viết, thuyết trình, thực hành, thí nghiệm, sản phẩm học tập; 1.2.1.2. Kiểm tra, đánh giá định kì Kiểm tra, đánh giá định kì được thực hiện sau mỗi giai đoạn giáo dục nhằm đánh giá kết quả học tập, rèn luyện và mức độ hoàn thành nhiệm vụ học tập của học sinh theo chương trình môn học, hoạt động giáo dục quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Đặc trưng của quan điểm đánh giá (đánh giá là học tập, đánh giá vì học tập, đánh giá kết quả học tập) được thể hiện và gắn kết chặt chẽ với mục đích đánh giá trong từng hình thức. Mối quan hệ đó được thể hiện ở sơ đồ sau: 1.2.2. Phương pháp đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh THPT Đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực HS phù hợp với thực tiễn giáo 5
- dục Việt Nam hiện nay là đánh giá quá trình (đánh giá thường xuyên) và đánh giá kết quả (đánh giá định kì). Giáo viên sẽ lựa chọn các phương pháp kiểm tra, đánh giá phù hợp với mục đích, thời điểm và yêu cầu của từng hình thức đánh giá; Và mỗi phương pháp cũng sẽ có những công cụ kiểm tra, đánh giá phù hợ. Mối quan hệ giữa hình thức, phương pháp và công cụ kiểm tra, đánh giá được thể hiện như sau: Hình thức Phương pháp đánh giá Công cụ đánh giá đánh giá Đánh giá Phương pháp hỏi– đáp Câu hỏi. thường xuyên/ Đánh giá quá Phương pháp quan sát Ghi chép các sự kiện thường Trình(Đánh giá vì nhật,thang đo, bảng kiểm,.. học tập; Đánh giá là học tập) Phương pháp đánh giá qua hồ Bảng quan sát, câu hỏi vấn sơ học tập đáp, phiếu đánh giá theo tiêu chí (Rubric),… Phương pháp đánh giá qua sản Bảng kiểm, thang đánh giá, phẩm học tập phiếu đánh giá theo tiêu chí (Rubric),… Phương pháp kiểm tra viết KWL, KWLH, câu trả lời ngắn, thẻ kiểm tra,… Đánh giá định kì/ -Phươngpháp kiểm tra viết Bài kiểm tra (câu hỏi tự luận, Đánh giá tổng kết -Phương pháp đánh giá qua câu hỏi trắc nghiệm), bài luận, (Đánh giá kết quả hồ sơ học tập bảng kiểm, phiếu đánh giá theo học tập) tiêu chí, thang đo. -Phương pháp đánh giá qua sản phẩm học tập 1.2.3. Lập kế hoạch kiểm tra, đánh giá trong dạy học chủ đề/bài học môn Hóa học theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh Để nâng cao hiệu quả của KTĐG, cần xây dựng kế hoạch KTĐG (song song với KHDH) cho từng giai đoạn dạy học (có thể là 1 năm, 1 học kì, 1 giai đoạn cần đánh giá kết quả học tập hoặc 1 chủ đề, 1 bài học), bao gồm cả đánh giá quá trình (đánh giá thường xuyên) và đánh giá tổng kết (đánh giá định kì). Giai đoạn lập kế hoạch càng ngắn thì kế hoạch đánh giá càng chi tiết. Đối với mỗi chủ đề, bài học thì kế hoạch KTĐG cần chi tiết và được lồng ghép vào từng hoạt động dạy học mà GV định triển khai. Mục đích của đánh giá là để phát triển học tập và thực hiện trong cả quá trình dạy học. GV cần xác định rõ mục tiêu dạy học, mô tả chi tiết các nội dung, khái niệm, quy trình, thuật ngữ, và những kĩ năng 6
- mà HS cần tích lũy và sử dụng. Cần đề cập rõ các hoạt động KTĐG ứng với các hoạt động dạy học, hoạt động KTĐG thường xuyên hay định kì, thời điểm triển khai. Với từng hoạt động KTĐG cần xác định rõ câu trả lời cho các câu hỏi: tại sao phải KTĐG? KTĐG cái gì? KTĐG bằng phương pháp nào? Sử dụng công cụ gì để thu thập minh chứng và đánh giá? Những yếu tố nào giúp đảm bảo chất lượng KTĐG? Sử dụng kết quả kiểm tra đánh giá như thế nào? Các bước để lập kế hoạch kiểm tra đánh giá cho 1 chủ đề/bài học: Bước 1: Xác định YCCĐ từ yêu cầu cần đạt của chủ đề Bước 2: Phân tích yêu cầu cần đạt và mô tả mức độ biểu hiện của yêu cầu cần đạt, xác định hoạt động và nội dung ứng với mỗi YCCĐ Bảng phân tích yêu cầu cần đạt và mô tả các mức độ biểu hiện của chủ đề/bài học …. TT Yêu cầu cần đạt Góp phần phát triển NL thành Mức độ phần của NL hóa học, phẩm biểu hiện chất, NL chung 1 2 ... Bước 3: Xác định các phương pháp và công cụ đánh giá Xác định các phương pháp và công cụ đánh giá cần dựa theo các YCCĐ, năng lực góp phần phát triển trong các hoạt động cụ thể. Vì vậy trước hết GV cần xác định các hoạt động dạy học cụ thể trong bài học/chủ đề, các YCCĐ ứng với mỗi hoạt động đó, từ đó mới lựa chọn phương pháp và công cụ đánh giá cụ thể. Trong mỗi chủ đề/bài học thường tổ chức các hoạt động: -Khởi động: nhằm huy động kiến thức, kĩ năng liên quan đến chủ đề/bài học, tạo tình huống có vấn đề, giới thiệu mục tiêu, nội dung bài học,…. Trong hoạt động này thường đánh giá kiến thức liên quan đến chủ đề/bài học mà HS đã học trước các bài học, lớp học trước hay môn học khác hoặc các kiến thức kĩ năng trong thực tiễn. Đây là những kiến thức, kĩ năng cơ sở để kiến tạo nội dung mới trong chủ đề/bài học. Phương pháp đánh giá thường là đánh giá viết hoặc hỏi đáp. Công cụ đánh giá trong hoạt động này thường là câu hỏi, bài tập, đề kiểm tra, cũng có thể sử dụng bảng kiểm,… -Hình thành kiến thức mới: Tổ chức các hoạt động hình thành các kiến thức, kĩ năng của chủ đề/bài học để đạt được các YCCĐ, qua đó phát triển phẩm chất, năng lực của HS. Hoạt động hình thành kiến thức thường chia thành các hoạt động nhỏ hơn tùy nội dung chủ đề/bài học và cách thức tổ chức dạy học. 7
- -Luyện tập: Hệ thống hóa, củng cố kiến thức, kĩ năng. Trong hoạt động này cũng thường sử dụng các phương pháp viết, hỏi đáp và công cụ đánh giá như câu hỏi, bài tập, đề kiểm tra,… -Vận dụng, mở rộng: Hoạt động này tạo cơ hội để HS vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học vào giải quyết các vấn đề, tình huống cụ thể, tìm tòi mở rộng,.. Phương pháp đánh giá có thể sử dụng như viết, hỏi đáp, quan sát thông qua bài tập, câu hỏi, bài luận, bài trình bày, các sản phẩm khác,… Việc xác định các phương pháp và công cụ đánh giá cũng như thiết kế nội dung các công cụ đánh giá cần phải phù hợp với mục tiêu và hoạt động học tập của chủ đề/bài học và có thể trình bày theo bảng sau: Bảng kế hoạch kiểm tra, đánh giá trong dạy học chủ đề/bài học …… Hoạt động dạy học Yêu cầu cần đạt Kiểm tra đánh giá Phương pháp Công cụ Khởi động Hình thành kiến HĐ1 thức mới HĐ2 … Luyện tập Vận dụng, mở rộng Bước 4: Thiết kế công cụ đánh giá theo kế hoạch 1.2.4. Quy trình KTĐG theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực HS Các bước Nội dung thực hiện 1.Phân tích mục đích định tính -Các mục tiêu về phẩm chất, năng lực chung, năng đánh giá, mục tiêu học tập sẽ lực đặc thù.. đánh giá -Xác định thông tin, bằng chứng về phẩm chất, năng lực. 2.Xây dựng kế hoạch KTĐG -Phương pháp, công cụ để thu thập thông tin, bằng chứng về phẩm chất năng lực…. -Xác định cách xử lý thông tin, bằng chứng thu thập được. 3.Lựa chon, thiết kế công cụ -Bảng hỏi ngắn, bảng kiểm, câu hỏi/bài tâp, phiếu KTĐG đánh giá tiêu chí, thang đo… 8
- -Thực hiện các yêu cầu, kỹ thuật đối với các phương 4.Thực hiện KTĐG pháp, công cụ đã lựa chọn, thiết kế nhằm đạt mục tiêu KTĐG, phù hợp vói từng loại hình đánh giá: GV đánh giá, HS tự đánh giá, các lực lượng khác tham gia đánh giá. 5.Xử lý, phân tích kết quả -Phương pháp định tính/định lượng. KTĐG -Sử dụng các phần mềm xử lý, thống kê. - Giải thích kết quả và đưa ra những nhận định về 6.Giải thích kết quả và phản hồi sự phát triển của HS về phẩm chất, năng lực so với kết quả đánh giá yêu câu cần đạt. -Lựa chọn cách phản hồi kết quả đánh giá: Bằng điểm số, nhận định/nhận xét, mô tả phẩm chất, năng lực đạt đươc. 7..Sử dụng kết quả đánh giả -Trên cơ sở kết quả thu được, sử dụng để điều chỉnh trong phát triển phẩm chất, năng hoạt động dạy học, giáo dục nhằm phát triển phẩm lực HS chất, năng lực HS, giúp HS tiến bộ. 1.3. Thực trạng việc dạy học và việc xây dựng kế hoạch, công cụ kiểm tra đánh giá môn Hóa học ở trường THPT 1.3.1. Mục đích điều tra Nắm được tình hình xây dựng kế hoạch, công cụ kiểm tra đánh giá môn Hóa học ở trường THPT. Nắm được mức độ cấp thiết và tính thực tế của đề tài. 1.3.2. Phương pháp và đối tượng điều tra Phương pháp điều tra: dùng phiếu điều tra, phỏng vấn. Đối tượng điều tra Bảng 1.1. Đối tượng GV được điều tra về vấn đề dạy học môn Hóa học. STT Nơi công tác Số giáo viên 1 Trường THPT Nguyễn Xuân Ôn 6 2 Trường THPT Diễn Châu 2 6 3 Trường THPT Diễn Châu 3 6 4 Trường THPT Diễn Châu 4 7 5 Trường THPT Diễn Châu 5 3 Tổng 28 9
- Bảng 1.2. Đối tượng HS được điều tra về việc học tập môn Hóa học STT Học sinh trường Số học sinh 1 Trường THPT Nguyễn Xuân Ôn 40 2 Trường THPT Diễn Châu 2 40 3 Trường THPT Diễn Châu 3 40 4 Trường THPT Diễn Châu 4 40 5 Trường THPT Diễn Châu 5 40 Tổng 200 1.3.3. Tiến trình điều tra - Phát phiếu điều tra, hướng dẫn đánh vào các phiếu điều tra, trò chuyện. - Thu phiếu điều tra, xử lí kết quả. - Nội dụng phiếu điều tra có trong phụ lục 1 và phụ lục 2 1.3.4. Kết quả điều tra 1.3.4.1. Kết quả khảo sát giáo viên Biểu đồ 1.1. Kết quả khảo sát GV về hiệu quả của việc xây dựng KH và công cụ KTĐG 10
- Biểu đồ 1.2. Kết quả khảo sát công cụ kiểm ta, đánh giá GV sử dụng trong quá trình dạy học môn Hóa học. Biểu đồ 1.3. Khó khăn của GV gặp phải khi xây dựng kế hoạch và công cụ kiểm tra, đánh giá. Nhận xét: Qua các số liệu khảo sát trên ta nhận thấy, đa số giáo viên đều hiểu rõ tầm quan trọng của việc xây dựng kế hoạch và công cụ kiểm tra, đánh giá trong quá trình dạy học. Tuy nhiên việc xây dưng kế hoạch và công cụ kiểm tra, đánh giá của giáo viên còn gặp nhiều khó khăn, số lượng công cụ kiểm tra đánh giá còn chưa được 11
- sử dụng nhiều trong quá trình xây dựng kế hoạch. 1.3.4.2. Kết quả khảo sát học sinh Biểu đồ 1.4. Ý kiến của HS về sự yêu thích đối với việc học môn Hóa học Biểu đồ 1.5 . Ý kiến của HS đối với các công cụ kiểm tra, đánh giá các thầy cô đang sử dụng Nhận xét: Qua kết quả khảo sát học sinh ta thấy đa số các em HS quan tâm và yêu thich môn Hóa học, với công cụ kiểm tra, đánh giá mà thầy cô sử dụng trong quá trình dạy học. Bên cạnh đó vẫn còn một bộ phận học sinh còn chưa thích môn Hóa học và chưa hài lòng bới các công cụ kiểm tra, đánh giá mà thầy cô đang sử dụng 12
- Từ kết các quả khảo GV và HS chúng tôi nhận thấy việc xây dựng kế hoạch và công cụ kiểm tra đánh giá có vai trò quan trọng, khâu then chốt của quá trình dạy học, góp phần hoàn thành mục tiêu của chương trình GDPT 2018. CHƯƠNG 2. XÂY DỰNG KẾ HOẠCH VÀ CÔNG CỤ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁTHEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC HỌC SINH TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC THÔNG QUA CHỦ DỀ SULFURIC ACID VÀ MUỐI SULFATE CHƯƠNG TRÌNH GDPT 2018 2.1. Xác định yêu cấu cần đạt -Trình bày được tính chất vật lí, cách bảo quản, sử dụng và nguyên tắc xử lí sơ bộ khi bỏng acid. -Trình bày được cấu tạo H2SO4; tính chất vật lí, tính chất hoá học cơ bản, ứng dụng của sulfuric acid loãng, sulfuric acid đặc và những lưu ý khi sử dụng sulfuric acid. -Trình bày được ứng dụng của một số muối sulfate quan trọng: barium sulfate (bari sunfat), ammonium sulfate (amoni sunfat), calcium sulfate (canxi sunfat), magnesium sulfate (magie sunfat) và nhận biết được ion SO42 trong dung dịch bằng ion Ba2+. -Thực hiện được một số thí nghiệm chứng minh tính oxi hoá mạnh và tính háo nước của sulfuric acid đặc (với đồng, da, than, giấy, đường, gạo,...). -Vận dụng được kiến thức về năng lượng phản ứng, chuyển dịch cân bằng, vấn đề bảo vệ môi trường để giải thích các giai đoạn trong quá trình sản xuất sulfuric acid theo phương pháp tiếp xúc. 2.2. Phân tích yêu cầu cần đạt TT Yêu cầu cần đạt Góp phần phát triển Mức độ biểu hiện Hoạt động Nội dung thành phần của phẩm chất, NL hóa học NL chung 1 Thực hiện – Thực hiện - Tìm hiểu thế 1. Thực được được một số giới tự nhiên - NL giao hiện được thí nghiệm dưới góc độ hoá tiếp và hợp thí nghiệm chứng minh học tác ở mức hạn tính oxi hoá chế theo sự mạnh và tính NL giải hướng dẫn háo nước của quyết vấn đề của GV, sulfuric acid và sáng tạo chưa tích đặc (với - Trung cực, chủ đồng, da, thực (ghi động than, giấy, kết quả thí 2. Thực 13
- đường, nghiệm) hiện tốt gạo,...), tíhí được thí nghiêm nhận nghiệm biết in sulfate -Trách theo sự nhiệm (giữ hướng dẫn gìn bảo vệ của GV, có môi trường tích cực, qua việc xử chủ động lí các hóa chất sau khi 3. Chủ làm thí động đề nghiệm) xuất và thực hiện được thành công thí nghiệm, thể hiện sự sáng tạo 2 Giải thích - Tính Acid của Nhận thức 1. Nêu được H2SO 4 loãng. hoá học được nhưng - Tính oxi hóa chưa giải của H2SO4 đặc thích được dựa vào số oxi 2. Giải hóa. thích được - Tính háo nước nhưng chưa của sulfuric đầy đủ, acid đặc mạch lạc. 3. Giải thích được đầy đủ, rõ ràng, mạch lạc. 3 Nêu được – Tính chất 1. Nêu vật lí, cách được bảo quản, sử nhưng dụng và Nhận thức chưa rõ nguyên tắc hoá học ràng, đầy xử lí sơ bộ đủ. khi bỏng 2. Nêu được acid. rõ ràng, đầy – Cấu tạo đủ. H2SO4; tính 14
- chất hoá học cơ bản, ứng dụng của sulfuric acid loãng, sulfuric acid đặc và những lưu ý khi sử dụng sulfuric acid. – Nêu được ứng dụng của một số muối sulfate quan trọng: và nhận biết được ion SO42- trong dung dịch bằng ion Ba2+. 4 Vận dụng – Vận dụng - Vận dụng - NL GQVĐ 1. Nêu được được … được kiến kiến thức và ST (giải kiến thức để thức về năng quyết các liên quan lượng phản kĩ năng đã vấn đề giải thích 2. Giải thích ứng, chuyển học trong thực được dịch cân tiễn) nguyên bằng, vấn đề nhân nhưng bảo vệ môi chưa đầy trường để giải đủ, rõ ràng thích các giai đoạn trong 3. Giải thích quá trình sản được xuất sulfuric nguyên acid theo nhân đầy phương pháp đủ, rõ ràng. tiếp xúc. 2.3. Xác định mục tiêu dạy học về phẩm chất, năng lực chung và năng lực đặc thù MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Trung thực: Có ý thức báo cáo các kết quả đã thu thập chính xác, 15
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng hệ thống câu hỏi bài tập chương Liên kết hóa học - Hóa học 10 - Nâng cao nhằm phát triển năng lực học sinh
24 p | 70 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng một số bài toán thực tế, liên môn tạo hứng thú học Toán cho học sinh lớp 10
60 p | 46 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng hệ thống câu hỏi trong ôn thi học sinh giỏi phần Vi sinh vật
41 p | 41 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng bộ sưu tập video, clip hỗ trợ dạy, học nguyên lí làm việc của động cơ đốt trong
13 p | 18 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng kho tư liệu video hỗ trợ dạy học chương trình Tin học 10
11 p | 23 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng bài tập về cân bằng Hóa Học nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh trung học phổ thông
46 p | 42 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm khách quan theo chuẩn định tính và định lượng các môn giáo dục nghề phổ thông sử dụng trong kiểm tra, đánh giá và thi nghề phổ thông
75 p | 36 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thư viện online về kiến thức thực tế và gợi ý nhiệm vụ STEM môn Toán và Khoa học tự nhiên theo chương trình giáo dục 2018
26 p | 8 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng và sử dụng hệ thống câu hỏi, bài tập rèn luyện năng lực sáng tạo cho học sinh trong dạy học phần Sinh thái học - chương trình chuyên Trung học phổ thông
81 p | 39 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng chuyên đề Phương pháp học tập để nâng cao kết quả học tập học sinh
35 p | 42 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng một số giải pháp tích hợp kiến thức địa lý địa phương vào dạy học địa lý lớp 10 THPT - Ban cơ bản
32 p | 36 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng trường học hạnh phúc qua công tác chủ nhiệm lớp tại trường THPT Con Cuông
53 p | 15 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng và sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan trong dạy học Ứng dụng của tích phân nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh
24 p | 50 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng hiệu quả kế hoạch phong trào Nghiên cứu khoa học kỹ thuật trong học sinh tại Trường THPT Chuyên Thoại Ngọc Hầu
10 p | 28 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng hệ thống thi trực tuyến cấp chứng chỉ Công nghệ thông tin tại Trung tâm Tin học - Ngoại ngữ và Hướng nghiệp tỉnh Ninh Bình
8 p | 23 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Ứng dụng công nghệ thông tin xây dựng hệ thống trực tuyến quản lý và giải quyết nghỉ phép cho học sinh trường PT DTNT THPT tỉnh Hòa Bình
35 p | 12 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng câu hỏi trắc nghiệm cho nhiều đối tượng học sinh
14 p | 35 | 2
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập phần Định luật bảo toàn vật lí lớp 10 THPT nhằm giúp học sinh phát huy tính tích cực nhận thức, rèn luyện tư duy sáng tạo
63 p | 36 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn