intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

SKKN: Tích hợp rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ 5 tuổi

Chia sẻ: Lê Thị Diễm Hương | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

757
lượt xem
90
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến “Tích hợp rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ 5 tuổi” nhằm mục đích giúp trẻ có thái độ, hành vi đúng đắn, tích cực đối với môi trường tự nhiên, môi trường xã hội, có kinh nghiệm trong cuộc sống, biết được điều nên làm và không nên làm để thích ứng với cuộc sống hiện tại và trong tương lai. Mời quý thầy cô tham khảo sáng kiến trên.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: SKKN: Tích hợp rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ 5 tuổi

  1. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TÍCH HỢP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG SỐNG CHO TRẺ 5 TUỔI
  2. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc MÔ TẢ SÁNG KIẾN Mã số: ………………………………………. 1. Tên sáng kiến: Tích hợp rèn luyện giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5 tuổi. 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục mẫu giáo. 3. Mô tả bản chất của sáng kiến: 3.1: Tình trạng giải pháp đã biết: Ngành Giáo dục nói chung, Giáo dục Mầm non nói riêng đang đặt ra nhiều thách thức, tình trạng trẻ em vô tư, thờ ơ, lạnh cảm, chưa có cách xử lý phù hợp với những tình huống diễn ra hằng ngày như: thưa – gởi, cảm ơn – xin lỗi, thăm hỏi, giúp đỡ,…hay những hành vi gây hại với môi trường: hái hoa, bẻ cành, dẫm lên thảm cỏ, không thích chăm sóc cây cối xung quanh,…hoặc việc làm gây hại đến chính bản thân trẻ: xem ti vi khoảng cách gần, ngủ không đúng giờ,…là nỗi trăn trở của người giáo viên trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ. Theo thống kê của nhà nghiên cứu thì tình trạng trẻ em mắc bệnh “trầm cảm” ngày càng gia tăng, việc dạy cho trẻ có những hành vi, thái độ đúng đắn, phù hợp với sự phát triển của xã hội là một nhu cầu cấp bách, hay nói đúng hơn là việc rèn luyện, giáo dục cho trẻ có được “kỹ năng sống”. * Ưu điểm: Giúp trẻ hòa nhập nhanh vào cuộc sống, vào sự phát triển của xã hội. * Khó khăn: Do chưa có sự quan tâm đúng mức và lâu dài nên giáo dục kỹ năng sống cho trẻ còn gặp khó khăn do điều kiện kinh tế, từ ngữ “kỹ năng sống” còn xa lạ với các bậc phụ huynh vùng nông thôn,… Để thực hiện đầy đủ hơn câu nói “Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”, một thế giới văn minh, đầy ấp những con người biết chia sẻ, cảm thông, yêu thương, có thái độ, hành vi ứng xử đúng với tình huống đã, đang và có thể xảy ra trong 1
  3. thực tế. Ngay từ lứa tuổi mầm non, quan trọng là trẻ 5 tuổi chúng ta cần hình thành “kỹ năng sống” phù hợp. Chính vì lẽ đó mà tôi chọn nội dung “Tích hợp rèn luyện giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5 tuổi” để nghiên cứu và tìm hiểu sâu hơn. 3.2: Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến: 3.2.1: Mục đích của giải pháp: “Tích hợp rèn luyện giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5 tuổi” nhằm mục đích giúp trẻ có thái độ, hành vi đúng đắn, tích cực đối với môi trường tự nhiên, môi trường xã hội, có kinh nghiệm trong cuộc sống, biết được điều nên làm và không nên làm để thích ứng với cuộc sống hiện tại và trong tương lai. Ví dụ: trẻ nói lời “cảm ơn” khi được cho bánh, hay thấy cộng rác là trẻ tự nhặt bỏ vào thùng rác, hành động “cảm ơn”; “nhặt rác” đã trở thành “ý thức” của trẻ chứ không phải vì người khác sai bảo. 3.2.2: Nội dung giải pháp: Giáo dục kỹ năng sống là một quá trình liên tục từ độ tuổi nhà trẻ cho đến độ tuổi mẫu giáo. Tuy nhiên thì độ tuổi nhà trẻ kỹ năng sống hình thành chỉ là thông qua hình ảnh cụ thể, giao tiếp nhẹ nhàng, tình huống đơn giản,…Khi đến tuổi mẫu giáo, đặc biệt là trẻ 5 tuổi thì hình thành cho trẻ nhiều kỹ năng sống cần thiết như: kỹ năng tự phục vụ (ví dụ: chuẩn bị bàn ghế để ăn, đánh răng, rửa mặt, thay quần áo, cất - sắp xếp đồ dùng gọn gàng, ngăn nắp..); kỹ năng tự nhận thức và thể hiện bản thân (ví dụ: tôi là ai trong gia đình, tôi là một thành viên trong lớp, tôi có đặc điểm gì, tôi thích gì, tôi có khả năng gì, mạnh dạn, tự tin, chịu trách nhiệm với những điều xảy ra…); kỹ năng giao tiếp và ứng xử văn minh (ví dụ: khi giao tiếp phải nhìn vào mắt người nói chuyện, biết chờ đến lượt trong các hoạt động, biết đặt câu hỏi và trả lời, ứng xử văn minh: trẻ cần lễ phép dạ thưa với người lớn, khi ăn thì mời người lớn, ăn từ tốn, giúp người lớn dọn dẹp, ho ngáp che miệng, không khạc nhổ bừa bãi, ngoài ra cần thực hiện một số quy tắc xã hội: không tự ý nghịch phá đồ chơi ở nhà bạn khi chưa cho phép, đi đúng phần đường khi tham gia giao thông, ở nơi công cộng thì không chen lấn, nhường người già, em nhỏ, người tàn tật, không hái hoa, bẻ cành cũng như không được trêu chọc con vật….); kỹ năng cảm nhận và thể hiện cảm xúc (ví dụ: trẻ biết cảm xúc khi vui, buồn, giận dữ, lo lắng,…là 2
  4. như thế nào và thể hiện cảm xúc đó qua nét mặt, cử chỉ, lời nói,…phù hợp); kỹ năng hợp tác, chia sẻ (ví dụ: trẻ cùng chơi với nhau, chia đồ chơi với bạn, cùng với bạn tạo nên sản phẩm, đỡ bạn bị ngã, chơi với em để mẹ làm việc nhà,…); kỹ năng an toàn, tự bảo vệ (ví dụ: ăn mặc phù hợp theo mùa, không sợ tiêm ngừa, tránh xa ao, hồ, sông, suối, không leo trèo, không lại gần ổ điện, không ngậm đồ chơi, không cho vật lạ vào mắt, mũi, miệng, không đi theo người lạ, xử lý các tình huống như đi lạc đường, gặp sấm sét trời mưa, bị bắt cóc,….). 3.2.2.1: Tính mới của giải pháp: Nếu trẻ 5 tuổi không được rèn luyện kỹ năng sống thì khi hòa nhập với cuộc sống, với môi trường xã hội trẻ sẽ thiếu tự tin, thiếu ý thức, thiếu sự điều chỉnh trong thái độ và hành vi, không giải quyết được các tình huống khác nhau mà trẻ gặp phải sau này. Những kỹ năng trên không phải thực hiện riêng lẻ trong chương trình, kế hoạch chăm sóc, giáo dục trẻ mà được lồng ghép trong quá trình diễn ra hoạt động, làm sao để kỹ năng sống được rèn luyện hình thành và theo trẻ đến suốt cuộc đời, trẻ có được sự tự tin, mạnh dạn, có hành vi và thái độ đúng đắn. 3.2.2.2: Cách thức thực hiện của giải pháp: Dạy trẻ kỹ năng sống như thế nào là một vấn đề đặt ra cho tôi và tôi đã tích hợp rèn luyện giáo dục kỹ năng sống thông qua một số biện pháp sau: a) Hình thành thói quen tốt trong giờ đón trả trẻ: Giáo viên sử dụng phương pháp thực hành, trải nghiệm, hình thức nêu gương đánh giá để trẻ thấy và thực hiện tốt hơn. Cụ thể ngay từ đầu năm tôi đã tập cho trẻ ý thức tự cất đồ dùng gọn gàng, ngăn nắp lúc vào lớp cũng như lúc ra về. Và tôi phân công tổ trưởng sẽ kiểm tra xem bạn nào thực hiện chưa đạt, cuối ngày tôi sẽ đánh giá và nêu gương bạn thực hiện tốt, đồng thời cũng khích lệ động viên cá nhân có cố gắng. Sau đó tôi có thể đưa ra hình thức khen thưởng khác (cắm cờ, kẹo, tặng quà, ..) để trẻ thực hiện tốt hơn. Từ đó việc cất đồ dùng không còn là “hành động” mà trở thành “ý thức”, trẻ tự thực hiện không cần phải đợi nhắc nhở hay kiểm tra. b) Hình thành kỹ năng sống thông qua hoạt động ngoài trời: Hoạt động ngoài trời là cũng là một hoạt động mà ở đó giáo viên có thể lồng ghép tích 3
  5. hợp nhiều kỹ năng sống cần thiết. Ví dụ “nhìn ngắm hoa đẹp” trẻ thể hiện cảm xúc vui vẻ, thoải mái, từ đó trẻ yêu thích cái đẹp, không được hái hoa vì hoa làm đẹp cho thiên nhiên. Hoặc giáo viên sử dụng tình huống để trẻ giải quyết “đang đi dạo chơi cùng trẻ thì giáo viên bị ngã”, lúc này giáo viên sẽ dựa vào cách giải quyết của trẻ mà rèn cho trẻ “kỹ năng giúp đỡ chia sẻ”, phải biết đỡ bạn bị ngã, không những vậy mà khi đi bất cứ đâu nếu có gặp người lớn tuổi, em nhỏ, người tàn tật thì giúp đỡ, cảm thông với hoàn cảnh của họ. Trong chủ đề “nước- hiện tượng tự nhiên”, giáo viên cho trẻ dạo chơi sân trường, tận dụng tình huống “cơn gió làm lá cây rơi xuống sân”, sân trường không còn sạch đẹp, vậy làm thế nào để sân trường sạch đẹp ? (nhặt lá cây rơi, nhặt rác bỏ vào thùng rác)…Hình thành được kỹ năng ứng xử văn minh cho trẻ, không những ở trường mà trẻ sẽ thực hiện việc giữ vệ sinh ở nhà, ở lớp, ở nơi công cộng, trên xe buýt,… c) Hình thành kỹ năng sống thông qua hoạt động học: Giáo viên bồi dưỡng cho trẻ kinh nghiệm sống, nhân cách tốt đẹp qua những câu chuyện, bài thơ, tục ngữ, ca dao, đồng dao, bài hát,…. Được nghe kể chuyện là điều trẻ rất thích, do đó giáo viên lựa chọn câu chuyện phù hợp để lồng ghép giáo dục. Chẳng hạn chủ đề Bản thân, với câu chuyện “Giấc mơ kì lạ” có nội dung giáo dục “ăn uống đầy đủ để các giác quan hoạt động”, khi đó cô chuyển tải những thông điệp quý báu “kỹ năng tự nhận thức bản thân”, hãy biết giữ gìn và bảo vệ chính cơ thể mình. Trong bài thơ “Thỏ bông bị ốm” với nội dung “Bạn Thỏ bị đau bụng với lý do ăn thức ăn còn sống, uống nước ngoài ao” nhằm lồng ghép giáo dục kỹ năng an toàn, tự bảo vệ (không ăn thức ăn chưa được nấu chín, không ra gần bờ ao dễ xảy ra tai nạn). Đối với các hoạt động khác diễn ra trong hoạt động học cũng vậy, giáo viên lựa chọn nội dung phù hợp, kết hợp với phương pháp dùng lời, trẻ được nghe, được đọc cùng với sự giảng giải của cô, trẻ sẽ thấm nhuần ý nghĩa của cuộc sống xung quanh, từ đó tích lũy cho mình những bài học kinh nghiệm. 4
  6. d) Kỹ năng sống trong hoạt động vui chơi: Hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu giáo, trẻ 5 tuổi càng hứng thú và tích cực hơn bởi đáp ứng được nhu cầu. Trẻ được chơi với đồ vật, được trải nghiệm thực tế, là cơ sở vững chắc để hình thành và phát triển, rèn luyện và giáo dục kỹ năng sống cho trẻ. Trong chủ đề “nghề nghiệp” ở góc phân vai có trò chơi “bác sĩ”, bác sĩ khám bệnh cho bệnh nhân với thái độ vui vẻ, niềm nở, y tá cấp phát thuốc và dặn bệnh nhân uống thuốc đúng giờ, bệnh nhân bốc số thứ tự và ngồi chờ khám theo lượt, lúc này cô giáo giả bộ đóng vai bà lão đi khám bệnh, bà lão đi sau cùng nhưng được cô y tá dẫn đi khám trước, tình huống xảy ra là các bệnh nhân kia không đồng ý, bác sĩ mới ra giải thích: bệnh nhân vui lòng đợi tí, ưu tiên cho người già và trẻ nhỏ. Có thể nói trẻ đóng vai bác sĩ đã có kinh nghiệm sống rất tốt và trẻ đã áp dụng ngay trong quá trình chơi, kỹ năng giao tiếp và ứng xử văn minh được thể hiện. Ở chủ đề “Giao thông” có góc chơi “ba chở con đi học bằng xe honda”, yêu cầu trẻ phải đội mũ bảo hiểm, cô dạy trẻ cách đội, cách gài dây, thao tác lặp đi lặp lại 2- 3 lần, từ đó hình thành kỹ năng an toàn và rèn luyện một cách tự nhiên. Đối với chủ đề “Gia đình” dạy trẻ kỹ năng chia sẻ, thể hiện sự quan tâm lẫn nhau giữa các thành viên trong gia đình, ví dụ như: gọi điện thoại hỏi thăm, chăm sóc ông bà, gia đình cùng nhau đi du lịch, thăm hỏi lẫn nhau lúc ốm đau... Hoạt động vui chơi diễn ra trong thời gian tương đối dài (40 phút), có rất nhiều tình huống xảy ra, giáo viên cần bao quát và kịp thời can thiệp để điều chỉnh hành vi, giúp trẻ có thói quen tốt, biết được cái nào nên làm, cái nào không nên làm. Lâu dần những thói quen tốt, những hành vi đẹp sẽ được tích lũy và trở thành kỹ năng sống đối với trẻ. e) Kỹ năng sống khi ăn, khi ngủ, khi vệ sinh: Trong giờ ăn, ngủ, vệ sinh kỹ năng tự phục vụ được rèn luyện, được giáo dục thường xuyên nhất. Chẳng hạn trẻ biết trước khi ăn là phải rửa tay, tự lấy ghế vào bàn ăn, ăn xong phải đánh răng, tự thay quần áo, xếp quần áo gọn gàng, tự lấy gối và nệm của mình để ngủ, ngủ dậy tự cất đồ dùng. Cứ như thế ngày này qua ngày khác, trẻ tự thực 5
  7. hiện mà không cần giáo viên phải nhắc nhở. Kỹ năng sống ấy không những được trẻ thực hiện ở trường mà còn thực hiện ở nhà, hay ở bất cứ đâu khi trẻ đi đến. f) Sử dụng các tình huống có vấn đề để hình thành một số kỹ năng sống cần thiết: Một trong những kỹ năng cần hình thành, thì kỹ năng an toàn, tự bảo vệ là một trong những số đó, giúp trẻ có khả năng biết từ chối, xử lý những tình huống khi thấy không an toàn. Giáo viên tự đặt ra một số tình huống để trẻ tự giải quyết vấn đề, và những tình huống khác, có liên quan cũng được áp dụng trong suốt quá trình chăm sóc trẻ. Ví dụ: Cô kể cho trẻ nghe câu chuyện: Bạn An được mẹ hứa rướt về sớm, nhưng mẹ bận họp đột xuất, chờ mãi mà không thấy mẹ. An đi ra cổng để đón mẹ, bỗng có một người phụ nữ cho bạn An kẹo và nói “Hôm nay mẹ bận không đón con được, mẹ nhờ cô chở con về, con ngoan ăn kẹo đi rồi lên xe cô chở con về”. Giáo viên dừng lại và hỏi trẻ : bạn An có về với người phụ nữ đó không ? Nếu con là bạn An con sẽ xử trí như thế nào ? Cho trẻ thảo luận và đưa ra câu