SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM<br />
ĐỀ TÀI: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHUYÊN MÔN <br />
CHO ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRƯỜNG MẦM NON<br />
<br />
<br />
1.PHẦN MỞ ĐẦU<br />
1.1. Lý do chọn đề tài:<br />
<br />
Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc <br />
dân, là nền tảng đầu tiên của ngành Giáo dục Đào tạo. Chất lượng chăm <br />
sóc, giáo dục trẻ ở trường mầm non tốt có tác dụng rất lớn đến chất lượng <br />
giáo dục ở cấp học tiếp theo. <br />
<br />
Chất lượng giáo dục mầm non chủ yếu là do đội ngũ giáo viên mầm <br />
non quyết định. Họ là nhân tố trung tâm của quá trình thực hiện mục tiêu <br />
đào tạo. Vai trò của ngành học chỉ được thể hiện và phát huy bằng chính vai <br />
trò của người giáo viên mầm non – chủ thể trực tiếp của quá trình chăm sóc <br />
giáo dục trẻ. Vì vậy muốn nâng cao chất lượng của ngành học, vấn đề <br />
mang tính chiến lược hàng đầu là phải nâng cao chất lượng đội ngũ giáo <br />
viên cả về trình độ, phẩm chất và năng lực. <br />
<br />
Nghị quyết hội nghị lần thứ II Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa <br />
VIII đã nêu: “Giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng của giáo dục và <br />
được xã hội tôn vinh. Giáo viên phải có đủ đức, đủ tài, do đó phải đào tạo <br />
giáo viên có chất lượng cao, thực hiện chương trình giáo dục thường xuyên, <br />
bồi dưỡng, chuẩn hóa, nâng cao phẩm chất và năng lực cho đội ngũ giáo <br />
viên”.<br />
<br />
Với vai trò quan trọng của đội ngũ giáo viên trong các trường mầm <br />
non như vậy nên cần triển khai tích cực việc củng cố và bồi dưỡng đội ngũ <br />
giáo viên vững vàng về chuyên môn, nghiệp vụ, có phẩm chất đạo đức tốt, <br />
có nét đẹp về phong cách sư phạm mới đáp ứng kịp thời xu hướng đổi mới <br />
của nền giáo dục hiện nay.<br />
<br />
1<br />
Là người cán bộ quản lý được phân công nhiệm vụ phụ trách chuyên <br />
<br />
môn ở trường mầm non, tôi nhận thấy công tác bồi dưỡng chuyên môn cho <br />
giáo viên trong nhà trường là hết sức cần thiết. Nếu làm tốt công tác này sẽ <br />
<br />
giúp cho giáo viên nắm vững phương pháp dạy học, có hình thức tổ chức <br />
các tiết học linh hoạt, sáng tạo, giúp các cô vững vàng, tự tin khi lên lớp và <br />
tổ chức các hoạt động, từ đó nâng cao trình độ, nghiệp vụ, tay nghề và nâng <br />
cao được chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ.<br />
<br />
Muốn thực hiện được điều đó, trước hết người cán bộ quản lý phải <br />
coi đây là việc làm thường xuyên và có sự đầu tư về nhiều mặt; Có chương <br />
trình và kế hoạch cụ thể; tạo được phong cách sâu sát và có những biện <br />
pháp tác động tích cực trong suốt năm học.<br />
<br />
Với trách nhiệm của một người cán bộ quản lý, tôi luôn suy nghĩ làm <br />
thế nào để nâng cao chất lượng cho đội ngũ giáo viên năm sau đạt cao hơn <br />
năm trước, chí ít cũng tiếp cận được yêu cầu về đổi mới giáo dục mầm non <br />
trong thời kỳ mới. <br />
<br />
Chính vì vậy mà tôi chọn đề tài: “Giải pháp nâng cao chất lượng <br />
chuyên môn cho đội ngũ giáo viên ở trường mầm non” với hy vọng đóng <br />
góp phần nhỏ vào việc nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.<br />
<br />
2.2. Phạm vi áp dụng đề tài, sáng kiến, cải tiến:<br />
Phạm vi tôi nghiên cứu đề tài “Giải pháp nâng cao chất lượng chuyên <br />
môn cho đội ngũ giáo viên” là trong trường mầm non và tôi đang tiến hành <br />
nghiên cứu, tích lũy và áp dụng tại đơn vị hiện tôi đang công tác. <br />
Đối tượng chủ yếu là đội ngũ giáo viên đang trực tiếp nuôidạy tại các <br />
nhóm/lớp mẫu giáo, nuôi dạy trẻ của đơn vị. <br />
2. phÇn néi dung<br />
2.1. Thực trạng của nội dung cần nghiên cứu <br />
<br />
*Đặc điểm tình hình: <br />
<br />
<br />
<br />
2<br />
Năm học 2012 – 2013 đội ngũ CBGVNV của trường có 31 đồng chí; <br />
trong đó: CBQL: 03 đ/c (1 HT, 2 PHT); Giáo viên: 25 đ/c; nhân viên: 03 đ/c. <br />
Tổng số trẻ toàn trường: 336 cháu; gồm 10 lớp học (2 lớp mẫu giáo lớn với <br />
81 <br />
cháu; 3 lớp mẫu giáo nhỡ với 107 cháu; 4 lớp mẫu giáo bé: 126 cháu; 1 <br />
nhóm <br />
trẻ cộng đồng: 22 cháu).<br />
<br />
<br />
Về trình độ chuyên môn: 100% CB GV NV đạt chuẩn; trên chuẩn: <br />
17/31 đ/c tỷ lệ 54,8%. Trong đó: Đại học: 10 đ/c; Cao đẳng: 7 đ/c; Trung <br />
cấp: 14 đ/c. <br />
Nhà trường tiếp tục chỉ đạo các giáo viên thực hiện theo chương trình <br />
giáo dục mầm non mới năm thứ 4. Trường Mầm non Thanh Thuỷ tiếp tục <br />
xây dựng củng cố trường mầm non đạt chuẩn quốc gia sau bốn năm và giữ <br />
vững danh hiệu Tập thể lao động tiên tiến xuất xắc. Thực hiện thí điểm <br />
việc đánh giá chất lượng trường mầm non. Để đạt được mục tiêu đặt ra <br />
trong năm học, điều quan trọng hàng đầu đó là phải nâng cao chất lượng <br />
chuyên môn cho đội ngũ giáo viên. Trong quá trình thực hiện ở đơn vị có <br />
những thuận lợi và khó khăn như sau:<br />
<br />
* Thuận lợi:<br />
<br />
Nhà trường luôn được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo huyện, xã <br />
và đặc biệt là sự chỉ đạo sâu sát, tận tình của lãnh đạo phòng GDĐT Lệ <br />
Thuỷ và bộ phận chuyên môn cấp học Mầm non trong các hoạt động của <br />
nhà trường.<br />
<br />
Cơ cấu tổ chức Ban giám hiệu phù hợp đặc điểm trường hạng một. <br />
Ban giám hiệu chỉ đạo sát sao đều tay.<br />
<br />
Đội ngũ giáo viên của trường hầu hết trẻ, nhiệt tình, tận tụy với <br />
công việc, tâm huyết với nghề, yêu thương trẻ, có tinh thần trách nhiệm <br />
trong mọi công việc, có ý thức phấn đấu hoàn thành mọi nhiệm vụ được <br />
<br />
3<br />
giao; tích cực tham gia học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và <br />
năng lực sư phạm cho bản thân.<br />
<br />
Cơ sở vật chất trang thiết bị, phương tiện được bổ sung theo hướng <br />
hiện đại và chuẩn hóa cơ bản đáp ứng yêu cầu giáo dục mầm non trong giai <br />
đoạn hiện nay.<br />
<br />
Hội phụ huynh của trường quan tâm, chăm lo đến việc học tập của <br />
các cháu, tích cực tham gia vào các hoạt động của nhà trường. <br />
<br />
Đơn vị có bề dày về thành tích và ngày càng tạo đà, tạo thế đi lên. <br />
Trường đạt chuẩn quốc gia mức độ I n¨m 2008 ®Õn nay và 5 năm liền đạt <br />
tập <br />
thể lao động xuất sắc, trường có 2 cụm trường thực hiện bán trú có hiệu <br />
quả <br />
và chất lượng cao. Nhu cầu học tập của con em địa phương ngày càng tăng <br />
tạo cho nhà trường có điều kiện phát triển qui mô (nhất là ở độ tuổi nhà <br />
trẻ). Tỷ lệ huy động trẻ hàng năm đạt kế hoạch được giao. <br />
<br />
* Khó khăn: <br />
<br />
Trình độ chuyên môn có nhiều chênh lệch, nhiều loại hình đào tạo. <br />
Giáo viên đi học Đại học từ xa 10/25 tỷ lệ 40% .<br />
Nhiều giáo viên năng lực chuyên môn còn hạn chế, qua khảo sát <br />
thực tế đầu năm học giáo viên đạt loại tốt 12/25 tỷ lệ 48%; Khá: 10/25 tỷ lệ <br />
40%; ĐYC: 3/25 tỷ lệ 12%; Thực hiện chương trình Giáo dục mầm non <br />
mới một số giáo viên nắm bắt chưa thật đầy đủ. Việc sử dụng các hình <br />
thức tổ chức lớp học chưa thật linh hoạt và việc thực hiện tích hợp nội <br />
dung dạy học kinh nghiệm chưa nhiều. <br />
Kỹ năng thực hành, kinh nghiện trong giảng dạy của một bộ phận <br />
giáo viên chưa đáp ứng được yêu cầu của việc thực hiện chương trình <br />
GDMN. <br />
Việc ứng dụng công nghệ thông tin để soạn giáo án điện tử, thực <br />
hiện trình chiếu trên chương trình Powe point phục vụ hoạt động vui chơi <br />
<br />
4<br />
và hoạt động học của trẻ còn bất cập ở một số giáo viên. 70% giáo viên <br />
biết ứng dụng công nghệ thông tin; 40% giáo viên biết soạn giáo án điện tử.<br />
Việc dự giờ, kiểm tra đánh giá giáo viên đang còn hạn chế.<br />
Tham gia các hội thi như hội thi “Gáo viên dạy giỏi” các cấp trong <br />
những năm qua kết quả còn hạn chế. Chưa có giáo viên đạt “Giáo viên dạy <br />
giỏi” cấp huyện và cấp tỉnh. Lực lượng nồng cố về chuyên môn trong đội <br />
ngũ còn mỏng.<br />
<br />
*Nguyên nhân: <br />
<br />
Do nhiều giáo viên mới vào nghề và giáo viên đi học nâng cao trình <br />
độ chuyên môn nghiệp vụ để đạt trên chuẩn còn nhiều (12 GV). Giáo viên <br />
vừa đi học, vừa đi làm nên có phần ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục và <br />
hiệu quả công tác. <br />
Năng lực chuyên môn nghiệp vụ, tay nghề của giáo viên không đồng <br />
đều. Nhiều giáo viên mới ra trường trình độ tay nghề còn non nên cũng ảnh <br />
hưởng đến việc thực hiện chương trình Giáo dục mầm non trong nhà <br />
trường.<br />
Do một số giáo viên lớn tuổi, GV chưa có máy vi tính ở nhà nên kỷ <br />
năng thực hành và soạn giáo án điện tử chưa thuần thục và đang còn khó <br />
khăn.<br />
Công tác dự giờ, kiểm tra đánh giá giáo viên chưa thật sát sao, cụ <br />
thể, chưa khách quan, dự giờ giáo viên đang còn ít. <br />
<br />
Chưa chú trọng bồi dưỡng giáo viên làm nồng cốt để tham gia hội <br />
thi “Giáo viên dạy giỏi” các cấp có chất lượng và hiệu quả.<br />
<br />
Trước tình hình thực trạng về chất lượng chuyên môn của nhà <br />
trường, tôi suy nghĩ, tìm ra một số giải pháp chỉ đạo nhằm nâng cao chất <br />
lượng chuyên môn cho đội ngũ trong đơn vị.<br />
<br />
2.2. Các giải pháp: <br />
Giải pháp 1: Bồi dưỡng trình độ chuyên môn nghiệp vụ:<br />
Công tác bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ được đề ra trong kế <br />
hoạch công tác của nhà trường, thông qua những chỉ tiêu biện pháp, điều <br />
kiện thích hợp, phấn đấu toàn trường không có giáo viên yếu kém những <br />
<br />
<br />
5<br />
giáo viên trình độ mới trung cấp sư phạm Mầm non thì tiếp tục đi học để <br />
nâng trình độ lên chuẩn đó là Cao đẳng, Đại học.<br />
Hàng năm, nhà trường đều tạo điều kiện cho giáo viên tham gia các <br />
lớp đào tạo trên chuẩn (Cao đẳng, Đại học) dưới mọi hình thức. Hiện tại có <br />
12 đ/c đang theo học Đại học mầm non.<br />
Khuyến khích động viên đội ngũ giáo viên tự học theo điều kiện hoàn <br />
cảnh và đặc điểm đời sống của mỗi người. Ban giám hiệu nhà trường sẽ có <br />
sự động viên kịp thời bằng nhiều hình thức như hổ trợ kinh phí, tạo điều <br />
kiện về mặt thời gian để giáo viên yên tâm khi đi học nâng cao trình độ <br />
chuyên môn.<br />
Giải pháp 2: Bồi dưỡng chuyên môn qua các buổi hội thảo:<br />
Chuyên môn nghiệp vụ giáo viên Mầm non không chỉ đơn thuần là <br />
dạy học như ở trường phổ thông mà nó bao hàm cả nuôi và dạy, cả chăm <br />
sóc và giáo giục trẻ, giữa nhiệm vụ chăm sóc và giáo dục luôn được hoà <br />
quyện và thống nhất với nhau như một quá trình trọn vẹn. Chính nhờ vậy <br />
mà nhà trường <br />
luôn xác định việc nâng cao trình độ chuyên môn chất lượng đội ngũ là công <br />
việc trọng tâm nhất của mỗi giáo viên và của mỗi cán bộ quản lý trong nhà <br />
trường. Giáo dục Mầm non mang tính sư phạm và tính giáo dục rất cao. Vì <br />
vậy <br />
đội ngũ giáo viên Mầm non phải có kiến thức tổng hợp về nhiều ngành <br />
khoa <br />
học cụ thể như sau:<br />
Cô giáo là mẹ hiền, là nhà giáo, do đó quá trình giáo dục các cháu <br />
mang tính chất giáo dục gia đình, quan hệ giữa trẻ và cô là quan hệ mẹ và <br />
con. Vì vậy mỗi một hành động cử chỉ của cô giáo đều là những việc làm <br />
đơn giãn, nhưng thật sự là lý tưởng để cho trẻ bắt chước noi theo và cũng <br />
có thể là dấu ấn "khắc sâu vào tâm hồn trẻ". Muốn đạt được những vấn đề <br />
đó nhà trường phải quan tâm đúng mức đến bồi dưỡng thường xuyên về cả <br />
tri thức và kỹ năng sư phạm bằng nhiều hình thức khác nhau, tạo điều kiện <br />
6<br />
cho giáo viên tiếp cận và đáp ứng những yêu cầu đổi mới của chương trình <br />
Giáo dục mầm non.<br />
Nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm nghề nghiệp cho giáo viên, tôi <br />
đã trao đổi với đồng chí Hiệu trưởng tổ chức cho giáo viên tham gia các lớp <br />
tập huấn, các buổi hội thảo, các buổi bồi dưỡng chuyên môn do Sở giáo <br />
dục, Phòng giáo dục, cụm và trường tổ chức. Thông qua hình thức này đã <br />
giúp cho Cán bộ quản lý thấy được nhu cầu của giáo viên cần gì về chuyên <br />
môn, họ còn thiếu cái gì để từ đó kịp thời bồi dưỡng. Mặt khác thông qua <br />
các hội thảo, đội ngũ giáo viên ở trường tôi có dịp trao đổi, chia sẽ kinh <br />
nghiệm với các bạn đồng nghiệp về hình thức tổ chức giờ học, nghệ thuật <br />
thu hút trẻ, cách xử lý các tình huống sư phạm. Trong năm học 2012 2013 <br />
chúng tôi đã tổ chức được bốn buổi hội thảo: Hội thảo về cách lập kế <br />
hoạch các giờ hoạt động theo chương trình khung Giáo dục mầm non hiện <br />
nay, hội thảo về kinh nghiệm trình bày sổ sách khoa học, hội thảo về cách <br />
chia tách lớp khi tổ chức tiết dạy và hoạt động, hội thảo về nghệ thuật thu <br />
hút trẻ và nghệ thuật xử lý các tình huống.<br />
Giải pháp 3: Tổ chức tốt các đợt kiến tập:<br />
Có thể nói việc tổ chức tốt các buổi kiến tập tại trường là rất cần <br />
thiết bởi vì các tiết dạy với đề tài cụ thể sẽ là những ví dụ sinh động giúp <br />
cho các đồng chí giáo viên được “Mắt thấy, tai nghe” những gì mà mình học <br />
được ở lý thuyết, được nghe giảng viên bồi dưỡng. Nhận thức được vấn <br />
đề này, nhà trường đã tổ chức các tiết kiến tập tại trường,<br />
Ví dụ: Tổ chức kiến tập giờ “Giờ giáo dục âm nhạc về lĩnh vực phát <br />
triển thẩm mỹ cả ba độ tuổi: Bé, Nhỡ, Lớn gồm 6 đ/c tham gia dạy.<br />
Khi tổ chức kiến tập, chúng tôi lựa chọn giáo viên vững vàng về <br />
chuyên <br />
môn, có kinh nghiệm trong giảng dạy, là giáo viên dạy giỏi các cấp. Trước <br />
khi cho các đồng chí giáo viên dự giờ, chúng tôi phải duyệt trước giáo án, <br />
giọng hát, đề ra một số tình huống sư phạm có thể xảy ra giúp giáo viên <br />
cách xử hợp lý nhất, lòng ghép nội dung tính hiệu quả cao. Sau buổi kiến <br />
7<br />
tập, chúng tôi cho tất cả các đồng chí giáo viên góp ý rút kinh nghiệm cho <br />
tiết dạy về ưu điểm cũng như tồn tại của giờ học. Chính việc nhận xét của <br />
mỗi cá nhân giáo viên cho giờ dạy của bạn đã giúp họ học tập đồng nghiệp <br />
những cái tốt, hạn chế những tồn tại mà bạn mình đã mắc phải để áp dụng <br />
vào thực tế dạy trẻ hàng ngày.<br />
Đặc biệt chúng tôi còn xây dựng các tiết kiến tập chuyên đề “Làm <br />
quen với toán” của độ tuổi Mẫu giáo Bé Nhỡ Lớn với các đề tài:<br />
Dạy trẻ xác định tay phải, tay trái của bản thân trẻ (Mẫu giáo bé)<br />
Phân biệt hình vuông, hình tam giác, hình chữ nhật, hình tròn (Mẫu <br />
giáo nhỡ) <br />
Dạy trẻ nhận biết mối quan hệ về số lượng trong phạm vi 9 (Mẫu <br />
giáo lớn)<br />
Sau khi các tiết dạy kết thúc, chúng tôi mời các giáo viên thảo luận <br />
đống góp ý kiến cho 3 tiết dạy về phương pháp của bộ môn cũng như hình <br />
thức tổ chức. Kết quả 3 tiết toán của các cô giáo được các đồng nghiệp <br />
đánh giá là tiết học có nhiều sáng tạo, hệ thống câu hỏi kích thích trẻ hoạt <br />
động. Thông qua buổi kiến tập đó không những ba cô giáo mà tất cả giáo <br />
viên trong trường đã nắm vững phương pháp dạy của bộ môn, bình tĩnh tự <br />
tin khi dạy các tiết toán, có hình thức tổ chức các tiết học sáng tạo lôi cuốn <br />
trẻ tham gia. <br />
Giải pháp 4: Bồi dưỡng việc ứng dụng công nghệ thông tin trong <br />
dạy học để nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ:<br />
Tiếp tục thực hiện việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và <br />
dạy học, nhà trường đã thấy được tầm quan trọng của khoa học hiện đại <br />
mà cốt lõi của nó là ứng dụng công nghệ thông tin đặc biệt là trong dạy <br />
học. Thực tế cho thấy khi áp dụng các phương tiện sử dụng công nghệ <br />
thông tin thì chất lượng các mặt hoạt động phát triển rõ rệt. Vì vậy bản <br />
thân lên kế hoạch tập huấn cho giáo viên về soạn giáo án điện tử và <br />
<br />
<br />
<br />
8<br />
chương trình sử dụng máy chiếu đa năng để trình chiếu giáo án trình diễn <br />
Power Point. <br />
Được sự giúp đỡ của UBND huyện và UBND xã đã hổ trợ kinh phí <br />
cho nhà trường mua một máy chiếu đa năng, một ti vi màn hình rộng 40 in, <br />
bút điều khiển trình chiếu, toàn trường có 10 nhóm lớp có máy vi tính, âm <br />
ly, đầu đĩa… ngay từ đầu năm học nhà trường đã tổ chức tập huấn cho toàn <br />
thể giáo viên trong nhà trường về kĩ năng soạn giáo án điện tử và trình <br />
chiếu giáo án trình diễn Power Point; động viên giáo viên mua máy vi tính tại <br />
nhà. Từ đó toàn thể giáo viên đã sử dụng thành thạo các kĩ năng và bắt tay <br />
vào áp dụng cho các tiết dạy trên lớp. Khi áp dụng giảng dạy, từ bài giảng, <br />
các hình ảnh sinh động, trực quan được các cháu quan sát một cách chăm <br />
chú, thể hiện sự thích thú lộ rõ trên từng nét mặt ngây thơ của trẻ.<br />
Ví dụ về lĩnh vực phát triển ngôn ngữ trẻ được làm quen các tác <br />
phẩm văn học hoặc làm quen chữ cái. Trẻ được xem các hình ảnh về các <br />
nhân vật trong chuyện, thơ, làm quen các hình ảnh về tên các địa danh, sự <br />
vật, đồ vật có chứa chữ cái mà trẻ đã học, sắp học. Trẻ được quan sát, tìm <br />
kiếm, phân tích, nhận xét các tranh, hình ảnh một cách trực quan cụ thể trên <br />
hình ảnh do cô tạo nên. Khi giáo dục về phát triển nhận thức trong lĩnh vực <br />
nhận biết về thế giới xung quanh, trẻ tìm hiểu về quê hương đất nước, Bác <br />
Hồ, trẻ không thể đến để nhận biết mà chỉ nghe, biết qua trò chuyện của cô <br />
giáo, cháu tiếp thu kiến thức một cách thụ động. Nhưng khi ứng dụng công <br />
nghệ thông tin thì trẻ chủ động hoạt động tích cực bằng hình ảnh trực quan <br />
sinh động, trẻ sẽ nhận biết được về Bác Hồ, về danh lam thắng cảnh quê <br />
hương, đất nước thông qua các kênh hình được trình chiếu trên máy chiếu. <br />
Trẻ hoạt động tìm hiểu tích cực qua hình ảnh sinh động mà giáo viên chỉ là <br />
người hướng dẫn, chỉ đạo cho trẻ. Qua các hình thức trên đã cho thấy trẻ <br />
sẵn sàng học tập một cách chủ động hứng thú và được trãi nghiệm tất cả <br />
các lĩnh vực sôi nỗi. Sau một thời gian thực hiện ứng dụng công nghệ thông <br />
tin vào công tác dạy học đa số đội ngũ giáo viên đã có một số <br />
<br />
<br />
9<br />
kỹ năng, thói quên cần thiết, cơ bản, sử dụng khá thành thạo bài soạn trên <br />
máy <br />
và khai thác hình ảnh trực quan sinh động. <br />
Giải pháp 5: Tăng cường công tác dự giờ, kiểm tra, đánh giá giáo <br />
viên:<br />
<br />
Kiểm tra là một chức năng quan trọng, vừa là một biện pháp quản lý <br />
có hiệu quả. Kiểm tra việc thực hiện bồi dưỡng chuyên môn là trách nhiệm <br />
của Cán bộ quản lý. Qua kiểm tra, cán bộ quản lý nắm được đầy đủ những <br />
thông tin cần thiết về tình hình thực hiện chuyên môn, đánh giá đúng phẩm <br />
chất năng lực của giáo viên, phát hiện đúng những lệch lạc, thiếu sót để kịp <br />
thời bổ sung, điều chỉnh và uốn nắn giáo viên nhằm nâng cao chất lượng <br />
các hoạt động chuyên môn của giáo viên. Trong công tác quản lý nhà trường <br />
nếu thiếu kiểm tra chuyên môn thì việc chỉ đạo chuyên môn của phó hiệu <br />
trưởng sẽ mất đi một nội dung quan trọng, mặt khác qua kiểm tra chuyên <br />
môn, Cán bộ quản lý tác động đến hành vi của giáo viên, nâng cao tinh thần <br />
trách nhiệm của họ đối với công việc, nâng cao ý thức tự bồi dưỡng phấn <br />
đấu đáp ứng với yêu cầu Chuyên môn của nhà trường.<br />
<br />
Vì vậy để công tác bồi dưỡng Chuyên môn cho giáo viên đạt hiệu quả <br />
cao nhất, Cán bộ quản lý không được phép buông lỏng công tác kiểm tra. <br />
Để công tác kiểm tra mang lại tác dụng về bồi dưỡng chuyên môn cho giáo <br />
viên, Cán bộ quản lý cần đảm bảo:<br />
<br />
+ Xác định rõ mục đích yêu cầu của từng đợt kiểm tra dựa trên yêu <br />
cầu <br />
<br />
nhiệm vụ cụ thể của nhà trường của năm học.<br />
<br />
+ Phải có kế hoạch cụ thể trên cơ sở kế hoạch kiểm tra cả năm, học <br />
kỳ, đi sâu vào kế hoạch từng đợt kiểm tra xác định rõ mục đích yêu cầu, nội <br />
dung, hình thức, phương pháp kiểm tra.<br />
<br />
+ Làm tốt công tác tuyên truyền giúp cho giáo viên thông suốt việc <br />
kiểm tra, khuyến khích tinh thần tự giác, trung thực của giáo viên để giáo <br />
10<br />
viên chuẩn bị mọi phương tiện và điều kiện tích cực góp phần thực hiện tốt <br />
cùng đợt kiểm tra đó.<br />
<br />
Về nội dung kiểm tra: Kiểm tra về quy chế chuyên môn, hồ sơ sổ <br />
sách <br />
<br />
(Bài soạn, sổ nhật ký, sổ theo dõi trẻ, sổ chất lượng (phiếu đánh giá trẻ, <br />
khảo <br />
<br />
sát, tổng hợp kết quả), sổ bồi dưỡng chuyên môn, sổ hội họp, sổ dự giờ…) <br />
<br />
phương pháp dạy của bộ môn, cách trang trí nhóm lớp để đánh giá tình hình <br />
triển khai và thực hiện chuyên môn của giáo viên có đúng như kế hoạch mà <br />
nhà trường đã chỉ đạo hay không. Kiểm tra việc thực hiện theo từng chuyên <br />
đề về nuôi dạy đã được tổ chuyên môn bồi dưỡng tập trung.<br />
<br />
Phương pháp kiểm tra: Kiểm tra dự giờ có báo trước, đột xuất về các <br />
tiết dạy cũng như các hoạt động thông qua phiếu dự giờ và kiểm tra dân <br />
chủ theo <br />
<br />
từng đơn vị tổ.<br />
<br />
Nguyên tắc kiểm tra: <br />
<br />
+ Trong công tác kiểm tra phải đảm bảo tính khách quan và công khai, <br />
công bằng dân chủ.<br />
<br />
+ Sau kiểm tra phải có những nhận xét đánh giá chính xác, phân tích <br />
các ưu điểm, tồn tại của giáo viên để giúp họ phát huy những mặt mạnh, <br />
khắc phục những tồn tại hạn chế áp dụng vào thực tế chăm sóc giáo dục <br />
trẻ.<br />
<br />
Thời gian kiểm tra: Trong một tháng giáo viên phải được dự ít nhất <br />
một giờ dạy hoặc một hoạt động. Trong một học kỳ, mỗi giáo viên phải <br />
được kiểm tra 3 4 lần. Ngoài ra, tôi còn kiểm tra hàng ngày, hàng tuần để <br />
kịp thời nhắc nhở giúp đỡ giáo viên về chuyên môn. <br />
<br />
Có thể nói, kiểm tra, đánh giá là khâu quan trọng trong việc bồi dưỡng <br />
chuyên môn cho giáo viên. Có kiểm tra, đánh giá chính xác thì mới tìm ra <br />
<br />
11<br />
những ưu điểm, tồn tại của giáo viên trong giảng dạy. Từ đó góp phần nâng <br />
cao chất lượng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên trong nhà trường.<br />
<br />
Giải pháp 6: Tổ chức tốt các hội thi:<br />
<br />
Giải pháp bồi dưỡng thông qua các phong trào thi đua, tổ chức các hội <br />
thi, hội giảng thường xuyên sẽ giúp giáo viên mạnh dạn, bình tĩnh tự tin khi <br />
lên lớp. Để đạt được thành tích đòi hỏi mỗi người phải trau dồi năng lực sư <br />
phạm, nghệ thuật lôi cuốn trẻ, phải chịu khó suy nghĩ tìm tòi, học hỏi đồng <br />
nghiệp bạn bè…Từ đó trình độ chuyên môn và tay nghề của giáo viên được <br />
nâng lên. Phong trào thi đua gắn liền với các hội thi sẽ làm cho khí thế thi <br />
đua <br />
<br />
trong nhà trường càng sôi nổi, có tác dụng tuyên truyền tới các bậc phụ <br />
huynh.<br />
<br />
Thực hiện theo kế hoạch năm học của bậc học Mầm non. Năm học <br />
này nhà trường tổ chức các hội thi: Bé với ca dao dân ca và hò khoan Lệ <br />
Thủy; Hội thi “Giáo viên dạy giỏi” ; tổ chức tốt các hội giảng như Thao <br />
giảng chào mừng các ngày lễ ngày hội: 20/10; 20/11; 8/3; 30/4; 1/5…<br />
<br />
Việc tổ chức các hội thi trong nhà trường có tác dụng thúc đẩy sự <br />
phấn đấu vươn lên của các giáo viên. Trong các hội thi, họ có điều kiện để <br />
khẳng định mình trước tập thể. Song bên cạnh đó, việc tổ chức các hội thi <br />
cũng tạo được mối quan hệ thân ái, giúp đỡ nhau trong tập thể giáo viên nhà <br />
trường để cùng nhau tiến bộ. Trên cơ sở tổ chức hội thi cấp trường để <br />
nhằm phát hiện những nhân tố mới và tiếp tục bồi dưỡng những giáo viên <br />
nồng cốt đạt thành tích cao để tham dự hội thi cấp huyện, cấp tỉnh.<br />
<br />
Để các hội thi thành công và có kết quả tốt đẹp, tôi tham mưu với <br />
đồng chí Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch cụ thể cho từng tháng, thông báo <br />
tới toàn thể chị em để họ nắm được nội dung, thời gian thi.<br />
<br />
Ví dụ: Tháng 10: Thao giảng về chuyên đề vệ sinh và an toàn thực <br />
phẩm<br />
<br />
<br />
12<br />
Tháng 11: Thao giảng chào mừng ngày nhà giáo Việt nam 20/11<br />
<br />
Thi “Bé với ca dao dân ca và hò khoan Lệ Thủy”<br />
<br />
Tháng 12: Thi giáo viên dạy giỏi cấp trường<br />
<br />
Tháng 1: Thi giáo viên dạy giỏi cấp Huyện<br />
<br />
Tháng 3: Thi giáo viên dạy giỏi cấp Tỉnh<br />
<br />
Tháng 4: Thao giảng chào mừng 30/4 và 1/5<br />
<br />
Trong các đợt thi, giáo viên trường tôi luôn có sự chuẩn bị và nổ lực <br />
phấn đấu để đạt kết quả cao nhất. Sau hội thi trường tôi có tổng kết rút <br />
kinh nghiệm, khen thưởng tập thể và các cá nhân có thành tích xuất sắc với <br />
tổng kinh phí: 1.500.000đồng.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
* Kết quả đạt được: <br />
Qua quá trình tìm tòi suy nghĩ và đặc biệt là áp dụng các giải pháp để <br />
chỉ đạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng Chuyên môn cho đội ngũ giáo viên <br />
ở <br />
đơn vị đã đạt được kết quả như sau:<br />
Trình độ chuyên môn: Đạt chuẩn 31/31 tỷ lệ 100%; trên chuẩn 22/31 <br />
tỷ lệ 71% so với đầu năm học tăng 16,2% (có 5 đ/c tốt nghiệp ĐHMN). <br />
100% CB, GV, NV có chứng chỉ tin học và ngoại ngữ.<br />
Về năng lực chuyên môn của đội ngũ giáo viên ở trường tôi đã có <br />
những chuyển biến rõ rệt, giáo viên ở các khối nhà trẻ và mẫu giáo đã lên <br />
được kế hoạch năm, tháng, tuần phù hợp với tình hình thực tế của trường <br />
lớp, phù hợp với chủ đề chủ điểm, sổ sách trình bày sạch, đẹp, cập nhật <br />
thông tin, giáo viên chia đôi số trẻ khi tổ chức các tổ chức các tiết học và <br />
hoạt động ngoài trời, hoạt động góc một cách hợp lý, bình tĩnh, tự tin khi lên <br />
<br />
13<br />
lớp, xử lý các tình huống sư phạm khéo léo, nhẹ nhàng (ít nhất đã có 10 giáo <br />
viên có sự chuyển biến và tiến bộ rõ về các nội dung này).<br />
Tổ chức tốt các đợt kiến tập, sau buổi kiến tập các đồng chí giáo <br />
viên ở trường tôi tổ chức tốt các tiết dạy giáo dục âm nhạc và các tiết dạy <br />
toán theo chương trình Giáo dục mầm non có hiệu quả cao. Xếp loại tốt: có <br />
9 đ/c. Qua đó đội ngũ giáo viên học hỏi, đúc rút kinh nghiệm nâng cao tay <br />
nghề. Xếp loại năng lực sư phạm giáo viên đạt tốt 18/25 tỷ lệ 72%; Khá <br />
7/25 tỷ lệ 28%. <br />
Nhiều giáo viên qua các đợt thao giảng chào mừng các ngày lễ lớn <br />
như 20/10; 20/11; 8/3; 30/4; 1/5 tham gia dạy về soạn giáo án điện tử để <br />
trình chiếu cho trẻ học hứng thú đạt hiệu quả cao và có nhiều tiết dạy xếp <br />
loại tốt. Nhiều giáo viên đã truy cập Intenet để tham khảo các giáo án trên <br />
mạng, các tài liệu liên quan đến Giáo dục mầm non, 100% đội ngũ giáo viên <br />
đã thành thạo trong việc soạn giáo án điện tử và biết cách trình chiếu Power <br />
Point và có máy vi tính bàn, xách tay tại nhà. <br />
<br />
Về công tác dự giờ, kiểm tra đánh giá giáo viên: Trong năm học <br />
20122013 tổng số dự giờ các tiết dạy và hoạt động của giáo viên: 170 tiết; <br />
trong đó xếp loại tốt: 80 tiết; xếp loại khá: 78 tiết; xếp loại ĐYC: 12 tiết.<br />
<br />
+ Kiểm tra toàn diện của trường có 13 giáo viên; trong đó xếp loại <br />
tốt <br />
<br />
11 giáo viên; 2 giáo viên xếp loại khá.<br />
<br />
+ Kiểm tra chuyên đề 24 giáo viên: xếp loại tốt 18 giáo viên; xếp <br />
loại khá: 6 giáo viên. <br />
<br />
+ Thanh tra toàn diện của Phòng có 7 giáo viên xếp loại tốt và xếp <br />
loại chung nhà trường: Tốt.<br />
<br />
+ Xếp loại năng lực sư phạm cuối năm: xếp loại tốt: 18 giáo viên, <br />
xếp loại khá: 06 giáo viên.<br />
<br />
<br />
<br />
14<br />
+ Đánh giá theo chuẩn giáo viên Mầm non cuối năm: xếp loại xuất <br />
sắc: 18 giáo viên; loại khá: 6 giáo viên.<br />
<br />
Nhà trường đã tổ chức tốt các đợt thao giảng và các hội thi thành <br />
công tốt đẹp; cụ thể:<br />
<br />
+ Thao giảng: 25 tiết (Tốt: 20 tiết, Khá: 5 tiết)<br />
<br />
+ Tổ chức Hội thi Cấp Trường: <br />
Hội thi “Bé với ca dao dân ca, Hò khoan Lệ Thủy” 2 đội tham gia đó <br />
là đội 1 Thanh Mỹ và đội 2 Thanh Tân đều đạt giải giải nhất và 5 cháu đạt <br />
giải<br />
(1 giải nhất, 1 giải nhì, 3 giải ba).<br />
<br />
Hội thi “Giáo viên dạy giỏi” cấp trường. Có 9 giáo viên tham gia và <br />
kết quả có 4 giáo viên đạt xuất sắc, 5 giáo viên đạt giỏi. <br />
<br />
+ Tham gia hội thi “Giáo viên dạy giỏi” Cấp Huyện có 1 giáo viên đạt <br />
giáo viên dạy giỏi cấp huyện. <br />
<br />
+ Tham gia hội thi “Giáo viên dạy giỏi” cấp Tỉnh có 1 giáo viên tham <br />
gia đạt giải ba và đạt giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh.<br />
<br />
3. PHẦN KẾT LUẬN<br />
3.1. Ý nghĩa của đề tài, sáng kiến, giải pháp:<br />
<br />
Trong năm học 2012 2013 nhờ có các giải pháp chỉ đạo, nâng cao <br />
năng lực chuyên môn cho đội ngũ giáo viên mầm non, đơn vị đã gặt hái <br />
nhiều thắng lợi, chất lượng đội ngũ ngày càng nâng lên rõ rệt, chất lượng <br />
giáo dục trẻ đạt kết quả cao. Cơ bản khắc phục được những hạn chế và <br />
các mặt non yếu về chuyên môn trong đội ngũ giáo viên. Lực lượng nồng <br />
cốt về chuyên môn đã được bổ sung; có một số giáo viên trưởng thành, tiến <br />
bộ nhanh và khá vững chắc; có 01 giáo viên đã tham gia dự thi cấp tỉnh đạt <br />
giải; việc nắm bắt nội dung chương trình chăm sóc, giáo dục trẻ đầy đủ <br />
hơn; kỹ năng sư phạm nhất là việc sử dụng linh hoạt các hình thức tổ chức <br />
<br />
<br />
15<br />
lớp học trong dạy học và các hoạt động giáo dục, tiến bộ khá rõ; việc ứng <br />
dụng CNTT đã phát triển khá mạnh trong đội ngũ...<br />
<br />
Để nâng cao chất lượng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên trong <br />
trường mầm non. Người Cán bộ quản lý phụ trách chuyên môn phải nắm rõ <br />
yêu cầu của ngành, có tầm nhìn, xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn <br />
lâu dài trong từng năm, triển khai kịp thời có hiệu quả các nội dung bồi <br />
dưỡng chuyên môn tới giáo viên, bồi dưỡng trình độ chuyên môn nghiệp vụ, <br />
tổ chức tốt các buổi hội thảo, các đợt kiến tập tại trường , Bồi dưỡng việc <br />
ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học để nâng cao chất lượng chăm <br />
sóc giáo dục trẻ, làm tốt công tác dự giờ, kiểm tra, đánh giá giáo viên, đặc <br />
biệt là chế độ thi đua khen thưởng.<br />
Có được những thành quả trên là do nhà trường luôn đầu tư đầy đủ <br />
trang thiết bị cơ sở vật chất phục vụ tốt cho các hoạt động giảng dạy của <br />
giáo viên. <br />
Ban giám hiệu có tầm nhìn về sự phát triển của ngành học, nhất là <br />
yêu cầu chiến lược về phát triển và nâng cao chất lượng đội ngũ , để đưa ra <br />
kế hoạch, có các giải pháp phù hợp ở từng giai đoạn.<br />
Luôn tác động nhằm nung nấu, hun đúc sự nhiệt tình, ham học hỏi, <br />
cần cù chịu khó, tích cực trau dồi chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên.<br />
Tranh thủ sự quan tâm của các cấp các ngành luôn ủng hộ và có sự <br />
tiếp sức cho đơn vị các hoạt động của nhà trường, nhất là trong công tác bồi <br />
dưỡng đội ngũ.<br />
3.2. Kiến nghị, đề xuất: <br />
* Đối với nhà trường: <br />
Tham mưu tích cực với lãnh đạo các ban ngành, đoàn thể để nhằm <br />
tăng trưởng cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy học nói chung và cho <br />
công tác bồi dưỡng đội ngũ nói riêng.<br />
Tạo điều kiện cho giáo viên tham gia học nâng cao trình độ chuyên <br />
môn.<br />
<br />
16<br />
Có những quy định cụ thể nhằm tăng cường công tác bồi dưỡng <br />
chuyên môn của đội ngũ giáo viên trong đơn vị.<br />
* Đối với Sở và phòng Giáo dục – Đào tạo Lệ Thủy:<br />
Tăng cường tổ chức hội thảo theo các chuyên đề về quản lý chuyên <br />
môn, quản lý trường học để cho Cán bộ quản lý giáo viên được thường <br />
xuyên giao lưu trao đổi kinh nghiệm quản lý của các trường bạn với nội <br />
dung bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ. Tổ chức cho Cán bộ quản lý <br />
được đi tham quan học hỏi kinh nghiệm các trường trong và ngoài tỉnh.<br />
Phổ biến rộng rãi các sáng kiến kinh nghiệm, đề tài quản lý giáo dục <br />
được xếp loại hàng năm.<br />
Trên đây là sáng kiến kinh nghiệm của bản thân trong việc nâng cao <br />
chất lượng Chuyên môn cho đội ngũ giáo viên được áp dụng trong quá trình <br />
thực hiện ở Trường mầm non hiện tôi đang công tác. Kính mong sự góp ý <br />
chân thành của hội đồng khoa học để bản thân có thêm nhiều kinh nghiệm <br />
chỉ đạo tốt hơn.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
17<br />
ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC NHÀ TRƯỜNG<br />
…………………………………………………………………………………<br />
…………………………………………………………………………………<br />
…………………………………………………………………..........................<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC PHÒNG GD & ĐT<br />
…………………………………………………………………………………<br />
…………………………………………………………………………………<br />
…………………………………………………………………..........................<br />
..............................................................................................................................<br />
..............................................................................................................................<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
18<br />
19<br />