intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng và sử dụng câu hỏi theo tiếp cận PISA trong dạy học phần Địa lí tự nhiên - Địa lí 10 THPT nhằm phát triển năng lực cho học sinh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:66

20
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài tập trung xây dựng hệ thống câu hỏi theo tiếp cận PISA, vận dụng chúng vào trong dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh theo phát triển năng lực trong phần “Địa lí tự nhiên”- Địa lí 10 THPT.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng và sử dụng câu hỏi theo tiếp cận PISA trong dạy học phần Địa lí tự nhiên - Địa lí 10 THPT nhằm phát triển năng lực cho học sinh

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN ----------  ---------- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG CÂU HỎI THEO TIẾP CẬN PISA TRONG DẠY HỌC PHẦN “ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN” ĐỊA LÝ 10 - THPT NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHO HỌC SINH LĨNH VỰC: ĐỊA LÍ Năm thực hiện: 2022- 2023
  2. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT NGHI LỘC 4 ----------  ---------- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG CÂU HỎI THEO TIẾP CẬN PISA TRONG DẠY HỌC PHẦN “ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN” ĐỊA LÝ 10 - THPT NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHO HỌC SINH LĨNH VỰC: ĐỊA LÍ TÁC GIẢ: ĐẶNG THỊ HOA PHƯỢNG - TRƯỜNG THPT NGHI LỘC 4. Năm thực hiện: 2022- 2023 SĐT: 0397924584
  3. MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG SÁNG KIẾN PHẦN I. MỞ ĐẦU.................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................... 1 2. Mục đích nghiên cứu ............................................................................................. 2 3. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................................ 2 4. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................................ 2 5. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................... 2 6. Đóng góp mới của đề tài ....................................................................................... 2 7. Cấu trúc của đề tài ................................................................................................. 2 PHẦN II. NỘI DUNG ............................................................................................... 3 Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc xây dựng và sử dụng câu hỏi theo tiếp cận PISA trong dạy học Địa lí nhằm phát triển năng lực cho học sinh ........................ 3 1.1. Cơ sở lí luận ....................................................................................................... 3 1.1.1. Câu hỏi theo tiếp cận PISA ............................................................................. 3 1.1.2. Phát triển năng lực........................................................................................... 4 1.2. Cơ sở thực tiễn ................................................................................................... 5 1.2.1. Tổng quan các nghiên cứu liên quan đến đề tài .............................................. 5 1.2.2. Thực trạng nghiên cứu ..................................................................................... 5 ................................................................................................................................... 6 Chương 2: Xây dựng và sử dụng câu hỏi theo tiếp cận PISA trong dạy học phần “Địa lý tự nhiên”- Địa lý 10 THPT nhằm phát triển năng lực cho học sinh ..................... 8 2.1. Đặc điểm, cấu trúc phần “Địa lí tự nhiên”- Địa lí 10 THPT ............................. 8 2.2. Yêu cầu của việc xây dựng và sử dụng câu hỏi theo tiếp cận PISA trong dạy học nhằm phát triển năng lực cho học sinh...................................................................... 8 2.3. Nguyên tắc xây dựng và sử dụng câu hỏi theo tiếp cận PISA trong dạy học nhằm phát triển năng lực cho học sinh ............................................................................... 8 2.4. Quy trình xây dựng câu hỏi theo tiếp cận PISA ................................................ 9 ................................................................................................................................. 10 2.5. Xây dựng và sử dụng câu hỏi theo tiếp cận PISA trong dạy học phần “Địa lí tự nhiên”- Địa lí 10 THPT nhằm phát triển năng lực cho học sinh ............................ 10 2.5.1. Xây dựng câu hỏi phần “Địa lí tự nhiên”- Địa lí 10 THPT theo tiếp cận PISA . ................................................................................................................................ 10 2.5.2. Sử dụng câu hỏi theo tiếp cận PISA trong dạy học phần “Địa lí tự nhiên”- Địa lí 10 THPT nhằm phát triển năng lực cho học sinh. ............................................... 40 Chương 3: Thực nghiệm sư phạm ........................................................................... 45 3.1. Mục đích thực nghiệm...................................................................................... 45 3.2. Đối tượng thực nghiệm .................................................................................... 45 3.3. Nội dung thực nghiệm ...................................................................................... 45 3.4. Phương pháp thực nghiệm ............................................................................... 45 3.5. Kết quả thực nghiệm ........................................................................................ 45
  4. 3.6. Khảo sát sự cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp đề xuất ....................... 47 3.6.1. Mục đích khảo sát ......................................................................................... 47 3.6.2. Nội dung và phương pháp khảo sát ............................................................... 47 1. Kết luận chung .................................................................................................... 48 1.1. Kết quả đạt được .............................................................................................. 48 1.2. Hạn chế của đề tài ............................................................................................ 49 2. Kiến nghị ............................................................................................................. 49 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 50 PHỤ LỤC 1
  5. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG SÁNG KIẾN Nội dung Viết tắt Chương trình giáo dục phổ thông CTGDPT Đối chứng ĐC Giáo viên GV Học sinh HS Kiểm tra đánh giá KTĐG Năng lực NL Trung học phổ thông THPT Thực nghiệm TN Phiếu học tập PHT Thực nghiệm sư phạm TNSP
  6. PHẦN I. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Chúng ta đang thực hiện cuộc cách mạng lần thứ tư trong lịch sử nhân loại - cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Với cuộc cách mạng này, đã có nhiều tác động lớn lao, làm thay đổi ở nhiều khía cạnh về kinh tế, văn hóa, xã hội và đời sống của con người. Điều đó, đã đặt ra những yêu cầu mới đối với người lao động, và từ đó, cũng đặt ra những yêu cầu mới cho sự nghiệp giáo dục nước ta phải thay đổi, để phù hợp với xu thế và yêu cầu của thời đại. Một trong những mục tiêu đổi mới của giáo dục trong giai đoạn hiện nay là phát triển các năng lực của người học, gắn liền thực tiễn với việc dạy học. Chương trình giáo dục phổ thông 2018 được xây dựng trên cơ sở “bảo đảm phát triển phẩm chất và năng lực người học thông qua nội dung giáo dục với những kiến thức, kĩ năng cơ bản, thiết thực, hiện đại; hài hoà đức, trí, thể, mĩ; chú trọng thực hành, vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề trong học tập và đời sống; thông qua các phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục phát huy tính chủ động và tiềm năng của mỗi học sinh, các phương pháp đánh giá phù hợp với mục tiêu giáo dục và phương pháp giáo dục để đạt được mục tiêu đó”. Để tổ chức dạy học đạt được mục tiêu trên, đòi hỏi giáo viên phải tìm kiếm, sáng tạo các nội dung dạy học, cụ thể là các tình huống thực tiễn gắn với nội dung kiến thức cần dạy, với những vấn đề xã hội quan tâm, tổ chức các hoạt động đa dạng và phong phú, thực hiện một cách toàn diện từ đổi mới phương pháp dạy học đến cách kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực. Trong những năm qua, thực tế dạy học và kiểm tra đánh giá ở các trường phổ thông theo hướng tiếp cận năng lực của người học đã được quan tâm. Tuy nhiên, công tác này vẫn cần tiếp tục được triển khai một cách đồng bộ, tích cực hơn nữa. Chương trình đánh giá học sinh quốc tế (The Programme for International Student Assessment- PISA) được xây dựng và điều phối bởi tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) vào cuối thập niên 90. Các câu hỏi trong PISA phản ánh năng lực lĩnh hội và áp dụng những kiến thức trong nhà trường vào các môi trường ngoài nhà trường của học sinh, gắn lý thuyết với đời sống hiện thực, với các tình huống thiết thực và yêu cầu học sinh suy nghĩ, vận dụng vào đời sống hằng ngày; giúp học sinh thấy được vai trò quan trọng của kiến thức trong cuộc sống. Câu hỏi trong PISA đánh giá năng lực theo nhiều mức độ, vừa có tính vừa sức vừa có tính thách thức, phù hợp với học sinh ở độ tuổi THPT. Nếu sử dụng câu hỏi theo hướng tiếp cận PISA một cách phù hợp sẽ giúp giáo viên đánh giá được năng lực vận dụng tri thức vào những tình huống mà các em gặp phải trong cuộc sống, giúp các em có những hiểu biết sâu sắc, thấu đáo hơn về những vấn đề đã được tìm hiểu, từ đó kích thích được sự say mê tìm tòi, khám phá của các em. Trong chương trình địa lý THPT, phần “Địa lí tự nhiên” là phần lớn của chương trình địa lí lớp 10. Với các bài học về địa lí tự nhiên, gắn với rất nhiều vấn 1
  7. đề thực tiễn diễn ra xung quanh cuộc sống các em và có tính gần gũi cao. Vì những lý do nêu trên, tôi đã chọn nội dung “Xây dựng và sử dụng câu hỏi theo tiếp cận PISA trong dạy học phần “Địa lí tự nhiên”- Địa lí 10 THPT nhằm phát triển năng lực cho học sinh” làm đề tài nghiên cứu của mình, với mong muốn góp phần đổi mới phương pháp giáo dục, tạo hấp dẫn cho học sinh, nâng cao chất lượng dạy học, đáp ứng nhu cầu dạy học trong tình hình mới. 2. Mục đích nghiên cứu Đề tài tập trung xây dựng hệ thống câu hỏi theo tiếp cận PISA, vận dụng chúng vào trong dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh theo phát triển năng lực trong phần “Địa lí tự nhiên”- Địa lí 10 THPT. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu những vấn đề cốt lõi về xây dựng và sử dụng câu hỏi theo tiếp cận PISA trong dạy học phần “Địa lí tự nhiên”- Địa lí 10 THPT nhằm phát triển năng lực cho học sinh. - Xây dựng và sử dụng câu hỏi theo tiếp cận PISA trong dạy học phần “Địa lí tự nhiên”- Địa lí 10 THPT nhằm phát triển năng lực cho học sinh. - Phân tích thực nghiệm sư phạm để kiểm định tính hiệu quả của đề tài. 4. Đối tượng nghiên cứu - Hoạt động dạy, học phần “Địa lí tự nhiên”- Địa lí 10 THPT. - Kiểm tra, đánh giá trong dạy học Địa lí. - Chương trình đánh giá học sinh quốc tế của OECD (PISA). 5. Phạm vi nghiên cứu - Câu hỏi tiếp cận PISA trong phần “Địa lí tự nhiên”- Địa lí 10 THPT. - Dạy học và kiểm tra đánh giá theo phát triển năng lực cho học sinh. 6. Đóng góp mới của đề tài - Đưa ra cách xây dựng câu hỏi theo tiếp cận PISA. - Xây dựng được hệ thống câu hỏi Địa lí có tính mới: Hệ thống câu hỏi theo tiếp cận PISA ở phần “Địa lí tự nhiên”- Địa lí 10 THPT. Hệ thống câu hỏi được xây dựng tương đối đa dạng về thể loại, giúp học sinh thể hiện năng lực vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn, mức độ phù hợp với nhận thức của học sinh THPT, đáp ứng theo yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông 2018. - Xây dựng được tiến trình dạy học có sử dụng hệ thống câu hỏi theo tiếp cận PISA và đề kiểm tra đánh giá được năng lực cho học sinh. 7. Cấu trúc của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung chính của đề tài gồm 3 chương: 2
  8. Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc xây dựng và sử dụng câu hỏi theo tiếp cận PISA trong dạy học Địa lí nhằm phát triển năng lực cho học sinh. Chương 2. Xây dựng và sử dụng câu hỏi theo tiếp cận PISA trong dạy học phần “Địa lí tự nhiên”- Địa lí 10 THPT nhằm phát triển năng lực cho học sinh. Chương 3: Thực nghiệm sư phạm. PHẦN II. NỘI DUNG Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc xây dựng và sử dụng câu hỏi theo tiếp cận PISA trong dạy học Địa lí nhằm phát triển năng lực cho học sinh 1.1. Cơ sở lí luận 1.1.1. Câu hỏi theo tiếp cận PISA 1.1.1.1. Khái niệm PISA PISA là bốn chữ cái viết tắt của cụm từ “The Programme for International Student Assesment”. Đây là “ Chương trình đánh giá học sinh quốc tế”, một chương trình do Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế thế giới - Organization for Economic Cooperation and Development - OECD sáng lập và tổ chức thực hiện. Khảo sát PISA đánh giá học sinh ở độ tuổi 15 (15 năm 3 tháng đến 16 năm 2 tháng), là lúc các em kết thúc chương trình giáo dục ở hầu hết các trường phổ thông trên thế giới. Mục đích của cuộc khảo sát là nhằm đánh giá xem học sinh đã được chuẩn bị để đối mặt với những thách thức của cuộc sống xã hội hiện đại ở mức độ nào trước khi bước vào cuộc sống. 1.1.1.2. Mục đích của PISA Mục tiêu tổng quát của chương trình PISA nhằm kiểm tra xem, khi đến độ tuổi kết thúc giai đoạn giáo dục bắt buộc, HS đã được chuẩn bị để đáp ứng các thách thức của cuộc sống sau này ở mức độ nào. Song song với mục đích chung, chương trình đánh giá PISA còn hướng vào các mục đích cụ thể sau: - Câu hỏi PISA quan tâm đến sự phát triển người học, từ đó tạo động cơ cho người học, giúp người học có trách nhiệm hơn đối với việc học của mình. Cho phép GV nhận dạng và kích thích khả năng sáng tạo của HS. - Câu hỏi PISA sẽ đánh giá mức độ nắm vững tri thức khoa học của HS ở mức độ tích hợp, chứ không đánh giá một cách đơn lẻ. - Câu hỏi PISA có khả năng đánh giá mức độ áp dụng tri thức khoa học vào thực tiễn của HS. 1.1.1.3. Các năng lực được đánh giá của PISA PISA tập trung đánh giá ở ba năng lực: 3
  9. - Năng lực toán học phổ học thông: là khả năng nhận biết ý nghĩa, vai trò của kiến thức toán học trong cuộc sống; vận dụng và phát triển tư duy toán học để giải quyết các vấn đề của thực tiễn, đáp ứng nhu cầu đời sống hiện tại và tương lai một cách linh hoạt. - Năng lực đọc hiểu phổ thông: Định nghĩa về NL Đọc hiểu PISA như sau “Năng lực đọc hiểu là hiểu, sử dụng, phản ánh và liên kết vào các văn bản viết, nhằm đạt được các mục tiêu cá nhân, phát triển kiến thức và tiềm năng cá nhân, và tham gia vào xã hội”, - Năng lực khoa học phổ thông: Theo mục đích của PISA, năng lực khoa học là của cá nhân về kiến thức khoa học và sử dụng kiến thức đó để xác định các câu hỏi, tiếp thu kiến thức mới, giải thích các hiện tượng khoa học và rút ra kết luận dựa trên bằng chứng về những vấn đề liên quan tới khoa học. Sẵn sàng tham gia vào các vấn đề liên quan tới khoa học và các ý tưởng khoa học như một công dân có suy nghĩ. Bên cạnh ba NL chính trên, bắt đầu từ chu kỳ 2006, PISA đưa vào đánh giá thêm một số NL mới: Kỹ năng GQVĐ (2006), NL tài chính (2009), NL sử dụng máy tính (2012), NL công dân toàn cầu (2018). 1.1.1.4. Đặc điểm của các câu hỏi PISA. Câu hỏi PISA đánh giá năng lực học sinh thông qua phần dẫn “stimulus material” (có thể trình bày dưới dạng văn bản, bài báo, dưới dạng chữ, bảng số liệu, biểu đồ, tranh ảnh....), theo sau đó là các câu hỏi được kết hợp cùng dựa trên một phần dẫn chung. Câu hỏi PISA không phải đánh giá các ngữ cảnh mà đánh giá về năng lực (competencies), đánh giá kết quả của việc sử dụng thành công các kiến thức, kĩ năng khoa học trong các tình huống, ngữ cảnh cụ thể đó. 1.1.1.5. Các kiểu câu hỏi trong PISA Đề thi PISA sử dụng các dạng câu hỏi sau: Câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn: HS lựa chọn một đáp án đúng duy nhất trong các đáp án đưa ra. Câu hỏi Có - Không, Đúng - Sai phức hợp: HS phải đưa ra lựa chọn của mình trong một chuỗi các đáp án dạng Có/Không hoặc Đúng/Sai. Câu hỏi đóng đòi hỏi trả lời: Câu hỏi chỉ nhằm mục đích xác nhận thông tin, không có tính gợi mở. Câu hỏi mở đòi hỏi trả lời ngắn: HS viết câu trả lời ngắn hoặc đáp án tính toán số học vào chỗ dấu “…..”. Câu hỏi mở đòi hỏi trả lời dài: HS viết câu trả lời dạng lập luận hoặc trình bày chi tiết lời giải. 1.1.2. Phát triển năng lực 1.1.2.1. Năng lực 4
  10. Về nguồn gốc, khái niệm năng lực (Tiếng Anh: Competency) bắt nguồn từ tiếng La tinh “competencia”. Năng lực là tập hợp toàn bộ các kỹ năng, kiến thức, khả năng, hành vi của một người có thể đáp ứng đối với một công việc nhất định nào đó, đây cũng là một trong những yếu tố quan trọng để cá nhân có thể hoàn thành một việc nào đó hiệu quả hơn so với người khác. Năng lực được hình thành trên cơ sở các tư chất tự nhiên của cá nhân. Tuy nhiên điều này không có nghĩa năng lực hoàn toàn có sẵn trong mỗi con người, nó phải trải qua quá trình công tác, rèn luyện thường xuyên mà có được. 1.1.2.2. Phát triển năng lực Phát triển năng lực là phát triển những khả năng hoàn thành nhiệm vụ đặt ra, phát triển nhân cách, trong đó tính tích cực hoạt động và giao lưu của cá nhân đóng vai trò quyết định. 1.2. Cơ sở thực tiễn 1.2.1. Tổng quan các nghiên cứu liên quan đến đề tài Trong quá trình nghiên cứu, tìm hiểu và tra cứu trên các phương tiện thông tin, các website …. cho biết đã có một số công trình nghiên cứu về việc xây dựng và sử dụng câu hỏi theo tiếp cận PISA ở các môn học khác. Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu chuyên sâu về xây dựng và sử dụng câu hỏi tiếp cận PISA theo định hướng phát triển năng lực HS phần "Địa lí tự nhiên" lớp 10 THPT. Vì thế đề tài được tôi nghiên cứu để có những đóng góp về lý luận và thực tiễn đối với việc xây dựng và sử dụng câu hỏi tiếp cận PISA theo định hướng phát triển năng lực HS thông qua dạy học Địa lí trong trường THPT. 1.2.2. Thực trạng nghiên cứu Để tiến hành tìm hiểu về thực trạng xây dựng và sử dụng câu hỏi theo tiếp cận PISA trong dạy học địa lí ở các trường THPT, tôi đã tiến hành khảo sát bằng phiếu điều tra đối với GV và HS tại các trường THPT ở Nghệ An, Hà Tĩnh. Phiếu khảo sát GV và HS (có trong Phụ lục kèm theo). Qua điều tra, tôi đã thu nhận được tổng cộng 17 ý kiến của GV và 253 ý kiến của HS từ các trường THPT. Sau khi tiến hành tổng hợp, xử lí mẫu điều tra và đưa vào phân tích chúng tôi thu được kết quả như sau: * Kết quả khảo sát đối với GV: Bảng 1.1. Kết quả khảo sát hiểu biết của GV về chương trình PISA: Hiểu biết của GV về PISA Tỉ lệ(%) Chưa hiểu biết gì về PISA 11,7% Đã được nghe đến nhưng chưa hiểu 31% Đã biết về PISA 57,3% 5
  11. Bảng 1.2. Kết quả khảo sát GV về mức độ vận dụng câu hỏi PISA trong quá trình giảng dạy địa lí: Mức độ vận dụng Tỉ lệ(%) Thường xuyên 5,8% Thỉnh thoảng 17,6% Hiếm khi 70,8% Không vận dụng 5,8% Hình 1.1. Kết quả khảo sát GV về mức độ cần thiết vận dụng câu hỏi PISA trong quá trình giảng dạy địa lí: Hình 1.2. Kết quả khảo sát GV về thái độ của HS khi vận dụng câu hỏi PISA trong quá trình giảng dạy địa lí: Hình 1.3. Kết quả khảo sát GV về hiệu quả của việc sử dụng câu hỏi PISA trong dạy học địa lí: 6
  12. * Kết quả khảo sát đối với HS: Bảng 1.3. Kết quả khảo sát HS về mức độ GV vận dụng dạy học gắn với thực tiễn: Mức độ Tỉ lệ 1. Thường xuyên 5,9% 2. Thỉnh thoảng 64,5% 3. Hiếm khi 24,9% 4. Không vận dụng 4,7% Bảng 1.4. Kết quả khảo sát HS về mức độ hứng thú khi giáo viên sử dụng câu hỏi theo tiếp cận PISA vào quá trình dạy học địa lí: Mức độ Tỉ lệ 1. Rất hứng thú 16% 2. Hứng thú 64% 3. Bình thường 16% 4. Không hứng thú 4% Từ số liệu thu thập được ở trên, tôi rút ra một số nhận xét: - Đối với GV: Phần lớn GV đã nghe hoặc biết đên PISA, nhận thức được sự cần thiết của câu hỏi theo tiếp cận PISA trong dạy học địa lí, tuy nhiên các tài liệu về PISA chưa nhiều nên việc hiểu và vận dụng PISA còn hạn chế. Vấn đề trở ngại lớn nhất để vận dụng câu hỏi PISA vào các khâu của quá trình dạy học là vấn đề thiết kế câu hỏi theo PISA. GV chưa có được cơ sở lí thuyết làm nền tảng, chưa nắm được quy trình xây dựng, nên đa số GV vận dụng PISA còn ở mức độ thấp hoặc không vận dụng. - Đối với HS: Đa số các em hào hứng với tiết học có sử dụng câu hỏi theo tiếp cận PISA bởi nó giúp các em vận dụng được kiến thức lí thuyết vào giải quyết các vấn đề thực tiễn gần gũi với cuộc sống, giúp các em có cơ hội tìm hiểu thế giới xung quanh. HS mong muốn GV cho các em tiếp xúc nhiều hơn với loại câu hỏi này. 7
  13. Chương 2: Xây dựng và sử dụng câu hỏi theo tiếp cận PISA trong dạy học phần “Địa lý tự nhiên”- Địa lý 10 THPT nhằm phát triển năng lực cho học sinh 2.1. Đặc điểm, cấu trúc phần “Địa lí tự nhiên”- Địa lí 10 THPT Địa lí tự nhiên là một phần lớn của chương trình Địa lí 10 THPT. Nội dung của phần này đề cập tới những vấn đề cơ bản và quan trọng của của các thành phần tự nhiên trên Trái Đất. Các thành phần tự nhiên của Trái Đát có sự chi phối, quy định, tác động tới đời sống, hoạt động sản xuất của con người. Hiểu biết về tự nhiên sẽ giúp con người tồn tại, sống hòa hợp với thiên nhiên và phát triển bền vững. Từ đó, học sinh có thể áp dụng kiến thức địa lí đã học, vận dụng vào giải quyết được những vấn đề của cuộc sống hàng ngày mà các em đã gặp hoặc nghe nói đến, cũng có thể sử dụng hiểu biết của mình từ thực tế để hiểu nhanh hơn kiến thức mà bài đặt ra. Do có sự liên hệ hai chiều như vậy, nên HS tìm được hứng thú trong học tập, yêu thích môn Địa lí nhiều hơn. 2.2. Yêu cầu của việc xây dựng và sử dụng câu hỏi theo tiếp cận PISA trong dạy học nhằm phát triển năng lực cho học sinh Việc việc xây dựng và sử dụng câu hỏi theo tiếp cận PISA phải phù hợp với mục tiêu, nội dung chương trình, đặc thù bộ môn và phù hợp với lứa tuổi, khả năng nhận thức của học sinh. Có như vậy mới tạo được hứng thú cho học sinh và đảm bảo được học sinh có khả năng tiếp cận và giải quyết được vấn đề. Câu hỏi theo PISA được sử dụng trong bài học phải đảm bảo gắn kết với nội dung bài học. Từ đó thông qua việc giải quyết các tình huống có vấn đề này học sinh sẽ hiểu hơn các kiến thức đã học, biết vận dụng kiến thức đó vào thực tiễn, hoặc các tình huống này giúp các em vận dụng kiến thức của bài học giải quyêt những nhiệm vụ cao hơn, từ đó giúp phát triển năng lực của học sinh. 2.3. Nguyên tắc xây dựng và sử dụng câu hỏi theo tiếp cận PISA trong dạy học nhằm phát triển năng lực cho học sinh Trong việc xây dựng và sử dụng câu hỏi theo PISA cần đảm bảo các nguyên tắc sau: - Đảm bảo tính khoa học: Các tình huống được xây dựng trong câu hỏi, cũng như những kiến thức muốn hướng tới của câu hỏi phải có ý nghĩa, có cơ sở khoa học, phù hợp với đặc thù bộ môn. Câu hỏi PISA thường được cấu thành bởi hai bộ phận, đó là phần dẫn và phần câu hỏi. Trong đó phần dẫn cung cấp các kiến thức đã biết, phần hỏi là điều cần tìm. Giữa hai phần này có mối quan hệ với nhau. Phần dẫn có thể là cơ sở để suy ra điều cần tìm, hoặc phần tìm là hệ quả của phần dẫn. Vì vậy, câu hỏi PISA được đưa ra cần phải có sự logic, chặt chẽ, khoa học. - Đảm bảo tính thực tiễn và hấp dẫn: Đặc trưng của câu hỏi PISA là giúp học sinh vận dụng các kiến thức được học vào giải quyết các vấn đề có tính thực tiễn. Vì vậy, cần sử dụng các câu hỏi theo PISA với các tình huống thực. Các câu hỏi có thể khai thác các tình huống trong môi trường học tập của học sinh, các chủ đề gia đình, 8
  14. địa phương , đất nước, các vấn đề toàn cầu để thu hút sự quan tâm của học sinh, giúp các em tiếp cận, tập dượt giải quyết các vấn đề có tính thực tiễn. Đồng thời, khi đưa các tình huống thực tiễn vào các khâu của quá trình giảng dạy cũng cần có sự hấp dẫn, sáng tạo, lôi cuốn đối với học sinh, giúp các em thấy hứng thú đối với vấn đề đặt ra của câu hỏi, hứng thú khám phá. Những vấn đề đưa ra cần phải gần gũi, hoặc độc đáo, phù hợp với sự quan tâm của các em, hoặc đánh vào tâm lí thích tìm hiểu và bàn luận những vấn đề có tính thời sự, cập nhật, có tính nóng hổi. - Tính linh hoạt: Câu hỏi theo PISA được sử dụng trong các tiết học cần đảm bảo tính linh hoạt, có thể sử dụng với nhiều phương pháp dạy học tích cực khác nhau, trong nhiều hoạt động khác nhau của tiết học. Ngoài ra, câu hỏi theo PISA cũng có thể sử dụng trong các hoạt động ngoại khóa, trải nghiệm sáng tạo...Vì thế, giáo viên cần có sự linh hoạt trong quá trình sử dụng để khai thác được tốt nhất ý nghĩa của câu hỏi cũng như tạo được sự hấp dẫn, thích thú đối với HS. Tuy nhiên, cũng cần tránh tình trạng sử dụng quá nhiều hoặc lạm dụng câu hỏi PISA trong quá trình học tập vì điều này có thể tạo ra hiệu ứng ngược trong quá trình dạy học. - Phát huy được tính sáng tạo đối với học sinh: Đối với câu hỏi PISA, ngoài các dạng câu hỏi với các đáp án đã định hướng trước theo hình thức trắc nghiệm khách quan, các câu hỏi có - không, đúng - sai, còn có các câu hỏi mở trả lời ngắn. GV cần đưa vào các câu hỏi mở đòi hỏi HS viết câu trả lời dạng lập luận hoặc trình bày chi tiết. Trong những tình huống thích hợp, GV có thể đưa ra các câu hỏi mở gây sự tranh luận của cả lớp nhằm phát triển tính tư duy, lập luận theo quan điểm riêng của các em. 2.4. Quy trình xây dựng câu hỏi theo tiếp cận PISA Quy trình xây dựng hệ thống câu hỏi theo tiếp cận PISA trong dạy học Địa lí nhằm phát triển năng lực cho HS gồm 5 bước: Bước 1: Lựa chọn đơn vị nội dung kiến thức phù hợp với các mục tiêu giáo dục. Bước 2: Dựa vào mục tiêu của bài học, nội dung học tập, xác định các yêu cầu cần đạt sau khi học tập, từ đó xác định năng lực, tiêu chí và mức độ biểu hiện của năng lực. Bước 3: Chọn chủ đề, tình huống, bối cảnh của phần dẫn, thiết kế câu hỏi, xây dựng hướng dẫn chấm. Câu hỏi tiếp cận PISA được xây dựng trong phần: "Địa lí tự nhiên" - Địa lí 10 THPT được gắn với bối cảnh/tình huống thực tế hoặc giả định, do đó, để tìm ra phương án trả lời hoặc cách giải quyết nhiệm vụ đòi hỏi HS phải vận dụng khả năng phân tích, tổng hợp, đánh giá và vận dụng kiến thức. Các câu hỏi được xây dựng theo hướng mở giúp HS tiếp cận theo nhiều hướng khác nhau, góp phần hình thành và phát triển toàn diện năng lực ở HS. Các câu hỏi này không chỉ có một đáp án duy 9
  15. nhất mà có thể chia theo các mức độ hoàn thành nhiệm vụ học tập được giao. - Mức đầy đủ: HS thực hiện được đầy đủ các nhiệm vụ, giải quyết được các vấn đề bài tập đặt ra. Nếu quy đổi ra con điểm, thì cho điểm tối đa đối với câu trả lời này. - Mức chưa đầy đủ: HS thực hiện được một phần trong các nhiệm vụ học tập được giao. Nếu quy đổi ra con điểm, GV có thể chia nhỏ thang điểm để chấm. - Mức không đạt: HS thực hiện sai hoặc không thực hiện được các nhiệm vụ học tập được giao. Khi quy đổi ra con điểm, HS không được điểm. Bước 4: Đưa vào thực nghiệm sư phạm. Bước 5: Chỉnh sửa, hoàn thiện hệ thống câu hỏi. Hình 2.1. Sơ đồ quy trình xây dựng câu hỏi theo tiếp cận PISA 2.5. Xây dựng và sử dụng câu hỏi theo tiếp cận PISA trong dạy học phần “Địa lí tự nhiên”- Địa lí 10 THPT nhằm phát triển năng lực cho học sinh 2.5.1. Xây dựng câu hỏi phần “Địa lí tự nhiên”- Địa lí 10 THPT theo tiếp cận PISA . Câu hỏi phần: "Hệ quả địa lí các chuyển động của Trái Đất". Bài 1: Gọi điện cho người thân. Chị Mai làm việc ở thành phố Luân- đôn (Anh). Hàng ngày chị Mai thường liên lạc với gia đình mình ở Hà Nội (Việt Nam) bằng cách gọi điện qua Messenger. Chị Mai và cả gia đình cần truy cập vào Internet cùng một lúc để có thể nói chuyện. Tuy nhiên, theo giờ Việt Nam, chị Mai và gia đình không thể nói chuyện trong khoảng thời gian từ 2 giờ chiều tới 6 giờ chiều vì thời gian đó họ bận làm việc. Từ 9 giờ tối đên 1 giờ chiều chị Mai và gia đình cũng không thể nói chuyện được vì đó là thời gian họ bận làm việc hoặc đang ngủ. Câu hỏi 1: Lúc Hà Nội 7 giờ sáng ngày 1/1/2022 thì Luân-đôn là mấy giờ? Khoanh vào Đúng/ Sai đối với từng ý sau: Giờ, ngày ở Luân -đôn. Đúng/ Sai 0 giờ ngày 1/1/2022 Đúng/ Sai 10
  16. 24 giờ ngày 31/12/2021 Đúng/ Sai 0 giờ ngày 31/12/2021 Đúng/ Sai 24h giờ ngày 1/1/2022 Đúng/ Sai Câu hỏi 2: Dựa vào bản đồ giờ trên Trái Đất cho biết thời gian thích hợp để chị Mai và gia đình nói chuyện là lúc nào? Hãy viết thời gian theo giờ địa phương vào bảng sau: Địa điểm Thời gian Hà Nội Luân Đôn Hình 2.2. Bản đồ giờ trên Trái Đất. Câu hỏi 3: Tại sao trong cùng một thời điểm, thủ đô Luân -đôn (Anh) và thủ đô Hà Nội (Việt Nam) lại có giờ khác nhau? ..................................................................................................................................... Hướng dẫn đánh giá bài 1: Gọi điện cho người thân. Câu hỏi 1: - Mức đầy đủ: Cả 4 ý đều trả lời đúng theo thứ tự: Giờ, ngày ở Luân -đôn. Đúng/ Sai 0 giờ ngày 1/1/2022 Đúng 24 giờ ngày 31/12/2021 Đúng 0 giờ ngày 31/12/2021 Sai 24h giờ ngày 1/1/2022 Sai - Mức chưa đầy đủ: Trả lời đúng 1 -3 ý - Mức không đạt: Trả lời không đúng ý nào hoặc không trả lời. Câu hỏi 2: 11
  17. - Mức đầy đủ: Cả 4 ý đều trả lời đúng theo thứ tự: Địa điểm Thời gian Hà Nội Từ sau 1 giờ chiều đến trước 2 giờ chiều Từ sau 6 giờ chiều đến trước 9 giờ đêm. Luân Đôn Từ sau 6 giờ sáng đến trước 7 giờ sáng Từ sau 11 giờ trưa đến trước 2 giờ chiều - Mức chưa đầy đủ: Trả lời đúng 1-3 ý - Mức không đạt: Trả lời không đúng ý nào hoặc không trả lời. Câu hỏi 3: - Mức đầy đủ: + Do Trái Đất có hình khối cầu và tự quay quanh trục từ Tây sang Đông, nên ở cùng một thời điểm, người đứng ở các kinh tuyến khác nhau sẽ thấy Mặt Trời ở độ cao khác nhau. + Vì vậy, thủ đô Luân -đôn (Anh) và thủ đô Hà Nội (Việt Nam) thuộc các kinh tuyến khác nhau nên sẽ có giờ khác nhau. - Mức chưa đầy đủ: Trả lời được 1 trong 2 ý. - Mức không đạt: Trả lời sai hoặc không trả lời. Bài 2: Thông báo giờ làm việc theo mùa UBND tỉnh Nghệ An có Công văn số 595/TB-UBND, quy định thời giờ làm việc của các cơ quan, đơn vị hành chính, sự nghiệp trên địa bàn tỉnh thực hiện thống nhất giờ làm việc theo mùa như sau: Thời giờ làm việc mùa hè: Buổi sáng bắt đầu từ 07h00’ đến 11h30’, buổi chiều bắt đầu từ 13h30’ đến 17h00’. Thời điểm thực hiện: từ ngày 16 tháng 4 đến ngày 15 tháng 10 hằng năm. Thời giờ làm việc mùa đông: Buổi sáng bắt đầu từ 07h30’ đến 12h00’, buổi chiều bắt đầu từ 13h00’ đến 16h30’. Thời điểm thực hiện: từ ngày 16 tháng 10 đến ngày 15 tháng 4 của năm tiếp theo. Nguồn: http://ww.nghean.gov.vn Câu hỏi 1: Ở nước ta, nhiều cơ quan, đơn vị hành chính, sự nghiệp buổi sáng mùa đông có lịch vào làm việc sớm hơn , mùa hè có lịch làm việc vào muộn hơn. Sự thay đổi giờ như trên là do tác động của hệ quả Địa lí : A. Ngày, đêm dài ngắn theo mùa B. Giờ trên Trái Đất C. Sự luân phiên ngày đêm C. Ngày, đêm dài ngắn theo vĩ độ 12
  18. Câu hỏi 2: Khoanh vào Đúng/ Sai đối với từng ý sau: Quy định giờ làm việc theo mùa Đúng/ Sai Quy định giờ làm việc theo mùa thường được áp dụng tại Miền Đúng/ Sai Bắc do khí hậu hai mùa rõ rệt là mùa đông và mùa hè Ở miền Nam do khí hậu nóng quanh năm, ổn định hơn nên thường Đúng/ Sai chỉ áp dụng một lịch làm việc cho cả năm Bắt buộc khắp cả nước thực hiện giở làm việc theo mùa để thuận Đúng/ Sai tiện trong việc giao dịch Lịch làm việc sẽ do địa phương quy định sao cho phù hợp với tình Đúng/ Sai hình tại địa phương mình nhưng vẫn đảm bảo số giờ lao động theo quy định của bộ luật lao động Hướng dẫn đánh giá bài 2: Thông báo giờ làm việc theo mùa. Câu hỏi 1: - Mức đầy đủ: A. Ngày, đêm dài ngắn theo mùa. - Mức không đạt: Chọn đáp án khác hoặc không trả lời. Câu hỏi 2: - Mức đầy đủ: Cả 4 ý đều trả lời đúng theo thứ tự: Quy định giờ làm việc theo mùa Đúng/ Sai Quy định giờ làm việc theo mùa thường được áp dụng tại Miền Đúng Bắc do khí hậu hai mùa rõ rệt là mùa đông và mùa hè Ở miền Nam do khí hậu nóng quanh năm, ổn định hơn nên thường Đúng chỉ áp dụng một lịch làm việc cho cả năm Bắt buộc khắp cả nước thực hiện giở làm việc theo mùa để thuận Sai tiện trong việc giao dịch Lịch làm việc sẽ do địa phương quy định sao cho phù hợp với tình Đúng hình tại địa phương mình nhưng vẫn đảm bảo số giờ lao động theo quy định của bộ luật lao động - Mức chưa đầy đủ: Trả lời đúng 1-3 ý - Mức không đạt: Trả lời không đúng ý nào hoặc không trả lời. Bài 3: Bốn mùa trong năm ở Việt Nam. Ở Việt Nam, 4 mùa trong năm được thể hiện như sau: Mùa xuân thời tiết ấm áp, cây cối đâm chồi nảy lộc xanh tươi, muôn hoa khoe sắc, toả hương. Tiếng chim hót líu lo, tạo nên một khung cảnh tràn đầy sức sống. Mùa hạ nắng nóng, oi bức nhất trong năm. Đặc biệt, các tỉnh thuộc vùng Duyên hải miền Trung thường đón nhận những cơn gió Phơn, gây nên tình trạng khô nóng, dễ xảy ra hoả hoạn, cháy rừng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ của con người và động vật, cây cỏ khô héo. 13
  19. Mùa thu khí trời mát mẻ. Vào những buổi sáng tinh mơ, những gợn sương mù bao phủ dày đặc hay khi màn đêm buông xuống, bạn sẽ cảm nhận được sự se se lạnh lạnh. Những chiếc lá dần chuyển sang màu vàng nâu và lác đác rơi theo gió - một cảnh sắc trên cả tuyệt vời. Mùa đông ở miền Bắc trời lạnh giá, âm u, cây cối trơ trụi, những đợt mưa phùn làm cho khí trời càng thêm lạnh lẽo. Có những nơi nhiệt độ giảm xuống rất thấp, xuất hiện tuyết rơi trắng xoá như ở Sapa, Mộc Châu,… Những ngày nhiệt độ xuống quá thấp sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ con người, sự phát triển của động, thực vật. Hình 2.3. Hình ảnh tiêu biểu bốn mùa xuân- hạ- thu- đông ở Việt Nam. Nguồn http://thoitiet.edu.vn Câu hỏi 1: Khoanh vào đáp án đúng : A.Mùa là khoảng thời gian trong năm B.Mùa có đặc điểm riêng về thời tiết, khí hậu C.Mùa kéo dài trong suốt cả năm, có đặc điểm riêng về thời tiết, khí hậu D.Mùa là khoảng thời gian trong năm, có những đặc điểm riêng về thời tiết, khí hậu Câu hỏi 2: Dựa vào kiến thức đã học và quan sát hình, giải thích tại sao có 4 bốn mùa trong năm ở Việt Nam? ..................................................................................................................................... Hình 2.4. Chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời và các mùa ở Bán cầu Bắc. 14
  20. Câu hỏi 3: Dựa vào kiến thức đã học và quan sát hình, giải thích tại sao mùa xuân ấm áp, mùa hạ nóng bức, mùa thu mát mẻ và mùa đông lạnh lẽo? ..................................................................................................................................... Hướng dẫn đánh giá bài 3: Bốn mùa trong năm ở Việt Nam. Câu hỏi 1: - Mức đầy đủ: D. Mùa là khoảng thời gian trong năm, có những đặc điểm riêng về thời tiết, khí hậu. - Mức không đạt: Trả lời sai hoặc không trả lời. Câu hỏi 2: - Mức đầy đủ: + Việt Nam nằm ở Bán cầu Bắc. + Do trục Trái Đất nghiêng và không đổi phương trong khi chuyển động trên quỹ đạo quanh Mặt Trời, nên có lúc bán cầu Bắc hướng về phía Mặt Trời, có lúc bán cầu Nam hướng về phía Mặt Trời. + Bắc bán cầu khi hướng về phía Mặt Trời, các tia nắng sẽ chiếu trực tiếp (vuông góc) vào Bắc bán cầu do đó nhiệt độ tăng lên, dẫn đến mùa hè. Tuy nhiên, khi hướng xa về phía Mặt Trời các tia nắng sẽ chiếu xiên xuống Bắc bán cầu. Do đó, nhiệt độ sẽ giảm xuống dẫn đến mùa đông. + Khi Bắc bán cầu không hướng trực tiếp cũng không hướng xa về phía Mặt Trời thì nhiệt độ lúc này vừa phải, dẫn đến có mùa xuân và mùa thu. - Mức chưa đầy đủ: Trả lời đúng 1-3 ý - Mức không đạt: Trả lời không đúng ý nào hoặc không trả lời. Câu hỏi 3: - Mức đầy đủ: + Mùa xuân: Mặt Trời di chuyển dần từ Xích đạo lên chí tuyến Bắc, lượng nhiệt tăng lên dần lên, ngày dài thêm ra. Mặt đất mới bắt đầu tích lũy nhiệt, nên nhiệt độ chưa cao. + Mùa hạ: Mặt Trời từ chí tuyến Bắc di chuyển dần về Xích đạo. Mặt đất vừa tích lũy nhiệt qua mùa xuân, lại nhận thêm một lượng bức xạ lớn nên nóng, nhiệt độ tăng cao. + Mùa thu: Mặt Trời bắt đầu di chuyển từ Xích đạo về chí tuyến Nam, lượng bức xạ tuy có giảm nhưng mặt đất còn dự trữ lượng nhiệt trong mùa trước, nên nhiệt độ vẫn chưa thấp lắm + Mùa đông: Mặt Trời từ chí tuyến Nam di chuyển dần về Xích đạo, lượng bức xạ tuy có tăng lên chút ít nhưng mặt đất đã tiêu hao hết lượng nhiệt dự trữ nên trở nên rất lạnh. 15
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2