trả lời. Sau đó cô kể tiếp: Bạn An không chịu lên xe, nói là đợi mẹ rướt, bạn An đi trở vào lớp, người phụ nữ nắm lấy áo bạn An, bạn An đã kêu lên thật to “cứu con với, có người định bắt con”, chú bảo vệ chạy tới…Qua câu chuyện giáo viên rèn cho trẻ biết “không đi theo người lạ dù người lạ có cho bất cứ gì”. Giáo viên có thể cho trẻ đóng vai các nhân vật trong câu chuyện cô vừa kể để khắc sâu hơn kỹ năng. Ngoài ra giáo viên có thể đặt ra nhiều tình huống khác và tổ chức lồng ghép mọi lúc mọi nơi để trẻ có cơ hội giải quyết và xử lý tình huống như: khi ở nhà một mình (không được mở cửa cho người lạ vào), đi lạc đường (đứng ở nơi trống và kêu thật to), khi bị côn trùng cắn (nói liền với người lớn),… g) Rèn luyện giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mọi lúc mọi nơi: Kỹ năng sống của trẻ được tiếp nhận và rèn luyện mọi lúc mọi nơi trong môi trường gia đình và nhà trường. Ở trường giáo viên tận dụng bất cứ khi nào có thể để hình thành, rèn luyện kỹ năng cho trẻ. Ví dụ: cô giới thiệu nhiều loại quần áo, trang phục và nói đồ dùng nào phù hợp theo mùa nào, khi đi chơi, đi du lịch,…Sau đó 6
  8. cô yêu cầu trẻ làm người mua hàng, chọn trang phục mùa hè, trẻ phải giải thích tại sao chọn mua các trang phục ấy. Hay trong hoạt động ngoài trời, trẻ chơi tự do, vừa quan sát trẻ chơi thì giáo viên cũng phải hướng dẫn trẻ cách chơi an toàn: Khi leo lên cầu tuột thì xếp hàng theo thứ tự, không chen lấn, xô đẩy, tuyệt đối không tranh giành đồ chơi, chơi đu quay không quay quá nhanh,… Trong giờ ăn giáo viên cũng tận dụng để rèn luyện giáo dục kỹ năng sống: cách mời chào trước khi ăn, ngồi ngay ngắn, lưng thẳng, cầm muỗng múc ăn, không làm rơi vãi thức ăn, …Ăn xong trẻ giúp cô lau bàn, sắp xếp ngay ngắn,…Lâu dần trẻ thực hiện tốt hơn nhiệm vụ, kỹ năng của mình. Ở gia đình, trẻ sẽ tiếp tục thực hiện những kỹ năng đã được học ở nhà trường, và cha mẹ cũng cần động viên, khuyến khích trẻ để trẻ có ý thức hơn về trách nhiệm của bản thân đối với gia đình. h) Trao đổi, hướng dẫn phụ huynh nội dung và cách rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ: Cha mẹ là tấm gương đầu tiên cho trẻ học tập những thói quen tốt. Việc phối hợp với phụ huynh trong giáo dục kỹ năng sống cho trẻ là vô cùng cần thiết. Trong các buổi họp hay nói chuyện với phụ huynh, giáo viên cần trao đổi những nội dung ngắn gọn, dễ hiểu, dễ thực hiện và mang tính thuyết phục. Giáo viên khuyến khích phụ huynh tạo điều kiện để trẻ tự phục vụ bản thân: rửa mặt, đánh răng, thay quần áo, tự chọn quần áo, đồ dùng cá nhân chuẩn bị đi học,…Phụ huynh cần dạy trẻ những kỹ năng như: ghi nhớ số điện thoại ba, mẹ và số điện thoại cần thiết khác như: cứu hỏa, công an, cấp cứu để trẻ có thể tự bảo vệ bản thân khi gặp nguy hiểm. Phụ huynh hãy cho trẻ được chơi, bày đồ chơi, không cấm đoán hay rầy trẻ, lúc này cần thiết nhất là dạy trẻ phải tự cất đồ chơi hoặc ba mẹ cùng cất với trẻ, tuyệt đối không nên làm thay cho trẻ. Hãy cho trẻ cùng tham gia công việc trong gia đình, nêu lên hiểu biết và suy nghĩ của mình, từ đó sẽ có hướng điều chỉnh kỹ năng sống phù hợp và đúng hướng. 7
  9. Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ hiện nay là điều mà mỗi cá nhân, bậc làm cha, làm mẹ điều phải quan tâm, đáp ứng nhu cầu đó nhiều trung tâm rèn luyện giáo dục kỹ năng sống lần lượt ra đời. Tuy nhiên, dạy trẻ kỹ năng sống như thế nào là việc không đơn giản. Có người cho rằng muốn trẻ học kỹ năng sống phải đến gặp chuyên gia hay đợi trẻ thật sự đủ lớn mới dạy. Nhưng thiết nghĩ kĩ hơn thì những giáo viên mầm non, các bậc phụ huynh là những chuyên gia tâm huyết, tuyệt với nhất đối với trẻ. Điều quan trọng trong việc rèn luyện giáo dục kỹ năng sống chính là việc “không nên cấm đoán trẻ làm mà hãy dạy trẻ cách thực hiện chúng”. Cô giáo, cha mẹ là tấm gương, bằng việc làm đơn giản, gần gũi hàng ngày mà dạy kỹ năng sống cho trẻ. 3.3: Khả năng áp dụng của giải pháp: Tích hợp rèn luyện giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non nói chung, trẻ 5 tuổi nói riêng là một chuyên đề đặc biệt và cần thiết để xây dựng vẻ đẹp tâm hồn, phẩm chất con người mới. Vì vậy sáng kiến “Tích hợp rèn luyện giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5 tuổi” được tôi áp dụng đối với lớp mình và lớp 5 tuổi chung đơn vị. Kết quả trong học kì I ở trẻ có rất nhiều kỹ năng sống: kỹ năng tự phục vụ, kỹ năng an toàn, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng hợp tác, chia sẻ,…(trên 95%). Nếu được xem xét và phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ 5 tuổi thì giải pháp này tôi tin sẽ được áp dụng đối với các trường bạn trong huyện, tỉnh, thành phố,… 3.4: Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải pháp: Giải pháp này được áp dụng sẽ mang lại nhiều hiệu quả thiết thực, tỉ lệ trẻ có được kỹ năng sống tăng lên rõ rệt. Cụ thể như sau: Đầu năm Học kì I Cuối tháng 4 Tên kỹ năng Ghi chú (%) (%) (%) - Kỹ năng tự phục vụ 20/39 34/39 39/39 (51.28 %) (87.17 %) (100 %) - Kỹ năng giao tiếp 15/39 27/39 37/39 (38.46 %) (69.23 %) (94.87 %) 8
  10. - Kỹ năng an toàn 21/39 31/39 39/39 (53.84 %) (79.48 %) (100 %) - Kỹ năng chia sẽ, hợp 16/39 29/39 38/39 tác. (41.02 %) (74.35 %) (97.43 %) - ……. …… …… ……. Khi trẻ đã có kỹ năng sống cần thiết, có hành vi và thái độ đúng thì tương lai không xa sẽ có những con người thành công, trẻ sẽ sống trong một xã hội bình đẳng, thân thiện, cùng hợp tác phát triển. 3.5: Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Để sáng kiến được áp dụng rộng rãi thì cần có các điều kiện như: + Người làm công tác giáo dục phải có tâm huyết với nghề. + Trình độ chuyên môn đạt chuẩn. + Cơ sở vật chất phải đảm bảo đủ và cần thiết để giáo dục kỹ năng sống (sân chơi, đồ chơi ngoài trời, vườn rau, ao cá, phòng chức năng,…). + Sự quan tâm của các cấp, các ngành trong công tác chăm sóc, giáo dục trẻ. + Sự kết hợp đồng bộ giữa phụ huynh và nhà trường về chuyên đề giáo dục kỹ năng sống. + Chính bản thân trẻ phải có ý thức, phấn đấu, điều chỉnh hành vi, thái độ đúng đắn trong mối quan hệ với thế giới xung quanh trẻ. Bến Tre, ngày 22 tháng 04 năm 2013 Trường Mầm non Thị trấn, huyện Trần Thị Nga Giáo viên 8,1 Giồng Trôm 9
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2