Một số biện pháp kích thích học sinh tích cực thi đua học tập qua công tác chủ nhiệm lớp<br />
<br />
<br />
MỤC LỤC<br />
<br />
Trang<br />
<br />
I. PHẦN MỞ ĐẦU 1<br />
<br />
1. Lí do chọn đề tài 1<br />
<br />
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài 2<br />
<br />
3. Đối tượng nghiên cứu 2<br />
<br />
4. Giới hạn của đề tài 3<br />
<br />
5. Phương pháp nghiên cứu 3<br />
<br />
II. PHẦN NỘI DUNG 3<br />
<br />
1. Cơ sở lí luận để thực hiện đề tài 3<br />
<br />
2. Thực trạng 5<br />
<br />
3. Nội dung và hình thức của giải pháp 7<br />
<br />
a. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp 7<br />
<br />
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp 7<br />
<br />
c. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp 14<br />
<br />
d. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu 14<br />
<br />
III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 15<br />
<br />
1. Kết luận 15<br />
<br />
2. Kiến nghị 16<br />
<br />
I. PHẦN MỞ ĐẦU<br />
<br />
1. Lí do chọn đề tài<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Huỳnh Thị Tuyết Nhung – Trường TH Trần Quốc Toản 1<br />
Một số biện pháp kích thích học sinh tích cực thi đua học tập qua công tác chủ nhiệm lớp<br />
<br />
Mục tiêu giáo dục của chúng ta hiện nay là đào tạo những con người phát <br />
triển toàn diện về đạo đức, trí thức, sức khỏe, thẩm mỹ, nghề nghiệp và hình <br />
thành nhân cách, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt <br />
Nam xã hội chủ nghĩa. Để đạt được điều đó, ở Tiểu học, vai trò của giáo viên chủ <br />
nhiệm lớp rất cần thiết và quan trọng. Giáo viên chủ nhiệm thay mặt nhà trường <br />
quản lý điều hành lớp, trực tiếp giáo dục tư tưởng đạo đức, hình thành nhân cách <br />
cho học sinh. Làm tốt công tác chủ nhiệm là người giáo viên đã hoàn thành tốt việc <br />
giảng dạy các môn học và các hoạt động giáo dục, rèn luyện tốt năng lực và phẩm <br />
chất cho học sinh. Là người thay mặt nhà trường quản lí, điều hành lớp; trực tiếp <br />
giáo dục đạo đức, hình thành nhân cách cho học sinh. Là cầu nối giữa gia đình, nhà <br />
trường, xã hội để làm tốt công tác giáo dục. Vì vậy đòi hỏi người GVCN phải có <br />
phẩm chất của một nhà giáo. Luôn là tấm gương sáng cho học sinh noi theo, là chỗ <br />
dựa tin cậy các em trong học tập và phấn đấu để trở thành con người phát triển <br />
toàn diện.<br />
<br />
Là một giáo viên được phân công chủ nhiệm lớp nhiều năm, tôi thấy đây là <br />
một thuận lợi lớn, cần phải giáo dục cho học sinh phát triển toàn diện về mọi mặt. <br />
Ở lứa tuổi này, các em thường rất tin tưởng ở cô giáo chủ nhiệm của mình. Bản <br />
thân tôi luôn xác định được vai trò của mình, luôn quan tâm đến từng đối tượng học <br />
sinh để có biện pháp giáo dục phù hợp.<br />
<br />
Năm học 2015 2016 và năm học 2016 2017, tôi được nhà trường phân <br />
công chủ nhiệm lớp 4C phân hiệu Ea chai. Một lớp chỉ có 13, 14 học sinh nhưng <br />
phần đa các em rất khó khăn trong học tập. Qua khảo sát chất lượng đầu năm, số <br />
lượng học sinh chưa đạt chuẩn kiến thức kĩ năng môn học chiếm tỉ lệ cao. Một <br />
điều đáng lưu ý là đa số các em không chăm học, không đọc bài, soạn bài khi đến <br />
lớp, nghỉ học không có lí do, đi học không mang đủ đồ dùng học tập, không soạn, <br />
<br />
Người thực hiện: Huỳnh Thị Tuyết Nhung – Trường TH Trần Quốc Toản 2<br />
Một số biện pháp kích thích học sinh tích cực thi đua học tập qua công tác chủ nhiệm lớp<br />
<br />
không kiểm tra sách vở theo thời khoá biểu của từng ngày. Sự hiểu biết, cảm nhận <br />
của các em về các các hiện tượng, sự vật xung quanh hầu như không có. Vốn từ <br />
ngữ khô khan, không biết cách dùng từ, đặt câu khi nói và viết. Nhiều em còn rụt <br />
rè, nhút nhát, thiếu tự tin. Vậy làm thế nào để các em nắm vững và thực hiện tốt <br />
các chuẩn kiến thức kĩ năng cần đạt, tích cực phấn đấu, thi đua học tập để nâng <br />
cao chất lượng giáo dục. Đó chính là điều mà tôi thường trăn trở, suy nghĩ. Vì vậy, <br />
tôi quyết định chọn đề tài “Một số biện pháp kích thích học sinh tích cực thi đua <br />
học tập qua công tác chủ nhiệm lớp”.<br />
<br />
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài<br />
<br />
Mục tiêu của đề tài là tìm ra các giải pháp kích thích học sinh phấn đấu, thi <br />
đua học tập nhằm nâng cao hiệu quả chất lượng về mọi mặt và giáo dục học sinh <br />
ý thức, thái độ học tập đúng đắn.<br />
<br />
Nhiệm vụ của đề tài là vân dung ly luân, kinh nghiêm đê phân tich, ly giai<br />
̣ ̣ ́ ̣ ̣ ̉ ́ ́ ̉ <br />
nhưng vân đê th<br />
̃ ́ ̀ ực tiễn về việc kích thích học sinh tích cực thi đua học tập qua <br />
công tác chủ nhiệm lớp. <br />
<br />
3. Đối tượng nghiên cứu<br />
<br />
Biện pháp kích thích học sinh tích cực thi đua học tập qua công tác chủ <br />
nhiệm.<br />
<br />
4. Giới hạn của đề tài<br />
<br />
Học sinh và công tác chủ nhiệm của giáo viên chủ nhiệm trường Tiểu học <br />
Trần Quốc Toản, từ năm học 2015 – 2016 đến năm học 2016 2017.<br />
<br />
5. Phương pháp nghiên cứu:<br />
<br />
Phương pháp quan sát<br />
<br />
Người thực hiện: Huỳnh Thị Tuyết Nhung – Trường TH Trần Quốc Toản 3<br />
Một số biện pháp kích thích học sinh tích cực thi đua học tập qua công tác chủ nhiệm lớp<br />
<br />
Phương pháp vấn đáp.<br />
<br />
Phương pháp điều tra, khảo sát.<br />
<br />
Phương pháp thực nghiệm,<br />
<br />
Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.<br />
<br />
Phương pháp đọc tài liệu<br />
<br />
Phương pháp xử lí số liệu<br />
<br />
II. PHẦN NỘI DUNG<br />
<br />
1. Cơ sở lí luận để thực hiện đề tài<br />
<br />
Căn cứ vào nội dung và phương pháp công tác của giáo viên chủ nhiệm lớp <br />
của Tài liệu giáo trình Công tác chủ nhiệm lớp của Nhà xuất bản Giáo dục “ <br />
Nghiên cứu, nắm vững tình hình học sinh của lớp. Tổ chức xây dựng tập thể học <br />
sinh vững mạnh. Tổ chức thực hiện nội dung giáo dục toàn diện học sinh lớp chủ <br />
nhiệm. Giáo dục những phẩm chất đạo đức cho học sinh. Nâng cao thành tích học <br />
tập của học sinh.<br />
<br />
Tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh.”<br />
<br />
Căn cứ vào Điều 34 của Điều lệ trường Tiểu học có quy định nhiệm vụ <br />
của giáo viên: Giảng dạy, giáo dục đảm bảo chất lượng theo ch ương trình giáo <br />
dục, kế hoạch dạy học; soạn bài, lên lớp, kiểm tra, đánh giá, xếp loại học sinh; <br />
quản lí học sinh trong các hoạt động giáo dục do nhà trường tổ chức; tham gia các <br />
hoạt động chuyên môn; chịu trách nhiệm về chất lượng, hiệu quả giảng dạy và <br />
giáo dục. Phối hợp với Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, gia đình học sinh <br />
và các tổ chức xã hội liên quan để tổ chức hoạt động giáo dục,...<br />
<br />
Căn cứ vào Thông tư 28/2009/TTBGDĐT quy định nhiệm vụ của giáo <br />
<br />
Người thực hiện: Huỳnh Thị Tuyết Nhung – Trường TH Trần Quốc Toản 4<br />
Một số biện pháp kích thích học sinh tích cực thi đua học tập qua công tác chủ nhiệm lớp<br />
<br />
viên chủ nhiệm lớp: “Ngoài việc thực hiện nhiệm vụ của một giáo viên, giáo viên <br />
chủ nhiệm còn phải thực hiện các nhiệm vụ Tìm hiểu và nắm vững học sinh trong <br />
lớp về mọi mặt để có biện pháp tổ chức giáo dục sát với đối tượng. Phối hợp <br />
chặt chẽ với gia đình học sinh, chủ động phối hợp với các giáo viên bộ môn, Đoàn <br />
Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, các <br />
đoàn thể và các tổ chức xã hội khác,...Nhận xét, đánh giá xếp loại học sinh, đề <br />
nghị khen thưởng và kỷ luật học sinh. Tham gia hướng dẫn hoạt động tập thể, <br />
hoạt động giáo dục và rèn luyện học sinh do nhà trường tổ chức...”<br />
Căn cứ vào nội dung của modun 35 Bồi dưỡng thường xuyên : “...Giáo <br />
viên chủ nhiệm lớp được hiệu trưởng lựa chọn từ những giáo viên có kinh nghiệm <br />
giáo dục, có uy tín trong học sinh, được hội đồng nhà trường nhất trí phân công <br />
chủ nhiệm lớp học. Giáo viên chủ nhiệm lớp là người thay mặt Hiệu trưởng, hội <br />
đồng sư phạm nhà trường thực hiện chức năng lãnh đạo, tổ chức và quản lý, giáo <br />
dục toàn diện tập thể lớp chủ nhiệm trên cơ sở tổ chức các hoạt động giáo dục và <br />
các quan hệ giáo dục của học học sinh theo mục tiêu giáo dục nhân cách toàn diện <br />
trong tập thể phát triển và môi trường học tập thân thiện...”<br />
<br />
Căn cứ tài liệu Giáo dục kĩ năng sống trong các môn học ở các lớp 1, 2, 3, <br />
4, 5 của Bộ GDĐT và Thông tư 30/2014, Thông tư 22/2016 của Bộ Giáo dục Đào <br />
tạo. Bên cạnh đó còn có sự đúc kết kinh nghiệm của bản thân qua thực tế nhiều <br />
năm làm công tác chủ nhiệm.<br />
<br />
2. Thực trạng<br />
<br />
* Thuận lợi :<br />
<br />
Được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của nhà trường và các đoàn thể.<br />
<br />
Học sinh được ở quanh một khu vực, nhà gần trường.<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Huỳnh Thị Tuyết Nhung – Trường TH Trần Quốc Toản 5<br />
Một số biện pháp kích thích học sinh tích cực thi đua học tập qua công tác chủ nhiệm lớp<br />
<br />
Đa số học sinh ngoan ngoãn, lễ phép với thầy cô giáo và người lớn.<br />
<br />
Sách vở, đồ dùng học tập được cha mẹ trang bị đầy đủ.<br />
<br />
* Khó khăn<br />
<br />
Bản thân học sinh chưa chăm học, tỉ lệ học sinh khó khăn trong học tập còn <br />
nhiều, các em không đọc, không chuẩn bị bài khi đến lớp, đi học không mang đầy <br />
đủ sách vở và đồ dùng học tập, nghỉ học không có lí do. <br />
<br />
Cha mẹ học sinh làm nông, kinh tế khó khăn, không quan tâm đến việc học <br />
của con em, đa số bị mù chữ.<br />
<br />
Qua quan sát, theo dõi phân loại đầu năm, kết quả như sau:<br />
<br />
Đầu năm học 2015 2016 :<br />
<br />
Tự phục vụ, tự quản Hợp tác Tự giải quyết vấn <br />
<br />
Năng TS đề<br />
<br />
T Đ CCG T Đ CCG T Đ CCG<br />
Lực<br />
13 6 7 7 6 5 8<br />
<br />
<br />
Phẩ Chăm học, Tự tin, trách Trung thực, kỉ Đoàn kết, yêu <br />
m TS chăm làm nhiệm luật thương<br />
<br />
Chất T Đ CCG T Đ CCG T Đ CCG T Đ CCG<br />
<br />
13 6 7 6 7 2 7 4 4 9<br />
<br />
<br />
<br />
Đầu năm học 2016 2017 :<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Huỳnh Thị Tuyết Nhung – Trường TH Trần Quốc Toản 6<br />
Một số biện pháp kích thích học sinh tích cực thi đua học tập qua công tác chủ nhiệm lớp<br />
<br />
<br />
Tự phục vụ, tự quản Hợp tác Tự giải quyết vấn <br />
<br />
Năng TS đề<br />
<br />
T Đ CCG T Đ CCG T Đ CCG<br />
Lực<br />
14 7 7 7 7 6 8<br />
<br />
<br />
Phẩ Chăm học, Tự tin, trách Trung thực, kỉ Đoàn kết, yêu <br />
m TS chăm làm nhiệm luật thương<br />
<br />
Chất T Đ CCG T Đ CCG T Đ CCG T Đ CCG<br />
<br />
14 7 7 7 7 2 7 5 5 9<br />
<br />
<br />
<br />
Những nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên là do:<br />
<br />
Đa số gia đình học sinh ở Ea chai đời sống rất khó khăn không quan tâm <br />
đến các em, suốt ngày cha mẹ đi làm ở ngoài đồng, đi chài lưới,… còn việc học <br />
hành của các em ra sao thì ra. Hơn nữa, phần đông phụ huynh bị thất học, mù chữ <br />
nên không thể chỉ bảo con em được.<br />
<br />
Điểm trường nằm ở vùng sâu, xa, đời sống khó khăn, thiếu thốn, đi lại <br />
phải qua sông, qua đò cách trở khó khăn về mùa mưa.<br />
<br />
Trong công tác chủ nhiệm giáo viên các năm trước chưa thật sự gần gũi, <br />
quan tâm đến các em, chưa đi sâu, đi sát các em, chưa tận tình giúp đỡ các em, chưa <br />
có nhiều biện pháp thiết thực tác động, khuyến khích đến các em, chưa biết cách <br />
khai thác tiềm năng sẵn có trong các em.<br />
<br />
Các em chưa ý thức được việc học là gì, chưa xác định được mục đích học <br />
tập. Các em không có tư tưởng học tập, không đọc bài, không soạn bài, nghỉ học <br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Huỳnh Thị Tuyết Nhung – Trường TH Trần Quốc Toản 7<br />
Một số biện pháp kích thích học sinh tích cực thi đua học tập qua công tác chủ nhiệm lớp<br />
<br />
không lí do hoặc có những em còn rụt rè, nhút nhát không muốn cởi mở với các bạn <br />
và thầy cô giáo nên dẫn đến kết quả học tập còn thấp.<br />
<br />
3. Nội dung và hình thức của giải pháp<br />
<br />
a. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp<br />
<br />
Cung cấp cho các em những kiến thức kĩ năng cơ bản cần đạt, xây dựng cho <br />
các em phương pháp học tập tốt. Giúp các em hứng thú, tích cực thi đua học tập để <br />
các em nắm kiến thức ngày càng vững vàng hơn, hăng say trong giờ học nâng cao <br />
chất lượng giảng dạy và làm nền tảng vững chắc cho các lớp trên.<br />
<br />
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp<br />
<br />
Biện pháp 1: Tìm hiểu về thông tin, tình hình học sinh<br />
<br />
Để làm tốt công tác chủ nhiệm, trước hết giáo viên phải nắm được thông <br />
tin, tình hình học tập, hoàn cảnh gia đình học sinh lớp mình chủ nhiệm thông qua <br />
phiếu thông tin sau :<br />
<br />
PHIẾU GHI THÔNG TIN HỌC SINH<br />
<br />
1. Họ và tên HS :………………………………….Dân tộc:……………………………..<br />
<br />
2. Ngày tháng năm sinh : …………………………………………………………<br />
<br />
3. Nơi sinh : ………………………………………Quê quán: ………………………….<br />
<br />
4. Địa chỉ chỗ ở hiện nay : Đội :…..Thôn:….Xã:………………Huyện:…………<br />
<br />
5. Số điện thoại gia đình :…………………………………………………………<br />
<br />
6. Họ và tên bố :…………………….Năm sinh:…………Nghề nghiệp:<br />
………………..<br />
<br />
Họ và tên mẹ :…………………….Năm sinh:…………Nghề nghiệp:<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Huỳnh Thị Tuyết Nhung – Trường TH Trần Quốc Toản 8<br />
Một số biện pháp kích thích học sinh tích cực thi đua học tập qua công tác chủ nhiệm lớp<br />
<br />
<br />
………………..<br />
<br />
7. Sống với bố mẹ: ; Bố: ; Mẹ: ; Ông bà: ; Người đỡ đầu: ; Mồ côi: <br />
<br />
8. Hoàn cảnh gia đình: (khá giả, đủ ăn, cận nghèo, nghèo):<br />
……………………………..<br />
<br />
9. Kết quả học tập cuối lớp 4: (HT, TH tốt, HT xuất sắc):<br />
……………………………….<br />
<br />
10. Những môn học yêu thích:…………………………………………………………….<br />
<br />
11. Góc học tập riêng ở nhà: (Có, không, học chung):<br />
…………………………………….<br />
<br />
12. Sở thích (Năng khiếu):…………………………………………………………………<br />
<br />
Qua điều tra, tìm hiểu từng đối tượng học sinh, tôi đã nắm bắt được các <br />
thông tin sau: <br />
<br />
Thông tin Năm học Năm học Ghi chú<br />
20152016 20162017<br />
<br />
Tổng số HS 13 14<br />
<br />
Nữ 6 6<br />
<br />
Hộ nghèo 5 7<br />
<br />
Cận nghèo 4 4<br />
<br />
Sống với bố mẹ 9 11<br />
<br />
Sống với bố 1 0<br />
<br />
Sống với mẹ 1 0<br />
<br />
Sống với ông bà (bố mẹ ly hôn) 0 1<br />
<br />
Sống với ông bà (bố mẹ đi làm ăn xa) 2 2<br />
Người thực hiện: Huỳnh Thị Tuyết Nhung – Trường TH Trần Quốc Toản 9<br />
Một số biện pháp kích thích học sinh tích cực thi đua học tập qua công tác chủ nhiệm lớp<br />
<br />
<br />
<br />
Những thông tin này, tôi ghi chép cẩn thận vào sổ theo dõi chất lượng (đối với <br />
năm học 20152016), sổ tay, cập nhật phần mềm Vn.edu và chủ động gặp riêng <br />
từng em để hỏi thăm thêm về gia đình, hoàn cảnh sống thường ngày của gia đình <br />
để kịp thời động viên, chia sẻ, giúp đỡ.<br />
Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch chủ nhiệm<br />
<br />
+ Xây dựng lớp học thân thân thiện<br />
<br />
Xây dựng mối quan hệ giữa giáo viên và học sinh<br />
<br />
Giáo viên chủ nhiệm ở Tiểu học được coi là người mẹ thứ hai của các em, <br />
là người bạn thân tình để các em có thể gửi gắm những tâm sự, những tình cảm, <br />
những suy nghĩ của bản thân.<br />
<br />
Tôi thường gần gũi, trò chuyện với những học sinh khó khăn trong học tập về <br />
sở thích, tâm tư tình cảm của các em, chải tóc hoặc cài khuy áo cho các em, tạo cho <br />
các em cảm thấy yên tâm, tự tin khi bày tỏ những suy nghĩ của mình với cô giáo. <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Huỳnh Thị Tuyết Nhung – Trường TH Trần Quốc Toản 10<br />
Một số biện pháp kích thích học sinh tích cực thi đua học tập qua công tác chủ nhiệm lớp<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hoặc tổ chức các buổi trao đổi giữa các bạn trong lớp về tình bạn, về học <br />
tập, về các phong trào thể dục thể thao, các trò chơi dân gian, lồng ghép các tiết <br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Huỳnh Thị Tuyết Nhung – Trường TH Trần Quốc Toản 11<br />
Một số biện pháp kích thích học sinh tích cực thi đua học tập qua công tác chủ nhiệm lớp<br />
<br />
sinh hoạt, hoạt động ngoài giờ lên lớp, nhằm khuyến khích các em tham gia nhiệt <br />
tình, các em gần gũi nhau hơn, gần gũi với cô giáo hơn.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Huỳnh Thị Tuyết Nhung – Trường TH Trần Quốc Toản 12<br />
Một số biện pháp kích thích học sinh tích cực thi đua học tập qua công tác chủ nhiệm lớp<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Khi giao tiếp với các em, tôi động viên các em nói chuyện cởi mở, tự nhiên, <br />
chân thành. Với cách làm này, tự nhiên tôi sẽ giảm được lời nói, các em sẽ làm <br />
việc được nhiều hơn.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Huỳnh Thị Tuyết Nhung – Trường TH Trần Quốc Toản 13<br />
Một số biện pháp kích thích học sinh tích cực thi đua học tập qua công tác chủ nhiệm lớp<br />
<br />
Khi lên lớp, tôi luôn chú ý đến tác phong, lời nói, cử chỉ, điệu bộ, cách cầm <br />
sách, chữ viết, tất cả đều phải mẫu mực để học sinh noi theo. Vì nếu tôi chỉ cần <br />
làm qua loa một việc nhỏ nào đó thì các em sẽ thực hiện theo tôi ngay. <br />
<br />
Khi học sinh làm bài chưa đúng, tôi yêu cầu các em làm lại chứ không chê <br />
bai, nặng lời trách móc các em ngay. Tôi giúp đỡ, hướng dẫn cho em làm bài ngay <br />
tại lớp để em làm tốt hơn.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Huỳnh Thị Tuyết Nhung – Trường TH Trần Quốc Toản 14<br />
Một số biện pháp kích thích học sinh tích cực thi đua học tập qua công tác chủ nhiệm lớp<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Khi có học sinh mắc sai lầm, tôi luôn bình tĩnh, tôn trọng học sinh, tìm hiểu <br />
thấu đáo mọi chuyện để đưa ra các biện pháp giúp đỡ các em sữa chữa. Tránh <br />
những lời nói, cử chỉ xúc phạm làm ảnh hưởng đến tâm lí của các em.<br />
<br />
Tôi luôn khích lệ và biểu dương các em kịp thời. Cố gắng tìm ra những ưu <br />
điểm dù là nhỏ nhất của các em để khen ngợi, động viên. Nhưng bên cạnh đó tôi <br />
cũng chỉ ra những thiếu sót mà em cần khắc phục để ngày càng hoàn thiện hơn.<br />
<br />
Ví dụ : Năm học 20152016, có em Huỳnh Văn Thà thuộc hộ nghèo, bố mẹ <br />
em ly hôn, em phải sống với ông bà ngoại. Hàng ngày em thường đến lớp muộn, <br />
tiếp thu bài rất khó khăn, đọc chưa thông, viết chưa thạo. Lên lớp có bạn Tuấn tuy <br />
học rất tốt nhưng nghịch ngợm hay trêu đùa. Em Thà cũng rất tự ái vì bị bạn chạm <br />
đến nỗi buồn về hoàn cảnh gia đình của em. Giờ ra chơi, em không tham gia chơi <br />
cùng các bạn, cứ lủi thủi một mình. Theo dõi thấy có dấu hiệu bất thường, tôi đã <br />
nói chuyện với em Thà, gần gũi, khen em mặc dù đi học muộn nhưng không bao <br />
giờ em nghỉ học vô lí do và động viên em vượt lên hoàn cảnh, đi học đúng giờ, chú <br />
ý tiếp thu bài học, phân công các bạn học tốt kèm cặp, giảng lại bài cho em Thà. <br />
Mặc khác, tôi góp ý với em Tuấn về việc chọc bạn, em Tuấn nhận ra cái sai và xin <br />
lỗi em Thà. Từ đó hai em trở thành đôi bạn thân của nhau. Em Thà đã tiến bộ rõ rệt <br />
và rất vui vẻ, hòa đồng với các bạn trong lớp, trong phân hiệu.<br />
<br />
Bên cạnh đó, tôi làm hòm thư với tên gọi là Nhịp cầu bè bạn để các em tự <br />
viết vào mẫu giấy điều mình muốn nói, muốn chia sẻ. Hàng ngày, tôi lấy những <br />
mẩu giấy các em gửi để xem các em cần giúp đỡ những gì. Có em thì chia sẻ về <br />
hoàn cảnh gia đình, có em thì chia sẻ không hiểu bài tập, có em thì chia sẻ nỗi buồn <br />
vì các bạn không chơi,...Tùy vào nội dung điều các em muốn nói mà tôi giải quyết <br />
phù hợp, mang lại tâm lí thoải mái, tự tin cho các em.<br />
Người thực hiện: Huỳnh Thị Tuyết Nhung – Trường TH Trần Quốc Toản 15<br />
Một số biện pháp kích thích học sinh tích cực thi đua học tập qua công tác chủ nhiệm lớp<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Với những việc làm như vậy, tôi nhận thấy tình cảm của cô trò ngày càng <br />
thân thiết hơn, các em cởi mở, tự tin hơn, mạnh dạn hơn khi giao tiếp với cô giáo. <br />
Các em dễ dàng bày tỏ với cô giáo những tâm tư, nguyện vọng của mình.<br />
<br />
Xây dựng mối quan hệ HS và HS.<br />
<br />
Để học sinh có mối quan hệ thân thiện với bạn bè trong lớp nhiệm vụ của <br />
giáo viên là vô cùng quan trọng.Tôi đã thường hướng dẫn học sinh như sau: <br />
<br />
Sử dụng lời nói với bạn thể hiện tôn trọng, tế nhị, lịch sự trong giao tiếp.<br />
<br />
Trong từng tiết dạy, tôi cố gắng uốn nắn, sữa chữa lời nói cho học sinh <br />
<br />
Ví dụ: Trong tiết học, khi trao đổi nội dung với bạn, tôi thường hướng dẫn <br />
các em sử dụng các từ xưng hô bằng bạn, bằng mình.” Xin mời bạn”, “Bạn hãy <br />
cho mình biết”, “cảm ơn bạn”,…<br />
<br />
Hay trong tiết Sinh hoạt tập thể, tôi hướng các em nhận xét bạn bằng từ ngữ <br />
tế nhị, lịch sự<br />
Người thực hiện: Huỳnh Thị Tuyết Nhung – Trường TH Trần Quốc Toản 16<br />
Một số biện pháp kích thích học sinh tích cực thi đua học tập qua công tác chủ nhiệm lớp<br />
<br />
Ví dụ: “Bạn chưa mang khăn quàng, bạn cố gắng mang thường xuyên để lớp <br />
không bị trừ điểm”<br />
<br />
Sử dụng thường xuyên, hàng ngày “đôi bạn cùng tiến”, “nhóm ngẫu nhiên”, <br />
“nhóm năng khiếu”, “nhóm cùng sở thích”<br />
<br />
Thông qua các nhóm, các em có trách nhiệm giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ. <br />
Từ đó, các em trở nên thân thiết, gắn bó với nhau hơn.<br />
<br />
Khuyến khích các em tự viết ra những điều mình chưa đồng ý về việc làm, <br />
cách ứng xử của ban tự quản hoặc của bạn nào đó để góp ý, sửa chữa.<br />
<br />
+ Xây dựng đội ngũ Ban tự quản<br />
<br />
Căn cứ vào hồ sơ học bạ của học sinh, căn cứ vào những thông tin cá nhân của <br />
<br />
học sinh mà giáo viên đã thu thập được, căn cứ vào sự tín nhiệm của tập thể lớp bầu <br />
<br />
chọn những bạn nhiệt tình, năng nổ, ý thức tổ chức kỉ luật, tính gương mẫu và các biểu<br />
<br />
hiện tốt của học sinh trong tập thể.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Huỳnh Thị Tuyết Nhung – Trường TH Trần Quốc Toản 17<br />
Một số biện pháp kích thích học sinh tích cực thi đua học tập qua công tác chủ nhiệm lớp<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Giáo viên phân công nhiệm vụ và giao việc cụ thể cho từng thành viên trong ban <br />
<br />
tự quản. Chủ tịch hội đồng tự quản và phó chủ tịch hội đồng tự quản có sự thay đổi <br />
<br />
theo từng tháng, các nhóm trưởng thay đổi luân phiên theo từng tuần để phát huy tốt <br />
Người thực hiện: Huỳnh Thị Tuyết Nhung – Trường TH Trần Quốc Toản 18<br />
Một số biện pháp kích thích học sinh tích cực thi đua học tập qua công tác chủ nhiệm lớp<br />
<br />
vai trò tự quản của học sinh. Khi đã phân công nhiệm vụ, giáo viên cần bồi dưỡng<br />
<br />
học sinh ý thức trách nhiệm cao đối với lớp, phương pháp tự quản.<br />
<br />
+ Xây dựng nội quy lớp học<br />
<br />
Đầu năm học, tôi cùng cả lớp xây dựng nội quy của lớp, phù hợp với tình<br />
<br />
hình của lớp. Các em cam kết sẽ thực hiện đúng nội quy của lớp đề ra. <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Biện pháp 3: Lên kế hoạch giúp đỡ học sinh<br />
<br />
Dựa vào kế hoạch nhà trường, tôi lên kế hoạch tuần, tháng, năm tỉ mỉ, cụ <br />
thể, có sự theo dõi, đánh giá học sinh qua từng ngày. Việc theo dõi học sinh được <br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Huỳnh Thị Tuyết Nhung – Trường TH Trần Quốc Toản 19<br />
Một số biện pháp kích thích học sinh tích cực thi đua học tập qua công tác chủ nhiệm lớp<br />
<br />
ghi vào sổ tay ghi chép của giáo viên về những tiến bộ và tồn tại cần khắc phục <br />
của học sinh để có hướng giúp đỡ kịp thời.<br />
<br />
Vì học sinh ở Eachai tương đối ít, mỗi lớp chỉ có khoảng 13, 14 em nên <br />
những học sinh nào khó khăn trong học tập hay có khó khăn gì ở nhà thì tôi cùng cả <br />
lớp đến nhà cha mẹ học sinh để nói chuyện, chia sẻ, phân tích cho họ hiểu việc <br />
học của các em là quan trọng, là cần thiết. Mục đích cho các em đi cùng đến nhà <br />
bạn của mình là để các em được biết nhà của nhau, biết thông cảm chia sẻ tình <br />
cảm, giúp đỡ nhau trong học tập cũng như trong sinh hoạt hằng ngày. Ở lớp, tôi <br />
tận tình giúp đỡ từng em, các em khó khăn chỗ nào tôi kèm chỗ đó. Kiến thức của <br />
các em lũng chỗ nào tôi vá chỗ đó. Tôi luôn nhắc nhở, động viên các em, khuyến <br />
khích các em qua từng ngày, từng buổi học, từng môn học. Đặc biệt là đối với môn <br />
Toán và Tiếng Việt, tôi luôn hướng dẫn giúp đỡ các em nói thành câu, hướng dẫn <br />
các em cách dùng từ, đặt câu, cách viết đoạn văn, chỉnh sửa cho các em từng câu, <br />
từng chữ cho đến các dấu câu ở môn tập làm văn,…Qua một tuần học tôi ra đề <br />
kiểm tra kiến thức đã học cho các em xem thử các em nắm kiến thức như thế nào <br />
để kịp thời củng cố lại kiến thức cho các em. Tạo cho các em ham học, thích học, <br />
hứng thú với việc học, làm cho các em thấy được “ Mỗi ngày đến trường là một <br />
ngày vui.”<br />
<br />
Biện pháp 4: Khuyến khích học sinh thi đua học tập qua trò chơi <br />
“Đừng để hoa rơi”<br />
<br />
Bởi vì tâm lí học sinh tiểu học là các em rất thích được khen, thích được cô <br />
giáo thưởng cho phần thưởng dù đó chỉ là một quyển vở, một chiếc bút mực,… <br />
Các em thích được làm cán sự lớp dù là nhóm trưởng hay một nhiệm vụ nào đó. <br />
Dựa vào tâm lí đó tôi đưa ra các điều kiện để học sinh phấn đấu thực hiện như <br />
sau:<br />
<br />
Người thực hiện: Huỳnh Thị Tuyết Nhung – Trường TH Trần Quốc Toản 20<br />
Một số biện pháp kích thích học sinh tích cực thi đua học tập qua công tác chủ nhiệm lớp<br />
<br />
Đối với Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐTQ: Mỗi tháng bầu chọn 1 lần.<br />
<br />
Đối với nhóm trưởng: Em nào cũng được làm nhóm trưởng, thay phiên nhau <br />
mỗi em làm 1 tuần. Nếu em nào gặp khó khăn giáo viên sẽ giúp đỡ.<br />
<br />
Đầu tuần, giáo viên tặng cho mỗi học sinh 100 bông hoa. Nếu cuối tuần học <br />
sinh nào vẫn còn giữ nguyên 100 hoa, không bị rơi hoa nào sẽ được nhận phần <br />
thưởng của cô giáo.<br />
<br />
Hàng ngày, vào 15 phút đầu giờ, ban tự quản lớp kiểm tra việc thực hiện nội <br />
quy lớp học của từng thành viên trong nhóm.<br />
<br />
Nếu em nào tích cực phát biểu xây dựng bài thì được cộng thêm 10 bông hoa, <br />
nếu em nào vi phạm một trong những nội quy của lớp đề ra thì hoa sẽ bị rơi.<br />
<br />
Ví dụ: + Đi học muộn (rơi 10 hoa)<br />
<br />
+ Nghỉ học không có lí do (rơi 10 hoa)<br />
<br />
+ Không làm bài tập ( rơi 10 hoa)<br />
<br />
+ Không mang đồ dùng học tập ( rơi 10 hoa)<br />
<br />
+ Chưa soạn bài trước khi đến lớp (rơi 10 điểm)<br />
<br />
Việc thực hiện qua các phiếu theo dõi hàng tuần do nhóm trưởng thực hiện <br />
vào đầu giờ các buổi học như sau:<br />
<br />
Tuần 8<br />
<br />
NHÓM HOÀNG OANH<br />
<br />
Họ và tên Hoa trong Lỗi vi phạm Hoa Hoa được Tổng hoa <br />
tuần rơi cộng còn lại<br />
<br />
Võ Văn Hợi 100 20 100<br />
<br />
Người thực hiện: Huỳnh Thị Tuyết Nhung – Trường TH Trần Quốc Toản 21<br />
Một số biện pháp kích thích học sinh tích cực thi đua học tập qua công tác chủ nhiệm lớp<br />
<br />
<br />
Nguyễn Thái Chung 100 Đi học muộn 10 90<br />
<br />
Nguyễn Thị Diễm 100 100<br />
Hoàng<br />
<br />
Hoàng Hữu Thanh 100 Quên bút, 20 80<br />
Tâm chưa soạn <br />
bài<br />
<br />
Nhìn vào phiếu theo dõi trên, em Võ Văn Hợi được cộng thêm 20 bông hoa <br />
nhờ tích cực phát biểu xây dựng bài, không vi phạm nội quy của lớp và em Nguyễn <br />
Thị Diễm Hoàng bảo toàn được 100 bông hoa, không vi phạm nội quy của lớp. <br />
Như vậy em Hợi và em Hoàng được nhần phần thưởng từ cô giáo.<br />
<br />
Cứ như vậy, cuối tuần có buổi sinh hoạt lớp, các nhóm tổng hợp nêu tên <br />
những bạn bảo toàn được số hoa là 100 được tuyên dương trước lớp và nhận phần <br />
thưởng cô giáo trao. Sau mỗi tuần giáo viên lại phát thưởng cho các em tiến bộ <br />
vượt lên. Sau mỗi tháng, em nào có tổng số hoa cao nhất sẽ được làm chủ tịch hội <br />
đồng tự quản, em nào có số hoa cao thứ nhì thì được làm phó Chủ tịch hội đồng tự <br />
quản và tiếp tục được nhận phần thưởng cô trao.<br />
<br />
Biện pháp 5: Phối hợp với lực lượng giáo dục<br />
<br />
Phối hợp chặt chẽ với cha mẹ học sinh, giáo viên chủ nhiêm tổ chức tốt các <br />
cuộc họp phụ huynh học sinh. Trong mỗi cuộc họp, giáo viên cần chuẩn bị chu đáo <br />
các nội dung, nhận xét, đánh giá cụ thể từng học sinh cho phụ huynh nắm bắt tình <br />
hình học tập của con em mình. Cung cấp cho phụ huynh số điện thoại của giáo <br />
viên để phụ huynh tiện liên hệ. Thường xuyên liên hệ với phụ huynh, đi thực tế <br />
gia đình học sinh, thiết lập mối quan hệ giữa giáo viên và gia đình học sinh để cùng <br />
nhau phối hợp tốt để giáo dục học sinh.<br />
<br />
Người thực hiện: Huỳnh Thị Tuyết Nhung – Trường TH Trần Quốc Toản 22<br />
Một số biện pháp kích thích học sinh tích cực thi đua học tập qua công tác chủ nhiệm lớp<br />
<br />
Phối hợp với các giáo viên dạy môn chuyên để nắm bắt, theo dõi được tình <br />
hình học tập từng môn của các em để động viên, khuyến khích, tuyên dương kịp <br />
thời, tạo hứng thú cho các em tham gia tốt các môn học.<br />
<br />
Phối hợp với Ban Giám hiệu nhà trường để giáo viên có được sự chỉ đạo, tư <br />
vấn và có kế hoạch phù hợp giáo dục học sinh ở lớp mình. <br />
<br />
Có thể nói rằng, học sinh ở Eachai không phải không tiếp thu được bài, <br />
chậm phát triển trí tuệ mà do hoàn cảnh sống của các em, do bố mẹ không quan <br />
tâm, do sự tự ti, mặc cảm,...Vì thế, chỉ cần giáo viên tâm huyết, nhiệt tình, gần gũi, <br />
thân thiện, tổ chức trò chơi phù hợp kích thích các em hứng thú, vui vẻ và phối hợp <br />
tốt với cha mẹ học sinh, nhà trường thì việc học tập của các em sẽ ngày càng tiến <br />
bộ hơn.<br />
<br />
c. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp<br />
<br />
Các biện pháp này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Biện pháp này làm <br />
tiền đề, hỗ trợ cho biện pháp kia. Khi giáo viên tìm hiểu, nắm bắt được tình hình <br />
của lớp mình chủ nhiệm, xây dựng được nề nếp lớp học, phối kết hợp với các lực <br />
lượng giáo dục cùng với sự động viên khen thưởng kịp thời thì kết quả học tập <br />
cũng như các mặt hoạt động của lớp ngày càng được nâng cao.<br />
<br />
d. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu<br />
<br />
Với cách thực hiện trên, tôi thấy kết quả đạt được rất cao, hiệu quả rõ rệt.<br />
<br />
Tất cả học sinh trong lớp đều thi đua phấn đấu học tập. Đa số các em đề <br />
có ý thức tự phục vụ, tự quản, chăm học, tinh thần hợp tác nhóm tốt. Em nào cũng <br />
cố gắng cẩn thận làm bài thật tốt, chuẩn bị bài mới chu đáo, chấp hành và thực <br />
hiện tốt nội quy của lớp để bảo toàn số bông hoa của mình. Kĩ năng giáo tiếp của <br />
các em khá lên nhiều. Hầu hết các em học sinh đã tiến bộ. Chủ tịch, Phó Chủ tịch <br />
Người thực hiện: Huỳnh Thị Tuyết Nhung – Trường TH Trần Quốc Toản 23<br />
Một số biện pháp kích thích học sinh tích cực thi đua học tập qua công tác chủ nhiệm lớp<br />
<br />
HĐTQ cũng được thay đổi liên tục trong năm học. Kết quả cho thấy tất cả học <br />
sinh đã nhanh nhẹn và lực học vượt trội hẳn lên so với đầu năm học, góp phần <br />
nâng cao chất lượng giáo dục của lớp nói riêng, của rường nói chung<br />
<br />
Tất cả các em học sinh ngày nào còn rụt rè, nhút nhát, lười biếng, trầm, bây <br />
giờ không còn nữa mà thay vào đó là những em nhanh nhẹn, năng nổ, tháo vát trong <br />
mọi hoạt động của lớp. <br />
<br />
Điều đặc biệt nữa là các em có thể tự đứng ra tổ chức, quán xuyến mọi <br />
hoạt động do trường, các đoàn thể tổ chức mà không cần đến sự chỉ đạo của giáo <br />
viên.<br />
<br />
Kết quả đạt được của lớp 4C, cuối từng năm học như sau:<br />
<br />
Cuối năm học 2015 2016 :<br />
<br />
Tự phục vụ, tự quản Hợp tác Tự giải quyết vấn <br />
<br />
Năng TS đề<br />
<br />
T Đ CCG T Đ CCG T Đ CCG<br />
Lực<br />
13 6 7 4 9 4 9<br />
<br />
<br />
Phẩ Chăm học, Tự tin, trách Trung thực, kỉ Đoàn kết, yêu <br />
m TS chăm làm nhiệm luật thương<br />
<br />
Chất T Đ CCG T Đ CCG T Đ CCG T Đ CCG<br />
<br />
13 5 8 5 8 6 7 11 2<br />
<br />
<br />
<br />
Cuối năm học 2016 2017 :<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Huỳnh Thị Tuyết Nhung – Trường TH Trần Quốc Toản 24<br />
Một số biện pháp kích thích học sinh tích cực thi đua học tập qua công tác chủ nhiệm lớp<br />
<br />
<br />
Tự phục vụ, tự quản Hợp tác Tự giải quyết vấn <br />
<br />
Năng TS đề<br />
<br />
T Đ CCG T Đ CCG T Đ CCG<br />
Lực<br />
14 5 9 5 9 5 9<br />
<br />
<br />
Phẩ Chăm học, Tự tin, trách Trung thực, kỉ Đoàn kết, yêu <br />
m TS chăm làm nhiệm luật thương<br />
<br />
Chất T Đ CCG T Đ CCG T Đ CCG T Đ CCG<br />
<br />
14 5 9 5 9 8 6 12 2<br />
<br />
Với những kinh nghiệm trên, tôi đã góp phần nâng cao chất lượng công tác <br />
chủ nhiệm của lớp. Đồng thời tạo sự say mê hứng thú học tập cho học sinh. <br />
<br />
Bản thân sẽ tiếp tục thực hiện các giải pháp trên vào công tác chủ nhiệm <br />
cho những năm học tiếp theo.<br />
<br />
III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ<br />
<br />
1. Kết luận<br />
<br />
Vậy để các em nhanh nhẹn, thi đua học tập là cả một quá trình đòi hỏi cần <br />
phải có sự kiên trì, bền bỉ nhiều thời gian, bồi đắp dần cho các em như “Mưa dầm <br />
thấm đất”. Qua thực tế tôi thấy rằng, để các em nhanh nhẹn, tự tin, thi đua học tập <br />
thì trước hết đó là tâm huyết của người giáo viên, mỗi giáo viên cần có một tấm <br />
lòng say mê với công việc. Hãy tự tìm hiểu, gần gũi, quan tâm đến các em, tận tình <br />
với các em nhiều hơn nữa, động viên, khuyến khích các em bằng nhiều hình thức, <br />
giúp các em tháo gỡ những khó khăn thì tôi tin rằng kết quả đạt được sẽ cao hơn.<br />
<br />
2. Kiến nghị<br />
Người thực hiện: Huỳnh Thị Tuyết Nhung – Trường TH Trần Quốc Toản 25<br />
Một số biện pháp kích thích học sinh tích cực thi đua học tập qua công tác chủ nhiệm lớp<br />
<br />
Đối với giáo viên chủ nhiệm: Thường xuyên động viên, khuyến khích các <br />
em, nhiệt tình giúp đỡ các em để các em có sự hứng thú tích cực thi đua học tập. <br />
Tổ chức nhiều hình thức thi đua để kích thích, tạo hứng thú học tập cho các em. <br />
Luôn tâm huyết với nghề, quan tâm, tận tình, gần gũi các em nhiều hơn nữa, hãy <br />
thương yêu các em như tấm lòng của một người mẹ thương con, giúp các em tháo <br />
gỡ những khó khăn để các em cởi mở, tự tin hơn trong học tập.<br />
<br />
Đối với cha mẹ học sinh: Dành thời gian quan tâm đến con em mình nhiều <br />
hơn nữa, chủ động liên hệ với giáo viên chủ nhiệm thường xuyên để phối hợp <br />
giáo dục tốt con em mình.<br />
<br />
Đối với nhà trường: Nhà trường cần có hình thức khen thưởng, động viên <br />
những giáo viên làm tốt công tác chủ nhiệm lớp. Tổ chức thi giáo viên chủ nhiệm <br />
lớp giỏi hàng năm.<br />
<br />
Trên đây là một số kinh nghiệm của bản thân tôi trong việc kích thích học <br />
sinh tích cực thi đua học tập qua công tác chủ nhiệm lớp. Chắc rằng trong quá trình <br />
thực hiện vẫn còn nhiều khiếm khuyết mà bản thân chưa chỉ ra được. Rất mong <br />
được học tập thêm ở các bạn đồng nghiệp, Hội đồng ban giám khảo.<br />
<br />
Tôi xin chân thành cảm ơn!<br />
<br />
Bình Hòa, tháng 1 năm 2018<br />
Người viết sáng kiến<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Huỳnh Thị Tuyết Nhung<br />
<br />
<br />
ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN CÂP TRƯỜNG<br />
…………………………………………………………………………………………………………<br />
…………………………………………………………………………………………………………<br />
Người thực hiện: Huỳnh Thị Tuyết Nhung – Trường TH Trần Quốc Toản 26<br />
Một số biện pháp kích thích học sinh tích cực thi đua học tập qua công tác chủ nhiệm lớp<br />
<br />
…………………………………………………………………………………………………………<br />
…………………………………………………………………………………………………………<br />
<br />
<br />
ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN CÂP HUYỆN<br />
…………………………………………………………………………………………………………<br />
…………………………………………………………………………………………………………<br />
…………………………………………………………………………………………………………<br />
…………………………………………………………………………………………………………<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
<br />
STT Tên tài liệu Tác giả<br />
<br />
1 Hướng dẫn thực hiện Chuẩn kiến thức, kĩ Nhà xuất bản Giáo dục <br />
năng các môn học ở Tiểu học. Việt Nam<br />
<br />
2 Phương pháp dạy học các môn học ở Tiểu Nhà xuất bản Giáo dục <br />
học. Việt Nam<br />
<br />
3 Công văn số 5842/BGD ĐTVP ngày Bộ Giáo dục và Đào tạo<br />
01/9/2011 về hướng dẫn điều chỉnh nội <br />
dung dạy học<br />
<br />
4 Thông tư 30, 22/2016 Bộ Giáo dục và Đào tạo<br />
<br />
5 Tài liệu giáo trình công tác chủ nhiệm Nhà xuất bản Giáo dục <br />
Việt Nam<br />
<br />
6 Kĩ năng công tác chủ nhiệm Nhà xuất bản Giáo dục <br />
Việt Nam<br />
<br />
7 Quyết định 16/2006 Bộ Giáo dục và Đào tạo<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Huỳnh Thị Tuyết Nhung – Trường TH Trần Quốc Toản 27<br />
Một số biện pháp kích thích học sinh tích cực thi đua học tập qua công tác chủ nhiệm lớp<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Huỳnh Thị Tuyết Nhung – Trường TH Trần Quốc Toản 28<br />