Một số biện pháp góp phần Nâng cao hiệu quả hoạt động Giáo dục ngoài giờ lên <br />
lớp trong Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi<br />
<br />
MỤC LỤC<br />
NỘI DUNG TRANG<br />
I. Phần mở đầu: 2<br />
1. Lý do chọn đề tài. 2<br />
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài. 3<br />
3. Đối tượng nghiên cứu 4<br />
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu 4<br />
5. Phương pháp nghiên cứu. 4<br />
II. Phần nội dung 6<br />
1. Cơ sở lý luận 6<br />
2. Thực trạng 6<br />
2.1 Thuận lợi khó khăn 6<br />
2.2 Thành công hạn chế 7<br />
2.3 Mặt mạnh mặt yếu 8<br />
2.4 Các nguyên nhân, các yếu tố tác động… 9<br />
2.5 Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trang mà đề tài đã đặt ra. 10<br />
2.6 Kinh nghiệm tổ chức hoạt động của giáo viên tổng phụ trách 12<br />
Đội. 13<br />
3. Giải pháp, biện pháp: 13<br />
3.1 Mục tiêu của giải pháp, biện pháp 13<br />
3.2 Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp 20<br />
3.3 Điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp 21<br />
3.4 Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp 21<br />
3.5 Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu 23<br />
4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề <br />
nghiên cứu<br />
III. Kết luận, kiến nghị 27<br />
1. Kết luận 27<br />
2. Kiến nghị 27<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
́ ̣ ̣<br />
Giao viên TPT Đôi : Lê Thi Hiên Trang<br />
̀ . 1<br />
Một số biện pháp góp phần Nâng cao hiệu quả hoạt động Giáo dục ngoài giờ lên <br />
lớp trong Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi<br />
<br />
IV. Tài liệu tham khảo 29<br />
<br />
<br />
<br />
PHẦN I<br />
MỞ ĐẦU<br />
1. Lý do chọn đề tài<br />
1.1. Lý do pháp lý<br />
Trong Luật Giáo dục Việt Nam năm 2005, Điều 2 Chương 3 đã quy định: <br />
“Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo <br />
đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lí tưởng độc lập <br />
dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và <br />
năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ <br />
quốc.” <br />
Khoản 1 Điều 29 Điều lệ trường tiểu học 2010 đã ghi: “ Hoạt động giáo dục <br />
bao gồm hoạt động giáo dục trong giờ lên lớp và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên <br />
lớp nhằm rèn luyện đạo đức, phát triển năng lực, bồi dưỡng năng khiếu, giúp đỡ <br />
học sinh yếu kém phát triển phù hợp đặc điểm tâm lí, sinh lí lứa tuổi học sinh tiểu <br />
học”. Như vậy, hoạt động giáo dục trong trường Tiểu học được chia thành hai bộ <br />
phận: Hoạt động giáo dục trong giờ lên lớp; Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.<br />
Hoạt động giáo dục trong giờ lên lớp được tiến hành thông qua việc dạy học <br />
các môn học bắt buộc và tự chọn trong chương trình giáo dục phổ thông cấp Tiểu <br />
học do Bộ trưởng Bộ Giáo dục ban hành. ( Khoản 2 Điều 29 Điều lệ trường tiểu <br />
học 2010).<br />
Như vậy các hoạt động giáo dục trong nhà trường tiểu học bao gồm hoạt <br />
động dạy học và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Hai hoạt động này gắn bó <br />
hữu cơ với nhau trong quá trình giáo dục. Hoạt động này góp phần bổ sung cho <br />
hoạt động kia vận động và phát triển và cùng thực hiện chung một mục đích là giáo <br />
dục học sinh trở thành những con người mới XHCN. <br />
1.2. Lý do lý luận<br />
<br />
<br />
<br />
́ ̣ ̣<br />
Giao viên TPT Đôi : Lê Thi Hiên Trang<br />
̀ . 2<br />
Một số biện pháp góp phần Nâng cao hiệu quả hoạt động Giáo dục ngoài giờ lên <br />
lớp trong Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi<br />
<br />
Hoạt động ngoài giờ lên lớp là một hoạt động giáo dục cơ bản được thực hiện <br />
một cách có mục đích, có kế hoạch, có tổ chức nhằm thực thi quá trình đào tạo <br />
nhân cách học sinh, đáp ứng những yêu cầu đa dạng của đời sống xã hội. <br />
Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp do nhà trường quản lí, tiến hành ngoài <br />
giờ dạy học trên lớp theo chương trình, kế hoạch dạy học. Nó được tiến hành xen <br />
kẽ hoặc nối tiếp chương trình dạy học trong phạm vi nhà trường hoặc trong đời <br />
sống xã hội do nhà trường chỉ đạo, diễn ra trong suốt năm học và cả thời gian nghỉ.<br />
1.3. Lý do thực tiễn <br />
Trong trường tiểu học, dạy học là hoạt động trọng tâm, chiếm một quỹ thời <br />
gian lớn, chi phối nhiều hoạt động khác nhưng do đặc điểm tâm lí học sinh tiểu <br />
học, trẻ có nhu cầu phát triển mạnh cả về trí tuệ lẫn thể chất. Bản chất của việc <br />
“Học mà chơi, chơi mà học” vẫn là đặc điểm tâm lí hết sức quan trọng và đặc <br />
trưng cho mọi hoạt động học tập, lao động, vui chơi giải trí của các em. Đây là thời <br />
kì mà tư duy của trẻ đang chuyển dần từ tư duy trực quan sinh động sang tư duy <br />
trừu tượng. Nhất là đối với học sinh đầu cấp tư duy của trẻ mới được hình thành <br />
từ những thao tác cụ thể tức là những thao tác của tư duy thuộc về những đồ vật có <br />
điều khiển bằng tay hoặc có thể trực giác hóa. Vì vậy, song song với việc đặt <br />
những viên gạch nền móng của kiến thức văn hóa và khoa học cho các em, chúng ta <br />
cần phải tổ chức cho trẻ sinh hoạt vui chơi một cách lí thú, bổ ích phù hợp với tâm <br />
lí lứa tuổi của các em.<br />
Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường tiểu học Nguyễn Văn Trỗi <br />
chưa có sự chuyển biến, nội dung hoạt động ngoài giờ lên lớp vẫn chưa thực sự <br />
đáp ứng được nhu cầu thực tế của học sinh, chương trình vẫn còn đơn điệu, cứng <br />
nhắc giáo viên chưa thực sự quan tâm hoặc quan tâm chưa đúng mức đến Hoạt <br />
động giáo dục ngoài giờ lên lớp, cho rằng đó là nhiệm vụ, là hoạt động của Tổng <br />
phụ trách Đội <br />
Sau khi tham gia tìm hiểu công tác hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp trong <br />
nhà trường tôi thấy rất quan trọng chính vì vậy, tôi đã chọn và nghiên cứu đề tài <br />
“Nâng cao hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp tại trường Nguyễn Văn Trỗi, xã <br />
<br />
<br />
́ ̣ ̣<br />
Giao viên TPT Đôi : Lê Thi Hiên Trang<br />
̀ . 3<br />
Một số biện pháp góp phần Nâng cao hiệu quả hoạt động Giáo dục ngoài giờ lên <br />
lớp trong Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi<br />
<br />
Quảng Điền, huyện Krông Ana, tỉnh ĐăkLăk”. Tôi hi vọng đề tài sẽ nâng cao chất <br />
lượng hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của trường mình.<br />
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài <br />
2.1. Mục tiêu<br />
Cũng cố và khắc sâu của các môn học, mở rộng và nâng cao hiểu biết cho học <br />
sinh về các lĩnh vực của đời sống xã hội, làm phong phú thêm vốn tri thức, kinh <br />
nghiệm hoạt động tập thể của học sinh.<br />
Rèn luyện cho học sinh các kỹ năng cơ bản phù hợp với lứa tuổi học sinh Tiểu <br />
học như: kỹ năng giao tiếp ứng xử có văn hóa; kỹ năng tổ chức quản lý và tham gia <br />
các hoạt động tập thể với tư cách là chủ thể của hoạt động; kỹ năng tự đánh giá <br />
kiểm tra kết quả học tập, rèn luyện; cũng cố, phát triển các hành vi, thói quen trong <br />
học tập, lao động và công tác xã hội.<br />
Bồi dưỡng thái độ tự giác tích cực tham gia các hoạt động tập thể và hoạt <br />
động xã hội; hình thành tình cảm chân thành, niềm tin trong sáng với cuộc sống, với <br />
quê hương đất nước, có thái độ đúng đắn đối với hiện thượng tự nhiên xã hội.<br />
2.2. Nhiệm vụ<br />
Những nhiệm vụ về nhận thức như giúp học sinh bổ sung cũng cố và hoàn <br />
thiện những tri thức đã học trên lớp đồng thời giúp các em có các hiểu biết mới, mở <br />
rộng nhân sinh quan với thế giới xung quanh, cộng đồng và xã hội; tạo điều kiện <br />
cho học sinh vận dụng tri thức vào hoạt động hằng ngày, tự biết điều chỉnh hành vi <br />
đạo đức, lối sống cho phù hợp; giúp học sinh định hướng chính trị, xã hội, có những <br />
hiểu biết nhất định về truyền thống đấu tranh cách mạng, truyền thống tốt đẹp của <br />
văn hóa tại địa phương, dân tộc. Qua đó tăng thêm hiểu biết về Đảng, Bác Hồ, <br />
Đoàn, Đội...<br />
Những nhiệm vụ về giáo dục thái độ như từng bước hình thành cho học sinh <br />
những tình cảm tốt đẹp trong sáng, tình bạn, tình thầy trò, tình yêu quê hương đất <br />
nước. Qua đó giúp các em biết kính yêu và tôn trọng cái đẹp, cái tốt; bồi dưỡng cho <br />
học sinh tính tích cực năng động, sáng tạo, sẵn sàng tham gia các hoạt động xã hội, <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
́ ̣ ̣<br />
Giao viên TPT Đôi : Lê Thi Hiên Trang<br />
̀ . 4<br />
Một số biện pháp góp phần Nâng cao hiệu quả hoạt động Giáo dục ngoài giờ lên <br />
lớp trong Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi<br />
<br />
hoạt động tập thể của Nhà trường, vì lợi ích chung và sự trưởng thành, phát triển <br />
của bản thân.<br />
Những nhiệm vụ về rèn luyện kỹ năng như rèn luyện cho học sinh giao tiếp <br />
ứng xử có văn hóa, có thói quen tốt trong học tập, lao động công ích và các hoạt <br />
động khác; rèn cho học sinh kỹ năng tổ chức, điều khiển một hoạt động tập thể có <br />
hiệu quả.<br />
3. Đối tượng nghiên cứu<br />
Nghiên cứu một số biện pháp góp phần Nâng cao Giáo dục ngoài giờ lên lớp <br />
trong trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi<br />
4.Phạm vi nghiên cứu:<br />
Địa bàn nghiên cứu: Liên đội Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi xã Quảng Điền, <br />
huyện Krông Ana, tỉnh ĐăkLăk năm 2013 đến nay.<br />
5. Phương pháp nghiên cứu<br />
Để thực hiện đề tài này, chúng tôi đã sử dụng phối hợp nhiều phương pháp <br />
nghiên cứu.<br />
Các phương pháp nghiên cứu lý thuyết<br />
Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn<br />
+ Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia<br />
+ Phương pháp điều tra<br />
+ Kết hợp giữa quan sát và phỏng vấn<br />
+ Khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp<br />
Phương pháp thống kê toán học<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
́ ̣ ̣<br />
Giao viên TPT Đôi : Lê Thi Hiên Trang<br />
̀ . 5<br />
Một số biện pháp góp phần Nâng cao hiệu quả hoạt động Giáo dục ngoài giờ lên <br />
lớp trong Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi<br />
<br />
PHẦN II<br />
NỘI DUNG<br />
1. Cơ sở lý luận<br />
Giáo dục tiểu học là bậc học nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân, có <br />
nhiệm vụ xây dựng và phát triển tình cảm đạo đức, trí tuệ, thẩm mĩ và thể chất của <br />
trẻ. Là bậc học phổ cập và phát triển, tạo tiền đề để thực hiện “Nâng cao dân <br />
trí,đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài”. Tính phổ cập ở đây buộc trẻ em khi <br />
học xong bậc tiểu học phải đạt được những yêu cầu tối thiểu làm cơ sở cho sự <br />
phát triển toàn diện nhân cách, khả năng học tập suốt đời… Ngay từ những lớp đầu <br />
cấp tính dân tộc, tính hiện đại, tính nhân văn và dân chủ được thể hiện trong nội <br />
dung giáo dục tri thức lịch sử địa lí đất nước,bài văn, bài thơ của ông cha, lối sống <br />
văn minh, tình cảm cao thượng, truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Trong phương <br />
pháp dạy học và giáo dục theo hướng tích cực lấy học sinh làm trung tâm nên không <br />
thể dựa trên sự cưỡng chế từ bên ngoài, từ bên trên. Vì thế giáo dục ở tiểu học <br />
phải triệt để tôn trọng nhân cách của học sinh, coi trọng nội lực thúc đẩy hoạt động <br />
học của học sinh, đồng thời những hoạt động chân tay, hội họa, trò chơi, hát, múa <br />
phải có một vị trí xứng đáng trong học đường. Nó giúp trẻ lĩnh hội được những khái <br />
niệm khoa học, kĩ năng, kĩ xảo được chọn lọc từ nền văn minh hiện đại. Nhờ vậy <br />
kết thúc bậc học tiểu học bên cạnh sự nắm vững tri thức kĩ năng, kĩ xảo do chương <br />
trình bậc học quy định, các em còn phải biết cách học để khi lên học ở các lớp trên <br />
sau bậc học dùng cách học đã được hình thành đó như một công cụ chiếm lĩnh tri <br />
thức cao hơn. Vì lẽ đó ngoài việc dạy học chương trình nội khóa thì hoạt động <br />
ngoại khóa cũng giữ một vị trí hết sức quan trọng cho toàn bộ sự hình thành nhân <br />
cách con người và sự sáng tạo của học sinh . <br />
2. Thực trạng<br />
2.1. Thuận lợi, khó khăn<br />
*Thuận lợi<br />
Tình hình hoạt động đội có nhiều thuận lợi, do có sự hỗ trợ và chỉ đạo sâu sát <br />
của ban giám hiệu nhà trường. Có sự quan tâm sâu sắc của các cấp ủy Đảng, chính <br />
<br />
<br />
́ ̣ ̣<br />
Giao viên TPT Đôi : Lê Thi Hiên Trang<br />
̀ . 6<br />
Một số biện pháp góp phần Nâng cao hiệu quả hoạt động Giáo dục ngoài giờ lên <br />
lớp trong Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi<br />
<br />
quyền địa phương và các ban nghành đoàn thể, đặc biệt là tổ chức Đoàn thanh niên.<br />
Nhà trường có đội ngũ cán bộ, giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn về trình độ, <br />
có phương pháp làm việc khoa học, phương pháp giảng dạy hay, có tâm với nghề, <br />
hoàn thành xuất sắc nhiều nhiệm vụ được giao.<br />
Cơ sở vật chất, sân chơi bãi tập, đồ dùng, thiết bị dạy học đảm bảo, đáp <br />
ứng tối thiểu nhu cầu dạy và học của giáo viên và học sinh trong nhà trường.<br />
Học sinh ngoan, hiền, lễ phép, có thái độ học tập và sinh hoạt đúng đắn, tích <br />
cực, tạo động lực cho việc hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.<br />
Tài liệu dạy và học đảm bảo nhu cầu thiết yếu của giáo viên và học sinh. <br />
Cán bộ thư viện, thiết bị nhiệt tình, chịu có, có trình độ, có tay nghề.<br />
*Khó khăn <br />
Nguồn kinh phí hoạt động đội của nhà trường chủ yếu là tự phát, sự<br />
hỗ trợ từ phía địa phương đôi lúc quan tâm chưa kịp thời. Điều này đã ảnh hưởng <br />
lớn đến tổ chức các hoạt động dành cho công tác đội trong nhà trường.<br />
Chưa có phòng Truyền thống Đội nên việc sinh hoạt chưa có chỗ để sinh hoạt. <br />
Công tác trưng bày phòng truyền thống gặp khó khăn nên dẫn đến việc tuyên <br />
truyền, giáo dục cũng gặp khó khăn.<br />
Giáo viên Tổng phụ trách Đội lúng túng trong công tác tổ chức, chỉ đạo, một <br />
bộ phận giáo viên đã lớn tuổi, chưa thích ứng nhanh với việc đổi mới phương pháp <br />
và dạy học hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Thời gian dự kiến dành cho hoạt <br />
động giáo dục ngoài giờ lên lớp còn ít.<br />
2.2.Thành công, hạn chế<br />
*Thành công <br />
Giúp học sinh hình thành và phát triển phẩm chất năng lực, rèn luyện thể chất <br />
và giáo dục thẩm mĩ cho học sinh.<br />
Bước đầu hình thành cho các em năng lực thực tiễn, năng lực hoạt động chính <br />
trị xã hội, năng lực thích ứng, năng lực hòa nhập.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
́ ̣ ̣<br />
Giao viên TPT Đôi : Lê Thi Hiên Trang<br />
̀ . 7<br />
Một số biện pháp góp phần Nâng cao hiệu quả hoạt động Giáo dục ngoài giờ lên <br />
lớp trong Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi<br />
<br />
Giúp các em hình thành các phẩm chất quan trọng như: tinh thần đồng đội, tính <br />
mạnh dạn, tự tin, tự trọng, kỉ luật, trách nhiệm, nhân ái, khoan dung, cảm thông, <br />
trung thực, hợp tác, yêu lao động...<br />
Tổng phụ trách có được quan tâm chỉ đạo từ các cấp lãnh đạo, được sự phối <br />
hợp chặt chẽ với anh chị phụ trách.<br />
*Hạn chế <br />
Một số phụ huynh chưa nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của hoạt động <br />
giáo dục ngoài giờ lên lớp và không phối hợp với nhà trường.<br />
Sự phát triển của công nghệ thông tin, mạng internet… sẽ kéo học sinh ra <br />
ngoài hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp trong nhà trường, học sinh lười hoạt <br />
động, không nhiệt tình khi tham gia các hoạt động ngoại khóa…<br />
Đời sống nhân dân còn khó khăn, phụ huynh còn giao việc giáo dục cho nhà <br />
trường, ít tham gia vào quá trình giáo dục con em mình.<br />
Chính quyền địa phương, các đoàn thể có thể thực hiện chưa tốt công tác chỉ <br />
đạo, phối hợp hoạt động với nhà trường.<br />
Chưa có kế hoạch chi ngân sách cho các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên <br />
lớp, cơ sở vật chất, đồ dùng, thiết bị, tài liệu dạy học chưa phong phú, đa dạng, <br />
chưa có tài liệu riêng cho học sinh. <br />
2.3. Mặt mạnh, mặt yếu<br />
*Mặt mạnh<br />
Kế hoạch đưa ra được sự thống nhất cao của BGH nhà trường và sự hợp tác <br />
thực hiện của anh (chị) phụ trách.<br />
Có nội dung giáo dục phong phú như hoạt động văn hóa văn nghệ, hoạt động <br />
vui chơi giải trí; hoạt động xã hội, lao động công ích, khoa học kỹ thuật góp phần <br />
giúp các em nâng cao tinh thần tự giác, tương thân tương ái, kích thích tinh thần <br />
trách nhiệm trong hoạt động tập thể.<br />
Phụ huynh học sinh sẽ quan tâm, tạo điều kiện, ủng hộ về tinh thần và vật <br />
chất cho nhà trường hoàn thành nhiệm vụ dạy hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp <br />
cho học sinh.<br />
<br />
<br />
́ ̣ ̣<br />
Giao viên TPT Đôi : Lê Thi Hiên Trang<br />
̀ . 8<br />
Một số biện pháp góp phần Nâng cao hiệu quả hoạt động Giáo dục ngoài giờ lên <br />
lớp trong Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi<br />
<br />
*Mặt yếu <br />
Sự phối hợp giữa giáo viên Tổng phụ trách đội và Anh chị phụ trách và các <br />
Đoàn thể trong nhà trường còn hạn chế.<br />
Học sinh còn quá nhỏ, trường chia thành hai phân hiệu nên việc tham gia sinh <br />
hoạt còn khó khăn.<br />
Còn một số cán bộ, giáo viên, phụ huynh và học sinh chưa nhìn nhận một cách <br />
đúng đắn vai trò của HĐGDNGLL, nên trong quá trình chỉ đạo, quản lý, tổ chức và <br />
thực hiện còn nhiều hạn chế: Hình thức hoạt động còn đơn điệu; công tác phối kết <br />
giữa các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường chưa đồng bộ; công tác kiểm <br />
tra, thi đua, khen thưởng chưa kịp thời, làm ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả <br />
giáo dục.<br />
Kỹ năng hoạt động và hướng dẫn của giáo viên còn hạn chế và chưa đồng <br />
đều. Giáo viên còn chưa quan tâm đúng mức đối với các hoạt động ngoài giờ. Số <br />
giáo viên có năng khiếu âm nhạc – nghệ thuật còn quá ít.<br />
Nguồn kinh phí dành cho các HĐGDNGLL lại quá ít ỏi, nên muốn tổ chức <br />
nhiều hoạt động cũng không thể thực hiện được.<br />
Môi trường giáo dục chưa đảm bảo, xã hội còn nhiều biểu hiện tiêu cực, học <br />
sinh lại còn quá nhỏ,… làm ảnh hưởng không nhỏ đến nhận thức, tâm lý, hành vi, <br />
lý tưởng của học sinh.<br />
2.4. Nguyên nhân của những thành công và hạn chế, yếu kém <br />
* Nguyên nhân của sự thành công :<br />
Hầu hết các cán bộ quản lý và giáo viên phụ trách các lớp đều có nhận thức <br />
đúng đắn về vị trí, vai trò của các HĐGDNGLL, nên đã tổ chức được nhiều hoạt <br />
động để học sinh tham gia. Mỗi hoạt động đều có nội dung giáo dục riêng và góp <br />
phần đáng kể trong việc nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường, đặc biệt là <br />
góp phần ngăn ngừa các tệ nạn xâm nhập vào trường học.<br />
Số học sinh tham gia các HĐGDNGLL đạt tỷ lệ cao, nhất là các hoạt động <br />
như: Thể dục thể thao; các buổi ngoại khoá về khoa học, đố vui, toán tuổi thơ; các <br />
hoạt động giao lưu, văn nghệ…<br />
<br />
<br />
́ ̣ ̣<br />
Giao viên TPT Đôi : Lê Thi Hiên Trang<br />
̀ . 9<br />
Một số biện pháp góp phần Nâng cao hiệu quả hoạt động Giáo dục ngoài giờ lên <br />
lớp trong Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi<br />
<br />
*Nguyên nhân của hạn chế, yếu kém<br />
Nguyên nhân chủ quan.<br />
Giáo viên, học sinh và các lực lượng giáo dục khác chưa nhận thức đúng về <br />
hoạt động GDNGLL, do đó chưa quan tâm đầu tư thích đáng cho hoạt động này, <br />
giáo viên bộ môn chọn cách thức tổ chức hợp với từng nội dung sinh hoạt để thu <br />
hút học sinh.<br />
Đa số giáo viên không được đào tạo về lý luận, chuyên môn, nghiệp vụ, bồi <br />
dưỡng kỹ năng tổ chức hoạt động GDNGLL trong trường sư phạm nên hiệu quả <br />
của việc quản lý, tổ chức hoạt động này bị hạn chế.<br />
Kỹ năng tổ chức hoạt động tập thể của đa số học sinh còn yếu kém, học sinh <br />
học ở hai phân hiệu nên việc tổ chức các hoạt động gây khó khăn. Cơ sở vật chất <br />
chỉ ưu tiên cho dạy trên lớp, phụ đạo học sinh yếu, bồi dưỡng học sinh giỏi.<br />
Nguyên nhân khách quan.<br />
Các cơ chế chính sách vĩ mô của nhà nước về hoạt động GDNGLL chưa phù <br />
hợp, chậm bổ sung sửa đổi. Ngành chưa ban hành quy chế về các hoạt động giáo <br />
dục trong trường phổ thông, trong đó có cơ chế hoạt động GDNGLL và cơ chế <br />
phối hợp.<br />
Cơ chế tài chính không đi đôi với yêu cầu của giáo dục hiện nay, gây khó khăn <br />
cho việc tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục và công tác quản lý hoạt động <br />
GDNGLL của nhà trường.<br />
2.5. Phân tích, đánh giá các vấn đề thực trạng<br />
Trường tiểu học Nguyễn Văn Trỗi đóng ở trung tâm xã Quảng Điền. Trường <br />
được thành lập vào năm 1976, Từ buổi đầu thành lập trường mang tên là cấp I <br />
thuộc xã Ea Bông, thị xã Buôn Ma Thuột, lúc này trường có 180 học sinh / 6 lớp /08 <br />
giáo viên ( kể cả ban giám hiệu). Đến nay trường mang tên trường Tiểu học <br />
Nguyễn Văn Trỗi, với một cơ sở chính đóng tại thôn 3 và 01 phân hiệu tại thôn 2 <br />
xã Quảng Điền. <br />
Những năm gần đây, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp đã được quan tâm <br />
cải tiến về nội dung và hình thức, thu hút được học sinh tham gia. Ngoài thời gian <br />
<br />
<br />
́ ̣ ̣<br />
Giao viên TPT Đôi : Lê Thi Hiên Trang<br />
̀ . 10<br />
Một số biện pháp góp phần Nâng cao hiệu quả hoạt động Giáo dục ngoài giờ lên <br />
lớp trong Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi<br />
<br />
sinh hoạt Đội, Sao, hoạt động ngoại khóa, mỗi lớp còn có riêng 1 tiết/tuần, thời <br />
gian đầu tư thỏa đáng.Việc nhận thức của giáo viên và phụ huynh học sinh đối với <br />
hoạt động này có nhiều chuyển biến. Giáo viên chủ nhiệm đã quan tâm nhiều hơn <br />
đến hoạt động này, song xét về chất lượng và hiệu quả vẫn còn nhiều hạn chế, <br />
chưa đáp ứng tốt cho việc thực hiện các mục tiêu giáo dục trong giai đoạn mới cũng <br />
như thực hiện tốt phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.<br />
Năm học 2010 2011, trường đã được công nhận Trường Tiểu học đạt <br />
chuẩn quốc gia mức độ I. Năm học 20112012, theo công văn chỉ đạo của Phòng <br />
Giáo dục số 651/PGDĐT ngày 08/11/2011, trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi là <br />
một trong các trường “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” cấp <br />
huyện. Chính vì vậy, việc nâng cao chất lượng giáo dục ngoài giờ lên lớp là một <br />
trong những nội dung để thực hiện tốt phong trào này.<br />
2.5.1. Vai trò, vị trí và ý nghĩa của hoạt động GDNGLL trong trường Tiểu học<br />
Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là một bộ phận gắn bó hữu cơ, thống <br />
nhất và toàn diện của quá trình sư phạm ở nhà trường phổ thông; là điều kiện <br />
thuận lợi để học sinh phát triển vai trò chủ thể của mình trong các hoạt động, nâng <br />
cao tính tích cực hoạt động, qua đó rèn luyện những nét nhân cách của con người <br />
mới phát triển toàn diện. Quá trình sư phạm được thể hiện qua sơ đồ mối quan hệ <br />
giữa 2 hoạt động giáo dục trong nhà trường sau đây:<br />
<br />
QUÁ TRÌNH SƯ PHẠM<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
HĐ DẠY VÀ HỌC TRÊN HĐ GDNGLL<br />
LỚP<br />
<br />
<br />
NHÂN CÁCH SỨC LĐ PHÁT <br />
TRIỂN TOÀN DIỆN<br />
<br />
<br />
Hoạt động GDNGLL vừa củng cố, mở rộng kiến thức đã học, vừa phát triển <br />
các kỹ năng sống cơ bản của học sinh theo mục tiêu của GDĐT. Mặt khác, hoạt <br />
<br />
<br />
́ ̣ ̣<br />
Giao viên TPT Đôi : Lê Thi Hiên Trang<br />
̀ . 11<br />
Một số biện pháp góp phần Nâng cao hiệu quả hoạt động Giáo dục ngoài giờ lên <br />
lớp trong Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi<br />
<br />
động GDNLLL thu hút và phát huy tiềm năng của các lực lượng giáo dục, nhằm <br />
nâng cao hiệu quả giao dục toàn diện của nhà trường.<br />
2.5.2. Thực trạng nhận thức hoạt động GDNGLL của CBQL, GV và học sinh <br />
trường THPT Nguyễn Văn Trỗi<br />
Nhận thức về vai trò, vị trí, nhiệm vụ của hoạt động GDNGLL là rất quan <br />
trọng, đặc biệt đối với người làm công tác quản lý giáo dục. Nếu các nhà QLGD <br />
nói riêng, giáo viên và học sinh nói chung có nhận thức một cách đúng đắn về hoạt <br />
động GDNGLL thì chắc chắn hiệu quả giáo dục sẽ thu đươc rất cao.<br />
Thực tế tại trường TH Nguyễn Văn Trỗi trong những năm qua cho thấy, hoạt <br />
động GDNGLL được nhà trường xây dựng theo kế hoạch hằng năm, theo chủ điểm <br />
hằng tháng, được trải đều trong năm học với những hoạt động phong phú, đa dạng. <br />
Bản thân tôi được hiệu trưởng phân công đảm nhận lĩnh vực này, qua theo dõi và <br />
nắm băt thông tin từ GV và học sinh, các loại hình và hình thức hoạt động cụ thể <br />
của hoạt động GDNGLL thu hút học sinh khá tốt là những hoạt động văn nghệ, thể <br />
dục thể thao, cắm trại, dã ngoại, hái hoa kiến thức bộ môn, còn các hoạt động <br />
mang tính giáo dục chuyên sâu như sinh hoạt tuyên truyền về giới tính, pháp luật, an <br />
toàn giao thông, phòng chống tệ nạn xã hội, lao động hướng nghiệp…..còn xem <br />
nhẹ, ít thu hút học sinh. Điều này chúng tỏ hầu hết GV và học sinh đều có nhận <br />
thức chưa đầy đủ về vị trí của hoạt động này. Tất cả đó thể hiện phần nào về <br />
nhận thức mơ hồ của một bộ phận giáo viên và học sinh về mục tiêu giáo dục toàn <br />
diện. Cá biệt có giáo viên xem hoạt động GDNGLL chỉ làm tốn mất thời gian học <br />
tập của học sinh, họ ngại tham tham gia các hoạt động tập thể. Thực trạng này đặt <br />
ra cho lãnh đạo nhà trường phải tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền, giáo <br />
dục nhận thức hoạt động này để trả lại đúng vị trí của nó.<br />
2.6. Kinh nghiệm tổ chức quản lý của Giáo viên Tổng phụ trách Đội đối với <br />
hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.<br />
2.6.1.Công tác quản lý, chỉ đạo của giáo viên Tổng phụ trách Đội.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
́ ̣ ̣<br />
Giao viên TPT Đôi : Lê Thi Hiên Trang<br />
̀ . 12<br />
Một số biện pháp góp phần Nâng cao hiệu quả hoạt động Giáo dục ngoài giờ lên <br />
lớp trong Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi<br />
<br />
Qua nghiên cứu thực tế cho thấy nhà trường đã thành lập Ban chỉ đạo các hoạt <br />
động giáo dục ngoài giờ lên lớp, xây dựng kế hoạch cho các hoạt động, phối hợp <br />
với các lực lượng giáo dục để tổ chức thực hiện. <br />
Tổ chức thực hiện những chủ trương, chính sách, đường lối giáo dục thông <br />
qua nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục phù hợp. Để đẩy mạnh <br />
công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho học sinh, cần tăng cường hoạt động <br />
GDNGLL, cân đối song song hài hòa với kế hoạch dạy và học trên lớp. Để thực <br />
hiện tốt các hoạt động GDNGLL, Qua tìm hiểu bản thân nhận thấy trường TH <br />
Nguyễn Văn Trỗi đã thực hiện đầy đủ chức năng đó là:<br />
Định hướng mục tiêu hoạt động;<br />
Xây dựng kế hoạch hoạt động;<br />
Tổ chức, chỉ đạo và điều hành thực hiện kế hoạch;<br />
Xây dựng các điều kiện hoạt động GDNGLL;<br />
Kiểm tra đánh giá kêt quả hoạt động GDNGLL.<br />
2.6.2. Công tác phối hợp thực hiện hoạt động GDNGLL của nhà trường.<br />
Bên cạnh việc định hướng cho hoạt động GDNGLL, nhà trường cũng cần có <br />
sự phối hợp với các tổ chức xã hội trong trường và các lực lượng GD khác ngoài <br />
nhà trường để hoạt động này có hiệu quả hơn. Trong nhiều năm qua nhà trường <br />
cũng có sự phối hợp giữa các lực lượng tham gia giáo dục, song sự phối hợp này <br />
không thường xuyên, thiếu bền vững, thiếu sự thống nhất. Mặt khác nhà trường <br />
nằm ở khu vực nông thôn, bán kính địa bàn rộng, trình độ dân trí chưa đồng đều, <br />
nên việc phối hợp với các lực lượng GD ngoài nhà trường và gia đình học sinh gặp <br />
nhiều khó khăn. <br />
Việc huy động các nguồn lực phục vụ cho hoạt động GDNGLL chưa được đề <br />
cập đến. Qua thống kê cho thấy lực lượng học sinh thành đạt của nhà trường tương <br />
đối đông, Cha mẹ học sinh nhà trường có tâm huyết với sự nghiệp giáo dục, họ sẵn <br />
sàng giúp đỡ, chia sẽ những khó khăn của nhà trường. <br />
3.Giải pháp, biện pháp<br />
3.1. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp<br />
<br />
<br />
́ ̣ ̣<br />
Giao viên TPT Đôi : Lê Thi Hiên Trang<br />
̀ . 13<br />
Một số biện pháp góp phần Nâng cao hiệu quả hoạt động Giáo dục ngoài giờ lên <br />
lớp trong Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi<br />
<br />
Tăng cường nâng cao bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ cho giáo viên Tổng phụ <br />
trách đội và anh chị phụ trách về việc xây dựng các hoạt động Giáo dục ngoài giờ <br />
lên lớp.<br />
Xây dựng tốt các kế hoạch đề ra và được sự thống nhất của BGH nhà trường.<br />
Phân công tốt các nhiệm vụ trong ban hoạt động ngoài giờ lên lớp.<br />
Tổ chức tốt các hoạt động đề ra và các buổi sinh hoạt Sao nhi, chào cờ đầu <br />
tuần tạo tính hấp dẫn, không khí nhẹ nhàng vui tươi, thỏa mái nâng cao hiệu quả <br />
giáo dục của giờ chào cờ.<br />
Tạo không khí vui tươi cởi mở giữa giáo viên và học sinh, học sinh và học <br />
sinh.<br />
Nâng cao được chất lượng hoạt động đội và công tác sinh hoạt sao nhi trong <br />
nhà trường.<br />
Thực hiện tốt việc thực hiện kế hoạch và kiểm tra đánh giá kết quả quá trình <br />
tiến hành các hoạt động.<br />
3.2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp<br />
Trên cơ sở thực trạng về hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường Tiểu <br />
học Nguyễn Văn Trỗi trong thời gian qua, để nâng cao chất lượng dạy học ngoài <br />
giờ lên lớp góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh trong nhà <br />
trường, tôi mạnh dạn đưa ra một số biện pháp cụ thể sau: <br />
Một là : Đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ giữa giáo viên Tổng phụ trách đội <br />
với BGH nhà trường, bộ phận GDNGLL.<br />
Thực hiện nghiêm túc các văn bản chỉ đạo của Bộ, Sở và Phòng Giáo dục Đào <br />
tạo về tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp trong nhà <br />
trường. <br />
Thực hiện tốt sự chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương. Phối <br />
kết hợp thật tốt với các lực lượng trong và ngoài nhà trường để tổ chức tốt các <br />
hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. <br />
Thành lập Ban hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp trong nhà trường, tư vấn <br />
kịp thời trong chỉ đạo, xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện, kiểm tra và đánh giá <br />
<br />
<br />
́ ̣ ̣<br />
Giao viên TPT Đôi : Lê Thi Hiên Trang<br />
̀ . 14<br />
Một số biện pháp góp phần Nâng cao hiệu quả hoạt động Giáo dục ngoài giờ lên <br />
lớp trong Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi<br />
<br />
để giúp Hiệu trưởng thực hiện tốt công tác quản lí, chỉ đạo các hoạt động giáo dục <br />
ngoài giờ lên lớp. <br />
Hai là : Tăng cường bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và học <br />
sinh trong trường về việc xây dựng, tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục <br />
ngoài giờ lên lớp<br />
+ Đối với đội ngũ giáo viên <br />
Nâng cao nhận thức của Ban hoạt động ngoài giờ lên lớp, của cán bộ, giáo <br />
viên về tầm quan trọng, về vị trí, vai trò, chức năng nhiệm vụ của hoạt động giáo <br />
dục ngoài giờ lên lớp trong việc nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường và sự <br />
hình thành phát triển nhân cách của học sinh. <br />
Thường xuyên cung cấp cho giáo viên một <br />
số kỹ năng cơ bản về múa hát, thực hành nghi <br />
thức, kỹ năng sống để họ có thể vận dụng vào <br />
thực tiễn xây dựng tốt mục tiêu, kế hoạch hoạt <br />
động, chọn lựa tốt hình thức tổ chức, cách thức <br />
tiến hành, đảm bảo được chất lượng hiệu quả <br />
của từng hoạt động. <br />
Tăng cường bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ, các kĩ năng thực hành: xây <br />
dựng, tổ chức, hướng dẫn học sinh thực hiện hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp <br />
của giáo viên dưới hình thức chuyên đề. Làm tốt phần hướng dẫn thực hiện điểm <br />
và tổ chức thực hiện đại trà. Không được bỏ qua khâu kiểm tra đánh giá và đúc rút <br />
kinh nghiệm trong tổ chức thực hiện của giáo viên. <br />
+ Bồi dưỡng Ban cán sự lớp, Ban chỉ huy Đội<br />
Bồi dưỡng giáo dục để các em có nhận thức đúng về việc tham gia các hoạt <br />
động ngoại khóa. Học sinh phải hiểu được tham gia hoạt động ngoài giờ lên lớp <br />
chính là quyền lợi và cũng trách nhiệm của mỗi học sinh. Qua các hoạt động ngoại <br />
khóa giúp các em phát triển về nhận thức về các kĩ năng cần thiết. Từ đó các em <br />
tuyên truyền, vận động phụ huynh, các bạn trong lớp, trong trường tích cực tham <br />
gia tốt hoạt động này.<br />
<br />
<br />
́ ̣ ̣<br />
Giao viên TPT Đôi : Lê Thi Hiên Trang<br />
̀ . 15<br />
Một số biện pháp góp phần Nâng cao hiệu quả hoạt động Giáo dục ngoài giờ lên <br />
lớp trong Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi<br />
<br />
Bồi dưỡng về chuyên môn <br />
nghiệp vụ, về năng lực tổ chức, <br />
điều hành, hướng dẫn, quản lí tập <br />
thể lớp, tổ của đội ngũ cán bộ lớp.<br />
Bồi dưỡng về kĩ năng tổ <br />
chức, tham gia các hoạt động tập <br />
thể. Rèn tính chủ động, tự giác, <br />
tính tập thể, tính sáng tạo trong tham gia hoạt động ngoài giờ lên lớp. <br />
Ba là : Xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục của nhà trường trong suốt <br />
năm học <br />
Khi xây dựng kế hoạch phải bán sát kế hoạch chỉ đạo chung của cấp trên, <br />
phải phù hợp với tình hình kinh tế địa phương và đặc biệt là phải phù hợp với đặc <br />
điểm tình hình thực tế của trường. <br />
Kế hoạch phải cụ thể rõ ràng, về thời gian, mục tiêu, nội dung, phương pháp <br />
tổ chức thực hiện và phải được quán triệt đến tất cả giáo viên, cán bộ, nhân viên và <br />
học sinh trong trường. <br />
Tất cả các hoạt động giáo dục theo chủ điểm đều phải được xác định rõ thời <br />
gian triển khai, mục tiêu giáo dục; xây dựng kế hoạch cho một hoạt động, phải <br />
chọn lựa hình thức hoạt động thật cụ thể, mang tính khả thi. <br />
Sau mỗi hoạt động đều phải tổ chức đánh giá rút kinh nghiệm cụ thể trong chỉ <br />
đạo quản lí và tổ chức thực hiện. <br />
Bốn là : Xây dựng và tổ chức tốt các hoạt động giáo dục theo chủ điểm<br />
Để tổ chức có hiệu quả các hoạt động giáo dục theo chủ điểm trong chỉ đạo, <br />
quản lí, cần thực hiện tốt một số yêu cầu sau <br />
+ Về nguyên tắc tổ chức<br />
Bám sát vào các văn bản, chỉ đạo của các cấp.<br />
Xác định rõ yêu cầu của hoạt động .<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
́ ̣ ̣<br />
Giao viên TPT Đôi : Lê Thi Hiên Trang<br />
̀ . 16<br />
Một số biện pháp góp phần Nâng cao hiệu quả hoạt động Giáo dục ngoài giờ lên <br />
lớp trong Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi<br />
<br />
Chọn lựa các hình thức tổ chức phải phù hợp với nội dung giáo dục, phù hợp <br />
với đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi học sinh trong từng giai đoạn phát triển ở tiểu học <br />
(Nhi đồng 1,2,3 ; Đội viên khối 4,5). <br />
Đảm bảo được tích tập thể và phát huy tốt tính tự giác, chủ động của học <br />
sinh. <br />
Phải đảm bảo tính kế hoạch và sự cân đối với các hoạt động giáo dục khác <br />
trong nhà trường. <br />
+ Về hình thức và phương pháp tổ chức <br />
Chọn lựa hình thức tổ chức đa dạng, phong phú, hấp dẫn học sinh. Không nên <br />
lặp đi, lặp lại quá nhiều lần một hình thức tổ chức, dễ gây tâm lí nhàm chán trong <br />
HS.<br />
Cải tiến nội dung và hình thức tổ chức các ngày lễ kỉ niệm trong năm. Tránh <br />
những bài thuyết giảng quá dài dòng, bắt học sinh phải nghe mà không đọng lại <br />
nhiều trong nhận thức của các em, dẫn đến việc các em nói chuyện riêng, gây mất <br />
trật tự trong giờ sinh hoạt và không còn hứng thú với hoạt động tiếp theo. <br />
Việc chọn lựa hình thức, phương thức tiến hành các hoạt động giáo dục ngoài <br />
giờ lên lớp cần có sự xem xét đến nhu cầu và đặc điểm tâm lí của từng đối tượng <br />
học sinh của mình. <br />
+ Về nội dung giáo dục<br />
Đối với lứa tuổi tiểu học nội dung giáo dục phải thật cụ thể rõ ràng về các <br />
chuẩn mực, các yêu cầu về hành vi đạo đức trẻ. Tránh nói chung chung, nói những <br />
câu bóng bẩy, học sinh không hiểu, không đem lại tác dụng giáo dục. <br />
Việc cụ thể hóa các nội dung, yêu cầu về giáo dục đạo đức và ý thức học tập <br />
phải phù hợp với từng lớp, thời gian, với chủ điểm giáo dục và có biện pháp kiểm <br />
tra đánh giá tương ứng. <br />
+ Thực hiện tốt các khâu tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp<br />
Khâu chuẩn bị:<br />
Chuẩn bị là khâu quan trọng quyết định sự thành công của hoạt động. Nếu <br />
chuẩn bị tốt thì hoạt động giáo dục sẽ đạt hiệu quả giáo dục cao, ít sơ suất. Quá <br />
<br />
<br />
́ ̣ ̣<br />
Giao viên TPT Đôi : Lê Thi Hiên Trang<br />
̀ . 17<br />
Một số biện pháp góp phần Nâng cao hiệu quả hoạt động Giáo dục ngoài giờ lên <br />
lớp trong Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi<br />
<br />
trình chuẩn bị, người tổ chức thực hiện phải xác định rõ: Làm cái gì? Ai làm? Và <br />
làm như thế nào? <br />
Khâu tiến hành hoạt động :<br />
Khi tiến hành các hoạt động cần chú ý đến việc phát huy tốt vai trò chủ động <br />
tích cực của học sinh. Các hoạt động phải vừa sức với học sinh, phù hợp với lượng <br />
thời gian định tổ chức, đảm bảo được tính tập thể, tính sư phạm trong suốt quá <br />
trình của hoạt động. <br />
Trong quá trình tiến hành hoạt động cần lưu ý khả năng tự điều khiển của học <br />
sinh để giáo viên hỗ trợ giúp đỡ khi cần thiết và giảm bớt được sự lúng lúng của <br />
học sinh khi điều khiển các hoạt động. <br />
Trong quá trình tổ chức hoạt động cần chú ý động viên khích lệ học sinh kịp <br />
thời cho dù đó chỉ là một cố gắng, một tiến bộ rất nhỏ của các em. Luôn hòa đồng <br />
và gần gũi với các em, tạo không khí cởi mở, sự tự tin, hứng thú của các em trong <br />
tham gia hoạt động. Đồng thời mọi hoạt động khi tổ chức đều phải dự tính để đảm <br />
bảo thời gian hợp lí. <br />
Khâu kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động:<br />
Đây là khâu quan trọng không những để chúng ta đánh giá lại kết quả tham gia <br />
hoạt động, tinh thần thái độ,…của các em học sinh. Từ đó động viên khuyến khích <br />
được các em khi tham gia hoạt động. Mặt khác, giáo viên còn có thể đưa ra những <br />
nhận xét, rút ra những kinh nghiệm cần thiết cho chính bản thân mình ở các lần tổ <br />
chức hoạt động kế tiếp. Vì vậy nhất định không được bỏ qua khâu này dù là thời <br />
gian có hạn hẹp đến đâu. <br />
Năm là : Tổ chức tốt các tiết chào cờ đầu tuần<br />
Tiết chào cờ đầu tuần là tiết sinh <br />
hoạt tập thể với qui mô toàn trường nên <br />
phải được chuẩn bị tốt, thực hiện <br />
nghiêm túc, bài bản để mang lại hiệu <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
́ ̣ ̣<br />
Giao viên TPT Đôi : Lê Thi Hiên Trang<br />
̀ . 18<br />
Một số biện pháp góp phần Nâng cao hiệu quả hoạt động Giáo dục ngoài giờ lên <br />
lớp trong Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi<br />
<br />
quả giáo dục. Hiệu trưởng chỉ đạo cho các thành viên có liên quan thực hiện tốt các <br />
yêu cầu sau:<br />
+ Tổng phụ trách Đội: Tập huấn đội trống, đội cờ, đội nghi thức làm tốt phần <br />
nghi thức, nghi lễ chào cờ, đảm bảo sự trang nghiêm, tôn kính. <br />
+ Giáo viên trực tuần: Phối hợp với Tổng phụ trách Đội (lấy kết quả theo dõi <br />
thi đua của đội Sao đỏ) làm tốt công tác đánh giá, sơ kết thi đua trong tuần. Nội <br />
dung đánh giá cần cụ thể rõ ràng về mặt điểm số, ngắn gọn súc tích về nội dung <br />
nhận xét, thể hiện rõ những ưu, khuyết điểm của các mặt hoạt động của học sinh <br />
trong tuần, có tác dụng khuyến khích động viên những ưu điểm và chấn chỉnh kịp <br />
thời những sai sót kịp thời nếu có. <br />
Cần xen tổ chức một số hoạt động khác như : tuyên truyền,văn nghệ, đọc <br />
chuyện dưới cờ, quyên góp từ thiện,.. để tạo tính hấp dẫn, tạo không khí nhẹ <br />
nhàng, thoải mái, nâng cao hiệu quả giáo dục của giờ chào cờ. <br />
Sáu là : Giáo viên chủ nhiệm thực <br />
hiện tốt giờ sinh hoạt lớp<br />
Giáo viên phải thực hiện đúng qui <br />
trình giờ sinh hoạt. Rèn được kĩ năng tự <br />
quản của học sinh. <br />
Phát huy vai trò năng lực chỉ đạo, tổ <br />
chức và điều hành lớp của ban cán sự lớp.<br />
Tạo không khí vui tươi, cởi mở giữa giáo viên và học sinh, học sinh và học <br />
sinh. <br />
Khuyến khích học sinh tự đưa ra những đánh giá nhận xét về bản thân, về bạn <br />
bè, về tổ lớp với việc tham gia vào hoạt động học tập và sinh hoạt ngoại khóa trong <br />
tuần. <br />
Dành thời gian cuối giờ để tổ chức một số hoạt động văn hóa, nghệ thuật, trò <br />
chơi học tập, vui chơi thư giãn,… để học sinh được giao lưu tư tưởng, trao đổi tâm <br />
tư, nguyện vọng,… <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
́ ̣ ̣<br />
Giao viên TPT Đôi : Lê Thi Hiên Trang<br />
̀ . 19<br />
Một số biện pháp góp phần Nâng cao hiệu quả hoạt động Giáo dục ngoài giờ lên <br />
lớp trong Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi<br />
<br />
Bảy là : Nâng cao chất lượng hoạt động Đội và Sao nhi đồng trong nhà <br />
trường <br />
Công tác Đội, Sao nhi đồng trong nhà trường là mảng lớn trong hoạt động giáo <br />
dục ngoài giờ lên lớp của nhà trường. Qua công tác Đội và sinh hoạt Sao, học sinh <br />
được tham gia nhiều hoạt động tập thể, được trưởng thành về nhận thức, được rèn <br />
luyện về kĩ năng,… Chính hoạt động đội đã góp phần to lớn trong việc tổ chức <br />
thực hiện và nâng cao chất lượng hoạt <br />
động giáo dục ngoài giờ lên lớp trong <br />
nhà trường. <br />
Chính vì vậy để nâng cao chất <br />
lượng của mảng hoạt động Đội và Sao, <br />
Tổng Phụ trách Đội phải làm tốt công <br />
tác xây dựng kế hoạch, hướng dẫn tổ <br />
chức thực hiện tốt kế hoạch ở các chi Đội, các Sao.<br />
Tổng phụ trách Đội phải làm tốt công tác tham mưu cho Hiệu trưởng, tư vấn <br />
về chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên và Ban chỉ huy trong việc tổ chức điều <br />
hành các buổi sinh hoạt Đội và Sao nhi đồng. <br />
Nâng cao chất lượng của Ban chỉ huy liên chi đội bằng các hình thức như bồi <br />
dưỡng, tập huấn về chuyên môn nghiệp vụ, về nhận thức, về năng lực chỉ huy và <br />
năng lực tự quản,…<br />
Theo dõi và làm tốt công tác thi đua khen thưởng trong toàn Liên đội. <br />
Tám là : Xây dựng kiện toàn bộ máy tham mưu quản lí chỉ đạo, tổ chức thực <br />
hiện các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp trong nhà trường<br />
Chọn lựa giáo viên, cán bộ nhân viên có đầy đủ các phẩm chất và năng lực cần <br />
thiết vào Ban hoạt động ngoài giờ lên lớp. Phân công phân nhiệm rõ ràng cụ thể <br />
cho từng thành viên. <br />
Chỉ đạo ban hoạt động ngoài giờ lên lớp thực hiện đúng vai trò, chức năng <br />
nhiệm vụ của mình. Tham mưu sâu sát và kịp thời cho hiệu trưởng trong quản lí chỉ <br />
đạo, theo dõi sâu sát việc tổ chức hoạt động của giáo viên và học sinh các lớp , <br />
<br />
<br />
́ ̣ ̣<br />
Giao viên TPT Đôi : Lê Thi Hiên Trang<br />
̀ . 20<br />
Một số biện pháp góp phần Nâng cao hiệu quả hoạt động Giáo dục ngoài giờ lên <br />
lớp trong Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi<br />
<br />
kiểm tra đánh giá trung thực, đảm bảo sự công bằng và khách quan, kích thích được <br />
công tác thi đua trong trường. <br />
Chín là : Tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện kế hoạch, <br />
đánh giá kết quả quá trình tiến hành các hoạt động:<br />
Kiểm tra, đôn đốc, đánh giá kết quả là khâu quan trọng trong quá trình quản lí <br />
tổ chức thực hiện hoạt động ngoài giờ lên lớp. Qua kiểm tra giúp Hiệu trưởng đánh <br />
giá lại những gì mà đơn vị đã làm được và những gì còn tồn tại so với mục tiêu đề <br />
ra. Từ đó đưa ra những biện pháp chỉ đạo kịp thời trong quản lí nhằm hạn chế đến <br />
mức thấp nhất những tồn tại, yếu kém và góp phần thực hiện tốt các mục tiêu giáo <br />
dục. <br />
Việc kiểm tra cần tiến hành kiểm tra thường xuyên theo định kì tuần, tháng, <br />
về tiến độ thực hiện kế hoạch. Kiểm tra toàn diện trực tiếp một số hoạt động : từ <br />
khâu xác định mục đích yêu cầu, chỉ đạo hướng dẫn đến tổ chức thực hiện và hiệu <br />
quả. <br />
M