intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm: Xây dựng hệ thống câu hỏi ngắn trong giảng dạy hoặc ôn tập kiểm tra, thi theo hướng trắc nghiệm

Chia sẻ: Thành Thành | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:27

49
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài nhằm trang bị những kỹ năng cơ bản nhất, cần thiết nhất cho học sinh học tập, làm bài kiểm tra, thi học kì, thi tốt nghiệp THPT và những học sinh yêu thích môn sinh học có nguyện vọng thi khối B. Đề tài cũng góp phần nâng cao khả năng nhận thức và tự học cho học sinh, rèn luyện tư duy khoa học theo hướng đổi mới trong giảng dạy, học tập và thi cử hiện nay là theo hướng trắc nghiệm.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm: Xây dựng hệ thống câu hỏi ngắn trong giảng dạy hoặc ôn tập kiểm tra, thi theo hướng trắc nghiệm

  1. SKKN: Xây dựng hệ thống câu hỏi ngắn trong giảng dạy hoặc ôn tập,… theo hướng trắc  nghiệm SỞ GD & ĐT TỈNH SÓC TRĂNG TRƯỜNG THPT TRẦN VĂN BẢY    SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM  ĐỀ TÀI XÂY DỰNG HỆ THỐNG CÂU HỎI NGẮN TRONG  GIẢNG DẠY HOẶC ÔN TẬP KIỂM TRA, THI THEO  HƯỚNG TRẮC NGHIỆM      Họ và tên: Lê Thị Kim Tuyến                Tổ chuyên môn: Sinh học + Công nghệ                               Giáo viên môn: Sinh học Năm học: 2013 - 2014 1 GV: Lê Thị Kim Tuyến
  2. SKKN: Xây dựng hệ thống câu hỏi ngắn trong giảng dạy hoặc ôn tập,… theo hướng trắc  nghiệm MỤC LỤC                                                                                                             Trang Phần I. Mở đầu………………………………………………………….......3 1. Lý do chọn đề tài………………………………………............................3 2. Mục đích nghiên cứu……………………………………………………..4 3. Đối tượng nghiên cứu…………………….................................................4 4. Phạm vi nghiên cứu....................................................................................4 5. Phương pháp nghiên cứu............................................................................4 Phần II. Nội dung………………………………………………………....... 5 1. Cơ sở:..........…………………………………………………………....... 5 1.1 Cơ sở lí luận…………………………………………………………......5   a. Câu hỏi ngắn là gì?.............…………………………………………….. 5   b. Những yêu cầu của câu hỏi ngắn đối với giáo viên……..…………........ 5   c. Những điều cần lưu ý khi sử dụng câu hỏi ngắn………..…………….... 5   d. Những điều giáo viên nên tránh khi đặt câu hỏi ngắn …………………..6 1. 2. Thực trạng ….....………………………………………………………. 6   a. Thuận lợi ­ khó khăn ………………………………………...…………. 6   b. Mặt mạnh ­ mặt yếu …………………………… …………...…………. 7   c. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động………  ……………...…………. 7   d. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra……….. 7 2. Nội dung …………....……………………………………………............  8   a. Biên soạn nội dung...……………………………………………............  8   b. Giảng dạy trên lớp..…..…………………………………………............  8   c. Kiểm tra – đánh giá...……………………………………………............  8 2.1 Giáo án thực nghiệm……………………………………......................9­17 2.2 Kết quả thực nghiệm…………………….…………………………… .  18 Phần III. Kết luận và kiến nghị………………………………................. 19­20  Tài liệu tham khảo…………….......................................................................21 Năm học: 2013 - 2014 2 GV: Lê Thị Kim Tuyến
  3. SKKN: Xây dựng hệ thống câu hỏi ngắn trong giảng dạy hoặc ôn tập,… theo hướng trắc  nghiệm PHẦN I. MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài:           Trong những năm gần đây, yêu cầu đổi mới nội dung sách giáo khoa và  đổi mới phương pháp dạy học là yêu cầu bắt buộc đối với các bộ  môn mà đối   tượng học sinh của trường THPT Trần Văn Bảy phần đông là học sinh vùng  nông thôn, vùng sâu, vùng xa nên không có nhiều điều kiện cả về kinh tế và thời  gian cho việc học tập.         Số đông học sinh có đầu vào thấp, tỉ lệ học sinh yếu kém cao (mặc dù đã   có thi đầu vào), chưa hứng thú với việc học bộ  môn sinh học. Khi áp dụng   phương pháp dạy học tích cực vào giảng dạy, trong lớp thường có một số  học   sinh lười học, không tham gia hoạt động, ỉ  lại vào các bạn khác, không có sách   giáo khoa hoặc không nghiên cứu sách giáo khoa khi giáo viên yêu cầu. Vì vậy,  giờ học rất khó đạt mục tiêu đề ra.         Giáo viên trong nhà trường nói chung và tổ bộ  môn nói riêng đã có sự  đổi   mới phương pháp. Phương pháp dạy học tích cực đã được vận dụng xong còn   lúng túng, chưa xác định được rõ phải đổi mới phương pháp dạy học như  thế  nào, bằng cách nào? Việc đổi mới phương pháp dạy học như hiện nay của mình  đã đúng và sát với yêu cầu chưa?         Phương tiện dạy học còn thiếu, trình độ ứng dụng công nghệ thông tin vào   dạy học  ở một số giáo viên còn hạn chế và việc trang bị phòng máy chiếu của   nhà trường còn thiếu.Vì vậy, một trong các hướng đổi mới quan trọng nhất của   phương pháp dạy học là tăng cường tính tự học của học sinh. Với môn Sinh học  là môn khoa học thực nghiệm có tính lí luận và thực tiễn cao. Muốn học tốt sinh  học, người học phải nắm vững bản chất sinh học của các hiện tượng, quá trình,  Năm học: 2013 - 2014 3 GV: Lê Thị Kim Tuyến
  4. SKKN: Xây dựng hệ thống câu hỏi ngắn trong giảng dạy hoặc ôn tập,… theo hướng trắc  nghiệm vận dụng được các kiến thức cơ bản để giải quyết các vấn đề đặt ra trong thực   tiễn và phải nắm vững kiến thức để trả lời đúng các câu hỏi kiểm tra hoặc thi,  đặc biệt là vận dụng để  trả  lời đúng các câu hỏi trắc nghiệm là một yêu cầu   quan trọng hiện nay. Thực tế, có học sinh nắm kiến thức cơ bản khá tốt nhưng   làm bài thi trắc nghiệm điểm lại không cao.          Xuất phát từ những lí do trên, tôi  đã thu thập tài liệu và soạn thành tập bài   giảng dùng để dạy học sinh hoặc ôn tập cuối bài, kiểm tra, thi theo hướng trắc   nghiệm bằng cách trả  lời các câu hỏi ngắn góp phần giúp cho học sinh có thể  tham gia các kỳ  kiểm tra hoặc thi đạt kết quả  cao. Chính vì vậy, tôi đi sâu vào   việc nghiên cứu đề tài: “Xây dựng hệ thống câu hỏi ngắn trong giảng dạy hoặc   ôn tập kiểm tra, thi theo hướng trắc nghiệm”. 2. Mục đích nghiên cứu:               Đề  tài nhằm trang bị  những kỹ  năng cơ  bản nhất, cần thiết nhất cho học   sinh học tập, làm bài kiểm tra, thi học kì, thi tốt nghiệp THPT và những học sinh   yêu thích môn sinh học có nguyện vọng thi khối B. Đề  tài cũng góp phần nâng  cao khả năng nhận thức và tự học cho học sinh, rèn luyện tư duy khoa học theo  hướng đổi mới trong giảng dạy, học tập và thi cử  hiện nay là theo hướng trắc   nghiệm. 3. Đối tượng nghiên cứu:  ­  Đề  tài sử  dụng cho mọi đối tượng học sinh   học môn sinh học trong trường  THPT. ­ Giáo viên dạy bộ môn sinh học trong tr ường THPT, đặc biệt là việc giáo viên  sử dụng câu hỏi ngắn trong phương pháp dạy học tích cực hiện nay và kiểm tra  đánh giá theo chương trình mới (chương trình giảm tải) của Bộ Giáo dục và Đào  tạo. 4. Phạm vi nghiên cứu: Bài 8: Sách sinh học 11 ­ ban cơ bản. Học sinh trường THPT Trần Văn Bảy. 5. Phương pháp nghiên cứu: a. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Nghiên cứu tài liệu làm cơ  sở lý thuyết cho đề  tài: sách giáo khoa 11, sách giáo  viên 11, lí luận dạy học …  b. Phương pháp quan sát sư  phạm:  Dự  giờ, học hỏi kinh nghiệm  của các thầy cô giáo cùng bộ  môn hoặc khác bộ  môn về  phương   Năm học: 2013 - 2014 4 GV: Lê Thị Kim Tuyến
  5. SKKN: Xây dựng hệ thống câu hỏi ngắn trong giảng dạy hoặc ôn tập,… theo hướng trắc  nghiệm pháp sử  dụng các câu hỏi ngắn trong việc giảng dạy và ôn tập cho   học sinh. c. Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Chọn 2 lớp có số lượng học sinh và học lực tương đương nhau.   ­ 01 lớp dạy theo phương pháp truyền thống (sử dụng cách thức ôn tập truyền  thống qua hệ thống ôn tập, câu hỏi và bài luyện tập).   ­ 01 lớp dạy theo nội dung đề  tài nghiên cứu (dùng câu hỏi ngắn nhằm giảng  dạy, củng cố  kiến thức và rèn luyện tư  duy trả  lời câu hỏi theo hướng trắc   nghiệm).        Thống kê và phân tích hiệu quả của đề tài(khả năng quan sát, chú ý, mức độ  tích cực, sự hứng thú trong giờ học)qua điều tra học sinh . PHẦN II. NỘI DUNG 1. Cơ sở 1.1 Cơ sở lí luận:         Việc dạy sinh học trong tr ường THPT hiện nay sao cho có hiệu quả là việc  không dễ  thực hiện. Ngoài việc truyền đạt kiến thức thông qua dạy phương  pháp tích cực thì  việc sử  dụng câu hỏi sao cho có hiệu quả  giúp khai thác tốt   thông tin trong sách giáo khoa là một việc tương đối khó.  Việc đặt câu hỏi là  việc làm thường xuyên của giáo viên khi dạy học bộ môn sinh học THPT. Các  câu hỏi đặt ra có những mục đích khác nhau nhằm kiểm tra kiến thức của học  sinh vừa học được hoặc mở rộng, đào sâu sự suy nghĩ của học sinh nhằm chiếm  lĩnh tri thức … nhưng cuối cùng đều nhằm mục đích kích thích sự suy nghĩ giúp  học sinh chiếm lĩnh được kiến thức một cách hiệu quả  nhất có nghĩa  là  đạt  được mục tiêu dạy và học.     a. Câu hỏi ngắn là gì?       Là những câu hỏi trong sách giáo khoa và những câu hỏi mà giáo viên đặt ra   dựa trên nội dung bài học với nội dung trả lời gắn gọn theo hướng đáp án của   các câu hỏi trắc nghiệm.    b. Những yêu cầu của câu hỏi ngắn đối với giáo viên   ­ Hệ thống câu hỏi nhằm đạt được mục tiêu nào của bài học? Năm học: 2013 - 2014 5 GV: Lê Thị Kim Tuyến
  6. SKKN: Xây dựng hệ thống câu hỏi ngắn trong giảng dạy hoặc ôn tập,… theo hướng trắc  nghiệm   ­ Rèn khả năng tư duy cho học sinh.   ­ Chuẩn bị câu hỏi phụ (câu gợi ý) hợp lí.   ­ Từng câu hỏi trong hệ thống câu hỏi đó thuộc mức độ nhận thức nào?(nên đi   từ dễ  đến khó và cân nhắc câu hỏi đó quá khó hay quá dễ  đối với học sinh mà  các lớp chúng ta đang dạy?)    ­ Câu hỏi đó có phù hợp với điều kiện dạy học của bạn không (thời lượng,   thiết bị dạy học, môi trường địa phương, đối tượng học sinh …)?   ­ Cần những chú ý gì khi nêu câu hỏi và khi nghe câu trả lời của học sinh?    ­ Câu hỏi gợi mở  thông tin, dẫn dắt học sinh lĩnh hội kiến thức cũng như  chiếm lĩnh kiến thức trong một tiết dạy đó như  thế nào là hợp lí?      Với yêu cầu và nhiệm vụ mới của việc dạy học, giáo viên phải vận dụng tốt  các câu hỏi để học sinh ít phụ thuộc vào sách giáo khoa , thông thường khi chúng  ta đưa ra câu hỏi thì học sinh trả lời bằng cách nhìn vào nội dung trong sách giáo  khoa mà ít khi tự suy nghĩ về vấn đề  mà giáo viên đã yêu cầu. Vì vậy giáo viên  phải đưa ra câu hỏi và vận dụng cũng như có phương pháp như  thế nào để sau  đó học sinh hiểu và trả lời mà không phải nhờ vào sách giáo khoa.     c. Những điều cần lưu ý khi sử dụng câu hỏi ngắn     ­ Nêu câu hỏi chung cho cả lớp.     ­ Dừng sau khi đặt câu hỏi.     ­ Khuyến khích, chờ đợi câu trả lời của học sinh.     ­ Khuyến khích những học sinh rụt rè, nhút nhát, chậm chạp.      ­ Tạo điều kiện để  mỗi học sinh đều được trả  lời câu hỏi ít nhất một lần   trong giờ học.     ­ Yêu cầu học sinh giải thích câu trả lời của mình.     ­ Khách quan, tôn trọng ý kiến trả lời của học sinh.     ­ Những vấn đề nghi ngờ cần phải được làm sáng tỏ.        ­ Yêu cầu học sinh liên hệ  câu trả  lời với những kiến thức khác, hay vận   dụng câu trả lời vào đời sống, thực tiễn sản xuất (tùy thuộc vào từng bài dạy)   như  tích hợp việc bảo vệ  môi trường, bảo vệ  động thực vật, hệ  sinh thái …   Thông qua việc này rèn luyện kỹ  năng sống cho học sinh, đây cũng là vấn đề  được quan tâm hiện nay, đặc biệt là Bộ  Giáo dục và Đào tạo đã triển khai và  tập huấn.     ­ Nếu học sinh gặp khó khăn khi trả lời, thì giáo viên có thể gợi ý bằng cách  đặt câu hỏi phụ mang tính chất dẫn dắt.     ­ Công nhận những câu trả lời đúng bằng lời nói, cử chỉ để thể hiện sự đồng   tình, khen ngợi và chia sẻ sự thân thiện với học sinh. Năm học: 2013 - 2014 6 GV: Lê Thị Kim Tuyến
  7. SKKN: Xây dựng hệ thống câu hỏi ngắn trong giảng dạy hoặc ôn tập,… theo hướng trắc  nghiệm      ­ Có thể  nhắc lại câu trả  lời của học sinh để  từ  đó yêu cầu học sinh khác  nhận xét và bổ sung nếu chưa hoàn thiện.     ­ Sửa chữa những câu trả lời không đúng hoặc còn thiếu.     ­ Khuyến khích, động viên học sinh đặt câu hỏi liên quan đến bài vừa học.      ­ Tiếp nhận các câu hỏi của học sinh với một thái độ  hứng thú và khuyến   khích.         Trên thực tế  dạy học giáo viên thường gặp các phương án ngoài dự  kiến  (có thể rất phong phú, thông minh, có khi vượt ra khỏi chương trình của bài học,  nhưng cũng có khi là rất ngộ  nghĩnh  hoặc không đúng). Vì vậy chúng ta cũng  đừng bao giờ chê bai mà nên tế  nhị, khéo léo phân tích để  hướng câu trả  lời đi   đúng với yêu cầu và dự kiến của chúng ta. Chính vì vậy ở đây tôi còn có một ý   kiến nữa là mỗi chúng ta trong tình huống này nên ghi nhớ lại vào một cuốn sổ  có thể là sổ tích luỹ chuyên môn hay sổ chuyên môn hiện nay sở giáo dục dạng   khuyến khích sử dụng và đó cũng là tiêu chí đánh giá hồ sơ của giáo viên để làm  tư liệu. Từ đó sẽ giúp ích rất nhiều cho chúng ta trong những tiết học tiếp theo.    d. Những điều giáo viên nên tránh khi đặt câu hỏi ngắn      ­ Tự trả lời câu hỏi của mình đưa ra.     ­ Phân bố số học sinh được chỉ định trả lời.     ­ Nội dung đáp án quá dài.     ­ Sử dụng quá nhiều câu hỏi với những đáp án vụn vặt không cần thiết.     ­ Bình luận và phê phán những câu trả lời sai của học sinh. 2. Thực trạng:    a. Thuận lợi ­ khó khăn:      ­  Thuận lợi:  Giáo viên dạy bộ  môn sinh học của   trường tôi hiện nay  còn  tương đối trẻ  nên rất năng động hay tìm tòi (lên mạng internet), trao đổi kinh   nghiệm với nhau để  trau dồi kiến thức và nâng cao chuyên môn ­ nghiệp vụ.  Nhà trường tạo nhiều điều kiện cho giáo viên cũng như  học sinh học tập đặc   biệt là giáo viên trau dồi kiến thức, nâng cao trình độ  và học hỏi kinh nghiệm  của trường bạn thông qua các buổi đi giao lưu với trường Lê Văn Tám  ở  Mỹ  Qưới – Sóc trăng; trường Vĩnh Hải  ở  Vĩnh Châu; trường  ở  Đồng tháp; trường  Lưu Văn Liệt  ở  Vĩnh Long… Ngoài ra, nhà trường còn trang bị  2 phòng máy   chiếu để giáo viên dạy giáo án điện tử.      ­  Khó khăn: Dạy 10 năm nhưng chỉ  mới dạy lớp 11 được 3 năm nên kinh  nghiệm xử lí tình huống trong quá trình đặt câu hỏi chưa thật sự tốt vì vậy vẫn  chưa đáp ứng được mục tiêu trên. Nên giáo viên cũng  như học sinh sẽ có nhiều   vấn đề cần quan tâm nhiều hơn. Bản thân tôi cũng đ ã chú ý việc này. Tuy nhiên  cũng gặp phải những khó khăn nhất định, dù biết nếu làm tốt việc trên sẽ  đạt  được mục tiêu dạy học tích cực. Năm học: 2013 - 2014 7 GV: Lê Thị Kim Tuyến
  8. SKKN: Xây dựng hệ thống câu hỏi ngắn trong giảng dạy hoặc ôn tập,… theo hướng trắc  nghiệm    b. Mặt mạnh ­ mặt yếu:      ­ Mặt mạnh: Giáo viên có thể  sử  dụng và linh hoạt trong việc dạy học bộ  môn sinh học trong trường THPT, mà cụ thể là việc sử dụng câu hỏi  ngắn trong  thảo luận hay những câu gợi ý, những câu ôn tập … mà giáo viên đưa ra giúp  học sinh hiểu được vấn đề mà giáo viên cần, theo yêu cầu của chuẩn kiến thức  kỹ năng.      ­ Mặt yếu: Cần có thời gian để giáo viên quen với việc sử dụng câu hỏi một  cách linh hoạt và xử lí các tình huống xảy ra để tránh được những vấn đề không  cần thiết trong quá trình dạy học.    c. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động: ­ Do nguyên nhân khách quan và chủ quan. + Khách quan ở chỗ giáo viên, học sinh đều bám quá nhiều vào sách giáo  khoa mặc dù đã áp dụng phương pháp  pháp thảo luận, nhóm để  học sinh trao  đổi, bày tỏ ý kiến của mình về  những vấn đề đang nghiên cứu.  + Chủ  quan là giáo viên chưa chủ  động trong việc sử  dụng cách đặt câu  hỏi sao cho đúng mục tiêu dạy học đôi khi còn lúng túng trước những câu hỏi  bất ngờ của học sinh. ­ Các yếu tố tác động chủ  yếu là do tốn khá nhiều thời gian cho một bài  soạn, đồng thời tôi là giáo viên  ở nơi khác về công tác vẫn còn phải tự chăm lo  việc gia đình tương đối nhiều.    d. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra: Phương pháp dạy học vô cùng đa dạng và phong phú vì hoạt động dạy –  học chịu sự chi phối của nhiều yếu tố phức tạp: tính chất nội dung trí dục, tính   đa dạng của mục đích lý luận dạy học, sự phong phú của các thao tác logic trong   hoạt động dạy và hoạt động học,… Vì vậy để  đáp ứng được mục tiêu dạy và   học như  trên, đòi hỏi phải có phương pháp cụ thể  đối với từng đối tượng học  sinh, điều kiện dạy – học của từng trường. Giáo viên dạy và học sinh học phải   theo nội dung kiến thức sách giáo khoa và hướng dẫn chuẩn kiến thức kỹ năng.  Để  đáp  ứng được mục tiêu dạy và học trên, Bộ  giáo dục và đào tạo đ ã nghiên  cứu và  đưa ra các phương  pháp dạy học khác nhau. Trong  đó, chú trọng là   phương pháp dạy học tích cực. Tuy nhiên, không phải đối tượng học sinh nào  cũng thực hiện điều này một cách hiệu quả. Trong quá trình dạy học và thông  qua học hỏi kinh nghiệm cũng như trao đổi với đồng nghiệp, tôi nhận thấy vấn  đề rất quan trọng ở đây là phải khai thác có hiệu quả tất cả thông tin trong sách  giáo khoa thì mới đáp  ững được mục tiêu dạy học đặt ra. Vấn đề, tôi đang đề  cập trong bài này là đặt câu hỏi sao cho có hiệu quả đúng với tinh thần dạy học  Năm học: 2013 - 2014 8 GV: Lê Thị Kim Tuyến
  9. SKKN: Xây dựng hệ thống câu hỏi ngắn trong giảng dạy hoặc ôn tập,… theo hướng trắc  nghiệm sinh học theo phương pháp mới (dạy học tích cực) và kiểm tra đánh giá (đúng   theo chuẩn kiến thức kỹ  năng) theo đúng như  chủ  trương mà Bộ  Giáo dục và  Đào tạo yêu cầu.  2. Nội dung:    a. Biên soạn nội dung        Dựa vào kiến thức cơ bản (kiến thức trọng tâm) và soạn câu hỏi ngắn theo  hướng trả lời trắc nghiệm để giảng dạy và ôn tập cho học sinh nhưng phải phù  hợp với từng đối tượng học sinh.      Hệ thống kiến thức ôn tập được sắp xếp theo logic kiến thức sách giáo khoa  phổ thông hiện nay. Chú trọng khai thác tốt kiến thức trong sách giáo khoa nhằm  giúp học sinh nắm thật vững kiến thức. Sử dụng hình vẽ  khi có điều kiện để  học sinh nắm vững kiến thức hơn, đặc biệt là học sinh yếu, kém.     b. Giảng dạy trên lớp       Nội dung bài soạn được sử dụng để dạy và hướng dẫn học sinh ôn tập theo   hệ thống kiến thức cơ bản. Tương ứng với từng nội dung bài ta đặt các câu hỏi   ngắn cho học sinh trả  lời có thể  là hỏi đáp hoặc thảo luận nhóm tuỳ  theo đối   tượng học sinh và nội dung bài học, sau đó học sinh ghi lại nội dung bài còn giáo  viên hệ  thống lại tất cả các câu hỏi có liên quan đến bài làm thành tập tài liệu  ôn tập và cung cấp cho các em(có thể cuối mỗi bài hoặc cuối mỗi chương), giáo  viên có thể  vận dụng lại những câu hỏi này để  kiểm tra bài cũ, 15 phút, 1 tiết   hoặc thi dưới hình thức trắc nghiệm.      Đối với học sinh đang học thì qua mỗi phần, mỗi chương hoặc nội dung cần   ôn tập, sử dụng câu hỏi ở phần đó và có thể thay đổi cho phù hợp.    c. Kiểm tra ­ đánh giá     Để đánh giá nhận thức toàn diện của học sinh, cần tiến hành song song hình  thức kiểm tra trắc nghiệm và tự luận bằng các câu hỏi ngắn.     Đề  kiểm tra trắc nghiệm khách quan được xây dựng dựa trên nền kiến thức  câu hỏi ôn tập. Xây dựng bằng phần mềm McMIX.     Kiểm tra tự luận sử dụng các câu hỏi nhỏ  để  kiểm tra kiến thức, vừa kiểm   tra khả năng tư duy viết của học sinh.       Các hình thức kiểm tra có xây dựng ma trận đề  để đánh giá đúng thực chất   trình độ học sinh. Năm học: 2013 - 2014 9 GV: Lê Thị Kim Tuyến
  10. SKKN: Xây dựng hệ thống câu hỏi ngắn trong giảng dạy hoặc ôn tập,… theo hướng trắc  nghiệm 2.1. Giáo án thực nghiệm: Bài 8 :     QUANG HỢP Ở THỰC VẬT I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:   1. Kiến thức : Qua bài này HS phải :    ­ Nêu được khái niệm quang hợp.     ­  Nêu được vai trò của quang hợp ở thực vật    ­ Trình bày được cấu tạo (đặc điểm về hình thái, giải phẫu)  của lá thích nghi  với chức năng quang hợp     ­ Liệt kê được các sắc tố  quang hợp, nơi phân bố  trong lá và nêu chức năng   chủ yếu của các sắc tố quang hợp.    ­ Giải thích được vì sao lá có màu xanh và các màu khác.  2. Thái độ :      Có ý thức bảo vệ, phát triển các cơ  quan quang hợp, góp phần bảo vệ  môi   trường.  3. Trọng tâm :     ­ Vai trò của quang hợp.    ­ Đặc điểm hình thái và giải phẫu của lá thích nghi với chức năng quang hợp. II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI : ­ Kĩ năng thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm,tổ ,lớp . ­ Kĩ năng lắng nghe tích cực ,trình bày suy nghĩ / ý tưởng . ­ Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về quá trình quang hợp và cấu tạo của  lá thích nghi với chức năng quang hợp. ­ Vận dụng lí thuyết vào thực tiển. III. PHƯƠNG PHÁP /KĨ THUẬT DẠY HỌC     ­ Trực quan – tìm tòi.    ­ Dạy học nhóm – nghiên cứu sách giáo khoa (sgk).    ­ Vấn đáp – tìm tòi. IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC :    ­  Hình 8.1. Sơ đồ quang hợp ở cây xanh trang 36 sgk phóng to.    ­  Hình 8.2. Cấu tạo của lá cây trang 37 sgk phóng to.     ­  Hình 8.3. Cấu tạo của lục lạp trang 37 sgk phóng to. V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC :   1.  Ổn định lớp: (1’) Kiểm tra sĩ số học sinh   2.  Kiểm tra bài cũ : (5’) Kiểm tra báo cáo thực hành của học sinh.   3. Đặt vấn đề vào bài :  Năm học: 2013 - 2014 10 GV: Lê Thị Kim Tuyến
  11. SKKN: Xây dựng hệ thống câu hỏi ngắn trong giảng dạy hoặc ôn tập,… theo hướng trắc  nghiệm      GV: Nguồn thức ăn và  năng lượng cần để  duy trì sự  sống trên trái đất bắt   nguồn từ đâu?      HS : Từ quang hợp      GV: Vậy quang hợp là gì ?Ta tìm hiểu bài 8 T/ NỘI DUNG  HOẠT ĐỘNG THẦY TRÒ  G HỆ THỐNG KIẾN THỨC TRỌNG  HỆ THỐNG CÂU HỎI NGẮN TÂM 15 I.  KHÁI  QUÁT  VỀ  QUANG  HỢP   Ở  Giáo viên treo hình phóng to lên bảng, yêu  THỰC VẬT cầu học sinh xếp tất cả sách lại, thảo luận   1. Quang hợp là gì ? nhóm(4 hs/1 nhóm trong 4 phút) và trả  lời  câu hỏi từ câu 1 đến câu 4.      Câu 1. Quan sát hình và cho biết:      Quang hợp  ở thực vật là quá trình  sử dụng năng lượng ánh sáng mặt trời  đã   được   diệp   lục   hấp   thụ   để   tổng  hợp cacbohiđrat (CH2O) và giải phóng  ôxi (O2) từ khí cacbonic (CO2) và nước  (H2O). 6CO2  + 12H2O  ­Diệplục+ánh sáng­­  C6H12O6  + 6O2  + 6H2O ­ Quá trình quang hợp diễn ra chủ  yếu  ở     cơ quan nào của cây, tại sao?  Đáp án: Quang hợp diễn ra chủ  yếu  ở  lá   xanh  vì   lá   xanh  là cơ  quan  chuyên  trách   quang   hợp.   Ngoài   ra,   các   phần   có   màu   xanh khác của cây như  vỏ  thân, đài hoa,   quả xanh cũng thực hiện quang hợp. ­ Điều kiện cần thiết để quang hợp xảy ra   là gì? Đáp  án: diệp lục,  ánh sáng, nước từ  rễ   lên, khí CO2 từ khí quyển vào lá Năm học: 2013 - 2014 11 GV: Lê Thị Kim Tuyến
  12. SKKN: Xây dựng hệ thống câu hỏi ngắn trong giảng dạy hoặc ôn tập,… theo hướng trắc  nghiệm ­ Sản phẩm chủ  yếu của quá trình quang  hợp là gì? Đáp án: C6H12O6 cùng dẫn suất của nó là   tinh bột, đường saccarozơ) Câu 2: Từ các đặc điểm vừa nhận xét em  hãy cho biết quang hợp là gì? Đáp án: Quang hợp ở thực vật là quá trình   sử  dụng năng lượng ánh sáng mặt trời đã   được   diệp   lục   hấp   thụ   để   tổng   hợp   cacbohiđrat   và   giải   phóng   ôxi   từ   khí   cacbonic và nước. Câu 3: Dựa vào khái niệm quang hợp kết   hợp với hình 8.1 SGK, phương trình tổng  quát   quá   trình   quang   hợp   được   viết   như  thế nào?                                       Đáp án:6 CO2 + 12H2O   Ánh sáng       C6H12O6  + 6O2 + 6H2O )               Hệ sắc tố Câu 4: Rừng là lá phổi xanh của trái đất.  Hãy giải thích? Đáp   án:   Hàng   năm   quá   trình   quang   hợp   của các cây xanh trên trái đất đã hấp thụ   600 tỉ tấn khí CO2 và giải phóng 400 tỉ tấn   khí O2  vào khí quyển. Nhờ  đó tỉ  lệ  và O2  trong khí quyển luôn được giữ  cân bằng   (CO2:   0,03%,   O2:   21%),   đảm   bảo   cuộc   sống bình thường trên trái đất.  Câu 5: Tại sao nói quang hợp là quá trình  mà tất cả  sự  sống trên trái đất đều phụ  2.Vai trò của quang hợp. thuộc vào nó? (Em hãy cho biết vai trò của  Năm học: 2013 - 2014 12 GV: Lê Thị Kim Tuyến
  13. SKKN: Xây dựng hệ thống câu hỏi ngắn trong giảng dạy hoặc ôn tập,… theo hướng trắc  nghiệm     ­ Tạo chất hữu cơ làm thức ăn cho  quang hợp)  mọi sinh vật trên trái đất và là nguồn  Đáp án: ­ Sản phẩm quang hợp là nguồn   nguyên   liệu   cho   công   nghiệp,   dược  liệu chữa bệnh cho con người. chất hữu cơ làm thức ăn cho mọi sinh vật,          ­ Nguồn năng lượng duy trì hoạt   là   nguồn   nguyên   liệu   cho   công   nghiệp,   động sống của sinh giới         ­ Điều hòa không khí :giải phóng  dược liệu chữa bệnh cho con người. oxi và hấp thụ CO2 . ­ Quang năng đã được chuyển hoá thành   hoá năng trong các liên kết hoá học của   sản phẩm quang hợp. Đây là nguồn năng   lượng   duy   trì   hoạt   động   sống   của   sinh   giới. ­ Quang hợp điều hoà không khí. Câu 6: Nếu con người chặt phá rừng bừa  bãi thì sẽ gây ra những hậu quả gì? Đáp án:­ Khí hậu thay đổi. ­ Lớp đất màu mở  bị  rửa trôi làm đất bị   xói mòn và trở nên bạc màu. ­ Thường xuyên xảy ra lũ lụt, hạn hán. ­ Động và thực vật quí hiếm giảm dần,có   một số loài bị tuyệt chủng.     Nếu phá rừng phát triển công nghiệp sẽ   gây ô nhiễm môi trường, gây bệnh hiểm   nghèo như: ung thư, não, gan,phổi, ngoài   da…và   còn   ảnh  hưởng  xấu   đến   phụ   nữ   mang thai, tỉ lệ sinh con có khuyết tật cao. GDMT : ­ Điều hòa không khí góp phần  ngăn chặn hiệu ứng nhà kính.  ­ Chuyển hóa năng lượng, tạo nguồn hữu   cơ   cung   cấp   cho   toàn   bộ   sinh   giới,   góp  phần giữ cân bằng sinh thái. 20   ­ Giáo dục ý thức bảo vệ  rừng và khai  thác tài nguyên rừng hợp lí, tránh nguy cơ  Năm học: 2013 - 2014 13 GV: Lê Thị Kim Tuyến
  14. SKKN: Xây dựng hệ thống câu hỏi ngắn trong giảng dạy hoặc ôn tập,… theo hướng trắc  nghiệm bị cạn kiệt, ảnh hưởng lớn đến môi sinh. Câu   7:  Quan   sát   hình   bên   cho   biết   đặc  điểm bên ngoài của lá thích nghi với chức  năng quang hợp như thế nào? II. LÁ LÀ CƠ QUAN QUANG HỢP   1. Hình thái giải phẫu sinh lí bên  ngoài   của   lá   thích   nghi   với   chức  năng quang hợp.      ­ Diện tích bề mặt lớn giúp hấp thụ  được nhiều tia sáng.    ­ Phiến lá mỏng ,bên trong lớp biểu  bì của mặt dưới lá có nhiều khí khổng  giúp khí CO2 khuếch tán từ  không khí  Có thể gợi ý bằng câu hỏi: ­ Diện tích bề  vào bên trong lá đến lục lạp và O2 tạo  mặt lá lớn có tác dụng gì đối với quang  ra từ quang hợp khuếch tán ra ngoài. hợp? Đáp án: ­ Diện tích bề  mặt lớn: hấp thụ   được nhiều ánh sáng mặt trời. ­ Phiến lá mỏng: thuận lợi cho khí khuếch   tán vào ra được dễ dàng. ­   Trong   lớp   biểu   bì   của   mặt   lá   có   khí   khổng  giúp  cho  khí  CO2   khuếch  tán  vào   bên trong lá đến lục lạp. ­ Cách sắp xếp của lá trên thân. GV: Trong lá có nhiều tế  bào chứa những  hạt   màu   lục   có   thể   dể   dàng   thấy   được   dưới kính hiển vi quang học. Các hạt màu  lục này được gọi là lục lạp.  Câu 8: Quan sát hình và dựa vào kiến thức  về   lục   lạp   trong   Sinh   học   10,   hãy   nêu  những đặc điểm cấu tạo của lục lạp thích  nghi với chức năng quang hợp?Thảo luận  Năm học: 2013 - 2014 14 GV: Lê Thị Kim Tuyến
  15. SKKN: Xây dựng hệ thống câu hỏi ngắn trong giảng dạy hoặc ôn tập,… theo hướng trắc  nghiệm nhóm nhỏ(2 hs) trong 2 phút. 2. Lục lạp là bào quan quang hợp   ­ Bên ngoài : cấu tạo bởi 2 lớp màng  trơn   ­ Bên trong gồm :    + Chất nền (Strôma): thể keo có độ  nhớt   cao,   trong   suốt   và   chứa   nhiều  enzim đồng hoá CO2, là nơi thực hiện  pha tối của quang hợp.      +  Hạt Grana: gồm các tilacôit chứa  hệ   sắc   tố   quang   hợp   (hấp   thụ   và  chuyển   hóa   quang   năng   thành   hóa  GV hướng sự  chú ý của học sinh vào sự   năng),  là nơi  xảy  ra  pha sáng   quang  hợp. phù hợp giữa cấu trúc và chức năng của     lục lạp. Đáp án:  ­ Bên ngoài : cấu tạo bởi 2 lớp   màng trơn.   ­ Bên trong gồm :    + Chất nền (Strôma): thể keo có độ nhớt   cao, trong suốt và chứa nhiều enzim đồng   hoá   CO2,   là   nơi   thực   hiện   pha   tối   của   quang hợp.         +  Hạt   Grana:   gồm   các   tilacôit   xếp   chồng lên nhau chứa hệ sắc tố quang hợp   (hấp thụ và chuyển hóa quang năng thành   hóa năng), là nơi xảy ra pha sáng quang   hợp. Câu 9: Nghiên cứu mục II.3 sgk, em hãy  nêu các loại sắc tố của cây và vai trò của  chúng trong quang hợp.   Đáp án:­ Phân bố trong màng tilacôit, gồm      + Sắc tố  chính(diệp lục ): chứa sắc tố   quang hợp, gồm diệp lục a (P700 & P680)&  b.                 + Sắc tố  phụ  (Carôtenoit):gồm   carôten   và   xantôphyl   (Phicôxianin   ở   tảo,   3. Hệ sắc tố quang hợp  rong, rêu,...)       ­ Các sắc tố  quang hợp hấp thụ  năng   lượng ánh sáng và truyền cho diệp lục a ở   Năm học: 2013 - 2014 15 GV: Lê Thị Kim Tuyến
  16. SKKN: Xây dựng hệ thống câu hỏi ngắn trong giảng dạy hoặc ôn tập,… theo hướng trắc  nghiệm trung tâm phản  ứng quang hợp theo sơ đồ    ­ Phân bố trong màng tilacôit, gồm : sau:    + Sắc tố chính Clorophyl(diệp lục ):   Carôtenôit→diệp lục b→diệp lục a→diệp   chứa sắc tố quang hợp, gồm diệp lục  lục   a   ở   trung   tâm.   Sau   đó,   quang   năng   a & b. Diệp lục a (P700 & P680) tham gia  được chuyển cho quá trình quang phân li   trực tiêp vào sự chyển hoá năng lượng  nước   và   phản   ứng   quang   hoá   để   hình   trong các phản ứng hóa học . thành ATP, NADPH .       +   Sắc   tố   phụ   (Carôtenoit):   gồm     Ngoài ra caroteinit còn có chức năng bảo   carôten   và   xantôphyl   ở   thực   vật,  vệ bộ máy quang hợp và tế bào khỏi bị  phicôxianin ở tảo (tạo nên màu đỏ, da  cam, vàng của lá, quả). cháy nắng khi cường độ quang hợp quá    ­ Các sắc tố quang hợp hấp thụ năng  cao. lượng ánh sáng và truyền cho diệp lục  a   ở   trung   tâm   phản   ứng   quang   hợp  Câu 10: Sắc tố  nào có vai trò quan trọng  theo sơ đồ sau: nhất? Vì sao?            Carôtenôit  →  diệp lục b  →  diệp  lục a → diệp lục a ở trung tâm. Đáp án: Trong các sắc tố quang hợp chỉ có          Sau đó, quang năng được chuyển  diệp lục a (P700 và P680) nằm trong trung   cho quá trình quang phân li nước  và  phản   ứng   quang   hoá   để   hình   thành  tâm   phản   ứng   quang   hợp   mới   trực   tiếp  ATP, NADPH . tham gia vào sự  chuyển hoá năng lượng           Ngoài ra carotenoit còn có chức  năng bảo vệ  bộ máy quang hợp và tế  ánh sáng mặt trời (quang năng) thành hoá   bào khỏi bị  cháy nắng khi cường độ  năng trong phân tử  ATP và NADPH. Các   quang hợp quá cao. sắc tố  khác hấp thụ  năng lượng ánh sáng   và truyền năng lượng hấp thụ  được cho   các phân tử diệp lục a. Cuối   bài:   GV   nêu   những   câu   hỏi   có   tác   dụng kích thích tư  duy, học sinh muốn trả   lời được cần có sự phân tích, tổng hợp các   thông tin đã có trong bài. Câu 11: Vì sao lá có màu lục (xanh)? Đáp án: Diệp lục là nguyên nhân làm cho   lá cây có màu lục. Các tia sáng màu lục   không   được   diệp   lục   hấp   thụ   và   phản   chiếu vào mắt ta làm cho ta thấy lá có màu   Năm học: 2013 - 2014 16 GV: Lê Thị Kim Tuyến
  17. SKKN: Xây dựng hệ thống câu hỏi ngắn trong giảng dạy hoặc ôn tập,… theo hướng trắc  nghiệm lục. Bổ  sung  :Bức xạ  mặt trời chỉ  có 1 vùng  ánh   sáng   từ   380­750nm   chúng   ta   có   thể  nhìn thấy được gọi là ánh sáng trắng và chỉ  vùng ánh sáng này mới có tác dụng quang  hợp.   Ánh   sáng   này   gồm   7   màu   :   đỏ,   da  cam,   vàng,   lục,   lam,   chàm,   tím.   Khi   ánh  sáng trắng chiếu qua lá, cây hấp thụ  vùng  đỏ và vùng xanh tím, để lại hoàn toàn vùng  lục  vì  vậy  khi  nhìn  vào  lá  cây,  chúng  ta  thấy lá có màu lục. Câu 12: Những cây lá có màu đỏ  như  rau  dền   đỏ,   huyết   dụ,   …   thì   có   quang   hợp  không? Tại sao? Năm học: 2013 - 2014 17 GV: Lê Thị Kim Tuyến
  18. SKKN: Xây dựng hệ thống câu hỏi ngắn trong giảng dạy hoặc ôn tập,… theo hướng trắc  nghiệm Đáp án: Những cây lá có màu đỏ  vẫn có   sắc   tố   màu   lục   nhưng   bị   che   khuất   bởi   màu   đỏ   của   nhóm   sắc   tố   dịch   bào  là  antôxianin   và   carotenoit.   Do   vậy,   những   cây này vẫn quang hợp bình thường nhưng   cường độ quang hợp thường không cao. Câu 13: Vì sao thực vật thuỷ  sinh lại có  nhiều màu sắc?   Đáp   án:   Trong   điều   kiện   tự   nhiên   chỉ   trong môi trường nước thành phần quang   phổ mới thay đổi mạnh. Thực vật ở độ sâu   khác nhau chịu tác dụng của thành phần   quang phổ khác nhau, trong khi thực vật  ở  cạn không có sự  khác nhau về  lượng ánh   sáng. 4.Củng cố (4 ):Chọn câu đúng nhất khoanh tròn. 1. Câu nào sai khi nói về vai trò quang hợp? A. Sản phẩm quang hợp là nguồn chất hữu cơ làm thức ăn cho sinh vật trên  trái đất. B. Quang năng được chuyển hoá thành hoá năng trong các liên kết hoá học  của cacbohidrat. C. Quang hợp điều hoà không khí giải phóng O2 và hấp thụ CO2. D. Sử dụng nước và O2 làm nguyên liệu để tổng hợp chất hữu cơ. 2. Nước và ion khoáng được vận chuyển  tới từng tế bào trong lá nhờ cấu  trúc nào của lá? A. Hệ gân lá.      B.  Bó mạch cuống lá.    C. Mạch rây của gân lá.      D.  Mạch gỗ của gân lá. 3. Sắc tố tham gia chuyển hoá năng lượng ánh sáng thành năng lượng của  các liên kết hoá học trong ATP và NADPH là A. diệp lục a.          B. diệp lục b.              C.carôten.              D. xantôphyl. 4. Nhóm sắc tố tham gia quá trình hấp thụ và truyền ánh sáng đến trung  tâm phản ứng là: A. diệp lục a và diệp lục b.                         B.    diệp lục b và carôten. C . xantôphyl và diệp lục a.                         D.   diệp lục b và carôtenoit. 5. Diệp lục có ở thành phần nào của lục lạp? Năm học: 2013 - 2014 18 GV: Lê Thị Kim Tuyến
  19. SKKN: Xây dựng hệ thống câu hỏi ngắn trong giảng dạy hoặc ôn tập,… theo hướng trắc  nghiệm A. Trong chất nền strôma.                           B.  Trên màng tilacôit. C .Trên màng trong của lục lạp.                  D.  Trên màng ngoài của lục lạp. 5. Dặn dò : ­   Đọc mục “Em có biết”. Học bài và trả lời các câu hỏi sgk Hệ thống câu ôn hỏi ngắn tập cuối bài là: Câu 1. Quan sát hình và cho biết: ­ Quá trình quang hợp diễn ra chủ yếu ở cơ quan nào của cây, tại sao?  ­ Điều kiện cần thiết để quang hợp xảy ra là gì? ­ Sản phẩm chủ yếu của quá trình quang hợp là gì? Câu 2: Quang hợp là gì? Câu 3: Phương trình tổng quát của quá trình quang hợp được viết như thế nào?  Câu 4: Vai trò của quang hợp là gì?  Câu 5: Cho biết đặc điểm bên ngoài của lá thích nghi với chức năng quang hợp ? Câu 6: Hãy nêu những đặc điểm cấu tạo của lục lạp thích nghi với chức năng   quang hợp?  Câu 7: Hãy nêu các loại sắc tố của cây và vai trò của chúng trong quang hợp.   2.2. Kết quả thực nghiệm: Qua thực tế giảng dạy tôi đã áp dụng nghiên cứu thực nghiệm (TN) ở lớp  11A5, 11A9 và đối chứng ở lớp 11A4 , 11A8. Sau đó điều tra kết quả kiểm tra  15 phút của học sinh và tôi thu được kết quả như sau: Lớp Số  Số học sinh đạt điểm HS   1   2          3   4         5         6         7          8         9        10 Lớ 11A4 32 0 0 3 8 7 5 5 2 2 0 Năm học: 2013 - 2014 19 GV: Lê Thị Kim Tuyến
  20. SKKN: Xây dựng hệ thống câu hỏi ngắn trong giảng dạy hoặc ôn tập,… theo hướng trắc  nghiệm p 11A13 31 0 3 7 4 10 3 2 1 1 0 ĐC Lớ 11A5 31 0 0 3 4 6 8 7 2 1 0 11A9 30 0 1 2 4 5 7 5 4 1 1 p TN Từ kết quả nghiên cứu ta thấy rằng,  ở 2 lớp thực nghiệm tỉ lệ đạt điểm  khá giỏi đều cao hơn lớp đối chứng. Ngược lại, tỉ  lệ  điểm trung bình và dưới  trung bình của 2 lớp đối chứng lại cao hơn. Điều này cho thấy :    ­ 2 lớp thực nghiệm tiếp thu kiến thức nhiều hơn và nhớ  lâu hơn. Một trong  những nguyên nhân đó là : Ở lớp thực nghiệm, lớp học diễn ra nghiêm túc, học  sinh hứng thú học tập, tích cực, chủ động, số lượng học sinh tham gia xây dựng   bài nhiều hơn làm cho không khí lớp học sôi nổi hơn, định hướng nội dung ôn   tập tốt hơn. Tuy nhiên, Vẫn còn một số  học sinh chưa nắm vững nội dung bài   học, khả  năng phân tích, tổng hợp, khái quát hóa và vận dụng kiến thức chưa  tốt.    ­ 2 lớp đối chứng, lớp học vẫn diễn ra nghiêm túc, học sinh vẫn chăm chú tiếp   thu bài giảng, nhưng các em tiếp thu thụ động về kiến thức, giáo viên sử  dụng   phương pháp truyền thống như  thông báo, giải thích nên quá trình làm việc  thường nghiên về giáo viên. Tuy nhiên, vẫn có một số học sinh hiểu bài khá tốt,  trình bày khá logic, chặt chẽ.           PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận: Năm học: 2013 - 2014 20 GV: Lê Thị Kim Tuyến
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2