Một số biện pháp ghi nhớ tên nốt nhạc cho học sinh lớp 6 trường PTDT Nội Trú THCS Krông <br />
Ana<br />
<br />
<br />
BẢNG TỪ VIẾT TẮT<br />
<br />
Từ viết tắt Từ viết đầy đủ<br />
<br />
PTDT Phổ thông dân tộc <br />
<br />
THCS Trung học cơ sở<br />
<br />
SKKN Sáng kiến kinh nghiệm<br />
<br />
BGH Ban giám hiệu<br />
<br />
TĐN Tập đọc nhạc<br />
<br />
HS Học sinh<br />
<br />
ĐDDH Đồ dùng dạy học<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
1<br />
Một số biện pháp ghi nhớ tên nốt nhạc cho học sinh lớp 6 trường PTDT Nội Trú THCS Krông <br />
Ana<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
MỤC LỤC <br />
<br />
Mụ TÊN ĐỀ MỤC TRANG<br />
c<br />
I Phần thứ nhất: Mở đầu 3<br />
1 Lý do chọn đề tài 3<br />
2 Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài 5<br />
3 Đối tượng nghiên cứu 5<br />
4 Phạm vi giới hạn của đề tài 5<br />
5 Phương pháp nghiên cứu 6<br />
II Phần thứ hai: Giải quyết vấn dề 6<br />
1 Cơ sở lý luận 6<br />
2 Thực trạng vấn đề nghiên cứu 8<br />
3 Nội dung và hình thức của giải pháp 9<br />
III Phần thứ ba: Kết luận, kiến nghị 22<br />
1 Kết luận 22<br />
2 Kiến nghị 22<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
2<br />
Một số biện pháp ghi nhớ tên nốt nhạc cho học sinh lớp 6 trường PTDT Nội Trú THCS Krông <br />
Ana<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
I. PHẦN MỞ ĐẦU<br />
1. Lí do chọn đề tài<br />
“Người tràn ngập âm nhạc trong lòng mới có thể tràn ngập <br />
lòng yêu mến đối với những thứ đẹp đẽ nhất. ( Plato người Hy Lạp)”<br />
Đây là một câu nói tôi rất thích bởi lẽ nó nói lên được tầm quan trọng <br />
của âm nhạc đối với tâm hồn của con người.Và Âm nhạc là nghệ thuật của <br />
âm thanh, nó thuộc loại văn hóa phi vật thể, có tác động mạnh mẽ đến tình <br />
cảm, cảm xúc cuả con người. Dạy âm nhạc trong trường phổ thông không <br />
nhằm đào tạo nghề mà thông qua phương tiện âm nhạc để tác động vào thế <br />
giới tinh thần của các em, có tác dụng cân bằng, hài hòa các hoạt động giáo <br />
dục trong nhà trường, góp phần cùng với môn học khác thực hiện mục tiêu <br />
của nhà trường phổ thông.<br />
Với học sinh Trung học sơ sở môn âm nhạc là một trong những phương <br />
tiện hiệu quả nhất để thực hiện nhiệm vụ giáo dục đạo đức, thẩm mĩ cho <br />
học sinh nhằm giáo dục toàn diện theo mục tiêu đào tạo, tạo cơ sở hình thành <br />
nhân cách con người mới.<br />
Theo điều 2 chương I của luật giáo dục số 38/2005/QH11 mục tiêu giáo <br />
dục là: “Đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri <br />
thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập <br />
dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất <br />
và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo <br />
vệ Tổ quốc.” Từ đó đã góp phần thúc đẩy ngành giáo dục và đào tạo phải <br />
thay đổi, phát triển để đáp ứng nhu cầu đặt ra.<br />
<br />
<br />
<br />
3<br />
Một số biện pháp ghi nhớ tên nốt nhạc cho học sinh lớp 6 trường PTDT Nội Trú THCS Krông <br />
Ana<br />
<br />
<br />
Muốn cho học sinh, nhất là học sinh bậc Trung học cơ sở có tính tích <br />
cực, tự giác, say mê với môn học, đòi hỏi giáo viên phải có một số phương <br />
pháp dạy học nhằm tạo sự hứng khởi, lôi cuốn các em vào tiết học.<br />
Để hướng tới và đạt được mục đích cuối cùng của mục tiêu và nhiệm <br />
vụ của môn Âm nhạc ở trường THCS là tạo nên một “Trình độ văn hoá Âm <br />
nhạc nhất định” bao gồm sự hiểu biết, năng lực thực hành tối thiểu và năng <br />
lực cảm thụ Âm nhạc của học sinh. Do đó, đòi hỏi người giáo viên trực tiếp <br />
đứng lớp phải có sự đầu tư thời gian thích đáng để tìm tòi, nghiên cứu nhằm <br />
tìm ra phương pháp tối ưu trong quá trình tổ chức hoạt động học tập cho các <br />
em.<br />
Ở tiểu học âm nhạc là một phần của môn nghệ thuật (gồm cả mĩ thuật <br />
và thủ công), các em không chỉ học hát là chủ yếu, ngoài ra các em còn bước <br />
đầu làm quen với một số kí hiệu âm nhạc như: tên nốt nhạc, hình nốt nhạc, <br />
khuông nhạc, khóa Son, những kiến thức đó rất quan trọng trong việc hỗ trợ <br />
cho các em học tập đọc nhạc xuyên suốt chương trình âm nhạc THCS sau <br />
này. Tuy nhiên, trên thực tế giảng dạy âm nhạc ở trường PTDT Nội Trú <br />
THCS Krông Ana, các em từ tiểu học mới lên lớp 6 nhưng hầu như không còn <br />
nhớ về các kiến thức đã được học, hầu hết học sinh không thuộc tên các nốt <br />
nhạc trên khuông, các em thường viết tên nốt nhạc ở dưới khuông nhạc và <br />
nhìn vào đó để đọc nhạc. Một số em còn chưa biết vẽ khóa nhạc và vẽ sai <br />
khuông nhạc.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
4<br />
Một số biện pháp ghi nhớ tên nốt nhạc cho học sinh lớp 6 trường PTDT Nội Trú THCS Krông <br />
Ana<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Sách giáo khoa của các em đếu ghi tên nốt nhạc phía dưới khuông nhạc<br />
Từ thực tế đó, để giúp học sinh thuộc tên nốt nhạc và đọc tốt tên nốt, <br />
tôi chọn đề tài “Một số biện pháp ghi nhớ tên nốt nhạc cho học sinh lớp 6 <br />
trường PTDT Nội Trú THCS Krông Ana” như là một sáng kiến kinh nghiệm <br />
của mình để giúp các em nắm bắt tốt, tiếp thu nhanh kiến thức bài học, đồng <br />
thời giúp học sinh cảm thấy ghi nhớ tên nốt nhạc là đơn giản và dễ dàng, <br />
phát huy được tính tích cực của bản thân, hứng thú hơn trong mỗi tiết học.<br />
<br />
<br />
2. Mục tiêu nhiệm vụ của đề tài<br />
a. Mục tiêu:<br />
Hiện nay, môn âm nhạc đã được đưa vào chương trình chính khóa. <br />
Bằng ngôn ngữ và đặc thù riêng, âm nhạc không chỉ mang lại những xúc <br />
động, niềm vui sướng trong cuộc sống tinh thần mà còn giúp các em học sinh <br />
mở rộng tầm hiểu biết về thế giới xung quanh. Thông qua âm nhạc giúp các <br />
em có thêm nghị lực vươn tới những ước mơ tươi đẹp, biết ghét bỏ và loại <br />
trừ những thói hư, tật xấu, biết yêu cuộc sống và yêu lao động, yêu trường <br />
lớp, yêu thầy cô, có tình thân ái với bạn bè, tạo được hứng thú học tập nhằm <br />
nâng cao chất lượng bộ môn âm nhạc.<br />
b. Nhiệm vụ:<br />
<br />
5<br />
Một số biện pháp ghi nhớ tên nốt nhạc cho học sinh lớp 6 trường PTDT Nội Trú THCS Krông <br />
Ana<br />
<br />
<br />
nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu một số kinh nghiệm <br />
giúp học sinh lớp 6 ghi nhớ và đọc tốt tên nốt nhạc trong môn âm nhạc ở <br />
trường PTDT Nội Trú THCS Krông Ana. Làm thế nào để tiết dạy và học tập <br />
đọc nhạc đạt hiệu quả cao, giúp học sinh hiểu bài tốt và mang lại hứng thú <br />
học tập cho học sinh? Làm sao để việc dạy nốt nhạc trên khuông nhạc bàn <br />
tay thật sự phổ biến, gắn liền vào mỗi tiết dạy, bài dạy có liên quan đến nốt <br />
nhạc của bộ môn âm nhạc 6.<br />
3. Đối tượng nghiên cứu:<br />
Một số biện pháp ghi nhớ tên nốt nhạc cho học sinh lớp 6 trường <br />
PTDT Nội Trú THCS Krông Ana<br />
4. Giới hạn của đề tài: <br />
Phạm vi nghiên cứu là học sinh khối 6 trường PTDT Nội Trú THCS <br />
Krông Ana. Học sinh khối 6 là đối tượng tiếp thu, lĩnh hội thông qua hoạt <br />
động dạy học bằng giáo án điện tử.<br />
Đề tài được nghiên cứu từ tháng 01/2013 đến tháng 19/2016 được chia làm 3 <br />
giai đoạn: Giai đoạn 1: Từ tháng 01/2013 đến tháng 1/2014 chọn đề tài. <br />
Giai đoạn 2: Từ tháng 08/2014 đến 01/2015 đi sâu vào nghiên cứu đề tài.<br />
Giai đoạn 3: Từ tháng 02/2015 đến tháng 9/2016 đưa đề tài vào thực tế và <br />
hoàn thành sáng kiến. <br />
* Trang thiết bị sử dụng: Đàn oorgan; Giáo án Âm nhạc về Dân ca; <br />
Tranh ảnh minh họa; Thanh phách.<br />
5. Phương pháp nghiên cứu<br />
Phương pháp nghiên cứu lý luận .<br />
a. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận<br />
Phương pháp nghiên cứu tài liệu, đọc sách, tìm hiếu tổng hợp trên các <br />
thông tin đại chúng. Tham khảo qua báo chí băng đĩa, các chương trình truyền <br />
hình dân ca.<br />
<br />
<br />
6<br />
Một số biện pháp ghi nhớ tên nốt nhạc cho học sinh lớp 6 trường PTDT Nội Trú THCS Krông <br />
Ana<br />
<br />
<br />
Đúc rút kinh nghiệm của bản thân trong quá trình công tác.<br />
b. Phương pháp thực nghiệm sư phạm.<br />
Sử dụng phương pháp nghiên cứu các sản phẩm hoạt động trong quá <br />
trình học phân môn Tập đọc nhạc: <br />
c. Phương pháp quan sát.<br />
d. Phương pháp tổng kết, rút kinh nghiệm: <br />
Sử dụng phương pháp thống kê toán học bằng phiếu điều tra và tổng <br />
hợp kết quả đối chiếu số liệu<br />
<br />
II. PHẦN NỘI DUNG<br />
1. Cơ sở lý luận:<br />
Căn cứ vào nhiệm vụ, yêu cầu bộ môn.<br />
Căn cứ vào nội dung chương trình sách giáo khoa.<br />
Căn cứ vào chương trình của Bộ giáo dục và đào tạo.<br />
Xuất phát từ thực tế hiện nay là đang đổi mới phương pháp dạy học, <br />
học sinh tự chủ động chiếm lĩnh kiến thức, giáo viên là người hướng dẫn <br />
điều khiển việc tạo hứng thú học tập cho các em có vai trò rất quan trọng <br />
trong việc nâng cao hiệu quả chất lượng dạy học. <br />
Trong âm nhạc, nốt nhạc có 2 ý nghĩa chính: <br />
+ Nó là một kí hiệu dùng kí hiệu nhạc để biểu thị thời gian tương đối <br />
về độ cao (âm nhạc) của âm thanh. <br />
+ Một âm thanh cao độ của chính nó.<br />
Để ghi lại một bản nhạc một cách chính xác, người ta dùng sử dụng <br />
các kí hiệu âm nhạc như khuông nhạc, khóa nhạc... và nốt nhạc. Nốt nhạc <br />
giúp nhận biết được cao độ và trường độ của âm thanh.<br />
Nốt nhạc là thành phần cơ bản của âm nhạc phương Tây: phân tích âm <br />
nhạc của hiện tượng âm nhạc để tiện trình bày, hiểu rõ, và phân tích âm <br />
nhạc. <br />
<br />
7<br />
Một số biện pháp ghi nhớ tên nốt nhạc cho học sinh lớp 6 trường PTDT Nội Trú THCS Krông <br />
Ana<br />
<br />
<br />
Để ghi lại độ cao thấp của âm thanh người ta dùng 7 âm, thứ tự từ thấp <br />
đến cao là: Đồ (C), Rê (D), Mi (E), Fa (F), Son (G), La (A), Si (B). N ốt th ứ 8, <br />
hay quãng tám, có tên giống hệt như nốt thứ nhất, nhưng gấp đôi tần số so <br />
với nốt thứ nhất. Để phân biệt, người ta thường ghép chữ cái Latin kí hiệu <br />
nốt và số thứ tự. <br />
VD: <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Xuất phát từ thực trạng giảng dạy âm nhạc cho học sinh. Vấn đề học <br />
và kết quả học tập của các em là hết sức quan trọng, điều đó không chỉ phụ <br />
thuộc vào chương trình giảng dạy phù hợp mà còn phụ thuộc vào phương <br />
pháp truyền thụ của người thầy. Hơn nữa còn phụ thuộc vào ý thức học tập <br />
của các em cùng với sự quan tâm chăm sóc, tạo điều kiện của gia đình và toàn <br />
thể xã hội.<br />
Bản thân tôi là giáo viên được phân công giảng dạy bộ môn âm nhạc, <br />
tôi nhận thấy đại đa số các em rất thích ca hát nhưng lại ngại tập đọc nhạc vì <br />
lí do không thuộc tên nốt nhạc. Qua thực tế giảng dạy từ những năm trước <br />
đây. Tôi nhận thấy rằng trước một bài tập đọc nhạc, ghi chép nhạc, để các <br />
em hiểu, nắm được và thực hiện tốt yêu cầu của bài người giáo viên cần có <br />
một phương pháp truyền đạt, hướng dẫn thật tốt , đơn giản nhưng lại hiệu <br />
quả nhất, để giúp các em nắm bắt, tiếp thu nhanh nhất kiến thức bài học, tạo <br />
cho tiết học trở nên sinh động và thú vị hơn.<br />
Đây là một môn học mang tính nghệ thuật cao, học sinh học theo <br />
phương châm “ học vui – vui học”. Do đó, việc dạy nốt nhạc trên khuông <br />
nhạc bàn tay trái được áp dụng như một trò chơi vào phân môn tập đọc nhạc <br />
là rất cần thiết đối với học sinh trường PTDT Nội Trú THCS Krông Ana, lĩnh <br />
<br />
<br />
8<br />
Một số biện pháp ghi nhớ tên nốt nhạc cho học sinh lớp 6 trường PTDT Nội Trú THCS Krông <br />
Ana<br />
<br />
<br />
hội tốt kiến thức sẽ mang đến cho các em lòng say mê, hứng thú trong học <br />
tập.<br />
2. Thực trạng<br />
a. Thuận lợi<br />
Được sự quan tâm của các cáp lãnh đạo, BGH nhà trường, trường đã <br />
trang bị được nhiều trang thiết bị phục vụ cho việc dạy học như: máy tính, <br />
máy chiếu, kết nối internet, tranh ảnh, bảng phụ. Ngoài ra trang thiết bị phục <br />
vụ cho môn âm nhạc còn có đàn organ, máy nghe nhạc…<br />
Giáo viên được dạy đúng chuyên môn nghiệp vụ của mình đã được đào <br />
tạo.<br />
Giáo viên quan tâm tới học sinh, tận tâm với nghề, có sáng tạo trong <br />
việc đổi mới phương pháp dạy học.<br />
Hầu hết các em rất yêu thích môn Âm nhạc.<br />
Khả năng cảm thụ âm nhạc khá tốt. Bắt nhạc và thực hiện được các <br />
bài hát và tập đọc nhạc với đàn ( đĩa) tương đối tốt.<br />
b. Khó khăn<br />
Đa phần các em là con em các dân tộc trên đianj bàn huyện và hầu hết là <br />
con em nông thôn, điều kiện chưa được đầy đủ, việc học thêm các môn văn <br />
hoá khác đôi khi còn chưa đủ điều kiện thì làm gì nói đến chuyện học thêm các <br />
môn năng khiếu khác như âm nhạc – mỹ thuật… <br />
HS bị chi phối, ảnh hưởng về các môn chính, lo cho thi, lo đánh giá, <br />
phần nào sao nhãng việc học môn âm nhạc. <br />
Phụ huynh học sinh chỉ quan tâm đến các môn học chính như Văn, <br />
Toán, ... mà chưa quan tâm đến bộ môn Âm nhạc.<br />
Một số học sinh chưa nắm chắc vị trí nốt nhạc, hình nốt tên nốt nhạc <br />
trên khuông, chưa thể hiện được cao độ trường độ bài tập đọc nhạc theo yêu <br />
cầu và ghép lời ca chưa đồng đều.<br />
<br />
<br />
9<br />
Một số biện pháp ghi nhớ tên nốt nhạc cho học sinh lớp 6 trường PTDT Nội Trú THCS Krông <br />
Ana<br />
<br />
<br />
Việc nhận biết các nốt nhạc trên khuông để thực hành tập đọc nhạc <br />
của các em còn chậm, không đồng đều, do đó một số em có tâm lí chán nản <br />
và lười học, không có sự cố gắng.<br />
Học sinh còn nhút nhát, chưa mạnh dạn trước tập thể.<br />
Một số học sinh còn có tâm lí coi đây là môn phụ nên không có sự đầu <br />
tư học bài ở nhà, mà tập đọc nhạc lại cần có nhiều thời gian luyện đọc ở nhà<br />
Sách đọc thêm và các tài liệu tham khảo khác rất hiếm. Giáo viên phải tự <br />
tìm tài liệu, sưu tầm đồ dùng dạy học để phục vụ cho việc dạy và học.<br />
Để cung cấp kiến thức khoa học, giáo dục tư tưởng và rèn luyện kỹ <br />
năng cho học sinh, giáo viên cần phải làm cho học sinh đam mê và hứng thú <br />
học tập, làm cho quá trình học tập của các em trở nên tự giác, tạo niềm vui <br />
trong sáng và bổ ích. Bản thân nghệ thuật âm nhạc nói chung và môn nhạc ở <br />
trường THCS nói riêng là nguồn cảm hứng, là sự kích thích, sự say mê học <br />
tập của học sinh nhưng không phải dạy như thế nào cũng gây được hứng thú <br />
cho học sinh vì theo từng khối lớp, từng lứa tuổi và đặc biệt là đối với học <br />
sinh dân tộc thiểu số.<br />
2.Nội dung và hình thức Giải pháp.<br />
a. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp:<br />
Để góp một phần nhỏ vào việc nâng cao chất lượng giảng dạy phân <br />
môn Tập đọc nhạc. Giải quyết tình trạng học sinh xem nhẹ môn học, học đối <br />
phó. Tôi luôn đặt ra cho mình một mục tiêu hàng đầu là làm thế nào để học <br />
sinh thay đổi nhận thức về môn học và thấy rằng môn âm nhạc có cái hay của <br />
riêng nó, vẫn còn nhiều điều thú vị cần khám phá.<br />
Để thực hiện mục tiêu tôi luôn chú trọng đến giải pháp mà tôi cho <br />
rằng đây là giải pháp căn bản để hướng tới nâng cao chất lượng dạy học, đó <br />
là việc tố chức các hoạt động gây hứng thú học tập cho học sinh. Nhưng làm <br />
thế nào để hoạt động này có hiệu quả, học sinh thực sự hứng thú, say mê <br />
<br />
<br />
10<br />
Một số biện pháp ghi nhớ tên nốt nhạc cho học sinh lớp 6 trường PTDT Nội Trú THCS Krông <br />
Ana<br />
<br />
<br />
trong học tập thì người giáo viên phải hiểu đúng quy trình tổ chức hoạt động <br />
dạy học phân môn TĐN, có như vậy mới gây được sự hứng thú, say mê cho <br />
học sinh.<br />
Để có một tiết học nhạc hiệu quả, gây hứng thú cho học sinh trước <br />
tiên người giáo viên phải xây dựng nề nếp học tập ngay từ bài học đầu tiên, <br />
cụ thể như xác định thái độ, ý thức học tập đối với môn Âm nhạc. Chính vì <br />
vậy, giáo viên phải nắm vững các phương pháp và các bước trong giảng dạy <br />
để truyền thụ lại cho các em các kiến thức của bài học cũng như phát triển <br />
các kỹ năng đã có của các em một cách tốt nhất.<br />
Với lí do, thực trạng và mục tiêu đã nêu tôi mạnh dạn đưa ra một số <br />
giải pháp và biện pháp sau:<br />
b. Nội dung và cách thức thực hiện:<br />
Bước 1: Hướng dẫn học sinh nắm rõ lý thuyết nhạc lí<br />
Nhạc lý là nội dung tương đối khó dạy, vì học sinh không được học <br />
thường xuyên, thời gian dạy ít và các em ít có điều kiện vận dụng. Bên cạnh <br />
đó, một số kiến thức còn xa lạ, khó tiếp thu với nhiều em nên chúng ta phải <br />
có giải pháp như sau: <br />
Khi dạy nhạc lý, giáo viên cần dạy chính xác, đầy đủ về kiến thức, <br />
ngắn gọn và dễ hiểu, cần tạo điều kiện cho học sinh được quan sát, lắng <br />
nghe, trả lời, nhận xét, so sánh, được thực hành bằng những bài hát, bài tập <br />
đọc nhạc cụ thể. <br />
Khi dạy giáo viên cần cho học sinh ghi nhớ tên, đặc điểm, tính chất, <br />
tác dụng của kiến thức nhạc lý. Trong quá trình dạy giáo viên nên vừa thuyết <br />
trình vừa gợi mở, để giúp học sinh vừa nghe và vừa tư duy bài học một cách <br />
tự nhiên, bằng cách giới thiệu hoặc liên hệ những điều học sinh đã biết để <br />
giới thiệu kiến thức mới. Trong khi dạy giáo viên cần tránh những lỗi sau:<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
11<br />
Một số biện pháp ghi nhớ tên nốt nhạc cho học sinh lớp 6 trường PTDT Nội Trú THCS Krông <br />
Ana<br />
<br />
<br />
Dạy sai về kiến thức, giáo viên phân tích, giải thích không đúng về <br />
bản chất kiến thức.<br />
Dạy lý thuyết suông, giáo viên chỉ nói, không cho học sinh nghe âm <br />
thanh, được quan sát hay làm bài tập.<br />
Không nên phân tích sâu, mở rộng kiến thức về nhạc lý, làm nội dung <br />
trở nên rườm rà.<br />
Yêu cầu học sinh làm bài tập không đúng với năng lực.<br />
Ví dụ: <br />
Trong tiết 3 âm nhạc 6, ở phần nội dung nhạc lí có học về “ Những <br />
thuộc tính của âm thanh – các kí hiệu âm nhạc” giáo viên không nên chỉ sử <br />
dụng cách dạy định nghĩa suông, không phát huy đồ dùng dạy học như bảng <br />
phụ, hình ảnh minh họa, đàn,... hay không đưa ra các ví dụ sinh động để học <br />
sinh nhận biết và rút ra kết luận. Những tiết dạy như vậy thường kém hiệu <br />
quả, không phát huy được sự hiểu biết của học sinh trong mỗi tiết dạy.<br />
+ Dạy về những thuộc tính âm thanh giáo viên nên đưa ra 2 ví dụ về 2 <br />
âm thanh: một tiếng không có độ cao thấp rõ rệt ( một vật rơi xuống đất) và <br />
một có độ trầm bổng rất rõ ( giai điệu một bản nhạc quen thuộc) => Học sinh <br />
dễ dàng nhận biết rõ sự khác biệt và rút ra kết luận về cao độ, trường độ<br />
+ Dạy về các kí hiệu âm nhạc giáo viên nên phát huy đồ dùng dạy học <br />
như bảng phụ có hình ảnh minh họa như:<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
12<br />
Một số biện pháp ghi nhớ tên nốt nhạc cho học sinh lớp 6 trường PTDT Nội Trú THCS Krông <br />
Ana<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
=> Giảng giải kèm hình ảnh trực quan và đàn minh họa cho ví dụ như <br />
vậy học sinh mới dễ dàng tiếp thu kiến thức và ghi nhớ bài học tốt hơn.<br />
Bước 2: Xây dựng phương pháp ghi chép nhạc<br />
Ghi chép lại các bài nhạc đã học giúp các em nắm chắc vị trí các nốt <br />
trên khuông cũng như nhớ các hình nốt, kí hiệu đã học. Nếu như tập đọc nhạc <br />
mang tính chất trừu tượng thì chép nhạc mang tính cụ thể hơn, hiện thực hơn. <br />
Do vậy, việc hướng dẫn các em ghi chép sẽ đơn giản và dễ thực hiện hơn. <br />
Tuy nhiên, đơn giản không có nghĩa là không quan trọng, ngược lại tập ghi <br />
chép nhạc là sự đút kết giữa hai phân môn học hát và tập đọc nhạc để khác <br />
sâu kiến thức. Do đó đòi hỏi phải có sự chính xác tuyệt đối từng vị trí nốt trên <br />
khuông nhạc, quan trọng hơn nữa là qua chép nhạc các em phải nhớ được tên <br />
nốt nhạc là gì? Nằm ở vị trí nào? Cách viết các hình nốt ra sao? Các hình nốt <br />
đó có ý nghĩa gì và phải thực hiện thế nào? Việc ghi chép nhạc còn giúp các <br />
em ghi nhớ các kí hiệu khác về âm nhạc như: dấu luyến, dấu láy, dấu lặng, <br />
dấu quay lại, khung thay đổi,…<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
13<br />
Một số biện pháp ghi nhớ tên nốt nhạc cho học sinh lớp 6 trường PTDT Nội Trú THCS Krông <br />
Ana<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Rèn luyện cho các em thoi quen tập chép các bài TĐN vào vở bài tập<br />
<br />
Việc ghi chép nhạc là công việc đòi hỏi phải hướng dẫn các em thực <br />
hiện một cách thường xuyên. Tuy nhiên không nhất thiết lúc nào cũng phải <br />
thực hiện ngay tại lớp vì như thế sẽ mất rất nhiều thời gian. Ở lớp chỉ <br />
hướng dẫn các em cách thực hiện việc ghi chép, nhận ra cách trình bày như <br />
thế nào cho đúng, đẹp, còn việc ghi chép lại bài nên cho các em thực hiện ở <br />
nhà.<br />
Bước 3: Treo bảng phụ bài tập đọc nhạc trong mỗi tiết dạy để <br />
học sinh luôn luôn được tiếp xúc với khuông nhạc bàn tay nhằm mục <br />
đích xác định tên nốt nhạc<br />
Vai trò của tập đọc nhạc là rất quan trọng, phản ánh khả năng tiếp thu <br />
kiến thức âm nhạc của học sinh vừa rèn luyện tai nghe, giọng hát, vừa nâng <br />
cao cảm thụ âm nhạc cho học sinh. Thông thường khi học đến TĐN hầu như <br />
các em ghi tên nốt trực tiếp vào sách giáo khoa, chính vì thế ở các tiết học sau <br />
các em không phát huy được khả năng tìm tòi của mình, không tự nghiên cứu <br />
<br />
<br />
14<br />
Một số biện pháp ghi nhớ tên nốt nhạc cho học sinh lớp 6 trường PTDT Nội Trú THCS Krông <br />
Ana<br />
<br />
<br />
để tìm ra tên nốt nhạc mà chỉ dựa trên các nốt đã ghi sẵn để học thuộc lòng <br />
nên việc treo bảng phụ bài tập đọc nhạc là rất cần thiết.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Trình chiếu các bài TĐN để các em tập trung chú ý vào vị trí và tên nốt trên khuông nhạc<br />
<br />
Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của nghệ thuật, của nhiều lĩnh <br />
vực khác trong xã hội, nhu cầu học tập của con người nâng dần số lượng và <br />
chất lượng, do đó người giáo viên cần phải cải tiến phương pháp dạy học <br />
“Lấy học sinh làm trung tâm”, kích thích sự say mê, phát triển tư duy của học <br />
sinh, hình thành thói quen tự giác học tập để đạt kết quả cao nhất. Thế thì để <br />
đạt được yêu cầu đó, việc đổi mới phương pháp dạy và học như thế nào? <br />
Thực hiện ra sao? Đó là vấn đề cần quan tâm trong các giờ lên lớp. Việc phát <br />
huy đồ dùng dạy học sẽ giúp cho chúng ta khắc phục được lối “dạy chay”, <br />
không gây hứng thú trong học sinh, không phát huy hết vai trò của các <br />
em trong việc tự giành lấy kiến thức mới. Qua phương pháp dạy học tích cực <br />
sẽ dần dần giúp giáo viên tự hoàn thiện mình về trình độ chuyên môn, một <br />
yếu tố không thể thiếu của thầy cô giáo.<br />
Bước 4: Vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học<br />
Phương pháp dạy học tích cực hướng tới việc tích cực hóa hoạt động <br />
nhận thức của học sinh, nghĩa là hướng vào phát huy tính tích cực, chủ động <br />
của người học chứ không chỉ hướng vào việc phát huy tích cực của người <br />
<br />
<br />
15<br />
Một số biện pháp ghi nhớ tên nốt nhạc cho học sinh lớp 6 trường PTDT Nội Trú THCS Krông <br />
Ana<br />
<br />
<br />
dạy. Muốn đổi mới cách học, phải đổi mới cách dạy. Cách dạy quyết định <br />
cách học: giáo viên dạy học tích cực thì học sinh sẽ học tập tích cực và <br />
ngược lại. Do vậy, giáo viên cần phải bồi dưỡng, tiếp thu và tiến hành <br />
thường xuyên, liên tục các phương pháp dạy học tích cực để đáp ứng nhu cầu <br />
đổi mới mà tình hình giáo dục hiện tại đặt ra.<br />
Tuy nhiên mỗi phương pháp dạy học đều có mặt tích cực và hạn chế <br />
riêng, phù hợp với từng loại bài và đòi hỏi những điều kiện thực hiện riêng. <br />
Vì vậy, giáo viên không nên phủ định hoặc lạm dụng phương pháp nào. Điều <br />
quan trọng là căn cứ vào nội dung, tính chất của từng bài, căn cứ vào trình độ <br />
nhận thức của học sinh và năng lực, sở trường của giáo viên, căn cứ vào điều <br />
kiện, hoàn cảnh cụ thể của lớp, của trường mà lựa chọn và sử dụng phối hợp <br />
các phương pháp dạy học một cách hợp lý. Như vậy, với những biện pháp đã <br />
vận dụng vào từng thời điểm, mục đích, nội dung khác nhau thật sự phát huy <br />
tác dụng, giờ dạy học thực sự là giờ “vừa học, vừa chơi”, kết hợp được giữa <br />
“học và hành”, hấp dẫn học sinh và gây sự chú ý học hơn nhiều.<br />
Bước 5: Thường xuyên củng cố kiến thức và phát huy tính tích <br />
cực, chủ động, sáng tạo của học sinh nhằm gây hứng thú học tập cho <br />
học sinh trong từng giờ học âm nhạc.<br />
Như chúng ta đã biết, xuất phát từ tâm lý lứa tuổi học sinh THCS là lứa <br />
tuổi nhạy cảm, hiếu động. Nếu giáo viên gây được hứng thú trong bài dạy sẽ <br />
tạo cho học sinh sự phấn chấn, hào hứng để tiếp thu bài học một cách có <br />
hiệu quả. Thực tế cho thấy, nếu trong một tiết học giáo viên đặt ra những <br />
yêu cầu vừa sức đối với học sinh, học sinh sẽ tham gia sôi nổi, mạnh dạn thể <br />
hiện mình trước tập thể, sự hứng thú học tập và giờ dạy sẽ đạt kết quả cao.<br />
Việc gây hứng thú cho học sinh trong giờ học không chỉ một lần mà <br />
phải rèn luyện thường xuyên từ phút đầu đến phút cuối giờ học. Giáo viên <br />
sáng tạo thì học sinh mới sáng tạo. Hơn nữa phải làm cho mức độ hứng thú <br />
<br />
<br />
16<br />
Một số biện pháp ghi nhớ tên nốt nhạc cho học sinh lớp 6 trường PTDT Nội Trú THCS Krông <br />
Ana<br />
<br />
<br />
ngày càng tăng đến nổi các em không để ý thời gian trôi đi nhanh chóng và <br />
đến khi giờ học kết thúc học sinh còn luyến tiếc.<br />
Đối với học sinh lớp 6, đặc điểm tâm lí các em còn luôn thích vận <br />
động, chính vì vậy “ vừa học vừa chơi” là một phương pháp giảng dạy rất có <br />
hiệu quả.<br />
Ví Dụ:<br />
Việc sử dụng một số trò chơi âm nhạc trong tiết dạy không những <br />
củng cố kiến thức, ghi nhớ tên nốt nhạc mà còn phát huy tính tích cực, chủ <br />
động, sáng tạo của học sinh.<br />
* Trò chơi 1: “ Những nốt nhạc vui”<br />
Cách chơi: 7 bạn HS sẽ lên bảng và đóng vai các nốt nhạc ( Đô Rê <br />
Mi Pha Son La Si) trong TĐN số 4. Các bạn còn lại dưới lớp sẽ thực <br />
hiện bài TĐN số 4. Khi đọc đến tên nốt nào thì bạn nốt đó sẽ nhún xuống <br />
giống như những phím đàn, 2 nốt giống nhau liên tiếp như Son – Son ở ô nhịp <br />
4 của TĐN thì bạn mang tên nốt Son sẽ phải nhún liên tiếp 2 cái.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
7 bạn đóng vai 7 nôt nhạc vui<br />
* Trò chơi 2: “ 5 ngón tay xinh”<br />
<br />
17<br />
Một số biện pháp ghi nhớ tên nốt nhạc cho học sinh lớp 6 trường PTDT Nội Trú THCS Krông <br />
Ana<br />
<br />
<br />
Cách chơi: Hướng dẫn học sinh xòe bàn tay trái ra phía trước tượng <br />
trưng cho 5 dòng kẻ của khuông nhạc, lòng bàn tay hướng vào. Dùng ngón trỏ <br />
của bàn tay phải chỉ vào “ khuông nhạc bàn tay trái” theo TĐN số 3 “ Thật là <br />
hay”– âm nhạc 6, đọc đến nốt nào thì các em phải lấy ngón trỏ của tay phải <br />
chỉ vào vị trí nốt đó trên “ khuông nhạc bàn tay trái”. Giáo viên chia nhóm học <br />
sinh tự luyện tập sau đó gọi từng nhóm lên bảng trình bày. Các thành viên của <br />
nhóm nào thực hiện đều và đẹp nhất thì sẽ có thưởng, còn lại giáo viên sẽ <br />
tuyên dương tinh thần cố gắng của các nhóm còn lại.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Các em học sinh lớp 6 đang tập đọc nốt nhạc trên khuông nhạc bàn tay<br />
<br />
<br />
18<br />
Một số biện pháp ghi nhớ tên nốt nhạc cho học sinh lớp 6 trường PTDT Nội Trú THCS Krông <br />
Ana<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
* Trò chơi 3<br />
Cách chơi: Giáo viên chia lớp thành hai đội nam và nữ. Mỗi đội sẽ <br />
nhận được 27 bông hoa tương ứng với 27 nốt nhạc trong TĐN số 2 “ Mùa <br />
xuân trong rừng” – âm nhạc 6. Nhiệm vụ của 2 đội sẽ gắn các bông hoa lên <br />
bảng phụ có kẻ sẵn khuông nhạc sao cho vị trí của các bông hoa đúng với vị <br />
trí của các nốt nhạc trong TĐN số 2. Đội nào hoàn thành trước và đúng nhất <br />
sẽ là đội chiến thắng. <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
19<br />
Một số biện pháp ghi nhớ tên nốt nhạc cho học sinh lớp 6 trường PTDT Nội Trú THCS Krông <br />
Ana<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hoạt động nhóm của các em học sinh trong tiết học TĐN<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tôi đã linh hoạt sử dụng trò chơi âm nhạc tùy vào từng bài học, mục <br />
tiêu tiết học, cảm nhận của học sinh. Học sinh rất hưng phấn mỗi khi học <br />
tiết âm nhạc và còn giúp các em thư giãn sau các tiết học căng thẳng.<br />
Với khả năng nhận thức của các em qua môn âm nhạc tôi đã đưa vào <br />
thực tế các biện pháp trên nhằm hướng học sinh tiếp thu và đạt được kết quả <br />
tốt trong học tập. Tôi nhận thấy rằng, học sinh càng yêu mến môn học, các <br />
em càng mạnh dạn tự tin khi đứng trước tập thể lớp, hào hứng tham gia học <br />
tập. Tuy nhiên, trong quá trình giảng dạy người giáo viên cũng phải linh hoạt, <br />
<br />
20<br />
Một số biện pháp ghi nhớ tên nốt nhạc cho học sinh lớp 6 trường PTDT Nội Trú THCS Krông <br />
Ana<br />
<br />
<br />
tùy theo từng đối tượng học sinh mà ta có những cách thức , biện pháp giảng <br />
dạy thích hợp để đạt hiệu quả cuối cùng là học sinh hiểu bài, nắm vững kiến <br />
thức, tiếp thu và thực hiện tốt yêu cầu của bài học nói riêng và đạt được mục <br />
tiêu của môn học âm nhạc nói chung.<br />
c. Mối quan hệ giữa biện pháp và giải pháp<br />
Đề tài “Một số biện pháp ghi nhớ tên nốt nhạc cho học sinh lớp 6 <br />
trường PTDT Nội Trú THCS Krông Ana” phải thực hiện năm giải pháp. <br />
Các giải pháp phải thực hiện theo trình tự từ phương pháp phù hợp, đến <br />
phương tiện dạy học hỗ trợ rồi lồng ghép trò chơi đễ mang lại tiết học đạt <br />
hiệu quả cao nhất.<br />
d. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu.<br />
Bắt đầu từ năm học 2015 2016, đề tài này đã được tôi nghiên cứu và <br />
đưa vào thực hiện đối với học sinh lớp 6, kết quả đạt được tương đối tốt. <br />
Chính vì thế các năm học gần đây tôi cũng thực hiện áp dụng đối với học <br />
sinh lớp 6 mới vào trường. <br />
Tuy các em đã được tiếp xúc với việc học nốt nhạc từ năm học lớp 3 <br />
nhưng sau mỗi kỳ nghỉ hè hầu như các em không còn nhớ gì về kiến thức cũ. <br />
Đặc biệt hơn, trường PTDT Nội Trú THCS Krông Ana đa số học sinh là <br />
người đồng bào dân tộc thiểu số, khả năng tiếp thu kiến thức của các em còn <br />
hạn chế. Chính vì vậy, việc dạy TĐN phải thật nhẹ nhàng, dễ học đối với <br />
đại đa số học sinh.<br />
* Kết quả so sánh khả năng tiếp thu kiến thức về “ Tên nốt nhạc” <br />
của học sinh lớp 6 trước và sau khi thực hiện đề tài:<br />
<br />
<br />
Trước khi thực hiện đề tài Sau khi thực hiện đề tài<br />
Học sinh thụ động, tiếp thu kiến Học sinh chủ động, nhanh chóng <br />
thức chậm. tiếp thu kiến thức mới.<br />
<br />
<br />
21<br />
Một số biện pháp ghi nhớ tên nốt nhạc cho học sinh lớp 6 trường PTDT Nội Trú THCS Krông <br />
Ana<br />
<br />
<br />
Học sinh khó nhận biết tên nốt Đa phần học sinh nhận biết tên <br />
nhạc, nhận biết chậm. nốt nhạc nhanh hơn.<br />
Không khí học tập không sôi nổi, Không khí học tập sôi nổi, học <br />
trầm. sinh tích cực.<br />
Học sinh chưa thích thú trong việc Học sinh hứng thú học tập môn âm <br />
tiếp thu kiến thức nhạc lí. nhạc với bất kì nội dung nào.<br />
Học sinh còn rụt rè, chưa tích cực Học sinh mạnh dạn, tự tin khi <br />
tham gia các hoạt động trong lớp tham gia vào các hoạt động tập thể <br />
học. cũng như cá nhân.<br />
Kết quả học tập có nhiều tiến bộ.<br />
Kết quả học tập môn âm nhạc <br />
chưa cao.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Trước khi áp dụng Sau khi áp dụng<br />
Sỉ <br />
Lớp Đạt Chưa đạt Đạt Chưa đạt<br />
số<br />
SL TL SL TL SL TL SL TL<br />
35<br />
6 25 – 71,4% 10 – 28,6% 35 – 100% 0 – 0%<br />
<br />
<br />
Như vậy với việc nâng cao kĩ năng ghi nhớ tên nốt nhạc cho học sinh <br />
lớp 6 bằng việc dạy nốt nhạc trên khuông nhạc được minh họa bằng “bàn tay <br />
trái” sẽ tạo điều kiện cho học sinh một không khí học tập tích cực hơn, sôi <br />
nổi hơn, ngoài ra giáo viên không mất nhiều thời gian chuẩn bị đồ dùng dạy <br />
học. Đồng thời giúp học sinh tiếp thu nhanh kiến thức, tạo cho học sinh hứng <br />
<br />
22<br />
Một số biện pháp ghi nhớ tên nốt nhạc cho học sinh lớp 6 trường PTDT Nội Trú THCS Krông <br />
Ana<br />
<br />
<br />
thú học tập tích cực ở các tiết học cũng như các hoạt động văn hóa, tác động <br />
lớn đến tình cảm, tư tưởng của học sinh giúp các em phát triển khả năng cảm <br />
thụ âm nhạc của mình.<br />
MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH HỌA TRONG TIẾT HỌC ÂM NHẠC CỦA <br />
CÁC BẠN HỌC SINH TRƯỜNG PTDT NỘI TRÚ THCS<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
23<br />
Một số biện pháp ghi nhớ tên nốt nhạc cho học sinh lớp 6 trường PTDT Nội Trú THCS Krông <br />
Ana<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
24<br />
Một số biện pháp ghi nhớ tên nốt nhạc cho học sinh lớp 6 trường PTDT Nội Trú THCS Krông <br />
Ana<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
III. KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ<br />
1. Kết luận:<br />
Từ những kiến thức được đào tạo khi còn học ở trường, bản thân tôi là <br />
một giáo viên trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy, khi tiếp cận <br />
với thực tế qua các kỳ thực tập sư phạm và giờ đây khi được giảng dạy môn <br />
âm nhạc ở trường PTDT Nội Trú THCS Krông Ana, được tiếp xúc với đối <br />
tượng học sinh của mình tôi đã rút ra một số kinh nghiệm quý báu cho bản <br />
thân. Việc đưa kinh nghiệm dạy nốt nhạc trên khuông nhạc bàn tay trái vào <br />
giảng dạy ở khối lớp 6 tôi nhận thấy kết quả và hứng thú học tập của học <br />
sinh tăng lên rõ rệt nên có thể áp dụng xuyên suốt quá trình học nội dung tập <br />
đọc nhạc ở trường PTDT Nội Trú THCS Krông Ana cho tất cả các khối lớp <br />
đến khi nào các em đọc tên nốt một cách thuần thục mà không cần sự hỗ trợ <br />
của khuông nhạc bàn tay, đồng thời tiếp tục phát huy sáng kiến này cho <br />
những năm học tiếp theo.<br />
Có thể nói: “ Phần lớn các yếu tố làm cho học sinh hứng thú học <br />
tập đều phụ thuộc vào vai trò của người giáo viên”.<br />
2. Kiến nghị<br />
<br />
<br />
25<br />
Một số biện pháp ghi nhớ tên nốt nhạc cho học sinh lớp 6 trường PTDT Nội Trú THCS Krông <br />
Ana<br />
<br />
<br />
Nhằm mục đích nâng cao chất lượng bộ môn âm nhạc cho học sinh <br />
THCS tôi luôn mong muốn có được sự quan tâm, hỗ trợ và tạo điều kiện hơn <br />
nữa của các cấp về cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị dạy học để góp <br />
phần nâng cao chất lượng giảng dạy. Có phòng học riêng để giáo viên có thể <br />
thực hiện chuẩn bị đồ dùng dạy học cho từng tiết dạy được đảm bảo, tránh <br />
hư hỏng do việc vận chuyển đồ dùng dạy học đến từng lớp.<br />
Trên đây là một số kinh nghiệm về việc nâng cao kĩ năng ghi nhớ tên <br />
nốt nhạc cho học sinh lớp 6 trường PTDT Nội Trú THCS Krông Ana. Tôi rất <br />
mong nhận được sự đóng góp của bạn bè, đồng nghiệp cơ quan cũng như các <br />
cấp lãnh đạo để kinh nghiệm giảng dạy bộ môn âm nhạc ngày càng phong <br />
phú hơn. Xin chân thành cảm ơn!<br />
<br />
<br />
Krông Ana, thang 04 năm 2019<br />
́<br />
NGƯƠI TH<br />
̀ ỰC HIÊN<br />
̣<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Trân Thi Ngoc Tu<br />
̀ ̣ ̣ ́<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
26<br />
Một số biện pháp ghi nhớ tên nốt nhạc cho học sinh lớp 6 trường PTDT Nội Trú THCS Krông <br />
Ana<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ THẨM ĐỊNH CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CẤP <br />
TRƯỜNG<br />
…………………………………………………………………………………………………<br />
…………………………………………………………………………………………………<br />
…………………………………………………………………………………………………<br />
…………………………………………………………………………………………………<br />
…………………………………………………………………………………………………<br />
…………………………………………………………………………………………………<br />
…………………………………………………………………………………………………<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
27<br />
Một số biện pháp ghi nhớ tên nốt nhạc cho học sinh lớp 6 trường PTDT Nội Trú THCS Krông <br />
Ana<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ THẨM ĐỊNH CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CẤP HUYỆN<br />
<br />
<br />
…………………………………………………………………………………………………<br />
…………………………………………………………………………………………………<br />
…………………………………………………………………………………………………<br />
…………………………………………………………………………………………………<br />
…………………………………………………………………………………………………<br />
…………………………………………………………………………………………………<br />
………………………………………………………………………………….<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
28<br />
Một số biện pháp ghi nhớ tên nốt nhạc cho học sinh lớp 6 trường PTDT Nội Trú THCS Krông <br />
Ana<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1. Sách giáo khoa, sách giáo viên âm nhạc 6.<br />
2. Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kỹ năng môn âm nhạc THCS.<br />
3. Chỉ thị số 55/2008/CT – BGĐT ngày 30/9/2008 về tăng cường giảng dạy, <br />
đào tạo và ứng dụng CNTT trong ngày giáo dục giai đoạn 2008 – 2013.<br />
4. Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên THCS.<br />
Theo thông tư số 31/2011/TTBGDĐT<br />
5. Phương pháp dạy học trong nhà trường phổ thông<br />
Tác giả: Lê Văn Dũng – Nguyễn Thị Kim Cúc<br />
6. Đổi mới phương pháp dạy học ở trường THCS.<br />
Tác giả: PGS – PTS Trần Kiều – Viện khoa học giáo dục<br />
7. Phương pháp dạy học âm nhạc, NXB Đại học Sư Phạm 2005<br />
Tác giả: Hoàng Long – Hoàng Lân<br />
8. Biện pháp quản lý nâng cao chất lượng dạy học môn âm nhạc ở trường <br />
THCS<br />
<br />
29<br />
Một số biện pháp ghi nhớ tên nốt nhạc cho học sinh lớp 6 trường PTDT Nội Trú THCS Krông <br />
Ana<br />
<br />
<br />
Tác giả: Trần Đình Quảng – Luận văn thạc sĩ 2011<br />
9. Tài liệu thu thập từ internet: ( trang wed hổ trợ tìm kiếm Google.vn)<br />
http://www.violet.vn<br />
http://www.tailieu.vn<br />
http://diendankienthuc.net<br />
http://dayvahoc.info<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
30<br />