SKKN: Giáo dục thể chất cho học sinh Tiểu học
lượt xem 134
download
Giáo dục thể chất nói chung và môn học Thể dục giữ vai trò quan trọng trong việc giáo dục toàn diện. Thể dục là một biện pháp tích cực, tác động nhiều đến sức khỏe học sinh. Mời các bạn tham khảo bài SKKN "Giáo dục thể chất cho học sinh Tiểu học".
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: SKKN: Giáo dục thể chất cho học sinh Tiểu học
- PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO MỎ CÀY NAM TRƯỜNG TH NGÃI ĐĂNG Ñeà taøi Đề tài thuộc lĩnh vực chuyên môn: Môn Thể dục Người thực hiện: Đoàn Văn Chuyển Tổ chuyên môn: Khối 2+3 Naêm hoïc: 2011-2012 1
- A. Phần mở đầu I. Bối cảnh của đề tài Năm học 2011 -2012 là năm đầu tiên thực hiện giảng dạy theo công văn số 5842 BGD ĐT-VP Ngày 01 tháng 9 năm 2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo V/V điều chỉnh nội dung dạy học các môn học Cấp tiểu học, là năm học thứ 3 thực hiện giảng dạy theo chuẩn kiến thức kĩ năng, là năm học thứ 4 hưởng ứng tích cực cuộc vận động" Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực" và là năm thứ 10 thực hiện đổi mới phương pháp dạy học mới lấy học sinh làm trung tâm, giáo viên chỉ là người hướng dẫn giúp học sinh lĩnh hội tri thức. Trước đây, mục tiêu chủ yếu của chương trình Thể dục là kiến thức. Thì nay, sức khỏe, thể lực và hình thành kĩ năng của học sinh là quan trọng nhất của chương trình Thể dục mới bậc Tiểu học. Vì vậy, đòi hỏi người giáo viên phải không ngừng sáng tạo, tìm tòi học hỏi để đáp ứng được nhu cầu trong tình hình mới của đất nước đó là giáo dục thế hệ trẻ " vừa hồng vừa chuyên". II. Lí do chọn đề tài - Giáo dục thể chất nói chung và môn học Thể dục trong nhà trường Tiểu học nói riêng, thể chất giữ vai trò quan trọng trong việc giáo dục toàn diện. Thể dục là một biện pháp tích cực, tác động nhiều đến sức khỏe học sinh. Qua môn học nhằm cung cấp cho học sinh những kiến thức, kỹ năng vận động cơ bản, làm cô sở cho học sinh rèn luyện thân thể, bồi dưỡng đạo đức tác phong của con người mới. - Đối với học sinh Tiểu học tâm lý của các em còn mang tính vui tươi, hồn nhiên, hiếu động...đặc biệt là mặt tâm sinh lý của các em có nhiều thay đổi lớn. Vì vậy, trong môn Thể dục không nên theo khuynh hướng thể dục đơn thuần, máy móc, gây cho các em sự mệt mỏi, căng thẳng, nhàm chán, dẫn đến phản tác dụng giáo dục mà qua mỗi tiết học phải tạo được hứng thú, tác động toàn diện cả về tâm sinh lý ở các em, tạo nên sự hứng thú, giúp các em ham thích, luyện tập tích cực. Mặt khác, trong một lớp học có nhiều đối tượng học sinh khác nhau: có em có sức khỏe tốt có em sức khỏe yếu, có em tật bẩm sinh v.v…Vậy phải làm 2
- thế nào để tất cả các em đều tham gia tập luyện một cách nhiệt tình. Với nhiều câu hỏi đặt ra, bản thân là giáo viên dạy Thể dục hơn 10 năm công tác, tôi luôn trăn trở làm sao để học sinh ham thích hơn với giờ học Thể dục. Từ những kinh nghiệm có được tôi đã mạnh dạn tham gia viết lên một vài sáng kiến kinh nghiệm trong thực tế để cùng trao đổi và chia sẻ với các bạn đồng nghiệp. III. Phạm vi và đối tượng của đề tài - Đề tài được áp dụng rộng rải trong trường Tiểu học. - Đề tài được viết trong lĩnh vực Môn học Thể dục. - Đối tượng nghiên cứu là học sinh Tiểu học. IV. Mục đích của đề tài - Tạo cho các em sự say mê, hứng thú trong mỗi giờ học. - Giúp các em rèn luyện thân thể tốt, có một số kĩ năng cơ bản, có sức khỏe ...đảm bảo học tập được tốt hơn. - Qua đề tài muốn trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp một số kinh nghiệm mà bản thân đã vận dụng thành công trong công tác giảng dạy. V. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu - Giảng dạy môn Thể dục đòi hỏi người Giáo viên phải luôn năng động tìm tòi nhiều phương pháp, vận dụng nhiều hình thức lên lớp hợp lý qua từng tiết học. - Giáo viên phải nắm bắt được tâm lí lứa tuổi học sinh đẻ lựa chọn nội dung dạy học cho hợp lý( đối với loại bài Môn tự chọn Khối 4-5). B. Phần nội dung I. Cơ sở lí luận: Phân môn Thể dục cùng với các phân môn khác trong nhà trường, có nhiệm vụ quan trọng trong hình thành ở người học những nhân cách sống của con người lao động mới, trong thời đại mới, mà mục tiêu giáo dục của Đảng ta là đào tạo con người: Tự chủ- năng động- sáng tạo, có năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn đặt ra, tự lo được việc làm, lập nghiệp và thăng tiến trong cuộc sống. Qua đó góp phần xây dựng đất nước giàu mạnh, xả hội công bằng, văn minh. Không những thế, giáo dục thể chất cho thế hệ thiếu nhi là một mặt của nền giáo dục tiến bộ, là nhu cầu tất yếu khách quan của sự tồn tại và phát triển 3
- của một xã hội văn minh nói chung và của công cuộc xây dựng Xã hội chủ nghĩa, bảo vệ Tổ quốc nói riêng. Phân môn Thể dục còn mang lại cho thế hệ trẻ cuộc sống vui tươi, lành mạnh và tác động mạnh mẽ đến các mặt giáo dục như: Giáo dục đạo đức, giáo dục trí tuệ, lao động thẩm mĩ nhằm góp phần đào tạo thế hệ thiếu nhi Việt Nam thành những người" Phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức". Đối với học sinh Tiểu học, các em còn nhỏ, hệ xương chưa phát triển đầy đủ, tổ chức sụn chiếm tỉ lệ cao, cột sống yếu. Hệ hô hấp ở độ tuổi này có đường hô hấp còn hẹp, hệ tuần hoàn hoạt động còn kém (do tim còn nhỏ). Sự tập trung chú ý chưa bền vững, dễ phân tán, tính hưng phấn cao, trí tưởng tượng phát triển hơn song còn nghèo nàn, tản mạn, ít có tổ chức, tư duy logic chưa cao. Do đó làm thế nào để dạy môn Thể dục trong trường Tiểu học thật sự thu hút được học sinh tập trung chú ý, tích cực tập luyện và tập luyện có hiệu quả, phù hợp với các em là một vấn đề đòi hỏi cần phải có sự đầu tư, nghiên cứu. Từ thực tế giảng dạy và xuất phát từ mục tiêu trên, đáp ứng được yêu cầu đổi mới nội dung và phương pháp dạy học để tìm ra những biện pháp tối ưu nhất góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy. Với những yêu cầu cấp bách trên, tôi quyết định chọn đề tài: Một số kĩ năng để giúp học sinh hứng thú trong giờ học Thể dục. II. Thực trạng của vấn đề 1. Thuận lợi: - Cùng với việc đổi mới nội dung- chương trình, phân môn Thể dục được thay đổi nhiều về bội dung chương trình và cấu trúc SGK vì nó được xây dựng theo hướng tích cực, tránh sự trùng lập, giảm thời lượng học tập, tăng tính tích cực hóa hoạt động học tập cho học sinh. Cụ thể: + Nội dung chương trình SGK mới đã được tinh giảm những nội dung chưa phù hợp, bổ sung những nội dung cập nhật với cuộc sống hiện đại. + Tăng cường các nội dung thực hành hoặc vận dụng vào thực tiễn, đồng thời giảm nội dung lí thuyết chưa phù hợp với trình độ học sinh. 4
- + Ưu tiên những nội dung được trình bày dưới dạng các hoạt động nhằm thể hiện sự đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động của học sinh. - Ở các khối 1,2,3,4,5 đã thực hiện đổi mới nội dung chương trình và phương pháp dạy học. Những điểm mới về nội dung chương trình đã có tác dụng rất tích cực đến quá trình lĩnh hội tri thức của học sinh. - Giáo viên được tập huấn thay sách, được hướng dẫn cách xây dựng thiết kế bài học theo hướng mới, có phân chia từng hoạt động cụ thể, rõ ràng, có chỉ dẫn các phương pháp dạy học theo từng chủ đề. - Trong những năm học qua đi kèm với thay sách, Bộ Giáo dục và đào tạo tổ chức biên soạn bộ tài liệu " Hướng dẫn thực hiện Chuẩn kiến thức, kĩ năng các môn học ở Tiểu học". Đây vừa là giải pháp cơ bản góp phần khắc phục tình trạng" quá tải" trong giảng dạy, từng bước ổn định và nâng cao chất lượng giáo dục. - Năm 2011 Việc điều chỉnh nội dung dạy học thực hiện theo công văn 5842/BGDĐT- VP ngày 1 tháng 9 năm 2011, trong đó môn thể thao tự chọn khối 4-5 không yêu cầu học sinh "thực hiện đúng các bài tập" mà chỉ yêu cầu “Thực hiện được các bài tập". Hay một số trò chơi nguy hiểm như: Trồng nụ, trồng hoa Giáo viên có thể thực hiện khi điều kiện sân bãi cho phép. Hoặc một số động tác khó trong trò chơi " Chuyền bóng tiếp sức "- Lớp 5- Giáo viên có thể không cho Học sinh thực hiện tung, bắt bóng qua kheo chân... - Học sinh luôn say mê học hỏi, luôn có nhu cầu được hoạt động do đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi thời kỳ này trẻ rất hiếu động. 2. Khó khăn: - Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có những văn bản hướng dẫn thực hiện chương trinh, SGK và chỉ đạo dạy học phù hợp với đối tượng học sinh ở các vùng miền khác nhau, như: Công văn số 896/BGDĐT- GDTH ngày 13-2 -2006 về Hướng dẫn điều chỉnh việc dạy và học cho học sinh tiểu học, CV số 9832/ BGDĐT- GDTH ngày 01-9-2006 Về Hướng dẫn thực hiện chương trình các môn học lớp 5
- 1,2,3,4,5 nhưng không ít giáo viên vẫn lúng túng khi vận dụng chương trình, SGk để dạy học cho các đối tượng khác nhau. - Giáo viên còn thiếu kinh nghiệm trong cách thức tổ chức hoạt động dạy học tích cực cho từng lớp cụ thể. Giáo viên chưa dành nhiều thời gian để nghiên cứu tìm ra những đồ dùng dạy học gần gũi với các em. - Nội dung dạy học cũng còn bất cập, ví dụ đối vối học sinh có sức khỏe yếu thì nội dung cần đạt thường không đảm bảo. Cụ thể như ở Khối 4 nội dung bật xa phải đạt 140cm (đối với nam) và 135 cm ( đối với nữ) thì những em này không thực hiện được. Hoặc nội dung tự chọn môn đá cầu ở khối 4-5 khi thời tiết không thuận lợi (gió nhiều) Học sinh cũng gặp khó khăn. - Hiện nay một số đơn vị trường sân bãi dành cho tập luyện còn ít, sân tập chưa được lót đan nên thường gây bụi cho học sinh. - Đồ dùng dạy học cung cấp chưa đầy đủ như trò chơi " Chạy tiếp sức ném bóng vào rổ" -lớp 4- sân và dụng cụ học tập không đủ thực hiện . Hay giáo viên phải tự làm thêm đồ dùng dạy học cho một số trò chơi như: " Tung vòng vào đích" - lớp 2, trò chơi "Đua ngựa" -lớp 4... Chính vì vậy, vấn đề đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh trong phân môn Thể dục là vấn đề nóng bỏng, búc xúc, cần thiết giúp học sinh chủ động trong các hoạt động, phải làm sao cho các em tự chiếm lĩnh tri thức, tự tìm kiếm kiến thức và trở thành những học sinh luôn năng động, sáng tạo, làm bước đà để các em thích ứng với sự phát triển nhanh chóng của xã hội. Những vấn đề trăn trở và tồn tại trên là động lực thức đẩy tôi nghiên cứu qua thực tế giảng dạy, tìm tòi sách báo, tạp chí, tư liệu, băng hình... đã bắt tay vào xây dựng đề tài trên. III. Các biện pháp để tiến hành giải quyết vấn đề: Trong môn Thể dục để có một tiết học đạt hiệu quả cao, tạo cho các em niềm say mê hứng thú tập luyện, nắm vững được nội dung bài học, không cần ghi lý thuyết, thực hiện động tác chính xác, đẹp, không có dấu hiệu mệt mỏi, 6
- chán nản trong tập luyện hay thái độ tập cho có cho xong. Muốn đạt được những yêu cầu trên, cần phải có một số phương pháp cốt yếu sau: - Trước hết giáo viên dạy Thể dục phải nắm chắc chương trình giảng dạy ở tất cả các khối lớp, cần nghiên cứu kĩ nội dung bài dạy. Với yêu cầu hiện nay, mục tiêu bải học phải dựa trên chuẩn kiến thức và kĩ năng và CV 5842 Hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học, đòi hỏi người giáo viên phải nghiên cứu thât kĩ nhất là khâu soạn giảng sao cho phù hợp với từng đối tượng học sinh; sử dụng phương pháp và hình thức lên lớp sao cho hợp lý. Đối với nội dung " Môn học tự chọn" của khối 4-5, tôi chọn nội dung có nhiều học sinh yếu thích. Nếu lớp có 2 khoảng em thích môn đá cầu thì tôi chọn nội dung đó. Nhờ vậy học sinh tập 3 luyện tích cực hơn. - Không như những môn học khác, môn Thể dục không có sách giáo khoa cho các em nghiên cứu trước ở nhà, mỗi giờ học đều mở ra cho các em những điều mới lạ và giáo viên chính là người dẫn dắt các em đi từ hoạt động này đến hoạt động khác nối tiếp. Cụ thể hơn: + Vào đầu mỗi giờ học GV cần dành một ít thời gian để kiểm tra trang phục, dụng cụ học tập của các em, qua đó tạo ý thức, nề nếp học tập tốt. + Môn thể dục là môn học vừa học vừa chơi nhưng đầy tính nghệ thuật . Một động tác đẹp, một đội hình đẹp cũng đã góp phần giáo dục thẩm mĩ cho các em. Vì vậy giáo viên phải là người giúp các em đến với cái đẹp bằng tất cả tài năng và sự sáng tạo của nình. Dạy Thể dục yêu cầu cơ bản là người GV phải tập làm mẫu từng động tác, thao tác phải nhuần nhuyễn, phân tích phải rõ ràng từng chi tiết, kỹ thuật của từng động tác giúp học sinh dễ hiểu và nắm bắt ngay. Đã gọi là làm mẫu thì động tác phải đạt yêu cầu chính xác, đẹp, đúng kĩ thuật. Học sinh khi quan sát GV làm mẫu rất dễ gây ấn tượng sâu sắc trong trí nhớ của các em. Đối với GV không chuyên, Gv lớn tuổi không có khả năng làm mẫu thì có thể cho học sinh quan sát tranh, ảnh, xem phim, hoặc bồi dưỡng cán sự, nên chọn những em có năng khiếu tốt về mặt này để làm mẫu thay cho giáo viên khi dạy những động tác mới. 7
- + GV khi giảng giải phân tích kĩ thuật động tác nên ngắn gọn, chính xác, xúc tích, dễ hiểu. Ngoài trời có thể sử dụng tranh, ảnh, mô hình ...để minh họa làm tăng sự chú ý trong các em. + Do đặc điểm của học sinh lứa tuổi Tiểu học tính hiếu động, ít tập trung, ít chú ý cao. Nhất là khi lên lớp ngoài trời hay bị các yếu tố bên ngoài làm ảnh hưởng. Do vậy trong phần mở đầu Gv nên sử dụng một số trò chơi thường được các em ưu thích nhưng tránh những trò chơi vận động mạnh để gây sự tập trung hứng thú trước khi vào phần cơ bản. GV cũng có thể cho cả lớp vỗ tay hát chung một bài hát tập thể để tạo sự thoải mái phấn khởi bước đầu cho quá trình tập luyện. + Trong tiết dạy thể dục không nhất thiết phải tuân theo một khuôn khổ nhất định mà phải luôn thay đổi một số tình tiết mới dễ gây hứng thú cho học sinh. Như thông qua mốt số biện pháp: trò chơi, thi đua khen thưởng, tăng độ khó của động tác...Giáo viên cần đánh giá kết quả cuộc chơi một cách công bằng, khách quan, trung thực, tránh tình trạng thiên vị làm cho các em không thoải mái, thiếu tập trung khi chơi. * Thí dụ minh hoạ: + Nhảy dây: Có thể cho học sinh thi ai nhảy lâu trong thời gian nhất định, em nào giữ dây tốt trong gian nhất định sẽ là người thắng cuộc. + Bật nhảy, bật xa tại chỗ: Có thể cổ chức trò chơi bật xa tiếp sức hay thi bật xa theo nam, nữ. Qua đó giáo viên có thể lựa chọn được học sinh bật xa nhất trong lớp, khối, trường tạo nguồn bồi dưỡng học sinh năng khiếu cho trường. + Luyện tập chạy nhanh: Có thể tổ chức chạy tiếp sức giữa hai đội dưới hình thức trò chơi. Với các hình thức thay đổi trên sẽ làm cho các em không cảm thấy nhàm chán - Trong quá trình dạy học, nếu các em có dấu hiệu mệt mỏi giáo viên cần thay đổi nội dung để tạo lại sự hứng thú, lấy lại tâm lý trạng thái vui tươi, có thể cho chơi một số trò chơi nhỏ hay kể một số câu chuyện ngắn gọn về tinh thần luyện tập thể thao, lời kêu gọi tập luyện thể dục của Bác Hồ… 8
- - Việc phân bố thời gian trong mỗi tiết dạy rất quan trọng, không nhất thiết nội dung trọng tâm phải dành nhiều thời gian hay chơi nhiều hơn tập luyện cũng không mang lại hiệu quả; không nên truyền thụ lý thuyết một cách dài dòng mà cần nói ngắn gọn sau đó dành thời gian cho học sinh tập luyện, thực hành. - Lượng vận động trong mỗi tiết học cũng cần phải hợp lý, vừa sức. Nếu nội dung trọng tâm mà lượng vận động đã nhiều thì nội dung trò chơi nên cho chơi những trò chơi tại chỗ, ít vận động …giúp sức khoẻ học sinh không ảnh hưởng đến các tiết học tiếp theo. - Dụng cụ học tập rất quan trọng, nên áp dụng triệt để vì nó dễ tạo nên hưng phấn. Cho nên mỗi nội dung, mỗi tiết học, giáo viên nên thay đổi dụng cụ như: bóng đá, bóng chuyền, dây, cờ, cầu đá… hay các vật dụng khác mang màu sắc đa dạng áp dụng trong bài học và trò chơi, sẽ tác động vào mắt các em gây sự hứng thú hấp dẫn trong tập luyện. - Trong suốt tiết học, giáo viên cũng nên dùng phương pháp thi đua khen thưởng động viên các em, mỗi một nội dung cho các tổ thi đua với nhau, giáo viên nhận xét khen thưởng sẽ tạo nên sự tranh đua, gắng sức tập luyện. Ở tâm lý học sinh tiểu học chỉ cần động viên khen ngợi một điều gì đó là các em sẽ thích thú ngay. - Đổi mới dạy học môn Thể dục theo hướng phát huy tính cực của học sinh bằng các biện pháp thi đua, thi đấu, biểu diễn và dưới dạng trò chơi. Khi dạy học cần nâng cao tính tự giác, khả năng tự quản của học sinh để phát huy tính sáng tạo chủ động và học tập tích cực của các em. Tăng cường chia tổ, nhóm, tổ chức cho học sinh tự tập luyện và tự quản nhằm khai thác việc tự đánh giá ở mỗi em, làm cho giờ học luôn tự nhiên, sinh động và hấp dẫn. - Để tìm hiểu tình hình học sinh một cách toàn diện, trong mỗi lớp học, GV cần lập danh sách riêng tìm hiểu khả năng vận động của một số học sinh, em nào có sức khoẻ tốt, sức khoẻ yếu hay bệnh tật… để có hình thức bồi dưỡng tập luyện khác nhau. - Đối với học sinh yếu, khuyết tật, không để các em nghỉ, mà giáo viên phải tổ chức riêng cho các em tập với cường độ nhẹ hoặc cho các bạn có sức khoẻ tốt giúp đỡ các bạn yếu, giáo viên nên động viên khích lệ các em này. Cần tạo điều 9
- kiện cho các em, chẳng hạn cho các em này làm trọng tài trong các trò chơi, các hoạt động thi đua hoặc áp dụng phương pháp tập luyện bằng cách “phục hồi chức năng” với hình thức nhẹ nhàng, nội dung phù hợp để các em này được hoạt động, tạo cho các em một tinh thần thoải mái, vui vẻ phấn khởi tập luyện nâng cao sức khoẻ cùng các bạn. - Phối hợp cùng công tác Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh tổ chức cho các em tham gia các hoạt động vui chơi nhân các ngày lễ lớn. Qua các hoạt động vui chơi còn giúp giáo viên tìm được nhân tài bồi dưỡng học sinh trở thành những vận động viên cho trường thi đấu qua các hội thao Huyện tổ chức. Giáo viên cần tạo sân chơi bổ ích cho học sinh, đồng thời tạo cơ hội cho học sinh có năng khiếu có cơ hội phát huy tài năng của mình như: đá cầu, đá bóng, nhảy dây, bật xa, chạy…Đặc biệt môn bóng đá không có trong chương trình TD cấp tiểu học nhưng lại là môn thi đấu trong các hội thao Huyện. Vì vậy ngay từ lớp 3 giáo viên cần sớm phát hiện tài năng của các em, lập kế hoạch bồi dưỡng thành lập đội bóng đá cho trường. Nói chung chương trình dạy thể dục trong trường Tiểu học rất đa dạng, phong phú nhưng tuỳ vào mức độ khác nhau. Giáo viên khi lên lớp cần nghiên cứu trong mỗi tiết dạy tạo mọi điều kiện, sử dụng phương pháp phù hợp với lứa tuổi các em, đảm bảo tính vừa sức, hấp dẫn, tạo nên hưng phấn, tính hấp dẫn, kích thích các em say mê luyện tập, nâng cao sức khoẻ đảm bảo việc học tập. IV. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm: Sau thời gian áp dụng phương pháp trên, tôi thấy rất thuận tiện trong việc soạn giảng cũng như qua thực tế dạy học. Đa số các em có tiến bộ nhiều trong môn học. Cụ thể là học sinh tất cả các khối rất ham thích luyện tập, thường trông đến tiết học Thể dục, chất lượng tăng lên rõ rệt qua từng giai đoạn. Học sinh có sức khoẻ yếu, khuyết tật thì nắm vững nội dung chương trình. Tuy không đòi hỏi mức độ cao ở các em song cũng đủ đảm bảo tốt về mặt sức khoẻ, có ý thức, tổ chức, là cơ sở để các em bước vào lớp kế tiếp với bản lĩnh tự tin hơn, tiến xa hơn. Cụ thể: *Chất lượng NH 2009-2010 10
- + A+ : 29/306 hs (9,47%) + A: 277/306 hs (90,53 %) + B: 0 (0%) *Chất lượng NH 2010-2011 + A+ : 42/287 hs (14,6 %) + A: 245/287 hs (85,4 %) + B: 0 (0%) *Phong trào hội thao hè NH 2010-2011: + Cấp Huyện: - Môn bật xa: 2 giải nhất - Môn ném bóng: 1 giải nhất, 1 giải ba - Môn đá cầu: 1 giải nhì (cá nhân) + Cấp Tỉnh: - Môn đá cầu: 2 giải ba C. Phần kết luận I. Những bài học kinh nghiệm rút ra từ quá trình áp dụng SKKN của bản thân: Giáo viên thể dục phải thường xuyên học tập, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ để đáp ứng yêu cầu của tiến trình giảng dạy, nâng cao chất lượng dạy học của bộ môn, phải dự giờ trao đổi kinh nghiệm, tham khảo các bài giảng mẫu để rút kinh nghiệm nâng cao nghiệp vụ sư phạm. Giáo viên luôn tìm tòi những phương pháp dạy học phù hợp với điều kiện thực tế, không nên áp đặt, máy móc… II. Ý nghĩa của SKKN đối với giảng dạy: Giúp người giáo viên từng lúc nâng cao tay nghề, yêu thích và hứng thú hơn với công tác giảng dạy, yêu lao động và say mê sáng tạo góp phần tạo tiết học thêm sinh động, phát huy tính tích cực của học sinh. III. Khả năng ứng dụng: Trên đây là một số kinh nghiệm của bản thân đã rút ra được từ những năm giảng dạy. Có thể đây sẽ là một vài kinh nghiệm nhỏ giúp GV dạy môn Thể dục như tôi thực hiện công tác giảng dạy tốt hơn, mỗi tiết học sẽ là một niềm vui đối với thầy và trò. IV. Những kiến nghị và đề xuất: 11
- - Nhà trường thường tạo điều kiện cho giáo viên đi học các lớp bồi dưỡng chuyên môn để nâng cao nghiệp vụ giảng dạy, phục vụ tốt cho công tác chăm sóc sức khoẻ học sinh. - Mỗi năm nhà trường cần mua sắm thêm một số thiết bị, dụng cụ tập luyện: bóng, cầu, dây…Tiến tới xây dựng phòng học có thể ghi chép cũng như các môn học có tính đối kháng như môn cờ vua, bóng rổ… - Mỗi năm nhà trường cùng thầy cô, học sinh có thể làm một số đồ dùng, thiết bị tự làm, góp phần làm giàu thêm cơ sở vật chất của nhà trường - Thường xuyên cải tạo và nâng cao các sân tập. - Tiến tới xây dựng nhà tập đa năng để đảm bảo tập luyện khi thời tiết không thuận lợi. Tóm lại việc học môn thể dục trong nhà trường là một độnmg lực quan trọng để góp phần hoàn thiện về mặt thể chất ngoài ra còn có tác dụng tích cực thúc đẩy các mặt giáo dục khác phát triển khác. Vì vậy, mỗi giáo viên chúng ta phải trao dồi kiến thức, tự hoàn thiện bản thân mình, luôn trăn trở tìm ra những phương pháp soạn giảng, tập luyện phù hợp, khắc phục những khó khăn để đưa chất lượng giáo dục thể chất ngày càng phát triển. Đào tạo cho xã hội thế hệ tương lai là những con ngưởi toàn diện có sức khoẻ dồi dào, có thể lực cuồng tráng, dũng khí kiên cường để tiếp tục sự nghiệp cách mạng của Đảng và cuộc sống tươi vui lành mạnh. Đề tài này tuy rằng đã hoàn thành nhưng không thể tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót, mong các bạn đồng nghiệp và ban giám khảo đóng góp ý kiến, bổ sung để tôi có thêm nhiều biện pháp mới hay hơn, sát thực hơn với thực tiển địa phương và từng đối tượng học sinh, để góp phần xây dựng con người phát triển một cách toàn diện 12
- TÀI LIỆU THAM KHẢO: - Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho GV Tiểu học của Bộ Giáo dục và đào tạo. - Sách GV thể dục từ khối 1-5 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. 13
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
SKKN: Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ 4 - 5 tuổi ở trường mầm non
13 p | 6685 | 1229
-
SKKN: Kinh nghiệm duy trì sĩ số trong công tác chủ nhiệm lớp
16 p | 3042 | 488
-
SKKN: Một số kinh nghiệm huấn luyện nhằm nâng cao thành tích chạy cự ly ngắn cho học sinh
16 p | 1479 | 430
-
SKKN: Kinh nghiệm về công tác tuyên truyền giữa nhà trường và các bậc cha mẹ trong việc chăm sóc, giáo dục trẻ ở trường mẫu giáo mầm non B Hà Nội
9 p | 1138 | 87
-
SKKN: Nâng cao chất lượng hoạt động góc qua đồ dùng, đồ chơi cho trẻ 24 - 36 tháng
11 p | 1295 | 84
-
SKKN: Làm thế nào cho học sinh yêu thích và hát đúng âm nhạc dân tộc trong trường học
18 p | 690 | 76
-
SKKN: Một số phương pháp kích thích nhiều hứng thú tập luyện thể dục thể thao cho học sinh
14 p | 232 | 68
-
SKKN: Nghiên cứu phương pháp kiểm tra đánh giá nội dung thực hành để nâng cao chất lượng giờ học môn GDQP-AN cho học sinh ở trường THPT
12 p | 284 | 66
-
SKKN: Sáng tác và phổ nhạc một số bài thơ, câu chuyện theo chủ đề nhằm nâng cao chất lượng giáo dục thẩm mĩ cho trẻ Mầm non
17 p | 503 | 61
-
SKKN: Một số biện pháp tuyên truyền phổ biến kiến thức nuôi dạy trẻ cho các bậc phụ huynh nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ở trường mầm non Cát Bi
11 p | 552 | 52
-
SKKN: Tích hợp giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh trong quá trình dạy học bài thơ “Mộ” (Chiều tối)
12 p | 662 | 51
-
SKKN: Quan tâm giúp đỡ những học sinh có hoàn cảnh đặc biệt tiến bộ
10 p | 516 | 45
-
SKKN: Một số biện pháp thực hiện xã hội hóa công tác giáo dục ở trường mầm non Cát Bi
20 p | 524 | 42
-
SKKN: Nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho trẻ mầm non
8 p | 890 | 29
-
SKKN: Làm thế nào để nâng cao chất lượng cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi làm quen với chuyện theo chương trình giáo dục mầm non mới
12 p | 217 | 26
-
SKKN: Một số biện pháp chỉ đạo công tác bồi dưỡng giáo viên về việc đổi mới chương trình và sách giáo khoa ở trường tiểu học
11 p | 218 | 19
-
SKKN: Một số biện pháp nâng cao chất lượng soạn giảng ở trường tiểu học Phú Thạnh
10 p | 285 | 15
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn