Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng tập thể lớp đoàn kết - vững mạnh và yêu thương
lượt xem 5
download
Đề tài được nghiên cứu và áp dụng trong những năm tôi làm công tác chủ nhiệm, và đây là đề tài hoàn toàn mới, những giải pháp tôi đề xuất trong đề tài đã thực sự mang lại hiệu quả cao. Mặc dù vai trò của giáo viên chủ nhiệm với việc xây dựng tập thể lớp đoàn kết, yêu thương không còn là mới trong công tác quản lý lớp, nhưng thực hiện những giải pháp để xây dựng tập thể lớp đoàn kết – vững mạnh và yêu thương mà tôi nêu ra đây là những giải pháp mới.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng tập thể lớp đoàn kết - vững mạnh và yêu thương
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT QUỲNH LƯU 3 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài: XÂY DỰNG TẬP THỂ LỚP THÀNH KHỐI ĐOÀN KẾT - VỮNG MẠNH VÀ YÊU THƯƠNG MÔN: LỊCH SỬ LĨNH VỰC: CHỦ NHIỆM Người thực hiện : Hồ Thị Hiền Tổ : Xã hội SĐT cá nhân : 0986.311.001 Năm học: 2022 – 2023
- DANH MỤC TỪ VIẾT HOA GVCN Giáo viên chủ nhiệm HS Học sinh THPT Trung học phổ thông HĐTN Hoạt động trải nghiệm PHHS Phụ huynh học sinh SHL Sinh hoạt lớp
- Mục Lục PHẦN I - ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lí do chọn đề tài. 1 2. Tính mới của đề tài. 2 3. Đối tượng, phạm vi, phương pháp nghiên cứu và cấu trúc đề tài 3 3.1. Đối tượng, phạm vi 3.2. Phương pháp nghiên cứu 3 3.3. Cấu trúc đề tài 3 4 PHẦN HAI – NỘI DUNG XÂY DỰNG TẬP THỂ LỚP ĐOÀN KẾT – VỮNG MẠNH VÀ YÊU THƯƠNG I. Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về tinh thần đoàn kết yêu 4 thương 1. Cơ sở lý luận: 1.1. Một số khái niệm 1.2. Sơ lược về tinh thần đoàn kết, yêu thương trong lịch sử dân 6 tộc Việt Nam. 2. Cơ sở thực tiễn. 8 2.1. Vai trò của đoàn kết, yêu thương trong giáo dục 2.2. Thực trạng về tinh thần đoàn kết, yêu thương của học sinh 10 trong các trường THPT hiện nay 2.3. Thực trạng của tinh thần đoàn kết, yêu thương trong các tập 12 thể lớp chủ nhiệm III. Một số giải pháp nhằm xây dựng tập thể lớp đoàn kết, vững 14 mạnh và yêu thương. 1. Nguyên tắc đề xuất các giải pháp: 2. Một số giải pháp nâng cao tinh thần đoàn kết, yêu thương của 15 tập thể lớp 2.1: Thu thập thông tin học sinh
- 2.2. Xây dựng đội ngũ cán bộ lớp. 17 2.3: Xây dựng nội quy lớp học 18 2.4. Kết nối yêu thương qua những buổi họp phụ huynh 20 2.5: Phối hợp với các đoàn thể trong và ngoài nhà trường tổ chức 23 các hoạt động thăm hỏi, trải nghiệm, dã ngoại 2.5.1. Phối hợp với đoàn thanh niên xã tổ chức học sinh tham gia 24 trải nghiệm học tập và dọn vệ sinh môi trường tại di sản văn hóa địa phương 2.5.2. Phối hợp với chi hội phụ huynh lớp tổ chức hoạt động dã 26 ngoại tại khu du lịch sinh thái Biển Quỳnh 2.5.3. Phối hợp với chi hội phụ huynh lớp kịp thời thăm hỏi động 30 viên gia đình học sinh có hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống 2.6. Trở thành “người bạn”, “chuyên gia” tư vấn tâm lý cho học 32 sinh. 2.6.1. Tư vấn tâm lý học đường cho học sinh có dấu hiệu trầm cảm 34 2.6.2. Tư vấn tâm lý học đường cho học sinh chưa tích cực 35 2.7. Lồng ghép các hoạt động chơi trò chơi, văn nghệ thể thao 38 trong giờ sinh hoạt lớp chủ nhiệm 2.7.1. Sinh hoạt lớp với chơi trò chơi tập thể 39 2.7.2. Tổ chức sinh hoạt lớp bằng việc thử thách giải quyết các tình 42 huống IV. Kết quả đạt được 44 1. Khảo sát học sinh tước và sau khi áp dụng các giải pháp nhằm xây dựng tập thể lớp đoàn kết – vững mạnh và yêu thương: 2. Khảo sát tính cấp thiết và tính khả thi đối với giáo viên. 45 3. Một số kết quả đạt được tại lớp chủ nhiệm 46 4. Bài học kinh nghiệm: 48 PHẦN BA - KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ 49 TÀI LIỆU THAM KHẢO 50
- XÂY DỰNG TẬP THỂ LỚP THÀNH KHỐI ĐOÀN KẾT - VỮNG MẠNH VÀ YÊU THƯƠNG PHẦN I - ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lí do chọn đề tài. Trong sự nghiệp giáo dục thì giáo dục nhân cách con người là cốt lõi và quan trọng nhất, giáo dục nhân cách giúp học sinh phân biệt phải - trái, tốt - xấu, đúng - sai và có tác dụng ngăn chặn những hiện tượng tiêu cực trong xã hội, xây dựng môi trường sống lành mạnh, góp phần xây dựng chế độ xã hội tốt đẹp, ở đó mọi người sống với nhau có nghĩa tình, vị tha và lòng nhân ái. Trên cở sở giáo dục cá nhân học sinh về nhân cách tốt mới tiến đến giáo dục tập thể đoàn kết, yêu thương và sẻ chia với nhau được Xuất phát từ thực trạng vấn nạn bạo lực học đường như hiện nay của học sinh nói chung và nhất là học sinh THPT, những hành vi thô bạo, ngang ngược, bất chấp công lý, đạo đức, xúc phạm trấn áp người khác gây nên những tổn thương về tinh thần và thể xác mà đối tượng gánh chịu chủ yếu là các học sinh. Đáng chú ỳ là những hành vi bạo lực học đường chủ yếu bắt nguồn từ những xô xát rất nhỏ nhặt nhưng lại trở thành nghiêm trọng dẫn đến những sự việc đau lòng và đáng tiếc xảy ra. Tình trạng bạo lực học đường vẫn tiếp diễn và vẫn gây ra nỗi ám ảnh cho nhiều học sinh khi đến trường đến lớp. Vậy làm thể nào để “mỗi ngày đến trường là một ngày vui” một ngày có nghĩa để theo đuổi mục tiêu lý tưởng của mình đối với mỗi học sinh, thì đó là nỗi trăn trở của những người làm công tác giáo dục, trong đó có vai trò to lớn của giáo viên chủ nhiệm. Vì thế nên, người làm công tác chủ nhiệm có vai trò hết sức quan trọng, không chỉ là người có tính chất đánh giá năng lực học tập, hành vi đạo đức của các em sau một năm học mà còn có thể bằng những biện pháp tích cực để tạo ra cho các em một môi trường học tập tốt, một tập thể yêu thương gắn bó, giúp đỡ lẫn nhau, biến lớp học như ngôi nhà thứ hai của học sinh, ở đó có tình yêu thương, sự sẻ chia cảm thông, sự thấu hiểu giữa thầy cô, bạn bè và những người xung quanh. Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Hội nghị Ban chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, trong đó giáo dục hướng tới phát triển phẩm chất năng lực của học sinh được đặt lên trên hết, đặc biệt với 5 phẩm chất hướng tới trong chương trình giáo dục phổ thông mới đó là: Yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực và trách nhiệm trở nên cần thiết hơn bao giờ hết. Để đạt được những phẩm chất trên ngoài dạy học trong các môn văn hóa nhằm thành những kỹ năng cơ bản thì giáo dục để xây dựng phẩm chất tốt có vai trò hết sức quan trọng và khái niệm “Tiên học Lễ - Hậu học Văn” chưa bao giờ là cũ nay lại càng được chú trọng và quan tâm để thực hiện được các phẩm chất mà
- Đảng hướng tới, nhiệm vụ trọng trách đó đặt lên vai cho những người làm công tác giáo dục, mà trực tiếp là những người giáo viên. Như vậy, với yêu cầu chung của ngành giáo dục và thực trạng của vấn nạn học đường hiện nay thì một giáo viên chủ nhiệm như tôi luôn đặt vai trò trách nhiệm của người làm công tác quản lý lớp phải lên trên, việc giáo dục nhân cách đạo đức cho học sinh, xây dựng cho học sinh của lớp mình chủ nhiệm một môi trường tốt, sống vui vẻ chan hòa, nơi đó có tình thương yêu, sự sẻ chia giúp đỡ của thầy cô, bạn bè, nơi đó không có bạo lực học đường, không có sự đố kỵ ghen ghét lẫn nhau, cùng nhau giúp đỡ để vươn lên trong cuộc sống đã trở nên cần thiết hơn bao giờ hết. Mặc dù trên thực tế mỗi giáo viên chủ nhiệm khi mới nhận lớp đều nhìn thấy thực trạng chung của lớp như chia rẽ, phân nhóm, đố kỵ, ganh ghét thậm chí còn có sự xích mích, mâu thuẫn dẫn tới xô xát… gây nên những hệ lụy nghiêm trọng đến tâm lý và kết quả học tập của các em, thậm chí còn ảnh hưởng đến cả tương lai và sự nghiệp của các em sau này. Nhưng tôi hy vọng rằng, bằng tình yêu thương và tấm lòng chân thành của mỗi giáo viên chủ nhiệm thì có thể chạm đến trái tim, cảm xúc của các em ở mức độ nhất định nào đó, góp phần to lớn để bước đầu hình thành một người học sinh tốt, sống yêu thương, giúp đỡ bạ bè và những người xung quanh, có lòng trắc ẩn và vị tha, đó là đích đến của mỗi giáo viên chủ nhiệm khi tâm huyết với nghề, “trao đi yêu thương nhận lại yêu thương” sẽ luôn có giá trị mãi mãi cho những ai đã và đang thực hiện được điều đó. Chính vì lẽ đó ngay khi nhận vai trò chủ nhiệm lớp tôi đã rất quan tâm đến vấn đề trên và từng bước xây dựng cho học sinh về một tập thể đoàn kết yêu thương, giáo dục cho các em biết về lòng nhân ái, vị tha, tinh thần tương thần tương ái, sự sẻ chia, quan tâm, thấu hiểu với những người xung quanh, để dần hình thành trong mỗi ý thức và hành động của mỗi học sinh là sự quan tâm, giúp đỡ người khác là một việc làm thường xuyên và mang đầy tính nhân văn, để rồi đến một lúc nào đó các em sẻ được nhận lại “trao đi yêu thương nhận lại yêu thương”. Vì vậy tôi đã chọn đề tài “Xây dựng tập thể lớp đoàn kết - vững mạnh và yêu thương”. để góp phần to lớn trong việc giáo dục nhân cách, giáo dục đạo đức người học sinh tốt, còn hướng dẫn cho các em vượt qua những khó khăn trở ngại, khích lệ và động viên học sinh phát huy khả năng để luôn phấn đấu vươn lên trở thành người tốt mai này còn góp công xây dựng đất nước. Đây chính là lí do vì sao tôi chọn đề tài “Xây dựng tập thể lớp đoàn kết - vững mạnh và yêu thương” để nghiên cứu và giải quyết những vấn đề thực trạng đặt ra hiện nay. 2. Tính mới của đề tài. Đề tài được nghiên cứu và áp dụng trong những năm tôi làm công tác chủ nhiệm, và đây là đề tài hoàn toàn mới, những giải pháp tôi đề xuất trong đề tài đã thực sự mang lại hiệu quả cao. Mặc dù vai trò của giáo viên chủ nhiệm với việc xây dựng tập thể lớp đoàn kết, yêu thương không còn là mới trong công tác quản lý lớp, nhưng
- thực hiện những giải pháp để xây dựng tập thể lớp đoàn kết – vững mạnh và yêu thương mà tôi nêu ra đây là những giải pháp mới. Với hy vọng rằng những giải pháp mà tôi tiến hành đã thành công trong những năm làm công tác chủ nhiệm gần đây, sẽ có thể chia sẻ cho các giáo viên làm công tác chủ nhiệm khác áp dụng thực hiện. Tôi tin rằng, nếu chân thành và thực sự quan tâm, thương yêu học sinh thì vai trò người thầy trong công tác chủ nhiệm có thể thay đổi, cảm hóa các em ở một mức độ nhất định, giúp các em vượt qua những khó khăn, thử thách trong cuộc sống và đó là thành công của người làm công tác chủ nhiệm trong ngành giáo dục như tôi. 3. Đối tượng, phạm vi, phương pháp nghiên cứu và cấu trúc đề tài 3.1. Đối tượng, phạm vi Đối tượng nghiên cứu: Đề tài được tiến hành nghiên cứu và thực nghiệm trên các đối tượng là học sinh chủ nhiệm các khối 10,12 trường THPT Quỳnh Lưu 3 và một số trường trên địa bàn Huyện Quỳnh Lưu, Thị Xã Hoàng Mai tỉnh Nghệ An Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tiến hành các biện pháp trong công tác chủ nhiệm cho các lớp tôi chủ nhiệm là lớp, 12A8, 12C3, 10D6 và một số lớp trên địa bàn các trường Huyện Quỳnh Lưu, Thị Xã Hoàng Mai -tỉnh Nghệ An 3.2. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu lí luận: Nghiên cứu tài liệu về đoàn kết, yêu thương trong học đường, các chủ trương của Đảng trong dạy học phát triển phẩm chất và năng lực, chủ trương đổi mới trong dạy học và quản lý học sinh… - Phương pháp điều tra, khảo sát và phân tích số liệu. - Phương pháp thực hành các hoạt động giáo dục trong nhà trường. 3.3. Cấu trúc đề tài Đề tài được cấu trúc gồm 4 phần với các nội dung cụ thể như sau: PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ Phần II: NỘI DUNG Phần III: KẾT LUẬN & KIẾN NGHỊ Phần IV: PHỤ LỤC
- PHẦN HAI – NỘI DUNG XÂY DỰNG TẬP THỂ LỚP ĐOÀN KẾT - VỮNG MẠNH VÀ YÊU THƯƠNG I. Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về tinh thần đoàn kết yêu thương 1. Cơ sở lý luận: 1.1. Một số khái niệm Đoàn kết: Đoàn kết là sự tập hợp, kết thành một khối thống nhất, cùng hoạt động vì một mục đích chung, đoàn kết còn là tình yêu thương giữa con người với con người, sẵn sàng đồng cảm, chia sẻ, thấu hiểu và giúp đỡ người khác khi người ta gặp khó khăn Đoàn kết sẽ tạo điều kiện cho mỗi cá nhân phát huy hết khả năng tiềm tàng của mình, tạo nên một sức mạnh tổng hợp không ai địch nổi. Trong sản xuất đoàn kết làm tăng số lượng của cải, vật chất mà con người cùng chung lưng đấu cật để tạo, trong chiến đấu đoàn kết để cùng nhau chiến thắng tất cả mọi kẻ thù xâm lược trước mọi thời đại, và vì thế tinh thần đoàn kết đã trở thành một truyền thống quý báu của dân tộc ta. Yêu thương: Yêu thương là khái niệm dùng để chỉ phẩm chất, tình cảm, vẻ đẹp tâm hồn của một con người. Đó là tình cảm yêu thương, đùm bọc, chia sẻ, cảm thông, gắn bó với nhau để cùng sống và tồn tại. Đó là thứ tình cảm thiêng liêng, được xuất phát từ tấm lòng của mỗi con người. Tình yêu thương được biểu hiện rất phong phú và đa dạng dưới nhiều hình thức khác nhau, có thể là một lời nói, cử chỉ quan tâm, ân cần hay hành động to lớn. Tất cả xuất phát từ tình thương, từ chữ Tâm trong mỗi con người, chứa đựng cả tình yêu và tình thương. Tình yêu thương còn là sự chia sẻ, đồng cảm, biểu hiện của tính nhân đạo, chủ nghĩa nhân văn, nếu tình yêu nổi bật với sự nồng nàn, cháy bỏng, có tính giai đoạn thì tình thương lại là thứ tình cảm bền bỉ, nhẹ nhàng. 1.2. Sơ lược về tinh thần đoàn kết, yêu thương trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Tư tưởng đoàn kết, đại đoàn kết toàn dân tộc giữ vị trí đặc biệt quan trọng, nhất quán và xuyên suốt trong trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Trải qua các thời kỳ cách mạng, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc ngày càng được hoàn thiện, phát triển. Đảng luôn xác định, “đoàn kết” là giá trị cốt lõi, “đại đoàn kết toàn dân tộc” là đường lối chiến lược, là cội nguồn sức mạnh, động lực chủ yếu của cách mạng Việt Nam, có ý nghĩa quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Trong văn kiện Đại hội lần thứ XIII của Đảng đã nhấn mạnh như vậy về vai trò của đoàn kết “Phát huy mạnh mẽ mọi nguồn lực, mọi tiềm năng sáng tạo của
- nhân dân để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; lấy mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, độc lập, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” làm điểm tương đồng, tôn trọng những điểm khác biệt không trái với lợi ích chung của quốc gia - dân tộc, đề cao tinh thần dân tộc, truyền thống yêu nước, nhân nghĩa, khoan dung để tập hợp, đoàn kết mọi người Việt Nam ở trong và ngoài nước, tăng cường quan hệ mật thiết giữa nhân dân với Đảng, Nhà nước, tạo sinh lực mới của khối đại đoàn kết toàn dân tộc”. Đoàn kết là một giá trị văn hóa truyền thống cực kỳ quý báu của dân tộc ta, được hình thành và phát triển trong lịch sử đấu tranh lâu dài dựng nước và giữ nước. Trên tinh thần yêu nước nồng nàn, cần cù, vượt khó, sáng tạo trong lao động và sống thích ứng là những giá trị văn hóa truyền thống bền vững của dân tộc Việt Nam. Trong quá trình dựng nước, giữ nước và xây dựng đất nước từ xưa cho đến nay đã hình thành một cộng đồng dân tộc Việt Nam gắn bó keo sơn. Từ lòng yêu nước nồng nàn, sự đoàn kết muôn người như một đã tạo nên sức mạnh vô địch, giúp dân tộc ta đánh thắng các cuộc xâm lược của những đội quân hùng mạnh nhất, giữ gìn độc lập dân tộc, bảo vệ chủ quyền quốc gia. Từ rất lâu ông cha ta đã nhận định rằng sức mạnh của đoàn kết để tạo nên sức mạnh của một dân tộc là dựa vào dân,“khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ, bền gốc, đó là thượng sách giữ nước” đã được Trần Hưng Đạo nhắc nhở trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. Nguyễn Trãi từng nói “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân” đi tới đúc kết trong tác phẩm “Bình Ngô đại cáo” mà theo như Nguyễn Trãi vận nước thịnh hay suy, mất hay còn là do sức mạnh của dân quyết định, ông chỉ rõ “chở thuyền là dân. Lật thuyền là dân. Thuyền bị lật mới biết sức dân như nước”. Như vậy từ thời Trần Hưng Đạo, thời Lê Lợi đến thời Quang Trung trong các cuộc chiến đấu, lúc thắng lúc bại, nhưng rồi cuối cùng vẫn thắng vì dân ta đoàn kết và kiên cường “đồng tâm, hiệp lực mấy phen đuổi Tàu” tất cả đều nhờ vào tinh thần đoàn kết toàn dân tộc mà nên. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Dân ta có một lòng yêu nước nồng nàn, tinh thần đoàn kết dân tộc, đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, nó vượt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả bè lũ bán nước và lũ cướp nước” tinh thần đó đã tạo nên sức mạnh đoàn kết dân tộc để dân tộc Việt Nam vẫn đứng vững và trường tồn. Trong những năm xây dựng chủ nghĩa xã hội, nhất là từ khi đổi mới đến nay, tinh thần đoàn kết của dân tộc ta tiếp tục được phát huy cao độ nhằm đưa đất nước vượt qua khó khăn, với nhiều hình thức tổ chức và vận động nhân dân thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược: Xây dựng và bảo vệ Tổ quốc nên tinh thần d đoàn kết để cùng nhau giải quyết những khó khăn, vượt qua thử thách mà vươn lên. Đảng đã lãnh đạo cả hệ thống chính trị tập trung tuyên truyền, vận động, tập hợp rộng rãi các tầng lớp nhân dân, tạo sự thống nhất và đồng thuận trong xã hội, triển khai sâu rộng và nâng cao chất lượng các phong trào thi đua yêu nước, các
- cuộc vận động, thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân, phát huy tinh thần thi đua sáng tạo và huy động các nguồn lực trong xã hội, tham gia thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ xây dựng, phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc nhờ thế mà công cuộc xây dựng đất nước từ năm 1986 đến nay có nhiều thay đổi to lớn, và cũng vì thế mà đất nước vẫn được bảo vệ an toàn trong thế hiểm nguy của nhiều kẻ thù từ sau ngày giải phóng. Như vậy, tinh thần đoàn kết dân tộc Việt Nam đã được kiểm chứng qua quá trình lịch sử dựng nước và giữ nước lâu dài của dân tộc Việt, vì thế những giá trị đó phải luôn được gìn giữ và phát huy trong mọi thời đại sau này, đó là truyền thống quý báu của dân tộc Việt, là giá trị cốt lõi của cả một dân tộc, nên với học sinh khi đang ngồi trên ghế nhà trường thì tinh thần đoàn kết cần phải được giáo dục, rèn luyện để trở thành những người công dân tốt có ích cho đất nước sau này. 2. Cơ sở thực tiễn. 2.1. Vai trò của giáo dục đối với tinh thần đoàn kết, yêu thương Có thể nói, để tinh thần đoàn kết dân tộc ngày càng được phát huy trong thời đại mai sau thì trước tiên nó được bắt đầu từ giáo dục, những người làm công tác giáo dục có trách nhiệm to lớn trong việc giáo dục tinh thần đoàn kết, yêu thương cho học sinh ngay khi các em bước vào trường học. Tinh thần đoàn kết yêu thương bắt đầu bằng những hành động nhỏ nhất, đó là sự thể hiện tình yêu thương, chăm sóc giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống giữa giáo viên với học sinh, giữa học sinh với học sinh, giữa cá nhân với tập thể, và giữa tập thể với cộng đồng. Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế nêu rõ mục tiêu tổng quát của giáo dục và đào tạo là “giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào; sống tốt và làm việc hiệu quả”. Nên giáo dục có vai trò quan trọng để thực hiện được mục tiêu của Đảng đề ra, bởi trong nhiều phương pháp giáo dục thì có lẽ giáo dục bằng tình yêu thương là dễ đạt hiệu quả nhất nhưng cũng là khó khăn nhất. Ví dụ: đuổi học một học sinh, hay kỷ luật hạ hạnh kiểm một em thì dễ nhưng đó không phải là cách giáo dục tốt mà đó còn là một sự thất bại. Nó cũng không phải là cách giúp người ta nhìn nhận ra sai lầm và cũng không khuyến khích họ vươn lên. Vì thế giáo dục bằng tình yêu thương để giải quyết những khăn của học sinh để các em vượt qua những thử thách và vươn lên trong cuộc sống mới là giáo dục yêu thương. Giáo dục bằng tình yêu thương không có nghĩa ve vuốt, chiều chuộng mà là đi từ tấm lòng yêu thương với một khát khao đem lại cho HS những gì tốt nhất để học sinh có thể tự cảm nhận được và rồi tự rèn luyện bản thân để thay đổi, đó mới là đích đến cuối cùng của giáo dục bằng tình yêu thương học sinh mà những người làm công tác giáo dục hướng tới.
- Trong thời đại 4.0, kiến thức có ở khắp nơi, người giáo viên đã không còn là “kho kiến thức”, không phải là người truyền thụ kiến thức, độc quyền kiến thức đơn thuần nữa mà phải là người khơi dậy tình yêu học hỏi, niềm ham thích học hỏi và khơi lên trong học sinh những hạt giống tốt, những hạt giống về tình yêu thương, lòng nhân ái, niềm trắc ẩn, xây dựng những mối quan hệ tốt đẹp trong gia đình, nhà trường và xã hội. Đặc biệt trong thời đại công nghệ 4.0 hiện nay, sự tiến bộ của các công cụ hỗ trợ dạy học có thể làm mờ nhạt đi vai trò của người thầy, nên người thầy không chỉ đơn thuần truyền đạt kiến thức mà phải thắp lên ngọn lửa niềm đam mê của học sinh, muốn làm được điều đó thì giáo viên chủ nhiệm đóng một vai trò quan trọng trong công tác chủ nhiệm, giáo dục bằng tình yêu thương đã trở thành sứ mệnh của người thầy. Thầy cô chủ nhiệm là người gần gũi và có thể thấu hiểu được học sinh, có thể tác động được người học, có thể làm thay đổi cả nhận thức và hành động của học sinh, chạm được vào trái tim người học, thầy cô giáo chủ nhiệm còn có thể sẽ làm học trò thay đổi, đang từ một học sinh chán đời, thù ghét thế giới, nhưng khi được thầy cô yêu thương, tưới tắm cho những hạt giống yêu thương trong lòng thì chắc chắn sẽ giúp học sinh lấy lại được sự tự tin, yêu đời, có được tương lai tốt đẹp. Vì thế sứ mệnh của người thầy rất cao cả, giúp học sinh định hướng và có thể thay đổi cuộc đời các em, giáo dục bằng tình yêu thương đòi hỏi người thầy phải có đủ sự yêu thương trong lòng mình thì mới có thể “ôm” được học sinh mình vào lòng. Khi thầy cô chạm được đến học sinh, làm cho học sinh yêu thương mình thì chính là lúc thầy cô giáo đã thay đổi học sinh mình, từng ngày từng ngày một. Muốn học sinh được hạnh phúc, giáo viên còn cần thấu hiểu và bao dung trước lỗi lầm của các em, thầy cô đừng vội vàng phê bình, đánh giá, kỷ luật mà nên tìm hiểu câu chuyện phía sau, giúp các em nhận ra sai lầm và trao cơ hội để các em sửa chữa những lỗi lầm đó. Cuối cùng, quan trọng nhất là giáo viên phải là những người biết cách yêu thương và yêu thương chân thành đối với học sinh. Như lời bài hát của cố nhạc sỹ Trịnh Công Sơn “ Sống trong đời sống. Cần có một tấm lòng Để làm gì em biết không? Để gió ... cuốn... đi...” Lời nhắn gửi về sự lan tỏa tình yêu thương trong cuộc sống trong hoàn cảnh nào cũng cần, nên giáo dục đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc hình thành nhân cách của một con người, thay đổi thái độ và hành động trong cuộc sống, giáo dục học sinh để các em có được tình thương, có lòng trắc ẩn, có lòng vị tha, biết sẵn sàng giúp đỡ người thân, bạn bè trong những hoàn cảnh khó khăn hay sẵn sàng
- gắn kết nhau lại trong những thử thách lớn của tập thể và xa hơn là của quốc gia dân tộc Việt. Thông qua giáo dục mới có thể phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, những tố chất tốt đẹp của mỗi cá nhân, để các em biết yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào; sống và làm việc tốt và có những đóng góp cho đất nước sau này, trở thành những công dân tốt hết lòng phụng sự tổ quốc dù làm công việc gì và trong hoàn cảnh nào. Từ những yêu cầu chung của toàn ngành giáo dục và xã hội như trên thì việc đẩy mạnh công tác giáo dục cho có hiệu quả và đạt chất lượng cao không thể không nhắc đến vai trò của giáo viên chủ nhiệm lớp. Bởi chỉ có giáo viên chủ nhiệm lớp mới nắm bắt được những đặc điểm của mỗi cá nhân học sinh trong lớp mình và trên cơ sở đó nếu có những biện pháp tốt thì góp phần rất lớn trong việc giáo dục nhân cách, đạo đức lối sống cho các em, tạo ra sức mạnh đoàn kết trong một tập thể, thậm chí còn có thể định hướng nghề nghiệp trong tương lai cho các em. Nhận thấy vai trò đó nên tôi đã mạnh dạn đưa ra những biện pháp nhằm xây dựng một tập thể lớp đoàn kết, vũng mạnh và gắn kết, yêu thương nhau, xem lớp học như là một gia đình, thầy cô là cha mẹ, bạn bè là người thân. 2.2. Thực trạng về tinh thần đoàn kết, yêu thương của học sinh trong các trường THPT hiện nay Tinh thần đoàn kết trong học tập, yêu thương trong các hoạt động đoàn thể là rất cần thiết. Học sinh có tinh thần đoàn kết để cùng nhau cố gắng trong học tập, các hoạt động thể thao, tăng thành tích học tập, gắn kết tình cảm giữa mọi người trong lớp. Tinh thần đoàn kết sẽ giúp lớp học sôi nổi, hoạt động văn hóa thể thao mạnh lên, tập thể lớp đạt được nhiều thành tích cao trong học tập và thi đua. Tuy nhiên, hiện nay tinh thần đoàn kết yêu thương đó trong nhiều lớp học còn chưa cao, tình trạng đánh nhau, chia rẽ trong lớp, xích mích xô xát và thậm chí là mâu thuẫn trong lớp dẫn đến thuê người đánh bạn gây thương tích, có khi còn lăng mạ, xúc phạm danh dự của bạn trên mạng xã hội, đặc biệt thời đại công nghệ số như hiện nay, chỉ cần một video nói xấu bạn, một hình ảnh phản cảm cũng nhanh chóng bị lan truyền đi khắp nơi, ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý của học sinh, đôi khi hậu quả đau lòng xảy ra như tự tử… cũng xuất phát từ những mâu thuẫn ở trong lớp mà ra. Từ những mâu thuẫn của một số cá nhân trong lớp cũng có thể dẫn đến sự mất đoàn kết của một tập thể lớp, sự hời hợt và thờ ơ của các bạn cũng dẫn đến sự chia rẽ trong nội bộ lớp và đó là thực trạng hiện nay đang tồn tại ở nhiều trường, nhiều lớp và mọi vùng miền mà chưa thể giải quyết triệt để được. 2.3. Thực trạng của tinh thần đoàn kết, yêu thương trong các tập thể lớp chủ nhiệm
- Khi làm công tác chủ nhiệm lớp tôi đã tiến hành khảo sát học sinh ở các lớp học khi đã trải qua một thời gian học tập, và khảo sát giáo viên chủ nhiệm sau một thời gian nhận công tác chủ nhiệm về tập thể lớp mình được giao quản lý. Khảo sát 108 học sinh về mức độ đoàn kết, yêu thương trong tập thể lớp và 20 cán bộ giáo viên làm công tác chủ nhiệm
- * Khảo sát tinh thần đoàn kết, yêu thương của tập thể lớp chủ nhiệm Kết quả khảo sát về mức độ đoàn kết yêu thương trong tập thể lớp của học sinh Kết luận: Với bảng khảo sát thực trạng về tinh thần đoàn kết và sự giúp đỡ yêu thương của tập thể lớp chủ nhiệm, tôi nhận thấy có điểm tương đồng ở những học sinh được hỏi như sau. Đa phần các em đều thấy rằng, khi tham gia các hoạt động tập thể để thực hiện nhiệm vụ chung thì rất ít bạn trong lớp tham gia, vì thế mà khi tập thể lớp tổ chức các hoạt động ngoài trường học nhằm tăng tính gắn bó, đoàn kết thì số lượng học sinh tham gia ít và hời hợt, và nhiều lớp còn chưa thể thực hiện được. Về sự quan tâm chia sẻ giữa các em học sinh với nhau cũng rất hiếm khi diễn ra, khi hỏi học sinh có thường xuyên nhận được sự quan tâm, giúp đỡ từ bạn bè không? Thì có đến 55/108 em trả lời “hiếm khi” chiếm tỷ lệ 50,9%, trong khi được quan tâm “thường xuyên” và “thỉnh thoảng” ở mức bình quân 12%, khi hỏi các cá nhân học sinh thể hiện sự quan tâm chia sẻ cho các bạ trong lớp ở mức độ như thế nào? Thì cũng nhận được câu trả lời đa phần là “hiếm khi” 54/108 học sinh chiếm 50% và “chưa khi nào” 27/108 học sinh chiếm 27% điều đó chứng minh rằng vì các em ít khi nhận được sự quan tâm, giúp đỡ từ bạn bè nên việc quan tâm và sẻ chia của các em với người khác cũng hạn chế nhất định.
- * Khảo sát giáo viên về tinh thần tập thể lớp khi mới nhận công tác chủ nhiệm lớp Kết quả khảo sát học sinh lớp chủ nhiệm của giáo viên khi mới nhận lớp Kết luận: Nhiều giáo viên chủ nhiệm đều có nhận xét chung về lớp chủ nhiệm của lớp mình tương đối giống nhau, hầu hết khi nhận lớp giáo viên chủ nhiệm thấy ở các em đều không mặn mà với tập thể lớp nên thường hời hợt với các công việc tập thể, số liệu “ít hợp tác” chiếm 80% câu trả lời mà giáo viên chọn, trong khi đó tình trạng chia rẽ, tranh cãi trong lớp cũng thường xuyên xảy ra với số giáo viên trả lời chiếm đên 60% đã phản ánh được thực trạng của lớp chủ nhiệm, việc chia sẻ giúp đỡ bạn bè cũng cũng “hiếm khi” diễn ra, 50% giáo viên đã cho biết như thế về thực trạng lớp mình chủ nhiệm và có đến 63% giáo viên nhận thấy rằng tinh thần đoàn kết, yêu thương trong lớp chiếm một tỷ lệ “thấp”. Đó là những con số phản ánh được thực trạng của tinh thần đoàn kết yêu thương của học sinh mà giáo viên chủ nhiệm nắm bắt được. Chính vì lẽ đó, xây dựng tập thể lớp đoàn kết – yêu thương trở nên cần thiết đối với công tác chủ nhiệm của người giáo viên, nhất là giáo viên THPT. III. Một số giải pháp nhằm xây dựng tập thể lớp đoàn kết, vững mạnh và yêu thương. 1. Nguyên tắc đề xuất các giải pháp:
- - Dựa trên cơ sở ban hành quy định chung của luật giáo dục yêu cầu đố với ngành giáo dục - Dựa trên thực trạng chung về vấn đề đoàn kết, yêu thương trong trường học hiện nay - Dựa trên thực trạng khảo sát về tinh thần đoàn kết, yêu thương của học sinh được tiến hành khảo sát và điều tra - Dựa trên cơ sở vùng, miền đang tiến hành áp dụng để nghiên cứu giải pháp - Dựa trên đặc điểm tính cách, tập thể lớp ở học sinh các lớp đã được điều tra, khảo sát Tôi đã tiến hành nghiên cứu và đề xuất các giải pháp sau nhằm nâng cao tinh thần đoàn kết, yêu thương của tập thể lớp chủ nhiệm 2. Một số giải pháp nâng cao tinh thần đoàn kết, yêu thương của tập thể lớp 2.1: Thu thập thông tin học sinh Khi mới nhận công tác chủ nhiệm, hầu hết giáo viên đều tiến hành thu thập thông tin của học sinh lớp mình, để biết được hoàn cảnh gia đình, bản thân từ đó đưa ra những giải pháp trong công tác quản lý lớp * Mục tiêu: - Biết được về hoàn cảnh gia đình, năng lực, sở thích, nhu cầu của học sinh để qua đó có những giải pháp phù hợp cho các em. - Trên cơ sở đó để cử ban cán sự lớp, phân chia nhiệm vụ cho các thành viên trong lớp, chỗ ngồi cho phù hợp. * Biện pháp thực hiện: - Khảo sát thông tin từ học sinh (googleforms). - Thu thập và xử lý thông tin khảo sát * Ví dụ minh họa: Với biện pháp này tôi tiến hành khảo sát tại các lớp chủ nhiệm 12A8, 12C3, 10D6 như sau: - Nội dung khảo sát: (kèm phiếu khảo sát) Khảo sát qua googleforms https://forms.gle/bHazxU3GLRZC7iK36 * Kết quả: Sau khi kết quả thông tin học sinh tôi đã tiến hành phân loại các nhóm đối tượng học sinh: nhóm chuẩn bị cho đội ngũ cán bộ lớp, nhóm cần phải quan tâm trong học tập, nhóm cần quan tâm trong vấn đề tâm lý, nhóm học sinh chưa tích cực… trên cơ sở đó để có biện pháp phù hợp. - Các nhóm đối tượng học sinh:
- + Nhóm học sinh khá, giỏi: Những học sinh khá, giỏi có năng lực, nhiệt tình sẽ được lựa chọn để chuẩn bị cho đội ngũ cán bộ lớp, bởi người nhận trách nhiệm cán bộ lớp phải là những học sinh gương mẫu, có tinh thần trách nhiệm cao. Và với nhóm này ít khi phải nhắc nhở bởi tinh thần tự giác và trách nhiệm của mình, tuy nhiên để các em phát huy tốt những năng lực của bản thân, giáo viên chủ nhiệm cũng phải luôn động viên trong công việc và khen ngợi kịp thời cũng như biểu dương khi tập thể lớp đạt thành tích cao trong các tuần học, nhất là vào cuối kỳ học và thậm chí có khen thưởng bằng hiện vật đối với đóng góp của các em. + Nhóm đối tượng học sinh trung bình: Ở đối tượng này các em còn chưa ý thức được vai trò của học tập nên các em thường lơ là nhưng cũng hay tự ti, hoặc mặc cảm hay xa lánh các bạn nên cũng cần được quan tâm giúp đỡ.Và nhóm đối tượng này cần phải có sự giúp đỡ của nhiều phía, từ thầy cô, bạn bè và phụ huynh, thường xuyên nhắc nhở học bài và làm bài tập, cũng như giao các nhiệm vụ hoạt động học tập và phong trào, cử những bạn học sinh có năng lực học và hoạt động phong trào tốt dẫn dắt cùng tham gia để hoàn thành nhiệm vụ. + Nhóm đối tượng học sinh chưa tích cực: Số lượng này tùy thuộc vào từng lớp, có lớp thì chiếm tỷ lệ cao 11/44 (ở lớp 10D6) chiếm 25%, nhưng có lớp thì tỷ lệ thấp hơn như 12A8 (9/43) chiếm 20%, đặc biệt có lớp chiếm tỷ lệ cao như 12C3 (25/42) chiếm 60%, và đây là nhóm học sinh có dấu hiệu làm cho tập thể lớp mất đoàn kết, gây chia rẽ và ảnh hưởng đến phong trào học tập và thi đua của lớp, nên cần đặc biệt quan tâm và tìm giải pháp phù hợp. + Nhóm đối tượng học sinh có năng khiếu: Nhóm học này là những đối tượng thu hút sự chú ý của các em học sinh trong lớp, các em có năng khiếu như âm nhạc, hội họa, ca hát, nhảy múa… và những em học sinh này có xu hướng hướng ngoại nên có vai trò to lớn trong các hoạt động tập thể, nên giáo viên chủ nhiệm giao cho phụ trách hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao và các hoạt động phong trào của lớp. Với những việc làm như vậy khoảng cách giữa các em đã có sự xích lại gần nhau hơn, các em thường động viên quan tâm nhắc nhở lẫn nhau để cùng phấn đấu trong học tập và trong các phong trào thi đua của lớp. - Kết hợp với phân loại học sinh tôi còn tiến hành sắp xếp chỗ ngồi sao cho phù hợp, nhằm tạo ra sự gắn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập, và các hoạt động phong trào của tập thể lớp. + Khi sắp xếp chỗ ngồi tôi đã bố trí phân nhóm, phân chỗ ngồi dựa trên quan điểm: Học sinh cá biệt ưu tiên ngồi ở những bàn đầu hoặc ở những vị trí dễ quan sát, ngồi cạnh cán bộ lớp để được giúp đỡ trực tiếp, đan xen những học sinh hay có những lời nói, việc làm mất trật tự, mất đoàn kết ngồi với những bạn học sinh ngoan (tuy nhiên hạn chế việc học sinh nam ngồi gần học sinh nữ). + Nhóm học sinh học lực yếu ngồi cạnh học sinh học lực giỏi, khá, xây dựng đôi bạn cùng tiến, giúp đỡ nhau trong học tập và rèn luyện
- * Kết quả - Ý nghĩa: Việc khảo sát và phân loại các nhóm học sinh giúp giáo viên chủ nhiệm có những giải pháp phù hợp với từng lớp chủ nhiệm, với từng khối và đặc biệt là với từng em học sinh. + Biết được năng lực của học sinh để từ đó phân công nhiệm vụ phù hợp cho các em + Biết được hoàn cảnh của các em để từ đó có những biện pháp quan tâm, giúp đỡ, hỗ trợ trong học tập và rèn luyện. + Biết được những năng lực của học sinh để phát huy vai trò trong tập thể + Biết được những khó khăn trở ngại của các em trong quá trình giao tiếp, ứng xử trong cuộc sống, từ đó có biện pháp phù hợp để giải quyết. → Với kết quả đó, giáo viên chủ nhiệm đã bước đầu nắm bắt được thông tin của học sinh về: tính cách, năng lực, nhu cầu của các em, để từ đó có những giải pháp phù hợp và khéo léo để dẫn dắt các em vào khuôn khổ do giáo viên chủ nhiệm định hướng và xây dựng, và trên cơ sở đó mới xây dựng được tập thể lớp đoàn kết, yêu thương. 2.2. Xây dựng đội ngũ cán bộ lớp. Từ phân loại nhóm học sinh và vị trí chỗ ngồi, tôi tiến hành phân công nhiệm vụ quản lý lớp tới những học sinh có năng lực, có uy tín và đặc biệt là có tinh thần trách nhiệm với tập thể. * Mục tiêu: - Tìm ra những nhân tố tích cực có uy tín để chọn vào vị trí chủ chốt của lớp như: Lớp trưởng, lớp phó học tập, lớp phó văn nghệ, lớp phó lao động… và định hướng để lớp bầu ra ban chấp hành chi đoàn lớp. - Dùng kết quả khảo sát thông tin của các em để bầu chọn ban cán sự lớp cũng như sắp xếp các vị trí công việc cho phù hợp với năng lực của các em. - Đặt ra những tiêu chuẩn lựa chọn cán bộ lớp như: Gương mẫu, có tinh thần trách nhiệm, hòa đồng, vui vẻ, và luôn đặt lợi ích tập thể lớp lên hàng đầu * Biện pháp: - Giáo viên chủ nhiệm đề xuất những thành viên tích cực có năng lực, năng khiếu để hướng học sinh vào việc chọn lựa bầu ban cán sự lớp - Cho học sinh ứng cử trực tiếp vào các vị trí chức vụ của lớp - Tiến hành đề cử từ các thành viên lớp, với số lượng giới hạn - Tiến hành bỏ phiếu tín nhiệm của các thành viên trong lớp để bầu ra các vị trí quản lý lớp như: Lớp trưởng, phó học tập, phó văn nghệ, thể dục thể thao, phó lao động, thủ quỹ… * Kết quả đạt được:
- - Giáo viên chủ nhiệm đã bầu được ban cán sự quản lý lớp theo như sự định hướng ban đầu, bầu được những em có năng lực vào giữ vai trò quản lý lớp - Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng vị trí cán bộ lớp từ lớp trưởng, các lớp phó (học tập, văn nghệ, thẩ dục thể thao, đời sống…) - Chỉ rõ nhiệm vụ và quyền hạn của từng vị trí quản lý lớp để các em dễ thực hiện công việc của mình. Ví dụ một số chức vụ của ở lớp 12A8 + Lớp trưởng: Hồ Thị Nhung được mệnh danh là “hoa khôi học đường” vì vừa xinh đẹp, giỏi dang với kết quả của năm học trước, học lực giỏi (đạt giải Nhất học sinh giỏi tỉnh môn Địa lý), hạnh kiểm Tốt, có trách nhiệm uy tín với lớp, đặc biệt có những năng khiếu trong hoạt động văn hóa thể thao, như đánh bóng chuyền, múa văn nghệ có nhiệm vụ: Theo dõi và bao quát tình hình chung của cả lớp, sĩ số các buổi học, tổng hợp sổ theo dõi của các lớp phó và các tổ trưởng vào cuối tuần, tổng hợp kết quả thi đua và điều hành tiết sinh hoạt cuối tuần, Điều khiển xếp hàng ra, vào lớp, thể dục giữa giờ và một số nhiệm vụ đột xuất khác. + Lớp phó học tập: Hồ Thị Cẩm Nhung – Kết quả của năm học trước, học lực giỏi (đạt giải Nhì học sinh giỏi tỉnh môn Lịch sử), hạnh kiểm Tốt, được sự tín nhiệm của lớp, rất hòa đồng, nhiệt tình với tập thể lớp và nhiệt tình trong mọi hoạt động của lớp có nhiệm vụ: Theo dõi mọi tình hình liên quan đến vấn đề học tập bao gồm: Ghi chép sổ theo dõi đầy đủ, phối hợp với lớp trưởng quản lí lớp; theo dõi những trường hợp không thuộc bài hoặc không làm bài tập, làm bài chưa đầy đủ; Phối hợp vỡi các nhóm trưởng giúp đỡ những bạn học chưa tốt; Theo dõi việc thực hiện việc soạn bài vào vở tự học trước khi đến lớp; Tổng hợp tình hình theo dõi và nộp cho lớp trưởng vào cuối tuần. + Lớp phó văn nghệ: Nguyễn Thị Cẩm Ly được mệnh danh là “cây văn nghệ xứ Quỳnh”, hát hay, xinh gái và đặc biệt rất vui vẻ hòa động với tập thể lớp, lại luôn sẵn lòng giúp đỡ mọi người có nhiệm vụ: Chuẩn bị các Bài hát hoặc Tiết mục Văn nghệ trong các chương trình văn nghệ của trường của vào các đợt hi đua chào mừng các ngày Lễ, Tết; Theo dõi mọi tình hình liên quan đến vấn đề Văn – Thể- Mỹ, Làm công tác về Văn hoá - Văn nghệ, Thể dục - Thể thao. Lớp phó lao động: Hồ Hữu Lưu với biệt danh “anh hùng lao động trên mọi mặt trận”, bởi siêng năng, không nề hà công việc, sẵn lòng tham gia các hoạt động của lớp và công tác vệ sinh môi trường của lớp đều được em chỉ đạo và trực tiếp tham gia hoàn thành tốt có nhiệm vụ: Theo dõi việc thực hiện các buổi Vệ sinh khu vực, Theo dõi việc trực nhật hằng ngày của từng nhóm, báo cáo GVCN những nhóm quét lớp không sạch; Theo dõi, điều khiển việc thực hiện các buổi lao động do nhà trường phân công về sĩ số, chuẩn bị dụng cụ lao động và tinh thần tự giác, tích cực của các thành viên trong lớp. → Như vậy với những thành viên đặc biệt được bầu ra trong tập thể lớp tôi đã bước đầu đặt được nền móng cho sự gắn kết của tập thể lớp, những học sinh có tinh thần trách nhiệm, có uy tín, đặc biệt có những năng khiếu trong hoạt động văn
- nghệ thể thao thì việc xây dựng một tập thể lớp đoàn kết yêu thương sẽ đạt được thành tích cao trong một năm học. 2.3: Xây dựng nội quy lớp học Nội quy lớp học là một nội dung rất quan trọng và thường được phổ biến trong tuần đầu tiên đi học giúp ổn định tình hình lớp. Mục tiêu: - Giáo viên chủ nhiệm dựa trên văn bản chỉ đạo của ngành giáo dục và trường mình công tác để xây dựng một bản nội quy riêng cho lớp chủ nhiệm của mình - Dựa trên bảng khảo sát điều tra về đặc điểm tập thể lớp, đặc điểm một số thành viên trong lớp để xây dựng bản nội quy hoạt động của lớp cho phù hợp. - Xây dựng các tiêu chí thi đua của lớp Đối tượng: Học sinh THPT Biện pháp thực hiện: - Giáo viên chủ nhiệm lấy ý kiến của học sinh về nội quy của lớp học - Học sinh được thảo luận với nhau và đóng góp ý kiến của mình để xây dựng bản nội quy của lớp - Giáo viên mới tổng hợp lại các ý kiến của học sinh và tiến hành hội ý với ban cán sự lớp chủ nhiệm để xây dựng nội quy của lớp học → Sau khi thống nhất rồi thì các học sinh phải thực hiện cam kết, cam kết rằng sẽ thực hiện đúng các nội dung của nội quy đặt ra. Cách thức thực hiện: Bước 1: Giáo viên lấy ý kiến của học sinh về những nội dung xây dựng trong nội quy lớp học. Giáo viên chia học sinh trong lớp ra thành những nhóm nhỏ để thảo luận bản nội quy mà GVCN đã xây dựng, sau đó chuẩn bị cho mỗi nhóm là những câu hỏi để các em ghi ý kiện của mình: + Mong muốn của emkhi đến trường? + Mong muốn lớp mình sẽ như thế nào? + Em có bằng lòng với vị trí chỗ ngồi của em? Bước 2: Các nhóm chia sẻ ý kiến và thống nhất ý tưởng trong bản xây dựng nội quy GVCN tổng hợp lại ý kiến của các nhóm và hoàn thành bảng nội quy hoạt động của lớp. Bước 3: Thống nhất về nội quy lớp học Giáo viên thông qua nội quy của lớp, trên cơ sở ý kiến đóng góp của các tổ và tiến hành thực hiện.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Xây dựng khối đoàn kết trong nhà trường trung học phổ thông nhằm nâng cao hiệu quả công tác
9 p | 314 | 39
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phương pháp giảng dạy ngôn ngữ lập trình C++ cho đội tuyển học sinh giỏi Tin học THPT
22 p | 31 | 14
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp phòng, chống vi phạm pháp luật và bạo lực học đường trong đoàn viên, thanh niên trường THPT Lê lợi
19 p | 39 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Soạn dạy bài Clo hóa học 10 ban cơ bản theo hướng phát triển năng lực học sinh
23 p | 56 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng toán tổ hợp xác suất trong việc giúp học sinh giải nhanh các bài tập di truyền phần sinh học phân tử và biến dị đột biến
17 p | 46 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng kho tư liệu video hỗ trợ dạy học chương trình Tin học 10
11 p | 27 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng bộ sưu tập video, clip hỗ trợ dạy, học nguyên lí làm việc của động cơ đốt trong
13 p | 19 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nhằm giúp đỡ học sinh yếu thế thông qua công tác chủ nhiệm lớp 12A3 ở trường THPT Vĩnh Linh
21 p | 16 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Lựa chọn một số bài tập nhằm khắc phục những sai lầm thường mắc trong kĩ thuật chuyền bóng cho học sinh lớp 11 trường trung học phổ thông Thuận Thành số 1, Bắc Ninh
25 p | 22 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hứng thú học tập phần Công dân với đạo đức lớp 10 thông qua việc sử dụng chuyện kể về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
13 p | 15 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giải pháp thực hiện một số công cụ đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh trong dạy học môn Địa lí ở trườngTHPT Lạng Giang số 2
57 p | 20 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Rèn luyện kỹ năng giải toán bằng phương pháp lượng giác hóa
39 p | 19 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thư viện online về kiến thức thực tế và gợi ý nhiệm vụ STEM môn Toán và Khoa học tự nhiên theo chương trình giáo dục 2018
26 p | 10 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng và tổ chức thực hiện chủ đề giáo dục STEM - Chế tạo máy cắt cỏ sử dụng nguồn điện một chiều
35 p | 12 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Các dạng toán tích phân hàm ẩn
11 p | 20 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng trường học hạnh phúc qua công tác chủ nhiệm lớp tại trường THPT Con Cuông
53 p | 18 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Ứng dụng công nghệ thông tin xây dựng hệ thống trực tuyến quản lý và giải quyết nghỉ phép cho học sinh trường PT DTNT THPT tỉnh Hòa Bình
35 p | 14 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng và hướng dẫn làm bài tập thực hành lịch sử trong dạy học chủ đề Chiến tranh bảo vệ tổ quốc và chiến tranh giải phóng dân tộc trong lịch sử Việt Nam – lớp 11 tại trường THPT Anh Sơn 3
63 p | 7 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn