Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc đúng cho học sinh dân tộc thiểu số lớp 4<br />
MỤC LỤC<br />
Phần thứ nhất: MỞ ĐẦU<br />
I. Đặt vấn <br />
đề...................................................................................................2<br />
II. Mục đích nghiên <br />
cứu.................................................................................2<br />
Phần thứ 2: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ…………………………………….…<br />
2<br />
I. Cơ sở lí luận của vấn đề……………………………………………….<br />
…2<br />
II. Thực trạng vấn <br />
đề……………………………………………………….3<br />
III. Các giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề……………………..<br />
…4<br />
IV. Tính mới của giải <br />
pháp………………………………………………..12<br />
V. Hiệu quả <br />
SKKN………………………………………………………..13 Phần thứ 3: <br />
KẾT LUẬN. KIẾN NGHỊ………………………………..…..13<br />
I. Kết <br />
luận………………………………………………………………....13<br />
II. Kiến nghị…………………………………………………………….…<br />
14<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
1<br />
Người thực hiện: Lê Thị Hồng Thắm Trường Tiểu học Tình Thương<br />
Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc đúng cho học sinh dân tộc thiểu số lớp 4<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Phần thứ nhất: MỞ ĐẦU<br />
I. Đặt vấn đề<br />
Những năm gần đây, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến việc phát <br />
triển kinh tế, văn hoá xã hội cho đồng bào dân tộc ít người. Chất lượng giáo <br />
dục ở vùng đồng bào dân tộc nói chung, dân tộc Ê đê ở ĐắkLắk nói riêng đã <br />
có nhiều tiến bộ, góp phần tích cực vào sự ổn định xã hội và phát triển kinh <br />
tế địa phương. Tuy vậy, trình độ dân trí của đồng bào còn thấp, cộng với đời <br />
sống kinh tế còn gặp khó khăn nên hạn chế đến việc chăm lo học hành cho <br />
con em. <br />
Dân tộc thiểu số như Ê đê, Gia rai, Mnông,… chiếm gần 50% dân số <br />
của xã Dray Sáp. Đặc biệt trường Tiểu học Tình Thương, học sinh dân tộc <br />
thiểu số chiếm 97 %, nhiều nhất là dân tộc Ê đê. Qua thực tế giảng dạy, tôi <br />
nhận thấy các em gặp không ít khó khăn khi phải học tập và tiếp nhận sự <br />
giáo dục bằng tiếng Việt. Hầu hết các em còn rất hạn chế về ngôn ngữ như : <br />
Nói chưa chuẩn, chưa đúng về một số hoặc nhiều tiếng, từ tiếng Việt tuỳ <br />
theo khu vực khác nhau của xã.<br />
Hằng ngày chủ yếu các em giao tiếp bằng tiếng mẹ đẻ và chỉ giao tiếp <br />
bằng tiếng Việt trong các tiết học. Mặt khác do bản tính rụt rè, ít nói chuyện, <br />
ít giao tiếp với người khác, đặc biệt là người Kinh nên khả năng tiếp thu vốn <br />
từ tiếng Việt rất hạn chế. Chính vì vậy mà đại bộ phận học sinh trong giao <br />
tiếp cũng như trong học tập có khi hiểu nhưng lại diễn đạt sai dẫn đến hiểu <br />
sai nghĩa. <br />
Xuất phát từ những thực trạng yếu kém ở trên của việc học tiếng Việt <br />
đối với học sinh dân tộc thiểu số. Là giáo viên đã công tác và giảng dạy tại <br />
trường Tiểu học Tình Thương, tôi băn khoăn làm thế nào để nâng cao hiệu <br />
<br />
2<br />
Người thực hiện: Lê Thị Hồng Thắm Trường Tiểu học Tình Thương<br />
Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc đúng cho học sinh dân tộc thiểu số lớp 4<br />
quả dạy học môn Tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số nói chung và học <br />
sinh lớp 4 nói riêng. Đó chính là lí do tôi chọn đề tài:“Một số biện pháp rèn <br />
kĩ năng đọc đúng cho học sinh dân tộc thiểu số lớp 4”.<br />
II. Mục tiêu nghiên cứu<br />
Rèn kĩ năng đọc đúng: phụ âm đầu, vần và đặc biệt là các dấu thanh để <br />
giúp học sinh hiểu đúng nội dung văn bản, giúp các em phát triển tư duy ngôn <br />
ngữ một cách logic; kích thích hứng thú học tập, bồi dưỡng tâm hồn và thực <br />
hiện mục đích giáo dục cho các em học sinh dân tộc lớp 4.<br />
Phần thứ hai: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ<br />
I. Cơ sở lý luận<br />
Như chúng ta đã biết, đọc là hình thức biến chữ viết của văn bản thành <br />
hình thức âm thanh để người nghe hiểu được điều mà tác giả nói qua chữ <br />
viết. Đọc với tư cách là một phân môn của tiếng Việt ở bậc tiểu học, là một <br />
dạng hoạt động lời nói. Đọc là hoạt động nhận tin và thông hiểu nó (ứng với <br />
hình thức đọc thành tiếng), là quá trình chuyển trực tiếp từ dạng chữ viết <br />
thành các đơn vị nghĩa không có âm thanh (đọc thầm). Như vậy cả hai hình <br />
thức đọc thành tiếng và đọc thầm không thể tách rời với việc hiểu những gì <br />
được đọc.<br />
Dạy cho học sinh đọc đúng, đọc diễn cảm là giúp các em phát triển tư <br />
duy ngôn ngữ, tiếp xúc với kho tàng tri thức của loài người; đây cũng chính là <br />
một phương tiện giáo dục đạo đức, thẩm mĩ cho các em. Vì thế, cần thiết <br />
phải nâng cao chất lượng đọc cho học sinh tiểu học nói chung và học sinh dân <br />
tộc nói riêng.<br />
Vậy ở tiết Tập đọc, học sinh học những gì và học như thế nào? Giáo <br />
viên có tác động gì đến quá trình đọc của các em trong giờ Tập đọc và trong <br />
các hoạt động khác?<br />
Việc đọc đúng sẽ giúp các em nghe và cảm nhận văn bản tốt, viết đúng <br />
chính tả. Ở mỗi tiết học, không chỉ là tiết tập đọc, người giáo viên phải chú ý <br />
hơn việc rèn cho các em kĩ năng nói, kĩ năng đọc, kĩ năng dùng từ, đặt câu. <br />
Đọc cho rõ ràng, rành mạch, đọc có ngữ điệu là kĩ năng chính cần hình thành <br />
và rèn luyện cho các em qua phân môn này. Học sinh học tốt phân môn Tập <br />
đọc sẽ có lợi cho việc học tốt các phân môn khác. Chính vì vậy, khi dạy Tập <br />
đọc cho các em người giáo viên phải tạo ra những hoạt động mang tính tự <br />
giác cao và khơi dậy được niềm ham thích đọc sách; giúp các em biết tự đánh <br />
giá năng lực của bản thân. Làm được như thế, trước hết giáo viên thực sự <br />
phải có kĩ năng đọc, năng lực dạy Tập đọc tốt.<br />
II. Thực trạng vấn đề<br />
1. Về phía học sinh<br />
<br />
3<br />
Người thực hiện: Lê Thị Hồng Thắm Trường Tiểu học Tình Thương<br />
Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc đúng cho học sinh dân tộc thiểu số lớp 4<br />
Phần lớn học sinh dân tộc học tiếng Việt là ngôn ngữ thứ hai. Phụ huynh <br />
là người đồng bào dân tộc hầu như không có tác động gì đến việc học đọc <br />
của các em vì nhiều lí do : bản thân họ sử dụng tiếng Việt còn chưa chính <br />
xác, phát âm sai lỗi nhiều, quan niệm chăm sóc và giáo dục con cái của họ <br />
cũng hạn chế. Kĩ năng đọc hiểu của các em còn yếu, đọc chỉ mang tính phát <br />
âm mà thôi<br />
Một số học sinh ý thức vươn lên trong học tập vẫn còn chưa cao.<br />
Phong tục tập quán của đồng bào dân tộc thật sự chưa phù hợp như tập <br />
tục kết hôn cận huyết, ma chay…..<br />
Kỹ năng nghe hiểu, kỹ năng viết của học sinh nhìn chung là chậm, khả năng <br />
hiểu và xác định nghĩa của từ tiếng Việt còn yếu nên dùng sai từ trong khi nói và <br />
viết.<br />
Do ảnh hưởng thói quen nói tiếng mẹ đẻ, khả năng nhận diện con chữ <br />
chậm. Dẫn đến khả năng đọc của các em chậm, việc đọc liền mạch từ, câu <br />
gặp rất nhiều khó khăn. Khả năng đọc biểu cảm còn hạn chế.<br />
Khả năng tiếp nhận thông tin, tư duy để xử lý, tái tạo nội dung thông tin <br />
của học sinh còn chậm.<br />
2. Về phía giáo viên<br />
Chưa mạnh dạn trong đổi mới phương pháp dạy học.<br />
Việc sử dụng phương tiện dạy học và đồ dùng chưa phong phú, đa dạng <br />
nên chưa hấp dẫn học sinh một cách tuyệt đối trong việc tập trung vào luyện <br />
đọc.<br />
Một vài giáo viên vẫn còn hạn chế về kĩ năng đọc; còn ảnh hưởng cách <br />
phát âm của địa phương. <br />
Một số giáo viên còn coi nhẹ việc rèn các kĩ năng đọc cho các em, chỉ <br />
dừng lại ở yêu cầu học sinh đọc thành tiếng to là được, không sữa lỗi cho <br />
học sinh kịp thời….<br />
Một số giáo viên chưa đánh giá đúng mức vai trò, vị trí và tầm quan trọng <br />
của việc dạy – học phân môntập đọc; chưa sâu sát việc nắm bắt tâm lí của <br />
học sinh và phụ huynh trong đối tượng học sinh mình giảng dạy; công tác dân <br />
vận chưa được chú trọng.<br />
Ở một số tiết dạy, giáo viên chưa thể hiện sự quan tâm đúng mức đến <br />
đối tượng học sinh chưa hoàn thành; đặt yêu cầu chưa cao vào việc luyện <br />
phát âm đúng đối với học sinh mà chỉ chú trọng vào việc đọc to, đọc đúng tốc <br />
độ.<br />
Qua thực tế dự giờ thăm lớp, tìm hiểu đối tượng, thông qua các buổi sinh <br />
hoạt chuyên môn, chuyên đề và các tiết dự giờ cũng như các chuyên đề ở tổ <br />
khối; trong quy mô toàn cấp trường, tôi luôn coi trọng và chú ý lắng nghe, đề <br />
4<br />
Người thực hiện: Lê Thị Hồng Thắm Trường Tiểu học Tình Thương<br />
Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc đúng cho học sinh dân tộc thiểu số lớp 4<br />
xuất ý kiến về các giải pháp nâng cao chất lượng đọc cho các em học sinh <br />
dân tộc nhằm nâng cao kĩ năng sử dụng tiếng Việt cho các em. Đồng thời, tôi <br />
luôn tìm tòi sáng kiến để cải tiến phương pháp dạy học làm sao cho các em <br />
đọc đạt hiệu quả cao hơn.<br />
Để đánh giá một cách khách quan nhất về thực trạng đọc đúng của học <br />
sinh lớp 4A1 trường Tiểu học Tình Thương. Tôi đã tiến hành khảo sát thực tế <br />
thông qua tiết Tập đọc của học sinh vào ngày 4/3/2017, bài “Dù sao trái đất <br />
vẫn quay”. Kết quả như sau: <br />
<br />
Tổng số Đọc đúng toàn bài Đọc sai ít lỗi Đọc sai nhiều lỗi<br />
HS SL % SL % SL %<br />
20 2 10 5 25 13 65<br />
Tỉ lệ học sinh đọc đúng còn quá thấp (10%) , tỉ lệ học sinh phát âm <br />
chưa đúng còn quá cao (65 %). Đây là thực trạng đáng buồn, tỷ lệ học sinh <br />
đọc chưa đúng, sai ít lỗi về dấu thanh, vần và sai nhiều chiếm hơn 50% tổng <br />
số. Từ thực trạng như thế, tôi đã nghiên cứu và tìm ra giải pháp rèn kỹ năng <br />
đọc đúng cho học sinh dân tộc thiểu số lớp 4. Các giải pháp này tôi đã áp <br />
dụng tại đơn vị từ cuối năm học 2016 – 2017; năm học 2017 2018 và năm <br />
học 2018 2019.<br />
III. Các giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề<br />
1. Rèn kỹ năng đọc đúng cho học sinh<br />
1.1. Rèn đọc cho học sinh trong giờ tập đọc<br />
Thường xuyên tăng cường khả năng nghe và nói Tiếng Việt cho học <br />
sinh thông qua dạy Tập đọc. <br />
Nghe và nói tiếng Việt có liên quan mật thiết với nhau. Có nghe được mới <br />
nói được, nghe đúng mới nói đúng. Do vậy, trong các tiết dạy tôi luôn luôn <br />
phải nói rõ ràng, nói đúng, đồng thời phải nói chậm rãi để học sinh dễ tiếp <br />
thu và hướng dẫn cách phát âm, cách nói để học sinh nói theo.Khả năng nói <br />
tiếng Việt của học sinh được xác định là khả năng phát âm đúng, khả năng sử <br />
dụng tiếng từ đúng và phong phú trong khi nói, khi tham gia giao tiếp với <br />
người khác. Khả năng nói tiếng Việt là nền tảng ban đầu quan trọng nhất để <br />
hình thành các kỹ năng khác của môn Tiếng Việt. Đặc biệt đối với học sinh <br />
dân tộc Ê đê các em nói thế nào viết thế ấy thì việc tập cho các em nói đúng <br />
lại càng có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Thực tế trong giảng dạy tôi thấy khả <br />
năng nói tiếng Việt của các em là rất yếu, nói lẫn lộn giữa tiếng mẹ đẻ và <br />
tiếng Việt. Đó là do vốn từ về tiếng Việt của các em còn quá ít, các em không <br />
diễn đạt được khi nói, khi giao tiếp. Học sinh phát âm không chuẩn, phát âm <br />
không đúng; còn rụt rè trong giao tiếp... Để giúp cho học sinh hạn chế những <br />
tồn tại này, tôi thường xuyên tăng cường khả năng nói tiếng Việt cho các em <br />
5<br />
Người thực hiện: Lê Thị Hồng Thắm Trường Tiểu học Tình Thương<br />
Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc đúng cho học sinh dân tộc thiểu số lớp 4<br />
bằng cách cung cấp thêm từ ngữ mới, thông qua việc luyện nói câu hỏi, luyện <br />
nói câu trả lời, luyện đối thoại. Thông qua đó mà giúp cho các em làm quen <br />
với việc sử dụng nhiều từ ngữ khác nhau của tiếng Việt, góp phần làm phong <br />
phú thêm vốn từ cho HS. <br />
Tồn tại khó sửa nhất về kỹ năng nói của học sinh Ê đê là nói thừa hoặc <br />
thiếu dấu thanh, đặc biệt nói không có dấu (thanh bằng). Do vậy, khi giảng <br />
từ, giải nghĩa từ, hướng dẫn phát âm tôi hướng dẫn kỹ, phát âm mẫu nhiều <br />
lần, sửa sai cụ thể cho các em. <br />
Ví dụ khi dạy bài Tập đọc: Truyện cổ nước mình. Tôi gọi một em đọc <br />
tốt đọc mẫu để cả lớp cùng được nghe sau đó yêu cầu các em phát hiện <br />
những tiếng, từ mà các em hay đọc và nói sai sau đó hướng dẫn phát âm đúng <br />
các từ đó. Ví dụ như từ : thương người, truyện cổ, … bằng cách cho các em <br />
phân tích lại cấu tạo các tiếng, từ rồi gọi nhiều em đọc, em nào đọc chưa <br />
chuẩn tôi cho các em đọc lại từ đó nhiều lần,rồi tôi cùng sửa cho các em. Đối <br />
với em yếu, tôi hướng dẫn các em đánh vần sau đó đọc trơn lại và nhiều em <br />
được luyện đọc từ khó.<br />
Trong giờ dạy, ngoài luyện đọc, tôi chú ý tạo điều kiện cho tất cả các <br />
em đều được tham gia trả lời, giao tiếp tuỳ thuộc vào khả năng của từng đối <br />
tượng. Và dành nhiều thời gian tập và hướng dẫn thật kĩ nên hiệu quả nâng <br />
cao. Việc phối hợp hệ thống các phương pháp dạy tập nói tiếng Việt giúp <br />
các em dễ hiểu dễ nhớ về nghĩa của từ thông qua các hình ảnh trực quan, nói <br />
đúng cấu trúc câu theo mẫu. Tôi luôn luôn tập cho học sinh khả năng diễn đạt <br />
theo tình huống, tự tin trong học tập, giao tiếp với bạn bè với thầy cô giáo <br />
bằng tiếng Việt. Tuy vậy, cần phải có sự linh hoạt sáng tạo, không rập <br />
khuôn máy móc, mà phải tuỳ theo từng mức độ của đối tượng để lựa chọn <br />
nội dung và phương pháp cho phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả theo các việc <br />
sau đây:<br />
Lựa chọn tiếng, từ để tập nói cho phù hợp.<br />
Luyện nói theo câu hỏi, câu trả lời có chứa các tiếng, từ mới cung cấp <br />
cho học sinh.<br />
Tạo tình huống cho học sinh đối thoại, được giao tiếp trong đó chú ý <br />
tạo môi trường giao tiếp học sinh với học sinh dưới sự hướng dẫn của giáo <br />
viên.<br />
1.2. Bồi dưỡng kĩ năng đọc và kĩ năng dạy Tập đọc<br />
Bác Hồ đã từng nói “Một trăm bài diễn thuyết hay không bằng một tấm <br />
gương sáng”. Nói cho hay như thế nào đi chăng nữa mà thực hành dở cũng <br />
không mang lại kết quả gì. Việc cần thiết đầu tiên là tôi cố gắng đọc đúng, <br />
đọc diễn cảm để khi nghe tôi đọc, các em cảm thụ tốt nội dung bài học và <br />
mong muốn đọc được như tôi. <br />
<br />
6<br />
Người thực hiện: Lê Thị Hồng Thắm Trường Tiểu học Tình Thương<br />
Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc đúng cho học sinh dân tộc thiểu số lớp 4<br />
Tôi luôn luôn quan sát cách đọc của học sinh, nghe học sinh đọc nghĩa là <br />
tôiđã nhanh chóng nhận ra được những gì học sinh đọc đúng mẫu đồng thời <br />
nhanh chóng nhận ra hiệu số sai lệch giữa bài đọc của các em và bài đọc mẫu <br />
của cô giáo. Tôi phải tạo điều kiện cho các em tự quan sát lời đọc của mình <br />
một cách khách quan.<br />
Tôi luôn phối hợp nhịp nhàng lời mô tả giọng đọc và làm mẫu.Nghĩa là <br />
có sự hài hoà giữa những lời yêu cầu, chỉ dẫn về cách phát âm, cách đọc và <br />
khả năng biểu diễn những yêu cầu, chỉ dẫn này bằng giọng đọc mẫu của cô.<br />
Ví dụ: Sai phụ âm đầu p và b. Tôi hướng dẫn các em phát âm từ: “Phò tá” <br />
(SGK TV4 T1). Phần lớn các em đều phát âm “bò tá”. Tôi hướng dẫn như sau: <br />
âm /p/ pờ thành /b/ bờ .( p và b) đều là hai phụ âm đồng vị về mặt cấu âm. <br />
môi môi nhưng khác nhau về mặt thanh tính ,/p/ là phụ âm vô thanh ,/b/ là <br />
phụ âm hữu thanh. Để luyện đọc đúng /p/ , tôi đã hướng dẫn học sinh đặt <br />
lòng bàn tay trước miệng,một tay đặt lên thanh quản. Khi phát âm /b/ là âm <br />
vốn có sẽ cảm nhận được độ rung nhẹ của thanh quản và không thấy luồng <br />
hơi phát ra.<br />
Cho học sinh bậm hai môi lại và bật hơi qua môi mạnh hơn, tạo âm /p/ <br />
câm. Cho các em làm lại như trên nhưng phát thành các tiếng khác, từ khác <br />
như: đèn pin, Sa Pa…..<br />
Qua những lần thực hành như trên, trong các tiết học sau hay những <br />
hoạt động khác giống như vậy các em sẽ nhanh chóng phát hiện ra và phát âm <br />
chuẩn hơn.<br />
Tùy theo từng bài mà tôi đọc cả bài hay từng đoạn. Đọc vào đầu tiết hay <br />
cuối tiết,… tôi luôn có sự chuẩn bị chu đáo, mỗi từ ngữ tôi đọc, nói đều phải <br />
chuẩn mực.<br />
Có nhiều cách đọc mẫu: <br />
+ Đọc mẫu toàn bài: để giới thiệu, gây hứng thú cho học sinh<br />
+ Đọc câu, đoạn: giúp học sinh nhận xét, giải thích và tìm ra cách đọc.<br />
1.3. Tăng thời lượng cho những tiết luyện đọc<br />
Thực hiện theo hướng dẫn nội dung, phương pháp giáo dục cho học <br />
sinh có hoàn cảnh khó khăn, tôi luôn căn cứ vào tình hình của lớp để lên kế <br />
hoạch dạy học phù hợp. Tùy theo từng bài, tôi tăng thời gian các tiết Tập đọc <br />
để nhằm mục đích rèn kĩ năng đọc đúng cho học sinh và tạo điều kiện cho tất <br />
cả các em, em nào cũng có cơ hội được đọc.<br />
Ví dụ: Số lượng câu trong mỗi tiết để học sinh tập đọc cũng như nội <br />
dung cần thiết cho học sinh đọc do tôi lựa chọn sao cho phù hợp với đối <br />
tượng của lớp.<br />
1.4. Hướng dẫn học sinh đọc đúng âm, vần, dấu thanh.<br />
7<br />
Người thực hiện: Lê Thị Hồng Thắm Trường Tiểu học Tình Thương<br />
Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc đúng cho học sinh dân tộc thiểu số lớp 4<br />
* Đọc đúng các âm dễ lẫn:<br />
Đọc đúng là phát âm đúng hệ thống ngữ âm chuẩn. Nói cách khác là <br />
phải đọc đúng chính âm (không đọc theo cách phát âm của địa phương, mà <br />
cách phát âm có sự sai lệch so với âm chuẩn). Phát âm đúng tiếng Việt là yêu <br />
cầu cần thiết. Đọc đúng đòi hỏi thể hiện chính xác âm vị. Để học sinh đọc <br />
đúng trong quá trình giảng dạy tôi đã cho các em phát hiện, so sánh, phân biệt <br />
để từ đó các em phát âm đúng hay đọc đúng các âm đầu trong các bài đọc và <br />
trong giao tiếp.<br />
* Đọc đúng các vần:<br />
Không những yêu cầu học sinh đọc đúng phụ âm đầu mà cần rèn cho <br />
các em đọc đúng cả những vần khó, tiếng khó, vần có nguyên âm đôi mà các <br />
em hay phát âm sai, tôi đã hướng dẫn cụ thể như sau:<br />
+ Ví dụ:<br />
Cho các em đọc bài giáo viên cùng học sinh theo dõi, nếu học sinh đọc <br />
sai ghi lên bảng và sửa cho học sinh: “con hươu” vần “ươi” không đọc là con <br />
“hiêu” vần iêu, “về hưu” không đọc là “về hiu” vần “iu”, “uống rượu” vần <br />
“ươu” không đọc là “uống riệu” vần “iêu” hoặc cho học sinh phát hiện các <br />
tiếng có vần khó như “tuyết, khuyết, khúc khuỷu, đêm khuya, ngoằn <br />
ngoèo...”<br />
Gọi học sinh đọc lại những từ, tiếng có vần khó.<br />
Giáo viên uốn nắn sửa luôn cho học sinh.<br />
Bên cạnh hướng dẫn học sinh đọc đúng âm, vần như trên tôi còn luyện <br />
đúng dấu thanh. Đây là lỗi cơ bản nhất của học sinh đan tộc thiểu số.<br />
+ Đọc đúng dấu thanh.<br />
Học sinh tiểu học vẫn còn có em chưa phát âm đúng, đọc đúng dấu <br />
thanh do nhiều yếu tố mang lại. Trong đó có yếu tố do đặc điểm khu vực <br />
vùng miền mà các em sinh sống. Các em còn phát âm sai ở dấu thanh như <br />
thanh ngã (~) phát thành thanh sắc (') như tiếng “mỡ” thành “mớ”... là sai <br />
nghĩa của câu. Đặc biệt các em học sinh dân tộc thiểu số thì thường đọc <br />
không dấu. Chính vì thế chúng ta cần rèn cho các em đọc đúng dấu thanh <br />
trong các bài tập đọc như:<br />
+ Ví dụ: Khi dạy bài “Chị em tôi” Tiếng Việt lớp 4 phần I.<br />
Giáo viên đưa ra các tiếng mà có dấu thanh hay lẫn.<br />
Giáo viên gọi một số học sinh đọc.<br />
Học sinh khác nhận xét bạn đọc đúng dấu thanh chưa.<br />
Nếu vẫn còn học sinh đọc chưa đúng.<br />
Giáo viên đọc mẫu và phân tích cho học sinh.<br />
8<br />
Người thực hiện: Lê Thị Hồng Thắm Trường Tiểu học Tình Thương<br />
Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc đúng cho học sinh dân tộc thiểu số lớp 4<br />
Chẳng hạn như:<br />
“Tặc lưỡi” thanh ngã không đọc là “Tặc lưới” thanh sắc.<br />
“Giận dữ” thanh ngã không đọc là “Giận dứ” thanh sắc.<br />
“Dũng cảm” thanh ngã không đọc là “Dúng cảm” thanh sắc....<br />
Chú ý: Trong mỗi tiết tập đọc tôi dạy, việc phát hiện lỗi phát âm của <br />
bạn, giáo viên cần hướng dẫn các em đưa ra lời nhận xét tế nhị làm sao cho <br />
các bạn không mất đi sự tự tin. Sự tập trung học tập của học sinh dân tộc <br />
chưa cao nên tôi thường tổ chức thi đua hái hoa điểm tốt bằng trả lời miệng <br />
những câu hỏi dễ để học sinh yếu cũng tham gia trả lời tốt giúp các em tự tin <br />
vào bản thân để tiếp tục có hứng thú học tập. <br />
1.5. Rèn đọc cho học sinh trong các tiết học khác<br />
Kĩ năng đọc – nói – viết luôn đi song hành với nhau trong suốt quá trình <br />
học tập tiếng Việt. Bởi vì khi các em đọc đúng, nói đúng thì các em mới có <br />
thể viết đúng được. Đặc biệt đọc đúng các dấu thanh cũng không kém phần <br />
quan trọng nên khi hướng dẫn luyện tập nói, luyện đọc tôi chỉ rõ những sai <br />
sót khi các em đọc sai dấu, thừa, thiếu các dấu thanh và yêu cầu đọc lại nhiều <br />
lần cho đúng sau đó mới hướng dẫn cho các em cách viết bài.<br />
Tôi luôn tăng cường tiếng Việt cho học sinh ở các môn học khác nhau <br />
như: Toán, khoa học, Lịch sử, Địa lí,… Yêu cầu học sinh khi trả lời câu hỏi <br />
của giáo viên phải nói đầy đủ thành phần câu. Nếu là học sinh đọc còn chậm, <br />
Tôi thường xuyên gọi các em đọc yêu cầu bài học, bài giải và sửa sai kịp thời. <br />
Bên cạnh đó, khi các em trả lời câu hỏi, tôi hướng dẫn và làm mẫu nhiều lần, <br />
giúp các em rèn kỹ năng nói. Còn học sinh có khả năng hoàn thành tốt thì tôi <br />
gợi ý để các em có nhiều cách trả lời khác nhau nhưng vẫn đúng nội dung yêu <br />
cầu của bài.<br />
2. Luôn đổi mới phương pháp dạy học.<br />
2.1. Dạy học lấy học sinh làm trung tâm.<br />
Để góp phần giúp đỡ người học thành công, người giáo viên phải không <br />
ngừng học hỏi, tìm tòi, đổi mới các phương pháp, nhạy bén và sáng tạo sử <br />
dụng linh hoạt các hình thức dạy học: nhóm, đọc phân vai, tổ chức trò chơi,… <br />
sao cho phù hợp với đối tượng học sinh, với nội dung bài dạy, với điều kiện <br />
thực tế của lớp. Theo tinh thần đổi mới phương pháp dạy học, tiết Tập đọc <br />
cần tạo điều kiện để học sinh chủ động tiếp nhận kiến thức (tự quan sát <br />
nhận xét ghi nhớ), tự giác luyện tập và rút kinh nghiệm qua thực hành luyện <br />
đọc dưới sự hướng dẫn của giáo viên.<br />
Ví dụ dạy bài Tập đọc: Kéo co (Tuần 16, SGK TV4 Tập 1). Khi dạy <br />
đến phần đọc nối tiếp đoạn để rút ra từ khó đọc tôi tiến hành như sau:<br />
Gọi 1 học sinh đọc đoạn 1<br />
9<br />
Người thực hiện: Lê Thị Hồng Thắm Trường Tiểu học Tình Thương<br />
Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc đúng cho học sinh dân tộc thiểu số lớp 4<br />
Yêu cầu nhận xét bạn đọc<br />
Học sinh nhận xét bạn đọc sai từ: thượng võ, đấu sức<br />
Yêu cầu 1 em nhận xét xem là bạn nhận xét như vậy đã đúng chưa? <br />
Và một bạn khác nhận xét bằng cách nhắc lại.<br />
Tôi sẽ là người chốt lại cuối cùng.<br />
2.2. Dạy học theo nhóm và tổ chức trò chơi<br />
Tôi có thể thực hiện hình thức dạy học theo nhóm ở các hoạt động:<br />
+ Kiểm tra bài cũ:<br />
Tôi chia lớp thành 3 – 4 nhóm, yêu cầu nhóm trưởng kiểm tra 2,3 học <br />
sinh đọc thành tiếng hoặc đọc thuộc lòng đoạn, bài của bài tập đọc trước đó. <br />
Nhóm trưởng đặt câu hỏi theo sách giáo khoa ứng với nội dung đoạn các bạn <br />
đọc.<br />
Nhóm nhận xét<br />
Các nhóm trưởng báo cáo kết quả hoạt động bài cũ cho giáo viên.<br />
Giáo viên nhận xét.<br />
+ Luyện đọc lần 1: Luyện phát âm đúng<br />
Từng nhóm học sinh đọc nối tiếp từng đoạn của bài dưới sự điều <br />
hành của nhóm trưởng.<br />
Học sinh phát hiện từ khó đọc trong bài và giúp đỡ bạn đọc cho đúng.<br />
Học sinh báo cáo cho giáo viên những từ khó đọc mà các em đọc chưa <br />
đúng.<br />
Qua báo cáo của các em, giáo viên ghi lại những từ học sinh phát âm <br />
sai phổ biến lên bảng ở phần luyện đọc đúng, gạch dưới điểm sai trong các <br />
từ ngữ đó và hướng dẫn cho lớp cách đọc.<br />
*Tổ chức trò chơi<br />
Trò chơi học tập là trò chơi có nội dung tri thức gắn với hoạt động học <br />
tập của học sinh, gắn với nội dung bài học giúp học sinh khai thác vốn kinh <br />
nghiệm của bản thân để chơi và để học. Trò chơi học tập có tác dụng cả về <br />
mặt rèn luyện trí tuệ, thể chất và các phẩm chất đạo đức.<br />
Ví dụ dạy bài Tập đọc: Con chim chiền chiện ( Tuần 33, SGK TV2, <br />
lớp 4) <br />
Sau khi hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm và học thuộc lòng bài thơ, <br />
tôi sẽ tổ chức cho học sinh chơi trò chơi “ Đọc thơ truyền điện”. Cách thực <br />
hiện như sau:<br />
<br />
<br />
10<br />
Người thực hiện: Lê Thị Hồng Thắm Trường Tiểu học Tình Thương<br />
Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc đúng cho học sinh dân tộc thiểu số lớp 4<br />
Chia lớp thành hai nhóm A và B. Đại diện mỗi nhóm lên bốc thăm để <br />
dành quyền đọc trước.<br />
Nhóm nào bốc trúng thăm đọc trước sẽ cử một bạn đọc thuộc lòng <br />
câu thơ đầu tiên.<br />
Sau khi đọc xong thì bạn của nhóm đó có quyền chỉ một bạn bất kì <br />
của nhóm kia đọc câu tiếp theo. Tiến hành tương tự để đọc hết bài thơ.<br />
Nếu thành viên của nhóm nào được chỉ định mà không đọc được hoặc <br />
đọc chậm thì nhóm đó thua cuộc.<br />
Hoặc khi dạy bài ôn tập cuối học kì II, nhằm rèn kỹ năng đọc đúng, rõ <br />
ràng một đoạn văn trong bài đã học ( Tiếng việt 4, tập 2). Luyện kỹ năng <br />
nghe hiểu và nhớ tên các bài tập đọc đã học. Tôi sẽ tổ chức cho học sinh chơi <br />
trò chơi “ Nghe đọc đoạn, đoán tên bài”<br />
Ôn tập cuối kì II có các bài tập đọc: Đường đi Sa Pa, Trăng ơi…từ đâu <br />
đến?, Hơn một nghìn ngày vòng quanh trái đất, Dòng sông mặc áo, Ăng – co <br />
Vát, Con chuồn chuồn nước, Vương quốc vắng nụ cười, Ngắm trăng – <br />
Không đề, Vương quốc vắng nụ cười ( tiếp theo), Con chim chiền chiện, <br />
Tiếng cười là liều thuốc bổ, Ăn “ mầm đá”.<br />
Cách tiến hành:<br />
Giáo viên chia lớp thành 2 nhóm và nêu yêu cầu chơi: Hai nhóm tham <br />
gia chơi ngồi đối diện nhau, cử nhóm trưởng điều hành và bốc thăm để chọn <br />
nhóm đọc trước.<br />
Nhóm bốc được thăm đọc trước mở sách chọn đoạn đọc ( trong số <br />
các bài đã nêu trên). Nhóm còn lại nghe để đoán bài tập đọc đã học. Mỗi <br />
nhóm được thực hiện 3 lần đoán tên bài và đọc.<br />
Hai nhóm tham gia chơi đều được tính điểm để so sánh khi kết thúc <br />
trò chơi. Nhóm nào được nhiều điểm hơn thì nhóm đó thắng cuộc.<br />
Lưu ý là khi nhóm kia đoán tên bài thì không được mở sách giáo khoa, <br />
nhóm 1 có thể đọc lại bài của nhóm 2 đã đọc nhưng khác đoạn.<br />
3. Rèn đọc đúng thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp<br />
3.1. Sửa lỗi trong giao tiếp thường ngày:<br />
Khi trò chuyện hay trao đổi vui vẻ với các em, tôi nhắc các em nhận ra <br />
lỗi phát âm trong lúc nói rồi nói lại cho đúng. Tôitập thói quen giúp bạn sửa <br />
sai trong khi giao tiếp: Phát hiện lỗi sai lẫn nhau, các em kịp thời sửa lỗi cho <br />
nhau bằng cách nhắc bạn nói lại; hỗ trợ bạn nói đúng. Đối với những trường <br />
hợp bạn mình nói lại mà vẫn chưa đúng, tôi chú ý khen ngợi những em giúp <br />
bạn được nhiều trong giao tiếp thường ngày.<br />
<br />
<br />
11<br />
Người thực hiện: Lê Thị Hồng Thắm Trường Tiểu học Tình Thương<br />
Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc đúng cho học sinh dân tộc thiểu số lớp 4<br />
Ví dụ: chơi trò chơi nhảy dây. Một em học sinh bảo: “Nhay mêt qua” <br />
thì tôi yêu cầu một học sinh phát âm chuẩn lại giúp bạn “nhảy mệt quá”…..và <br />
tôi tuyên dương cả hai bạn.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
3.2. Tổ chức “Đôi bạn cùng tiến”<br />
Trong giờ học tôi còn tổ chức cho học sinh “ Đôi bạn giúp nhau tiến <br />
bộ” đối với học sinh của lớp, cụ thể:<br />
+ Những học sinh đọc đúng sẽ giúp đỡ bạn còn đọc sai.<br />
+ Những bạn học sinh học tốt sẽ giúp các bạn học còn yếu và trung <br />
bình<br />
Để việc thực hiện có hiệu quả, tôi đã chủ động xếp học sinh ngồi gần <br />
nhau để học sinh tự sửa khi nói và cả khi trò chuyện cùng nhau hay lúc ra <br />
chơi. Xưa có câu: “Học thầy không tày học bạn”. Chính vì vậy, khi giáo viên <br />
giúp học sinh hiểu rõ điều này trong học tập thì việc tổ chức cho học sinh <br />
cùng nhau học hỏi, cùng nhau thi đua, rèn luyện đó là việc tốt nên làm. Sau <br />
từng tuần, từng tháng,tôi tiến hành tổng kết, tuyên dương từng em, từng “Đôi <br />
bạn”. Nhận xét mang tính khuyến khích, động viên các em là chính.<br />
Khác với học sinh bình thường, học sinh dân tộc thiểu số thường không <br />
sử dụng tiếng Việt trong các hoạt động ngoài giờ lên lớp. Giờ ra chơi, nếu <br />
chơi tự do, các em sẽ chơi thành từng nhóm dân tộc và giao tiếp bằng tiếng <br />
mẹ đẻ. Cho nên trong giờ ra chơi tôi hướng dẫn các em chơi các trò chơi sân <br />
trường và yêu cầu các em nói với nhau bằng tiếng Việt. Trong môi trường <br />
giao tiếp tự nhiên, không bị cưỡng bức bởi nội dung bài học, các em sử dụng <br />
tiếng Việt sẽ dễ dàng hơn. Tuy nhiên, thay đổi được thói quen hành vi này <br />
thường gặp khó khăn ở thời gian đầu. <br />
Những nội dung như:<br />
Thi đố vui để học, thi đọc đúng, đọc hay.<br />
Sinh hoạt ca múa hát tập thể, trò chơi dân gian trong giờ chào cờ, giờ <br />
sinh hoạt tập thể. Các trò chơi như kéo co, ai nhanh hơn, bác giao thông thông <br />
thái….thật sự làm cho các em thích thú.<br />
Tham gia biểu diễn văn nghệ, thi kể chuyện, hoạt động thể dục thể <br />
thao. Vào những phút đầu giờ cho các em thi văn nghệ hát múa với nhau theo <br />
tổ và gọi một số em nhận xét và chỉnh sửa lẫn nhau.<br />
Các hoạt động cải tạo môi trường sống như trồng hoa, trồng và <br />
chăm sóc cây, dọn dẹp vệ sinh môi trường trong trường,…<br />
Các buổi sinh hoạt tập thể theo chủ đề, chủ điểm.<br />
<br />
12<br />
Người thực hiện: Lê Thị Hồng Thắm Trường Tiểu học Tình Thương<br />
Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc đúng cho học sinh dân tộc thiểu số lớp 4<br />
Thông qua các hoạt động trên mà tạo ra các tình huống thực cho học <br />
sinh được giao tiếp bằng Tiếng Việt với nhiều người, học sinh với học sinh, <br />
của nhóm này với nhóm khác hoặc tập thể của lớp này với lớp khác dưới sự <br />
hướng dẫn tích cực của giáo viên phụ trách và chị Tổng phụ trách Đội. Từ <br />
các hoạt động này làm cho học sinh tự tin trong giao tiếp.<br />
Đối với các em, bất kì học môn học nào, hoặc tham gia một phong trào <br />
gì các em đều thích được bộc lộ, thích khen và luôn thi đua. Vì thế, giáo viên <br />
phải công bằng và đánh giá khách quan, chú ý khích lệ theo sự tiến bộ của <br />
từng học sinh để các em tự tin tham gia tiếp các hoạt động sau. Tâm lí các em <br />
trong đối tượng này dễ nhàm chán nên tôi phải tìm tòi để thay đổi hình thức <br />
tổ chức hoạt động một cách linh hoạt, phong phú hơn. <br />
Rèn phát âm đúng là yếu tố cơ bản nhất có tính quyết định trong việc <br />
giúp đọc đúng (đọc hiểu) và đọc diễn cảm cho các em. <br />
3.3. Xây dựng “Tủ sách thân thiện” tại lớp học<br />
Ngoài những tiết đọc thư viện theo chương trình của nhà trường, tôi tổ <br />
chức cho các em xây dựng “Tủ sách thân thiện” ngay trong lớp mình. Tủ sách <br />
gồm những cuốn sách, báo, truyện đọc được mượn từ thư viện trường hoặc <br />
do các em ủng hộ. Các em tự mang đến, tự sắp xếp, tự bảo quản và truyền <br />
nhau đọc trong lớp. Giáo viên chủ nhiệm sẽ giúp đỡ để các em sử dụng sách <br />
có hiệu quả và bảo quản tốt tủ sách thân thiện của lớp. Hàng tuần ban cán sự <br />
sẽ liên hệ với lớp bạn để chuyển sách từ lớp nọ sang lớp kia. Như vậy, các <br />
em luôn luôn có sách mới để đọc, gây hứng thú cho học sinh.<br />
3.4. Tổ chức và tổng kết tốt các phong trào thi đua<br />
Để gây không khí hào hứng thi đua “đọc hay đọc tốt”, tôi thường xuyên <br />
tổ chức các cuộc thi, các tiết sinh hoạt tập thể, cuối tuần. Những gương đọc <br />
tốt có tiến bộ để các em học tập, những bài viết có tiến bộ cũng được giáo <br />
viên nêu tên và lớp tuyên dương khuyến khích.<br />
Qua việc tổ chức như vậy, giáo viên thấy được khả năng của từng em <br />
để có biện pháp rèn luyện phù hợp, còn học sinh thì phấn khởi, quyết tâm đọc <br />
tốt.<br />
3.5. Tạo môi trường liên kết giữa nhà trường – giáo viên chủ <br />
nhiệm, các tổ chức đoàn thể và cha mẹ học sinh<br />
Nắm được tầm quan trọng mối liên kết này, ngay từ khi họp phụ huynh <br />
đầu năm học, giữa kì…. Tôi luôn luôn khuyên phụ huynh là khi về nhà, nói <br />
chuyện với con em mình, nên sử dụng tiếng Việt hoặc một phần tiếng Việt. <br />
Tôi cũng đi gặp những người có vốn hiểu biết nhất định, các Đoàn viên và già <br />
làng tuyên truyền sâu rộng đến từng gia đình. Nếu làm được điều này, sẽ hỗ <br />
trợ được rất nhiều cho các em trong việc tăng cường khả năng sử dụng Tiếng <br />
việt trong giao tiếp và học tập. Thông qua giao tiếp giúp các em thông thạo <br />
13<br />
Người thực hiện: Lê Thị Hồng Thắm Trường Tiểu học Tình Thương<br />
Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc đúng cho học sinh dân tộc thiểu số lớp 4<br />
hơn về tiếng việt làm cho quá trình phát hiện lỗi phát âm và giáo viên chỉnh <br />
sữa lỗi dễ dàng hơn.<br />
IV. Tính mới của giải pháp:<br />
Đề tài đưa ra các giải pháp rèn kỹ năng đọc đúng cho học sinh lớp 4 <br />
trường Tiểu học Tình Thương. Các giải pháp này có thể nhiều đơn vị đã áp <br />
dụng. Nhưng đối với học sinh trường Tình Thương có những tính mới trong <br />
áp dụng phương pháp. Đó là: Luôn đổi mới phương pháp dạy học lấy học <br />
sinh làm trung tâm chính là đặt người học vào trung tâm của quá trình dạy <br />
học, tạo cơ hội tới mức tối đa để học sinh tham gia tích cực vào quá trình dạy <br />
học thông qua các hoạt động. Các em có cơ hội hợp tác nhóm và bày tỏ suy <br />
nghĩ, cảm xúc của mình, tự khám phá kiến thức, tự khai thác nội dung bài <br />
học, các kỹ năng giao tiếp và kỹ năng sống được phát triển. Giáo viên hỗ trợ <br />
cho các đối tượng học sinh theo nhu cầu khác nhau. Từ đó, các em tự tin, tích <br />
cực hoàn thành yêu cầu của bài học. Giải pháp mới này tôi đã áp dụng tại đơn <br />
vị và kỹ năng đọc của học sinh đã tiến bộ<br />
V. Hiệu quả SKKN:<br />
So với thời điểm khảo sát lần 1 thì kết quả kiểm tra đến tháng 3/2018 <br />
đã phản ánh rõ những sự tiến bộ của các em học sinh. Tôi gọi học sinh lên <br />
bảng bắt thăm những bài tập đọc đã được đọc và kết quả như sau:<br />
<br />
Tổng số Đọc đúng toàn bài Đọc sai ít lỗi Đọc sai nhiều lỗi<br />
HS SL % SL % SL %<br />
20 10 50 8 40 2 10<br />
<br />
<br />
Với mục đích của đề tài là Rèn kĩ năng đọc đúng cho học sinh dân tộc <br />
thiểu số ở lớp 4, tôi đã theo dõi chất lượng đọc ở hai khối lớp 4 qua hai năm <br />
học, tập trung chủ yếu vào lớp 4A1năm học 2016– 2017 và lớp 4A1 năm học <br />
2017 2018 Tôi nhận thấy, đa số các em học sinh dân tộc đã biết đọc to, đọc <br />
tương đối đúng tốc độ, biết ngắt nghỉ ở các dấu câu và ở các cụm từ được. <br />
Đặc biệt, khi đọc, các em ít sai ở âm đầu hay vần và ở dấu thanh. <br />
Phần thứ 3: KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ<br />
1. Kết luận<br />
Dạy đọc đúng cho học sinh dân tộc thiểu số ở bậc Tiểu học là một vấn <br />
đề hết sức cần thiết. Các em có hứng thú học tập hơn, tích cực, chủ động mở <br />
rộng vốn hiểu biết, không còn rụt rè, e thẹn mà rất linh hoạt trong việc thực <br />
hiện nhiệm vụ lĩnh hội kiến thức và rèn luyện kĩ năng.<br />
Vậy để nâng cao hiệu quả dạy đọc đúng cho học sinh dân tộc thiểu số <br />
lớp 4 đòi hỏi mỗi giáo viên chúng ta phải nỗ lực hết mình, tích cực đổi mới <br />
14<br />
Người thực hiện: Lê Thị Hồng Thắm Trường Tiểu học Tình Thương<br />
Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc đúng cho học sinh dân tộc thiểu số lớp 4<br />
phương pháp dạy học, đầu tư suy nghĩ sáng tạo làm cho các em say mê, hứng <br />
thú hoạt động học tập.<br />
Giáo viên cần phải thương yêu, gần gũi giúp đỡ học sinh, luôn quan tâm <br />
tìm hiểu xem các em vấp phải khó khăn gì trong cách đọc, cách phát âm và <br />
cách đọc diễn cảm để từ đó khắc phục những khó khăn các em vướng mắc.<br />
Cần phát huy luyện đọc diễn cảm theo cặp, theo nhóm để học sinh <br />
luyện tập lẫn nhau.<br />
Trong quá trình giảng dạy nên tổ chức trò chơi học tập để thay đổi <br />
không khí học tập gây hứng thú cho học sinh.<br />
Giáo viên lựa chọn hình thức tổ chức dạy học phù hợp với học sinh <br />
của lớp mình, trường mình nhằm phát triển khả năng tư duy và tính chủ động <br />
sáng tạo của học sinh. <br />
<br />
<br />
2.Kiến nghị<br />
Các cấp lãnh đạo cần quan tâm nhiều đến giáo dục ở những vùng <br />
khó khăn, những vùng có dân tộc thiểu số sinh sống; tạo điều kiện về cơ sở <br />
vật chất, trang thiết bị dạy học, hỗ trợ đồ dùng học tập cho học sinh. Đặc <br />
biệt là tài liệu về giáo dục dân tộc thiểu số cho các trường có học sinh dân <br />
tộc thiểu số nhằm nâng cao hiệu quả dạy học cho đồng bào dân tộc thiểu số. <br />
Ngành giáo dục cần tổ chức nhiều hơn các đợt sinh hoạt chuyên môn <br />
cho giáo viên về những kinh nghiệm dạy học đối với học sinh dân tộc thiểu <br />
số.<br />
Đối với giáo viên cần học tập, tìm hiểu thêm về phong tục tập quán <br />
và tiếng nói của đồng bào dân tộc thiểu số làm phương tiện hỗ trợ tốt trong <br />
khi giảng dạy…<br />
Trên đây là một số giải pháprèn kĩ năng đọc đúng cho học sinh dân tộc <br />
thiểu số lớp 4 tại trường Tiểu học Tình Thương mà tôi đã áp dụng trong quá <br />
trình dạy học . Thiết nghĩ đó chưa phải là những cách sử dụng có hiệu quả <br />
nhất tuy nhiên cũng mong đóng góp một phần kinh nghiệm của mình vào kho <br />
tàng kinh nghiệm chung. Tôi rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô <br />
đồng nghiệp để tôi có thể học hỏi thêm.<br />
Tôi xin chân thành cảm ơn.<br />
Dray Sáp, tháng 3 năm 2019<br />
Người viết<br />
<br />
<br />
<br />
Lê Thị Hồng Thắm<br />
15<br />
Người thực hiện: Lê Thị Hồng Thắm Trường Tiểu học Tình Thương<br />
Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc đúng cho học sinh dân tộc thiểu số lớp 4<br />
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG THẨM ĐỊNH SÁNG KIẾN CẤP TRƯỜNG<br />
<br />
………………………………………………………………………………………………………………<br />
………………………………………………………………………………………………………………<br />
………………………………………………………………………………………………………………<br />
………………………………………………………………………………………………………………<br />
………………………………………………………………………………………………………………<br />
<br />
<br />
<br />
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN<br />
( Kí tên và đóng dấu)<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
16<br />
Người thực hiện: Lê Thị Hồng Thắm Trường Tiểu học Tình Thương<br />