I. PHẦN MỞ ĐẦU<br />
1. Lí do<br />
Ở Tiểu học, chính tả là một phân môn đặc biệt quan trọng nhằm thực <br />
hiện mục tiêu của môn học. Tiếng Việt là rèn luyện kĩ năng viết chính tả và <br />
kĩ năng nghe cho học sinh, kết hợp rèn luyện một số kĩ năng sử dụng Tiếng <br />
Việt và phát triển tư duy cho học sinh. Mở rộng vốn hiểu biết về cuộc sống, <br />
con người, góp phần hình thành nhân cách con người mới. Việc rèn luyện các <br />
quy tắc chính tả sẽ hình thành kĩ năng viết đúng đơn vị từ, khi các em đã viết <br />
đúng, viết chính xác thì mới có điều kiện học tốt các môn khác và trên cơ sở <br />
đó các em rèn luyện kĩ năng sử dụng Tiếng Việt có hiệu quả.<br />
Đối với học sinh dân tộc Ê đê việc tiếp thu kiến thức và kỹ năng Tiếng <br />
Việt là hoàn toàn mới bởi tiếng mẹ đẻ và Tiếng Việt là hai ngôn ngữ khác <br />
nhau. Khi lọt lòng mẹ các em đã nói tiếng mẹ đẻ là tiếng dân tộc. Các em <br />
không thể có những ưu điểm bẩm sinh học Tiếng Việt như học sinh người <br />
kinh được. Do vậy việc nghiên cứu rèn kỹ năng viết đúng chính tả cho học <br />
sinh dân tộc thiểu số rất quan trọng và cần thiết đối với giáo đứng lớp.<br />
Chính vì những lí do trên mà tôi chọn sáng kiến kinh nghiệm với đề tài : <br />
“Biện pháp rèn kỹ năng viết đúng chính tả cho học sinh dân tộc thiểu số”. <br />
Đề tài này đã được nghiên cứu và trải nghiệm thành công, xin được chia sẻ <br />
với tất cả các bạn đồng nghiệp.<br />
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài<br />
* Mục tiêu<br />
Điều tra lỗi chính tả cơ bản thường hay mắc phải của học sinh; nguyên <br />
nhân của các lỗi đó để tìm ra biện pháp khắc phục.<br />
Tích cực đổi mới, phương pháp và nội dung bài dạy.<br />
Vận dụng các nguyên tắc dạy học phân môn Chính tả sát với việc rèn <br />
chính tả cho học sinh dân tộc .<br />
* Nhiệm vụ<br />
Tôi viết đề tài này nhằm:<br />
Giải quyết những khó khăn trong việc dạy chính tả, rèn cho học sinh ý <br />
thức, thói quen và hoàn thiện kĩ năng viết đúng chính tả, nâng cao chất lượng <br />
môn Tiếng Việt.<br />
Trao đổi kinh nghiệm và nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, tích lũy thêm <br />
kinh nghiệm, giúp bản thân và các giáo viên trong khối dạy tốt phân môn <br />
Chính tả.<br />
Làm cho tất cả các giáo viên Tiểu học thấy rõ tầm quan trọng của phân <br />
môn Chính tả, kiên trì rèn luyện cho các em viết đúng chính tả ngay từ các <br />
lớp dưới.<br />
1<br />
Đẩy mạnh phong trào thi đua viết đúng chính tả, rèn luyện chữ đẹp, giữ <br />
vở sạch, trong học sinh dân tộc thiểu số nói riêng và học sinh khối 2 nói <br />
chung.<br />
<br />
3. Đối tượng nghiên cứu<br />
Biện pháp rèn kỹ năng viết đúng chính tả cho học sinh dân tộc thiểu số.<br />
4.Giới hạn của đề tài<br />
Với đề tài chỉ hướng vào nội dung dạy phân môn chính tả ở trường <br />
Tiểu học, đối tượng chính là học sinh dân tộc lớp 2D Buôn Drai.<br />
Đề tài thực hiện đầu năm học 2016 cho đến hết kỳ 1 của năm học <br />
2017.<br />
5.Phương pháp nghiên cứu<br />
Để thực hiện tốt đề tài này, tôi xây dựng nhóm phương pháp như sau:<br />
a. Phương pháp nghiên cứu lí luận<br />
Nghiên cứu lí luận của ngôn ngữ, tầm quan trọng của chữ viết, thực <br />
trạng viết chữ chưa đẹp của học sinh, nguyên nhân của thực trạng đó.<br />
b. Phương pháp điều tra<br />
Điều tra trực tiếp với học sinh trao đổi với phụ huynh để hiểu rõ mức <br />
độ sử dụng ngôn ngữ của họ.<br />
Điều tra bài viết của học sinh để thống kê các lỗi sai và tỉ lệ viết chữ <br />
chưa đúng, chưa đẹp.<br />
c. Phương pháp quan sát<br />
Quan sát để thu thập thông tin về đối tượng qua nhìn nhận đánh giá một <br />
cách khách quan được sử dụng trong suốt quá trình nghiên cứu qua từng giai <br />
đoạn viết của học sinh.<br />
d. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm, đánh giá chữ viết.<br />
Chấm bài viết của học sinh. Phân đối tượng thành các nhóm bài viết đạt <br />
ở mức độ nào để có biện pháp rèn luyện và động viên kịp thời. <br />
f. Phương pháp nêu gương<br />
Động viên khuyến khích kịp thời giúp học sinh thêm tự tin yêu thích môn <br />
học có ý thức luyện viết. Nêu gương điển hình để học sinh học tập và noi <br />
theo. <br />
II. PHẦN NỘI DUNG<br />
1. Cơ sở lý luận<br />
<br />
<br />
2<br />
Phân môn chính tả rất quan trọng đối với học sinh tiểu học, bởi nó rèn <br />
kĩ năng viết, bồi dưỡng và hình thành thói quen giữ gìn trong sáng Tiếng <br />
Việt. Do đó viết đúng chính tả là việc cần thiết trong hoạt động giao tiếp <br />
bằng ngôn ngữ viết. <br />
Ở lớp 2 chính tả có hai kiểu bài, đó là chính tả đoạn bài và chính tả âm <br />
vần. Nội dung các bài chính tả âm vần là luyện viết đúng chữ ghi tiếng có <br />
âm vần, thanh dễ viết sai chính tả. Thời gian giành cho bài tập không nhiều <br />
so với chính tả đoạn bài, song việc rèn kĩ năng qua bài tập có ý nghĩa rất lớn <br />
đối với học sinh. Vì qua đó các em được rèn luyện và tránh được viết sai <br />
chính tả thông qua bài viết và bài tập thực hành.<br />
Dạy chính tả là một quá trình rèn luyện lâu dài, không chỉ ở giờ chính tả <br />
mà có thể rèn luyện phân tích “từ” ở phân môn: Tập đọc, Luyện từ và câu, <br />
Tập làm văn.<br />
Ngôn ngữ viết của người Việt chính là chữ viết bởi chữ viết ghi lại theo <br />
cách phát âm chuẩn. Do đó việc viết đúng phải dựa trên cơ sở đọc đúng. Tuy <br />
nhiên do yếu tố vùng miền, cách phát âm mỗi nơi mỗi khác. Mặc dù những <br />
quy tắc, quy ước về chính tả được thống nhất theo ngữ pháp chung. Nhưng <br />
việc “ viết đúng chính tả” ở học sinh tiểu học nói chung và học sinh dân tộc <br />
lớp 2D nói riêng còn nhiều khó khăn, tồn tại mà nhiệm vụ của giáo viên và <br />
học sinh cần phải nổ lực để khắc phục tồn tại góp phần nâng cao chât lượng <br />
môn Tiếng Việt .<br />
Ngoài kĩ năng rèn học sinh đọc thông chúng ta còn phải rèn cho học sinh <br />
viết thạo, viết đúng chính tả. Từ đó rèn luyện cho học sinh một số phẩm <br />
chất như: Tính cẩn thận, tính thẩm mĩ….<br />
2. Cơ sở thực tiễn<br />
a. Thuận lợi<br />
Sĩ số học sinh không đông, thuận lợi cho việc kiểm tra (chấm bài viết <br />
chính tả thường xuyên, phát hiện lỗi sai kịp thời để học sinh sữa chữa và <br />
khắc phục viết đúng).<br />
Học sinh có đầy đủ vở chính tả và phiếu bài tập Tiếng Việt (ghi đầy đủ <br />
nội dung bài tập chính tả).<br />
Giáo viên có kế hoạch rèn học sinh viết đúng chính tả ngay từ tuần đầu <br />
năm học (thống kê phân loại học sinh học yếu chính tả để theo dõi thường <br />
xuyên vào những giờ chính tả).<br />
b. Khó khăn<br />
* Đối với giáo viên<br />
Hầu hết các giáo viên ít quan tâm đến chữ viết và cách rèn chữ cho <br />
học sinh nên dẫn đến tình trạng học sinh viết xấu, viết sai mắc nhiều lỗi <br />
chính tả. <br />
3<br />
Các quy tắc, mẹo luật chính tả chưa củng cố và khắc sâu cho học sinh <br />
nắm, qua bài viết hoặc qua bài tập. <br />
Phương pháp làm gương chưa cao, vẫn còn giáo viên viết chưa đẹp, <br />
viết sai lỗi chính tả, phát âm chưa chuẩn,viết bảng các môn học khác còn <br />
cẩu thả, không đúng mẫu.<br />
Việc sử dụng đồ dùng dạy học còn qua loa. Hướng dẫn học sinh viết <br />
từ khó dễ lẫn chưa cụ thể, chi tiết rồi cho học sinh viết ngay vào vở không <br />
sợ hết giờ.<br />
Chưa kịp thời phát hiện sửa chữa các sai sót của học sinh nên lâu ngày tạo <br />
thành thói quen trong khi viết.<br />
<br />
<br />
* Đối với học sinh<br />
Ở lứa tuổi Tiểu học các em nhận thức còn mang nặng cảm tính. Các <br />
em thường hiếu động, dễ hưng phấn, khó tập trung. Cho nên trong quá trình <br />
học tập các em thường thiếu tính kiên trì, ham chơi, nhiều em còn cẩu thả, ý <br />
thức viết chữ chưa cao. Kỹ năng viết chưa thành thạo. <br />
Đặc biệt khi ở nhà các em dân tộc thường dùng tiếng mẹ đẻ nên khả <br />
năng nói Tiếng Việt hạn chế.<br />
Một số em dân tộc còn có cảm giác mặc cảm, tự ti, ngại giao tiếp <br />
bằng Tiếng Việt.<br />
Phần đa các em lo sợ thầy cô kiểm tra bài cũ, sợ phải đến trường, <br />
điều này khó tạo ra môi trường giáo dục thân thiện.<br />
Vốn từ các em còn hạn chế, đa phần các em sử dụng từ địa phương. <br />
Các em chỉ hiểu nghĩa của các từ ngữ ở mức độ đơn giản trong khi từ ngữ <br />
Tiếng Việt vô cùng phong phú.<br />
Đa số gia đình các em sống về nghề nông , kinh tế nghèo, cha mẹ còn lo <br />
đi làm đồng để kiếm sống, chưa thực sự quan tâm đến việc học của các em.<br />
3. Thực trạng vấn đề nghiên cứu <br />
Xuất phát từ thực tế cuộc sống và nhận thức của một bộ phận người dân <br />
tộc thiểu số họ chưa thực sự quan tâm và đề cao việc học tập của con em <br />
mình.<br />
Qua quá trình dạy lớp 2D học sinh dân tộc Êđê tôi nhận thấy các em <br />
thường viết sai các phụ âm đầu như: ng/ ngh, gh/ g; d/gi/r; x/s,,,; âm cuối: t/c; <br />
vần cuối: an/ ang, y/i; uênh/uêch, uya/uy…; dấu thanh: dễ/dể, đỗ/đổ; và còn <br />
không hiểu đúng nghĩa của một số từ…. Vì thế tôi đã khảo sát để phát hiện <br />
lỗi sai nhằm tìm ra biện pháp khắc phục thích hợp.<br />
Bảng khảo sát đầu năm<br />
<br />
4<br />
TSHS Giỏi Khá Trung bình Yếu<br />
21 SL TL(% SL TL(% SL TL(% SL TL(%)<br />
) ) )<br />
0 0 3 14.2 10 47.7 8 36.1<br />
<br />
Phân môn chính tả<br />
TSHS Viết đúng chính tả Mắc 7 – 15 lỗi<br />
21 SL TL(%) SL TL(%)<br />
8 38.1 13 61.9<br />
Nhìn vào bảng thống kê tôi thấy học sinh viết sai nhiều lỗi chính tả <br />
như vậy chứng tỏ rằng kĩ năng viết của học sinh còn hạn chế mà cái đáng <br />
nói ở đây là do các em bị mất căn bản từ lớp dưới, nhiều em phát âm sai, <br />
chưa viết được những âm, vần khó.<br />
Vì vậy khi dạy chính tả cho học sinh dân tộc thiểu số tôi cần hình thành <br />
kĩ năng và thói quen phát âm chuẩn và luyện đọc nhiều hơn. Ngoài ra trong <br />
quá trình luyện phát âm cho học sinh tôi phải phát âm theo chuẩn chính âm, <br />
chuẩn chính tả giúp học sinh phát âm đạt hiệu quả. Chính vì thế trong giảng <br />
dạy tôi cần nắm đặc điểm tâm lý, ngôn ngữ, tư duy cụ thể của học sinh lớp <br />
2D để xây dựng cho mình những phương pháp giảng dạy sao cho phù hợp <br />
với đối tượng.<br />
Muốn hạn chế được vấn đề này trước hết chúng ta cần tiếp tục xây <br />
dựng phong trào : “Trường học thân thiện – Học sinh tích cực” ; “Mỗi ngày <br />
đến trường là một ngày vui”. Tổ chức nhiều hoạt động bổ ích ngoài giờ lên <br />
lớp lành mạnh để thu hút học sinh đến trường.<br />
Giáo viên phải chủ động tiếp xúc gần gũi, thực sự yêu nghề mến trẻ và là <br />
một tấm gương sáng cho học sinh noi theo. Tôn trọng đối xử công bằng với <br />
học sinh dân tộc . Tích cực đi thực tế gia đình để nắm bắt tâm tư nguyện <br />
vọng của các em giúp các em phát âm chuẩn để viết đúng chính tả.<br />
Ngoài ra tôi luôn đổi mới phương pháp dạy học, lồng ghép các hoạt động <br />
trò chơi bổ ích để gây hứng thú học tập.<br />
Trong giờ dạy tôi thường xuyên quan tâm và chú ý nhiều hơn đến học <br />
sinh hay viết sai chính tả ( dấu thanh, phụ âm đầu, vần khó…) như : Y.Vỹ, <br />
Y.Phí, Y.Thăng, H. Hân, H.Sa Ra… , để uốn nắn các em đọc và phát âm <br />
chuẩn hơn. Sau buổi học, thời gian rãnh tôi đến tận nhà chị H.MLô hội phụ <br />
nữ của buôn nhờ chị dạy thêm tiếng dân tộc đơn giản và tìm hiểu về phong <br />
<br />
<br />
5<br />
tục tập quán của đồng bào, để phát huy hết khả năng của mình truyền đạt <br />
cho các em.<br />
4. Nội dung và hình thức của giải pháp<br />
a. Mục tiêu của giải pháp <br />
Giúp học sinh dân tộc phát âm chuẩn Tiếng Việt để viết đúng chính tả. <br />
Đồng thời giáo dục cho các em tính cẩn thận, kiên trì và nhẫn nại trong học <br />
tập .Từ đó nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh dân tộc thiểu <br />
số. <br />
b.Nội dung và cách thức thực hiện<br />
Là giáo viên trực tiếp giảng dạy các em. Tôi luôn suy nghĩ nên làm gì? <br />
Làm bằng cách nào? để giúp các em phát âm chuẩn Tiếng Việt. Bởi vì khi <br />
các em phát âm chuẩn thì các em mới viết đúng và dùng từ đặt câu chính xác, <br />
viết câu văn đầy đủ ý nghĩa được. Đặc biệt khi xã hội ngày một phát triển thì <br />
nhu cầu đòi hỏi về tri thức ngày càng nâng cao. Trong đó nói chuẩn và viết <br />
đúng chính tả của dân tộc thểu số là vô cùng cần thiết. Vì vậy mỗi buổi <br />
học, tiết học tôi luôn chỉ bảo ân cần cho các em để các em thấy được việc <br />
học chữ, học làm người là nhu cầu tất yếu.của mỗi người học sinh.. Từ đó <br />
các em sẽ tích cực, tự giác trong học tập và phấn đấu trở thành con ngoan, trò <br />
giỏi xứng đáng là chủ nhân tương lai đất nước. Chính vì thế mà tôi đề ra một <br />
số biện pháp như sau:<br />
* Biện pháp 1: Phát âm chuẩn Tiếng Việt <br />
Việc đọc đúng, đọc chuẩn và viết đúng quy cách chữ hiện hành do Bộ <br />
Giáo dục quy định của giáo viên là điều quan trọng nhất. Bên cạnh đó cách <br />
viết và trình bày bảng khoa học để cho các em nhìn vào viết theo cũng đóng <br />
vai trò cần thiết hơn (vì chữ viết của cô chính là dụng cụ trực quan hữu <br />
hiệu) mà các em có thể dựa vào đó để bắt chước, rèn luyện.<br />
Muốn học sinh viết đúng chính tả thì trước hết giáo viên phải là người <br />
phát âm chuẩn để phân biệt các thanh, vần, âm chính, âm cuối cho học sinh <br />
nghe và hiểu, vì chữ quốc ngữ là chữ ghi âm, giữa cách đọc và cách viết <br />
thống nhất với nhau. Nếu giáo viên phát âm chưa chuẩn do ảnh hưởng cách <br />
phát âm ở địa phương mà đem dạy các em thì các em sẽ bắt chước, lâu ngày <br />
thành thói quen phát âm sai dẫn đến viết sai chính tả. <br />
Ví dụ: ăn cơm – en cơm; hoa sen – hoa xen; cái vung – cái dung;<br />
cái kéo – cái céo; đồng bao – đồng bồ…<br />
Khi phát âm tốc độ vừa mới có thể giúp học sinh nghe rõ mới viết đúng <br />
chính tả được. <br />
6<br />
* Biện pháp 2: Phân tích, so sánh tiếng, từ dễ lẫn lộn<br />
Song song với việc luyện phát âm cho học sinh, khâu phân tích so sánh <br />
tiếng, từ cũng rất quan trọng trong giờ chính tả: Với những tiếng khó, giáo <br />
viên áp dụng biện pháp này rất phù hợp. Những tiếng dễ lẫn lộn, giáo viên <br />
cần nhấn mạnh những điểm khác để học sinh ghi nhớ.<br />
Ví dụ 1: Tiếng “muống” học sinh dễ lẫn lộn với tiếng “muốn”, <br />
giáo viên yêu cầu học sinh phân tích cấu tạo hai tiếng này:<br />
Muống = M + uông + thanh sắc<br />
Muốn = M + uôn + thanh sắc.<br />
So sánh để thấy sự khác nhau: Tiếng “muống” có âm cuối là “ng”, <br />
tiếng “muốn” có âm cuối là “n”. Học sinh ghi nhớ điều này, khi viết, các em <br />
sẽ không viết sai.<br />
Ví du 2: Từ gay gắt<br />
gay = g + ay Tiếng gay âm cuối “y” khác với âm cuối “ i”<br />
gắt = g + ắt + thanh sắc – âm cuối “ t” khác với âm cuối “c”<br />
Ví dụ 3: Học sinh đọc “suy nghĩ ” nhưng lại viết là “ suy nghĩ ”. Vì <br />
vậy giáo viên giúp học sinh cần hiểu “nghỉ” có nghĩa là hoạt động bị ngừng <br />
lại, còn “ nghĩ ” là tính toán điều gì đó nên viết là “suy nghĩ “<br />
Việc giải nghĩa từ thường được thực hiện trong tiết Luyện từ và câu, <br />
Tập đọc, Tập làm văn…nhưng nó cũng là việc làm rất cần thiết trong tiết <br />
Chính tả, khi mà học sinh không thể phân biệt từ khó dựa vào phát âm hay <br />
phân tích cấu tạo tiếng. từ. Vì vậy giáo viên luôn luôn cần phải giành thời <br />
gian phân tích so sánh tỉ mỉ cho học sinh hiểu.<br />
<br />
<br />
<br />
* Biện pháp 3: Phát hiện lỗi và sửa lỗi qua việc đổi vở cho bạn<br />
Với chính tả dạng Đoạn bài, sau khi học sinh viết xong, tôi tổ chức cho <br />
học sinh đổi vở và soát lỗi lẫn nhau. Tôi qui định lỗi cụ thể, yêu cầu các em <br />
soát lỗi bài viết của bạn, dùng bút chì gạch dưới chữ viết sai, tổng hợp số <br />
lỗi rồi trả về cho bạn tự sửa ( ghi từ chứa tiếng sai r ồi sửa l ại đúng chính <br />
tả).<br />
Đối với những em viết sai nhiều lỗi, tôi phân công học sinh khá hơn <br />
đổi vở và soát lỗi với em đó. Sau khi các em soát lỗi xong, tôi mới thu vở để <br />
chấm điểm.Trong giờ chính tả, tôi chỉ chấm nhanh khoảng 1/3 lớp. Nhưng <br />
giờ ra chơi, tôi cố gắng chấm hết , chấm thật kĩ và ghi nhận xét cụ thể, <br />
7<br />
khen những em có tiến bộ. Khi trả vở cho học sinh, tôi khen ngợi những em <br />
đã soát lỗi bài viết của bạn chính xác, tuyên dương những em có tiến bộ, <br />
nhắc nhở những em còn viết sai nhiều về nhà sửa lỗi trong vở và trong <br />
bảng tổng hợp. <br />
Các nhóm ghi bài làm của nhóm mình vào bảng nhóm hoặc phiếu bài tập <br />
để cả lớp nhận xét, bầu chọn nhóm thắng cuộc.<br />
Như vậy việc tự bản thân học sinh sửa lỗi chính tả cho mình hoặc sửa <br />
lỗi cho bạn sẽ giúp học sinh khắc sâu và nhớ lâu hơn những lỗi chính tả mà <br />
mình mắc phải<br />
Với biện pháp này giúp học sinh mạnh dạn, tự tin hơn gây không khí <br />
vui vẻ và hào hứng cho tiết học.<br />
* Biện pháp 4: Viết đúng chính tả qua các bài tập<br />
Mỗi bài viết chính tả giáo viên cần luyện học sinh phát âm từ khó, phân <br />
tích so sánh tiếng, từ khó, giải nghĩa từ. Ngoài nhiệm vụ trên giáo viên còn <br />
hướng dẫn học sinh làm các bài tập khác nhau để giúp học sinh tập tận dụng <br />
các kiến thức đã học, làm quen với việc sử dụng từ trong văn cảnh cụ thể. Sau <br />
mỗi bài tập, giáo viên giúp các em rút ra các qui tắc chính tả để ghi nhớ nhằm <br />
rèn kỹ năng nhớ lâu nhớ giai.<br />
Bài tập trắc nghiệm<br />
* Khoanh tròn vào chữ cái trước những chữ viết đúng chính tả:<br />
A. Hướng dẩn D. Hướng dẫn<br />
B. Giải lụa D. Dải lụa<br />
C. Oan uổng F. Oan uổn<br />
* Điền chữ Đ vào ô trống trước những chữ viết đúng chính tả và chữ S <br />
vào ô trống trước những chữ viết sai chính tả:<br />
<br />
A.Chải chuốc C. Chải chuốt<br />
B.Giặc quần áo D. Giặt quần áo<br />
C. Đánh răng E. Đánh dăng<br />
* Nối các tiếng ở cột A với các tiếng ở cột B để tạo thành những từ <br />
viết đúng chính tả:<br />
A B<br />
bênh trái<br />
bên vực<br />
bện tật<br />
8<br />
bệnh tóc<br />
Bài tập chọn lựa<br />
* Chọn từ thích hợp trong ngoặc điền vào chỗ trống trong câu sau:<br />
∙ Cháu bé đang uống ……… (sửa, sữa)<br />
∙ Học sinh …...........mũ chào thầy giáo. (ngả, ngã).<br />
∙ Đôi …… này đế rất …….. (giày, dày)<br />
∙ Sau khi ……. con, chị ấy trông thật …… (xinh, sinh)<br />
* Chọn từ thích hợp trong ngoặc điền vào chỗ trống trong câu sau:<br />
∙ Học sinh …. đèn học bài….. đêm khuya. (trong, chong)<br />
∙ Lan thích nghe kể……….hơn đọc……….. (truyện, <br />
chuyện)<br />
∙ Trời nhiều …….., gió heo ………lại về. (mây, may)<br />
Bài tập điền khuyết<br />
* Điền vào chỗ trống:<br />
∙ l/n: lành…. ặn, nao…úng,…anh lảnh<br />
∙ s/x: chim…ẻ, san…ẻ, …ẻ gỗ. …uất khẩu, năng….uất.<br />
∙ ươn/ương: bay l…..., b…. chải, bốn ph….. , chán ch…\…<br />
∙ iêt/ iêc: đi biền b…....., thấy tiêng t…/.., xanh biêng b…/..<br />
* Em chọn dấu hỏi hay dấu ngã để đặt trên những chữ in đậm rồi giải <br />
câu đố sau: <br />
Cánh gì cánh chăng biết bay<br />
Chim hay sà xuống nơi đây kiếm mồi<br />
Đôi ngàn vạn giọt mồ hôi<br />
Bát cơm trắng deo, đia xôi thơm bùi.<br />
(là gì?)<br />
* Biện pháp 5: Giúp học sinh ghi nhớ mẹo luật chính tả<br />
Ngoài các biện pháp nêu trên biện pháp giúp học sinh ghi nhớ mẹo <br />
luật chính tả cũng cần được thực hiện đồng bộ để giúp các em nhớ lâu hơn. <br />
Ở lớp 1 các em được làm quen với luật chính tả đơn giản như: Các âm <br />
đầu k, gh, ngh, chỉ kết hợp với i, e, ê. <br />
Lên lớp 2 tôi hướng dẫn các em ghi nhớ thêm một số mẹo luật khác <br />
như sau:<br />
Để phân biệt âm đầu bằng s/x: Đa số các từ chỉ tên cây như: si, sồi, <br />
sả, sắn, sim, su su, sầu riêng, sậy…; tên một số con vật như: sáo, sò, sói, <br />
sứa, sên, sâu, sư tử…<br />
<br />
9<br />
Để phân biệt âm đầu bằng ch/tr: Đa số các từ chỉ đồ vật trong nhà: <br />
Chén, chum, chảo, chổi, chiêng, chăn, chạn,..; tên các con vật: châu chấu, <br />
chiền chiện, chèo bẽo, chìa vôi, chào mào, chồn...<br />
Luật hỏi – ngã:<br />
Nếu các từ giống nhau về phụ âm đầu, yếu tố đứng trước mang thanh <br />
huyền, nặng, ngã thì yếu tố đứng sau sẽ mang thanh ngã. Nếu yếu tố đứng <br />
trước mang thanh ngang, sắc thì yếu tố đứng sau sẽ mang thanh hỏi ( hoặc <br />
ngược lại).<br />
Ví dụ: Huyền + ngã: sẵn sàng, vững vàng…<br />
Nặng + ngã: mạnh mẽ, vội vã…<br />
Ngã + ngã; nhõng nhẽo, dễ dãi…<br />
Ngang + hỏi: vui vẻ, trong trẻo…<br />
Sắc + hỏi: mát mẻ, vất vả..<br />
Hỏi + hỏi: lỏng lẻo, thủ thỉ…<br />
* Biện pháp 6: Động viên khuyến khích học sinh<br />
Học sinh dân tộc rất thích được khen đặc biệt muôn cô giáo tặng cho <br />
một cái gì đó dù là rất nhỏ. Đồng thời cũng rất thích được cô viết những lời <br />
khen bằng mực đỏ vào vở để về nhà khoe với bố mẹ. Có thể, các em chưa ý <br />
thức được tầm quan trọng của việc học chính tả nhưng các em rất thích <br />
được thầy cô, cha mẹ khen. Nhờ những lời khen đó mà các em vui sướng, <br />
thích đến trường; tích cực, cố gắng, tự giác hơn trong học tập. Hiểu đặc <br />
điểm tâm lí của các em, tôi luôn theo dõi sát quá trình học tập nhằm để động <br />
viên, khuyến khích các em, dù chỉ một tiến bộ nhỏ của các em về thái độ học <br />
tập cũng như kết quả học tập, tôi đều khen ngợi kịp thời và sau mỗi tuần tôi <br />
phát thưởng cho những em viết có tiến bộ và chăm chỉ.<br />
Đối với những học sinh khá, giỏi, bài viết sạch đẹp, ít sai chính tả, tôi <br />
thường tán thưởng biểu dương các em bằng các tràng pháo tay trước lớp. <br />
Nhờ vậy mà tỉ lệ chuyên cần trên ngày luôn đảm bảo 100%.<br />
c. Mối quan hệ giữa các giải pháp và biện pháp.<br />
Trong các biện pháp tôi vừa trình bày trên thì biện pháp” Phát âm chuẩn <br />
Tiếng Việt” và biện pháp “Phân tích, so sánh tiếng, từ dễ lẫn lộn”là hai biện <br />
pháp chủ chốt làm nòng cốt. Còn bốn biện pháp còn lại luôn hỗ trợ tác động <br />
qua lại, có mối quan hệ biện chứng với nhau tạo điều kiện nâng cao chất <br />
lượng giáo dục cho học sinh dân tộc thiểu số lớp 2D trường tiểu học Lê <br />
Hồng Phong.<br />
<br />
<br />
10<br />
Tóm lại để thực hiện tốt vấn đề này thì các biện pháp trên không thể <br />
thiếu hoặc tách rời nhau được. Bởi biện pháp trước là tiền đề là điều kiện <br />
thì biện pháp sau là kết quả cho biện pháp trước . Như vậy người giáo viên <br />
phải biết sử dụng linh hoạt, sáng tạo và hợp lí các biện pháp đó thì hiệu quả <br />
mới đạt được nhu mong muốn. <br />
d. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu. <br />
* Kết quả<br />
Trong quá trình giảng dạy, tôi đã áp dụng các biện pháp trên và thu được <br />
những kết quả khả quan như : Cá em thích đi học, tích cực, tự giác trong học <br />
tập cũng như các phong trào khác, kĩ năng đọc tốt hơn, viết đúng chính tả ít <br />
vấp lỗi., mạnh dạn trong giao tiếp. Đặc biệt kĩ năng viết chữ chuẩn và đẹp <br />
hơn so với trước như em; H.Tâm, H.Mly, H.Lanh, Y.Nghĩa, …vv,<br />
Với những em học khá hơn thì bây giờ các em đọc tốc độ nhanh hơn, <br />
dùng từ đặt câu chính xác hơn. Vì thế tỉ lệ học sinh khá giỏi tăng lên tỉ lệ học <br />
sinh yếu giảm đi rất đáng kể.<br />
Sau một thời gian nghiên cứu và áp dụng tại lớp 2D. Kết quả đạt được <br />
tăng lên rõ rệt cụ thể như sau Bảng khảo sát đầu năm<br />
TSHS Giỏi Khá Trung bình Yếu<br />
21 SL TL(% SL TL(% SL TL(% SL TL(%)<br />
) ) )<br />
04 19.5 10 47.6 07 33.3 0 0<br />
<br />
Phân môn chính tả<br />
TSHS Viết đúng chính tả Mắc 1 – 4 lỗi<br />
21 SL TL(%) SL TL(%)<br />
17 80.9 04 19.1<br />
<br />
* Giá trị khoa học của việc nghiên cứu<br />
Sau khi thực hiện đề tài này đạt kết quả như bảng thống kê trên. Điều <br />
này chứng tỏ khi dạy chính tả cần nắm vững trọng điểm chính tả của lớp và <br />
đặc điểm phương ngữ nơi mình dạy để giúp học sinh rèn luyện, khắc phục <br />
sửa lỗi chính tả. Việc cung cấp các mẹo luật chính tả cho học sinh lớp 2 là <br />
cần thiết giúp các em viết đúng chính tả<br />
Đối với giáo viên, cần nắm vững phương pháp giảng dạy của bộ môn để <br />
phối hợp vận dụng vào thực tế lớp mình đang dạy nhằm góp phần nâng cao <br />
chất lượng phân môn chính tả nói riêng và môn Tiếng Việt ở tiểu học nói <br />
chung.<br />
<br />
11<br />
Khi bài chính tả viết đúng, trình bày đẹp cũng như các môn học khác cũng <br />
tăng lên rõ rệt. Đặc biệt trong các lần kiểm tra môn Tiếng Việt thì điểm khá <br />
đã tăng lên rất nhiều.<br />
Khi chữ viết tiến bộ thì các em sẽ cẩn thận hơn, thi nhau chăm học và <br />
thích đến trường hơn. Do vậy mà chất lượng đại đà cũng tăng lên rất nhiều. <br />
Đây là một trong những thành công lớn của quá trình vận dụng nghiên cứu <br />
trên.<br />
III. PHẦNKẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ<br />
1.Kết luận<br />
Muôn học sinh dân tộc thiểu số học tôt phân môn chính tả. Điều tước tiên <br />
giáo viên cần soạn giảng đổi mới nội dung và các hình thúc dạy học phù hợp <br />
đối tượng học sinh.<br />
Giáo viên tiểu học cần trang bị cho bản thân các kiến thức về ngôn ngữ <br />
học, ngữ âm học, ngữ nghĩa học, chuẩn chính tả, các mẹo luật, các ngoại lệ <br />
của việc viết chính tả. Ngoài ra giáo viên còn phải là người nắm vững cơ sở <br />
tâm lí học trong giảng dạy chính tả<br />
Cần bổ sung thêm các dạng bài tập nhằm nâng cao hiệu quả dạy phân <br />
môn chính tả. <br />
Lựa chọn và vận dụng linh hoạt các phương pháp giảng dạy của phân <br />
môn.<br />
Chú trọng phương pháp dạy học có ý thức sẽ rèn cho các em kĩ xảo viết <br />
đúng tạo tiền đề cho HS học tốt các môn học khác và đặc biệt là trong giao <br />
tiếp bằng văn bản được chính xác hơn.<br />
2.Kiến nghị<br />
* Đối với giáo viên<br />
Thường xuyên nhắc nhở, chú ý đến những em viết sai chính tả.<br />
Thay đổi linh hoạt các phương pháp giảng dạy, hình thức tổ chức để các <br />
em cảm thấy thoải mái, tự tin khi học.<br />
Giáo viên phải tận tình trong việc dạy bảo và kiên trì chờ đợi kết quả bởi <br />
vì làm công tác giáo dục là cả một quá trình lâu dài không phải là một sớm <br />
một chiều.<br />
Hàng tháng giáo viên phải theo dõi, phân loại từng đối tượng học sinh để có <br />
những biện pháp uốn nắn kịp thời những em không tiến bộ.<br />
* Đối với nhà trường<br />
Hàng năm, duy trì hội thi viết chữ đẹp đúng chính tả ở giáo viên học <br />
sinh.<br />
* Đối với phụ huynh<br />
12<br />
Luôn có sự quan tâm đến chữ viết của con em mình. Bàn ghế ngồi phải <br />
đúng kích cỡ, chỗ ngồi đủ ánh sáng thuận lợi cho việc học ở nhà của các em.<br />
Trên đây là một số biện pháp rèn kỹ năng viết đúng chính tả cho học sinh <br />
dân tộc nhằm nâng cao chất lượng học môn Tiếng Việt. Tôi mạnh dạn đưa <br />
ra chia sẻ và cùng tham khảo, áp dụng nhằm nâng cao hơn nữa về dạy học <br />
môn chính tả trong trường tiểu học. Mong được sự góp ý xây dựng của hội <br />
đồng khoa học dể đề tài của tôi được hoàn thiện hơn.<br />
Xin trân trọng cảm ơn.<br />
Eana ngày 27 tháng 3 năm 2017<br />
Người viết <br />
<br />
<br />
Phan Thị Kim Thân<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
13<br />
<br />
<br />
môc lôc<br />
Néi dung Trang<br />
<br />
<br />
I - PhÇn më ®Çu<br />
1.Lí do<br />
1<br />
2. Mục tiêu, nhiệm vụ<br />
3.Đối tượng<br />
4. Giới hạn<br />
5.Phương pháp nghiên cứu<br />
2<br />
II. PHẦN NỘI DUNG<br />
1.Cơ sở lí luận<br />
2.Cơ sở thực tiễn<br />
a. Thuận lợi 3<br />
b. Khó khăn<br />
3.Thực trạng vấn đề nghiên cứu 4<br />
4. Nội dung và hình thức của giải pháp<br />
a. Mục tiêu giải pháp<br />
b. Nội dung và cách thức thực hiện 5, 6,7,8<br />
<br />
c. Mối quan hệ giữa các giải pháp và biện pháp<br />
d. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của 9<br />
vấn đề nghiên cứu<br />
<br />
III. PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 10<br />
1. Kết luận <br />
2. Kiến nghị 11<br />
<br />
<br />
<br />
14<br />
Tài liệu tham khảo<br />
<br />
1. Phương pháp dạy chính tả cho học sinh tiểu học.<br />
2.Tạp chí giáo dục tiểu học<br />
3.Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên<br />
4.Sách giáo viên, sách giáo khoa Tiếng Việt 2.<br />
5. Học tốt môn Tiếng Việt<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
15<br />
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN CẤP TRƯỜNG<br />
…………………………………………………………………………<br />
…………………………………………………………………………<br />
…………………………………………………………………………<br />
…………………………………………………………………………<br />
…………………………………………………………………………<br />
…………………………………………………………………………<br />
…………………………………………………………………………<br />
…………………………………………………………………………<br />
…………………………………………………………………………<br />
………………………………………………………………...............<br />
<br />
CHỦ TỊCH HỘI ĐÒNG <br />
(Kí tên, đóng dấu)<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN CẤP HUYỆN<br />
…………………………………………………………………………<br />
…………………………………………………………………………<br />
…………………………………………………………………………<br />
…………………………………………………………………………<br />
…………………………………………………………………………<br />
…………………………………………………………………………<br />
…………………………………………………………………………<br />
…………………………………………………………………………<br />
………………………………………………………………………<br />
<br />
16<br />
CHỦ TỊCH HỘI ĐÒNG<br />
(Kí tên, đóng dấu)<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
17<br />