SKKN: Nâng cao vai trò hoạt động của Chi bộ và các tổ chức Đoàn thể trong trường THPT Trần Phú
lượt xem 35
download
Vai trò hoạt động của Chi bộ và các Đoàn thể trong nhà trường là rất quan trọng. Nó sẽ xác định phương hướng, mục tiêu giáo dục và thực hiện mục tiêu giáo dục đề ra phù hợp với xu thế chung của đất nước và thực tiễn địa phương. Mời quý thầy cô tham khảo sáng kiến “ Nâng cao vai trò hoạt động của Chi bộ và các tổ chức Đoàn thể trong trường THPT Trần Phú”.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: SKKN: Nâng cao vai trò hoạt động của Chi bộ và các tổ chức Đoàn thể trong trường THPT Trần Phú
- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NÂNG CAO VAI TRÒ HOẠT ĐỘNG CỦA CHI BỘ VÀ CÁC TỔ CHỨC ĐOÀN THỂ TRONG TRƯỜNG THPT TRẦN PHÚ
- I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trường THPT Trần Phú là một trong hai trường THPT công lập của Thị xã Long Khánh. Nhà trường có qui mô vừa, với 21 lớp, gần 900 học sinh, 57 CB- GV-CNV. So với các trường THPT trong Thị xã Long Khánh thì chất lượng dạy và học của trường THPT Trần Phú xếp ở top thấp nhất. Kết quả thi tốt nghiệp phổ thông năm học 2009-2010 là 83,16% (thấp hơn tỉ lệ tốt nghiệp phổ thông bình quân của tỉnh). Mặc dù đã có rất nhiều cố gắng vươn lên trong giảng dạy và giáo dục toàn diện học sinh, nhưng kết quả đào tạo, tỉ lệ thi tốt nghiệp phổ thông vẫn chưa cao. Một trong những nguyên nhân làm cho chất lượng chưa cao, đó là hoạt động của các tổ chức đoàn thể trong nhà trường chưa thực sự tập trung vào việc nâng cao chất lượng giáo dục. Trong hoạt động của Chi bộ, tính tiên phong gương mẫu của mỗi Đảng viên chưa cao, hiệu quả công tác của một số đồng chí thấp hơn quần chúng. Việc xây dựng nghị quyết còn mang tính hình thức. Công tác phân loại Đảng viên cuối năm vẫn còn cả nể, chưa kiên quyết. Tổ chức công đoàn trường chưa thực sự là “đòn xeo của chuyên môn”. Hoạt động của tổ chức Đoàn chưa thu hút thanh niên tham gia do chưa tổ chức được các phong trào vừa phù hợp với tuổi trẻ hoạt động, vừa giúp đoàn viên thanh niên nâng cao kết quả học tập. Thực tiễn những năm qua đối với các trường THPT, nơi nào có vai trò hoạt động của các tổ chức như Chi bộ, Công Đoàn, Đoàn thanh niên hoạt động tốt có chất lượng, thì nơi đó có phong trào dạy và học được nâng lên như các trường THPT Long Khánh, THPT Thống Nhất A, THPT Ngô Quyền…. . Với trách nhiệm của mình là Bí thư chi bộ và Hiệu trưởng nhà trường, tôi suy nghĩ phải tìm ra các giải pháp và biện pháp hữu hiệu để nâng cao chất lượng dạy và học của nhà trường. Chuyên đề sáng kiến kinh nghiệm: “Nâng cao vai trò hoạt động của Chi bộ và các tổ chức Đoàn thể trong trường THPT Trần Phú” cũng không nằm ngoài mục đích trên. II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI 1. Cơ sở lý luận Trong xu thế mở của giáo dục hiện đại, những kiến thức mang tính hàn lâm qua bài giảng của các thầy cô giáo là yếu tố “cần” song chưa “đủ” đối với công tác giáo dục toàn diện ở nhà trường THPT. Giáo sư Hòang Tụy, khi nhìn lại hệ thống giáo dục Việt Nam, cho rằng, đã xuất hiện những dấu hiệu “khủng hoảng”, từ chỗ trước đây dù sao cũng là sự nghiệp toàn dân, là “bông hoa của chế độ”, nay giáo dục đã dần dần mất phương hướng, không còn rõ giáo dục cho ai, vì ai, để làm gì. Giữa mục tiêu lý thuyết và thực tiễn thực hiện tồn tại khoảng cách ngày càng gia tăng, có nguy cơ đẩy giáo dục xa rời lý tưởng công bằng, dân chủ, văn
- minh mà xã hội đang hướng tới. Giáo sư cho rằng, giáo dục lại quá thực dụng thiển cận, thiên về triết lý “mì ăn liền” mà coi nhẹ những vấn đề có ý nghĩa cơ bản suốt đời cho mỗi người như: hình thành nhân cách, rèn luyện năng lực tư duy, khả năng cảm thụ. Coi nhẹ kỹ năng lao động, kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp, đức tính trung thực, năng lực sáng tạo, trí tưởng tượng, là những đức tính thời nào cũng cần nhưng đặc biệt thời nay càng cần hơn bao giờ hết. Ở trong nhà trường THPT, chi bộ có vai trò lãnh đạo mọi mặt hoạt động của nhà trường, nhưng trước hết và quan trọng nhất là lãnh đạo các Đoàn thể. Bởi vì, ví như trong cơ thể một con người, nếu Chi bộ là cái đầu, thì các Đoàn thể chính là tay, chân. Chi bộ muốn nghị quyết đi vào thực tiễn thì phải có các Đoàn thể đứng ra tổ chức thực hiện. Vì vậy, vai trò hoạt động của Chi bộ và các Đoàn thể trong nhà trường là rất quan trọng. Nó sẽ xác định phương hướng, mục tiêu giáo dục và thực hiện mục tiêu giáo dục đề ra phù hợp với xu thế chung của đất nước và thực tiễn địa phương. 2. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài Làm tốt công tác cán bộ: Chọn lựa trong số cán bộ, giáo viên của nhà trường, những đồng chí có chuyên môn giỏi, có ý thức, trách nhiệm, nhiệt tình với công việc cao, có uy tín đối với học sinh và đồng nghiệp, giới thiệu đứng đầu và đảm trách trong các tổ chức đoàn thể như: Công đoàn, Đoàn thanh niên…Tìm hiểu dư luận và nhiều nguồn kênh khác nhau để giới thiệu người đứng đầu và đảm trách Ban đại diện Cha Mẹ học sinh. Lãnh đạo đại hội công đoàn bầu vào BCH Công đoàn những người có đủ tiêu chuẩn do chi bộ giới thiệu. Phân công đồng chí có uy tín trước tập thể sư phạm, có điều kiện công tác để phụ trách Chủ tịch Công đoàn. Chỉ đạo đại hội Đoàn trường, cơ cấu BCH hợp lý, phân công đồng chí có năng lực tập hợp thanh niên, am tường công tác hoạt động Đoàn. Giới thiệu các ông (bà) cha, mẹ học sinh, có điều kiện về sức khỏe, thời gian, lòng nhiệt tình với sự nghiệp giáo dục để bầu vào Ban đại diện Cha Mẹ học sinh. Sau đó, chọn người đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch Ban đại diện. Kết quả là trong năm học vừa qua, các tổ chức Đoàn thể này đã lựa chọn được những người xứng đáng đảm trách các vị trí chủ chốt trong các đoàn thể nhà trường, có khả năng hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
- Đại hội Đoàn TNCS Hồ Chí Minh nhiệm kỳ 2010-2011 Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của chi bộ: 2.2.1. Lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị: Hiệu trưởng nhà trường kiêm Bí thư Chi bộ, thông qua các cuộc họp Chi bộ, xây dựng nghị quyết hàng tháng. Sau khi Chi bộ ra nghị quyết, tổ chức triển khai thực hiện. Tùy theo nhiệm vụ từng tháng cụ thể trong năm học mà chỉ đạo các tổ chức Công đoàn, Đoàn thanh niên triển khai thực hiện theo đặc điểm của tổ chức mình. Lãnh đạo Công đoàn thành lập Ban thi đua và tổ chức các phong trào thi đua trong giảng dạy và công tác. Ban thi đua căn cứ vào tiêu chuẩn thi đua đã lượng hóa thành điểm do Đại hội viên chức đầu năm thông qua, để chấm điểm thành viên trong Hội đồng sư phạm nhà trường một cách công khai, dân chủ. Cuối năm học, Ban thi đua nhà trường sẽ căn cứ kết quả đó kết hợp với kết quả đánh giá của các tổ trưởng chuyên môn theo quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở, giáo viên trung học phổ thông (Thông tư số 30/2009 /TT- BGDĐT ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) để xét các danh hiệu thi đua. Lãnh đạo Đoàn thanh niên nhà trường làm tốt công tác thi đua của học sinh. Đoàn trường phối kết hợp với quản sinh theo dõi, kiểm tra việc thực hiện nền nếp, nội quy nhà trường của học sinh để, một mặt báo cáo cho cha mẹ học sinh biết các vi phạm nền nếp của học sinh qua hệ thống VNPT - School, một mặt
- tổng hợp thi đua các chi đoàn báo cáo trước toàn trường vào mỗi buổi chào cờ sáng thứ Hai hàng tuần. Thông qua các phong trào thi đua đó, Đoàn trường đã làm tốt công tác công tác xây dựng tổ chức Đoàn, góp phần vào công tác xây dựng Đảng. Căn cứ quy chế dân chủ trường THPT Trần Phú, chi bộ đã chỉ đạo cho Ban đại diện Cha Mẹ học sinh và Ban giám hiệu thực hiện nghiêm túc họp giao ban (mỗi tháng 1 lần). Ban giám hiệu báo cáo cho Ban đại diện Cha Mẹ học sinh biết tình hình dạy và học của nhà trường, qua đó, đề xuất phương hướng công tác trong tháng tiếp theo. Ban giám hiệu căn cứ vào kế hoạch công tác của cá nhân từng tháng trong năm để có nội dung, cách thức phối hợp tốt với Ban đại diện Cha Mẹ học sinh. 2.2.2. Công tác xây dựng chi bộ vững mạnh: Chi bộ làm tốt công tác phân loại chất lượng đảng viên cuối năm, làm tốt công tác kiểm tra giám sát, nêu cao vai trò của cấp ủy trong từng nhiệm vụ được giao, từng bước xây dựng đội ngũ chính quyền, các tổ chức đoàn thể vững mạnh. Xây dựng khối đoàn kết trong nội bộ Đảng, trong nhà trường, trong các đoàn thể dưới sự lãnh đạo của chi bộ nhà trường thể hiện ở các nội dung sau: - Công tác giáo dục chính trị tư tưởng: 100% cán bộ đảng viên, giáo viên được học tập các nghị quyết, chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, sống và làm việc theo pháp luật; có phẩm chất đạo đức tốt, có lối sống giản dị, lành mạnh. Thực hiện tốt cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Thực hiện tốt cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”. Thường xuyên chăm lo bồi dưỡng, giáo dục tư tưởng chính trị cho cán bộ đảng viên, giáo viên. - Đổi mới phương thức sinh hoạt chi bộ: Trong quá trình chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị của nhà trường, chi bộ đã chú trọng đổi mới phương thức lãnh đạo sát với tình hình nhiệm vụ của nhà trường. Đổi mới sinh hoạt chi bộ có nội dung và nghị quyết phù hợp, tạo bước chuyển biến mới trong nhận thức và hành động của cán bộ đảng viên, giáo viên. Đảng viên được phân công nhiệm vụ đạt kết quả tốt có uy tính trước quần chúng. - Công tác đảng viên: Trong những năm qua, chi bộ luôn luôn làm tốt công tác phát triển đảng viên trong nhà trường. Đây là một nhiệm vụ quan trọng và thường xuyên để xây dựng chi bộ vững mạnh về mọi mặt. Hiện nay chi bộ gồm 20 đảng viên. Đa số đảng viên đều nêu cao vai trò tiên phong, gương mẫu, làm tốt công tác dân vận tạo được sự gắn bó mật thiết giữa tổ chức Đảng với quần chúng giáo viên. Gương mẫu thực hiện và vận động mọi người thực hiện tốt chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và nhiệm vụ chính trị ở địa phương. - Công tác đoàn thể: Dưới sự lãnh đạo của chi bộ, Đoàn TN, Công đoàn nhà trường đã hoạt động theo điều lệ của đoàn thể mình. Phối hợp với nhà trường làm tốt phong trào “hai tốt”, xây dựng nề nếp học tập, sinh hoạt Đoàn ... giáo dục truyền thống cho các em thông qua các hoạt động chủ điểm: 20/10, 20/11, 22/12,
- 9/1, 3/2, 26/3, 19/5...; chăm sóc gia đình chính sách, thăm viếng nghĩa trang liệt sỹ...Làm tốt công tác phối hợp với nhà trường, gia đình, xã hội. Chủ tịch Ban đại diện CMHS tặng lẵng hoa nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11 III. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI Năm học 2010-2011, công tác cán bộ được thực hiện tốt nên những cá nhân phụ trách các tổ chức, đoàn thể đã phát huy được vai trò của mình, góp phần thực hiện thắng lợi nghị quyết của chi bộ Đảng. Lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị hiệu quả nên năm học 2010-2011, nhà trường đã đạt được những kết quả đáng kể trong công tác dạy và học: Giáo viên, CNV đạt Lao động tiên tiến 85%, CSTĐ cấp trường đạt 36 % Học sinh Khá, Giỏi: 156 học sinh, đạt 20 % Các tổ chức Công đoàn, Đoàn thanh niên, Ban đại diện Cha Mẹ học sinh đều hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, góp phần thực hiện nhiệm vụ chính trị của nhà trường. Chi bộ nhà trường đạt danh hiệu “trong sạch vững mạnh”, các tổ chức đoàn thể như Công đoàn, Đoàn thanh niên đều đạt danh hiệu vững mạnh.
- Trao phần thưởng cho các giáo viên đạt thành tích cao trong công tác và giảng dạy IV. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG Ở mỗi trường THPT, để nâng cao vai trò của Chi bộ và các tổ chức Đoàn thể trong nhà trường cần: Thứ nhất, nâng cao vai trò lãnh đạo của cấp uỷ, sức chiến đấu của chi bộ đảng và đội ngũ đảng viên; đẩy mạnh học tập quán triệt các chỉ thị, nghị quyết của các cấp sâu rộng trong cán bộ đảng viên, giáo viên; xây dựng chi bộ vững mạnh thể hiện trên cả ba mặt: chính trị- tư tưởng và tổ chức; phát huy quyền dân chủ ở cơ sở, tạo sự gắn bó mật thiết giữa đảng với quần chúng; xây dựng khối đoàn kết nhất trí cao trong nội bộ đảng trong nhà trường; nêu cao tinh thần tự phê bình và phê bình trong mỗi cán bộ đảng viên, giáo viên. Thứ hai, cần có tầm nhìn trong công tác cán bộ; phân công từng đảng viên về sinh hoạt và chỉ đạo thực hiện nghị quyết của chi bộ trong từng Đoàn thể; phát huy vai trò lãnh đạo của chi bộ trong việc chỉ đạo nhiệm vụ chính trị của nhà trường.
- Lễ kết nạp Đảng viên tại trường THPT Trần Phú V. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Hòang Tụy, Khủng hoảng giáo dục, nguyên nhân và lối ra trước thách thức tòan cầu hóa, http:/www.chungta.com; 2. Luật Giáo dục – 2005. 3. Nghị quyết Chi bộ nhà trường THPT Trần Phú năm học 2010-2011. 4. Kết quả thực hiện nhiệm vụ năm học 2010-2011 của trường THPT Trần Phú. Tháng 5, năm 2011 NGƯỜI THỰC HIỆN
- Nguyễn Đình Thiện MỤC LỤC - LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI …………………………………………………Trang 1 - TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI ………………………………………Trang 2 - Cơ sở lý luận …………………………………………………………….Trang 2 - Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp …………………….……...Trang 2 - HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI ………………………………………………Trang 6 - ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ ……………………………………………Trang 7 - TÀI LIỆU THAM KHẢO ..…………………………….………………..Trang 8
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
SKKN: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thư viện
12 p | 1988 | 295
-
SKKN: Giáo dục học sinh thông qua một số hoạt động của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh
17 p | 1141 | 155
-
SKKN: Làm tăng hứng thú cho học sinh qua hoạt động ngoại khóa trong bộ môn Sinh học
11 p | 694 | 127
-
SKKN: Một số biện pháp bồi dưỡng các kỹ năng sư phạm cơ bản nhằm nâng cao chất lượng đổi mới phương pháp dạy học trong đội ngũ giáo viên tại trường
19 p | 523 | 74
-
SKKN: Xây dựng mối quan hệ giữa TPT đội với BGH, BCH chi đoàn, Hội cha mẹ học sinh trong việc giáo dục học sinh
20 p | 387 | 54
-
SKKN: Sử dụng phương pháp dạy học khám phá nhằm lồng ghép kiến thức giáo dục giới tính trong tiết 50 - bài 47 sách giáo khoa Sinh học 11 nâng cao: Điều khiển sinh sản ở động vật - mục II: Sinh đẻ có kế hoạch ở người
13 p | 209 | 30
-
SKKN: Kết hợp với hội đồng quản trị đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học nâng cao chất lượng giáo dục ở trường THPT Hồng Bàng
13 p | 123 | 22
-
SKKN: Tổ chức bồi dưỡng đội ngũ giáo viên thông qua các chuyên đề trong nhà trường
8 p | 196 | 21
-
SKKN: Biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn Tiếng Anh cho học sinh lớp 4
30 p | 100 | 15
-
SKKN: Một số biện pháp nâng cao chất lượng chương trình rèn luyện đội viên chuyên hiệu nghi thức Đội
33 p | 167 | 13
-
SKKN: Nâng cao chất lượng giáo dục lịch sử cho học sinh từ các hoạt động ngoại khóa, trải nghiệm tại trường THPT Trần Hưng Đạo
45 p | 89 | 10
-
SKKN: Góp phần phát huy tính tích cực của học sinh trong học môn giáo dục công dân 6 thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo
18 p | 104 | 9
-
SKKN: Một số biện pháp phát huy vai trò Hội đồng tự quản trong giờ sinh hoạt lớp
20 p | 196 | 8
-
SKKN: Một số biện pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động phong trào văn nghệ thể dục, thể thao trong nhà trường
19 p | 68 | 8
-
SKKN: Một số biện pháp chỉ đạo hoạt động thư viện đạt hiệu quả
25 p | 53 | 7
-
SKKN: Thực hành kĩ năng sống cho học sinh lớp 4 qua tiết sinh hoạt lớp theo mô hình trường học mới
27 p | 74 | 5
-
SKKN: Một số biện pháp nâng cao chất lượng công tác Đội ở trường Tiểu học
25 p | 41 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn