M ỤC LỤC<br />
<br />
STT Nội dung Trang<br />
<br />
Phần thứ nhất: Mở đầu<br />
<br />
1 Đặt vấn đề 2<br />
<br />
Mục tiêu 3<br />
<br />
Phần thứ hai: Giải quyết vấn đề<br />
Cơ sở lí luận 4<br />
<br />
Thực trạng vấn đề 5<br />
2<br />
Các giải pháp để giải quyết vấn đề 7<br />
<br />
Tính mới của giải pháp 13<br />
<br />
Hiệu quả của sáng kiến 13<br />
<br />
Phần thứ ba: Kết luận, kiến nghị<br />
3 Kết luận 14<br />
<br />
Kiến nghị 13<br />
<br />
Danh mục các cụm từ viết tắt 15<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
1<br />
Phần thứ nhất: MỞ ĐẦU<br />
<br />
I. Đặt vấn đề<br />
Như chúng ta đã biết, trong những năm gần đây tỉ lệ học sinh dân tộc thiểu số <br />
đạt thành tích cao trong các kì thi tuyển đại học, cao đẳng, trung cấp tương đối cao. Đã <br />
có những gương mặt nổi trội trong các cuộc thi trên toàn quốc. Điều đó cho thấy, chất <br />
lượng giáo dục học sinh dân tộc thiểu số trên cả nước được quan tâm, đầu tư rõ rệt. <br />
Bên cạnh các mặt mạnh vẫn còn tình trạng học sinh nghỉ học, bỏ học dẫn đến chất <br />
lượng giáo dục ở nhiều đơn vị chưa đạt kết quả mong muốn. <br />
Trong các thành quả mà học sinh dân tộc thiểu số cả nước mang lại không thể <br />
thiếu thành quả của học sinh người dân tộc Ê –đê. Mặc dù, các em còn nhiều khó khăn <br />
về ngôn ngữ tiếng Việt, về vật chất nhưng các em đã không ngừng cố gắng học tập <br />
để vươn lên đạt kết quả cao trong mỗi kì thi. Nhiều học sinh đã thành đạt trở về cống <br />
hiến cho quê hương, bản làng. Ngoài ra, các em còn mang lại niềm tự hào cho quê <br />
hương, đất nước. Bên niềm vui, niềm tự hào thì cũng có đôi chút nỗi lo lắng đối với <br />
số ít học sinh chưa có ý thức học tập để vươn xa. Các em bỏ học, nghỉ học đi làm thuê <br />
hay theo cha mẹ đi nương rẫy. Nhiều học sinh lớn tuổi không chịu đến trường. Các em <br />
đam mê chơi game, internet,... Một số em tiếp thu còn hạn chế nên e ngại đi học. Nhà <br />
ở xa trường đi lại vất vả làm các em nản chí. Bố mẹ chưa thực sự quan tâm đến việc <br />
học của con. Vì thế, các em đi học không chuyên cần.<br />
Bởi vậy “Huy động trẻ em đi học đúng độ tuổi, vận động trẻ em tàn tật, khuyết <br />
tật, trẻ em đã bỏ học đến trường, thực hiện kế hoạch phổ cập giáo dục và chống mù <br />
chữ trong cộng đồng.” là nhiệm vụ của tất cả các trường Tiểu học trên cả nước nói <br />
chung và trường Tiểu học Tây Phong nói riêng. Hằng năm, nhà trường đã thực hiện tốt <br />
các cuộc điều tra, phổ cập theo dõi tỉ lệ học sinh đến trường. Có kế hoạch vận động <br />
học sinh quá tuổi, bỏ học đi học lại từ đầu năm học. Năm học 2018 – 2019, nhà trường <br />
đã và đang thực hiện chuẩn phổ cập giáo dục Tiểu học mức độ 3. Để đạt được những <br />
tiêu chuẩn mà Bộ giáo dục và Đào tạo nêu rõ tại Khoản 2, Điều 3, Điều lệ trường <br />
Tiểu học, cán bộ giáo viên nhà trường đã nỗ lực hết mình thực hiện nhiệm vụ. Tỉ lệ <br />
học sinh bỏ học đã giảm nhưng học sinh nghỉ học dài ngày, nghỉ học các buổi chiều <br />
vẫn diễn ra. Các em học buổi sáng, buổi chiều nghỉ đi chăn bò, lượm điều, hái cà… <br />
hay nghỉ liên tục mấy ngày theo cha mẹ đi làm ăn xa. Vì thế, các em tiếp thu bài chậm, <br />
chất lượng dạy – học không được nâng cao. Chính vì các lí do đó mà giáo viên cần <br />
phải vận động học sinh đi học chuyên cần. <br />
<br />
<br />
<br />
2<br />
Vậy làm thế nào để có thể “vận động học sinh đi học chuyên cần, đầy đủ” lại <br />
là một cái khó không phải ai cũng làm được. Với khoảng thời gian được công tác tại <br />
điểm trường buôn Cuê, bản thân tôi đã từng thực hiện công việc “vận động” học sinh. <br />
Tôi nhận thấy, đây là một công việc hết sức quan trọng trong công tác chủ nhiệm và <br />
giảng dạy. Học sinh đi học đủ mới là động lực giảng dạy cho giáo viên. Học sinh tiếp <br />
thu bài tốt, chất lượng nâng cao, giáo viên có tinh thần giảng dạy. Vì vậy, giáo viên <br />
chúng ta cần chú trọng công tác vận động học sinh để giảm tối đa việc học sinh bỏ <br />
học, nghỉ học dài ngày, nghỉ học các buổi chiều.<br />
Qua tìm hiểu cũng như chủ nhiệm học sinh những năm qua, tôi mạnh dạn đưa <br />
ra “Một số giải pháp trong việc vận động học sinh dân tộc thiểu số lớp 4 đi học <br />
chuyên cần”. Đối tượng nghiên cứu là “Vấn đề đi học chuyên cần của học sinh dân <br />
tộc thiểu số lớp 4”. Đề tài nghiên cứu tại trường Tiểu học Tây Phong, phân hiệu Buôn <br />
Cuê từ năm học 2016 2017 đến nay.Với đề tài này, bản thân tôi hi vọng ít nhiều đóng <br />
góp những kinh nghiệm cho đồng nghiệp, đơn vị trong việc giải quyết những tình <br />
huống sư phạm trong công tác chủ nhiệm những năm học tới. <br />
II. Mục tiêu<br />
Trên cơ sở trải nghiệm thực tế những năm học qua, việc vận động đúng, thuyết <br />
phục sẽ mang lại hiệu quả rất cao trong việc nâng cao chất lượng giáo dục. Bên cạnh <br />
đó, tạo mối quan hệ gần gũi, thân thiện giữa học sinh với cô, thầy, bạn bè; giữa phụ <br />
huynh với nhà trường; giảm tối đa tỉ lệ học sinh bỏ học, nghỉ học dài ngày. Học sinh, <br />
phụ huynh nhận biết sâu sắc về việc học. Trẻ yêu thích đến trường, cha mẹ quan tâm, <br />
lo lắng cái chữ cho con em mình. Cuối cùng là nâng cao chất lượng giáo dục.<br />
Phần thứ hai: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ<br />
<br />
I. Cơ sở lí luận<br />
Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến chính sách dân <br />
tộc. Trong Hiến pháp, cũng như các văn kiện của các kỳ Đại hội Đảng đều khẳng định <br />
chính sách đối với đồng bào các dân tộc thiểu số. Trong đó, chính sách về giáo dục – <br />
đào tạo là một chính sách quan trọng để nâng cao dân trí và đời sống vật chất, tinh <br />
thần cho đồng bào các dân tộc thiểu số trong công cuộc xây dựng và phát triển đất <br />
nước.<br />
Quyết định 775/QĐTTg 2018 phê duyệt Chương trình mục tiêu giáo dục cùng <br />
núi, vùng dân tộc thiểu số, vùng khó khăn giai đoạn 2016 – 2020. Chương trình đưa ra <br />
các nhiệm vụ rõ ràng. Hỗ trợ trang thiết bị, sửa chữa, cải tạo, nâng cấp, mở rộng các <br />
<br />
3<br />
hạng mục thiết yếu của các trường phổ thông dân tộc bán trú và các trường, điểm <br />
trường tiểu học, trung học cơ sở công lập có học sinh bán trú tại các vùng có điều kiện <br />
kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn từ nguồn vốn sự nghiệp của ngân sách trung ương và <br />
địa phương; hỗ trợ hoạt động giám sát, đánh giá, triển khai Chương trình . Hỗ trợ mua <br />
sắm bổ sung trang thiết bị dạy học tối thiểu, bàn ghế học sinh cho 1.070 trường phổ <br />
thông dân tộc bán trú và các trường, điểm trường tiểu học, trung học cơ sở công lập có <br />
học sinh bán trú tại các vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn. Hỗ trợ sửa <br />
chữa, cải tạo, mở rộng, xây dựng mới các hạng mục công trình, nâng cấp cơ sở vật <br />
chất hiện có đảm bảo tiêu chuẩn quốc gia về yêu cầu thiết kế trường học cho 760 nhà <br />
ăn, nhà bếp, 760 khu ở nội trú của trường phổ thông dân tộc bán trú và các trường, <br />
điểm trường tiểu học, trung học cơ sở công lập có học sinh bán trú tại các vùng có <br />
điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn.<br />
Công văn số 3741/BGDĐT GDDT ngày 24 tháng 8 năm 2018 của Bộ giáo dục <br />
và Đào tạo về việc thực hiện nhiệm vụ năm học 2018 – 2019 đối với giáo dục dân tộc. <br />
Thực hiện có hiệu quả các chính sách đã ban hành đối với giáo dục dân tộc; tiếp tục <br />
nghiên cứu, đề xuất, điều chỉnh, bổ sung và hoàn thiện các chính sách hỗ trợ người <br />
dạy, người học và cơ sở giáo dục ở vùng DTTS, MN. Nâng cao chất lượng giáo dục ở <br />
vùng DTTS, MN.<br />
Với đồng bào dân tộc thiểu số, sự quan tâm của Đảng và Nhà nước không chỉ <br />
thể hiện qua các Nghị định, chương trình, dự án mà còn bằng các chiến lược lâu dài <br />
như Chiến lược công tác dân tộc đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê <br />
duyệt năm 2013. Ngày 14/ 3/2016, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định số <br />
402/QĐ – TTg phê duyệt Đề án phát triển đội ngũ, cán bộ, công chức, viên chức người <br />
dân tộc thiểu số trong tình hình mới. <br />
Căn cứ vào các văn bản quy định về chính sách nâng cao chất lượng giáo dục <br />
HSDTTS, tôi nhận thấy mục đích Nhà nước đưa ra là phải xóa mù chữ cho học sinh, <br />
nâng cao chất lượng giáo dục, phát triển đội ngũ nhân lực người dân tộc. Vì thế, học <br />
sinh buộc phải đi học chuyên cần, tiếp thu tốt. Giáo viên làm tốt công tác vận động <br />
học sinh đến trường. <br />
II. Thực trạng vấn đề<br />
Đối tượng học sinh dân tộc thiểu số là đối tượng được toàn Đảng, toàn dân <br />
quan tâm. Vì thế, việc vận động học sinh dân tộc đi học chuyên cần có những thuận <br />
lợi, khó khăn riêng.<br />
<br />
<br />
4<br />
Thứ nhất về thuận lợi, những năm qua nhà trường đã nhận được sự quan tâm <br />
của UBND huyện, Phòng Giáo dục và Đào tạo, các ban ngành đầu tư xây dựng cơ sở <br />
vật chất khang trang. Trường đã có nhiều phòng học mới, đảm bảo diện tích phục vụ <br />
dạy học. Tại điểm trường Buôn Cuê, nhà vệ sinh được xây dựng sạch sẽ, có khu vệ <br />
sinh nam nữ riêng biệt. Hệ thống bờ rào kiên cố đảm bảo an ninh trường học. Thiết bị <br />
dạy học được trang bị đầy đủ, phù hợp lứa tuổi học sinh. Về phía nhà trường, Ban <br />
giám hiệu luôn quan tâm đến chất lượng học tập của học sinh. Thường xuyên kiểm <br />
tra, theo dõi kết quả ở các lớp ít nhất 1 lần/ tháng. Đội ngũ giáo viên trẻ, nhiệt huyết <br />
với nghề, nhiệt tình trong công tác giảng dạy, chủ nhiệm. Thực hiện tốt các phong trào <br />
do ngành, nhà trường tổ chức. Các cuộc thi dành cho GV, HS đều có kết quả cao. Mỗi <br />
tháng, giáo viên được tham gia tập huấn, sinh hoạt chuyên môn ít nhất 1 lần/ tháng để <br />
học hỏi, nâng cao tay nghề. Mỗi một giáo viên đều có ý thức tự học, tự rèn để tích lũy <br />
kiến thức, đổi mới giảng dạy. Các vướng mắc trong giảng dạy, chủ nhiệm đều được <br />
nhà trường, chuyên môn giải quyết kịp thời, nhanh chóng. Nhà trường, giáo viên phát <br />
huy tốt tinh thần phục vụ nhân dân, lắng nghe ý kiến từ đồng nghiệp, phụ huynh, học <br />
sinh để làm tốt nhiệm vụ. Giáo viên trong trường luôn giúp đỡ, đoàn kết với nhau. Đa <br />
số học sinh trường Tiểu học Tây Phong nói chung và phân hiệu buôn Cuê nói riêng <br />
ngoan, chăm chỉ học tập. Công tác duy trì sĩ số HSDTTS các năm đạt 98% trở lên, chất <br />
lượng giáo dục đạt 95 98%. Tỉ lệ HSDTTS đi học chuyên cần đạt 98% 100%.<br />
Thứ hai về khó khăn, những năm qua nhà trường đã không ngừng đổi mới công <br />
tác quản lí và giảng dạy nhưng tỉ lệ học sinh bỏ học, nghỉ học vẫn diễn ra. Tuy tỉ lệ <br />
khoảng 12% nhưng ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng giáo dục. Đối tượng bỏ học, <br />
nghỉ học hầu hết là HSDTTS ở điểm trường buôn Cuê. Do gia đình các em sống xa <br />
phân hiệu, có những hộ ở xa trường khoảng 3 đến 4km, khó khăn cho việc đi lại. Các <br />
em chủ yếu đi bộ đến trường nên sáng đi học, chiều nghỉ là chuyện có thể xảy ra. Một <br />
số con đường trong buôn, rẫy là đường đất, mùa mưa bất lợi cho việc đi lại. Ngoài ra, <br />
kinh tế gia đình học sinh còn gặp nhiều khó khăn, nương rẫy ít sống chủ yếu làm thuê, <br />
làm mướn. Vì vậy mà học sinh có thể nghỉ học cả tháng, cả tuần theo cha mẹ đi làm <br />
thuê ở xa. Một số học sinh lớn tuổi bỏ học theo anh chị đi làm công nhân ở Sài Gòn. Số <br />
ít thì ở nhà chăn bò, trông em hay chơi game. Nhìn chung, bố mẹ của các em chưa thật <br />
sự quan tâm đến việc học của con. Họ đang nặng về lo cơm, áo, kinh tế gia đình. Một <br />
số học sinh chưa ham học, thích kiếm tiền, chơi bời. <br />
Qua nhiều năm giảng dạy tại điểm trường buôn Cuê, tôi nhận thấy, học sinh <br />
vẫn phải lo kinh tế gia đình. Tình trạng nghỉ học, bỏ học diễn ra theo mùa vụ. Nhiều <br />
<br />
<br />
5<br />
học sinh theo cha mẹ đi làm thuê xa hoặc ở nhà trông em để bố mẹ đi làm. Sau dịp Tết <br />
Nguyên Đán, tình trạng nghỉ học kéo dài của các em diễn ra khắp các khối lớp.<br />
Theo dõi hai năm học gần đây, tôi thấy tỉ lệ học sinh nghỉ học ở khối lớp 4 <br />
điểm trường buôn Cuê như sau:<br />
Học kì I Học kì 2<br />
Tình trạng Năm học<br />
TSHS TS % TS %<br />
2016 2017 20 3 15 2 10<br />
Học sinh nghỉ học dài ngày 2017 2018 17 2 11,7 1 5,9<br />
2016 2017 20 3 15 2 10<br />
Học sinh nghỉ học theo 2017 2018 17 3 17,6 2 11,7<br />
buổi<br />
III. Các giải pháp để giải quyết vấn đề<br />
<br />
III.1. Giải pháp 1: Tìm hiểu nguyên nhân nghỉ học của học sinh.<br />
Nghỉ học là một trong những nguyên nhân đẩy lùi chất lượng giáo dục, phát sinh <br />
các tệ nạn xã hội ảnh hưởng rất lớn đến nhân cách, sức khỏe con người. Vậy làm thế <br />
nào để học sinh đi học chuyên cần, không bỏ học lại là vai trò rất lớn của người <br />
GVCN.<br />
Trước hết, bản thân tôi tìm hiểu qua GVCN cũ: Trao đổi với GVCN cũ về tình <br />
hình học tập, đặc điểm, tâm lí của học sinh trong năm học qua. Ghi chép các điểm nổi <br />
bật của từng học sinh vào sổ tay. Từ đó, nắm được tính cách, tâm sinh lí của các em. <br />
Để có biện pháp rèn luyện, giáo dục. Tránh làm tổn thương đến học sinh. Chẳng hạn, <br />
với những học sinh cá biệt nên nhẹ nhàng dùng lời khen nhiều trong các tiết học. Với <br />
học sinh nhút nhát, GVCN nên linh động tâm sự, trò chuyện hoặc tham gia chơi các trò <br />
chơi cùng các em sau giờ giải lao. <br />
Tiếp đến, tìm hiểu qua CMHS: Gặp gỡ cha mẹ học sinh để tìm hiểu về thói <br />
quen sinh hoạt, tâm lí ở nhà của các em, đặc biệt là những học sinh hay nghỉ học. Vào <br />
từng gia đình thăm hỏi hoàn cảnh kinh tế, cuộc sống của phụ huynh học sinh. Nắm bắt <br />
tình hình thực tế để có kế hoạch giúp đỡ kịp thời. Với những học sinh quá khó khăn, <br />
cần đề xuất về trường hỗ trợ các vật dụng thiết yếu phục vụ học tập như: sách, vở, <br />
cặp, áo quần… xin hoặc phát động học sinh, giáo viên quyên góp quần áo cũ, sách cũ <br />
giúp đỡ học sinh. Chẳng hạn, năm học 2016 – 2017 kết quả tìm hiểu như sau:<br />
<br />
TT Họ và tên Nguyên nhân nghỉ học<br />
<br />
<br />
6<br />
1 Y Khôi Bdap Gia đình đông con, kinh tế khó khăn, bố mẹ chủ <br />
yếu làm thuê kiếm sống. Bản thân học sinh sức <br />
khỏe yếu.<br />
<br />
2 Y Chon Byă Gia đình thuộc diện cận nghèo, đông con, thu nhập <br />
thấp. Bố mẹ ít quan tâm đến việc học của con.<br />
<br />
3 Y Gin Byă Quá tuổi, bố mẹ không quan tâm ở với ông bà <br />
ngoại. Kinh tế gia đình khó khăn<br />
<br />
Cuối cùng, tìm hiểu qua học sinh trong lớp: Nói chuyện, tâm sự, hỏi han một số <br />
học sinh về các bạn trong lớp. Tình hình học tập trong lớp như thế nào? Có hay phát <br />
biểu ý kiến không ? Có nói chuyện, chọc ghẹo người khác không ?.... Hoặc ở nhà, các <br />
bạn thường làm gì ? Nếu nghỉ học, các bạn sẽ làm gì ? ….Xoay quanh các câu hỏi liên <br />
quan đến đối tượng học sinh hay nghỉ học. Từ đó, GVCN có cách ứng xử khéo léo <br />
trong lời nói, chú ý hơn trong cách tổ chức dạy học. <br />
Bằng cái tâm của nghề giáo, GVCN phải làm hết mình trách nhiệm, dành tình <br />
cảm, sự quan tâm cho các học sinh và cha mẹ học sinh. Dành thời gian của mình tham <br />
gia các ngày lễ, Tết, các công việc quan trọng như cưới, ma chay….diễn ra trong gia <br />
đình các em để nắm rõ các phong tục, các hoạt động tạo niềm vui, động lực cho phụ <br />
huynh. Với việc làm này, phụ huynh, học sinh có thể nhìn nhận được phần nào tầm <br />
quan trọng của việc học, việc kiếm con chữ để cải thiện cuộc sống.<br />
III.2. Giải pháp 2: Đổi mới hình thức và phương pháp dạy học.<br />
Với các hình thức, phương pháp dạy học truyền thống có thể làm học sinh nhàm <br />
chán với việc học. Vì vậy, đổi mới là việc hết sức quan trọng. Đổi mới trên tinh thần <br />
vận dụng linh hoạt, khoa học các thế mạnh của phương pháp cũ. Nhằm thu hút, lôi <br />
cuốn học sinh vào các giờ học. Học sinh hứng thú đến trường, tiếp thu một cách chủ <br />
động và khắc sâu kiến thức.<br />
Giáo viên thành lập các đội, nhóm học theo năng khiếu, đam mê để rèn luyện <br />
vào các tiết luyện buổi chiều. Ví dụ, nhóm Toán gồm những học sinh thích toán, nhóm <br />
văn gồm những học sinh yêu thích môn Tập làm văn, nhóm chữ đẹp gồm những học <br />
sinh thích rèn chữ. Tất cả học sinh trong lớp tự tin với khả năng của mình. Cuối tháng, <br />
vào các giờ tăng cường tiếng Việt và tăng cường Toán, GV tổ chức thi giữa các nhóm. <br />
Kết quả được tất cả học sinh đánh giá, bình chọn. Phần thưởng được trao trước lớp. <br />
Ngoài ra, tổ chức các cuộc thi nhỏ trong lớp như: kể chuyện, đọc sách, rung chuông <br />
vàng, giao lưu tiếng Việt,… Yêu cầu học sinh chuẩn bị nội dung, kiến thức trong sách <br />
7<br />
thi diễn vào một buổi chiều cuối tuần trong tháng. GV sử dụng máy chiếu, loa, trang <br />
phục cho học sinh thực hiện. Trong các tiết dạy, GV sử dụng trình chiếu các hình ảnh, <br />
câu chuyện có tính giáo dục cao với học sinh. GV hướng dẫn HS trang trí lớp học thân <br />
thiện thể hiện nét đẹp văn hóa của người đồng bào. <br />
Ngoài ra, GV phân nhiệm vụ cho những học sinh có năng khiếu kèm cặp, giúp <br />
đỡ học sinh còn hạn chế. GV thường xuyên tâm sự, nói chuyện với các em về hoàn <br />
cảnh gia đình, tình hình học tập để học sinh mạnh dạn trao đổi các vướng mắc. Trong <br />
các tiết dạy thường xuyên sử dụng các trò chơi học tập: đố bạn, tiếp sức…thảo luận <br />
nhóm 2, 3, 4 về các nội dung trong bài. <br />
Chẳng hạn, trong hoạt động 2, tìm hiểu nhà rông bài “Một số dân tộc ở Tây <br />
Nguyên” Địa lí lớp 4 GV trình chiếu các hình ảnh về nhà rông để học sinh hiểu hơn.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình ảnh nhà rông ở Tây Nguyên minh họa bài Địa lí 4<br />
Trong tiết tập đọc bài “Cánh diều tuổi thơ” Tiếng Việt 4, tập 1, hoạt động <br />
“tìm hiểu bài” tổ chức hỏi – đáp trả lời câu hỏi “Tác giả đã chọn những chi tiết nào để <br />
tả cánh diều ?”. Còn câu hỏi “Trò chơi thả diều đem lại cho trẻ em những niềm vui <br />
lớn và những ước mơ đẹp như thế nào ?”, tổ thức thảo luận nhóm đôi. GV tổ chức với <br />
hình thức như thế giúp HS hỗ trợ nhau cùng học tập, HS không cảm thấy mình lẻ loi <br />
trong giờ học. <br />
Thay đổi các hình thức, trò chơi thường xuyên trong các tiết học sẽ giúp học <br />
sinh hào hứng hơn.<br />
III.3. Giải pháp 3: Thực hiện tốt công tác phối kết hợp để thu hút học sinh <br />
đến trường.<br />
<br />
<br />
<br />
8<br />
Phối kết hợp là sự kết hợp khéo léo giữa việc này với việc kia, người này với <br />
người kia nhằm đem lại hiệu quả cao trong công việc. Việc phối kết hợp rất quan <br />
trọng trong công tác tuyền truyền, vận động. Phối hợp đúng cách, đúng đối tượng sẽ <br />
đạt kết quả cao. Để thực hiện tốt công tác phối kết hợp, bản thân tôi đã có sự kết hợp <br />
chặt chẽ trong đơn vị cũng như ngoài đơn vị về công tác vận động học sinh.<br />
1. Phối hợp với Ban giám hiệu nhà trường<br />
Giáo viên tham mưu thành lập Ban vận động học sinh đi học chuyên cần gồm: <br />
lãnh đạo nhà trường, GVCN, tổng phụ trách Đội, bí thư Đoàn, phụ trách phổ cập giáo <br />
dục.<br />
Tham mưu hỗ trợ vật chất cho học sinh như: quần áo, sách vở, cặp…Năm học <br />
2017 2018, nhà trường đã hỗ trợ tiền may quần áo cho học sinh thuộc diện khó khăn <br />
150.000đ/HS. Huy động các cá nhân, tập thể ủng hộ sách cũ, vở… cho HSDTTS mỗi <br />
học sinh 1 bộ sách giáo khoa, 10 quyển vở và 10 cái bút. Ngoài ra, GV còn đề nghị nhà <br />
trường khen thưởng học sinh đi học chuyên cần. Năm học 2017 – 2018, một số học <br />
sinh được khen thưởng về chuyên cần như sau:<br />
<br />
TT Họ và tên Lớp<br />
<br />
1 Y RiAm Byă 4C<br />
<br />
2 Y Chon Niê 4C<br />
<br />
3 H May Nga Byă 4C<br />
<br />
2. Phối kết hợp với Đoàn thanh niên và tổng phụ trách Đội<br />
Tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp để tạo hứng thú giúp học sinh đến <br />
trường. Trong những năm qua, nhân dịp các ngày lễ, Đoàn thanh niên, Đội đã tổ chức <br />
các hoạt động như:<br />
Trò chơi dân gian: kẹp bóng, cô Tấm nhặt đậu, bao bố, đi xe đạp chậm, cướp <br />
cờ,….nội dung các trò chơi phù hợp với từng khối lớp. Học sinh hào hứng với các trò <br />
chơi.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
9<br />
<br />
Hình ảnh tổ chức trò chơi dân gian<br />
Thi rung chuông vàng: Giữa các khối lớp. Nhằm cũng cố kiến thức cho HS và <br />
tạo cảm giác thích thú khi đến trường.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình ảnh tổ chức thi Rung chuông vàng<br />
Giao lưu tiếng Việt dành cho HSDTTS: Tổ chức thi viết chữ, kiến thức tiếng <br />
Việt, năng khiếu, hùng biện…Kết quả năm học 2016 – 2017, cấp trường có những <br />
học sinh sau đạt giải.<br />
<br />
TT Họ và tên Giải<br />
<br />
1 H Lĩn Dia Byă Nhất<br />
<br />
2 Bùi Trần Hiểu Lam Nhì<br />
<br />
3 Y Phi Lip Bkrông Ba<br />
<br />
Tổ chức các trò chơi, đọc sách báo ngoài trời, diễn kịch theo sách vào các tiết <br />
hoạt động tập thể. <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
10<br />
<br />
Một số hình ảnh thi Diễn kịch theo sách<br />
Cùng với Tổng phụ trách đội, tổ chức các phong trào thi đua: Kế hoạch nhỏ, Áo <br />
trắng tặng bạn, Tết sum vầy, Nuôi heo đất…rèn cho học sinh kĩ năng tự giác, biết <br />
dành tình yêu cho các bạn. Kết quả một số phong trào Đội năm 2017 – 2018 của lớp <br />
4C như sau:<br />
<br />
TT Phong trào Học kì I Học kì II<br />
<br />
1 Nuôi heo đất 70.000đ 100.000đ<br />
<br />
2 Kế hoạch nhỏ 17kg giấy vụn 150 vỏ lon bia<br />
<br />
Số tiền quyên góp được GV đề xuất GV Tổng phụ trách trích một phần tặng <br />
quà cho HS khó khăn vào cuối năm học.<br />
3. Phối hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh<br />
Ban đại diện cha mẹ học sinh là những người được tất cả phụ huynh bầu chọn <br />
có uy tín, trách nhiệm cao. Họ đại diện cho tất cả phụ huynh trong lớp truyền tải các ý <br />
kiến hay làm những việc liên quan đến lớp học. Với những học sinh nghỉ học, có dấu <br />
hiệu bỏ học, ban đại diện sẽ đến gặp gia đình học sinh hỏi rõ tình hình, nguyên nhân. <br />
Từ đó, cùng với GVCN có kế hoạch vận động. Ngoài ra, tuyên truyền trong cuộc họp <br />
CMHS về vai trò của việc học cũng như sự ảnh hưởng sức khoẻ từ lao động sớm, <br />
hướng dẫn cách quản lí con. Các cuộc họp phụ huynh với tinh thần là gặp gỡ, trao đổi, <br />
không nhắc nhở các vấn đề yếu kém hoặc việc đóng góp cá khoản trước phụ huynh. <br />
GV phải tạo được cảm giác vui vẻ, thân thiện trong các cuộc họp. Năm học 2017 <br />
2018, ban đại diện đã đến nhà vận động học sinh Y Chiêu Ê ban, Y Yô Nai Byă, H Nhi <br />
Ênuôl nghỉ học dài ngày đi học lại.<br />
4. Phối hợp với giáo viên bộ môn<br />
<br />
<br />
<br />
11<br />
Phối hợp với GV bộ môn để theo dõi, đôn đốc HS đi học chuyên cần. Nếu HS <br />
vắng thì GV bộ môn cần liên hệ ngay với GVCN để kịp thời tìm hiểu nguyên nhân. <br />
Mặt khác, GVCN phối hợp với GV bộ môn hỗ trợ HS trong quá trình tiếp thu kiến <br />
thức. GV bộ môn tăng cường các trò chơi dạy học chú trọng rèn kĩ năng đọc, viết cho <br />
học sinh. Họ có thể giảm thời gian dạy các môn của mình 10 15 phút để phụ đạo học <br />
sinh khó khăn biết đọc, làm toán cơ bản; tổ chức thi hát, vẽ tranh, kể chuyện về các <br />
chủ đề theo đội, nhóm trong lớp học. Với môn Mĩ thuật, tổ chức cho học sinh trang trí <br />
lớp học, góc học của nhóm theo ý tưởng.<br />
5. Phối hợp với trưởng buôn<br />
Trưởng buôn là người đứng đầu trong một buôn. Họ là người có uy tín nhất <br />
buôn, được mọi người trong buôn ủy thác các trách nhiệm quan trọng. Chính vì thế mà <br />
để giúp học sinh trong buôn đi học chuyên cần, GVCN cần đến nhà gặp trưởng buôn <br />
trao đổi tình hình học sinh trong lớp; thông báo cho trưởng buôn những học sinh hay <br />
nghỉ học, có dấu hiệu bỏ học; nhờ trưởng buôn, tuyên truyền đến phụ huynh vai trò <br />
của việc học, trách nhiệm của cha mẹ trong các buổi họp buôn. Với những học sinh <br />
nghỉ học dài ngày, có dấu hiệu bỏ học, trưởng buôn đến từng nhà học sinh tìm hiểu lí <br />
do, ý kiến của cha mẹ; trao đổi, động viên học sinh đi học lại. GV tham mưu với <br />
trưởng buôn tạo điều kiện giúp đỡ những HS có hoàn cảnh khó khăn. Năm học 2017 – <br />
2018, đã vận động được Y Thuôk Byă, Y Chiêu Êban hay nghỉ học, có chiều hướng bỏ <br />
học đi học lại.<br />
Bằng những việc làm trên, bản thân tôi đã giúp học sinh có ý thức hơn trong <br />
việc học. Học sinh tự giác đi học lại, bố mẹ quan tâm nhiều hơn đến việc học của <br />
con. Chất lượng học tập của các em được nâng cao hơn. Các em biết đọc 100%, làm <br />
tốt các phép tính đơn giản; biết yêu thương bạn bè, quý trọng thầy cô.<br />
IV. Tính mới của giải pháp:<br />
Trước đây, làm chủ nhiệm tại phân hiệu buôn Cuê bản thân tôi luôn tự mình <br />
đến nhà học sinh để vận động; tự mình kèm cặp học sinh trong lớp, trang trí lớp học <br />
theo kiểu mình thích; luôn lo lắng chất lượng của các em nhưng chỉ chú trọng vào dạy <br />
kiến thức trong sách giáo khoa; chưa dám thực hiện việc dạy kĩ năng, kiến thức bên <br />
ngoài. Giờ đây, bản thân tôi đã mạnh dạn thực hiện các hoạt động dạy học ngay tại <br />
lớp; biết phối hợp với nhà trường, các tổ chức trong việc vận động học sinh; tự tin đổi <br />
mới các hình thức và phương pháp dạy học. Với các việc làm trên, tôi thấy học sinh <br />
vui khi đi học, mong muốn được đi học nhiều hơn ở nhà. Hiện nay, trường tôi tổ chức <br />
<br />
<br />
12<br />
dạy học 9 buổi/tuần các em ít bỏ buổi hơn, không có trường hợp nghỉ học dài ngày ở <br />
nhà vào dịp mùa.<br />
V. Hiệu quả của sáng kiến<br />
Các giải pháp bản thân tôi đưa ra ở trên đã đem lại kết quả mong đợi. Không <br />
chỉ, giảm thời gian cho giáo viên phải đến nhà học sinh như trước đây mà giáo viên yên <br />
tâm giảng dạy, học sinh yêu thích tới trường, cha mẹ quan tâm con cái. Không có học <br />
sinh bỏ học đi Sài Gòn làm thuê, HS nghỉ học ở nhà vào ngày mùa ít hơn so với các năm <br />
trước. Sau hai năm áp dụng các giải pháp tôi nhận lại được kết quả như sau: <br />
<br />
Học kì I Học kì 2<br />
Tình trạng Năm học<br />
TSHS TS % TS %<br />
<br />
2016 2017 20 2 10 1 5<br />
Học sinh nghỉ học dài ngày 2017 2018 17 1 5,9 0 0<br />
<br />
2016 2017 20 2 10 1 5<br />
Học sinh nghỉ học theo 2017 2018 17 2 11,7 0 0<br />
buổi<br />
<br />
<br />
<br />
Phần thứ ba: KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ<br />
<br />
I. Kết luận<br />
Đề tài đưa ra nhằm mục đích đẩy lùi tình trạng học sinh nghỉ học, bỏ học vào <br />
dịpTết, mùa cà, tiêu, điều; hạn chế tối đa thời gian vận động cho giáo viên, học sinh và <br />
phụ huynh chủ động trong việc học. Phụ huynh quan tâm, hiểu rõ hơn tầm quan trọng <br />
của nghề giáo. Bên cạnh đó, đề tài còn đem lại tình cảm, sự gắn kết tinh thần giữa nhà <br />
trường, giáo viên đến với phụ huynh, học sinh trong buôn.<br />
Việc áp dụng các giải pháp được ra trong đề tài sẽ là nguồn động lực rất lớn <br />
cho phụ huynh, học sinh ở buôn; xóa đi những rào cản về ngôn ngữ, phong tục….giữa <br />
người Kinh với người Ê – đê, tạo sự thân thiện, hòa hợp trong đời sống và giáo dục.<br />
II. Kiến nghị<br />
<br />
1. Giáo viên chủ nhiệm<br />
<br />
<br />
<br />
13<br />
Phải là những người có tinh thần thiện nguyện cao, có khả năng tham gia các <br />
phong trào tình nguyện.<br />
Tình yêu trẻ, yêu nghề mãnh liệt.<br />
2. Nhà trường<br />
Khuyến khích hơn nữa các phong trào dành cho HSDTTS.<br />
Trên đây là một số kinh nghiệm của bản thân trong công tác vận động học sinh <br />
dân tộc thiểu số lớp 4 đi học chuyên cần tại phân hiệu Buôn Cuê, trường Tiểu học Tây <br />
Phong. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của đồng nghiệp để những kinh <br />
nghiệm trên được đầy đủ và hoàn thiện hơn.<br />
Xin trân trọng cảm ơn! <br />
<br />
<br />
Băng Adrênh, ngày 20 tháng 3 năm 2019<br />
Ng ười vi ết:<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Nguy ễn Th ị Thanh M ến<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
14<br />
DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT<br />
<br />
STT Cụm từ Viết tắt<br />
<br />
1 Giáo viên chủ nhiệm GVCN<br />
<br />
2 Hoạt động tập thể HĐTT<br />
<br />
3 Học sinh dân tộc thiểu số HSDTTS<br />
<br />
4 Dân tộc thiểu số DTTS<br />
<br />
5 Miền núi MN<br />
<br />
6 CMHS Cha mẹ học sinh<br />
<br />
7 GV Giáo viên<br />
<br />
8 HS Học sinh<br />
<br />
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN<br />
<br />
…………………………………………………………………………………<br />
………………………………………………………………………………………<br />
………………………………………………………………………………………<br />
………………………………………………………………………………………<br />
………………………………………………………………………… <br />
<br />
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
15<br />
UBND HUYỆN KRÔNG ANA<br />
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM<br />
<br />
<br />
Đề tài:<br />
MỘT SỐ GIẢI PHÁP TRONG VIỆC<br />
VẬN ĐỘNG HỌC SINH DÂN TỘC THIỂU SỐ LỚP 4<br />
ĐI HỌC CHUYÊN CẦN<br />
<br />
<br />
<br />
Lĩnh vực: Chủ nhiệm<br />
Họ và tên tác giả: Nguyễn Thị Thanh Mến<br />
Đơn vị: Trường Tiểu học Tây Phong<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
16<br />